1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xây dựng số 1 thái nguyên

48 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 148,58 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Nhung Sinh viên thực hiện : Đào Thị Lý Lớp : K8 KTĐT B Thái Nguyên, tháng 03 năm 2015 LỜI CẢM ƠN Thực tập là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên, đây là thời gian mà sinh viên có cơ hội vận dụng những kiến thức, lý thuyết mà mình đã được học tập và nghiên cứu ở giảng đường đại học vào vận dụng trong thực tiễn. Qua đó giúp sinh viên tiếp cận với nghề nghiệp lựa chọn sau này. Các hoạt động thực tiễn mọt lần nữa giúp sinh viên hiểu được công việc mình sẽ làm khi ra trường và có những chuẩn bị phù hợp.Nhằm giúp đỡ sinh viên có thêm hiểu biết sâu rộng hơn về thực tiễn, nhà trường đã tạo điều kiện cho em có thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên. Để hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, các thày cô trường Đại học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Ths.Nguyễn Thị Nhung người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trong công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em để hoàn thành tốt bài báo cáo này. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt thời gian cũng như hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thày, cô giáo để em có thể học tập thêm những kiến thức bổ ích nhằm nâng cao chất lượng của đề tài. Em xin trân trọng cảm ơn Sinh viên Đào Thị Lý MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1 3.1 Đối tượng nghiên cứu. 1 3.2 Phạm vi nghiên cứu 1 Về không gian : được tiến hành tại công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên. 2 4. Kết cấu nội dung chi tiết của báo cáo 2 PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP. 3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 THÁI NGUYÊN. 3 1.1.1 Các thông tin chung về Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên 3 1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển công ty 3 1.2 ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 THÁI NGUYÊN. 4 1.3 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY. 9 1.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN ( 20122014 ) 9 1.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 10 1.5.1 Thuận lợi 10 1.5.2 Khó khăn 11 PHẦN 2.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 THÁI NGUYÊN 13 2.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TỔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 20122014. 13 2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO NỘI DUNG ĐẦU TƯ 14 2.2.1 Đầu tư xây dựng cơ bản ( đầu tư vào tài sản cố định) trong doanh nghiệp 16 2.2.2 Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ 24 2.2.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 25 2.3.4 Vốn đầu tư khác 32 PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 35 3.1 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 35 3.1.1 Kết quả hoạt động đầu tư phát triển 35 3.1.2 Hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nhiệp. 36 3.2 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 THÁI NGUYÊN. 38 3.2.1 Những hạn chế 38 3.2.2Một số nguyên nhân. 39 KẾT LUẬN 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43   DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ 1 ATLĐ An toàn lao động 2 CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức 3 CNVC Công nhân viên chức 4 CTCPXD Công ty Cổ phần Xây dựng 5 KHCN Khoa học công nghệ 6 KHKTATLĐ Khoa hoc – kỹ thuật – an toàn lao động 7 LĐ Lao động 8 LN Lợi nhuận 9 NSNN Ngân sách Nhà nước 10 SXKD Sản xuất kinh doanh 11 TCHCLĐ Tổ chức – Hành chính –Lao động 12 TGĐ Tổng giám đốc 13 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 14 TSCĐ Tài sản cố định 15 VĐT Vốn đầu tư   DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ NỘI DUNG Trang Bảng số liệu 1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn ( 20122014) 10 2.1 Vốn đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên giai đoạn ( 2012 2014 ) 13 2.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nội dung đầu tư giai đoạn ( 20122014 ) 15 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của công ty phân theo nội dung đầu tư giai đoạn ( 20122014 ). 15 2.4 Vốn đầu tư vào tài sản cố định giai đoạn (20122014) 18 2.5 Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản cố định trong tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn ( 20122014 ) 18 2.6 Vốn đầu tư vào nhà xưởng, công trình kiến trúc của công ty giai đoạn ( 2012 – 2014 ) 19 2.7 Vốn đầu tư vào máy móc thiết bị , dây chuyền công nghệ của công ty giai đoạn ( 2012 2014) 23 2.8 Một số thiết bị thi công lớn thuộc sở hữu công ty 24 2.9 Một số hoạt động đầu tư phát triển vào tài sản cố định 25 2.9 Vốn đầu tư vào nghiên cứu,ứng dụng khoa học công nghệ giai đoạn ( 2012 – 2014) 26 2.10 Vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn ( 2012 2014 ) 27 2.11 Đôi ngũ nhân sự cuả công ty năm 2014 28 2.12 Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên giai đoạn ( 2012 2014 ) 34 2.13 Vốn đầu tư khác của công ty giao đoạn ( 2012 2014 ) 35 3.1 Tài sản cố đinh tăng thêm giai đoạn ( 2012 2014 ) 37 3.2 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội giai đoạn ( 2012 2014 ) 39 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 5   LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm của ngành xây dựng chiếm một vị trí rất quan trọng. Trình độ, quy mô và tốc độ phát triển hợp lý của ngành đóng góp phần quyết định nhịp độ phát triển của nền kinh tế, xác định khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cơ bản như: Tốc độ, quy mô công nghiệp hóa, khả năng có thể ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Sự mở rộng, tăng cường hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản một cách có hiệu quả là tiền đề để tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, môi trường kinh doanh luôn biến động không ngừng cùng với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật thì các doanh nghiệp luôn phải tìm cách tự đổi mới, hoàn thiện mình cả về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và hiện đại hóa công nghệ. Do đó hoạt động đầu tư phát triển đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong định hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Được sự quan tâm, tận tình giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Nhung cùng cán bộ nhân viên công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên em đã tìm hiểu, thu thập thông tin về công ty cũng như tình hình hoạt động đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên. Trên cơ sở kiến thức đã học từ chuyên nghành Kinh tế đầu tư cùng kiến thức thực tiễn qua thời gian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: “ Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên” . 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên, từ đó đánh giá hiệu quả và vai trò của vốn đầu tư đối với sự phát triển của doanh nghiệp. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu. Hoạt động đầu tư phát triển của công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về thời gian : số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 20122014. Về không gian : được tiến hành tại công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên. 4. Kết cấu nội dung chi tiết của báo cáo Tên đề tài“ Đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên”. Báo cáo gồm có 3 phần : Phần 1: Khái quát về đơn vị thực tập. Phần 2: Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên. Phần 3: Nhận xét, đánh giá.   PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP. 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 THÁI NGUYÊN. 1.1.1 Các thông tin chung về Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên Tên công ty : Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên. Địa chỉ : Ngõ 11 đường Bắc Kạn phường Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại : 0280.3855.612 – 0280.3854961 – 0280.3858.23 Mã số thuế: 4600308019 Vốn điều lệ: 6 tỷ đồng. 1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển công ty Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên 40 năm. Tiền thân công ty là: công trường kiến trúc Khu Nam được thành lập từ năm 1959, sau đó năm 1970 công trường kiến trúc Khu Nam đổi tên là Công ty Xây lắp Bắc Thái. Từ năm 1979 các Công ty trên địa bàn Tỉnh là Công ty Xây lắp, Công ty Xây dựng nhà ở, Công ty Xây dựng thành phố, Công ty Xây dựng dân dụng được hợp nhất lại gọi là Công ty Xây dựng Bắc Thái. Từ tháng 07 năm 1992 Công ty được đổi tên là Công ty Xây dựng Số 1 Bắc Thái. Ngày 01 tháng 01 năm 1993 theo Nghị định 388HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), Công ty Xây dựng Số 1 Bắc Thái được thành lập là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Xây dựng Bắc Thái. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2002 Công ty Cổ phần Xây dựng Số 1 Thái Nguyên được thành lập tại Quyết định số 4061QĐUB của UBND tỉnh Thái Nguyên. Công ty được thành lập dưới hình thức bán doanh nghiệp Nhà nước cho tập thể người lao động tại Công ty theo Nghị định 1031999NĐCT ngày 10 tháng 09 năm 1999 và Nghị định 492002NĐCT ngày 24 tháng 04 năm 2002 của Chính phủ. Sau đó thành lập Công ty Cổ phần được tổ chức hoạt động theo luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 12 tháng 06 năm 1999. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển tới nay, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên đã lớn mạnh không ngừng cả về năng lực chuyên môn và sự tín nhiệm trong ngành xây dựng Thái Nguyên. Đơn vị từng bước đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, tạo điều kiện kinh doanh lành mạnh và cùng phát triển với bạn hàng. Đơn vị đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, nhiều kỹ sư, cán bộ trung cấp có năng lực trong công tác kỹ thuật và quản lý xây dựng, có đội ngũ tay nghề thợ giỏi đủ sức đảm nhận thi công các công trình từ quy mô đơn giản đến phức tạp. Đơn vị đã trang bị đồng bộ hệ thống máy móc và thiết bị thi công như cần cẩu, máy trộn bê tông, máy đầm bê tông, giáo công cụ... đảm bảo cho công tác thi công liên tục với chất lượng cao. Đặc biệt, từ năm 1994 đơn vị đã trang bị một hệ thống máy vi tính nhằm nâng cao công tác kiểm tra thiết kế kỹ thuật, lập dự toán và thanh quyết toán công trình, kiểm tra số liệu hồ sơ giúp cho công tác quản lý, xử lý số liệu nhanh chóng và chính xác. 1.2 ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 THÁI NGUYÊN. Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên là một doanh nghiệp cổ phần, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân nên bộ máy quản lý của công ty có biên chế gọn nhẹ, phân công rõ ràng, không bị chồng chéo. Mọi hoạt động của công ty dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ công ty, chỉ đạo các hoạt động của chính quyền, công đoàn và các đoàn thể khác đã tạo ra không khí thi đua trong lao động sản xuất, tạo sức mạnh tổng hợp nhằm mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp, tăng nhanh giá trị tổng sản lượng và mở rộng thị trường, mở rộng địa bàn kinh doanh của doanh nghiệ   Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ( Nguồn : Phòng Tổ chứcHành chính Lao động )  Đại hội đồng Cổ đông: Là Đại hội tập hợp các Cổ đông có mua Cổ phần trong Công ty được họp 1 năm một lần. Các Cổ đông có quyền giám sát quá trình hoạt động kinh doanh và biểu quyết các Nghị quyết của Đại hội đề ra.  Hội đồng Quản trị: Là cơ quan Quản trị cao nhất của Công ty Cổ phần giữa hai kỳ Đại hội Cổ đông bầu ra. Hội đồng Quản trị có trách nhiệm thực hiện các Nghị quyết được Đại hội Cổ đông thông qua trong quá trình hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.  Ban Giám đốc Công ty: Là do Hội đồng Quản trị công ty bầu ra gồm có: một Giám đốc điều hành và hai phó Giám đốc. Giám đốc điều hành: Được Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, là người đại diện cho Công ty. + Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Hội đồng quản trị, cơ quan chủ quản, cơ quan pháp luật, cơ quan đối tác về mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật. + Điều hành cao nhất trong công ty. + Quyết định cao nhất các vấn đề liên quan đễn công tác tổ chức, tổ chức sản xuất kinh doanh. + Xây dựng và quyết định hình thức trả lương cho CBCNVC trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doang. Có quyền khen thưởng CBCNVC theo quy chế được Đại hội CNVC thông qua trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh. Phó Giám đốc: Phụ trách kế hoạch Kỹ thuật An toàn lao động : Là người phụ giúp Giám đốc điều hành về sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm chung về kế hoạch hoạt động, đảm bảo kỹ mỹ thuật, an toàn lao động các công trình mà công ty thi công. Điều hành thay Giám đốc khi Giám đốc đi vắng ( khi được uỷ quyền ). Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật phần việc được phân công. Phó Giám đốc: Phụ trách tổ chức Hành chính Lao động : Là người phục giúp Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm chung về tổ chức nhân sự, lao động và mọi hoạt động hành chính của công ty. Điều hành thay Giám đốc khi Giám đốc đi vắng ( khi được uỷ quyền ). Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật phần việc được phân công.  Ban kiểm soát: Là Ban được Đại hội đồng Cổ đông bầu ra theo nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị. Có nhiệm vụ thay mặt các Cổ đông giám sát trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo Nghị quyết của Đại hội đề ra. Phòng kế hoạch Kỹ thuật An toàn lao động: Phòng Kế hoạch Kỹ thuật – An toàn lao động có chức năng tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo mục tiêu phát triển của công ty; công tác kế hoạch đầu tư và xây dựng theo quy định. Quản lý kỹ thuật trong toàn công ty, lập và duyệt biện pháp thi công kèm theo các biện pháp an toàn các công trình lớn có tính phức tạp về mặt kỹ thuật. Chủ trì trong việc lập hồ sơ dự thầu các công trình xây lắp. Phân tích chi phí cho thi công, sử dụng thiết bị phục vụ theo yêu cầu của khách hàng. Kiểm tra các thủ tục pháp lý cần thiết cho công tác nghiệm thu, thanh quyết toán công trình. Hướng dẫn cho kỹ thuật đội lập biện pháp thi công và biện pháp an toàn cho từng công trình. Tổ chức ký kết các hợp đồng kinh tế, kiểm tra thực hiện hợp đồng và thanh lý các hợp đồng Theo dõi thanh quyết toán vơi các công trình bên chủ đầu tư. Quản lý hồ sơ các công việc, công trình theo yêu cầu của ngành. Lập kế hoạch SXKD tháng, quý, năm của công ty. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc. Khảo sát, lập hồ sơ đấu thầu, chọn thầu. Tổng hợp hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán khối lượng xây lắp các công trình. Lập hồ sơ hợp đồng kinh tế A B, quản lý và kiểm tra thủ tục ban đầu về công tác thi công các công trình Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong tại công ty. Xây dựng kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động hàng năm và đôn đốc, nhắc nhở, giám sát việc thực hiện kế hoạch, đánh giá rủi ro và có kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp. Tổ chức huấn luyện các khóa đào tạo về an toàn lao động cho người lao động. Phòng Kế toán – Thống kê Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính kế toán, hạch toán kế toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế, kiểm soát tài chính kế toán tại công ty. Thực hiện chức năng kiểm soát viên nhà nước tại công ty. Quản lý và sử dụng vốn ngân sách và các nguồn vốn do công ty huy động. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, báo cáo tài chính kế toán tại các đơn vị trực thuộc. Hướng dẫn các đơn vị tự kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách và kỷ luật thu chi tài chính để hạn chế và tránh những sai sót trong việc sử dụng vốn và quản lý tài sản. Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định. Tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính và các báo cáo tài chính khác của công ty theo quy định trình TGĐ duyệt. Xây dựng dự toán và lập báo cáo quyết toán tài chính. Tổ chức hạch toán theo chế độ kế toán hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định huy động vốn từ các nguồn khác phục vụ cho hoạt động sản xuất. Tham gia xét duyệt thanh lý tài sản cố định hàng năm, xác định vốn được giảm, vốn còn lại phải nộp ngân sách, trả nợ vốn vay trung dài hạn, xác định số vốn được chuyển sang quỹ phát triển sản xuất. Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu… Phòng Tổ chức Hành chính Lao động. Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác tuyển dụng và lao động, công tác thực hiện Bộ luật lao động; đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác bảo vệ, quân sự, phòng cháy chữa cháy, thi đua khen thưởng, vệ sinh môi trường, phòng chống bão lụt và công tác quản trị hành chính trong công ty. Xây dựng phương án quy hoạch, tuyển chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ và lực lượng lao động phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất theo yêu cầu sản xuất kinh doanh trình Giám đốc và Hội đồng quản trị phê duyệt và tổ chức thực hiện. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nâng cao tay nghề cho công nhân hàng năm, tạo nguồn nhân lực của công ty để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng phát triển. Xây dựng và ban hành các quy chế về phân cấp công tác tổ chức cán bộ, tiền lương tiền thưởng, đào tạo, tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu quản lý và điều hành của công ty. Hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ luật lao động, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ và các quy chế của Công ty. Thực hiện và kiểm tra thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động trong toàn công ty. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch lao động, tiền lương, phân bổ điều phối nhân lực cho các đơn vị trong công ty đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn. Quản lý, điều phối cơ sở vật chất toàn công ty (kể cả trang thiết bị văn phòng, dụng cụ hành chính) phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý toàn công ty. Phối hợp với các phòng củng cố, hoàn thiện đầy đủ các cơ sở pháp lý về sử dụng đất đai của toàn công ty. Phối hợp với các phòng chức năng khác về việc sử dụng, khai thác một cách có hiệu quả cao nhất về cơ sở vật chất, vật kiến trúc của Công ty. Quản lý con dấu theo uỷ quyền của Giám đốc công ty, thực hiện nhiệm vụ văn thư lưu trũ, bảo đảm an toàn, bí mật đúng nguyên tắc và chính xác. Xây dựng và thực hiện các phương án, quy định về công tác thanh tra bảo vệ, y tế, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão, an ninh quốc phòng trong công ty, nơi phát sinh công trình. Xử lý, giải quyết các công việc mang tính chất sự vụ của công ty, văn phòng Công ty. Phối hợp với các phòng ban trong đơn vị để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 1.3 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY. Xây dựng các công trình dân dụng. Xây dựng các công trình công nghiệp. Xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, đường dây và trạm điện.. Tư vấn, thiết kế, giám sát các công trình xây dựng Hoàn thiện, phá dỡ công trình xây dựng.... 1.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN ( 20122014 ) Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên đã ngày càng lớn mạnh và có uy tín trên thị trường. công ty đã không ngường lớn mạnh và phát triển, thu được những kết quả tốt, đồng thời cũng đóng góp vào nguồn ngân sách quốc gia. Ngoài ra công ty còn chăm lo điều kiện sống cho người lao động, nâng cao thu nhập... Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn (2012 2014): Bảng 1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn ( 20122014) Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) Tổng doanh thu Triệu đồng 36688.00 38564.00 46615.00 12.72 LN trước thuế Triệu đồng 995.00 1460.00 1877.00 Thuế TNDN Triệu đồng 248.75 365.00 469.25 LN sau thuế Triệu đồng 746.25 1095.00 1464.06 (Nguồn: phòng Kế toánThống kê ) Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta có thể thấy tình hình hoạt động của công ty khá tốt. Tất cả các năm hoạt động đều mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty. Năm 2012 tổng doanh thu đạt 36688.00 triệu đồng và tăng liên tục trong giai đoạn (20122014). Năm 2013 tổng doanh thu đạt 38564.00 triệu đồng và tăng lên 46615.00 triệu đồng năm 2014. Với kết quả đó, năm 2012 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt được là 746.25 triệu đồng và đóng góp vào ngân sách nhà nước 248.75 triệu đồng. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 348.75 triệu đồng so với năm 2013 và đạt mức 1095.00 triệu đồng, do đó nguồn đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng tăng lên 365 triệu đồng năm 2013. Năm 2014 là năm lợi nhuận của công ty cao nhất đạt 1464.06 triệu đồng. 1.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 1.5.1 Thuận lợi Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo đó là một làn sóng đầu tư ồ ạt vào Việt Nam, nhu cầu xâu dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn. Cùng với đó, sự xuất hiện của các ngân hàng, các tập đoàn tài chính lớn ở nước ta tạo cơ hội cho doanh nghiệp một nguồn huy động vốn dồi dào.Các công ty nước ngoài khi tham gia hoạt động tại Việt Nam cần văn phòng làm việc, nhà ở cho cán bộ công nhân viên…do đó nhu cầu về văn phòng cho thuê, nhà chung cư cũng được tăng cao, việc xây dựng các công trình này lại là lĩnh vực chủ yếu của công ty. Không chỉ có các công ty nước ngoài có nhu cầu về nhà và văn phòng, hiện nay ngay trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhu cầu về nhà ở và văn phòng cho thuê cùng rất lớn. Hàng loạt công trình đã và đang được xây nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Trong quá trình hội nhập phát triển, các địa phương, đặc biệt là các tỉnh lân cận Thái Nguyên đang có cơ hội lớn để phát triển. Do đó nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt định hướng phát triển của mỗi địa phương là rất lớn. Đảng và Nhà nước đang có chủ trương hỗ trợ cho ngành xây dựng để thúc đẩy phát triển, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty xây dựng trong nước với các đối thủ, các công ty xây dựng nước ngoài. Trong những năm tới cùng với quá trình đô thị hoá tiếp tục diễn ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và quá trình hội nhập kinh tế diễn ra hết sức sôi động hứa hẹn nhiều cơ hội mới cho ngành xây dựng. Bên cạnh đó môi trường chính trị của Việt Nam luôn được đánh giá là ổn định và là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài. 1.5.2 Khó khăn Khách hàng: khách hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một số khó khăn đến từ phía khách hàng: Xu hướng hạ giá thấp giá giao thầu các công trình xây dựng, chủ công trình bao giờ cũng muốn hạ thấp chi phí, các doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá. Bên cạnh đó, xu hướng chiếm dụng vốn kinh doanh cũng là một sức ép rất lớn đến công ty. Các chủ công trình không thanh toán kịp thời cho công ty khi công trình đã hoàn thành, bàn giao, thậm chí công trình đã đưa vào sử dụng nhiều năm. Điều này gây khó khăn lớn cho công ty trong việc quay vòng vốn kinh doanh, tăng lãi vay ngân hàng mà công ty phải chịu. Những nhà cung cấp: Các nhà cung cấp hiện nay của công ty chủ yếu là các nhà cung cấp máy móc thiết bị sản xuất và các nhà cung cấp nguyên vật liệu xây dựng. Trong quá trình hội nhập, máy móc của công ty chủ yếu được nhập từ các nước công nghiệp như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…nhưng lại có nhiều máy móc đã qua sử dụng. Mặc dù công ty đã mở rộng khả năng lựa chọn đối tác cung cấp máy móc thiết bị nhưng vẫn còn cần nhiều, hơn nữa trình độ ngoại thương của cán bộ còn hạn chế nên các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu còn chưa chặt chẽ, chưa ràng buộc được các nhà cung cấp. Đối với các nhà cung cấp vật liệu xây dựng, công ty luôn lựa chọn những nhà cung cấp lâu năm, có uy tín, có thể đáp ứng nhu cầu nhanh nhất, đầy đủ, với giá hợp lý. Các công ty xây dựng cạnh tranh: trong thời gian qua, tốc độ phát triển ngành xây dựng ở nước ta rất nhanh, các công ty xây dựng cũng có điều kiện tốt để phát triển lớn mạnh. Đây là những doanh nghiệp sẽ canh tranh với công ty về nhiều mặt như: giá bỏ thầu, về tiến độ và kỹ thuật thi công…Do đó công ty cần có chiến lược phát triển hợp lý để chiếm được ưu thế trong cuộc cạnh tranh này.   PHẦN 2.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 THÁI NGUYÊN 2.