1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thạc sĩ báo chí học sử dụng chi tiết trong phóng sự truyền hình của chương trình thời sự 19h00 đài truyền hình việt nam

100 293 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 406,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiChi tiết là bộ phận nhỏ nhất nhưng có vai trò quan trọng cấu thành nên tác phẩm báo chí. Mỗi chi tiết đều chứa đựng những giá trị thông tin phản ánh về sự kiện, vấn đề và quan điểm, tư tưởng của nhà báo. Chi tiết góp phần tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn của tác phẩm báo chí. Lựa chọn được những chi tiết phù hợp, chi tiết giá trị để đưa vào tác phẩm sẽ làm tăng sức nặng biểu đạt thông tin và giá trị tư tưởng của các phẩm. Phóng sự truyền hình là một thể loại thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh những sự kiện, con người, tình huống, vấn đề, hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh, phát triển đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với bút pháp giàu chất văn học bằng phương tiện kỹ thuật truyền hình. Đây là thể loại báo chí có sức nặng thông tin để tạo ra hiệu lực và hiệu quả tác động lớn đối với xã hội. Với thế mạnh hình ảnh trực quan nên những chi tiết trong phóng sự truyền hình thường ngay lập tức gây ấn tượng và cảm xúc trong công chúng.Đối với chương trình Thời sự 19h00 của Đài Truyền hình Việt Nam, các phóng sự có vai trò quan trọng và được sử dụng thường xuyên. Với thời lượng chương trình thời sự có hạn nên các phóng sự có thời lượng ngắn, thông thường từ 2,5 đến 3 phút. Do đó yêu cầu lựa chọn những chi tiết phù hợp, chi tiết “đắt” rồi xâu chuỗi, sắp xếp chúng bằng nghệ thuật sắp xếp hình ảnh và sử dụng lời bình là yêu cầu quan trọng với các nhà báo. Trong các công trình nghiên cứu khoa học, chi tiết trong tác phẩm báo chí đã được đề cập ở các giáo trình tác phẩm báo chí và một số công trình khoa học khác. Đặc biệt, vấn đề Chi tiết trong tác phẩm báo chí đã được nghiên cứu một cách có hệ thống như một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt. Tuy nhiên phạm vi khảo sát của các nghiên cứu này đều chưa đề cập đến đặc trưng loại hình của tác phẩm báo chí truyền hình mà mới khảo sát trên báo in. Từ nhận thức đó, tác giả luận văn lựa chọn đối tượng nghiên cứu Sử dụng chi tiết trong phóng sự truyền hình của chương trình Thời sự 19h00 Đài truyền hình Việt Nam nhằm hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến chi tiết trong thể loại báo chí truyền hình; khẳng định vai trò của việc sử dụng chi tiết đối với chất lượng các phóng sự của chương trình thời sự 19h00 Đài truyền hình Việt Nam. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi tiết trong phóng sự truyền hình trong chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam nói riêng và các phóng sự thuộc chương trình thời sự ở các Đài truyền hình nói chung.

Trang 1

Phóng sự truyền hình là một thể loại thuộc nhóm chính luận nghệ thuật,phản ánh những sự kiện, con người, tình huống, vấn đề, hoàn cảnh điển hìnhtrong quá trình phát sinh, phát triển đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cáitôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với bút pháp giàu chất văn họcbằng phương tiện kỹ thuật truyền hình Đây là thể loại báo chí có sức nặngthông tin để tạo ra hiệu lực và hiệu quả tác động lớn đối với xã hội Với thếmạnh hình ảnh trực quan nên những chi tiết trong phóng sự truyền hìnhthường ngay lập tức gây ấn tượng và cảm xúc trong công chúng.

Đối với chương trình Thời sự 19h00 của Đài Truyền hình Việt Nam, cácphóng sự có vai trò quan trọng và được sử dụng thường xuyên Với thờilượng chương trình thời sự có hạn nên các phóng sự có thời lượng ngắn,thông thường từ 2,5 đến 3 phút Do đó yêu cầu lựa chọn những chi tiết phùhợp, chi tiết “đắt” rồi xâu chuỗi, sắp xếp chúng bằng nghệ thuật sắp xếp hìnhảnh và sử dụng lời bình là yêu cầu quan trọng với các nhà báo

Trong các công trình nghiên cứu khoa học, chi tiết trong tác phẩm báochí đã được đề cập ở các giáo trình tác phẩm báo chí và một số công trìnhkhoa học khác Đặc biệt, vấn đề Chi tiết trong tác phẩm báo chí đã đượcnghiên cứu một cách có hệ thống như một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt

Trang 2

Tuy nhiên phạm vi khảo sát của các nghiên cứu này đều chưa đề cập đến đặctrưng loại hình của tác phẩm báo chí truyền hình mà mới khảo sát trên báo in

Từ nhận thức đó, tác giả luận văn lựa chọn đối tượng nghiên cứu Sử dụng chi tiết trong phóng sự truyền hình của chương trình Thời sự 19h00 Đài truyền hình Việt Nam nhằm hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến

chi tiết trong thể loại báo chí truyền hình; khẳng định vai trò của việc sử dụngchi tiết đối với chất lượng các phóng sự của chương trình thời sự 19h00 Đàitruyền hình Việt Nam Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng chi tiết trong phóng sự truyền hình trong chương trình thời sựcủa Đài truyền hình Việt Nam nói riêng và các phóng sự thuộc chương trìnhthời sự ở các Đài truyền hình nói chung

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề chi tiết trong tác phẩm báo chí đã được nghiên cứu một cách có

hệ thống như một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt trong Luận án của tiến sỹTrần Quang Hải Những kết luận khoa học của công trình đã làm sáng tỏnhững nội dung liên quan đến khái niệm chi tiết, vai trò, tầm quan trọng củachi tiết trong tác phẩm báo chí, phân loại, các yếu tố chi phối chi tiết, nghệthuật sử dụng chi tiết…đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả

sử dụng chi tiết trong tác phẩm báo chí Trong luận án, tác giả Trần QuangHải đã nghiên cứu rất sâu về việc sử dụng chi tiết qua các thể loại báo chí đạtgiải báo chí Quốc gia trong giai đoạn 1991 – 2005 Trong đó, việc sử dụng chitiết trong phóng sự báo chí cũng được xem xét khá toàn diện

Về đặc trưng thể loại phóng sự (trong báo in), tác giả Trần Quang Hải

cũng đã nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ với đề tài Chi tiết trong phóng sự báo chí (năm 2000).

Một nghiên cứu khác có tính chất chuyên biệt về chi tiết là khóa luận tốt

nghiệp cử nhân báo chí của tác giả Vũ Thu Thủy với đề tài “Chi tiết trong tác

Trang 3

phẩm phóng sự báo chí” (1995) Khóa luận cũng tiếp cận vấn đề về chi tiết

mang tính khái lược qua việc xem xét, đánh giá sử dụng chi tiết trong phóng

sự của một số tờ báo in

Một số công trình nghiên cứu khác, vấn đề chi tiết trong tác phẩm báochí cũng đã được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng không hệthống hoàn chỉnh

Trong cuốn Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, tác giả Tạ Ngọc Tấn đã nêu

định nghĩa: “Chi tiết là những bộ phận nhỏ nhất của sự kiện Chi tiết có thể làmột hành vi, một lời nói, một cử chỉ của con người, một sự vật hay một trạngthái cụ thể của hoàn cảnh diễn ra sự kiện” [37, tr.149]

TS Nguyễn Thị Thoa trong Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương

đã nêu lên khái niệm chi tiết, phân loại chi tiết, đánh giá vai trò của chitiết đối với tác phẩm báo chí (khảo sát với báo in) [42, tr 53-58]

Bên cạnh đó, một số cuốn sách, công trình khoa học khác cũng có

đề cập đến vấn đề chi tiết như trong cuốn Công việc của người viết báo

của nhà báo Hữu Thọ.[39, tr 119]

Tuy nhiên từ đặc trưng loại hình, các nghiên cứu trên mới tập trungnghiên cứu về chi tiết trong tác phẩm báo in Chi tiết trong tác phẩm truyềnhình với những đăc trưng riêng biệt của loại hình thì chưa có công trình nào đisâu nghiên cứu

Trong bài Tính chuẩn xác của chi tiết hành động trên báo chí

(đăng trên website Hội nhà báo Việt Nam ngày

29/9/2011-http://vja.org.vn/vi/detail.php?

hanh-dong-tren-bao-chi), tác giả Võ Như Báo cũng đã xem xét vànhận định một số khía cạnh của chi tiết Tác giả cho rằng:

Trang 4

pid=0&catid=2&id=29053&dhname=Tinh-chuan-xac-cua-chi-tiet-Chi tiết là thuật ngữ dùng để chỉ các yếu tố thành phần phản ánh sự vậttrong thế giới khách quan được chọn lựa, sắp xếp, liên kết lẫn nhau một cáchkhoa học, hợp lý, là chất liệu tạo thành dòng tin, đoạn tin, bức ảnh, thướcphim trong tác phẩm báo chí Trong tác phẩm báo chí mọi chi tiết đều có vị tríquan trọng, chi tiết này quan hệ chặt chẽ với chi tiết kia, tạo nên một chỉnhthể thống nhất, không tách rời nhau

Trong bài viết này, tác giả Võ Như Báo cũng mới xem xét mang tínhchất khái quát về chi tiết và chi tiết hành động trong tác phẩm báo chí trong

đó có đề cập tới khía cạnh của chi tiết ở các tác phẩm truyền hình Tuy nhiênviệc đề cập vẫn ở tính khái quát và chưa xác định rõ ràng những đặc trưng vềmặt loại hình của chi tiết

Chi tiết trong tác phẩm truyền hình là kế thừa và mang những đặc trưng

cơ bản của chi tiết trong tác phẩm báo chí nói chung Tuy nhiên đặc trưng loạihình có sự chi phối đối với chi tiết và sử dụng chi tiết, tạo ra những đặc trưngriêng biệt của chi tiết trong tác phẩm báo chí truyền hình mà cụ thể ở đây làphóng sự truyền hình

Về thể loại phóng sự, phóng sự truyền hình đã có nhiều công trình

khoa học đề cập một cách có hệ thống Tiêu biểu phải kể đến các cuốn phóng

sự truyền hình của Brigite và Didier Desormeanx (2003); Tác phẩm báo chí tập 2 của Học viện báo chí và tuyên truyền (2006); Phóng sự báo chí hiện đại của PGS.TS Đức Dũng (2004); Phóng sự, từ giảng đường đến trang viết của Huỳnh Dũng Nhân (2009); Luận văn Phóng sự trong chương trình thời sự Đài truyền hình Việt Nam của Thái Kim Chung (2005) cùng một số công

trình khác

Trên cơ sở kế thừa những thành quả khoa học của các nhà nghiên cứu,luận văn bước đầu tiếp cận và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chi tiết

Trang 5

trong thể loại phóng sự truyền hình và sử dụng chi tiết trong phóng sự truyềnhình của chương trình thời sự 19h00 Đài truyền hình Việt Nam.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Luận văn hướng tới mục đích hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về chi tiếttrong phóng sự truyền hình; phân tích thực trạng việc sử dụng chi tiết trong cácphóng sự của chương trình Thời sự 19h00 Đài truyền hình Việt Nam Thông qua

đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả lựa chọn, sử dụng chi tiết trongphóng sự truyền hình của chương trình thời sự 19h00 Đài truyền hình Việt Nam

và phóng sự thuộc chương trình thời sự của các đài truyền hình

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn cần triển khai các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến thể loại phóng sự, phóng

sự truyền hình (về khái niệm, đặc trưng, phân loại, kết cấu, ngôn ngữ…)

- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chi tiết, các yếu tố thể loại(phóng sự) và loại hình báo chí (truyền hình) chi phối tới chi tiết và sửdụng chi tiết, từ đó khẳng định vai trò, tầm quan trọng của chi tiết đối vớiphóng sự truyền hình

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc lựa chọn, sử dụng chi tiếttrong các phóng sự được phát sóng trong chương trình Thời sự 19h00 của ĐàiTruyền hình Việt Nam

- Tìm hiểu những nguyên nhân thành công và hạn chế trong việc lựachọn và sử dụng chi tiết trong phóng sự truyền hình

- Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngchi tiết trong các phóng sự truyền hình thuộc chương trình thời sự 19h00 củaĐài truyền hình Việt Nam

Trang 6

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc sử dụng chi tiết trong phóng

sự của chương trình thời sự 19h00 Đài truyền hình Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát các phóng sự do phóng viên của Đài truyền hình ViệtNam và phóng viên của các Đài phát thanh truyền hình địa phương thực hiện,phát sóng trong chương trình Thời sự 19h00 Thời gian khảo sát từ tháng 3đến tháng 6 năm 2012

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của học thuyết Mác – Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, theo quan điểm đường lối củaĐảng và Nhà nước đối với báo chí, lý luận báo chí, lý luận báo chí truyềnhình, tâm lý học báo chí, xã hội học báo chí

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, tác giả lựa chọn một số phương pháp nhiên cứunhư phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tìm hiểu những vấn đề lý luận liênquan như phóng sự, chi tiết trong tác phẩm báo chí, truyền hình, phóng sựtruyền hình, tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, quy trình sáng tạo tácphẩm phóng sự truyền hình…

Phương pháp khảo sát, thống kê để lượng hóa một số thông tin cần thiếtcho quá trình nghiên cứu như số lượng phóng sự trong chương trình thời sự,thời lượng phóng sự, dung lượng thông tin…

Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm xem xét, phân tích, đánh giá việc

sử dụng chi tiết trong phóng sự, đồng thời đề xuất những giải pháp sử dụngchi tiết hiệu quả hơn

Trang 7

Đề tài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu cụ thể việc sử dụng chitiết trong các tác phẩm phóng sự truyền hình của chương trình thời sự 19h00của Đài truyền hình Việt Nam nên tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấnsâu để thu thập ý kiến, quan điểm của các phóng viên nhằm mang đến nhữngthông tin xác thực của những người trực tiếp tác nghiệp hằng ngày.

6 Cái mới của luận văn

Trên cơ sở kế thừa những lý luận về chi tiết trong tác phẩm báo chí củacác nhà nghiên cứu trước, luận văn hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đềliên quan đến chi tiết trong tác phẩm báo chí mang đặc trưng thể loại phóng

sự và loại hình báo chí truyền hình (phóng sự truyền hình) Nêu lên nhữngnét đặc trưng riêng loại hình chi phối tới chi tiết và việc sử dụng chi tiết

Khảo sát việc sử dụng chi tiết trong các phóng sự truyền hình thuộcchương trình Thời sự 19h00 của Đài Truyền hình Việt Nam từ tháng 3 đếntháng 6 năm 2012 từ đó khẳng định vai trò của việc sử dụng chi tiết trongnâng cao chất lượng các phóng sự Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra nhữngbài học kinh nghiệm, những giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng chi tiếtthông qua việc khai thác, lựa chọn, sử dụng chi tiết trong phóng sự thuộcchương trình thời sự truyền hình

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận: Thông qua việc nghiên cứu của luận văn khẳng định chi

tiết là một yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm phóng sự truyền hình Mộttác phẩm phóng sự truyền hình muốn đạt chất lượng cao phải có các chi tiếtđặc sắc, đảm bảo yêu cầu của chi tiết trong tác phẩm báo chí Vì vậy việc pháthiện, lựa chọn, sử dụng chi tiết là yêu cầu rất quan trọng đối với phóng viên,biên tập viên

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài được nghiên cứu dựa trên những tri thức lý

luận và những kinh nghiệm thực tiễn tác nghiệp của bản thân và của các đồng

Trang 8

nghiệp Ngoài việc mang lại ý nghĩa cho bản thân, tác giả mong muốn nghiêncứu có tác dụng thực tiễn đối với các đồng nghiệp trong hoạt động sáng tạotác phẩm phóng sự truyền hình Đồng thời, tác giả cũng hy vọng luận văn có

ý nghĩa tham khảo đối với cơ sở đào tạo và với sinh viên báo chí

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có kết cầugồm 3 chương, 8 tiết:

Chương 1: Lý luận chung về phóng sự truyền hình và chi tiết trong

phóng sự truyền hình

Chương 2: Thực trạng việc sử dụng chi tiết trong các phóng sự

truyền hình của chương trình Thời sự 19h00 Đài Truyền hình Việt Nam

Chương 3: Nâng cao chất lượng và hiệu quả việc sử dụng chi tiết

trong phóng sự truyền hình

Trang 9

Trên thế giới và ở Việt Nam, quan niệm về phóng sự truyền hình rất đadạng Các tài liệu của các nhà nghiên cứu nước ngoài, các nhà khoa học ViệtNam đã tổng hợp và đưa ra những quan niệm về phóng sự báo chí và nhữngđặc trưng cơ bản của nó.

Trong từ điển tiếng Việt thì “Phóng sự được hiểu là một thể văn chuyênmiêu tả những việc có thật mang tính thời sự xã hội” [44, tr 1009)

Theo nhóm tác giả G.V.Cudơnhetxốp, X.L.Xvich, A.la.lurốpxki trong

cuốn Báo truyền hình tập 1:

Phóng sự là thể loại báo chí thông tin nhanh chóng trên báo chí, đàiphát thanh, đài truyền hình về một sự kiện nào đó mà phóng viên chứngkiến hoặc can dự vào… Trong thể loại phóng sự, yếu tố đứng đầu là sựcảm nhận của cá nhân đối với sự kiện, hiện tượng, sự lựa chọn các sựviệc do tác giả bài phóng sự thực hiện [7, tr.59-60]

Theo PGS.TS Đức Dũng trong cuốn Phóng sự báo chí hiện đại:

Phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trìnhbày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong quátrình phát sinh, phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó thông qua

Trang 10

cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với một bút pháp giàuchất văn học [10, tr 27].

Trong cuốn Tác phẩm báo chí, tập hai, Học viện Báo chí truyên truyền,

thì phóng sự được quan niệm như sau:

Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể và sinhđộng về con người, sự việc có thật có ý nghĩa xã hội, theo một quá trìnhphát sinh, phát triển, thông qua cái tôi – tác giả và bút pháp linh hoạt:miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận [12, tr.180]

Trong luận văn này, tác giả dựa trên quan điểm nêu trên để xem xét cácphóng sự

Các quan niệm về phóng sự có sự diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chungđều bao trùm những đặc điểm mang tính đặc trưng chung cơ bản:

- Đối tượng phản ánh là những sự kiện, sự việc có thật, những con ngườithật của đời sống xã hội và mang lại ý nghĩa với xã hội, với cộng đồng Phóng

sự không chỉ đưa đến cho công chúng bức tranh mô tả con người, sự kiện đơnthuần mà còn có thể “đi sâu khám phá số phận một con người, một tập thểngười có tính chất điển hình, trong bối cảnh điển hình hoặc khắc họa nhữngbiến cố lịch sử một cách sống động” [12, tr.180] Phóng sự còn đi sâu làm rõnhững tình tiết bản chất bên trong của sự kiện, giúp công chúng không nhữngbiết nó xảy ra, xảy ra như thế nào mà còn hiểu tại sao nó lại xảy ra như vậy

“Để làm rõ việc thật, phóng sự khắc họa những con người, nhân chứng củamột thời điểm hoặc một giai đoạn lịch sử nhất định” [12, tr 181]

- Phóng sự thông tin đầy đủ về sự kiện, con người trong quá trình biến đổi,phát sinh, phát triển

- Phóng sự sử dụng kết cấu, ngôn ngữ, bút pháp linh hoạt

- Phóng sự có sự xuất hiện của cái tôi – tác giả

Trang 11

1.2 Phóng sự truyền hình

1.2.1 Sự ra đời của phóng sự truyền hình

Sự ra đời của phóng sự truyền hình gắn với sự ra đời của điện ảnh.Những phim đầu tiên của điện ảnh cũng là khởi đầu của Phóng sự truyềnhình Có thể nói phim “tàu vào ga Latiota” của anh em nhà Luymiere trìnhchiếu vào năm 1985 không chỉ được coi là dấu mốc ra đời của ngành điện ảnh

mà còn đánh dấu sự ra đời của thể loại phóng sự truyền hình Cách lựa chọn

vị trí cố định đặt máy quay, ghi lại toàn bộ cảnh đoàn tàu vào ga và các hoạtđộng trên sân ga Laxiota ở thủ đô Pari – Pháp, không cần sự can thiệp củadiễn xuất, dàn dựng đã đem đến những thông tin bất ngờ và thú vị cho ngườixem… “Chính cách thông tin chân thật “như bản thân cuộc sống vốn có” củathời kỳ đó là một trong những đặc tính định dạng của phóng sự truyền hình[41, tr.17-19]

Có thể nói, phóng sự truyền hình là bước phát triển về chất của phóng

sự tài liệu điện ảnh “Cùng với sự phát triển có tính tiền đề của báo chí vàđiện ảnh, phóng sự truyền hình đầu tiên do hãng phát thanh và truyền hìnhAnh quốc (BBC) thực hiện vào năm 1937 khi vua George VI đăng quang

Tại Việt Nam truyền hình ra đời muộn nên thời kỳ đầu các phim thời

sự tài liệu điện ảnh đảm nhiệm vai trò thông tin thời sự và chủ yếu chiếu trongcác rạp chiếu phim

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Đài truyền hình Quốc gia vàcác đài truyền hình ở các địa phương, thể loại phóng sự luôn tạo ra sức hấpdẫn đối với công chúng và có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo ra hiệu quả tác động

xã hội to lớn

1.2.2 Những quan niệm về phóng sự truyền hình

Trong tài liệu về Báo chí truyền hình, tác giả R.A Borestsky cho rằng:

Trang 12

Phóng sự truyền hình thuộc nhóm thông tấn báo chí Mục đích của nó

là truyền đạt logic của sự kiện một cách nhanh chóng, mạnh mẽ vàchân thực nhất Người phóng viên trong các phóng sự của mình có vịtrí tối ưu, họ vừa là nhân chứng tối ưu, họ vừa là nhân chứng trực tiếp,vừa là người dẫn dắt, định hướng công chúng tiếp cận sự kiện mau lẹ

Theo thạc sỹ Lê Thị Kim Thanh trong đề tài giáo trình Phóng sự Báo chí truyền hình:

Phóng sự truyền hình là thể loại đặc trưng của truyền hình Nó chuyểntải một nội dung thông tin nóng hổi, sinh động đến công chúng ở thờiđiểm hiện tại Nội dung thông tin được bộc lộ theo trình tự logic diễnbiến của sự kiện, vấn đề … qua dòng hình ảnh và âm thanh của hiệnthực mà phóng viên lựa chọn, sắp xếp Chính kiến, thái độ và cảm xúccủa phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt nghĩa, lý giải sự kiện,vấn đề đó [41, tr.29]

