MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 3 1. Tính cấp thiết của đề tài 3 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 5 2.1. Mục tiêu chung 5 1.1. Ngân sách nhà nước 7 1.1.1. Khái niệm NSNN 7 1.1.2. Nội dung kinh tế của Ngân sách Nhà nước 7 1.1.3. Chức năng của Ngân sách Nhà nước 11 1.1.4. Vai trò của ngân sách nhà nước 11 1.2. Phân bổ Ngân sách Nhà nước. 15 1.2.1 Khái niệm phân bổ NSNN. 15 1.2.2. Nguyên tắc phân bổ NSNN 15 1.2.3. Tiêu chí phân bổ NSNN 15 1.2.4. Căn cứ phân bổ NSNN 16 1.2.5.Định mức phân bổ NSNN 19 1.2.6 Quy trình lập và phân bổ dự toán NSNN 21 1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân bổ ngân sách. 33 1.3 Kinh nghiệm phân bổ NSNN của các tỉnh thành của Việt Nam và bài học kinh nghiệm về PBNN cho huyện Đại Từ. 34 1.3.2 Bài học kinh nghiệm của một số tỉnh thành của Việt Nam 34 2.1. Câu hỏi nghiên cứu 35 2.2. Phương pháp nghiên cứu 35 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 35 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 35 2.3.3. Phương pháp tổng hợp phân tích 37 2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin 37 3.1. Khái quát tình hình KTXH huyện Đại Từ Thái Nguyên 39 3.2. Thực trạng công tác phân bổ NSNN tại huyện Đại Từ 43 3.2.1. Tình hình thực hiện các tiêu chí phân bổ NSNN 50 3.2.2. Thực trạng xây dựng các tiêu chí,định mức phân bổ NSNN 50 3.2.3. Thực trạng công tác phân bổ NSNN 61 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân bổ NSNN trên địa bàn huyện Đại từ 70 3.4. Đánh giá chung thực trạng công tác phân bổ NSNN cấp huyện 77 3.4.1 Ưu điểm 3.4.2. Nhược điểm 4.1. Định hướng phân bổ NSNn của huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên 88 4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ NSNN 91 4.2.1. Hoàn thiện nguyên tắc phân bổ NSNN 91 4.2.2. Hoàn thiện quy trình lập,phân bổ và giao dự toán 92 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách Nhà nước (NSNN) là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính nhà nước, là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát triển. Thông qua việc phân bổ NSNN, Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phát triển bền vững và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội ( KTXH). Điều đó cho thấy việc phân bổ sử dụng nguồn vốn có hiệu quả NSNN của quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng KTXH của mình. Ở Việt Nam quá trình phân bổ ngân sách đã trải qua nhiều thời kỳ và đã có những chuyển biến đáng kể,đánh dấu bằng sự ra đời của Quyết định 1392003QĐTTg về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của NSNN cho các bộ. ban ngành, cơ quan Trung ương ( TW) và các tỉnh,thành phố trực thuộc TW ngân sách (PBNS) theo Quyết định 139 của Chính phủ đã đạt được những kết quả quan trọng như : Đảm bảo tính công bằng, hợp lý, đảm bảo tính công khai, minh bạch của NSNN. Đồng thời qua đó thể hiện ưu tiên đối với vùng miền núi,vùng cao,vùng đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn và vùng kinh tế trọng điểm,phù hợp với khả năng cân đối NSNN, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, quốc phòng an ninh, góp phần tăng cường công tác quản lý nguồn tài chính, sử dụng ngân sách có hiệu quả, tiết kiệm. Tuy nhiên quá trình thực hiện hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên ( TX) của NSNN trong thời gian qua còn có những hạn chế : Phạm vi hệ thống định mức phân bổ chưa bao quát hết các lĩnh vực chi TX cưa NSNN, các vùng miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc khó khăn mặc dừ đã ưu tiên trong hệ thống ĐMPBNS, nhưng trong giai đoạn mới mục tiêu và yêu cầu phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo được Chính phủ đặt ra rất lớn nên cần phải tăng mức độ ưu tiên đối với hệ thống định mức phân bổ NSNN trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, khắc phục các tồn tại để đáp ứng tốt nhiệm vụ phát triển KTXH của cả nước nói chung và địa phương nói riêng. Việc ban hành Quyết định số 1512006QĐTTg ngày 2962006 và Quyết định số 2102006 QĐ TTg ngày 1292006 là một sự đổi mới quan trọng, cá quy định về tiêu chí và định mức được lượng hóa, bảo đảm việc phân bổ NSNN công khai, minh bạch và công bằng so với trước đây; khắc phục được việc phân bổ theo cảm tính thiếu căn cứ trước đây. Tuy nhiên,vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện,bổ sung trong việc xá định mức chi NSNN.Việc xây dựng các định mức chi tiêu ngân sách ( NS) vẫn chủ yếu dựa trên các yếu tố đầu vào, mà chưa tính đến các hiệu quả đầu ra cảu các khoản chi tiêu, là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chi tiêu NS bị lãng phí, hiệu quả thấp. Huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên là một trong những huyện phát triển của tỉnh Thái nguyên, hàng năm đều được trợ cấp từ Ngân sách TW. Trong những năm gần đây Đại Từ đều đạt các chỉ tiêu kinh tế của huyện và của tỉnh đề ra do công tác phân bổ NSNN được các ban ngành,các cấp quan tâm chú trọng. Trên thực tế vốn đầu tư từ NSNN của Huyện Đại Từ đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển KTXH của huyện.Song bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho việc phân bổ NSNN đạt hiệu quả chưa cao. Công tác phân bổ NS lập theo từng năm và thường được lập theo phương pháp tăng thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định so với số ước thực hiện năm hiện hành,chưa gắn chặt với việc triển khai thực khai thực hiện kế hoạch KTXH của địa phương. Vì vậy,một số dự toán phân bổ giao chính thức cho Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện không sát với thực trạng KTXH.Trước tình hình đó, việc nghên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác phân bổ Ngân sách Nhà nước tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên” Nhằm góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên là cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận thực tiễn đang đặt ra hiện nay 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở thực trạng công tác phân bổ công tác NSNN tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, luận văn phân tích nhằm thực hiện công tác phân bổ NSNN của huyện Đại từ; giúp huyện thực hiện có hiệu quả vốn ngân sách của Nhà nước, góp phần phát triển KTXH của huyện đến năm 2020. 2.2.Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NSNN ; phân bổ NSNN, cơ sở phương pháp luận về xây dựng PBNS. Đánh giá thực trạng công tác xây dựng ĐMPBNS và những kết quả đạt được, những bất cập tồn tại trong việc phân bổ NSNN giai đoạn 20102014 của huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân bổ NSNN của huyện Đại Từ đến năm 2020 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là công tác phân bổ NSNN ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu công tác phân bổ ngân sách của huyện Đại Từ. Phạm vi thời gian nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn 2010 2014 các giả pháp hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ NSNN uyện Đại Từ nhằm thực hiện tốt mục tiêu mục tiêu tăng trưởng của huyện giai đoạn 20152020. Phạm vi về không gian, thông tin được sử dụng đề tài hiện tại phòng ban (Phòng tài chính Bộ phận liên quan của huyện Đại Từ cung cấp và thực hiện ngân sách cấp tỉnh, huyện Đại Từ. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Ý nghĩa khoa học: + Làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến phân bổ NSNN. + Phân tích khách quan thực trạng quan hệ ngân sách trên địa bàn huyện Đại Từ Ý nghĩa thực tiễn: +Phát hiện những khó khăn vướng mắc, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Ngân sách trên địa bàn huyện Đại Từ 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu,kết luận,nội dung luận văn gồm 4 chương Chương I:Cơ sở lý luận và thực tiễn về NSNN và phân bổ NSNN Chương II: Phương pháp nghiên cứu Chương III: Thực trạng công tác phân bổ NSNN tại Huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên Chương IV: Giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ NSNN CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NSNN VÀ PHÂN BỔ NSNN 1.1. Ngân sách nhà nước 1.1.1. Khái niệm NSNN Trong thực tiễn khái niệm ngân sách thường để chi tổng thu và chi của một đơn vị trong một thời gian nhất định.Một bảng tính toán và các chi phí để thực hiện một kế hoạch,hoạc một chương trình cho một mục đích nhất định cảu một chủ thể nào đó.Nếu chủ thể đó là Nhà nước thì được gọi là Ngân sách Nhà nước,. Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách Nhà nước Viện Nam bao gồm NSTW và NSĐP.Ngân sách địa phương có ngân sách của đơn vị hành chính,các cấp có HĐND và UBND phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền nhà nước ta hiện nay.NSĐP bao gồm: NS cấp tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương,ngân sách cấp huyện,quận ,thị xã ,thành phố thuộc tỉnh và ngân sách cấp xã,phường,thị trấn. 1.1.2. Nội dung kinh tế của Ngân sách Nhà nước Nội dung thu ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào nội dung kinh tế, các khoản thu NSNN ở nước ta gồm: Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật, như tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi); thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy định của Chính phủ. Thu từ các hoạt động sự nghiệp; tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản và đất công ích; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị nhà nước. Thu từ Quỹ dự trữ tài chính; thu kết dư NS. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm: các khoản di sản nhà nước được hưởng; các khoản phạt, tịch thu; thu hồi dự trữ nhà nước; thu chênh lệch giá, phụ thu; thu bổ sung từ NS cấp trên; thu chuyển nguồn NS từ NS năm trước chuyển sang. Qua cách phân loại này giúp cho việc xem xét từng nội dung thu theo tính chất và hình thức động viên vào NS, đánh giá tính cân đối, bền vững, họp lý về cơ cấu của các nguồn thu. Trên cơ sở đó giúp cho việc hoạch định chính sách cũng như tổ chức điều hành NS phù hợp với các mục tiêu của Nhà nước trong từng thời kỳ .Nội dung chi ngân sách Nhà nước. + Chi đầu tư phát triển: Căn cứ mục đích của các khoản chi, chi ĐTPT chia thành: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KTXH không có khả năng thu hồi vốn. Các công trình kết cấu hạ tầng KTXH thuộc đối tượng đầu tư bằng vốn ĐTPT của NSNN gồm các công trình giao thông; các công trình đê điều, hồ đập, kênh mương; các công trình bưu chính viễn thông, điện lực, cấp thoát nước; các công trình giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công sở của các cơ quan hành chính nhà nước, phúc lợi công cộng... Chi đầu tư và hỗ ừợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Chi dự trữ nhà nước là khoản chi để mua hàng hóa, vật tư dự trữ nhà nước có tính chiến lược của quốc gia hoặc hàng hóa, vật tư dự trữ nhà nước mang tính chất chuyên ngành. Chi ĐTPT thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án định canh định cư ở các xã nghèo, dự án chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử, cánh mạng và kháng chiến.. Chi thường xuyên: + Các lĩnh vực chi thường xuyên bao gồm: Chi cho các hoạt động về sự nghiệp kinh tế ,giao thông ,thủy lợi ,nông nghiệp,ngư nghiệp .... Chi cho quốc phòng an ninh,trật tự an toàn xã hội. Chi cho sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội,sự nghiệp giáo dục,y tế ... Chi khác. Ngoài ra chi thường xuyên lớn đã được sắp xếp và phân bổ trên thì còn một số các khoản chi thường xuyên khác cũng được sắp xếp như chi thường xuyên mục tiêu quốc gia,dự án nhà nước.Việc phân loại chi thường xuyên nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình sử dụng ngân sách nhà nước trên cơ sở đó giúp cho việc đánh giá hoạch định các chính sách chi NSNN phù hợp với mỗi khoản chi. Phân loại các khoản chi thường xuyên theo nội dung kinh tế Việc phân loại này nhằm phục vụ cho việc lập dự toán, quản lý việc phân bổ, quyết toán và đánh giá tình hình NSNN trong từng đơn vị sử dụng NSNN. Các khoản chi cho con người thuộc khu vực HCSN như tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoản đóng góp theo tiền lương, chi về học bổng cho học sinh và sinh viên theo chế độ nhà nước quy định cho mỗi loại trường và các khoản thanh toán khác cho cá nhân. Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn Hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong các đơn vị HCSN rất khác nhau. Ở cơ quan công chứng nhà nước, hoạt động nghiệp vụ chuyên môn là xác nhận tính hợp pháp, hợp lý của các loại giấy tờ cho mỗi tổ chức, cá nhân có nhu cầu; thì ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo là hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; ở các đơn vị sự nghiệp y tế lại là hoạt động phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh v.v... tiến hành khảo sát, tham quan học tập những điển hình tiên tiến về nghiên cứu và ứng dụng quy trình công nghệ… Một đơn vị được đánh giá là quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên có hiệu quả khi tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn trong tổng số chi của đơn vị đó luôn phải được ưu tiên chỉ đứng sau các nhu cầu chi cho con người. Các khoản chi mua sắm, sửa chữa Trong quá trình hoạt động, các đơn vị HCSN được NSNN cấp kinh phí để mua sắm các tài sản hay sửa chữa các tài sản đang sử dụng. Các nhà kinh tế đều khuyến cáo rằng: nếu biết chi những đồng tiền để đáp ứng ngay cho các nhu cầu duy tu, bảo dưỡng tài sản đúng lúc, kịp thời thì sẽ góp phần tích cực trong việc kéo dài tuổi thọ của tài sản, chất lượng hoạt động của tài sản ít bị suy giảm và vì thế hiệu quả của vốn đầu tư được nâng cao. Mức chi cho mua sắm, sửa chữa của mỗi đơn vị phụ thuộc vào số lượng, chất lượng tài sản của đơn vị đang quản lý và khả năng vốn NSNN có thể dành cho nhu cầu chi này. Các khoản chi khác Chi nghiệp vụ chuyên môn là những khoản chi phục vụ cho các hoạt động chuyên môn nói trên như chi phí về nguyên liệu, vật liệu; chi phí về năng lượng, nhiên liệu; chi phí cho nghiên cứu, hội thảo khoa học; chi phí về thuê mướn chuyên gia, giáo viên để tư vấn hay đào tạo cho đội ngũ nghiên cứu; chi phí để 1.1.3. Chức năng của Ngân sách Nhà nước Chức năng phân phối giữa các cấp ngân sách; thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và bổ sung cân đối ngân sách cho cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng. Chức năng đôn đốc; kiểm tra, giám sát, chức năng này cụ thể là các nhiệm vụ như kiểm tra chấp hành ngân sách Nhà nước, kế toán và kiểm toán và quyết định ngân sách Nhà nước một cách thường xuyên liên tục. Thực hiện tốt chức năng này sẽ đem lại những thông tin trung thực cho việc quản lý các hoạt động của ngân sách Nhà nước, giúp cho Nhà nước phát hiện ra những thiếu sót, kịp thời chỉnh sửa, phát huy được những kết quả tốt đã đạt được góp phần thúc đẩy hoàn thiện luật Ngân sách Nhà nước, tiến tới các mục tiêu chiến lược quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền về quản lý nhà nước do pháp luật quy định. Ngân sách là công cụ của chính quyền các cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, phân cấp quản lý NS phải phù hợp nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả. Năng lực quản lý của chính quyền các cấp cũng là một yếu tố cần được xem xét kỹ trước khi thực hiện phân cấp mạnh cho địa phương. 