Lý do chọn đề tàiMuốn tiến hành nghiên cứu lịch sử người ta phải nắm chắc các tri thức lịch sử, các phương pháp mà sử học thường phải sử dụng để nhận thức lịch sử. Ngoài các tri thức chung, người nghiên cứu lịch sử phải am hiểu các ngành học được coi là các khoa học bổ trợ cho sử học như: văn bản học, văn thư học, lưu trữ và thư viện học, môn địa học, gia hệ học, cổ tin học, sử liệu học....Các khoa học này tuy có đối tượng cụ thể khác nhau, nhưng tất cả đều có một nhiệm vụ giúp nhà sử học nhận thức các nguồn sử liệu: hiểu sử liệu, xác định địa điểm và thời gian tạo thành sử liệu (thay thế sự kiện) cũng như phê phán đánh giá sử liệu.Tìm hiểu một bộ môn khoa học, cũng như bất cứ một sự kiện lịch sử nào, bao giờ cũng xem xét theo quan điểm biện chứng mà Lênin đã nêu ra: từ đâu mà có, đã trải qua những giai đoạn phát triển nào để trở thành như ngày nay và tương lai sẽ đi đến đâu.Bất cứ người nghiên cứu lịch sử nào cũng phải đặt và giải quyết những vấn đề phương pháp luận theo quan điểm của một giai cấp nhất định. Trong ý nghĩa và mức độ nhất định, phương pháp luận là một nhân tố quan trọng, có tính quyết định đối với sự thành công của người nghiên cứu, học tập lịch sử, tức là đạt được chân lý khách quan về hiểu biết một cách tương đối quá khứ.Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận phải rất sáng tạo, khắc phục những sai sót, về mặt công thức, giáo điều, chủ quan phiến diện. Bởi vì, chúng ta đã xác định rằng, phương pháp luận mácxít – lêninnit được xây dựng chủ yếu trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử, song không đồng nhất phương pháp luận lịch sử với duy vật lịch sử. Ngoài những kiến thức cơ bản về duy vật lịch sử, phương pháp luận còn bao gồm nhiều kiến thức về logic học, nhận thức luận… đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử. Những vấn đề lịch sử cụ thể vừa là cơ sở để nhận thức phương pháp luận sử học, vừa là thể hiện kết quả của việc vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận vào tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.Hơn nữa, để hiểu biết sâu rộng về lịch sử, hiểu về những vấn đề lịch sử cụ thể, người nghiên cứu cần phải dựa trên những tư liệu lịch sử, những nguồn lịch sử tin cậy và khoa học. Do vậy, tư liệu lịch sử là một trong những cơ sở đánh giá mức độ thành công của công trình nghiên cứu lịch sử. Và như vậy, tư liệu lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác nghiên cứu lịch sử. Trong đó, văn bản tư liệu cũng là một trong những tư liệu lịch sử được ghi chép lại dưới dạng thành văn, có vai trò là nguồn cơ sở, là “vật liệu” để xây dựng nên những công trình lịch sử có giá trị.Với những lý do như trên, em đã chọn đề tài tiểu luận là: “Văn bản tư liệu và sử dụng vào nghiên cứu lịch sử”.
