ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ Giảng viên hướng dẫn : Ths. TRẦN PHẠM VĂN CƯƠNG Sinh viên thực hiện : PHẠM NGỌC VINH Lớp : K8KTĐTE Thái Nguyên, tháng 042015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập ngành tại Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong trường ĐH Kinh tế QTKD và các chú, anh chị tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên. Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: Trần Phạm Văn Cương – giảng viên khoa kinh tế trường ĐH Kinh tế và QTKD; người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐH Kinh tế QTKD nói chung và các thầy cô trong khoa Kinh tế nói riêng đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức về kinh tế, đặc biệt là kiến thức về kinh tế đầu tư để em có thể tận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế và hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến Sở kế hạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên và các phòng ban, đặc biệt là phòng kinh tế đối ngoại đã nhiệt tình giúp đỡ em tìm hiểu và tiếp cận các số liệu đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp và báo cáo thực tập của mình. Sinh viên Phạm Ngọc Vinh Mục lục LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vi MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của chuyên đề 1 2 Mục đích nghiên cứu của chuyên đề 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu của chuyên đề 2 PHẦN 1 : KHÁI QUÁT TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH THÁI NGUYÊN 3 1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên 3 1.1.1 Vị trí địa lý 3 1.1.2. Đặc điểm địa hình 4 1.1.3. Khí hậu 4 1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên 4 1.2 Đặc điểm kinh tếxã hội 5 1.2.1 Hiện trạng về dân số, lao động. 5 1.2.2 Văn hóa – xã hội 5 1.2.3 Thực trạng phát triển kinh tếxã hội 6 1.3 Khái quát về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên 7 1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển sở kế hoach và đầu tư tình Thái Nguyên 7 1.3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên 8 1.3.3 Vị trí, chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên 9 PHẦN 2: THỰC TRANG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 14 2.1 Khái quát về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên từ năm 1993 đến nay 14 2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nươc ngoài giai đoạn 20122014 16 2.2.1 Quy mô vốn và quy mô bình quân của dự án 16 2.2.3 Tình hình thực hiện dự án FDI tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20122014 33 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯƠNG THU HÚT VỐN FDI TỈNH THÁI NGUYÊN 36 3.1 Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 36 3.1.1 Những thành tựu và đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên. 36 3.1.2 Những khó khăn và hạn chế trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Thái Nguyên giai đoạn 20122014 37 3.2 Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI tỉnh Thái Nguyên 38 3.2.1 Phương hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên 38 KẾT LUẬN 48 1.Kết luận 48 1. Một số đề xuất, kiến nghị 48 1.1 Với Bộ Kế Hoạch và Đầu tư như sau: 48 1.2 Với tỉnh Thái Nguyên 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH NỘI DUNG Trang Bảng số liệu 14 2.1 Bảng 2.1 Tình hình thu hút vốn FDI đăng kí của tỉnh Thái Nguyên từ năm 19932011 14 2.2 Bảng 2.2 Tình hình thu hút vốn FDI tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20122014 17 2.3 Bảng 2.3 Quy mô bình quân dự án FDI tại Thái Nguyên giai đoạn 21 2.4 Bảng 2.4 Cơ cấu vốn FDI tỉnh Thái Nguyên đăng kí theo ngành nghề giai đoạn 20122014 23 2.5 Bảng 2.5 Cơ cấu vốn FDI tỉnh Thái Nguyên phân theo đối tác đầu tư giai đoạn 20122014 26 2.6 Bảng 2.6 Cơ cấu vốn FDI tỉnh Thái Nguyên phân theo hình thức đầu tư giai đoạn 20122014 28 2.7 Bảng 2.7 Cơ cấu vốn FDI đăng kí tỉnh Thái Nguyên phân theo địa bàn đầu tư giai đoạn 20122014 30 2.8 Bảng 2.8 Vốn đầu tư thực hiện lũy kế của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ năm 20122014 34 Biểu đồ 2.1Biểu đồi 2.1 Vốn đăng kí FDI từ năm 20122014 19 2.2Biểu đồ 2.2: Số dự án FDI đăng kí mới giai đoạn 20122014 20 2.3 Biểu đồ 2.3 Vốn FDI tỉnh Thái Nguyên phân theo số dự án 32 2.4 Biểu đồ 2.4 Vốn FDI tỉnh Thái Nguyên phan theo số vốn đăng kí 32 Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 3 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ 1 KHĐT Kế hoạch và đầu tư 2 KTXH Kinh tế xã hôi 3 FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức 5 UBND Ủy ban nhân dân 6 DA Dự án 7 ĐT Đầu tư MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của chuyên đề Thái nguyên là một tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu về vốn là rất lớn để phục vụ phát triển kinh tế, tiếp tục thực hiện tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Với vị trí địa lý thuận lợi, đường giao thông thông thoáng, tài nguyên thiên nhiên dồi dào Thái Nguyên có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Đổi mới nhiều trong chính sách thu hút vốn FDI mà những năm vừa qua công tác thu hút FDI của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Các dự án FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, xúc tiến chuyển giao công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Sự có mặt của các doanh nghiệp FDI đẩy mạnh cạnh trang giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển. Thời gian vừa qua Thái Nguyên đã đạt được những thành tích đáng khen ngợi tuy nhiên kết quả lại biến động qua các năm. Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên năm 2012 xếp 1763 tỉnh thành với lượng vốn đăng kí là 20 tr USD. Năm 2013 Thái Nguyên được ca ngợi là dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng chỉ số PCI của tỉnh lại tụt giảm 8 bậc chỉ đứng vị trí thứ 2563 tỉnh thành với lượng vốn đăng kí là 3,38 tỷ USD. Năm 2014 Thái Nguyên thu hút được lượng vốn đầu tư ít hơn chỉ đạt 3,258 tỷ USD nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh lại đứng thứ 1063 tỉnh thành. Trước những biến động liên tục này thì vấn đề hết sức cấp thiết cần đặt ra cho tỉnh Thái Nguyên nghiêm túc tìm hiểu thực trạng đang diến ra và tìm giải pháp phù hợp nhằm tăng tính hấp dẫn đầu tư của tỉnh đối với nguồn vốn FDI, và hơn nữa Thái Nguyên cần có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn để có thể cạnh tranh thu hút nguồn vốn FDI đối với các tỉnh lân cận để trở thành 1 tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Xuất phát từ thực tế đó, e đã chọn chuyên đề :”Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 20122014” để là báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. 2 Mục đích nghiên cứu của chuyên đề 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng thu hút vốn FDI ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20122014 từ đó đưa ra các giải pháp để thu hút 1 cách hiệu quả. 2.2 Mục tiêu cụ thể Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là tìm hiểu các đặc điểm kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên, tập trung vào các yếu tố tạo nên tiềm năng trong việc thu hút vốn, các chính sách ưu đãi của tỉnh nhằm thu hút vốn FDI, phân tích và đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI của tỉnh, cùng với phương hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI, đề xuất những biện pháp giúp Thái Nguyên hoàn thành tốt các mục tiêu về thu hút và sử dụng nguồn vốn này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi thời gian: giai đoạn 20122014 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện chuyên đề, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích. 5. Kết cấu của chuyên đề Bố cục đề tài được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát tỉnh Thái Nguyên và Sở Kế Hoạch và Đầu tư Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên. PHẦN 1 : KHÁI QUÁT TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên 1.1.1 Vị trí địa lý Dọc theo quốc lộ số 3, đi khoảng 80 km từ Hà Nội sẽ đến Thái Nguyên, một trong những trung tâm chính trị kinh tế quan trọng thuộc vùng trung du, miền núi phía Bắc. Nằm giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa trung du, miền núi phía Bắc với Đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu đó được thực hiện qua một hệ thống đường giao thông thuận tiện (gồm các quốc lộ 3, 1B, 37, 279, tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều và các tuyến đường sông) hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013) 1.1.2. Đặc điểm địa hình Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc – Nam, thấp dần về phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.Ngoài ra còn có vòng cung Ngân Sơn, Bắc Sơn là những dãy núi cao chắn gió mùa Đông Bắc cho tỉnh. Mặc dù là tỉnh trung du, miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây là một điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong canh tác nông – lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung. 1.1.3. Khí hậu Với địa hình thấp dần từ núi cao xuống núi thấp, rồi xuống trung du, đồng bằng theo hướng Bắc – Nam làm cho khí hậu Thái Nguyên chia thành 3 vùng rõ rệt trong mùa đông: vùng lạnh, vùng lạnh vừa, vùng ấm và 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.500 đến 1.750 giờ và phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Thái Nguyên khá lớn, khoảng 2.000 – 2.500 mm nên tổng lượng nước mưa tự nhiên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3năm. 1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên 1.1.4.1 Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên là 3.541 km2. Do ảnh hưởng của địa hình, đất đai ở Thái Nguyên được chia làm 3 loại chính, trong đó, đất núi chiếm diện tích lớn nhất (48,4%), độ cao trên 200 m, tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cây đặc sản…, đất đồi chiếm 31,4%, độ cao từ 150 – 200 m, phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và đất ruộng chiếm 12,4%. Thái Nguyên còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng, phần lớn là đất trống đồi trọc (do diện tích rừng tự nhiên đã bị khai thác trước kia) nên đây có thể được coi như một tiềm năng phát triển lâm nghiệp, tăng độ che phủ rừng ở Thái Nguyên. 