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TỔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 20122014. Trước hết chúng ta xem xét hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên qua việc thực hiện vốn đầu tư trong giai đoạn 20122014. Bảng 2.1 Vốn đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên giai đoạn ( 2012 2014 ) Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 Tổng VĐT Triệu đồng 1157.972 1096.273 1132.334 Lượng tăng liên hoàn Triệu đồng 61.699 36.061 Tốc độ tăng liên hoàn. % 5.33 3.29 Tốc độ tăng định gốc. % 5.33 2.21 ( Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư CTCPXD số 1 Thái Nguyên) Qua bảng số liệu về tổng vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty ta thấy công ty đã chú trọng trong việc đầu tư phát triển doanh nghiệp. Năm 2012 tổng khối lượng vốn chi cho đầu tư phát triển đạt 1157.972 triệu đồng. Riêng năm 2013 do ảnh hưởng của những biến động, khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nó riêng, công ty đã giảm lượng vốn đầu tư phát triển của xuống còn 1096.273 triệu đồng , tức là giảm 5.33% so với năm 2012. Năm 2014 khối lượng vốn đầu tư đã có sự tăng trở lại so với năm 2013 và đạt 1132.334 triệu đồng. Mặc dù khối lượng vốn đầu tư qua các năm có sự thay đổi, nhưng mức chênh lệch không đáng kể thể hiện ở lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn ở bảng 2.1, mức chênh lệch qua các năm tương đối đều nhau. Điều này giải thích cho lý do là trong những năm này công ty không đầu tư nhiều vào các hoạt động đầu mới như xây dựng nhà xưởng, mở rộng quy mô. Trong những năm này, khối lượng vốn đầu tư chủ yếu được dùng cho hoạt động đầu tư sửa chữa, mua sắm máy móc thiết bị, khoa hhọc công nghệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở những máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng sẵn có để nâng cao hiệu quả cũng như năng lực phục vụ của mình. 2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO NỘI DUNG ĐẦU TƯ Hoạt động đầu tư phát triển trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển, trong những năm qua công ty đã chú trọng nhiều hơn cho hoạt động đầu tư phát triển, điều này đã được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư ở mức khá cao và chênh lệch không đáng kể qua các năm phân tích ở trên. Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên tập trung vốn cho hoạt động đầu tư phát triển các nội dung như: đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc; đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải; đầu tư cho hệ thống quản lý; đầu tư cho nguồn nhân lực; và đầu tư vào một số lĩnh vực khác. Hoạt động đầu tư phát triển theo các nội dung đầu tư tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên xét chung cho cả giai đoạn và từng năm trong giai đoạn ( 20122014 ) được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.2: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nội dung đầu tư giai đoạn ( 20122014 ) ( Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giai đoạn 20122014 Tổng vốn đầu tư 1157.972 1096.273 1132.334 3386.579 Vốn đầu tư vào tài sản cố định. 765.38 756.400 739.320 2261.100 Vốn đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ 214.210 181.060 187.960 583.230 Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực 133.720 125.950 150.830 410.500 Vốn đầu tư khác. 44.662 32.863 54.224 131.749 (Nguồn: Phòng Kế toán Thống kê ) Bảng 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của công ty phân theo nội dung đầu tư giai đoạn ( 20122014 ) ( Đơn vị : % ) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giai đoạn (20122014) Tổng vốn đầu tư 100.00 100.00 100.00 100.00 VĐT vào TSCĐ 66.10 69.00 65.29 66.77 VĐT vào nghiên cứu và ứng dụng KHCN 18.50 16.52 16.60 17.22 VĐT vào nguồn nhân lực 11.55 11.49 13.32 12.12 VĐT khác 3.85 2.99 4.79 3.89 (Nguồn: Phòng Kế toán Thống kê ) Trong giai đoạn ( 20122014 ), vốn đầu tư vào tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tỷ trọng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Tổng vốn đầu tư vào tài sản cố đinh giai đoạn 20122014 đạt 2261.1 triệu đồng, chiếm 66.77 % trong tổng vốn đầu tư. Năm 2012 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho hoạt động đầu tư vào tài sản cố định đạt 765.38 triệu đồng chiếm 66.09% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển . Năm 2013 vốn đâu tư vào nội dung giảm so với năm 2012 nhưng mức giảm không đáng kể và đạt 756.4 triệu đồng chiếm đến 69 %. Năm 2014 tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp tiếp tục có sự giảm nhẹ so với các năm trước và đạt mức 739.32 triệu đồng năm 2014. Có thể nhận thấy rằng đầu tư xây dựng cơ bản ( đầu tư vào tài sản cố định) là một trong những nội dung hết sức quan trọng, và càng quan trọng hơn đối các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng . Đây cũng là yêu cầu điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong giai đoạn này công ty đã mua thêm một số máy móc thiết bị thi công để phục vụ cho quá trình sản xuất thi công các hợp đồng trúng thầu, nâng cao trình độ kỹ thuật của máy móc thiết bị hiện có của công ty. Rõ ràng qua các số liệu trên ta thấy công ty dành một lượng vốn đầu tư phát triển lớn vào hoạt động đầu tư cho cơ sở hạ tầng sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị cũng như hệ thống quản lý để đạt năng suất tối ưu, từ đó đưa lại cho công ty một phần lợi nhuận đáng kể. Còn lại là tỷ trọng vốn đầu tư vào nguồn nhân lực chiếm 12.12% và nguồn vốn đầu tư khác chiếm 3.89 % còn lại. Qua phân tích tỷ trọng vốn đầu tư theo lĩnh vực ở trên, ta thấy Công ty Cổ phần Xây dựng số1 Thái Nguyên cũng đã có sự đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Khối lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực tuy có giảm sút về giá trị và tỷ trọng tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Năm 2012 khối lượng vốn đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng koa học công nghệ đạt 214.21 triệu đồng chiếm 18.50 % và trong cả giai đoạn chiếm 17.22 % trong tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư cho hoạt động khác (công tác chuẩn bị đầu tư, hoạt động Marketing, thương hiệu ) chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển. Điều này có thể hiểu được do trong giai đoạn ( 20122014 ), công ty đang tiến hành khai thác các dự án xây dựng hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc và phần lớn cho hoạt động mua sắm, sửa chữa máy móc thiết bị. Cũng thật dễ hiểu khi công ty chỉ dành một phần vốn đầu tư khác vào hoạt động Marketing vì công ty là một công ty lớn đã hoạt động hiệu quả trong thời gian dài và tạo được uy tin lớn đối với khách hàng. Tuy nhiên, Marketing và nguồn nhân lực là lĩnh vực rất quan trọng trong chiến dịch nâng cao khả năng cạnh tranh chủa công ty, do đó công ty cần chú trọng dành nhiều vốn đầu tư hơn nữa trong tương lai.. 2.2.1 Đầu tư xây dựng cơ bản ( đầu tư vào tài sản cố định) trong doanh nghiệp Tài sản cố định chính là tư liệu lao động chủ yếu đối với mỗi doanh nghiệp, do đó nó có vai trò hết sức quan trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyết định đến khối lượng, chất lượng sản phẩm, công trình được tạo ra, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, sức cạnh tranh ngày càng lớn, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình, nắm bắt được nhu cầu thị trường, lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị phù hợp để tạo ra cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó việc đổi mới, cải tạo tài sản cố định trong doanh nghiệp để có thể theo kịp sự tiến bộ, phát triển của xã hội là vấn đề đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiêt bị, cơ sở hạ tầng đảm bảo, cải tiến quy trình công nghệ thì doanh nghiệp mới có thể tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó tạo cơ sở giảm giá thành tăng sức cạnh tranh cũng như uy tín của mình trên thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, đặc biệt trong điều kiện tình hình cơ sở vật chất kĩ thuật đã được khấu hao nhiều năm nên trong những năm gần đây, công ty đặc biệt chú trọng đến công tác đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc cũng như đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. kinh doanh. Hoạt động đầu tư vào tài sản cố định của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên bao gồm đầu tư xây dựng nhà xưởng, các công trình kiến trúc, và đầu tư mua sắm lắp đặt máy móc,thiết bị. Hoạt động đầu tư giai đoạn ( 20122014 ) được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.4: Vốn đầu tư vào tài sản cố định giai đoạn ( 20122014 ) ( Đơn vi: Triệu đồng ) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giai đoạn (20122014) Tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định. 765.38 756.40 739.32 2261.10 Vốn đầu tư vào nhà xưởng, công trình kiến trúc 335.15 293.05 265.83 894.03 Vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị. 403.23 463.35 473.49 1367.07 ( Nguồn: Phòng Kế toán Thống kê ) Bảng 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản cố định trong tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn ( 20122014 ) ( Đơn vị: % ) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giai đoạn ( 20122014 ) Tổng vốn đầu tư phát triển 100 100 100 100 Vốn đầu tư vào tài sản cố định. 66.09 69 65.29 66.77 Trong đó Vốn đầu tư vào nhà xưởng, công trình kiến trúc 28.94 26.73 23.48 26.4 Vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị. 37.15 42.27 41.82 40.37 ( Nguồn : Phòng Kế toánThống kê ) 2.2.1.1 Đầu tư vào nhà xưởng, công trình kiến trúc Đầu tư vào nhà xưởng, kiến trúc là một trong những hoạt động được thực hiện đầu tiên của mỗi công cuộc đầu tư. Xây dựng trụ sở làm nơi giao dịch của công ty và xây dựng nhà xưởng đảm bảo cho dây chuyền sản xuất, công nhân hoạt động được thuận lợi và an toàn, đồng thời là nơi để bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Tuy nhiên công ty đã hoạt động lâu năm và ổn đinh nên nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng vào việc tu sửa sửa chữa các công trình hoặc xây dựng thêm đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty. Trong cả giai đoạn ( 20122014 ) công ty đã đầu tư 894.03 triệu đồng, chiếm 26.40 % tổng vốn đầu tư phát triển để đầu tư nhà xưởng, công trình kiến trúc. Điều đó được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.6: Vốn đầu tư vào nhà xưởng, công trình kiến trúc của công ty giai đoạn ( 20122014 ) Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 VĐT nhà xưởng, công trình kiến trúc Triệu đồng 335.15 293.05 265.83 Lượng tăng liên hoàn Triệu đồng 42.1 27.22 Tốc độ tăng liên hoàn % 12,46 9.29 % so với tổng vốn đầu tư phát triển. % 28.94 26.73 23.48 (Nguồn: Phòng Kế toán Thống kê ) Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy công ty đã khá chú trọng vào việc đầu tư vào nhà xưởng, công trình kiến trúc .Năm 2012 khối lượng vốn đầu tư là 335.15 triệu đồng chiếm 28.94% trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp.Tuy nhiên đến năm 2013 thì khối lượng vốn đầu tư này đã giảm 12,46% so với năm 2012 còn 293.05 triệu đồng. Năm 2014 khối lượng vốn tiếp tụ sụt giảm cả về tỷ trọng cũng như giá trị so với năm trước còn 265.83 triệu đồng, giảm 9.29 % so với năm 2013, tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư chiếm 23.48 % . Mặc dù có sự giảm về tỷ trọng và giá trị vốn đầu tư, song mức đầu tư của công ty vào nội dung này vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng mức đầu tư. Dễ dàng có thể nhận thấy được nguyên nhân của sự thay đổi trong vốn đầu tư vào nhà xưởng, công trình kiến trúc của công ty. Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên là một trong những công ty đã hoạt động lâu đời, do đó những đầu tư ban đầu như xây dựng nhà xưởng, bến bãi, trụ sở làm việc đã được hoàn thành và đi vào sử dụng. Nguồn vốn cho nhà xưởng, công trình chủ yếu là tu sửa, nâng cấp các công trình cũ đang hoạt động để đáp ứng nhu cầu sử dụng, hoạt động. Chính vì vậy nguồn vốn cần sử dụng không quá cao. 2.2.1.2 Đầu tư vào máy móc thiết bị, phương tiện vận tải Máy móc thiết bị của công ty bao gồm tất cả các loại máy móc, phương tiện vận tải, dây chuyền, dụng cụ chuyên sản xuất xây dựng thi công các công trình, các cấu kiện bê tông đúc sẵn và các thiết bị thi công công trình gia công, dân dụng, công nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do máy móc thiết bị thi công đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm sản xuất cũng như hiệu quả kinh doanh, đòi hỏi phải có sự đầu tư hợp lý vào máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa góp phần tăng thu nhập cho công ty. Đầu tư mới máy móc thiết bị là một hình thức của đầu tư phát triển nhằm thay thế, hoặc hiện đại hóa dây chuyền công nghệ và trang thiết bị làm tăng năng suất sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Mặt khác do đặc trưng của hoạt động kinh doanh của công ty thì hoạt động đầu tư sửa chữa, mua sắm máy móc thiết bị, nâng cao năng lực công nghệ là điều cần thiết để cung cấp cho thị trường cũng như thi công xây dựng những công trình trúng thầu. Để nâng cao năng lực hoạt động và năng lực cạnh tranh, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, công ty cần chú trọng công tác đầu tư vào máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình quản lý hoạt động đầu tư mua sắm, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của công ty. Mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Căn cứ vào sự cần thiết phải đầu tư vào máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của các đơn vị, công ty phòng KH KT ATLĐ lập dự án đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận tải trình hội đồng quản trị công ty duyệt. Căn cứ vào dự án đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được phê duyệt phòng KH –KT –ATLĐ tham mưu cho giám đốc thành lập một tiểu ban mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của công ty ( Đại diện lãnh đạo công ty + Các phòng ban nghiệp vụ + đơn vị sử dụng). Tiểu ban mua sắm máy móc thiết bị có trách nhiệm như sau: + Lập hồ sơ thông báo mời chào hàng cạnh tranh. + Tổ chức chọn: Tiểu ban mua sắm xem xét hồ sơ chào hàng, đi kiểm tra đánh giá lựa chọn thiết bị của nhà chào hàng cạnh tranh để chọn ra nhà cung cấp đáp ứng tốt nhất của yêu cầu đề ra lập báo cáo chọn nhà cung cấp, trình giám đốc công ty phê duyệt. + Thương thảo, làm thủ tục ký kết hợp đồng mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải đúng theo quy định của Nhà nước. + Kiểm tra hồ sơ thiết bị, tổ chức nghiệm thu theo các tiêu chí đã đánh giá theo biểu mẫu quy định, xác định mức tiêu hao nhiên liệu và làm các thủ tục giao xuống các đơn vị thành viên đã đề nghị mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. + Làm thủ tục thanh lý hợp đồng mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Bảo dưỡng máy móc thiết bị, phưng tiện vận tải. Đối với dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng : Cán bộ phụ trách thiết bị của Chi nhánh sản xuất vật liệu xây dựng căn cứ vào hồ sơ thiết bị của toàn bộ dây chuyền sản xuất cùng với cán bộ phụ trách thiết bị của công ty lập danh mục các thiết bị cần bảo dưỡng định kỳ kèm theo bảng thống kê chi phí vật tư, nhiên liệu, nhân công và năng lượng phục vụ công tác bảo dưỡng định kì để trình giám đốc công ty phê duyệt. Sau khi danh mục các thiết bị cần bảo dưỡng định kì được phê duyệt, công ty giao nhiệm vụ cho đơn vị, hoặc cho thuê ngoài bảo dưỡng theo hợp đồng kĩ thuật. Sau khi thiết bị được bảo dưỡng xong, lập biên bản nghiệm thu, làm thanh lý hợp đồng. Toàn bộ chi phí bảo dưỡng định kì của đây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng do công ty thanh toán. Đối với các loại thiết bị máy móc, thiết bị phương tiện vận tải khác : Cán bộ quản lý máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của đơn vị căn cứ vào hồ sơ quản lý máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của đơn vị mình lập kế hoạch bảo dưỡng định kì, để trình giám đốc phê duyệt. Sau khi giám đốc đơn vị phê duyệt kế hoạch bảo dưỡng, đơn vị có thể tự tiến hành bảo dưỡng, hoặc thuê bên ngoài bảo dưỡng theo hợp đồng kĩ thuật. + Sau khi máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được bảo dưỡng xong sẽ tiến hành lập biên bản nghiệm thu. + Chi phí bảo dưỡng định kì máy móc thiết bị, phương tiện vận tải này do các đơn vị thanh toán + Phòng KH KT ATLĐ định kỳ hàng năm kiểm tra việc bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của các đơn vị. Sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Cán bộ kĩ thuật đơn vị là lái xe, lái máy cơ quan lập phương án, dự trù kinh phí sửa chữa báo cáo với giám đốc đơn vị, hoặc các phòng nghiệp vụ cơ quan phê duyệt. Sau khi được các giám đốc đơn vị, phó giám đốc phụ trách phê duyệt kế hoạch phương án và dự trù kinh phí sửa chữa, cán bộ kĩ thuật đơn vị hoặc cán bộ phụ trách thiết bị tiến hành việc sửa chữa như sau: + Làm thủ tục giao việc xuống tổ sửa chữa + Làm hợp đồng sửa chữa + Nghiệm thu, thanh toán công tác sửa chữa + Làm thanh lý hợp đồng, thanh toán ( Nếu thuê ngoài sửa chữa) + Chi phí cho việc sửa chữa do đơn vị tự thanh toán Trong giai đoạn 2012 2014, tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực này lên đến 1367.07 triệu đồng chiếm 40.37 % tổng vốn đầu tư và có xu hướng tăng lên qua các năm được thể hiện ở bảng 2.7 Bảng 2.7: Vốn đầu tư vào máy móc thiết bị , dây chuyền công nghệ của công ty giai đoạn ( 20122014 ) Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 VĐT máy móc, thiết bị công nghệ Triệu đồng 430.23 463.35 473.49 Lượng tăng liên hoàn. Triệu đồng 33.12 10.14 Tốc độ tăng liên hoàn % 7.70 2.19 % so với tổng vốn đầu tư phát triển % 37.15 42.27 41.82 (Nguồn: Phòng Kế toán –Thống kê ) Do công ty đã hoạt động được nhiều năm nên hầu hết các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được đầu tư trước đây đều đang được sử dụng cho việc sản xuất, thi công công trình ở công ty. Khối lượng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ trong giai đoạn này có xu hướng tăng liên tục. Nếu năm 2012 khối lượng vốn đầu tư là 430.23 triệu đồng thì năm 2013 tăng lên là 463.35 triệu đồng và đạt giá trị 473.49 triệu đồng vào năm 2014. Xét về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư thì đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm. Năm 2012 đầu tư vào máy móc thiết bị chiếm 37.15 % và tăng lên đến 42.27% năm 2013 .Tỷ trọng chung cho cả giai đoạn ( 2012 – 2014 ) là 40.37 % trong tổng vốn đầu tư. Qua đây ta thấy khối lượng vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Lý do có sự gia tăng đáng kể này là do trong những năm trở lại đây công ty nhận được nhiều hợp đồng thi công xây dựng công trình, chính điều này đã buộc công ty phải đầu tư một khối lượng vốn nhằm sửa chữa, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải để đáp ứng chu cầu sản xuất, thi công công trình. Đồng thời với đặc thù là công ty xây dựng đòi hỏi công ty phải đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động xây dựng, cải tiến công nghệ hiện đại hơn để phù hợp với nhu cầu, nâng cao chất lượng Với lợi thế là lực lượng nòng cốt trong các dự án xây dựng của địa phương cũng như các khu vực lân cận, công ty đã tích lũy và đầu tư được một lực lượng thiết bị thi công lớn như giáo, cốp pha, cẩu tháp, thiết bị làm đường, thiết bị thi công… đáp ứng tốt nhu cầu cơ giới hóa sản xuất và công tác thi công các kết cấu đặc biệt.   Bảng 2.8 : Một số thiết bị thi công lớn thuộc sở hữu công ty STT Tên máy móc thiết bị Số lượng Nước sản xuất 1 Cần cẩu tháp Zoomlion TC 5613A 01 Trung Quốc 2 Cần cẩu tháp SCM C5015 01 Trung Quốc 3 Cần cẩu tháp Potain MC115B 01 Trung Quốc 4 Cần cẩu tháp SCM C6015 01 Trung Quốc 5 Cẩu bánh xích Sumitomo SD610 01 Nhật Bản 6 Cẩu bánh lốp 01 Liên Xô 7 Dây chuyền thiết bị cọc khoan nhồi Soilmec 01 Nhật Bản 8 Máy trộn dung dịch Bentonite 01 Đức 9 Máy phát điện 04 Trung Quốc, Italia 10 Xe bơm bê tong tự hành Puzmeister 01 Đức 11 Xe bơm bê tong cố định Puzmester 01 Đức 12 Ô tô chở bê tông Kamaz 02 Nga 13 Xe vận tải HUYNDAI 04 Hàn Quốc 14 Ô tô chở bê tông 04 Hàn Quốc 15 Máy trộn bê tông 14 Trung Quốc, Pháp, ViệtNam 16 Máy đào xúc gầu ngược Sumitomo S340 02 Nhật Bản 17 Máy đào xúc bánh xích Kobelco 02 Nhật Bản 18 Máy đào bánh xích Sumitomo 02 Nhật Bản 19 Xe lu tĩnh Sakai 2 bánh 02 Nhật Bản ( Nguồn: Phòng Kế hoạch Kỹ thuật ATLĐ) Hiện nay, công ty đang áp dụng một thiết bị hiện đại như: Công ty áp dụng hệ thống cốp pha trượt cho các cụng trình xây dựng nhà cao tầng và các chung cư cao cấp. Sự thuận lợi của phương pháp trượt là tính toán khối hóa cho kết cấu và không có mạch ngừng. Hiệu quả của công tác này mang lại là rút ngắn thời gian xây dựng; giảm chi phí nhân công, giá thành cho chủ đầu tư. Công ty đã thay hệ thống cọc bê tông ép bằng công nghệ khoan cọc nhồi, thiết bị này được công ty đầu tư mua sắm vào năm 2002. Ưu điểm của phương pháp này là cọc được chế tạo tại chỗ, không mất công vận chuyển, tiết kiệm được chi phí và cọc đú cú độ dài liên tục theo thiết kế, không phải cắt, hàn. Ngoài ra dung phương pháp nhồi cọc tại chỗ tránh được làm nền móng công trình gây ảnh hưởng đến các công trình kế cận Nhận thức rõ được tầm quan trọng của máy móc thiết bị trong hoạt động thi công xây dựng, công ty hiện đã và đang triển khai các kế hoạch mua sắm mới hoặc thuê các thiết bị thi công hiện đại để phục vụ cho thi công các dự án được thực hiện trong thời gian tới cũng như đầu tư vào nhà xưởng, công tình kiến trúc. Và được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.9 Một số hoạt động đầu tư phát triển vào tài sản cố định STT Nội dung đầu tư 1 Xây dựng mới nhà để ô tô 2 Tiến hành tu sửa lại hội trường 4 gian 3 Thay thế mới hệ thống máy tính phòng Kế toán – Thống kê 4 Tiến hành bảo trì bảo dưỡng hệ thống cần cẩu tháp của công ty 5 Mua sắm bổ sung 2 máy trộn bê tông JZC250 6 Mua sắm bổ sung 2 máy trộn bê tông JS500 7 Mua 4 máy phát điện dự phòng 8 Mua bổ sung giàn giáo, cốp pha ( Nguồn: Phòng Kế toán Thống kê ) 2.2.2 Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ Muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, thu hút và giữ được uy tín với khách hàng là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được sự quan trọng hàng đầu của vấn đề này, công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng các công trình để có thể thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong giai đoạn ( 2012 – 2014 ), công ty đã đầu tư 586.23 triệu đồng vào hệ thống quản lý, chiếm tỷ trọng 17.22 % trong tổng vốn đầu tư phát triển của công ty. Điều đó thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.10 : Vốn đầu tư vào nghiên cứu,ứng dụng khoa học công nghệ giai đoạn ( 20122014 ) Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 VĐT nghiên cứu,ứng dụng khoa học công nghệ Triệu đồng 214.21 181.06 187.96 Lượng tăng liên hoàn Triệu đồng 33.15 6.90 Tốc độ tăng liên hoàn % 15.48 3.81 Tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư. % 18.05 16.52 16.60 ( Nguồn: Phòng Kế toán – Thống kê ) Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty dành một khối lượng vốn đầu tư khá lớn cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động của mình, dao động từ khoảng 16.60% đến 18.50 %. Vốn đầu tư cho toàn giai đoạn chiếm 17.22 % trong tổng vốn đầu tư phát triển của công ty. Năm 2012 khối lượng vốn đầu tư lớn nhất đạt 214.21 triệu đồng chiếm 18.50 % tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên khối lượng vốn đầu tư đã giảm 33.15 triệu đồng vào năm 2013 tức là giảm 15.48% xuống còn 181.06 triệu đồng. Năm 2014 giá trị vốn đầu tư thay đổi không đáng để đạt 187.96 triệu đồng. Qua đây ta có thể thấy công ty đã chú trọng đến hoạt động đầu tư vào nghiên cứu cũng như ứng dụng khoa học công nghệ. Mặc dù có sự sụt giảm về giá trị cũng như tỷ trọng trong tổng vốn nhưng nhìn chung vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Trong những năm qua công ty đã trang bị một số máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng các công trình xây dựng cũng như nâng cao chất lượng, hiệu suất làm việc. Đồng thời công ty cũng đã tiến hành đưa các kỹ sư, công nhân có tay nghề đi đào tạo thêm để có thể sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị mới. 2.2.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Người lao động được coi là tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn phát triển phải có sự đầu tư xứng đáng cho phát triển nguồn nhân lực. Ngay từ ngày đầu chuyển sang mô hình hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, Đảng ủy ban giám đốc đã xác định khâu then chốt là ổn định tổ chức, quan tâm đến công tác cán bộ, đào tạo nhân lực, chú trọng đội ngũ công nhân kỹ thuật, thợ bậc cao. Hình thức đào tạo và chi phí đầu tư dành cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cán bộ công nhân viên hàng năm của công ty thể hiện qua bảng : Bảng 2.11: Vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn ( 20122014 ) ( Đơn vị : Triệu đồng ) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giai đoạn ( 20122014 ) VĐT đào tạo nguồn nhân lực 133.72 125.95 150.83 410.50 Vốn đầu tư đào tạo nội bộ 113.03 89.74 135.93 338.70 VĐT đào tạo bên ngoài 20.69 36.21 14.9 71.8 (Nguồn: Phòng Kế toánThống kê ) Qua bảng số liêu trên ta thấy công ty đã có sự quan tâm đến nguồn lực, lao động của doanh nghiệp mình như việc quan tâm đến đào tạo nhân lực, đầu tư chăm sóc sức khỏe cho người lao động, cải thiện môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên, trả lương đúng và đủ thời hạn cho người lao động.. Nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả công việc

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ

Giảng viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Thị Nhung Sinh viên thực hiện : Đào Thị Lý

Thái Nguyên, tháng 03 năm 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Thực tập là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên, đây là thờigian mà sinh viên có cơ hội vận dụng những kiến thức, lý thuyết mà mình đã được họctập và nghiên cứu ở giảng đường đại học vào vận dụng trong thực tiễn Qua đó giúpsinh viên tiếp cận với nghề nghiệp lựa chọn sau này Các hoạt động thực tiễn mọt lầnnữa giúp sinh viên hiểu được công việc mình sẽ làm khi ra trường và có những chuẩn

bị phù hợp.Nhằm giúp đỡ sinh viên có thêm hiểu biết sâu rộng hơn về thực tiễn, nhàtrường đã tạo điều kiện cho em có thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty Cổ phầnXây dựng số 1 Thái Nguyên

Để hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình, trước hết em xin chânthành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, các thày cô trường Đại học Kinh

Tế và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo

Ths.Nguyễn Thị Nhung người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em hoàn thành

bài báo cáo này

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trong công ty Cổ phần Xây dựng số 1Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em để hoàn thành tốt bài báo cáo này

Tuy nhiên do những hạn chế về mặt thời gian cũng như hạn chế về kinh nghiệmthực tế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Em mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến của các thày, cô giáo để em có thể học tập thêm những kiếnthức bổ ích nhằm nâng cao chất lượng của đề tài

Em xin trân trọng cảm ơn !

Sinh viên

Đào Thị Lý

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ

2.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nội

2.3 Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của công ty phân theo nội dung đầu tư giai

2.5 Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản cố định trong tổng vốn đầu tư phát triển

2.9 Vốn đầu tư vào nghiên cứu,ứng dụng khoa học công nghệ giai đoạn

( 2012 – 2014)

26

2.10 Vốn đầu tư đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn ( 2012 -2014 ) 27

2.12 Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên

giai đoạn ( 2012- 2014 )

34

3.2 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội giai đoạn ( 2012 -2014 ) 39

Sơ đồ

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm của ngành xây dựng chiếm một vị trí rất

quan trọng Trình độ, quy mô và tốc độ phát triển hợp lý của ngành đóng góp phầnquyết định nhịp độ phát triển của nền kinh tế, xác định khả năng giải quyết các vấn đềkinh tế - xã hội cơ bản như: Tốc độ, quy mô công nghiệp hóa, khả năng có thể ứngdụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho người dân Sự mở rộng, tăng cường hoạt động đầu tư xây dựng cơ bảnmột cách có hiệu quả là tiền đề để tăng trưởng kinh tế Khi nền kinh tế chuyển sang cơchế thị trường, môi trường kinh doanh luôn biến động không ngừng cùng với sự thayđổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật thì các doanh nghiệp luôn phải tìm cách tự đổimới, hoàn thiện mình cả về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và hiện đại hóa công nghệ

Do đó hoạt động đầu tư phát triển đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong địnhhướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Được sự quan tâm, tận tình giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn ThịNhung cùng cán bộ nhân viên công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên em đã tìmhiểu, thu thập thông tin về công ty cũng như tình hình hoạt động đầu tư phát triển tạicông ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên

Trên cơ sở kiến thức đã học từ chuyên nghành Kinh tế đầu tư cùng kiến thức thực

tiễn qua thời gian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: “ Đầu tư phát triển tại Công

ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần Xây dựng số 1 TháiNguyên, từ đó đánh giá hiệu quả và vai trò của vốn đầu tư đối với sự phát triển củadoanh nghiệp

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu.

Hoạt động đầu tư phát triển của công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian : số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2012-2014

Trang 7

- Về không gian : được tiến hành tại công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên.

4 Kết cấu nội dung chi tiết của báo cáo

Tên đề tài“ Đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên”.

