MỤC LỤC
Trong những năm qua, huyện đã quan tâm chỉ đạo gắn mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với việc giải quyết các vấn đề văn hóa – xã hội trên địa bàn huyện, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho toàn huyện nói riêng và Thái Nguyên nói chung. Có nhiều trường phổ thông với đội ngũ giáo viên giỏi lành nghề, ngoài ra còn các trường dạy nghề hàng năm cung cấp cho thị trường lao động hàng chục nghìn lao động tri thức và lao động kỹ thuật có tay nghề cao đáp ứng đòi hỏi có tay nghề cao của các doanh nghiệp đầu tư tại huyện Phổ Yên.
- Từ ngày 01/5/2008, 02 cơ quan Tài chính và KH - ĐT được sáp nhập thành phòng Tài chính - KH thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế HTX, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. + Trình UBND thị xã ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thực hiện nhiệm quản lý của phòng. + Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp thị xã và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã phương án phân bổ ngân sách thị xã trình UBND thị xã; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND thị xã; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.
+ Thẩm tra quyết toán ngân các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định, quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã, lập quyết toán thu, chi ngân sách thị xã; tổng hợp, lập báo cáo thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện báo cáo UBND thị xã để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. + Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn. + Cung cấp thông tin xúc tiến đầu tư; phối hợp với các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn thị xã; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch & Đầu tư cấp xã.
Ta thấy vốn ĐTXDCB của huyện năm 2014 có lượng tăng vốn khá lớn so với năm 2013 tuy nhiên lại có tỷ trọng nhỏ nhất trong giai đoạn là do trong năm 2013 huyện Phổ Yên đã chào đón dự án của tập đoàn Sam Sung tại khu công nghiệp Yên Bình. Từ kết quả trên cho thấy ĐT XDCB là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của huyện Phổ Yên và cũng chứng tỏ được tầm quan trọng ngày càng tăng của XDCB trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, vì ĐTXDCB tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu và cần thiết cho nền kinh tế, góp phần tăng cường khả năng khoa học công nghệ, thúc đầy và thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng tích lũy của nền kinh tế. Trong thời gian tới huyện cũng cần có các biện pháp để tăng cường thu hút đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho mục tiêu quy hoạch phát triển của huyện đến năm 2016 nói riêng và cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội về lâu dài của huyện nói riêng.
Phân loại vốn ĐTXDCB theo lĩnh vực nhằm mục đích quản lý việc sử dụng vốn ĐTXDCB của các lĩnh vực kinh tế hiệu quả hơn, qua đó xem xét tính cân đối của việc phân bổ vốn ĐTXDCB có phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của huyện hay không. Tình hình thực hiện vốn ĐTXDCB theo lĩnh vực đầu tư phản ánh khối lượng vốn đầu tư thực hiện của từng lĩnh vực trong năm và trong giai đoạn 2013-2015, qua đó cho thấy tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản của các lĩnh vực, mặt khác nó cũng cho thấy được lĩnh vực nào có khối lượng đầu tư thực hiện lớn nhất trong giai đoạn, vốn đầu tư tập trung vào những lĩnh vực nào, có phù hợp hay không. Về giáo dục là thực hiện kiên cố hóa trường lớp học, xây dựng các phòng học, nhà ăn, nhà hiệu bộ, hỗ trợ các trường đạt chuẩn… Về y tế chủ yếu là hỗ trợ đạt chuẩn quốc gia về y tế, xây dựng trạm xá, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.
Mục đích của việc phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành nhằm quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản một cách dễ dàng. Qua đó, xem xét tính cân đối của việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản có phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của huyện hay không, để từ đó có kế hoạch điều chỉnh khi cần thiết nhằm sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất.
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN. Định hướng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Huyện Phổ Yên trong. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Gắn kết công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH với quy hoạch các ngành, các vùng.Tránh tình trạng mỗi ngành, mỗi vùng đưa nhiều mục tiêu, mà không quan tâm đến tính cân đối; tác động của các quy luật, yếu tố liên quan, dẫn đến các quy hoạch thiếu tính đồng bộ và khoa học. - Khi nghiệm thu các phần khuất của công trình, nên mời cơ quan chủ trì quyết toán chứng giám; lúc đó có thể xác định được các thông số, kích thước hình học của các cấu kiện bị che khuất, mà khi công trình hoàn thành không thể thấy được, nhằm tránh tình trạng chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn giám sát thông đồng với nhau, gây thất thoát vốn cho công trình. - Các cơ quan có thẩm quyền của huyện Phổ Yên tuyên truyền phổ biến Luật Xây dựng, các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng công trình xây dựng đến các cơ quan, đơn vị, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng bộ và nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với các tổ chức cá nhân liên quan đến chất lượng công trình xây dựng.
Do đặc điểm riêng của hoạt động đầu tư xây dựng từ NSNN là: có quy mô vốn lớn, khả năng thu hồi vốn thấp và việc quản lý vốn liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều giai đoạn..Do vậy, cùng với việc phân cấp quản lý, tăng cường kiểm soát, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng vốn đầu tư từ NSNN là hết sức cần thiết trên địa bàn tỉnh và huyện. - Tăng cường cụng tỏc giỏm sỏt đầu tư của cộng đồng nhằm theo dừi, đỏnh giỏ việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư xây dựng của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình đầu tư xây dựng. - Tránh trường hợp công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chồng chéo; một năm có quá nhiều đơn vị "được" nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra (như: thanh tra Nhà nước, kiểm toán, kiểm tra Đảng, thanh tra xây dựng, tài chính, công an,..), việc làm này tốn kém rất nhiều thời gian và tiền của cho cả hai bên.
Vì vậy các cấp có thẩm quyền phải phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho các đơn vị cấp dưới; mỗi năm một đơn vị tối đa không quá hai đoàn làm việc (trừ trường hợp đặc biệt hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật). - Ưu tiên các chương trình, đề tài trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế- xã hội - Cần có chính sách khuyến khích và thu hút người tài, ưu tiên nhiều cho người thực sự có tài, đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực bằng cách gửi đi đào tạo, liên kết đào tạo. - Xây dựng các cơ chế thích hợp để các xã có thể huy động vốn từ tài nguyên đất, từ sản xuất công nghiệp… làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân, các thành phần kinh tế tham gia đóng góp xây dựng nguồn quỹ làm giao thông nông thôn.
- Mở rộng hình thức đầu thầu xây dựng, giám sát nhân dân, tận dụng, sử dụng nhân công và vật liệu tại chỗ.