1.1.4. Vai trò của ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là nguồn huy động tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Mức động viên vào ngân sách Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội thông qua thuế và các khoản thu khác phải hợp lý. Mức động viên cao hay thấp đều có tác động tích cực. Tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước đối với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vừa đảm bảo hợp lý với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vừa đảm bảo cho các đơn vị sản xuất có điều kiện tích lũy để tái sản xuất mở rộng. hay là nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội của đất nước. Hiện nay, nền kinh tế thị trường đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước, tuy vậy nó cũng chứa đựng những mặt hạn chế mà bản thân nó không thể tự điều chỉnh. Do vậy, sự can thiệp của Nhà nước và nền kinh tế thị trường thông qua các hoạt động điểu tiết vĩ mô nền kinh tế tài chính mà quan trọng nhất là ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước là công cụ thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Ngược lại Nhà nước chỉ có thể thực hiện thành công hoạt động điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Khi có nguồn tài chính đảm bảo tức là sử dụng triệt để và có hiệu quả công cụ ngân sách Nhà nước. Vai trò của ngân sách Nhà nước được khái quả hóa trong các lĩnh vực kinh tế xã hội và thị trường: +) Về mặt kinh tế Ngân sách Nhà nước là yếu tố quan trọng giúp Nhà nước định hướng hình thành cơ câu kinh tế mới. kích thích phát triển, sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Nhà nước dùng ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành mũi nhọn, từ đó tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các thành phần kinh tế khác. Dùng ngân sách Nhà nước để đầu tư hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp cơ bản chống độc quyền, thị trường không rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp kịp thời đảm bảo cho sự ổn định cơ cấu kinh tế hay chuẩn bị chuyển sang cơ cấu mới cao hơn. Thông qua các khoản thuế và chính sách thuế đảm bảo thực hiện định hướng đầu tư, kích thích hay hạn chế sản xuất kinh doanh. Các nguồn vay nợ từ nước ngoài và trong nước sẽ tạo thêm nguồn vốn cho nền kinh tế, tuy nhiên để sử dụng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải có biện pháp sử dụng vốn một cách hợp lý. +) Về xã hội Ngân sách Nhà nước chi cho các phúc lợi xã hội như: Y tế, dịch vụ, vui chơi giả trí, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa thể thao, chi đảm bảo xã hội, giải quyết việc làm, trợ giá mặt hàng… đặc biệt là chi cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo mà chỉ có Nhà nước mới thực hiện được. Ngân sách Nhà nước được huy động chủ yếu là thuế và các khoản thu ngoài thuế. Thông qua thuế thu nhập và thuế lợi tức nhằm phân phối lại thu nhập giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp với mục đích là làm giảm sự chênh lệch trong xã hội. Thông qua thuế gián thu để hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu đầy đủ và có sự thống nhất giữa chính sách và biện pháp, tránh xảy ra những điều không hợp lý. +) Về mặt thị trường Ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các chính sách về ổn định giá cả thị trường, chống lạm phát thông qua thuế, lệ phí. Phí và chính sách chi ngân sách Nhà nước, Nhà nước có thể điều chỉnh giá thị trường một cách chủ động. Chính sách ngân sách Nhà nước thắt chặt hay mở rộng đều có tác động mạnh tới cung cầu của xã hội. Chẳng hạn như việc thông huy động của ngân sách thông qua các khoản thu từ thuế và thu ngoài thuế (phí, lệ phí) và tỷ lệ động viên của GDP, GNP chiếm tỷ trọng cao thì cung ứng vốn đầu tư dài hạn, vốn tiền tệ ngắn hạn của các nhà đầu tư và đầu tư sẽ giảm xuống vốn đầu tư khan hiếm hơn. Bên cạnh đó, nó sẽ làm cho nhu cầu hàng hóa và dịch vụ giảm, nhưng ngân sách Nhà nước lại có điều kiện tăng cầu với quy mô lớn và chi cho đầu tư lớn do đó tăng cung. Ngược lại khi ngân sách Nhà nước huy động GDP và GNP thấp thì nguồn đầu tư sẽ tăng dần lên sẽ dẫn tới cung tăng đồng thời tăng cầu về hàng hóa, dịch vụ, nhưng ngân sách Nhà nước lại không có điều kiện tăng cầu và chi cho đầu tư. Khi nhà nước vay vốn với lãi suất cao làm tăng cung vốn từ các nhà đầu tư, tiết kiệm tiêu dùng, đồng thời làm giảm lượng cầu về vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Ngược lại khi lãi suất thấp các nhà đầu tư tìm môi trường đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ mà không muốn cho Nhà nước vay. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hóa là do thị trường quyết định, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và các yếu tố khác. Tuy nhiên có lúc giá lên cao, để đảm lợi ích cho người tiêu dùng thì Nhà nước có chính sách giá trần, đồng thời có nguồn hàng hóa dự trữ tung ra thị trường. Ngược lại có lúc giá lại xuống thấp Nhà nước lại đặt ra chính sách giá sàn, mua bớt lượng hàng hóa trên thị trường để dự trữ. Muốn giải quyết được vấn đề đó đòi hỏi nguồn ngân sách Nhà nước phải dồi dào. Lạm phát là một trong những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, sự quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhằm khắc phục những khuyết tật ấy. Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, trong đó thu, chi ngân sách Nhà nước cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát. Khi ngân sách Nhà nước được sử dụng hợp lý và có hiệu quả thì tác dụng tích cực của nó rất lớn, ngược lại sẽ gây ra tình trạng bất ổn định trên thị trường làm cho lạm phát tăng cao. Với vai trò của mình vai trò của NSNN là công cụ của Nhà nước để cùng với thị trường tác động tích cực vào nền kinh tế,tạo động lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển.Mở rộng và tăng cường sử sụng tích cực các công cụ tài chính tiền tệ,sửa đổi bổ sung các chính sách phù hợp với quy luật kinh tế thị trường. 1.2. Phân bổ Ngân sách Nhà nước. 1.2.1 Khái niệm phân bổ NSNN. Từ thực tiễn hoạt động quản lý, sử dụng NSNN, phân bổ ngân sách nhà nước được hiểu là: Việc thiết lập, vận hành cơ chế phân chia và phân bổ nguồn tài chính giữa các cấp ngân sách, giữa ñơn vị quản lý và sử dụng ngân sách theo những nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ, định mức và phương pháp tính toán nhất định nhằm đảm bảo cho mỗi cấp, mỗi đơn vị có đủ nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ theo chức năng được giao, phát triển KTXH, góp phần giảm thiểu sự bất bình đẳng tài chính giữa các địa phương, đơn vị, thực hiện quản lý và PBNS theo đúng chủ trương, quan điểm, mục tiêu của Nhà nước từng thời kỳ 1.2.2. Nguyên tắc phân bổ NSNN Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN,các tiêu chí và định mức phân bổ vốn xây dựng cơ bản tập trung được xây dựng là cơ sở để xác định số vốn bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách cấp huyện thành phố ( gọi chung là ngân sách cấp huyện ) năm 2015. Đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của NSNN tạo điều kiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác theo cho chủ đầu tư Bảo đảm tính công khai,minh bạch,công bằng trong việc phân bổ NSNN Đảm bảo tương quan hợp lý giữa các mục tiêu phát triển Đảm bảo thực hiện chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước. 1.2.3. Tiêu chí phân bổ NSNN Tiêu chí dân số Tiêu chí trình độ phát triển Tiêu chí diện trình độ phát triển Tiêu chí diện tích tự nhiên các huyện và thành phố. Tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã. Tiêu chí bổ sung 1.2.4. Căn cứ phân bổ NSNN Căn cứ lập, tổng hợp và trình phê duyệt dự toán Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, thông báo số kiểm tra về dự toán NS của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các địa phương thực hiện thông báo số kiểm tra về dự toán NS và tổ chức hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư trực thuộc lập dự toán vốn ĐTPT. Trong thời gian lập dự toán NSNN hàng năm, đối với các dự án sử dụng vốn ĐTPT, chủ đầu tư căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, lập dự toán vốn đầu tư gửi cơ quan quản lý cấp trên; đối với các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, chủ đầu tư căn cứ vào nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của đơn vị lập dự toán vốn đầu tư gửi cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp dự toán vốn ĐTPT vào dự toán NSNN theo quy định của LuậtNSNN. UBND cấp tỉnh tổng hợp, lập dự toán vốn đầu tư trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét có ý kiến để gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trên cơ sở kế hoạch phát triển KTXH dài hạn và từng năm, các cân đối chủ yếu của nền kinh tế, Bộ Tài chính chủ trì phối họp với các Bộ và UBND cấp tình xây dụng dự toán NSNN (trong đó có dự toán chi đầu tư), phối họp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ dự toán vốn đầu tư cho từng Bộ, UBND tỉnh và các dự án quan trọng của Nhà nước để trình Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn. Phân bổ dự toán chỉ đầu tư phát triển Sau khi dự toán NSNN được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao, các Bộ và UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đàu tư cho các dự án đàu tư thuộc phạm vi quản lý phù họp với kế hoạch KTXH và qui hoạch được duyệt, đã đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN hàng năm. Riêng đối với các dự án được đàu tư từ các nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội (tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) phải bảo đảm tuân thủ đúng quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng từng nguồn vốn. Phương án phân bổ vốn đầu tư của UBND các cấp phải trình HĐND cùng cấp quyết định. Sở Tài chính phối họp với Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do cấp tỉnh quản lý báo cáo UBND cấp tình quyết định. Phòng Tài chính huyện chủ trì phối họp với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBND cấp huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do huyện quản lý. Bộ máy quản lý tài chính NS ở xã tham mưu cho UBND cấp xã lập phương án phân bổ vốn đầu tư cho các dự án thuộc phạm vi cấp xã được phân cấp quản lý. Sau khi phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án, các Bộ và UBND huyện phải gửi Sở Tài chính. UBND cấp huyện gửi cho Sở Tài chính, UBND cấp xã gửi cho Phòng Tài chính để kiểm tra các quy định sau: Đảm bảo các điều kiện của dự án được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm. Sự khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước và vốn nước ngoài, cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn cho các dự án quan trọng của Nhà nước. Tuân thủ đúng các quy định về đối tượng đàu tư và việc sử dụng từng nguồn vốn đầu tư với các dự án được đàu tư bằng nguồn vốn theo Nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Chính phủ. Lập dự toán, phân bổ chi thường xuyên Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên Dự toán chi thường xuyên là một bộ phận hết sức quan trọng của dự toán chi NSNN. Vì vậy, lập dự toán chi thường xuyên phải dựa ừên những căn cứ sau: Chủ trương của Nhà nước về duy trl và phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, quốc phòng an ninh và các hoạt động xã hội khác ừong từng giai đoạn. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc lập dự toán chi thường xuyên của NSNN đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ mà NSNN phải hướng tới. Trên cơ sở đó xác lập các hình thức, các phương pháp phân bổ vốn của NSNN vừa tiết kiệm, vừa đạt mục tiêu đã đặt ra. Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí chi thường xuyên của NSNN. Đây chính là việc cụ thể hóa các chủ trương của Nhà nước trong từng giai đoạn thành các chỉ tiêu cho kỳ kế hoạch. Các chỉ tiêu này kết họp với các định mức chi thường xuyên sẽ là những yếu tố cơ bản để xác lập dự toán chi thường xuyên của NSNN. Tuy nhiên, khi dựa trên căn cứ này để lập dự toán chi thường xuyên của NSNN nhất thiết phải thẳm tra, phân tích tính đúng đắn, hiện thực, tính hiệu quả của các chỉ tiêu đó để có ý kiến điều chỉnh lại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho phù họp. Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của năm dự toán. Muốn dự đoán được khả năng này, cần dựa vào cơ cấu thu NSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu năm dự toán để thiết lập mức cân đối chung giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi thường xuyên của NSNN. Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra thòi gian tới. Đây là cơ sở pháp lý cho việc tính toán dự toán chi thường xuyên của NSNN và tạo điều kiện cho quá trình chấp hành dự toán được thuận lợi khi có sự điều chỉnh hoặc thay đổi chính sách, chế độ chi tiêu. Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên năm báo cáo sẽ cung cấp các thông tin càn thiết cho việc lập dự toán chi theo các phương diện: + Tính phù hợp của các định mức chi hay các chính sách chế độ chi tiêu hiện hành, trên cơ sở đó mà hoàn chỉnh bổ sung kịp thời. + Xác định hướng gia tăng các khoản chi cả về tốc độ và cơ cấu. Kết quả của các loại hoạt động được đảm bảo bởi nguồn kinh phí chi thường xuyên của NSNN. 1.2.5.Định mức phân bổ NSNN Xây dựng định mức phân bổ : + Định mức chi tổng hợp theo từng đối tượng được tính định mức chi của NSNN ( hay còn gọi là định mức phân bổ). Định mức chi tổng hợp được sử dụng nhiều nhất trong quá trình lập dự toán NSNN,nhằm xây dựng được dự toán sơ bộ để giao số kiểm tra và hướng dẫn các ngành,các đơn vị sử dụng ngân scahs lập dự trù kinh phí.Định mức chi tổng hợp nhiều khi cũng được dùng để ấn định chính thức mức chi mà mỗi đối tượng được phép áp dụng khi xây dựng dự toán ngân sách kỳ kế hoạch.Chính vì thế,người ta gọi những định mức này là định mức phân bổ.Định mức phân bổ được dùng nhiều nhất trong quan hệ giữa các cấp ngân sách với nhau trong quá trình lập dự toán chi thường xuyên của NSNN.Hiện nay giãu NSTW và NSĐP ở nước ta đang sử dụng ĐMPBNS cho nhu cầu chi thường xuyên dựa trên tiêu chí dân số bình quân kỳ kế hoạch. Mặc dù đã có tính đến sự chênh lệch về điều kiện KTXH giữa các vùng khác nhau,trên cơ sở đó đua ra các mức cho các vùng,theo hướng vùng nào khó khăn hơn thì được phân bổ kinh phí cao hơn.Theo cách lập luận đó,các cơ quan tài chính cấp trên cho rằng đã đảm bảo được yếu tố công bằng trong phân bổ nguồn vốn ngân sách cho các địa phương khi tính toán số kinh phí có thể hưởng theo các mưc phân bổ trên thì họ lại cho rằng không công bằng.Đay là vấn đề vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi trong quá trình lập dự toán hàng năm.Lựa chọn các tiêu chí phân bổ NS như thế nào cho công bằng hơn vẫn luôn được coi là vấn đề chưa có được lời giải thỏa đáng. Khi cơ quan tài chính trực tiếp quản lý nhân sách một cách cấp tiến hành phân bổ kinh phí cho các đơn vị thuộc ngân sách cấp mình,thì lại không thể dựa vào định mức phân bổ giữa NSTW,và NSĐP như đã nêu trên.Lúc này định mức phân bổ cho mỗi ngành,mỗi lĩnh vực trực thuộc ngân sách một cấp lại phải dựa vào đặc thù hoạt động của mỗi nghành,mỗi lạo hình đơn vị để xác định đối tượng tính định mức cho vừa phù hợp với hoạt động của các đơn vị,viawf phù hợp với yêu cầu quản lý. Phương pháp xây dựng định mức phân bổ. + Định mức phân bổ thường được dùng để xác định nhu cầu chi từ NSNN cho mỗi loại hình đơn vị thụ hưởng ;trên cơ sở đó mà phác thảo dự toán sơ bộ về chi của NSNN kỳ kế hoạch.Ngoài ra,nó còn được dùng làm căn cứ để phân bổ chính thức tổng mức chi kinh phí trong hệ thống các đơn vị dự toán; hoặc đánh giá khái quát tình hình quản lý và sủ dụng kinh phí của mỗi đơn vị thụ hưởng sau mỗi kỳ báo cáo. Do vậy với mỗi loại hình đơn vị khác nhau sẽ có đối tượng để tính định mức phân bổ khác nhau. Bởi vậy, phương pháp xây dựng định mức phân bổ cho các loại hình đơn vị được tiến hành như sau: Xác định đối tượng định mức: Đối tượng để tính định mức phân bổ cho mỗi loại hình đơn vị phải vừa phản ánh đặc trưng của hoạt động thuộc nhiệm vụ chuyên môn của mỗi loại hình đơn vị đó,vừa gắn chặt với cách thức quản lý,phương pháp phân tích tình hình sử dụng kinh phí tại mỗi đơn vị thụ hưởng.Nên với mỗi loại hình hoạt động khác nhau,người ta xác định đối tượng để tính định mức khác nhau. Đánh giá,phân tích tình hình thực tế chi theo định mức chi nhằm xem xét phù hợp của định mức hiện hành.Yêu cầu rất quan trọng đối với định mức phân bổ này là phải đảm bảo được sự công bằng giãu các vùng,các địa phương về khả năng tạo nguồn ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên mà mỗi đơn vị địa phương đó phải đảm bảo.Trong khi đó,các loại hình hoạt động thuộc phạm vi chi thường xuyên ngày càng phát triển.quy trình lập và phân bổ dự toán NSNN + Các yêu cầu đối với đối với định mức phân bổ Một là,các ĐMPBNS phải được xây dựng một cách khoa học Hai là: các ĐMPBNS phải có tính thực tiễn cao Ba là: ĐMPB phải đảm bảo tính thống nhất Bốn là : DDMPBNS phải đảm bảo tính pháp lý cao 1.2.6 Quy trình lập và phân bổ dự toán NSNN Lập dự toán, phân bổ vốn đầu tư phát triển Căn cứ lập, tổng hợp và trình phê duyệt dự toán Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, thông báo số kiểm tra về dự toán NS của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các địa phương thực hiện thông báo số kiểm tra về dự toán NS và tổ chức hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư trực thuộc lập dự toán vốn ĐTPT. Trong thời gian lập dự toán NSNN hàng năm, đối với các dự án sử dụng vốn ĐTPT, chủ đầu tư căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, lập dự toán vốn đầu tư gửi cơ quan quản lý cấp trên; đối với các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, chủ đầu tư căn cứ vào nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của đơn vị lập dự toán vốn đầu tư gửi cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp dự toán vốn ĐTPT vào dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN. UBND cấp tỉnh tổng hợp, lập dự toán vốn đầu tư trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét có ý kiến để gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trên cơ sở kế hoạch phát triển KTXH dài hạn và từng năm, các cân đối chủ yếu của nền kinh tế, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ và UBND cấp tỉnh xây dựng dự toán NSNN (trong đó có dự toán chi đầu tư), phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ dự toán vốn đầu tư cho từng Bộ, UBND tỉnh và các dự án quan trọng của Nhà nước để trình Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn 9, 25. 1.2.2.1.2 Phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển Sau khi dự toán NSNN được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao, các Bộ và UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý phù hợp với kế hoạch KTXH và qui hoạch được duyệt, đã đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán NSNN hàng năm. Riêng đối với các dự án được đầu tư từ các nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội (tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) phải bảo đảm tuân thủ đúng quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng từng nguồn vốn. Phương án phân bổ vốn đầu tư của UBND các cấp phải trình HĐND cùng cấp quyết định. Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do cấp tỉnh quản lý báo cáo UBND cấp tỉnh quyết định. Phòng Tài chính huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBND cấp huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do huyện quản lý. Bộ máy quản lý tài chính NS ở xã tham mưu cho UBND cấp xã lập phương án phân bổ vốn đầu tư cho các dự án thuộc phạm vi cấp xã được phân cấp quản lý. Sau khi phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án, các Bộ và UBND tỉnh phải gửi Bộ Tài chính. UBND cấp huyện gửi cho Sở Tài chính, UBND cấp xã gửi cho Phòng Tài chính để kiểm tra các quy định sau: Đảm bảo các điều kiện của dự án được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm. Sự khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước và vốn nước ngoài, cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn cho các dự án quan trọng của Nhà nước. Tuân thủ đúng các quy định về đối tượng đầu tư và việc sử dụng từng nguồn vốn đầu tư với các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn theo Nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Chính phủ 9, 25. Lập dự toán, phân bổ chi thường xuyên Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên Dự toán chi thường xuyên là một bộ phận hết sức quan trọng của dự toán chi NSNN. Vì vậy, lập dự toán chi thường xuyên phải dựa trên những căn cứ sau: Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, quốc phòng – an ninh và các hoạt động xã hội khác trong từng giai đoạn. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc lập dự toán chi thường xuyên của NSNN đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ mà NSNN phải hướng tới. Trên cơ sở đó xác lập các hình thức, các phương pháp phân bổ vốn của NSNN vừa tiết kiệm, vừa đạt mục tiêu đã đặt ra. Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí chi thường xuyên của NSNN. Đây chính là việc cụ thể hóa các chủ trương của Nhà nước trong từng giai đoạn thành các chỉ tiêu cho kỳ kế hoạch. Các chỉ tiêu này kết hợp với các định mức chi thường xuyên sẽ là những yếu tố cơ bản để xác lập dự toán chi thường xuyên của NSNN. Tuy nhiên, khi dựa trên căn cứ này để lập dự toán chi thường xuyên của NSNN nhất thiết phải thẩm tra, phân tích tính đúng đắn, hiện thực, tính hiệu quả của các chỉ tiêu đó để có ý kiến điều chỉnh lại kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cho phù hợp. Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của năm dự toán. Muốn dự đoán được khả năng này, cần dựa vào cơ cấu thu NSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu năm dự toán để thiết lập mức cân đối chung giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi thường xuyên của NSNN. Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra thời gian tới. Đây là cơ sở pháp lý cho việc tính toán dự toán chi thường xuyên của NSNN và tạo điều kiện cho quá trình chấp hành dự toán được thuận lợi khi có sự điều chỉnh hoặc thay đổi chính sách, chế độ chi tiêu. Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên năm báo cáo sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lập dự toán chi theo các phương diện: + Tính phù hợp của các định mức chi hay các chính sách chế độ chi tiêu hiện hành, trên cơ sở đó mà hoàn chỉnh bổ sung kịp thời. + Xác định hướng gia tăng các khoản chi cả về tốc độ và cơ cấu. Kết quả của các loại hoạt động được đảm bảo bởi nguồn kinh phí chi thường xuyên của NSNN. Có thể nói các thông tin thu thập được từ kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên của NSNN năm báo cáo là căn cứ mang tính thực tiễn cao đối với quá trình lập dự toán chi thường xuyên. Trong khuôn khổ của dự án: “Lập trình tài chính và cải cách cơ cấu” do Học viện đào tạo khu vực của IMF tại Singapore (STI) hỗ trợ cho Bộ Tài chính Việt Nam, tháng 91999 đã đề cập đến phương pháp phân tích số liệu thực tiễn qua một giai đoạn để xác định chỉ số gia tăng bình quân qua các năm, nhằm lựa chọn mức dự đoán cho từng chỉ tiêu thu, chi NSNN năm dự toán. Tuy nhiên, muốn tăng tính chính xác của chỉ tiêu dự đoán cần phải kết hợp với nhiều tham số khác nữa. Chính vì vậy, việc sử dụng và tôn trọng tất cả các căn cứ là yêu cầu tất yếu khi xây dựng dự toán chi thường xuyên của NSNN 9, 25. Các phương pháp xác định dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước Có 2 phương pháp tính để xác định dự toán chi thường xuyên của NSNN: a. Phương pháp tính tổng hợp Theo phương pháp này thì số dự toán chi thường xuyên cho mỗi loại hình đơn vị sẽ được xác định dựa vào định mức chi tổng hợp (hay định mức phân bổ) dự kiến cho một đối tượng và số đối tượng bình quân được tính định mức. Tổng dự toán chi thường xuyên cho các loại hình đơn vị sẽ là số chi thường xuyên dự toán của NSNN. Có thể mô tả phương pháp này theo công thức sau: Trong đó: CTX: số chi thường xuyên dự toán của NSNN; Mi: định mức chi tổng hợp dự kiến cho một đối tượng thuộc loại hình đơn vị thứ i; D¬i: số đối tượng bình quân được tính định mức thuộc loại hình đơn vị thứ i. Định mức chi tổng hợp thường do cơ quan tài chính phối hợp với các cơ quan quản lý ngành trình cấp có thẩm quyền quyết định dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật, đặc thù về chuyên môn vụ, các chế độ chính sách và khả năng kinh phí của NSNN trong từng thời kỳ. Định mức chi tổng hợp được sử dụng để phân bổ NSNN giữa NS các cấp hoặc trong một cấp NS cho các đơn vị dự toán trực thuộc. b. Phương pháp tính theo các nhóm mục chi Trong công tác quản lý các khoản chi thường xuyên của NSNN, người ta thường phân chia nội dung chi theo 4 nhóm chi chủ yếu như sau: Chi thanh toán cho cá nhân; Chi cho nghiệp vụ chuyên môn; Chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản; Các khoản chi khác. Dựa trên cơ sở phân chia các nhóm mục chi theo các tiêu thức kể trên, phương pháp tính dự toán chi thường xuyên theo các nhóm mục được tiến hành như sau: Thứ nhất, xác định dự toán chi cho con người dựa trên số công chức viên chức (CCVC) bình quân dự kiến có mặt trong năm dự toán và mức dự kiến chi bình quân 1 CCVC CCN = (MCNi x SCNi) Trong đó: CCN: số dự toán chi cho CCVC của NSNN. MCNi: mức chi bình quân một CCVC dự kiến năm dự toán thuộc ngành thứ i. SCNi: số CCVC bình quân dự kiến năm dự toán thuộc ngành i. MCNi thường được xác định dựa vào mức chi thực tế của năm báo cáo, đồng thời có tính đến những điều chỉnh có thể xảy ra về mức lương, phụ cấp và một số khoản khác mà Nhà nước dự kiến thay đổi trong kỳ kế hoạch. SCNi = SCNđn + SCNtg SCNgi Trong đó: SCNđn: số CCVC có mặt đầu năm dự toán ngành thứ i. SCNtg: số CCVC dự kiến tăng bình quân năm dự toán ngành thứ i. SCNgi: số CCVC dự kiến giảm bình quân năm dự toán ngành thứ i. Thứ hai, tính dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn Tùy theo tính chất hoạt động của mỗi ngành và chế độ Nhà nước cho phép mà số chi nghiệp vụ chuyên môn có sự khác nhau. Do vậy, số chi nghiệp vụ chuyên môn của mỗi ngành sẽ được xác định theo từng nội dung cụ thể gắn với nhu cầu kinh phí và khả năng đảm bảo của nguồn kinh phí NSNN. Chi NSNN cho nghiệp vụ chuyên môn thuộc mỗi ngành gồm: CNVi = CVLDC + CNCKH + CĐPTP + CK Trong đó: : số chi nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i. CVLDC: số dự kiến chi về vật liệu, dụng cụ cho nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i. CNCKH: số dự kiến chi về