Báo cáo gồm có 3 phần :

Phần 1: Khái quát về đơn vị thực tập

Phần 2: Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 TháiNguyên

Phần 3: Nhận xét, đánh giá

Trang 8

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 THÁI NGUYÊN.

1.1.1 Các thông tin chung về Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên

- Tên công ty : Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên

- Địa chỉ : Ngõ 1/1 đường Bắc Kạn - phường Hoàng Văn Thụ - Thành phố TháiNguyên - Tỉnh Thái Nguyên

01 năm 1993 theo Nghị định 388-HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ tướngChính phủ), Công ty Xây dựng Số 1 Bắc Thái được thành lập là doanh nghiệp Nhà

nước trực thuộc Sở Xây dựng Bắc Thái Đến ngày 31 tháng 12 năm 2002 Công ty Cổ

phần Xây dựng Số 1 Thái Nguyên được thành lập tại Quyết định số 4061/QĐ-UB củaUBND tỉnh Thái Nguyên Công ty được thành lập dưới hình thức bán doanh nghiệpNhà nước cho tập thể người lao động tại Công ty theo Nghị định 103/1999/NĐ-CTngày 10 tháng 09 năm 1999 và Nghị định 49/2002/NĐ-CT ngày 24 tháng 04 năm 2002của Chính phủ Sau đó thành lập Công ty Cổ phần được tổ chức hoạt động theo luậtdoanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá Xthông qua ngày 12 tháng 06 năm 1999

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển tới nay, Công ty Cổ phần Xây dựng số

1 Thái Nguyên đã lớn mạnh không ngừng cả về năng lực chuyên môn và sự tín nhiệm

Trang 9

trong ngành xây dựng Thái Nguyên Đơn vị từng bước đứng vững và phát triển trong

cơ chế mới, tạo điều kiện kinh doanh lành mạnh và cùng phát triển với bạn hàng Đơn

vị đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môncao, nhiều kỹ sư, cán bộ trung cấp có năng lực trong công tác kỹ thuật và quản lý xâydựng, có đội ngũ tay nghề thợ giỏi đủ sức đảm nhận thi công các công trình từ quy môđơn giản đến phức tạp Đơn vị đã trang bị đồng bộ hệ thống máy móc và thiết bị thicông như cần cẩu, máy trộn bê tông, máy đầm bê tông, giáo công cụ đảm bảo chocông tác thi công liên tục với chất lượng cao Đặc biệt, từ năm 1994 đơn vị đã trang bịmột hệ thống máy vi tính nhằm nâng cao công tác kiểm tra thiết kế kỹ thuật, lập dựtoán và thanh quyết toán công trình, kiểm tra số liệu hồ sơ giúp cho công tác quản lý,

xử lý số liệu nhanh chóng và chính xác

1.2 ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG

TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 THÁI NGUYÊN.

Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên là một doanh nghiệp cổ phần,hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân nên bộ máy quản lý của công ty có biên chếgọn nhẹ, phân công rõ ràng, không bị chồng chéo Mọi hoạt động của công ty dưới sựlãnh đạo của Đảng bộ công ty, chỉ đạo các hoạt động của chính quyền, công đoàn và cácđoàn thể khác đã tạo ra không khí thi đua trong lao động sản xuất, tạo sức mạnh tổng hợpnhằm mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp, tăng nhanh giá trị tổng sản lượng

và mở rộng thị trường, mở rộng địa bàn kinh doanh của doanh nghiệ

Trang 10

ĐÔI 1 ĐỘI 2 ĐỘI … ĐỘI 9 ĐỘI 10 CÔNG TRƯỜNG 1

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC CÔNG TY)

PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT ATLĐ PHÒNG KẾ TOÁN – THỐNG KÊ PHÒNG TC-HC-LĐ

Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

( Nguồn : Phòng Tổ chức-Hành chính- Lao động )

 Đại hội đồng Cổ đông: Là Đại hội tập hợp các Cổ đông có mua Cổ phần trongCông ty được họp 1 năm một lần Các Cổ đông có quyền giám sát quá trình hoạt độngkinh doanh và biểu quyết các Nghị quyết của Đại hội đề ra

 Hội đồng Quản trị: Là cơ quan Quản trị cao nhất của Công ty Cổ phần giữa hai kỳĐại hội Cổ đông bầu ra Hội đồng Quản trị có trách nhiệm thực hiện các Nghị quyếtđược Đại hội Cổ đông thông qua trong quá trình hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả

Trang 11

+ Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Hội đồng quản trị, cơ quan chủ quản, cơquan pháp luật, cơ quan đối tác về mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo quy địnhpháp luật.

+ Điều hành cao nhất trong công ty

+ Quyết định cao nhất các vấn đề liên quan đễn công tác tổ chức, tổ chức sản xuấtkinh doanh

+ Xây dựng và quyết định hình thức trả lương cho CBCNVC trên cơ sở kết quả sảnxuất kinh doang Có quyền khen thưởng CBCNVC theo quy chế được Đại hội CNVCthông qua trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh

- Phó Giám đốc: Phụ trách kế hoạch- Kỹ thuật - An toàn lao động :

Là người phụ giúp Giám đốc điều hành về sản xuất kinh doanh của Công ty Chịutrách nhiệm chung về kế hoạch hoạt động, đảm bảo kỹ mỹ thuật, an toàn lao động các

công trình mà công ty thi công Điều hành thay Giám đốc khi Giám đốc đi vắng ( khi

được uỷ quyền ) Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật phần việc được phâncông

- Phó Giám đốc: Phụ trách tổ chức - Hành chính - Lao động :

Là người phục giúp Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm chung về tổ chức nhân

sự, lao động và mọi hoạt động hành chính của công ty Điều hành thay Giám đốc khi

Giám đốc đi vắng ( khi được uỷ quyền ) Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Phápluật phần việc được phân công

 Ban kiểm soát: Là Ban được Đại hội đồng Cổ đông bầu ra theo nhiệm kỳ của Hội

đồng Quản trị Có nhiệm vụ thay mặt các Cổ đông giám sát trực tiếp mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty theo Nghị quyết của Đại hội đề ra

* Phòng kế hoạch - Kỹ thuật - An toàn lao động:

- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật – An toàn lao động có chức năng tham mưu và chịu tráchnhiệm trước Giám đốc công ty về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo mụctiêu phát triển của công ty; công tác kế hoạch đầu tư và xây dựng theo quy định

- Quản lý kỹ thuật trong toàn công ty, lập và duyệt biện pháp thi công kèm theo các biện pháp an toàn các công trình lớn có tính phức tạp về mặt kỹ thuật Chủ trì

trong việc lập hồ sơ dự thầu các công trình xây lắp Phân tích chi phí cho thi công, sửdụng thiết bị phục vụ theo yêu cầu của khách hàng

Trang 12

- Kiểm tra các thủ tục pháp lý cần thiết cho công tác nghiệm thu, thanh quyết toáncông trình Hướng dẫn cho kỹ thuật đội lập biện pháp thi công và biện pháp an toàncho từng công trình.

- Tổ chức ký kết các hợp đồng kinh tế, kiểm tra thực hiện hợp đồng và thanh lý cáchợp đồng

- Theo dõi thanh quyết toán vơi các công trình bên chủ đầu tư

- Quản lý hồ sơ các công việc, công trình theo yêu cầu của ngành

- Lập kế hoạch SXKD tháng, quý, năm của công ty Theo dõi việc thực hiện kế hoạchcủa các đơn vị trực thuộc

- Khảo sát, lập hồ sơ đấu thầu, chọn thầu

- Tổng hợp hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán khối lượng xây lắp các công trình Lập hồ

sơ hợp đồng kinh tế A - B, quản lý và kiểm tra thủ tục ban đầu về công tác thi côngcác công trình

- Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động,phòng chống cháy nổ trong tại công ty

- Xây dựng kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động hàng năm và đôn đốc, nhắc nhở, giámsát việc thực hiện kế hoạch, đánh giá rủi ro và có kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứngphó khẩn cấp

- Tổ chức huấn luyện các khóa đào tạo về an toàn lao động cho người lao động

* Phòng Kế toán – Thống kê

Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà

nước về tài chính kế toán, hạch toán kế toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt độngkinh tế, kiểm soát tài chính kế toán tại công ty Thực hiện chức năng kiểm soát viênnhà nước tại công ty Quản lý và sử dụng vốn ngân sách và các nguồn vốn do công tyhuy động

- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê,báo cáo tài chính kế toán tại các đơn vị trực thuộc

- Hướng dẫn các đơn vị tự kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách và kỷ luậtthu chi tài chính để hạn chế và tránh những sai sót trong việc sử dụng vốn và quản lýtài sản

Trang 13

- Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu chitài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực hiện đúngcác chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định.

- Tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính và các báo cáo tài chính khác của công tytheo quy định trình TGĐ duyệt Xây dựng dự toán và lập báo cáo quyết toán tài chính

Tổ chức hạch toán theo chế độ kế toán hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm đúng quyđịnh của pháp luật

- Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định huyđộng vốn từ các nguồn khác phục vụ cho hoạt động sản xuất

-Tham gia xét duyệt thanh lý tài sản cố định hàng năm, xác định vốn được giảm, vốncòn lại phải nộp ngân sách, trả nợ vốn vay trung dài hạn, xác định số vốn được chuyểnsang quỹ phát triển sản xuất

- Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu…

* Phòng Tổ chức - Hành chính - Lao động.

Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, tổchức thực hiện và kiểm tra thực hiện công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, côngtác tuyển dụng và lao động, công tác thực hiện Bộ luật lao động; đào tạo; phát triểnnguồn nhân lực, công tác pháp chế, thanh tra, kiểm tra, công tác bảo vệ chính trị nội

bộ, công tác bảo vệ, quân sự, phòng cháy chữa cháy, thi đua khen thưởng, vệ sinh môitrường, phòng chống bão lụt và công tác quản trị hành chính trong công ty

- Xây dựng phương án quy hoạch, tuyển chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ và lực lượng laođộng phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất theo yêu cầu sản xuất kinh doanh trìnhGiám đốc và Hội đồng quản trị phê duyệt và tổ chức thực hiện

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nâng cao tay nghề cho công nhânhàng năm, tạo nguồn nhân lực của công ty để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càngphát triển

- Xây dựng và ban hành các quy chế về phân cấp công tác tổ chức cán bộ, tiền lươngtiền thưởng, đào tạo, tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu quản lý và điều hànhcủa công ty

Trang 14

- Hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ luật lao động, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ và cácquy chế của Công ty.

