1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔ CHỨC kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG HÙNG hòa

49 364 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 353 KB

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA 1 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA 1 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA 4 1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 4 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa. 5 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Cổ phần xây dựng Hùng Hòa. 6 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA 9 1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy của công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa 9 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty cổ phần xây 10 dựng Hùng Hòa 10 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 19 1.4.1. Tình hình tài chính của công ty Cổ phần xây dựng Hùng Hòa trong một số năm gần đây: 19 Bảng 1.1: Theo bảng cân đối tài khoản 2013 2015 của công ty Hùng Hòa 19 Bảng 1.2: Kết quả hoạt động SXKD của công ty năm 20132015 21 CHƯƠNG2: TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 24 XÂY DỰNG HÙNG HÒA 24 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA 24 2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán cại công ty cổ phần XD Hùng Hòa. 24 2.1.2.Nhiệm vụ của từng phần hành kế toán: 25 2.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CPXD HÙNG HÒA 26 2.2.1. Các chính sách kế toán chung: 26 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại công ty: 27 2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ tống tài khoản kế toán của công ty CP xây dựng Hùng Hòa. 29 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 32 2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 37 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA. 40 3.1. Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa. 41 3.1.1.Ưu điểm: 41 3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa. 42 3.2.1.Ưu điểm: 42 3.2.2.Nhược điểm: 43 3.3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CP: Cổ phần. CPXD: Cổ phần xây dựng GTGT: Giá trị gia tăng NVCSH: Nguồn vốn chủ sở hữu SXC: Sản xuất chung. KH: Khấu hao. LN: Lợi nhuận TSCĐ: Tài sản cố định. TSNH: Tài sản ngắn hạn TSDH: Tài sản dài hạn TNCN: Thu nhập cá nhân TNDN: Thu nhập doanh nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA Thông tin chung + Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa + Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 2 Khu 2 Phường Thanh Sơn Thành phố Uông Bí Tỉnh Quảng Ninh. + Đại diện theo pháp luật của công ty (Ông): Đào Văn Phúc Chức vụ: Giám đốc. + Mã số thuế: 570136579 + Số tài khoản 1: 8011201001322 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn CN Uông Bí. + Số tài khoản 2: 6031100221009 tại ngân hàng TMCP Quân Đội phòng giao dịch tại TP. Uông Bí Tỉnh Quảng Ninh. + Số điện thoại liên hệ: 0904 361905 Sơ lược về quá trinh hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa. Thành lập doanh nghiệp: Theo giấy phép đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 21 tháng 01 năm 2010 do Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp; Đăng ký thay đổi lần 1 ngày 26 tháng 4 năm 211( Thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp về các mã ngành, nghề kinh doanh) do Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp. Quy mô ban đầu của Công ty chỉ là một văn phòng nhỏ, hơn 15 cán bộ công nhân viên, với số vốn ít ỏi, bất chấp khó khăn, gian khổ, làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn đủ đường, Lãnh đạo Công ty cùng với cán bộ công nhân viên đã “khởi nghiệp” từ những công trình trạm xá, điện, trường học, đường giao thông, kênh mương có giá trị thấp, nằm rải rác ở các phường trong thị xã ở trong vùng sâu vùng xa như Thượng Yên Công, Vàng Danh, Nam Khê… thậm chí, có những công trình ở vùng sâu, vùng xa không mang lại lợi nhuận nhưng Công ty vẫn quyết tâm thực hiện, trước nhất là vì mục tiêu An sinh Xã hội và sau đó là khẳng định uy tín và thương hiệu của mình. Trong suốt quá trình hoạt động, không thể kể hết những khó khăn chồng chất cũng như những trở ngại không lường mà tập thể cán bộ công nhân viên Công ty phải vượt qua từ những ngày tháng khởi nghiệp, đổi lại đến nay công ty đã khẳng định được uy tín, vị thế, thương hiệu của mình trong lĩnh vực xây dựng thương mại. Để tồn tại trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như sự phát triển không ngừng của đất nước, Công ty đã xây dựng chiến lược cho riêng mình, trong đó trọng tâm là đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên; Công ty không ngừng đổi mới công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị thi công hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đổi mới biện pháp thi công theo hướng hiện đại và tiên tiến. Qua đó, đã tạo được uy tín với các chủ đầu tư, đồng thời tạo được nền móng vững chắc để Công ty phát triển trong điều kiện mới. Với phương châm “Coi con người là nhân tố trung tâm để quyết định thành công, phồn thịnh và phát triển bền vững”, vì vậy Lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đến đời sống của người lao động, bằng những việc làm cụ thể như mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa loại hình kinh doanh góp phần tạo công ăn việc làm ổn định và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Điều này được thể hiện rất rõ qua hoạt động của các Tổ chức như Chi bộ, Công đoàn và Đoàn Thanh niên của Công ty, đồng thời cũng từ các tổ chức bài bản này, Công ty đã tập trung được trí tuệ tập thể, sự nhiệt huyết, đoàn kết và phát triển một cách toàn diện. Xã hội phát triển, Công ty cũng không ngừng đón nhận những cơ hội mới, năm 2013 là thời điểm đánh dấu bước phát triển đột phá của Công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa trên một tầm cao mới, một vị thế mới. Trải qua quá trình phát triển công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa được thành phố ưu ái giao cho thi công một số công trình trọng điểm của thành phố như: nâng cấp, mở rộng và thẳm Atphan đường khu 9 Phường Quang Trung Thành phố Uống Bí; 03 năm hoạt động cũng là một quá trình Công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, lực lượng lao động, đến nay Công ty đã có hơn 300 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên và công nhân lao động có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm. Công ty đã thi công nhiều công trình lớn trong và ngoài tỉnh. Năm 2013, công ty mở rộng địa bàn hoạt động xây dựng vào các công ty than trong thành phố với công trình đầu tay là công trình “gói thầu số 36: Xây dựng hệ thống bể nước và trạm bơm tăng áp, thuộc dự án Điều chỉnh mở rộng nâng công suất tầng lò bằng mỏ than Đồng Vông Công ty than Đồng Vông với số tiền 32 tỷ đồng”. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp xây dựng phải giải thể hoặc hoạt động đình đốn, thì sự kiện này đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công ty, khẳng định uy tín và thương hiệu Hùng Hòa đã được thị trường tin cậy và đón nhận. Chỉ trong một thời gian ngắn cùng với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công ty đã công ty phát triển rất nhanh, đầu tư đúng hướng, ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Để tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường công ty đã không ngừng tăng tích lũy tái đầu tư mở rộng. Với chủ trương đa dạng hóa sản phẩm, ngành ngề sản xuất công ty tiếp tục đầu tư mở rộng mua bán, sản xuất. 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA 1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty. Công ty hoạt động với chức năng chủ yếu là xây dựng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản: nhận thầu, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Nhiệm vụ của công ty. Xây dựng mô hình chiến lược phát triển, kế hoạch và hàng năm để phù hợp với mục đích đã đặt ra và nhu cầu của thị trường, ký kết và tổ chức các hợp đồng kinh tế đã ký với các đối tác. Ký được nhiều hợp đồng xây dựng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Thuế và các quy định khác của Nhà n¬ước. Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo qui định của Công ty và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó. Nhiệm vụ trọng tâm của công ty theo kế hoạch năm là phải cải tiến cách quản lý và điều hành sản xuất, tổ chức và mở rộng thị tr¬ường, phát triển nhanh và bền vững. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên các sản phẩm của công ty chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết là chủ yếu. Các sản phẩm thi công của công ty thường kéo dài có khi một năm, hai năm nên các sản phẩm thường thanh toán theo giai đoạn để làm nghiệm thu khối lượng công việc theo giai đoạn. Danh mục sản phẩm: Danh mục sản phẩm chính của Công ty là các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Các công trình dân dụng mà Công ty đã làm như: Nhà văn hóa khu 5A Quang Trung – Uông Bí – Quảng Ninh; Sửa chữa nhà khách Giải Oan chùa Yên Tử; Cải tạo rãnh thoát nước và mở rộng đường từ nhà Ông Đoan đến nhà Ông Thiết; Các công trình cầu đường như: Thảm Asphant khu 9 – Phường Quang Trung; Xây dựng cơ sở hạ tầng khu quy hoạch khu 5 phường Quang Trung Thành phố Uông Bí, Xây dựng cụm pano đường vào Yên Tử. Công ty thường ký hợp đồng thi công công trình với các chủ đầu tư như: Trường Trung học kinh tế Quảng Ninh, UBND Phường Thanh Sơn, UBND Phường Quang Trung, UBND Phường Vàng Danh, Trung tâm quản lý di tích danh thắng Yên Tử, Ban Quản lý dự án Thành phố Uông Bí, UBND Thành phố Uông Bí để thi công các công trình trên địa bàn thành phố Uông Bí Tỉnh Quảng Ninh. Về mặt nguyên liệu vật liệu phục vụ cho sản xuất thi công các công trình trên: Công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa cũng đã chọn được một số nhà cung cấp có tên tuổi và uy tín trên địa bàn để ký kết các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu như: Sắt tròn, xi măng lấy của công ty TNHH Hòa An Uông Bí, Bê tông tươi của Công ty TNHH Thành Đạt, Đá các loại của công ty CP Núi Rùa, Thép hình, thép hộp mua của công ty TNHH Anh Đức. 