1.1.4.2 Tài nguyên rừng Hiện nay, Thái Nguyên có 206.999 ha đất lâm nghiệp, trong đó 146.639 ha đất có rừng, chiếm 41,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích đất rừng tự nhiên là 102.190 ha, rừng trồng 44,449 ha. Bên cạnh đó, diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh chiếm 17%, trong đó đất rừng phòng hộ 64.553,6 ha, rừng đặc dụng 32.216,4 ha, rừng sản xuất: 110.299,6 ha vừa có tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp, vừa là nhiệm vụ để Thái Nguyên nhanh chóng tiến hành các biện pháp để phủ xanh đất trống đồi trọc. 1.1.4.3. Tài nguyên khoáng sản Nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn như Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)…Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lượng lớn, khoảng 84,6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nước. 1.2 Đặc điểm kinh tếxã hội 1.2.1 Hiện trạng về dân số, lao động. Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2010 toàn tỉnh Thái Nguyên có 1.131.300 người với mật độ dân số là 321 ngườikm2. Trong đó nam chiếm 49,4% và nữ chiếm 50,6%, tỉ số giới tính namnữ là 97,6100. Tổng dân số đô thị chiếm 25,95% và tổng dân cư nông thôn là chiếm 74,05%. Thái Nguyên là tỉnh có dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 1560 là 779.261 người chiếm 69,38% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 249.001 người chiếm 22,17% tổng dân số, nhóm người trên 60 tuổi có 94.854 người chiếm 8,45%. Như vậy có thể nói Thái Nguyên là địa bàn tỉnh có nguồn lao động dồi dào. 1.2.2 Văn hóa – xã hội Trong những năm gần đây, các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm đào tạo bồi dưỡng, tăng về số lượng, từng bước nâng cao dần về chất lượng. Cơ sở vât chất, trường lớp, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở cho sinh viên, thiết bị và đồ dung dạy học được đầu tư đáng kể. Giáo dục đào tạo tỉnh Thái Nguyên phát triển khá đồng bộ từ giáo dục phổ thông đến giáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học và trên đại học. Đây là một trong những tiềm năng thế mạnh của tỉnh nhà và cũng là lợi thế so với các tỉnh trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Công tác xóa đói, giảm nghèo thu được nhiều kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11%. Hệ thống các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, mạng lươi y tế cơ sở tiếp tục được đầu tư và từng bước được chuyển hóa. Lĩnh vực văn hóa, thể thao, báo chí phát triển khá phong phú, nhất là từ sau Năm Du Lịch Quốc Gia 2007 với chủ đề :” Về với thủ đô gió ngàn, chiến khu Việt Bắc”. Các hoạt động văn hóa có nhiều khởi sắc, góp phần nâng cao một bước đời sống tinh thần của nhân dân. 1.2.3 Thực trạng phát triển kinh tếxã hội Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần…song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm chi phí sản xuất cao; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm hạn chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm. Năm 2013, tình hình phát triển kinh tế xã hội của Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy chưa đạt mục tiêu đề ra song cũng ở mức hợp lý 6,7%năm, mức tăng khá so với bình quân cả nước, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 30.880 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2012; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6% so năm 2012; giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 173 triệu USD, tăng 26,4% so năm 2012; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.826 tỷ đồng, tăng 8% so năm 2012; tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt 24,5 nghìn tỷ đồng, tăng 85% so năm 2012.Cùng với sự phát triển về kinh tế, lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng gặt hái thành công. Đặc biệt, tiếp nối thành công từ Festival Trà năm 2011, Festival Trà Thái Nguyên Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 được tổ chức từ 911112013 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục nâng cao chất lượng chè; mở rộng quảng bá, kết nối giữa nhà sản xuất doanh nghiệp và người tiêu dùng; tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của trà Thái Nguyên. Theo báo cáo, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế xã hội năm 2014 dự ước đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Một số chỉ tiêu tăng khá như: tốc độ tăng trưởng kinh tế 18,6%, vượt 3,6%; giá trị sản xuất công nghiệp 160 nghìn tỷ đồng, tăng 530%; thu nhập bình quân đầu người 38 triệu đồng, tăng 8,6%; tạo việc làm mới cho 22 nghìn người, đạt100%; giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,43%… Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn phục hồi còn chậm, một số công trình trọng điềm chưa đạt tiến độ; tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp. 1.3 Khái quát về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên 1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển sở kế hoach và đầu tư tình Thái Nguyên Công tác kế hoạch háo phát triển kinh tế xã hội được Đảng và Chính phủ quan tâm từ những ngày đầu Cách mạng thành công. Trong không khí hào hung sôi sục khí thế cách mạng, ngày 291945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dan chủ cộng hòa..Ngày 31121945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ kí sắc lệnh số 78SL thành lập Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Ủy ban gồm tất cả các ủy viên và tất cả các Bộ trưởng,Thứ trưởng và các Tiểu ban chuyên môn đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ. Ngày 1451950 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký sắc lệnh số 68SL thành lập Ban kinh tế Chính phủ (thay cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết). Ban kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế và những vấn đề quan trọng khác. Ngày 8101950, hội đồng Chính phủ đã họp và ra Nghị quyết thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và xác định ; “Ủy ban kế hoạch quốc gia là một cơ quan của Chính phủ để kế hoạch hóa công cuộc thiết kế kinh tế và văn hóa, tổ chức và chỉ đạo công tác thống kê.kế toán trong cả nước”. Ngày 7121955, Ban chấp hành Thái Nguyên ra Nghị quyết số 138NQTN về việc thành lập Ban Kế hoạch Quốc gia tỉnh Thái Nguyên. Ngày 17121955, Ủy ban hành chính tỉnh Thái Nguyên ra Quyết định số 2116HC chỉ định danh sách thành viên Ban Kế hoạch Quốc gia tỉnh Thái Nguyên (gồm có 3 thành viên). Ngày 2331996, UBND tỉnh Bắc Thái ra Quyết định số 138QĐUB Vv Thành lập Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Thái trực thuộc UBND tỉnh (nay là tỉnh Thái Nguyên). 1.3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên 1.3.3 Vị trí, chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên 1.3.3.1 Vị trí và chức năng Sở KHĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư gồm: tổng hợp về quy hoạch , kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý KTXH trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ chính thức ODA, nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng kí kinh doanh trọng phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể,kinh tế tư nhân ; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của Pháp luật. Sở KHĐT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo,hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư. 1.3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn Sở KHĐT thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 2, Chương І,Thông tư liên tịch số 052009TTLTBKHĐTBNV ngày 0582009 của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ, cụ thể như sau: Trình UBND cấp tỉnh Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hang năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thược ngân sách địa phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh;các cân đối chủ yếu về kinh tế xã họi của tỉnh; trong đó có cân đối tích lũy và tiêu dung, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính. Dự thảo chương trình hành động thực hiên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thức hiện kế hoạch tháng, quý , 6 tháng, năm để báo cáo UBND cấp tỉnh điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế xã hội của tỉnh. Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; cơ chế quản ly và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh. Dự thảo các quyết đinh,chỉ thị; chương trình, biệp pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vự kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư. Dự thảo về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. Dự thảo các văn bản quy pham pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó phòng, Phòng Tài chínhKế hoạch thuộc UBND cấp huyện sau khi thống nhất ý kiến với Sở Tài chính theo phân công của UBND cấp tỉnh. Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh: Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND cấp tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở. Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật. Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh theo phân cấp. Giúp chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy phạm, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt. Về quy hoạch và kế hoạch: Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh sau khi đã phê duyệt theo quy định. Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được UBND cấp tỉnh giao. Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt. Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh. Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật. Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư thuộc thảm quyền của UBND cấp tỉnh. Quản lý hoạt động đầu tư trọng nước và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư theo thẩm quyền. Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ: Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn của Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nôi dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA và các viện trợ phi Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế Hoạch va Đầu tư. Đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã; định kì tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ. Về quản lý đấu thầu: Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trinh Chủ tịch UBND cấp tỉnh về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh; thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu được Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền. Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án đấu thầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định. Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh: Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập,sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp tược các thành phần kinh tế khác. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng kí kinh doanh; đăng kí tạm ngừng kinh doanh; cấp mới, bổ sung thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn thuộc thầm quyền của Sở, phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng kí kinh doanh của các doanh nghiệp tai địa phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Về kinh doanh tập thể và kinh tế tư nhân Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân có tính chất liên ngành. Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút vốn và các nguồn ực phục vụ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh. Định kì lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế Hoạch à Đầu tư gửi UBND cấp tỉnh, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan nganh Bộ có liên quan về tình hình phát triển kinh tế tập thể,kinh tế tư nhân trên đại bàn tỉnh. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của phát luật và sự phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh. Chụi trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thược phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đc giao. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của phát luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối liên hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thự hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng,khn thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của phát luật và phân cấp của UBND cấp tỉnh. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp tỉnh. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kì và đột suất về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định của UBND cấp tỉnh và Bộ Kế Hoạch và Đầu tư. Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND cấp tỉnh giao theo quy định của pháp luật. PHẦN 2: THỰC TRANG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1 Khái quát về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên từ năm 1993 đến nay Bảng 2.1 Tình hình thu hút vốn FDI đăng kí của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1993 đến 2014 (ĐVT:triệu USD) Năm Số DA Vốn đầu tư đăng kí (triệu USD) Tốc độ tăng vốn đăng kí (%) 1993 1 21,756 1994 0 1995 1 4,5 79,32 1996 1 2,065 54,11 1997 0 1998 0 1999 1 0,5 75,79 2000 0 2001 2 3,4 580 2002 1 0,8 76,47 2003 2 13,5 1.587,5 2004 2 147,323 991,28 2005 2 6,854 95,35 2006 4 2,625 61,7 2007 7 117,7825 4.386,95 2008 2 3,86 96,72 2009 1 16,2861 321,92 2010 3 2,9 16 2011 1 2,689 7,2 2012 5 20,665 668,5 2013 21 3.381,75 16.265 2014 25 3.258,429 4 Tổng 81 7.007,6846 (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên) Mặc dù nước ta mở cửa nền kinh tế từ năm 1986, ban hành luật đầu tư năm 1987 nhưng tỉnh Thái Nguyên phải đến năm 1993, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên mới xuất hiện. Giai đoạn 19931996,vì là giai đoạn đầu nên vốn FDI tại tỉnh Thái Nguyên còn ít, tỉnh mới thu hút được 3 dự án với tổng số vốn đăng kí là 28,3 triệu USD. Năm 1993, tỉnh thu hút được 1 dự án với tổng vốn đăng ký là 21,75 triệu USD. Đến năm 1994, tỉnh không thu hút được dự án FDI nào. Năm 1995, vốn đăng ký là 4,5 triệu USD . Đến năm 1996 lại giảm 54 % so với năm trước (2.06 triệu USD). Trong 3 năm 1997 – 1999 có 1 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 0,5 triệu USD. Năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á, dòng vốn FDI đổ vào các nước trong khu vực giảm đáng kể. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi sự tác động này. Đây cũng là năm tỉnh Thái Nguyên không thu hút được dự án nào. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Năm 2000 tỉnh Thái Nguyên không thu hút được dự án nào. Vốn đăng ký cấp mới năm 2001 đạt 3,4 triệu USD, tăng 580% so với năm 1999, năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 23,53% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 13,5 triệu USD), tăng 1.587,5% so với năm 2002. Đến năm 2004, có sự đột biến trong quá trình thu hút vốn FDI của tỉnh, có 2 dự án được cấp phép và lượng vốn tăng mạnh: 147,32 triệu USD, tức tăng 991,28% so với năm 2003. Nhưng đến năm 2005, tình hình thu hút FDI lại ảm đạm trở lại (thu hút được 2 dự án với vốn đăng ký là 6,85 triệu USD, giảm 95,35%. Đặc biệt trong 2 năm 2006 – 2007, dòng vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên đã tăng đáng kể. Năm 2006, số dự án tăng lên (4 dự án) nhưng lượng vốn lại giảm mạnh (2,62 triệu USD). Đến năm 2007, cả số dự án và số vốn đều tăng lên đáng kể, với 7 dự án và tổng số vốn đầu tư là 117,78 triệu USD. Đây là năm tỉnh Thái Nguyên thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất. Sang năm 2008, tỉnh lại chỉ thu hút được 2 dự án với tổng vốn đầu tư là 3,86 triệu USD, giảm 96,72% so với năm 2007. Nếu như giai đoạn 20062007 lượng vốn FDI tăng mạnh thì đến năm 20082011 lượng vốn FDI tăng giảm không đều. Năm 2008, vốn đăng kí giảm xuống chỉ còn 3,68 triệu USD với 1 DA đầu tư giảm 96,72% so với năm 2007. Năm 2009, lượng vốn đầu tư đăng kí đạt 16,2861 triệu USD tăng 321,92% so với năm 2008. Sang năm 2010 lượng vốn đầu tư lại giảm xuống chỉ đạt 2,9 triệu USD giảm 82,19% so với năm 2009. Năm 2011 tiếp tục giảm khi lượng vốn đầu tư đăng kí chỉ đạt 2,689 triệu USD giảm 7,2% so với năm 2010 Giai đoạn 20122014 là giai đoạn đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của tỉnh Thái Nguyên trong công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Năm 2012 lượng vốn đạt 20,665 triệu USD tăng 668% so với năm 2011. Năm 2013, nhờ chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư mà tỉnh đã thu hút được 3.381,75 triệu USD tăng 162,65 lần tương đương 16.265%. Năm 2014 tiếp tục giữ vững với 3.258,429 triệu USD giảm 4% so với năm 2013 tuy nhiên lượng vốn vẫn ở mức độ cao so với các giai đoạn trước Nhìn tổng thể cả giai đoạn 19932014 tình hình thu hút vốn FDI tỉnh Thái Nguyên biến động liên tục tăng giảm không đồng đều nhưng đã có sự tiến bộ vượt bậc nào 2 năm cuối của kết quả phân tích. Điều này cho thấy tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đầu tư cũng như tạo môi trường đầu tư hiệu quả để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn để tiếp tục giữ vững và thu hút ngày càng nhiều vốn FDI vào Thái Nguyên trong thời gian tới. 2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nươc ngoài giai đoạn 20122014 2.2.1 Quy mô vốn và quy mô bình quân của dự án a. Quy mô vốn đăng kí Sau 18 năm từ khi Thái Nguyên tiếp nhận dự án FDI đầu tiên đầu tư vào tỉnh năm 1993 cho đến 2011, tình hình thu hút FDI của tỉnh Thái Nguyên liên tục biến động, tăng giảm liên tục và không theo bất kì một quy luật nào thì sang giai đoạn 20122014, tình hình thu hút FDI vào Thái Nguyên đã có sự khởi sắc khi có sự tăng lên cả về lượng dự án đăng kí trên địa bàn tỉnh lẫn quy mô vốn của dự án. Sau 18 năm, Thái Nguyên chưa từng đứng thứ hạng cao trên bảng xếp hạng thu hút FDI của cả nước thì đến năm 2013, sự bứt phá ngoạn mục đã đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút FDI. Bảng 2.3 dưới đây sẽ là minh chứng cho sự tăng lên về số lượng dự án và quy mô vốn đăng kí giai đoạn 20122014. Bảng 2.2 Tình hình thu hút vốn FDI đăng kí tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20122014 (ĐVT: triệu USD) Năm 2012 2013 2014 20132012 20142013 Bình quân tốc độ tăng trưởng (%) ± Tốc độ tăng (%) ± Tốc độ tăng (%) Số dự án FDI đăng kí 5 21 25 +16 320 +4 19 169,53 VĐT FDI đăng kí của các dự án trong năm (triệu USD) 20,665 3.381,75 3.258,429 +3.361,09 16.265 123,32 3,65 8.130,67 (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên) Qua bảng 2.2 ta thấy số dự án tỉnh Thái Nguyên thu hút ngày càng tăng qua các năm. Nếu như năm 2012, số GCNĐT cấp chỉ dừng lại ở 5 DA thì năm 2013, con số này đã tăng lên là 21 DA tăng 320% so với năm 2012. Năm 2014 số DA tiếp tiếp tục tăng đạt 25 DA nhưng tốc độ tăng lại chậm lạị là 19%. Sự chênh lệch trên là do năm 2013 bắt đầu từ năm 2013 tập đoàn Samsung đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên với hàng loạt DA làm số GCNĐT tăng lên một cách đáng kể. Điều này thể hiện nỗ lực của tỉnh trong công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng các chính sách đầu tư hiệu quả. Cũng qua bảng trên ta thấy vốn FDI đăng kí liên tục biến động trong giai đoạn 20122014. Năm 2012 vốn FDI đăng kí chỉ là 20,665 triệu USD. Năm 2013 với sự tăng lên của của số DA, lượng vốn cũng tăng mạnh đạt 3.381,75 triệu USD tăng 16.265% so với năm 2012. Sang năm 2014 số DA tăng lên 4 DA so với năm 2013 nhưng các dự án đước cấp mới GCNĐT lại có số vốn đăng kí thấp hơn năm 2013 đạt 3.258,429 triệu USD giảm 3,65% so với năm 2013. Nguyên nhân là vì năm 2013 có 2 DA có vốn đầu tư rất lớn đó là DA tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên giai đoạn 1 và DA Samsung Flectromechannics Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đang kí là 3.320 triệu USD. Tổng thể cả giai đoạn tổng số vốn FDI đăng kí vẫn tăng 8130,49% so với giai đoạn trước. Đó là một điều đáng khích lệ và cần được phát huy trong thời gian tới. Như vậy trước năm 2013 số DA FDI vào Thái Nguyên cón ít và quy mô nhỏ, số DA không có năng lực kinh doanh không hiệu quả bi rút phép còn nhiều. Trong giai đoạn này thì năm 2013 là năm đỉnh điểm về thu hút vốn đầu tư.Nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy, ngoài yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý,tài nguyên thiên nhiên, giao thông thì chính sự thông thoáng, thân thiện hấp dẫn về cơ chế chính sách đã khơi thông dòng chảy đầu tư vào Thái Nguyên một cách mạnh mẽ. Quá trình thu hút vốn đầu tư FDI có nhiều khởi sắc như vậy là nhờ một phần vào những lỗ lực khai thác các hoạt động xúc tiến đầu tư hết sức sôi động. Ban quản lý đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các KCN bằng nhiều hình thức: tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo thông qua các phương tiện thông tin, truyền thông, cổng thông tin điện tử ; chỉ đạo và trực tiếp phối hợp với các Công ty xây dựng hạ tầng KCN trong công tác xúc tiến đầu tư; thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, ưu tiên các dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm nguồn lực, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao đi kèm là thu hút đầu tư công nghệ phụ trợ để tạo ra sản phẩm đồng bộ tại các KCN, đặc biệt chú trọng các dự án FDI từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo, Mỹ, EU…Tiếp