- Thực hiện và kiểm tra thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động trongtoàn công ty

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch lao động, tiền lương, phân bổ điều phốinhân lực cho các đơn vị trong công ty đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong từnggiai đoạn

- Quản lý, điều phối cơ sở vật chất toàn công ty (kể cả trang thiết bị văn phòng, dụng

cụ hành chính) phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý toàn công ty

- Phối hợp với các phòng củng cố, hoàn thiện đầy đủ các cơ sở pháp lý về sử dụng đấtđai của toàn công ty Phối hợp với các phòng chức năng khác về việc sử dụng, khaithác một cách có hiệu quả cao nhất về cơ sở vật chất, vật kiến trúc của Công ty

Quản lý con dấu theo uỷ quyền của Giám đốc công ty, thực hiện nhiệm vụ văn thư lưu trũ, bảo đảm an toàn, bí mật đúng nguyên tắc và chính xác

Xây dựng và thực hiện các phương án, quy định về công tác thanh tra bảo vệ, y tế,phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão, an ninh quốc phòng trong công ty, nơiphát sinh công trình

- Xử lý, giải quyết các công việc mang tính chất sự vụ của công ty, văn phòng Côngty

- Phối hợp với các phòng ban trong đơn vị để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

1.3 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.

- Xây dựng các công trình dân dụng

- Xây dựng các công trình công nghiệp

- Xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, đường dây và trạm điện

- Tư vấn, thiết kế, giám sát các công trình xây dựng

- Hoàn thiện, phá dỡ công trình xây dựng

Trang 15

1.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TRONG GIAI

ĐOẠN ( 2012-2014 )

Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, Công ty Cổ phần Xây dựng số

1 Thái Nguyên đã ngày càng lớn mạnh và có uy tín trên thị trường công ty đã khôngngường lớn mạnh và phát triển, thu được những kết quả tốt, đồng thời cũng đóng gópvào nguồn ngân sách quốc gia Ngoài ra công ty còn chăm lo điều kiện sống cho ngườilao động, nâng cao thu nhập

Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giaiđoạn (2012- 2014):

Bảng 1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn ( 2012-2014)

bình quân (%) Tổng doanh thu Triệu đồng 36688.00 38564.00 46615.00 12.72

(Nguồn: phòng Kế toán-Thống kê )

Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta có thể thấy tìnhhình hoạt động của công ty khá tốt Tất cả các năm hoạt động đều mang lại hiệu quảkinh tế cho công ty Năm 2012 tổng doanh thu đạt 36688.00 triệu đồng và tăng liên tụctrong giai đoạn (2012-2014) Năm 2013 tổng doanh thu đạt 38564.00 triệu đồng vàtăng lên 46615.00 triệu đồng năm 2014 Với kết quả đó, năm 2012 lợi nhuận sau thuếcủa công ty đạt được là 746.25 triệu đồng và đóng góp vào ngân sách nhà nước 248.75triệu đồng Năm 2013 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 348.75 triệu đồng so vớinăm 2013 và đạt mức 1095.00 triệu đồng, do đó nguồn đóng góp vào ngân sách nhànước cũng tăng lên 365 triệu đồng năm 2013 Năm 2014 là năm lợi nhuận của công tycao nhất đạt 1464.06 triệu đồng

Trang 16

1.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

1.5.1 Thuận lợi

Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, hội nhập vàonền kinh tế thế giới theo đó là một làn sóng đầu tư ồ ạt vào Việt Nam, nhu cầu xâudựng cơ sở hạ tầng là rất lớn Cùng với đó, sự xuất hiện của các ngân hàng, các tậpđoàn tài chính lớn ở nước ta tạo cơ hội cho doanh nghiệp một nguồn huy động vốn dồidào.Các công ty nước ngoài khi tham gia hoạt động tại Việt Nam cần văn phòng làmviệc, nhà ở cho cán bộ công nhân viên…do đó nhu cầu về văn phòng cho thuê, nhàchung cư cũng được tăng cao, việc xây dựng các công trình này lại là lĩnh vực chủ yếucủa công ty

Không chỉ có các công ty nước ngoài có nhu cầu về nhà và văn phòng, hiện nayngay trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhu cầu về nhà ở và văn phòng cho thuê cùngrất lớn Hàng loạt công trình đã và đang được xây nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhucầu của người dân Trong quá trình hội nhập phát triển, các địa phương, đặc biệt là cáctỉnh lân cận Thái Nguyên đang có cơ hội lớn để phát triển Do đó nhu cầu xây dựng cơ

sở hạ tầng phục vụ cho hoạt định hướng phát triển của mỗi địa phương là rất lớn Đảng

và Nhà nước đang có chủ trương hỗ trợ cho ngành xây dựng để thúc đẩy phát triển,đáp ứng yêu cầu hội nhập Nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty xây dựngtrong nước với các đối thủ, các công ty xây dựng nước ngoài Trong những năm tớicùng với quá trình đô thị hoá tiếp tục diễn ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và quátrình hội nhập kinh tế diễn ra hết sức sôi động hứa hẹn nhiều cơ hội mới cho ngànhxây dựng Bên cạnh đó môi trường chính trị của Việt Nam luôn được đánh giá là ổnđịnh và là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài

1.5.2 Khó khăn

Khách hàng: khách hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty Một số khó khăn đến từ phía khách hàng: Xu hướng hạ giáthấp giá giao thầu các công trình xây dựng, chủ công trình bao giờ cũng muốn hạ thấpchi phí, các doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá Bên cạnh đó, xu hướng chiếm dụngvốn kinh doanh cũng là một sức ép rất lớn đến công ty Các chủ công trình khôngthanh toán kịp thời cho công ty khi công trình đã hoàn thành, bàn giao, thậm chí côngtrình đã đưa vào sử dụng nhiều năm Điều này gây khó khăn lớn cho công ty trongviệc quay vòng vốn kinh doanh, tăng lãi vay ngân hàng mà công ty phải chịu

Trang 17

Những nhà cung cấp: Các nhà cung cấp hiện nay của công ty chủ yếu là các nhà

cung cấp máy móc thiết bị sản xuất và các nhà cung cấp nguyên vật liệu xây dựng.Trong quá trình hội nhập, máy móc của công ty chủ yếu được nhập từ các nước côngnghiệp như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…nhưng lại có nhiều máy móc đã qua

sử dụng Mặc dù công ty đã mở rộng khả năng lựa chọn đối tác cung cấp máy mócthiết bị nhưng vẫn còn cần nhiều, hơn nữa trình độ ngoại thương của cán bộ còn hạnchế nên các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu còn chưa chặt chẽ, chưa ràng buộcđược các nhà cung cấp Đối với các nhà cung cấp vật liệu xây dựng, công ty luôn lựachọn những nhà cung cấp lâu năm, có uy tín, có thể đáp ứng nhu cầu nhanh nhất, đầy

đủ, với giá hợp lý

Các công ty xây dựng cạnh tranh: trong thời gian qua, tốc độ phát triển ngành xây

dựng ở nước ta rất nhanh, các công ty xây dựng cũng có điều kiện tốt để phát triển lớnmạnh Đây là những doanh nghiệp sẽ canh tranh với công ty về nhiều mặt như: giá bỏthầu, về tiến độ và kỹ thuật thi công…Do đó công ty cần có chiến lược phát triển hợp

lý để chiếm được ưu thế trong cuộc cạnh tranh này

Trang 18

PHẦN 2.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 THÁI NGUYÊN2.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TỔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAI

ĐOẠN 2012-2014.

Trước hết chúng ta xem xét hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1

Thái Nguyên qua việc thực hiện vốn đầu tư trong giai đoạn 2012-2014

Bảng 2.1 Vốn đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái

Nguyên giai đoạn ( 2012- 2014 )

( Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư CTCPXD số 1 Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu về tổng vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty tathấy công ty đã chú trọng trong việc đầu tư phát triển doanh nghiệp Năm 2012 tổngkhối lượng vốn chi cho đầu tư phát triển đạt 1157.972 triệu đồng Riêng năm 2013 doảnh hưởng của những biến động, khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và ViệtNam nó riêng, công ty đã giảm lượng vốn đầu tư phát triển của xuống còn 1096.273triệu đồng , tức là giảm 5.33% so với năm 2012 Năm 2014 khối lượng vốn đầu tư đã

có sự tăng trở lại so với năm 2013 và đạt 1132.334 triệu đồng Mặc dù khối lượng vốnđầu tư qua các năm có sự thay đổi, nhưng mức chênh lệch không đáng kể thể hiện ởlượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn ở bảng 2.1, mức chênh lệch qua các năm tươngđối đều nhau Điều này giải thích cho lý do là trong những năm này công ty không đầu

tư nhiều vào các hoạt động đầu mới như xây dựng nhà xưởng, mở rộng quy mô Trongnhững năm này, khối lượng vốn đầu tư chủ yếu được dùng cho hoạt động đầu tư sửachữa, mua sắm máy móc thiết bị, khoa hhọc công nghệ phục vụ cho sản xuất kinhdoanh của công ty trên cơ sở những máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng sẵn có để nângcao hiệu quả cũng như năng lực phục vụ của mình

Trang 19

2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO NỘI DUNG ĐẦU TƯ

Hoạt động đầu tư phát triển trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng rất cần thiết cho

sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó Nhận thức được tầm quan trọng của hoạtđộng đầu tư phát triển, trong những năm qua công ty đã chú trọng nhiều hơn cho hoạtđộng đầu tư phát triển, điều này đã được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư ở mức khácao và chênh lệch không đáng kể qua các năm phân tích ở trên

Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên tập trung vốn cho hoạt động đầu tưphát triển các nội dung như: đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống nhà xưởng, công trìnhkiến trúc; đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải; đầu tư cho hệ thốngquản lý; đầu tư cho nguồn nhân lực; và đầu tư vào một số lĩnh vực khác

Hoạt động đầu tư phát triển theo các nội dung đầu tư tại Công ty Cổ phần Xâydựng số 1 Thái Nguyên xét chung cho cả giai đoạn và từng năm trong giai đoạn ( 2012-

2014 ) được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nội

dung đầu tư giai đoạn ( 2012-2014 )

(Nguồn: Phòng Kế toán- Thống kê )

Bảng 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của công ty phân theo nội dung đầu tư giai

đoạn ( 2012-2014 )

( Đơn vị : % )

Trang 20

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giai đoạn (2012-2014)

(Nguồn: Phòng Kế toán- Thống kê )

Trong giai đoạn ( 2012-2014 ), vốn đầu tư vào tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớnnhất trong tỷ trọng vốn đầu tư của doanh nghiệp Tổng vốn đầu tư vào tài sản cố đinhgiai đoạn 2012-2014 đạt 2261.1 triệu đồng, chiếm 66.77 % trong tổng vốn đầu tư Năm

