Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại mỏ sắt trại cau công ty cổ phần gang thép thái nguyên

126 339 2
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất  và tính giá thành sản phẩm tại mỏ sắt trại cau   công ty cổ phần gang thép thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Mỏ sắt Trại Cau – Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Giảng viên hướng dẫn: Họ và tên sinh viên: Mã số sinh viên: Lớp: THÁI NGUYÊN NĂM 2011 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp này do chính em thực hiện, các số liệu, tài liệu sử dụng trong bài khóa luận này được thu thập từ nguồn thực tế được công bố trên các sổ sách, báo cáo tài chính của Mỏ sắt Trại Cau – Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Và các giải pháp là của bản thân em rút ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tế thực tập tại Mỏ sắt Trại Cau. Sinh viên Hà Thị Bích LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp, em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của tập thể các thầy cô Bộ môn Kế toán doanh nghiệp. Nhân dịp này em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo: Th.s Nguyễn Thị Kim Huyền – Khoa Kinh tế công nghiệp – Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp, tuy luôn bận rộn với công việc và gia đình song cô vẫn dành cho em sự quan tâm nhiệt tình trong quá trình em thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp, tập thể thầy cô giáo Khoa Kinh tế công nghiệp, những người đã dạy dỗ, giúp đỡ và chỉ bảo em trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô Lê Thị Mai Hương và các cô chú phòng Kế toán Mỏ sắt Trại Cau đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này. Những lời cảm ơn sau cùng dành cho ba mẹ, anh chị và các em trong gia đình đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để con hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Ngày 17 tháng 11 năm 2011 Sinh viên Hà Thị Bích DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN STT NỘI DUNG VIẾT TẮT KÝ HIỆU 1 Sản xuất SX 2 Kinh doanh KD 3 Doanh nghiệp DN 4 Tài khoản TK 5 Nguyên vật liệu NVL 6 Công cụ dụng cụ CCDC 7 Tài sản cố định TSCĐ 8 Bảo hiểm xã hội BHXH 9 Bảo hiểm y tế BHYT 10 Kinh phí công đoàn KPCĐ 11 Bảo hiểm thất nghiệp BHTN 12 Nguyên liệu NL 13 Vật liệu VL 14 Kế hoạch KH 15 Công nhân viên chức CNVC 16 Giá trị gia tăng GTGT 17 Sản lượng SL 18 Chất lượng cao CLC 19 Chi phí bán hàng CPBH 20 Chi phí quản lý CPQL 21 Cán bộ công nhân viên CB CNV 22 Sản phẩm SP 23 Thành phẩm TP 24 Phân bổ PB 25 Ngân hàng NH 26 Vốn lưu động VLĐ DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ STT NỘI DUNG TRANG 1 Sơ đồ 1.1: Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo PP KKTX 17 2 Sơ đồ 1.2: Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo PP KKTX 18 3 Sơ đồ 1.3: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung theo PP KKTX 20 4 Sơ đồ 1.4: Phương pháp hạch toán chi phí NVL trực tiếp theo PP KKĐK 23 5 Sơ đồ 1.5: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và giá thành theo PP KKTX 26 6 Sơ đồ 1.6: Phương pháp hạch toán giá thành sản xuất 27 7 Sơ đồ 2.2: Công nghệ tuyển quặng tại Phân xưởng Tuyển khoáng 42 8 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức quản lý của Mỏ 43 9 Sơ đồ 2.5: Quy trình ghi sổ kế toán trên máy vi tính 48 10 Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu lao động Mỏ sắt Trại Cau 49 11 Bảng 2.2: Thống kê chất lượng công nhân trực tiếp 50 12 Bảng 2.3: Thống kê chất lượng đội ngũ công nhân viên 52 13 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu chủ yếu của Mỏ sắt Trại Cau – Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên 54 14 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ luân chuyển chứng từ phiếu xuất kho 60 15 Biểu 3.1: Phiếu xuất kho 61 16 Biểu 3.2: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 62 17 Biểu 3.3: Chi phí điện năng tháng 6 năm 2011 63 18 Biểu 3.4: Bảng phân bổ vật liệu 64 19 Biểu 3.5: Sổ cái TK 621 65 20 Biểu 3.6: Giấy đề nghị chi tiền mặt 67 21 Biểu 3.7: Bảng chấm công 68 22 Biểu 3.8: Đơn giá tiền lương một số sản phẩm 69 23 Biểu 3.9: Giấy đề nghị chi tiền mặt 70 24 Biểu 3.10: Bảng thanh toán lương 72 25 Biểu 3.11: Bảng thanh toán lương 73 26 Biểu 3.12: Tổng hợp lương quyết toán tháng 6 năm 2011 74 27 Biểu 3.13: Tờ trình đề nghị nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc 76 28 Biểu 3.14: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 77 29 Biểu 3.15: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 622 79 30 Biểu 3.16: Sổ cái TK 622 80 31 Biểu 3.17: Bảng chấm công 83 32 Biểu 3.18: Bảng thanh toán lương 85 33 Biểu 3.19: Giấy đề nghị tạm ứng 86 34 Biểu 3.20: Bảng tổng hợp quyết toán ăn ca 87 35 Biểu 3.21: Phiếu khác 1 87 36 Biểu 3.22: Phiếu xuất kho 88 37 Biểu 3.23: Phiếu xuất kho 89 38 Biểu 3.24: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ 90 39 Biểu 3.25: Phiếu khác 8 – Thuế tài nguyên 91 40 Biểu 3.26: Phiếu khác 2 92 41 Biểu 3.27: Bảng tổng hợp quyết toán về bồi dưỡng độc hại 92 42 Biểu 3.28: Bảng kê chi phí theo khoản mục 93 43 Biểu 3.29: Biên bản nghiệm thu công việc đã hoàn thành 94 44 Biểu 3.30: Bảng tổng hợp chi phí chung 95 45 Biểu 3.31: Sổ chi phí sản suất kinh doanh TK 627 96 46 Biểu 3.32: Nhật ký chung 97 47 Biểu 3.33: Sổ cái TK 627 98 48 Biểu 3.34: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154 100 49 Biểu 3.35: Sổ cái TK 154 101 50 Biểu 3.36: Bảng tính giá thành và các nhân tố tăng giảm giá thành tháng 6 năm 2011 104 51 Biểu 3.37: Bảng tính giá thành và các nhân tố tăng giảm giá thành tháng 5 năm 2011 106 52 Biểu 3.38: Bảng tính giá thành và các nhân tố tăng giảm giá thành tháng 4 năm 2011 107 53 Biểu 3.39: Tính giá thành thực tế tháng 4, 5, 6 – 2011 109 54 Phụ lục 3.1: Hóa đơn GTGT 124 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước như hiện nay, các Doanh nghiệp phải chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này đã đặt ra cho các Doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi mới nhằm đáp ứng kịp thời với những thay đổi để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển. Cho nên vấn đề thông tin đối với mỗi doanh nghiệp không chỉ là thông tin về thị trường, mà hơn hết họ phải biết rõ về bản thân mình, đặc biệt là thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới ra được quyết định chính xác, kịp thời, mới quản lý chặt chẽ chi phí và có biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Thực tế cho thấy để đứng vững, thắng thế trên thị trường, chủ doanh nghiệp phải có những đối sách thích hợp mà một trong những điều kiện tiên quyết đó là quan tâm đặc biệt tới công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nếu như việc tổ chức và huy động các nguồn vốn kịp thời, việc quản lý, phân phối sử dụng các nguồn vốn hợp lý là tiền đề đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thì việc tập hợp chi phí và tính đúng giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong trong công tác quản lý chi phí, hạ giá thành, mặt khác tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có biện pháp hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng để sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận và có sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loaị của các doanh nghiệp khác. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần quan trọng của kế toán, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp nói riêng cũng như quản lý vĩ mô của Nhà nước nói chung. Để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả. Công tác kế toán được sử dụng như một công cụ đắc lực với chức năng thông tin kiểm tra và đánh giá. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Mỏ sắt Trại Cau Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên có một ý nghĩa quan trọng, qua đó có thể tìm ra những phương hướng mang tính đề suất và những biện pháp khả thi nhằm nâng cao hơn nữa công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Mỏ sắt Trại Cau. Với ý nghĩa trên sự cần thiết trong việc nghiên cứu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề quan trọng có tác dụng đến việc tồn tại của Doanh nghiệp. Căn cứ vào các luận điểm trên em đã tập trung tìm hiểu “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Mỏ sắt Trại Cau Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trình bày một cách có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản áp dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Đi sâu tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Mỏ sắt Trại Cau Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã tìm hiểu, đưa ra một số ý kiến khắc phục những tồn tại và góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Mỏ sắt Trại Cau. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi nghiên cứu về nội dung Khóa luận tốt nghiệp được viết dựa trên việc tìm hiểu công tác kế toán tại Mỏ sắt Trại Cau Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Mỏ sắt Trại Cau. 3.2. Phạm vi về thời gian Số liệu và tài liệu phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp là số liệu, tài liệu của các năm 2009, 2010 và 2011. 3.3. Phạm vi về không gian Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu tại Mỏ sắt Trại Cau Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập số liệu và số học: Căn cứ vào những chứng từ thực tế phát sinh nghiệp vụ kinh tế đã đựơc kế toán tập hợp vào sổ sách kế toán và kiểm tra tính chính xác, tính phù hợp, tính hợp pháp của các chứng từ. Phương pháp so sánh: căn cứ vào những số liệu và chỉ tiêu so sánh từ đó đưa ra những kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích: phương pháp này áp dụng việc tính toán, so sánh số liệu của các phương pháp nêu trên để phân tích những khác biệt giữa lý luận và thực tiễn từ đó rút ra những kết luận thích hợp. Chọn mẫu nghiên cứu: Căn cứ vào các số liệu thu thập được kế toán chọn ra các số liệu cần thiết liên quan đến nội dung đề tài để tiến hành nghiên cứu. Phương pháp hạch toán kế toán (phương pháp chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo kế toán…). 