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC
Đề tài:
VĂN BẢN TƯ LIỆU VÀ SỬ DỤNG VÀO
NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
Học viên thực hiện :
Hà Nội, 6/2014
Trang 2A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Muốn tiến hành nghiên cứu lịch sử người ta phải nắm chắc các tri thức lịch sử, các phương pháp mà sử học thường phải sử dụng để nhận thức lịch sử Ngoài các tri thức chung, người nghiên cứu lịch sử phải am hiểu các ngành học được coi là các khoa học bổ trợ cho sử học như: văn bản học, văn thư học, lưu trữ và thư viện học, môn địa học, gia hệ học, cổ tin học, sử liệu học Các khoa học này tuy có đối tượng cụ thể khác nhau, nhưng tất cả đều có một nhiệm vụ giúp nhà sử học nhận thức các nguồn sử liệu: hiểu sử liệu, xác định địa điểm và thời gian tạo thành sử liệu (thay thế sự kiện) cũng như phê phán đánh giá sử liệu
Tìm hiểu một bộ môn khoa học, cũng như bất cứ một sự kiện lịch
sử nào, bao giờ cũng xem xét theo quan điểm biện chứng mà Lênin đã nêu ra: từ đâu mà có, đã trải qua những giai đoạn phát triển nào để trở thành như ngày nay và tương lai sẽ đi đến đâu
Bất cứ người nghiên cứu lịch sử nào cũng phải đặt và giải quyết những vấn đề phương pháp luận theo quan điểm của một giai cấp nhất định Trong ý nghĩa và mức độ nhất định, phương pháp luận là một nhân tố quan trọng, có tính quyết định đối với sự thành công của người nghiên cứu, học tập lịch sử, tức là đạt được chân lý khách quan
về hiểu biết một cách tương đối quá khứ
Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận phải rất sáng tạo, khắc phục những sai sót, về mặt công thức, giáo điều, chủ quan phiến diện Bởi vì, chúng ta đã xác định rằng, phương pháp luận mácxít – lêninnit được xây dựng chủ yếu trên
Trang 3cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử, song không đồng nhất phương pháp luận lịch sử với duy vật lịch sử Ngoài những kiến thức cơ bản về duy vật lịch sử, phương pháp luận còn bao gồm nhiều kiến thức về logic học, nhận thức luận… đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử Những vấn đề lịch sử cụ thể vừa là cơ sở để nhận thức phương pháp luận sử học, vừa là thể hiện kết quả của việc vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận vào tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử
Hơn nữa, để hiểu biết sâu rộng về lịch sử, hiểu về những vấn đề lịch sử cụ thể, người nghiên cứu cần phải dựa trên những tư liệu lịch
sử, những nguồn lịch sử tin cậy và khoa học Do vậy, tư liệu lịch sử là một trong những cơ sở đánh giá mức độ thành công của công trình nghiên cứu lịch sử Và như vậy, tư liệu lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác nghiên cứu lịch sử Trong đó, văn bản tư liệu cũng là một trong những tư liệu lịch sử được ghi chép lại dưới dạng
thành văn, có vai trò là nguồn cơ sở, là “vật liệu” để xây dựng nên
những công trình lịch sử có giá trị
Với những lý do như trên, em đã chọn đề tài tiểu luận là: “Văn bản tư liệu và sử dụng vào nghiên cứu lịch sử”.
2 Đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Với đề tài tiểu luận như trên, tiểu luận của
em có đối tượng nghiên cứu là:
- Nghiên cứu về văn bản tư liệu
- Vận dụng văn bản tư liệu trong nghiên cứu lịch sử
Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu về văn bản tư liệu, vai trò và việc vận dụng văn bản tư liệu trong nghiên cứu lịch sử
Trang 43 Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tìm hiểu khái niệm văn bản tư liệu
+ Phân tích vai trò của văn bản tư liệu trong nghiên cứu lịch sử
+ Sử dụng văn bản tư liệu trong nghiên cứu lịch sử
- Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành tiểu luận, em đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp chung của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các phương pháp sưu tầm, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc…
4 Bố cục tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần danh
mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của tiểu luận được trình bày theo 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về văn bản tư liệu