tục phát huy hiệu quả của phương pháp xúc tiến đầu tư tại chỗ gắn với công tác chăm sóc, hỗ trợ các doanh nghiệp dự án đang hoạt động, triển khai nhằm duy trì môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, hấp dẫn trong KCN. Biều đồ 2.1 và 2.2 sẽ biểu thị rõ sự thay đổi trong quá trình thu hút vốn FDI và tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20122014 (ĐVT: Triệu USD) Biểu đồi 2.1 Vốn đăng kí FDI từ năm 20122014 (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Thái Nguyên) Biểu đồ 2.2: Số dự án FDI đăng kí mới giai đoạn 20122014 (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên) Sự có mặt của tập đoàn Samsung với việc khởi công xậy dựng tổ hợp tại khu công nghiệp Yên Bình vào tháng 32013 đã đem lại cho Thái Nguyên một diện mạo mới. Cho đến nay, không có nhiều thông tin tiệt lộ quanh việc vì sao Samsung lại chọn Thái Nguyên nhưng có một điều chắc chắn Thái Nguyên kéo được Samsung về đã khiến nhiều tỉnh thành phải “ghen tỵ”. Trước khi có sự đầu tư của tập đoàn Sansung, Thái Ngyên mất hút trên các bảng xếp hạng về thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng nay, Samsung thực hiện đã tạo điểm nhấn cho Thái Nguyên, ít nhất trên phương diện thống kê. Công ty TNHH Samsung electronics Việt Nam đến với Thái Nguyên với lời hứa hẹn đầu tư khu công ghiệp có số vốn đăng ki lên tới 2 tỷ USD đã kéo theo sự xuất hiện hang loạt của các nhà đầu tư, các tâp đoàn của Hàn Quốc về với Thái Nguyên để đầu tư cá dự án xây dựng các nhà máy sản xuất phụ trợ cho công ty TNHH Samsung electronics Việt Nam. Năm 2013 cùng với sự cấp phép một loạt dự án lớn nhỏ khác Thái Nguyên đã thu hút 3,38 tỷ USD vốn FDI đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn FDI trong năm và qua đó trở thành địa phương đứng thứ 17 cả nước về tổng số vốn đăng kí đối với các dự án FDI có hiệu lực. Giải ngân FDI cũng đứng đầu cả nước. Năm 2014 là năm đánh dấu sự tiếp tục phát triển trong công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khi Thái Nguyên dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.Trong hơn 20 tỷ USD FDI thu hút vào Việt Nam năm 2014 thì Thái Nguyên thu hút đươc 3,26 tỷ USD chiếm 16,5 % tổng vốn đầu tư cả nước, đó là thành quả đáng được khen ngợi và phát huy trong thời gian tới. Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên, ông Dương Ngọc Long thì nói “ những kết quả này không đến 1 cách ngẫu nhiên mà là từ một quá trình nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nói nôm na là thay đổi cách nghĩ cách làm, được hiện thực hoán bằng phương châm “ba thân thiện”: thân thiện với các doanh nghiệp; thân thiện với nông dân và thân thiện với môi trường.” b. Quy mô bình quân của dự án Giai đoạn 20122014, sự tăng lên về số lượng dự án và lượng vốn FDI đăng kí cũng đồng thời kéo theo quy mô bình quân dự án tăng lên. Bảng 2.3 Quy mô bình quân dự án FDI tại Thái Nguyên giai đoạn 20122014 (ĐVT:triệu USD) Năm Số DA Vốn ĐT đăng kí (triệu USD) Quy mô bình quân DA (triệu USD) Tốc độ tăng QMBQ dự án (triệu USD) 2012 5 20,665 4,131 2013 21 3381,75 161,04 3798,3 2014 25 3258,429 130,4 19 Tổng 51 6660,844 130,06 (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên) Quy mô bình quân mỗi dự án của Tỉnh Thái Nguyên là 130,06 triệu USD cao hơn 12,5 triệu USD giai đoạn trước có thể thấy rằng tỉnh Thái Nguyên đã thu hút được nhiều dự án có quy mô lớn .Nhưng có điều đáng lưu ý là nếu loại trừ các dự án của tập đoàn Samsung mà nhà đầu tư là Hàn Quốc có tổng số vốn đăng kidự án lớn còn lại dự án của các nhà đầu tư đều có số vốn đầu tư thấp hơn rất nhiều so với con số 130,06 triệu USD. Nếu loại trừ các dự án của tập đoàn Samsung thì quy mô bình quân của các dự án khác chỉ vào khoảng 7,8 triệu USDdự án còn thấp hơn mức trung bình giai đoạn trước. Qua các năm ta cũng có thể thấy đươc sự không đồng đều đó. Năm 2012 quy mô bình quân 1 dự án chỉ dạt 4,131 triệu USD. Đến năm 2013 con số này đã tăng lên là 161,04 triệu USD. Qua 2 năm mà quy mô bình quân dự án tăng lên 39 lần tương đương tăng 3798,3 %. Nhưng sự tăng lên này chỉ tồn tại được 1 năm vì năm 2014 quy mô bình quân dự án lại giảm xuống chỉ còn 130,4 triệu USD. Con số này thậm chí còn thấp hơn so với mức trung bình 3 năm là 130,6 triệu USD. Quy mô của năm 2014 giảm 19% so với năm 2013 .Chúng ta chưa thấy được 1 quy luật nào cho sự tăng giảm quy mô bình quân một dự án của tỉnh Thái Nguyên. Nguyên nhân của sự giảm xuống đó là do năm 2013 Samsung bắt đầu đầu tư nhiều vào Thái Nguyên mà việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuất là không thể tránh khỏi. Việc xây dựng và đi vào sản xuất 2 dự án với tổng vốn đầu tư lên tới 3.230 triệu USD đã kéo theo quy mô bình quân dự án năm 2013 tăng lên rất cao. So sánh với tình hình tăng giảm lượng vốn đăng ký, chúng ta thấy có sự tương đồng giữa tốc độ tăng giảm lượng vốn đăng ký và quy mô bình quân một dự án. Sự tăng giảm thất đó đặt ra cho tỉnh Thái Nguyên yêu cầu cần có định hướng và giải pháp đúng đắn trong quá trình thu hút các dự án FDI. Tuy nhiên xét một cách tổng thể quy mô bình quân của dự án đạt trong thời gian hiện tại đã cao hơn rât nhiều so với giai đoạn trước. Điều này cho thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư cho tỉnh Thái Nguyên ngày càng cao. Thái Nguyên đang là địa điểm đầu tư đáng tin cậy và tiềm năng đối với nhà đầu tư nước ngoài. 2.2.2.1 Cơ cấu FDI tỉnh Thái Nguyên đăng kí theo ngành nghề giai đoạn 20122014 Trong giai đoạn 20122014 Thái Nguyên có tổng cộng 51 dự án được cấp phép đầu tư thì trong đó có tới 43 dự án trọng lĩnh vực công nghiệpxây dựng chiếm 84,3% số dự án được cấp phép và tổng vốn đầu tư trong lĩnh vực này lên đến 6,6 tỷ USD chiếm 99,62 %. Còn lại lĩnh vực dịch vụ và nônglâmngư nghiệp trong đó dịch vụ với 4 dự án có tổng vốn đầu tư là 24,353 triệu USD tương đương 0,36% và thấp nhất là ngành nônglâmngư nghiệp với 2 dự án có tổng số vốn đăng kí là 1,21 triệu USD chiếm 0,02% tỷ trọng vốn. Bảng 2.4 Cơ cấu vốn FDI tỉnh Thái Nguyên đăng kí theo ngành nghề giai đoạn 20122014 (ĐVT:triệu USD) Ngành Tổng số DA Vốn đầu tư đăng kí qua từng năm (triệu USD) Tổng VĐT đăng kí (triệu USD) 20132012 (%) 20142014 (%) 2012 2013 2014 Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Công nghiệpxây dựng 43 20,665 100 3.380,15 99,95 3.234,446 99,26 6.635,261 16.356 95,69 Nônglâmngư nghiệp 2 0 0 0 0 1,21 0,04 1,21 Dịch vụ 6 0 0 1,6 0,05 22,753 0.7 24,353 1.422 Tổng 51 20,665 100 3381,75 100 3258,429 100 6660,844 (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên) Trong lĩnh vực công nghiệp –xây dựng Đối với tỉnh Thái Nguyên, là một tỉnh trung du miền núi,được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản, đây là một lợi thế để Thái nguyên thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực Công nghiệpxây dựng.Các dự án đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vự trên:chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo cơ khí luyện kim...giữ vai trò quan trọng trong trăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tạo việc làm cũng như tạo nguồn thu nhập. Qua bảng 2.4 ta thấy lĩnh vực công nghiệpxây dựng có tỷ trọng lớn nhất cả về số dự án và lượng vốn đầu tư đăng kí. Nếu như năm 2012 lượng vốn đầu tư đăng kí chỉ là 20,665 triệu USD thì năm 2013 đã lên tới 3.380,15 triệu USD chiếm 99,95% cơ cấu bằng 16.356% so với năm 2012 tương đương tăng 16.256%. Năm 2014 lượng vốn đầu tư lại giảm nhẹ chỉ đạt 3234,446 triệu USD, giảm 4,31% so với năm 2013 . Về quy mô vốn đăng kí 2014 so với 2013 giảm đi nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành điều này cho thấy các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên đang tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệpxây dựng. Nguyên nhân của sự tăng lên vượt bậc này là do có sự đầu tư của tập đoàn Samsung vào tỉnh Thái Nguyên bắt đầu từ năm 2012 và chủ yếu là trong lĩnh vực công nghiệp, những thuận lợi về tự nhiên cũng như chính sách ưu đãi rất lớn của tỉnh dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Trong lĩnh vực dịch vụ Thái Nguyên là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử,di tích kiến trúc và nhiều điều kiện thuận lợi khác để phát triển ngành dịch vụ nhưng trong giai đoạn 20122014 số dự án FDI trong lĩnh vực này chỉ có 6 dự án chiếm 24,353 triệu USD trong cả giai đoạn. Qua các năm số lượng dự án và lượng vốn có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2012 không có dự án nào thì Năm 2013 tổng vốn đầu tư đăng kí là 1,6 triệu USD chiếm 0,05% cơ cấu. Năm 2014 lượng vốn đầu tư đăng kí lại tăng lên rõ rệt với 22,753 triệu USD chiếm 0,7% cơ cấu, tăng 1.322% so với năm 2013. Lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực này đang ngày càng tăng cao nhưng chỉ là 1 phần nhỏ so với số vốn đăng kí trong ngành công nghiệpdịch vụ. Dễ dàng nhận thấy Thái Nguyên chưa tận dụng được những lợi thế của mình để phát triển ngành dịch vụ nhất là du lịch. Trong thời gian tới Thái Nguyên cần tăng cường thu hút các dự án FDI vào lĩnh vực dịch vụ nhằm khái thác hết thế mạnh vốn có của tỉnh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Trong lĩnh vực Nônglâmngư nghiệp Mặc dù có nhiều ưu đãi và được tỉnh hết sức chú trọng đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực này tuy nhiên từ năm 20122014 chỉ có 2 dự án trong lĩnh vực này với tổng vốn là 1,21 triệu USD chỉ chiếm 0,02% tổng vốn đầu tư trong toàn ngành. Qua từng năm số lượng dự án cũng như quy mô vốn đã tăng lên nhưng biến động qua các năm. Dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ có vào từ năm 2014 có 2 dự án với lượng vốn đăng kí là 1,21 triệu USD chiếm 0,04% cơ cấu ngành. Lượng vốn này chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tỷ trọng có cấu ngành năm 2014. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do nhà đầu tư nước ngoài lo sợ và e ngại những rủi ro khi đầu tư vào lĩnh vực Nônglâmngư nghiệp. 