5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận tốt nghiệp gồm 4 chương: Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chương 2: Khái quát chung về Mỏ sắt Trại Cau Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Chương 3: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Mỏ sắt Trại Cau Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Mỏ sắt Trại Cau Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. 1 – 116 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí… trong quá trình kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải phân loại chi phí sản xuất. Xuất phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo những mục đích khác nhau. Thông thường chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức sau đây: a. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí  Đặc điểm Dựa vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu, ở lĩnh vực hoạt động nào và mục đích hoặc tác dụng của chi phí như thế nào. Cách phân loại này còn được gọi là phân loại chi phí theo yếu tố.  Nội dung: Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành: Chi phí nguyên liệu, vật liệu. Chi phí nhân công. Chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí khác bằng tiền.  Ý nghĩa Cho biết nội dung, kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau. Cung cấp tài liệu để tính và tổng hợp thu nhập quốc dân. b. Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế  Đặc điểm Dựa vào mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp, căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí trong sản xuất để chia chi phí thành các khoản mục khác nhau, mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào.  Nội dung b1. Chi phí hoạt động kinh doanh thông thường Chi phí sản xuất kinh doanh + Chi phí sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Loại chi phí này bao gồm các khoản mục chi phí sau: Chi phí NVL trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí SX chung. + Chi phí nhân viên phân xưởng. + Chi phí vật liệu. + Chi phí dụng cụ SX. + Chi phí khấu hao TSCĐ. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí bằng tiền. + Chi phí ngoài sản xuất: + Chi phí bán hàng. + Chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính: Là những chi phí và các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động về vốn như: Chi phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí liên quan đến cho vay vốn, lỗ liên doanh… b2. Chi phí khác Là các chi phí và các khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ bất thường mà doanh nghiệp không thể dự kiến trước được như: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, các khoản phạt, truy thu thuế…  Ý nghĩa Có tác dụng trong việc quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho việc tính toán, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Làm cơ sở lập định mức chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ  Đặc điểm Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ để chia chi phí sản xuất kinh doanh thành chi phí khả biến và chi phí bất biến.  Nội dung Chi phí khả biến (biến phí): Là những khoản mục chi phí có mối quan hệ tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm SX trong kỳ. Chi phí khả biến thường bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung khả biến… Chi phí bất biến (định phí): Là những khoản chi phí không biến động khi mức hoạt động của sản xuất hay khối lượng sản phẩm sản xuất, công việc, lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ thay đổi. Chi phí bất biến thường bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thuê tài sản, chi phí quảng cáo…  Ý nghĩa Giúp nhà quản trị trong việc phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận, phân tích điểm hòa vốn để phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý cần thiết nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả kinh doanh. d. Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí  Nội dung Chi phí trực tiếp: Là những khoản mục chi phí có quan hệ trực tiếp với việc sản xuất một loại sản phẩm hay một công việc nhất định. Những khoản chi phí này kế toán có thể căn cứ vào số liệu chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí. Chi phí gián tiếp: Là những khoản mục chi phí có liên quan cùng một lúc đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc, nhiều đối tượng khác nhau. Những khoản chi phí này kế toán phải tiến hành tổng hợp và phân bổ cho những đối tượng có liên quan theo những tiêu thức phân bổ thích hợp.  Ý nghĩa Cách phân loại có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng một cách đúng đắn và hợp lý. e. Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành của chi phí  Nội dung Chi phí đơn nhất: Là những khoản chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như nguyên liệu, vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương của công nhân sản xuất… Chi phí tổng hợp: Là những khoản chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng…  Ý nghĩa Cách phân loại này sẽ giúp nhà quản trị nhận thức vị trí của từng loại chi phí trong việc hình thành sản phẩm, từ đó tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp với từng loại… 1.1.2. Giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất cho một khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ dịch vụ) do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành. Hoặc giá thành sản phẩm sản xuất được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. 1 – 118 1.1.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm a. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm chia làm 3 loại: Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí SX kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của DN thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình SX chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của DN, là căn cứ để so sánh phân loại đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của DN. Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của DN, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong SX, qua đó đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà DN đã thực hiện trong quá trình SX nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh. Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí SX thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã phát sinh SX ra trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá thành sản phẩm thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của DN trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế tổ chức kỹ thuật và công nghệ để thực hiện quá trình SX sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động của SXKD trong kỳ của DN, từ đó xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước cũng như với các bên có liên quan. b. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán Theo cách phân loại này giá thành SX được chia làm 2 loại: Giá thành sản xuất sản phẩm hay còn gọi là giá thành công xưởng: Giá thành SX của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất như: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SX chung tính cho những sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã hoàn thành, giá thành SX của sản phẩm được sử dụng ghi sổ của sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Giá thành SX của sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm, xác định giá vốn hàng xuất bán và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành SX tính cho khối lượng sản phẩm tiêu thụ cộng chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để tính toán, xác định lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất. Giống nhau: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giống nhau về chất vì chúng đều biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và những chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất sản phẩm. Khác nhau: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về lượng. Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí chi ra để tiến hành sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định, không phân biệt là dùng cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa. Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ. Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí còn giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ đã sản xuất hoàn thành. Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng mà lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Tuy nhiên giữa hai khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành của sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm hạ hoặc cao, quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất. 1.1.4. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành thích hợp. Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu, thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định. Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cho lãnh đạo doanh nghiệp, đồng thời tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, cũng như tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng, đề xuất biện pháp thích hợp để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. 1.1.5. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 1.1.5.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất a. Khái niệm, ý nghĩa đối tượng kế toán chi phí sản xuất  Khái niệm đối tượng kế toán chi phí sản xuất Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và yêu cầu tínhgiá thành sản phẩm.  