Chương 2: Sử dụng văn bản tư liệu trong nghiên cứu lịch sử
Trang 5B NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN BẢN TƯ LIỆU
1.1 Khái niệm về văn bản tư liệu
Việc xác định khái niệm tư liệu lịch sử nói chung và văn bản tư liệu nói riêng là một trong những vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất của phương pháp luận sử học cũng như sử liệu học nó giúp ta phân biệt các tư liệu lịch sử vì nếu lầm lẫn sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đồng thời giúp ta sử dụng được tất cả các nguồn tư liệu khác nhau và làm cho nguồn tư liệu không bị bỏ sót
Khoa học lịch sử có nguồn sử liệu hết sức phong phú và đa dạng Tùy theo nội dung phản ánh và tính chất của sử liệu người ta thường chia
tư liệu lịch sử thành 7 nhóm: Tư liệu thành văn (văn bản tư liệu); tư liệu vật chất; tư liệu truyền miệng dân gian; tư liệu ngôn ngữ; tư liệu dân tộc học; tư liệu phim ảnh và tư liệu băng ghi âm
Nguồn văn bản tư liệu: Nguồn sử liệu này chiếm khối lượng lớn
và đặc biệt quan trọng đôi khi chiếm chủ yếu trong các nguồn sử liệu Cung cấp cho ta những thông tin được ghi lại bằng các kí tự trên những kênh thông tin khác nhau Kênh thông tin gồm: giấy, sương, đá, mai rùa, vỏ cây…
Ưu điểm của nó là cho ta một bức tranh toàn diện đầy đủ, được soi sáng bởi quan điểm rất rõ ràng Nhưng nhược điểm là thường chịu tác động của các quy luật nhiều nhất Do đó, khi sử dụng phải thận trọng hơn
Nguồn tư liệu vật chất: Là những sản phẩm trong quá trình hoạt
động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người Tư liệu vật chất
Trang 6cực kì phong phú và đa dạng và luôn luôn có tư liệu mới Nó phản ánh thời gian rất dài của lịch sử phản ánh tương đối khách quan trung thực hơn so với nguồn sử liệu khác Khi đã có chữ viết nhưng sử liệu vật chất vẫn có giá trị là giá trị bổ sung về mặt nhận thức làm cho nhận thức của chúng ta chính xác hơn đầy đủ hơn, bổ sung nguồn sử liệu chữ viết mới, có giá trị kiểm tra các tài liệu chữ viết, đúng hay không đúng, đúng ở mức độ nào
Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm: Nó là nguồn sử liệu câm đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế chính trị, buộc người ta phải sử dụng phương pháp liên ngành thì chúng mới phát huy tác dụng
Nguồn tư liệu truyền miệng: Gồm tất cả các thể loại ca dao dân ca,
vè, truyện thần thoại.Ví dụ: Truyền thuyết về An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam sơn Đặc điểm của truyền thuyết là sáng tạo nghệ thuật, được đặt lên trên sự kiện và con người có thực Và, truyền thuyết không chỉ được tạo ra trong cả thời cổ, nó có thể được sáng tạo cả ở thời đại hiện nay
Vè (lịch sử và thế sự) cũng chú trọng tới người thật, việc thật Những bài vè: Chàng Lía, bà Ba cai vàng, kinh đô thất thủ, Tán thuật,
Đề Thám, Xô viết - Nghệ tĩnh…phản ánh phần nào sự thật lịch sử chứ không phải là những sáng tạo nghệ thuật đơn thuần
Thần thoại: (Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Lạc Long Quân và Âu Cơ, Quả bầu tiên…), sử thi (Đẻ đất đẻ nước, Xinh Nhã, Đam San…), truyện cổ tích (Tấm Cám, Sự tích trầu cau…) là các thể loại của văn học dân gian, phản ánh quan niệm của người xưa về nguồn gốc dân tộc, về cuộc đời con người và quan hệ xã hội của họ, về tín ngưỡng tôn giáo, về trình độ thẩm mỹ và khả năng nhận thức thế giới, nhận thức xã hội của con người
Trang 7Trước đây người ta cho đây là nguồn sử liệu không đáng tin cậy nhưng ngày nay nó vẫn còn nhiều giá trị Nhược điểm là thiếu chính xác về không gian thời gian và những sự kiện phản ánh trong đó Ưu điểm là các câu chuyện thường mang tính hợp lý nếu biết khai thác gạn đục khơi trong thì có thể tìm thấy trong đó nhiều sử kiện có giá trị
Nguồn sử liệu băng ghi âm: Ngày nay trong thời đại khoa học kĩ
thuật nguồn sử liệu này cũng đạng bị các nhà nghiên cứu nghi ngờ vì
dễ bị xuyên tạc làm giả vì thế độ tin cậy của nguồn sử liệu sẽ cao hơn nếu được kết hợp với băng ghi âm ghi hình