2.2.2.3 Cơ cấu FDI tỉnh Thái Nguyên phân theo đối tác đầu tư Trong giai đoạn 20122014 Thái Nguyên đã thu hút được 51 dự án có vốn FDI từ 5 đối tác chính là Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Trung QuốcĐài Loan,Pháp. Tính đến thời điểm cuốn năm 2014 thì Hàn Quốc đã đầu tư vào Thái Nguyên với 4251 dự án với số vốn đầu tư đăng kí là 6591,608 triệu USD chiếm 82,4% tổng số dự án 98,96 % tổng vốn đầu tư FDI đăng kí toàn tỉnh trong 3 năm 20122014. Tiếp đó là Trung QuốcĐài Loan với 351 dự án chiếm 5,8% với tổng số vốn đầu tư là 18,18 chiếm 0,27% tổng vốn đầu tư. Malaysia với 251 dự án,tổng vốn đầu đăng kí là 25,346 triệu USD chiếm 0,38% tổng vốn đầu tư. Năm 2014, Thái Nguyên tiếp tục tiếp nhận thêm nhà đầu tư Nhật Bản với 3 dự án với 1 lượng vốn nhỏ là 6,21 triệu USD chiếm 0.09 % tổng vốn đầu tư . Cuối cùng là Pháp với 1 dự án với tổng số vốn là 19,5 triệu USD chiếm 0.3% tổng vốn đầu tư FDI trong 3 năm 20122014. Bảng 2.5 Cơ cấu vốn FDI tỉnh Thái Nguyên phân theo đối tác đầu tư giai đoạn 20122014 (ĐVT:triệu USD) Đối tác Tổng số DA Vốn đầu tư đăng kí qua các năm (triệu USD) Tổng VĐT đăng kí (triệu USD) 20132012 (%) 20142013 (%) 2012 2013 2014 Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Hàn Quốc 42 12,385 59,93 3367,75 99,59 3211,473 98,55 6591,608 27.192 95,35 Trung QuốcĐài loan 3 4,18 20,23 14 0,41 0 0 18,18 334,93 Malaisia 2 4,1 19,84 0 0 21,246 0.65 25,246 Nhật 3 0 0 0 0 6,21 0,2 6,21 Pháp 1 0 0 0 0 19,5 0,60 19,5 Tổng 51 20,665 100 3381,75 100 3258,429 100 6660,844 Hàn Quốc vẫn là đối tác dẫn đầu trong các đối tác đầu tư vào Thái Nguyên. Năm 2012, Hàn Quốc có lượng vốn đầu tư đăng kí là 12,385 triệu USD chiếm 59,93 % cơ cấu. Năm 2013, lượng vốn lên tới 3367,75 triệu USD chiếm 99,59% trong cơ cấu vốn của các đối tác năm 2013, bằng 29.192% so với năm 2012 tương đương tăng 27.092%. Năm 2014 lượng vốn đầu tư đăng kí của Hàn Quốc có giảm nhưng vẫn ở mức cao với 3211,073 triệu USD chiếm 98,55% tổng lượng vốn đầu tư của các đối tác đầu tư trong năm 2014 bằng 95,35% so với năm 2013 tương đương giảm 4,65%. Sự thất thường trong đầu tư có lẽ phải giành cho nhà đầu tư Trung QuốcĐài loan và nhà đầu tư Malaysia. Nhà đầu tư Trung QuốcĐài Loan chỉ đầu tư vào năm 2012 với lượng vốn là 4,18 triệu USD chiếm 20,23% cơ cấu vốn các đối tác, năm 2013 với 14 triệu USD lượng vốn đăng kí tương đương 0,41% cơ cấu bằng 334,93% so với 2012 tương đương tăng 234,93% tuy nhiên trong tổng cơ cấu thì lại chiếm 1 phần rất nhỏ, năm 2014 không có dự án. Đối tác Malaysia chỉ đầu tư 2 năm là 2012 với 4,1 triệu USD chiếm 19,84% cơ cấu và 2014 là 21,246 triệu USD tương đương 0,65% cơ cấu. Tiếp theo là nhà đầu tư Nhật Bản và Pháp vào năm 2014 với Nhật là 6,21 triệu USD chiếm 0,2% cơ cấu và Pháp với 19,5 triệu USD chiếm 0,6% cơ cấu. Mặc dù Thái Nguyên đang thu hút ngày càng nhiều nước đầu tư vào tỉnh nhưng ngoài nhà đầu tư Hàn Quốc thì số lượng dự án vẫn còn hạn chế. Trong thời gian tới Thái Nguyên cần có các biện pháp xúc tiến hoạt động đầu tư, cải cách cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cạnh tranh giúp Thái Nguyên đa phương hóa đối tác đầu tư và thu hút ngày càng nhiều dự án quy mô lớn. 2.2.2.4 Cơ cấu vốn FDI tỉnh Thái Nguyên phân theo hình thức đầu tư giai đoạn 20122014 Trong 51 dự án đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 20122014 thì có 2 hình thức đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài và liên doanh. Trong số 51 dự án đầu tư từ năm 20122014 thì có 46 dự án là đầu tư 100% vốn nước ngoài với số tổng số vốn đăng kí là 6641,544 triệu USD chiếm 90,2% tổng số dự án và 99,7% tổng vốn đầu tư đăng kí. Trong khi đó chỉ có 551 dự án là có vốn liên doanh với 19,3 tr
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ
Giảng viên hướng dẫn : Ths TRẦN PHẠM VĂN CƯƠNG Sinh viên thực hiện : PHẠM NGỌC VINH
Lớp : K8-KTĐTE
Thái Nguyên, tháng 04/2015
i
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập ngành tại Sở
Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và hướngdẫn tận tình của các thầy cô trong trường ĐH Kinh tế & QTKD và các chú, anh chị tại
Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: Trần Phạm VănCương – giảng viên khoa kinh tế trường ĐH Kinh tế và QTKD; người đã trực tiếphướng dẫn và tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoànthành báo cáo thực tập
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐH Kinh tế & QTKD nóichung và các thầy cô trong khoa Kinh tế nói riêng đã tận tình chỉ dạy và truyền đạtnhững kiến thức về kinh tế, đặc biệt là kiến thức về kinh tế đầu tư để em có thể tậndụng những kiến thức đã được học vào thực tế và hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốtnghiệp của mình
Em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến Sở kế hạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên
và các phòng ban, đặc biệt là phòng kinh tế đối ngoại đã nhiệt tình giúp đỡ em tìmhiểu và tiếp cận các số liệu đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đợt thựctập tốt nghiệp và báo cáo thực tập của mình
Sinh viên
Phạm Ngọc Vinh
Trang 3Mục lục
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH v
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của chuyên đề 1
2 Mục đích nghiên cứu của chuyên đề 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của chuyên đề 2
PHẦN 1 : KHÁI QUÁT TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH THÁI NGUYÊN 3
1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên 3
1.1.1 Vị trí địa lý 3
1.1.2 Đặc điểm địa hình 4
1.1.3 Khí hậu 4
1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên 4
1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội 5
1.2.1 Hiện trạng về dân số, lao động 5
1.2.2 Văn hóa – xã hội 5
1.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội 6
1.3 Khái quát về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên 7
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển sở kế hoach và đầu tư tình Thái Nguyên 7
1.3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên 8
1.3.3 Vị trí, chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên 9
PHẦN 2: THỰC TRANG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 14
Trang 42.1 Khái quát về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên từ
năm 1993 đến nay 14
2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nươc ngoài giai đoạn 2012-2014 16
2.2.1 Quy mô vốn và quy mô bình quân của dự án 16
2.2.3 Tình hình thực hiện dự án FDI tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014 33
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯƠNG THU HÚT VỐN FDI TỈNH THÁI NGUYÊN 36
3.1 Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 36
3.1.1 Những thành tựu và đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên 36
3.1.2 Những khó khăn và hạn chế trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014 37
3.2 Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI tỉnh Thái Nguyên 38
3.2.1 Phương hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên 38
KẾT LUẬN 48
1.Kết luận 48
1 Một số đề xuất, kiến nghị 48
1.1 Với Bộ Kế Hoạch và Đầu tư như sau: 48
1.2 Với tỉnh Thái Nguyên 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 5DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
2.7 Bảng 2.7 Cơ cấu vốn FDI đăng kí tỉnh Thái Nguyên phân theo địa bàn
đầu tư giai đoạn 2012-2014
30
2.8 Bảng 2.8 Vốn đầu tư thực hiện lũy kế của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài từ năm 2012-2014
34
Biểu đồ
2.1Biểu đồi 2.1 Vốn đăng kí FDI từ năm 2012-2014 192.2Biểu đồ 2.2: Số dự án FDI đăng kí mới giai đoạn 2012-2014 202.3 Biểu đồ 2.3 Vốn FDI tỉnh Thái Nguyên phân theo số dự án 322.4 Biểu đồ 2.4 Vốn FDI tỉnh Thái Nguyên phan theo số vốn đăng kí 32
Hình
Trang 7MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của chuyên đề
Thái nguyên là một tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.Nhu cầu về vốn là rất lớn để phục vụ phát triển kinh tế, tiếp tục thực hiện tiến trìnhcông nghiệp hóa – hiện đại hóa Với vị trí địa lý thuận lợi, đường giao thông thôngthoáng, tài nguyên thiên nhiên dồi dào Thái Nguyên có rất nhiều tiềm năng để pháttriển kinh tế Đổi mới nhiều trong chính sách thu hút vốn FDI mà những năm vừa quacông tác thu hút FDI của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định Các dự án FDI đãgóp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, xúc tiến chuyển giao công nghệhiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến Sự có mặt của các doanh nghiệp FDI đẩymạnh cạnh trang giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển Thời gian vừa quaThái Nguyên đã đạt được những thành tích đáng khen ngợi tuy nhiên kết quả lại biếnđộng qua các năm Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên năm 2012 xếp17/63 tỉnh thành với lượng vốn đăng kí là 20 tr USD Năm 2013 Thái Nguyên được cangợi là dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng chỉ số PCIcủa tỉnh lại tụt giảm 8 bậc chỉ đứng vị trí thứ 25/63 tỉnh thành với lượng vốn đăng kí là3,38 tỷ USD Năm 2014 Thái Nguyên thu hút được lượng vốn đầu tư ít hơn chỉ đạt3,258 tỷ USD nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh lại đứng thứ 10/63 tỉnh thành
Trước những biến động liên tục này thì vấn đề hết sức cấp thiết cần đặt ra chotỉnh Thái Nguyên nghiêm túc tìm hiểu thực trạng đang diến ra và tìm giải pháp phùhợp nhằm tăng tính hấp dẫn đầu tư của tỉnh đối với nguồn vốn FDI, và hơn nữa TháiNguyên cần có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn để có thể cạnh tranh thu hút nguồnvốn FDI đối với các tỉnh lân cận để trở thành 1 tỉnh công nghiệp trước năm 2020
Xuất phát từ thực tế đó, e đã chọn chuyên đề :”Thực trạng thu hút vốn đầu
tư nước ngoài (FDI) của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2012-2014” để là báo
cáo thực tập tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu của chuyên đề
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng thu hút vốn FDI ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2012-2014 từ đó đưa ra các giải pháp để thu hút 1 cách hiệu quả
Trang 82.2 Mục tiêu cụ thể
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là tìm hiểu các đặc điểm kinh tế – xã hộicủa tỉnh Thái Nguyên, tập trung vào các yếu tố tạo nên tiềm năng trong việc thu hútvốn, các chính sách ưu đãi của tỉnh nhằm thu hút vốn FDI, phân tích và đánh giá thựctrạng thu hút và sử dụng vốn FDI của tỉnh, cùng với phương hướng thu hút và sử dụngnguồn vốn FDI, đề xuất những biện pháp giúp Thái Nguyên hoàn thành tốt các mụctiêu về thu hút và sử dụng nguồn vốn này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh
Thái Nguyên
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Phạm vi thời gian: giai đoạn 2012-2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện chuyên đề, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương phápphân tích
5 Kết cấu của chuyên đề
Bố cục đề tài được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát tỉnh Thái Nguyên và Sở Kế Hoạch và Đầu tư
Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.
