MỘT số BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ và hạ GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY CP XI MĂNG QUÁN TRIỀU – VVMI

82 355 0
MỘT số BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ và hạ GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY CP XI MĂNG QUÁN TRIỀU – VVMI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH o0o DƯƠNG THỊ ANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG QUÁN TRIỀU – VVMI. Ngành : Quản trị kinh doanh tổng hợp Giáo viên hướng dẫn : Th.S Đặng Phi Trường THÁI NGUYÊN, NĂM 2015 TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG QUÁN TRIỀU – VVMI Họ tên sinh viên : Dương Thị Anh Lớp : K8 QTKDTH C Ngành : Quản trị kinh daonh tổng hợp Giáo viên hướng dẫn : Th.S Đặng Phi Trường THÁI NGUYÊN, NĂM 2015 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: Dương Thị Anh Lớp: K8 – QTKDTH C Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần xi măng Quán Triều – VVMI. TIẾN ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN: Mức độ liên hệ với giáo viên: Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở: Tiến độ thực hiện: NỘI DUNG KHÓA LUẬN: Thực hiện các nội dung thực tập: Thu thập và xử lý số liệu: Khả năng hiểu biết thực tế và lý thuyết: HÌNH THỨC TRÌNH BÀY: MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC: ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN. ĐIỂM: CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO: (Tốt – Khá – Trung bình) Thái Nguyên, ngày….tháng…..năm 2015 Giáo viên hướng dẫn Th.S Đặng Phi Trường NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Họ và tên sinh viên : Dương Thị Anh Lớp : K8QTKDTH C Giáo viên hướng dẫn : Th.S Đặng Phi Trường Tên đề tài khóa luận: Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Quán Triều – VVMI. NỘI DUNG NHẬN XÉT Nội dung khóa luận: Cơ sở lý thuyết Các số liệu, tài liệu thực tế: Phương pháp và mức độ giải quyết vấn đề: Hình thức và kết cấu khóa luận: Hình thức trình bày: Kết cấu khóa luận: Những nhận xét khác: ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM: Điểm: Câu hỏi của giáo viên phản biện: Thái nguyên, ngày……tháng….. năm 2015 Giáo viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan. Đề tài “Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Quán Triều – VVMI” là do chính tôi thực hiện nghiên cứu. Các số liệu, kết quả nếu trong bài này là tôi tự thu thập, trích dẫn. Tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngày …. tháng …. năm 2015 Sinh viên thực hiện Dương Thị Anh   LỜI CẢM ƠN Qua quá trình thực tập, được sự cho phép của Nhà Trường và sự đồng ý của Công ty cổ phần Xi măng Quán Triều VVMI, em đã được tiếp xúc, làm quen và tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.s Đặng Phi Trường (Giảng viên trường ĐH Kinh tế QTKD Thái Nguyên) và các cô chú, anh chị trong công ty Xi măng Quán Triều, em đã hoàn thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn tập thể các cô chú, các anh chị tại các phòng ban, lãnh đạo trong Công ty cổ phần Xi măng Quán Triều đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên cứu trong thời gian thực tập tại đây. Và đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Đặng Phi Trường, người đã quan tâm, chỉ đạo và hướng dẫn giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, nội dung của bài báo cáo khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo trong bộ môn để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn   TÓM TẮT KHÓA LUẬN Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến hiệu quả và phát triển của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất và kinh doanh công tác tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất phải được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế công ty Xi măng Quán Triều đã thực hiện tiết kiệm ngay từ các khâu đầu vào, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên thiết bị, bảo dưỡng định kỳ để nâng cao hiệu suất dây chuyền, đặc biệt là nâng cao năng suất lò nung và năng suất máy nghiền xi măng, đây chính là bước điệm để công ty có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Với đề tài: Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Quán Triều – VVMI nhằm tìm ra các biện pháp quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí và giá thành của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác tiết kiệm chi phí và thực hiện kế hoạch giá thành của công ty cổ phần Xi măng Quán Triều VVMI. Chương 3: Một số đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm ở công ty CP Xi măng Quán Triều – VVMI. Vận dụng lý luận về quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kết hợp với phương pháp phân tích giá thành đã học và nghiên cứu thực tiễn từ đó phân tích, nhận xét, đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành của sản phẩm để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, góp phần đưa Công ty CP Xi măng Quán Triều giữ vững thương hiệu trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam.   PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Tính cấp thiết của đề tài. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, cùng với sự khan hiếm của các nguồn lực, việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm là nhu cầu bức thiết của bất cứ đơn vị, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh nào. Thực tế tại các doanh nghiệp sản xuất Xi măng hiện nay, việc quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm còn nhiều điểm bất cập cần phải khắc phục như công tác quản lý chi phí còn yếu kém, giá thành của sản phẩm chưa phản ánh đúng với thực tế phát sinh. Vì thế, để đứng vững trên thương trường, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý, nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú, đa dạng chủng loại. Chính vì vậy, việc đưa ra một giá bán hợp lý là rất quan trọng đến sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp. Nhưng để có một giá bán hợp lý thì việc tiết giảm chi phí và hạ giá thành là yếu tố thiết yếu trong doanh nghiệp. Thông tin chi phí, giá thành có ý nghĩa sâu sắc với công tác quản trị doanh nghiệp bởi vì trên cơ sở đó, người quản lý mới xây dựng được cơ cấu chi phí sản xuất, cơ cấu giá sản phẩm sao cho hợp lý nhất. Việc quản lý các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời là một yêu cầu xuyên suốt trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, đạt được mục tiêu tiết kiệm và tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra lợi ích cho xã hội, em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xi măng Quán Triều – VVMI”. Mục tiêu của đề tài. Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý, phân bổ chi phí sản xuất và thực hiện giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Xi măng Quán Triều – VVMI, nhằm tìm ra các biện pháp quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Vận dụng lý luận về quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kết hợp với phương pháp phân tích giá thành đã học và nghiên cứu thực tiễn từ đó phân tích, nhận xét, đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành của sản phẩm để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phương pháp nghiên cứu. Quan sát quá trình sản xuất sản phẩm tại phân xưởng sản xuất. Thu thập số liệu từ phòng kế toán – tài chính và phòng kinh doanh của công ty. Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp tổng hợp (thu thập, tổng hợp số liệu). Phương pháp so sánh (đối chiếu, so sánh số liệu qua từng năm). Phương pháp chênh lệch, phương pháp chỉ số. Phân tích mức hạ thấp giá thành, tỷ lệ hạ thấp giá thành để đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí và chi phí giá thành của công ty, từ đó tìm ra được các biện pháp nhằm hạ giá thành, tiết kiệm chi phí sản xuất của công ty. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Đối tượng phân tích: các sản phẩm chính của công ty CP Xi măng Quán Triều: Xi măng CPB 30, Xi măng CPB 40, Clinker. Phạm vi phân tích: phân tích tình hình tiết kiệm chi phí và thực hiện kế hoạch giá thành của công ty CP Xi măng Quán Triều năm 2014 so với năm 2013. Kết cấu khóa luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí và giá thành của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác tiết kiệm chi phí và thực hiện kế hoạch giá thành của công ty cổ phần Xi măng Quán Triều VVMI. Chương 3: Một số đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm ở công ty CP Xi măng Quán Triều – VVMI.   PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí và giá thành của doanh nghiệp. 1.1. Khái niệm và phân loại chi phí, giá thành. 1.1.1. Khái niệm chi phí và phân loại chi phí. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của một doanh nghiệp là tạo ra những sản phẩm nhất định và tiêu thụ những sản phẩm đó trên thị trường nhằm thu được lợi nhuận. Nhưng bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì cũng đều phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định. Các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trước hết là các chi phí cho việc sản xuất sản phẩm. Trong khi tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp phải tiêu hao các vật tư như: Nguyên vật liệu, hao mòn máy móc, thiết bị, các công cụ dụng cụ, các khoản chi phí về tiền lương hay tiền công cho người lao động. Như vậy,“Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý, năm”. Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm nên gọi là chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngoài việc sản xuất, chế biến còn phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình này doanh nghiệp cũng phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định như: Chi phí về bao bì đóng gói sản phẩm, chi phí vận chuyển, bảo quản. Ngoài ra để giới thiệu rộng rãi sản phẩm cho người tiêu dùng, cũng như để thăm dò khảo sát thị trường nhằm đề ra những quyết định có tính chất tối ưu đối với việc sản xuất thì doanh nghiệp cũng phải bỏ ra các chi phí về nghiên cứu, tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Và một phần chi phí không thể thiếu đó là chi phí cho bộ phận không trực tiếp sản xuất hay bộ phận quản lý doanh nghiệp. Như vậy, nhìn từ góc độ doanh nghiệp, có thể thấy chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Để đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh tốt đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có doanh thu từ hoạt động kinh doanh bù đắp, trang trải được toàn bộ chi phí kinh doanh và thu được lợi nhuận cao. Điều này cho thấy không phải khoản mục chi phí nào cũng được đưa vào chi phí hoạt động mà chúng ta phải xét đến tính chất, đặc điểm của nó. Chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng, qua xem xét chỉ tiêu này có thể đánh giá được trình độ quản lý kinh doanh, tình hình sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mà lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh, mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến vấn đề quản lý chi phí, bởi lẽ mỗi đồng chi phí không hợp lý đều làm tăng giá thành sản phẩm, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, hạ thấp chi phí kinh doanh là một điều kiện để doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình và đảm bảo cho sự tồn tại và đi lên của doanh nghiệp. Phân loại chi phí. Phân loại theo nội dung kinh tế Cách phân loại này dựa trên nguyên tắc những chi phí có cùng nội dung kinh tế được xếp vào một loại yếu tố chi phí, không kể cả chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động nào, địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ được chia làm các yếu tố chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nhân công. Chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí khác bằng tiền. Cách phân loại này cho biết chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm những nội dung chi phí nào, tỷ trọng từng loại chi phítổng số, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch như kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương,…Tuy nhiên cách nhìn này không cho biết CPSXtổng chi phí của doanh nghiệp là bao nhiêu. Phân loại theo tác dụng mục đích sử dụng Cách này căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thnh sản phẩm dựa vào mục đích, công dụng của chi phí và mức phân bố chi phí cho từng đối tượng (không phân biệt chi phí có nội dung như thế nào). Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục: Chi phí ngyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo ra sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. Chi phí sản xuất chung: Những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp). Ba khoản mục chi phí trên được tính vào giá trị sản xuất, ngoài ra khi tính giá thành toàn bộ còn gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp. Phân loại theo cách này rất thuận tiện cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh theo định mức, cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính, giúp việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất, phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản xuất cũng như cho thấy vị trí của CPSX trong quá trình SXKD của doanh nghiệp. Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. Chi phí trực tiếp: là những CPSX quan hệ trực tiếp cho sản phẩm hoặc đối tượng chịu chi phí. Chi phí gián tiếp: là những CPSX có quan hệ đến sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, không phân định được cho từng đối tượng cho nên phải phân bổ theo đối tượng nhất định. Phân loại theo cách này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí một cách hợp lý. Nói chung việc phân loại chi phí theo tiêu thức nào là phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc lập kế hoạch, phân tích kiểm tra chi phí và xác định trọng điểm quản lý chi phí nhằm góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi cùng với khối lượng hoạt động. Xét cho một đơn vị sản phẩm (khối lượng SP) chi phí cố định có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối lượng hoạt động. Chi phí cố định cho đơn vị sản phẩm tăng lên khi khối lượng hoạt động giảm và ngược lại. Ví dụ: CP thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị; CP khấu hao TSCĐ trong kỳ; Tiền lương trả theo thời gian; CP quảng cáo, tiếp thị; CP cố định khác. Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí thay đổi cùng với khối lượng công việc hoàn thành theo tỷ lệ thuận. Khi khối lượng hoạt động tăng lên, làm cho chi phí biến đổi tăng lên và ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm đi, làm cho chi phí biến đổi cũng giảm theo. Khi khối lượng hoạt động bằng không thì chi phí biến đổi cũng bằng không. Ví dụ: CP NVL trực tiếp; CP nhân công trực tiếp; CP bán hàng (giá vốn hàng bán) CP bao bì, đóng gói; CP vận chuyển, bốc xếp; Lương trả theo khối lượng sản phẩm; CP biến đổi khác. Phân loại theo cách này thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Đồng thời làm căn cứ để đề ra biện pháp thích hợp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm cũng như xác định phương án đầu tư thích hợp. 1.1.2. Khái niệm giá thành và các cách phân loại giá thành. 1.1.2.1. Khái niệm giá thành. Xét về thực chất, thì chi phí sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các nhà quản trị doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí chi ra cho từng loại hoạt động, sản phẩm, dịch vụ trong kỳ là bao nhiêu, số chi phí đã chi đó cấu thành trong số sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành là bao nhiêu. Giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp trả lời được câu hỏi này. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao lợi nhuận. 1.1.2.2. Phân loại giá thành. Cũng như chi phí sản xuất, tuỳ theo mục đích quản lý và yêu cầu hạch toán mà giá thành sản phẩm được phân thành các loại sau: Xét theo phạm vi tính toán chi phí. Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung; Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ = Giá thành sản xuất + chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí bán hàng. Cách phân loại này giúp nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do hạn chế nhất định nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu, ít được áp dụng. Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành Theo đó, giá thành chia làm 3 loại: Giá thành kế hoạch: được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi thực hiện sản xuất, chế tạo sản phẩm. Chỉ tiêu này được xem là mục tiêu phấn đấu, là cơ sở để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức được tiến hành trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là thước đo chính xác kết quả kinh doanh các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong doanh nghiệp. Đó là căn cứ quản lý quan trọng, tạo cơ sở cho việc đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của giải pháp kinh tế kỹ thuật đã áp dụng. Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ với số lượng thực tế sản xuất được. Khác với 2 loại giá thành trên, Giá thành thực tế chỉ được tính toán sau khi quá trình sản xuất đã hoàn thành. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán, từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp. 1.1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có bản chất tương tự, đều là hao phí về lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không phải là một mà có sự khác nhau về lượng, về thời gian và thể hiện qua các điểm sau: Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ nhất định đã phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với khối lượng sản phẩm, dịch vụ, công việc, lao vụ đã sản xuất hoàn thành. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ này (chi phí phải trả). Hơn nữa, theo quy định, một số chi phí không được tính vào giá thành mà tính vào chi phí của nghiệp vụ tài chính. Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm = Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ − Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ − Chi phí loại trừ Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phí sản xuất là đầu vào, là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản phẩm. Mặt khác, số liệu của kế toán tập hợp chi phí là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, tiết kiệm được chi phí sẽ hạ được giá thành. 1.1.3. Đối tựơng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành. 1.1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất phát sinh gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và sản phẩm được sản xuất, nhà quản lý cần xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, để từ đó tổ chức thực hiện công tác tập hợp chi phí sản xuất, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên cần thiết của công tác quản lý CPSX. Xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX thì mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý CPSX, tổ chức tốt công tác tập hợp CPSX từ khâu ghi chép ban đầu, mở sổ và ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu. Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp CPSX : Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất. Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương phẩm…) Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong các đoanh nghiệp có thể là: Từng loại sản phẩm, dịch vụ, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. Từng phân xưởng, bộ phận, giai đoạn công nghệ sản xuất. Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn đoanh nghiệp. 1.1.3.2. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên để từ đó tổ chức và lựa chọn cách tính giá thành và phương pháp tính giá thành thích hợp để tiến hành tính giá thành sản phẩm. Để xác định được đối tượng tính giá thành đúng đắn, cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm, các yêu cầu và trình độ quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp, khả năng và trình độ quản lý, hạch toán,… Xét về mặt tổ chức sản xuất: +Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc (như doanh nghiệp đóng tàu, công ty xây dựng…) thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành. +Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loạt sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng. +Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn (như dệt vải, sản xuất bánh kẹo…) thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất : +Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. +Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành hoặc có thể là nửa thành phẩm tự chế biến. +Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. 1.1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp CPSX để cung cấp số liệu cho việc tính giá thành theo từng đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp, ngược lại xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành là cơ sở để kế toán doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp CPSX cho phù hợp để đáp ứng yêu cầu của công tác tính giá thành. Trong thực tế, một đối tượng tập hợp CPSX có thể trùng với một đối tượng tính giá thành hoặc một đối tượng tập hợp CPSX lại có nhiều đối tượng tính giá thành hoặc ngược lại có nhiều đối tượng tập hợp CPSX nhưng chỉ có một đối tượng tính giá thành. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành ở một doanh nghiệp sẽ là nhân tố quan trọng quyết định trong việc lựa chọn phương pháp tính giá thành và kỹ thuật tính giá thành trong doanh nghiệp. Mục đích ý nghĩa của việc phân tích chi phí và giá thành. Mục đích Trong công tác quản lý doanh nghiệp, CPSX và giá thành sản xuất hàng hóa là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm, chú trọng. CP sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc phân tích chi phí nhằm mục đích: Đánh giá đúng đắn tình hình sử dụng phân bổ chi phí hợp lý, chính xác. Tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí và giá thành. Đề ra các biện pháp nhằm tiết kiệm và sử dụng hiệu quả chi phí, hạ giá thành sản xuất sản phẩm. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản lý biết được một cách chính xác và cụ thể tình hình thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật, tình hình tiết kiệm hay vượt mức chi trên từng khoản chi phí. Từ đó, đánh giá được chính xác công tác quản lý giá thành của toàn Dn, đưa ra được các biện pháp hữu hiệu để giảm giá thành. Ý nghĩa. Đối với chi phí: Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất, những người quản lý doanh nghiệp nắm bắt được chi phí sản xuất thực tế của từng loại hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Từ đó phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản vật tư, lao động, tiền vốn để có những quyết định trong quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, việc phân tích chi phí sản xuất còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân làm tăng chi phí, đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó làm tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với giá thành sản phẩm: Giá thành là thước đo mức hao phí về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn lựa chọn sản xuất một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhu cầu thị trường, gía cả thị trường và mức hao phí sản xuất loại sản phẩm đó. Trên cơ sở như vậy mới xác định được hiệu quả sản xuất loại sản phẩm đó để lựa chọn và quyết định khối lượng sản xuất tối ưu. Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức, kỹ thuật. Thông qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, doanh nghiệp có thể xem xét tình hình sản xuất và chi phí bỏ vào sản phẩm, phát hiện và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí không hợp lý để có biện pháp loại trừ. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm, tạo cho doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nội dung của phân tích về chi phí và giá thành sản phẩm Đánh giá chung về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí và giá thành sản phẩm. Chi phí Tổng mức chi phí thực hiện Là chỉ tiêu khái quát tình hình thực hiện chi phí trong kỳ, được so sánh đơn giản giữa chi phí thực hiện và chi phí kế hoạch. Số tuyệt đối Số tuyệt đối: CP thực hiện – CP kế hoạch Số tương đối Số tương đối: (CP thực hiện)(CP kế hoạch) Hệ số > 1: CP tăng so với kế hoạch. Hệ số < 1: CP giảm so với kế hoạch. Tuy nhiên, CP mà trong đó các yếu tố CP khả biến thay đổi cùng với sự thay đổi của khối lượng hoạt động, vì vậy bản than hệ số khái quát trên chưa nói lên được bản chất của sự tăng, giảm CP. Muốn phân tích chất lượng của CP phải đặt chúng trong mối quan hệ với doanh thu hoạt động thực tế. Tỷ suất chi phí. Tỷ suất CP =(Tổng CP)(Doanh thu)×100% Tỷ suất chi phí cho biết cần bao nhiêu đồng chi phí để tạo ra một đồng doanh thu. Tổng mức CP thay đổi theo khối lượng hoạt động tuy nhiên tỷ suất CP thường ổn định hoặc biến động rất ít trong nhiều thời kỳ. Vì vây, đây là một chỉ tiêu chất lượng tiêu biểu dùng làm thước đo tính hiệu quả trong việc điều hành, quản lý chi phí. Mức tiết kiệm hay bội chi về chi phí Mức độ bội chi hay tiết kiệm chi phí là phần chênh lệch giữa CP thực hiện thực tế so với CP thực hiện được tính trên cơ sở tỷ suất CP kế hoạch so với doanh thu thực hiện. Mức tiết kiệm (bội chi) về CP = DT thực hiện × (tỷ suất CP thực hiện – tỷ suất CP kế hoạch) = DT thực hiện × ((∑▒〖CP thực hiện〗)(DT thực hiện)(∑▒〖CP kế hoạch〗)(DT kế hoạch)) = ∑▒〖CP thực hiện〗∑▒〖CP kế hoạch〗×(DT thực hiện)(DT kế hoạch) Giá thành Giá thành đơn vị Số tương đối: z_1z_0 ×100% >100% Doanh nghiệp chưa tiết kiệm chi phí để hạ thấp giá thành và ngược lại. Số tuyệt đối: ∆z=z_1z_0>0 Doanh nghiệp chưa tiết kiệm chi phí để hạ giá thành và ngược lại. Tổng giá thành Số tương đối: R=(∑▒〖Q_1i×z_1i 〗)(∑▒〖Q_1i×z_0i 〗)×100% R > 100%: DN chưa tiết kiệm CP để hạ giá thành R < 100%: DN đã tiết kiệm CP để hạ giá thành R = 100%: Tổng giá thành của DN không đổi Số tuyệt đối: ∆=∑▒〖Q_1i×z_1i 〗∑▒〖Q_1i×z_0i 〗 Δ > 0: DN chưa tiết kiệm CP để hạ giá thành Δ < 0: DN đã tiết kiệm CP để hạ giá thành Δ = 0: Tổng giá thành của DN không đổi Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm có thể so sánh được. Khái niệm về sản phẩm có thể so sánh được. Sản phẩm so sánh được là những SP đã chính thức sản xuất ở nhiều kỳ và quá trình sản xuất ổn định, có giá thành sản xuất tương đối chính xác, là căn cứ để so sánh khi sử dụng làm tài liệu phân tích. Sản phẩm không so sánh được là những sản phẩm mới đưa vào sản xuất hoặc mới sản xuất thử, quá trình sản xuất chưa ổn định, do đó giá thành thực tế còn nhiều biến động, chưa đủ căn cứ để so sánh khi sử dụng làm tài liệu để phân tích. Phân chia sản phẩm thành sản phẩm có thể sao sánh được và sản phẩm không thể so sánh được nhằm đánh giá chung tình hình biên động giá thành theo từng loại SP và toàn bộ SP sản xuất trong kỳ. Giúp chúng ta nhận thức một cách tổng quát khả năng tăng hay giảm lợi tức của doanh nghiệp do ảnh hưởng của giá thành SP nào. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm có thể so sánh được. Việc phân tích được tiến hành trên 2 chỉ tiêu phân tích là mức hạ thấp giá thành và tỷ lệ hạ giá thành: Mức hạ thấp giá thành. Mức hạ thấp giá thành biểu hiện bằng số tuyệt đối của kết quả hạ giá thành năm nay so với năm trước, phản ánh khả năng tăng lợi tức, tăng tích lũy nhiều hay ít, ký kiệu: M. M=∑▒〖Q_i×(Z_i×Z_ti ) 〗 Kỳ kế hoạch: M_0=∑▒〖Q_0i×(Z_0iZ_ti ) 〗 Kỳ thực tế: M_1=∑▒〖Q_1i×(Z_1iZ_ti ) 〗 ∆M=M_1M_0 M_0, M_1: mức hạ thấp giá thành KH, TH. Q_0i, Q_1i: khối lượng sản xuất KH, TH năm nay. Z_0i, Z_1i: giá thành đơn vị KH, TH năm nay. Z_ti: giá thành đơn vị thực tế năm trước. Tỷ lệ hạ thấp giá thành. Biểu hiện bằng số tương đối của kết quả hạ thấp giá thành năm nay so với năm trước, chỉ tiêu này phản ánh tốc độ hạ nhanh hay chậm và trình độ quản lý trong việc cố gắng hạ thấp giá thành của DN, ký hiệu: T. T=M(∑▒Q_i ×Z_ti )×100% Kỳ kế hoạch: T_0=M_0(∑▒〖Q_0i×Z_ti 〗)×100% Kỳ thực tế: T_1=M_1(∑▒〖Q_1i×Z_ti 〗)×100% ∆T=T_1T_0 Các nhân tố ảnh hưởng tới M: khối lượng sản phẩm sản xuất, cơ cấu sản phẩm và giá thành sản phẩm. Các nhân tố ảnhhưởng tới T: cơ cấu sản phẩm và giá thành sản phẩm. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới mức hạ thấp giá thành và tỷ lệ hạ thấp giá thành: Khối lượng sản phẩm tác động tới mức hạ thấp giá thành: θ=Q_01Q_0i ×100%=(∑▒〖Q_1i×Z_ti 〗)(∑▒〖Q_0i×Z_ti 〗)×100% Q_01=θ×Q_0i M_(0(q))=∑▒Q_01 ×(Z_0iZ_ti )=θ×M_0 ∆M_((q))=M_(0(q))M_0=(θ1)×M_0 Cơ cấu sản phẩm ảnh hưởng tới mức hạ thấp giá thành: M_(0(k))=∑▒〖Q_1i×(Z_0iZ_ti ) 〗 ∆M_((k))=M_(0(k))M_(0(q)) ∆T_((k))=(∆M_((k)))(∑▒〖Q_1i×Z_ti 〗)×100% Giá thành ảnh hưởng tới mức hạ thấp giát thành: M_(0(z))=∑▒〖Q_1i×(Z_1iZ_ti ) 〗 ∆M_((z))=∑▒〖Q_1i×(Z_1iZ_0i)〗 ∆T_((z))=(∆M_((z)))(∑▒〖Q_1i×Z_ti 〗)×100% Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: ∆M= ∆M(q)+∆M(k)+∆M(z) ∆T=∆T(k)+∆T(z) Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hóa. Để thấy dược mối quan hệ giữa chi phí và kết quả thu nhập trong hoạt động SXKD, nhất là những DN có sản xuất những sản phẩm không thể so sánh được, mà loại này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sản phẩm sản xuất của DN, do đó ta nên phân tích chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng sản phẩm hàng hóa bán ra, việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng giúp doanh nghiệp biết được với 1000 đồng chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, để từ đó đề ra các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Công thức tính chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hóa (F) F=(∑▒〖Q_i×z_i 〗)(∑▒Q_i ×P_i )×1000 Kỳ thực hiện: F_0=(∑▒〖Q_0i×z_0i 〗)(∑▒〖Q_0i×P_0i 〗)×1000 Kỳ kế hoạch: F_1=(∑▒〖Q_1i×z_1i 〗)(∑▒〖Q_1i×P_1i 〗)×1000 Xác định đối tượng phân tích: ∆F=F_1F_0 Có 3 yếu tố ảnh hưởng tới chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng là: cơ cấu, giá thành và giá bán. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định các nhân tố ảnh hưởng và tìm nguyên nhân gây ra mức chênh lệch chi phí bình quân giwuax các kỳ cần phân tích. Do ảnh hưởng của cơ cấu tới F: F_0 (k)=(∑▒〖Q_1i×z_0i 〗)(∑▒Q_1i ×P_0i )×1000 ∆F(k)=F_0 (k)F_0 Do ảnh hưởng của giá thành tới F: F_0 (z)=(∑▒〖Q_1i×z_1i 〗)(∑▒〖Q_1i×P_0i 〗)×1000 ∆F(z)=F_0 (z)F_0 (k) Do ảnh hưởng của giá bán tới F: F_0 (p)=(∑▒Q_1i ×z_1i)(∑▒Q_1i ×P_1i )×1000 ∆F(p)=F_0 (p)F_0 (z) Tổng hợp sự ảnh hưởng của 3 nhân tố: ∆F=∆F(k)+∆F(z)+∆F(p) Phân tích tình hình biến động của một số yếu tố khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp là chi phí NVL chủ yếu để tạo ra SP, cấu thành SP. Đặc điểm của NVL trực tiếp là chuyển hết giá trị một lần vào sản phẩm khi thâm gia quá trình sản xuất và thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Chi phí NVL trực tiếp bao gồm CP về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng và mục đích trực tiếp SXKD sản phẩm hàng hóa. Không tính vào CP NVL trực tiếp những CP nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho mục đích chung. Chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm sản xuất của DN. Để sản xuất ra SP, các DN phần lớn phải sử dụng nhiều loại NVL. Do vậy tổng mức chi phí NVL cho sản xuất SP phụ thuộc vào các nhân tố: Khối lượng sản phẩm hoàn thành (q) Định mức tiêu hao NVL cho một đơn vị SP (m) Đơn giá của NVL (s) Vậy, tổng mức chi phí NVL cho sản xuất sản phẩm được xác định bằng công thức: C=∑▒〖q_i×m_i×s_i 〗 C_0=∑▒〖q_0i×m_0i×s_0i 〗 C_1=∑▒〖q_1i×m_1i×s_1i 〗 Trong đó: C: chi phí NVL trực tiếp. q_i: khối lượng sản phẩm thứ I sản xuất ra. m_i: mức tiêu hao NVL trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm. s_i: đơn giá NVL. Để phân tích trình độ hoàn thành kế hoạch về tổng mức chi phí NVL, trước hết phải xác định đối tượng phân tích: ∆C=C_1C_0=∑▒〖q_1i×m_1i×s_1i 〗∑▒〖q_0i×m_0i×s_0i 〗 Các nhân tố ảnh hưởng được xác định như sau: Do ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất: C_q=∑▒〖q_1i×〗 m_0i×s_0i ∆C_((q))=∑▒〖q_1i×〗 m_0i×s_0i∑▒〖q_0i×m_0i×s_0i 〗=C_qC_0 Do ảnh hưởng của nhân tố định mức tiêu hao NVL: C_m=∑▒〖q_1i×m_1i×s_0i 〗 ∆C_((m))=C_mC_q=∑▒〖q_1i×m_1i×s_0i 〗∑▒〖q_1i×m_0i×s_0i 〗 Do ảnh hưởng của nhân tố đơn giá NVL: C_s=∑▒〖q_1i×m_1i×s_1i 〗 ∆C_((s))=C_sC_m=∑▒〖q_1i×m_1i×s_1i 〗∑▒〖q_1i×m_1i×s_0i=C_1C_m 〗 Tổng hợp sự ảnh hưởng của ba nhân tố trên: ∆C=∆C_((q))+∆C_((m))+∆C_((s)) Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất. Không tính vào chi phí nhân công trực tiếp sản xuất các khoản chi phí cho nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý, nhân viên bán hàng. Phân tích tổng chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện chủ yếu qua hai cachs tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, việc áp dụng cách tính nào tùy thuộc vào dữ liệu thu thập tại DN mà chính xác nhất. Cách 1: Dựa trên các nhân tố như: số lượng SP sản xuất, tiêu hao giờ công để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, đơn giá tiền công lao động cho một đơn vị SP. Theo phương pháp thay thế liên hoàn hoặc số chênh lẹch ta có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố này đến tổng CP nhân công của DN. L=∑▒〖Q_i×W_i 〗 Kỳ kế hoạch: L_0=∑▒〖Q_0i×W_0i 〗 Kỳ thực hiện: L_1=∑▒〖Q_1i×W_1i 〗 ∆L=L_1L_0 Trong đó: L: tổng mức chi phí nhân công trực tiếp. L_1, L_0: tổng mức chi phí nhân công trực tiếp kỳ thực tế và kỳ kế hoạch. Qi: khối lượng sản phẩm từng loại. Q_1i,Q_0i: khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ thực hiện, kỳ kế hoạch. Wi: đơn giá tiền lương từng loại sản phẩm. W_1i,W_0i: đơn giá tiền lương kỳ thực tế và kỳ kế hoạch. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm: ∆L_((Q))=∑▒〖(Q_1iQ_01)×W_0i 〗 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố đơn giá tiền lương: ∆L_((W))=∑▒〖Q_1i×(W_1iW_0i)〗 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: ∆L=∆L_((Q))+∆L_((W)) Cách 2: Tổng mức CP nhân công trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: cơ cấu sản phẩm và đơn giá tiền lương bình quân. Có thể viết dưới dạng công thức sau đây: L=W ̅×∑▒Q_i W ̅=(∑▒〖Q_i×W_i 〗)(∑▒Q_i ) Sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích: (W_0 ) ̅=(∑▒〖Q_0i×W_0i 〗)(∑▒Q_0i ) (W_1 ) ̅=(∑▒〖Q_1i×W_1i 〗)(∑▒Q_1i ) (W_01 ) ̅=(∑▒〖Q_1i×W_0i 〗)(∑▒Q_1i ) Số tương đối: (W_1 ) ̅(W_0 ) ̅ =(W_01 ) ̅(W_0 ) ̅ ×(W_1 ) ̅(W_01 ) ̅ Số tuyệt đối: (〖 W〗_1 ) ̅(W_0 ) ̅=((W_01 ) ̅(W_0 ) ̅ )+((W_1 ) ̅(W_01 ) ̅) Trong đó: Qi: khối lượng sản phẩm sản xuất từng loại. Wi: Lương1 đơn vị sản phẩm. W ̅: chi phí nhân công trực tiếp bình quân. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Để quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý không chỉ cần phải nắm vững nội dung, bản chất và kết cấu của các khoản mục trong chi phí sản xuất kinh doanh mà còn phải thấy được các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh. Có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến chi phí, song có thể quy lại một số nhân tố chủ yếu sau: Nhân tố tiến bộ khoa học và công nghệ Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, các máy móc thiết bị, phương pháp công nghệ hiện đại được sử dụng ngày càng nhiều tạo nên khả năng lớn cho việc tiết kiệm chi phí lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp nào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuât sẽ có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ gía thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhân tố tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính của doanh nghiệp Nếu trình độ trang bị kỹ thuật hiện đại mà quản lý lại không tốt thì chi phí không có xu hướng giảm mà còn có xu hướng tăng lên. Do vậy, phải tổ chức quản lý chi phí sản xuất sao cho hợp lý, bố trí các khâu sản xuất ăn khớp với nhau sẽ hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng điện lực. Mặt khác, tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động dẫn đến giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt bộ máy quản lý phải là những người có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, năng lực sáng tạo sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được phương án sản xuất tối ưu làm cho lượng chi phí bỏ ra hợp lý nhất; phân công bố trí lao động đúng ngành, đúng năng lực lao động sẽ làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế góp phần tích cực vào việc hạ giá thành sản phẩm. Việc phát huy đầy đủ vai trò của quản lý tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Việc tổ chức đầy đủ vốn, đảm bảo kịp thời với chi phí sử dụng vốn thấp nhất sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kinh doanh có hiệu quả. Việc phân phối, sử dụng hợp lý, tăng cường kiểm tra giám sát sử dụng vốn sẽ tạo điều kiện sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có tác động đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Trong nhiều trường hợp, điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp khó khăn hay thuận lợi cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. Chẳng hạn đối với các doanh nghiệp khai thác, nguồn tài nguyên cũng như điều kiện khai thác có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. Nguồn tài nguyên phong phú, điều kiện khai thác thuận lợi thì chi phí khai thác sẽ thấp và ngược lại.   Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng nhiều đến chi phí kinh doanh. Do đặc điểm của các sản phẩm xây dựng là làm theo đơn đặt hàng là chủ yếu do đó đòi hỏi những người tiến hành sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời tránh được những sai sót có thể phải phá đi làm lại vừa gây lãng phí vừa gây tốn kể cả thời gian và tiền bạc. Để làm tốt việc này đòi hỏi những nhà quản lí không ngừng cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường công tác quản lý con người nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao chất lưọng sản phẩm , đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Như vậy có thể thấy chất lượng sản phẩm ảnh hưỏng không nhỏ đến việc hạ thấp chi phí và giảm giá thành sản phẩm. Nhân tố giá cả Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán mà nó còn thể hiện quan hệ hàng hoá và tiền tệ. Do thị trường được coi là môi trường kinh doanh. Nó là nơi tập trung đầy đủ nhất những gì mà con người đã và sẽ cần đáp ứng cung cầu về hàng hoá và thị trường còn là yếu tố quan trọng nhất trực tiếp quyết định đến giá cả. Mà đặc biệt là giá cả thị trường nó lại có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Khi giá cả thị trường tăng lên làm chi phí kinh doanh cũng tăng theo dẫn đến giá thành sản phẩm cũng tăng. Ngược lại, khi giá cả thị trường giảm xuống sẽ là điều kiện hạ thấp chi phí kinh doanh do đó giá thành sản phẩm cũng giảm. Trong điều kiện thị trường luôn biến động, giá cả hàng hoá tiêu thụ cũng biến động theo. Sự thay đổi của giá cả hàng hoá sẽ làn ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất chi phí vì nó ảnh hưởng đến doanh số bán. Sự ảnh hưởng của giá cả hàng hoá tiêu thụ đến tỉ suất chi phí là một nhân tố khách quan do sự điều tiết của thị trường. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của giá đến tổng mức phí và tỉ suất phí được thực hiện trên cơ sỏ tính toán chi tiết. Tóm lại, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi nhân tố có phạm vi và mức độ tác động khác nhau, làm sao hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, phát huy tích cực nhằm có biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.   Chương 2: Công tác thực hiện tiết kiệm chi phí và kế hoạch giá thành của công ty cổ phần xi măng Quán Triều VVMI. Khái quát về công ty cổ phần xi măng Quán Triều. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Tên và địa chỉ doanh nghiệp. Tên công ty: Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều – VVMI. Là công ty con của Tổng Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc Vinacomin thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, trụ sở tại số 1, Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. Địa chỉ: Xã An Khánh Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên. SĐT: 0280 2470600 Fax: 0820 3843185 Email: ximangquantrieu.vvmigmail.com Website: ximangquantrieu.com Mã số thuế: 4600409377 Loại hình công ty: Công ty cổ phần. Tài khoản số: 102010000528876 tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên. Logo, biểu tượng công ty: Phương châm kinh doanh: “Chất lượng sản phẩm, dịch vụ quyết định sự phát triển của công ty.” Quá trình hình thành và các mốc phát triển. Công ty CP Xi măng Quán Triều được thành lập ngày 26062007 tại chi nhánh khách sạn Thái Nguyên VVMI. Với công suất thiết kế đạt 820.000 tấn xi măngnăm. Sáng ngày 9112008: Nhà máy xi măng Quán Triều đã được công ty CP Xi măng Quán Triều VVMI tổ chức khởi công xây dựng trên tổng diện tích 20,4ha tại địa bàn xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, công suất 2000 tấn clinkerngày, chất lượng xi măng đạt tiêu chuẩn PCB30 và PCB40. Tổng giá trị đầu tư ban đầu là 1.322 tỷ đồng. Đây là dự án đặc biệt quan trọng của Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV trong thực hiện chiến lược kinh doanh đa ngành có chọn lọc trên nền sản xuất than, góp phần đưa sản lượng xi măng của toàn Công ty (Xi măng La Hiên, Xi măng Tân Quang, Xi măng Quán Triều) đạt mức 3 triệu tấnnăm vào năm 2010. Tháng 92011, công ty CP Xi măng Quán Triều hoàn thành xậy dựng, chính thức đi vào vận hành. Năm 2012 Công ty sản xuất và tiêu thụ được trên 680.000 tấn sản phẩm xi măng, clinker, bằng 100% kế hoạch năm và đạt doanh thu trên 545 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 18 tỷ đồng; tạo việc làm ổn định cho gần 400 lao động với mức thu nhập bình quân trên 5,3 triệu đồngngườitháng. Năm 2013 làm năm thứ 2 Công ty bước vào sản xuất kinh doanh chính thức. Vượt qua không ít những khó khăn thử thách Công ty đã từng bước đưa dây chuyền vào sản xuất, với tổng sản lượng sản xuất trong năm 2013 đạt được: 433.670 tấn Clinker; 106.752 tấn Xi măng PCB30; 324.700 tấn Xi măng PCB40. Năm 2013 sản lượng tiêu thụ của đơn vị đạt được: 556.834 tấn700.000 tấn. Năm 2014, Xi măng Quán Triều đã phát hiện những nút thắt trong sản xuất kinh doanh và dần tháo gỡ những khó khăn đó nên đến tháng 92014 Xi măng Quán Triều đã có tín hiệu mừng. Sản lượng xi măng sản xuất ra đã tăng và khá ổn định, sản lượng tiêu thụ tính đến tháng 122014 đạt 715.813 tấn. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp. Dự án Nhà máy Xi măng Quán Triều được đầu tư với nguồn vốn khoảng 1.322 tỷ đồng, với công nghệ tiên tiến nhất của Trung Quốc “Đốt đá vôi tận thu trong quá trình sản xuất than có chứa chất cháy”. Sử dụng công nghệ phương pháp khô với các thiết bị công nghệ đồng bộ, hệ thống kiểm tra, đo lường, điều chỉnh và điều khiển tự động, công suất 2.000 tấn clinkerngày tương đương 818.400 tấn xi măngnăm Nhà máy Xi măng Quán Triều bắt đầu được khởi công trên tổng diện tích 20,4 ha tại địa bàn xã An Khánh, Đại Từ, Thái Nguyên gồm 20 gói thầu, trong đó quan trọng nhất là gói thầu số 2 EPC “Thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư, xây lắp và các dịch vụ kỹ thuật” với trị giá hơn 1100 tỷ đồng, tương đương 62 triệu USD. Hiện tại công ty đã đi vào ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm cho hơn 400 công nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Xi măng Quán Triều luôn đảm bảo sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đấy, đó cũng chính là kết quả cho sự đầu tư đúng đắn của Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc tại tỉnh Thái Nguyên và là sự minh chứng cho thành công của tỉnh Thái Nguyên trong thu hút đầu tư. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp. Ngành nghề kinh doanh. Đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh xi măng và các loại vật liệu xây dựng. Mua bán, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, máy móc phục vụ ngành công nghiệp, xây dựng, khai khoáng. Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông. Phá dỡ chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi, điều hoà không khí và lắp đặt hệ thống xây dựng khác, hoàn thiện công trình xây dựng. Vận tải hàng hoá đường bộ, bốc xếp hàng hoá đường bộ và cảng sông. Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác. Các sản phẩm chính. Sản phẩm xi măng của công ty được sản xuất theo một hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Hiện nay đang được tiêu thụ trên thị trường bao