Từ những quan niệm trên, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra một quan niệm

về phóng sự truyền hình: Phóng sự truyền hình là một thể loại của báo chí

Trang 13

truyền hình có sức lan tỏa rộng, phản ánh một cách chân thực, sinh động về

sự kiện, vấn đề, con người được xã hội, cộng đồng quan tâm thông qua việc

sử dụng hình ảnh, âm thanh Phóng sự truyền hình đưa đến cho công chúngmột bức tranh sống động, trực quan về cuộc sống, con người, sự kiện trongquá trình phát sinh, phát triển Nó tái hiện như một câu chuyện được nhiềungười quan tâm qua việc kể chuyện của chính tác giả trong vai trò là ngườichứng kiến với cách thể hiện giàu cảm xúc

1.2.3 Đặc điểm của phóng sự truyền hình

Với các cách quan niệm khác nhau, nhưng tựu chung đều có những vấn

đề nội dung mang tính thống nhất về đặc điểm của phóng sự truyền hình

Phóng sự truyền hình là phản ánh những sự kiện, hiện tượng, vấn đề,con người… có thật đang hiển hiện trong đời sống xã hội, đang là tâm điểmthu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều người Các phương tiện truyền tải nộidung thông tin của phóng sự truyền hình chính là khuôn hình, cỡ cảnh, thủpháp dựng hình, động tác máy, âm thanh, tiếng động, lời thoại nhân vật, lờinói của phóng viên…

Phương tiện văn học giàu cản xúc của phóng sự truyền hình thể hiện ởcác thành phần của ngôn ngữ phóng sự: Đó là ngôn ngữ tác giả, nhân vật và

sự kiện Ngôn ngữ tác giả thể hiện ở khả năng phản ánh hiện thực qua cái tôichứng kiến, cái tôi thẩm định và cái tôi cảm xúc của mỗi phóng viên “Chínhngôn ngữ tác giả tạo ra cái riêng độc đáo cho phóng sự Nó tạo nên sự phongphú trong thể hiện và sự biến hóa của ngôn ngữ hình ảnh âm thanh trongphóng sự truyền hình” [41, tr.30-45]

Ngoài những đặc trưng kế thừa của phóng sự báo chí nói chung, phóng

sự truyền hình luôn mang những đặc trưng rất riêng Trước hết là đặc trưng vềđặc trưng về hình ảnh, âm thanh Hình ảnh luôn được xem là yếu tố đầu tiêncấu thành nên tác phẩm phóng sự truyền hình Đồng thời đây cũng là đặc

Trang 14

trưng về loại hình để phân biệt phóng sự truyền hình với phóng sự báo in vàphóng sự phát thanh Sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh thông qua kỹthuật dựng hình của phóng viên sẽ mang đến cho công chúng một bức tranhtrực quan, sống động trong câu chuyện đang được kể Âm thanh bao gồmtiếng động hiện trường, lời thoại nhân vật, lời đọc của phóng viên, âm nhạc.Một đặc trưng khác đó là phóng sự truyền hình bao giờ cũng được giới hạn vềthời lượng Với sự phát triển bùng nổ của truyền thông, công chúng có nhiềulựa chọn phương tiện truyền thông cho mình Do đó, xu thế làm các phóng sựtruyền hình có thời lượng ngắn đang được các đài truyền hình rất lưu tâm.

Phóng sự truyền hình có đặc trưng riêng so với tin Nó đã vươn xa hơnchức năng thông báo thông thường, để đi vào tìm hiểu sâu bản chất của sựkiện, đặt trọng tâm phát triển vào các câu hỏi: Sự kiện, vấn đề đó xảy ra nhưthế nào? Tại sao lại xảy ra? Diễn tiến ra sao? Tác động và ảnh hưởng thế nàovới xã hội.? Phóng sự truyền hình phản ánh cuộc sống dưới các hình thức củachính cuộc sống, tức là phóng sự truyền hình gần gũi tới mức tối đa với thựctại, mang bản chất khách quan Nhưng mặt khác, thuộc tính bản chất của thểloại này lại là sự cảm thụ chủ quan của phóng viên đối với sự kiện được đặtlên hàng đầu “Trong đa số trường hợp, nhà báo là nhân chứng, đôi khi còncan dự vào sự việc được phản ánh” [4, tr.12-15]

Trong phóng sự truyền hình thường xuất hiện nhân vật Đó là nhữngcon người gắn với hành động, gắn với hoàn cảnh, vừa là mục tiêu, vừa làtrung tâm của mọi phóng sự Con người gắn với những tình huống có vấn đề

là nhân vật đầu tiên của phóng sự truyền hình Đây là con người thật, của hiệnthực, là “nhân vật khách quan” Bên cạnh đó còn có một nhân vật khác, có vaitrò quyết định đến tính khuynh hướng vận động và phát triển của phóng sựtruyền hình, đó là “nhân vật chủ quan”, tức chính kiến của phóng viên

Trang 15

Phóng sự thì hình là chính, lời bình để làm rõ hơn thông tin cho hình.

Do đó, phóng sự truyền hình có xu hướng dùng ít lời, câu ngắn, dễ hiểu đốivới người xem

Như vậy, với phóng sự truyền hình, ngoài những đặc điểm như phóng

sự báo chí nói chung thì nó cũng có những đặc trưng rất riêng như đặc trưng

về âm thanh, tiếng động, đặc trưng về tâm lý tiếp nhận, đặc trưng về thờilượng, đặc trưng về ngôn ngữ, đặc trưng về nhân vật với sự xuất hiện củaphóng viên với đầy đủ diện mạo, cảm xúc, lời nói như một nhân vật can dựvào sự việc

Ngôn ngữ của phóng sự truyền hình bao gồm các yếu tố hình ảnh và

âm thanh Trong đó ngôn ngữ hình ảnh là yếu tố chủ đạo của phóng sự truyềnhình Ngôn ngữ âm thanh bao gồm tiếng động hiện trường, lời nói của nhânvật, lời bình của phóng viên, và âm nhạc

Tại Đài truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình khác ở Việt Nam,việc sản xuất các phóng sự có thể chia thành 3 nhóm chính:

- Nhóm phóng sự chuyên đề: Loại phóng sự này hướng tới mục đíchthông tin tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục với thời lượng dài; dẫndắt, phân tích, lý giải cặn kẽ vấn đề Ví dụ chuyên đề dân tộc miền núi,Xây dựng Đảng; Nông nghiệp nông thôn…

Trang 16

- Phóng sự thời sự: Đây là loại phóng sự đòi hỏi yêu cầu nhanh, thôngtin nóng hổi, cập nhật, thời lượng ngắn, nhiều người quan tâm đượcphát sóng trong các chương trình thời sự

- Phóng sự “chèn” trong các chương trình giao lưu, tọa đàm nhằm cungcấp thêm thông tin cho chủ đề chính

Trong khuôn khổ của nghiên cứu này sẽ đề cập sâu đến sự phân chianày, đó là xem xét các phóng sự thời sự (chương trình thời sự 19h00 của Đàitruyền hình Việt Nam)

1.3 Chi tiết trong phóng sự truyền hình

1.3.1 Chi tiết trong tác phẩm báo chí.

Theo từ điển tiếng Việt “ Chi tiết là phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nộidung sự việc hoặc hiện tượng Thành phần riêng lẻ hoặc tổ hợp đơn giản nhấtcủa chúng có thể tháo lắp được như đinh ốc, trục, bánh xe” [44, tr.208]

Vấn đề chi tiết trong tác phẩm báo chí đã được nhiều công trình nghiên

cứu đề cập Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Từ lý luận đến thực tiễn báo chí

định nghĩa: “Chi tiết là những bộ phận nhỏ nhất của sự kiện Chi tiết có thể làmột hành vi, một lời nói, một cử chỉ của con người hay một trạng thái cụ thểcủa hoàn cảnh diễn ra sự kiện” [37, tr.149]

Theo TS Nguyễn Thị Thoa trong cuốn Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương:

Chi tiết là một bộ phận nhỏ nhất, là một trạng thái cụ thể của diễn biến

sự kiện; là hành vi, cử chỉ, lời nói, trạng thái tâm lý (hỉ, nộ, ái, ố) củacon người; là sự tham gia của con người (nhân chứng, của chính nhàbáo) trong sự kiện Chi tiết trả lời cho các câu hỏi: Ai?, cái gì?, ở đâu?,Khi nào? Như thế nào? Tại sao? [42, tr.54]

Tác giả Trần Quang Hải trong luận án Tiến sĩ Chi tiết trong tác phẩm báo chí cho rằng:

Trang 17

Chi tiết trong tác phẩm báo chí trước hết là những bộ phận cấu thànhkhông chỉ của các sự kiện mà còn là của các sự vật, sự việc, hiệntượng… tồn tại trong thực tế đời sống xã hội Nói một cách hình ảnh,chi tiết chính là những “vật liệu” cần thiết, đồng dạng và đồng chất,góp phần tạo nên “tòa nhà” – tác phẩm báo chí [19, tr.21]

Chi tiết có một số tính chất như: Tính trực tiếp; tính thời sự; tính thờiđiểm; tính xác thực; tính chân thật; tính cụ thể - hệ thống; khách quan…

Đối với vấn đề chi tiết trong tác phẩm báo chí, các công trình nghiêncứu đã đề cập, đặc biệt trong luận án tiến sỹ của tác giả Trần Quang Hải.Những vấn đề về khái niệm, tính chất, vai trò … của chi tiết đã được nghiêncứu chuyên sâu Trong luận văn này, tác giả tiếp cận vấn đề sử dụng chi tiếtmang dấu ấn của loại hình truyền hình Do đó về đặc điểm của chi tiết sẽ cónhững đặc trưng riêng, từ đó quy định và ảnh hưởng đến việc sử dụng chi tiết

1.3.2 Chi tiết trong phóng sự truyền hình

1.3.2.1 Đặc điểm chi tiết trong phóng sự truyền hình

Có thể nhận thấy một số đặc điểm chủ yếu của chi tiết trong phóng sựtruyền hình như sau:

Chi tiết quan trọng nhất được quy định bởi hình ảnh: Mỗi sự kiện, vấn

đề mà nhà báo đề cập, thì những chi tiết hình có tầm quan trọng đặc biệt Haynói cách khác, hình ảnh là thứ nhất, âm thanh là thứ hai Yếu tố hình ảnh quantrọng và quyết định chất lượng tác phẩm báo chí truyền hình nói chung vàphóng sự truyền hình nói riêng Những chi tiết được sử dụng trong phóng sựtruyền hình trước hết là chi tiết hình Nó bao gồm chi tiết tả, chi tiết bối cảnh,chi tiết cử chỉ, hành vi nhân vật… Tùy vào ý đồ tư tưởng của tác phẩm mànhà báo định hướng tới, việc khai thác và sử dụng chi tiết hình ảnh được thểhiện ở những mức độ khác nhau Mỗi sự kiện, mỗi vấn đề, hay mỗi chân dung

Trang 18

nhân vật được phản ánh trong phóng sự có rất nhiều chi tiết nhỏ ẩn chứa nộidung thông tin