Trang 9PHẦN 1 : KHÁI QUÁT TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU
TƯ TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên
1.1.1 Vị trí địa lý
Dọc theo quốc lộ số 3, đi khoảng 80 km từ Hà Nội sẽ đến Thái Nguyên, mộttrong những trung tâm chính trị kinh tế quan trọng thuộc vùng trung du, miền núi phíaBắc Nằm giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn,Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam, Thái Nguyên là cửa ngõ giaolưu kinh tế - xã hội giữa trung du, miền núi phía Bắc với Đồng bằng Bắc Bộ Sự giaolưu đó được thực hiện qua một hệ thống đường giao thông thuận tiện (gồm các quốc lộ
3, 1B, 37, 279, tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều và các tuyến đường sông) hình
rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN
Trang 10(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013)
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc – Nam, thấp dần vềphía Nam Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh, tạo thành nhiềuhang động và thung lũng nhỏ Phía Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m,các vách núi dựng đứng kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.Ngoài ra còn cóvòng cung Ngân Sơn, Bắc Sơn là những dãy núi cao chắn gió mùa Đông Bắc cho tỉnh.Mặc dù là tỉnh trung du, miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên không phức tạplắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác Đây là một điều kiện thuận lợi cho tỉnhtrong canh tác nông – lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung
1.1.3 Khí hậu
Với địa hình thấp dần từ núi cao xuống núi thấp, rồi xuống trung du, đồng bằngtheo hướng Bắc – Nam làm cho khí hậu Thái Nguyên chia thành 3 vùng rõ rệt trongmùa đông: vùng lạnh, vùng lạnh vừa, vùng ấm và 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.500 đến 1.750 giờ và phân bố tương đốiđều cho các tháng trong năm Lượng mưa trung bình hàng năm ở Thái Nguyên khálớn, khoảng 2.000 – 2.500 mm nên tổng lượng nước mưa tự nhiên dự tính lên tới 6,4 tỷm3/năm
1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
1.1.4.1 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên là 3.541 km2 Do ảnh hưởng củađịa hình, đất đai ở Thái Nguyên được chia làm 3 loại chính, trong đó, đất núi chiếmdiện tích lớn nhất (48,4%), độ cao trên 200 m, tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp,trồng rừng, cây đặc sản…, đất đồi chiếm 31,4%, độ cao từ 150 – 200 m, phù hợp vớicây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và đất ruộng chiếm 12,4% Thái Nguyên còn cómột diện tích lớn đất chưa sử dụng, phần lớn là đất trống đồi trọc (do diện tích rừng tựnhiên đã bị khai thác trước kia) nên đây có thể được coi như một tiềm năng phát triểnlâm nghiệp, tăng độ che phủ rừng ở Thái Nguyên
1.1.4.2 Tài nguyên rừng
Hiện nay, Thái Nguyên có 206.999 ha đất lâm nghiệp, trong đó 146.639 ha đất córừng, chiếm 41,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích đất rừng tự nhiên là102.190 ha, rừng trồng 44,449 ha Bên cạnh đó, diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh
Trang 11chiếm 17%, trong đó đất rừng phòng hộ 64.553,6 ha, rừng đặc dụng 32.216,4 ha, rừngsản xuất: 110.299,6 ha vừa có tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp, vừa là nhiệm vụ
để Thái Nguyên nhanh chóng tiến hành các biện pháp để phủ xanh đất trống đồi trọc
1.1.4.3 Tài nguyên khoáng sản
Nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoángThái Bình Dương, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú,hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn như Đại Từ,thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)…Khoáng sản ở TháiNguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen(sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc,vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits,barit, phốtphorit…tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vậtliệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lượng lớn, khoảng 84,6triệu tấn Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩatrong cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế
so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng Đây làthế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cảnước
1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội
1.2.1 Hiện trạng về dân số, lao động.
Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2010 toàn tỉnh Thái Nguyên có1.131.300 người với mật độ dân số là 321 người/km2 Trong đó nam chiếm 49,4% và
nữ chiếm 50,6%, tỉ số giới tính nam/nữ là 97,6/100 Tổng dân số đô thị chiếm 25,95%
và tổng dân cư nông thôn là chiếm 74,05%
Thái Nguyên là tỉnh có dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15-60 là 779.261người chiếm 69,38% tổng dân số Nhóm tuổi dưới 15 có 249.001 người chiếm 22,17%tổng dân số, nhóm người trên 60 tuổi có 94.854 người chiếm 8,45% Như vậy có thểnói Thái Nguyên là địa bàn tỉnh có nguồn lao động dồi dào
1.2.2 Văn hóa – xã hội
Trong những năm gần đây, các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tíchcực, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm đào tạo bồi dưỡng, tăng
Trang 12về số lượng, từng bước nâng cao dần về chất lượng Cơ sở vât chất, trường lớp, nhàcông vụ cho giáo viên, nhà ở cho sinh viên, thiết bị và đồ dung dạy học được đầu tưđáng kể Giáo dục đào tạo tỉnh Thái Nguyên phát triển khá đồng bộ từ giáo dục phổthông đến giáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học và trên đạihọc Đây là một trong những tiềm năng thế mạnh của tỉnh nhà và cũng là lợi thế so vớicác tỉnh trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
Công tác xóa đói, giảm nghèo thu được nhiều kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảmxuống còn 11%
Hệ thống các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, mạng lươi y tế cơ sở tiếp tục được đầu
tư và từng bước được chuyển hóa
Lĩnh vực văn hóa, thể thao, báo chí phát triển khá phong phú, nhất là từ sau Năm
Du Lịch Quốc Gia 2007 với chủ đề :” Về với thủ đô gió ngàn, chiến khu Việt Bắc”.Các hoạt động văn hóa có nhiều khởi sắc, góp phần nâng cao một bước đời sống tinhthần của nhân dân
1.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợitrong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng vềnăng lực sản xuất; các thành phần kinh tế có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế quốc doanh
đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần…song cũng phải đốimặt với nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ởhầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm chi phí sản xuất cao; lĩnh vực xã hội cònnhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm hạn chế nhưng vẫnchưa có xu hướng giảm
Năm 2013, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên đã đạt đượcnhững kết quả đáng khích lệ Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy chưa đạt mục tiêu đề rasong cũng ở mức hợp lý 6,7%/năm, mức tăng khá so với bình quân cả nước, trong đógiá trị sản xuất công nghiệp đạt 30.880 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2012; giá trị sảnxuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6% so năm 2012; giá trị xuất khẩu trên địa bànước đạt 173 triệu USD, tăng 26,4% so năm 2012; tổng thu ngân sách nhà nước trên địabàn ước đạt 3.826 tỷ đồng, tăng 8% so năm 2012; tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt 24,5nghìn tỷ đồng, tăng 85% so năm 2012.Cùng với sự phát triển về kinh tế, lĩnh vực vănhóa, xã hội cũng gặt hái thành công Đặc biệt, tiếp nối thành công từ Festival Trà năm
Trang 132011, Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 được tổ chức từ 11/11/2013 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục nâng cao chất lượng chè; mởrộng quảng bá, kết nối giữa nhà sản xuất - doanh nghiệp và người tiêu dùng; tiếp tụcbảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của trà Thái Nguyên
9-Theo báo cáo, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội năm 2014 dự ướcđều đạt và vượt kế hoạch đề ra Một số chỉ tiêu tăng khá như: tốc độ tăng trưởng kinh
tế 18,6%, vượt 3,6%; giá trị sản xuất công nghiệp 160 nghìn tỷ đồng, tăng 530%; thunhập bình quân đầu người 38 triệu đồng, tăng 8,6%; tạo việc làm mới cho 22 nghìnngười, đạt100%; giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,43%… Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinhdoanh trên địa bàn phục hồi còn chậm, một số công trình trọng điềm chưa đạt tiến độ;tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp
1.3 Khái quát về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển sở kế hoach và đầu tư tình Thái Nguyên
Công tác kế hoạch háo phát triển kinh tế - xã hội được Đảng và Chính phủ quantâm từ những ngày đầu Cách mạng thành công Trong không khí hào hung sôi sục khíthế cách mạng, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khaisinh ra nước Việt Nam dan chủ cộng hòa Ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minhthay mặt Chính phủ kí sắc lệnh số 78/SL thành lập Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiếnthiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa Ủy ban gồm tất cả các
ủy viên và tất cả các Bộ trưởng,Thứ trưởng và các Tiểu ban chuyên môn đặt dưới sựlãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ
Ngày 14/5/1950 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký sắc lệnh số 68/SLthành lập Ban kinh tế Chính phủ (thay cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết).Ban kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu soạn thảo và trình Chính phủ những đề
án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế và những vấn đề quan trọng khác.Ngày 8/10/1950, hội đồng Chính phủ đã họp và ra Nghị quyết thành lập Ủy ban
Kế hoạch Quốc gia và xác định ; “Ủy ban kế hoạch quốc gia là một cơ quan của Chínhphủ để kế hoạch hóa công cuộc thiết kế kinh tế và văn hóa, tổ chức và chỉ đạo công tácthống kê.kế toán trong cả nước”
Ngày 7/12/1955, Ban chấp hành Thái Nguyên ra Nghị quyết số 138/NQ-TN vềviệc thành lập Ban Kế hoạch Quốc gia tỉnh Thái Nguyên
Trang 14Ngày 17/12/1955, Ủy ban hành chính tỉnh Thái Nguyên ra Quyết định số2116/HC chỉ định danh sách thành viên Ban Kế hoạch Quốc gia tỉnh Thái Nguyên(gồm có 3 thành viên).