 Trường ĐHKT & QTKD Khóa luận tốt nghiệp TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -o0o - DƯƠNG THỊ ANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG QUÁN TRIỀU – VVMI Ngành Giáo viên hướng dẫn : Quản trị kinh doanh tổng hợp : Th.S Đặng Phi Trường THÁI NGUYÊN, NĂM 2015 TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -o0o - SV: Dương Thị Anh Lớp: K8 – QTKDTH C  Trường ĐHKT & QTKD Khóa luận tốt nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG QUÁN TRIỀU – VVMI Họ tên sinh viên : Dương Thị Anh Lớp : K8 QTKDTH C Ngành : Quản trị kinh daonh tổng hợp Giáo viên hướng dẫn : Th.S Đặng Phi Trường THÁI NGUYÊN, NĂM 2015 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ tên sinh viên: Dương Thị Anh Lớp: K8 – QTKDTH C Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần xi măng Quán Triều – VVMI TIẾN ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN: - Mức độ liên hệ với giáo viên: - Thời gian thực tập quan hệ với sở: SV: Dương Thị Anh Lớp: K8 – QTKDTH C  Trường ĐHKT & QTKD Khóa luận tốt nghiệp Tiến độ thực hiện: NỘI DUNG KHÓA LUẬN: Thực nội dung thực tập: Thu thập xử lý số liệu: Khả hiểu biết thực tế lý thuyết: HÌNH THỨC TRÌNH BÀY: MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC: ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ĐIỂM: CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO: (Tốt – Khá – Trung bình) Thái Nguyên, ngày….tháng… năm 2015 Giáo viên hướng dẫn Th.S Đặng Phi Trường NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Họ tên sinh viên : Dương Thị Anh Lớp : K8-QTKDTH C Giáo viên hướng dẫn : Th.S Đặng Phi Trường Tên đề tài khóa luận: Một số biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm Công ty cổ phần Xi măng Quán Triều – VVMI I NỘI DUNG NHẬN XÉT Nội dung khóa luận: − Cơ − − Các số sở lý liệu, tài liệu thuyết thực tế: Phương pháp mức độ giải vấn đề: SV: Dương Thị Anh Lớp: K8 – QTKDTH C Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp Hình thức kết cấu khóa luận: − Hình thức trình bày: Kết cấu khóa luận: − Những nhận xét khác: II ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM: Điểm: Câu hỏi giáo viên phản biện: − Thái nguyên, ngày……tháng… năm 2015 Giáo viên hướng dẫn (Ký ghi rõ họ tên) LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đề tài “Một số biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm Công ty cổ phần Xi măng Quán Triều – VVMI” thực nghiên cứu Các số liệu, kết tự thu thập, trích dẫn Tuyệt đối không chép từ tài liệu Mọi chép không hợp lệ, vi phạm quy chế, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Ngày … tháng … năm 2015 Sinh viên thực Dương Thị Anh SV: Dương Thị Anh Lớp: K8 – QTKDTH C Trường ĐHKT & QTKD SV: Dương Thị Anh  Khóa luận tốt nghiệp Lớp: K8 – QTKDTH C Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Qua trình thực tập, cho phép Nhà Trường đồng ý Công ty cổ phần Xi măng Quán Triều -VVMI, em đã tiếp xúc, làm quen tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Cùng với giúp đỡ tận tình thầy giáo Th.s Đặng Phi Trường (Giảng viên trường ĐH Kinh tế & QTKD Thái Nguyên) cô chú, anh chị công ty Xi măng Quán Triều, em đã hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn tập thể cô chú, anh chị phòng ban, lãnh đạo Công ty cổ phần Xi măng Quán Triều đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập nghiên cứu thời gian thực tập Và đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Đặng Phi Trường, người đã quan tâm, đạo hướng dẫn giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Tuy nhiên, kiến thức kinh nghiệm thân hạn chế, nội dung báo cáo khó tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, em mong nhận ý kiến đóng góp thầy cô giáo môn để báo cáo hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn! SV: Dương Thị Anh Lớp: K8 – QTKDTH C  Trường ĐHKT & QTKD Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT KHÓA LUẬN Trong kinh tế thị trường nay, việc tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm yếu tố quan trọng định đến hiệu phát triển doanh nghiệp Để nâng cao hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh công tác tiết kiệm chi phí trình sản xuất phải đặt lên hàng đầu Chính công ty Xi măng Quán Triều đã thực tiết kiệm từ khâu đầu vào, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên thiết bị, bảo dưỡng định kỳ để nâng cao hiệu suất dây chuyền, đặc biệt nâng cao suất lò nung suất máy nghiền xi măng, bước điệm để công ty nâng cao sức cạnh tranh thị trường Với đề tài: Một số biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm Công ty cổ phần Xi măng Quán Triều – VVMI nhằm tìm biện pháp quản lý chi phí hạ giá thành sản phẩm Ngoài phần mở đầu kết luận, báo cáo gồm chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chi phí giá thành doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác tiết kiệm chi phí thực kế hoạch giá thành công ty cổ phần Xi măng Quán Triều - VVMI Chương 3: Một số đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm công ty CP Xi măng Quán Triều – VVMI Vận dụng lý luận quản lý chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm, kết hợp với phương pháp phân tích giá thành đã học nghiên cứu thực tiễn từ phân tích, nhận xét, đưa số ý kiến đề xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm để nâng cao hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh công ty, góp phần đưa Công ty CP Xi măng Quán Triều giữ vững thương hiệu ngành công nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam SV: Dương Thị Anh Lớp: K8 – QTKDTH C  Trường ĐHKT & QTKD Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Tính cấp thiết đề tài Trong kinh tế thị trường ngày nay, xu cạnh tranh ngày trở nên gay gắt, với khan nguồn lực, việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm nhu cầu thiết đơn vị, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh Thực tế doanh nghiệp sản xuất Xi măng nay, việc quản lý chi phí tính giá thành sản phẩm nhiều điểm bất cập cần phải khắc phục công tác quản lý chi phí yếu kém, giá thành sản phẩm chưa phản ánh với thực tế phát sinh Vì thế, để đứng vững thương trường, tránh nguy bị đào thải quy luật cạnh tranh khắc nghiệt chế thị trường, doanh nghiệp cần phải nắm bắt đáp ứng tâm lý, nhu cầu người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú, đa dạng chủng loại Chính vậy, việc đưa giá bán hợp lý quan trọng đến tồn vong phát triển doanh nghiệp Nhưng để có giá bán hợp lý việc tiết giảm chi phí hạ giá thành yếu tố thiết yếu doanh nghiệp Thông tin chi phí, giá thành có ý nghĩa sâu sắc với công tác quản trị doanh nghiệp sở đó, người quản lý xây dựng cấu chi phí sản xuất, cấu giá sản phẩm cho hợp lý Việc quản lý chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm cách xác, đầy đủ, kịp thời yêu cầu xuyên suốt toàn trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Để góp phần nâng cao hiệu quản lý kinh tế, đạt mục tiêu tiết kiệm tăng lợi nhuận doanh nghiệp đồng thời tạo lợi ích cho xã hội, em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm Công ty cổ phần Xi măng Quán Triều – VVMI” Mục tiêu đề tài Nghiên cứu vấn đề lý luận quản lý chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý, phân bổ chi phí sản xuất thực giá thành sản phẩm công ty cổ phần Xi măng Quán Triều – VVMI, nhằm tìm biện pháp quản lý chi phí hạ giá thành sản phẩm SV: Dương Thị Anh Lớp: K8 – QTKDTH C Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp Vận dụng lý luận quản lý chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm, kết hợp với phương pháp phân tích giá thành đã học nghiên cứu thực tiễn từ phân tích, nhận xét, đưa số ý kiến đề xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm để nâng cao hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Phương pháp nghiên cứu Quan sát trình sản xuất sản phẩm phân xưởng sản xuất Thu thập số liệu từ phòng kế toán – tài phòng kinh doanh công ty Phương pháp xử lý số liệu: - Phương pháp tổng hợp (thu thập, tổng hợp số liệu) - Phương pháp so sánh (đối chiếu, so sánh số liệu qua năm) - Phương pháp chênh lệch, phương pháp số Phân tích mức hạ thấp giá thành, tỷ lệ hạ thấp giá thành để đánh giá tình hình thực kế hoạch chi phí chi phí giá thành công ty, từ tìm biện pháp nhằm hạ giá thành, tiết kiệm chi phí sản xuất công ty Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng phân tích: sản phẩm công ty CP Xi măng Quán Triều: Xi măng CPB 30, Xi măng CPB 40, Clinker Phạm vi phân tích: phân tích tình hình tiết kiệm chi phí thực kế hoạch giá thành công ty CP Xi măng Quán Triều năm 2014 so với năm 2013 Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu kết luận, báo cáo gồm chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chi