nghiên cứu khoa học hay thuê nghiên cứu khoa học cho nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i. CĐPTP: số dự kiến chi về đồng phục, trang phục,… cho nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i. CK: số dự kiến chi về các khoản khác cho nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i. Thứ ba, tính dự toán chi mua sắm, sửa chữa tài sản Hằng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp của các tài sản dùng cho các hoạt động HCSN nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí cần có để mua sắm thêm trang thiết bị hoặc phục hồi lại giá trị sử dụng cho những tài sản đã bị xuống cấp ở những đơn vị được NSNN cấp phát kinh phí. Vì vậy, cần phải xác định nhu cầu kinh phí đáp ứng cho mua sắm, sửa chữa tài sản trong dự toán kinh phí hàng năm của mỗi đơn vị, mỗi ngành để làm cơ sở lập dự toán NSNN. Khi phân bổ dự toán chi NSNN cho nhóm mục này, cơ quan tài chính chủ yếu dựa trên các căn cứ sau: Thực trạng của tài sản đang sử dụng tại mỗi ngành, mỗi đơn vị được xác định thông qua các tài liệu quyết toán kinh phí kết hợp với điều tra thực tế để dự tính mức chi cho mỗi ngành, mỗi đơn vị. Khả năng vốn NSNN dự kiến có thể huy động và dành cho mua sắm, sửa chữa lớn hoặc xây dựng nhỏ thuộc kinh phí chi thường xuyên. Kết hợp hai căn cứ trên, cơ quan tài chính có thể dự tính mức chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản bằng một tỷ lệ phần trăm trên nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ) hiện có tại mỗi ngành, mỗi đơn vị. Cụ thể là: = Trong đó: CMS: số chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản của NSNN năm dự toán. NGi: nguyên giá TSCĐ hiện có của ngành (hoặc đơn vị) thứ i. Ti: tỷ lệ % áp dụng để xác định kinh phí dự kiến chi mua sắm, sửa chữa tài sản của ngành (hoặc đơn vị) thứ i. Thứ tư, tính dự toán chi các khoản chi khác Trước hết, xác định số chi cho nhu cầu hoạt động quản lý chung của đơn vị mà ta thường gọi là quản lý hành chính trong mỗi cơ quan, đơn vị đó. Với đơn vị thuộc phạm vi bao cấp của NSNN về công tác quản lý hành chính thì kinh phí chi tiêu cho quản lý hành chính bao gồm: chi trả tiền điện, nước sử dụng tại văn phòng cơ quan, chi trả các dịch vụ về thông tin liên lạc, chi giao dịch, tiếp khách, chi hội nghị sơ kết, tổng kết, lễ tân, khánh tiết, v.v… Các khoản chi trên liên quan nhiều đến hoạt động và tổ chức của mỗi loại hình đơn vị. Vì vậy, việc xác định số chi kinh phí cho quản lý hành chính năm dự toán thường căn cứ vào số CCVC bình quân và mức chi quản lý hành chính bình quân cho một CCVC kỳ kế hoạch. CQL khác = x Trong đó: : mức chi quản lý hành chính bình quân 1 CCVC năm dự toán ngành thứ i. : số CCVC bình quân dự kiến có mặt trong năm dự toán ngành thứ i. CQLkhác: số chi quản lý hành chính và chi khác năm dự toán. Căn cứ để xác định mức chi tiêu quản lý hành chính dựa vào mức chi quản lý hành chính thực tế bình quân 1 CCVC năm báo cáo, khả năng nguồn vốn của NSNN năm dự toán và yêu cầu chi tiêu tiết kiệm trong quản lý hành chính. Ngoài các nhóm mục chủ yếu như trên, trong cơ cấu chi thường xuyên của NSNN còn một số khoản chi khác như chi hỗ trợ kinh tế ngoài quốc doanh, chi trợ giá… Mức chi các khoản chi này phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn của NSNN và yêu cầu thực hiện các chủ trương của Nhà nước về mỗi loại hoạt động đặc thù này. Dựa vào số liệu được xác định theo các nhóm các mục chi như trên, tổng hợp lại ta có: CTX = CCN + CNV + CMS + CQL khác Trong đó: CTX: số dự toán chi thường xuyên NSNN. CCN: số chi cho con người dự kiến năm dự toán. CNV: số chi nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán. CMS: số chi mua sắm, sửa chữa tài sản năm dự toán. CQLkhác: số chi quản lý hành chính và chi khác năm dự toán 9 Quy trình phân bổ NSNN + Giai đoạn 1:Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra Trước ngày 3105 thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm sau. Trước ngày 1006 Bộ tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra cho các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ,cơ quan khác thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. UBND cấp tỉnh hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và ủy ban nhân dân cấp huyện. UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã. + Giai đoạn 2:Lập và thảo luận dự toán ngân sách: Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành lập dự toán thu,chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao,báo cho cơ quan cấp trên trcj tiếp quản lý.Đơn vị dự toán cấp 1 xem xét,tập hợp lập dự toán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính kế hoạch cùng cấp trước ngày 2007 kèm theo bảng thuyết minh chi tiết tính toán từng khoản thu ,chi. Cơ quan tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán NS với cơ quan ,đơn vị cùng cấp và UBND,cơ quan tài chính cấp dưới đối với năm đầu của thời kỳ ổn định NS.Cơ quan đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán NS đối với các đơn vị sử dụng NS trực thuộc trong quá trình lập dự toán. + Giai đoạn 3:Quyết định phân bổ giao dự toán ngân sách nhà nước Trước ngày 2011 căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội,Bộ tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhệm vụ thu,chi cho từng Bộ,,cơ quan ngang bộ,cơ quan trung ương theo từng lĩnh vực,nhiệm vụ thu,chi tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu NSTW và NSĐP mức bổ sung cân đối,mức bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho từng tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương. Trước ngày 1012 HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán NS địa phương,phương án phân bổ dự toán NS cấp tỉnh và mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho từng huyện,thành phố trực thuộc tỉnh. Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh Sở tài chính trình quyết định giao nhiệm vụ thu,chi NS cho từng cơ quan đơn vị trực thuộc tỉnh.nhiệm vụ thu,chi tỷ lệ trích (%) phân chia cho các khoản thu giữa NS cá cấp chính quyền địa phương và mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho từng huyện,Sở Kế hoạch và đầu tư trình UBND tỉnh việc phân bổ dự toán chi Đầu tư phát triển. Sau khi nhận quyết định nhiệm vụ thu,chi NS của UBND cấp trên,UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ NS của cấp đơn vị mình đảm bảo dự toán NS cấp xã được quyết định trước ngày 3112. Chấp hành NSNN + Mục tiêu của chấp hành NSNN. Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chinh nhằm biến các chỉ tiêu thu,chi NSNN đã được ghi trong chỉ tiêu dự toán NSNN hàng năm. Để thực chi NSNN được hiệu quả vai trò cuiar khâu lập dự toán là hết sức quan trọng một NS dự toán tốt sẽ thực hiện mục tiêu tốt và ngược lại một khâu dự toán tồi thì việc thực hiện NS sẽ không tốt. Mục tiêu của chấp hành NSNN:Biến cá chỉ tiêu thu,chi ghi trong dự toán NS năm từ khả năng dự kiến trở thành hiện thực.Từ đó góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội của nhà nước.kiểm tra việc thực hiện các chính sách,chế độ tiêu chuẩn định mức về kinh tế tài chính của nhà nước thông qau chấp hành NSNN mà tiến hành đánh giá sự phù hợp của chính sách và thực tiễn. Trong công tác điều hành NSNN chấp hành NSNN là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định.Khâu lập dự toán đạt kết quả tốt thì cơ bản mới dừng ở trên giấy nằm trong
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 5
2.1 Mục tiêu chung 5
1.1 Ngân sách nhà nước 7
1.1.1 Khái niệm NSNN 7
1.1.2 Nội dung kinh tế của Ngân sách Nhà nước 7
1.1.3 Chức năng của Ngân sách Nhà nước 11
1.1.4 Vai trò của ngân sách nhà nước 11
1.2 Phân bổ Ngân sách Nhà nước 15
1.2.1 Khái niệm phân bổ NSNN 15
1.2.2 Nguyên tắc phân bổ NSNN 15
1.2.3 Tiêu chí phân bổ NSNN 15
1.2.4 Căn cứ phân bổ NSNN 16
1.2.5.Định mức phân bổ NSNN 19
1.2.6 Quy trình lập và phân bổ dự toán NSNN 21
1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân bổ ngân sách 33
1.3 Kinh nghiệm phân bổ NSNN của các tỉnh thành của Việt Nam và bài học kinh nghiệm về PBNN cho huyện Đại Từ 34
1.3.2 Bài học kinh nghiệm của một số tỉnh thành của Việt Nam 34
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 35
2.2 Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 35
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 35
2.3.3 Phương pháp tổng hợp phân tích 37
2.3.4 Phương pháp phân tích thông tin 37
Trang 23.1 Khái quát tình hình KT-XH huyện Đại Từ Thái Nguyên 39
3.2 Thực trạng công tác phân bổ NSNN tại huyện Đại Từ 43
3.2.1 Tình hình thực hiện các tiêu chí phân bổ NSNN 50
3.2.2 Thực trạng xây dựng các tiêu chí,định mức phân bổ NSNN 50
3.2.3 Thực trạng công tác phân bổ NSNN 61
3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân bổ NSNN trên địa bàn huyện Đại từ 70
3.4 Đánh giá chung thực trạng công tác phân bổ NSNN cấp huyện 77
3.4.1 Ưu điểm
3.4.2 Nhược điểm
4.1 Định hướng phân bổ NSNn của huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên 88
4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ NSNN 91
4.2.1 Hoàn thiện nguyên tắc phân bổ NSNN 91
4.2.2 Hoàn thiện quy trình lập,phân bổ và giao dự toán 92
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính nhànước, là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chínhquốc gia NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc đẩy nềnkinh tế tăng trưởng phát triển Thông qua việc phân bổ NSNN, Nhà nước thựchiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nhằmphát triển bền vững và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội( KTXH) Điều đó cho thấy việc phân bổ sử dụng nguồn vốn có hiệu quảNSNN của quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sứcquan trọng giúp Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêutăng trưởng KTXH của mình
Ở Việt Nam quá trình phân bổ ngân sách đã trải qua nhiều thời kỳ và đã
có những chuyển biến đáng kể,đánh dấu bằng sự ra đời của Quyết định139/2003/QĐ-TTg về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của NSNNcho các bộ ban ngành, cơ quan Trung ương ( TW) và các tỉnh,thành phố trựcthuộc TW ngân sách (PBNS) theo Quyết định 139 của Chính phủ đã đạt đượcnhững kết quả quan trọng như : Đảm bảo tính công bằng, hợp lý, đảm bảotính công khai, minh bạch của NSNN Đồng thời qua đó thể hiện ưu tiên đốivới vùng miền núi,vùng cao,vùng đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn vàvùng kinh tế trọng điểm,phù hợp với khả năng cân đối NSNN, bảo đảm thựchiện nhiệm vụ phát triển KTXH, quốc phòng an ninh, góp phần tăng cườngcông tác quản lý nguồn tài chính, sử dụng ngân sách có hiệu quả, tiết kiệm.Tuy nhiên quá trình thực hiện hệ thống định mức phân bổ chi thườngxuyên ( TX) của NSNN trong thời gian qua còn có những hạn chế : Phạm vi
hệ thống định mức phân bổ chưa bao quát hết các lĩnh vực chi TX cưaNSNN, các vùng miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc khó khăn mặc
dừ đã ưu tiên trong hệ thống ĐMPBNS, nhưng trong giai đoạn mới mục tiêu
Trang 4và yêu cầu phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo được Chính phủ đặt ra rấtlớn nên cần phải tăng mức độ ưu tiên đối với hệ thống định mức phân bổNSNN trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, khắc phục cáctồn tại để đáp ứng tốt nhiệm vụ phát triển KTXH của cả nước nói chung vàđịa phương nói riêng.
Việc ban hành Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 vàQuyết định số 210/2006 /QĐ- TTg ngày 12/9/2006 là một sự đổi mới quantrọng, cá quy định về tiêu chí và định mức được lượng hóa, bảo đảm việcphân bổ NSNN công khai, minh bạch và công bằng so với trước đây; khắcphục được việc phân bổ theo cảm tính thiếu căn cứ trước đây Tuy nhiên,vẫncòn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện,bổ sung trong việc xá định mức chiNSNN.Việc xây dựng các định mức chi tiêu ngân sách ( NS) vẫn chủ yếu dựatrên các yếu tố đầu vào, mà chưa tính đến các hiệu quả đầu ra cảu các khoảnchi tiêu, là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chi tiêu NS
bị lãng phí, hiệu quả thấp
Huyện Đại từ - tỉnh Thái Nguyên là một trong những huyện phát triểncủa tỉnh Thái nguyên, hàng năm đều được trợ cấp từ Ngân sách TW Trongnhững năm gần đây Đại Từ đều đạt các chỉ tiêu kinh tế của huyện và của tỉnh
đề ra do công tác phân bổ NSNN được các ban ngành,các cấp quan tâm chútrọng Trên thực tế vốn đầu tư từ NSNN của Huyện Đại Từ đã có những đónggóp to lớn trong sự nghiệp phát triển KTXH của huyện.Song bên cạnh đó còn
có nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho việc phân bổ NSNN đạt hiệu quảchưa cao
Công tác phân bổ NS lập theo từng năm và thường được lập theophương pháp tăng thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định so với số ước thực hiệnnăm hiện hành,chưa gắn chặt với việc triển khai thực khai thực hiện kế hoạchKTXH của địa phương Vì vậy,một số dự toán phân bổ giao chính thức cho
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện không sát với thực trạng KTXH.Trước
Trang 5tình hình đó, việc nghên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác phân bổ Ngân sách Nhà nước tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên”
Nhằm góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyệnĐại Từ tỉnh Thái Nguyên là cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luậnthực tiễn đang đặt ra hiện nay
2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở thực trạng công tác phân bổ công tác NSNN tại huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên, luận văn phân tích nhằm thực hiện công tác phân bổNSNN của huyện Đại từ; giúp huyện thực hiện có hiệu quả vốn ngân sách củaNhà nước, góp phần phát triển KTXH của huyện đến năm 2020
2014 của huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân bổ NSNN củahuyện Đại Từ đến năm 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Là công tác phân bổ NSNN ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Trang 6uyện Đại Từ nhằm thực hiện tốt mục tiêu mục tiêu tăng trưởng của huyện giaiđoạn 2015-2020.