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Cổ phần xây dựng Hùng Hòa. Công ty Cổ phần xây dựng Hùng Hòa hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản: nhận thầu, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Do đặc điểm là xây dựng cơ bản nên thời gian hoàn thành một sản phẩm dài hay ngắn tuỳ thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ của công trình. Trong quá trình thi công luôn có sự giám sát của phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng của bên A và các đội phải chịu trách nhiệm về an toàn lao động và chất lượng công trình. Ta có thể khái quát quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ khái quát quy trình sản xuất sản phẩm ( Trích sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của công ty CP XD Hùng Hòa) Công ty Cổ phần xây dựng Hùng Hòa với lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu là xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng vì vậy để cho ra đời một công trình xây dựng sẽ có quy trình như sau: Trên cơ sở khối lượng của đơn vị Chủ đầu tư đưa ra Công ty nộp hồ sơ dự thầu cho Chủ đầu tư. Sau khi hồ sơ của công ty được Chủ đầu tư chấm thầu xong sẽ có thông báo trúng thầu của đơn vị Chủ đầu tư gửi đến công ty. Khi có thông báo trúng thầu, công ty và Chủ đầu tư sẽ cùng nhau làm thảo luận, thống nhất ý kiến và lập ra, cùng nhau ký kết thương thảo hợp đồng. Dựa trên cơ sở của biên bản thương thảo hợp đồng Công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa ( đơn vị thi công ) sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng với chủ đầu tư. Ký xong hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư, Công ty sẽ thành lập ra Ban chỉ huy công trường gồm: Kỹ thuật, giám sát của công ty ( giám sát B), giám sát của Chủ đầu tư ( Giám sát A) , đội trưởng đội thi công. Ban chỉ huy trưởng của công trình sẽ lên kế hoạch, lập phương án tổ chức thi công cụ thể và tiến hành bạc bạc thống nhất tìm ra biện pháp thi công tối ưu nhất cho từng hạng mục công trình. Có biện pháp thi công cụ thể các đội xây dựng sẽ tiến hành thi công dựa theo thiết kế đã được phê duyệt của đơn vị thiết kế đã được sự phê duyệt của Chủ đầu tư. Khi công trình được ký kết và đi vào thi công thì Công ty sẽ giao cho từng đội sản xuất. Đứng đầu mỗi đội là chủ nhiệm công trình chịu trách nhiệm về toàn bộ chất lượng công trình thi công. Còn thủ kho và bảo vệ chịu trách nnhệm về việc ghi chép nhập xát vật tư và bảo vệ vật tư. Riêng công nhân đa phần là thuê tại địa phương. Thi công đến hạng mục nào Công ty sẽ tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng của từng hạng mục đó. Thành phần nghiệm thu gồm có giám sát A, giám sát B, kỹ thuật công trình và đội trưởng đội trực tiếp thi công. Sau buổi tổ chức nghiệm thu trên, các thành phần tham gia nghiệm thu gồm kỹ thuật, giám sát (A), giám sát (B) , đội trưởng đội thi công cùng nhau bàn bạc, thống nhất ý kiến về khối lượng, chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng công trình và lập biên bản nghiệm thu cho từng giai đoạn, từng hạng mục đó. Vì đặc thù của ngành xây dựng là nhiều công trình giá trị to , khối lượng thi công lớn và kéo dài đôi khi trong một hoặc vài năm nên sau khi có biên bản nghiệm thu Công ty sẽ lập bảng thanh toán kèm theo biên bản nghiệm thu có ký kết giữa các thành phần tham gia nghiệm thu theo đó làm cơ sở thanh toán, tạm ứng vốn cho công trình theo điều khoản của hợp đồng thi công công trình mà hai bên đã ký kết. Khi công trình xây dựng hoàn thành thì hai bên tiến hành nghiệm thu và Công ty bàn giao cho chủ đầu tư theo kiểu chìa khoá trao tay, sau đó lập hồ sơ quyết toán ký giữa hai bên và mang đi thẩm tra quyết toán ở đơn vị quản lý tài chính của chủ đầu tư và phê duyệt quyết toán. 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA 1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy của công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa Công ty Cổ phần xây dựng Hùng Hòa là Công ty hạch toán có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Đứng đầu Công ty là Hội đồng Quản trị, đại diện là ban Giám đốc (gồm Giám đốc và phố Giám đốc) chỉ đạo trực tiếp từng phòng ban, đội xây dựng. Giúp việc cho ban Giám đốc là các phòng ban chức năng và đội xây dựng. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty CP XD Hùng Hòa 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa Bộ máy lãnh đạo cũng như tổ chức bộ máy hoạt động trong dây chuyền kinh doanh của Công ty được bố trí như sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị: a, Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị thì Chủ tịch được bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. b, Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây: Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị; Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị; Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông; c, Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trường hợp không có người được uỷ quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số quá bán. Là người điều tiết mọi chi phí của công ty và lấy doanh thu chính là các công trình cho công ty. Là người có cổ phiếu cổ nhất tại công ty. Giám đốc: a, Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc. b, Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ trương lớn của Công ty. Quyết định việc hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế của công ty.Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao. Quyết định phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của Công ty. Phê chuẩn Quyết toán của các đơn vị trực thuộc và duyệt tổng quyết toán của Công ty. Tổ chức thanh tra và xử lý các vi phạm Điều lệ Công ty. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty và thực hiện nộp ngân sách hằng năm theo các chỉ tiêu của…giaouyết định về việc chuyển nhượng, mua bán, cầm các loại tài sản chung của Công ty theo quy định của Nhà nước. Quyết định về việc thành lập mới, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp, sản xuất kinh doanh thuộc nguồn vốn đầu tư của công ty. Quyết định về việc đề cử Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty, bổ nhiệm, bãi miễn Trưởng, Phó phòng Công ty và các chức danh lảnh đạo của các đơn vị trực thuộc. Quyết định về kế hoạch đào tạo cán bộ, cử cán bộ của Công ty đi nước ngoài. Quyết định các biện pháp bảo vệ môi trường, môi trường trong sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc: Các Phó Giám đốc Công ty là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc uỷ quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về phần việc được phân công. Phó Giám đốc kinh doanh kỹ thuật được Giám đốc phân công chịu trách nhiệm phối hợp, điều hoà kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc; hướng dẫn và kiểm tra các tổ đội trong các mặt: thi công công trình theo hợp đồng kinh tế mà Công ty đã ký kết với chủ đầu tư, tình hình sử dụng vốn, sổ sách kế toán và các chứng từ kinh tế. Phó Giám đốc kinh tế kỹ thuật có trách nhiệm nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đề xuất các quy trình công nghệ mới, nghiên cứu thị trường – giá cả trong và ngoài nước để đề ra chính sách tiếp thị, tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh thường kỳ cho Giám đốc. Phó Giám đốc kinh doanh kỹ thuật được phân công chỉ đạo Phòng kinh tế kỹ thuật và phòng kế toán tài vụ của Công ty. Phòng kế toán tài chính: Đề xuất các hình thức và giải pháp cần thiết nhằm thu hút, tạo lập và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao nhất. Giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty trong việc chấp hành các quy định về tài chính, tín dụng, chế độ kế toán của Nhà nước cũng như của Công ty. Bảo đảm đáp ứng đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và Quy chế tài chính của Công ty Giúp Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của Công ty. Kiểm soát hoạt động tài chính của các đơn vị trực thuộc Công ty theo đúng quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của Công ty. Xây dựng quy trình quản lý thu chi tài chính của công ty theo đúng quy định quản lý kinh tế của nhà nước, của công ty, và đúng pháp luật. Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán Công tác Tài chính: + Lập kế hoạch tài chính của Công ty; Giao kế hoạch tài chính năm và quý đối với các bộ phận của Công ty. + Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty đúng thời hạn quy định. + Huy động vốn. + Huy động vốn trung hạn, dài hạn để đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh. + Xây dựng phương án tích luỹ từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh. + Huy động vốn ngắn hạn để đầu tư sản phục vụ xuất kinh doanh: + Hạn mức lưu động vốn vay ngân hàng + Huy động bằng nguồn vốn khác: Huy động vốn của CBNV theo đúng Quy chế Tài chính đã được HĐQT phê duyệt. + Quản lý chặt chẽ các khoản nợ Công ty cho các đơn vị vay + Lập kế hoạch phát triển, quản lý và sử dụng vốn, tài sản, quỹ đất và quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu và các lợi thế thương mại, các tài sản khác được hình thành thuộc quyền quản lý của Công ty, quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn trong các hoạt động đầu tư vốn ra ngoài Công ty. + Xây dựng và trình duyệt phương án về thay đổi cơ cấu vốn, tài sản,tương ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được Hội đồng quản trị công ty phê duyệt. Công tác Tín dụng: Trên cơ sở kế hoạch SXKD và kế hoạch đầu tư, chủ động trình HĐQT duyệt kế hoạch huy động vốn trung hạn, dài hạn, kế hoạch tín dụng vốn lưu động dưới các hình thức được pháp luật cho phép để huy động vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Xây dựng mức lãi suất huy động và cho vay vốn trong nội bộ Công ty và ngoài Công ty trình HĐQT phê duyệt. Phối hợp với phòng Kỹ thuật kinh tế thực hiện đàm phán, dự thảo các hợp đồng tín dụng, kinh tế của Công ty. Đôn đốc thực hiện các kế hoạch tài chính. Công tác kế toán: Tổ chức, thực hiện công tác kế toán Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng kế toán và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán: Tiếp nhận chứng từ gốc phát sinh từ bộ phận, phòng ban lập chứng từ thanh toán, làm thủ tục thanh toán hoặc lập chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán; Lập chứng từ theo mẫu bắt buộc của Bộ Tài Chính, như hoá đơn giá trị gia tăng, giấy nộp tiền vào Ngân sách, phiếu thu, phiếu chi…; Lập các chứng từ hạch toán phản ánh quan hệ kinh tế giữa Công ty với các đơn vị khác. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Tổ chức ghi sổ kế toán. Lập báo cáo tài chính theo quy định của Bộ Tài Chính, lập Báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban giám đốc và HĐQT Công ty. Lập các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Công ty và Nhà nước. Lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính. Tổ chức bộ máy kế toán: Căn cứ vào đặc điểm tổ chức SXKD của Công ty và các đơn vị trực thuộc để lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán phù hợp với tổ chức bộ máy kế toán hợp lý. Thực hiện quản lý chi tiêu theo dự toán và một số giao dịch khác: Thực hiện công tác cấp phát và chi tất cả các nguồn theo dự toán, bao gồm: Chi phí quản lý Công ty, các quỹ Doanh nghiệp . Trực tiếp quản lý quỹ, két thuộc cơ quan Công ty. Giao dịch Ngân hàng, thực hiện các thủ tục bảo lãnh, đặt cọc, thế chấp của Công ty. Thực hiện các thủ tục đóng, mở tài khoản của Công ty. Điều hoà vốn hàng ngày cho các công trình, cho các ban quản lý dự án hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kiểm tra tài chính + Thực hiện nhiệm vụ của Kế toán trưởng theo luật kế toán; kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp thanh toán nợ; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. + Thông qua báo cáo và theo dõi tình hình quản lý kinh tế, tài chính ở đơn vị bộ phận đề xuất tổ chức kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất. Theo dõi, quản lý hợp đồng và thu hồi nợ + Tham gia đàm phán hợp đồng theo chức năng: hợp đồng kinh tế, hợp đồng tín dụng, hợp đồng huy động vốn, hợp đồng mua bán. + Làm thủ tục thanh toán các loại hợp đồng theo điều khoản hợp đồng và chứng từ thanh toán; Theo dõi tình hình thanh toán từng loại hợp đồng. + Tham gia thanh lý hợp đồng. + Phối hợp với các đơn vị bộ phận tổ chức nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tiền bán hàng, tiền huy động vốn, thu hồi công nợ. + Tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế của các công trình, các hợp đồng huy động vốn, hợp đồng mua bán + Lập báo cáo thu hồi vốn và thu hồi tiền bán hàng hàng tháng và đột xuất. Công tác liên quan đến Ngân sách Nhà nước: + Tính toán, kê khai các khoản nộp Ngân sách Nhà nước. + Làm thủ tục hoàn thuế, nộp thuế. + Quyết toán thuế với các cơ quan thuế theo Quy định. Phục vụ các đoàn thanh tra, kiểm tra: + Trực tiếp làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế đến làm việc tại Công ty theo quyết định của các cơ quan chức năng và chỉ thị của Tổng giám đốc. + Đề nghị các bộ phận, phòng ban liên quan tham gia giải trình (nếu cần). Các nhiệm vụ khác: Tham gia quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Tham gia quản lý vốn đầu tư ra ngoài Công ty Lập các quyết định tăng, giảm tài sản cố định do mua sắm mới, thanh lý hoặc điều động trong nội bộ Công ty. • Xây dựng quy chế liên quan đến tài chính, kế toán, phổ biến, hướng dẫn chế độ tài chính, kế toán: Xây dựng quy chế tài chính, kế toán, dự thảo trình duyệt các quy định cụ thể về tài chính – kế toán, quy định phân cấp quản lý về công tác tài chính, kế toán cho các đơn vị trực thuộc Công ty; Phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chế, quy định về tài chính, tín dụng, kế toán đối với các đơn vị trực thuộc Công ty. Soạn thảo và ban hành hướng dẫn triển khai chế độ mới về công tác kế toán cho Bộ phận làm công tác tài chính – kế toán tại các đơn vị trực thuộc; Xây dựng các quy định về hạch toán kinh doanh, hạch toán kế toán. Tổ chức ứng dụng tin học trong công tác kế toán. Quyền hạn của phòng tài chính kế toán Chủ động tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao và thực hiện theo Luật kế toán. Đề nghị các phòng nghiệp vụ chuyên môn phối hợp thực hiện tốt công việc theo chức năng nhiệm vụ. Yêu cầu các phòng nghiệp vụ cung cấp số liệu phục vụ công tác liên quan đến Kế toán thống kê tài chính của Công ty. Được phép từ chối không ký hoặc không thực hiện các giấy đề nghị, văn bản giấy tờ, chỉ thị trái với Điều lệ, Quy chế, quy định của Công ty và chính sách chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước. Kiến nghị xử lý các vi phạm ảnh hưởng đến uy tín Công ty, thiệt hại về kinh tế và chất lượng công trình trong công tác thanh quyết toán hạng mục công trình, công trình hoàn thành. Cán bộ làm công tác kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước . Đề nghị với lãnh đạo Công ty nâng lương, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên trong phòng. + Phòng Kế hoạch Kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, xây dựng cơ bản, mở rộng quy mô sản xuất. Thực hiện chức năng tham gia đấu thầu các công trình, tìm kiếm, củng cố và phát triển quan hệ với khách hàng, góp phần vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty so với các Công ty khác trong khu vực. Làm các biên bản, hồ sơ liên quan đến công tác thi công, lắp dựng. + Phòng thiết kế giám sát: Quan hệ với các phòng ban khác trong Công ty là quan hệ ngang cấp, bình đẳng. Phòng thiết kế Giám sát có nhiệm vụ thực hiện việc thiết kế các công trình, dự án do chủ đầu tư và các khách hàng yêu cầu. Giám sát các công trình thi công. + Đội thi công ( Số 1 và số 2): Đại diện cho các đội là Đội trưởng. Đội trưởng phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về tất cả các hoạt động của đội trong quá trình thi công. Thực hiện việc tập hợp công nhân, thợ xây dựng, các cán bộ chuyên ngành, kỹ thuật, tổ chức xây lắp các công trình. Theo dõi và lập báo cáo về tiến độ thi công cũng như tình hình tài chính của đội. 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.4.1. Tình hình tài chính của công ty Cổ phần xây dựng Hùng Hòa trong một số năm gần đây: Bảng 1.1: Theo bảng cân đối tài khoản 2013 2015 của công ty Hùng Hòa ĐVT: VND STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 20142013 20152014 CL % CL % TÀI SẢN 6.855.391.038 7.103.926.661 10.360.421.403 248.535.623 3,625 3.256.494.739 45,84 1 Tổng TSNH 3.063.532.048 6.693.522.681 9.799.028.482 3.629.990.633 118,49 3.105.505.801 46,396 2 Tổng TSDH 3.791.858.990 410.403.980 561.392.921 (3.381.455.010) (89,177) 150.988.941 36,79 NGUỒN VỐN 6.855.391.038 7.103.926.661 10.360.421.403 248.535.623 3,625 3.256.494.739 45,84 Nợ phải trả 2.000.469.230 4.025.135.888 5.435.504.525 2.024.666.658 101,209 1.410.368.637 35,039 NVCSH 4.854.921.808 3.078.790.773 4.924.916.878 (1.776.131.035) (36,584) 1.846.126.105 ( Trích bảng cân đối kế toán công ty CP XD Hùng Hòa năm 20132015) Nhận xét: Tổng giá trị tài sản năm 2013 là thấp nhất số tiền là 6.855.391.038 (VND), sang năm 2014 tăng lên 7.103.926.66 (VND), cao hơn so với năm 2013 là 248.535.623 (VND) (tăng hơn 3%), chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng, năm 2014 TSNH tăng so với 2013 là 3.629.990.633 (VND) (tăng hơn 100%), bên cạnh đó tài sản dài hạn của công ty năm 2014 so với 2013 là giảm một cách đáng kể (3.381.455.010) VND (89,177%). Điều này chứng tỏ quy mô kinh doanh của công ty năm 2014 tăng lên. Năm 2015 giá trị tài sản tăng lên với số tiền là 10.360.421.403 (VND) cao hơn so với năm 2014 là 3.256.494.739 (VND) (tăng hơn 45,84%), do tài sản ngắn hạn và dài hạn năm 2015 đều tăng so với năm 2014 Đánh giá: Như vậy theo nhận định ban đầu, năm 2013 qui mô công ty là thấp nhất. Đến năm 2014, công ty mở rộng qui mô kinh doanh, nhận thấy lợi nhuận kinh doanh do vậy mà công ty ngày càng mở rộng qui mô kinh doanh, để thu lợi nhuận về cho công ty từ nhiều công trình trọng điểm khác nhau, minh chứng rõ rệt nhất là năm 2015 tổng giá trị tài sản của công ty tăng lên đáng kể so với các năm trước đó ( bao gồm cả tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty) Tuy nhiên đây mới chỉ phân tích trên tổng thể, sự tăng giảm tổng tài sản chỉ có thể nói lên rằng qui mô hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng hay thu hẹp, chưa thấy được nguyên nhân là gia tăng vốn và hiệu quả của việc điều tiết qui mô kinh doanh trên là tốt hay xấu. Vì vậy chúng ta cần phân tích sâu hơn về sự biến động về nguồn vốn Giống như tài sản, nguồn vốn cũng tăng giảm qua các năm, đúng bằng giá trị của tổng tài sản. Mà nguồn vốn được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, do đó chúng ta cần biết được sự gia tăng này từ đâu. Qua bảng trên ta thấy, phần lớn nguồn vốn năm 2014 tăng lên là do nợ phải trả tăng 2.024.666.658 VND (tăng 101,209%) so với năm 