1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện quế võ

63 380 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 608 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn : TS NGUYỄN THỊ THU THƯƠNG Sinh viên thực hiện : LÊ XUÂN HỒNG Lớp : TN13VQLKT Bắc Ninh, tháng 92015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tại Phòng Tài chínhKH huyện Quế Võ có sự kết hợp vận dụng giữa lý thuyết vào thực tế. Em đã nghiên cứu và tập hợp các tài liệu tại phòng để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình dưới sự giúp đỡ của tập thể cán bộ ban lãnh đạo và các cô, chú, anh , chị trong cơ quan. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Luật kinh tế cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doạnh Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Thương, người đã luôn tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và làm báo cáo. Em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị công tác tại phòng, đã tận tình giúp đỡ em có được những số liệu, những thông tin chính xác và đầy đủ để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành công tới toàn thể quý thầy cô giáo trường Trường Đại Học Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên và Ban Lãnh đạo, các cô chú, anh chị công tác tại Phòng Tài chínhKH huyện Quế Võ. Bắc Ninh, ngày 5 tháng 9 năm 2015 Sinh viên thực hiện Lê Xuân Hồng MỤC LỤC PHỤ BÌA i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ v LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu của đề tài 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH KH HUYỆN QUẾ VÕ 3 1.1.Tổng quan về Phòng Tài chínhKH huyện Quế Võ 3 1.2. Tình hình tổ chức bộ máy Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Quế Võ. 4 1.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quế Võ 4 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Quế Võ 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ 6 2.1. Cơ sở pháp lý trong quản lý ngân sách huyện 6 2.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quế Võ 6 2.2.1. Thực trạng chung về ngân sách nhà nước của huyện Quế Võ 6 2.2.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước của huyện Quế Võ 12 2.2.3. Kiểm soát chi và cam kết chi của huyện Quế Võ 32 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quế Võ 39 2.4.1. Kết quả đạt được 39 2.4.2. Hạn chế 40 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 42 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ 45 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ 45 3.1. Định hướng chung về quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quế Võ 45 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trên đại bàn huyện Quế Võ 46 3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ngân sách nhà nước huyện 46 3.2.2. Hoàn thiện công tác chấp hành ngân sách 48 3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác quyết toán ngân sách huyện 49 3.2.4. Phối hợp với kho bạc nhà nước, phát huy tối đa chức năng kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước 49 3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính ngân sách, không ngừng đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực 50 3.2.6. Đầu tư hiện đại hóa công nghệ phục vụ công tác quản lý ngân sách nhà nước 50 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ĐVSDNS : Đơn vị sử dụng ngân sách HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc Nhà nước KSC : Kiểm soát chi KTXH : Kinh tế xã hội NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Tình hình thu NSNN huyện Quế Võ qua các năm 20102013 11 Bảng 2.2: Chi ngân sách theo từng lĩnh vực 14 Bảng 2.3: Tình hình lập dự toán thu qua các năm 2010 – 2013 17 Bảng 2.4: Tình hình lập dự toán chi qua các năm 2010 – 2013 19 Bảng 2.5: Tình hình chấp hành thu NSNN huyện Quế Võ qua các năm 2010 – 2013 22 Bảng 2.6: Tình hình thực hiện thu NSNN huyện Quế Võ qua các năm 2010 – 2013 24 Bảng 2.7: Tình hình chấp hành chi NSNN huyện Quế Võ qua các năm 2010 – 2013 27 Bảng 2.8: Chi thường xuyên qua các năm 20102013 29 Bảng 2.9: Cơ cấu chi ngân sách huyện Quế Võ giai đoạn 20102013 30 Bảng 2.10: Tình hình chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ giai đoạn 20102013 37 Bảng 2.11: Tình hình KSC chi XDCB qua KBNN giai đoạn 20102013 40 Bảng 2.12: Tổng hợp tình hình kiểm soát chi NSNN giai đoạn 20102013 40 Sơ đồ: 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Quế Võ 7 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu ngân sách huyện Quế Võ 20102013 12 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi ngân sách huyện Quế Võ giai đoạn 20102013 14 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau nhiều năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho đất nước khởi sắc về mọi mặt. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngân sách nhà nước (NSNN) cũng ngày càng lớn mạnh và phát huy vai trò quan trọng trong việc tập trung nguồn tài lực đảm bảo duy trì sự tồn tại, cũng như mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời đó cũng là công cụ thiết yếu giúp Nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đáp ứng yêu cầu thiết thực về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta có rất nhiều quan tâm đến công tác quản lý NSNN, đặc biệt là ngân sách địa phương với xu hướng phân cấp ngày càng nhiều về quản lý kinh tế xã hội đi đôi với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho chính quyền cấp cơ sở. Điều đó cho thấy, để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch ngân sách thì quản lý NSNN và quản lý ngân sách địa phương (NSĐP) ở mỗi cấp, mỗi vùng là rất cần thiết. Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành NSNN, là công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện các chức năng, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.Thu NSNN huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh qua các năm liên tục tăng, bên cạnh đó chi NSNN cũng tăng lên qua các năm do chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư phát triển từ nguồn NSNN tăng nhanh. Công tác quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Quế Võ trong những năm qua đã có nhiều kết quả đáng khích lệ: phương thức và quy trình thu cải tiến được áp dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện địa phương, số thu được tập trung tương đối nhanh và đầy đủ vào NSNN, việc bố trí và quản lý chi ngân sách đã đạt hiệu quả nhất định góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Tuy nhiên trong quá trình quản lý ngân sách của huyện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định còn cần phải tiếp tục điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện.Cụ thể như: Công tác lập dự toán còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý theo dự toán được duyệt, trong năm còn điều chỉnh, bổ sung dự toán nhiều lần. Công tác chấp hành dự toán còn nhiều bất cập: Công tác quản lý thu ngân sách còn nhiều kẽ hở, nhận thức, phương thức quản lý một số khoản thu còn thiếu toàn diện, thiếu chặt chẽ dẫn đến bỏ sót nguồn thu, đối tượng nộp thuế tìm cách trốn thuế, trì hoãn nộp thuế. Công tác quản lý chi còn chưa chặt chẽ, chưa có quan điểm xử lý rõ ràng về các khoản chi sai quy định, chưa tập trung đúng mức về quản lý chi NSNN, cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện hành tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn những tồn tại, làm hạn chế hoạt động của NSNN. Công tác quyết toán là khâu quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức, các đơn vị sử dụng ngân sách còn có tư tưởng miễn cưỡng, đối phó trong việc hoàn thiện sổ sách, báo cáo phân tích quyết toán theo quy định. Vì vậy, tăng cường công tác quản lý NSNN huyện là một nhiệm vụ bức thiết của Đảng và chính quyền cấp huyện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiền và tài sản của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đồng thời tạo niềm tin trong nhân dân. Xuất phát từ thực tiễn công việc, là cán bộ quản lý tài chính của huyện, tác giả đã chọn vấn đề: “Tăng cường quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nêu lên thực trạng công tác quản lý NSNN tại huyện Quế Võ. Đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm góp phần củng cố tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quế Võ. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: công tác quản lý ngân sách nhà nước. Phạm vi nghiên cứu: công tác quản lý ngân sách nhà nước trong phạm vi huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, số liệu khảo sát, đánh giá trong giai đoạn 20102013. Tác giả đã lấy chỉ tiêu số thực hiện so với số dự toán để phản ánh kết quả quản lý NSNN huyện. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp, bao gồm: phương pháp khái quát hóa, thống kê, tổng hợp phân tích, so sánh, đánh giá dựa trên lý thuyết về NSNN, tình hình quản lý và số liệu thực tiễn về ngân sách huyện Quế Võ từ đó làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Giới thiệu về Phòng Tài chínhKH huyện Quế Võ. Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quế Võ. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quế Võ. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH KH HUYỆN QUẾ VÕ 1.1.Tổng quan về Phòng Tài chínhKH huyện Quế Võ Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Quế Võ là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND huyện, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện; có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, thị trấn, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật. Phòng Tài chính Kế hoạch có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính của Sở Tài chính, lĩnh vực kế hoạch, đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Với chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch còn thực hiện chức năng tham mưu giúp Huyện ủy, HĐND UBND huyện tham gia xây dựng chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước về tài chính ngân sách và điều hành thu chi NSNN trên địa bàn huyện, cụ thể với những nhiệm vụ sau: Quản lý thu chi ngân sách huyện, quản lý các đơn vị dự toán và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước. Quản lý ngân sách cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Quản lý Nhà nước về tài chính, các loại hình kinh tế theo sự phân cấp quản lý của tỉnh. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của Huyện ủy, UBND huyện, Sở Tài chính giao, Phòng Tài chínhKế hoạch huyện Quế Võ có trách nhiệm xây dựng quy chế hoạt động, làm việc, phân công nhiệm vụ cho lãnh đạo và cán bộ công chức của phòng phù hợp với tình hình tổ chức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đảm bảo đúng Luật ngân sách nhà nước đã ban hành nhằm làm tốt các chức năng quản lý về tài chính và tham mưu giúp HĐND huyện, UBND huyện về công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện.   1.2. Tình hình tổ chức bộ máy Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Quế Võ. Sơ Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Quế Võ Trưởng phòng: Phụ trách chung, công tác tổ chức và thi đua khen thưởng. Phó trưởng phòng: Là người giúp việc cho Trưởng phòng, thường xuyên trao đổi với Trưởng phòng để tổ chức điều hành hoạt động của cơ quan đạt hiệu quả. Quyết định các công việc được giao và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, cùng với Trưởng phòng bàn bạc thống nhất tham mưu cho UBND huyện về quản lý thu chi ngân sách nhà nước, quản lý giá cả, công sản và các lĩnh vực thuộc chức năng của phòng. Được ủy nhiệm giải quyết công việc của cơ quan khi Trưởng phòng vắng mặt. Các bộ phận chuyên môn: Giúp việc cho Trưởng phòng và các phó trưởng phòng, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của phòng, các bộ phận chuyên môn của phòng được phân công công việc cụ thể cho mỗi cán bộ công nhân viên. 1.