1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện quỳnh lưu giai đoạn 2011 2013

75 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 685,51 KB

Nội dung

Qua nghiên cứu thực tế, cho ta thấy tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011 – 2013 cónhững đặc điểm sau: Vốn đầu tư

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU – TỈNH NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Trang 2

Lời đầu tiên em xin cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế, những người đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính

là nền tảng cơ bản, là hành trang vô cùng quý giá cho em bước vào sự nghiệp vững chắc trong lương lai.

Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS Trần Văn Hòa, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực tập giúp em hoàn thành khóa luận này một cách tốt hơn.

Em xin cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quỳnh Lưu, đặc biệt là anh Dương Danh Thành phó phòng Tài chính kế hoạch đã tạo cơ hội cho em tìm hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế của một cơ quan hành chính sự nghiệp mà ngồi trên ghế nhà trường mà em chưa được biết, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất

để em có thể tìm hiểu và thu thập thông tin phục vụ cho bài báo cáo này.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn đến gia đình, người than, bạn bè đã luôn tin tưởng, ủng hộ và giúp đỡ em trong thời gian qua.

Trong quá trình thực tập và làm báo cáo,

vì chưa có kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào những lý thuyết đã học cùng với thời gian thực tập hạn hẹp nên chắc chán bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy

cô cũng như các anh chị trong phòng Tài chính – Kế hoạch huyện để kiến thức thực tế của em ngày càng hoàn thiện hơn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Huế, Ngày 10 tháng 05

năm 2014 Sinh viên thực hiện

Hồ Thị Huyền

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

3.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp 2

3.2 Phương pháp phân tích 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4.3 Bố cục khóa luận 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 4

TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4

1.1 Cơ sở thực lý luận về vốn đầu tư XDCB và hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn đầu tư XDCB từ NSNN 4

1.1.2 Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN 6

1.1.3 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 7

1.2 Nội dung, yêu cầu và các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 8

1.2.1 Khái niệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 8

1.2.2 Đối tượng, chủ thể và mục tiêu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 8

1.2.3 Quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 11

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

1.2.4 Những yêu cầu đối với quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà

nước 12

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 13

1.3 Cơ sở thực tiễn 19

1.3.1 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An 19

1.3.2 Hoạt động quản lý VĐT xây dựng cơ bản từ NSNN tỉnh Nghệ An 19

1.3.3 Vài nét về tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU 22

GIAI ĐOẠN 2011-2013 22

2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011 - 2013 22

2.2 Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn 24

2.3 Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011 – 2013 26

2.3.1 Vốn đầu tư XDCB phân theo ngành kinh tế 26

2.3.2 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo mục đích thanh toán 28

2.3.3 Vốn đầu tư XDCB phân theo giai đoạn đầu tư 29

2.4 Thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011-2013 30

2.4.1 Về công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện 30

2.4.2 Về công tác thẩm tra phê duyệt, quyết toán dự án công trình hoàn thành trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu 33

2.4.3 Về công tác lập thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản 35

2.4.4 Về công tác thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, tổng dự toán 37

2.4.5 Về công tác đấu thầu các công trình đầu tư xây dựng cơ bản 38

2.4.6 Về công tác quyết toán và giải ngân vốn đầu tư hoàn thành 39

2.5 Những tồn tại trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2013 41

2.5.1 Những tồn tại 41

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

2.5.2 Nguyên nhân của tồn tại 44

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VĐT XDCB TỪ NSNN GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 46

3.1 Phương hướng phát triển của Quỳnh Lưu giai đoạn 2014 - 2018 46

3.1.1 Bối cảnh trong nước 46

3.1.2 Những lợi thế và hạn chế thách thức của huyện Quỳnh Lưu 46

3.2 Phương hướng hoàn thiện hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu 47

3.3 Các giải pháp quản lý VĐT XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2014- 2018 49

3.3.1 Nâng cao chất lượng kế hoạch hóa vốn đầu tư 49

3.3.2 Nâng cao chất lượng công tác tư vấn trong lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, thẩm định đầu tư .50

3.3.3 Hoàn thiện công tác lập và phân bổ dự toán đầu tư xây dựng cơ bản 51

3.3.4 Tăng cường chất lượng lập các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản 52

3.3.5 Nâng cao công tác lựa chọn nhà thầu và tổ chức thầu, chỉ định thầu 53

3.3.6 Nâng cao công tác quản lý thi công xây dựng công trình 54

3.3.7 Nâng cao công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng 55

3.3.8 Nâng cao chất lượng công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành 56

3.3.9 Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác quản lý đầu tư quản lý tài chính đầu tư .56

3.3.10.Thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng và công khai tài chính trong đầu tư XDCB từ NSNN .57

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

1 Kết luận 58

2 Kiến nghị 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 61

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

BCNCTKT Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

BCNCKT Báo cáo nghiên cứu khả thi

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản 9

Sơ đồ 1.2: Quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 10

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Vốn đầu tư thực hiện của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013 19

Bảng 1.2: Vốn đầu tư XDCB thực hiện của huyện Quỳnh Lưu 21

giai đoạn 2011 – 2013 21

Bảng 2.1 Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Quỳnh Lưu 22

giai đoạn 2011-2013 (Theo giá cố định năm 2010) 22

Bảng 2.2 Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011- 2013 23

Bảng 2.3: Tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2013 25

Bảng 2.4: Tình hình chi ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2013 26

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB phân bổ theo ngành 28

Bảng 2.6 Vốn đầu tư phân bổ theo mục đích thanh toán 29

Bảng 2.7: Vốn đầu tư phân theo giai đoạn đầu tư 30

Bảng 2.8: Kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trong các năm 2011 – 2013 trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu 32

Bảng 2.9: Tổng hợp số danh mục kế hoạch đã lập các thủ tục đầu tư XDCB của huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011 – 2013 36

Bảng 2.10: Công tác thẩm định dự án đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư của huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011 – 2013 37

Bảng 2.11: Các hình thức đấu thầu của huyện Quỳnh Lưu năm 2011 - 2013 39

Bảng 2.12: Tổng hợp danh mục công trình đã được phê duyệt quyết toán trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011 - 2013 40 Bảng 2.13: Giá trị quyết toán vốn đầu tư của công trình hoàn thành trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011 - 2013 41ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địabàn huyện Quỳnh Lưu Hướng nghiên cứu chính của đề tài là tập trung tìm hiểu thựctrạng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2011 – 2013 Từ thựctrạng đó đưa ra những định hướng và giải pháp để nâng cao công tác quản lý vốn đầu

tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu

Để bước vào nghiên cứu thực tế, đề tài đã tìm hiểu và góp phần hệ thống hóa cơ

sở lý luận về vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại huyệnQuỳnh Lưu Trong đó các khái niệm được tìm hiểu qua nhiều góc độ, cách nhìn nhậncủa nhiều nhà nghiên cứu trước đây Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, đề tài đã sửdụng báo cáo phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo đầu tư XDCB, tình hình thu chi ngânsách, báo cáo giải ngân vốn,….của huyện Quỳnh Lưu Tài liệu, thông tin thu thập trêncác trang web có liên quan đến đề tài thông qua các phương pháp thu thập số liệu thứcấp, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp chuyêngia, chuyên khảo

Qua nghiên cứu thực tế, cho ta thấy tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011 – 2013 cónhững đặc điểm sau: Vốn đầu tư thực hiện tăng dần về quy mô và tỷ trọng; nguồn vốntập trung chủ yếu chi cho đầu tư phát triển cở sở hạ tầng, giáo dục đào tạo; chú trọngđầu tư vào các chương trình mục tiêu vì sự phát triển đời sống dân cư, góp phần tạoviệc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nướctrong thời gian tới Nguồn vốn ngân sách chủ yếu là thu từ thuế, phí, lệ phí, … Đầu tưXDCB là một hoạt động đầu tư thiết yếu của mọi nền kinh tế, vì nó tạo ra cơ sở hạtầng cho phát triển kinh tế Trong hoạt động đầu tư đầu tư XDCB, phần lớn vốn đầu tưkhông tạo ra lợi nhuận, và có hiệu quả kinh tế thấp Tuy vậy, nhu cầu về các công trình

hạ tầng lại vô cùng lớn: từ giao thông, thủy lợi, điện nước, đến các công trình nhàxưởng phục vụ sản xuất và đời sống của dân cư Với những đặc điểm đó, vốn ngânsách phải đảm đương vai trò chủ lực trong hoạt động này