2013, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm (1.776.131.035 VND) (giảm 36,584%), nhận thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty có phần không khả quan. Đến năm 2015 nguồn vốn tăng lên đáng kể so với năm 2014 do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng, chủ yếu là vốn chủ sở hữu tăng 1.846.126.105 VND (tăng 59,963%). Đánh giá: nguồn vốn chủ sở hữu tăng là điều rất tốt, cho thấy công ty hoạt động có lãi và có xu hướng tự chủ hơn về mặt tài chính, đặc biệt khoản nợ phải trả của công ty cũng có xu hướng giảm năm 2015 so với 2014, và nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng. Bảng 1.2: Kết quả hoạt động SXKD của công ty năm 20132015 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 20142013 20152014 CL % CL % 1. Doanh thu thuần 7.758.555.896 8.678.503.098 10.430.973.537 919.947.202 11,86% 1.752.470.432 20,19% 2. Chi Phí 968.345.345 1.479.456.689 1.931.213.230 511.111.344 51,82% 451.756.541 30,54% 3.LN trước thuế 51.854.703 94.687.220 110.074.547 42.832.517 82,60% 15.387.327 16,25% 4. Lợi nhuận sau thuế 32.918.930 75.749.776 82.555.910 42.830.846 130,11% 6.806.134 8,985% 5. Thuế TNDN 18.935.773 18.937.444 27.518.637 1.671 0,009% 8.581.193 45,313% 6. Số CBCNV 300 người 330 người 380 người 130 76,47% 150 50% 7. Thu nhập bình quânnăm 25.861.852,99 26.298.494,24 27.449.930,34 436.596,25 1,688% 1.151.436,1 4,378% Nhận xét: Sự tồn tại và phát triển của công ty gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể nắm được hiệu quả sử dụng vốn, trình độ quản lý cũng như khả năng tồn tại và phát triển của công ty. Cụ thể như sau: 1. Doanh thu thuần: Năm 2014 doanh thu thuần tăng 919.947.202 VND (tăng 11,86%) so với năm 2013. Năm 2015, áp dụng chính sách thu tiền mềm dẻo hơn, thay vì thanh toán sớm, công ty đẩy mạnh chính sách chiết khấu trong thanh toán, tình hình doanh thu ngày một tăng. Cụ thể năm 2015 tăng 1.752.470.432 VND (tăng 20,19%) Như vậy tình hình doanh thu tăng đều qua các năm, điều đó càng chứng tỏ công ty có những bước đi đúng hướng. 2. Chi phí: Có thể thấy công ty nhận được nhiều hợp đồng, điều này đồng nghĩa với việc công ty phải bỏ ra một lượng chi phí lớn để phục vụ cho quá trình thông suốt hoạt động của mình. Nhận thấy chi phí tăng về mặt giá trị tuyệt đối lẫn mặt tỷ trọng so với doanh thu qua các năm. Cụ thể, năm 2014 tăng 511.111.344 (51,82%) so với năm 2013, và năm 2015 tăng 451.756.541 VND (30,54%) so với năm 2014. Chi phí tăng xăng dầu, nhân công và nguyên vật liệu tăng. Năm 2015 chi phí tăng nhưng có phần chậm lại so với năm 2014, do công ty bắt đầu đẩy mạnh chính sách chiết khấu thanh toán Đánh giá: Chi phí doanh nghiệp tăng đều qua các năm cả về giá trị lẫn tỷ trọng so với doanh thu, nhận thấy khả năng quản lý chi phí của công ty chưa được tốt. Nguyên nhân khách quan là do giá xăng dầu tăng, và đồng thời công ty cũng tăng lương cho công nhân viên để cải thiện tình hình đời sống cho họ. Tóm lại, công ty cần tìm ra biện pháp hợp lý để quản lý chi phí. 3. Lợi nhuận Mặc dù lợi nhuận của công ty tăng vượt bặc qua các năm, đỉnh điểm nhất là năm 2014 tăng hơn 100% so với năm 2013. Tuy nhiên chi phí của 2 năm 2015 không ngừng gia tăng so với năm 2014. Điều này dẫn đến tình hình lợi nhuận của công ty tăng không đáng kể, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2015 tăng 6.806.134 VND (8,985%) so với năm 2014. Kết luận: Trong 3 năm vừa qua công ty hoạt động ổn định, tăng cả về doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên công ty cần đưa ra những biện pháp khắc phục để điều chỉnh vấn đề chi phí sao cho hợp lý, để không tăng vượt mức qua các năm. Và đặc biệt công ty có thể đưa ra những giải pháp có tính ưu việt để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình trong các năm tiếp theo. CHƯƠNG2: TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA 2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán cại công ty cổ phần XD Hùng Hòa. Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN TOÁN TẠI CÔNG TY CPXD HÙNG HÒA (Trích sơ đồ bộ máy kế toán của công ty CP XD Hùng Hòa) 2.1.2.Nhiệm vụ của từng phần hành kế toán: Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp để đánh giá báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho giám đốc. Ngoài ra kế toán trưởng còn có nhiệm vụ chỉ đạo các nhân viên kế toán và còn phải chịu trách nhiệm trước công ty về mặt quản lý kế toán của đơn vị. Thủ quỹ: Tiến hành thu chi căn cứ vào các chứng từ thu chi đã được phê duyệt. Là người có liên quan chặt chẽ với kế toán tiền mặt. Kế toán vốn bằng tiền: Phụ trách toàn bộ các nghiệp vụ thu chi về tiền mặt và thanh toán TGNH, theo dõi hạch toán các khoản tạm ứng của CBCNV trong công ty. Toàn bộ khoản nguồn vốn như: Vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn đến hạn trả… Kế toán doanh thu thuế, tồn kho thành phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu phải trả khách hàng về hàng hóa và nguyên vật liệu, các dịch vụ đã được phục vụ. Theo dõi các khoản thuế phải nộp cho nhà nước. Theo dõi chất lượng và phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm. Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ hạch toán các khoản tiền lương, kiêm kế toán các khoản phải trả, phải thu khác.Chịu trách nhiệm theo dõi hạch toán toàn bộ tiền lương, BHXH, KPCĐ, các khoản thu nhập của người lao động cho tới các khoản thu chi. Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi TSCĐ, CCDC và tính khấu hao TSCĐ, CCDC theo phương pháp đường thẳng,tình hình mua,bán,trao đổi các TSCĐ, CDCD của công ty. Kế toán chi phí tính giá thành: Có nhiệm vụ theo dõi và thanh toán tổng hợp các khoản chi phí để tính giá thành sản phẩm. 2.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CPXD HÙNG HÒA 2.2.1. Các chính sách kế toán chung: Chế độ kế toán Công ty đang áp dụng là theo Quyết định số 482006QĐ BTC ngày 14092006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đã sửa đổi bổ sung theo các văn bản mới nhất của Bộ Tài chính, được sử dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán là đồng Việt Nam ( Ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VNĐ”. Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 0101N và kết thúc vào ngày 3112N. Kỳ kế toán: Một năm chia làm 4 kỳ mỗi kỳ 3 tháng ( Mỗi quý lập báo cáo một lần). Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp: Nhập trước xuất trước. + Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại công ty: Theo chế độ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành thì mọi nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, kế toán phải lập chứng từ đúng quy định và ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng sự thật về nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ: VD: Hóa đơn giá trị gia tăng phải được lập đủ 3 liên. Liên 1 DN lưu tại quyển, Liên 2 giao cho khách hàng và liên 3 dùng cho nội bộ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, hoặc viết lồng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập thành nhiều liên nhưng không thể viết thành một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng vẫn đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các chứng từ. Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh theo quy định trên chứng từ thì mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử thì phải có chữ ký điện tử theo quy định. Công ty đã áp dụng biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chế độ kế toán ( Quyết định số 482006QĐBTC ngày 1492006) như: • Chỉ tiêu lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương, thưởng; Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. • Chỉ tiêu hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Biên bản kiểm nghiệm nguyên liệu vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hóa. Phiếu báo vật tư cuối kỳ, Biên bản kiểm kê nguyên liệu vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hóa • Chỉ tiêu bán hàng: Hóa đơn giá trị gia tăng, biên bản bàn giao, nghiệm thu. • Chỉ tiêu tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, Đề nghị tạm ứng, đề nghị thanh toán. Biên lai thu tiền, Giấy báo nợ, Giấy baó có.... • Chỉ tiêu TSCĐ: Biên bản giao nhận tài sản, Biên bản thanh lý tài sản, Biên bản kiểm kê tài sản, Bảng tính và phân bổ KH TSCĐ... Ngoài ra kế toán công ty còn sử dụng các chứng từ khác như: Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp thai sản, ốm đau. Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng thông thường..... Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng của công ty quy định. Chứng từ gốc do công ty lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều được tập trung ở phòng kế toán. Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ những chứng từ đó và sau khi kiểm tra xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán của công ty được thực hiện theo các bước sau: • Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính vào chứng từ. • Kế toán viên, kế toán trưởng ký những chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc công ty ký duyệt. • Phân loại, sắp xếp những chứng từ kế toán nhập vào máy tính có sử dụng phần mềm kế toán để định khoản và ghi vào sổ kế toán. • Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. 2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ tống tài khoản kế toán của công ty CP xây dựng Hùng Hòa. Chế độ tài khoản Công ty đang áp dụng là theo Quyết định số 482006QĐ BTC ngày 14092006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đã sửa đổi bổ sung theo các văn bản mới nhất của Bộ Tài chính. Cách thức mở tài khoản chi tiết đối với: + TK 112 mở riêng cho từng ngân hàng: TK 112.1 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Uông Bí. TK112.2 Ngân hàng TMCP thương chi nhánh Uông Bí + TK 154 mở riêng cho từng công trình.: TK 154.1 công trình hồ Đông Mai ................. TK 154.n Công trình hồ Khe Hon. + Tài khoản 152 Nguyên vật liệu Một số nghiệp vụ thường gặp trong công ty Tính thuế theo phương pháp khấu trừ Tính thuế theo phương pháp trực tiếp 1. Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho đơn vị, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho: Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có các TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán Nợ TK 152: Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán 2. Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, ghi: Nợ TK 154,642 : Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu. + Tài khoản 142 chi phí trả trước ngắn hạn Đối với chi phí trả trước ngắn hạn dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 142 Chi phí trả trước ngắn hạn Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) Có TK 111 Tiền mặt Có TK 112.1 Tiền gửi Ngân hàng Nông nghiệp và PNTN Uông Bí Có TK 112.2 Tiền gửi Ngân hàng TMCP Công thương CN Uông Bí Có TK 152 Nguyên liệu, vật liệu Có TK 152.1 Sắt Có TK 152.2 Xi măng Có TK 152.3 Dây thép gai ................. Có TK 152.n Đá hộc Có TK 153 Công cụ, dụng cụ Có TK 241 Xây dựng cơ bản dỡ dang (2413) Có TK 241.1 Công trình SC nhà khách Hòa Bình Có TK 241.2 Thảm asphant khu 9 ................. Có TK 241.n Công trình hồ Khe Hon. Có TK 331 Phải trả cho người bán Có TK 331.1 Công ty TNHH Hòa An Uông Bí Có TK 331.2 Công ty TNHH TM và Dịch vụ Huy Phượng ................. Có TK 331.n Công ty cổ phần xây dựng và TM ASD Có TK 334 Phải trả người lao động Có TK 338 Phải trả, phải nộp khác. Đối với chi phí trả trước ngắn hạn dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi: Nợ TK 142 Chi phí trả trước ngắn hạn (Tổng giá thanh toán) Có TK 111 Tiền mặt Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng Có TK 141 Tạm ứng Có TK 331 Phải trả cho người bán. 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 1292004NĐCP ngày 3152005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và Chế độ kế toán này. Hệ thống sổ sách kế toán (từ tổng hợp tới sổ chi tiết) và hệ thống chứng từ kế toán đều được lập trình trên máy vi tính. Vì thế với mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán phần hành chỉ việc cập nhật số liệu, việc tổng hợp vào các sổ sách tương ứng được máy vi tính phụ giúp, điều này giúp kế toán giảm bớt một khối lượng lớn công việc và số liệu chứng từ tới sổ sách, báo cáo được thống nhất, tránh nhầm lẫn. Công ty dùng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung: Thì tất cả các chứng từ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ chi tiết cho từng tài khoản, vào Nhật ký chung. Sau đó, cuối tháng cập nhập số liệu ở sổ nhật ký chung, sổ chi tiết để vào sổ cái rồi vào Bản cân đối phát sinh, Báo cáo kết quả kinh doanh. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung tại công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa (1) (2) (3) (4) (5) (5) Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra số liệu. Giải thích sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký: (1) Từ các chứng từ gốc được ghi chép và sổ nhật ký chung theo đúng thời gian phát sinh của chứng từ. (2) Rồi vào sổ cái TK 152 khi mua nguyên vật liệu về nhập kho; Sổ cái TK 154 khi xuất nguyên vật liệu ra thi công, và nhân công, máy thi công đều chạy thẳng vào TK 154chi phí SXKD dở dang. (3) Vào bảng cân đối phát sinh. (4) Vào báo cáo tài chính. (5) Từ bảng cân đối phát sinh được đối chiếu với sổ tổng hợp chi tiết. (6) Từ sổ tổng hợp chi tiết để vào báo cáo tài chính. Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây lắp là: Thời gian thi công dài, quy trình công nghệ phức tạp, sản phẩm thường đơn chiếc, có quy mô lớn, được cố định tại một địa điểm nên việc tập hợp chi phí phát sinh được thực hiện trên cơ sở chi phí phát sinh đối với từng công trình, hạng mục công trình đó. Đối với chi phí gián tiếp sẽ được tập hợp chung sau đó phân bổ theo tiêu thức nhân công trực tiếp sản lượng thực hiện. Xuất phát từ đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp của Công ty là các công trình, hạng mục công trình. Đối với chi phí không thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình vì liên quan đến nhiều dự toán chịu chi phí sẽ được tập hợp chung, sau đó phân bổ theo tiêu thức hợp lý cho từng đối tượng, thường là căn cứ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Đối với phần việc cần tính giá thành thực tế thì đối tượng tập hợp chi phí là từng phần việc có kết cấu riêng , dự toán riêng và đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo quy định trong hợp đồng. Từng công trình, hạng mục công trình từ khi thi công xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng với những tờ kê chi tiết chi phí để tập hợp CPSX thực tế phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình đó. Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành của các công trình, hạng mục công trình tạo điều kiện cho việc phântích các khoản mục trong giá thành, xác định được kết quả kinh doanh cho từng công trình, hạng mục công trình. Vì vậy việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí đuợc Công ty đánh giá là có ý nghĩa lớn trong công tác kế toán cũng như công tác quản lý doanh nghiệp. Với hình thức kế toán áp dụng tại Công ty là hình thức kế toán Nhật ký Chung nên mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của tất cả các công trình, hạng mục công trình đều được phản ánh vào sổ Nhật ký Chung theo trình tự thời gian phát sinh chi phí. Các loại sổ sách kế toán công ty đang sử dụng: Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế tóan tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ nhật ký, sổ cái Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết Nhà nước quy định bắt buộc mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại Sổ cái, Sổ nhật ký, quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế tóan chi tiết. ( Bảng 2.1: Các loại sổ sách đang được sử dụng tại công ty CPXD Hùng Hòa) Số TT Tên sổ Ký hiệu 1 Sổ Nhật ký chung S03aDNN 2 Sổ Nhật ký thu tiền S03a1DNN 3 Sổ Nhật ký chi tiền S03a2DNN 4 Sổ Nhật ký mua hàng S03a3DNN 5 Sổ Nhật ký bán hàng S03a4DNN 6 Sổ Cái (dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) S03bDNN 7 Bảng cân đối số phát sinh S04DNN 8 Sổ quỹ tiền mặt S05aDNN 9 Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt S05bDNN 10 Sổ tiền gửi ngân hàng S06DNN 11 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa S07DNN 12 Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa S08DNN 13 Thẻ kho (Sổ kho) S09DNN 14 Sổ tài sản cố định (TSCĐ) S10DNN 15 Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng S11DNN 16 Thẻ Tài sản cố định S12DNN 17 Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) S13DNN 18 Sổ chi tiết tiền vay S16DNN 19 Sổ chi tiết bán hàng S17DNN 20 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh S18DNN 21 Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ S19DNN 22 Sổ chi tiết các tài khoản S20DNN 23 Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ S22DNN 24 Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán S23DNN 25 Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh S24DNN 26 Sổ chi phí đầu tư xây dựng S25DNN 27 Sổ theo dõi thuế GTGT S26DNN 28 Các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp 2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Kỳ kế toán: Một năm chia làm 4 kỳ mỗi kỳ 3 tháng ( Mỗi quý lập báo cáo một lần). Báo cáo quý gồm: • Bảng kê hóa đơn, chứng từ nguyên vật liệu, hàng hóa mua vào. • Bảng kê hóa đơn, chứng từ nguyên vật liệu, hàng hóa bán ra. • Tờ khai thuế GTGT • Tờ khai thuế TNDN nếu có phát sinh • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Báo cáo năm gồm: • Bảng cân đối kế toán • Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh • Thuyết minh báo cáo tài chính • Bảng cân đối tài khỏan • Tờ khai quyết toán thuế TNDN • Tờ khai quyết toán thuế TNCN Nơi gửi báo cáo: Chi cục thuế thành phố Uông Bí. Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Quảng Ninh. Chi cục thống kê Thành phố Uông Bí. Các loại báo cáo quản trị bao gồm: • Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh • Báo cáo tài chính • Báo cáo công tác quản lý, điều hành công ty. Người lập các báo cáo trên và tác dụng: Đối tượng lập báo cáo tài chính Đối tượng lập báo cáo tài chính hiện nay được quy định rất rõ ràng trong chuẩn mực và các thông tư liên quan. Để các bạn hiểu rõ phần này chúng tôi xin trình bày các nội dung như sau: + Theo quy định tại điều 6 “Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính” của chuẩn mực kế toán số 21 “Lập và trình bày báo cáo tài chính”: “06. Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính.” + Theo quy định tại điều 99 thông tư 200TTBTC: Đối tượng lập Báo cáo tài chính năm: Hệ thống Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ. Đối tượng lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (Báo cáo tài chính quý và Báo cáo tài chính bán niên): + Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ; + Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng tại điểm a nêu trên được khuyến khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (nhưng không bắt buộc). Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Chủ sở hữu đơn vị quyết định việc lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ của đơn vị mình nếu không trái với quy định của pháp luật mà đơn vị thuộc doanh nghiệp bị điều chỉnh. Doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập Báo cáo tài chính của riêng đơn v

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT

VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA 1

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA 11.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG - SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA 4 4

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 4 1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa 5 1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Cổ phần xây dựng Hùng Hòa 6

1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA 9

1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy của công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa 91.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty cổ phần xây .10dựng Hùng Hòa 10

1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 19

1.4.1 Tình hình tài chính của công ty Cổ phần xây dựng Hùng Hòa trong một số năm gần đây: 19

Bảng 1.1: Theo bảng cân đối tài khoản 2013 -2015 của công ty Hùng Hòa 19 Bảng 1.2: Kết quả hoạt động SXKD của công ty năm 2013-2015 21

CHƯƠNG2: TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 24

2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA 24

2.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán cại công ty cổ phần XD Hùng Hòa 24 2.1.2.Nhiệm vụ của từng phần hành kế toán: 25

2.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CPXD HÙNG HÒA 26

Trang 2

- Đối tượng lập báo cáo tài chính 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA

- Thông tin chung

+ Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa

+ Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 2 - Khu 2 - Phường Thanh Sơn - Thành phố Uông

+ Số điện thoại liên hệ: 0904 361905

- Sơ lược về quá trinh hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa.

Thành lập doanh nghiệp: Theo giấy phép đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 21 tháng 01 năm 2010 do Sở kế hoạch - Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp; Đăng ký thay đổi lần 1 ngày 26 tháng 4 năm 211( Thay đổi thông tin trong hồ

Trang 5

sơ đăng ký doanh nghiệp về các mã ngành, nghề kinh doanh) do Sở kế hoạch

- Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp

Quy mô ban đầu của Công ty chỉ là một văn phòng nhỏ, hơn 15 cán bộ công nhân viên, với số vốn ít ỏi, bất chấp khó khăn, gian khổ, làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn đủ đường, Lãnh đạo Công ty cùng với cán bộ công nhân viên đã “khởi nghiệp” từ những công trình trạm xá, điện, trường học, đường giao thông, kênh mương có giá trị thấp, nằm rải rác ở các phường trong thị xã ở trong vùng sâu vùng xa như Thượng Yên Công, Vàng Danh, Nam Khê… thậm chí, có những công trình ở vùng sâu, vùng xa không mang lại lợi nhuận nhưng Công ty vẫn quyết tâm thực hiện, trước nhất là vì mục tiêu An sinh Xã hội và sau đó là khẳng định uy tín và thương hiệu của mình

Trong suốt quá trình hoạt động, không thể kể hết những khó khăn chồng chất cũng như những trở ngại không lường mà tập thể cán bộ công nhân viên Công ty phải vượt qua từ những ngày tháng khởi nghiệp, đổi lại đến nay công ty đã khẳng định được uy tín, vị thế, thương hiệu của mình trong lĩnh vực xây dựng - thương mại Để tồn tại trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như sự phát triển không ngừng của đất nước, Công ty đã xây dựng chiếnlược cho riêng mình, trong đó trọng tâm là đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên; Công ty không ngừng đổi mới công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị thi công hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đổi mới biện pháp thi công theo hướng hiện đại và tiên tiến Qua đó, đã tạo được uy tín với các chủ đầu tư,

Trang 6

đồng thời tạo được nền móng vững chắc để Công ty phát triển trong điều kiệnmới.

Với phương châm “Coi con người là nhân tố trung tâm để quyết định thành công, phồn thịnh và phát triển bền vững”, vì vậy Lãnh đạo Công ty luônquan tâm đến đời sống của người lao động, bằng những việc làm cụ thể như

mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa loại hình kinh doanh góp phần tạo công ăn việc làm ổn định và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên của Công ty Điều này được thể hiện rất rõ qua hoạt động của các Tổ chức như Chi bộ, Công đoàn và Đoàn Thanh niên của Công ty, đồng thời cũng từ các tổchức bài bản này, Công ty đã tập trung được trí tuệ tập thể, sự nhiệt huyết, đoàn kết và phát triển một cách toàn diện

Xã hội phát triển, Công ty cũng không ngừng đón nhận những cơ hội mới, năm 2013 là thời điểm đánh dấu bước phát triển đột phá của Công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa trên một tầm cao mới, một vị thế mới Trải qua quá trình phát triển công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa được thành phố ưu ái giao cho thi công một số công trình trọng điểm của thành phố như: nâng cấp,

mở rộng và thẳm Atphan đường khu 9 - Phường Quang Trung - Thành phố Uống Bí;

03 năm hoạt động cũng là một quá trình Công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, lực lượng lao động, đến nay Công ty đã có hơn 300 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên và côngnhân lao động có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm Công ty đã thi công nhiều công trình lớn trong và ngoài tỉnh Năm 2013, công ty mở rộng địa bàn hoạt động xây dựng vào các công ty than trong thành phố với công

Trang 7

trạm bơm tăng áp, thuộc dự án Điều chỉnh mở rộng nâng công suất tầng lò bằng mỏ than Đồng Vông - Công ty than Đồng Vông với số tiền 32 tỷ

đồng” Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp xây dựng phải giải thể hoặc hoạt động đình đốn, thì sự kiện này đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công ty, khẳng định uy tín và thương hiệu Hùng Hòa đã được thị trường tin cậy và đón nhận

Chỉ trong một thời gian ngắn cùng với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viêntrong công ty đã công ty phát triển rất nhanh, đầu tư đúng hướng, ngành nghềsản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng quy mô sản xuất đểđáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho ngườilao động

Để tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường công ty

đã không ngừng tăng tích lũy tái đầu tư mở rộng Với chủ trương đa dạng hóa sản phẩm, ngành ngề sản xuất công ty tiếp tục đầu tư mở rộng mua bán, sản xuất

1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG - SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty.

Công ty hoạt động với chức năng chủ yếu là xây dựng trong lĩnh vực xâydựng cơ bản: nhận thầu, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp

* Nhiệm vụ của công ty.

- Xây dựng mô hình chiến lược phát triển, kế hoạch và hàng năm để phù hợpvới mục đích đã đặt ra và nhu cầu của thị trường, ký kết và tổ chức các hợpđồng kinh tế đã ký với các đối tác

Trang 8

- Ký được nhiều hợp đồng xây dựng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty

- Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Thuế và các quy định khác của Nhà nước

- Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quiđịnh của Công ty và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó

- Nhiệm vụ trọng tâm của công ty theo kế hoạch năm là phải cải tiến cách quản lý

và điều hành sản xuất, tổ chức và mở rộng thị trường, phát triển nhanh và bềnvững

1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây

dựng Hùng Hòa

- Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên các sản phẩm của công tychủ yếu phụ thuộc vào thời tiết là chủ yếu Các sản phẩm thi công của công tythường kéo dài có khi một năm, hai năm nên các sản phẩm thường thanh toántheo giai đoạn để làm nghiệm thu khối lượng công việc theo giai đoạn

Các công trình cầu đường như: Thảm Asphant khu 9 – Phường QuangTrung; Xây dựng cơ sở hạ tầng khu quy hoạch khu 5 phường Quang Trung -Thành phố Uông Bí, Xây dựng cụm pano đường vào Yên Tử

Trang 9

Công ty thường ký hợp đồng thi công công trình với các chủ đầu tưnhư: Trường Trung học kinh tế Quảng Ninh, UBND Phường Thanh Sơn,UBND Phường Quang Trung, UBND Phường Vàng Danh, Trung tâm quản lý

di tích - danh thắng Yên Tử, Ban Quản lý dự án Thành phố Uông Bí, UBNDThành phố Uông Bí để thi công các công trình trên địa bàn thành phố Uông

Bí - Tỉnh Quảng Ninh

Về mặt nguyên liệu vật liệu phục vụ cho sản xuất thi công các côngtrình trên: Công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa cũng đã chọn được một sốnhà cung cấp có tên tuổi và uy tín trên địa bàn để ký kết các hợp đồng cungcấp nguyên vật liệu chủ yếu như: Sắt tròn, xi măng lấy của công ty TNHHHòa An Uông Bí, Bê tông tươi của Công ty TNHH Thành Đạt, Đá các loạicủa công ty CP Núi Rùa, Thép hình, thép hộp mua của công ty TNHH AnhĐức

1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Cổ phần xây

Trang 10

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ khái quát quy trình sản xuất sản phẩm

( Trích sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của công ty CP XD Hùng Hòa)

Công ty Cổ phần xây dựng Hùng Hòa với lĩnh vực ngành nghề sản xuấtkinh doanh chủ yếu là xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng vìvậy để cho ra đời một công trình xây dựng sẽ có quy trình như sau:

Nộp hồ sơ dự thầu Thông báo

Lập phương án tổchức thi công

Tổ chức nghiệm thukhối lượng và chấtlượng công trình

Lập bảng nghiệm thu

thanh toán công trình

CT hoàn thành làmquyết toán bàn giao

CT cho chủ đầu tư

Trang 11

Trên cơ sở khối lượng của đơn vị Chủ đầu tư đưa ra Công ty nộp hồ sơ

dự thầu cho Chủ đầu tư Sau khi hồ sơ của công ty được Chủ đầu tư chấmthầu xong sẽ có thông báo trúng thầu của đơn vị Chủ đầu tư gửi đến công ty

Khi có thông báo trúng thầu, công ty và Chủ đầu tư sẽ cùng nhau làmthảo luận, thống nhất ý kiến và lập ra, cùng nhau ký kết thương thảo hợpđồng Dựa trên cơ sở của biên bản thương thảo hợp đồng Công ty cổ phần xâydựng Hùng Hòa ( đơn vị thi công ) sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng với chủ đầutư

Ký xong hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư, Công ty sẽ thành lập ra Banchỉ huy công trường gồm: Kỹ thuật, giám sát của công ty ( giám sát B), giámsát của Chủ đầu tư ( Giám sát A) , đội trưởng đội thi công

Ban chỉ huy trưởng của công trình sẽ lên kế hoạch, lập phương án tổchức thi công cụ thể và tiến hành bạc bạc thống nhất tìm ra biện pháp thi côngtối ưu nhất cho từng hạng mục công trình

Có biện pháp thi công cụ thể các đội xây dựng sẽ tiến hành thi côngdựa theo thiết kế đã được phê duyệt của đơn vị thiết kế đã được sự phê duyệtcủa Chủ đầu tư

Khi công trình được ký kết và đi vào thi công thì Công ty sẽ giao chotừng đội sản xuất Đứng đầu mỗi đội là chủ nhiệm công trình chịu tráchnhiệm về toàn bộ chất lượng công trình thi công Còn thủ kho và bảo vệ chịutrách nnhệm về việc ghi chép nhập xát vật tư và bảo vệ vật tư Riêng côngnhân đa phần là thuê tại địa phương

Thi công đến hạng mục nào Công ty sẽ tổ chức nghiệm thu khối lượng

và chất lượng của từng hạng mục đó Thành phần nghiệm thu gồm có giámsát A, giám sát B, kỹ thuật công trình và đội trưởng đội trực tiếp thi công

Trang 12

Sau buổi tổ chức nghiệm thu trên, các thành phần tham gia nghiệm thugồm kỹ thuật, giám sát (A), giám sát (B) , đội trưởng đội thi công cùng nhaubàn bạc, thống nhất ý kiến về khối lượng, chất lượng nguyên vật liệu, chấtlượng công trình và lập biên bản nghiệm thu cho từng giai đoạn, từng hạngmục đó.