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quế Võ 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Quế Võ 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Quế Võ là một huyện thuộc đồng bằng trung du Bắc Bộ, nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc Ninh, dọc theo Quốc lộ 18, cách thành phố Bắc Ninh khoảng 12 km về hướng Tây, cách Thủ đô Hà Nội 45km về phía Tây Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên là 154,85km¬¬¬2. Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp huyện Gia Bình và huyện Thuận Thành. Quế Võ có 3 con sông bao bọc (sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình) với 68 km đê trung ương và địa phương, 22 km Quốc lộ 18. Quế Võ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa đông thì khô và lạnh, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu trong mùa lạnh và hanh, nhiệt độ thấp, thường ít mưa, lượng mưa chỉ chiếm gần 20% tổng lượng mưa cả năm. Mùa hè thì nóng, ẩm, có mưa lũ từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình năm từ 1.500 1.700mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ trung bình năm từ 26 27oC, số giờ nắng từ 1.340 đến 1.800 giờ năm, độ ẩm không khí trung bình từ 80 85%. Nhìn chung, khí hậu rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng nên hệ thống cây trồng vật nuôi đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì sự thay đổi bất thường của khí hậu cũng gây khó khăn không ít cho phát triển sản xuất. Trong đó phải kể đến rét, sương muối ở mùa đông và mưa bão ở mùa mưa. 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Toàn huyện có 20 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là: 15.484,82 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 9.567,09 ha (đất sản xuất nông nghiệp 8.555,85 ha; đất lâm nghiệp 152,68 ha; đất nuôi trồng thủy sản 857,74 ha; đất nông nghiệp khác 0,82 ha); Đất phi nông nghiệp 5.757,95 ha (đất ở 1.744,72 ha; đất chyên dùng 2.775,84 ha); Đất chưa sử dụng 159,78 ha. Tổng số hộ toàn huyện 37.821 hộ, dân số 139.914 người; mật độ dân số 904 ngườikm2. Số người trong độ tuổi lao động là 99.905 người, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 80.395 người, lao động trong khu vực nhà nước 3.320 người. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ước đạt 10,75%, trong đó: khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 2,68%; Công nghiệpXDCB tăng 10%; Thương mại dịch vụ tăng 15,7%. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế như sau: Nông, lâm, ngư nghiệp 10,26%, Công nghiệp XDCB 61,09%, Thương mại dịch vụ 28,65%. Giá trị gia tăng bình quân đầu người 28,5 triệu đồng (giá hiện hành) bằng 1.357 USDngười. (Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội năm 2013 UBND huyện) CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ 2.1. Cơ sở pháp lý trong quản lý ngân sách huyện Quản lý NSNN cấp huyện (quận) được thực hiện trên cơ sở Luật NSNN số 012002QH11 ngày 16122002 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và các văn bản hướng dẫn luật: Nghị định 602003NĐCP ngày 0662003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tư 592003TTBTC ngày 2362003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 602003NĐCP ngày 0662003 của Chính phủ; các văn bản Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh.... Quyết định 1542010QĐUBND ngày 15122010 của UBND tỉnh Bắc Ninh nêu rõ từng nguồn thu, các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% (trong đó quy định chi tiết tỷ lệ % hưởng điều tiết của ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách xã, thị trấn). Quyết định 1532010QĐUBND ngày 15122010 của UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quy định cụ thể định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương áp dụng cho năm ngân sách 2011, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. 2.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quế Võ 2.2.1. Thực trạng chung về ngân sách nhà nước của huyện Quế Võ Về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 20102013 Những năm qua, Huyện Quế Võ thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh chung của kinh tế khu vực và thế giới vẫn đang trong quá trình phục hồi chậm, kinh tế trong nước có nhiều mặt chuyển biến tích cực, tình hình lạm phát cơ bản được kiềm chế song kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định, còn những phát sinh ngoài dự báo. Song với sự đồng thuận và quyết tâm cao của cán bộ, nhân dân trong huyện, sự lãnh, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban ngành tỉnh, kinh tế huyện Quế Võ vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu giá trị kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu NSNN trên địa bàn huyện liên tục tăng, đặc biệt trong những năm gần đây. Thu NSĐP không những đáp ứng được những nhiệm vụ chi thiết yếu cho bộ máy quản lý nhà nước, chi sự nghiệp kinh tế, chi cho giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng, bổ sung cân đối ngân sách xã mà còn dành một phần cho nhu cầu chi đầu tư phát triển. Qua bảng 2.1, thu NSNN trên địa bàn huyện Quế Võ chủ yếu là các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí. Số thu từ thuế từ 23,1% (25.395 triệu đồng) trong tổng thu cân đối NSNN tăng lên đến 71,7% (72.506 triệu đồng) tổng số thu cân đối NSNN. Thu từ thuế chủ yếu là thuế CTN: Thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế tài nguyên. Các đối tượng nộp thuế hàng năm chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể. Thu thuế từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng qua các năm. Thu từ phí, lệ phí cũng tăng qua các năm, chiếm 12,9% tổng thu cân đối NSNN năm 2010 và đến năm 2013 chiếm 21,7% thu cân đối NSNN. Thu từ phí, lệ phí, lệ phí trước bạ tăng qua các năm, chủ yếu là ở chỉ tiêu thu lệ phí trước bạ. Điều này chứng tỏ, kinh tế suy thoái nhưng đời sống nhân dân vẫn tăng nhu cầu chi tiêu về các loại xe máy, ô tô .   Bảng 2.1: Tình hình thu NSNN huyện Quế Võ qua các năm 20102013 Đơn vị tính: Triệu đồng NỘI DUNG Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TỔNG SỐ THU TRÊN ĐỊA BÀN (A+B) 113.187 88.897 82.685 114.223 A.Thu cân đối NSNN 109.709 84.656 70.131 101.070 I. Các khoản thu từ thuế 25.395 34.745 41.832 72.506 II. Các khoản thu phí và lệ phí 14.111 15.394 16.465 21.968 III. Các khoản thu khác 70.203 34.517 11.835 6.610 B.Các khoản thu để lại chi quản lý qua ngân sách 3.478 4.241 12.554 13.139 TỔNG THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 217.707 226.577 275.317 372.022 A.Tổng thu cân đối ngân sách 214.229 222.336 262.763 358.883 1.Các khoản thu NSĐP hưởng 100% 27.233 12.842 11.093 14.962 2.Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 19.674 16.793 23.216 35.081 3.Thu kết dư ngân sách năm trước 1,36 793 7.027 4.Thu chuyển nguồn từ NS năm trước sang 1.997 8.751 11.176 7.516 5.Thu bổ sung ngân sách cấp trên 165.324 183.949 216.485 294.297 B.Các khoản thu để lại chi quản lý qua ngân sách 3.478 4.241 12.554 13.139 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Quế Võ) Thu NSĐP của huyện Quế Võ tăng dần qua các năm, từ 217.707 triệu đồng đến 372.022 triệu đồng. Tổng số thu năm 2011 tăng so với 2010 là 8.870 triệu đồng (bằng 104,1% so với năm 2010), năm 2012 tăng so với 2011 là 48.739 triệu đồng (bằng 121,5% so với năm 2011); năm 2013 tăng so với 2012 là 96.708 triệu đồng (bằng 135,1% so với 2012). Trong đó thu cân đối ngân sách chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu và năm sau tăng so với năm trước. Cụ thể: Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 8.107 triệu đồng, bằng 103,8%; Năm 2012 tăng so với 2011 là 40.427 triệu đồng, bằng 118,2% so với năm 2011; Năm 2013 tăng so với 2012 là 96.553 triệu đồng, tương ứng bằng 136,7% so với năm 2012. Những năm qua cơ cấu nguồn thu cũng có nhiều thay đổi. Thể hiện trên biểu đồ 2.1, huyện Quế Võ là huyện có nguồn thu thấp, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu, nhất là thu bổ sung cân đối. Như vậy nguồn thu ngân sách của huyện thiếu tính bền vững. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu ngân sách huyện Quế Võ 20102013 Những khoản thu NSĐP hưởng 100% giảm qua các năm, cụ thể năm 2010 chiếm 12,5% đến năm 2012 và 2013 chỉ chiếm 4% tổng số thu. Nguyên nhân những năm 2010, 2011 huyện tập trung thu tiền sử dụng đất và thu đất đấu giá tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng đạt và vượt dự toán, những năm tiếp theo hoạt động của thị trường bất động sản trầm lắng khiến các dự án thu tiền sử dụng đất và đấu giá đất tạo vốn không thực hiện được theo kế hoạch. Đây là khoản thu không thường xuyên, nếu loại trừ khoản thu này, thì nguồn thu NSĐP hưởng 100% trong cơ cấu thu tương đối ổn định. Các khoản thu hưởng theo tỷ lệ % của huyện Quế Võ cũng biến động giảm nhẹ vào năm 2011 và tăng dần ở các năm 2012, 2013. Thu bổ sung ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu và ít biến động. Năm 2010 thu bổ sung ngân sách cấp trên chiếm 75,9%, năm 2011 tăng lên đến 81,2% do năm 2011 là năm đầu thời kỳ ổn định áp dụng quy định mới về tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương giai đoạn 20112015, các năm sau thu bổ sung ngân sách cấp trên chiếm 79% tổng số thu. Trong đó, thu bổ sung cân đối năm 2010 là 50.718 triệu đồng, năm 2011 là 145.421 triệu đồng, bằng 286,7% so với năm 2010, năm 2012 vẫn ổn định bằng số thu 145.421 triệu đồng năm 2011, chỉ đến năm 2013 ngân sách tỉnh cấp thêm khoản điều hòa chi thường xuyên do số thu đạt thấp cộng vào thu cân đối nên thu bổ sung cân đối năm 2013 của huyện Quế Võ là 168.254 triệu đồng. Thu bổ sung có mục tiêu năm 2010 là 114.606 triệu đồng, năm 2011 là 38.528 triệu đồng, năm 2012 là 71.064 triệu đồng, năm 2013 là 126.063 triệu đồng. Nguồn thu này năm 2013 tăng mạnh là do trong năm tiếp nhận nguồn kinh phí mục tiêu thực hiện chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh. Về chi NSNN cấp huyện trên địa bàn giai đoạn 2010 2013 Ngân sách huyện những năm qua đã tập trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu các khoản chi sự nghiệp trên các lĩnh vực, chi cho bộ máy quản lý hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối ngân sách xã, thị trấn. Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ phát triển sản xuất, đảm bảo các chính sách giáo dục đào tạo, an sinh xã hội.... Qua bảng 2.2 ta thấy tổng chi ngân sách huyện trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt. Năm 2011, tổng chi ngân sách huyện thực hiện 225.784 triệu đồng, bằng 103,7% so với năm 2010; Năm 2012, tổng chi ngân sách huyện thực hiện 268.289 triệu đồng, bằng 118,8% so với năm 2011; Năm 2013 tổng chi ngân sách huyện thực hiện 363.173 triệu đồng, bằng 135,4% so với năm 2012. Bảng 2.2: Chi ngân sách theo từng lĩnh vực Đơn vị tính: Triệu đồng TT NỘI DUNG CHI Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TH TH11TH10 TH TH12TH11 TH TH13TH12 Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ % TỔNG SỐ 217.705 225.784 8.079 103,7% 268.289 42.506 118,8% 363.173 95.473 135,4% A Chi cân đối ngân sách 172.025 188.345 16.319 109,5% 210.132 21.787 111,6% 298.150 88.019 141,9% I Chi đầu tư phát triển 28.320 20.774 (7.547) 73,4% 10.834 (9.940) 52,2% 39.437 28.603 364,0% II Chi thường xuyên 113.683 156.395 42.712 137,6% 191.781 35.386 122,6% 235.090 43.309 122,6% III Chi chuyển nguồn 8.751 11.176 2.424 127,7% 7.516 (3.659) 67,3% 23.623 16.106 314,3% B Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi QLQNS 3.478 3.566 88 102,5% 11.872 8.306 332,9% 13.718 1.846 115,5% C Chi bổ sung cho NS cấp dưới 42.202 33.850 (8.352) 80,2% 45.697 11.847 135,0% 51.305 5.608 112,3% I Bổ sung cân đối 9.574 24.155 14.581 252,3% 24.155 100,0% 29.884 5.729 123,7% II Bổ sung có mục tiêu 32.628 9.695 (22.933) 29,7% 21.542 11.847 222,2% 21.421 (121) 99,4% D Chi nộp NS cấp trên 24 589 (Nguồn: Phòng Tài chínhKế hoạch huyện Quế Võ) Chi cân đối ngân sách huyện gồm có chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Chi thường xuyên tăng qua các năm 2010 2013, năm 2011 tăng 42,712 triệu đồng (tăng 37,6%) so với 2010; năm 2012 tăng 35.386 triệu đồng (tăng 22,6%) so với năm 2011; năm 2013 tăng 40.450 triệu đồng (tăng 21,1%) so với năm 2012, tăng chủ yếu ở lĩnh vực chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp y tế, đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế. Chi đầu tư phát triển ngân sách huyện tăng giảm không ổn định qua các năm do một phần từ nguồn thu tiền sử dụng đất và đất đấu giá tạo vốn đáp ứng cho nhiệm vụ chi này của huyện không ổn định. Năm 2010 và 2011 huyện số thu tiền sử dụng đất vào ngân sách huyện theo kế hoạch nên chi đầu tư phát triển tăng, năm 2012 và 2013 do ảnh hưởng chung, tình hình thị trường bất động sản trở nên trầm lắng, các dự án đất của huyện giao kế hoạch vào cuối năm. Năm 2010 chi đầu tư phát triển thực hiện 28.320 triệu đồng, năm 2011 thực hiện 20.774 triệu đồng (bằng 73,4% so với năm 2010), năm 2012 là 10.834 triệu đồng (bằng 52,2% so với năm 2011), đến năm 2013 thực hiện 39.437 triệu đồng (bằng 364% so với năm 2012). Nhìn chung chi ngân sách huyện giai đoạn 20102013 đã đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ của HĐND huyện. Chi đầu tư phát triển ưu tiên bố trí cho các công trình trọng điểm, công trình chuyển tiếp tạo động lực dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện. Chi thường xuyên ngân sách đã đảm bảo điều hành theo dự toán được duyệt, theo định mức và chính sách; đảm bảo kinh phí cho các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; các nhiệm vụ chi phát sinh đều được báo cáo và được HĐND huyện phê chuẩn; kịp thời xử lý các loại dịch bệnh; bố trí kinh phí kịp thời trong phòng chống ngập úng, lụt bão, hỗ trợ thiên tai, rét đậm, rét hại; việc quản lý đất đai, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường được duy trì; bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp theo Nghị quyết số 1642010NQHĐND16 ngày 0872010 của HĐND tỉnh.... 2.2.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước của huyện Quế Võ Quản lý NSNN huyện là quản lý toàn bộ các khoản thu, nhiệm vụ chi NSNN huyện hàng năm qua các khâu: Lập dự toán ngân sách huyện; Chấp hành dự toán NSNN huyện; Quyết toán NSNN huyện. 2.2.2.1. Công tác lập dự toán Phòng Tài chính Kế hoạch huyện là cơ quan tham mưu trong công tác lập và phân bổ dự toán trên địa bàn huyện. Huyện Quế Võ thực hiện lập dự toán theo phương pháp truyền thống, lập hàng năm và theo quy trình từ dưới lên. Lập dự toán thu ngân sách huyện Trong những năm qua, dự toán thu được lập căn cứ những quy định phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu, thực trạng thu ngân sách các năm trước, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ... do cơ quan có thẩm quyền thông báo; căn cứ Luật NSNN và các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh nhằm thu đúng, đầy đủ các khoản thu. Tuy nhiên, chất lượng công tác thu chưa được đảm bảo dẫn đến công tác chấp hành dự toán thu chưa đạt hiệu quả cao. Dựa vào bảng số liệu 2.3, ta thấy công tác lập dự toán của huyện tăng thu hàng năm từ 19% đến 24,4%. Năm 2011 tổng dự toán thu ngân sách tăng so với năm 2010 là 29.811 triệu đồng, số tương đối là 19%. Năm 2012 tổng dự toán thu tăng so với 2011 là 41.011 triệu đồng (tăng 22% so với năm 2011). Năm 2013 tổng dự toán thu tăng so với năm 2012 là 55.490 triệu đồng, số tương đối là 24,4%. Số dự toán tăng chủ yếu là thu bổ sung ngân sách cấp trên: năm 2011 tăng so với năm 2010 là 23.003 triệu đồng (trong đó thu bổ sung cân đối tăng 94.703 triệu đồng, thu bổ sung có mục tiêu giảm so với năm 2010 là 71.700 triệu đồng, do năm 2011 là năm giao dự toán ổn định của giai đoạn 20112015, các nhiệm vụ chi đã tính trong dự toán giao, ngân sách tỉnh chỉ bổ sung có mục tiêu kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí 3.483 triệu đồng). Năm 2012, số thu bổ sung cân đối vẫn ổn định như năm 2011, thu bổ sung có mục tiêu tăng 31.934 triệu đồng. Năm 2013, số thu bổ sung cân đối tăng 22.833 triệu đồng do ngân sách tỉnh xem xét cấp bổ sung điều hòa chi thường xuyên cho huyện có số thu điều tiết ngân sách đạt thấp. Nguồn thu ngân sách huyện hưởng theo phân cấp chỉ chiếm 15% đến 19% trong tổng dự toán thu và tăng qua các năm. Tăng từ nguồn thu này chủ yếu là tăng từ thu lệ phí trước bạ, thu thuế công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh, thu tiền thuê đất. Các khoản thu về nhà đất thì chủ yếu là thu tiền sử dụng đất và đấu giá đất tạo vốn. Tuy nhiên các khoản thu này những năm 20112013 không thực hiện được theo dự toán giao do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh đó các khoản thu khác trong năm phát sinh cao nhưng khi lập dự toán lại thiếu cơ sở tính toán Bảng 2.3: Tình hình lập dự toán thu qua các năm 2010 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng NỘI DUNG THU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dự toán DT 2011DT 2010 Dự toán DT 2012DT 2011 Dự toán DT 2013DT 2012 Số tuyệt đối Tỷ lệ Số tuyệt đối Tỷ lệ Số tuyệt đối Tỷ lệ THU NGÂN SÁCH HUYỆN 156.866 186.677 29.811 119,0% 227.688 41.011 122,0% 283.178 55.490 124,4% I Thu ngân sách huyện hưởng theo phân cấp 23.187 35.696 12.509 154,0% 39.565 3.869 110,8% 48.749 9.184 123,2% 1 Các khoản thu NS huyện hưởng 100% 6.635 9.834 3.199 148,2% 13.785 3.951 140,2% 13.931 146 101,1% 2 Các khoản thu NS huyện hưởng theo tỷ lệ% 16.552 25.862 9.310 156,2% 25.780 (81) 99,7% 34.818 9.038 135,1% II Bổ sung từ NS cấp tỉnh 125.901 148.904 23.003 118,3% 180.838 31.934 121,4% 225.029 44.191 124,4% 1 Bổ sung cân đối 50.718 145.421 94.703 286,7% 145.421 100,0% 168.254 22.833 115,7% 2 Bổ sung mục tiêu 75.183 3.483 (71.700) 4,6% 35.417 31.934 1016,9% 56.775 21.358 160,3% III Thu chuyển nguồn IV Thu kết dư ngân sách V Các khoản thu để lại chi QL qua NSNN 7.778 2.077 (5.701) 26,7% 7.285 5.208 350,7% 9.400 2.115 129,0% (Nguồn: Dự toán thu NSNN huyện Quế Võ năm 20102013, Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Quế Võ) Qua việc phân tích trên cho thấy về cơ bản huyện Quế Võ lập dự toán thu theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn có liên quan; tuy nhiên việc lập dự toán thu còn hạn chế đó là chưa tính toán được hết khả năng thu ngân sách thực tế của một số khoản trên địa bàn huyện, thể hiện có những chỉ tiêu thực hiện đạt trên 1000% so với dự toán và có những chỉ tiêu đạt thấp chỉ bằng 11,9% dự toán giao. Do vậy cần xem xét các căn cứ khi lập dự toán thu ngân sách cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ phân tích các chỉ tiêu, cơ sở tính toán để lập dự toán thu NSNN hàng năm. Lập dự toán chi NSNN huyện Dự toán chi NSNN huyện Quế Võ do Phòng Tài chính kế hoạch huyện tổng hợp và lập dự toán chi. Quy trình này cũng giống với quy trình lập dự toán thu NSNN huyện. Căn cứ số kiểm tra về dự toán, kết quả thực hiện dự toán chi ngân sách các năm trước, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch, những chỉ tiêu phản ánh quy mô, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế xã hội, tự nhiên của từng vùng do cơ quan có thẩm quyền thông báo; căn cứ Luật NSNN, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định làm cơ sở dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm. Đối với dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản, khi xây dựng kế hoạch vốn hàng năm cần bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên: các công trình quyết toán hoàn thành còn thiếu vốn, các công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng chờ quyết toán, các công trình chuyển tiếp, các công trình cấp bách trọng điểm khi đầu tư xây dựng mới. Định mức phân bổ các khoản chi: chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo; chi sự nghiệp y tế; chi đảm bảo xã hội; chi sự nghiệp văn hóa thể thao, phát thanh truyền hình; chi quốc phòng, an ninh.... được quy định rõ trong quyết định số 1532010QĐUBND ngày 10.12.2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh (Phụ lục 02). Bảng 2.4: Tình hình lập dự toán chi qua các năm 2010 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng NỘI DUNG Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dự toán DT 2011DT 2010 Dự toán DT 2012DT 2011 Dự toán DT 2013DT 2012 Số tuyệt đối Tỷ lệ Số tuyệt đối Tỷ lệ Số tuyệt đối Tỷ lệ TỔNG CHI NSH 151.866 186.677 34.811 122,9% 227.688 41.011 122,0% 283.178 55.490 124,4% A Chi cân đối ngân sách 125.111 156.962 31.851 125,5% 187.176 30.214 119,2% 225.577 38.401 120,5% I Chi đầu tư phát triển 10.822 10.170 (652) 94,0% 9.630 (540) 94,7% 8.760 (870) 91,0% II Chi thường xuyên 98.365 137.993 39.628 140,3% 165.855 27.862 120,2% 206.442 40.587 124,5% III Dự phòng 2.750 4.108 1.358 149,4% 4.708 600 114,6% 4.884 176 103,7% IV Tiết kiệm 10% 1.174 3.441 2.267 293,1% 4.363 922 126,8% 5.491 1.128 125,9% V Chi thực hiện CCTL 1.250 1.250 (1.250) 0,0% VI Chi CTMT tỉnh bổ sung 12.000 (12.000) 2.620 2.620 0,0% B Chi từ nguồn thu để lại đơn vị quản lý qua NS 2.778 2.077 (701) 74,8% 7.285 5.208 350,7% 9.400 2.115 129,0% C Chi bổ sung NS cấp dưới 23.977 27.638 3.661 115,3% 33.227 5.589 120,2% 48.201 14.974 145,1% (Nguồn: Dự toán thu NSNN huyện Quế Võ năm 20102013, Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Quế Võ) Nhìn chung công tác lập dự toán chi ngân sách trong những năm vừa qua của huyện Quế Võ đã thực hiện đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn có liên quan về quy trình và thời gian lập dự toán. Tổng dự toán chi tăng qua các năm, năm 2011 bằng 123,3% so với năm 2010, năm 2012 bằng 122% so với năm 2011 và năm 2013 bằng 124,4% so với năm 2012. Có thể thấy dự toán chi các năm tăng đồng đều, số tăng chủ yếu từ chi cân đối ngân sách. Năm 2011 tổng dự toán chi tăng so với năm 2010 là 35.311 triệu đồng trong đó chi trong cân đối tăng 32.351 triệu đồng; năm 2012 tổng dự toán chi tăng so với năm 2011 là 41.011 triệu đồng trong đó chi trong cân đối ngân sách tăng 30.214 triệu đồng; năm 2013 tổng dự toán chi tăng so với năm 2013 là 55.490 triệu đồng trong đó chi cân đối ngân sách tăng 38.401 triệu đồng. Chi trong cân đối lại chủ yếu tăng ở chi thường xuyên, chi đầu tư tăng nhẹ qua các năm. Tuy nhiên trong khi xây dựng dự toán, các đơn vị dự toán cấp huyện và UBND các xã, thị trấn chưa tính toán đầy đủ các nội dung chi trong năm. Chính vì vậy số liệu xây dựng dự toán thường khó thực hiện được trong năm. Hơn nữa theo quy định thời gian lập dự toán đối với các cơ quan, đơn vị dự toán, UBND các xã, thị trấn được thực hiện vào tháng 6 hàng năm; vì vậy một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa hình dung rõ các nhiệm vụ chi cho năm sau, nhất là những nhiệm vụ phải triển khai theo các văn bản chỉ đạo và chế độ bổ sung của Chính phủ và các ngành cấp trên được ban hành sau thời gian lập dự toán, dẫn đến công tác lập dự toán chưa xác thực, trong năm thực hiện thường phá vỡ dự toán giao. 2.2.2.2. Thực hiện ngân sách nhà nước Hàng năm, huyện Quế Võ tổ chức chấp hành dự toán ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật NSNN, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, các văn bản cụ thể hoá của UBND tỉnh Bắc Ninh. Công tác quản lý điều hành ngân sách đã bám sát dự toán được Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt. Về chấp hành thu NSNN trên địa bàn huyện: Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao, Chi cục Thuế, Phòng Tài chínhKế hoạch, các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức thu, nộp ngân sách hàng năm. Căn cứ số liệu báo cáo của các cơ quan chức năng hàng tháng, hàng quý về tiến độ thực hiện dự toán thu trong năm, chủ tịch UBND huyện có giải pháp đôn đốc các cơ quan thu hoàn thành đạt và vượt dự toán thu ngân sách hàng năm. Tại huyện Quế Võ, các cấp chính quyền địa phương và cơ quan thuế đã chú trọng đến việc mở các kênh thông tin đến các đối tượng và doanh nghiệp, tổ chức uỷ nhiệm thu đối với các khoản thu tại xã, hạn chế thất thu ngân sách trên địa bàn huyện. Chi cục Thuế huyện căn cứ quyết định giao dự toán thu của UBND huyện hàng năm, lập kế hoạch, sổ bộ thu giao cán bộ thu để đôn đốc thực hiện thu nộp KBNN trong từng tháng, quý. Chi cục Thuế huyện chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thường xuyên có sự phối hợp với các đội quản lý thu để kiểm tra các trường hợp nghỉ, bỏ kinh doanh, làm thủ tục đóng mã số thuế theo quy định; công tác đăng ký thuế và cấp mã số thuế được thực hiện kịp thời theo quy trình quản lý; tuyên truyền, phổ biến ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sử dụng phần mềm hỗ trợ công tác kê khai thuế, hướng dẫn người nộp thuế chuẩn bị các điều kiện để thực hiện kê khai thuế điện tử; tổ chức kiểm tra hồ sơ kê khai thuế tại bàn hàng tháng và tổ chức kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo kế hoạch. Đồng thời tăng cường đôn đốc và phối hợp các cơ quan, ban ngành thực hiện các biện pháp thu nợ thuế như: thông báo nợ thuế; nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để đề xuất biện pháp cụ thể, phù hợp với từng đối tượng nợ thuế hay cưỡng chế thu nợ. UBND các xã, thị trấn căn cứ Nghị quyết HĐND cấp xã giao dự toán thu để ban hành quyết định giao nhiệm vụ thu NSNN và tổ chức thực hiện thu tại xã, thị trấn. Đối với KBNN huyện, đây là là nhiệm vụ trọng tâm, tất cả các khoản thu phải được nộp vào NSNN và tài khoản tiền gửi hợp pháp khác tại KBNN và phải được kho bạc kiểm soát nguồn thu, hướng dẫn đơn vị, địa phương hạch toán đúng theo mục lục ngân sách nhằm phản ánh trung thực nguồn thu tại địa phương, đơn vị đó. Cuối mỗi tháng KBNN cung cấp số liệu báo cáo thu gửi Chi cục Thuế và Phòng Tài chính Kế hoạch. Phòng Tài chính Kế hoạch tổng hợp, phân tích báo cáo thu NSNN hàng tháng gửi UBND huyện, Sở Tài chính; đồng thời hàng quý có nhiệm vụ trình UBND huyện kết quả thực hiện thu NSNN quý này, kế hoạch thu NSNN quý sau để báo cáo Thường trực Huyện ủy, thường trực HĐND huyện biết, có hướng chỉ đạo nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu trong năm đạt và vượt dự toán giao. Bảng 2.5: Tình hình chấp hành thu NSNN huyện Quế Võ qua các năm 2010 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng TT NỘI DUNG THU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dự toán Thực hiện TH DT Dự toán Thực hiện TH DT Dự toán Thực hiện TH DT Dự toán Thực hiện TH DT Số tuyệt đối Tỷ lệ Số tuyệt đối Tỷ lệ Số tuyệt đối Tỷ lệ Số tuyệt đối Tỷ lệ THU NGÂN SÁCH HUYỆN 156.866 217.706 60.840 138,8% 186.677 226.577 39.900 121,4% 227.688 275.317 47.629 120,9% 283.178 372.022 88.844 131,4% I Thu NSH hưởng theo phân cấp 23.187 46.907 23.720 202,3% 35.696 29.635 (6.061) 83,0% 39.565 34.309 (5.256) 86,7% 48.749 50.043 1.294 102,7% 1 Các khoản thu NS huyện hưởng 100% 6.635 27.233 20.598 410,4% 9.834 12.842 3.008 130,6% 13.785 11.093 (2.692) 80,5% 13.931 14.962 1.031 107,4% 2 Các khoản thu NSH hưởng theo tỷ lệ% 16.552 19.674 3.122 118,9% 25.862 16.793 (9.069) 64,9% 25.780 23.216 (2.564) 90,1% 34.818 35.081 263 100,8% II Bổ sung từ NST 125.901 165.324 39.423 131,3% 148.904 183.949 35.045 123,5% 180.838 216.485 35.647 119,7% 225.029 294.297 69.268 130,8% 1 Bổ sung cân đối 50.718 50.718 100,0% 145.421 145.421 100,0% 145.421 145.421 100,0% 168.254 168.254 100,0% 2 Bổ sung mục tiêu 75.183 114.606 39.423 152,4% 3.483 38.528 35.045 1106,2% 35.417 71.064 35.647 200,6% 56.775 126.043 69.268 222,0% III Thu chuyển nguồn 1.997 1.997 8.751 8.751 11.176 11.176 7.516 7.516 IV Thu kết dư 1,36 1,36 793 793 7.027 7.027 V Thu để lại chi QL qua NSNN 7.778 3.478 (4.300) 44,7% 2.077 4.241 2.164 204,2% 7.285 12.554 5.269 172,3% 9.400 13.139 3.739 139,8% (Nguồn: Phòng Tài chínhKế hoạch huyện Quế Võ) Trong thời gian qua thu NSNN trên địa bàn huyện đạt và vượt so với dự toán giao. Theo bảng số liệu 2.5, tổng thu ngân sách huyện năm 2010 có số thực hiện tăng so với số dự toán là 60.840 triệu đồng (tăng 38,8%), năm 2011 tăng 39.900 triệu đồng (tăng 21,4%), năm 2012 tăng 47.629 triệu đồng (tăng 20,9%) và năm 2013 tăng 88.846 triệu đồng (tăng 31,4%). Tăng thu chủ yếu là tăng từ các khoản thu bổ sung ngân sách cấp tỉnh trong đó thu bổ sung cân đối năm nào cũng đạt 100% dự toán giao, thu bổ sung mục tiêu các năm đều vượt dự toán do khi lập dự toán, cơ quan tài chính không tính toán hết chỉ tiêu bổ sung có mục tiêu sẽ được cấp do chính sách chế độ mới ban hành sau thời gian lập dự toán. Các khoản thu ngân sách huyện hưởng theo phân cấp tăng thu ở năm 2010 là 23.720 triệu đồng so với dự toán giao (tăng 102,3%), tuy nhiên các năm 2011, 2012 chỉ tiêu thu này không đạt dự toán ( năm 2011 thu điều tiết các khoản ngân sách huyện hưởng theo tỷ lệ % chỉ bằng 64,9% dự toán; năm 2012 thu điều tiết NSH hưởng 100% chỉ bằng 80,5% dự toán và thu điều tiết NSH hưởng theo tỷ lệ % bằng 90,1% dự toán). Năm 2013 thu ngân sách huyện hưởng theo phân cấp tăng 1.727 triệu đồng (tăng 3,5% so với dự toán). Chi tiết các khoản thu NSNN trên địa bàn huyện (không kể thu bổ sung ngân sách cấp trên) được thể hiện tại bảng số liệu 2.6. Theo đó tổng số thu NSNN trên địa bàn của huyện qua các năm không đạt dự toán giao do huyện xây dựng kế hoạch ở chỉ tiêu thu tiền đất cao, nhưng bắt đầu từ năm 2011 thu từ chỉ tiêu nay nộp NSNN giảm dần và các năm 2012, 2013 khó thực hiện được. Đồng thời do ảnh hưởng của nền kinh tế, thị trường bất động sản trở lên trầm lắng, các hoạt động giao dịch bất động sản giảm chủ yếu là cho, tặng dẫn đến thu ở chỉ tiêu thu thuế cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản và thu lệ phí trước bạ nhà đất giảm qua các năm. Bảng 2.6: Tình hình thực hiện thu NSNN huyện Quế Võ qua các năm 2010 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng NỘI DUNG Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dự toán Thực hiện TH DT Dự toán Thực hiện TH DT Dự toán Thực hiện TH DT Dự toán Thực hiện TH DT A TỔNG SỐ THU TRÊN ĐỊA BÀN 119.585 113.187 94,6% 98.509 88.897 90,2% 82.925 82.685 99,7% 96.215 114.223 118,7% I Số thu điều tiết để chi thường xuyên 35.285 48.677 138,0% 47.109 57.541 122,1% 66.525 70.443 105,9% 80.655 107.169 132,9% 1 Số thu CTNDV NQD Cục Thuế thu 9.000 9.895 109,9% 12.030 13.178 109,5% 17.088 19.566 114,5% 29.563 43.876 148,4% 2 Số giao huyện thu 26.285 38.782 147,5% 35.079 44.363 126,5% 49.437 50.877 102,9% 51.092 63.294 123,9% Thu từ DNNN 14 17 39 Thuế CTN dịch vụ NQD 10.200 10.420 102,2% 14.000 12.385 88,5% 15.000 14.238 94,9% 18.000 20.488 113,8% Thuế nhà đất 1.450 1.713 118,1% 2.300 2.320 100,9% Thuế SD đất phi NN 1.700 2.618 154,0% 2.200 2.530 115,0% Thuế bảo vệ môi trường 624 450 Lệ phí trước bạ 5.300 12.639 238,5% 9.500 13.005 136,9% 13.500 9.938 73,6% 14.100 14.020 99,4% Phí và lệ phí 1.293 1.472 113,8% 1.342 2.389 178,0% 7.400 6.527 88,2% 6.600 7.948 120,4% Thuế thu nhập cá nhân 1.000 3.366 336,6% 2.900 6.848 236,1% 7.000 4.769 68,1% 3.600 5.123 142,3% Thu tiền thuê đất 250 564 225,4% 550 721 131,0% 300 704 234,7% 600 676 112,7% Thu quỹ đất công ích, HLCS 4.867 2.586 53,1% 2.802 1.976 70,5% 2.802 1.467 52,4% 1.742 1.445 83,0% Thu khác 1.925 6.022 312,8% 1.685 4.705 279,2% 1.735 9.976 575,0% 4.250 10.574 248,8% II Số thu điều tiết để chi ĐTPT 84.300 64.510 76,5% 51.400 31.356 61,0% 16.400 12.242 74,6% 15.560 7.053 45,3% Thu đóng góp XDHT + đền bù đất 21.300 29.387 138,0% 21.400 9.977 46,6% 6.400 8.176 127,7% 5.560 6.460 116,2% Tiền sử dụng đất 23.000 23.821 103,6% 18.000 48 0,3% 10.000 2.243 22,4% 5.000 593 11,9% Thu từ đấu giá quyền sử dụng đất 40.000 11.302 28,3% 12.000 21.331 177,8% 1.823 5.000 0,0% (Nguồn: Phòng Tài chínhKế hoạch huyện Quế Võ) Nếu loại trừ khoản thu không thường xuyên là thu tiền sử dụng đất, tổng thu NSNN trên địa bàn vẫn tăng. Nếu xét số quyết toán, tổng thu NSNN trên địa bàn của huyện năm sau đều cao hơn năm trước Về chấp hành chi NSNN trên địa bàn huyện Sau khi HĐND huyện phê chuẩn dự toán ngân sách hàng năm, UBND huyện Quế Võ thực hiện phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn. Chi ngân sách huyện gồm có chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Cơ quan quản lý kiểm soát chi cấp huyện là Phòng Tài chính Kế hoạch và KBNN huyện. Thông qua bảng số liệu 2.7, chúng ta có thể thấy tổng chi ngân sách cấp huyện trong những năm gần đây tăng rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước và thường vượt dự toán đề ra. • Chi đầu tư xây dựng cơ bản Chi đầu tư xây dựng cơ bản là các khoản chi xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, cơ sở vật chất do huyện quản lý. Đây là khoản chi mang tính tích lũy nhằm từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật của địa phương tạo ra nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Trong những năm 2010 2013, các cấp, các ngành, UBND các xã, thị trấn đã có nhiều cố gắng trong quản lý, tích cực triển khai nguồn thu cho ngân sách, có ý thức tiết kiệm chi tiêu dành nguồn lực cho đầu tư phát triển. Qua bảng số liệu 2.7 có thể thấy, chi đầu tư phát triển qua các năm đều đạt và vượt dự toán đề ra (chỉ có năm 2012 một công trình tạm ứng vốn chưa đủ hồ sơ quyết toán được chuyển nguồn tạm ứng sang quyết toán vào năm 2013). Nếu so sánh số quyết toán qua các năm có thể thấy quyết toán chi năm sau thấp hơn năm trước, nhất là ở chỉ tiêu chi đầu tư phát triển khác. Bảng 2.7: Tình hình chấp hành chi NSNN huyện Quế Võ qua các năm 2010 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng NỘI DUNG Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dự toán Thực