Ngày 23/3/1996, UBND tỉnh Bắc Thái ra Quyết định số 138/QĐ-UB V/v Thànhlập Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Thái trực thuộc UBND tỉnh (nay là tỉnh TháiNguyên)
1.3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên
PHÒNG KINH TẾ GIAO THÔNG – XÂY DỰNG
PHÒNG VĂN HÓA –
XÃ HỘI
PHÒNG ĐĂNG KÍ KINH DOANH
TRUNG TÂM TƯ VẤN
VÀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
PHÒNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Trang 15(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên
Trang 161.3.3 Vị trí, chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên
1.3.3.1 Vị trí và chức năng
Sở KH&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên, tham mưu,giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư gồm:tổng hợp về quy hoạch , kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức thực hiện và đềxuất về cơ chế, chính sách quản lý KTXH trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tưnước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ chính thức ODA, nguồn viện trợ phiChính phủ; đấu thầu; đăng kí kinh doanh trọng phạm vi địa phương; tổng hợp và thốngnhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể,kinh tế tư nhân ; tổ chức cungứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của Phápluật
Sở KH&ĐT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉđạo,hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế Hoạch vàĐầu tư
1.3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Sở KH&ĐT thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật vềlĩnh vực kế hoạch và đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 2,Chương І,Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 05/8/2009 của Bộ
Kế Hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ, cụ thể như sau:
Trình UBND cấp tỉnh
a Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5năm và hang năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thược ngân sách địa phương; kếhoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh;các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã họi của tỉnh; trong
đó có cân đối tích lũy và tiêu dung, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính
b Dự thảo chương trình hành động thực hiên kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổnghợp tình hình thức hiện kế hoạch tháng, quý , 6 tháng, năm để báo cáo UBND cấp tỉnhđiều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh
c Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhànước do địa phương quản lý; cơ chế quản ly và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp
Trang 17doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thànhphần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
d Dự thảo các quyết đinh,chỉ thị; chương trình, biệp pháp tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vự kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lýcủa Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư
e Dự thảo về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài chotừng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết
f Dự thảo các văn bản quy pham pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn chứcdanh đối với cấp Trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó phòng, Phòng Tàichính-Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện sau khi thống nhất ý kiến với Sở Tài chínhtheo phân công của UBND cấp tỉnh
dự án, đề án, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyềnban hành hoặc phê duyệt
Về quy hoạch và kế hoạch:
a Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh sau khi đã phê duyệt theo quy định
b Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được UBND cấptỉnh giao
c Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt
Trang 18d Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sáchcho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.
Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài:
a Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu
tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn ngân sách nhà nước do tỉnhquản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực
b Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan thựchiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của cácchương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy địnhcủa pháp luật
c Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra các
dự án đầu tư thuộc thảm quyền của UBND cấp tỉnh
d Quản lý hoạt động đầu tư trọng nước và hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tưtheo kế hoạch đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư theo thẩmquyền
Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ:
a Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợphi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn của Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nôidung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA và các viện trợ phi Chính phủ; tổnghợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợphi Chính phủ trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế Hoạch va Đầu tư
b Đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phiChính phủ; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh xử lýnhững vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự ánODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành, cấphuyện và cấp xã; định kì tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụngnguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ
Về quản lý đấu thầu:
a Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trinh Chủ tịchUBND cấp tỉnh về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các
dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh; thẩm
Trang 19định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc góithầu được Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền.
b Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quyđịnh của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án đấuthầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định
Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh:
a Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập,sắp xếp, tổ chức lạidoanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới,phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp tược cácthành phần kinh tế khác
b Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng kí kinh doanh; đăng kítạm ngừng kinh doanh; cấp mới, bổ sung thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhậnđăng kí kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diệntrên địa bàn thuộc thầm quyền của Sở, phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổnghợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng kí kinh doanh của cácdoanh nghiệp tai địa phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng kí kinhdoanh theo quy định của pháp luật
Về kinh doanh tập thể và kinh tế tư nhân
a Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch pháttriển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá tìnhhình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể
và kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh
b Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về
cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân có tính chất liên ngành
c Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiêncứu, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút vốn vàcác nguồn ực phục vụ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh
d Định kì lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế Hoạch à Đầu tư gửi UBNDcấp tỉnh, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan nganh Bộ có liên quan về tìnhhình phát triển kinh tế tập thể,kinh tế tư nhân trên đại bàn tỉnh
Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy địnhcủa phát luật và sự phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh
Trang 20 Chụi trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch
và đầu tư thược phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với Phòng Tàichính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật; xây dựng hệ thốngthông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnhvực đc giao
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của phát luật;
xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạmpháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng chốngtham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối liên hệ công tác của các tổchức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thự hiện chế độ tiền lương và chínhsách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng,khn thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, côngchức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của phát luật vàphân cấp của UBND cấp tỉnh
Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phâncông của UBND cấp tỉnh
Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kì và đột suất về tình hình thựchiện nhiệm vụ theo quy định của UBND cấp tỉnh và Bộ Kế Hoạch và Đầu tư
Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND cấp tỉnh giao theo quy định củapháp luật
Trang 21PHẦN 2: THỰC TRANG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI) TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN2.1 Khái quát về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên từ năm 1993 đến nay
Bảng 2.1 Tình hình thu hút vốn FDI đăng kí của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1993
Mặc dù nước ta mở cửa nền kinh tế từ năm 1986, ban hành luật đầu tư năm
1987 nhưng tỉnh Thái Nguyên phải đến năm 1993, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầutiên mới xuất hiện
Giai đoạn 1993-1996,vì là giai đoạn đầu nên vốn FDI tại tỉnh Thái Nguyên còn
ít, tỉnh mới thu hút được 3 dự án với tổng số vốn đăng kí là 28,3 triệu USD Năm
1993, tỉnh thu hút được 1 dự án với tổng vốn đăng ký là 21,75 triệu USD Đến năm
1994, tỉnh không thu hút được dự án FDI nào Năm 1995, vốn đăng ký là 4,5 triệu
Trang 22USD Đến năm 1996 lại giảm 54 % so với năm trước (2.06 triệu USD) Trong 3 năm
1997 – 1999 có 1 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 0,5 triệu USD
Năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á,dòng vốn FDI đổ vào các nước trong khu vực giảm đáng kể Việt Nam cũng bị ảnhhưởng bởi sự tác động này Đây cũng là năm tỉnh Thái Nguyên không thu hút được dự
