LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để sử dụng hiệu quả công cụ thuế, về cơ bản hệ thống chính sách Thuế gồm có thuế gián thu và thuế trực thu. Thuế gián thu như thuế GTGT, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu. Thuế trực thu như thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Theo thông lệ của các quốc gia, Thuế trực thu sẽ chiếm tỷ trọng lớn, ngược lại, giảm dầnThuế gián thu. Việt Nam đang bước vào hội nhập sâu, rộng với kinh tế quốc tế và tiến trình chuyển đổi dần cơ cấu tỷ trọng tăng dần của các sắc Thuế trực thu đang là xu hướng tất yếu. Thuế Thu nhập cá nhân cũng đóng một vai trò đáng kể trong nguồn thu ngân sách và là nghĩa vụ của tất cả những người lao động trên lãnh thổ Việt Nam. Thuế Thu nhập cá nhân điều tiết thu nhập cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc: lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế. Trong thời gian qua cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng tăng lên đáng kể, thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng. Đối tượng nộp Thuế TNCN và hình thức thu nhập của các bộ phận dân cư và người lao động cũng đa dạng. Trong những năm tới, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 2010, các thị trường tài chính, tiền tệ, vốn, lao động sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn. Nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, có thêm nguồn thu nhập khác nhau. Bên cạnh đó, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một số người nước ngoài làm ăn sinh sống tại Việt Nam và số người Việt Nam có thu nhập từ nước ngoài cũng tăng lên. Sự đa dạng và gia tăng thu nhập của các cá nhân trong xã hội sẽ làm cho khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn. Với tình hình đó, ta có thể thấy Thuế Thu nhập cá nhân ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Mặc dù, Thuế TNCN đã được đưa vào áp dụng ở Việt Nam từ năm 1991 với tên gọi “Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao”, song từ khi Luật thuế TNCN được ban hành và đi vào thực tiễn, Luật thuế này vẫn chưa thu hút sự đồng thuận của đại đa số người dân, ngay cả trong thành viên Quốc hội, có đến 115 đại biểu (chiếm 35,09%) không tán thành với mức khởi điểm phải chịu thuế này và mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tại Việt Nam tháng 102009 tăng 23,15% so với cùng kỳ năm ngoái, thì để nhận được sự ủng hộ của người dân quả là điều không dễ. Ngoài ra, khi triển khai Luật thuế TNCN vào thực tiễn đã bước đầu gặp những vướng mắc nhất định như các văn bản hướng dẫn quyết toán còn chồng chéo, chưa bao quát hết đối tượng nộp thuế dẫn đến bỏ xót doanh thu, tình trạng trốn thuế diễn ra khá phổ biến, phức tạp và khó kiểm soát do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan. Xuất phát từ thực tế, trên giác độ quản lý để góp phần đẩy mạnh công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân và tăng ngân sách nhà nước, nên em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý thuế Thu Nhập Cá Nhân tại Chi cục Thuế Quận 2”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Với mục tiêu khái quát lại các vấn đề liên quan đến Luật thuế TNCN mà tôi đã được học, cũng như tìm hiểu thêm công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Quận 2 từ khi Luật thuế TNCN có hiệu lực, những khó khăn, tồn tại chủ quan lẫn khách quan mà các cơ quan quản lí thuế gặp phải, qua đó có một số đề xuất nhằm tìm ra những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lí hiện nay đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thực trạng quản lý thuế TNCN tại Chi cục Thuế Quận 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài từ khi Luật thuế TNCN có hiệu lực ngày 01012009. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp định tính dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ tài liệu tạp chí chuyên ngành và báo cáo thống kê chuyên ngành tài chính, thuế. 5. Những đóng góp khoa học của đề tài Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Trình bày thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Quận 2 từ khi Luật thuế TNCN có hiệu lực ngày 01012009. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Quận 2. 6. Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được trình bày thành 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận cơ bản về quản lý thuế TNCN Chương 2: Thực trạng quản lý thuế TNCN tại Chi Cục Thuế Quận 2 Chương 3: Các giải pháp chống thất thu thuế TNCN tại Chi Cục Thuế Quận 2 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1 Khái quát về thuế thu nhập cá nhân 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập cá nhân 1.1.1.1 Khái niệm Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chỉ tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế. Từ sự phân tích khái quát đó có thể cho thấy, thuế là một khoản thu của ngân sách nhà nước mang tính bắt buộc, không mang tính hoàn trả trực tiếp và được pháp luật quy định đối với các tổ chức kinh tế xã hội cũng như mọi thành viên trong xã hội. Căn cứ theo đối tượng đánh thuế, nghĩa là thuế đánh trên cái gì, thuế được chia thành: + Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp … + Thuế tài sản như thuế sử dụng tài sản nhà nước (thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên …), thuế chuyển nhượng tài sản ( thuế chuyển giao quyền sử dụng đất, thuê mua, bán các tài sản như nhà, xe cộ …). + Thuế tiêu dùng đánh vào hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường trong nước và xuất nhập khẩu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… Căn cứ theo tính chất chuyển giao của thuế thì thuế được chia thành hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu: + Thuế gián thu là các thứ thuế mà người nộp thế gián tiếp nộp thuế cho người tiêu dùng, họ không phải là người chịu thuế. Đặc điểm cơ bản của thuế gián thu là được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ để bán ra. Ở đây có sự chuyển giao gánh nặng thuế từ người nộp thuế theo luật định sang người tiêu dùng qua cơ chế giá cả. Ở nước ta, đó là các thứ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu … + Thuế trực thu là các thứ thuế trực tiếp huy động một phần thu nhập của các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế. Đặc điểm cơ bản của thuế trực thu là đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế là một. Nó đánh trực tiếp vào người nộp thuế, tức là người có thu nhập chịu thuế làm giảm phần thu nhập của họ. Ở đây không có hiện tượng chuyển giao gánh nặng thuế cho người khác chịu. ở nước ta, đó là các thứ thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp. Trong các loại thuế trực thu, thuế thu nhập cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu đối với ngân sách nhà nước. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân : Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường đều coi thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xã hội. Vậy ta có khái niệm về thuế thu nhập cá nhân như sau: “Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định thường một năm, từng tháng hoặc từng lần, không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập”. Thuế thu nhập cá nhân lần đầu tiên ra đời ở Anh (1799) sau đến Nhật (1887), Đức (1889), Mỹ (1913) và Mỹ trở thành quốc gia có tỷ suất thuế thu nhập cá nhân lớn nhất thế giới chiếm tới 40% tổng thu từ thuế vào ngân sách nhà nước. Trung Quốc, thuế thu nhập cá nhân ra đời từ năm 1941 nhưng đến năm 1955 mới trở thành một sắc thuế độc lập. Ở Pháp, thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1961, Liên Xô năm 1922,Hàn Quốc năm 1974 và cho đến nay theo thống kê của ERNST YOUNG tại “the global Excutive” hiện nay thế giới có khoảng 180 nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới thông thường đánh vào cả cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh. Thuế này được coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ý đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt. 1.1.1.2 Đặc điểm Thuế thu nhập cá nhân có những đặc điểm sau: Một là, Thuế thu nhập cá nhân là một hình thức động viên mang tính bắt buộc trên nguyên tắc theo luật định. Phân phối khoản thu nhập qua thuế thu nhập cá nhân gắn với quyền lực, sức mạnh của Nhà nước. Hai là, Thuế thu nhập cá nhân là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Nó vận động một chiều, không phải là khoản thù lao mà người nộp thuế phải trả cho Nhà nước do được hưởng các dịch vụ Nhà nước cung cấp. Ba là, Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều gắn chính sách thuế thu nhập cá nhân với một số chính sách xã hội khác (như phúc lợi công cộng, chăm sóc sức khỏe…). Bốn là, Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu. Do vậy, người nộp thuế cũng là người chịu thuế. Năm là, Thuế thu nhập cá nhân có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có thu nhập bao gồm: công dân nước sở tại và người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên tại nước đó và hầu như tất cả số thu nhập có được của các cá nhân đều phải tính thuế không kể nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay ngoài nước. Chính vì vậy, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách của thuế thu nhập cá nhân rất cao. Sáu là, Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến. Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân là điều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vì phần thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao. Bảy là, Xét về góc độ kinh tế, thuế thu nhập cá nhân có tính trung lập cao hơn so với các loại thuế khác vì việc tăng hay giảm thuế thu nhập cá nhân hầu như không kéo theo những biến đổi về cơ cấu kinh tế. 1.1.2 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân Là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế thu nhập cá nhân vừa mang các vai trò chủ yếu của thuế nói chung, vừa có các vai trò riêng mà các loại thuế khác không có được. 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế xã hội Tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó thuế thu nhập cá nhân là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành thuế nói chung nên cũng góp một phần quan trọng để tạo nguồn tài chính cho nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân được tính với diện rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn. Bên cạnh đó, thuế thu nhập cá nhân tác động trực tiếp vào thu nhập của dân cư mà người dân của bất kỳ quốc gia nào cũng đều mong muốn và cố gắng có thu nhập ngày càng cao để nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Thuế thu nhập cá nhân luôn có sự gia tăng nhanh chóng cùng với sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu người. Góp phần thực hiện công bằng xã hội Thực hiện công bằng xã hội là một trong những vai trò quan trọng của thuế nói chung, ngoài ra với thuế thu nhập cá nhân cùng với việc thực hiện biểu thuế luỹ tiến từng phần, thuế thu nhập cá nhân đã thực hiện được việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng trong xã hội. Điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm Thuế thu nhập cá nhân cũng có tác dụng điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Loại thuế này điều tiết trực tiếp thu nhập cá nhân nên một mặt tác động trực tiếp đến tiết kiệm, mặt khác làm cho khả năng thanh toán của các cá nhân bị giảm.Từ đó cầu hàng hoá, dịch vụ giảm sẽ tác động đến sản xuất. Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp Thực tế đã chứng minh nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận được từ việc thực hiện các hành vi bất hợp pháp hoặc bằng cách lợi dụng những kẽ hở của pháp luật mà nhà nước không kiểm soát được như tham ô, hối lộ, buôn bán hàng quốc cấm, trốn tránh thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước và công dân... Những hành vi này ảnh hưởng rất xấu đến đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Phải kết hợp hữu hiệu nhiều biện pháp để ngăn chặn và chống lại những hành vi trên, một trong số các biện pháp ngăn chặn đó thì phải kể đến vai trò của thuế thu nhập cá nhân. 1.1.2.2 Đối với hệ thống thuế Góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác Một số thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đều có nhược điểm là có tính luỹ thoái và ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người giàu vì khi tiêu thụ cùng một lượng hàng hoá mọi người không phân biệt giàu nghèo và đều phải chịu thuế như nhau. Nếu tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp luỹ tiến sẽ góp phần khắc phục được nhược điểm này Góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp Trong doanh nghiệp thường tồn tại cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Giữa hai loại thuế này luôn luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với nhau. Thuế thu nhập cá nhân còn góp phần khắc phục sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp khi có sự thông đồng giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với cá nhân. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế những chi phí phải trả cho các cá nhân để làm giảm thu nhập tính thuế của doanh nghiệp nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thì các cá nhân nhận được những khoản trả nói trên sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập nhận được kê khai tăng thêm đó. Thu nhập của doanh nghiệp tăng thường kéo theo sự tăng lên của thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tóm lại, Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, vì công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân còn nhiều hạn chế nên những vai trò này vẫn chưa thực sự được phát huy ở những nước chậm phát triển. 1.2 Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân 1.2.1 Khái niệm quản lý thuế thu nhập cá nhân Quản lý thuế thu nhập cá nhân là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước đối với quá trình tính và thu thuế thu nhập cá nhân nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt được các mục tiêu nhà nước đặt ra. Quản lý thuế thu nhập cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau: Tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Ở các nước phát triển, thuế thu nhập cá nhân thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu từ thuế (Thuế thu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng gần 40% trong tổng thu thuế của Ngân sách Liên bang Mỹ, Tây Ban Nha 38%, Anh 35%, Đan Mạch 50%) và được xem là một sắc thuế rất quan trọng. Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế thu nhập nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, thuế thu nhập cá nhân tác động trực tiếp đến thu nhập của các cá nhân, có thể làm giảm nỗ lực làm việc và gây nên các phản ứng ngay lập tức từ phía chịu thuế như hành vi trốn thuế... Để tăng cường và ổn định số thu ngân sách nhà nước, quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng cần được chú ý để duy trì và phát triển cơ sở tạo nguồn thu thuế thu nhập của các cá nhân. Góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư. Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước thông qua công cụ luật pháp để tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh tế và dân cư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác động này. Qua công tác tổ chức thực hiện và thanh tra việc chấp hành các luật thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng, cùng với việc tăng cường tính pháp chế của chính sách thuế này, ý thức chấp hành chính sách thuế sẽ được nâng cao, từ đó tạo thói quen “sống và làm việc theo pháp luật”. Ở các nước phát triển, thu nhập trung bình của người dân cao nên thuế thu nhập cá nhân đã trở nên vô cùng quen thuộc. Do là thuế trực thu nên tác động của thuế thu nhập cá nhân mang tính trực tiếp, đối tượng chịu thuế có thể cảm nhận được ngay. Họ biết mình phải nộp thuế và dần trở nên quen thuộc với việc này. Từ đó, người dân sẽ nhận thức được rõ hơn về nghĩa vụ nộp thuế của mình. Chính vì vậy, họ sẽ có ý thức rõ ràng hơn về tính pháp chế của chính sách thuế, từ đó nâng cao ý thức chấp hành chính sách này. Còn ở các nước đang phát triển, do thu nhập dân cư còn thấp nên thuế thu nhập cá nhân là vấn đề còn mới mẻ với khá nhiều người. Người dân vẫn phải nộp thuế nhưng có cảm nhận ít hơn về tác động của thuế, thậm chí không biết gì đến thuế vì chủ yếu là thuế gián thu. Người dân mua hàng hóa, dịch vụ với giá cả đã có thuế trong đó. Do đó, ý thức về nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước nhìn chung là thấp hơn. Phát huy tốt nhất vai trò của thuế thu nhập cá nhân trong nền kinh tế. Các vai trò của thuế thu nhập cá nhân như đã nêu ở phần 1.1.2. Tuy nhiên việc phát huy những vai trò đó không thể tự nó đạt được mà để có kết quả thì việc thực hiện đó phải thông qua những nội dung công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. 1.2.2 Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân Quản lý thuế thu nhập cá nhân là một phần quan trọng của quản lý tài chính Nhà nước, việc quản lý này cần được nhìn nhận ở tầm vĩ mô và phải bao gồm toàn bộ các công việc thuộc các lĩnh vực lập pháp và hành pháp, tư pháp về thu. 1.2.2.1 Ban hành chính sách thuế thu nhập cá nhân Đây là công việc thuộc lĩnh vực lập pháp. Việc ban hành chính sách thuế thu nhập cá nhân sẽ tạo ra những quy định pháp luật làm cơ sở để tính và thu thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, ban hành chính sách cũng đưa ra những căn cứ để kiểm tra, thanh tra, và áp dụng các chế tài đối với quá trình tính và thu này. Để mỗi công dân đều sống và làm việc theo pháp luật thì chính sách thuế thu nhập cá nhân cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau: Trước hết, việc xây dựng các văn bản pháp luật và chính sách thuế cần đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng và chặt chẽ. Vì loại thuế thu nhập cá nhân khá phức tạp nên nguyên tắc này cần được đảm bảo để hạn chế hành vi trốn thuế của các đối tượng nộp thuế. Thứ hai, quy định trong chính sách thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo được yêu cầu đặt ra trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Thứ ba, quy định trong chính sách thuế thu nhập cá nhân cũng cần đảm bảo tính công bằng đối với người nộp thuế và xã hội. Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò phân phối lại thu nhập trong xã hội, giảm bớt sự cách biệt quá lớn về mức sống giữa các cá nhân trong xã hội nhưng cũng cần động viên sự phấn đấu làm việc của người lao động. Các quy định phải đảm bảo cho thu nhập thực tế sau khi nộp thuế của các đối tượng nộp thuế tương xứng với công sức lao động và sự đóng góp của họ. Ngoài yêu cầu cơ bản trên, để đảm bảo chính sách thuế thu nhập cá nhân phát huy hiệu quả cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình triển khai thực hiện, bao gồm: Phát triển mạnh hệ thống thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt bằng các phương pháp bắt buộc và khuyến khích tự nguyện; cải tiến và hoàn thiện chế độ kế toán, thống kê, thông tin, báo cáo để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt đối với cá nhân, hộ gia đình tự doanh; Phát triển hệ thống dịch vụ kế toán, tư vấn, kê khai thuế chuyên nghiệp; Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức cá nhân có liên quan. Nâng cao vai trò và thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế; Tăng cường tuyên truyền, vận động sâu rộng về chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN), xây dựng cơ chế tiếp thu ý kiến thông tin phản hồi từ người nộp thuế; Tăng cường hợp tác, tranh thủ trợ giúp kỹ thuật của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế để xây dựng chính sách thuế TNCN theo các tiêu chuẩn hiện đại và đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, việc xây dựng một sắc thuế thu nhập cá nhân hoàn chỉnh, có thể thỏa mãn đầy đủ các nguyên tắc trên là một điều hết sức khó khăn. Chính vì vậy, mỗi quốc gia khi xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân cho nước mình cần phải căn cứ vào tình hình thực tế, hiệu quả và chi phí kinh tế để quyết định xem cần chú trọng vào vấn đề nào hơn. 1.2.2.2 Những nội dung cơ bản của chính sách thuế thu nhập cá nhân a. Đối tượng nộp thuế Thuế thu nhập cá nhân thuộc loại thuế trực thu nên đối tượng chịu thuế cũng đồng thời là đối tượng nộp thuế. Xác định đối tượng nộp thuế là một trong những nội dung quan trọng của thuế thu nhập cá nhân, từ đó mới có thể vận dụng cách tính thuế cho phù hợp. Khi tiến hành xác định đối tượng nộp thuế, người ta thường dựa vào hai tiêu thức là “nơi cư trú” và “nguồn phát sinh thu nhập”. Theo tiêu thức “nơi cư trú, một cá nhân được xác định là cư trú ở một nước phải nộp thuế tại đó đối với mọi khoản thu nhập phát sinh từ khắp nơi trên thế giới, còn một cá nhân được xác định là không cư trú ở một nước chỉ phải nộp thuế cho phần thu nhập phát sinh tại nước đó. Theo tiêu thức “nguồn phát sinh thu nhập” lại quy định: một cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở một nước đối với mọi khoản thu nhập của cá nhân phát sinh tại nước đó. Hiện nay, đa số các nước tính thuế thu nhập cá nhân theo tiêu thức “nơi cư trú”. Tuy nhiên, khái niệm thế nào là một cá nhân cư trú tại một nước lại được định nghĩa khác nhau trong luật thuế thu nhập cá nhân của các nước. Rất có nhiều nước quy định cá nhân cư trú là người định cư tại nước đó hoặc những người đến nước đó không thường xuyên nhưng tổng số ngày ở tại nước đó vượt quá 183 ngày trong một năm (năm dương lịch hay năm tài chính). Tuy nhiên, một số nước lại đưa ra những định nghĩa về cá nhân cư trú cụ thể hơn và có điểm khác với định nghĩa nêu trên. Ví dụ như Ở Pháp, một người được coi là cư trú tại Pháp nếu coi Pháp là nơi ở chính, hành nghề chính hay có các trung tâm quyền lợi đặt Pháp hoặc thường xuyên có mặt ở Pháp trên 6 tháng trong 1 năm hoặc Pháp là nơi mang lại phần lớn thu nhập. Luật