- Phạm vi về không gian, thông tin được sử dụng đề tài hiện tại phòngban (Phòng tài chính/ Bộ phận liên quan của huyện Đại Từ cung cấp và thựchiện ngân sách cấp tỉnh, huyện Đại Từ
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học:
+ Làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến phân bổ NSNN
+ Phân tích khách quan thực trạng quan hệ ngân sách trên địa bànhuyện Đại Từ
- Ý nghĩa thực tiễn:
+Phát hiện những khó khăn vướng mắc, đưa ra các giải pháp nhằmhoàn thiện công tác Ngân sách trên địa bàn huyện Đại Từ
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu,kết luận,nội dung luận văn gồm 4 chương
- Chương I:Cơ sở lý luận và thực tiễn về NSNN và phân bổ NSNN
- Chương II: Phương pháp nghiên cứu
- Chương III: Thực trạng công tác phân bổ NSNN tại Huyện Đại từ tỉnhThái Nguyên
- Chương IV: Giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ NSNN
Trang 7Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu- chi của Nhà nước đãđược nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm
để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước
Ngân sách Nhà nước Viện Nam bao gồm NSTW và NSĐP.Ngân sáchđịa phương có ngân sách của đơn vị hành chính,các cấp có HĐND và UBNDphù hợp với mô hình tổ chức chính quyền nhà nước ta hiện nay.NSĐP baogồm: NS cấp tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương,ngân sách cấphuyện,quận ,thị xã ,thành phố thuộc tỉnh và ngân sách cấp xã,phường,thị trấn
1.1.2 Nội dung kinh tế của Ngân sách Nhà nước
* Nội dung thu ngân sách Nhà nước
Căn cứ vào nội dung kinh tế, các khoản thu NSNN ở nước ta gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của phápluật
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định củapháp luật, như tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồitiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi); thu nhập từ vốn góp của Nhà nướcvào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ vềthuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quyđịnh của Chính phủ
Trang 8- Thu từ các hoạt động sự nghiệp; tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợicông sản và đất công ích; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; thu từ bán hoặccho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong vàngoài nước
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổchức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền vàcác cơ quan, đơn vị nhà nước
- Thu từ Quỹ dự trữ tài chính; thu kết dư NS
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm: các khoản disản nhà nước được hưởng; các khoản phạt, tịch thu; thu hồi dự trữ nhà nước;thu chênh lệch giá, phụ thu; thu bổ sung từ NS cấp trên; thu chuyển nguồn
NS từ NS năm trước chuyển sang
Qua cách phân loại này giúp cho việc xem xét từng nội dung thu theotính chất và hình thức động viên vào NS, đánh giá tính cân đối, bền vững,họp lý về cơ cấu của các nguồn thu Trên cơ sở đó giúp cho việc hoạch địnhchính sách cũng như tổ chức điều hành NS phù hợp với các mục tiêu của Nhànước trong từng thời kỳ
*.Nội dung chi ngân sách Nhà nước
+ Chi đầu tư phát triển:
Căn cứ mục đích của các khoản chi, chi ĐTPT chia thành:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KTXH không cókhả năng thu hồi vốn Các công trình kết cấu hạ tầng KTXH thuộc đối tượngđầu tư bằng vốn ĐTPT của NSNN gồm các công trình giao thông; các côngtrình đê điều, hồ đập, kênh mương; các công trình bưu chính viễn thông, điệnlực, cấp thoát nước; các công trình giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, vănhóa, thể thao, công sở của các cơ quan hành chính nhà nước, phúc lợi côngcộng
Trang 9- Chi đầu tư và hỗ ừợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các
tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần liên doanh vào các doanhnghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy địnhcủa pháp luật
- Chi dự trữ nhà nước là khoản chi để mua hàng hóa, vật tư dự trữ nhànước có tính chiến lược của quốc gia hoặc hàng hóa, vật tư dự trữ nhà nướcmang tính chất chuyên ngành
- Chi ĐTPT thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhànước chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình
135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án định canh định cư ở các xãnghèo, dự án chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử, cánh mạng vàkháng chiến
* Chi thường xuyên:
+ Các lĩnh vực chi thường xuyên bao gồm:
-Chi cho các hoạt động về sự nghiệp kinh tế ,giao thông ,thủy lợi ,nôngnghiệp,ngư nghiệp
- Chi cho quốc phòng an ninh,trật tự an toàn xã hội
- Chi cho sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa- xã hội,sự nghiệp giáo dục,y tế
- Chi khác
Ngoài ra chi thường xuyên lớn đã được sắp xếp và phân bổ trên thì còn một
số các khoản chi thường xuyên khác cũng được sắp xếp như chi thườngxuyên mục tiêu quốc gia,dự án nhà nước.Việc phân loại chi thường xuyênnhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình sử dụng ngân sách nhànước trên cơ sở đó giúp cho việc đánh giá hoạch định các chính sách chiNSNN phù hợp với mỗi khoản chi
*Phân loại các khoản chi thường xuyên theo nội dung kinh tế
Việc phân loại này nhằm phục vụ cho việc lập dự toán, quản lý việc phân
bổ, quyết toán và đánh giá tình hình NSNN trong từng đơn vị sử dụng NSNN
Trang 10- Các khoản chi cho con người thuộc khu vực HCSN như tiền lương, tiềncông, phụ cấp, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoản đóng góp theo tiền lương,chi về học bổng cho học sinh và sinh viên theo chế độ nhà nước quy định cho mỗiloại trường và các khoản thanh toán khác cho cá nhân
- Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn
Hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong các đơn vị HCSN rất khác nhau Ở
cơ quan công chứng nhà nước, hoạt động nghiệp vụ chuyên môn là xác nhận tínhhợp pháp, hợp lý của các loại giấy tờ cho mỗi tổ chức, cá nhân có nhu cầu; thì ởcác đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo là hoạt động giảng dạy, học tập vànghiên cứu khoa học; ở các đơn vị sự nghiệp y tế lại là hoạt động phòng bệnh,khám bệnh và chữa bệnh v.v
tiến hành khảo sát, tham quan học tập những điển hình tiên tiến về nghiêncứu và ứng dụng quy trình công nghệ…
Một đơn vị được đánh giá là quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên
có hiệu quả khi tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn trong tổng số chi của đơn vị đóluôn phải được ưu tiên chỉ đứng sau các nhu cầu chi cho con người
- Các khoản chi mua sắm, sửa chữa
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị HCSN được NSNN cấp kinh phí đểmua sắm các tài sản hay sửa chữa các tài sản đang sử dụng Các nhà kinh tế đềukhuyến cáo rằng: nếu biết chi những đồng tiền để đáp ứng ngay cho các nhu cầuduy tu, bảo dưỡng tài sản đúng lúc, kịp thời thì sẽ góp phần tích cực trong việckéo dài tuổi thọ của tài sản, chất lượng hoạt động của tài sản ít bị suy giảm và vìthế hiệu quả của vốn đầu tư được nâng cao
Mức chi cho mua sắm, sửa chữa của mỗi đơn vị phụ thuộc vào số lượng,chất lượng tài sản của đơn vị đang quản lý và khả năng vốn NSNN có thể dànhcho nhu cầu chi này
- Các khoản chi khác
Chi nghiệp vụ chuyên môn là những khoản chi phục vụ cho các hoạt động
Trang 11chuyên môn nói trên như chi phí về nguyên liệu, vật liệu; chi phí về năng lượng, nhiên liệu; chi phí cho nghiên cứu, hội thảo khoa học; chi phí về thuê mướn chuyên gia, giáo viên để tư vấn hay đào tạo cho đội ngũ nghiên cứu; chi phí để
1.1.3 Chức năng của Ngân sách Nhà nước
Chức năng phân phối giữa các cấp ngân sách; thực hiện phân chia theo
tỷ lệ phần trăm (%) đối với khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và bổsung cân đối ngân sách cho cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đốigiữa các vùng
- Chức năng đôn đốc; kiểm tra, giám sát, chức năng này cụ thể là cácnhiệm vụ như kiểm tra chấp hành ngân sách Nhà nước, kế toán và kiểm toán
và quyết định ngân sách Nhà nước một cách thường xuyên liên tục Thực hiệntốt chức năng này sẽ đem lại những thông tin trung thực cho việc quản lý cáchoạt động của ngân sách Nhà nước, giúp cho Nhà nước phát hiện ra nhữngthiếu sót, kịp thời chỉnh sửa, phát huy được những kết quả tốt đã đạt được gópphần thúc đẩy hoàn thiện luật Ngân sách Nhà nước, tiến tới các mục tiêuchiến lược quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định
Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền về quản lý nhà nước dopháp luật quy định Ngân sách là công cụ của chính quyền các cấp trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ Vì vậy, phân cấp quản lý NS phải phù hợp nhằm đảm bảođiều kiện vật chất để thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả Năng lực quản lý củachính quyền các cấp cũng là một yếu tố cần được xem xét kỹ trước khi thực hiệnphân cấp mạnh cho địa phương
1.1.4 Vai trò của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là nguồn huy động tài chính để đảm bảo các nhucầu chi tiêu của Nhà nước Mức động viên vào ngân sách Nhà nước đối vớicác tổ chức, cá nhân trong xã hội thông qua thuế và các khoản thu khác phảihợp lý Mức động viên cao hay thấp đều có tác động tích cực
Tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước đối với tổng sản phẩm quốcnội (GDP) vừa đảm bảo hợp lý với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vừa
Trang 12đảm bảo cho các đơn vị sản xuất có điều kiện tích lũy để tái sản xuất mở rộng.hay là nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
- Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
của đất nước Hiện nay, nền kinh tế thị trường đóng vai trò quan trọng cho sựphát triển kinh tế của đất nước, tuy vậy nó cũng chứa đựng những mặt hạnchế mà bản thân nó không thể tự điều chỉnh Do vậy, sự can thiệp của Nhànước và nền kinh tế thị trường thông qua các hoạt động điểu tiết vĩ mô nềnkinh tế tài chính mà quan trọng nhất là ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước là công cụ thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước trênmọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Ngược lại Nhà nước chỉ có thểthực hiện thành công hoạt động điều tiết vĩ mô nền kinh tế Khi có nguồn tàichính đảm bảo tức là sử dụng triệt để và có hiệu quả công cụ ngân sách Nhànước Vai trò của ngân sách Nhà nước được khái quả hóa trong các lĩnh vựckinh tế - xã hội và thị trường:
+) Về mặt kinh tế
Ngân sách Nhà nước là yếu tố quan trọng giúp Nhà nước định hướng hìnhthành cơ câu kinh tế mới kích thích phát triển, sản xuất kinh doanh và chốngđộc quyền
Nhà nước dùng ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các ngànhmũi nhọn, từ đó tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và pháttriển của các thành phần kinh tế khác
Dùng ngân sách Nhà nước để đầu tư hỗ trợ hình thành các doanhnghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp cơ bản chống độc quyền, thịtrường không rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo
Đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, ngânsách Nhà nước hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp kịp thời đảm bảocho sự ổn định cơ cấu kinh tế hay chuẩn bị chuyển sang cơ cấu mới cao hơn
Trang 13Thông qua các khoản thuế và chính sách thuế đảm bảo thực hiện địnhhướng đầu tư, kích thích hay hạn chế sản xuất kinh doanh.
Các nguồn vay nợ từ nước ngoài và trong nước sẽ tạo thêm nguồn vốncho nền kinh tế, tuy nhiên để sử dụng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải có biệnpháp sử dụng vốn một cách hợp lý
+) Về xã hội
Ngân sách Nhà nước chi cho các phúc lợi xã hội như: Y tế, dịch vụ, vuichơi giả trí, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa thể thao, chi đảm bảo xã hội, giảiquyết việc làm, trợ giá mặt hàng… đặc biệt là chi cho sự nghiệp giáo dục –đào tạo mà chỉ có Nhà nước mới thực hiện được
Ngân sách Nhà nước được huy động chủ yếu là thuế và các khoản thungoài thuế Thông qua thuế thu nhập và thuế lợi tức nhằm phân phối lại thunhập giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp vớimục đích là làm giảm sự chênh lệch trong xã hội
Thông qua thuế gián thu để hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm Tuynhiên cần phải nghiên cứu đầy đủ và có sự thống nhất giữa chính sách và biệnpháp, tránh xảy ra những điều không hợp lý
+) Về mặt thị trường
Ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện cácchính sách về ổn định giá cả thị trường, chống lạm phát thông qua thuế, lệphí Phí và chính sách chi ngân sách Nhà nước, Nhà nước có thể điều chỉnhgiá thị trường một cách chủ động
Chính sách ngân sách Nhà nước thắt chặt hay mở rộng đều có tác độngmạnh tới cung - cầu của xã hội Chẳng hạn như việc thông huy động của ngânsách thông qua các khoản thu từ thuế và thu ngoài thuế (phí, lệ phí) và tỷ lệđộng viên của GDP, GNP chiếm tỷ trọng cao thì cung ứng vốn đầu tư dài hạn,vốn tiền tệ ngắn hạn của các nhà đầu tư và đầu tư sẽ giảm xuống vốn đầu tưkhan hiếm hơn Bên cạnh đó, nó sẽ làm cho nhu cầu hàng hóa và dịch vụ
Trang 14giảm, nhưng ngân sách Nhà nước lại có điều kiện tăng cầu với quy mô lớn vàchi cho đầu tư lớn do đó tăng cung Ngược lại khi ngân sách Nhà nước huyđộng GDP và GNP thấp thì nguồn đầu tư sẽ tăng dần lên sẽ dẫn tới cung tăngđồng thời tăng cầu về hàng hóa, dịch vụ, nhưng ngân sách Nhà nước lạikhông có điều kiện tăng cầu và chi cho đầu tư.
Khi nhà nước vay vốn với lãi suất cao làm tăng cung vốn từ các nhàđầu tư, tiết kiệm tiêu dùng, đồng thời làm giảm lượng cầu về vốn đầu tưcủa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế Ngược lại khi lãi suất thấpcác nhà đầu tư tìm môi trường đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóadịch vụ mà không muốn cho Nhà nước vay
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hóa là do thị trường quyếtđịnh, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và các yếu tố khác Tuy nhiên có lúcgiá lên cao, để đảm lợi ích cho người tiêu dùng thì Nhà nước có chính sáchgiá trần, đồng thời có nguồn hàng hóa dự trữ tung ra thị trường Ngược lại cólúc giá lại xuống thấp Nhà nước lại đặt ra chính sách giá sàn, mua bớt lượnghàng hóa trên thị trường để dự trữ Muốn giải quyết được vấn đề đó đòi hỏinguồn ngân sách Nhà nước phải dồi dào
Lạm phát là một trong những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, sựquản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhằm khắc phục những khuyết tật ấy Cónhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, trong đó thu, chi ngân sách Nhà nướccũng là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát
Khi ngân sách Nhà nước được sử dụng hợp lý và có hiệu quả thì tácdụng tích cực của nó rất lớn, ngược lại sẽ gây ra tình trạng bất ổn định trên thịtrường làm cho lạm phát tăng cao
Với vai trò của mình vai trò của NSNN là công cụ của Nhà nước đểcùng với thị trường tác động tích cực vào nền kinh tế,tạo động lực khuyếnkhích mọi thành phần kinh tế phát triển.Mở rộng và tăng cường sử sụng tích
Trang 15cực các công cụ tài chính tiền tệ,sửa đổi bổ sung các chính sách phù hợp vớiquy luật kinh tế thị trường.
1.2 Phân bổ Ngân sách Nhà nước.
1.2.1 Khái niệm phân bổ NSNN.
Từ thực tiễn hoạt động quản lý, sử dụng NSNN, phân bổ ngân sách
nhà nước được hiểu là: Việc thiết lập, vận hành cơ chế phân chia và phân bổnguồn tài chính giữa các cấp ngân sách, giữa ñơn vị quản lý và sử dụng ngânsách theo những nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ, định mức và phương pháp tínhtoán nhất định nhằm đảm bảo cho mỗi cấp, mỗi đơn vị có đủ nguồn tài chính
để thực hiện nhiệm vụ theo chức năng được giao, phát triển KTXH, góp phầngiảm thiểu sự bất bình đẳng tài chính giữa các địa phương, đơn vị, thực hiệnquản lý và PBNS theo đúng chủ trương, quan điểm, mục tiêu của Nhà nướctừng thời kỳ
1.2.2 Nguyên tắc phân bổ NSNN
- Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN,các tiêu chí và định
mức phân bổ vốn xây dựng cơ bản tập trung được xây dựng là cơ sở để xácđịnh số vốn bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách cấp huyện thànhphố ( gọi chung là ngân sách cấp huyện ) năm 2015
- Đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của NSNN tạo điềukiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác theo cho chủ đầu tư
- Bảo đảm tính công khai,minh bạch,công bằng trong việc phân bổNSNN
- Đảm bảo tương quan hợp lý giữa các mục tiêu phát triển
- Đảm bảo thực hiện chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước
Trang 16- Tiêu chí diện tích tự nhiên các huyện và thành phố.
- Tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã
- Tiêu chí bổ sung
1.2.4 Căn cứ phân bổ NSNN
Căn cứ lập, tổng hợp và trình phê duyệt dự toán
Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tưhướng dẫn, thông báo số kiểm tra về dự toán NS của Bộ Tài chính, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các địa phương thực hiệnthông báo số kiểm tra về dự toán NS và tổ chức hướng dẫn các đơn vị chủ đầu
tư trực thuộc lập dự toán vốn ĐTPT
Trong thời gian lập dự toán NSNN hàng năm, đối với các dự án sử dụngvốn ĐTPT, chủ đầu tư căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, lập dựtoán vốn đầu tư gửi cơ quan quản lý cấp trên; đối với các dự án sử dụng vốn
sự nghiệp có tính chất đầu tư, chủ đầu tư căn cứ vào nhu cầu sửa chữa, cảitạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của đơn vị lập dự toán vốnđầu tư gửi cơ quan quản lý cấp trên Cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư
có trách nhiệm tổng hợp dự toán vốn ĐTPT vào dự toán NSNN theo quy địnhcủa LuậtNSNN
UBND cấp tỉnh tổng hợp, lập dự toán vốn đầu tư trình Thường trựcHĐND tỉnh xem xét có ý kiến để gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Trên cơ sở kế hoạch phát triển KTXH dài hạn và từng năm, các cân đốichủ yếu của nền kinh tế, Bộ Tài chính chủ trì phối họp với các Bộ và UBNDcấp tình xây dụng dự toán NSNN (trong đó có dự toán chi đầu tư), phối họpvới Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ dự toán vốn đầu tư cho từng Bộ, UBNDtỉnh và các dự án quan trọng của Nhà nước để trình Chính phủ trình Quốc hộiphê chuẩn
Phân bổ dự toán chỉ đầu tư phát triển
Trang 17Sau khi dự toán NSNN được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao,các Bộ và UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đàu tư cho các dự ánđàu tư thuộc phạm vi quản lý phù họp với kế hoạch KTXH và qui hoạch đượcduyệt, đã đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu đượcgiao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn các dự án quan trọng của Nhà nước vàđúng với Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm Riêng đối vớicác dự án được đàu tư từ các nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết củaQuốc hội (tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) phải bảo đảmtuân thủ đúng quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng từng nguồn vốn.
Phương án phân bổ vốn đầu tư của UBND các cấp phải trình HĐNDcùng cấp quyết định Sở Tài chính phối họp với Sở Kế hoạch và Đầu tư vềviệc dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do cấp tỉnh quản lý báo cáoUBND cấp tình quyết định Phòng Tài chính huyện chủ trì phối họp với các
cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBND cấp huyện phân bổ vốnđầu tư cho từng dự án do huyện quản lý Bộ máy quản lý tài chính NS ở xãtham mưu cho UBND cấp xã lập phương án phân bổ vốn đầu tư cho các dự
án thuộc phạm vi cấp xã được phân cấp quản lý
Sau khi phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án, các Bộ và UBND huyệnphải gửi Sở Tài chính UBND cấp huyện gửi cho Sở Tài chính, UBND cấp xãgửi cho Phòng Tài chính để kiểm tra các quy định sau:
Đảm bảo các điều kiện của dự án được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm
Sự khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốntrong nước và vốn nước ngoài, cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn cho các dự ánquan trọng của Nhà nước
Tuân thủ đúng các quy định về đối tượng đàu tư và việc sử dụng từngnguồn vốn đầu tư với các dự án được đàu tư bằng nguồn vốn theo Nghị quyếtcủa Quốc hội và quyết định của Chính phủ
Trang 18Lập dự toán, phân bổ chi thường xuyên
Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên
Dự toán chi thường xuyên là một bộ phận hết sức quan trọng của dựtoán chi NSNN Vì vậy, lập dự toán chi thường xuyên phải dựa ừên nhữngcăn cứ sau:
Chủ trương của Nhà nước về duy trl và phát triển các hoạt động thuộc
bộ máy quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, quốc phòng - an ninh vàcác hoạt động xã hội khác ừong từng giai đoạn Dựa vào căn cứ này sẽ giúpcho việc lập dự toán chi thường xuyên của NSNN đạt được những mục tiêu
và nhiệm vụ mà NSNN phải hướng tới Trên cơ sở đó xác lập các hình thức,các phương pháp phân bổ vốn của NSNN vừa tiết kiệm, vừa đạt mục tiêu đãđặt ra
Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH có liên quan trực tiếp đếnviệc cấp phát kinh phí chi thường xuyên của NSNN Đây chính là việc cụ thểhóa các chủ trương của Nhà nước trong từng giai đoạn thành các chỉ tiêu cho
kỳ kế hoạch Các chỉ tiêu này kết họp với các định mức chi thường xuyên sẽ
là những yếu tố cơ bản để xác lập dự toán chi thường xuyên của NSNN Tuynhiên, khi dựa trên căn cứ này để lập dự toán chi thường xuyên của NSNNnhất thiết phải thẳm tra, phân tích tính đúng đắn, hiện thực, tính hiệu quả củacác chỉ tiêu đó để có ý kiến điều chỉnh lại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộicho phù họp
Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên củanăm dự toán Muốn dự đoán được khả năng này, cần dựa vào cơ cấu thuNSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu năm dự toán để thiếtlập mức cân đối chung giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi thườngxuyên của NSNN
Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành và dựđoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra thòi gian tới Đây là cơ sở
Trang 19pháp lý cho việc tính toán dự toán chi thường xuyên của NSNN và tạo điềukiện cho quá trình chấp hành dự toán được thuận lợi khi có sự điều chỉnhhoặc thay đổi chính sách, chế độ chi tiêu.
Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chithường xuyên năm báo cáo sẽ cung cấp các thông tin càn thiết cho việc lập dựtoán chi theo các phương diện:
+ Tính phù hợp của các định mức chi hay các chính sách chế độ chitiêu hiện hành, trên cơ sở đó mà hoàn chỉnh bổ sung kịp thời
+ Xác định hướng gia tăng các khoản chi cả về tốc độ và cơ cấu Kếtquả của các loại hoạt động được đảm bảo bởi nguồn kinh phí chi thườngxuyên của NSNN
1.2.5.Định mức phân bổ NSNN
- Xây dựng định mức phân bổ :
+ Định mức chi tổng hợp theo từng đối tượng được tính định mức chi
của NSNN ( hay còn gọi là định mức phân bổ) Định mức chi tổng hợp được
sử dụng nhiều nhất trong quá trình lập dự toán NSNN,nhằm xây dựng được
dự toán sơ bộ để giao số kiểm tra và hướng dẫn các ngành,các đơn vị sử dụngngân scahs lập dự trù kinh phí.Định mức chi tổng hợp nhiều khi cũng đượcdùng để ấn định chính thức mức chi mà mỗi đối tượng được phép áp dụng khixây dựng dự toán ngân sách kỳ kế hoạch.Chính vì thế,người ta gọi nhữngđịnh mức này là định mức phân bổ.Định mức phân bổ được dùng nhiều nhấttrong quan hệ giữa các cấp ngân sách với nhau trong quá trình lập dự toán chithường xuyên của NSNN.Hiện nay giãu NSTW và NSĐP ở nước ta đang sửdụng ĐMPBNS cho nhu cầu chi thường xuyên dựa trên tiêu chí dân số bìnhquân kỳ kế hoạch
Mặc dù đã có tính đến sự chênh lệch về điều kiện KTXH giữa cácvùng khác nhau,trên cơ sở đó đua ra các mức cho các vùng,theo hướng vùngnào khó khăn hơn thì được phân bổ kinh phí cao hơn.Theo cách lập luận
Trang 20đó,các cơ quan tài chính cấp trên cho rằng đã đảm bảo được yếu tố công bằngtrong phân bổ nguồn vốn ngân sách cho các địa phương khi tính toán số kinhphí có thể hưởng theo các mưc phân bổ trên thì họ lại cho rằng không côngbằng.Đay là vấn đề vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi trong quá trình lập dự toánhàng năm.Lựa chọn các tiêu chí phân bổ NS như thế nào cho công bằng hơnvẫn luôn được coi là vấn đề chưa có được lời giải thỏa đáng.
Khi cơ quan tài chính trực tiếp quản lý nhân sách một cách cấp tiếnhành phân bổ kinh phí cho các đơn vị thuộc ngân sách cấp mình,thì lại khôngthể dựa vào định mức phân bổ giữa NSTW,và NSĐP như đã nêu trên.Lúc nàyđịnh mức phân bổ cho mỗi ngành,mỗi lĩnh vực trực thuộc ngân sách một cấplại phải dựa vào đặc thù hoạt động của mỗi nghành,mỗi lạo hình đơn vị để xácđịnh đối tượng tính định mức cho vừa phù hợp với hoạt động của các đơnvị,viawf phù hợp với yêu cầu quản lý
- Phương pháp xây dựng định mức phân bổ
+ Định mức phân bổ thường được dùng để xác định nhu cầu chi từNSNN cho mỗi loại hình đơn vị thụ hưởng ;trên cơ sở đó mà phác thảo dựtoán sơ bộ về chi của NSNN kỳ kế hoạch.Ngoài ra,nó còn được dùng làm căn
cứ để phân bổ chính thức tổng mức chi kinh phí trong hệ thống các đơn vị dựtoán; hoặc đánh giá khái quát tình hình quản lý và sủ dụng kinh phí của mỗiđơn vị thụ hưởng sau mỗi kỳ báo cáo Do vậy với mỗi loại hình đơn vị khácnhau sẽ có đối tượng để tính định mức phân bổ khác nhau Bởi vậy, phươngpháp xây dựng định mức phân bổ cho các loại hình đơn vị được tiến hành nhưsau:
Xác định đối tượng định mức: Đối tượng để tính định mức phân bổcho mỗi loại hình đơn vị phải vừa phản ánh đặc trưng của hoạt động thuộcnhiệm vụ chuyên môn của mỗi loại hình đơn vị đó,vừa gắn chặt với cách thứcquản lý,phương pháp phân tích tình hình sử dụng kinh phí tại mỗi đơn vị thụ
Trang 21hưởng.Nên với mỗi loại hình hoạt động khác nhau,người ta xác định đốitượng để tính định mức khác nhau.
Đánh giá,phân tích tình hình thực tế chi theo định mức chi nhằm xemxét phù hợp của định mức hiện hành.Yêu cầu rất quan trọng đối với định mứcphân bổ này là phải đảm bảo được sự công bằng giãu các vùng,các địaphương về khả năng tạo nguồn ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi thườngxuyên mà mỗi đơn vị địa phương đó phải đảm bảo.Trong khi đó,các loại hìnhhoạt động thuộc phạm vi chi thường xuyên ngày càng phát triển.quy trình lập
và phân bổ dự toán NSNN
+ Các yêu cầu đối với đối với định mức phân bổ
Một là,các ĐMPBNS phải được xây dựng một cách khoa học
Hai là: các ĐMPBNS phải có tính thực tiễn cao
Ba là: ĐMPB phải đảm bảo tính thống nhất
Bốn là : DDMPBNS phải đảm bảo tính pháp lý cao
1.2.6 Quy trình lập và phân bổ dự toán NSNN
* Lập dự toán, phân bổ vốn đầu tư phát triển
- Căn cứ lập, tổng hợp và trình phê duyệt dự toán
Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướngdẫn, thông báo số kiểm tra về dự toán NS của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các địa phương thực hiện thông báo sốkiểm tra về dự toán NS và tổ chức hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư trực thuộc lập
dự toán vốn ĐTPT
Trong thời gian lập dự toán NSNN hàng năm, đối với các dự án sử dụngvốn ĐTPT, chủ đầu tư căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, lập dự toánvốn đầu tư gửi cơ quan quản lý cấp trên; đối với các dự án sử dụng vốn sự nghiệp
có tính chất đầu tư, chủ đầu tư căn cứ vào nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở rộng,nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của đơn vị lập dự toán vốn đầu tư gửi cơ quanquản lý cấp trên Cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp
Trang 22dự toán vốn ĐTPT vào dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN.