Ý nghĩa của đối tượng kế toán chi phí sản xuất Xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất, đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định có tác dụng tăng cường quản lý chi phí sản xuất, phục vụ công tác tính giá thành kịp thời và chính xác. b. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ kế toán theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định.  Phương pháp trực tiếp Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt. Nội dung phương pháp: Kế toán phải tổ chức công tác ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng, qua đó tập hợp số liệu trên các chứng từ kế toán và tiến hành ghi trực tiếp và các tài khoản kế toán có liên quan, chi tiết theo từng đối tượng.  Phương pháp gián tiếp Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và không thể tổ chức ghi chép ban đầu riêng theo từng đối tượng. Nội dung phương pháp: Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất từng đối tượng có liên quan, kế toán phải tiến hành các bước công việc sau: Tổ chức ghi chép ban đầu (ghi chứng từ gốc) các chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng, theo từng địa điểm phát sinh chi phí, từ đó tổng hợp số liệu trên chứng từ kế toán theo địa điểm phát sinh chi phí. Chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp với từng loại chi phí để tính toán phân bổ chi phí sản xuất đã tổng hợp cho các đối tượng có liên quan. Tính chi phí sản xuất cho từng đối tượng có liên quan theo công thức sau: C =  T Trong đó: C : là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i. : tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ. : là tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ. T : là đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i. 1.1.5.2. Đối tượng tính giá thành a. Khái niệm đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành cần phải được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. b. Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành Dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất: + Nếu tổ chứa sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là một đối tượng tính giá thành. + Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loại thì từng loại sản phẩm là đối tượng tính giá thành. + Nếu tổ chức sản xuất nhiều, với khối lượng lớn thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ: + Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. + Nếu quy trình công nghệ sản xuất là phức tạp, kiểu chế biến liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ chế biến cuối cùng, cũng có thể là các loại nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ sản xuất sản phẩm. + Nếu quy trình công nghệ sản xuất là phức tạp, kiểu chế biến song song thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, hoặc từng bộ phận, từng chi tiết. c. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành đã xác định. + Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn và xen kẽ liên tục, thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối mỗi tháng. + Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc, hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng của khách hàng, chu kỳ sản xuất sản phẩm dài, sản phẩm hoặc loại sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm hoặc loại sản phẩm đó, thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất, sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành. 1.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.2.1. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Tài khoản sử dụng Để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng tài khoản 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Nội dung và kết cấu của TK 621: TK 621 – Chi phí NLVL trực tiếp SPS: Trị giá thực tế NLVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động SX sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán. SPS: Kết chuyển trị giá NLVL thực tế sử dụng cho SXKD trong kỳ sang TK 154 – Chi phí SXKD dở dang và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Kết chuyển chi phí NLVL trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 – Giá vốn hàng bán. Trị giá NLVL trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho. Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có b. Phương pháp hạch toán Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo PP KKTX 621 Chi phí NVL trực tiếp 152 154 Xuất kho NVL dùng trực tiếp cho Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVL SX sản phẩm thực hiện dịch vụ trực tiếp sang TK 154 111, 112, 331… 152 Mua NVL dùng ngay vào SX NVL thừa dùng không hết nhập sản phẩm, thực hiện dịch vụ lại kho 133 632 Phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường 1.2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a. Tài khoản sử dụng Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Nội dung và kết cấu của TK 622: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp SPS: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ. SPS: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 – Chi phí SXKD dở dang. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 – Giá vốn hàng bán. Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có b. Phương pháp hạch toán Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2. Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo PP KKTX 622 – Chi phí nhân công trực tiếp 334 154 Tiền lương phải trả công nhân Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân trực tiếp SX sản phẩm, thực hiện công trực tiếp sang TK 154 dịch vụ 335 Tiền lương nghỉ Trích trước tiền phép phải trả lương nghỉ phép cho công nhân của công nhân SX 338 632 Tính BHXH, BHYT, BHTN KPCĐ Phần chi phí nhân công trực tiếp cho công nhân SX thực hiện dịch vụ vượt trên mức bình thường 1.2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung a. Tài khoản sử dụng Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung. Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung được mở 6 tài khoản cấp hai: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 6272: Chi phí vật liệu. TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Nội dung và kết cấu của TK 627: TK 627 – Chi phí sản xuất chung SPS: Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. SPS: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giám vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường. Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang. Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có b. Phương pháp hạch toán Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung theo PP KKTX 627 – Chi phí SX chung 334, 338 154 Chi phí nhân viên phân xưởng Cuối kỳ, kết chuyển chi phí SX chung vào giá thành sản phẩm dịch vụ (chi phí SX chung cố định phân 152, 153, 142, 242 bổ vào giá thành sản phẩm theo Chi phí vật liệu, dụng cụ SX mức công suất bình thường) 214 632 Chi phí khấu hao TSCĐ Khoản chi phí SX chung cố định không phân bổ vào giá thành SX, 111, 112, 312, 331 được ghi nhận vào giá vốn hàng bán Chi phí dịch vụ mua ngoài 133 111, 112 Các khoản thu giảm chi Thuế GTGT 111, 112 Chi phí bằng tiền khác 1.2.1.4. Các khoản thiệt hại trong sản xuất a. Thiệt hại về sản phẩm hỏng  Khái niệm Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng về đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng. Tùy theo mức độ hơ hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại: + Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: là những sản phẩm có thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật và việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế. + Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: là những sản phẩm không sửa được nếu xét về mặt kỹ thuật hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế. Cả hai loại sản phẩm hỏng trên được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. + Sản phẩm hỏng trong định mức: là những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ phát sinh trong quá trình sản xuất. Đây là những sản phẩm hỏng được xem là không tránh khỏi trong quá trình sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này được coi là chi phí sản xuất chính phẩm. + Sản phẩm hỏng ngoài định mức: là những sản phẩm nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do những nguyên nhân bất thường, không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được tính vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ. Sau khi trừ đi phần phế liệu thu hồi, bồi thường nếu có thì thiệt hại thực sẽ được tính vào giá vốn hàng bán hay chi phí hoạt động khác hoặc trừ vào quỹ dự phòng tài chính.  Chứng từ kế toán Biên bản kiểm kê sản phẩm hỏng , phiếu chi, phiếu kho…  Tài khoản sử dụng Tài khoản 621, TK 622, TK 627, TK 138…  Phương pháp hạch toán Đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: + Khi phát sinh chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng: Nợ TK 621, 622, 627. Có TK 152, 153, 112, 334, 338… + Cuối kỳ kết chuyển chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng: Nợ TK 154. Có TK 621, 622, 627. + Khi có quyết định xử lý: Nợ TK 138, 334 (bắt công nhân bồi thường). Có TK 154. Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được: + Căn cứ vào quyết định xử lý: Nợ TK 152 (phế iệu thu hồi nhập kho). Nợ TK 138, 334 (bắt công nhân bồi thường). Nợ TK 632 (tính vào giá vốn). Có TK 154. b. Thiệt hại về ngừng sản xuất  Khái niệm Do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động như: tiền công lao động, tiền khấu hao TSCĐ, chi phí lãi vay… Những khoản chi ra trong thời gian ngừng sản xuất được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Đối với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch thì kế toán theo dõi trên tài khoản 335. Còn đối với thiệt hại ngoài dự kiến thì hạch toán tương tự như khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức (có nghĩa là có thể trừ vào giá vốn, chi phí khác hoặc quỹ dự phòng tài chính…).  