hiện TH DT Dự toán Thực hiện TH DT Dự toán Thực hiện TH DT Dự toán Thực hiện TH DT TỔNG SỐ (A+B+C+D) 151.366 217.705 143,8% 186.677 225.785 120,9% 227.688 268.289 117,8% 283.178 363.732 128,4% A Chi cân đối ngân sách 124.611 172.025 138,0% 156.962 188.345 120,0% 187.176 210.131 112,3% 225.577 298.709 132,4% I Chi đầu tư phát triển 10.822 28.320 261,7% 10.170 20.774 204,3% 9.630 10.834 112,5% 8.760 39.996 456,6% II Chi thường xuyên 98.365 113.683 115,6% 137.993 156.395 113,3% 165.855 191.781 115,6% 206.442 235.090 113,9% III Dự phòng 2.750 0,0% 4.108 0,0% 4.708 0,0% 4.884 0,0% IV Chi thực hiện CCTL 1.250 V Chi CTMT tỉnh bổ sung 12.000 21.271 VI Chi chuyển nguồn 8.751 11.176 7.516 23.623 VII Tăng thu DK chưa phân 2.620 0,0% B Chi từ nguồn thu để lại đơn vị quản lý qua NS 2.778 3.478 125,2% 2.077 3.566 171,7% 7.285 11.872 163,0% 9.400 13.718 145,9% C Chi bsung NS cấp dưới 23.977 42.202 176,0% 27.638 33.850 122,5% 33.227 45.697 137,5% 48.201 51.305 106,4% D Chi nộp NS cấp trên 24 589 (Nguồn: Phòng Tài chínhKế hoạch huyện Quế Võ) Huyện đã bù đắp từ các nguồn: thu tiền đất đấu giá năm trước nộp NSNN được ngân sách tỉnh bổ sung chi XDCSHT nơi đấu giá, nguồn tăng thu 10% thu điều tiết không kể thu tiền sử dụng đất năm sau so với năm trước chi xây dựng hạ tầng nông thôn, nguồn kết dư ngân sách huyện nên chỉ tiêu chi đầu tư phát triển khác vẫn đạt và vượt so dự toán giao. • Chi thường xuyên Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ NSNN mà ở đây là ngân sách huyện Quế Võ để đáp ứng nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Các khoản chi thường xuyên ngân sách huyện tăng qua các năm, mang tính ổn định khá rõ rệt và mang tính tiêu dùng xã hội. Năm 2010, Dự toán giao chi thường xuyên 98.365 triệu đồng, quyết toán 113.683 triệu đồng, tăng 15.318 triệu đồng (tăng 15,6% so với dự toán). Năm 2011, Dự toán giao chi thường xuyên 137.993 triệu đồng, quyết toán 156.395 triệu đồng, tăng 13,3% so với dự toán. Năm 2012, Dự toán giao chi thường xuyên 165.855 triệu đồng, quyết toán 191.781 triệu đồng, tăng 15,6% so với dự toán. Năm 2013, Dự toán giao chi thường xuyên 206.442 triệu đồng, quyết toán 235.090 triệu đồng, tăng 13,9% so với dự toán. Bảng 2.8: Chi thường xuyên qua các năm 20102013 Đơn vị tính: Triệu đồng TT NỘI DUNG CHI Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DT TH THDT (%) DT TH THDT (%) DT TH THDT (%) DT TH THDT (%) TỔNG SỐ 98.365 113.683 115,6% 137.993 156.395 137,6% 165.856 191.781 122,6% 206.442 232.321 112,5% 1 Chi quốc phòng 491 481 98,0% 1.437 1.987 138,3% 1.437 3.630 252,6% 3.079 4.134 134,3% 2 Chi an ninh 274 274 100,1% 729 679 93,1% 729 763 104,7% 840 737 87,7% 3 Chi sự nghiệp GDĐT, DN 67.620 73.695 109,0% 91.596 105.739 115,4% 117.440 134.801 114,8% 147.333 158.825 107,8% 4 Chi sự nghiệp y tế 848 700 82,5% 821 784 95,5% 821 903 110,0% 1.181 1.075 91,0% 5 Chi sự nghiệp VHTT 453 982 216,7% 610 589 96,6% 572 747 130,7% 755 781 103,5% 6 Chi sự nghiệp phát thanh 502 552 110,0% 543 564 103,8% 526 758 144,2% 714 754 105,6% 7 Chi sự nghiệp TDTT 474 614 129,6% 590 563 95,4% 575 714 124,2% 574 1.887 328,7% 8 Chi đảm bảo xã hội 7.171 10.803 150,6% 16.896 17.027 100,8% 18.648 18.523 99,3% 19.115 20.505 107,3% 9 Chi sự nghiệp kinh tế 7.005 7.595 108,4% 10.969 9.030 82,3% 7.563 10.187 134,7% 11.733 18.383 156,7% 10 Chi sự nghiệp môi trường 315 663 210,5% 204 2.000 822 41,1% 1.500 1.739 115,9% 11 Chi QLNN, Đảng, đoàn thể 12.712 16.760 131,8% 13.121 18.828 143,5% 14.864 19.478 131,0% 18.889 22.952 121,5% 12 Chi khác ngân sách 500 495 98,9% 681 308 45,3% 681 354 52,0% 729 549 75,3% Các khoản ghi thu ghi chi là các khoản giao thu phí, lệ phí, thu khác ngân sách đơn vị được phép để lại chi. Cuối mỗi quý, năm đơn vị tập hợp chứng từ chi theo mục lục ngân sách kèm theo công văn đề nghị cơ quan tài chính để ghi thu, ghi chi ngân sách. Cơ cấu chi cân đối ngân sách huyện bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, trong đó chi thường xuyên thường chiếm tỷ t

Ngành học: Quản lý kinh tế SV: Lê Xuân Hồng, lớp: TN13V-QLKT ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA QUẢN LÝ – LUẬT KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn : TS NGUYỄN THỊ THU THƯƠNG Sinh viên thực : LÊ XUÂN HỒNG Lớp : TN13V-QLKT Bắc Ninh, tháng 9/2015 i Ngành học: Quản lý kinh tế SV: Lê Xuân Hồng, lớp: TN13V-QLKT LỜI CẢM ƠN Trong trình thực tập Phòng Tài chính-KH huyện Quế Võ có kết hợp vận dụng lý thuyết vào thực tế Em nghiên cứu tập hợp tài liệu phòng để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp giúp đỡ tập thể cán ban lãnh đạo cô, chú, anh , chị quan Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý - Luật kinh tế thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Quản trị kinh doạnh Thái Nguyên tận tình giảng dạy giúp đỡ em suốt trình học tập trường Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thu Thương, người tận tình giảng dạy giúp đỡ em suốt trình thực tập làm báo cáo Em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể ban lãnh đạo, cô chú, anh chị công tác phòng, tận tình giúp đỡ em có số liệu, thông tin xác đầy đủ để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc thành công tới toàn thể quý thầy cô giáo trường Trường Đại Học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên Ban Lãnh đạo, cô chú, anh chị công tác Phòng Tài chính-KH huyện Quế Võ Bắc Ninh, ngày tháng năm 2015 Sinh viên thực hiện Lê Xuân Hồng ii Ngành học: Quản lý kinh tế SV: Lê Xuân Hồng, lớp: TN13V-QLKT MỤC LỤC PHỤ BÌA i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC .iii CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ v MỤC LỤC .iii 1.Tính cấp thiết đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết cấu đề tài .2 1.2 Tình hình tổ chức máy Phòng Tài - Kế hoạch huyện Quế Võ 1.3 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quế Võ 1.3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quế Võ CHƯƠNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ .6 2.1 Cơ sở pháp lý quản lý ngân sách huyện .6 2.2 Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước địa bàn huyện Quế Võ 2.2.1 Thực trạng chung ngân sách nhà nước huyện Quế Võ 2.2.3 Kiểm soát chi cam kết chi huyện Quế Võ .31 2.4 Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước địa bàn huyện Quế Võ 39 2.4.1 Kết đạt 39 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ 45 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ 45 3.2 Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước đại bàn huyện Quế Võ 46 3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ngân sách nhà nước huyện 46 3.2.2 Hoàn thiện công tác chấp hành ngân sách 48 3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác toán ngân sách huyện .49 iii Ngành học: Quản lý kinh tế SV: Lê Xuân Hồng, lớp: TN13V-QLKT 3.2.4 Phối hợp với kho bạc nhà nước, phát huy tối đa chức kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước 49 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ĐVSDNS : Đơn vị sử dụng ngân sách HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc Nhà nước KSC : Kiểm soát chi KT-XH : Kinh tế - xã hội NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : Xây dựng DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Tình hình thu NSNN huyện Quế Võ qua năm 2010-2013 11 Bảng 2.2: Chi ngân sách theo lĩnh vực 14 Bảng 2.3: Tình hình lập dự toán thu qua năm 2010 – 2013 17 Bảng 2.4: Tình hình lập dự toán chi qua năm 2010 – 2013 19 Bảng 2.5: Tình hình chấp hành thu NSNN huyện Quế Võ qua năm 2010 – 2013 22 Bảng 2.6: Tình hình thực thu NSNN huyện Quế Võ qua năm 2010 – 2013 24 Bảng 2.7: Tình hình chấp hành chi NSNN huyện Quế Võ qua năm 2010 – 2013 27 Bảng 2.8: Chi thường xuyên qua năm 2010-2013 29 Bảng 2.9: Cơ cấu chi ngân sách huyện Quế Võ giai đoạn 2010-2013 30 Bảng 2.10: Tình hình chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ giai đoạn 2010-2013 37 Bảng 2.11: Tình hình KSC chi XDCB qua KBNN giai đoạn 2010-2013 40 Bảng 2.12: Tổng hợp tình hình kiểm soát chi NSNN giai đoạn 2010-2013 40 Sơ đồ: 1.2 Tổ chức máy quản lý Phòng Tài - Kế hoạch huyện Quế Võ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu ngân sách huyện Quế Võ 2010-2013 12 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi ngân sách huyện Quế Võ giai đoạn 2010-2013 14 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết đề tài Sau nhiều năm đổi mới, lãnh đạo Đảng, đạt thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho đất nước khởi sắc mặt Cùng với phát triển đất nước, ngân sách nhà nước (NSNN) ngày lớn mạnh phát huy vai trò quan trọng việc tập trung nguồn tài lực đảm bảo trì tồn tại, hoạt động máy nhà nước, đồng thời công cụ thiết yếu giúp Nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô kinh tế Đáp ứng yêu cầu thiết thực đổi chế quản lý kinh tế, từ nhiều năm nay, Đảng Nhà nước ta có nhiều quan tâm đến công tác quản lý NSNN, đặc biệt ngân sách địa phương với xu hướng phân cấp ngày nhiều quản lý kinh tế xã hội đôi với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho quyền cấp sở Điều cho thấy, để đảm bảo thực tốt kế hoạch ngân sách quản lý NSNN quản lý ngân sách địa phương (NSĐP) cấp, vùng cần thiết Ngân sách huyện phận cấu thành NSNN, công cụ để quyền cấp huyện thực chức năng, quyền hạn trình quản lý kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.Thu NSNN huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh qua năm liên tục tăng, bên cạnh chi NSNN tăng lên qua năm chi tiêu thường xuyên chi đầu tư phát triển từ nguồn NSNN tăng nhanh Công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Quế Võ năm qua có nhiều kết đáng khích lệ: phương thức quy trình thu cải tiến áp dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện địa phương, số thu tập trung tương đối nhanh đầy đủ vào NSNN, việc bố trí quản lý chi ngân sách đạt hiệu định góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Tuy nhiên trình quản lý ngân sách huyện bộc lộ số hạn chế định cần phải tiếp tục điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện.Cụ thể như: - Công tác lập dự toán chưa đáp ứng yêu cầu quản lý theo dự toán duyệt, năm điều chỉnh, bổ sung dự toán nhiều lần - Công tác chấp hành dự toán nhiều bất cập: Công tác quản lý thu ngân sách nhiều kẽ hở, nhận thức, phương thức quản lý số khoản thu thiếu toàn diện, thiếu chặt chẽ dẫn đến bỏ sót nguồn thu, đối tượng nộp thuế tìm cách trốn thuế, trì hoãn nộp thuế Công tác quản lý chi chưa chặt chẽ, chưa có quan điểm xử lý rõ ràng khoản chi sai quy định, chưa tập trung mức quản lý chi NSNN, chế quản lý kiểm soát chi NSNN hành sửa đổi, bổ sung tồn tại, làm hạn chế hoạt động NSNN - Công tác toán khâu quan trọng chưa quan tâm mức, đơn vị sử dụng ngân sách có tư tưởng miễn cưỡng, đối phó việc hoàn thiện sổ sách, báo cáo phân tích toán theo quy định Vì vậy, tăng cường công tác quản lý NSNN huyện nhiệm vụ thiết Đảng quyền cấp huyện nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn, tiền tài sản Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đồng thời tạo niềm tin nhân dân Xuất phát từ thực tiễn công việc, cán quản lý tài huyện, tác giả chọn vấn đề: “Tăng cường quản lý ngân sách địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp Mục đích nghiên cứu - Nêu lên thực trạng công tác quản lý NSNN huyện Quế Võ - Đề xuất giải