UBND cấp tỉnh tổng hợp, lập dự toán vốn đầu tư trình Thường trực HĐNDtỉnh xem xét có ý kiến để gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trên cơ sở kế hoạch phát triển KTXH dài hạn và từng năm, các cân đối chủyếu của nền kinh tế, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ và UBND cấp tỉnhxây dựng dự toán NSNN (trong đó có dự toán chi đầu tư), phối hợp với Bộ Kếhoạch và Đầu tư phân bổ dự toán vốn đầu tư cho từng Bộ, UBND tỉnh và các dự
án quan trọng của Nhà nước để trình Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn [9, 25]
1.2.2.1.2 Phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển
Sau khi dự toán NSNN được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao, các
Bộ và UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đầu tưthuộc phạm vi quản lý phù hợp với kế hoạch KTXH và qui hoạch được duyệt, đã
đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổngmức đầu tư, cơ cấu vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghịquyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh
tế – xã hội và dự toán NSNN hàng năm Riêng đối với các dự án được đầu tư từcác nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội (tiền sử dụng đất, thu từhoạt động xổ số kiến thiết) phải bảo đảm tuân thủ đúng quy định về đối tượng đầu
tư và mục tiêu sử dụng từng nguồn vốn
Phương án phân bổ vốn đầu tư của UBND các cấp phải trình HĐND cùngcấp quyết định Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc dự kiếnphân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do cấp tỉnh quản lý báo cáo UBND cấp tỉnhquyết định Phòng Tài chính huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năngcủa huyện tham mưu cho UBND cấp huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án
do huyện quản lý Bộ máy quản lý tài chính NS ở xã tham mưu cho UBND cấp xãlập phương án phân bổ vốn đầu tư cho các dự án thuộc phạm vi cấp xã được phâncấp quản lý
Sau khi phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án, các Bộ và UBND tỉnh phải gửi
Trang 23Bộ Tài chính UBND cấp huyện gửi cho Sở Tài chính, UBND cấp xã gửi choPhòng Tài chính để kiểm tra các quy định sau:
- Đảm bảo các điều kiện của dự án được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm
- Sự khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốntrong nước và vốn nước ngoài, cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn cho các dự án quantrọng của Nhà nước
- Tuân thủ đúng các quy định về đối tượng đầu tư và việc sử dụng từngnguồn vốn đầu tư với các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn theo Nghị quyết củaQuốc hội và quyết định của Chính phủ [9, 25]
*Lập dự toán, phân bổ chi thường xuyên
- Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên
Dự toán chi thường xuyên là một bộ phận hết sức quan trọng của dự toánchi NSNN Vì vậy, lập dự toán chi thường xuyên phải dựa trên những căn cứ sau:
- Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động thuộc bộmáy quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, quốc phòng – an ninh và cáchoạt động xã hội khác trong từng giai đoạn Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việclập dự toán chi thường xuyên của NSNN đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ
mà NSNN phải hướng tới Trên cơ sở đó xác lập các hình thức, các phương phápphân bổ vốn của NSNN vừa tiết kiệm, vừa đạt mục tiêu đã đặt ra
- Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH có liên quan trực tiếp đến việccấp phát kinh phí chi thường xuyên của NSNN Đây chính là việc cụ thể hóa cácchủ trương của Nhà nước trong từng giai đoạn thành các chỉ tiêu cho kỳ kế hoạch.Các chỉ tiêu này kết hợp với các định mức chi thường xuyên sẽ là những yếu tố cơbản để xác lập dự toán chi thường xuyên của NSNN Tuy nhiên, khi dựa trên căn
cứ này để lập dự toán chi thường xuyên của NSNN nhất thiết phải thẩm tra, phântích tính đúng đắn, hiện thực, tính hiệu quả của các chỉ tiêu đó để có ý kiến điềuchỉnh lại kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cho phù hợp
- Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của
Trang 24năm dự toán Muốn dự đoán được khả năng này, cần dựa vào cơ cấu thu NSNN
kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu năm dự toán để thiết lập mứccân đối chung giữa khả năng nguồn kinh phí và nhu cầu chi thường xuyên củaNSNN
- Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành và dựđoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra thời gian tới Đây là cơ sởpháp lý cho việc tính toán dự toán chi thường xuyên của NSNN và tạo điều kiệncho quá trình chấp hành dự toán được thuận lợi khi có sự điều chỉnh hoặc thay đổichính sách, chế độ chi tiêu
- Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chithường xuyên năm báo cáo sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lập dựtoán chi theo các phương diện:
+ Tính phù hợp của các định mức chi hay các chính sách chế độ chi tiêuhiện hành, trên cơ sở đó mà hoàn chỉnh bổ sung kịp thời
+ Xác định hướng gia tăng các khoản chi cả về tốc độ và cơ cấu Kếtquả của các loại hoạt động được đảm bảo bởi nguồn kinh phí chi thườngxuyên của NSNN
Có thể nói các thông tin thu thập được từ kết quả phân tích, đánh giá tìnhhình quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên của NSNN năm báo cáo là căn
cứ mang tính thực tiễn cao đối với quá trình lập dự toán chi thường xuyên Trongkhuôn khổ của dự án: “Lập trình tài chính và cải cách cơ cấu” do Học viện đào tạokhu vực của IMF tại Singapore (STI) hỗ trợ cho Bộ Tài chính Việt Nam, tháng9/1999 đã đề cập đến phương pháp phân tích số liệu thực tiễn qua một giai đoạn
để xác định chỉ số gia tăng bình quân qua các năm, nhằm lựa chọn mức dự đoáncho từng chỉ tiêu thu, chi NSNN năm dự toán Tuy nhiên, muốn tăng tính chínhxác của chỉ tiêu dự đoán cần phải kết hợp với nhiều tham số khác nữa Chính vìvậy, việc sử dụng và tôn trọng tất cả các căn cứ là yêu cầu tất yếu khi xây dựng dựtoán chi thường xuyên của NSNN [9, 25]
Trang 25-Các phương pháp xác định dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
Có 2 phương pháp tính để xác định dự toán chi thường xuyên của NSNN:
a Phương pháp tính tổng hợp
Theo phương pháp này thì số dự toán chi thường xuyên cho mỗi loạihình đơn vị sẽ được xác định dựa vào định mức chi tổng hợp (hay định mứcphân bổ) dự kiến cho một đối tượng và số đối tượng bình quân được tính địnhmức Tổng dự toán chi thường xuyên cho các loại hình đơn vị sẽ là số chithường xuyên dự toán của NSNN Có thể mô tả phương pháp này theo côngthức sau:
Trong đó: CTX: số chi thường xuyên dự toán của NSNN;
Mi: định mức chi tổng hợp dự kiến cho một đối tượng thuộc loại hình đơn vị thứ i;
Di: số đối tượng bình quân được tính định mức thuộc loại hình đơn vị thứ i
Định mức chi tổng hợp thường do cơ quan tài chính phối hợp với các cơquan quản lý ngành trình cấp có thẩm quyền quyết định dựa trên các định mứckinh tế kỹ thuật, đặc thù về chuyên môn vụ, các chế độ chính sách và khả năngkinh phí của NSNN trong từng thời kỳ
Định mức chi tổng hợp được sử dụng để phân bổ NSNN giữa NS các cấphoặc trong một cấp NS cho các đơn vị dự toán trực thuộc
b Phương pháp tính theo các nhóm mục chi
Trong công tác quản lý các khoản chi thường xuyên của NSNN, người tathường phân chia nội dung chi theo 4 nhóm chi chủ yếu như sau:
- Chi thanh toán cho cá nhân;
- Chi cho nghiệp vụ chuyên môn;
Trang 26- Chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản;
- Các khoản chi khác
Dựa trên cơ sở phân chia các nhóm mục chi theo các tiêu thức kể trên,phương pháp tính dự toán chi thường xuyên theo các nhóm mục được tiến hànhnhư sau:
Thứ nhất, xác định dự toán chi cho con người dựa trên số công chức viên
chức (CCVC) bình quân dự kiến có mặt trong năm dự toán và mức dự kiến chibình quân 1 CCVC
CCN = (MCNi x SCNi)Trong đó:
CCN: số dự toán chi cho CCVC của NSNN
MCNi: mức chi bình quân một CCVC dự kiến năm dự toán thuộc ngànhthứ i
SCNi: số CCVC bình quân dự kiến năm dự toán thuộc ngành i
MCNi thường được xác định dựa vào mức chi thực tế của năm báo cáo, đồngthời có tính đến những điều chỉnh có thể xảy ra về mức lương, phụ cấp và một sốkhoản khác mà Nhà nước dự kiến thay đổi trong kỳ kế hoạch
SCNi = SCNđn + SCNtg - SCNgi
Trong đó:
SCNđn: số CCVC có mặt đầu năm dự toán ngành thứ i
SCNtg: số CCVC dự kiến tăng bình quân năm dự toán ngành thứ i
SCNgi: số CCVC dự kiến giảm bình quân năm dự toán ngành thứ i
Thứ hai, tính dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn
Tùy theo tính chất hoạt động của mỗi ngành và chế độ Nhà nước cho phép
mà số chi nghiệp vụ chuyên môn có sự khác nhau Do vậy, số chi nghiệp vụchuyên môn của mỗi ngành sẽ được xác định theo từng nội dung cụ thể gắn vớinhu cầu kinh phí và khả năng đảm bảo của nguồn kinh phí NSNN Chi NSNNcho nghiệp vụ chuyên môn thuộc mỗi ngành gồm:
Trang 27CNVi = CVLDC + CNCKH + CĐPTP + CK
Trong đó:
i
NV
C : số chi nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán ngành thứ i.
CVLDC: số dự kiến chi về vật liệu, dụng cụ cho nghiệp vụ chuyên môn năm
Thứ ba, tính dự toán chi mua sắm, sửa chữa tài sản
Hằng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp của các tài sản dùng chocác hoạt động HCSN nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí cần có để mua sắmthêm trang thiết bị hoặc phục hồi lại giá trị sử dụng cho những tài sản đã bị xuốngcấp ở những đơn vị được NSNN cấp phát kinh phí Vì vậy, cần phải xác định nhucầu kinh phí đáp ứng cho mua sắm, sửa chữa tài sản trong dự toán kinh phí hàngnăm của mỗi đơn vị, mỗi ngành để làm cơ sở lập dự toán NSNN
Khi phân bổ dự toán chi NSNN cho nhóm mục này, cơ quan tài chính chủyếu dựa trên các căn cứ sau:
- Thực trạng của tài sản đang sử dụng tại mỗi ngành, mỗi đơn vị được xácđịnh thông qua các tài liệu quyết toán kinh phí kết hợp với điều tra thực tế để dựtính mức chi cho mỗi ngành, mỗi đơn vị
- Khả năng vốn NSNN dự kiến có thể huy động và dành cho mua sắm, sửachữa lớn hoặc xây dựng nhỏ thuộc kinh phí chi thường xuyên
Kết hợp hai căn cứ trên, cơ quan tài chính có thể dự tính mức chi cho mua
Trang 28sắm, sửa chữa tài sản bằng một tỷ lệ phần trăm trên nguyên giá tài sản cố định(TSCĐ) hiện có tại mỗi ngành, mỗi đơn vị Cụ thể là:
1
Trong đó:
CMS: số chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản của NSNN năm dự toán
NGi: nguyên giá TSCĐ hiện có của ngành (hoặc đơn vị) thứ i
Ti: tỷ lệ % áp dụng để xác định kinh phí dự kiến chi mua sắm, sửa chữatài sản của ngành (hoặc đơn vị) thứ i
Thứ tư, tính dự toán chi các khoản chi khác
Trước hết, xác định số chi cho nhu cầu hoạt động quản lý chung của đơn vị
mà ta thường gọi là quản lý hành chính trong mỗi cơ quan, đơn vị đó
Với đơn vị thuộc phạm vi bao cấp của NSNN về công tác quản lý hànhchính thì kinh phí chi tiêu cho quản lý hành chính bao gồm: chi trả tiền điện, nước
sử dụng tại văn phòng cơ quan, chi trả các dịch vụ về thông tin liên lạc, chi giaodịch, tiếp khách, chi hội nghị sơ kết, tổng kết, lễ tân, khánh tiết, v.v… Các khoảnchi trên liên quan nhiều đến hoạt động và tổ chức của mỗi loại hình đơn vị Vìvậy, việc xác định số chi kinh phí cho quản lý hành chính năm dự toán thường căn
cứ vào số CCVC bình quân và mức chi quản lý hành chính bình quân cho mộtCCVC kỳ kế hoạch
CQL & khác = MQLi x SCNi
S : số CCVC bình quân dự kiến có mặt trong năm dự toán ngành thứ i
CQL&khác: số chi quản lý hành chính và chi khác năm dự toán
Căn cứ để xác định mức chi tiêu quản lý hành chính dựa vào mức chi quản
lý hành chính thực tế bình quân 1 CCVC năm báo cáo, khả năng nguồn vốn của
Trang 29NSNN năm dự toán và yêu cầu chi tiêu tiết kiệm trong quản lý hành chính.
Ngoài các nhóm mục chủ yếu như trên, trong cơ cấu chi thường xuyên củaNSNN còn một số khoản chi khác như chi hỗ trợ kinh tế ngoài quốc doanh, chi trợgiá… Mức chi các khoản chi này phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn của NSNN
và yêu cầu thực hiện các chủ trương của Nhà nước về mỗi loại hoạt động đặc thùnày
Dựa vào số liệu được xác định theo các nhóm các mục chi như trên, tổnghợp lại ta có:
CTX = CCN + CNV + CMS + CQL & khác
Trong đó:
CTX: số dự toán chi thường xuyên NSNN
CCN: số chi cho con người dự kiến năm dự toán
CNV: số chi nghiệp vụ chuyên môn năm dự toán
CMS: số chi mua sắm, sửa chữa tài sản năm dự toán
CQL&khác: số chi quản lý hành chính và chi khác năm dự toán [9
* Quy trình phân bổ NSNN
+ Giai đoạn 1:Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra
- Trước ngày 31/05 thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm sau
- Trước ngày 10/06 Bộ tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập dựtoán NSNN và thông báo số kiểm tra cho các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,cơquan thuộc Chính phủ,cơ quan khác thuộc trung ương và Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- UBND cấp tỉnh hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngânsách cho các đơn vị trực thuộc và ủy ban nhân dân cấp huyện
- UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dựtoán ngân sách cho đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã
Trang 30+ Giai đoạn 2:Lập và thảo luận dự toán ngân sách:
Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hànhlập dự toán thu,chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao,báo cho cơquan cấp trên trcj tiếp quản lý.Đơn vị dự toán cấp 1 xem xét,tập hợp lập dựtoán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính kế hoạch cùng cấp trước ngày 20/07kèm theo bảng thuyết minh chi tiết tính toán từng khoản thu ,chi
Cơ quan tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán NSvới cơ quan ,đơn vị cùng cấp và UBND,cơ quan tài chính cấp dưới đối vớinăm đầu của thời kỳ ổn định NS.Cơ quan đơn vị cấp trên phải tổ chức làmviệc để thảo luận về dự toán NS đối với các đơn vị sử dụng NS trực thuộctrong quá trình lập dự toán
+ Giai đoạn 3:Quyết định phân bổ giao dự toán ngân sách nhà nước
- Trước ngày 20/11 căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội,Bộ tàichính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhệm vụ thu,chi cho từng Bộ,,cơ quanngang bộ,cơ quan trung ương theo từng lĩnh vực,nhiệm vụ thu,chi tỷ lệ (%)phân chia các khoản thu NSTW và NSĐP mức bổ sung cân đối,mức bổ sung
có mục tiêu từ NSTW cho từng tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương
Trước ngày 10/12 HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán NS địaphương,phương án phân bổ dự toán NS cấp tỉnh và mức bổ sung từ NS cấptỉnh cho từng huyện,thành phố trực thuộc tỉnh
Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh Sở tài chính trình quyếtđịnh giao nhiệm vụ thu,chi NS cho từng cơ quan đơn vị trực thuộc tỉnh.nhiệm
vụ thu,chi tỷ lệ trích (%) phân chia cho các khoản thu giữa NS cá cấp chínhquyền địa phương và mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho từng huyện,Sở Kếhoạch và đầu tư trình UBND tỉnh việc phân bổ dự toán chi Đầu tư phát triển
Sau khi nhận quyết định nhiệm vụ thu,chi NS của UBND cấptrên,UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương
Trang 31và phương án phân bổ NS của cấp đơn vị mình đảm bảo dự toán NS cấp xãđược quyết định trước ngày 31/12.