2012 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho hoạt động đầu tư vào tài sản cố định đạt765.38 triệu đồng chiếm 66.09% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển Năm 2013vốn đâu tư vào nội dung giảm so với năm 2012 nhưng mức giảm không đáng kể và đạt756.4 triệu đồng chiếm đến 69 % Năm 2014 tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp tiếptục có sự giảm nhẹ so với các năm trước và đạt mức 739.32 triệu đồng năm 2014 Cóthể nhận thấy rằng đầu tư xây dựng cơ bản ( đầu tư vào tài sản cố định) là một trongnhững nội dung hết sức quan trọng, và càng quan trọng hơn đối các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực xây dựng Đây cũng là yêu cầu điều kiện cần thiết để doanh nghiệp

có thể tồn tại và phát triển cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động Trong giai đoạn nàycông ty đã mua thêm một số máy móc thiết bị thi công để phục vụ cho quá trình sảnxuất thi công các hợp đồng trúng thầu, nâng cao trình độ kỹ thuật của máy móc thiết bịhiện có của công ty Rõ ràng qua các số liệu trên ta thấy công ty dành một lượng vốnđầu tư phát triển lớn vào hoạt động đầu tư cho cơ sở hạ tầng sản xuất, mua sắm máymóc thiết bị cũng như hệ thống quản lý để đạt năng suất tối ưu, từ đó đưa lại cho công

ty một phần lợi nhuận đáng kể Còn lại là tỷ trọng vốn đầu tư vào nguồn nhân lựcchiếm 12.12% và nguồn vốn đầu tư khác chiếm 3.89 % còn lại

Qua phân tích tỷ trọng vốn đầu tư theo lĩnh vực ở trên, ta thấy Công ty Cổ phầnXây dựng số1 Thái Nguyên cũng đã có sự đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng khoa họccông nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Khối lượng vốn đầu tư vàolĩnh vực tuy có giảm sút về giá trị và tỷ trọng tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng khá caotrong tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Năm 2012 khối lượng vốn đầu tưvào nghiên cứu và ứng dụng koa học công nghệ đạt 214.21 triệu đồng chiếm 18.50 %

Trang 21

và trong cả giai đoạn chiếm 17.22 % trong tổng vốn đầu tư Vốn đầu tư cho hoạt độngkhác (công tác chuẩn bị đầu tư, hoạt động Marketing, thương hiệu ) chiếm tỷ trọng nhỏtrong tổng vốn đầu tư phát triển Điều này có thể hiểu được do trong giai đoạn ( 2012-

2014 ), công ty đang tiến hành khai thác các dự án xây dựng hệ thống nhà xưởng, côngtrình kiến trúc và phần lớn cho hoạt động mua sắm, sửa chữa máy móc thiết bị Cũngthật dễ hiểu khi công ty chỉ dành một phần vốn đầu tư khác vào hoạt động Marketing vìcông ty là một công ty lớn đã hoạt động hiệu quả trong thời gian dài và tạo được uy tinlớn đối với khách hàng Tuy nhiên, Marketing và nguồn nhân lực là lĩnh vực rất quantrọng trong chiến dịch nâng cao khả năng cạnh tranh chủa công ty, do đó công ty cầnchú trọng dành nhiều vốn đầu tư hơn nữa trong tương lai

2.2.1 Đầu tư xây dựng cơ bản ( đầu tư vào tài sản cố định) trong doanh nghiệp

Tài sản cố định chính là tư liệu lao động chủ yếu đối với mỗi doanh nghiệp, do

đó nó có vai trò hết sức quan trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyết định đếnkhối lượng, chất lượng sản phẩm, công trình được tạo ra, từ đó ảnh hưởng đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường,sức cạnh tranh ngày càng lớn, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình, nắmbắt được nhu cầu thị trường, lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bịphù hợp để tạo ra cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Do đó việcđổi mới, cải tạo tài sản cố định trong doanh nghiệp để có thể theo kịp sự tiến bộ, pháttriển của xã hội là vấn đề đặt lên hàng đầu Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiêt bị, cơ

sở hạ tầng đảm bảo, cải tiến quy trình công nghệ thì doanh nghiệp mới có thể tăng năngsuất, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó tạo cơ sở giảm giá thành tăng sức cạnh tranhcũng như uy tín của mình trên thị trường

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, đặc biệt trong điều kiện tìnhhình cơ sở vật chất kĩ thuật đã được khấu hao nhiều năm nên trong những năm gần đây,công ty đặc biệt chú trọng đến công tác đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp hệ thống nhàxưởng, công trình kiến trúc cũng như đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sảnxuất kinh doanh

Hoạt động đầu tư vào tài sản cố định của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 TháiNguyên bao gồm đầu tư xây dựng nhà xưởng, các công trình kiến trúc, và đầu tư muasắm lắp đặt máy móc,thiết bị Hoạt động đầu tư giai đoạn ( 2012-2014 ) được thể hiệndưới bảng sau:

Trang 22

Bảng 2.4: Vốn đầu tư vào tài sản cố định giai đoạn ( 2012-2014 )

( Đơn vi: Triệu đồng )

Tổng vốn đầu tư vào tài

( Nguồn: Phòng Kế toán- Thống kê )

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản cố định trong tổng vốn đầu tư phát triển

giai đoạn ( 2012-2014 )

( Đơn vị: % )

( 2012-2014 )

Trong đó

Vốn đầu tư vào nhà xưởng, công trình kiến trúc

Vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị.

( Nguồn : Phòng Kế toán-Thống kê )

2.2.1.1 Đầu tư vào nhà xưởng, công trình kiến trúc

Đầu tư vào nhà xưởng, kiến trúc là một trong những hoạt động được thực hiệnđầu tiên của mỗi công cuộc đầu tư Xây dựng trụ sở làm nơi giao dịch của công ty vàxây dựng nhà xưởng đảm bảo cho dây chuyền sản xuất, công nhân hoạt động đượcthuận lợi và an toàn, đồng thời là nơi để bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa máy mócthiết bị, phương tiện vận tải Tuy nhiên công ty đã hoạt động lâu năm và ổn đinh nênnguồn vốn này chủ yếu được sử dụng vào việc tu sửa sửa chữa các công trình hoặc xâydựng thêm đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty

Trang 23

Trong cả giai đoạn ( 2012-2014 ) công ty đã đầu tư 894.03 triệu đồng, chiếm26.40 % tổng vốn đầu tư phát triển để đầu tư nhà xưởng, công trình kiến trúc Điều đóđược thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6: Vốn đầu tư vào nhà xưởng, công trình kiến trúc của công ty

giai đoạn ( 2012-2014 )

VĐT nhà xưởng,

Lượng tăng liên

(Nguồn: Phòng Kế toán- Thống kê )

Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy công ty đã khá chú trọng vào việc đầu tư vào nhàxưởng, công trình kiến trúc Năm 2012 khối lượng vốn đầu tư là 335.15 triệu đồngchiếm 28.94% trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp.Tuy nhiên đến năm 2013 thìkhối lượng vốn đầu tư này đã giảm 12,46% so với năm 2012 còn 293.05 triệu đồng.Năm 2014 khối lượng vốn tiếp tụ sụt giảm cả về tỷ trọng cũng như giá trị so với nămtrước còn 265.83 triệu đồng, giảm 9.29 % so với năm 2013, tỷ trọng so với tổng vốnđầu tư chiếm 23.48 % Mặc dù có sự giảm về tỷ trọng và giá trị vốn đầu tư, song mứcđầu tư của công ty vào nội dung này vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng mức đầu tư

Dễ dàng có thể nhận thấy được nguyên nhân của sự thay đổi trong vốn đầu tư vào nhàxưởng, công trình kiến trúc của công ty Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Thái Nguyên

là một trong những công ty đã hoạt động lâu đời, do đó những đầu tư ban đầu như xâydựng nhà xưởng, bến bãi, trụ sở làm việc đã được hoàn thành và đi vào sử dụng Nguồnvốn cho nhà xưởng, công trình chủ yếu là tu sửa, nâng cấp các công trình cũ đang hoạtđộng để đáp ứng nhu cầu sử dụng, hoạt động Chính vì vậy nguồn vốn cần sử dụngkhông quá cao

2.2.1.2 Đầu tư vào máy móc thiết bị, phương tiện vận tải

Máy móc thiết bị của công ty bao gồm tất cả các loại máy móc, phương tiện vận

tải, dây chuyền, dụng cụ chuyên sản xuất xây dựng thi công các công trình, các cấu

Trang 24

kiện bê tông đúc sẵn và các thiết bị thi công công trình gia công, dân dụng, công nghiệptrong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Do máy móc thiết bị thi công đóngvai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm sản xuất cũng như hiệu quảkinh doanh, đòi hỏi phải có sự đầu tư hợp lý vào máy móc thiết bị, nâng cao năng lựcsản xuất của máy móc thiết bị tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa góp phầntăng thu nhập cho công ty.

Đầu tư mới máy móc thiết bị là một hình thức của đầu tư phát triển nhằm thay thế,hoặc hiện đại hóa dây chuyền công nghệ và trang thiết bị làm tăng năng suất sản xuất,tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm Mặt khác do đặc trưng của hoạt độngkinh doanh của công ty thì hoạt động đầu tư sửa chữa, mua sắm máy móc thiết bị, nângcao năng lực công nghệ là điều cần thiết để cung cấp cho thị trường cũng như thi côngxây dựng những công trình trúng thầu Để nâng cao năng lực hoạt động và năng lựccạnh tranh, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, công ty cần chú trọng công tác đầu

tư vào máy móc thiết bị, phương tiện vận tải

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình quản lý hoạt động đầu tư mua sắm, sửachữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của công ty

*Mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.

Căn cứ vào sự cần thiết phải đầu tư vào máy móc thiết bị, phương tiện vận tải củacác đơn vị, công ty phòng KH - KT - ATLĐ lập dự án đầu tư máy móc thiết bị, phươngtiện vận tải trình hội đồng quản trị công ty duyệt

Căn cứ vào dự án đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được phê duyệtphòng KH –KT –ATLĐ tham mưu cho giám đốc thành lập một tiểu ban mua sắm máymóc thiết bị, phương tiện vận tải của công ty ( Đại diện lãnh đạo công ty + Các phòngban nghiệp vụ + đơn vị sử dụng) Tiểu ban mua sắm máy móc thiết bị có trách nhiệmnhư sau:

+ Lập hồ sơ thông báo mời chào hàng cạnh tranh

+ Tổ chức chọn: Tiểu ban mua sắm xem xét hồ sơ chào hàng, đi kiểm tra đánh giálựa chọn thiết bị của nhà chào hàng cạnh tranh để chọn ra nhà cung cấp đáp ứng tốtnhất của yêu cầu đề ra lập báo cáo chọn nhà cung cấp, trình giám đốc công ty phêduyệt

+ Thương thảo, làm thủ tục ký kết hợp đồng mua máy móc thiết bị, phương tiệnvận tải đúng theo quy định của Nhà nước

Ngày đăng: 01/09/2016, 08:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w