pháp thiết thực nhằm góp phần củng cố tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước địa bàn huyện Quế Võ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài: công tác quản lý ngân sách nhà nước Phạm vi nghiên cứu: công tác quản lý ngân sách nhà nước phạm vi huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, số liệu khảo sát, đánh giá giai đoạn 2010-2013 Tác giả lấy tiêu số thực so với số dự toán để phản ánh kết quản lý NSNN huyện Phương pháp nghiên cứu Dựa phương pháp luận vật biện chứng, đề tài vận dụng tổng hợp phương pháp, bao gồm: phương pháp khái quát hóa, thống kê, tổng hợp - phân tích, so sánh, đánh giá dựa lý thuyết NSNN, tình hình quản lý số liệu thực tiễn ngân sách huyện Quế Võ từ làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo trình bày thành chương: Chương 1: Giới thiệu Phòng Tài chính-KH huyện Quế Võ Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước địa bàn huyện Quế Võ Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước địa bàn huyện Quế Võ CHƯƠNG GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH- KH HUYỆN QUẾ VÕ 1.1.Tổng quan Phòng Tài chính-KH huyện Quế Võ Phòng Tài - Kế hoạch huyện Quế Võ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND huyện, chịu đạo trực tiếp UBND huyện; có chức tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực chức quản lý nhà nước lĩnh vực tài chính, tài sản, kế hoạch đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống quản lý kinh tế hợp tác xã, thị trấn, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định pháp luật Phòng Tài Kế hoạch có dấu tài khoản riêng; chịu đạo, quản lý tổ chức, biên chế hoạt động UBND huyện; đồng thời chịu đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài Sở Tài chính, lĩnh vực kế hoạch, đầu tư Sở Kế hoạch Đầu tư Với chức năng, nhiệm vụ công tác quản lý tài chính, Phòng Tài Kế hoạch thực chức tham mưu giúp Huyện ủy, HĐND UBND huyện tham gia xây dựng chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước tài ngân sách điều hành thu - chi NSNN địa bàn huyện, cụ thể với nhiệm vụ sau: - Quản lý thu - chi ngân sách huyện, quản lý đơn vị dự toán sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước - Quản lý ngân sách cấp xã, thị trấn địa bàn huyện - Quản lý Nhà nước tài chính, loại hình kinh tế theo phân cấp quản lý tỉnh Để thực tốt nhiệm vụ Huyện ủy, UBND huyện, Sở Tài giao, Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Quế Võ có trách nhiệm xây dựng quy chế hoạt động, làm việc, phân công nhiệm vụ cho lãnh đạo cán công chức phòng phù hợp với tình hình tổ chức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo Luật ngân sách nhà nước ban hành nhằm làm tốt chức quản lý tài tham mưu giúp HĐND huyện, UBND huyện công tác quản lý ngân sách nhà nước địa bàn huyện nghiêm chỉnh Pháp lệnh kế toán thống kê chế độ chứng từ, nguyên tắc ghi sổ, hạch toán mục lục ngân sách nhà nước Cán kế toán chưa độc lập chuyên môn nghiệp vụ theo chế độ kế toán, kiêm nhiệm; báo cáo toán ngân sách hàng năm gửi quan tổng hợp chậm, chất lượng chưa cao, thuyết minh toán tuân thủ biểu mẫu sơ sài Một số đơn vị tượng vi phạm Luật NSNN để sổ sách số khoản thu: phí, lệ phí, thu hoa lợi công sản quỹ đất công ích 5% 2.4.3 Nguyên nhân hạn chế 2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, Một số địa phương chưa nhận thức tầm quan trọng trách nhiệm quản lý ngân sách địa phương Tuy có phân cấp quản lý có số lãnh đạo xã, thị trấn, số cán quản lý cấp huyện chưa nhận thức rõ tầm quan trọng việc quản lý ngân sách: số địa phương xây dựng dự toán thu chi thấp để thực đạt vượt dự toán thu để bố trí chi hàng năm; số địa phương cố ý lập dự toán thu thấp khả thực tế, dự toán chi cao để xin bổ sung cân đối, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ ngân sách cấp Thứ hai, việc thực chu trình quản lý ngân sách nhiều bất cập * Công tác lập dự toán ngân sách chưa tốt, hiệu chưa cao Chất lượng lập dự toán thu chi ngân sách số đơn vị cấp xã chưa cao, tài liệu số liệu báo cáo đánh giá tình hình thực kỳ trước, xác định nguyên nhân đề biện pháp để xây dựng nhiệm vụ thu chi năm kế hoạch sơ sài, đánh giá, có số liệu tổng hợp theo mẫu biểu yêu cầu cấp cách chiếu lệ Trình độ đội ngũ cán phân tích lập dự toán ngân sách chưa chuyên sâu, chưa nghiên cứu tìm tòi chưa có tầm nhìn bao quát tổng hợp để nắm bắt thay đổi sách mới, chưa dự kiến nhiệm vụ phát sinh năm kế hoạch để lập dự toán kịp thời * Chấp hành ngân sách kiểm soát chi ngân sách chưa hiệu Công tác chấp hành dự toán thu phân bổ chi ngân sách huyện theo dự toán đầu năm huyện triển khai nghiêm túc Tuy nhiên công tác quản lý nguồn thu chưa triệt để, chưa có biện pháp xử lý mạnh trường hợp trốn thuế Cơ quan Thuế dừng lại việc thông báo tên doanh nghiệp bỏ trốn, số lượng xêri hóa đơn mang theo, chưa xử lý đến tận gốc việc sử dụng hóa đơn Một số xã, thị trấn ủy quyền thôn thu chi khoản thu xã quản lý: thu hoa lợi công sản quỹ đất công ích 5%, không hạch toán khoản thu vào ngân sách xã * Công tác toán ngân sách chậm thời gian chưa coi trọng chất lượng Hết quan, đơn vị địa phương trang bị phần mềm kế toán hành nghiệp phần mềm kế toán ngân sách xã; nhiên, trình độ nghiệp vụ kế toán chưa đồng nên có số địa phương sử dụng phần mềm kế toán chưa thông thạo đồng thời chưa phản ánh kịp thời nghiệp vụ kinh tế phát sinh cách đầy đủ vào chương trình kế toán máy nên đến cuối năm công tác khoá sổ lập báo cáo toán năm thường chậm trễ so với thời gian quy định Luật NSNN văn hướng dẫn Thời gian xét duyệt, thẩm định số liệu báo cáo toán thường từ tháng đến tháng năm sau thời gian chỉnh lý toán theo Luật định ngân sách địa phương đến 31/01 năm sau Khi xét duyệt, thẩm định số liệu báo cáo toán phát sai sót việc hạch toán MLNS khoản thu chi chưa chế độ quy định việc điều chỉnh báo cáo toán ngân sách huyện không thực năm toán hết thời gian chỉnh lý toán Các khoản thu, chi sai xử lý niên độ ngân sách năm sau Vì vậy, số liệu toán hàng năm mang tính xác chưa cao Thứ hai, lực, trình độ chuyên môn phận công chức làm công tác tài chính, thuế hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, cấp huyện cấp xã Đội ngũ cán quản lý ngân sách số địa phương thiếu kiến thức quản lý kinh tế, tài lực tổng kết thực tiễn, đạo, quản lý điều hành; có nhiều trường hợp quản lý điều hành thu, chi nặng cảm tính, quyền lực, thiếu sở khoa học, chưa tuân thủ nghiêm theo quy định pháp luật Đội ngũ kế toán đơn vị SDNS đội ngũ kế toán ngân sách xã số cán kiêm nhiệm, không nắm vững nguyên tắc quản lý tài chính, yếu lực, không sâu nghiệp vụ đặc biệt khả nhận thức luật văn chế độ nhà nước hạn chế; số lao động hợp đồng lâu năm chưa vào biên chế nên thiếu độ nhiệt tình trách nhiệm với công việc giao 2.4.3.2 Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, Hệ thống sách pháp luật quản lý ngân sách chưa ổn định thiếu đồng Thứ hai, Phân công, phân cấp quản lý ngân sách chưa hợp lý Những bất cập phân cấp quản lý ngân sách tồn nhiều Cơ chế phân cấp làm cho ngân sách huyện bị động Những khoản thu phải chuyển giao cho cấp nhiều, khoản thu điều tiết cho ngân sách địa phương nhỏ, dẫn đến tổng thu ngân sách địa phương trông chờ vào thu bổ sung ngân sách cấp Như vậy, chế phân cấp không tạo chủ động công tác quản lý ngân sách huyện, xã CHƯƠNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ 3.1 Định hướng chung quản lý ngân sách nhà nước địa bàn huyện Quế Võ Cùng với phát triển kinh tế đất nước yêu cầu tài phục vụ cho nhu cầu phát triển lớn, công đổi mới, phát triển kinh tế công tác QLNN hiệu cần thiết Trong điều hành quản lý NSNN huyện Quế Võ thời gian tới sở quan điểm sau: Nhiệm vụ sách ngân sách vừa cho nhu cầu công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, vừa phải trở thành công cụ điều tiết kinh tế xã hội địa phương Muốn vậy, mặt phải đảm bảo nguyên tắc thiết thực, hiệu chi tiêu ngân sách; mặt khác phải hướng ngân sách vào việc thực hai nhiệm vụ chiến lược kinh tế xã hội tăng trưởng kinh tế xóa đói giảm nghèo Để thực vấn đề cần phải khai thác nguồn thu địa bàn, đảm bảo thu thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu ngân sách Trong chi ngân sách phải đảm bảo dự toán giao, chi tiêu chuẩn, chế độ định mức hành Nhà nước, chống thất thoát lãng phí, thực tốt tiết kiệm chi hành nghiệp, để dành vốn cho đầu tư phát triển xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân Thứ nhất, tiếp tục thực công đổi theo quan điểm Đảng Nhà nước phát huy tối đa nội lực, liên kết đầu tư phát triển với quận, huyện khác, sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hoá - đại hóa, nâng cao hiệu kinh tế đầu tư Thứ hai, thực cụ thể hóa sách tài - tiền tệ, kết hợp với tình hình kinh tế địa phương tạo động lực góp phần phát triển sản xuất ngày tăng, ổn định kinh tế vĩ mô thúc đẩy nhanh trình chuyển dịch cấu kinh tế, tạo điều kiện cho việc công nghiệp hóa nông thôn Thứ ba, huy động đến mức cao nguồn lực nhằm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao bền vững, tăng cường tiềm lực tài địa phương Mặt khác thực phân bổ nguồn lực cách có hiệu quả, trọng cho đầu tư xây dựng bản, kết hợp với phát triển văn hóa giáo dục, thực công tiến xã hội, đồng thời động viên thành phần kinh tế, người phát triển sản xuất kinh doanh gốc tăng trưởng kinh tế sức mạnh tài chính, xây dựng tài lành mạnh an toàn với tăng cường hiệu đầu tư làm hạt nhân Thứ tư, chấp hành hệ thống pháp luật tài đảm bảo phát huy vai trò kiểm tra, giám sát tài nhằm tăng cường trật tự kỷ cương tài chống tham nhũng, tham ô, lãng phí làm thất thoát tài sản, tiền vốn Nhà nước nhân dân Thứ năm, đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế nhằm tăng thu ngân sách, tạo nguồn thu vững Có sách tài khuyến khích doanh nghiệp đại phương tăng khả tích lũy, sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, ổn định tăng trưởng nguồn thu cho ngân sách Thứ sáu, chấp hành nghiêm chỉnh Luật NSNN tất cấp ngân sách đơn vị dự toán, tất khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ, phân cấp điều hành quản lý đến việc thực cấp phát, tra, kiểm tra, kiểm toán, toán ngân sách huyện, đổi cấu ngân sách huyện, thực thu, chi ngân sách theo luật Đẩy mạnh xã hội hóa số nội dung chi nghiệp giáo dục-đào tạo, y tế xã hội, góp phần giảm nghèo Thứ bảy, nâng cao lực hiệu máy hành Tiếp tục hoàn thiện máy tổ chức quản lý tài xuống tận xã, đảm bảo đủ lực phát triển; quy định rõ rành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức hệ thống tài 3.2 Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước đại bàn huyện Quế Võ Qua đánh giá thực trạng công tác quản lý NSNN huyện Quế Võ thời gian chương ta thấy công tác quản lý NSNN địa bàn huyện nhiều bất cập, cần có giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Quế Võ thời gian tới, chủ yếu giải pháp công tác lập, chấp hành, toán địa bàn huyện 3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ngân sách nhà nước huyện Lập dự toán NSNN phải bám sát quy hoạch phát triển KT-XH huyện, vào chủ trương, sách, nhiệm vụ phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng địa phương năm kế hoạch năm tiếp theo, song với thực khâu lập dự toán huyện Quế Võ cần phải khắc phục tình trạng dự toán đơn vị trực thuộc xây dựng thiếu cứ, nộp dự toán chậm dẫn đến chậm công tác tổng hợp xây dựng dự toán chung huyện Nâng cao nhận thức cán quản lý địa phương cấp huyện tầm quan trọng, trách nhiệm quản lý NSNN Tăng cường công tác lãnh đạo, đạo cấp uỷ, quyền công tác thuế, xác định nhiệm vụ thu ngân sách địa bàn nhiệm vụ trị nhằm nâng cao hiệu lực quản lý quan nhà nước, tổ chức thực thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm * Dự toán thu ngân sách Khi lập dự toán thu phải vào hành lang pháp lý thu áp dụng năm kế hoạch khả thực chi tiêu KT-XH ngân sách năm trước, dự kiến có sở tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế nguồn thu năm sau mà quan trọng khâu lập thu cán chuyên môn ngành thuế, xác định tình hình sản xuất kinh doanh cá nhân, tổ chức kinh doanh địa bàn nhằm hạn chế việc trốn lậu thuế đối tượng nộp thuế, cần tính đầy đủ sắc thuế theo quy định Để giải tồn này, HĐND UBND cấp huyện phải đạo quan, đơn vị tổ chức, cá nhân lên kế hoạch cụ thể cho ngân sách: - Cán thuế phải phối hợp chặt với xã, thị trấn, nắm số liệu địa bàn đến thôn, tổ dân phố để thống kê đầy đủ hộ kinh doanh (cả hộ doanh thu) Lập sổ thuế đầy đủ, xác số hộ kinh doanh cố định kê khai Đối với số thu doanh nghiệp phải vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, Luật thuế, Pháp lệnh phí, lệ phí chế độ thu ngân sách, cần dự kiến số thuế khoản phải nộp ngân sách, dự kiến số thuế GTGT hoàn theo chế độ gửi quan thuế quan Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách - Phòng Tài - Kế hoạch huyện cần có trách nhiệm tích cực việc hướng dẫn đơn vị, địa phương lập dự toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý, phối hợp với quan Thuế đồng cấp lập dự toán thu NSNN địa bàn Dự toán NSNN phải xây dựng sở tính đúng, tính đủ khoản thu theo quy định pháp luật phân tích, dự báo yếu tố tăng trưởng kinh tế, thị trường giá cả, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế - Chủ tịch UBND xã, thị trấn đạo phận kế toán ngân sách xã lập dự toán thu ngân sách cấp xã phải bám sát vào chế độ, sách tình hình phát triển KT-XH địa phương, tránh tình trạng giấu nguồn thu để tăng trợ cấp tăng thu để tăng chi đầu tư XDCB dễ dẫn đến phá vỡ dự toán chung huyện - Các quan phối hợp đôn đốc, thường xuyên kiểm tra quan thu sử dụng chứng từ thu phù hợp, theo dõi tiến độ nộp tiền vào ngân sách kịp thời qua xác nhận KBNN nơi giao dịch nhằm tập trung nguồn thu kịp thời vào NSNN * Dự toán chi ngân sách Lập dự toán ngân sách địa phương phải đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng chuẩn mực khoa học làm sở, lập xét duyệt dự toán đơn vị qua loại kinh phí: Kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí lương, kinh phí quản lý kinh phí nghiệp, đặc thù đơn vị Việc định dự toán chi ngân sách phải dựa chuẩn mực khoa học xác định, phải thực thận trọng, khách quan Nâng cao vai trò, trách nhiệm kế toán thủ trưởng đơn vị dự toán ngân sách chủ tịch UBND xã, thị trấn công tác lập dự toán chi Hạn chế đến mức thấp việc bổ sung, điều chỉnh toán năm, tránh tình trạng quan quản lý chạy theo việc cụ thể đơn vị khó quản lý ngân sách theo dự toán duyệt từ đầu năm 3.2.2 Hoàn thiện công tác chấp hành ngân sách * Thực đồng biện pháp thu ngân sách Phải có biện pháp triệt để xử lý đối tượng trốn lậu thuế, đảm bảo công tác quản lý nguồn thu triệt để, không ngừng tăng thu nhằm thỏa mãn nhu cầu chi cho năm đến Nâng cao lực, trình độ cho đội ngũ cán thuế, đồng thời phải kiểm tra, giám sát nhằm tăng ý thức, trách nhiệm cho cán hợp đồng ủy nhiệm thu thuế xã, thị trấn Áp dụng tin học hóa trình thu quản lý thuế, khắc phục yếu điểm trước chậm trễ, phiền hà, sách nhiễu nghành thuế Tích cực động viên, khai thác nguồn thu cho ngân sách từ khu vực kinh tế Tăng cường phối hợp với quan: Tài chính, Quản lý thị trường Công an để thu thuế hoạt động kinh doanh vận tải, kinh doanh hàng lưu động, thu thuế hoạt động xây dựng nhà riêng lẻ, kinh doanh nhà nghỉ, nhà trọ, phòng khám tư nhân người cấp có thẩm quyền cho phép hoạt động * Tăng cường quản lý chi ngân sách huyện Quá trình chấp hành ngân sách cần trọng cụ thể hóa dự toán NSNN duyệt để đạo trình thực phải dựa cứ, sở khoa học, đảm bảo sát hợp với tình hình thực tế, chủ động nguồn đảm bảo nhu cầu chi trình thực Điều hạn chế đến mức tối thiếu điều chỉnh, thay đổi dự toán chủ động xử lý thiếu hụt tạm thời theo luật định trình thực Hàng năm điều hành quản lý chi Ngân sách Nhà nước theo dự toán giao; bám sát mục chi, đảm bảo chi nhiệm vụ chi, chế độ, tiêu chuẩn, định mức hành Nhà nước Đối với kinh phí để đầu tư XDCB, mua sắm thiết bị, phương tiện làm việc quan đơn vị hành nghiệp phải qua đấu thầu thẩm định giá, phải tổ chức đầu thầu thẩm định giá thao quy định hành Nhà nước Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công đơn vị thụ hưởng ngân sách Thực nghiêm chế độ trách nhiệm người đứng đầu đơn vị xảy sai phạm, thất thoát, lãng phí việc sử dụng ngân sách tài sản công Triệt để thực tiết kiệm chi, nâng cao hiệu sử dụng vốn ngân sách 3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác toán ngân sách huyện Quyết toán khâu quan trọng quản lý chi tiêu NSNN, qua giúp cho việc cung cấp đầy đủ tình hình việc chấp hành NSNN qua năm.Việc lập, nộp, duyệt báo cáo toán hàng quý, hàng năm phải đảm bảo quy trình, nhanh chóng xác kịp thời theo yêu cầu quan tài Để đảm bảo cho việc lập báo cáo toán NSNN xác, khách quan thống phải thực hiện: Quyết toán NSNN phải tuân thủ nguyên tắc toán từ lên Đối với cấp phải có quan chịu trách nhiệm phê duyệt toán chi tiết theo mục chi mục lục NSNN toán đến chứng từ chi tiêu đơn vị Trong công tác toán kiểm tra toán thiết phải có phối hợp quan quản lý quan cấp phát Thực toán theo số thực chi chấp nhận theo quy định, không toán theo số chuẩn chi số cấp phát Kiên xuất toán khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định 3.2.4 Phối hợp với kho bạc nhà nước, phát huy tối đa chức kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Kho bạc Nhà nước thực toán, chi trả khoản chi Ngân sách Nhà nước vào dự toán giao, định chi thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách tính hợp pháp tài liệu, chứng từ cần thiết khác theo quy định có quyền từ chối khoản chi ngân sách không đủ điều kiện chi Việc toán vốn kinh phí ngân sách thực theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội người cung cấp hàng hóa dịch vụ Đối với khoản chi chưa có điều kiện toán trực tiếp, kho bạc tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách để đơn vị chủ động chi theo dự toán giao, sau toán với kho bạc theo quy định 3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán làm công tác tài ngân sách, không ngừng đào tạo đào tạo lại nguồn nhân lực Như biết, cải cách hành cải cách tài có trọng tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công tác cán hạt nhân lĩnh vực, định đến thành công hay thất bại tổ chức Yếu tố có vai trò quan trọng hiệu công tác quản lý ngân sách chất lượng, trình độ phẩm chất lực lượng cán làm công tác tài ngân sách Kinh tế ngày phát triển, xã hội ngày đại, phức tạp, cán quản lý ngân sách phải đủ trình độ, lực đạo đức tốt Chất lượng đội ngũ cán công chức định trước hết chủ yếu trình đào tạo, bồi dưỡng Để làm tốt điều cần trọng vấn đề sau: 3.2.6 Đầu tư đại hóa công nghệ phục vụ công tác quản lý ngân sách nhà nước Vấn đề trọng tâm có ý nghĩa cấp bách phải nâng cấp hệ thống hạ tầng mạng thông tin đảm bảo tốc độ đường truyền, ổn định an toàn bảo mật thông tin từ Trung ương đến sở đủ sức truyền tải thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý điều hành Bên cạnh việc triển khai nối mạng nội hệ thống, quan tài cần tổ chức nối mạng với quan hữu quan thuế, hải quan, KBNN, ngân hàng, để đảm bảo đối chiếu, theo dõi số liệu thu, chi NSNN kịp thời, xác tiến tới giao dịch điện tử KẾT LUẬN Kết luận Ngân sách Nhà nước nói chung ngân sách huyện Quế Võ nói riêng công cụ sách tài Nhà nước địa phương để quản lý kinh tế vĩ mô nhằm đáp ứng mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội địa phương Vì tăng cường quản lý NSNN có ý nghĩa quan trọng việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu chi tiêu máy Nhà nước thực nhiệm vụ kinh tế, trị, xã hội, an ninh, quốc phòng Ngân sách Nhà nước coi huyết mạch kinh tế, có vai trò quan trọng việc thúc đẩy cho phát triển kinh tế nhanh bền vững, thực sách xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, công cụ để Nhà nước quản lý điều tiết vĩ mô kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cấu kinh tế, nâng cao hiệu quản lý kinh tế Thông qua ngân sách, Nhà nước huy động nguồn lực xã hội, phân phối sử dụng cho nhu cầu phát triển kinh tế, thực sách xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh đất nước Vì vậy, việc củng cố, hoàn thiện, lành mạnh hóa hệ thống tài quốc gia để phát triển kinh tế yếu tố quan trọng định thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Nhà nước Việt Nam nói chung huyện Quế Võ nói riêng thời kỳ Trên sở vấn đề thực tiễn trình bày báo cáo, tác giả xin rút số kết luận: Để tăng cường hiệu lực công tác quản lý Nhà nước pháp luật quản lý NSNN cần đổi cách hiệu sâu sắc công cụ quản lý, đội ngũ cán quản lý quan trọng Để xây dựng phát triển kinh tế thị trường, Nhà nước phải sử dụng hệ thống công cụ quản lý vĩ mô kế hoạch, sách, công cụ tài chính, pháp luật Việc sử dụng công cụ thể thông qua hoạt động quan, đơn vị máy Nhà nước đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước Thực quản lý tốt nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách, đảm bảo chất lượng hiệu quả, thu đầy đủ theo quy định pháp luật tạo môi trường kinh doanh công đối tượng kinh doanh, chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực nhiệm vụ trị cấp quyền, đơn vị góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thúc đẩy huyện Quế Võ phát triển ngày nhanh bền vững Thông qua báo cáo tốt nghiệp: “Tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước địa bàn huyện Quế Võ”, tác giả muốn nêu kết đạt tồn tại, nguyên nhân công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ, trình bày số giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách huyện Tuy nhiên, với khả thiếu sót, kính mong quý thầy, cô giáo nhận xét, góp ý để báo cáo hoàn thiện hơn, với mong muốn đóng góp phần vào công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện Quế Võ cho năm đến./ Kiến nghị 2.1 Kiến nghị với Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh * Đối với HDND tỉnh, UBND tỉnh Đẩy mạnh việc phân cấp thu, chi ngân sách cho huyện khoản chi đầu tư xây dựng địa bàn Theo điều 34 Luật NSNN có ghi nhiệm vụ chi XDCB ngân sách cấp huyện “phải có chi đầu tư xây dựng trường phổ thông quốc lập cấp, công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước cho ngân sách huyện” Chỉ đạo ngành, cấp đặc biệt ngành bảo vệ pháp luật tăng cường tra, kiểm tra, xử lý sai phạm để tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách * Đối với Sở Tài Tăng cường hướng dẫn, định kỳ kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn sách, chế độ cán làm công tác quản lý tài huyện xã, thị trấn Cần có biện pháp củng cố, chuẩn hóa, nâng cao lực, gắn trách nhiệm với công việc, quyền lợi thành viên ngành kế toán đơn vị huyện 2.2 Kiến nghị với Bộ Tài ngành liên quan tăng cường tra tài Công tác tra tài thời gian tới tập trung hiệu cao Hiện tại, theo cấu tổ chức, tra tài Bộ Tài có tra thuế, tra kho bạc Các hệ thống tra hoạt động chưa