Chi tiết mang tính thời điểm: Chi tiết trong phóng sự truyền hình quantrọng nhất là những chi tiết hình ảnh động do camera mang đến Hoạt độngcủa nhà quay phim có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và khai thác chitiết Tính thời điểm ở đây là chỉ trong mỗi sự kiện, vấn đề, nếu nhà quay phimkhông có mặt kịp thời, không “chớp” được thời điểm thì không quay đượcnhững cảnh có giá trị, không có được những chi tiết hình “đắt” để đưa vàophóng sự

Chi tiết trong phóng sự truyền hình rất thật: Đó là những hình ảnh docamera ghi lại, những chi tiết bằng hình ảnh trực quan, âm thanh, tiếng độnghiện trường nên giúp khán giả cảm nhận rất chân thực về sự kiện, sự việc

Chi tiết được tăng hiệu quả biểu đạt thông tin qua nghệ thuật xử lý củaphóng viên: Việc xử lý chi tiết bằng nghệ thuật dựng hình không có nghĩa làlàm thay đổi, biến dạng chi tiết mà chỉ giúp cho khán giả dễ hiểu hơn

Chi tiết trong phóng sự truyền hình có những đặc trưng riêng biệt sovới trong các thể loại, loại hình báo chí khác Trước hết về mặt thể loại,phóng sự là nằm giao thoa giữa văn học và báo chí…kết hợp hài hòa giữaphẩm chất của văn học và báo chí một cách hiệu quả, phản ánh một hiện thựcthời sự và xác thực thông qua vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật vớibút pháp, ngôn ngữ, giọng điệu sinh động, giàu hình ảnh

Do thường xuyên có sự giao thoa với các thể loại như điều tra, ký chândung, tin, ghi nhanh, bình luận…nên trên phương diện chi tiết cũng có nhữngbiến đổi linh hoạt Như trên đã đề cập, “chi tiết của tin cần độ chính xác, địnhlượng, toàn diện, đầy đủ với “bộ óc cảm nhận tỉnh táo, lạnh lùng, khách quan.Còn phóng sự, người viết có quyền thể hiện xúc cảm, nỗi niềm mang màu sắc

Trang 19

cá nhân để tạo nên vẻ đẹp kỳ thú.” [19, tr.103] Do đó, ở đây, các chi tiết vềxúc cảm “cái tôi của nhà báo” là một nét đặc trưng của phóng sự.

Phóng sự là thể loại báo chí có sức mạnh và có những đặc trưng riêng.Trên phương diện chi tiết, trong các phóng sự sử dụng nhiều chi tiết luận bàn,bình, bày tỏ quan điểm của phóng viên; chi tiết cái tôi cảm xúc của nhà báo

Về mặt loại hình: Chi tiết trong phóng sự truyền hình đương nhiênmang những đặc trưng loại hình rõ rệt Truyền hình thì yếu tố hình ảnh làchính nên các chi tiết hình ảnh sẽ mang tính bao trùm lên nhiều chi tiết khácnhư chi tiết hành vi nhân vật, chi tiết cảm xúc nhân vật, chi tiết sự vật… Nếunhư trong báo viết hoặc phát thanh thì phải dùng sức mạnh của những conchữ với tổ chức ngôn ngữ nói hoặc viết để truyền tải, thì với truyền hình, chitiết là trực quan Có thể vẫn là tả, là kể nhưng được tả, kể bằng hình ảnh.Ngôn ngữ trong truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh

Hệ chi tiết cũng rất đặc trưng khác của truyền hình là chi tiết âm thanh,tiếng động Đó là những chi tiết bao gồm tiếng động hiện trường, lời thoại củanhân vật, lời bình của phóng viên, âm nhạc Nếu như trong báo in, phóng viênphải dùng những con chữ để tả và người đọc thì phải tưởng tượng, thì ởtruyền hình (hoặc báo phát thanh), nó là âm thanh tự nhiên, tác động trực tiếpvào giác quan của khán giả

Phóng sự thời sự truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam hiện naythường xuyên có phóng viên xuất hiện và dẫn từ hiện trường Cách làm nàylàm tăng độ tin cậy của thông tin đối với công chúng Sự xuất hiện của phóngviên cũng chứa đựng những thông điệp, thông qua cảm xúc của phóng viêngóp phần làm rõ thêm chủ đề của tác phẩm Trên phương diện chi tiết, có thểxem đây là một chi tiết mang tính đặc thù của phóng sự thời sự truyền hìnhtrong chương trình 19h00 của Đài truyền hình Việt Nam

Trang 20

1.3.2.2 Phân loại chi tiết trong phóng sự truyền hình

Theo yếu tố loại hình, có thể phân chia chi tiết trong phóng sự truyềnhình thành hệ chi tiết về hình ảnh (bao gồm hình ảnh do camera ghi lại, hìnhảnh đồ họa); hệ chi tiết về âm thanh (bao gồm tiếng động, tiếng nói nhân vật,tiếng đọc lời bình, tiếng của phóng viên, âm nhạc)

Theo đối tượng phản ánh có thể chia thành hệ chi tiết về sự vật (miêu tả

sự vật, miêu tả khung cảnh bằng hình ảnh); hệ chi tiết về bối cảnh (bao gồmkhông gian, thời gian, hoàn cảnh nhân vật, bối cảnh sự kiện, sự việc, nguyênnhân, điều kiện tác động vào sự kiện, nhân vật); hệ chi tiết về con người (baogồm chi tiết về nhân vật, hành vi, cử chỉ, thái độ, cảm xúc của nhân vật; chitiết về "nhân vật phóng viên" can dự vào sự kiện (như sự xuất hiện của phóngviên khi đi vào khuôn hình, trao đổi với nhân vật, xuất hiện trên hình và cungcấp thông tin hoặc bình luận); Chi tiết cái tôi cảm xúc của phóng viên (đó làlời bình luận về sự kiện, nhân vật, vấn đề; hoặc đó là những cảm nhận, xúccảm của phóng viên trước sự kiện, hay chỉ là biểu cảm qua nét mặt, cảm xúccủa phóng viên khi xuất hiện trong khuôn hình và can dự vào sự kiện

Phân chia theo sự sáng tạo của phóng viên, có thể chia chi tiết thànhChi tiết vốn có của hiện thực (những gì từ hiện thực phóng viên ghi được lạiqua camera), chi tiết tái tạo mô tả hiện thực (ví dụ hình hiệu đồ họa làm rõthêm thông tin), chi tiết tăng xúc cảm (như âm nhạc lồng vào phóng sự khidựng hậu kỳ)

Trong luận văn này, khi xem xét về việc sử dụng chi tiết trong phóng

sự thời sự, tác giả cần phân loại chi tiết theo hướng bao quát nhất để phântích, xem xét thực trạng sử dụng chi tiết, hiệu quả sử dụng chi tiết, những mặttích cực và tồn tại trong việc sử dụng chi tiết Do đó, cách phân chia chi tiếttrong phóng sự truyền hình được khái quát như sau:

Trang 21

- Chi tiết hình ảnh (gồm chi tiết hình ảnh về sự vật, chi tiết hoàn cảnh,bối cảnh, tình huống, hành vi nhân vật, cảm xúc nhân vật, đồ họa)

- Chi tiết âm thanh, tiếng động (bao gồm lời nói nhân vật, lời nói củaphóng viên, tiếng động hiện trường, âm nhạc hậu kỳ)

- Chi tiết “dẫn hiện trường” của phóng viên: Sở dĩ nghiên cứu sâu về chitiết này bởi tác giả nhận thấy việc phóng viên xuất hiện và tiếp tục mô

tả, bình luận về vấn đề, sự kiện, nếu được đặt đúng vị trí, đúng thờiđiểm sẽ là một chi tiết rất có ý nghĩa để nêu bật hoặc làm nổi rõ chủ đề

tư tưởng của tác phẩm Chi tiết này rất đặc trưng ở phóng sự truyềnhình và cần tiếp tục được xem xét ở phương diện sử dụng chi tiết

- Chi tiết bình: Đối với phóng sự, yếu tố bình luận, nêu quan điểm, nhậnđịnh về vấn đề là một đặc trưng Chi tiết này chủ yếu thông qua lờibình mà phóng viên đọc, nói trong phóng sự và sự đánh giá, bình luậncủa nhân chứng trong phóng sự

- Chi tiết số liệu: Những con số mang tính chất định lượng nói lên rất nhiềuđiều Đó là khả năng biểu đạt thông tin Việc khéo léo sử dụng chi tiết nàythậm chí còn tạo nên những “chấn động” cho khán giả theo dõi

- Chi tiết cái tôi cảm xúc Tâm trạng, cảm xúc là những trạng thái tìnhcảm của phóng viên khi “sống” cùng hiện thực, cùng nhân vật củaphóng sự Đó có thể là cảm xúc bằng lời, hoặc là điệu bộ, cảm xúc trênnét mặt, cử chỉ của phóng viên

1.3.2.3 Các yếu tố chi phối chi tiết và việc sử dụng chi tiết trong phóng

sự truyền hình

Chi tiết trong phóng sự truyền hình cũng kế thừa những đặc điểm củachi tiết trong tác phẩm báo chí nói chung Do đó, những yếu tố chi phối tớichi tiết của phóng sự truyền hình cũng giống như trong tác phẩm báo chí nóichung như yếu tố thời đại, bối cảnh lịch sử, tôn chỉ mục đích của tờ báo,

Trang 22

phong cách, chính kiến của nhà báo, đời sống tư tưởng, văn hóa… Nhữngđiểm khác biệt ở đây đến từ yếu tố loại hình (truyền hình) và yếu tố thể loại(phóng sự) Tác giả đi sâu nghiên cứu những yếu tố chi phối tới chi tiết vàviệc sử dụng chi tiết trong phóng sự truyền hình sau đây:

+ Vấn đề thể loại (phóng sự) chi phối với chi tiết

Do bị quy định bởi những đặc trưng riêng có của thể loại, hệ thống cácchi tiết trong phóng sự “vừa phải đảm bảo yêu cầu mới mẻ, cập nhật của thểloại tin, vừa mang tính tiêu biểu, đặc sắc, quan trọng của thể loại bình luận”[19, tr.42] Đối với thể loại tin báo chí, việc truyền đạt thông tin là chính nênnên chi tiết trong tin được biểu hiện trước hết ở tính toàn diện và đầy đủ, bêncạnh sự cụ thể, xác thực, mới mẻ và cập nhật của hệ thống chi tiết “Còn vớithể loại bình luận, tuy không đòi hỏi khắt khe các tính chất nói trên của tin,nhưng trong bình luận lại rất cần những chi tiết mang tính đặc sắc, tiêu biểu,bao giờ cũng gây trăn trở, hoài nghi giữa cái đúng, cái sai, cái chuẩn mực haychưa chuẩn mực” [19, tr.42]

+ Vấn đề loại hình chi phối chi tiết

Đối với phóng sự truyền hình, có nhiều yếu tố chi phối tới chi tiết vàviệc sử dụng chi tiết:

- Điều kiện tác nghiệp: Đây là yếu tố rất dễ cảm nhận bởi đối với truyềnhình, yếu tố hình ảnh là quan trọng nhất và được camera ghi lại Đó là nhữngchi tiết ý nghĩa nhất, giá trị nhất Trong điều kiện tác nghiệp thuận lợi, phóngviên quay phim có thể quay được những cảnh, những hình hay nói cách khác

là “chớp” được các chi tiết “đắt” phục vụ cho phóng sự của mình Chẳng hạn,khi thực hiện phóng sự về nguy cơ sạt lở đất ở một khu dân cư chẳng hạn Cónhững vết nứt trên mặt đất rõ ràng nếu quay được sẽ tạo hiệu ứng ghê gớm.Nhưng vị trí vết nứt đó nằm ở chỗ khuất mà không thể quay được, hoặc nếuvào được rất nguy hiểm nên khó mà ghi hình Do đó, nếu không có được chi