Chứng từ kế toán Phiếu ngừng việc, biên bản người gây ngừng việc…  Tài khoản sử dụng Tài khoản 112, 111, 335, 142, 622, 627…  Phương pháp hạch toán Nếu ngừng sản xuất (mang tính chất thời vụ). + Khi trích trước chi phí thiệt hại ngừng sản xuất: Nợ TK 621, 622, 627. Có TK 335. + Thực tế chi phí thiệt hại ngừng sản xuất phát sinh: Nợ TK 335. Có TK 111, 112, 334, 338… Nếu chi phí thực tế lớn hơn chi phí trích trước: Nợ TK 622, 627, 642… Có TK 111, 112, 334… Nếu chi phí thực tế nhỏ hơn chi phí trích trước. Nợ TK 335. Có TK 622, 627, 642. Nếu ngừng sản xuất do thiên tai, bão lũ (ngoài dự kiến)… + Khi phát sinh chi phí trích trước. Nợ TK 142. Có TK 111, 112, 152, 334… + Định kỳ phân bổ: Nợ TK 138, 632. Có TK 142. 1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Tài khoản sử dụng Tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên, để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Kết cấu: TK 621 – Chi phí NLVL trực tiếp SPS: Trị giá thực tế NLVL xuất dùng cho hoạt động SXKD trong kỳ. SPS: Kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm dịch vụ, lao vụ. Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có b. Phương pháp hạch toán Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.4. Phương pháp hạch toán chi phí NVL trực tiếp theo PP KKĐK TK 331, 111, 112, 411… TK 6111 TK 621 TK 631 Giá trị vật liệu Giá trị NVL dùng Kết chuyển chi phí tăng trong kỳ trực tiếp chế tạo sp NVL trực tiếp TK 133 Thuế GTGT khấu trừ TK 151, 152 Kết chuyển giá trị VL chưa dùng đầu kỳ Giá trị vật liệu tồn cuối kỳ 1.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Về chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 631 theo từng đối tượng: Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất. Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. 1.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào tài khoản 627 và được chi tiết theo các tài khoản tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được phân bổ vào tài khoản 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành: Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất. Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung. 1.3. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 1.3.1.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên a. Tài khoản sử dụng Để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất dùng cho hoạt động sản xuất trong hoanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Nội dung và kết cấu của TK 154: TK 154 – Chi phí SXKD dở dang DĐK: Chi phí SXKD dở dang ĐK SPS: Chi phí NLVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sử dụng máy thi công, CP SX chung phát sinh trong kỳ liên quan đến SXSP và chi phí thực hiện dịch vụ. Chi phí NLVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sử dụng máy thi công, CP SX chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành SP xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ. SPS: Giá thành sản xuất thực tế của SP đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán. Giá thành SX SP xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ, hoặc bàn giao cho đơn vị thầu chính xây lắp, hoặc giá thành SP xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ. Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ hoàn thành cung cấp cho khách hàng. Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá SP hỏng không sửa chữa được. Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá SP hỏng không sửa chữa được. Trị giá NLVL, hàng hóa gia công xong nhập kho. Phản ánh chi phí NVL, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Đối với đơn vị SX theo đơn đặt hàng, hoặc đơn vị có chu kỳ SX SP dài mà hàng kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí SX chung cố định vào TK 154, đến khi SP hoàn thành mới xác định được chi phí SX chung cố định không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Nợ TK 632Có TK 154). Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có DCK: Chi phí SXKD dở dang CK. b. Phương pháp hạch toán Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.5. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và giá thành theo PP KKTX 154 – Chi phí SX KD dở dang 621 152, 156 Phân bổ, kết chuyển chi phí NVL Hàng hoá, vật liệu gia công chế trực tiếp biến hoàn thành nhập kho 622 155 632 Phân bổ, kết chuyển chi phí nhân Sản phẩm hoàn Xuất bán công trực tiếp thành nhập kho thành phẩm 627 Sản phẩm, dịch vụ hoàn thành tiêu thụ ngay Phân bổ kết chuyển chi phí SX chung vào giá thành sản phẩm Khoản chi phí SX chung cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm, được ghi nhận vào giá vốn hàng bán 1.3.1.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ a. Tài khoản sử dụng Để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất dùng cho hoạt động sản xuất trong hoanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ kế toán sử dụng tài khoản 631 – Giá thành sản xuất Nội dung và kết cấu của TK 631: TK 631 – Giá thành sản xuất SPS: Chi phí SXKD dịch vụ dở dang đầu kỳ. Chi phí SXKD dịch vụ phát sinh trong kỳ. SPS: Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632 – Giá vốn hàng bán. Chi phí SXKD dịch vụ dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 – Chi phí SXKD dở dang. Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có b. Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.6. Phương pháp hạch toán giá thành sản xuất TK 154 TK 631 TK 611, 138, 811 Kết chuyển chi phí SXKD Phát sinh sản phẩm hỏng dở dang đầu kỳ không sửa chữa được TK621, 632 TK 632 Kết chuyển CPNVLTT Giá trị SP SX hoàn thành sử dụng trong kỳ TK 622 TK 154 Kết chuyển CPNCTT Cuối kỳ kc sang chi phí sản sử dụng trong kỳ xuất kinh doanh dở dang TK 627 Kết chuyển chi phí SXC sử dụng trong kỳ 1.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.3.2.1. Khái niệm Sản phẩm dở dang là những sản phẩm, công việc chưa hoàn thành, còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ. 1.3.2.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang a. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên liệu, vật liệu chính Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí NLVL chính, còn các chi phí khác tính cả cho thành phẩm. Công thức tính: = +  + Trong đó: và là chi phí NLVL chính trực tiếp của SP dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. là chi phí NLVL chính trực tiếp phát sinh trong kỳ. và là sản lượng thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ SX sản phẩm phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn quy trình công nghệ SX kế tiếp nhau thì chi phí SX sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí NVL trục tiếp, còn chi phí SX sản phẩm dở dang ở các giai đoạn sau phải tính theo giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang. Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít. Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì chỉ tính có một khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. Điều kiện áp dụng: Thích hợp trong trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ. b. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cả cho thành phẩm chịu. Nếu chi phí NVL phụ trực tiếp đưa vào quá trình sản xuất một lần, ngay từ đầu thì sản phẩm dở dang cuối kỳ tính theo công thức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NLVL chính như sau: = +  + Trong đó: và là chi phí NLVL trực tiếp của SP dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. là chi phí NLVL trực tiếp phát sinh trong kỳ. và là sản lượng thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trường hợp chi phí VL phụ trực tiếp bỏ dần vào quá trình sản xuất : + Chi phí NLVL chính trực tiếp áp dụng theo công thức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NLVL chính: = +  + Trong đó: và là chi phí NLVL chính trực tiếp của SP dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. là chi phí NLVL chính trực tiếp phát sinh trong kỳ. và là sản lượng thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ. + Chi phí VL phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất nên mức độ sản phẩm hoàn thành tới đâu thì VL phụ bỏ dần tới đó, công thức tính: = +  + =  % HT Trong đó: : Là khối lượng sản phẩm dở dang đã quy đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành. % HT: Là tỷ lệ chế biến hoàn thành. Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp kiểu chế biến liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ sau phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang. Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít. Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì chỉ tính có một khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. Điều kiện áp dụng: Thích hợp trong trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ. c. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này,căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến hoàn thành của chúng, để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang và khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó lần lượt tính từng khoản chi phí SX cho sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: + Đối với chi phí SX bỏ vào một lần ngay từ đầu quá trình SX như chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí NVL chính trực tiếp SX thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: = +  + + Đối với các chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì đánh giá sản phẩm dở dang theo công thức sau: = +  + Đối với DN có quy trình chế biến phức tạp kiểu chế biến liên tục thì các khoản mục chi phí của giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau tính cho giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của giai đoạn sau theo thì áp dụng theo công thức như đối với các chi phí bỏ vào quá trình sản xuất một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ. Ưu điểm: Kết quả tính toán có mức độ chính xác hợp lý cao hơn, vì sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính toán đầy đủ các khoản mục chi phí. Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian, khi kiểm kê sản phẩm dở dang cần phải xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng bước công nghệ, công việc này khá phức tạp. Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này thường phải lập các bảng tính sãn để công việc tính toán được nhanh chóng hơn. Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp sản xuất những loại sản phẩm có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất không lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ. d. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn SX và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn SX cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm. Nếu chi phí NLVL phụ bỏ một lần từ đầu vào quá trình sản xuất: + Chi phí NLVL trực tiếp trong sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính toán theo công thức: =  Định mức chi phí NVL trực tiếp + Chi phí chế biến (CP nhân công trực tiếp và CP SX chung) trong sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính toán theo công thức: =  Định mức chi phí chế biến Nếu chi phí NLVL phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất theo mức độ chế biến: + Chi phí NLVL chính trực tiếp trong sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính toán theo công thức: =  Định mức chi phí NVL trực tiếp + Chi phí chế biến (CP NLVL phụ, CP nhân công trực tiếp và CP SX chung) trong sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính toán theo công thức: =  Định mức chi phí chế biến Ưu điểm: Công việc tính toán nhanh vì có thể tính được các bảng tính sẵn chi phí dở dang ở từng giai đoạn. Nhược điểm: Kết quả tính toán không chính xác bằng các phương pháp dựa vào chi phí SX trực tiếp. Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được đầy đủ các định mức chi phí, công tác định mức đã đi vào nề nếp và đảm bảo tính khoa học. 1.3.2.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm a. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp) Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ SX giản đơn khép kín, tổ chức SX nhiều, chu kỳ SX ngắn xen kẽ liên tục. Đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp CP SX. Kỳ tính giá thành là định kỳ hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo. Ví dụ : Tính giá thành điện, nước, bánh kẹo, than, quặng kim loại… Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định với đầu kỳ, cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Trên cơ sở số liệu chi phí SX đã tập hợp trong kỳ và chi phí sản phẩm dở dang đã xác định. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành cho từng khoản mục chi phí theo công thức sau: = + Giá thành đơn vị sản phẩm tính như sau: = Trong đó: , : Là tổng giá thành và gi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Mỏ sắt Trại Cau – Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Giảng viên hướng dẫn: Họ tên sinh viên: Mã số sinh viên: Lớp: THÁI NGUYÊN - NĂM 2011 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp em thực hiện, số liệu, tài liệu sử dụng khóa luận thu thập từ nguồn thực tế công bố sổ sách, báo cáo tài Mỏ sắt Trại Cau – Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Và giải pháp thân em rút từ trình nghiên cứu lý luận thực tế thực tập Mỏ sắt Trại Cau Sinh viên Hà Thị Bích LỜI CẢM ƠN Trong suốt trình thực đề tài hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp, em nhận quan tâm giúp đỡ tận tình tập thể thầy cô Bộ môn Kế toán doanh nghiệp Nhân dịp em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo: Th.s Nguyễn Thị Kim Huyền – Khoa Kinh tế công nghiệp – Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp, bận rộn với công việc gia đình song cô dành cho em quan tâm nhiệt tình trình em thực đề tài Em xin chân thành cảm ơn quan tâm Ban giám hiệu trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp, tập thể thầy cô giáo Khoa Kinh tế công nghiệp, người dạy dỗ, giúp đỡ bảo em trình học tập thực khóa luận tốt nghiệp Em xin gửi lời cảm ơn tới cô Lê Thị Mai Hương cô phòng Kế toán - Mỏ sắt Trại Cau tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận Những lời cảm ơn sau dành cho ba mẹ, anh chị em gia đình hết lòng quan tâm tạo điều kiện tốt để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Ngày 17 tháng 11 năm 2011 Sinh viên Hà Thị Bích DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN STT 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 NỘI DUNG VIẾT TẮT Sản xuất Kinh doanh Doanh nghiệp Tài khoản Nguyên vật liệu Công cụ dụng cụ Tài sản cố định Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn Bảo hiểm thất nghiệp Nguyên liệu Vật liệu Kế hoạch Công nhân viên chức Giá trị gia tăng Sản lượng Chất lượng cao Chi phí bán hàng Chi phí quản lý Cán công nhân viên Sản phẩm Thành phẩm Phân bổ Ngân hàng Vốn lưu động KÝ HIỆU SX KD DN TK NVL CCDC TSCĐ BHXH BHYT KPCĐ BHTN NL VL KH CNVC GTGT SL CLC CPBH CPQL CB CNV SP TP PB NH VLĐ DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ STT 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 NỘI DUNG Sơ đồ 1.1: Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực PP KKTX Sơ đồ 1.2: Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực PP KKTX Sơ đồ 1.3: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung theo PP KKTX Sơ đồ 1.4: Phương pháp hạch toán chi phí NVL trực PP KKĐK Sơ đồ 1.5: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất giá thành theo PP KKTX Sơ đồ 1.6: Phương pháp hạch toán giá thành sản xuất Sơ đồ 2.2: Công nghệ tuyển quặng Phân xưởng Tuyển khoáng Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức quản lý Mỏ Sơ đồ 2.5: Quy trình ghi sổ kế toán máy vi tính Bảng 2.1: Phân tích cấu lao động Mỏ sắt Trại Cau Bảng 2.2: Thống kê chất lượng công nhân trực tiếp Bảng 2.3: Thống kê chất lượng đội ngũ công nhân viên Bảng 2.4: Các tiêu chủ yếu Mỏ sắt Trại Cau – Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Sơ đồ 3.1: Sơ đồ luân chuyển chứng từ phiếu xuất kho Biểu 3.1: Phiếu xuất kho Biểu 3.2: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 Biểu 3.3: Chi phí điện tháng năm 2011 Biểu 3.4: Bảng phân bổ vật liệu Biểu 3.5: Sổ TK 621 Biểu 3.6: Giấy đề nghị chi tiền mặt Biểu 3.7: Bảng chấm công Biểu 3.8: Đơn giá tiền lương số sản phẩm Biểu 3.9: Giấy đề nghị chi tiền mặt Biểu 3.10: Bảng toán lương Biểu 3.11: Bảng toán lương Biểu 3.12: Tổng hợp lương toán tháng năm 2011 Biểu 3.13: Tờ trình đề nghị nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc Biểu 3.14: Bảng phân bổ tiền lương BHXH Biểu 3.15: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 622 Biểu 3.16: Sổ TK 622 Biểu 3.17: Bảng chấm công Biểu 3.18: Bảng toán lương Biểu 3.19: Giấy đề nghị tạm ứng TRANG 17 18 20 23 26 27 42 43 48 49 50 52 54 60 61 62 63 64 65 67 68 69 70 72 73 74 76 77 79 80 83 85 86 STT 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 NỘI DUNG Biểu 3.20: Bảng tổng hợp toán ăn ca Biểu 3.21: Phiếu khác Biểu 3.22: Phiếu xuất kho Biểu 3.23: Phiếu xuất kho Biểu 3.24: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Biểu 3.25: Phiếu khác – Thuế tài nguyên Biểu 3.26: Phiếu khác Biểu 3.27: Bảng tổng hợp toán bồi dưỡng độc hại Biểu 3.28: Bảng kê chi phí theo khoản mục Biểu 3.29: Biên nghiệm thu công việc hoàn thành Biểu 3.30: Bảng tổng hợp chi phí chung Biểu 3.31: Sổ chi phí sản suất kinh doanh TK 627 Biểu 3.32: Nhật ký chung Biểu 3.33: Sổ TK 627 Biểu 3.34: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154 Biểu 3.35: Sổ TK 154 Biểu 3.36: Bảng tính giá thành nhân tố tăng giảm giá thành tháng năm 2011 Biểu 3.37: Bảng tính giá thành nhân tố tăng giảm giá thành tháng năm 2011 Biểu 3.38: Bảng tính giá thành nhân tố tăng giảm giá thành tháng năm 2011 Biểu 3.39: Tính giá thành thực tế tháng 4, 5, – 2011 Phụ lục 3.1: Hóa đơn GTGT TRANG 87 87 88 89 90 91 92 92 93 94 95 96 97 98 100 101 104 106 107 109 124 MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong chế thị trường có quản lý vĩ mô Nhà nước nay, Doanh nghiệp phải chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh, điều đặt cho Doanh nghiệp yêu cầu đòi hỏi nhằm đáp ứng kịp thời với thay đổi để tồn tiếp tục phát triển Cho nên vấn đề thông tin doanh nghiệp không thông tin thị trường, mà hết họ phải biết rõ thân mình, đặc biệt thông tin chi phí sản xuất giá thành sản phẩm Chỉ có doanh nghiệp định xác, kịp thời, quản lý chặt chẽ chi phí có biện pháp hạ giá thành sản phẩm Thực tế cho thấy để đứng vững, thắng thị trường, chủ doanh nghiệp phải có đối sách thích hợp mà điều kiện tiên quan tâm đặc biệt tới công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Nếu việc tổ chức huy động nguồn vốn kịp thời, việc quản lý, phân phối sử dụng nguồn vốn hợp lý tiền đề đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu Thì việc tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa lớn trong công tác quản lý chi phí, hạ giá thành, mặt khác tạo điều kiện cho doanh nghiệp có biện pháp hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm Đó điều kiện quan trọng để sản phẩm doanh nghiệp thị trường chấp nhận có sức cạnh tranh với sản phẩm loaị doanh nghiệp khác Hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm phần quan trọng kế toán, có vai trò đặc biệt quan trọng công tác quản lý doanh nghiệp nói riêng quản lý vĩ mô Nhà nước nói chung Để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp ngày hiệu Công tác kế toán sử dụng công cụ đắc lực với chức thông tin kiểm tra đánh giá Vì vậy, việc sâu nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Mỏ sắt Trại Cau - Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên có ý nghĩa quan trọng, qua tìm phương hướng mang tính đề suất biện pháp khả thi nhằm nâng cao công tác kế toán nói chung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Mỏ sắt Trại Cau Với ý nghĩa cần thiết việc nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm vấn đề quan trọng có tác dụng đến việc tồn Doanh nghiệp Căn vào luận điểm em tập trung tìm hiểu “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Mỏ sắt Trại Cau - Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên” MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trình bày cách có hệ thống làm sáng tỏ vấn đề lý luận áp dụng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Đi sâu tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Mỏ sắt Trại Cau - Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Trên sở lý luận thực tiễn tìm hiểu, đưa số ý kiến khắc phục tồn góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Mỏ sắt Trại Cau PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Phạm vi nghiên cứu nội dung Khóa luận tốt nghiệp viết dựa việc tìm hiểu công tác kế toán Mỏ sắt Trại Cau - Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Mỏ sắt Trại Cau 3.2 Phạm vi thời gian Số liệu tài liệu phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp số liệu, tài liệu năm 2009, 2010 2011 3.3 Phạm vi không gian Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu Mỏ sắt Trại Cau - Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập số liệu số học: Căn vào chứng từ thực tế phát sinh nghiệp vụ kinh tế đựơc kế toán tập hợp vào sổ sách kế toán kiểm tra tính xác, tính phù hợp, tính hợp pháp chứng từ - Phương pháp so sánh: vào số liệu tiêu so sánh từ đưa kết luận tình hình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp - Phương pháp phân tích: phương pháp áp dụng việc tính toán, so sánh số liệu phương pháp nêu để phân tích khác biệt lý luận thực tiễn từ rút kết luận thích hợp - Chọn mẫu nghiên cứu: Căn vào số liệu thu thập kế toán chọn số liệu cần thiết liên quan đến nội dung đề tài để tiến hành nghiên cứu - Phương pháp hạch toán kế toán (phương pháp chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo kế toán…) KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngoài phần mở đầu kết luận khóa luận tốt nghiệp gồm chương: Chương 1: Lý luận chung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Chương 2: Khái quát chung Mỏ sắt Trại Cau - Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Chương 3: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Mỏ sắt Trại Cau - Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Mỏ sắt Trại Cau - Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1.1 Chi phí sản xuất 1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất biểu tiền toàn hao phí lao động sống, lao động vật hoá chi phí khác mà doanh nghiệp chi để tiến hành hoạt động sản xuất thời kỳ định [1 – 116] 1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh có nhiều loại, nhiều khoản, khác nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí… trình kinh doanh Để thuận lợi cho công tác quản lý hạch toán, cần thiết phải phân loại chi phí sản xuất Xuất phát từ mục đích yêu cầu khác quản lý, chi phí sản xuất phân loại theo mục đích khác Thông thường chi phí sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phân loại theo tiêu thức sau đây: a Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế chi phí ∗ Đặc điểm Dựa vào tính chất, nội dung kinh tế chi phí khác để chia yếu tố chi phí, yếu tố chi phí bao gồm chi phí có nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí phát sinh đâu, lĩnh vực hoạt động mục đích tác dụng chi phí Cách phân loại gọi phân loại chi phí theo yếu tố ∗ Nội dung: Theo cách phân loại này, chi phí chia thành: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu - Chi phí nhân công - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua - Chi phí khác tiền ∗ Ý nghĩa - Cho biết nội dung, kết cấu, tỷ trọng yếu tố chi phí toàn chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ Là sở để phân tích đánh giá tình hình thực dự toán chi phí sản xuất - Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố bảng thuyết minh báo cáo tài - Cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau 10 - Tổng tiêu hao kế hoạch cao so với thực tế thực Ví dụ: Căn vào bảng tính giá thành nhân tố tăng giảm giá thành tháng 4, 5, ta có: Băng tải B650: Tháng 4/2011 sản lượng kế hoạch 44 m tăng so với thực (31 m) 13 m tức tăng 41,94% Tháng 6/2011 sản lượng kế hoạch 36,348 m tăng so với thực (0 m) 36,348 m tức tăng 100% Dầu nhờn: Tháng 4/2011 sản lượng kế hoạch 26 kg tăng so với thực (9 kg) kg tức tăng 188,89% Tháng 5/2011 sản lượng kế hoạch 23 kg tăng so với thực (13 kg) 10 kg tức tăng 76,92% Tháng 6/2011 sản lượng kế hoạch 21,203 kg tăng so với thực (18,4986 kg) 2,7044 kg tức 14,62% - Đơn giá kế hoạch cao so với đơn giá thực tế Ví dụ: Căn vào bảng tính giá thành nhân tố tăng giảm giá thành tháng 4, 5, ta có: Dầu diezen: Tháng 4/2011 đơn giá kế hoạch 19.227,285 đồng cao so với đơn giá thực tế (18.610 đồng) 617.285 đồng tức 3,32% Tháng 5/2011 đơn giá kế hoạch 19.227,285 đồng cao so với đơn giá thực tế (19.151 đồng) 76,285 đồng tức 0,4% Tháng 6/2011 đơn giá kế hoạch 19.227,285 đồng cao so với đơn giá thực tế (19.195,565 đồng) 31,72 đồng tức 0,17% Dầu nhờn: Tháng 4/2011 đơn giá kế hoạch 72.000 đồng cao so với đơn giá thực tế (44.622 đồng) 27.378 đồng tức 61,36% Tháng 5/2011 đơn giá kế hoạch 72.000 đồng cao so với đơn giá thực tế (46.529 đồng) 25.471 đồng tức 54,74% Tháng 6/2011 đơn giá kế hoạch 72.000 đồng cao so với đơn giá thực tế (46.530,684 đồng) 25.469,32 đồng tức 54,74% - Do đồng thời tổng tiêu hao kế hoạch cao so với thực tế đơn giá kế hoạch cao thực tế Ví dụ: Căn vào bảng tính giá thành nhân tố tăng giảm giá thành tháng 4, 5, ta có: Tháng 4/2011: 111 Băng tải B650: sản lượng kế hoạch 44 m tăng so với thực (31 m) 13 m tức tăng 41,94% Đơn giá kế hoạch 440.000 đồng tăng so với thực (430.000 đồng) 10.000 đồng tức 2,32% Dầu diezen: sản lượng kế hoạch 518 lít tăng so với thực (460 lít) 58 lít tức tăng 12,61% Đơn giá kế hoạch 19.227,285 đồng cao so với đơn giá thực tế (18.610 đồng) 617.285 đồng tức 3,32% Dầu nhờn: sản lượng kế hoạch 26 kg tăng so với thực (9 kg) kg tức tăng 188,89% Đơn giá kế hoạch 72.000 đồng cao so với đơn giá thực tế (44.622 đồng) 27.378 đồng tức 61,36% Điện: sản lượng kế hoạch 144.164 kw tăng so với thực (82.408 kw) 61.756 kw tức tăng 74,94% Đơn giá kế hoạch 1.241,8 đồng cao so với thực tế (1.220 đồng) 21,8 đồng tức 1,79% Tháng 5/2011: Dầu nhờn: sản lượng kế hoạch 23 kg tăng so với thực (13 kg) 10 kg tức tăng 76,92% Đơn giá kế hoạch 72.000 đồng cao so với đơn giá thực tế (46.529 đồng) 25.471 đồng tức 54,74% Tháng 6/2011: Dầu nhờn: sản lượng kế hoạch 21,203 kg tăng so với thực (18,4986 kg) 2,7044 kg tức 14,62% Đơn giá kế hoạch 72.000 đồng cao so với đơn giá thực tế (46.530,684 đồng) 25.469,32 đồng tức 54,74% 112 Chương IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI MỎ SẮT TRẠI CAU - CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN 4.1 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI MỎ SẮT TRẠI CAU - CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN Qua thời gian thực tập Mỏ sắt Trại cau em nhận thấy nhìn chung, công tác kế toán Mỏ triển khai tương đối tốt Hàng năm, qua lần kiểm toán, có kiểm toán nội Công ty kiểm toán độc lập (như công ty CPA Hà Nội công ty earnst and Young), công tác kế toán Mỏ lại hoàn thiện thêm nhờ tiếp thu ý kiến kiểm toán viên Việc tổ chức công tác kế toán Mỏ sắt Trại Cau tương đối tốt Bộ máy kế toán tổ chức chuyên sâu phân công hoạch định nhiệm vụ rõ ràng Mỗi kế toán có trách nhiệm làm phần hành cụ thể từ phân xưởng, phòng ban việc tạo điều kiện cho nhân viên kế toán phát huy tính sáng tạo, chủ động, thành thạo công việc Các phần hành kế toán phối hợp khéo léo, tạo động lực thúc đẩy trình triển khai, khai thác nghiệp vụ đạt hiệu quả, xác chế độ Đội ngũ kế toán Mỏ sắt Trại cau đạt trình độ chuyên môn cao, không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho phù hợp với phát triển ngành kế toán Các chứng từ, sổ sách ghi chép rõ ràng, lôgic, chế độ hành, đáp ứng công tác kiểm toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Nhà nước Với chức khai thác chế biến quặng sắt công tác quản lý nói chung Mỏ không ngừng củng cố hoàn thiện, máy kế toán thực trở thành công cụ quản lý đắc lực công tác quản lý Mỏ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh đầy đủ theo qui định Bộ tài nguyên tắc kế toán chấp nhận chung Đặc biệt Mỏ áp dụng chuẩn mực kế toán Bộ tài hệ thống tài khoản phương pháp hạch toán vào hệ thống phần mềm chung Việc tổ chức hạch toán trực tiếp phần mềm kế toán nói chung kế toán giá thành, báo cáo tài nói riêng đảm bảo tính xác, hợp lý, thống phạm vi, phương pháp tính toán tiêu kinh tế kế toán viên phận có liên quan đáp ứng kịp thời đầy đủ thông tin với yêu cầu quản lý đồng thời tạo điều kiện cho lãnh đạo Mỏ thuận lợi nhiều công tác phân tích hoạt động kinh tế đơn vị 113 Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với loại hình sản xuất sản phẩm mang tính đặc thù, sản phẩm Mỏ phục vụ chủ yếu cho ngành công nghiệp nặng, chế thị trường cạnh tranh hàng hoá tồn đứng vững phát triển, Mỏ cần có máy quản lý hoạt động tốt, đặc biệt máy kế toán hoạt động sở tính đúng, tính đủ, phản ánh kịp thời chi phí phát sinh tính giá thành xác, vào biến động giá thành, tìm hiểu nguyên nhân có biện pháp khắc phục điều chỉnh kịp thời Nhìn chung máy kế toán Mỏ tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệu phù hợp với quy mô Mỏ, gắn việc hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường củng cố chế độ hạch toán Kế toán cần phân công hợp lý tổ chức máy kế toán Để công việc quản lý trình sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn, thúc đẩy phát triển Mỏ cần trọng tới: - Sự đạo giám sát từ Giám đốc đến phòng ban phân xưởng, tổ sản xuất để hạch toán đầy đủ tiêu đánh giá chất lượng công tác phận - Tạo môi trường làm việc tốt, cán công nhân phải thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề, nghiệp vụ, đầu tư kỹ thuật nâng cao thu nhập cho Mỏ, kết hợp nâng cao sống cho người lao động - Về phần nghiệp vụ kế toán: công tác lập dự toán chi phí sản xuất Công ty gửi theo quý Mỏ cần nhập liệu vào máy để đối chiếu với kế hoạch hạch toán - Việc tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm vào cuối tháng dựa vào chi phí sản xuất hạch toán tháng, đến cuối tháng phân bổ, kết chuyển tính giá thành sản phẩm Tuy nhiên, góc độ nhìn nhận em, vận dụng lý thuyết thực tế công tác kế toán Mỏ em nhận thấy có ưu điểm nhược điểm sử dụng phần mềm kế toán phần hành kế toán cần phải khắc phục sau: 4.1.1 Ưu điểm ∗ Về phần mềm kế toán - Dễ dàng cho việc quản lý sử dụng, tra cứu số liệu từ nhiều năm trước - Với mẫu chứng từ sổ có mẫu sẵn nên thuận tiện cho việc hạch toán in ấn - Việc lưu trữ chứng từ gọn nhẹ thuận tiện - Triển khai đáp ứng tức thời thay đổi cụ thể khách hàng - Hệ thống tra cứu danh mục chương trình tiện ích nhanh chóng - Thao tác sử dụng chương trình dễ dàng - Tính giá thành hoàn thiện ∗ Về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 114 - Với máy quản lý có lực trình độ, kết hợp khéo léo phòng vật tư, phòng kế toán phòng ban khác gúp cho lãnh đạo Mỏ việc quản lý có hiệu Công tác tổ chức sản xuất tiến hành tổ chức cách hợp lý, công việc phân định rõ ràng, cụ thể, nhiệm vụ chuyên môn giao gắn liền với trách nhiệm người - Cuối tháng, có kiểm tra, đối chiếu kế toán nguyên vật liệu phòng kế toán với thủ kho nhân viên cấp phát phòng vật tư nên chống lãng phí, thất thoát vật tư bên - Kho tàng Mỏ xắp xếp bố trí thuận tiện, khâu trữ bảo quản giúp cho việc xuất nhập vật tư linh hoạt quản lý vật tư tốt - Những vật tư mua Mỏ thực với lưu trình Công ty quy định, vật tư với khối lượng lớn ký hợp đồng kinh tế, vật tư mua lẻ có giấy báo giá giám đốc Mỏ duyệt mua Hàng mua qua nghiệm thu chất lượng đem nhập kho xuất dùng cho sản xuất - Hiện nguyên vật liệu Mỏ có số lượng tồn kho hợp lý phù hợp với định mức tồn kho mà Mỏ Công ty đề thuận lợi cho việc sản xuất Mỏ - Nguyên vật liệu Mỏ phân loại cách khoa học hợp lý, phần hành kế toán nguyên vật liệu mã hoá theo trình tự định từ thuận tiện cho công tác quản lý công tác kế toán, tránh tượng trùng lặp, việc kiểm tra đối chiếu dễ dàng, đồng thời giúp cho việc hạch toán xác giảm bớt khối lượng công tác kế toán Với phương pháp tính giá bình quân gia quyền sau lần nhập xuất máy tự động tính trị giá vốn nguyên vật liệu xuất kho nên cung cấp thông tin kịp thời có yêu cầu ∗ Về kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm - Công ty xây dựng hệ thống báo cáo, bảng biểu, bảng kê chi tiết từ phận thống kê phân xưởng phòng kế toán Mỏ toàn Công ty Nhờ chi phí sản xuất tập hợp cách xác - Đối tượng tính giá thành mã sản phẩm (từng loại quặng) phù hợp với đặc điểm Mỏ Mỏ chủ yếu khai thác loại quặng phục vụ cho Công ty Mỗi mã sản phẩm có kích cỡ khác đơn giá khác ∗ Về kế toán tiền lương khoản trích theo lương - Do Mỏ sắt Trại Cau áp dụng trả lương theo hiệu sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành chất lượng sản phẩm phân xưởng, tạo cho xưởng tính động, tự chủ, sáng tạo công tác hạch toán chi trả cho người lao động, đồng thời nhạy bén việc tìm hợp tác quan hệ làm ăn với bạn hàng có nhu cầu mà Phân xưởng đáp ứng (khi hoàn thành đủ tiêu kế hoạch sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên đề ra) Mỏ sắt Trại Cau sớm áp dụng chế 115 độ trả lương tối thiểu cho người lao động 830.000đ/tháng tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có khả toán khoản chi phí gia tăng Bên cạnh vào dịp cuối năm, ngày lễ, tết, cuối kỳ, cuối đợt thi đua Mỏ có chế độ thưởng thoả đáng cho người lao động - Hiện Mỏ sử dụng bảng phân bổ tiền lương tính cho loại quặng theo công đoạn sản xuất nên dễ theo dõi, kiểm tra kế toán thuận tiện, thích hợp cho việc tính giá thành sản phẩm ∗ Về kế toán TSCĐ - Việc tính khấu hao đặn hàng năm tài sản cố định không gây đột biến giá thành sản phẩm hàng năm - Hiện Mỏ thực kiểm kê tháng lần đảm bảo cho việc lý, nhượng bán sản phẩm hỏng lúc, có điều kiện quay vòng vốn hợp lý ∗ Về kế toán vốn tiền toán - Trong công tác hạch toán kế toán Mỏ hạch toán vốn tiền khâu vô quan trọng Nhờ nhận thức rõ điều này, Mỏ có biện pháp tốt việc tổ chức hạch toán sử dụng vốn tiền - Việc giữ gìn vào bảo quản tiền mặt két đảm bảo tính an toàn cao Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cập nhật hàng ngày nên thông tin kinh tế mang tính liên tục, xác Công tác kế toán tổng hợp đơn giản hóa tới mức tối đa, cho phép ghi chép tổng hợp cách kịp thời tượng kinh tế có liên quan đến tình trạng biến động vốn tiền ∗ Về kế toán tiêu thụ Là chi nhánh Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Mỏ chủ yếu tiêu thụ nội phần nhỏ bán (quặng Limonit cho Công ty cổ phần khai khoáng Miền Núi) bán sản phẩm phụ khác đá Cho nên việc theo dõi công nợ tương đối dễ dàng, thuận lợi, xảy tình trạng nợ khó đòi 4.1.2 Hạn chế ∗ Về sử dụng phần mềm kế toán - Phần mềm bị lỗi phải tính lại nhiều lần việc tính giá thành, việc theo dõi tài sản, vật tư, hàng hoá … - Có thể bị nhiễm virut nên trình hạch toán bị ảnh hưởng - Các máy vi tính phòng nối mạng nội (Mạng LAN) bị lỗi kết nối máy không làm phần mềm - Trong trình sử dụng gặp cố máy làm số liệu - Do lập trình, phần mềm tự động phân bổ chi phí tính giá thành nên nhân viên kế toán không nắm rõ hình thức phân bổ chi phí sản xuất ∗ Về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 116 - Đơn vị quy đổi vật tư chưa khớp trình nhập xuất: bát lăn nhập kg xuất cái, xăng dầu nhiên liệu mua vào Mỏ tính theo đơn vị lít (do bên bán hàng qui định) nhập kho xuất kho cho sản xuất lại tính theo đơn vị kilôgam, điều không thống gây cho công tác kế toán nhiều khó khăn việc qui đổi đơn vị điều chỉnh sai số Làm cho kế toán nguyên vật liệu phải làm thêm công đoạn trước nhập chứng từ vào máy phải quy đổi - Các phiếu xuất nhận từ kho kế toán tiến hành nhập trực tiếp vào máy làm bút toán định khoản trực tiếp vào máy không định khoản phiếu xuất kho làm gây khó khăn cho người kiểm tra chứng từ phân loại chứng từ - Các lệ phí thu mua (xăng, dầu) phân bổ cho lần nhập phần mềm BRAVO tách riêng không nhập phiếu nhập, sau lần nhập kế toán lại phải quay vào mục chi phí mua để nhập nên không thuận cho kế toán lần nhập vật tư ∗ Về kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm - Các khoản chi phí nhân công trực tiếp chi phí sản xuất chung có theo dõi theo địa điểm phát sinh chi phí tính giá thành lại tổng cộng toàn Mỏ lại phân bổ cho mã sản phẩm làm giảm tác dụng theo dõi chi tiết - Về chi phí sản xuất chung Mỏ có theo dõi riêng cho loại tính giá thành lại tổng hợp chung để phân bổ không theo dõi chi tiết biết xác khoản mục tổng chi phí chung chiếm tỷ lệ để có biện pháp giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn giá thành sản phẩm - Chi phí khác khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn giá thành sản phẩm nhiên khoản chi phí phân bổ cho loại quặng quặng 0-8 mm 8-30 mm điều chưa hợp lý loại có loại quặng khác 0-8 rửa lại, quặng cám chất lượng cao… số lượng có nên phân bổ cho tất loại theo tỷ lệ thích hợp để giảm giá thành cho loại quặng ∗ Về kế toán tiền lương khoản trích theo lương - Việc Mỏ Phân xưởng tự hạch toán kinh doanh dẫn tới thu nhập người lao động không xưởng dù họ có bậc thợ, số năm công tác Mỏ, điều tạo tâm lý không tốt cho người lao động, việc dẫn tới việc báo cáo tính xác hiệu sản xuất kinh doanh phân xưởng, làm cho Mỏ thất thoát nguồn thu, giảm lợi nhuận, kết hoạt động sản xuất kinh doanh Mỏ không đảm bảo tính trung thực ∗ Kế toán tài sản cố định 117 - Hiện máy móc Mỏ đa số dây chuyền sản xuất máy móc cũ nên không phát huy tối đa lực sản suất tình trạng hỏng hóc tương đối nhiều phải thường xuyên sửa chữa bảo dưỡng suốt trình hoạt động gây tốn chi phí - Việc tính khấu hao theo đường thẳng có nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp thời không tính hết hao mòn vô hình TSCĐ - Hiện TSCĐ chia làm hai phần: kế toán tổng hợp thực công việc cho sửa chữa lớn; kế toán nguyên vật liệu, TSCĐ theo dõi thình hình tăng giảm, tính khấu hao TSCĐ…Vì mà việc theo dõi TSCĐ trở nên phức tạp - Hiện việc kiểm kê đánh giá lại tài sản Mỏ chưa trọng nhiều điều không tốt cho việc xác định giá trị tài sản thời điểm hành Từ ưu điểm nhược điểm trên, Mỏ cần phát huy mặt mạnh cách hiệu khắc phục mặt hạn chế nhằm đạt hiệu cao công việc ∗ Về kế toán tiêu thụ Do bán nội chủ yếu Mỏ không chủ động giá bán mà Công ty quy định giá bán nội Vì mà để tăng lợi nhuận Mỏ bán với số lượng lớn giảm giá thành Tuy nhiên lượng tiêu thụ Mỏ lại kế hoạch hoạt động Công ty kế hoạch sản xuất lớn sản lượng tiêu thụ Mỏ tăng sản xuất hay kế hoạch giảm sản lượng tiêu thụ lại giảm ∗ Về báo cáo tài Hiện để thuận tiện cho công tác kế toán Mỏ Mỏ sử dụng loại báo cáo tài chính: Bảng cân đối số phát sinh, Báo cáo kết hoạt động sản xuất kinh doanh, Chi tiết chu chuyển nội mà không sử dụng loại báo cáo tài theo mẫu quy định hành việc theo dõi báo cáo tương đối khó khăn khó hiểu đối tượng quan tâm tới tình hình tài Mỏ quan quản lý Nhà nước 4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI MỎ SẮT TRẠI CAU - CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN ∗ Hoàn thiện công tác kế toán nói chung Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán với quy định điều kiện tổ chức kế toán, chế độ thể lệ kế toán Nhà nước ban hành phù hợp với sách chế độ quản lý kinh tế tài Nhà nước thời kỳ, công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý Mỏ Mỏ cần phải tăng cường việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho nhân viên kế toán yếu chuyên môn nghiệp vụ cách cử học lớp bồi 118 dưỡng nghiệp vụ trung tâm tổ chức Mỏ tự tổ chức mời chuyên gia giảng dạy, thông qua quỹ đầu tư phát triển có đáp ứng yêu cầu công tác kế toán cung cấp thông tin cho cán quản lý cách xác, kịp thời Phân công công việc tổ chức máy kế toán Mỏ chưa hợp lý Đó việc tách riêng kế toán tài sản cố định với kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định Theo em nên để kế toán tài sản cố định kiêm kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định, tiện lợi công việc, kế toán tài sản cố định bao quát hơn, giảm đan xen phức tạp công tác kế toán Mỏ nên có luân chuyển công việc máy kế toán, tức tháng quý nhân viên kế toán thay đổi công việc cho nhau: kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ TSCĐ đổi sang kế toán tiền mặt, toán… để nhân viên kế toán làm tốt tất phần hành thành thạo công việc có theo dõi, kiểm tra sai sót lẫn Trong trường hợp có thay đổi công tác nhân viên người lại làm tốt công việc Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán với quy định điều kiện tổ chức kế toán, chế độ thể lệ kế toán Nhà nước ban hành phù hợp với sách chế độ quản lý kinh tế tài Nhà nước thời kỳ, công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý Mỏ ∗ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Trên bảng tính giá thành nhân tố tăng giảm giá thành chi phí sản xuất chung nên tách riêng theo khoản mục để thuận tiện cho việc theo dõi đánh giá tỷ trọng loại chi phí cho có biện pháp giảm chi phí giá thành sản phẩm từ tăng khả cạnh tranh loại quặng thị trường Mỏ cần nghiên cứu xây dựng định mức chi phí chung cho phận sản xuất, có chế độ khuyến khích phù hợp để phân xưởng, phận sản xuất nâng cao tinh thần trách nhiệm sản xuất, thực hành tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh Mỏ Để đẩy mạnh công tác tiết kiệm chi phí Mỏ cần tiến hành lý máy móc thiết bị không khả sử dụng, thiết bị sử dụng lâu, công nghệ không đáp ứng yêu cầu sản xuất nhượng bán Từ giảm chi phí sửa chữa, chi phí bảo hành từ tăng thêm khoản thu nhập khác Cần quán triệt chặt chẽ công tác quản lý khả tiết kiệm lớn Ví dụ: nguyên vật liệu cần phải đảm bảo từ khâu dự trữ, khâu lưu thông, khâu khai thác… Lựa chọn, xem xét kỹ lưỡng, so sánh giá cả, chất lượng, hình thức toán để tìm nguồn nguyên vật liệu giá rẻ mà đảm bảo chất lượng 119 ∗ Hoàn thiện kế toán toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Cần thống đơn vị tính cho loại vật tư nhằm hạn chế việc quy đổi đơn vị tính trình theo dõi hạch toán tránh sai số cho trình quy đổi, đơn giản cho công việc kiểm tra đối chiếu kế toán phòng kế hoạch kinh doanh, giảm nhẹ công việc cho kế toán đem lại hiệu cao Để thuận tiên cho đợt kiểm tra đột ngột Công ty đợt kiểm tra Kiểm toán độc lập, Kiểm toán Nhà nước Mỏ nên làm việc với Công ty phần mềm kế toán Bravo để điều chỉnh có thêm định khoản phiếu xuất để thuận tiện cho công tác kiểm tra phân loại chứng từ Việc tách riêng chi phí mua không với phiếu nhập dẫn đến có chênh lệch như: Bảng kế chi tiết nhập với bảng tổng hợp nhập có chênh lệch phí xăng dầu (Bảng kê chi tiết nhập không cộng phí xăng dầu vào, biểu tổng hợp nhập theo tài khoản cộng phí xăng dầu) Chính đề nghị Mỏ làm việc với Công ty phần mềm kế toán Bravo để đưa chi phí mua vào Bảng kê chi tiết phiếu nhập từ kiểm tra số liệu biểu báo cáo liên hoàn thống với ∗ Hoàn thiện kế toán tiền lương khoản trích theo lương Cần tổ chức lao động, sử dụng lao động hợp lý việc sử dụng máy móc thay cho thủ công đảm bảo cho việc nâng cao suất lao động, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm Việc chấm công cần phải quan tâm chặt chẽ tới đội ngũ lao động gián tiếp hưởng lương theo ngày công, nêu rõ trường hợp muộn, sớm, chí làm việc nửa ngày, nghỉ vô tổ chức để đảm công cho người thực nghiêm chỉnh quy chế thời gian lao động Mỏ Mỏ cần ý tăng lương thoả đáng cho cán công nhân viên, đặc biệt công nhân làm công việc độc hại, nhân viên có thành tích tốt, có sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật Do mức lương thấp không kích thích khả làm việc, kỹ sư trẻ trường, cần xây dựng hệ số lương phù hợp để động viên người lao động gắn bó với Mỏ Hình thức trả lương hợp lý đòn bẩy kinh tế quan trọng, có tác dụng khuyến khích công nhân viên chức không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề lao động, tăng suất lao động, sử dụng đầy đủ hợp lý thời gian lao động, nâng cao chất lượng sản xuất Việc tăng lương thoả đáng động lực, sống người lao động, họ gắn trách nhiệm Mỏ Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống tiền lương hợp lý cho thấy quan tâm cấp lãnh đạo người lao động Ngoài ra, việc đảm bảo độ tin cậy với Công ty Gang thép Thái Nguyên bạn hàng để chiếm lĩnh thị trường điều vô quan trọng mà Mỏ cần quan tâm đến ∗ Hoàn thiện kế toán TSCĐ 120 Cần có kế hoạch trang bị thêm số thiết bị máy móc đại phục vụ cho trình khai thác, tuyển khoáng, nhằm tăng suất lao động, hiệu công việc, cho sản phẩm tốt đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường Mỏ nên trọng công tác kiểm kê đánh giá lại tài sản để nắm tài sản có giá trị sử dụng lâu dài đem lại hiệu kinh tế cao, tài sản cần lý… tạo điều kiện thuận lợi công tác quản lý sử dụng tài sản cách hiệu ∗ Hoàn thiện báo cáo tài Hiện Mỏ nên sử dụng hệ thống báo cáo tài giống mẫu Bộ tài điều thuận tiện cho công việc kiểm tra giám sát, theo dõi phận, đơn vị Công ty 121 KẾT LUẬN Qua trình tiếp thu kiến thức nhà trường thời gian tìm hiểu thực tế Chi nhánh Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên - Mỏ sắt Trại Cau với giúp đỡ cô giáo Nguyễn Thị Kim Huyền cô chú, anh chị phòng Kế toán – Mỏ sắt Trại Cau em tập trung tìm hiểu: “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Mỏ sắt Trại Cau – Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên” Trong chừng mực định phù hợp với khả trình độ thân, khóa luận giải nội dung sau: Trình bày khái quát có hệ thống vấn đề lý luận công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp sản xuất Tìm hiểu thực tế công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Mỏ sắt Trại Cau – Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Từ có biện pháp điều chỉnh chi phí coi chưa hợp lý, góp phần kiện toàn tổ chức công tác hạch toán kế toán cách khoa học hợp lý hơn, giúp cho công tác kế toán thực phát huy tác dụng mình, trở thành công cụ sắc bén có hiệu lực phục vụ cho quản lý kinh tế Tuy nhiên vấn đề rộng lớn phức tạp, vật khóa luận chưa thể bao quát giải triệt để, toàn diện mà tiếp cận vấn đề chủ yếu kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Mỏ sắt Trại Cau – Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Qua mong muốn góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành nói riêng Với thời gian làm khóa luận tốt nghiệp không nhiều khó tránh khỏi sai sót em mong hướng dẫn bảo thầy cô để viết hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn! 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bài giảng kế toán 1, Khoa Kinh tế công nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên [2] Bộ Tài chính: Chế độ kế toán doanh nghiệp, 1, Hệ thống tài khoản kế toán; NXB Tài chính; năm 2006 [3] Bộ Tài chính: Chế độ kế toán doanh nghiệp, 2, Báo cáo tài chính, chứng từ, sổ kế toán sơ đồ kế toán; NXB Tài chính; năm 2006 [4] Bộ Tài chính: 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam; NXB Tài chính; năm 2008 [5] PGS TS Nguyễn Văn Công: Lý thuyết thực hành kế toán tài chính; NXB Đại học kinh tế quốc dân; năm 2007 [6] PGS TS Nguyễn Văn Công: Kế toán doanh nghiệp, lý thuyết, tập mẫu giải; NXB Đại học kinh tế Quốc dân; năm 2008 [7] GS.TS Ngô Thế Chi, TS Trương Thị Thuỷ: Giáo trình Kế toán tài chính; NXB Tài ; năm 2008 [8] PGS – TS Đặng Văn Dược, Đặng Thị Kim Cương: Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng hợp TP HCM, TP HCM 2005 [9] TS Phan Đức Dũng: Kế toán tài chính, NXB Thống kê; năm 2008 [10] TS Nguyễn Phú Giang: Kế toán tài chính; NXB tài chính; năm 2008 [11] PGS TS Đặng Thị Loan: Giáo trình Kế toán tài doanh nghiệp; NXB Đại học kinh tế quốc dân; năm 2008 [12] Tài liệu, số liệu kế toán Chi nhánh Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên – Mỏ sắt Trại Cau [13] Tạp chí Kế toán; Tạp chí Kinh tế báo; tạp chí có liên quan [14] www.tailieu.vn 123 PHỤ LỤC Phụ lục 3.1: Chi phí vận chuyển thuê HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01 GTKT3LL Ký hiệu: AA/11P 0001074 Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 30 tháng 06 năm 2011 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI GANG THÉP THÁI NGUYÊN Mã số thuế: 4600 334 192 Địa chỉ: Phường Cam Giá – Thành phố Thái Nguyên Điện thoại: 0280 3832 757 Fax: 0280 3832 230 Họ tên người mua hàng: Nguyễn văn Hách Tên Đơn vị: CN Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ sắt Trại Cau Mã số thuế: 4600 100 155-018 Địa chỉ: Thị trấn Trại Cau – Đồng Hỷ - Thái Nguyên Hình thức toán: CK Số tài khoản:102010000438997 – NH Công thương TN STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền = 4x5 Bốc xúc đất thải Quang Trung Bắc Vận chuyển đất thải Quang Trung Bắc M3 11.660 5.240 61.098.400 M3 11.660 8.860 103.307.600 Cộng tiền hàng: 164.406.000 Thuế suất GTGT: 10% 16.440.600 Tiền thuế GTGT: Tổng cộng tiền toán : 180.846.600 Số tiền viết chữ: Một trăm tám mươi triệu tám trăm bốn mươi sáu ngàn sáu trăm đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Nguồn: phòng kế toán – Mỏ sắt Trại Cau) MỤC LỤC 124 125 ... dụng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Đi sâu tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Mỏ sắt Trại Cau. .. hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Mỏ sắt Trại Cau - Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá. .. công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Chương 2: Khái quát chung Mỏ sắt Trại Cau - Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Chương 3: Thực trạng công tác kế toán tập hợp

Ngày đăng: 11/04/2017, 17:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan