1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện nguyên bình tỉnh cao bằng giai đoạn 2012 2014

47 545 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 345 KB

Nội dung

Lời cảm ơn Thực tập tốt nghiệp là bước khởi đầu của sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tế với phương châm “Học đi đôi với hành” và “Lý thuyết gắn liền với thực tế”. Đây là đợt tập duyệt quan trọng cho sinh viên trong việc hệ thống hóa các kiến thức lý thuyết đã được học vào thực tế, đồng thời nâng cao kỹ năng làm việc, làm tiền đề cho công việc sau này. Được sự đồng ý của Khoa Kinh tế Trường Đại học Kinh tế và Quán trị kinh doanh Thái Nguyên, của thầy giáo hướng dẫn và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng em đã có đợt thực tập rất bổ ích và hiệu quả. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế cùng tất cả các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Ths. Đồng Văn Tuấn đã tận tình hướng dẫn, giúp em giải đáp những vướng mắc, giúp em vượt qua nhiều khó khăn, bỡ ngỡ khi tiếp xúc với công việc thực tế tại Sở Kế hoạch Đầu tư và áp dụng lý thuyết vào thực tế để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ nhân viên trong các phòng ban tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập; đặc biệt là các cán bộ nhân viên phòng Tổng hợp đã giúp em có nhiều kiến thức thực tế cũng như số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Thái Nguyên, ngày 25 tháng 3 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nông Đức Thái   TÓM TẮT Nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, trước hết là nông nghiệp sản xuất và cung cấp các yếu tố tối cần thiết cho xã hội loài người tồn tại và phát triển.Việc đầu tư phát triển nông nghiệp sao cho đạt hiệu quả, năng suất cao nhất luôn là vấn đề quan trọng. Giải quyết vấn đề thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp thế nào là hợp lý nhất, em đã hoàn thành bài báo cáo với đề tài: “Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 2014”. Nội dung báo cáo đề cập tới thực trạng đầu tư và sử dụng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. Trong đó đi sâu nghiên cứu phân tích về tình hình đầu tư và sử dụng vốn đầu tư trong giai đoạn 2012 2014. Bằng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, với ý thức nghiên cứu nghiêm túc em nhận thấy thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng trong những năm vừa qua là tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế về việc quản lý, đầu tư và sử dụng vốn phát triển nông nghiệp. MỤC LỤC Lời cảm ơn i MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 4.3 Phương pháp phân tích số liệu 3 5. Bố cục của đề tài 3 PHẦN I 4 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN NGUYÊN BÌNH 4 TỈNH CAO BẰNG 4 1.1 Điều kiệu tự nhiên 4 1.1.1 Vị trí địa lý 4 1.1.2 Địa hình 4 1.2 Tình hình kinh tế xã hội 5 1.2.1 Kinh tế 5 1.2.1.1 Nông, lâm nghiệp 5 1.2.1.2. Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp 7 1.2.1.3 Thương mại – dịch vụ 8 1.2.2 Văn hóa xã hội 8 1.2.2.1. Dân số, dân tộc 8 1.2.2.2 Công tác giáo dục đào tạo 9 1.2.2.3. Công tác Văn hóa và Thông tin 9 1.2.2.4 Công tác y tế 10 1.2.2.5 Công tác Lao động – Thương binh xã hội 10 1.2.2.6. Truyền thanh truyền hình, Bưu chính, Viễn thông 11 1.2.2.7. Hoạt động bảo hiểm xã hội 11 1.2.2.8. Hoạt động Hội chữ thập đỏ 11 1.3 Tổng quan về Sở Kế Hoạch – Đầu tư tỉnh Cao Bằng 12 1.3.1 Bộ máy tổ chức của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Cao Bằng 12 (Nguồn: Sở KHĐT tỉnh Cao Bằng) 12 1.3.2 Chức Năng và nhiệm vụ Sở kế hoạch – Đầu tư tỉnh Cao Bằng 12 1.3.2.1 Vị trí và chức năng 12 1.3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 13 PHẦN II 18 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2012 2014 18 2.1. Quy mô vốn đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 – 2014 18 2.2 Thực trạng đầu tư của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 2014 20 2.2.1 Thực trạng đầu tư theo nguồn vốn 20 2.2.2 Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Nguyên Bình theo ngành trồng trọt và chăn nuôi giai đoạn 2012 – 2014 21 2.3 Thực trạng đầu tư theo địa bàn của huyện Nguyên Bình giai đoạn 2012 – 2014 24 2.3.1. Thực trạng đầu tư các xã, thị trấn phía Bắc huyện Nguyên Bình. 24 Dự án phát triển trúc sào ( năm 2012 đi vào thực hiện) 26 2.3.2 Thực trạng đầu tư các xã phía Nam huyện Nguyên Bình. 31 PHẦN III 36 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ 36 3.1 Nhận xét, đánh giá 36 3.1.1 Những kết quả đạt được 36 3.1.2 Những khó khăn, tồn tại chủ yếu 36 3.1.3 Nguyên nhân 37 3.1.3.1 Nguyên nhân khách quan 37 3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan 37 3.2 Đề xuất, kiến nghị 37 3.2.1 Kiến nghị với UBND huyện Nguyên Bình 37 3.2.2 Kiến nghị với Trung Ương và tỉnh Cao Bằng 38 KẾT LUẬN 39   STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ 1 UBND Ủy ban nhân dân 2 ĐVT Đơn vị tính 3 KH ĐT Kế hoạch Đầu tư 4 ha Hecta( đơn vị tính, 1 ha=10.000 ) 5 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 6 KH Kế hoạch 7 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình 8 TƯ Trung Ương 9 KT XH Kinh tế Xã hội DANH MỤC BẢNG BIỂU NỘI DUNG Trang BẢNG SỐ LIỆU 1.1 Bảng kết quả thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp giai đoạn 2012 2014 6 1.2 Bảng số lượng gia súc, gia cầm của huyện Nguyên Bình từ năm 2012 – 2014 7 2.1 Bảng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Nguyên Bình giai đoạn 2012 – 2014 19 2.2 Bảng cơ cấu đầu tư phát triển nông nghiệp theo nguồn vốn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 – 2014 20 2.3 Bảng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp theo ngành của huyện Nguyên Bình giai đoạn 2012 – 2014 22 2.4 Bảng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp các xã, thị trấn phía Bắc Huyện Nguyên Bình giai đoạn 20122014 25 2.5 Bảng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp các xã phía Nam Huyện Nguyên Bình giai đoạn 20122014 32 SƠ ĐỒ 1.1 Sơ đồ tổ chức sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao Bằng 12 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, trước hết là nông nghiệp sản xuất và cung cấp các yếu tố tối cần thiết cho xã hội loài người tồn tại và phát triển, cung cấp ngoại tệ thông qua xuất khẩu, là thị trường tiêu thụ tư liệu sản xuất và tiêu dùng, là một nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu. Nông nghiệp còn có vai trò to lớn và là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường. Những sản phẩm của ngành nông nghiệp dù cho có trình độ khoa học – công nghệ phát triển như hiện nay cũng không thể có ngành nào thay thế được. Các sản phẩm của nông nghiệp như lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định tới sự tồn tại và phát triển của con người và sự phát triển kinh tế xã hội cũng như các vấn đề an ninh lương thực và ổn định chính trị của mỗi quốc gia. Kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra yêu cầu là phải đầu tư cho sản xuất nông nghiệp một cách tương xứng với tiềm năng và vai trò của nó nhằm đáp ứng trước hết cho tự bản thân sự phát triển của ngành kinh tế nông nghiệp, cho sự phát triển của các ngành khác và cho toàn bộ nền kinh tế. Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp và phần đông dân cư sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ của tỉnh trong thời gian qua, đầu tư nông nghiệp huyện Nguyên Bình cũng có nhiều chuyển biến tích cực và cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức trong công cuộc hội nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nông nghiệp huyện Nguyên Bình cần phải được quan tâm đầu tư một cách đúng mức để khai thác được tiềm năng và cơ hội, cùng với đó là vượt qua những thách thức để góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Chính vì vậy, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng công tác đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 – 2014”, để có những đánh giá đúng đắn về hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng để đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đầu tư phát triển nông nghiệp của Huyện. 2.2 Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu. Phân tích, đánh giá được thực trạng công tác đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Báo cáo tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Về không gian: Báo cáo nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Về thời gian: Báo cáo nghiên cứu về công tác đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2012 – 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thu thập trong bài là các số liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu, báo cáo đã được công bố của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Cao Bằng. 4.2 Phương pháp xử lý số liệu Dùng Excel để xử lý số liệu thu thập được: Các số liệu được lập trong các bảng biểu, được tính ra tỷ lệ phần trăm để so sánh. 4.3 Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp phân tổ thống kê: Là việc phân chia tổng thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những yếu tố cấu thành giản đơn để nghiên cứu phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó, giúp hiểu đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung, cái phức tạ từ những yếu tố, bộ phận đó. Nhiệm vụ của phân tích là thoog qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiên qua thời gian, không gian nghiên cứu khác nhau. 5. Bố cục của đề tài Bố cục báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm: PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG PHẦN III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG 1.1 Điều kiệu tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Nguyên Bình là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 45km về phía tây theo quốc lộ 34, có tọa độ địa lý: Từ 22°29’30” đến 22°48’08” vĩ Bắc (từ Bản Chang Thành Công đến Tàn Pà Yên Lạc). Từ 105°43’42” đến 106°10’28” kinh đông (từ Pắc Nặm Mai Long đến Xẻ Pản Thịnh Vượng). Phía Đông giáp huyện Hòa An Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc và Ba Bể Phía Nam giáp huyện Thạch An và Ngân Sơn Phía Bắc giáp huyện Thông Nông Tổng diện tích tự nhiên: 821km² 1.1.2 Địa hình Địa hình của huyện Nguyên Bình là loại địa hình phức tạp, được thể hiện trên ba miền địa hình chủ yếu: Miền địa hình Karstơ: Địa hình rất phức tạp, gồm các hệ thống dãy núi đá vôi phân cách mãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởn chởm cao, thấp khác nhau, hang hốc tự nhiên nhiều. Có phương kéo dài chung theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp với nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau. Miền địa hình núi cao: Bao gồm nhiều dãy núi cao kéo dài, và các hệ thống núi xếp theo dãy. Nhìn chung cả hai hệ thống này đều có phương phát truển theo hướng Tây Bắc –Đông Nam với hệ thống đường phân thủy nhiều vẻ khác nhau, song vẫn mang sắc thái phát triển của toàn vùng. Núi cao, có độ dốc lớn là miền địa hình chủ yếu của Huyện Nguyên Bình. Miền địa hình núi thấp thung lũng: Xen kẽ các hệ thống núi cao à các thung lũng, núi thấp sông suối với những kích thước lớn, nhỏ hình thái hiều vẻ khác nhau. Bao gồm những cánh đồng tương đối bằng phẳng, xen giữa các cánh đồng là đồi núi thấp sắp xếp không liên tục theo kiểu bát úp. 1.2 Tình hình kinh tế xã hội 1.2.1 Kinh tế 1.2.1.1 Nông, lâm nghiệp Về trồng trọt Trong giai đoạn 2012 2014, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm rét hại kéo dài thời điểm đầu năm, tạo sự khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của UBND Huyện, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cùng với sự nỗ lực của bà con nông dân để đẩy mạnh sản xuất. Do vậy, về tổng thể kết quả công tác sản xuất nông nghiệp của huyện trong 3 năm đã có bước tăng trưởng, được thể hiện qua bảng: Bảng 1.1: Kết quả thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2014 Nội dung ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh Năm 20132012 (%) Năm 20142013 (%) Tổng sản lượng thực tế Tấn 17.000 19.000 18.200 111,76 95,79 Tổng sản lượng kế hoạch Tấn 16.000 18.000 18.000 112,5 100 Mức độ tăng so với kế hoạch Tấn 1000 1000 200 Tỷ lệ đạt so với kế hoạch % 106,25 105,55 101,1 ( Nguồn:Phòng tổng hợp – Sở KHĐT tỉnh Cao Bằng) Về chăn nuôi Nhìn chung tổng đàn gia súc, gia cầm tăng chậm do biến đổi khí hậu bất thường, nhiều dịch bệnh lây lan, đặc biệt là mùa đông năm 2012 rét đậm, rét hại kéo dài, nhân dân chưa có ý thức giữ ấm và dự trữ thức ăn cho trâu bò, một số nơi còn có thói quen thả rông làm cho trâu, bò chết vì đói và rét. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền đã kịp thời chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức và hỗ trợ trực tiếp vải bạt che gió, túi ủ thức ăn chăn nuôi để cho nông dân thực hiện phòng chống đói rét cho trâu, bò. Ý thức về chăn nuôi trong nhân dân ngày càng được cải thiện nên tổng đàn gia súc, gia cầm tăng, nhưng đánh giá giai đoạn 2012 2014 chưa đạt được mục tiêu đề ra, được thể hiện qua bảng: Bảng 1.2 Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Nguyên Bình từ năm 2012 – 2014 ĐVT: Con Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển bình quân (%) Tổng đàn gia súc Tổng đàn trâu 10.006 10.028 10.050 100,22 Tổng đàn bò 11.980 11.980 11.980 100 Tổng đàn lợn 35.693 36.585 37.500 102,5 Tổng đàn gia cầm 100.591 104.615 108.800 104 ( Nguồn: Phòng tổng hợp – Sở KHĐT tỉnh Cao Bằng) Về công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng Theo kế hoạch và đã thực hiện công tác bảo vệ rừng. Hiện nay, Huyện có 1.893,26 ha1.000 ha diện tích trồng rừng với tỷ lệ che phủ rừng 59,753 %, đạt 112,64% kế hoạch. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi khai thác, mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn huyện. Chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn quản lý tốt toàn bộ dụng cụ đã cấp cho các xã để xử lý tốt các tình huống khi có cháy rừng xảy ra. Tăng cường nắm bắt tình hình và xử lý các vụ vi phạm Luật bảo vệ rừng. Thu giữ gỗ các loại và động vật thả về rừng. Thu nộp vào ngân sách năm 2012 là 197,1 triệu đồng; năm 2013 trên 495 triệu đồng; năm 2014 khoảng 500 triệu đồng. 1.2.1.2. Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Tới năm 2014, Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN là 52.710 triệu đồng, tăng 16% 17%, đạt 94,12% KH. Sản xuất công nghiệp – TTCN ở huyện chủ yếu là đồ mộc gia dụng, hàng may mặc, mà nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng gia dụng, may mặc của số dông nhân dân những năm gần đây chuyển sang dùng hàng sản xuất công nghiệp. 1.2.1.3 Thương mại – dịch vụ Thương mại: Trong giai đoạn 2012 2014, giá cả các loại hàng hóa trên địa bàn năm sau tăng nhẹ so vói năm trước. Sức tiêu thụ hàng hóa có xu hướng tăng nhẹ khoảng 20% một năm. Thị trường sản xuất, kinh doanh hoạt động ổn định, đảm bảo các mặt hàng chính sách, thiết yếu phục vụ nhân dân. Dịch vụ: Vận tải: Các đường liên huyện, liên xã được đầu tư mạnh mẽ. Với vốn hỗ trợ từ chính phủ như vốn 135 đã và đang làm cho giao thông đi lại thuận tiện. Thông tin – Truyền thông: Số thuê bao điện thoại đạt khoảng 80 thuê bao 100 dân. Số thuê bao internet băng thông rộng đạt khoảng 22 thuê bao 100 dân. Thông tin truyền thông đang thực sự được kết nối. Du lịch: Huyện có một số địa điểm du lịch như: + Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo. Địa danh lịch sử nổi tiếng nơi khai sinh ra Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay, nơi gắn liền với giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam và cuộc đời hoạt động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ khu rừng thiêng này, Quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo, rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với dân tộc đã làm nên những kỳ tích vĩ đại trong suốt chặng đường 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. + Vùng núi Phja Oắc – Phja Đén Cao Bằng có nhiều tài nguyên du lịch địa di sản chưa được khai thác. Du lịch địa di sản là loại hình du lịch mới, hứa hẹn phát triển mạnh ở Việt Nam. Nhìn chung, du lịch ở huyện chưa phát triển, số lượt khách du lịch đến địa phương chủ yếu là người nội địa khoảng 2,5 triệu lượt người mỗi năm. 1.2.2 Văn hóa xã hội 1.2.2.1. Dân số, dân tộc Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số huyện là 39.420 người, với 9.167 hộ gia đình. Trên địa bàn huyện có 12 dân tộc sinh sống, bao gồm: Dân tộc Dao 21.489 người, dân tộc Tày 9.714 người, dân tộc Nùng 3.494 người, dân tộc Hmông 2.667 người, Dân tộc Kinh 1.972 người, còn lại các dân tộc ít người khác. Công tác dân tộc được chính quền quan tâm, kịp thời giải quyết những vẫn đề bức xúc ngay từ cơ sở, chú trọng tuyên truyền vận động quần chúng. Do đó, đạo đa số đồng bào yên tâm, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp đỡ nhau lao động, sản xuất từng bước ổn định đời sống, hạn chế tình trạng du canh, du cư và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. 1.2.2.2 Công tác giáo dục đào tạo Thực hiện tốt công tác chuyên môn, đảm bảo thời gian, chương trình họ theo quyy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy, học và đảm bảo các chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh. Tiếp tục thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “hai không” với bốn nội dung về giáo dục; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt kết quả tốt. Thông qua các cuộc vận động và cá phong trào thi đua của ngành, sự tăng cường đầu tư, quan tâm chi đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và gia đình, sự nỗ lực của các em học sinh, về tổng thể chất lượng giáo dục đươc nâng cao hơn trước, tuy nhiên tỷ lệ học sinh yếu, tỷ lệ học sinh bỏ học trong giai đoạn 2012 – 2014 vẫn còn không ít. 1.2.2.3. Công tác Văn hóa và Thông tin Trong giai đoạn 2012 – 2014 công tác văn hóa thông tin đã triển khai đồng bộ trên các mặt hoạt động quản lý cà hoạt động sự nghiệp thông qua việc triển khai và thực hiện các kế hoạch, chương trình của ngành, của địa phương. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư; chú trọng về nâng cao chất lượng và hiệu quả; các hoạt động truyên truyền văn hóa, thể thao ở cơ sở được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, góp phần đẩy mạnh phong trào văn hóa, thể thao quần chúng, tạo được không khí sôi nổi rộng khắp. Tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của huyện. Với hiều hình thức phong phú: Tuyên truyền cổ động trực quan, đội thông tin lưu động, đội chiếu phim lưu động, tổ chức liên hoan văn nghệ, thi đấu, giao lưu văn hóa, thể dục, thể thao,... Tổ chức quản lý, triển khai đồng bộ, duy trì hoạt động ổn định trên các lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch và gia đình. Kiểm tra đôn đốc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại địa phương, lập danh mục văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện, kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. 1.2.2.4 Công tác y tế Duy trì công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân được thực hiện thường xuyên tại các cơ sở Y tế. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình dinh dưỡng; chương trình tiêm chủng mở rộng. Dân số KHHGĐ: Tổ chức thực hiện chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản KHHGĐ. Tổ chức tuyên truyền, vận động qua băng zôn, loa đài phát thanh và cấp phát tờ rơi, tranh ảnh tại các xã, thị trấn. 1.2.2.5 Công tác Lao động – Thương binh xã hội Công tác lao động việc làm, dạy nghề và xuất khẩu lao động: Phối hợp trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh tuyên truyền công tác việc làm, xuất khẩu lao động và dạy nghề tại các cụm xóm của các xã, thị trấn. Công tác thương binh liệt sĩ và người có công: Chi trả trợ cấp hàng tháng cho các gia đình chính sách, người có công với tổng số hơn 200 đối tượng với tổng số tiền chi trả hàng tháng là 329.891.000 đồng. Tổ chức thăm và tặng quà nhân dịp tết Nguyên Đán và ngày thương binh liệt sĩ 277 hàng năm. Công tác bảo trợ xã hội: Tổ chức cấp phát gạo cứu đói tết và cứu đói giáp hạt. Hỗ trợ đột xuất cháy nhà, thiên tai, lũ lụt, hỏng nhà cửa, mất mùa. Chúc thọ, mừng thọ nhân ngày người cao tuổi Việt Nam.... 1.2.2.6. Truyền thanh truyền hình, Bưu chính, Viễn thông Truyền thanh truyền hình: Duy trì tiếp và phát sóng Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình Cao Bằng theo đúng quy định. Tăng cường tuyên truyền về các ngày lễ, hội... của đất nướ và địa phương, kịp thời phản ánh đầy đủ các hoạt động tại địa phương. Bưu chính: Đường thư hai chiều cấp II, cấp III luôn được đảm bảo. Công văn thư từ các đơn vị, cá nhân được chuyển phát kịp thời đúng quy định. Viễn thông: Thông tin liên lạc luôn thông suốt, phục vụ kịp thời nhu cầu của bà con nhân dân và các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện. Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ 3G, My tivi và các điểm internet tại trung tâm huyện. 1.2.2.7. Hoạt động bảo hiểm xã hội Thường xuyên chỉ đạo các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Thực hiện thu quỹ bảo hiểm các loại; cấp và quản lý theo Bảo hiểm y tế. Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng kịp thời; thanh toán chế độ ốm đau, thai sản. 1.2.2.8. Hoạt động Hội chữ thập đỏ Trong 3 năm 2012 2014 Hội chữ thập đỏ huyện Nguyên Bình đã thực hiện tốt công tác cứu trợ xã hội, cụ thể: Hàng năm phối hợp với Hội chữ thập đỏ tỉnh Cao Bằng thăm và tạng chăn ấm, áo ấm cho các hộ nghèo. Cứu trợ cháy nhà, vận động nhân dân ủng hộ công dựng lại nhà. Ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lũ mỗi năm. Tiếp tục vận động xây dựng phục vụ công tác cứu trợ, hỗ trọ đột xuất các đối tượng đặc biệt khó khăn trên địa bàn. 1.3 Tổng quan về Sở Kế Hoạch – Đầu tư tỉnh Cao Bằng 1.3.1 Bộ máy tổ chức của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Cao Bằng Địa chỉ Sở kế hoạch – Đầu tư tỉnh Cao Bằng: Số 030, phố Xuân Trường, Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng. Bảng 1.3 Sơ đồ tổ chức sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao Bằng (Nguồn: Sở KHĐT tỉnh Cao Bằng) 1.3.2 Chức Năng và nhiệm vụ Sở kế hoạch – Đầu tư tỉnh Cao Bằng 1.3.2.1 Vị trí và chức năng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Kế hoạch và Đầu tư phát triển, gồm: Tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức(gọi tắt là ODA), nguồn viện trợ Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của sở theo quy định của pháp luật. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 1.3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, bố trí vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh; các cân đối chủ yếu về kinh tế – xã hội của tỉnh; trong đó có cân đối tích luỹ và tiêu dùng, cấn đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính; b) Dự thảo Chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế – xã hội; c) Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh. d) Dự thảo các quyết định, chỉ thị; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đ) Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết; e) Dự thảo các văn bản pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó phòng, Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân huyện sau khi thống nhất ý kiến với Sở Tài chính theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật; c) Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo phân cấp. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt. Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch: a. Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định; b) Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được UBND tỉnh giao; c) Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt; d) Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh. Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài: a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực; b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật; c) Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh; d) Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư theo thẩm quyền. Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ: a) Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; b) Đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ. Về quản lý đấu thầu: a) Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh; thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu được Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền; b) Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án đấu thầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định. Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh: a) Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi nới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; b) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký kinh doanh; đăng ký tạm ngừng kinh doanh; cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân: a) Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh; b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân có tính chất liên ngành; c) Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh; d) Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ kế hoạch và Đầu tư gửi UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan về tình hình phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc uỷ quyền của UBND tỉnh. Chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với Phòng Tài chính – kế hoạch thuộc UBND huyên. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực được giao. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của UBND tỉnh. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao theo quy định của pháp luật. PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2012 2014 2.1. Quy mô vốn đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 – 2014 Nông nghiệp là ngành sản xuất ra sản phẩm trực tiếp nuôi sống con người. Nó cung cấp các đầu vào cho ngành sản xuất công nghiệp chế biến từ đó dần dần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Sự phát triển của ngành nông nghiệp đảm bảo cho một nền tảng kinh tế vững chắc của mỗi đất nước nhất là vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm. Do vậy việc đầu tư vào nông nghiệp sao cho tương xứng và phát huy được tiềm năng cũng như tạo ra nền tảng cho các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển rất là quan trọng. Vốn đầu tư là một vấn đề cốt lõi, là điều kiện tiên quyết quyết định đến sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và của nền kinh tế địa phương nói chung. Nhìn chung vốn đầu tư phát triển ở huyện Nguyên Bình là từ ngân sách TƯ; tỉnh, huyện (Địa phương); vay tín dụng ngân hàng lãi xuất thấp, hỗ trợ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 412010NĐCP ngày 1242010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và từ các doanh nghiệp, hợp tác xã. Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện Nguyên Bình giai đoạn 2012 – 2014 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1: Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Nguyên Bình giai đoạn 2012 – 2014 Nguồn vốn Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển bình quân (%) Tổng nguồn vốn Tỷ đồng 40,585 42,2 42,56 102,4 Mức tăng tuyệt đối so với năm trước Tỷ đồng 1,615 0,36 Mức tăng tương đối so với năm trước % 103,98 100,85 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên thông tin báo cáo Sở KHĐT tỉnh Cao Bằng) Nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta đã và đang không ngừng đổi mới, nâng cao môi trường sống và làm việc tạo tiền đề cho phát triển kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế cơ sở, tạo động lực thu hút đầu tư trong nước và ngoài địa phương. Thông qua bảng số liệu cho thấy tổng chi đầu tư phát triển nông nghiệp qua các năm tăng, cho thấy sự quan tâm chú trọng tới phát triển nông nghiệp huyện trong thời gian tới. Qua bảng số liệu trên (Bảng 2.1) ta thấy tổng chi đầu tư phát triển nông nghiệp tăng theo từng năm. Mức chênh lệch giữa các năm là khác nhau: Năm 2013 tăng 1,615tỷ đồng (tăng 3,98%) so với năm 2012; năm 2014 tăng 0,36 tỷ đồng (tăng 0,85%) so với năm 2013. Mức chi đầu tư phát triển nông nghiệp huyện tăng nhưng không đồng đều, sự chênh lệch một mặt do cơ cấu chi đầu tư phát triển nông nghiệp có sự xem xét về hiệu quả sản xuất từng năm, sự áp dụng khoa học công nghệ, chuyển hướng canh tác, chăn nuôi. Mặt khác, nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế địa phương nói chung chịu nhiều tác động của nền kinh tế trong nước và thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảng thế giới đã tác động nhiều tới nền kinh tế trong nước, cộng thêm khả năng phục hồi kinh tế chậm của nền kinh tế Việt Nam nên tốc độ tăng không đồng đều gây ảnh hưởng lớn tới khâu dự toán của năm sau. 2.2 Thực trạng đầu tư của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 2014 2.2.1 Thực trạng đầu tư theo nguồn vốn Nguồn vốn đầu tư của huyện Nguyên Bình chủ yếu từ ba nguồn vốn chính, đó là: Nguồn vốn từ Trung ương; nguồn vốn từ tỉnh, huyện – gọi chung là của địa phương; nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi. Bảng 2.2: Cơ cấu đầu tư phát triển nông nghiệp theo nguồn vốn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 – 2014 Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Nguồn vốn TW 0,385 0,95 0,4 0,95 0,42 0,99 Nguồn vốn ĐP 37 91,17 38 90,05 38,14 89,61 Vay tín dụng ưu đãi 3,2 7,88 3,8 9 4 9,4 Tổng 40,585 100 42,2 100 42,56 100 (Nguồn: Phòng tổng hợp – Sở KHĐT tỉnh Cao Bằng) Nhìn vào bảng trên có thể dễ dàng nhận thấy rằng, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện Nguyên Bình giai đoạn 2012 – 2014 mỗi năm đều tăng nhưng chiếm chủ yếu từ nguồn vốn địa phương, chiếm rất cao khoảng 90% hàng năm. Năm 2012 nguồn vốn địa phương chiếm 91,17% trong khi đó nguồn vốn từ trung ương chỉ chiếm 0,95% và vay tín dụng là 7,88%. Nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp năm 2012 ở huyện Nguyên Bình lấy từ nguồn vốn địa phương gấp khoảng 10 lần so với nguồn vốn từ trung ương và vay tín dung; từ những năm sau đó nguồn vốn từ địa phương mỗi năm đã giảm khoảng 1% như năm 2013 là 90,05% và năm 2014 giảm còn 89,61%. Nguồn vốn từ trung ương mỗi năm tăng không đáng kể và chiếm tỷ trọng không đổi đều 0,95% trong 2 năm 2012 và 2013. Nguồn vốn từ vay tín dụng tăng cả về giá trị và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp huyện, năm 2012 là 3,2 tỷ đồng (chiếm 7,88%) năm 2013 là 3,8 tỷ đồng (chiếm 9%) năm 2014 là 4 tỷ đồng (chiếm 9,4%). Thông qua cơ cấu cũng như giá trị được thể hiện ở bảng trên, ta thấy chi đầu tư phát triển nông nghiệp trong những năm qua đã chuyển biến tích cực. Sự giảm nguồn vốn địa phương về cơ cấu và tăng vay tín dụng cho thấy người nông dân đã tự có ý thức phát triển kinh tế, đầu tư vào sản xuất một cách chủ động hơn. Mặt khác, vay tín dụng ngân hàng lãi xuất thấp, hỗ trợ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 412010NĐCP ngày 1242010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, vì thế có sự tăng về cơ cấu vay tín dụng; cho thấy Đảng và nhà nước có sự quan tâm, đường lối đúng đắn hộ trợ phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung. Hứa hẹn cho sự tốt đẹp của nền kinh tế huyện Nguyên Bình trong tương lai sắp tới. 2.2.2 Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Nguyên Bình theo ngành trồng trọt và chăn nuôi giai đoạn 2012 – 2014 Do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội nên ở huyện chỉ có 2 ngành chính có sự đóng góp vào phát triển kinh tế và số liệu cụ thể đó là trồng trọt và chăn nuôi. Vì vậy, dựa vào vốn đầu tư phát triển hai ngành này làm trọng tâm nghiên cứu đánh giá, chiến lược phát triển nông nghiệp của huyện Nguyên Bình. Vốn đầu tư cho hai ngành được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3: Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp theo ngành của huyện Nguyên Bình giai đoạn 2012 – 2014 Ngành nông nghiệp Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển bình quân (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Trồng trọt 24 59,13 24,2 57,35 24,56 57,71 101,16 Chăn nuôi 16,585 40,87 18 42,65 18 42,29 104,18 Tổng 40,585 100 42,2 100 42,56 100 (Nguồn: Phòng tổng hợp – Sở KHĐT tỉnh Cao Bằng) Thông qua bảng trên cho ta thấy vốn đầu tư cho ngành trồng trọt và chăn nuôi tương đối ổn định. Vốn đầu tư cho trồng chọt đều tăng qua các năm, còn vốn đầu tư cho ngành chăn nuôi có tăng nhưng trong 2 năm 2013 và 2014 đã giữ nguyên vốn đầu tư.  Ngành trồng trọt Tiểu ngành sản xuất trồng trọt hiện đang là ngành sản xuất chính của huyện, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, những năm gần đây đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng: nguồn vốn đầu tư vào ngành trồng trọt tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2013 tăng 0,2 tỷ đồng so với năm 2012 hay tăng 0,83%, năm 2014 tăng 0,356 tỷ đồng so với năm 2013 hay tăng 1,48%. Hiện nay vốn đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu là để thâm canh, tăng vụ bởi vì diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp, phân tán. Các loại cây và các sản phẩm rau, màu, thực phẩm phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng sản phẩm, đã cung cấp khối lượng lớn hàng hóa cho thị trường trong vùng, chế biến đóng gói xuất khẩu như hạt dẻ, thuốc lá,… Các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, lạc, mía…năng suất chất lượng ngày một nâng cao, cây đậu tương được chú trọng mở rộng diện tích nhất là đối với vụ hè thu và vụ đông xuân. Việc phổ biến nhiều mô hình sản xuất tiên tiến, nhiều công thức luân canh, tăng vụ hợp lý, việc sử dụng giống mới và áp dụng các biện pháp canh tác đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.  Ngành chăn nuôi. Quy mô vốn đầu tư vào ngành chăn nuôi tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Quy mô vốn năm 2013 tăng 1,415 tỷ đồng so với năm 2012. Tỷ trọng tăng từ 40,8% năm 2012 đến 42,65% năm 2013. Đầu tư vào ngành chăn nuôi có điều kiện tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng do ngành này đang chuyển từ chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ sang mô hình trang trại quy mô lớn, sử dụng thức ăn công nghiệp. Những chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu đã làm tăng đang kể số trang trại chăn nuôi trên toàn huyện. Trong tiểu ngành này, xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sản xuất: chăn nuôi gia đình, gia trại với hình thức công nghiệp bán công nghiệp và tăng dần quy mô. Cơ cấu trong nội bộ ngành được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các loại gia súc, gia cầm có chất lượng thương phẩm cao, từng bước chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi ở quy mô lớn. Các giống vật nuôi có năng suất chất lượng cao được đưa vào sản xuất và tăng dần. Tỷ lệ các giống gia súc gia cầm lai chiếm tới 50% ở đàn lợn, 60% ở đàn bò và 20% ở đàn gia cầm. Đây là các giống có năng suất cao, chất lượng thịt khá ngon như gà Tam Hoàng, Lương Phượng, ngan Pháp… Trong giai đoạn từ năm 2012 2014, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn: đó là tình hình dịch bệnh diễn ra liên miên: dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng ở gia súc, bệnh tai xanh diễn ra biến phức tạp và tình hình thời tiết trong mấy năm gần đây cũng rất thất thường đầu các vự đông xuân mưa nhiều, rét đậm ảnh hưởng đến sinh vật nuôi. Đầu tư vào ngành thủy sản là hạn chế, chủ yếu vào việc khai thác đánh bắt cá ở sông, suối phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Mặc dù hệ thống sông ngòi nhiều nhưng nguồn thủy sản tự nhiên đã bị khai thác cạn kiệt. 2.3 Thực trạng đầu tư theo địa bàn của huyện Nguyên Bình giai đoạn 2012 – 2014 Là một huyện có địa hình phức tạp. Các đơn vị hành chính huyện: + 2 thị trấn: thị trấn Nguyên Bình( Huyện lỵ) và Thị trấn Tĩnh Túc. + 18 xã: xã Bắc Hợp, xã Ca Thành, xã Lang Môn, xã Minh Tâm, xã Minh Thanh, xã Thái Học, xã Thể Dục, xã Triệu Nguyên, xã Vũ Nông, xã Yên Lạc, Xã Hoa Thám, xã Hưng Đạo, xã Mai Long, xã Phan Thanh, xã Quang Thành, xã Tam Kim, xã Thành Công, xã Thịnh Vượng. 2.3.1. Thực trạng đầu tư các xã, thị trấn phía Bắc huyện Nguyên Bình. Các xã, thị trấn phía Bắc huyện Nguyên Bình bao gồm: Thị trấn Nguyên Bình, thị trấn Tĩnh Túc, xã Bắc Hợp, xã Ca Thành, xã Lang Môn, xã Minh Tâm, xã Minh Thanh, xã Thái Học, xã Thể Dục, xã Triệu Nguyên, xã Vũ Nông, xã Yên Lạc. Do điều kiện về vị trí địa lý cũng như về mặt xã hội nên vốn đầu tư các xã và thị trấn phía Bắc huyện Nguyên Bình được thống kê trong bảng sau: Bảng 2.4: Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp cho các xã và thị trấn phía Bắc Huyện Nguyên Bình giai đoạn 20122014 STT Tên Xã, Thị Trấn Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 1 Thị trấn Nguyên Bình 1,3 3,203 1.7 4,028 1,6 3,759 2 Thị trấn Tĩnh Túc 1,2 2,856 1,3 3,080 1,42 3,336 3 Bắc Hợp 1,6 3,942 1,8 4,265 1,7 3,994 4 Ca Thành 1,8 4,435 1,8 4,265 3,5 8,22 5 Lang Môn 2,4 5,913 2,5 5,924 2,45 5,756 6 Minh Tâm 2,5 6,159 2,5 5,924 2,3 5,404 7 Minh Thanh 2,3 5,667 2,4 5,687 2,3 5,404 8 Thái Học 1,8 4,435 1,8 4,265 1,9 4,464 9 Thể Dục 1,7 4,188 1,7 4,028 1,72 4,041 10 Triệu Nguyên 1,5 3,695 1,6 3,79 1,87 4,394 11 Vũ Nông 1,8 4,435 1,8 4,265 1,82 4,276 12 Yên Lạc 1,5 3,905 1,5 3,095 1,7 3,994 (Nguồn: Phòng tổng hợp Sở KH – ĐT tỉnh Cao Bằng) Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thì nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp được phân bổ một cách phù hợp cho các xã thị trấn. Qua các năm, nguồn vốn có sự biến động, nhưng sự biến động này là vô cùng nhỏ. Các xã còn nghèo, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp thì luôn được huyện chú trọng ưu tiên nguồn vốn cao hơn các xã có điều kiện phát triển, để từ đó giúp cho họ nhanh chóng theo kịp các xã thị trấn có nền kinh tế phát triển hơn trong địa bàn huyện. Từ đó tạo nên sự phát triển đồng đều trong địa bàn huyện Nguyên Bình. Thị trấn Nguyên Bình Là huyện lị của huyện Nguyên Bình. Năm 2012 được đầu tư 1,3 tỷ chiếm tỷ trọng 3,203% tổng vốn đầu tư. Tới năm 2013 được đầu tư 1,7 tỷ đồng, tăng tỷ trọng lên 0,825% nhưng tới năm 2014 đầu tư giảm xuống còn 1,6 tỷ đồng, chiếm 3,759% tổng vốn đầu tư. Thị trấn Nguyên Bình có tuyến quốc lộ 34 chạy qua địa bàn theo chiều đôngtây nên thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán, đầu tư phát triển kinh tế. Thị trấn nằm ở lưu vực thượng nguồn của sông Bằng nên có hệ thống thủy lợi tốt, phục vụ đầy đủ nước để tưới tiêu, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thị trấn có một số dự án được thực hiện trong giai đoạn 2012 2014: Dự án trung tâm giống cây trồng Huyện Nguyên Bình Dự án phát triển mía nguyên liệu Dự án hỗ trợ nuôi đàn bò (200 triệu đồng). Thị trấn Tĩnh Túc: Thị trấn Tĩnh Túc được hình thành từ năm 1976 và ban đầu trực thuộc thẳng tỉnh Cao Lạng. Năm 1981, thị trấn chuyển về trực thuộc huyện Nguyên Bình. Trong giai đoạn 2012 2014, lượng vốn đầu tư vào Tĩnh Túc là ít và tăng dần đều từ 1,2 tỷ tới 1,5 tỷ, mỗi năm chiếm tỷ trọng 4,028%, Nền kinh tế thị trấn Tĩnh Túc phụ thuộc vào mỏ thiếc Tĩnh Túc, tuy nhiên do trữ lượng của mỏ đã xuống thấp nên nhiều người dân trong xã đã đi nơi khác làm việc. Do đó, nông nghiệp cũng không phát triển. Cơ sở hạ tầng kém, người dân chăn nuôi gà, lợn là chủ yếu để phục vụ đời sống. Địa hình chủ yếu đồi núi nên không phát triển trồng trọt, sản lượng lương thực thấp, trên đồi núi chủ yếu trồng chè và trúc sào. Theo Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Bằng giai đoạn 2006 và 2020 có dự án: Dự án phát triển trúc sào ( năm 2012 đi vào thực hiện) Xã Bắc Hợp Trong năm 2 năm 2012 và năm 2013, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tăng từ 1,6tỷ lên 1,8 tỷ đồng, chiếm 3,942% năm 2012 và 4,265% trong tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện. Nhưng tới năm 2014 giảm còn 1,7 tỷ đồng chiếm 3,994%. Địa hình xã lòng chảo, mật độ dân cư thấp (khoảng 72người km²) Xã có sông Nguyên Bình chảy qua và có thủy điện Tà Sa, nên lượng nước tưới tiêu và chăn nuôi đảm bảo. Tuy nhiên dân trí còn thấp, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất là hạn chế. Xã được đầu tư dự án do Trung ương quản lý đó là: Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình canh tác sắn bền vững tại Xã Bắc Hợp, Huyện Nguyên Bình, Tỉnh Cao Bằng( Do CT Cổ phần Khánh Hạ chủ trì thực hiện Năm 2014) với vốn đầu tư là 1,6 tỷ đồng. Xã Ca Thành Ca Thành là xã vùng ba của huyện Nguyên Bình. Chủ yếu là hai dân tộc: Mông và Dao, dân cư sống rải rác, đường đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 71% dân số. Mặc dù điều kiện KTXH còn nhiều khó khăn, song trên cơ sở xác định ngành kinh tế chủ lực của địa phương là nông nghiệp, lâm nghiệp, trong những năm qua, Đảng ủy và chính quyền xã đã đề ra các biện pháp tập trung phát triển trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương, vì vậy đã đạt được những kết quả khá vững chắc. Năm 2012 và 2013, tổng vốn đầu tư là 1,8 tỷ đồng; tới năm 2014 tổng vốn đầu tư tăng lên đáng kể là 3,5 tỷ đồng( Chiếm tới 8,22 % trên tổng vốn đầu tư của huyện). Hàng năm xã đã tập trung xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu sản xuất nông, lâm nghiệp kịp thời đến các xóm và chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể triển khai tuyên truyền, vận động bà con nông dân trồng hết diện tích đất canh tác, đẩy mạnh công tác hướng dẫn, tập huấn khuyến nông để nhân dân biết cách ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp vào sản xuất, sử dụng các loại giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện tại địa phương. Vì vậy, trong những năm gần đây, năng suất và sản lượng các loại cây lương thực, thực phẩm của xã liên tục tăng. Bên cạnh việc phát triển các loại cây trồng chính của xã là lúa, ngô, khoai, sắn…, Ca Thành đã được hỗ trợ và huy động vốn đẩy mạnh sản xuất cây dong giềng và cây trúc sào thực hiện theo Chương trình phát triển sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp của tỉnh và của huyện năm 2014. Xã Lang Môn Tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở xã tương đối ổn định. Trung bình là 2,45 tỷ đồng mỗi năm( chiếm khoảng 5,8% mỗi năm trong tổng vốn đầu tư phá

Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái Lời cảm ơn Thực tập tốt nghiệp bước khởi đầu vận dụng kiến thức học vào thực tế với phương châm “Học đôi với hành” “Lý thuyết gắn liền với thực tế” Đây đợt tập duyệt quan trọng cho sinh viên việc hệ thống hóa kiến thức lý thuyết học vào thực tế, đồng thời nâng cao kỹ làm việc, làm tiền đề cho công việc sau Được đồng ý Khoa Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quán trị kinh doanh Thái Nguyên, thầy giáo hướng dẫn Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Cao Bằng em có đợt thực tập bổ ích hiệu Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế tất thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quản trị kinh doanh Thái Nguyên tận tình giảng dạy tạo điều kiện tốt cho em suốt trình học tập trường Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Ths Đồng Văn Tuấn tận tình hướng dẫn, giúp em giải đáp vướng mắc, giúp em vượt qua nhiều khó khăn, bỡ ngỡ tiếp xúc với công việc thực tế Sở Kế hoạch Đầu tư áp dụng lý thuyết vào thực tế để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán nhân viên phòng ban Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Cao Bằng tạo điều kiện giúp đỡ em thời gian thực tập; đặc biệt cán nhân viên phòng Tổng hợp giúp em có nhiều kiến thức thực tế số liệu thông tin cần thiết phục vụ cho báo cáo thực tập tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng năm 2015 Sinh viên thực Nông Đức Thái i Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái TĨM TẮT Nơng nghiệp có vai trị quan trọng kinh tế quốc dân, trước hết nông nghiệp sản xuất cung cấp yếu tố tối cần thiết cho xã hội loài người tồn phát triển.Việc đầu tư phát triển nông nghiệp cho đạt hiệu quả, suất cao vấn đề quan trọng Giải vấn đề thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp hợp lý nhất, em hoàn thành báo cáo với đề tài: “Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 -2014” Nội dung báo cáo đề cập tới thực trạng đầu tư sử dụng vốn đầu tư phát triển nơng nghiệp huyện Ngun Bình tỉnh Cao Bằng Trong sâu nghiên cứu phân tích tình hình đầu tư sử dụng vốn đầu tư giai đoạn 2012 -2014 Bằng phương pháp tổng hợp phân tích số liệu, với ý thức nghiên cứu nghiêm túc em nhận thấy thực trạng đầu tư phát triển nơng nghiệp huyện Ngun Bình tỉnh Cao Bằng năm vừa qua tương đối hiệu Tuy nhiên, số hạn chế việc quản lý, đầu tư sử dụng vốn phát triển nông nghiệp ii Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái MỤC LỤC Lời cảm ơn i MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết đề tài Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung 2.2 Mục tiêu cụ thể Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Phạm vi nghiên cứu .2 4.3 Phương pháp phân tích số liệu Bố cục đề tài PHẦN I .4 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG 1.1 Điều kiệu tự nhiên .4 1.1.1 Vị trí địa lý .4 1.1.2 Địa hình 1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 1.2.1 Kinh tế 1.2.1.1 Nông, lâm nghiệp 1.2.1.2 Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp .8 1.2.1.3 Thương mại – dịch vụ Du lịch: Huyện có số địa điểm du lịch như: + Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo Địa danh lịch sử tiếng - nơi khai sinh Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay, nơi gắn liền với giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng cách mạng Việt Nam đời hoạt động Đại tướng Võ Nguyên Giáp Từ khu rừng thiêng này, Quân đội nhân dân Việt Nam lãnh đạo, rèn luyện Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh, với dân tộc làm nên kỳ tích vĩ đại suốt chặng đường 70 năm xây dựng, chiến đấu trưởng thành .9 + Vùng núi Phja Oắc – Phja Đén Cao Bằng có nhiều tài nguyên du lịch địa di sản chưa khai thác Du lịch địa di sản loại hình du lịch mới, hứa hẹn phát triển mạnh Việt Nam 1.2.2 Văn hóa - xã hội .10 1.2.2.1 Dân số, dân tộc 10 1.2.2.2 Công tác giáo dục & đào tạo .10 1.2.2.3 Công tác Văn hóa Thơng tin 11 1.2.2.4 Công tác y tế 11 1.2.2.5 Công tác Lao động – Thương binh xã hội 12 1.2.2.6 Truyền truyền hình, Bưu chính, Viễn thông 12 1.2.2.7 Hoạt động bảo hiểm xã hội 12 1.2.2.8 Hoạt động Hội chữ thập đỏ 13 1.3 Tổng quan Sở Kế Hoạch – Đầu tư tỉnh Cao Bằng .13 1.3.1 Bộ máy tổ chức sở kế hoạch- đầu tư tỉnh Cao Bằng .13 (Nguồn: Sở KH-ĐT tỉnh Cao Bằng) .14 1.3.2 Chức Năng nhiệm vụ Sở kế hoạch – Đầu tư tỉnh Cao Bằng .14 1.3.2.1 Vị trí chức 14 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP HUYỆN NGUN BÌNH TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 20 iii Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái 2.1 Quy mô vốn đầu tư phát triển nơng nghiệp huyện Ngun Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 – 2014 .20 2.2 Thực trạng đầu tư huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2014 22 2.2.1 Thực trạng đầu tư theo nguồn vốn 22 2.2.2 Thực trạng đầu tư phát triển nơng nghiệp huyện Ngun Bình theo ngành trồng trọt chăn nuôi giai đoạn 2012 – 2014 23 2.3 Thực trạng đầu tư theo địa bàn huyện Nguyên Bình giai đoạn 2012 – 2014 .26 2.3.1 Thực trạng đầu tư xã, thị trấn phía Bắc huyện Ngun Bình 26 - Dự án phát triển trúc sào ( năm 2012 vào thực hiện) .28 2.3.2 Thực trạng đầu tư xã phía Nam huyện Ngun Bình 33 PHẦN III 38 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHI 38 3.1 Nhận xét, đánh giá 38 3.1.1 Những kết đạt 38 3.1.2 Những khó khăn, tồn chủ yếu 38 3.1.3 Nguyên nhân 39 3.1.3.1 Nguyên nhân khách quan 39 3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan 39 KẾT LUẬN .41 iv Chuyên ngành Kinh tế đầu tư STT SV: Nông Đức Thái DẠNG VIẾT TẮT UBND ĐVT KH - ĐT TTCN KH KHHGĐ TƯ KT - XH DẠNG ĐẦY ĐỦ Ủy ban nhân dân Đơn vị tính Kế hoạch - Đầu tư Hecta( đơn vị tính, ha=10.000 Tiểu thủ cơng nghiệp Kế hoạch Kế hoạch hóa gia đình Trung Ương Kinh tế - Xã hội v ) Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái DANH MỤC BẢNG BIỂU NỘI DUNG Trang BẢNG SỐ LIỆU 1.1 Bảng kết thực kế hoạch ngành nông nghiệp giai đoạn 2012 - 2014 1.2 Bảng số lượng gia súc, gia cầm huyện Nguyên Bình từ năm 2012 – 2014 2.1 Bảng vốn đầu tư phát triển nơng nghiệp huyện Ngun Bình 19 giai đoạn 2012 – 2014 2.2 Bảng cấu đầu tư phát triển nông nghiệp theo nguồn vốn huyện 20 Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 – 2014 2.3 Bảng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp theo ngành huyện Nguyên 22 Bình giai đoạn 2012 – 2014 2.4 Bảng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp xã, thị trấn phía Bắc Huyện 25 Nguyên Bình giai đoạn 2012-2014 2.5 Bảng vốn đầu tư phát triển nơng nghiệp xã phía Nam Huyện 32 Ngun Bình giai đoạn 2012-2014 SƠ ĐỒ 1.1 Sơ đồ tổ chức sở kế hoạch đầu tư tỉnh Cao Bằng vi 12 Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết đề tài Nơng nghiệp có vai trị quan trọng kinh tế quốc dân, trước hết nông nghiệp sản xuất cung cấp yếu tố tối cần thiết cho xã hội loài người tồn phát triển, cung cấp ngoại tệ thông qua xuất khẩu, thị trường tiêu thụ tư liệu sản xuất tiêu dùng, nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất Nơng nghiệp cịn có vai trị to lớn sở phát triển bền vững môi trường Những sản phẩm ngành nông nghiệp có trình độ khoa học – cơng nghệ phát triển khơng thể có ngành thay Các sản phẩm nông nghiệp lương thực, thực phẩm yếu tố có tính chất định tới tồn phát triển người phát triển kinh tế - xã hội vấn đề an ninh lương thực ổn định trị quốc gia Kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế đặt yêu cầu phải đầu tư cho sản xuất nông nghiệp cách tương xứng với tiềm vai trị nhằm đáp ứng trước hết cho tự thân phát triển ngành kinh tế nông nghiệp, cho phát triển ngành khác cho toàn kinh tế Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp phần đông dân cư sống dựa vào sản xuất nông nghiệp Cùng với phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ tỉnh thời gian qua, đầu tư nơng nghiệp huyện Ngun Bình có nhiều chuyển biến tích cực đạt thành tựu đáng kể Tuy nhiên cịn gặp khơng khó khăn, thách thức cơng hội nhập chuyển dịch cấu kinh tế Nơng nghiệp huyện Ngun Bình cần phải quan tâm đầu tư cách mức để khai thác tiềm hội, với vượt qua thách thức để góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nói Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái riêng nước nói chung Chính vậy, em mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng công tác đầu tư phát triển nơng nghiệp huyện Ngun Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 – 2014”, để có đánh giá đắn hoạt động đầu tư phát triển nơng nghiệp huyện, từ đưa đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu sử dụng vốn đầu tư huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên sở phân tích thực trạng cơng tác đầu tư phát triển nơng nghiệp huyện Ngun Bình, tỉnh Cao Bằng để đề xuất số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu công tác đầu tư phát triển nông nghiệp Huyện 2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên đặc điểm kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu - Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác đầu tư phát triển nơng nghiệp huyện Ngun Bình, tỉnh Cao Bằng - Đề xuất số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu công tác đầu tư phát triển nơng nghiệp huyện Ngun Bình, tỉnh Cao Bằng Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài đầu tư phát triển nông nghiệp địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Báo cáo tập trung nghiên cứu thực trạng công tác đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - Về không gian: Báo cáo nghiên cứu phạm vi địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái - Về thời gian: Báo cáo nghiên cứu công tác đầu tư phát triển nơng nghiệp huyện Ngun Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 – 2014 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thu thập số liệu thứ cấp thu thập từ tài liệu, báo cáo công bố Sở kế hoạch - đầu tư tỉnh Cao Bằng 4.2 Phương pháp xử lý số liệu Dùng Excel để xử lý số liệu thu thập được: Các số liệu lập bảng biểu, tính tỷ lệ phần trăm để so sánh 4.3 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phân tổ thống kê: Là việc phân chia tổng thể đối tượng nghiên cứu thành phận, yếu tố cấu thành giản đơn để nghiên cứu phát thuộc tính chất yếu tố Từ đó, giúp hiểu đối tượng nghiên cứu cách mạch lạc hơn, hiểu chung, phức tạ từ yếu tố, phận Nhiệm vụ phân tích thoog qua riêng để tìm chung, thơng qua đặc thù để tìm phổ biến - Phương pháp so sánh: Là phương pháp sử dụng phổ biến phân tích để xác định mức độ, xu hướng biến động tiên qua thời gian, không gian nghiên cứu khác Bố cục đề tài Bố cục báo cáo phần mở đầu kết luận bao gồm: PHẦN I KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP TẠI HUYỆN NGUN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG PHẦN III NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHI Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG 1.1 Điều kiệu tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Ngun Bình huyện miền núi vùng cao tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 45km phía tây theo quốc lộ 34, có tọa độ địa lý: Từ 22°29’30” đến 22°48’08” vĩ Bắc (từ Bản Chang - Thành Công đến Tàn Pà Yên Lạc) Từ 105°43’42” đến 106°10’28” kinh đông (từ Pắc Nặm - Mai Long đến Xẻ Pản -Thịnh Vượng) Phía Đơng giáp huyện Hịa An Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc Ba Bể Phía Nam giáp huyện Thạch An Ngân Sơn Phía Bắc giáp huyện Thơng Nơng Tổng diện tích tự nhiên: 821km² 1.1.2 Địa hình Địa hình huyện Nguyên Bình loại địa hình phức tạp, thể ba miền địa hình chủ yếu: - Miền địa hình Karstơ: Địa hình phức tạp, gồm hệ thống dãy núi đá vôi phân cách mãnh liệt với đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởn chởm cao, thấp khác nhau, hang hốc tự nhiên nhiều Có phương kéo dài chung theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Xen kẽ dãy núi thung lũng hẹp với nhiều hình, nhiều vẻ khác Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái Bảng 2.4: Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp cho xã thị trấn phía Bắc Huyện Ngun Bình giai đoạn 2012-2014 STT Tên Xã, Trấn Thị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu (Tỷ (%) (Tỷ đồng) Thị trấn Nguyên 1,3 Bình Thị trấn Tĩnh 1,2 10 11 12 (%) (Tỷ (%) 3,203 đồng) 1.7 4,028 đồng) 1,6 3,759 2,856 1,3 3,080 1,42 3,336 Túc Bắc Hợp 1,6 3,942 1,8 4,265 1,7 3,994 Ca Thành 1,8 4,435 1,8 4,265 3,5 8,22 Lang Môn 2,4 5,913 2,5 5,924 2,45 5,756 Minh Tâm 2,5 6,159 2,5 5,924 2,3 5,404 Minh Thanh 2,3 5,667 2,4 5,687 2,3 5,404 Thái Học 1,8 4,435 1,8 4,265 1,9 4,464 Thể Dục 1,7 4,188 1,7 4,028 1,72 4,041 Triệu Nguyên 1,5 3,695 1,6 3,79 1,87 4,394 Vũ Nông 1,8 4,435 1,8 4,265 1,82 4,276 Yên Lạc 1,5 3,905 1,5 3,095 1,7 3,994 (Nguồn: Phòng tổng hợp Sở KH – ĐT tỉnh Cao Bằng) Căn vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội nguồn vốn đầu tư phát triển nơng nghiệp phân bổ cách phù hợp cho xã thị trấn Qua năm, nguồn vốn có biến động, biến động vô nhỏ Các xã cịn nghèo, gặp nhiều khó khăn sản xuất nơng nghiệp ln huyện trọng ưu tiên nguồn vốn cao xã có điều kiện phát triển, để từ giúp cho họ nhanh chóng theo kịp xã thị trấn có kinh tế phát triển địa bàn huyện Từ tạo nên phát triển đồng địa bàn huyện Nguyên Bình * Thị trấn Nguyên Bình Là huyện lị huyện Nguyên Bình Năm 2012 đầu tư 1,3 tỷ chiếm tỷ trọng 3,203% tổng vốn đầu tư Tới năm 2013 đầu tư 1,7 tỷ đồng, tăng tỷ trọng lên 0,825% tới năm 2014 đầu tư giảm xuống 1,6 tỷ đồng, chiếm 3,759% tổng vốn đầu tư Thị trấn Ngun Bình có tuyến quốc lộ 34 chạy 27 Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái qua địa bàn theo chiều đông-tây nên thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán, đầu tư phát triển kinh tế Thị trấn nằm lưu vực thượng nguồn sơng Bằng nên có hệ thống thủy lợi tốt, phục vụ đầy đủ nước để tưới tiêu, chăn nuôi gia súc, gia cầm Thị trấn có số dự án thực giai đoạn 2012- 2014: - Dự án trung tâm giống trồng Huyện Nguyên Bình - Dự án phát triển mía nguyên liệu - Dự án hỗ trợ ni đàn bị (200 triệu đồng) * Thị trấn Tĩnh Túc: Thị trấn Tĩnh Túc hình thành từ năm 1976 ban đầu trực thuộc thẳng tỉnh Cao Lạng Năm 1981, thị trấn chuyển trực thuộc huyện Nguyên Bình Trong giai đoạn 2012 - 2014, lượng vốn đầu tư vào Tĩnh Túc tăng dần từ 1,2 tỷ tới 1,5 tỷ, năm chiếm tỷ trọng 4,028%, Nền kinh tế thị trấn Tĩnh Túc phụ thuộc vào mỏ thiếc Tĩnh Túc, nhiên trữ lượng mỏ xuống thấp nên nhiều người dân xã nơi khác làm việc Do đó, nơng nghiệp khơng phát triển Cơ sở hạ tầng kém, người dân chăn nuôi gà, lợn chủ yếu để phục vụ đời sống Địa hình chủ yếu đồi núi nên không phát triển trồng trọt, sản lượng lương thực thấp, đồi núi chủ yếu trồng chè trúc sào Theo Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp phát triển nông thôn Cao Bằng giai đoạn 2006 2020 có dự án: - Dự án phát triển trúc sào ( năm 2012 vào thực hiện) * Xã Bắc Hợp Trong năm năm 2012 năm 2013, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tăng từ 1,6tỷ lên 1,8 tỷ đồng, chiếm 3,942% năm 2012 4,265% tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Nhưng tới năm 2014 giảm cịn 1,7 tỷ đồng chiếm 3,994% Địa hình xã lịng chảo, mật độ dân cư thấp (khoảng 72người/ km²) Xã có sơng Ngun Bình chảy qua có thủy điện Tà Sa, nên lượng nước tưới tiêu chăn nuôi đảm bảo Tuy nhiên dân trí cịn thấp, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất hạn chế Xã đầu tư dự án Trung ương quản lý là: Ứng dụng khoa học cơng nghệ xây dựng mơ hình canh tác sắn 28 Chun ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái bền vững Xã Bắc Hợp, Huyện Nguyên Bình, Tỉnh Cao Bằng( Do CT Cổ phần Khánh Hạ chủ trì thực Năm 2014) với vốn đầu tư 1,6 tỷ đồng * Xã Ca Thành Ca Thành xã vùng ba huyện Nguyên Bình Chủ yếu hai dân tộc: Mông Dao, dân cư sống rải rác, đường lại khó khăn, trình độ dân trí cịn nhiều hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 71% dân số Mặc dù điều kiện KT-XH cịn nhiều khó khăn, song sở xác định ngành kinh tế chủ lực địa phương nông nghiệp, lâm nghiệp, năm qua, Đảng ủy quyền xã đề biện pháp tập trung phát triển trồng trọt chăn nuôi phù hợp với điều kiện địa phương, đạt kết vững Năm 2012 2013, tổng vốn đầu tư 1,8 tỷ đồng; tới năm 2014 tổng vốn đầu tư tăng lên đáng kể 3,5 tỷ đồng( Chiếm tới 8,22 % tổng vốn đầu tư huyện) Hàng năm xã tập trung xây dựng kế hoạch, giao tiêu sản xuất nông, lâm nghiệp kịp thời đến xóm đạo ban, ngành, đồn thể triển khai tuyên truyền, vận động bà nông dân trồng hết diện tích đất canh tác, đẩy mạnh công tác hướng dẫn, tập huấn khuyến nông để nhân dân biết cách ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp vào sản xuất, sử dụng loại giống có suất cao phù hợp với điều kiện địa phương Vì vậy, năm gần đây, suất sản lượng loại lương thực, thực phẩm xã liên tục tăng Bên cạnh việc phát triển loại trồng xã lúa, ngô, khoai, sắn…, Ca Thành hỗ trợ huy động vốn đẩy mạnh sản xuất dong giềng trúc sào thực theo Chương trình phát triển sản xuất hàng hóa nơng lâm nghiệp tỉnh huyện năm 2014 * Xã Lang Môn Tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp xã tương đối ổn định Trung bình 2,45 tỷ đồng năm( chiếm khoảng 5,8% năm tổng vốn đầu tư phát triển nơng nghiệp huyện) Do xã có đầu tư phát triển nông nghiệp đắn, cụ thể nhiều hộ gia đình xã mạnh dạn vay vốn tín dụng để mua giống vật ni đầu tư trồng dâu ni tằm(Nhận thấy tằm lồi dễ ni, nhanh có lợi nhuận, lợi nhuận thu vào lần không cao, cho sản 29 Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái phẩm thu thường xuyên, liên tục năm, từ có đầu tư làm nhà nuôi tằm, mua giống dâu, th người trồng…) Ngồi ra, cịn có dự án Ứng dụng tiến khoa học công nghệ phát triển chăn nuôi gia cầm phù hợp với điều kiện xã * Xã Minh Tâm Trong năm 2012 2013, xã có tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ đồng, tỷ trọng giảm từ 6,159% xuống 5,924% năm 2013 tổng vốn đầu tư huyện tăng lên Năm 2014, tổng vốn đầu tư xã giảm 2,3 tỷ đồng chiếm 5,404% Xã Minh Tâm phấn đấu hồn thành 19/19 tiêu chí nơng thơn năm 2015( cịn thiếu tiêu chí: Cơ cấu lao động; y tế; mơi trường.) Do đó, nguồn vốn đầu tư nơng nghiệp có giảm tỷ trọng Xã có số dự án thực giai đoạn là: - Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mơ hình canh tác sắn bền vững - Dự án phát triển đàn bò 2.000 * Xã Minh Thanh Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp xã Minh Thanh có biến động, năm 2012 2013 chiếm tỷ trọng khoảng 5,6% tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp huyện tương đương với 2,3 tỷ đồng 2,4 tỷ đồng; năm 2014 2,3 tỷ đồng chiếm 5,4% Sơng Ngun Bình chảy qua địa bàn xã Minh Thanh, song song với tuyến quốc lộ 34 theo chiều đông tây, phù hợp cho việc kinh doanh buôn bán sản xuất lương thực thực phẩm Sản xuất thực mơ hình trồng loại cây: ngô, lúa, đậu tương, rong, giềng, thuốc lá; điểm sản xuất thực mơ hình trồng ăn quả: cam – qt Ngồi xã cịn có số dự án thực năm qua: - Dự án phát triển mía nguyên liệu - Dự án phát triển thuốc * Xã Thái Học Tổng vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp xã Thái Học ổn định, năm 2012 2013 1,8 tỷ đồng tương đương chiếm 4,435% 4,265%; năm 2014 chiếm 1,9 tỷ đồng chiếm 4,464% tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp 30 Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái huyện Thái Học xã vùng cao, đặc biệt khó khăn huyện Nguyên Bình Dân cư dân tộc Dao Do địa hình núi đá cao có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sinh trưởng, phát triển loại rau xanh Những năm gần đây, Đảng bộ, quyền xã xác định phát triển rau an tồn, cải bắp chủ lực, cho thu nhập cao, góp phần giảm nghèo bền vững Ngồi cịn có trồng cải xanh, cải bao Cùng với đó, cịn có số mơ hình, dự án thực năm qua: - Mơ hình trồng lúa ĐS1 suất cao - Chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm tập chung Hợp tác xã -Ứng dụng tiến kỹ thuật xây dựng mơ hình sản xuất giống rau hoa thương phẩm chất lượng cao * Xã Thể Dục: Tổng vốn đầu tư phát triển xã giai đoạn 2012 - 2014 năm khoảng 1,7 tỷ đồng chiếm khoảng 4% Thể Dục xã thượng nguồn sông Nguyên Bình Quốc lộ 34 chạy qua địa bàn phía nam xã Xã đạt 19/19 tiêu chí nơng thôn Nông nghiệp xã phát triển Một số mơ hình, dự án thực năm qua: - Dự án đàn bò phát triển đàn bị 2500 - xây dựng mơ hình cơng nghệ sản xuất cồn chăn nuôi lợn thịt Hợp tác xã Trường Giang - Ứng dụng tiến khoa học công nghệ phát triển chăn nuôi gia cầm * Xã Triệu Nguyên Tổng vốn đầu tư phá triển nông nghiệp xã Triệu Nguyên thấp, năm 2012 1,5 tỷ đồng chiếm 3,695%; năm 2013 1,6 tỷ đông chiếm 3,79%; năm 2014 1,87 tỷ đồng chiếm 4,394% tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Triệu Nguyên thuộc xã vùng 3, điều kiện đời sống cịn khó khăn, sản xuất cịn manh mún * Xã Vũ Nông Tổng mức vốn đầu tư xã ổn định 1,8 tỷ đồng năm giai đoạn 2012-2014, nhiên cấu vốn giảm từ 4,435% năm 2012 xuống 31 Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái 4,26% năm 2013-2014 Quốc lộ 34 qua dọc địa bàn phía tây xã Vũ Nơng, địa hình chủ yếu đồi núi nên diện tích đất trồng nơng nghiệp hạn chế Quy hoạch chủ yếu vùng trồng công nghiệp, ăn như: long, bưởi, đào Một số dự án mô hình phát triển nơng nghiệp giai đoạn này: - Mơ hình chăn ni dê xóm Lũng Nọi, Lũng Khoen - Mơ hình chăn ni lợn đen xóm Thin San, Xiên Pèng - Dự án trồng lê vàng * Xã Yên Lạc Là xã vùng cao nông, đời sống nhân dân dân tộc xã Yên Lạc (Nguyên Bình) phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nơng nghiệp, kinh tế gặp nhiều khó khăn Trong năm qua, Đảng quyền xã ln trăn trở tìm hướng phù hợp với tình hình phát triển địa phương Vốn đầu tư năm 2012 1,585 tỷ đồng chiếm 3,905%, năm 2013 1,5 tỷ đồng chiếm 3,554%, năm 2014 có tăng nhẹ vốn lên 1,62 tỷ đồng chiếm 3,81% Xã Yên Lạc, huyện Nguyên Bình xã vùng huyện, dân tộc Dao chiếm 99,9% Trình độ dân trí khơng đồng đều, phong tục tập qn lạc hậu, sở hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, giao thơng lại khó khăn, đặc biệt đường vào xóm vùng cao, việc chuyển đổi cấu trồng, vật ni cịn chậm Để nâng cao chất lượng sống cho người dân, cấp ủy, quyền xã chủ động phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện mở lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa cây, vào sản xuất thâm canh phù hợp với địa phương để nâng cao suất, kết hợp với xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đảm bảo chủ động nước cho trồng Các dịch vụ nông nghiệp cung ứng đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân nâng cao hiệu kinh tế Để chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, với hỗ trợ lãi suất từ nguồn vốn ưu đãi, chương trình dự án đầu tư, xã đạo, vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, 32 Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái thực tốt cơng tác phịng, chống dịch bệnh, chủ động nguồn thức ăn khô vào mùa đông, cải tạo nguồn giống nhằm nâng cao chất lượng cho đàn gia súc, đảm bảo phát triển ổn định Hiện nay, có số mơ hình dự án thực hiện: - Mơ hình chăn ni gia súc - Dự án phát triển trúc sào 2.3.2 Thực trạng đầu tư xã phía Nam huyện Ngun Bình Các xã phía Nam huyện Nguyên Bình bao gồm: Xã Hoa Thám, xã Hưng Đạo, xã Mai Long, xã Phan Thanh, xã Quang Thành, xã Tam Kim, xã Thành Công, xã Thịnh Vượng Vốn đầu tư phát triển nơng nghiệp cho xã phía Nam Huyện Nguyên Bình giai đoạn 2012 – 2014 thống kê bảng số liệu đây: 33 Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái Bảng 2.5: Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp cho xã phía Nam Huyện Ngun Bình giai đoạn 2012-2014 STT Tên Xã Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu (Tỷ Hoa Thám Hưng Đạo Mai Long Phan Thanh Quang Thành Tam Kim Thành Công Thịnh Vượng đồng) 2,9 1,585 3,3 1,9 1,5 2,3 2,1 1,6 (%) (Tỷ 7,145 3,905 8,13 4,682 3,695 5,667 5,174 3,942 đồng) 2,9 1,7 3,5 2,1 1,7 2,3 2,2 1,7 (%) (Tỷ (%) 6,872 8,056 8,294 4,976 4,028 5,45 5,21 4,028 đồng) 2,9 1,75 3,45 2,17 1,8 2,2 2,25 1,76 6,813 4,111 8,106 5,098 4,229 5,169 5,287 4,135 * Xã Hoa Thám xã Tam Kim Di tích quốc gia đặc biệt - Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo thuộc xã Tam Kim xã Hoa Thám nên hai xã Đảng nhà nước quan tâm Tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp xã chiếm tỉ trọng cao tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Nguyên Bình - Xã Hoa Thám: Trong giai đoạn 2012 - 2014 có tổng vốn đầu tư năm khơng đổi 2,9 tỷ đồng/ chiếm khoảng 6,8 - 7,1% tổng vốn đầu tư huyện - Xã Tam Kim: Năm 2012 năm 2013, tổng cốn đầu tư phát triển nông nghiệp 2,3 tỷ đồng, nhiên tỷ trọng giảm khoảng 0,1% Tới năm 2014 tổng vốn đầu tư phát triển nơng nghiệp giảm xuống cịn 2,2 tỷ đồng( chiếm 5,169%) Do Nhà nước quân đội hỗ trợ, có nhiều dự án phát triển kinh tế, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, trồng sa mộc, thông, trúc sào, trồng sắn cao sản KM94, dong riềng, long, mía vàng; làm lúa nước từ vụ chuyển thành hai vụ; ni lợn, gà, trâu… Nhờ vậy, nhiều hộ nghèo, kinh tế khấm lên, mở rộng mơ hình trồng thuốc thôn Nà Mạ, Nà Múc, Nà Vạ, Phai Khắt, Nà Dủ, Nà Sang, Tát Căng mơ hình ni lợn thịt Bản Um, Phai Khắt, Nà Mạ, Nà Dủ, Nà Múc, Nà Hoảng, Vù Mìn… Hy 34 Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái vọng, thời gian không xa, kinh tế