Trang 23

tiết đó, phóng viên lại phải tính toán sử dụng chi tiết hình khác để lột tả đượcthông tin về nguy cơ có thể sạt lở khu dân cư đó…

- Thời điểm ghi hình: Tính thời điểm cũng có ý nghĩa quan trọng đối vớiviệc khai thác chi tiết Nếu phóng viên không có mặt đúng thời điểm thì khó

mà ghi được những hình ảnh, những chi tiết hình có giá trị

- Yếu tố hậu kỳ: Đó là kỹ năng dàn dựng hình ảnh, chọn cảnh nào trước,cảnh nào sau, thủ pháp xuống đen, chồng mờ, ứng dụng đồ họa…Chẳng hạn,trong phóng sự về hành trình vượt trạm kiểm soát của các đối tượng buôn lậutrong đêm bằng cách vòng qua đường rừng tránh trạm kiểm soát Nếu sử dụnghình ảnh thông thường từ hiện trường khó mà diễn tả được rõ ràng hành trìnhcủa các đối tượng buôn lậu Nhưng nếu với một sơ đồ đường đi được vẽ lên,khán giả sẽ hình dung ra ngay thủ đoạn của những đối tượng buôn lậu tronghành trình trốn chạy

- Quy trình sản xuất tác phẩm: Quy trình sản xuất tác phẩm bao gồm từ

đề xuất đề tài, xây dựng đề cương kịch bản, chuẩn bị điều kiện thiết bị, nghiêncứu thực địa, tiến hành tác nghiệp, dựng hậu kỳ Nếu quy trình sản xuất đượcthống nhất cao từ lãnh đạo, phóng viên, quay phim, dựng hình thì hiệu quảkhai thác, sử dụng chi tiết sẽ tốt hơn Nếu quá trình xây dựng đề cương đượcđảm bảo, khi tiến hành tại thực địa, phóng viên tác nghiệp sẽ thuận lợi Từ đótiếp tục tư duy, phát hiện những chi tiết tốt để cấu tứ vào tác phẩm của mình

- Quan điểm và độ nhạy bén, khả năng quan sát của nhà báo: Đây là yếu

tố rất quan trọng Nếu trong đề cương trước khi thực hiện tác phẩm mới là sựphác thảo thì khi ra hiện trường tác nghiệp sẽ có nhiều thay đổi Hoặc sự việc

sẽ được cụ thể hóa dưới những góc nhìn Chẳng hạn phóng sự về tình trạng ônhiễm môi trường tại một khu vực dân cư là một chủ đề lớn Khi ra hiệntrường, có hàng loạt chi tiết có thể khai thác để đưa vào phóng sự như hìnhảnh những đống rác, dòng nước đen ngòm, xác động vật chết ngổn ngang Đó

Trang 24

là những chi tiết dễ dàng nhìn thấy ngay Nhưng cũng có những chi tiết khácphản ánh tình trạng ô nhiễm mà đòi hỏi sự nhạy bén của phóng viên như cảmột khu phố không bao giờ mở cửa vì mùi ô nhiễm Hoặc tìm và phát hiệnmột số hộ mua lưới về ngăn ruồi và côn trùng bay vào… Những chi tiết tưởngnhư không lột tả trực diện nhưng lại hàm chứa rất nhiều thông tin phản ánhchủ đề tư tưởng của tác phẩm Những yếu tố đó đòi hỏi độ nhạy bén trongphát hiện chi tiết của nhà báo

Có những đề tài phóng viên dự kiến làm phóng sự và phải đi tiền trạm,nghiên cứu, thăm dò, khảo sát nên việc xây dựng kịch bản chi tiết sẽ thuậnlợi Do đó, khi tiến hành quay phóng viên quay phim thường dễ tác nghiệp đểkhai thác chi tiết Tuy nhiên, nhiều phóng sự phóng viên phải chiu sức ép vềthời gian đưa nhanh đến công chúng nên không thể có điều kiện tìm hiểutrước hiện trước Việc khai thác chi tiết sẽ chịu tác động nhiều từ chính sựnhạy bén của phóng viên

- Sự phối hợp giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay phim: Đây

là yếu tố đảm bảo sự thành công của mỗi tác phẩm phóng sự truyền hình Đầutiên, phóng viên quay phim phải hiểu được ý đồ tư tưởng của tác phẩm thôngqua việc thống nhất với phóng viên biên tập Do đó sẽ phát huy được khảnăng quan sát “thâu tóm” hình ảnh của quay phim Những chi tiết quan trọng

sẽ được cả phóng viên quay phim và phóng viên biên tập cùng tư duy để lột tảhiệu quả nhất

- Nghệ thuật sắp xếp chi tiết: Yếu tố này cũng liên quan đến khả năngnhạy bén của phóng viên Sau khi khai thác được các chi tiết, phóng viên phảiquyết định sử dụng chi tiết nào là chi tiết chủ chốt, chi tiết đầu tiên, chi tiếtchính, đồng thời xâu chuỗi các chi tiết còn lại Đây luôn là một quá trình tưduy phức tạp để có một phóng sự đảm bảo ý đồ tư tưởng như mong muốn củatác giả

Trang 25

1.3.2.4 Vai trò của chi tiết đối với phóng sự truyền hình

Chi tiết tuy nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với tác phẩm báo chínói chung và phóng sự truyền hình nói riêng Nghiên cứu về chi tiết trong tácphẩm báo chí, TS Nguyễn Thị Thoa đánh giá vai trò của chi tiết:

Các chi tiết kết nối với nhau tái hiện lại sự kiện; Chi tiết là bằng chứng,

cơ sở khách quan đầu tiên để đánh giá tính xác thực của sự kiện; chi tiếtlàm rõ diễn biến và bản chất của sự việc; chi tiết bộc lộ quan điểm(biểu dương, phê phán, đồng tình ủng hộ hay đấu tranh quyết liệt, chia

sẻ buồn vui với người trong cuộc hay căm ghét kẻ xấu…) của nhà báotrước sự việc hoặc con người cụ thể; chi tiết tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn,nhớ lâu đối với công chúng (chi tiết nhỏ làm nên tác phẩm lớn) [42,tr.57 – 58]

Nhà báo Hữu Thọ cho rằng: “Cùng với sự kiện, chi tiết có ý nghĩa thểhiện tư tưởng chủ đề của bài viết [39, tr 118 – 119]

Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Từ lý luận đến thực tiễn báo chí

đánh giá vai trò của chi tiết là “ các đơn vị vật liệu để tạo nên sự kiện; làcái khách quan ban đầu để tạo thành nội dung khách quan chung của tácphẩm [37, tr.113]

Còn theo tác giả Trần Quang Hải thì: “Nếu không có các chi tiết, nhất làcác chi tiết đắt giá, tác phẩm báo chí chỉ có thể trở thành một bản báo cáonhợt nhạt, mô phỏng đối tượng một cách hời hợt, khô khan, khó thuyết phục

và hấp dẫn người đọc” [19, tr.52-55]

Qua thực tiễn tác nghiệp phóng viên Kim Ngân của Ban Thời sự Đàitruyền hình Việt Nam cho rằng: “Chi tiết có vai trò rất quan trọng, bởi vì thờilượng cho một phóng sự thời sự chỉ tầm khoảng 2-3 phút, nên chính các chitiết mang sức nặng nội dung chuyển tải”

Trang 26

Phóng viên Nguyễn Văn Sơn, Ban Thời sự quan niệm: “Trong bất kỳphóng sựu thời sự truyền hình nào thì chi tiết có vai trò là “hạt nhân”, hay vívon hơn, nếu coi phóng sự thời sự truyền hình là một tế bào hoàn chỉnh thì chitiết chính là “nhiễm sắc thể” để tạo nên tế bào đó”.

Rõ ràng, vai trò của chi tiết là rất quan trọng trong tác phẩm báo chí Đó

là vật liệu nhỏ nhất để hợp thành sự kiện; chi tiết thể hiện ý đồ tư tưởng, quanđiểm, chính kiến; chi tiết giữ vai trò cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng

và thẩm mỹ cho công chúng Trong xu thế làm phóng sự với thời lượng ngắnngày nay, việc sử dụng chi tiết có vai trò rất quan trọng Tầm quan trọng củachi tiết trong phóng sự truyền hình cũng giống như ý nghĩa, tầm quan trọngcủa chi tiết trong tác phẩm báo chí nói chung Đối với tác phầm truyền hình,hình ảnh trực quan tác động thẳng vào tâm lý, cảm xúc của công chúng Do

đó, chi tiết có tác động với “cường độ” mạnh mẽ Với những chi tiết “đắt”thường ngay lập tức tạo ra những hiệu ứng cảm xúc và tác động tới tâm tưtình cảm, suy nghĩ của người xem Những phóng sự truyền hình hay, để lại ấntượng trong lòng công chúng là những phóng sự có những chi tiết giá trị,được sắp xếp, sử dụng tài tình bằng tài nghệ của phóng viên để đạt hiệu quảcao nhất

1.3.2.5 Yêu cầu đối với việc lựa chọn và sử dụng chi tiết trong phóng sự truyền hình

Chi tiết trong phóng sự truyền hình cũng cần phải đáp ứng các tiêu chícủa chi tiết trong tác phẩm báo chí nói chung Việc phóng viên lựa chọn chitiết nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng quan sát, phát hiện chi tiết.Yêu cầu của việc lựa chọn chi tiết phải xuất phát từ lúc hình thành ý tưởng,xây dựng đề cương kịch bản phóng sự Phóng viên đã phải “mường tượng” ra,hoặc dự kiến trong ý tưởng rằng với nội dung này thì nên khai thác hìnhảnh nào, âm thanh, tiếng động như thế nào Khi tới hiện trường tác nghiệp,

Trang 27

khả năng quan sát có vị trí rất quan trọng Quan sát để phát hiện ra nhữngchi tiết có giá trị và khai thác được nó Đó là quá trình đầu tiên của việc lựachọn chi tiết.