Vì đặc thù của ngành xây dựng là nhiều công trình giá trị to , khốilượng thi công lớn và kéo dài đôi khi trong một hoặc vài năm nên sau khi cóbiên bản nghiệm thu Công ty sẽ lập bảng thanh toán kèm theo biên bảnnghiệm thu có ký kết giữa các thành phần tham gia nghiệm thu theo đó làm

cơ sở thanh toán, tạm ứng vốn cho công trình theo điều khoản của hợp đồngthi công công trình mà hai bên đã ký kết

Khi công trình xây dựng hoàn thành thì hai bên tiến hành nghiệm thu

và Công ty bàn giao cho chủ đầu tư theo kiểu "chìa khoá trao tay", sau đó lập

hồ sơ quyết toán ký giữa hai bên và mang đi thẩm tra quyết toán ở đơn vịquản lý tài chính của chủ đầu tư và phê duyệt quyết toán

1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HÙNG HÒA

1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy của công ty cổ phần xây dựng Hùng Hòa

Công ty Cổ phần xây dựng Hùng Hòa là Công ty hạch toán có tư cáchpháp nhân, có con dấu riêng Đứng đầu Công ty là Hội đồng Quản trị, đạidiện là ban Giám đốc (gồm Giám đốc và phố Giám đốc) chỉ đạo trực tiếp từngphòng ban, đội xây dựng Giúp việc cho ban Giám đốc là các phòng ban chứcnăng và đội xây dựng

Trang 13

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty CP XD Hùng Hòa

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty cổ phần xây

b, Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụcuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị;

- Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;

- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

Phòng

kế hoạch-kỹ thuật

Phòngthiết kế -giám sát

Đội thicông

Số 1

Đội thicông

số 2

Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Trang 14

- Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông;

c, Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì uỷ quyền bằng vănbản cho một thành viên khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủtịch Hội đồng quản trị Trường hợp không có người được uỷ quyền hoặc Chủtịch Hội đồng quản trị không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu mộtngười trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trịtheo nguyên tắc đa số quá bán

- Là người điều tiết mọi chi phí của công ty và lấy doanh thu chính là cáccông trình cho công ty

- Là người có cổ phiếu cổ nhất tại công ty

- Quyết định việc hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế của công ty.Quyết địnhcác vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao

- Quyết định phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của Côngty

- Phê chuẩn Quyết toán của các đơn vị trực thuộc và duyệt tổng quyết toáncủa Công ty

Trang 15

- Tổ chức thanh tra và xử lý các vi phạm Điều lệ Công ty.

- Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty và thực hiện nộp ngân sách hằngnăm theo các chỉ tiêu của…giaouyết định về việc chuyển nhượng, mua bán,cầm các loại tài sản chung của Công ty theo quy định của Nhà nước

-Quyết định về việc thành lập mới, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp,sản xuất - kinh doanh thuộc nguồn vốn đầu tư của công ty

- Quyết định về việc đề cử Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty, bổ nhiệm,bãi miễn Trưởng, Phó phòng Công ty và các chức danh lảnh đạo của các đơn

- Phó Giám đốc kinh doanh - kỹ thuật được Giám đốc phân công chịu tráchnhiệm phối hợp, điều hoà kế hoạch sản xuất - kinh doanh của các đơn vị trựcthuộc; hướng dẫn và kiểm tra các tổ đội trong các mặt: thi công công trìnhtheo hợp đồng kinh tế mà Công ty đã ký kết với chủ đầu tư, tình hình sử dụngvốn, sổ sách kế toán và các chứng từ kinh tế

Phó Giám đốc kinh tế - kỹ thuật có trách nhiệm nghiên cứu cải tiến kỹ thuật,

đề xuất các quy trình công nghệ mới, nghiên cứu thị trường – giá cả trong và

Trang 16

ngoài nước để đề ra chính sách tiếp thị, tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh thường kỳ cho Giám đốc.

Phó Giám đốc kinh doanh kỹ thuật được phân công chỉ đạo Phòng kinh tế

-kỹ thuật và phòng kế toán - tài vụ của Công ty

* Phòng kế toán - tài chính:

- Đề xuất các hình thức và giải pháp cần thiết nhằm thu hút, tạo lập và sửdụng hợp lý các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinhdoanh của Công ty đạt hiệu quả cao nhất

- Giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty trong việc chấp hànhcác quy định về tài chính, tín dụng, chế độ kế toán của Nhà nước cũng nhưcủa Công ty

- Bảo đảm đáp ứng đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạtđộng khác của Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước vàQuy chế tài chính của Công ty

- Giúp Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị kiểm soát bằng đồng tiền các hoạtđộng kinh tế trong Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước

và của Công ty

- Kiểm soát hoạt động tài chính của các đơn vị trực thuộc Công ty theo đúngquy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của Công ty

- Xây dựng quy trình quản lý thu chi tài chính của công ty theo đúng quy địnhquản lý kinh tế của nhà nước, của công ty, và đúng pháp luật

Nhiệm vụ của phòng tài chính- kế toán

Công tác Tài chính:

+ Lập kế hoạch tài chính của Công ty; Giao kế hoạch tài chính năm và quýđối với các bộ phận của Công ty

Trang 17

+ Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty đúng thời hạnquy định.

+ Huy động vốn

+ Huy động vốn trung hạn, dài hạn để đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh.+ Xây dựng phương án tích luỹ từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh

+ Huy động vốn ngắn hạn để đầu tư sản phục vụ xuất kinh doanh:

+ Hạn mức lưu động vốn vay ngân hàng

+ Huy động bằng nguồn vốn khác: Huy động vốn của CBNV theo đúng Quychế Tài chính đã được HĐQT phê duyệt

+ Quản lý chặt chẽ các khoản nợ Công ty cho các đơn vị vay

+ Lập kế hoạch phát triển, quản lý và sử dụng vốn, tài sản, quỹ đất và quyền

sử dụng đất, giá trị thương hiệu và các lợi thế thương mại, các tài sản khácđược hình thành thuộc quyền quản lý của Công ty, quản lý chặt chẽ việc sửdụng vốn trong các hoạt động đầu tư vốn ra ngoài Công ty

+ Xây dựng và trình duyệt phương án về thay đổi cơ cấu vốn, tài sản,tươngứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được Hội đồng quản trị công ty phêduyệt

Công tác Tín dụng:

- Trên cơ sở kế hoạch SXKD và kế hoạch đầu tư, chủ động trình HĐQT duyệt

kế hoạch huy động vốn trung hạn, dài hạn, kế hoạch tín dụng vốn lưu độngdưới các hình thức được pháp luật cho phép để huy động vốn phục vụ nhu cầusản xuất kinh doanh

- Xây dựng mức lãi suất huy động và cho vay vốn trong nội bộ Công ty vàngoài Công ty trình HĐQT phê duyệt

Trang 18

- Phối hợp với phòng Kỹ thuật kinh tế thực hiện đàm phán, dự thảo các hợpđồng tín dụng, kinh tế của Công ty.

- Đôn đốc thực hiện các kế hoạch tài chính

Công tác kế toán:

- Tổ chức, thực hiện công tác kế toán

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng kế toán và nội dungcông việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán: Tiếp nhận chứng từ gốcphát sinh từ bộ phận, phòng ban lập chứng từ thanh toán, làm thủ tục thanhtoán hoặc lập chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán; Lập chứng từ theo mẫu bắtbuộc của Bộ Tài Chính, như hoá đơn giá trị gia tăng, giấy nộp tiền vào Ngânsách, phiếu thu, phiếu chi…;

- Lập các chứng từ hạch toán phản ánh quan hệ kinh tế giữa Công ty với cácđơn vị khác

- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

- Tổ chức ghi sổ kế toán

- Lập báo cáo tài chính theo quy định của Bộ Tài Chính, lập Báo cáo quản trịtheo yêu cầu của Ban giám đốc và HĐQT Công ty

- Lập các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Công ty và Nhà nước

- Lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính

-Tổ chức bộ máy kế toán: Căn cứ vào đặc điểm tổ chức SXKD của Công ty

và các đơn vị trực thuộc để lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán phùhợp với tổ chức bộ máy kế toán hợp lý

- Thực hiện quản lý chi tiêu theo dự toán và một số giao dịch khác:

- Thực hiện công tác cấp phát và chi tất cả các nguồn theo dự toán, bao gồm:Chi phí quản lý Công ty, các quỹ Doanh nghiệp

Trang 19

- Trực tiếp quản lý quỹ, két thuộc cơ quan Công ty.