*Chấp hành NSNN
+ Mục tiêu của chấp hành NSNN.
Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tếtài chinh nhằm biến các chỉ tiêu thu,chi NSNN đã được ghi trong chỉ tiêu dựtoán NSNN hàng năm
Để thực chi NSNN được hiệu quả vai trò cuiar khâu lập dự toán là hếtsức quan trọng một NS dự toán tốt sẽ thực hiện mục tiêu tốt và ngược lại mộtkhâu dự toán tồi thì việc thực hiện NS sẽ không tốt
Mục tiêu của chấp hành NSNN:Biến cá chỉ tiêu thu,chi ghi trong dựtoán NS năm từ khả năng dự kiến trở thành hiện thực.Từ đó góp phần thựchiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội của nhà nước.kiểm tra việc thực hiện các chínhsách,chế độ tiêu chuẩn định mức về kinh tế tài chính của nhà nước thông qauchấp hành NSNN mà tiến hành đánh giá sự phù hợp của chính sách và thựctiễn
Trong công tác điều hành NSNN chấp hành NSNN là khâu quan trọng
có ý nghĩa quyết định.Khâu lập dự toán đạt kết quả tốt thì cơ bản mới dừng ởtrên giấy nằm trong khả năng và dự kiến chúng có biến thành hiện thực haykhông còn tùy thuộc vào khâu chấp hành NS.chấp hành thực hiện NS tốt sẽtạo điều kiện thuận lợi cho khâu quyết toán NSNN
* Tổ chức chấp hành NSNN.
+ Tổ chức thu ngân sách nhà nước.
Dựa trên cơ sở nhiệm vụ thu trong cả năm được giao và nguồn thu dựkiến phát sinh trong quý ,cơ quan thu lập dự toán thu NS chi tiết theo khu vựckinh tế trên địa bàn
Cơ quan thu bao gồm cơ quan thuế,hải quan ,tài chính và các cơ quankhác được nhà nước giao nhiệm vụ thu NS,các khoản thu có tính chất nội địa
Trang 32như thuế ,phí,lệ phí thường được giao cho cơ quan thuế thực hiện.cơ quan Hảiquan có quyền thu thuế xuất ,thuế nhập khẩu,thuế tiêu thụ đặc biệt,cơ quan tàichính và cơ quan thu khác được ủy quyền thu cá khoản còn lại của NSNN.
+ Phân bổ và giao dự toán chi NSNN
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ,UBND giao dự toán NS các đơn vị
dự toán cấp 1 tiến hành phân bổ và giao dự toán chi NS cho các đơn vị sửdụng NS trực thuộc
Dự toán chi ĐTPT được phân bổ chi tiết theo từng loại, từng công trình vàcác mục của Mục lục NSNN và phân theo tiến độ thực hiện từng quý
*Định hướng xây dựng, hoàn thiện định mức phân bổ ngân sách nhà nước và phương thức phân bổ ngân sách theo đầu ra, kết quả ở Việt Nam
+ Về lập ngân sách theo đầu ra, kết quả
Đầu ra là hàng hóa công do các cơ quan nhà nước tạo ra và cung cấp cho
xã hội; kết quả là các tác động, ảnh hưởng đến cộng đồng từ quá trình tạo ra mộtđầu ra hoăc nhóm các đầu ra
Lập NS theo đầu ra, kết quả là phương thức soạn lập NS dựa vào cơ sở tiếpcận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chínhnhằm hướng vào việc đạt những mục tiêu chiến lược phát triển của Chính phủ
Lập NS theo đầu ra, kết quả bao hàm một chiến lược tổng thể nhằm đạtđược những thay đổi quan trọng trong việc quản lý và đo lường mức độ hoànthành công việc so với mục tiêu đề ra, gồm các công đoạn:
- Thiết lập mục tiêu, lựa chon các chỉ số và kết quả nhằm tới;
- Giám sát công việc thực hiện;
- Phân tích và báo cáo những kết quả này so với mục tiêu đề ra
Phương thức lập, phân bổ ngân sách theo đầu ra, kết quả có những đặc điểm cơ bản sau:
- Ngân sách được lập theo tính chất “mở” – công khai, minh bạch
Trang 33- Ngân sách được lập theo thời gian trung hạn, dựa vào nhu cầu và mục tiêuphát triển kinh tế, xã hội.
- Ngân sách hợp nhất giữa dự toán chi thường xuyên và chi ĐTPT
- Phân bổ NS dựa theo thứ tự ưu tiên chiến lược
- Phi tập trung hóa trong quản lý NS, người quản lý được trao quyền chủđộng trong chi tiêu
1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân bổ ngân sách.
và địa phương có điều kiện phát huy khả năng thế mạnh của mình
+ Quy mô dân số và trình ñộ dân trí Quy mô dân số và trình độ dân trí
là những yếu tố có vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển và ảnh hưởngđến mức độ
- Nhân tố chủ quan
+ Chất lượng và cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý địa phương Cơ cấu
tổ chức và chất lượng bộ máy quản lý có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạtđộng của địa phương Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả củacông tác PBNS
+ Mối quan hệ giữa các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sáchĐịa phương nào phát huy tốt vai trò của mình trong việc sử dụng nguồn vốnngân sách phân bổ thì có thể ñược chú ý đến hơn trong công tác lập dự toán
và PBNS ở các kỳ sau và ngược lại
Trang 341.3 Kinh nghiệm phân bổ NSNN của các tỉnh thành của Việt Nam
và bài học kinh nghiệm về PBNN cho huyện Đại Từ.
1.3.1 Kinh nghiệm phân bổ NS một số tỉnh thành của Việt Nam
- Kinh nghiệm phân bổ NS của huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang…
- Kinh nghiệm phân bổ NS của huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng …
1.3.2 Bài học kinh nghiệm của một số tỉnh thành của Việt Nam
Trang 35CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải đáp cáccâu hỏi sau:
- Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân bổ ngân sách nhà nướccủa huyện Đại Từ?
- Thực trạng công tác phân bổ ngân sách nhà nước tại huyện Đại Từtỉnh Thái Nguyên diễn ra như thế nào? Ưu điểm và nhược điểm?
- Những giải pháp và đề xuất nào thích hợp để tăng cường công tácphân bổ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đại Từ
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống những kết quả đạt được,tồn tại, hạn chế của công tác phân bổ NSNN từ năm 2001 – 2006 Từ đó, đềxuất giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ NSNN thông qua việc xác địnhđịnh hướng phân bổ NSNN cho các ngành; xây dựng các căn cứ, tiêu chí,phương pháp phân bổ NSNN chi ĐTPT, chi thường xuyên cho các cơ quan,đơn vị, các huyện, thành phố, luận văn sử dụng các phương pháp phân tíchđịnh lượng sau đây:
2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Lựa chọn phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Đề tài đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tácphân bổ NSNN trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập số liệu thứ cấp:
Số liệu được thu thập chủ yếu thông qua số liệu thứ cấp - đây là các sốliệu đã được thu thập sẵn nhằm mục đích đánh giá thực trạng phân bổ NSNNtrên địa bàn huyện
Trang 36Các tài liệu được lưu hành, in ấn trên sách báo tạp chí, internet và các
số liệu được thu thập tại sở kế hoạch và đầu tư trên cơ sở tiến hành tổng hợpcác thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu có tính chất lý luận các kết quả nghiên cứu bướcđầu về phân bổ NS theo đầu ra,các kết quả,các nghị quyết,quyết định củaHĐNd,UBNd huyện về định mức phân bổ chi thường xuyên của NSNN năm
2010 về phân cấp NSNN từ năm 2010- 2014,các báo cáo về công tác tài chính
NS của đánh giá kết quả công tác của các đơn vị+ Tài liệu thứ cấp: Tài liệuđược lấy từ niên giám thống kê cục thống kê,các báo cáo phân bổ dự toán từ2010-2014,quyết toán Thu,chi NSNN từ năm 2010-2014,báo cáo đánh giátình hình KTXH của huyện từ năm 2008- 2014 ; kế hoạch phát triển KTXHđến năm 2020,các quyết định về định mức phân bổ NSNN của Thủ tướngChính phủ,các kết quả nghiên cứu bước đầu về phân bổ NS theo đầu ra,kếtquả ; các nghị quyết,quyết định của HĐND,UBND huyện về định mức phân
bổ chi thường xuyên,chi ĐTPT của NSNN năm 2014
- Thu thập số liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp thu được từ việc chủ dựa trên từ việc quan sát phỏngvấn phòng tài chính kế hoạch huyện các phòng ban cấp xã, huyện, các kế toán
xã, huyện trên địa bàn nghiên cứu tài liệu sơ cấp: Tiến hành khảo sát thực tớinhững người kinh nghiệm có liên quan hoặc liên quan trực tiếp đến công tácphân bổ NSNN trên địa bàn huyện thông qua phiếu điều tra
- Phương pháp điều tra mẫu:
Trong quá trình nghiên cứu,chúng Tôi đã tổ chức điều tra và lấy ý kiếncủa các chuyên gia Tài chính là lãnh đạo các đơn vị : Phòng Tài chính kếhoạch và HDDND,UBND các cấp và các phòng ban có liên quan đến côngtác phân bổ NSNN,đánh giá kết quả sử dụng NSNN
Từ số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu,biểu bảng đểphân tích,đánh giá tình hình phân bổ NSNN theo ngành kinh tế quốc dân
Trang 37- Phương pháp khảo sát tình hình thực tế,phân tích,đánh giá rõ các ưunhược điểm,chỉ rõ các vấn đề vướng mắc của ĐMPBNS hiện hành và kết quảphân bổ NSNN ; phân tí,tác động đến quá trình phân bổ NSNN để từ đó xâydựng hệ thống các căn cứ ciêu chí,phương pháp định lượng phân bổ NSNNmột cách khoa học,hợp lý có hiệu quả.
Căn cứ vào kết quả phân bổ NSNN,tình hình sử sụng NSNN giai đoạn2010-2014 và các phương pháp phân bổ NSNN làm cơ sở cho việc xá định cơcấu phân bổ ngân sách giai đoạn 2015-2020
Ở Luận văn này, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê mô tả:
Đề tài thu thập các số liệu thứ cấp về tình hình phân bổ ngân sách Nhànước trên địa bàn huyện trong 4 năm 2010 - 20104Các số liệu có liên quanthu thập từ nhiều nguồn khác như: số liệu từ nguồn lưu trữ, số liệu thống kê,sách, báo, internet… và từ các nguồn khác
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
Trang 38So sánh các chỉ tiêu của thời kỳ sau so với thời kỳ trước, các chỉ tiêu dựkiến, kế hoạch so với thực hiện, qua đó đánh giá được sự thay đổi, làm tiền
đề để tìm hiểu và phân tích nguyên nhân
- Phương pháp phân tích tổng hợp:
Dựa trên những số liệu đã thu thập được, đi sâu phân tích nhằm tìm ranguyên nhân và các yếu tố tác động đến công tác phân bổ ngân sách Nhànước Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân bổ ngânsách Nhà nước trong những năm tới
- Phương pháp cân đối:
Phương pháp cân đối được sủ dụng để phân tích các mỗi quan hệ giữacác hiện tượng và các chỉ tiêu, cũng như việc thiết lập các cân đối cần thiếttrong thực tiễn Phương pháp cân đối phân bổ ngân sách rất quan trọng tronghoàn thiện công tác phân bổ NSNN
2.3.5 Hệ thống của chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu và tiêu chí phân bổ NSNN:
+ Tiêu chí định mức phân bổ đầu tư phát triển
+ Tiêu chí định mức phân bổ chi thường xuyên
- Chỉ tiêu về lập định mức phân bổ NSNN
+ Chỉ tiêu về lập định mức phân bổ chi quản lý hành chính
+ Chỉ tiêu về định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo
+ Chỉ tiêu về định mức phân bổ sự nghiệp kinh tế VHTT,TDTT
- Chỉ tiêu về phân bổ dự toán NSNN
+ Chỉ tiêu về dân số
+ Chỉ tiêu về biên chế
Trang 39CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN BỔ NSNN TRÊN ĐIẠ BÀN
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1 Khái quát tình hình KT-XH huyện Đại Từ Thái Nguyên
+ Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Huyện Đại Từ là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, làhuyện vùng núi và trung du , phía Bác giáp huyện Định Hóa, phía Nam giáphuyện Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên,phía Đông giáp huyện PhúLương, phía Tây và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ huyện có
2 thi trấn, 28 xã, trung tâm huyện là thị trấn Đại Từ cách Thành phố TháiNguyên 25km
Về sông ngòi thủy văn ,hệ thống sông công chảy từ Định Hóa xuốngtheo hướng Bắc nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km.Hệthống các suối khe như suối la Bằng ,Quân chu Cát Nê vv…cũng là nguồnnước cho các huyện Phổ Yên ,Phú Bình ,sông Công, Thành Phố Thái Nguyên
là một phần cho tỉnh Bắc Giang …
- Khí hậu, thời tiết:
Trang 40Khí hậu của huyện Đại Từ nằm trong hệ khí hậu nhiệt đới gió mùa, cómùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, khí hậu thường ẩm ướt
độ ẩm trung bình từ 70-80% Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22-27độ Chế
độ nhiệt được phân hóa ra hai mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hạ.là miền nhiệt
độ phù hợp nhiều lạo cây trồng phát triển
- Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đại Từ là 57.848ha, trong đó đấtnông nghiệp chiếm 28,3% đất Lâm nghiệp chiếm 48,43% đất chuyên dùng10,7% Đất thoorv cư 3,4% Tổng diện tích đang sử dụng mục đích là 93,8%còn lại 6,2% diện tích đất tự nhiên chưa sử dụng nên thành phần đất đai củahuyện tương đối phong phú và đa dạng thuận lợi cho việc phát triển sản xuấtnông nghiệp
Về Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên rừng : Diện tích đất lâm nghiệp 28,020ha trong đó rừng tựnhiên là 16,022ha và rừng trồng 3 năm trở lên là 11.000ha…
Tài nguyên khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trênđịa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhât tỉnh Thái Nguyên,15/30 xã ,thị trấn
có mỏ thiếc và quặng được chia ra làm 4 nhóm
Về du lịch: Khu du lịch Hồ núi cốc, núi văn núi võ, rừng quốc gia TamĐảo khu di tích lịch sử 27/07…
+ Đều kiện kinh tế xã hội
Tình hình dân số và lao động:
Theo số liệu của phòng Thống kê huyện Đại Từ thì dân số bình quâncủa huyện là 158,721 nhân khẩu trong đó dân số nông nghiệp chiếm 94% ,thành thị 6% dân số đọ tuổi lao động chiếm 56,5% lao động làm trong cácngành kinh tế chiếm 90,8% ,