phí giá thành doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác tiết kiệm chi phí thực kế hoạch giá thành công ty cổ phần Xi măng Quán Triều - VVMI Chương 3: Một số đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm công ty CP Xi măng Quán Triều – VVMI SV: Dương Thị Anh Lớp: K8 – QTKDTH C Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận chi phí giá thành doanh nghiệp 1.1 Khái niệm phân loại chi phí, giá thành 1.1.1 Khái niệm chi phí phân loại chi phí 1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu doanh nghiệp tạo sản phẩm định tiêu thụ sản phẩm thị trường nhằm thu lợi nhuận Nhưng doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải bỏ khoản chi phí định Các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ trước hết chi phí cho việc sản xuất sản phẩm Trong tiến hành sản xuất, doanh nghiệp phải tiêu hao vật tư như: Nguyên vật liệu, hao mòn máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ, khoản chi phí tiền lương hay tiền công cho người lao động Như vậy,“Chi phí sản xuất kinh doanh biểu tiền toàn hao phí lao động sống lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ có liên quan đến hoạt động sản xuất thời kỳ định tháng, quý, năm” Các chi phí phát sinh có tính chất thường xuyên gắn liền với trình sản xuất sản phẩm nên gọi chi phí sản xuất doanh nghiệp Doanh nghiệp việc sản xuất, chế biến phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm Trong trình doanh nghiệp phải bỏ khoản chi phí định như: Chi phí bao bì đóng gói sản phẩm, chi phí vận chuyển, bảo quản Ngoài để giới thiệu rộng rãi sản phẩm cho người tiêu dùng, để thăm dò khảo sát thị trường nhằm đề định có tính chất tối ưu việc sản xuất doanh nghiệp phải bỏ chi phí nghiên cứu, tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm Và phần chi phí thiếu chi phí cho phận không trực tiếp sản xuất hay phận quản lý doanh nghiệp Như vậy, nhìn từ góc độ doanh nghiệp, thấy chi phí sản xuất kinh doanh doanh nghiệp toàn chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh khoản thuế gián thu mà doanh SV: Dương Thị Anh 10 Lớp: K8 – QTKDTH C Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp Bảng 10: Tình hình sử dụng NVL trực tiếp cho sản xuất công ty CP Xi măng Quán Triều năm 2014 ST T NGUYÊN VẬT LIỆU Đá vôi - Xi măng PCB30 - Xi măng PCB40 - Clinke bán Đất sét - Xi măng PCB30 - Xi măng PCB40 - Clinke bán Đá cao si lích - Xi măng PCB30 - Xi măng PCB40 - Clinke bán Quặng sắt - Xi măng PCB30 - Xi măng PCB40 - Clinke bán Thạch cao - Xi măng PCB30 SV: Dương Thị Anh ĐVT Tấn Tấn/TSP Tấn/TSP Tấn/TSP Tấn Tấn/TSP Tấn/TSP Tấn/TSP Tấn Tấn/TSP Tấn/TSP Tấn/TSP Tấn Tấn/TSP Tấn/TSP Tấn/TSP Tấn Tấn/TSP 68 Định mức tiêu hao NVL Thực Kế hoạch () () 4,037 3,964 1,347 1,336 1,252 1,193 1,438 1,435 0,252 0427 0,074 0,120 0,086 0,145 0,093 0,162 0,211 0,184 0,062 0,051 0,071 0,063 0,077 0,070 0,099 0,097 0,033 0,033 0,031 0,029 0,035 0,035 0,045 0,046 0,026 0,026 Khối lượng sản phẩm Kế Thực hoạch () () 765.000 867.320 116.600 106.572 378.000 327.088 270.400 433.660 765.000 867.320 116.600 106.572 378.000 327.088 270.400 433.660 765.000 867.320 116.600 106.572 378.000 327.088 270.400 433.660 765.000 867.320 116.600 106.572 378.000 327.088 270.400 433.660 494.600 433.660 116.600 106.572 Lớp: K8 – QTKDTH C Đơn giá NVL Kế hoạch () 19.285 19.285 19.285 19.285 81.818,182 81.818,182 81.818,182 81.818,182 137.090,909 137.090,909 137.090,909 137.090,909 250.000 250.000 250.000 250.000 1.000.000 1.000.000 Thực () 19.304,648 19.304,648 19.304,648 19.304,648 79.224,451 79.224,451 79.224,451 79.224,451 116.445,246 116.445,246 116.445,246 116.445,246 251.612,563 251.612,563 251.612,563 251.612,563 970.449,476 970.449,476  Trường ĐHKT & QTKD - Xi măng PCB40 Phụ gia cho sản xuất XM( Xỉ + Đá Xám) - Xi măng PCB30 - Xi măng PCB40 Vỏ bao - Xi măng PCB30 - Xi măng PCB40 Khóa luận tốt nghiệp Tấn/TSP 0,019 0,020 378.000 327.088 1.000.000 970.449,476 Tấn/TSP 0,166 0,224 494.600 433.660 131.818,182 92.334,018 Tấn/TSP Tấn/TSP Vỏ/TSP " " 0,046 0,120 20,904 20,904 20,904 0,054 0,169 20,921 20,921 20,921 116.600 378.000 496.000 78.000 418.000 106.572 327.088 311896 91344 220552 131.818,182 131.818,182 5.341 5.341 5.341 92.334,018 92.334,018 5.342,252 5.342,252 5.342,252 26 26 765.000 867.320 1.625.353 1.534.713 … TỔNG (Nguồn: Phòng Kế toán – thống kê – tài chính) SV: Dương Thị Anh 69 Lớp: K8 – QTKDTH C Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp Để tính toán nhanh chóng xác tiêu phản ánh mức độ ảnh hưởng nhân tố đến khoản mục chi phí NVL trực tiếp, ta lập bảng sau: Bảng 12: Bảng tính trung gian biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ST T Chi phí NVL cho sản xuất sản phẩm kỳ NGUYÊN VẬT LIỆU Đá vôi - Xi măng PCB30 - Xi măng PCB40 - Clinke bán Đất sét - Xi măng PCB30 - Xi măng PCB40 - Clinke bán Đá cao si lích - Xi măng PCB30 - Xi măng PCB40 - Clinke bán Quặng sắt - Xi măng PCB30 - Xi măng PCB40 - Clinke bán Thạch cao - Xi măng PCB30 - Xi măng PCB40 Phụ gia cho sản xuất SV: Dương Thị Anh 19.656.601.338,192 3.029.859.376,544 9.130.182.712,560 7.496.559.249,088 5.401.851.459,114 708.265.899,497 2.647.149.195,980 2.046.436.363,636 7.554.000.990,108 990.445.840,016 3.701.798.873,729 2.861.756.276,364 6.226.490.400 957.985.600 2.899.260.000 2.369.244.800 10.396.067.825,677 3.033.405.886,836 7.362.661.938,841 6.683.865.319,683 70 22.295.752.239,408 2.749.571.818,808 7.531.100.750,224 12.015.079.670,376 10.336.360.255,680 1.013.172.983,658 3.757.438.250,463 5.565.749.021,559 6.567.269.205,509 632.899.940,882 2.399.534.086,386 3.534.835.178,241 7.134.185.541,297 879.806.848,581 2.409.798.490,106 3.844.580.202,610 9.018.285.416,467 2.680.461.620,155 6.337.823.796,312 5.648.998.438,321 Lớp: K8 – QTKDTH C Chi phí NVL với biến động nhân tố 22.692.512.524,849 2.769.281.076,132 7.900.458.209,222 12.022.773.239,495 6.219.980.742,951 647.352.602,412 2.290.610.413,266 3.282.017.727,273 8.698.080.842,530 905.264.100,019 3.203.211.613,783 4.589.605.128,727 7.184.089.432 875.595.552 2.508.764.960 3.799.728.920 9.143.523.548,584 2.772.522.574,373 6.371.000.974,210 5.817.931.761,601 22.273.059.981,966 2.746.773.349 7.523.435.717 12.002.850.916 10.674.762.545,455 1.046.343.273 3.880.453.091 5.747.966.182 7.731.641.575,273 745.112.670,5 2.824.969.850 4.161.559.055 7.088.463.164,762 874.168.242,8 2.394.354.301 3.819.940.621 9.292.895.343,310 2.762.082.609 6.530.812.735 8.064.640.958,387  Trường ĐHKT & QTKD XM( Xỉ + Đá Xám) - Xi măng PCB30 - Xi măng PCB40 Vỏ bao - Xi măng PCB30 - Xi măng PCB40 Khóa luận tốt nghiệp 704.573.997,544 5.979.291.322,139 55.377.538.944 8.708.564.592 46.668.974.352 533.913.518,689 5.115.084.919,632 34.861.753.135,081 10.209.126.194,190 24.652.626.940,890 643.978.216,692 5.173.953.544,909 34.822.646.948,544 10.198.399.026,816 24.624.247.921,728 762.227.300,7 7.302.413.658 34.852.514.229,881 10.206.733.407 24.645.780.822 111.296.416.276,774 95.862.604.231,762 94.578.765.801,059 99.977.977.799,033 … TỔNG (Nguồn: theo tính toán tác giả) SV: Dương Thị Anh 71 Lớp: K8 – QTKDTH C  Trường ĐHKT & QTKD Khóa luận tốt nghiệp Xác định đối tượng phân tích: (đồng) (đồng) −15.433.812.045.011 (đồng) Các nhân tố ảnh hưởng xác định sau: Do ảnh hưởng nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất: (đồng) = 94.578.765.801,059 − 111.296.416.276,774 = −16.717.650.475,715 (đồng) Do ảnh hưởng nhân tố định mức tiêu hao NVL: (đồng) = 99.977.977.799,033 − 94.578.765.801,059 = 5.399.211.997,974 (đồng) Do ảnh hưởng nhân tố đơn giá NVL: (đồng) = 95.862.604.231,762 − 99.977.977.799,033 = −4.115.373.567,270 (đồng)  Tổng hợp ảnh hưởng ba nhân tố trên: = −16.717.650.475,715 + 5.399.211.997,974 + (−4.115.373.567,270)= −15.433.812.045.011 (đồng) NHẬN XÉT: Qua phân tích ta thấy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm so với kỳ kế hoạch −15.433.812.045.011 đồng, tác động nhân tố sau: Do ảnh hưởng nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm −16.717.650.475,715 đồng, SV: Dương Thị Anh 72 Lớp: K8 – QTKDTH C  Trường ĐHKT & QTKD Khóa luận tốt nghiệp Do định mức tiêu hao NVL tăng làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 5.399.211.997,974 đồng Do nhân tố đơn giá NVL giảm làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm 4.115.373.567,270 (đồng) DN cần nghiên cứu, xây dựng định mức tiêu hao NVL phù hợp với chi phí thấp Đồng thời DN phải ý đến chất lượng NVL cung ứng Có vậy, đảm bảo chất lượng SP sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng cao  Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Bảng 13: Chi phí nhân công trực tiếp công ty CP Xi măng Quán Triều năm 2014 Sản lượng