- Giao dịch Ngân hàng, thực hiện các thủ tục bảo lãnh, đặt cọc, thế chấp củaCông ty

- Thực hiện các thủ tục đóng, mở tài khoản của Công ty

- Điều hoà vốn hàng ngày cho các công trình, cho các ban quản lý dự án hợp

lý, phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

- Kiểm tra tài chính

+ Thực hiện nhiệm vụ của Kế toán trưởng theo luật kế toán; kiểm tra, giámsát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp thanh toán nợ; Kiểmtra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; Phát hiện vàngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán

+ Thông qua báo cáo và theo dõi tình hình quản lý kinh tế, tài chính ở đơn vị

bộ phận đề xuất tổ chức kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất

- Theo dõi, quản lý hợp đồng và thu hồi nợ

+ Tham gia đàm phán hợp đồng theo chức năng: hợp đồng kinh tế, hợp đồngtín dụng, hợp đồng huy động vốn, hợp đồng mua bán

+ Làm thủ tục thanh toán các loại hợp đồng theo điều khoản hợp đồng vàchứng từ thanh toán; Theo dõi tình hình thanh toán từng loại hợp đồng

+ Tham gia thanh lý hợp đồng

+ Phối hợp với các đơn vị bộ phận tổ chức nghiệm thu, thanh toán, thu hồitiền bán hàng, tiền huy động vốn, thu hồi công nợ

+ Tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế của các công trình, các hợp đồnghuy động vốn, hợp đồng mua bán

+ Lập báo cáo thu hồi vốn và thu hồi tiền bán hàng hàng tháng và đột xuất

- Công tác liên quan đến Ngân sách Nhà nước:

Trang 20

+ Tính toán, kê khai các khoản nộp Ngân sách Nhà nước.

+ Làm thủ tục hoàn thuế, nộp thuế

+ Quyết toán thuế với các cơ quan thuế theo Quy định

- Phục vụ các đoàn thanh tra, kiểm tra:

+ Trực tiếp làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế đến làmviệc tại Công ty theo quyết định của các cơ quan chức năng và chỉ thị củaTổng giám đốc

+ Đề nghị các bộ phận, phòng ban liên quan tham gia giải trình (nếu cần)

* Các nhiệm vụ khác:

-Tham gia quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành

- Tham gia quản lý vốn đầu tư ra ngoài Công ty

-Lập các quyết định tăng, giảm tài sản cố định do mua sắm mới, thanh lý hoặcđiều động trong nội bộ Công ty

· Xây dựng quy chế liên quan đến tài chính, kế toán, phổ biến, hướng dẫn chế

độ tài chính, kế toán:

-Xây dựng quy chế tài chính, kế toán, dự thảo trình duyệt các quy định cụthể về tài chính – kế toán, quy định phân cấp quản lý về công tác tài chính, kếtoán cho các đơn vị trực thuộc Công ty; Phổ biến, hướng dẫn áp dụng quychế, quy định về tài chính, tín dụng, kế toán đối với các đơn vị trực thuộcCông ty

- Soạn thảo và ban hành hướng dẫn triển khai chế độ mới về công tác kế toán cho Bộ phận làm công tác tài chính – kế toán tại các đơn vị trực thuộc; Xâydựng các quy định về hạch toán kinh doanh, hạch toán kế toán

- Tổ chức ứng dụng tin học trong công tác kế toán

Quyền hạn của phòng tài chính- kế toán

Trang 21

- Chủ động tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao và thựchiện theo Luật kế toán.

- Đề nghị các phòng nghiệp vụ chuyên môn phối hợp thực hiện tốtcông việc theo chức năng nhiệm vụ

- Yêu cầu các phòng nghiệp vụ cung cấp số liệu phục vụ công tác liênquan đến Kế toán thống kê tài chính của Công ty

- Được phép từ chối không ký hoặc không thực hiện các giấy đề nghị,văn bản giấy tờ, chỉ thị trái với Điều lệ, Quy chế, quy định của Công ty vàchính sách chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước

- Kiến nghị xử lý các vi phạm ảnh hưởng đến uy tín Công ty, thiệt hại

về kinh tế và chất lượng công trình trong công tác thanh quyết toán hạng mụccông trình, công trình hoàn thành

- Cán bộ làm công tác kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp

vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước

- Đề nghị với lãnh đạo Công ty nâng lương, khen thưởng, kỷ luật đốivới cán bộ công nhân viên trong phòng

+ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật:

Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, xâydựng cơ bản, mở rộng quy mô sản xuất Thực hiện chức năng tham gia đấuthầu các công trình, tìm kiếm, củng cố và phát triển quan hệ với khách hàng,góp phần vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty so với các Công

ty khác trong khu vực Làm các biên bản, hồ sơ liên quan đến công tác thicông, lắp dựng

+ Phòng thiết kế - giám sát:

Trang 22

Quan hệ với các phòng ban khác trong Công ty là quan hệ ngang cấp,bình đẳng Phòng thiết kế - Giám sát có nhiệm vụ thực hiện việc thiết kế cáccông trình, dự án do chủ đầu tư và các khách hàng yêu cầu Giám sát cáccông trình thi công.

+ Đội thi công ( Số 1 và số 2):

Đại diện cho các đội là Đội trưởng Đội trưởng phải chịu trách nhiệmtrước Giám đốc Công ty về tất cả các hoạt động của đội trong quá trình thicông Thực hiện việc tập hợp công nhân, thợ xây dựng, các cán bộ chuyênngành, kỹ thuật, tổ chức xây lắp các công trình Theo dõi và lập báo cáo vềtiến độ thi công cũng như tình hình tài chính của đội

1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1.4.1 Tình hình tài chính của công ty Cổ phần xây dựng Hùng Hòa trong

2 Tổng

TSDH 3.791.858.990 410.403.980 561.392.921 (3.381.455.010) (89,177)

150.988.941 36,79

NGUỒN 6.855.391.038 7.103.926.661 10.360.421.403 248.535.623 3,625 3.256.494.7 45,84

Trang 23

( Trích bảng cân đối kế toán công ty CP XD Hùng Hòa năm 2013-2015)

Nhận xét:

Tổng giá trị tài sản năm 2013 là thấp nhất số tiền là 6.855.391.038 (VND),

sang năm 2014 tăng lên 7.103.926.66 (VND), cao hơn so với năm 2013 là

248.535.623 (VND) (tăng hơn 3%), chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng, năm

2014 TSNH tăng so với 2013 là 3.629.990.633 (VND) (tăng hơn 100%), bên

cạnh đó tài sản dài hạn của công ty năm 2014 so với 2013 là giảm một cách

đáng kể (3.381.455.010) VND (89,177%) Điều này chứng tỏ quy mô kinh

doanh của công ty năm 2014 tăng lên

Năm 2015 giá trị tài sản tăng lên với số tiền là 10.360.421.403 (VND) cao

hơn so với năm 2014 là 3.256.494.739 (VND) (tăng hơn 45,84%), do tài sản

ngắn hạn và dài hạn năm 2015 đều tăng so với năm 2014

Đánh giá: Như vậy theo nhận định ban đầu, năm 2013 qui mô công ty là thấp

nhất Đến năm 2014, công ty mở rộng qui mô kinh doanh, nhận thấy lợi

nhuận kinh doanh do vậy mà công ty ngày càng mở rộng qui mô kinh doanh,

để thu lợi nhuận về cho công ty từ nhiều công trình trọng điểm khác nhau,

minh chứng rõ rệt nhất là năm 2015 tổng giá trị tài sản của công ty tăng lên

đáng kể so với các năm trước đó ( bao gồm cả tài sản ngắn hạn và dài hạn của

công ty)

Tuy nhiên đây mới chỉ phân tích trên tổng thể, sự tăng giảm tổng tài sản chỉ

có thể nói lên rằng qui mô hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng

hay thu hẹp, chưa thấy được nguyên nhân là gia tăng vốn và hiệu quả của việc

Trang 24

điều tiết qui mô kinh doanh trên là tốt hay xấu Vì vậy chúng ta cần phân tích sâu hơn về sự biến động về nguồn vốn

Giống như tài sản, nguồn vốn cũng tăng giảm qua các năm, đúng bằng giá trị

của tổng tài sản Mà nguồn vốn được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ phảitrả, do đó chúng ta cần biết được sự gia tăng này từ đâu

Qua bảng trên ta thấy, phần lớn nguồn vốn năm 2014 tăng lên là do nợ phải

trả tăng 2.024.666.658 VND (tăng 101,209%) so với năm 2013, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm (1.776.131.035 VND) (giảm 36,584%), nhận thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty có phần không khả quan Đến năm 2015 nguồn vốn tăng lên đáng kể so với năm 2014 do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tăng, chủ yếu là vốn chủ sở hữu tăng 1.846.126.105 VND (tăng

59,963%)

Đánh giá: nguồn vốn chủ sở hữu tăng là điều rất tốt, cho thấy công ty hoạt

động có lãi và có xu hướng tự chủ hơn về mặt tài chính, đặc biệt khoản nợ

phải trả của công ty cũng có xu hướng giảm năm 2015 so với 2014, và nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng

Bảng 1.2: Kết quả hoạt động SXKD của công ty năm 2013-2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014

20,19%

Ngày đăng: 04/09/2016, 12:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình "Kế toán tài chính doanh nghiệp".TS. Đặng Thị Loan - Trường ĐHKTQD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán tài chính doanh nghiệp
2. Giáo trình "Lý thuyết hạch toán kế toán".PGS – TS. Nguyễn Thị Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết hạch toán kế toán
3. Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán.Nhà xuất bản tài chính Khác
4. Hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán mới.PTS. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương Khác
5. Hệ thống kế toán doanh nghiệp.Nhà xuất bản tài chính Khác
6. Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w