có gắn kết với nhau, chồng chéo dẫn tới giảm hiệu lực công tác tra Đi đôi với kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ tra Tài chính, pháp lệnh tra ban hành từ năm 1990 đến bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế sửa đổi Pháp lệnh sửa đổi cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ mối quan hệ quan tra, tránh tình trạng người kiểm tra tài - kế toán lại không am hiểu công tác tài - kế toán Để đáp ứng nhu cầu Nhà nước quản lý điều hành Ngân sách Nhà nước Công tác tra, kiểm tra tài phải thực tất cấp ngành, quan, đơn vị sở nhằm đảm bảo pháp luật, chế độ tài kế toán chấp hành nghiêm chỉnh, kịp thời phát uốn nắn, xử lý sai phạm Như vậy, muốn có cán đội ngũ tra, kiểm toán Nhà nước cần phải xây dựng công ty kiểm toán cách độc lập, có chế độ ưu đãi cụ thể để tránh tiêu cực công tác tra, kiểm tra Đổi công tác kiểm toán quan hành chính, đơn vị nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm hiệu sử dụng kinh phí từ NSNN, xóa bỏ tình trạng nhiều đầu mối tra, kiểm tra, kiểm toán quan hành chính, đơn vị nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tài (2003), Luật ngân sách Nhà nước văn hướng dẫn Luật ngân sách Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội Bộ Tài (2004), Câu hỏi giải đáp quản lý ngân sách hoạt động tài quận (huyện), thành phố thuộc tỉnh Bộ Tài (2007), “Thông tư số 27/TT-BTC ngày 03/4/2007 hướng dẫn quản lý, toán vốn đầu tư vốn nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước” Bộ Tài (2007), “Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 việc sửa đổi, bổ sung số điểm Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 Bộ Tài hướng dẫn quản lý, toán vốn đầu tư vốn nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước” Bộ Tài (2008) “Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008, hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm lập, báo cáo toán ngân sách nhà nước hàng năm” Bộ Tài (2012), “Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Quy định chế độ kiểm soát, toán khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước” Bộ Tài (2009) “Thông tư số 209/2009/TT-BTC ngày 05/11/2009 Bộ Tài sửa đổi, bổ sung Thông tư số 27/TT-BTC ngày 03/4/2007 hướng dẫn quản lý, toán vốn đầu tư vốn nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước” Bộ Tài (2012), “Thông tư số: 68/2012/TT-BTC Bộ Tài ngày 26 tháng năm 2012 Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm trì hoạt động thường xuyên quan nhà nước, tổ chức trị, tổ chức trị xã hội, tổ chức trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân” Bộ Tài (2011), “Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 Quy định quản lý, toán vốn đầu tư vốn nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước” 10 Bộ Tài (2008), “Thông tư số: 75/2008/TT-BTC Bộ Tài ngày 28/8/2008 hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn” 11 Bộ Tài (2013), “Thông tư số:08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 Hướng dẫn thực kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách Kho bạc (TABMIS)” 12 Chính phủ (2003), "Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết hướng thi hành Luật ngân sách" 13 Chính phủ (2003), "Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 quy chế xem xét, thảo luận, định dự toán, phân bổ ngân sách phê chuẩn ngân sách" 14 Chính phủ (2011) “Nghị số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội” 15 Chính phủ (2012) “Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012, phê duyệt Chiến lược Tài đến năm 2020” 16 Học viên Tài (2010), Giáo trình Quản lý Tài công, NXB Tài chính, Hà Nội 17 Kho bạc Nhà nước (2006), "Hệ thống thông tin quản lý ngân sách Kho bạc (TABMIS) vấn đề có liên quan", NXB Tài tháng 6/2006 18 Kho bạc Nhà nước (2009), “Quyết định số: 477/QĐ-KBNN KBNN ngày 12/6/2009 việc ban hành Quy trình kiểm soát toán vốn đầu tư thuộc xã, phường, thị trấn qua hệ thống Kho bạc Nhà nước” 19 Kho bạc Nhà nước (2010), “Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/3/2010 nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh” 20 Kho bạc Nhà nước (2012), “Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 Ban hành Quy trình kiểm soát toán vốn đầu tư vốn nghiệp có tính chất đầu tư nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước” 21 Lâm Hồng Cường (2013), "Kiểm soát chi ngân sách: Những kiến nghị", Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia - Kỳ tháng 3/2013 22 Phòng Tài - Kế hoạch huyện Quế Võ (2010), Các tập dự toán thu, chi huyện Quế Võ năm 2010 23 Phòng Tài - Kế hoạch huyện Quế Võ (2010), Các tập toán thu, chi huyện Quế Võ năm 2010 24 Phòng Tài - Kế hoạch huyện Quế Võ (2011), Các tập dự toán thu, chi huyện Quế Võ năm 2011 25 Phòng Tài - Kế hoạch huyện Quế Võ (2011), Các tập toán thu, chi huyện Quế Võ năm 2011 26 Phòng Tài - Kế hoạch huyện Quế Võ (2012), Các tập dự toán thu, chi huyện Quế Võ năm 2012 27 Phòng Tài - Kế hoạch huyện Quế Võ (2012), Các tập toán thu, chi huyện Quế Võ năm 2012 28 Phòng Tài - Kế hoạch huyện Quế Võ (2013), Các tập dự toán thu, chi huyện Quế Võ năm 2013 29 Phòng Tài - Kế hoạch huyện Quế Võ (2013), Các tập toán thu, chi huyện Quế Võ năm 2013 30 Nguyễn Đức Thanh (2008), "Cam kết chi Ngân sách, mục đích nguyên tắc", Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 76 31 Lê Thị Thanh (2013), " Phân cấp ngân sách kỷ luật tài khóa: Nhìn từ góc độ thể chế ", Tạp chí Tài số 32 UBND tỉnh Bắc Ninh (2010), Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương áp dụng cho năm ngân sách 2011, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước, ban hành theo Quyết định số 153/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 33 UBND tỉnh Bắc Ninh (2010), Quy định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia khoản thu ngân sách cấp quyền địa phương năm 2011 thời kỳ ổn định 2011-2015 theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước, ban hành theo Quyết định số 154/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010

Ngày đăng: 02/09/2016, 15:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2003), Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật ngân sách Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2003), "Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật ngân sách Nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2003
2. Bộ Tài chính (2004), Câu hỏi và giải đáp về quản lý ngân sách và các hoạt động tài chính ở quận (huyện), thành phố thuộc tỉnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2004)
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2004
3. Bộ Tài chính (2007), “Thông tư số 27/TT-BTC ngày 03/4/2007 hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2007), “"Thông tư số 27/TT-BTC ngày 03/4/2007 hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2007
4. Bộ Tài chính (2007), “Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2007), “"Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2007
5. Bộ Tài chính (2008) “Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008, hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2008) “"Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008, hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm
6. Bộ Tài chính (2012), “Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2012), “"Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2012
7. Bộ Tài chính (2009) “Thông tư số 209/2009/TT-BTC ngày 05/11/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 27/TT-BTC ngày 03/4/2007 hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2009) "“Thông tư số 209/2009/TT-BTC ngày 05/11/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 27/TT-BTC ngày 03/4/2007 hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước
9. Bộ Tài chính (2011), “Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2011), “"Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2011
10. Bộ Tài chính (2008), “Thông tư số: 75/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28/8/2008 hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2008), "“Thông tư số: 75/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28/8/2008 hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2008
11. Bộ Tài chính (2013), “Thông tư số:08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2013), “"Thông tư số:08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2013
14. Chính phủ (2011) “Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2011) “"Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội
15. Chính phủ (2012) “Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012, phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2012) "“Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012, phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020
16. Học viên Tài chính (2010), Giáo trình Quản lý Tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học viên Tài chính (2010), "Giáo trình Quản lý Tài chính công
Tác giả: Học viên Tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2010
17. Kho bạc Nhà nước (2006), "Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) và những vấn đề có liên quan", NXB Tài chính tháng 6/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) và những vấn đề có liên quan
Tác giả: Kho bạc Nhà nước
Nhà XB: NXB Tài chính tháng 6/2006
Năm: 2006
18. Kho bạc Nhà nước (2009), “Quyết định số: 477/QĐ-KBNN của KBNN ngày 12/6/2009 về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc xã, phường, thị trấn qua hệ thống Kho bạc Nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho bạc Nhà nước (2009)," “Quyết định số: 477/QĐ-KBNN của KBNN ngày 12/6/2009 về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc xã, phường, thị trấn qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
Tác giả: Kho bạc Nhà nước
Năm: 2009
19. Kho bạc Nhà nước (2010), “Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/3/2010 về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho bạc Nhà nước (2010), "“Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/3/2010 về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh
Tác giả: Kho bạc Nhà nước
Năm: 2010
20. Kho bạc Nhà nước (2012), “Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 Ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho bạc Nhà nước (2012), “"Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 Ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
Tác giả: Kho bạc Nhà nước
Năm: 2012
21. Lâm Hồng Cường (2013), "Kiểm soát chi ngân sách: Những kiến nghị", Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia - Kỳ tháng 3/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát chi ngân sách: Những kiến nghị
Tác giả: Lâm Hồng Cường
Năm: 2013
22. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quế Võ (2010), Các tập dự toán thu, chi huyện Quế Võ năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quế Võ (2010)
Tác giả: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quế Võ
Năm: 2010
23. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quế Võ (2010), Các tập quyết toán thu, chi huyện Quế Võ năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quế Võ (2010)
Tác giả: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quế Võ
Năm: 2010

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w