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác quản lý vốn còn gặp những vướngmắc và khó khăn nhất định Chất lượng công tác lập kế hoạch đầu tư, công tác thẩm định

dự án đầu tư, công tác đấu thầu, giải ngân vốn tuy có nhiều tiến bộ theo thời gian nhưngchất lương chưa thực sự cao Nguồn vốn này có đặc điểm dễ thất thoát, lãng phí, vì nó là

sở hữu chung, làm cho việc quản lý đầu tư XDCB trở nên khó khăn hơn

Để khắc phục những tồn tại và phát huy điểm mạnh, tận dụng được các cơ hộitrong quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện, đề tài nêu lên những định hướng,giải pháp về công tác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư Đổi mới công tác kế hoạchhóa và chủ trương đầu tư của các dự án, nâng cao hiệu quả công tác quản lý của nhànước Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác đầu tư, quản lý tàichính đầu tư

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ ngân sách nhà nước (NSNN) là một nguồn lựctài chính hết sức quan trọng của quốc gia đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũngnhư từng địa phương Nguồn vốn này không những góp phần quan trọng tạo lập cơ sở vật chất

kĩ thuật cho nền kinh tế, mà còn có tính định hướng đầu tư, góp phần quan trọng vào việc giảiquyết các vấn đề của xã hội, bảo vệ môi trường Do có vai trò quan trọng như vậy nên từ lâu,quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã và đang được chú trọng đặc biệt Nhiều nội dung quản

lý nguồn vốn này đã được hình thành: từ việc ban hành pháp luật, xây dựng và thực hiện cơchế, chính sách quản lý đến việc xây dựng quy trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng vốn.Quỳnh Lưu là một trong 20 huyện thành thị của tỉnh Nghệ An - là huyện nôngnghiệp, có truyền thống cách mạng lâu đời Đóng góp thành công của sự nghiệp đổimới nền kinh tế Nghệ An nói chung và thay đổi bộ mặt của Quỳnh Lưu nói riêngphải kể đến vai trò của các công cụ tài chính trong việc phân bổ và sử dụng hợp lýcác nguồn lực và vai trò của các giải pháp kinh tế tài chính, góp phần tăng cườngquản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Trong nhiều năm qua huyện

đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện cơ chế chính sách, cải tiến quy trình, thủ tụccấp phát và quản lý sử dụng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra Những nỗ lựckhông mệt mỏi đã góp phần quan trọng vào việc sử dụng nguồn vốn này đúng mụcđích, đúng luật và có hiệu quả cao; kịp thời phát hiện những khoản chi XDCB saimục đích, sai nguyên tắc, vi phạm quy trình, sai định mức chi tiêu…, góp phần quantrọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo nhiệm vụđược giao Tuy vậy, trong vài năm gần đây, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN của huyện còn gặp nhiều bất cập trong nhiều nội dung và ở trong tất cả cáckhâu từ cấp phát, sử dụng và thanh toán vốn đầu tư Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởngkinh tế còn chậm, khối lượng vốn đầu tư được huy động rất hạn hẹp so với nhu cầuvốn đầu tư Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mớiquản lý chi tiêu công, thực hành tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí thì việc hoànthiện quản lý chi tiêu công nói chung và quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đang

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

đặt ra rất bức xúc Việc tìm kiếm những giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu

tư XDCB từ NSNN là vấn đề cấp thiết Đó cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài:

“Đánh giá tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011-2013”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyệnQuỳnh Lưu để đánh giá những thành công cũng như tồn tại từ đó đề xuất một số giải pháp cơbản nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp: Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn huyện, báo cáo kinh

tế xã hội, báo cáo giải ngân vốn ngân sách, báo cáo tình hình thực hiện đầu tư xâydựng cơ bản, kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm, báo cáo xúc tiến đầu tư của huyện,báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản…của các cơ quan chức năng nhưphòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Thống kê, các Ban quản lý dự án các cấp cơ quan

tổ chức liên quan

3.2 Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê, mô tả

Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biếnđộng, sự thay đổi của mức đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách của huyện

- Phương pháp thống kê, so sánh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

Phương pháp này dùng để so sánh tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốnngân sách qua các giai đoạn, các năm, so sánh thực tế với kế hoạch.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu như: cấp phát và quản lý sử dụng, công tác giải ngânvốn, công tác quyết toán vốn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụngvốn đầu tư XDCB

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung làm rõ những nội dung cơ bảncủa quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu Việc nghiêncứu những vấn đề quản lý vốn đầu tư XDCB đặt trong điều kiện triển khai thực hiệnpháp luật, chính sách tài chính hiện nay Việc đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tưXDCB chủ yếu trong giai đoạn 2011- 2013 Việc đề xuất giải pháp nâng cao công tácquản lý vốn đầu tư đến năm 2018

Chương II: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhànước trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011 – 2013

Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý vốnđầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2014 - 2018

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Cơ sở thực lý luận về vốn đầu tư XDCB và hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư trong nền kinh tếquốc dân, đồng thời là nguồn lực tài chính công rất quan trọng của quốc gia

Dưới giác độ là một nguồn vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư XDCB từ NSNNcũng như các nguồn vốn khác – đó là biểu hiện bằng tiền của giá trị đầu tư, bao gồmcác chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu tư, nghĩa là bao gồm toàn

bộ chi phí đầu tư Theo Luật Đầu Tư 2005 của Việt Nam:“Vốn đầu tư là tiền và tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp” (Nguồn: Luật Đầu tư năm 2005, tr20).

Dưới giác độ là nguồn lực tài chính của quốc gia, vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một bộphận quỹ NSNN trong khoản chi đầu tư của NSNN hằng năm được bố trí cho đầu tư vào cáccông trình, dự án XDCB của nhà nước

Từ quan niệm về vốn đầu tư XDCB từ NSNN, có thể thấy nguồn vốn này có 2đặc điểm cơ bản: gắn với hoạt động đầu tư và gắn với NSNN

Gắn với hoạt động đầu tư XDCB, nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng để đầu

tư phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế Khác với các loại đầu tư như đầu tưchuyển dịch, đầu tư cho dự phòng, đầu tư mua sắm công v.v…, đầu tư XDCB là hoạtđộng đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kết cấu hạ tầng…Đây là hoạt động đầu

tư phát triển, đầu tư cơ bản và chủ yếu có tính dài hạn

Gắn với hoạt động NSNN, vốn đầu tư XDCB từ NSNN được quản lý và sử dụngđúng luật, theo các quy trình rất chặt chẽ Khác với đầu tư trong kinh doanh, đầu tư từ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

NSNN chủ yếu nhằm tạo lập môi trường, điều kiện cho nền kinh tế, trong nhiều trườnghợp không mang tính sinh lãi trực tiếp.