sản xuất Đơn giá nhân công trực Sản phẩm (Tấn) tiếp (Đồng) Kế hoạch Thực Kế hoạch Thực Xi măng bao PCB 30 250.000 219.780 33.200 33.620 Xi măng bao PCB 40 30.600 40.140 45.500 45.458 Xi măng rời PCB30 128.000 107.308 22.300 22.069 Xi măng rời PCB40 270.400 433.660 24.400 24.423 Clinker 86.000 66.432 19.900 19.934 Tổng 765.000 867.320 (Nguồn: Phòng kế toán – thống kê – tài chính) Ta có bảng tính toán sau: SV: Dương Thị Anh 73 Lớp: K8 – QTKDTH C  Trường ĐHKT & QTKD Khóa luận tốt nghiệp Bảng 14: Số liệu tổng quát mức độ ảnh hưởng nhân tố tới chi phí nhân công trực tiếp Sản phẩm Xi măng bao PCB 30 Xi măng bao PCB 40 Xi măng rời PCB30 Xi măng rời PCB40 Clinker Tổng Mức độ ảnh hưởng nhân Tổng mức chi phí nhân công trực tiếp 8.300.000.000 1.392.300.000 2.854.400.000 6.597.760.000 1.711.400.000 20.855.860.00 tố 7.389.003.600 1.824.684.120 2.368.180.252 10.591.278.180 1.324.255.488 7.296.696.000 1.826.370.000 2.392.968.400 10.581.304.000 1.321.996.800 ( -1.003.304.000 434.070.000 -461.431.600 3.983.544.000 -389.403.200 23.497.401.640 23.419.335.200 2.563.475.200 92.307.600 -1.685.880 -24.788.148 9.974.180 2.258.688 78.066.440 (Nguồn: Theo tính toán tác giả) Cách 1: Sử dụng tổng mức chi phí nhân công trực tiếp Xác định đối tượng phân tích: Kỳ kế hoạch: (đồng) Kỳ thực hiện: (đồng) 20.855.860.000 = 2.641.541.640 (đồng) Mức độ ảnh hưởng nhân tố khối lượng sản phẩm: (đồng) Mức độ ảnh hưởng nhân tố đơn giá tiền lương: (đồng)  Tổng hợp mức độ ảnh hưởng nhân tố: (đồng) NHẬN XÉT: Qua bảng tính toán phân tích ta thấy, năm 2014 tổng chi phí nhân công trực tiếp tăng so với kỳ kế hoạch 2.641.541.640 đồng, ảnh hưởng nhân tố sau: Nhân tố khối lượng sản phẩm so với kỳ kế hoạch tăng, làm cho tổng chi phí nhân công trực tiếp tăng đồng Nhân tố đơn giá tiền lương tăng so với kế hoạch làm cho tổng chi phí nhân công trực tiếp tăng đồng Đây tín hiệu không tốt khâu dự báo công ty Công ty cần có biện pháp phù hợp nhằm vừa giảm chi phí đầu vào phải bỏ ra, vừa khuyến khích tinh thần làm việc công nhân SV: Dương Thị Anh 74 Lớp: K8 – QTKDTH C Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp Cách 2: Sử dụng chi phí nhân công trực tiếp bình quân Xác định đối tượng phân tích: Sử dụng phương pháp số để phân tích: (đồng) (đồng) (đồng) Số tương đối: 0,993 = 0,990 × 1,003 Số tuyệt đối:   ) 27.091,963 – 27.262,562 = (27.001,955 – 27.262,562) + (27.091,963 – 27.001,955) −170,599 = −260,608 + 90,009 NHẬN XÉT: Qua phân tích ta thấy, chi phí nhân công trực tiếp bình quân giảm so với kỳ kế hoạch 170,599 (đồng/tấn sản phẩm) tương ứng với tỷ lệ giảm 0,7% ảnh hưởng nhân tố: Do nhân tố cấu sản phẩm giảm làm cho chi phí nhân công trực tiếp bình quân giảm 260,608 (đồng/tấn sản phẩm) tương ứng với tỷ lệ giảm 1% Do nhân tố đơn giá tiền lương đơn vị sản phẩm thay đổi so với kỳ kế hoạch làm cho chi phí nhân công trực tiếp bình quân công ty tăng 90,009 (đồng/1 sản phẩm), tương ứng tăng 0,3% Qua phần phân tích nhận xét ta có kết luận: Năm 2014, công ty đã thực tương đối tốt việc điều chỉnh giảm tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản xuất đời sống công nhân ngày cao, phí công ty chi trả phải phù hợp phần bù đắp chi phí hàng ngày họ nhằm khuyến khích tinh thần làm việc lao động 2.4 Đánh giá chung công tác tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm công ty cổ phần xi măng Quán Triều – VVMI 2.4.1 Những kết công ty đạt Qua phân tích thực trạng tình hình tiết kiệm chi phí thực kế hoạch giá thành Công ty CP Xi măng Quán Triều, ta thấy Công ty đã bước hoàn thiện công tác quản lí chi phí thực giá thành kế hoạch ngày SV: Dương Thị Anh 75 Lớp: K8 – QTKDTH C Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp hiệu Do Công ty thành lập, tuổi đời nhỏ nên nhiều nguyên nhân chủ quan khách quan ảnh hưởng công tác hạ giá thành sản phẩm Công ty nỗ lực Công ty năm vừa qua đáng ghi nhận Trong năm 2014, Công ty thực quan tâm đến công tác hạ giá thành sản phẩm Từ công tác quản lý nguyên vật liệu đến công tác tiết kiệm chi phí có kế hoạch, rõ ràng Công ty quan tâm giáo dục đội ngũ lao động có ý thức tiết kiệm chi phí, tinh thần thi đua sáng tạo sản xuất Do đó, hầu hết sản phẩm có chi phí sản xuất liệu thấp dự toán Đây thành tích bật toàn thể cán bộ, công nhân viên công ty Góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trang thiết bị công ty đầu tư lớn với dây chuyền máy móc đại, công suất lớn để tạo sản phẩm có chất lượng cao mà chi phí thấp Điều làm cho suất lao động tăng lên, sản phẩm làm có chất lượng mẫu mã đồng đều, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu an toàn lao động Công ty xi măng Quán Triều đầu tư công nghệ tiên tiến Trung Quốc “Đốt đá vôi tận thu trình sản xuất than có chứa chất cháy”, nhà máy Việt Nam dùng loại đá vôi phí cho nguyên vật liệu đầu tư vào thấp mà chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Công tác quản lý công ty đã trọng hướng vào tiết kiệm khoản mục chi phí đặc biệt chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công chi phí sản xuất chung Bên cạnh đó, công tác lập dự toán chi phí thực dự toán chi phí quan tâm thực cách hiệu Công ty tạo môi trường làm việc động, thoải mái giúp nhân viên phát huy khả Đội ngũ lãnh đạo với bề dày kinh nghiệm, có tầm nhìn chiến lược, đạo sát công tác sản xuất kinh doanh Công ty có sách thưởng phạt nghiêm minh rõ ràng nhân viên điều tạo cho nhân viên cống hiến trung thành với Công ty 2.4.2 Những hạn chế nguyên nhân  Hạn chế Dù Công ty đã cố gắng công tác quản lí chi phí thực kế hoạch giá thành Công ty nhiều vấn đề cần phải khắc phục SV: Dương Thị Anh 76 Lớp: K8 – QTKDTH C Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp tương lai Điều đòi hỏi Công ty cần có giải pháp hữu hiệu kịp thời nhằm mang lại hiệu cao hoạt động SXKD - Trình độ quản lý, chuyên môn chưa đồng đều, số cán kinh nghiệm nên trình triển khai thực lúng túng dẫn đến việc phối hợp phòng ban đơn vị chưa hợp lý, chưa có gắn kết phần ảnh hưởng đến hiệu công việc toàn Công ty - Chất lượng nguyên liệu đá vôi đầu vào chưa thực ổn định gây khó khăn phối liệu sản xuất nhà máy - Công tác hạ giá thành sản phẩm tiết kiệm nữa, giá thành sản phẩm thực tế có thấp so với kế hoạch, số sản phẩm cần phải - hạ Một số chi phí khác tiền chưa thật rõ ràng Đây khoản phát sinh khó theo dõi nên cần có định mức cụ thể để xác định chi phí không hạch toán trực tiếp vào khoản chi phí có sẵn Điều làm hạn chế việc mua khai nhiều cán trực tiếp thu mua Những vấn đề tồn nêu đặt cho Công ty XMQT nhiệm vụ cấp bách việc định hướng công tác quản lí chi phí sản xuất kinh doanh để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho Công ty, nâng cao khả cạnh tranh mở rộng thị phần năm  Nguyên nhân - Trình độ quản lý, chuyên môn chưa đồng đều, số cán kinh nghiệm nên trình triển khai thực lúng túng dẫn đến việc phối hợp phòng ban đơn vị chưa hợp lý, chưa có gắn kết phần ảnh hưởng đến hiệu công việc toàn Công ty - Công ty non trẻ, việc sản xuất dần vào ổn định, mà việc giảm định mức nguyên vật liệu cần phải tiến hành bước từ từ, - nhằm giúp công ty đứng vững thị trường Công tác dự báo sản phẩm công ty nhiều hạn chế, khiến việc thực kế hoạch không sát nhau, dẫn đến lãng phí không cần - thiết Việc quản lý công ty chưa thực chặt chẽ, đặc biệt khâu thu mua nguyên vật liệu đầu vào, văn phòng phẩm khác SV: Dương Thị Anh 77 Lớp: K8 – QTKDTH C Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp Chương 3: Một số đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm công ty CP Xi măng Quán Triều – VVMI 3.1 Phương hướng phát triển công ty thời gian tới Hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế thị trường cạnh tranh gay gắt nay, doanh nghiệp phải tự tìm hướng đắn cho để thu lợi nhuận cao Trong năm qua, Công ty đã đạt thành tựu định bên cạnh thách thức mà Công ty cần phải giải kinh tế Trên sở kết đạt được, Công ty đã vạch cho kế hoạch tương lai như: • • Lợi nhuận sau thuế phải tăng 20% so với năm 2014 Hoàn thành tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất, đặc biệt gia tăng khoản tiết kiệm sản xuất quản lý • Bảo toàn phát triển nguồn vốn công ty • Đảm bảo đầy đủ việc làm chế độ lương thưởng hợp lý cho tất cán bộ, công nhân viên công ty 3.2 Các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm Qua trình nghiên cứu phân tích tình hình thực tế công tác quản lý – lập thực kế hoạch giá thành sản phẩm Công ty Để quản lý tốt chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm, trình SXKD đòi hỏi phải áp dụng đồng nhiều biện pháp, có phối hợp nhiều cấp, nhiều mặt toàn hoạt động công ty Song khả có hạn giới hạn đề tài, em xin nêu số biện pháp sau:  Phát triển nguồn nhân lực giảm chi phí nhân công Khi lên