thuế thu nhập cá nhân của Mỹ lại quy định: cá nhân cư trú là công dân Mỹ và những người cư trú ở Mỹ tối thiểu 330 ngày đêm. Đối với Hàn Quốc, cá nhân cư trú là người có nhà ở hoặc nơi cư trú tại Hàn Quốc trong thời hạn một năm trở lên. Thụy Điển quy định mọi công dân Thụy Điển và người nước ngoài đang cư trú tại Thụy Điển có thu nhập từ bất kỳ đâu, đều là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân, trừ trường hợp người Thụy Điển ở nước ngoài trên 6 tháng. Việc xác định đối tượng nộp thuế căn cứ vào tiêu thức “nguồn phát sinh thu nhập” được hầu hết các nước áp dụng để tính thuế các khoản thu nhập phát sinh tại nước đó của những cá nhân không cư trú. Có rất ít nước áp dụng duy nhất tiêu thức này khi xác định đối tượng nộp thuế. Cách tính thuế theo nguồn phát sinh thu nhập chỉ thích hợp với những nước có nhiều người nước ngoài đến làm việc và đầu tư, còn công dân nước đó ít đi làm hay đầu tư ở nước ngoài. Luật Pháp quy định, công dân Pháp và những người tạm trú từ sáu tháng trở lên tại nước này (bất luận quốc tịch nào) có chức nghiệp và lợi ích kinh tế tại Pháp đều phải kê khai và đóng thuế. Theo luật Đức, cư dân thường trú và dân nước ngoài không thường trú có nguồn thu nhập tại Đức đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Hàn Quốc quy định đối tượng nộp thuế là toàn bộ các cá nhân là người cư trú hoặc không ở Hàn Quốc. Trong đó, người không cư trú ở Hàn Quốc là người có thời hạn ở Hàn Quốc dưới 1 năm và chỉ phải nộp thuế thu nhập với thu nhập phát sinh ở Hàn Quốc. Ở Hồng Kông, mọi cá nhân không phân biệt “ cư trú” hay “không cư trú” chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân tại Hông Kông đối với các khoản thu nhập phát sinh tại nước này. Trung Quốc quy định đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là những người có thu nhập trên 1500 nhân dân tệ mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân. b. Cơ sở tính thuế Việc xác định cơ sở tính thuế là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu được đề cập đến trong chính sách thuế thu nhập cá nhân của các nước. Căn cứ vào đó, người ta có thể thấy rằng thuế thu nhập cá nhân mà từng nước cụ thể áp dụng có công bằng không, thuế này tạo được nguồn thu như thế nào cho ngân sách nước đó. Đối tượng tính thuế ở đây là một số khoản thu nhập nằm trong diện tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định trong chính sách thuế thu nhập cá nhân của từng quốc gia. Để tính được thuế thu nhập cá nhân phải nộp trước tiên phải xác định được những khoản thu nhập nào là đối tượng tính thuế và tính toán thu nhập đó như thế nào. Sau đó, căn cứ vào một số quy định khác trong chính sách thuế như các khoản miễn giảm, khấu trừ… cơ quan thuế xác định được thu nhập tính thuế, từ thu nhập tính thuế và thuế suất sẽ xác định được thuế phải nộp. Trước hết, chúng ta cần xác định một khái niệm cho thuật ngữ “thu nhập”. Cho đến nay, hầu hết các đạo luật về thuế thu nhập cá nhân ở các nước thường chỉ quy định những khoản thu nhập nào phải tính thuế. Tuy nhiên, trên thực tế cũng tồn tại một số quan niệm về thu nhập như sau: + Thu nhập là giá trị nhận được của một pháp nhân hay thể nhân nào đó trong một khoảng thời gian nhất định không phân biệt nguồn gốc phát sinh. + Giá trị đó có thể được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hay các giá trị vật chất, phi vật chất nhưng có thước đo chung là tiền tệ. + Thu nhập được hình thành thông qua quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập quốc dân. Từ những quan niệm trên, có thể nói rằng thu nhập cá nhân là giá trị một cá nhân kiếm được trong một khoảng thời gian (thường là một năm) sau khi đã khấu trừ đi các chi phí để tạo ra thu nhập đó. Điều thực sự cần làm đối với ngành thuế mỗi nước là phải xác định đối tượng tính thuế từ thu nhập sao cho người nộp thuế chấp nhận và để luật thuế có tính khả thi cao. Có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu kinh tế, xã hội trong việc thu thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập cá nhân được phân loại theo những tiêu thức nhất định để xác định đối tượng tính thuế: Theo đối tượng nộp thuế, người ta chia thu nhập thành thu nhập của cá nhân cư trú và không cư trú. Theo nguồn tạo ra thu nhập, người ta chia thu nhập thành các loại như thu nhập từ kinh doanh, tiền lương tiền công, đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại, thừa kế và quà tặng. + Thu nhập từ lao động: là khoản thu nhập thường xuyên nhận được dưới dạng thu nhập từ kinh doanh, hành nghề tự do như tiền lương, tiền công hoặc các khoản thù lao khác mà cá nhân nhận được trong quá trình lao động. + Thu nhập từ đầu tư: đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, bản quyền, nhượng quyền thương mại. + Thu nhập khác: chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, thừa kế và quà tặng. Không phải nước nào cũng đưa tất cả các nguồn thu nhập ở trên vào diện thu nhập tính thuế. Việc quy định khoản thu nhập nào phải tính thuế, khoản nào không phải tính thuế, mức độ cao hay thấp phụ thuộc vào quan điểm của mỗi chính phủ, vào mục tiêu điều tiết thu nhập cũng như các mục tiêu kinh tế, chính trị xã hội khác của mỗi quốc gia trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Ngày nay, hầu hết các nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân đều tính thuế trên thu nhập từ lao động. Đối với các khoản thu nhập từ đầu tư và thu nhập khác thì tùy từng nước trong từng hoàn cảnh cụ thể sẽ có những quy định riêng. Chính vì thế, với hai loại thu nhập này có thể gặp trường hợp: tuy cùng là một khoản thu nhập nhưng có thể phải tính thuế ở nước này mà không phải tính thuế ở nước khác hoặc trong cùng một nước nhưng lại phải tính thuế với mức độ khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Những nguyên tắc giảm trừ để xác định thu nhập tính thuế: Một trong những nguyên tắc cơ bản khi tính thuế thu nhập cá nhân là đối tượng tính thuế phải là thu nhập do người đóng thuế toàn quyền sử dụng theo quy định của pháp luật. Điều đó cũng có nghĩa là đối tượng tính thuế là thu nhập đã trừ đi các khoản chi phí cần thiết để tạo ra thu nhập đó với một số giới hạn nhất định. Tùy theo đặc điểm kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia mà người ta quy định những khoản giảm trừ phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản có một nguyên tắc chung: Tất cả các chi phí trực tiếp liên quan đến việc tạo ra thu nhập cá nhân đều được giảm trừ để xác định thu nhập thực nhận được, sau đó trừ tiếp một số khoản mang tính chất xã hội trước khi tính thuế. Các khoản giảm trừ có tính chất kinh tế để xác định thu nhập. Cá nhân có các khoản thu sẽ phải trả những khoản chi phí này. Do vậy, sẽ có một khoản tiền trong các khoản thu của cá nhân mà người ta chỉ tạm thời sở hữu chứ không được toàn quyền sử dụng tương ứng với chi phí này. Khoản tiền này sẽ nhanh chóng được chuyển quyển sở hữu cho người khác khi người đó chi trả các chi phí trên. Thật vậy, các chi phí để tạo ra thu nhập cần được trừ để xác định thu nhập của mỗi cá nhân. Đối với thu nhập từ các hoạt động thương mại, công nghiệp, dịch vụ của các hộ kinh doanh cá thể không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà chịu thuế thu nhập cá nhân. Nguyên tắc khấu trừ là tất cả các chi phí cần thiết và liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tạo ra thu nhập mà người nộp thuế đã thực hiện bao gồm: lương công nhân, chi phí thuê mướn, tiền trợ cấp, chi phí mua vật tư, nguyên liệu, chi phí bảo hiểm, các chi phí về dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài, khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc và một vài chi phí phân bổ chung… Quy định chung để trừ các phí tổn này là chi phí đã thực sự chi trả và cần thiết liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra thu nhập. Trong thực tế, rất khó xác định ranh giới được trừ hay không được trừ nên thông thường phải có những khống chế hoặc giới hạn tối đa rất tỷ mỉ, chặt chẽ thì mới có thể quản lý được. Về nguyên tắc một cá nhân cần phải có các chứng từ hợp lệ để chứng minh được các chi phi mà mình phải bỏ ra liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, quản lý được chi phí thực tế rất khó. Nhiều trường hợp, cá nhân không có đủ chứng từ hợp lệ để chứng minh chi phí mình bỏ ra. Do đó, có những trường hợp Nhà nước sẽ khoán một chi phí định mức cho cá nhân theo một số tiêu chuẩn nhất định. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, hưu trí, trợ cấp xã hội và các khoản tương đương. Với thu nhập loại này, người ta cho phép trừ ra khỏi thu nhập một mức nào đó gọi là chi phí nghề nghiệp bao gồm: các khoản đóng góp xã hội: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật. Các khoản giảm trừ mang tính chất xã hội, khoa học, những thu nhập mang tính chất trợ cấp xã hội, giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, người già không nơi nương tựa, người tàn tật và thể hiện sự quan tâm đến đời sống của đối tượng nộp thuế. Đây là một trong những đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân là có quan tâm đến sinh hoạt và đời sống của đối tượng nộp thuế và tính thuế theo khả năng. Điều này cũng cho thấy thu nhập cá nhân luôn gắn với các chính sách xã hội. Những khoản chi cá nhân thường được xem xét để khấu trừ khi xác định đối tượng nộp thuế là: Giảm trừ gia cảnh khi xác định nghĩa vụ thuế Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm các khoản giảm trừ sau: + Giảm trừ cho cá nhân có thu nhập: Là khoản tiền mà người nộp thuế TNCN được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế TNCN nhằm giúp cho người nộp thuế trang trải những chi phí liên quan đến việc phát sinh thu nhập, ví dụ: tiền thuê nhà, chi phí đi lại… + Giảm trừ cho người phụ thuộc: Là khoản tiền giảm trừ cho người phụ thuộc mà người nộp thuế được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế TNCN, người phụ thuộc là người mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng. Ví dụ: con ruột, cha mẹ ruột, cha mẹ vợ, cô dì chú bác… Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo Với quy định này, Luật đã khuyến khích mọi công dân trong xã hội tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Đồng thời, đây cũng chính là một khoản chi tiêu qua thuế của nhà nước, thể hiện ở chỗ một khoản thu lẽ ra được nộp về ngân sách Nhà Nước bây giờ được chuyển sang cho đối tượng thụ hưởng khoản đóng góp từ thiện. Chẳng hạn như, một người có thu nhập từ kinh doanh trước thuế của một năm 360 triệu đồng (thu nhập bình quân tháng 30 triệu đồng) thực hiện góp quỹ ủng hộ đồng bào lụt 10 triệu đồng. Khi đó, 10 triệu đồng này được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế. Số thuế nhà nước giảm thu khi cho cá nhân này giảm trừ vào thu nhập tính thuế là 2 triệu đồng. Có thể hiểu trong trường hợp này, coi như Nhà nước đã sử dụng ngân sách góp vào quỹ ủng hộ đồng bào bão lụt 2 triệu đồng, còn cá nhân này thực ra chỉ ủng hộ 8 triệu đồng. c. Các phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân Thông thường, thuế thu nhập cá nhân được chia làm hai loại riêng biệt: thuế thu nhập cá nhân theo khoản và thuế thu nhập cá nhân tổng hợp. Thuế thu nhập cá nhân theo khoản Đó là thuế thu nhập cá nhân được xác định theo từng nguồn thu nhập, ứng với mỗi nguồn thu nhập khác nhau. Do đó, tổng số thuế phải nộp chính là tổng số thuế thu nhập mà họ phải nộp theo từng nguồn. Thuế thu nhập cá nhân theo khoản tồn tại với hai nguyên tắc: tính thuế độc lập và có phân biệt thuế suất với các loại thu nhập khác nhau. Từ đó, có thể cho phép điều chỉnh tăng giảm mức đóng góp về thuế tùy theo nguồn gốc thu nhập, có sự phù hợp giữa kỹ thuật tính thuế với đặc điểm của mỗi loại thu nhập. Thuế thu nhập cá nhân tổng hợp Đó là loại thuế được tính trên tổng thu nhập tương ứng với tổng số các khoản thu nhập cộng lại. Thông thường, theo cách tính này, người có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp. Căn cứ để xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân có thể tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định hoặc được xác định theo thuế suất lũy tiến từng phần, lũy tiến toàn phần hay lũy thoái tùy theo quan điểm về mục đích sử dụng thuế thu nhập cá nhân của mỗi quốc gia. Do đó, phù hợp với mỗi đặc trưng của thuế suất, thuế thu nhập cá nhân lại được tính theo một phương pháp riêng, bao gồm: Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ: theo phương pháp này, thuế được tính theo thuế suất tỷ lệ. Mức thu quy định bằng một tỷ lệ phần trăm của cơ sở thuế và không thay đổi theo quy mô của cơ sở đó. Phương pháp tính thuế theo lũy tiến từng phần: thuế suất được dùng trong phương pháp này là thuế suất lũy tiến từng phần: thuế suất tăng dần theo từng phần tăng lên của cơ sở thuế. Cơ sở thuế được chia thành nhiều bậc theo mức độ tăng dần. Ứng với mỗi phần tăng lên trong từng bậc thuế đó là một mức thuế suất biên. Số thuế mà đối tượng phải nộp bằng tổng số thuế tính theo từng bậc. Việc tính toán và kiểm tra loại thuế này nhìn chung khá phức tạp nhưng cách tính này đảm bảo số thuế phải nộp tăng dần, không bị đột biến cùng với tốc độ tăng của cơ sở thuế, đảm bảo tính công bằng theo chiều dọc cao và có tác dụng lớn trong việc điều tiết thu nhập. Chính vì vậy, thuế thu nhập cá nhân ở rất nhiều nước áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần. Phương pháp tính thuế lũy tiến toàn phần: theo phương pháp này, biểu thuế cũng bao gồm nhiều bậc ứng với mỗi mức tăng lên của thuế suất nhưng toàn bộ cơ sở thuế được áp dụng một thuế suất chung tương ứng. Thuế suất lũy tiến toàn phần cho phép xác định số thuế phải nộp khá đơn giản và nhanh chóng. Tuy vậy, cách tính này có nhược điểm là gây ra sự thay đổi có tính chất đột biến về tổng số thuế phải nộp của các đối tượng nộp thuế. Mặc dù giá trị của cơ sở thuế có thể thay đổi không đáng kể nhưng người chịu thuế lại phải nộp một thuế suất tương ứng tăng lên cho toàn bộ cơ sở thuế. Do đó, số thuế phải nộp tăng cao. Sự tăng thuế này dễ dẫn đến phản ứng từ phía đối tượng nộp thuế, làm giảm vai trò của thuế. Phương pháp tính thuế với thuế suất lũy thoái: thuế suất được áp dụng trong phương pháp này là thuế suất lũy thoái. Đây là loại thuế có tính chất ngược lại với thuế suất lũy tiến, tức là mức thuế suất giảm dần trong khi cơ sở thuế lại tăng dần. Nói chung, thuế suất lũy thoái không được áp dụng phổ biến. Trong nội dung thuế thu nhập cá nhân, đối với thu nhập từ lao động thì hầu hết các nước áp dụng hệ thống đa thuế suất, với cơ chế thuế suất lũy tiến từng phần. Tuy nhiên, có một số nước không thu thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công như Bruney. Một số nước khác như Iceland chỉ áp dụng một thuế suất cố định đối với mọi khoản thu nhập là 39% . Đối với thu nhập từ đầu tư như lãi cổ phần, lãi cho vay, tiền bản quyền..., ở nhiều nước thuế suất thường quy định mức 10%, 15%, 20% hoặc 25%. Trong trường hợp chủ sở hữu bất động sản là người nước ngoài thì tùy theo Hiệp định ký kết giữa các nước mà quy định mức thuế cụ thể khác nhau. Nhiều nước cũng quy định tính thuế suất riêng cho một số khoản thu nhập mang tính chất không thường xuyên (thặng dư tài sản, quà biếu, quà tặng) theo một mức nhất định. Số lượng thuế suất trong biểu thuế của các nước cũng rất khác nhau. Có nước chỉ áp dụng hai thuế suất như Thụy Điển. Tuy nhiên, phần lớn các nước áp dụng ba hay sáu mức thuế suất như Nhật Bản (5 mức thuế suất), Hàn Quốc (6 mức thuế suất) … Bên cạnh đó, cũng có một số nước áp dụng nhiều thuế suất như Ai Cập (23 mức thuế suất). Hiện nay, trong việc tính thuế thu nhập cá nhân thường có hai dạng quy định: + Dạng 1: Áp dụng mức khởi điểm tính thuế. + Dạng 2: Không áp dụng mức khởi điểm tính thuế. Theo cách tính thuế này, hầu hết các cá nhân có thu nhập đều phải nộp thuế. Nhìn chung, những nước không áp dụng mức khởi điểm lại áp dụng cơ chế suất miễn thu d. Đơn vị tính thuế Cá nhân có thu nhập hoặc là hộ gia đình thường là đơn vị tính thuế. Vì thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng đến hoàn cảnh gia đình của người nộp thuế nên cần phân biệt cá nhân có gia đình với cá nhân độc thân khi tính thuế. Với cá nhân độc thân, nhiều người cho rằng cần phải tính thuế cao hơn cá nhân có gia đình vì họ chỉ phải chi phí cho bản thân họ. Nhưng có người lại cho rằng nên tính thuế thấp hơn đối với những người này vì họ đã chịu thiệt thòi do không được hưởng hạnh phúc gia đình. Nói tóm lại, mỗi đơn vị tính thuế đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tính thuế thu nhập cá nhân trên thu nhập thực tế của từng cá nhân có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, thu kịp thời cho ngân sách nhưng lại có nhược điểm là chưa đảm bảo được yêu cầu phân phối lại thu nhập quốc dân qua thuế, chưa đáp ứng được tính công bằng xã hội. Các nước như: Anh, Nhật, Thụy Điển, Áo, Đan Mạch đã tính thuế thu nhập cá nhân trên thu nhập của từng cá nhân. Ngược lại, ở các nước Mỹ, Pháp, Hà Lan lại sử dụng thu nhập của các hộ gia đình để tính thuế thu nhập cá nhân. Cách tính thuế này sẽ đảm bảo công bằng hơn về đạo đức xã hội nhưng mất tính kịp thời trong động viên thuế cho nhà nước vì trong một gia đình, mỗi cá nhân thường có việc làm và nguồn thu nhập khác nhau, do đó việc thống kê theo dõi từng nguồn thu nhập rồi đối chiếu với nơi phát sinh là rất phức tạp. e. Thời gian tính thuế Việc xác định thời gian tính thuế là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện luật thuế bởi vì thời điểm tính thuế là thời điểm thuận lợi cho công tác quản lý thu cũng như việc kê khai và nộp thuế của người dân và phải chịu đảm bảo giá trị của đồng tiền nộp thuế trước tình trạng lạm phát, đảm bảo việc chi tiêu theo kế hoạch của nhà nước, tránh được việc chiếm đoạt tiền thuế. Thông thường, các nước xác định mức thuế phải nộp từng năm. Ưu điểm của việc sử dụng khoảng thời gian năm là đảm bảo nguồn thu nhập thường xuyên của chính phủ để trang trải các chi phí vì các kế hoạch kinh tế xã hội của chính phủ được đặt ra và thực hiện trong từng năm. Dự kiến nguồn thu ngân sách cũng được đặt ra hàng năm. Đây là khoảng thời gian hợp lý cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân trên cơ sở hệ thống kế toán ở các doanh nghiệp đơn vị kinh tế hạch toán, quyết toán. f. Về miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân Các nước cũng có quy định về vấn đề này tùy theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội của từng quốc gia. Ví dụ như Mỹ quy định “suất miễn giảm thu nhập” cho người nộp thuế trong trường hợp này phải chứng minh được rằng mình phải cung cấp quá nửa sự hỗ trợ cho cá nhân ăn theo thì sẽ được miễn thu 2.350 USDnăm. Mức này được xác định theo tỷ lệ lạm phát từng năm có sự điều chỉnh. 1.2.2.3 Công tác tổ chức thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân Sau khi đã được phê chuẩn và ban hành, chính sách thuế thu nhập cá nhân được tổ chức thực hiện. Đây là khâu đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hiệu quả của việc sử dụng công cụ thuế. Nhờ việc tổ chức thực hiện chính sách thuế này mà chính sách thuế đã đến được với mọi người thông qua tuyên truyền, phổ biến. Nội dung tổ chức thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế thu nhập cá nhân Ngoài những quy định trong văn bản pháp quy có được hoàn hảo hay không thì sự thành công trong việc thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân còn phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết sâu sắc và ý thức chấp hành nghiêm túc của cán bộ thuế cũng như người nộp thuế. Để nội dung của chính sách thuế thu nhập cá nhân đến với mọi người dân trong xã hội, cơ quan thuế cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách thuế thu nhập cá nhân. Công tác này cần phải được thực hiện trước hết từ cán bộ thuế, sau đó tới mọi người dân. Việc tuyên truyền, phổ biến thuế thu nhập cá nhận được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thuế thu nhập cá nhân… + Đối với cán bộ thuế: Việc tập huấn nghiệp vụ về thuế thu nhập cá nhân cho các cán bộ ngành thuế, nhất là cán bộ cơ sở thường được tiến hành ngay sau khi Nhà nước ban hành một chính sách thuế thu nhập cá nhân mới hoặc sửa đổi bổ sung chính sách thuế thu nhập cá nhân đã có. Thông qua tập huấn, các cán bộ thuế có thể nắm chắc được chính sách thuế thu nhập cá nhân từ mục đích, ý nghĩa đến nội dung cụ thể, đủ khả năng chuyên môn và làm tròn nhiệm vụ một tuyên truyền viên giỏi về thuế thu nhập cá nhân. + Đối với mọi người dân trong xã hội: công tác tuyên truyền phổ biến về nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân và nội dung của chính sách thuế thu nhập cá nhân đến mọi tầng lớp dân cư cần phải được tiến hành đều đặn, thường xuyên. Tiến hành tổ chức quản lý thu thuế thu nhập cá nhân Đây là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Muốn thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân, cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ thuế chuyên trách được đào tạo chuyên sâu trong công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân. Đội ngũ này cần phải được tổ chức một cách thống nhất, đồng bộ và có khoa học. Nếu làm được điều này, chúng ta sẽ vừa tiết kiệm được chi phí cho công tác quản lý thu thuế đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện tốt công tác này. Những nội dung của công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: Quản lý đối tượng nộp thuế Đây là khâu đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân. Quản lý tốt đối tượng nộp thuế sẽ đảm bảo phần lớn hiệu quả của công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế, chúng ta chưa biết chính xác ai là những đối tượng phải nộp thuế trước khi kê khai thu nhập của họ. Do đó, cần giám sát thu nhập của tất cả các đối tượng lao động, từ đó chúng ta có thể xác định được đối tượng nào phải nộp thuế và nộp thuế bao nhiêu. Cơ quan thuế phải tiến hành đăng ký đối tượng nộp