Từ những đặc điểm chung đó, có thể đi sâu phân tích một số đặc điểm cụ thể củavốn đầu tư XDCB từ NSNN như sau:

Thứ nhất, vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với hoạt động NSNN nói chung và hoạt

động chi NSNN nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân cấp về chi NSNNcho đầu tư phát triển Do đó, việc hình thành, phân phối, sử dụng và thanh quyết toánnguồn vốn này được thực hiện chặt chẽ, theo luật định, được Quốc hội phê chuẩn và cáccấp chính quyền (chủ yếu là Hội đồng Nhân dân tỉnh) phê duyệt hằng năm

Thứ hai, vốn đầu tư XDCB từ NSNN được sử dụng chủ yếu để đầu tư cho các

công trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn và các công trình hạ tầng theo đốitượng sử dụng theo quy định của Luật NSNN và các luật khác Do đó, việc đánh giáhiệu quả sử dụng nguồn vốn mang tính chất toàn diện, trên cơ sở đánh giá tác động cả

về kinh tế, xã hội và môi trường

Thứ ba, vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với các quy trình đầu tư và dự án,

chương trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu kếtthúc đầu tư, nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng.Việc sử dụng nguồn vốn này gắnvới quá trình thực hiện và quản lý dự án đầu tư với các khâu liên hoàn với nhau từkhâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, kết thúc dự án.Các dự án này có thế được hình thành dưới nhiều hình thức như:

- Các dự án về điều tra, khảo sát để lập quy hoạch như các dự án quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, ngành, quy hoạch xây dựng đô thị và nôngthôn, quy hoạch ngành được Chính phủ cho phép

- Dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhưđường giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước v.v…

- Dự án cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển một số ngành nghề, lĩnh vựchay sản phẩm

- Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia củaNhà nước theo quy định của pháp luật

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

Thứ tư, vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng Căn cứ tính chất, nội dung, đặc

điểm của từng giai đoạn trong quá trình đầu tư XDCB mà người ta phân thành các loạivốn như: Vốn để thực hiện các dự án quy hoạch, vốn để chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiệnđầu tư Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có thể được sử dụng cho xây dựng mới hoặc sửachữa lớn; xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc mua sắm thiết bị

Thứ năm, nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả nguồn bên

trong quốc gia chủ yếu là từ thuế và các nguồn thu khác của Nhà nước như bán tàinguyên, cho thuê tài sản quốc gia, thu từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpquốc doanh Các nguồn từ bên ngoài chủ yếu từ nguồn vay nước ngoài, hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) và một số nguồn khác

Thứ sáu, chủ thể sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng, bao gồm cả

các cơ quan nhà nước và các tổ chức ngoài nhà nước, nhưng trong đó đối tượng sửdụng nguồn vốn này chủ yếu vẫn là các tổ chức nhà nước

1.1.2 Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Trong nền kinh tế quốc dân, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò rất quantrọng đối với phát triển kinh tế - xã hội Vai trò đó thể hiện trên các mặt sau:

Một là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây dựng và

phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nước nhưgiao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế….Thông qua việc duy trì và phát triểnhoạt động đầu tư XDCB , vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việcthúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân, tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất,tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội

Hai là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên môn hóa và phân công laođộng xã hội Chẳng hạn, để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa đến năm 2020, Đảng và Nhà nước chủ trương tập trung vốn đầu tư vàonhững ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn như công nghiệp dầu khí, hàng không, hànghải, đặc biệt là giao thông vận tải đường bộ, đường sắt cao tốc, đầu tư vào một số ngànhcông nghệ cao….Thông qua việc phát triển kết cấu hạ tầng để tạo lập môi trường thuậnlợi tạo sự lan tỏa đầu tư phát triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

Ba là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò định hướng hoạt động đầu tư trong

nền kinh tế Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các ngành, lĩnh vực

có tính chiến lược không những có vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư trong nền kinh tế

mà còn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế Thông qua đầu tư XDCB vàocác ngành, lĩnh vực khu vực quan trọng, vốn đầu tư từ NSNN có tác dụng kích thíchcác chủ thể kinh tế, các lực lượng trong xã hội đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh,tham gia liên kết và hợp tác trong xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội Trênthực tế, gắn với việc phát triển hệ thống điện, đường giao thông là sự phát triển mạnh

mẽ các khu công nghiệp, thương mại, các cơ sở kinh doanh và khu dân cư

Bốn là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò quan trọng trong việc giải quyết

các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa Thông quaviệc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cở sở sản xuất kinh doanh và các công trìnhvăn hóa, xã hội góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cảithiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông thôn, vùng sâu vùng xa

1.1.3 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Để quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, cần thiết phải phân loại nguồn vốn này

Có nhiều cách phân loại phụ thuộc vào yêu cầu, mục tiêu quản lý của từng loại nguồnvốn khác nhau Cụ thể một số cách phân loại như sau:

Theo tính chất công việc của hoạt động XDCB: Vốn được phân thành chi phí xâylắp (nay gọi là xây dựng), chi phí thiết bị và chi phí khác Trong đó, chi phí xây dựng

và thiết bị chiếm tỷ trọng chủ yếu

Căn cứ vào nguồn hình thành, tính chất vốn và mục tiêu đầu tư, người ta phânchia thành các nhóm chủ yếu sau:

Một là, nhóm vốn đầu tư XDCB tập trung của NSNN Nhóm này lại bao gồm:

Vốn XDCB tập trung, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, vốn đầu tư cho cácchương trình mục tiêu, vốn ngân sách xã dành cho đầu tư XDCB

- Vốn XDCB tập trung: là loại vốn lớn nhất về cả quy mô và tỷ trọng Việc thiếtlập cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB chủ yếu hình thành từ loại vốn này và

sử dụng một cách rộng rãi cho nhiều loại vốn khác

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

- Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng: hàng năm ngân sách có bố trí vốn

để phát triển một số sự nghiệp như giao thông, địa chất, đường sắt,…nhưng việc sửdụng vốn này lại bố trí cho một số công trình xây dựng hoặc sửa chữa công trình nênđược áp dụng cơ chế quản lý như vốn đầu tư XDCB

- Vốn cho các chương trình mục tiêu: hiện có 10 chương trình mục tiêu quốc gia

và hàng chục chương trình mục tiêu khác

- Vốn ngân sách xã dành cho đầu tư XDCB: loại vốn này thuộc ngân sách cấp xãvới quy mô không lớn, đầu tư chủ yếu cho các công trình ở xã Tuy nhiên, việc quản lýnguồn vốn này cũng áp dụng cơ chế quản lý vốn như đối với các loại vốn XDCB tậptrung khác, tuy nhiên có một số chi tiết linh hoạt và đơn giản hơn

Hai là, nhóm vốn đầu tư XDCB từ NSNN dành cho chương trình mục tiêu đặc

biệt như: Chương trình đầu tư cho xã nghèo đặc biệt khó khăn (Chương trình 135);Chương trình 134 đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình 5 triệu ha rừng(chương trình 661)…

Ba là, nhóm vốn vay, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài Nguồn vốn

vay trong nước chủ yếu là trái phiếu chính phủ (vay trong nước của nhân dân để đầu tưvào giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế) Nguồn vốn vay ngoài nước chủ yếu là vay các

tổ chức tài chính, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và một số nguồn vay khác

Bốn là, nhóm vốn đầu tư theo cơ chế đặc biệt như đầu tư cho các công trình an

ninh, quốc phòng, công trình khẩn cấp (chống bão lũ), công trình tạm

1.2 Nội dung, yêu cầu và các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý vốn đầu

tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

1.2.1 Khái niệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là tổng thể các biện pháp, công cụ, cách thức

mà nhà nước tác động vào quá trình hình thành (huy động), phân phối (cấp phát) và sửdụng vốn từ NSNN để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong từng giai đoạn

1.2.2 Đối tượng, chủ thể và mục tiêu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Đối tượng quản lý: là vốn đầu tư XDCB từ NSNN, là nguồn vốn được cấp phát

theo kế hoạch NSNN với quy trình rất chặt chẽ gồm nhiều khâu: xây dựng cơ chế,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

chính sách, xây dựng kế hoạch, xây dựng dự toán, định mức tiêu chuẩn, chế độ kiểmtra, báo cáo, phân bổ dự án năm, phân bổ hạn mức kinh phí hàng quý có chia ra tháng,thực hiện tập trung nguồn thu, cấp phát, hạch toán kế toán thu chi quỹ NSNN, báo cáoquyết toán Quản lý vốn đầu tư XDCB là một vấn đề nằm trong nội dung quản lý thuchi NSNN Tuy nhiên, do tính chất đặc thù phức tạp của quá trình xây dựng cơ bản(quyết định đến tính chất quản lý vốn) nên chỉ tập trung nghiên cứu những nội dungtrọng tâm như: lập kế hoạch vốn đầu tư; phân bổ vốn đầu tư; thanh quyết toán vốn đầutư; kiểm tra và thanh tra các khâu từ hình thành đến thanh toán vốn đầu tư Vốn đầu tưXDCB thường gắn với các dự án đầu tư với quy trình chặt chẽ gồm 5 bước sau (xem

bị đầutư

(2)