kế hoạch sản xuất cần xác định rõ khối lượng sản phẩm cần SX yêu cầu thời gian SX, từ xác định số lao động cần thiết, biết tình hình thừa thiếu để chủ động điều tiết, bố trí người, việc, tránh chồng chéo Với công việc đòi hỏi yêu cầu mặt kỹ thuật thiết phải người có tay nghề cao đảm nhiệm Ngược lại, công việc giản đơn khác lao động phổ thông làm SV: Dương Thị Anh 78 Lớp: K8 – QTKDTH C Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp Để khắc phục hạn chế lao động cần thực số biện pháp: - Có sách đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật nòng cốt lao động làm việc lâu năm công ty, có kế hoạch điều - động xuống phụ trách đội, tổ Ở phân xưởng sản xuất trực tiếp cần phải phân tổ, tổ có người phụ trách Sử dụng hình thức khen thưởng, kỷ luật tiền nhóm trưởng để gắn trách nhiệm họ việc điều hành lao động - tổ, tránh lãng phí mát vật liệu tự ý bỏ việc công nhân Luôn giám sát, đạo đảm bảo công nhân thực quy trình quy định sản xuất, đảm bảo ATLĐ tuyệt đối, tránh xảy tai nạn SX  Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu Trong giá thành SP, chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng từ 60 - 70% Bởi vậy, việc tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao có ý nghĩa quan trọng việc hạ thấp giá thành sản phẩm Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu Công ty cần nỗ lực phấn đấu tất mặt, khâu sau: - Tăng cường cải tiến máy móc, trang thiết bị theo hướng ngày đại, tận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật giới - Trong thiết kế kỹ thuật, phải có phương án sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, lựa chọn nguyên vật liệu có giá thành hạ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất - lượng Trong trình lập dự toán, phải xây dựng định mức nguyên vật liệu sở đơn giá Nhà nước phù hợp với thực tiễn, sát với giá thị trường nhằm hạn chế biến động tiêu cực Đồng thời trình SX, phải xác định - phương pháp cung ứng nguyên vật liệu thích hợp Coi trọng công tác bảo quản NVL, cần có giám sát chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, tránh gây lãng phí Thực chế độ khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích công tác tiết kiệm nguyên vật liệu đồng thời xử lý nghiêm túc vi phạm  Giảm bớt chi phí thiệt hại sản xuất SV: Dương Thị Anh 79 Lớp: K8 – QTKDTH C Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp Trong trình sản xuất xảy sản phẩm hư hỏng ngừng sản xuất dẫn đến lãng phí nhân lực, vật tư chi phí sản xuất bị nâng cao, phải sức giảm bớt chi phí Trong trình tiêu thụ sản phẩm giảm bớt khoản hao hụt có ý nghĩa tương tự Biện pháp giảm chi phí thiệt hại: - Giảm bớt số lượng sản phẩm hỏng, thực chế độ trách nhiệm vật chất sảy sản phẩm hỏng - Giảm tình trạng ngừng sản xuất cách cung cấp nguyên vật liệu đặn, chấp hành chế độ kiểm tra, sửa chữa máy móc kế hoạch, khắc phục tính thời vụ sản xuất  Tăng cường công tác quản lý khai thác TSCĐ Bất kể công ty SX Xi măng đòi hỏi công ty phải mua sắm tài sản cố định có giá trị lớn để tiết kiệm chi phí giảm giá thành sản phẩm đòi hỏi công ty phải quản lý khai thác tốt tài sản cố định Mỗi giai đoạn đòi hỏi máy móc thiết bị khác công ty đủ vốn để mua sắm hết máy móc thiết bị công ty thuê máy móc ngoài, máy móc thiết bị mà công ty đã đầu tư mua phải sử dụng cho hết khấu hao công suất Phải có sổ theo dõi TSCĐ cho phận tránh tình trạng tính nhiều lần cho TSCĐ tài sản đã khấu hao hết mà tính khấu hao Tận dụng tối đa công xuất máy móc thiết bị, phát huy khả có chúng để sản xuất nhiều sản phẩm Kết việc tận dụng công suất thiết bị khiến cho chi phí khấu hao số chi phí cố định khác giảm bớt đơn vị sản phẩm Để máy móc hoạt động hết công suất CBCNV nên áp dụng số biện pháp như: - Chấp hành định mức sử dụng thiết bị Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên - máy móc thiết bị Tổ chức sản xuất, tổ chức lao động phải cân lực sản xuất dây - chuyền sản xuất Khi công ty chưa có kế hoạch để sử dụng máy móc mà công ty khác cần ta cho thuê tránh tình trạng máy móc để không  Khắc phục khó khăn vốn dài hạn tạo điều kiện đầu tư SV: Dương Thị Anh 80 Lớp: K8 – QTKDTH C Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp Đối với công ty hoạt động ngành SX Xi măng đòi hỏi lượng vốn lớn lâu dài để khắc phục khó khăn lượng vốn dài hạn đòi hỏi công ty phải lựa chọn phương thức huy động vốn có hiệu như: * Từ nguồn vốn vay: - Đa dạng hoá kênh vay vốn nhằm tránh lệ thuộc vào số ngân hàng có thời kinh doanh đến - Đăng ký vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển - Đối với kế hoạch đầu tư vào dây truyền công nghệ thiết bị máy móc công ty nên trọng đến hình thức thuê tài tỏ có hiệu doanh nghiệp thiếu vốn * Từ nguồn vốn tự có: Công ty tăng tỷ trọng vốn tự có cách: - Tăng cường kinh doanh có hiệu nhằm tăng lợi nhuận ròng - Tiến hành cổ phần hoá dần số thành viên nhằm kêu gọi vốn từ bên đầu tư vào công ty - Tăng cường quản lý tài hiệu nhằm mục tiêu đầu tư khoản tiền nhàn rỗi từ quỹ, khoản vốn lưu động chưa cần đến vào chứng khoán ngắn hạn, dài hạn có lợi  Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý Doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận Biện pháp tích cực để tiết kiệm khoản chi tăng thêm sản lượng sản xuất tăng doanh thu tiêu thụ doanh nghiệp Ngoài ra, Công ty cần tổ chức máy quản lý gọn nhẹ, động, nâng cao hiệu hoạt động mà giảm thiểu khoản chi phí doanh nghiệp Đồng thời phải thường xuyên nâng cao lực quản lý cho đội ngũ cán công nhân viên Công ty, lực quản lý lãnh đạo chủ chốt Chi phí quản lý doanh nghiệp sử dụng có hiệu tiết kiệm góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận đơn vị sản phẩm kết hợp với số lượng sản phẩm tăng lên làm tổng lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên SV: Dương Thị Anh 81 Lớp: K8 – QTKDTH C Trường ĐHKT & QTKD  Khóa luận tốt nghiệp KẾT LUẬN Việc hội nhập mở cửa với kinh tế thị trường đã mang đến nhiều hội phát triển cho Việt Nam Mặt khác, mang lại không khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất nước Trong năm gần đây, suy thoái kinh tế Thế giới, kéo theo suy thoái kinh tế Việt Nam dẫn tới sản xuất trì trệ, tiêu dùng eo hẹp đã khiến không doanh nghiệp đứng bờ vực phá sản Đi vào sản xuất từ năm 2011, Công ty CP Xi măng Quán Triều - VVMI đã trở thành ba đơn vị sản xuất xi măng chủ lực địa bàn tỉnh Thái Nguyên Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, Xi măng Quán Triều đã gặp không khó khăn sản xuất kinh doanh ảnh hưởng nhiều đến đời sống CBCNVC - LĐ Nhưng đến nay, công ty đã tìm hướng đắn đưa công ty phát triển để đứng vững cạnh tranh với doanh nghiệp nước Công ty kết hợp nhiều biện pháp nhằm kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng sản phẩm mở rộng thị trường, để trì sản xuất, thu hút tiêu dùng, nên đến tháng 9/2014 công ty bắt đầu có tín hiệu mừng, tiền lương đời sống công nhân lao động cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh nhà máy ngày ổn định Hy vọng năm tới, với nỗ lực toàn thể CBCNV Công ty Xi măng Quán Triều ngày phát triển vững mạnh Sau thời gian thực tập công ty CP xi măng Quán Triều - VVMI, em đã mạnh dạn đưa số ý kiến đóng góp Tuy nhiên, thời gian thực tập ngắn trình độ thân có hạn chế nên không tránh khỏi sai sót khiếm khuyết định Vì vậy, em mong nhận đóng góp ý kiến, giúp đỡ thầy cô giáo báo cáo em hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn! SV: Dương Thị Anh 82 Lớp: K8 – QTKDTH C

Ngày đăng: 02/09/2016, 18:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • TÓM TẮT KHÓA LUẬN

    • Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ

    • 1.1.3. Đối tựơng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành.

    • Bảng 8: Một số sản phẩm để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000 đồng của công ty CP xi măng Quán Triều.

    • 2.4. Đánh giá chung về công tác tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm của công ty cổ phần xi măng Quán Triều – VVMI.

    • 2.4.1. Những kết quả công ty đã đạt được.

    • 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

    • Hạn chế

    • - Chất lượng nguyên liệu đá vôi đầu vào còn chưa thực sự ổn định gây khó khăn trong phối liệu sản xuất của nhà máy.

    • Công tác hạ giá thành sản phẩm còn có thể tiết kiệm được nữa, giá thành sản phẩm thực tế tuy có thấp hơn so với kế hoạch, nhưng đối với một số sản phẩm cần phải hạ hơn nữa.

      • Phát triển nguồn nhân lực giảm chi phí nhân công

      • Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu

      • Tăng cường công tác quản lý và khai thác TSCĐ

      • Khắc phục khó khăn về vốn dài hạn tạo điều kiện đầu tư

      • Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan