MỤC LỤC
Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao lợi nhuận. Giá thành sản xuất sản phẩm = Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ − Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ − Chi phí loại trừ Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phí sản xuất là đầu vào, là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản phẩm.
Để xác định được đối tượng tính giá thành đúng đắn, cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm, các yêu cầu và trình độ quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp, khả năng và trình độ quản lý, hạch toán,…. Việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp CPSX để cung cấp số liệu cho việc tính giá thành theo từng đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp, ngược lại xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành là cơ sở để kế toán doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp CPSX cho phù hợp để đáp ứng yêu cầu của công tác tính giá thành.
Trong thực tế, một đối tượng tập hợp CPSX có thể trùng với một đối tượng tính giá thành hoặc một đối tượng tập hợp CPSX lại có nhiều đối tượng tính giá thành hoặc ngược lại có nhiều đối tượng tập hợp CPSX nhưng chỉ có một đối tượng tính giá thành. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành ở một doanh nghiệp sẽ là nhân tố quan trọng quyết định trong việc lựa chọn phương pháp tính giá thành và kỹ thuật tính giá thành trong doanh nghiệp.
Từ đó, đánh giá được chính xác công tác quản lý giá thành của toàn Dn, đưa ra được các biện pháp hữu hiệu để giảm giá thành.
Sản phẩm không so sánh được là những sản phẩm mới đưa vào sản xuất hoặc mới sản xuất thử, quá trình sản xuất chưa ổn định, do đó giá thành thực tế còn nhiều biến động, chưa đủ căn cứ để so sánh khi sử dụng làm tài liệu để phân tích. Để thấy dược mối quan hệ giữa chi phí và kết quả thu nhập trong hoạt động SXKD, nhất là những DN có sản xuất những sản phẩm không thể so sánh được, mà loại này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sản phẩm sản xuất của DN, do đó ta nên phân tích chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng sản phẩm hàng hóa bán ra, việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng giúp doanh nghiệp biết được với 1000 đồng chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, để từ đó đề ra các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cao.
Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, các máy móc thiết bị, phương pháp công nghệ hiện đại được sử dụng ngày càng nhiều tạo nên khả năng lớn cho việc tiết kiệm chi phí lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất. Đặc biệt bộ máy quản lý phải là những người có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, năng lực sáng tạo sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được phương án sản xuất tối ưu làm cho lượng chi phí bỏ ra hợp lý nhất; phân công bố trí lao động đúng ngành, đúng năng lực lao động sẽ làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế góp phần tích cực vào việc hạ giá thành sản phẩm. Do đặc điểm của các sản phẩm xây dựng là làm theo đơn đặt hàng là chủ yếu do đó đòi hỏi những người tiến hành sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời tránh được những sai sót có thể phải phá đi làm lại vừa gây lãng phí vừa gây tốn kể cả thời gian và tiền bạc.
Đây là dự án đặc biệt quan trọng của Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV trong thực hiện chiến lược kinh doanh đa ngành có chọn lọc trên nền sản xuất than, góp phần đưa sản lượng xi măng của toàn Công ty (Xi măng La Hiên, Xi măng Tân Quang, Xi măng Quán Triều) đạt mức 3 triệu tấn/năm vào năm 2010. Nhà máy Xi măng Quán Triều bắt đầu được khởi công trên tổng diện tích 20,4 ha tại địa bàn xã An Khánh, Đại Từ, Thái Nguyên gồm 20 gói thầu, trong đó quan trọng nhất là gói thầu số 2 EPC “Thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư, xây lắp và các dịch vụ kỹ thuật” với trị giá hơn 1100 tỷ đồng, tương đương 62 triệu USD. Và cũng như các nhà máy xi măng khác của Tổng Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc - Vinacomin, XMQT được áp dụng công nghệ sản xuất xi măng lò quay phương pháp khô với các thiết bị công nghệ, hệ thống kiểm tra, đo lường, điều chỉnh và điều khiển tự động ở mức tiên tiến, hiện đại phù hợp với đặc điểm, chất lượng và khả năng cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu thực tế của Nhà máy có công suất 2.000 tấn clinker/ngày tương đương 818.400 tấn xi măng/năm.
- Thống kê ghi chép (thẻ kho, phiếu nhập – xuất kho, biên bản bàn giao mỏy múc thiết bị, sổ theo dừi cung cấp vật tư,…) theo quy định của cụng ty và Nhà nước, xây dựng định mức vật tư để tiết kiệm, tránh lãng phí trong việc sử dụng vật tư và nguyên nhiên liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Quản lý toàn bộ tài sản, vật tư, lao động của đơn vị mình, tổ chức vận hành các thiết bị từ máy đập đá vôi, đá sét, hệ thống vận chuyển đến kho đồng nhất sơ bộ, hệ thống cấp phụ gia điều chỉnh nguyên liệu, lò nung, đồng thời phối hợp với phòng Điều hành trung tâm tổ chức vận hành hệ thống thiết bị nghiền liệu, đồng nhất bột liệu và lò nung trong phạm vi xưởng quản lý.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Việc tính được giá thành sản phẩm do những loại chi phí nào tạo nên và tỷ trọng của từng loại chi phí trong giá thành một đơn vị sản phẩm giúp doanh nghiệp biết được giá thành một đơn vị sản phẩm là cao hay thấp và có thể tiết kiệm được chi phí ở những khoản mục nào từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí được sử dụng ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh như: Tiền lương và phụ cấp lương của quản đốc, nhân viên phân xưởng, chi phí tài sản cố định thuộc phạm vi phân xưởng, chi phí vât liệu, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng. Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí cho bộ máy quản lý doanh nghiệp, các chi phí liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như: Khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý, chi phí công cụ dụng cụ, các chi phí khác phát sinh trong phạm vi toàn doanh nghiệp, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp.
Bên cạnh việc thực hiên tốt kế hoạch giá thành của sản phẩm Xi măng bột PCB 30 và Clinker thì Công ty cần xem xét lại các các định mức về kỹ thuật vật tư cũng sẽ được giám sát chặt chẽ để hạn chế thấp nhất mức tiêu hao vật tư, nguyên - nhiên vật liệu… trong qua trình sản xuất xi măng, đây là các yếu tố then chốt để hạ giá thành sản phẩm. Năm 2014, công ty đã thực hiện tương đối tốt việc điều chỉnh giảm và tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản xuất nhưng do đời sống công nhân ngày càng cao, nên chi phí công ty chi trả cũng phải phù hợp và phần nào bù đắp được chi phí hàng ngày của họ nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của lao động.
Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Bất kể một công ty SX Xi măng nào cũng đòi hỏi công ty phải mua sắm những tài sản cố định có giá trị lớn do đó để tiết kiệm được chi phí và giảm giá thành sản phẩm thì đòi hỏi công ty phải quản lý và khai thác tốt các tài sản cố định này. Mỗi giai đoạn đòi hỏi những máy móc thiết bị khác nhau nhưng công ty không thể đủ vốn để mua sắm hết các máy móc thiết bị vì vậy công ty có thể đi thuê máy móc ở ngoài, còn những máy móc thiết bị mà công ty đã đầu tư mua thì phải sử dụng cho hết khấu hao và cụng suất của nú. Chi phí quản lý của doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận đơn vị sản phẩm kết hợp với số lượng sản phẩm tăng lên sẽ làm tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.