Triểnkhai vàthựchiện dựán

(3)

Nghiệmthu bàngiao sửdụng

(4)

Đánhgiá đầutư

Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản

(Nguồn: Tổng hợp từ các quy định về dự án đầu tư)

Quan hệ giữa vốn đầu tư và quy trình dự án rất chặt chẽ Vốn đầu tư chỉ đượcgiải ngân và cấp phát cho việc sử dụng chỉ sau khi dự án đầu tư được cấp có thẩmquyền phê duyệt Việc thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB chỉ khi dự án được nghiệmthu và bàn giao đưa vào sử dụng

Chủ thể quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm các cơ quan chính quyền,

các cơ quan chức năng được phân cấp quản lý vốn đầu tư từ NSNN Mỗi cơ quan chứcnăng thực hiện quản lý ở từng khâu trong quy trình quản lý vốn Cụ thể như sau:

- Cơ quan kế hoạch và đầu tư (ở cấp tỉnh là Sở Kế hoạch và Đầu tư) chịu tráchnhiệm quản lý khâu phân bổ kế hoạch vốn

- KBNN quản lý kiểm soát thanh toán, hạch toán kế toán, tất toán tài khoản vốnđầu tư XDCB từ NSNN

- Cơ quan tài chính (ở cấp tỉnh là Sở Tài chính) chịu trách nhiệm quản lý điềuhành nguồn và quyết toán vốn đầu tư

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

- Chủ đầu tư có chức năng quản lý sử dụng vốn đúng nguyên tắc, đúng mục đích

hoạch vốn (cơ quan

Kế hoạch Đầu tư)

(2a)

Quản lý, thanhtoán, tất toán tàikhoản vốn đầu tưXDCB (cơ quanKBNN)

(2b)

Điều hành nguồnvốn và quyết toánvốn đầu tư dự án(cơ quan tài chính)

Sơ đồ 1.2: Quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

(Nguồn: Tổng hợp từ các quy định pháp luật về quản lý đầu tư ở Việt Nam)

Ghi chú: 1a, 1b, 1c – quan hệ công việc giữa cơ quan chủ đầu tư với từng cơquan chức năng; 2a, 2b – trình tự giải ngân vốn đầu tư cho các chủ đầu tư

Trong các khâu quản lý vốn đầu tư, khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định đếnhiệu quả quản lý vốn đầu tư là bước phân bổ kế hoạch vốn, đưa dự án vào danh mục đầu tư.Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chủ yếu tập trung vào chủ thể cơ quan kếhoạch và cơ quan tài chính

Mục tiêu quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là đảm bảo sử dụng vốn đúng

mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quả cao Đốivới vốn đầu tư XDCB từ NSNN, hiệu quả không đơn thuần là lợi nhuận hay hiệu quảkinh tế nói chung mà là hiệu quả tổng, hiệu quả kinh tế - xã hội Hiệu quả của vốn đầu

tư XDCB được đo bằng một số chỉ tiêu như sau:

- Hệ số gia tăng vốn – đầu ra (ICOR) được tính theo công thức (1.1):

Y

K ICOR

 (1.1)Trong đó: K – Là lượng vốn đầu tư tăng thêm

– Là lượng đầu ra tăng thêm thu được từ vốn đầu tư tăng thêm, trong nền kinh

tế đó chính là GDP hay GNP

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

Hệ số ICOR phản ánh hiệu quả phân bổ và sử dụng vốn đầu tư Trong cùng điềukiện như nhau, nếu sử dụng vốn hiệu quả thì hệ số ICOR thấp, Nghĩa là cùng mộtlượng vốn như nhau, nếu sử dụng vốn hiệu quả thì cho nhiều đơn vị đầu ra nhiều hơn,hoặc cùng số lượng đầu ra nhưng sử dụng ít vốn hơn.

− Chỉ tiêu tiến độ và quy mô giải ngân vốn XDCB từ NSNN Tiến độ giải ngânđược tính bằng tỷ số vốn đã giải ngân trong tổng số vốn kế hoạch được giao hằng năm,thường được tính theo tỷ lệ % và được xác định bằng công thức:

Tỷ lệ giải ngân XDCB =

Tổng số vốn đã giải ngân

×100(%)Tổng số vốn thông báo kế hoạch

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả giải ngân nguồn vốn của cả nước,một ngành hoặc một địa phương tại một thời điểm, chỉ số này cũng phản ánh tổng hợpnhiều yếu tố, công đoạn, nhiều chủ thể liên quan mà kết quả cuối cùng thể hiện ở khốilượng XDCB và sản phẩm XDCB hoàn thành được giải ngân

Chỉ số này có ưu điểm là cách lấy số liệu thống kê tính toán đơn giản, dễ thựchiện, dễ kiểm tra, đảm bảo tính trung thực cao, có thể so sánh với nhau trong toàn quốchoặc một địa phương, một ngành Cũng có thể dùng để phân tích, so sánh hoạt độngkinh tế trong một thời kỳ hoặc nhiều thời kỳ với nhau Tuy nhiên, chỉ tiêu này có hạnchế, nó phù hợp với việc đánh giá tổng hợp ở các địa phương, ngành nhưng không phùhợp với từng cơ quan, đơn vị tham gia một mảng công việc trong dự án XDCB sửdụng vốn từ NSNN

1.2.3 Quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Theo nguyên tắc, nguồn vốn ngân sách nhà nước phải được nhà nước quản lýchặt chẽ từ khâu giao kế hoạch cho đến khi đầu tư Do vậy nguồn vốn đầu tư xây dựng

cơ bản cũng cần được quản lý chặt chẽ:

Công tác lập và giao kế hoạch đầu tư: Bộ Kế hoạch Đầu tư tổng hợp kế hoạch

vốn đầu tư từ ngân sách của tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế để dự báo,hướng dẫn các ngành, lĩnh vực cần tập trung đầu tư; những cơ chế áp dụng trong kỳ kếhoạch Sở Kế hoạch Đầu tư phải xác định cụ thể danh mục đầu tư và kế hoạch vốn đầu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước Nhà nước quản lý chặt chẽ việcthực hiện kế hoạch đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, cơ cấu ngành vùng Vớicác công trình, dự án quan trọng quốc gia trong kế hoạch hàng năm và từng thời kỳphát triển thì do Quốc hội quyết định: Thủ tướng Chính phủ duyệt mục tiêu, tổng mứcvốn đầu tư để bố trí kế hoạch cho các bộ, địa phương thực hiện.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua báo cáo đầu

tư, dự án đầu tư và thẩm duyệt dự án đầu tư, thẩm định các báo cáo nghiên cứu khả thi,báo cáo thiết kế kỹ thuật và quyết định đầu tư

Giai đoạn thực hiện đầu tư: Được nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua việc

phê duyệt quyết định đấu thầu, kết quả đấu thầu, giám sát quá trình thực hiện đầu tư,phê duyệt quyết toán đầu tư

Giai đoạn kết thúc đầu tư: Nhà nước quản lý thông qua việc nghiệm thu bàn

giao công trình (công trình hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêucầu kỹ thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng)

Nhà nước quản lý chặt chẽ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên cơ sở tính toántổng mức thu, mức chi ngân sách xác định chi vào mục đích đầu tư xây dựng cơ bản.Khối lượng vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước gồm: vốn trong nước, vốn nướcngoài, được phân bổ cho các bộ, ngành và các địa phương theo mục tiêu cụ thể Nguồnvốn này thuộc nguồn vốn nhà nước trực tiếp chi phối theo kế hoạch vì vậy có khả năngtheo dõi, năm bắt được từ khâu giao kế hoạch cho đến khi thực hiện qua các bộ, ngành,địa phương, qua hệ thống ngành dọc thống kê, qua hệ thống cấp phát tài chính

1.2.4 Những yêu cầu đối với quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải gắn liền với chiến lược đầu tư XDCB,nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương Đồngthời phải gắn với việc đổi mới kế hoạch đầu tư XDCB, thay thế kế hoạch hóa pháplệnh bằng kế hoạch định hướng trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển của nềnkinh tế thị trường Vận dụng đúng đắn các quan hệ cung cầu, quan hệ thị trường, gắntăng trưởng với phát triển bền vững, nâng cao năng lực nội sinh, gắn kinh tế với xã

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

hội, coi trọng lợi ích kinh tế quốc dân với hiệu quả tài chính dự án Cụ thể gồm một số

hệ thống các mục tiêu chủ yếu sau:

- Khai thác tối đa vốn đầu tư từ nguồn NSNN cho đầu tư XDCB Việc để tỷ lệchi cũng như quy mô bao nhiêu để đầu tư XDCB trong dự toán là một bài toán khóphải giải quyết nhiều mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa trước mắt

và lâu dài, giữa cung và cầu…việc phân bổ lại nguồn vốn đầu tư XDCB cần coi trọngnguyên tắc thị trường để sử dụng có hiệu quả hơn vốn đầu tư XDCB từ NSNN

- Bố trí vốn đầu tư XDCB hợp lý, điều này đòi hỏi khi tính toán phân khai ngânsách cho từng dự án, từng lĩnh vực, từng địa phương phải khắc phục các tồn tại hạnchế lâu nay, tính toán đổi mới cơ cấu phù hợp, không quá tập trung, nhưng khôngđược dàn trải Khi phân bổ phải xem xét xuất phát từ chủ trương, định hướng, phảiphân tích các quan hệ tỷ lệ liên quan đến đầu tư XDCB Không coi nhẹ giai đoạn nàonhất, các giai đoạn chuẩn bị đầu tư lâu nay triển khai vội vàng thiếu căn cứ khoa học.Khắc phục hạn chế nảy sinh trong thực tế lâu nay; cơ cấu lại ngân sách theo hướngtăng chi đầu tư phát triển nhưng không làm giảm chi thường xuyên (ảnh hưởng đếncung cấp dịch vụ công, lương cán bộ công chức giảm) xóa bỏ bao cấp, trợ cấp dànhvốn đầu tư XDCB từ NSNN chủ yếu cho hạ tầng kinh tế xã hội, tiếp tục phân cấp quản

lý XDCB để khai thác sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn

- Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải đúng Luật và chống thất thoát, lãngphí: Vốn cho từng dự án phải kiểm soát chặt chẽ, giải ngân kịp thời đúng chế độ, đúngthời gian quy định, tăng cường kiểm tra giám sát và đánh giá kết quả Mặt khác côngviệc quản lý vốn đầu tư XDCB rất lớn, phải qua nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều khâu và

lệ thuộc vào hàng loạt chế độ chính sách quy định của Nhà nước do đó việc xác địnhchức năng nhiệm vụ phải rõ ràng, khoa học, phân công phối hợp chặt chẽ, thống nhất,

có nguyên tắc, đúng luật lệ thì mới nâng cao được hiệu quả

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Có hàng loạt các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN.Các nhân tố này tác động đến cả hai thành phần của quản lý vốn đầu tư: Lợi ích, côngdụng của đối tượng do kết quả của quá trình đầu tư tạo nên khi chưa được đưa vào sử

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

dụng và vốn đầu tư chi ra nhằm tạo nên kết quả đó Do đó, các nhân tố này tồn tại theosuốt thời gian của quá trình đầu tư từ khi có chủ trương đầu tư, ngay trong quá trìnhthực hiện đầu tư, xây dựng và đặc biệt cả trong quả trình khai thác, sử dụng các đốitượng đầu tư hoàn thành Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả quản

lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, đó là:

Công nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ xây dựng nền tảng sảnxuất lớn hiện đại Vì vậy, chiến lược công nghiệp hóa ảnh hưởng đến chiến lược vàchính sách kinh tế khác Lựa chọn công nghiệp hóa đúng sẽ tạo cho việc lựa chọn cácchiến lược chính sách khác đúng đắn Đó là điều kiện cực kỳ quan trọng, quyết định sựthành công của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa tạo điều kiện cho nền kinh tếphát triển bền vững, tạo nhiều việc làm, bảo đảm nâng cao mức sống của dân cư vàthiết lập một xã hội, cộng đồng văn minh

Chiến lược đầu tư và quy hoạch đầu tư đến năm 2018 được coi là một bước độtphá lớn trong chiến lược phát triển của đất nước nói chung, của Quỳnh Lưu nói riêng,

cụ thể là phải phát triển ngành xây dựng đạt được đến trình độ tiên tiến trong khu vực,đáp ứng nhu cầu xây dựng ở trong nước và có năng lực đấu thầu công trình xây dựng

ở nước ngoài, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu quả côngtác quy hoạch, năng lực thiết kế xây dựng và thẩm mỹ kiến trúc Phát triển các hoạtđộng tư vấn và các doanh nghiệp xây dựng trong đó chú trọng các doanh nghiệp

mạnh theo từng lĩnh vực: thuỷ lợi, giao thông, cầu đường Tăng cường quản lý nhà

nước về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng, đảm bảo thực hiện các mục tiêu mà Đại

hội Đảng đã thông qua

Để đạt được mục tiêu của đại hội Đảng đã đề ra, yêu cầu đặt ra là nguồn vốn đầu

tư thực hiện lấy từ đâu? Vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước được lấy từ nguồn thu tậptrung vào ngân sách Nhà nước Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước ta khá ổn định.Trong những năm tới vốn đầu tư sẽ được định hướng đầu tư vào một số lĩnh vực chủyếu then chốt như sau:

- Tiếp tục tập trung đầu tư các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

- Đầu tư các ngành công nghiệp, nhất là các ngành mũi nhọn như công nghiệpchế biến

- Đầu tư các ngành khoa học công nghệ và giáo dục - đào tạo

- Đầu tư các ngành khác như: công cộng, cấp thoát nước

* Về công tác lập dự án đầu tư: Các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà

nước được lập hàng năm phải đảm bảo đúng đối tượng đầu tư và được cấp có thẩmquyền phê duyệt Các dự án đầu tư được lập với chất lượng cao sẽ góp phần tăngcường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

Chất lượng công tác lập dự án đầu tư được thể hiện ngay từ chủ trương đầu tư:đặc điểm đầu tư, quy mô đầu tư, theo đúng quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ Làm tốtcông tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư, không những đem lại nguồnlợi lớn cho xã hội mà còn giúp cho công tác quy hoạch, hoạch định chiến lược đầu tưngày càng được nâng cao về chất lượng

* Về quyết định đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư: Quyết định đầu tư và kế hoạch

vốn đầu tư là công cụ quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nó là một

bộ phận quan trọng trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm Đối với các dự án

sử dụng vốn ngân sách nhà nước, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là điều kiện tiênquyết để được thanh toán vốn, đồng thời là mức vốn tối đa mà chủ đầu tư được phépthanh toán cho dự án trong niên độ năm kế hoạch Vì vậy quyết định đầu tư chuẩn xác

và thực hiện tốt công tác xây dựng thông báo kế hoạch vốn đầu tư điều đó đồng nghĩavới việc quyết định đầu tư và bố trí vốn đầu tư cho từng dự án hàng năm phù hợp vớiquy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ được duyệt và đảm bảo được tiến độ theo quyđịnh giúp cho quá trình giải ngân nhanh gọn, tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngânsách Nhà nước, cụ thể như sau:

- Bố trí tập trung danh mục các dự án đầu tư vào kế hoạch đầu tư hàng năm, luônđảm bảo sát tiến độ thi công của dự án được phê duyệt

- Không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện đầu tư hay chưa đủ điều kiệnthanh toán

- Kế hoạch luôn theo sát mục tiêu định hướng của kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội của địa phương

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

* Về công tác đấu thầu, chọn thầu và nghiệm thu công trình: Trong thực tế thời

gian qua đã áp dụng hai hình thức chọn thầu là chỉ định thầu và đấu thầu xây dựng.Hình thức chỉ định thầu áp dụng rất hạn chế vì thiếu tính cạnh tranh, nên chỉ áp dụngcho các gói thầu có giá trị nhỏ, dưới 1,0 tỷ đồng Còn hình thức đấu thầu là hình thứctiến bộ trong lựa chọn nhà thầu Trong thực tế đã và đang diễn ra nhiều tiêu cực gâythất thoát lãng phí Vì vậy thực hiện nghiêm túc Luật đấu thầu sẽ làm giảm bớt thấtthoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản, góp phần nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư.Nghiệm thu công trình phải được tiến hành từng đợt ngay sau khi làm xong khốilượng công trình khuất, những kết cấu chịu lực những bộ phận hay hạng mục côngtrình hoặc toàn bộ công trình Việc nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình xâydựng do chủ đầu tư tổ chức thực hiện với sự tham gia của các tổ chức tư vấn, thiết kế,xây lắp, cung ứng thiết bị và cơ quan giám định chất lượng theo phân cấp

Các cơ quan chức năng liên quan đến công tác quản lý và nghiệm thu chất lượngcông trình xây dựng phải thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.Công tác nghiệm thu được coi trọng đúng mức và thực hiện đúng quy trình sẽ gópphần nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo cho đồng vốn đầu tư bỏ ra mang lạihiệu quả cao trong suốt thời gian sử dụng

* Về công tác thanh toán vốn đầu tư: Căn cứ vào quy định của Chính Phủ, của

Bộ Tài chính, các cơ quan chức năng tiến hành hướng dẫn quy trình kiểm soát thanhtoán vốn đầu tư cụ thể, quy định về đối tượng được tạm ứng, điều kiện được tạm ứng,mức vốn tạm ứng, quy trình kiểm soát tạm ứng vốn, thanh toán khối lượng xây lắp,thiết bị, chi phí khác và quy trình kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành

Trong công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB phải luôn đảm bảo thực hiện đúngquy trình và quy định về quản lý vốn đầu tư XDCB Công tác kiểm soát vốn đầu tưXDCB từ ngân sách Nhà nước được thực hiện theo thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày03/04/2007 của Bộ Tài chính về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của hệthống Kho bạc Nhà nước Trên cơ sở hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, đúng định mức

và đơn giá do Nhà nước quy định đảm bảo điều kiện cấp phát thanh toán Thực hiệntốt quy trình kiểm soát, thanh toán đảm bảo đúng trình tự, đúng nội dung và quy định

cụ thể trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong việc kiểm soát thanh toán vốn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

đầu tư xây dựng cơ bản Công tác thanh toán vốn đầu tư thực hiện đúng quy trình sẽtránh được tình trạng ách tắc trong quá trình giải ngân làm cho khối lượng vốn đầu tưđược chu chuyển nhanh và sớm phát huy được hiệu quả.

* Về công tác báo cáo quyết toán, thanh tra Đây là một trong những nhân tố

quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngânsách Nhà nước Khi dự án đầu tư hoàn thành sẽ được nghiệm thu, quyết toán vốn đầu

tư hoàn thành để giao cho đơn vị sử dụng quản lý nhằm bảo toàn vốn và phát huy hiệuquả vốn đầu tư Do vậy, toàn bộ vốn đầu tư xây dựng dự án từ khâu chuẩn bị đầu tưđến khi dự án hoàn thành được nghiệm thu và báo cáo quyết toán được thẩm tra và phêduyệt Kết quả của khâu thẩm tra chính xác trước khi phê duyệt có tác dụng ngăn chặnthất thoát lãng phí vốn đầu tư Công tác quyết toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán thựchiện không tốt sẽ tạo cơ sở cho việc lãng phí, thất thoát vốn đầu tư Công tác quyếttoán vốn đầu tư xây dựng cơ bản một dự án, một công trình được tổng hợp đánh giáphân tích từ các khoản chi lập dự án công trình, ghi kế hoạch, chuẩn bị đầu tư đến giaiđoạn kết thúc đưa dự án đi vào sử dụng và phải đảm bảo thực hiện đúng quy định tạiThông tư số 33/2007/TT- BTC ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Bộ Tài chính về hướngdẫn quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và thông tư số 98/2007/TT-BTC sửa đổi

bổ sung một số điểm của thông tư 33/2007/TT-BTC Công tác thẩm định báocáo quyết toán là khâu quyết định cuối cùng trước khi dự án hoàn thành bàn giao đưavào sử dụng, nó có tác dụng phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ giá trị thực của mộttài sản hữu hình thuộc sở hữu nhà nước; nó đánh giá được chất lượng của dự án và là

cơ sở tính toán đồng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước bỏ ra trong một thời gian dàicủa quá trình xây dựng

Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực

vô cùng khó khăn và phức tạp, phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai đoạn của quátrình đầu tư một dự án, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng gây thất thoát lãngphí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư như: loại bỏ những khối lượng phát sinhchưa được duyệt, sai chế độ quy định, sai đơn giá định mức, không đúng chủng loạivật liệu, danh mục thiết bị đã được duyệt Vậy để hạn chế tối đa thất thoát lãng phítrong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

hợp chặt chẽ trong việc thực hiện công tác này Công tác thanh tra, kiểm tra vốn đầu tưxây dựng cơ bản ngày càng được nâng cao về chất lượng, đội ngũ cán bộ thanh trađược đào tạo chuyên sâu, cơ bản trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản Do đó đãphát hiện được hầu hết các gian lận, thất thoát trong lĩnh vực này Tuy nhiên trongtương lai, cũng cần có những giải pháp mang tính chiến lược, đột phá trong lĩnh vựcnày nhằm hạn chế tới mức thấp nhất lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

* Công tác lập và quản lý dự toán công trình: thực chất là quản lý giá trong hoạt

động đầu tư Vì vậy đây là một trong những khâu “nhạy cảm” nhất của hoạt động đầu

tư Trong tỷ lệ giữa mức vốn thực hiện so với dự toán được duyệt không có sự thay đổiquá lớn hoặc tăng đột biến, nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp phải điều chỉnh

dự toán nhiều lần trong quá trình thi công như: thiết kế sai dẫn đến phải phá bỏ khốilượng đã làm để làm lại theo thiết kế điều chỉnh hoặc bổ sung, tính toán khối lượng saiquy phạm, quy chuẩn, hay sử dụng sai định mức kinh tế kỹ thuật của Nhà nước banhành cho từng công trình theo quy phạm và quy trình, áp sai giá cả theo từng loại vật

tư thiết bị đã được Sở Tài chính thông báo theo thực tế tại thời điểm tính toán, nghiệmthu thanh toán, áp dụng sai hoặc do tính toán sai về khối lượng định mức giá cả dẫnđến tính toán sai về các loại chi phí trích theo định mức Do vậy, dự toán luôn phảiđiều chỉnh cho phù hợp với mức vốn thực hiện thực tế

* Các nhân tố về cơ chế chính sách: Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác

động mạnh mẽ đến công tác quản lý vốn đầu tư Các chính sách này gồm chính sáchđịnh hướng phát triển kinh tế như: chính sách công nghiệp, chính sách thương mại,chính sách đầu tư và các chính sách làm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô hoặc vi mô.Các chính sách kinh tế tác động đến việc quản lý vốn đầu tư góp phần tạo ra một

cơ cấu kinh tế hợp lý hay không hợp lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theochiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao haythấp Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư góp phần tạo ra một số cơcấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý hay không cũng nhưtác động làm giảm hoặc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sửdụng có hiệu quả hoặc kém hiệu quả