thuế. Phương thức thủ công và quản lý bằng mạng vi tính là hai phương thức đăng ký đối tượng nộp thuế thường được áp dụng. Vì đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân ở đây nhiều và không tập trung nên phương thức quản lý bằng mạng vi tính thích hợp với công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Theo phương thức này cơ quan quản lý thuế tiến hành cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế và cơ quan chi trả thu nhập thống nhất trong phạm vi cả nước. Mỗi đối tượng nộp thuế được gắn với một mã số duy nhất. Mọi thông tin cần thiết về đối tượng nộp thuế được nạp vào máy vi tính với một file riêng mà tên file là mã số của đối tượng nộp thuế. Khi cần kiểm tra một đối tượng nộp thuế, cơ quan quản lý chỉ cần mở file theo mã số của đối tượng đó, nhờ đó mà tránh được tình trạng bỏ sót các đối tượng nộp thuế đồng thời cũng đảm bảo sự nhanh gọn cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế. Quản lý khai thuế TNCN: Việc khai thuế TNCN có thể được thực hiện dưới hai hình thức Thông qua cơ quan ủy nhiệm thu hay cơ quan chi trả thu nhập tính thuế cho các đối tượng nộp thuế làm việc trong đơn vị mình và có thu nhập do đơn vị mình chi trả. Sau khi tính thuế và khấu trừ thuế của đối tượng nộp thuế, cơ quan chi trả thu nhập sẽ tiến hành khấu trừ phần thuế phải nộp ra khỏi thu nhập của đối tượng nộp thuế để cơ quan chi trả thu nhập kê khai, tổng hợp số thuế TNCN của tất cả NNT và nộp cho NSNN. Đối với phương thức này cơ quan thuế cần tập trung quản lý đối với các cơ quan ủy nhiệm thu hay cơ quan chi trả thu nhập. Cụ thể, cơ quan thuế sẽ ban hành văn bản quy định trách nhiệm của tổ chức chi trả trong việc khấu trừ thuế TNCN của người lao động, bên cạnh đó cơ quan thuế cũng quy định hình thức xử phạt nếu khấu trừ sai thuế TNCN, ví dụ như: Mức thuế 20% áp dụng cho người lao động chưa có mã số thuế và 10% cho người lao động có mã số thuế. Đây là hai mức thuế suất tổ chức chi trả thường xuyên xác định sai, cơ quan thuế sẽ truy thu hoặc vừa truy thu vừa xử phạt một lần số chênh lệch giữa hai mức thuế suất nêu trên. Đối tượng nộp thuế sẽ trực tiếp kê khai thu nhập của mình và tự tính mức thuế mình phải nộp. Sau đó, các đối tượng nộp thuế sẽ đến nộp tờ khai cho cơ quan thuế và tiến hành nộp khoản thuế cho cơ quan thuế hay cơ quan có chức năng thu thuế. Cơ quan thuế sẽ có nhiệm vụ ghi lại tất cả các khoản thuế mà các đối tượng nộp thuế phải nộp, để từ đó có thể giám sát và kiểm tra khi cần thiết. Đồng thời đó cũng là cơ sở để đảm bảo sự minh bạch trong công tác thu nộp thuế, cả cho đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế cũng như cơ quan ủy nhiệm thu. 1.2.2.4 Thanh tra thuế thu nhập cá nhân Đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý thuế. Thanh tra thuế được thực hiện bởi cơ quan thanh tra chuyên ngành thuế. Đối tượng thanh tra thuế là các tổ chức kinh tế và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân cho Nhà Nước và bao gồm cả các đơn vị thuộc ngành thuế. Mục tiêu thanh tra thuế là phát hiện và xử lý các trường hợp sai trái nhằm giảm bớt những tổn thất cho Nhà nước và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời cũng qua quá trình thanh tra, cơ quan thuế có thể phát hiện những thiếu sót, bất cập trong văn bản pháp luật thuế và quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm ra những hướng giải quyết nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Thanh tra thuế được thực hiện dưới các hình thức và phương pháp khác nhau. Hình thức thanh tra Các hình thức thanh tra xét theo thời gian tiến hành thanh tra: + Hình thức thanh tra thường xuyên được thực hiện mang tính định kỳ, không phụ thuộc vào việc có xảy ra vụ việc hay không trong các đối tượng nộp thuế và các cơ quan quản lý thuế. + Thanh tra đột xuất là hình thức thanh tra mang tính bất thường và đối tượng thanh tra không được biết trước. Hình thức này được tiến hành khi có những vụ việc xảy ra từ phía các đối tượng nộp thuế hoặc trong các cơ quan thuế để có biện pháp xử lý. Các hình thức thanh tra xét theo phạm vi và nội dung: + Thanh tra toàn diện: Được tiến hành với tất cả các nội dung thanh tra thuế, hoặc với tất cả đối tượng thanh tra. Hình thức này thường được áp dụng để phục vụ cho những nghiên cứu cải tiến lớn về hệ thống thuế. + Thanh tra có trọng điểm : Được tiến hành chỉ với một số nội dung, một số đối tượng. Người ta thường chọn ra các đối tượng điển hình và tổ chức thanh tra, từ đó rút ra các kết luận chung cho toàn hệ thống. Phương pháp thanh tra thuế Tùy theo mục đích, yêu cầu và đối tượng thanh tra mà người ta áp dụng phương pháp thanh tra thuế thích hợp. Một số phương pháp sau thường được áp dụng: Phương pháp kiểm tra, đối chiếu. Phương pháp phân tổ, thu nhập các thông tin về sự việc. Trên thực tế, người ta cũng có thể kết hợp cả hai phương pháp này trong trường hợp cần thiết. 1.2.2.5 Tổ chức bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân. Nhà nước xây dựng bộ máy quản lý thuế để quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng như các sắc thuế khác. Tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng nước, bộ máy quản lý thuế cũng được xây dựng một cách tương ứng. Nhìn tổng thể trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, cơ quan thuế ở các nước trên thế giới đều được tổ chức thành một hệ thống bao gồm nhiều cấp. Tại nhiều nước, hệ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu chongân sách Nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế Để sử dụng hiệu quảcông cụ thuế, về cơ bản hệ thống chính sách Thuế gồm có thuế gián thu và thuế trựcthu
- Thuế gián thu như thuế GTGT, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất khẩu, thuếNhập khẩu
- Thuế trực thu như thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), Thuế Thu nhập doanhnghiệp
Theo thông lệ của các quốc gia, Thuế trực thu sẽ chiếm tỷ trọng lớn, ngược lại,giảm dầnThuế gián thu Việt Nam đang bước vào hội nhập sâu, rộng với kinh tế quốc
tế và tiến trình chuyển đổi dần cơ cấu tỷ trọng tăng dần của các sắc Thuế trực thu đang
là xu hướng tất yếu
Thuế Thu nhập cá nhân cũng đóng một vai trò đáng kể trong nguồn thu ngânsách và là nghĩa vụ của tất cả những người lao động trên lãnh thổ Việt Nam Thuế Thunhập cá nhân điều tiết thu nhập cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đấtnước và được căn cứ trên các nguyên tắc: lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế
Trong thời gian qua cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, thu nhập củacác tầng lớp dân cư cũng tăng lên đáng kể, thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao
và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng Đối tượng nộpThuế TNCN và hình thức thu nhập của các bộ phận dân cư và người lao động cũng đadạng Trong những năm tới, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2006 - 2010, các thị trường tài chính, tiền tệ, vốn, lao động sẽ có sự phát triển mạnh mẽhơn Nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân
có cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, có thêm nguồn thu nhập khác nhau Bên cạnh
Trang 2đó, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một số người nước ngoài làm ăn sinhsống tại Việt Nam và số người Việt Nam có thu nhập từ nước ngoài cũng tăng lên.