án nào Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những nămtrước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu códấu hiệu phục hồi chậm Năm 2000 tỉnh Thái Nguyên không thu hút được dự án nào.Vốn đăng ký cấp mới năm 2001 đạt 3,4 triệu USD, tăng 580% so với năm 1999, năm
2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 23,53% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 13,5 triệuUSD), tăng 1.587,5% so với năm 2002
Đến năm 2004, có sự đột biến trong quá trình thu hút vốn FDI của tỉnh, có 2 dự
án được cấp phép và lượng vốn tăng mạnh: 147,32 triệu USD, tức tăng 991,28% sovới năm 2003 Nhưng đến năm 2005, tình hình thu hút FDI lại ảm đạm trở lại (thu hútđược 2 dự án với vốn đăng ký là 6,85 triệu USD, giảm 95,35%
Đặc biệt trong 2 năm 2006 – 2007, dòng vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên đãtăng đáng kể Năm 2006, số dự án tăng lên (4 dự án) nhưng lượng vốn lại giảm mạnh(2,62 triệu USD) Đến năm 2007, cả số dự án và số vốn đều tăng lên đáng kể, với 7 dự
án và tổng số vốn đầu tư là 117,78 triệu USD Đây là năm tỉnh Thái Nguyên thu hútđược nhiều dự án đầu tư nhất Sang năm 2008, tỉnh lại chỉ thu hút được 2 dự án vớitổng vốn đầu tư là 3,86 triệu USD, giảm 96,72% so với năm 2007
Nếu như giai đoạn 2006-2007 lượng vốn FDI tăng mạnh thì đến năm
2008-2011 lượng vốn FDI tăng giảm không đều Năm 2008, vốn đăng kí giảm xuống chỉcòn 3,68 triệu USD với 1 DA đầu tư giảm 96,72% so với năm 2007 Năm 2009, lượngvốn đầu tư đăng kí đạt 16,2861 triệu USD tăng 321,92% so với năm 2008 Sang năm
2010 lượng vốn đầu tư lại giảm xuống chỉ đạt 2,9 triệu USD giảm 82,19% so với năm
2009 Năm 2011 tiếp tục giảm khi lượng vốn đầu tư đăng kí chỉ đạt 2,689 triệu USDgiảm 7,2% so với năm 2010
Giai đoạn 2012-2014 là giai đoạn đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ củatỉnh Thái Nguyên trong công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Năm 2012lượng vốn đạt 20,665 triệu USD tăng 668% so với năm 2011 Năm 2013, nhờ chính
Trang 23sách thu hút và ưu đãi đầu tư mà tỉnh đã thu hút được 3.381,75 triệu USD tăng 162,65lần tương đương 16.265% Năm 2014 tiếp tục giữ vững với 3.258,429 triệu USD giảm4% so với năm 2013 tuy nhiên lượng vốn vẫn ở mức độ cao so với các giai đoạn trước
Nhìn tổng thể cả giai đoạn 1993-2014 tình hình thu hút vốn FDI tỉnh Thái Nguyênbiến động liên tục tăng giảm không đồng đều nhưng đã có sự tiến bộ vượt bậc nào 2 nămcuối của kết quả phân tích Điều này cho thấy tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện nhiều chínhsách ưu đãi đầu tư cũng như tạo môi trường đầu tư hiệu quả để thu hút nhiều nhà đầu
tư hơn để tiếp tục giữ vững và thu hút ngày càng nhiều vốn FDI vào Thái Nguyêntrong thời gian tới
2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nươc ngoài giai đoạn 2012-2014
2.2.1 Quy mô vốn và quy mô bình quân của dự án
a Quy mô vốn đăng kí
Sau 18 năm từ khi Thái Nguyên tiếp nhận dự án FDI đầu tiên đầu tư vào tỉnhnăm 1993 cho đến 2011, tình hình thu hút FDI của tỉnh Thái Nguyên liên tục biếnđộng, tăng giảm liên tục và không theo bất kì một quy luật nào thì sang giai đoạn2012-2014, tình hình thu hút FDI vào Thái Nguyên đã có sự khởi sắc khi có sự tănglên cả về lượng dự án đăng kí trên địa bàn tỉnh lẫn quy mô vốn của dự án Sau 18 năm,Thái Nguyên chưa từng đứng thứ hạng cao trên bảng xếp hạng thu hút FDI của cảnước thì đến năm 2013, sự bứt phá ngoạn mục đã đưa Thái Nguyên trở thành tỉnhđứng đầu cả nước về thu hút FDI Bảng 2.3 dưới đây sẽ là minh chứng cho sự tăng lên
về số lượng dự án và quy mô vốn đăng kí giai đoạn 2012-2014
Trang 24Bảng 2.2 Tình hình thu hút vốn FDI đăng kí tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014
(ĐVT: triệu USD)
tốc độ tăng trưởng (%)
±
Tốc độ
tăng (%)
±
Tốc độ
tăng (%)
VĐT FDI đăng kí của các
dự án trong năm (triệu
USD)
20,665 3.381,75 3.258,429 +3.361,09 16.265 -123,32 -3,65 8.130,67
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên)
Trang 25Qua bảng 2.2 ta thấy số dự án tỉnh Thái Nguyên thu hút ngày càng tăng qua cácnăm Nếu như năm 2012, số GCNĐT cấp chỉ dừng lại ở 5 DA thì năm 2013, con sốnày đã tăng lên là 21 DA tăng 320% so với năm 2012 Năm 2014 số DA tiếp tiếp tụctăng đạt 25 DA nhưng tốc độ tăng lại chậm lạị là 19% Sự chênh lệch trên là do năm
2013 bắt đầu từ năm 2013 tập đoàn Samsung đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên với hàngloạt DA làm số GCNĐT tăng lên một cách đáng kể Điều này thể hiện nỗ lực của tỉnhtrong công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng các chính sách đầu tư hiệuquả
Cũng qua bảng trên ta thấy vốn FDI đăng kí liên tục biến động trong giai đoạn2012-2014 Năm 2012 vốn FDI đăng kí chỉ là 20,665 triệu USD Năm 2013 với sựtăng lên của của số DA, lượng vốn cũng tăng mạnh đạt 3.381,75 triệu USD tăng16.265% so với năm 2012 Sang năm 2014 số DA tăng lên 4 DA so với năm 2013nhưng các dự án đước cấp mới GCNĐT lại có số vốn đăng kí thấp hơn năm 2013 đạt3.258,429 triệu USD giảm 3,65% so với năm 2013 Nguyên nhân là vì năm 2013 có 2
DA có vốn đầu tư rất lớn đó là DA tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên giaiđoạn 1 và DA Samsung Flectro-mechannics Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đang kí
là 3.320 triệu USD Tổng thể cả giai đoạn tổng số vốn FDI đăng kí vẫn tăng 8130,49%
so với giai đoạn trước Đó là một điều đáng khích lệ và cần được phát huy trong thờigian tới
Như vậy trước năm 2013 số DA FDI vào Thái Nguyên cón ít và quy mô nhỏ, số
DA không có năng lực kinh doanh không hiệu quả bi rút phép còn nhiều Trong giaiđoạn này thì năm 2013 là năm đỉnh điểm về thu hút vốn đầu tư.Nhìn nhận một cáchkhách quan có thể thấy, ngoài yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý,tài nguyên thiên nhiên,giao thông thì chính sự thông thoáng, thân thiện hấp dẫn về cơ chế chính sách đã khơithông dòng chảy đầu tư vào Thái Nguyên một cách mạnh mẽ
Quá trình thu hút vốn đầu tư FDI có nhiều khởi sắc như vậy là nhờ một phần vàonhững lỗ lực khai thác các hoạt động xúc tiến đầu tư hết sức sôi động Ban quản lý đẩymạnh xúc tiến đầu tư vào các KCN bằng nhiều hình thức: tổ chức và tham gia các hộinghị, hội thảo thông qua các phương tiện thông tin, truyền thông, cổng thông tin điện
tử ; chỉ đạo và trực tiếp phối hợp với các Công ty xây dựng hạ tầng KCN trong côngtác xúc tiến đầu tư; thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, ưu tiên các dự án quy mô lớn, sửdụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm nguồn lực, sản xuất các
Trang 26sản phẩm có giá trị gia tăng cao đi kèm là thu hút đầu tư công nghệ phụ trợ để tạo rasản phẩm đồng bộ tại các KCN, đặc biệt chú trọng các dự án FDI từ Hàn Quốc, NhậtBản, Singapo, Mỹ, EU…Tiếp tục phát huy hiệu quả của phương pháp xúc tiến đầu tưtại chỗ gắn với công tác chăm sóc, hỗ trợ các doanh nghiệp dự án đang hoạt động,triển khai nhằm duy trì môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, hấp dẫntrong KCN.
Biều đồ 2.1 và 2.2 sẽ biểu thị rõ sự thay đổi trong quá trình thu hút vốn FDI
và tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014
Biểu đồi 2.1 Vốn đăng kí FDI từ năm 2012-2014
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Thái Nguyên)
Trang 27Biểu đồ 2.2: Số dự án FDI đăng kí mới giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên)
Sự có mặt của tập đoàn Samsung với việc khởi công xậy dựng tổ hợp tại khucông nghiệp Yên Bình vào tháng 3/2013 đã đem lại cho Thái Nguyên một diện mạomới Cho đến nay, không có nhiều thông tin tiệt lộ quanh việc vì sao Samsung lại chọnThái Nguyên nhưng có một điều chắc chắn Thái Nguyên kéo được Samsung về đãkhiến nhiều tỉnh thành phải “ghen tỵ”
Trước khi có sự đầu tư của tập đoàn Sansung, Thái Ngyên mất hút trên cácbảng xếp hạng về thu hút đầu tư trong và ngoài nước Nhưng nay, Samsung thực hiện
đã tạo điểm nhấn cho Thái Nguyên, ít nhất trên phương diện thống kê Công ty TNHHSamsung electronics Việt Nam đến với Thái Nguyên với lời hứa hẹn đầu tư khu côngghiệp có số vốn đăng ki lên tới 2 tỷ USD đã kéo theo sự xuất hiện hang loạt của cácnhà đầu tư, các tâp đoàn của Hàn Quốc về với Thái Nguyên để đầu tư cá dự án xâydựng các nhà máy sản xuất phụ trợ cho công ty TNHH Samsung electronics Việt Nam
Năm 2013 cùng với sự cấp phép một loạt dự án lớn nhỏ khác Thái Nguyên đãthu hút 3,38 tỷ USD vốn FDI đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn FDI trong năm và qua
đó trở thành địa phương đứng thứ 17 cả nước về tổng số vốn đăng kí đối với các dự ánFDI có hiệu lực Giải ngân FDI cũng đứng đầu cả nước Năm 2014 là năm đánh dấu sựtiếp tục phát triển trong công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khi TháiNguyên dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.Trong hơn 20 tỷ USD FDI thu hút vào Việt
Trang 28Nam năm 2014 thì Thái Nguyên thu hút đươc 3,26 tỷ USD chiếm 16,5 % tổng vốn đầu
tư cả nước, đó là thành quả đáng được khen ngợi và phát huy trong thời gian tới
Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên, ông Dương Ngọc Long thì nói “ những kết quả nàykhông đến 1 cách ngẫu nhiên mà là từ một quá trình nỗ lực cải thiện môi trường đầu
tư, nói nôm na là thay đổi cách nghĩ cách làm, được hiện thực hoán bằng phương châm
“ba thân thiện”: thân thiện với các doanh nghiệp; thân thiện với nông dân và thân thiệnvới môi trường.”
b Quy mô bình quân của dự án
Giai đoạn 2012-2014, sự tăng lên về số lượng dự án và lượng vốn FDI đăng kícũng đồng thời kéo theo quy mô bình quân dự án tăng lên
Bảng 2.3 Quy mô bình quân dự án FDI tại Thái Nguyên giai đoạn
Quy mô bình quân DA (triệu USD)
Tốc độ tăng QMBQ
dự án (triệu USD)
(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên)
Quy mô bình quân mỗi dự án của Tỉnh Thái Nguyên là 130,06 triệu USD caohơn 12,5 triệu USD giai đoạn trước có thể thấy rằng tỉnh Thái Nguyên đã thu hút đượcnhiều dự án có quy mô lớn Nhưng có điều đáng lưu ý là nếu loại trừ các dự án của tậpđoàn Samsung mà nhà đầu tư là Hàn Quốc có tổng số vốn đăng ki/dự án lớn còn lại dự
án của các nhà đầu tư đều có số vốn đầu tư thấp hơn rất nhiều so với con số 130,06triệu USD Nếu loại trừ các dự án của tập đoàn Samsung thì quy mô bình quân của các
dự án khác chỉ vào khoảng 7,8 triệu USD/dự án còn thấp hơn mức trung bình giai đoạntrước Qua các năm ta cũng có thể thấy đươc sự không đồng đều đó Năm 2012 quy
mô bình quân 1 dự án chỉ dạt 4,131 triệu USD Đến năm 2013 con số này đã tăng lên
là 161,04 triệu USD Qua 2 năm mà quy mô bình quân dự án tăng lên 39 lần tươngđương tăng 3798,3 % Nhưng sự tăng lên này chỉ tồn tại được 1 năm vì năm 2014 quy