Lựa chọn chi tiết nên được hiểu là công việc bao gồm quá trình từ ýtưởng, quan sát, phát hiện và khai thác chi tiết tại hiện trường; sáng tạo chitiết (âm nhạc, đồ họa) và lựa chọn sử dụng những chi tiết nào Quá trình đóđòi hỏi những yêu cầu nhất định:

- Lựa chọn chi tiết phải phục vụ làm rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm.Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với việc lựa chọn chi tiết nào đưa vàotác phẩm Chi tiết phải mang giá trị thông tin, phục vụ cho việc làm rõ nộidung và chứa thông điệp mà nhà báo muốn truyền tải Trong phóng sự truyềnhình, phóng viên phải tư duy để sử dụng chi tiết hình ảnh, âm thanh, chi tiếtbình hay chi tiết số liệu phù hợp Nếu không cân nhắc kỹ điều này, có thể sẽđưa vào những chi tiết không cần thiết, những chi tiết thừa không có ý nghĩavới thông điệp đích của phóng sự

- Chi tiết phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, chân thật: Chi tiết làphần nhỏ nhất của sự kiện, nhiều chi tiết dệt nên sự kiện, vấn đề Muốn thôngtin báo chí chính xác, khách quan, chân thật thì từng chi tiết được phóng viênlựa chọn cũng phải đảm bảo chính xác, khách quan, chân thật Chính xác từchi tiết số liệu, đến những chi tiết như bối cảnh, hoàn cảnh nhân vật, cảm xúcnhân vật Khách quan là không thiên kiến, không sử dụng quá nhiều nhữngchi tiết bình – bàn một cách thiên vị, nhằm nhấn mạnh nội dung không cầnthiết để làm giảm đi tính khách quan Sự việc nó thế thì những chi tiết lựachọn chỉ đủ tầm của sự kiện, không cố gắng “lên gân lên cốt” để những chitiết “gánh” trên mình quá nhiều nội dung thông tin, thông điệp theo cái nhìn

“thiên vị” của phóng viên Theo nguyên tắc, phóng viên phải hạn chế tối đaviệc dàn cảnh để quay nhằm đảm bảo tính trung thực của sự kiện Tuy nhiên

Trang 28

đó không phải là lý thuyết tuyệt đối, bởi vì không phải cứ tiếp cận hiện trường

là phóng viên ghi được những hình ảnh của hiện thực khách quan Phóng viênphải tìm hiểu kỹ lưỡng, thẩm định bằng nghiệp vụ xem nhân vật thường ngàyvẫn làm thế nào và giờ đây họ làm lại cảnh đó để quay Chẳng hạn nếu làmphóng sự về một người nông dân làm kinh tế vườn ao chuồng giỏi Muốn cóchi tiết hình ảnh về lao động của họ, phóng viên phải đề nghị họ ra vườn vàlàm việc Chính từ chỗ này sẽ nảy sinh nguy cơ giảm đi tính chân thật của sựviệc nếu phóng viên không nhạy cảm và “có nghề” Tất nhiên, ở đây phóngviên không được dàn cảnh có chủ ý ngoài hiện thực khách quan, hay “bịa” ranhững hành động, công việc vốn không phải của nhân vật

Vấn đề này càng đặt ra cho phóng viên phải tinh tường trong quan sát,

có vốn hiểu biết về vấn đề đang thực hiện, có kinh nghiệm và vốn sống để

“sàng lọc” và kiểm chứng những hiện tượng như vừa nêu để thực sự có nhữngchi tiết khách quan và chân thật

- Chi tiết nên có yếu tố mới, lạ, đặc sắc: Đây là những giá trị chung củathông tin báo chí Một trong những đặc trưng của thông tin báo chí là có yếu

tố mới, lạ, đặc sắc Chi tiết cũng vậy, cùng nêu về một vấn đề nội dung, theokhuôn mẫu thông thường thì cần phải có những hình ảnh, âm thanh để biểuthị nội dung đó Nhưng để hấp dẫn hơn, sâu sắc hơn, phóng viên cần tìm đượckhía cạnh mới hơn, lạ hơn Chẳng hạn người ta có thể dùng hình ảnh nhữngđống rác, dòng nước thải đen ngòm để nói về ô nhiễm môi trường; nhưng cónhững người lại dùng chi tiết hình ảnh về con người ngồi trong nhà lúc nàocũng đeo khẩu trang Luôn tìm tòi để có những chi tiết mới, lạ là yêu cầu đặt

ra đối với mỗi phóng viên khi thực hiện các phóng sự truyền hình

- Chi tiết phải phù hợp với bối cảnh Yếu tố này cũng rất quan trọng đốivới phóng viên bởi với từng bối cảnh khác nhau thì có những chi tiết hình ảnhđặc trưng, nổi trội để biểu đạt Chẳng hạn phóng sự về nông thôn thì cần khai

Trang 29

thác những chi tiết đặc trưng về phong cảnh, con người, công việc của ngườidân nông thôn Có như thế, phóng sự sẽ rất gần gũi với đời sống và dễ truyềntải chủ đề tư tưởng

- Chi tiết phải đảm bảo tính nhân văn: Hình ảnh truyền hình rất trựcquan, sinh động và ngay lập tức tạo ra hiệu ứng đối với công chúng Nhữngchi tiết của sự kiện được cho là đắt giá sẽ rất có giá trị tạo nên chấn độngtrong dư luận xã hội và sẽ lưu lại rất lâu trong tâm trí người xem Quá trìnhthẩm định chi tiết nào sẽ được lựa chọn phải chú ý đến tính nhân văn vì nó cóthể gây bất lợi tới số phận con người Chẳng hạn, phóng sự phản ánh về nỗlực của bộ đội biên phòng trong đấu tranh với nạn buôn người qua biên giới.Trong khi mải miết với những chi tiết như bắt giữ tội phạm, giải cứu phụ nữ

bị buôn bán… phóng viên lại vô tình để hình ảnh của những người phụ nữvừa được cứu lộ diện trên truyền hình Điều đó sẽ khiến cho họ sẽ bị cộngđồng nhận diện, bị xoi mói, bị bình phẩm và khó khăn trong việc hòa nhậpcuộc sống cộng đồng

Bên cạnh đó, chi tiết phải phù hợp với chuẩn mực giá trị đạo đức xãhội Đây là nguyên tắc của thông tin báo chí và cũng là yêu cầu đặt ra đối vớiviệc lựa chọn và sử dụng chi tiết Có những chi tiết hay, có giá trị thông tinnổi bật, nhưng khi lựa chọn và sử dụng phóng viên luôn cần phải cân nhắc kỹlưỡng xem có sử dụng hay không nếu nó đang trong gianh giới giữa hợpchuẩn và không hợp chuẩn với đạo đức xã hội Chẳng hạn, nếu làm phóng sự

về sự tình trạng mại dâm trá hình dưới các hình thức giải trí ở khu du lịch,phóng viên có thể có những hình ảnh làm bằng chứng nếu được tham gia vàocác chuyên án bóc dỡ của công an Nhưng những chi tiết hình ành “trần trụi”của hiện thực thật khó được chấp nhận nếu phóng viên lựa chọn và sử dụng vì

nó hoàn toàn xa lạ với thuần phong mỹ tục của dân tộc

Trang 30

- Chi tiết phải mang tính đa dạng, phong phú: Thực tế cho thấy, mỗiphóng sự phải hợp thành bởi một hệ thống các kiểu chi tiết khác nhau, mangnhững thông điệp khác nhau Trong phóng sự truyền hình, các chi tiết hìnhảnh về sự vật, con người, âm thanh, tiếng động … được sử dụng đồng thời tạonên bức tranh đa diện về chi tiết.

- Chi tiết phải phù hợp với số đông người xem truyền hình: Truyềnhình với hình là chính, lời thoại minh họa và cung cấp thêm thông tin chohình Nhưng lời thoại lại có tác dụng “khuôn” nội dung phóng sự để ngườixem dễ hiểu và dễ hình dung thông điệp mà nhà báo muốn truyền tải Cũngchỉ nghe một lần rồi trôi đi nên những chi tiết trong lời thoại phải rất dễ hiểu,phù hợp với số đông người tiếp nhận Thật khó khăn cho những công chúng ởvùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa khi xem phóng sự mà phóng viên cứ nhắctới những thuật ngữ chuyên ngành về khoa học kỹ thuật hay những từ ngữmới vay mượn tiếng nước ngoài Nếu không có phương pháp thay thế thì cáchtốt nhất là khi dùng cần giải thích để người xem hiểu được Chi tiết là linhhồn làm nên những tác phẩm báo chí lớn trong khi người xem lại không hiểuđược thông điệp mà nhà báo muốn truyền tải qua chi tiết đó thì việc sử dụngchi tiết không hiệu quả

Tiểu kết chương 1:

Trong chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ các khái niệm về phóng sự,phóng sự truyền hình; đặc trưng của phóng sự truyền hình, phân loại phóng sựtruyền hình Đối với vấn đề chi tiết, tác giả đã làm rõ khái niệm về chi tiếttrong tác phẩm báo chí nói chung, chi tiết trong phóng sự truyền hình nóiriêng Phân tích những đặc điểm của chi tiết trong phóng sự truyền hình, phânloại chi tiết, đánh giá vai trò của chi tiết đối với thể loại phóng sự truyền hìnhtrong chương trình thời sự Để phục vụ cho khảo sát việc sử dụng chi tiết, tácgiả đã phân tích, làm rõ những yếu tố chi phối chi tiết và chi phối việc sử

Trang 31

dụng chi tiết trong phóng sự truyền hình như điều kiện tác nghiệp của phóngviên, tính thời điểm ghi hình, yếu tố hậu kỳ, quy trình sản xuất, khả năng quansát của phóng viên ; nêu lên những đặc trưng riêng biệt của chi tiết trongphóng sự truyền hình so với chi tiết của các thể loại và loại hình báo chí khác.Bên cạnh đó, chương 1 cũng hệ thống những yêu cầu cơ bản đối với việc khaithác, lựa chọn và sử dụng chi tiết trong phóng sự truyền hình.

Trang 32

Chương 2:

THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CHI TIẾT TRONG PHÓNG SỰ CỦA CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ 19H00

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

2.1 Khái quát về Đài Truyền hình Việt Nam và chương trình Thời sự 19h00 Đài Truyền hình Việt Nam

2.1.1 Khái quát về Đài Truyền hình Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia, là cơ quanthuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ công;góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dânbằng các chương trình truyền hình

Đài Truyền hình Việt Nam hiện có 7 kênh truyền hình quảng bá cùng

hệ thống truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh Sóng truyền hình Việt Nam phủtoàn lãnh thổ và các quốc gia lân cận Trong các kênh truyền hình quảng bá cókênh VTV4 phát sóng ra nước ngoài phục vụ kiều bào và người Việt sinh sống,lao động, học tập tại nước ngoài Truyền hình Việt Nam cũng phát sóng truyềnhình internet Đài Truyền hình Việt Nam có 14 Ban, 9 trung tâm và 5 trung tâmtruyền hình khu vực tại TP Hồ Chí Minh, Huế, Phú Yên, Đà Nẵng, Cần Thơcùng 1 tạp chí truyền hình Trong những năm qua, Đài truyền hình Việt Namkhông ngừng đồi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí củanhân dân, phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước

2.1.2 Khái quát về Chương trình thời sự 19h00 của Đài Truyền hình Việt Nam

Chương trình Thời sự 19h00 là chương trình quan trọng nhất trongngày của Đài truyền hình Việt Nam, được tiếp sóng trên toàn quốc bởi hệ