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đầu tư XDCB có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho

xã hội, là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi nước, thúc đầy

sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi nước và mỗi vùng cụ thể Như vậy, muốn

có nền kinh tế phát triển bền vững thì điều kiện trước tiên và cần thiết là phải tiến hànhcác hoạt động đầu tư XDCB

Để thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Nghệ An là trung tâm của khu vực miềntrung và là một trong những trung tâm kinh tế xã hội lớn của miền trung nói riêng và

cả nước nói chung, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao thì công tác đầu tưXDCB đang được chính quyền quan tâm, điều đó được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1: Vốn đầu tư thực hiện của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013

(Nguồn: Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Nghệ An)

Tổng vốn đầu tư thực hiện cho XDCB của tỉnh Nghệ An tăng dần qua các năm

cụ thể năm 2012 so với 2011 đạt 103,2%; năm 2013 so với 2012 đạt 144,2% Trong 3năm qua tỷ lệ hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư XDCB tương đối ổn định, năm 2012lượng vốn thực hiện không đạt được kế hoạch đề ra đó là do huyện thực hiện Nghịquyết 11 của Chính phủ nên trong năm này tỉnh tập trung đầu tư hoàn thành dứt điểmcác dự án chuyển tiếp từ năm trước và ít có dự án đầu tư mới

1.3.2 Hoạt động quản lý VĐT xây dựng cơ bản từ NSNN tỉnh Nghệ An

Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN được thực hiện tương đối tốt, tuânthủ đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng Công tác chuẩn bịđầu tư có nhiều chuyển biến tích cực, có tính chất chuyên nghiệp và bài bản hơn Năm

2012 đã có 135/140 dự án đã có hồ sơ trình duyệt theo quy định, năm 2013 đã có

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

63/74 dự án đã có hồ sơ trình duyệt theo quy định, hầu hết các dự án đã được phêduyệt Công tác giải ngân thực hiện khá tốt, giá trị giải ngân nguồn vốn ngân sách tỉnhquản lý (ngân sách tập trung), hỗ trợ có mục tiêu, ngân sách tỉnh, trái phiếu Chính phủ,cấp quyền sử dụng đất, sổ xố kiến thiết) tính đến 31/10/2013 là 831 tỷ đồng, đạt 68%

so với kế hoạch, giá trị giải ngân nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý đến 31/10/2013 là1.423 tỷ đồng, đạt 76,7% so với kế hoạch Giá trị giải ngân đến 31/10/2013 là 1.894.94

tỷ đồng, đạt 63,54% kế hoạch

Bên cạnh những mặt tích cực đó thì công tác quản lý vốn đầu tư XDCB còn tồntại nhiều vấn đề như về công tác quy hoạch tổng thể về đầu tư XDCB một cách dàntrải không tập trung, vấn đề giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công công trình cònchậm chạp ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả đầu tư

1.3.3 Vài nét về tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu

Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã bám sát Nghị quyết của Huyện uỷ,Hội đồng nhân dân và kế hoạch của UBND huyện, trong đó tập trung cho nông nghiệpnông thôn, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và phòngchống thiên tai Các dự án đã góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm vànâng cao mức sống, mức hưởng thụ của các vùng, các tầng lớp dân cư, tạo tiền đề thúcđẩy sự tăng trưởng kinh tế phát triển văn hoá xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng vàđảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chương trìnhMTQG về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện

Trong thời gian qua, tiếp tục công cuộc đổi mới của cả nước, huyện Quỳnh Lưu

đã chú trọng đẩy mạnh hoạt động đầu tư XDCB để góp phần nâng cao chất lượng cuộcsống của người dân, thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư, thúc đẩy các ngành kinh tếkhác phát triển Để đạt được mục đích trên thì lượng vốn đầu tư XDCB của huyện tăngdần qua các năm trong giai đoạn 2011 – 2013 Bảng 1.2 sẽ làm rõ điều này:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

Bảng 1.2: Vốn đầu tư XDCB thực hiện của huyện Quỳnh Lưu

( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quỳnh Lưu)

Vốn đầu tư tăng lên qua các năm và tốc độ tăng tương đối lớn năm 2012 đạt129% nhưng năm 2013 do thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ nên lượng vốntăng chỉ với tốc độ 105,54% Lượng vốn này chủ yếu là để tiếp tục triển khai các côngtrình chuyển tiếp từ các năm trước, ít có đầu tư mới

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU

GIAI ĐOẠN 2011-2013

2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011 - 2013

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng với quyết tâm luônnâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái và phát huy truyền thống anh hùng,phấn đấu để đời sống nhân dân luôn được ấm no, hạnh phúc, sau bao nhiêu năm vượtqua những khó khăn thử thách, Đảng bộ và nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã nổ lực pháthuy và xây dựng huyện nhà khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực Nhờ biết khai thác vàphát triển phù hợp với tiềm năng kinh tế - văn hóa, đến nay huyện đã đạt được nhiềukết quả đáng kể

Về tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 2.1 Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Quỳnh Lưu

giai đoạn 2011-2013 (Theo giá cố định năm 2010)

(Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Quỳnh Lưu)

Qua bảng trên ta thấy tổng GTSX trong giai đoạn 2011-2013 có xu hướng ngàycàng tăng nhanh Tổng GTSX ngành nông lâm nghiệp năm 2012 đạt 679,69 tỷ, tăng6,77% so với cùng kì năm 2011, năm 2013 đạt 720,4 tỷ, tăng 5,99% so với cùng kìnăm 2012 GTSX ngành công nghiệp – xây dựng năm 2012 đạt 1.445,1 tỷ, tăng 6,76%

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

so với cùng kì năm 2011, năm 2013 đạt 1.553,54 tỷ, tăng 7,5% so với cùng kì năm

2012 GTSX ngành thương mại - dịch vụ năm 2012 đạt 2.198,9 tỷ, tăng 7,16% so vớicùng kì năm 2011, năm 2013 đạt 2.396,8 tỷ, tăng 9% so với cùng kì năm 2012 Có sựtăng trưởng như vậy do huyện Quỳnh Lưu đã chú trọng đầu tư đưa ra nhiều giải phápphát triển để phát huy thế mạnh của địa phương Trong ngành dịch vụ, chú trọng pháttriển các dịch vụ có lợi thế như: thương mại, tài chính ngân hàng, bưu chính viễnthông, giáo dục đào tạo Các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, đáp ứng tốt nhucầu tiêu dùng làm cho mức tiêu dùng tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanhthu dịch vụ tăng lên Trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, nhờ đẩy nhanh công tácxúc tiến đầu tư sản xuất công nghiệp, tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển cho các

cơ sở sản xuất Đối với ngành nông lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tựnhiên Tổng GTSX của các ngành được sắp xếp theo thứ tự tăng dần: Nông lâmnghiệp, công nghiệp – xây dựng, Thương mại – dịch vụ Điều này hoàn toàn phù hợpvới định hướng phát triển KT-XH của đất nước

Bảng 2.2 Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị: %

(Nguồn: Số liệu phòng tài chính kế hoạch huyện, thu thập, tính toán)

Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2013, cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Lưu chuyểndịch chậm Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm từ 15,75% năm 2011 xuống còn15,42% năm 2013, giảm 0,33% Qua nghiên cứu khảo sát cho thấy, lao động trẻ khôngmấy mặn mà với nông lâm nghiệp, xu hướng chuyển dịch sang các ngành kinh doanhdịch vụ nhiều hơn, do vậy tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ năm 2013 đạt 51,32%,tăng 0,56% so với năm 2011 Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng giảm còn33,26% năm 2013, giảm 0,23% so với năm 2011, đây cũng là điều tất yếu do ảnhhưởng của suy thoái kinh tế Trong cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Quỳnh Lưu,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là công nghiệp – xây dựng vàcuối cùng là nông lâm nghiệp Bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng ngành nông lâmnghiệp và công nghiệp – xây dựng có xu hướng giảm đi, ngành thương mại – dịch vụ

có xu hướng tăng lên Tuy tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu cácngành kinh tế giảm đi nhưng tổng giá trị sản xuất lại tăng nhiều hơn qua các năm, đó lànhờ huyện Quỳnh Lưu biết áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, phát huy lợi thế sosánh, thực hiện tốt hoạt động chuyển giao công nghệ, cơ cấu ngành công nghiệp giảm