Như vậy, văn bản tư liệu là một trong những bộ phận của tư liệu lịch sử Quá trình xác định văn bản tư liệu là gì có rất nhiều quan điểm khác nhau Ngay trong vấn đề xác định tư liệu là gì cũng đã có nhiều ý kiến tranh luận
Có người quá mở rộng khái niệm này nhà sử học người Nga Chi-khơ-mi-rốp cho rằng tư liệu là tất cả những gì còn lại của cuộc sống đã qua
Quan niệm này có chỗ đúng nhưng vẫn còn có hạn chế: Đúng vì tất cả những gì của cuộc sống đã qua đều phản ánh một phần lịch sử Sai vì tất cả những gì của cuộc sống đã qua nó có thể là tư liệu cũng
có thể là tài liệu; không phải tất cả những gì còn lại của cuộc sống đã qua đều phản ánh cuộc sống con người, đều có sự tác động của bàn tay con người, các hiện tượng tự nhiên không thể coi là tư liệu lịch sử
Trong phương diện triết học Lapađanhiepxki định nghĩa là: Tư liệu là khái niệm phản ánh đặc tính của hiện vật có thể được để thu nhận tri thức của hiện vật khác
Theo phương diện xã hội: Tư liệu là một phương tiện xã hội để bảo tồn lưu giữ, truyền bá Rê-bans cho rằng tư liệu là tổng hợp thành
Trang 8quả từ hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng phương diện xã hội
Quan niệm này đúng nhưng vẫn còn hạn chế: Đúng là các phương diện xã hội có tác dụng lưu giữ và truyền bá
Về khái niệm văn bản tư liệu có trường phái mở rộng có trường phái thu hẹp Trong Bách khoa toàn thư văn bản tư liệu là những gì phản ánh trực tiếp quá khứ được ghi lại thành văn ( chỉ là những tư liệu nào ra đời gần với thời gian xảy ra sự kiện ấy, gần với nơi xảy ra
sự kiện đó thì mới được gọi là văn bản tư liệu Trước đó và sau đó không được gọi là tư liệu ) Có mặt sai vì có những tư liệu ra đời gần với thời gian sự kiện mà lại là tài liệu chứ không phải là tư liệu
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm văn bản tư liệu Song
ta có thể hiểu văn bản tư liệu là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy phản ánh trực tiếp và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đó của con người và được chủ thể tiếp nhận và ghi lại bằng ngôn ngữ nhất định
Văn bản tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ là sản phẩm của hoạt động nhận thức hoạt động thực tiễn của con người vì vậy nó mang dấu ấn của thời đại và lịch sử con người, nó phản ánh trực tiếp
và trừu tượng một mặt nào đó của hiện thực cuộc sống đã qua
Văn bản tư liệu lịch sử chứa đựng các sự kiện tư liệu vì thế nó cũng có đặc điểm riêng biệt giống như các sự kiện tư liệu Văn bản tư liệu lịch sử cũng là sản phẩm của hoạt động con người, nó xuất hiện như một hiện tượng xã hội nhằm phục vụ cho mục đích nhu cầu nào đó của xã hội đương thời và tồn tại như những dấu tích của hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã qua Văn bản tư liệu lịch sử cũng giống như sự kiện
Trang 9lịch sử vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan, vừa phản ánh trực tiếp vừa phản ánh trừu tượng
1.2 Vai trò của văn bản tư liệu.
Văn bản tư liệu cũng có tầm quan trọng đặc biệt như tư liệu lịch
sử Nó là một trong những thành phần cấu tạo nên tư liệu lịch sử Do
đó, tư liệu lịch sử nó đóng góp như thế nào cho nghiên cứu lịch sử thì văn bản tư liệu cũng đóng góp như vậy
Văn bản tư liệu có tầm quan trọng đặc biệt với khoa học lịch sử nói chung và đối với các công trình nghiên cứu lịch sử cũng như việc học tập lịch sử nói riêng
Khoa học lịch sử tồn tại được trên cơ sở các sự kiện lịch sử mà các
sự kiện lịch sử lại là những tế bào cấu thành lịch sử mà các tế bào đó là
từ các tư liệu lịch sử Do đó không có văn bản tư liệu lịch sử thì không
có khoa học tư liệu lịch sử Tư liệu lịch sử tồn tại cho khoa học lịch sử
và ngược lại khoa học lịch sử không thể thiếu nó
Sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ và không lặp lại nếu có sự lặp lại cũng chỉ lặp lại ở một trình độ khác, mức độ khác, thời gian khác và không gian khác Vì vậy các sự kiện lịch sử chỉ còn lại trong các tư liệu lịch sử, các văn bản tư liệu ( không thể tìm thấy trong tự nhiên ) Các ngành khoa học tự nhiên có thể dựng lại thí nghiệm để xem tính chất, hiện tượng thực tế nhưng khoa học lịch sử thì không, nó không thể dựng lại mà chỉ qua một con đường duy nhất là tư liệu lịch
sử, thông qua các văn bản tư liệu hay các tư liệu lịch sử khác để giúp
ta hình dung lại những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ
Nói đến nghiên cứu khoa học, việc đầu tiên là phải nói đến các tư liệu Vì đó là nền tảng, nguyên vật liệu để xây dựng nên công trình khoa học Khoa học tự nhiên, “nguyên vật liệu” ấy là kết quả các cuộc thí nghiệm, quan sát, là kết quả thừa nhận các công trình của những
Trang 10người đi trước Trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và khoa học lịch sử nói riêng, công tác sử liệu cuãng đi trước một bước Muốn phát hiện ra được bí mật của tự nhiên, xã hội hay nói rõ hơn, muốn phát hiện được quy luật của tự nhiên và xã hội, nhà khoa học phải dựa hoàn toàn vào tư liệu, vào thí nghiệm để nghiên cứu và kết luận Các công trình, các dự báo Mác, Ăngghen, Lênin đều dựa trê n những nguồn
tư liệu, tài liệu dồi dào, phong phú khổng lồ Bởi vậy, các kết luận của các ông đều đạt tới chân lý và trở thành kinh điển
Vì nó quan trọng như vậy cho nên bước tìm tư liệu được xúc tiến ngay sau khi đã xác định đề Công tác tư liệu là một công việc khó nhọc có khi được thực hiện ở thư viện, ở các cục lưu trữ Trung ương Đảng, cục lưu trữ Nhà nước, ở các viện Bảo tàng, có khi nhà nghiên cứu phải điền dã, lăn lội trên thực địa, điều tra nghiên cứu di tích lịch
sử, tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng lịch sử còn sống để ghi chép, chụp ảnh lại Công tác điền dã là một công việc khó nhọc, tốn kém, mất nhiều thời gian và công sức
Thực tế cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mới cho ta nghiên cứu nhưng vấn đề mới đó có đủ tư liệu cho ta nghiên cứu hay không
và khi có đủ tư liệu thì công trình đó như thế nào là phụ thuộc vào quan điểm và thế giới quan của nhà nghiên cứu Nếu quan điểm và thế giới quan khác nhau thì đạt được kết quả nghiên cứu khác nhau, khả năng và phương pháp nghiên cứu của các tác giả khác nhau thì dẫn tới kết quả khác nhau Điều đó nói lên rằng văn bản liệu lịch sử không thể thiếu đối với khoa học lịch sử song nó hoàn toàn bị động và bị chế biến thành các sản phẩm khác nhau
Văn bản tư liệu lịch sử như một cầu nối nối nhà nghiên cứu với quá khứ nói cách khác nó như một thứ nguyên vật liệu để chế tạo ra sản phẩm – đó là các công trình nghiên cứu hay các tác phẩm nghiên cứu lịch sử
Trang 11CHƯƠNG 2:
SỬ DỤNG VĂN BẢN TƯ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
2.1 Không nên tuyệt đối hóa vai trò của văn bản tư liệu.
Văn bản tư liệu lịch sử có vị trí vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu và học tập lịch sử tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa văn bản
tư liệu lịch sử có nghĩa là không nên coi lịch sử là những gì có trong tư liệu nếu như vậy thì lịch sử sẽ cực kì nghèo nàn
Ví dụ: Nếu chỉ ghi vua Nguyễn cuối đời ăn chơi sa đọa thì quá đơn điệu Cần nghiên cứu xem vua Nguyễn ăn chơi như thế nào? Phải lấy được những ví dụ điển hình về cuộc sống ăn chơi truỵ lạc của vua Nguyễn cuối đời
Văn bản tư liệu lịch sử bao giờ cũng nghèo nàn và kém phong phú hơn bản thân hiện tượng lịch sử, vì văn bản tư liệu lịch sử không phải là bản thân lịch sử, nó chỉ là lăng kính phản ánh lịch sử Vì vậy nhà sử học không nên coi lịch sử là những gì có trong văn bản tư liệu lịch sử Trong khi cố gắng dựng lại toàn cảnh bức tranh quá khứ nhà nghiên cứu lịch sử không những phải sử dụng nhiều nguồn sử liệu khác nhau mà còn phải biết khái quát tổng hợp hóa và đôi khi phải sử dụng cả khả năng phán đoán, tưởng tượng, tư duy logic
Do hạn chế về quan điểm, tri thức của tác giả,văn bản tư liệu lịch
sử có khi phản ánh chính xác khách quan, có khi chủ quan xuyên tạc
sự thật vì thế ta phải nghiên cứu kĩ tư liệu, hiểu những gì nó nói tới cái
gì nó im lặng hoặc xuyên tạc và lý giải điều đó
2.2 Phải sử dụng nhiều nguồn tư liệu nghiên cứu lịch sử.
Mỗi tư liệu điều có cách phản ánh khác nhau, có tư liệu phản ánh một mặt có tư liệu phản ánh nhiều mặt, có tư liệu phản ánh được cái quy luật