Trang 33

thống các Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố Đây là chương trìnhtruyền hình có số lượng khán giả xem đông nhất Chính vì vậy, Chương trìnhThời sự 19h00 cũng được đầu tư nhiều nhất và có yêu cầu cao nhất về chấtlượng nội dung cũng như hình thức thể hiện Trước thời điểm 1/4/2011,chương trình thời sự 19h00 có thời lượng 40 phút, sau thời điểm 1/4/2011thời lượng chương trình được tăng lên 45 phút Chương trình thời sự 19h00

có nhiệm vụ thông tin, phản ánh kịp thời và đầy đủ các sự kiện chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội… trong nước và quốc tế quan trọng mới diễn ra, đang và

sẽ diễn ra Ngoài các tin phản ánh về hoạt động của các đồng chí lãnh đạoĐảng và Nhà nước, chương trình thời sự 19 giờ luôn có các phóng sự vấn đề,phóng sự điều tra với sự phân tích, lý giải các vấn đề được dư luận xã hộiquan tâm Theo dõi chương trình thời sự 19h00, khán giả có thể nắm đượcnhững sự kiện quan trọng nhất trong ngày, những chỉ đạo của lãnh đạo Đảng

và Nhà nước, cũng như được nhận những phân tích có chiều sâu về các vấn

đề lớn của đất nước, các vấn đề được nhân dân quan tâm Chương trình Thời

sự 19h00 được dẫn và phát sóng trực tiếp, nên thông tin mới luôn được cậpnhật trong thời điểm phát sóng Điều này luôn tạo ra sức hấp dẫn riêng củachương trình đối với công chúng cả nước Bên cạnh các bản tin thời sự phátsóng vào nhiều khung giờ khác nhau trong ngày, chương trình thời sự 19h00

có quy mô và dung lượng thông tin lớn nhất, là kênh thông tin quan trọng vàđược người dân rất đón chờ

2.2 Kết quả khảo sát về phóng sự trong chương trình Thời sự 19h00 Đài truyền hình Việt Nam

2.2.1 Về số lượng.

Theo kết quả khảo sát từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012, trong chươngtrình Thời sự 19h00 của Đài truyền hình Việt Nam có tổng số 678 phóng sự.trong đó có 40 phóng sự “tiêu điểm” (có thời lượng từ 4 đến 5 phút) Phần

Trang 34

còn lại là các phóng sự về sự kiện, vấn đề, phóng sự chân dung với thời lượngngắn từ 2,5 phút đến 3 phút.

sự kiện đó đến với đông đảo công chúng khán giả…Các vấn đề cũng là đối

tượng phản ánh của phóng sự thời sự Tuy nhiên, khác với vấn đề là nội dungcủa phóng sự chuyên đề, những vấn đề được phản ánh trong các phóng sựthời sự phải thuộc dòng thời sự chủ lưu, đang là tâm điểm thu hút sự chú ýcủa dư luận xã hội

Ngoài sự kiện, vấn đề, phóng sự thời sự còn lấy đối tượng phản ánh là

những con người trực tiếp – tức phóng sự chân dung Tuy nhiên phóng sự thời

sự chỉ đăng tải những chân dung nhân vật có liên quan đến các sự kiện hayvấn đề thời sự, thực sự được mọi người quan tâm, và được thể hiện một cáchngắn gọn, xúc tích Đó có thể là những tấm gương người tốt, việc tốt, nhữngnhân vật có uy tín, ảnh hưởng tốt tới xã hội

2.2.3 Hình thức phóng sự

Phóng sự trong chương trình 19h00 cũng có những quy định khá rõràng Tùy theo tính chất nội dung, phóng sự có độ dài khác nhau nhưng khôngquá 5 phút Đa số phóng sự có thời lượng từ 2,5 đến 3 phút, bao gồm cả lờidẫn Thời gian gần đây, chương trình Thời sự có các phóng sự vấn đề, thờilượng từ 4 đến 5 phút Loại phóng sự này được gọi là phóng sự “tiêu điểm”,phóng sự “đinh” trong chương trình Những phóng sự này chủ yếu mổ xẻ,phân tích những vấn đề thời sự đang được xã hội quan tâm; những vấn đề mới

Trang 35

nảy sinh cần được giải đáp Các phóng sự này luôn được đầu tư công phu, vớiviệc phân tích chiều sâu chuỗi thông tin: Sự kiện – diễn biến – vấn đề Trong

đó ưu tiên việc phân tích các vấn đề quốc kế dân sinh…Phần lớn các phóng

sự trên được kết cấu theo phương pháp quy nạp (đưa ra dẫn chứng rồi kết luậnvấn đề) Thời gian gần đây, sự xuất hiện của phóng viên dẫn hiện trườngtrong các phóng sự được tăng cường…không chỉ tạo không khí sống độngcho chương trình mà còn tăng tính thuyết phục của phóng sự

Nhà báo Thái Kim Chung – Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Namkhái quát các phóng sự trong chương trình thời sự của Đài truyền hình ViệtNam thành thuật ngữ “phóng sự thời sự” “Phóng sự thời sự” mang những đặctrưng cơ bản của phóng sự báo chí nói chung và phóng sự truyền hình nóiriêng Bởi vậy, cũng giống như quan niệm truyền thống, mô thức phóng sựthời sự vẫn dựa trên cơ sở 5 W + H, trong đó phần đầu (5W) chính là mô thứccủa thể loại tin

Khác với tin truyền hình và phóng sự truyền hình nói chung, trong kếtcấu của phóng sự thời sự, các yếu tố ai, cái gì, khi nào, ở đâu thườngnằm ở phần lời dẫn của phóng sự, được phát thanh viên đọc tại trườngquay Những gì mà khán giả truyền hình quan tâm là diễn tiến của sựkiện ngay sau khi các thông tin được phát đi Chính các câu hỏi how,why (như thế nào, tại sao) của mô thức sẽ thực hiện vai trò đó” [4,tr.39]

Như vậy, hình thức của phóng sự trong chương trình thời sự 19 giờ cơbản là có thời lượng ngắn (2 đến 3 phút) Chỉ có một số phóng sự tiêu điểm,chuyên sâu có thời lượng 4 đến 5 phút Việc kết cấu phóng sự chủ yếu là đưa

ra những dẫn chứng, lập luận, phân tích rồi kết luận vấn đề

Trang 36

2.3 Thực trạng việc sử dụng chi tiết trong phóng sự của chương trình Thời sự 19h00 Đài Truyền hình Việt Nam

2.3.1 Chi tiết về hình ảnh

Đối với truyền hình, yếu tố hình ảnh có vai trò quyết định đối với mỗitác phẩm Ngôn ngữ hình ảnh chi phối tới ý nghĩa thông tin và giá trị tư tưởngcủa tác phẩm Phóng sự truyền hình là một câu chuyện được kể bằng hình ảnhbởi phóng viên Lời bình là yếu tố làm rõ thêm ý nghĩa cho ngôn ngữ hình ảnh,tác động thêm để câu chuyện đến với công chúng rõ ràng hơn về tư tưởng

Đối với mỗi phóng viên truyền hình, việc ý thức rõ tầm quan trọng củayếu tố hình ảnh khi thực hiện phóng sự là điều hiển nhiên Mỗi phóng viên cócách quan sát hiện thực riêng để cùng với phóng viên quay phim ghi lại đượcnhững hình ảnh có ý nghĩa nhất để thể hiện trong phóng sự Thực tế cho thấyngôn ngữ hình ảnh của truyền hình sẽ cho khán giả những cảm nhận trực quan,sinh động và dễ tác động vào cảm xúc Như trên đã phân tích, xu hướng làmnhững phóng sự truyền hình có thời lượng ngắn đòi hỏi nhà báo phải hết sứcnhạy bén trong việc sử dụng hình ảnh làm sao lựa chọn được những hình ảnh

“đắt” nhất để đưa vào tác phẩm Chi tiết hình ảnh bao gồm các loại chi tiết: chitiết tả; chi tiết bối cảnh, hoàn cảnh; chi tiết tình huống; chi tiết hành động củanhân vật; chi tiết ngoại hình, điệu bộ, cảm xúc nhân vật; chi tiết đồ họa

“Chi tiết tả nhằm làm rõ không gian (where), thời gian (when), hiệntrạng sự việc, hình dáng, nội tâm, tính cách, cử chỉ của con người” [42, tr.55].Yếu tố hình ảnh là một cách để phóng viên tả về sự vật, sự việc, về con người.Nếu như báo in phải dùng các ký tự ngôn ngữ viết để miêu tả tường tận thìtruyền hình chỉ với 1 cú bấm máy camera, tất cả đã đươc lột tả từ không gian,thời gian, hình dáng, màu sắc…

Tất cả những chi tiết nói trên đều được thể hiện qua hình ảnh do camera ghilại và được phóng viên xâu chuỗi theo trật tự logic câu chuyện Có nhiều cách

Trang 37

phân loại chi tiết, tuy nhiên tác giả luận văn nhận thấy tiếp cận hệ chi tiết trongphóng sự của chương trình thời sự Đài truyền hình Việt Nam sẽ xem xét theo đốitượng phản ánh (bao gồm hệ chi tiết về sự vật và hệ chi tiết về con người – như đãnêu ở trên) Nếu xét theo tiêu chí lựa chọn chi tiết sẽ xem xét khía cạnh chi tiếtđiển hình (chủ chốt) và chi tiết không điển hình (không chủ chốt).

Có thể là chi tiết sự vật, chi tiết sự việc, chi tiết về con người thì đềuđược phản ánh dưới góc độ hình ảnh Do đó, kế thừa những nghiên cứu củacác tác giả đi trước, khi nghiên cứu về việc sử dụng chi tiết hình ảnh, luận vănphân chia thành các hệ chi tiết về hình ảnh thành các hệ nhỏ hơn bao gồm:

2.3.1.1 Chi tiết sự vật

Đối với các phóng sự trong chương trình thời sự luôn có lời dẫn củangười dẫn chương trình hướng người xem vào nội dung phóng sự sau khixem lời dẫn, khán giả đã bắt đầu có những “mường tượng” đầu tiên về câuchuyện mà phóng viên sắp kể Theo tâm lý thông thường, khán giả đang đónchờ để nhìn thấy những hình ảnh mà phóng viên muốn đề cập Chi tiết hìnhảnh có tính chất tả chính là những khuôn hình lột tả những góc độ, những ýnghĩa biểu đạt giá trị thông tin mà nhà báo muốn phản ánh

Ở đây, xem xét góc độ chi tiết tả, tác giả tiếp cận ở những chi tiết miêu

tả sự vật, khung cảnh Trong phóng sự Khai thác vàng trái phép ở bãi vàng Trà Leng Quảng Nam, phát sóng trong chương trình thời sự 19 giờ ngày

14/3/2012 Chi tiết sự vật qua hình ảnh được phóng viên ghi lại rất ấn tượng.Phóng sự đề cập đến nạn khai thác vàng trái phép bừa bãi ở xã Trà Leng,huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam Vấn đề đặt ra là bên cạnh việc quản lýlỏng lẻo của chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng khai thác tài nguyêntrái phép, phóng sự còn đặt vấn đề về số phận của những công nhân khai thácvàng ở đây về sự mất an toàn lao động Hình ảnh trong phóng sự đã phản ánh

rõ mức độ nguy hiểm của các hầm khai thác vàng khi được đào bới khắp nơi,

Trang 38

gia cố tạm bợ, nguy cơ đổ sập rất dễ xảy ra Những công nhân khai thácvàng trái phép ở đây chủ yếu là người dân đồng bào dân tộc thiểu số trongvùng Phóng sự gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc giải quyết ngănchặn tình trạng khai thác vàng trái phép không những lập lại trật tự, đảmbảo nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ tài nguyên mà còn một vấn đề rấtcon người khác đó là ngăn những hiểm họa tai nạn đang rình rập những côngnhân khai thác vàng.

Mỗi chi tiết tả bằng hình của phóng viên đều hàm chứa giá trị thông tinquý Để nói lên sự sôi động của khu vực khai thác vàng trái phép, phóng viên

đã sử dụng chi tiết tả bằng hình ảnh một cú lia máy camera bao quát khu vực.Những lán trại, những người công nhân đào bới, những khu đất nham nhở,những máy móc đang chạy đủ cho thấy mức độ công khai, sôi động như mộtcông trường của những lò khai thác vàng trái phép Để diễn tả mức độ nguyhiểm của những lò khai thác vàng, chi tiết tả được phóng viên dùng là hìnhnhững cửa hầm sâu hun hút bên vách núi, được chống đơn sơ, thủ công bằngmột vài cây cột Để diễn tả độ sâu nguy hiểm của những hố đào vàng, phóngviên đã khéo léo dùng chi tiết đặc tả một ròng rọc dây dù (vẫn dùng để kéođất đá) được thả xuống hố sâu hun hút Và rất lâu sau, ròng rọc vẫn chưadừng lại Chi tiết dùng dây dù để làm cáp tời đất đá cho thấy sự cẩu thả, mất

an toàn, coi thường tính mạng người lao động của những chủ khai thác vàng ởđây Cũng để diễn tả cho khán giả thấy nguy cơ ảnh hưởng tới con người,phóng viên đã ghi lại những công cụ lao động của công nhân ở đây, đó làcuốc xẻng, thúng, tời, máy nghiền đá Người xem sẽ cảm nhận được câuchuyện như mình được chứng kiến Sự miêu tả bằng những chi tiết hình ảnhrất thực, không phải dùng ngôn từ để miêu tả tường tận Nghệ thuật sử dụngchi tiết tả bằng hình ảnh chính là cách phóng viên chọn lấy một hình ảnh đặctrưng chứa thông điệp mà mình định nói Như trên đã chỉ ra một chi tiết mang

Trang 39

ẩn ý rất thú vị, đó là chi tiết cái ròng rọc quay liên tục một lúc lâu mà chưadừng lại Điều đó chứng tỏ cái hố mà các phu vàng chui xuống để đào vàng làrất sâu.

Yếu tố thời điểm ghi hình chi phối tới sử dụng chi tiết đã thể hiện rõ.Khi phóng viên đề cập đến nguy cơ tai nạn thường trực nếu có mưa lớn xảy ra

dễ dẫn tới sạt lở núi, sập hầm như vụ việc đã xảy ra cách đây 2 năm khiến 12người bị chôn vùi Sự việc đã diễn ra quá lâu rồi, và nếu trước đây nhómphóng viên đã từng ghi hình được vụ việc đó thì sử dụng chi tiết so sánh bằnghình này với hiện trạng hiện nay sẽ rất “đắt” trong việc cảnh báo nguy cơ tainạn; điều đó nó làm tăng hiệu quả tác động xã hội của phóng sự để các cơquan chức năng nhanh chóng vào cuộc

Phóng sự Xây dựng chợ không xuất phát từ nhu cầu thực tế của nông dân của nhóm tác giả Hải Sự - Mạnh Hà phát sóng ngày 3 tháng 5 đề cập đến

sự việc khi cơ quan chức năng tiến hành xây dựng chợ mới ở vùng nông thôn

đã không tính toán đến thói quen, điều kiện kinh tế của người dân trong vùng,khả năng giao lưu thương mại Khi xây xong một cái chợ to, đẹp, người dânlại không mặn mà với chợ mới Họ vẫn họp chợ cũ, chợ mới thì bỏ trốngkhông Thông điệp mà nhà báo muốn gửi tới công chúng là khi tiến hành chủtrương xây dựng chợ mới ở nông thôn phải tính toán cẩn thận điều kiện kinh

tế, nhu cầu của người nông dân và cả thói quen, nếp nghĩ, phong tục tập quáncủa người nông dân Có như thế thì đầu tư mới hiệu quả, chương trình xâydựng nông thôn mới mới đạt được thành công Ngay sau lời dẫn, khán giả đãthấy một bức tranh đối lập trong hình ảnh: một mô hình chợ mới to đẹp, mộtphần đã xây dựng xong đi vào hoạt động nhưng trống trơn, không có ai họpchợ Nhưng ngay bên ngoài khu chợ mới, người dân trong thôn tụ tập họp chợrất đông Hai chi tiết đối lập bằng hình ảnh này đã gợi cho khán giả một tìnhhuống khó hiểu cần được lý giải Khi chuyển đi thông điệp về thói quen và

Trang 40

điều kiện kinh tế của người nông dân ở chợ quê, phóng viên đã đặc tả chi tiết

về những mặt hàng bán ở chợ quê Đó là mấy con cá rô đồng, rổ rau má, nảichuối xanh… Điều đó cho thấy chợ quê bày bán rất giản đơn, chỉ là nhữngsản vật sẵn có trong sản xuất nông nghiệp ở vùng quê này Do đó cũng chưanhất thiết phải đưa vào cái chợ xây to đẹp như tòa nhà ở thành phố kia Chitiết hình ảnh về chiếc khóa xích hoen gỉ của ông chủ quán cháo lòng dự địnhvào chợ mới đã cho thấy sự không hưởng ứng của người nông dân với chợmới Những bộ bàn ghế dự định vào chợ mới bán hàng giờ phải khóa lại bởichợ không có ai vào họp thì cũng không bán được hàng

Khi phân tích về sự không phù hợp của chợ mới khi không tính đếnthói quen của người nông dân, tác giả đã khéo léo đưa chi tiết về cuốn sách -

tác phẩm văn học có tên Chợ quê - ngay trước phỏng vấn một chuyên gia văn

hóa Chi tiết ấy gợi lên rất nhiều điều, bởi chợ ở nông thôn nó còn chất chứayếu tố văn hóa của người nông dân Việt Nam Chợ quê còn gắn với những nétđặc sắc của làng quê, của văn hóa lúa nước có truyền thống lâu đời của ngườidân nông thôn Những chi tiết cuối phóng sự về bà cụ già ngồi trong chợ têmtrầu càng làm cho ý nghĩa văn hóa của chợ quê thêm đậm hơn Đó cũng làmột yếu tố mà khi xây dựng chợ, những nhà quản lý đã chưa tính hết để dunghòa các yếu tố từ kinh tế, văn hóa, thói quen của người dân

Chi tiết tả được thể hiện bằng hình ảnh, đó có thể là toàn cảnh hoặc cậncảnh, hoặc đặc tả Mỗi cách dùng chi tiết đều chứa đựng giá trị thông tin với ý

đồ của phóng viên Trước hiện thực mà phóng viên tiếp cận để ghi hình cónhiều chi tiết để khai thác Việc sử dụng chi tiết nào lại phụ thuộc vào việcphóng viên có phát hiện ra giá trị thông tin từ chi tiết đó hay không Để diễn

tả một ý đồ thông tin nào đó, nếu “chộp” được chi tiết tốt thì giá trị của tácphẩm sẽ tăng lên nhiều

Ngày đăng: 18/03/2018, 11:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Brigite và Didier Desormeanx (2003), phóng sự truyền hình, NXB Thông tấn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Brigite và Didier Desormeanx (2003), "phóng sự truyền hình
Tác giả: Brigite và Didier Desormeanx
Nhà XB: NXB Thôngtấn Hà Nội
Năm: 2003
2. Võ Như Báo, “ Tính chuẩn xác của chi tiết hành động trên báo chí”, website Hội Nhà báo Việt Nam ngày 29/9/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Võ Như Báo, “Tính chuẩn xác của chi tiết hành động trên báo chí
3. R.S.Borestsky (1970), Báo chí truyền hình – Tài liệu tham khảo của OIJ (Tổ chức Quốc tế các nhà báo) Sách, tạp chí
Tiêu đề: R.S.Borestsky (1970), "Báo chí truyền hình –
Tác giả: R.S.Borestsky
Năm: 1970
4. Thái Kim Chung (2005), Phóng sự trong chương trình thời sự Đài truyền hình Việt Nam, (luận văn Thạc sỹ báo chí – Học viện báo chí và tuyên truyền, Hà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Kim Chung (2005), "Phóng sự trong chương trình thời sự Đàitruyền hình Việt Nam
Tác giả: Thái Kim Chung
Năm: 2005
5. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý luận Chính trị Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), "Những vấn đề của báo chí hiện đại
Tác giả: Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng
Nhà XB: NXB Lý luận Chính trị Hà Nội
Năm: 2007
6. G.V. Cudơnnhetxốp – X.L. Xvích, A.la.lurốpxki (2004), Báo chí truyền hình tập 1, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: G.V. Cudơnnhetxốp – X.L. Xvích, A.la.lurốpxki (2004), "Báo chí truyềnhình tập 1
Tác giả: G.V. Cudơnnhetxốp – X.L. Xvích, A.la.lurốpxki
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2004
7. .V. Cudơnnhetxốp – X.L. Xvích, A.la.lurốpxki (2004), Báo chí truyền hình tập 2, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: V. Cudơnnhetxốp – X.L. Xvích, A.la.lurốpxki (2004), "Báo chí truyền hìnhtập 2
Tác giả: V. Cudơnnhetxốp – X.L. Xvích, A.la.lurốpxki
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2004
8. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức Dũng (2002), "Sáng tạo tác phẩm báo chí
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2002
9. Đức Dũng, Viết báo như thế nào (2003), NXB Văn hóa – Thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức Dũng, "Viết báo như thế nào (
Tác giả: Đức Dũng, Viết báo như thế nào
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin Hà Nội
Năm: 2003
10. Đức Dũng (sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu) (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức Dũng (sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu) (2004), "Phóng sự báo chíhiện đại
Tác giả: Đức Dũng (sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu)
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2004
11. Đức Dũng (2004), 100 câu hỏi về cách viết báo, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức Dũng (2004), "100 câu hỏi về cách viết báo
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
Năm: 2004
12. Nguyễn Văn Dững – Nguyễn Thị Thoa (chủ biên) (2006), Tác phẩm báo chí tập 2, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dững – Nguyễn Thị Thoa (chủ biên) (2006), "Tác phẩm báochí tập 2
Tác giả: Nguyễn Văn Dững – Nguyễn Thị Thoa (chủ biên)
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
Năm: 2006
13. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) – Đỗ Thu Hằng (2006), Truyền thông lý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dững (chủ biên) – Đỗ Thu Hằng (2006)
Tác giả: Nguyễn Văn Dững (chủ biên) – Đỗ Thu Hằng
Năm: 2006
14. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dững (2011), "Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đếnđời thường)
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
15. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dững (2011), "Báo chí và dư luận xã hội
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2011
16. Đảng ủy Đài Truyền hình Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng bộ Đài truyền hình Việt Nam, nhiệm kỳ 2010 – 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng ủy Đài Truyền hình Việt Nam
17. Hà Minh Đức (chủ biên) 1997, Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Minh Đức (chủ biên) 1997, "Báo chí những vấn đề lý luận và thựctiễn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
18. Trần Quang Hải (2000), Chi tiết trong phóng sự báo chí, (luận văn Thạc sỹ báo chí – Học viện báo chí và tuyên truyền, Hà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Quang Hải (2000), "Chi tiết trong phóng sự báo chí, (
Tác giả: Trần Quang Hải
Năm: 2000
19. Trần Quang Hải (2007), Chi tiết trong tác phẩm báo chí, (luận án tiến sỹ báo chí – Học viện báo chí và tuyên truyền Hà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Quang Hải (2007), "Chi tiết trong tác phẩm báo chí, (
Tác giả: Trần Quang Hải
Năm: 2007
20. Vũ Quang Hào (2005), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Quang Hào (2005), "Ngôn ngữ báo chí
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w