đi nhưng nó vẫn phù hợp với định hướng CNH – HĐH đất nước

2.2 Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn

Tình hình thu Ngân sách trên địa bàn trong thời gian qua nhìn chung có xu hướngtăng mạnh cả về quy mô và tỷ trọng Trong đó thu bổ sung từ ngân sách cấp trên vàthu cố định ngân sách huyện chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách huyện Cụ thể:Năm 2011 thu bổ sung từ ngân sách cấp trên và thu cố định ngân sách huyện là698.274 triệu đồng và 796.649 triệu đồng chiếm 41,76% và 47,61% trong tổng số thungân sách huyện Năm 2012 thu bổ sung ngân sách cấp trên là 743.575 triệu đồngchiếm 41,53% trong tổng số thu ngân sách huyện, thu cố định từ ngân sách huyện là855.212 triệu đồng chiếm 47,77% trong tổng thu ngân sách Năm 2013 thu bổ sung từngân sách cấp trên là 870.835 triệu đồng chiếm 42,83% trong tổng thu ngân sáchhuyện Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã tích cực chỉ đạo ngành thuế phối hợp vớicác cơ quan ban ngành và các địa phương trong huyện triển khai công tác thu ngânsách một cách quyết liệt và đồng bộ trên toàn địa bàn huyện Cùng với việc triển khaithực hiện các chính sách, chế độ mới của Nhà nước, tích cực khai thác triệt để mọinguồn thu trên địa bàn, áp dụng nhiều biện pháp tăng thu, chống thất thu, thất nạp,tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thu hồi nợ đọng thuế để bù đắp các khoảnthiếu hụt, đáp ứng nhu cầu chi ngân sách trên địa bàn huyện

Công tác đấu giá đất huyện mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh

tế, việc chuyển hình thức đấu giá đất từ Hội đồng đấu giá đất huyện sang cho tổ chức đấugiá chuyên nghiệp bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc Nhưng UBND huyệncùng với chính quyền các xã, thị trấn đã tích cực triển khai ngay từ đầu năm, việc quản lý,thu nạp tiền sử dụng đất đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác thu Ngân sách trong thời gian qua đanggặp phải một số khó khăn, thử thách nhất định đó là: Nền kinh tế cả nước đang ở tronggiai đoạn bắt đầu phục hồi suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, tình trạng thiểuphát, giảm phát của nền kinh tế đã xuất hiện tại một số thời điểm Để giảm bớt khókhăn cho doanh nghiệp và áp lực nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số13/NĐ – CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn chosản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường trong đó ban hành một số chính sách về miễngiảm, giãn thuế nên đã ảnh hưởng lớn đến thu NSNN trên địa bàn huyện Tình trạng

nợ đọng thuế ngày càng tăng kể cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh, thuế môn bài ở các

xã, thị trấn tồn đọng vẫn còn thiếu Do đây là lần đầu tiên thực hiện luật thuế sử dụngđất phi nông nghiệp nên kết quả còn thấp…

Bảng 2.3: Tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu

Giá trị (Tr.đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (Tr.đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (Tr.đ)

Cơ cấu (%)

Tổng thu ngân sách 1.673.218 100 1.790.456 100 2.033.159 100Các khoản thu nhà nước giao 133.211 7,96 145.300 8,1 200.781 9,9Thu chuyển nguồn 21.398 1,28 22.828 1,27 31.363 1,54Thu kết dư ngân sách 23.236 1,39 23.541 1,31 26.268 1,29Thu bổ sung từ NS cấp trên 698.724 41,76 743.575 41,53 870.835 42,83Thu cố định NS huyện 796.649 47,61 855.212 47,77 903.912 44,46

(Nguồn: Phòng Tài chính-kế hoạch huyện)

Về chi ngân sách, trong 3 năm gần đây tổng chi ngân sách tăng cả quy mô và tỷtrọng, tốc độ tăng năm 2013 là 48,13% so với năm 2011 Trong đó chi thường xuyên

là nguồn chi chủ yếu trong tổng chi ngân sách Cụ thể năm 2011 chi thường xuyên là1.081.386 triệu đồng chiếm 79,65% trong tổng chi ngân sách Năm 2012 là 1.133.866triệu đồng chiếm 74,73% trong tổng chi ngân sách hằng năm, năm 2013 là 1.474.912triệu đồng chiếm 73,33% trong tổng chi ngân sách hằng năm Năm sau tăng nhanh so

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

với năm kế trước, Nhà nước đã liên tục tăng nhanh cho đầu tư giáo dục, y tế và xã hội,chú trọng đến vùng sâu vùng xa qua các chương trình mục tiêu đặc biệt, chương trìnhxóa đói giảm nghèo Trong 3 năm qua huyện đã triển khai chế độ tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về biên chế, và khoán chi hành chính Việc phân bổ và sử dụng ngân sách đãtiến bộ hơn do cải cách hành chính nhưng vẫn chậm so với yêu cầu của cấp trên.

Bảng 2.4: Tình hình chi ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2013

Chỉ tiêu

Giá trị (Tr.đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (Tr.đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (Tr.đ)

Cơ cấu (%)

Tổng chi NS 1.357.717 100 1.517.256 100 2.011.252 100Chi thường xuyên 1.081.386 79,65 1.133.866 74,73 1.474.912 73,33Chi đầu tư phát triển 150.231 11,06 159.891 10,54 255.746 12,72Chi trả nợ vay

Các khoản thu để lại

đơn vị chi quản lý 70.9 0,05 81.757 5,39 94.951 4,72

( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyệnQuỳnh Lưu)

2.3 Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2011 – 2013

2.3.1 Vốn đầu tư XDCB phân theo ngành kinh tế

 Xây dựng cơ sở hạ tầng: Trong giai đoạn 2011 – 2013 tổng vốn đầu tư củangân sách huyện cho ngành xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, giá trị là 143.204 triệu đồngchiếm 52,2%, nguồn vốn tập trung xây dựng các trung tâm chính trị như đường xá, trụ

sở UBND, HĐND các cấp; trường học, bệnh viện và các trung tâm giáo dục thườngxuyên của huyện Tạo môi trường sống và làm việc thuận lợi cho dân cư địa phương

 Ngành công nghiệp – thương mại - dịch vụ: Trong giai đoạn 2011 – 2013tổng vốn đầu tư của ngân sách huyện cho ngành công nghiệp là 22.495 triệu đồngchiếm 8,2 % trong tổng đầu tư XDCB của huyện, tập trung chủ yếu đầu tư hạ tầng khu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 08/11/2016, 22:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kinh tế đầu tư – T.S Từ Quang Phương, NXB Thống kê, Hà Nội, 2004 2. Giáo trình kinh tế đầu tư – Th.s Hồ Tú Linh, 2012 Khác
3. Báo cáo đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu năm 2011, 2012, 2013, Phòng Tài chính Kế hoạch Khác
4. Báo cáo kinh tế xã hội huyện Quỳnh Lưu năm 2011, 2012, 2013, Phòng Tài chính Kế hoạch Khác
5. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện năm 2011, 2012, 2013, Phòng Tài chính Kế hoạch Khác
6. Báo cáo tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An Khác
7. Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án nhà nước, PGS.TS Mai Văn Bưu, NXB khoa học – kỹ thuật Hà Nội, năm 2004 Khác
8. Luật Đầu tư 2005, NXB Học viện Hành Chính 9. Luật Đấu thầu 2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w