vùng đất khởi sắc, lên từ dự án, mơ * Xã Hưng Đạo Xã Hưng Đạo có diện tích bé xã huyện Ngun Bình( diện tích 44,57 km²) Địa hình chủ yếu núi, cách xa trục đường quốc lộ 34 Đời sống nhân nhân khó khăn Trong giai đoạn 2012 - 2014, tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp năm tăng Năm 2012 1,585 tỷ đồng( chiếm 3,905%) Năm 2013 1,7 tỷ đồng( chiếm 4,028%) Năm 2014 1,75 tỷ đồng( chiếm 1,75%) Trong giai đoạn này, có số mơ hình, dự án đầu tư: - Dự án sản xuất ngơ hàng hóa - Hỗ trợ kỹ thuật sản phẩm nông nghiệp chủ yếu - Mô hình trồng cấy lúa suất cao * Xã Mai Long Mai Long xã vùng 3, xã có dân tộc: Dao, Tày, Nùng, Mông; KT – XH cịn khó khăn Tồn xã có 372 đất sản xuất; 2000 trâu, bò; tỷ lệ hộ nghèo cịn 80%, xã đạt 1/19 tiêu chí xây dựng nông thôn Được quan tâm lãnh đạo Đảng, Nhà nước địa phương, tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung (xây dựng bản) nơng nghiệp nói riêng xã trọng nhiều Là xã vốn đầu tư nhiều giai đoạn 2012 -2014, năm 2012 3,3, tỷ đồng chiếm 8,13%, năm 2013 3,5 tỷ đồng chiếm 8,284%, năm 2014 3,45 tỷ đồng chiếm 8,106% Hỗ trợ vốn trồng, giống Với nhiều dự án - Xây dựng mơ hình ứng dụng cơng nghệ sản xuất giống trồng phát triển trồng rừng kinh doanh - Dự án sản xuất ngơ hàng hố - Dự án phát triển thuốc * Xã Phan Thanh 35 Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái Năm 2012, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp xã 1,9 tỷ đồng chiếm 4,68%, năm 2013 2,1 tỷ đồng chiếm 4,97%, tới năm 2014 2,17 tỷ đồng chiếm 5,098% Với điều kiện tự nhiên chủ yếu đồi núi đá, không thuận lợi cho việc phát triển lúa nước nên nông nghiệp xã chủ yếu trồng như: Ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ, đậu, Theo quy hoạch huyện đề đầu tư vào phát triển long, na, Năm 2014 có dự án đầu tư Xây dựng mơ hình ứng dụng tiến công nghệ trồng chế biến Giảo cổ lam thành hàng hóa vào thực * Xã Quang Thành Năm 2012, tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp xã 1,5 tỷ đồng chiếm 3,695%; năm 2013 1,7 tỷ đồng chiếm 4,028%; năm 2014 1,8 tỷ đồng chiếm 4,229% Xã đầu tư vào phát triển nông nghiệp hạn chế, chưa có quy hoạch cụ thể dân trí thấp, mật độ dân cư thưa thớt(27 người/km²) Hiện xã định hướng phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập chung vùng ngơ hàng hóa, chăn ni bị tập chung, * Xã Thành Cơng Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp xã Thành Công năm 2012 2,1 tỷ đồng chiếm 5,174%, năm 2013 2,2 tỷ đồng chiếm 5,21%, năm 2014 2,25 tỷ đồng chiếm 5,287% Do điều kiện địa hình, thổ nhưỡng tạo cho xã phát triển tốt loại chè, dong giền Có đầu tư hợp lý nên tạo nên thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp đây: Chè Phia Oắc, miến Sơn Đông Những thành tựu đạt bước đầu cho thấy đầu tư phát triển xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, nâng cao đời sống Một số mơ hình, dự án thực giai đoạn này: - Ứng dụng tiến KH&CN phát triển vùng nguyên liệu, sản xuất chè xanh chất lượng cao - Dự án phát triển chè đắng - Mơ hình trồng dong riềng * Xã Thịnh Vượng 36 Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái Tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp xã tăng năm khoảng 0,1 tỷ đổng, tăng cấu nguồn vốn năm, năm 2012 1,6 tỷ(3,942%) năm 2013 1,7 tỷ(4,028%) năm 2014 1,76 tỷ(4,135%) Dân cư chủ yếu người Dao, dân trí thấp, điều kiện sở hạ tầng kém, nhiên chưa đầu tư phát triển thiếu nguồn vốn Một số dự án giai đoạn này: - Xây dựng mơ hình trồng chế biến dược liệu ba kích, bạch truật đương quy - Dự án: Xây dựng mơ hình sản xuất giống, ni trồng chế biến nấm hương đặc sản 37 Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái PHẦN III NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHI 3.1 Nhận xét, đánh giá 3.1.1 Những kết đạt Huyện Nguyên Bình huyện vùng cao, đời sống kinh tế người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp Những năm qua, huyện tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp đạt nhiều kết - Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ đơng xn đạt 107% kế hoạch, phát triển tổng đàn gia súc đạt 95,28% kế hoạch, tiêu tổng đàn lợn đạt 80,27% kế hoạch gia cầm đạt 113% kế hoạch - Trong xây dựng nông thôn mới: Huyện đẩy mạnh công tác vận động nhân dân chỉnh trang nhà cửa, bê tơng hóa hệ thống giao thơng nơng thơn, mương thủy lợi, đưa trâu bò khỏi gầm sàn đạt 80% - Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, thành lập hợp tác xã đạt 50% kế hoạch năm, tỷ lệ giải ngân xây dựng đạt 38%; thu ngân sách địa bàn huyện 13.228 triệu đồng, đạt 38,9% so với dự toán, tiếp tục tập trung thu từ xây dựng bản, đất đai từ hoạt động khống sản 3.1.2 Những khó khăn, tồn chủ yếu - Nền kinh tế phát triển chưa thực bền vững, chất lượng tăng trưởng hiệu chưa cao - Tiềm đất đai, lao động chưa tận dụng khai thác mức tối đa Thiếu tính kế hoạch việc sử dụng vốn, sức hút đầu tư thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu Chưa khai thác hết tiềm cho đầu tư phát triển nơng nghiệp nói riêng kinh tế nói chung - Xây dựng chương trình dự án địa bàn nhìn chung chậm phát huy hiệu quả, thời gian thực kéo dài so với kế hoạch Công tác quản 38 Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái lý, lập dự án, trình chuẩn bị dự án đưa dự án vào thực nhiều vướng mắc, giá toán dự án cao so với dự toán ban đầu - Thiếu nguồn vốn đầu tư Nhiều nhà đầu tư e ngại chưa dám đầu tư vào huyện Nguyên Bình chưa nắm bắt nhiều thơng tin, thủ tục hành rườm rà, sách ưu đãi huyện chưa quảng bá rộng rãi, đầu cho sản phẩm hạn chế Thị trường chưa phát triển nên nhà đầu tư chưa dám mạo hiểm đầu tư vào huyện Nguyên Bình 3.1.3 Nguyên nhân 3.1.3.1 Nguyên nhân khách quan - Những tiềm năng, mạnh tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, địa hình địa phương chưa khai thác tốt - Điều kiện thời tiết tháng đầu năm diễn biến thất thường gây ảnh hưởng tới sản xuất nơng nghiệp - Cơ sở hạ tầng cịn thấp, xây dựng (giao thông, điện, nước, hệ thống thủy lợi, hệ thống xử lý chất thải, nước thải) Một số ngành, địa phương chưa chủ động phối hợp, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn 3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan - Sự phối hợp ngành, địa phương chủ đầu tư chưa chặt chẽ công tác sản xuất - Chất lượng dự án phê duyệt chưa đảm bảo, phải điều chỉnh bổ sung - Công tác quy hoạch phát triển ngành chưa thực hợp lý, chưa có đề suất giải pháp cụ thể - Nhận thức người dân chưa cao, chưa áp dụng tốt tiến khoa học kĩ thuật Cách thức làm nơng cịn manh mún, không tập trung - Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không đảm bảo 3.2 Đề xuất, kiến nghị 3.2.1 Kiến nghị với UBND huyện Nguyên Bình 39 Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái Đề nghị UBND huyện Nguyên Bình tiếp tục đẩy mạnh cơng tác cải cách thủ tục hành chính, thực tốt chế "một cửa", đặc biệt công tác thẩm định phê duyệt dự án đầu tư phát triển nông nghiệp huyện nhà Huyện Nguyên Bình cần nâng cao chất lượng cơng tác xây dựng kế hoạch đầu tư Xây dựng quy hoạch chiến lược đầu tư theo ngành, địa phương nằm quy hoạch tổng thể phát triển nơng nghiệp Từ đó, xác định, xây dựng kế hoạch sản xuất phát triển nông nghiệp theo tiến độ kế hoạch cụ thể Các ngành, lĩnh vực cụ thể nên đầu tư hợp lý, có chuẩn bị kĩ đưa kế hoạch cho giai đoạn, không đưa kế hoạch hàng năm mà phải có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn dài hạn, lấy kế hoạch Tỉnh, TW làm chủ đạo Cần tổ chức thực tốt phối hợp cấp, ngành, doanh nghiệp, HTX tổ chức triển khai thực đối phó với thay đổi thời tiết, khắc phục khó khăn, ảnh hưởng thiên tai nhanh chóng Trong năm tới huyện Nguyên Bình cần tuyển chọn thêm nhà quản lý giỏi lĩnh vực đầu tư nông nghiệp Cử cán công tác học tập nâng cao trình độ học hỏi, nghiên cứu địa phương trước thành công 3.2.2 Kiến nghị với Trung Ương tỉnh Cao Bằng Đề nghị Trung Ương quan tâm đầu tư vào số công trình mang tính phúc lợi xã hội cơng trình phục vụ phát triển địi hỏi lượng vốn đầu tư lớn Đề nghị tỉnh Cao Bằng tăng cường bố trí giao tiêu kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước cho huyện Nguyên Bình giai đoạn tới, để đầu tư xây dựng số danh mục dự án trọng tâm, trọng điểm có tính chiến lược lâu dài lĩnh vực KT - XH nhằm thúc đẩy phát triển huyện Nguyên Bình cách bền vững 40 Chuyên ngành Kinh tế đầu tư SV: Nông Đức Thái KẾT LUẬN Trong năm qua, kinh tế huyện Ngun Bình nói chung kinh tế nơng nghiệp nơng thơn huyện Ngun Bình nói riêng có nhiều tiến mức độ tăng trưởng, đời sống người dân ngày nâng cao, đóng góp chung vào phát triển đất nước Tuy nhiên, khó khăn hạn chế khu vực nơng nghiệp huyện nhiều đặc biệt điều kiện thời tiết khí hậu Hơn xã vùng sâu vùng xa chưa quan tâm thỏa đáng, đời sống người dân cịn nghèo, chí cịn hộ đói, trình độ dân trí văn hóa cịn thấp… Vốn đầu tư cho nơng nghiệp cịn thấp tổng lượng vốn Đó vấn đề cần khắc phục Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển nơng nghiệp huyện Ngun Bình tỉnh Cao Bằng nhằm từ đề định hướng để có hướng đầu tư mức cho phát triển nơng nghiệp năm tới, đồng thời tồn khó khăn cịn mắc phải để tìm giải pháp thiết thực, phù hợp, giúp cho cơng tác đầu tư có hiệu cao Hi vọng đề tài góp phần làm giảm bớt vướng mắc giúp giải khó khăn lĩnh vực nông nghiệp Em xin cảm ơn Thầy giáo Th.s Đồng Văn Tuấn tận tình hướng dẫn, bảo để em hoàn thiện báo cáo Em xin cám ơn ban lãnh đạo Sở KHĐT tỉnh Cao Bằng, cô chú, anh chị phòng tổng hợp – Sở KHĐT tỉnh Cao Bằng tạo điều kiện giúp đỡ em trình thực tập, tìm hiểu huyện Ngun Bình, từ hoàn thành viết Em xin chân thành cảm ơn! 41

Ngày đăng: 02/09/2016, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w