Sự đa dạng và gia tăng thu nhập của các cá nhân trong xã hội sẽ làm cho khoảng cáchchênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn Với tình hình đó, ta cóthể thấy Thuế Thu nhập cá nhân ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.Mặc dù, Thuế TNCN đã được đưa vào áp dụng ở Việt Nam từ năm 1991 với tên gọi
“Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao”, song từ khi Luật thuế TNCN được banhành và đi vào thực tiễn, Luật thuế này vẫn chưa thu hút sự đồng thuận của đại đa sốngười dân, ngay cả trong thành viên Quốc hội, có đến 115 đại biểu (chiếm 35,09%)không tán thành với mức khởi điểm phải chịu thuế này và mức giảm trừ cho mỗi ngườiphụ thuộc Đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tại ViệtNam tháng 10/2009 tăng 23,15% so với cùng kỳ năm ngoái, thì để nhận được sự ủng
hộ của người dân quả là điều không dễ Ngoài ra, khi triển khai Luật thuế TNCN vàothực tiễn đã bước đầu gặp những vướng mắc nhất định như các văn bản hướng dẫnquyết toán còn chồng chéo, chưa bao quát hết đối tượng nộp thuế dẫn đến bỏ xót doanhthu, tình trạng trốn thuế diễn ra khá phổ biến, phức tạp và khó kiểm soát do nhiềunguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan
Xuất phát từ thực tế, trên giác độ quản lý để góp phần đẩy mạnh công tác quản
lý thuế thu nhập cá nhân và tăng ngân sách nhà nước, nên em đã chọn nghiên cứu đềtài:
“Thực trạng quản lý thuế Thu Nhập Cá Nhân tại Chi cục Thuế Quận 2”.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Với mục tiêu khái quát lại các vấn đề liên quan đến Luật thuế TNCN mà tôi đãđược học, cũng như tìm hiểu thêm công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cụcThuế Quận 2 từ khi Luật thuế TNCN có hiệu lực, những khó khăn, tồn tại chủ quan lẫnkhách quan mà các cơ quan quản lí thuế gặp phải, qua đó có một số đề xuất nhằm tìm
Trang 3ra những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lí hiện nay đồng thời đưa ra một
số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng quản lý thuế TNCN tại Chi cục Thuế Quận 2.Phạm vi nghiên cứu của đề tài từ khi Luật thuế TNCN có hiệu lực ngày01/01/2009
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phươngpháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp định tính dựa trên cơ sở nguồn dữ liệuthứ cấp thu thập từ tài liệu tạp chí chuyên ngành và báo cáo thống kê chuyên ngành tàichính, thuế
5 Những đóng góp khoa học của đề tài
- Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân
- Trình bày thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Quận 2
từ khi Luật thuế TNCN có hiệu lực ngày 01/01/2009
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi
cục Thuế Quận 2
6 Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ đượctrình bày thành 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận cơ bản về quản lý thuế TNCN
Chương 2: Thực trạng quản lý thuế TNCN tại Chi Cục Thuế Quận 2
Chương 3: Các giải pháp chống thất thu thuế TNCN tại Chi Cục Thuế Quận 2
Trang 4CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1 Khái quát về thuế thu nhập cá nhân
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập cá nhân
1.1.1.1 Khái niệm
Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử Lịch sử xã hội loài người
đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành vàphát triển của nhà nước Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chứcnăng của mình, nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chỉ tiêu có tínhchất xã hội Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để cóđược nguồn vật chất đó Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế
Từ sự phân tích khái quát đó có thể cho thấy, thuế là một khoản thu của ngânsách nhà nước mang tính bắt buộc, không mang tính hoàn trả trực tiếp và được phápluật quy định đối với các tổ chức kinh tế xã hội cũng như mọi thành viên trong xã hội
- Căn cứ theo đối tượng đánh thuế, nghĩa là thuế đánh trên cái gì, thuế được chiathành:
+ Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp …
+ Thuế tài sản như thuế sử dụng tài sản nhà nước (thuế sử dụng đất nôngnghiệp, thuế tài nguyên …), thuế chuyển nhượng tài sản ( thuế chuyển giao quyền sửdụng đất, thuê mua, bán các tài sản như nhà, xe cộ …)
+ Thuế tiêu dùng đánh vào hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường trongnước và xuất nhập khẩu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…
- Căn cứ theo tính chất chuyển giao của thuế thì thuế được chia thành hai loại làthuế trực thu và thuế gián thu:
+ Thuế gián thu là các thứ thuế mà người nộp thế gián tiếp nộp thuế cho ngườitiêu dùng, họ không phải là người chịu thuế Đặc điểm cơ bản của thuế gián thu làđược cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ để bán ra Ở đây có sự chuyển giao gánh
Trang 5nặng thuế từ người nộp thuế theo luật định sang người tiêu dùng qua cơ chế giá cả Ởnước ta, đó là các thứ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu …
+ Thuế trực thu là các thứ thuế trực tiếp huy động một phần thu nhập của cácđối tượng có nghĩa vụ nộp thuế Đặc điểm cơ bản của thuế trực thu là đối tượng nộpthuế và đối tượng chịu thuế là một Nó đánh trực tiếp vào người nộp thuế, tức là người
có thu nhập chịu thuế làm giảm phần thu nhập của họ Ở đây không có hiện tượngchuyển giao gánh nặng thuế cho người khác chịu ở nước ta, đó là các thứ thuế nhưthuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp
Trong các loại thuế trực thu, thuế thu nhập cá nhân ngày càng đóng vai trò quantrọng trong việc tạo nguồn thu đối với ngân sách nhà nước
Khái niệm thuế thu nhập cá nhân :
Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường đều coithuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy độngnguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xã hội
Vậy ta có khái niệm về thuế thu nhập cá nhân như sau: “Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định thường một năm, từng tháng hoặc từng lần, không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập”.
Thuế thu nhập cá nhân lần đầu tiên ra đời ở Anh (1799) sau đến Nhật (1887),Đức (1889), Mỹ (1913) và Mỹ trở thành quốc gia có tỷ suất thuế thu nhập cá nhân lớnnhất thế giới chiếm tới 40% tổng thu từ thuế vào ngân sách nhà nước Trung Quốc,thuế thu nhập cá nhân ra đời từ năm 1941 nhưng đến năm 1955 mới trở thành một sắcthuế độc lập Ở Pháp, thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1961, Liên Xô năm 1922,HànQuốc năm 1974 và cho đến nay theo thống kê của ERNST& YOUNG tại “the globalExcutive” hiện nay thế giới có khoảng 180 nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân
Trang 6Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới thông thường đánh vào cả cá nhân kinhdoanh và cá nhân không kinh doanh Thuế này được coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ýđến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác địnhmiễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt.
1.1.1.2 Đặc điểm
Thuế thu nhập cá nhân có những đặc điểm sau:
Một là, Thuế thu nhập cá nhân là một hình thức động viên mang tính bắt buộc
trên nguyên tắc theo luật định Phân phối khoản thu nhập qua thuế thu nhập cá nhângắn với quyền lực, sức mạnh của Nhà nước
Hai là, Thuế thu nhập cá nhân là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho
người nộp Nó vận động một chiều, không phải là khoản thù lao mà người nộp thuếphải trả cho Nhà nước do được hưởng các dịch vụ Nhà nước cung cấp
Ba là, Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia.
Hầu hết các quốc gia đều gắn chính sách thuế thu nhập cá nhân với một số chính sách
xã hội khác (như phúc lợi công cộng, chăm sóc sức khỏe…)
Bốn là, Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu Do vậy, người nộp thuế cũng là
người chịu thuế
Năm là, Thuế thu nhập cá nhân có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có
thu nhập bao gồm: công dân nước sở tại và người nước ngoài cư trú thường xuyên haykhông thường xuyên tại nước đó và hầu như tất cả số thu nhập có được của các cá nhânđều phải tính thuế không kể nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay ngoài nước.Chính vì vậy, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách của thuế thu nhập cá nhân rất cao
Sáu là, Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế
suất lũy tiến Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân làđiều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội Do vậy,việc sử dụng thuế suất lũy tiến sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vì phần thu nhập tăng thêmcàng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao
Trang 7Bảy là, Xét về góc độ kinh tế, thuế thu nhập cá nhân có tính trung lập cao hơn
so với các loại thuế khác vì việc tăng hay giảm thuế thu nhập cá nhân hầu như khôngkéo theo những biến đổi về cơ cấu kinh tế
1.1.2 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế thu nhập cá nhân vừa mang các vai tròchủ yếu của thuế nói chung, vừa có các vai trò riêng mà các loại thuế khác không cóđược
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế - xã hội
- Tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó thuế thu nhập cánhân là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành thuế nói chung nên cũng gópmột phần quan trọng để tạo nguồn tài chính cho nhà nước Thuế thu nhập cá nhân đượctính với diện rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn Bên cạnh đó, thuế thunhập cá nhân tác động trực tiếp vào thu nhập của dân cư mà người dân của bất kỳ quốcgia nào cũng đều mong muốn và cố gắng có thu nhập ngày càng cao để nâng cao đờisống vật chất tinh thần Thuế thu nhập cá nhân luôn có sự gia tăng nhanh chóng cùngvới sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu người
- Góp phần thực hiện công bằng xã hội
Thực hiện công bằng xã hội là một trong những vai trò quan trọng của thuế nóichung, ngoài ra với thuế thu nhập cá nhân cùng với việc thực hiện biểu thuế luỹ tiếntừng phần, thuế thu nhập cá nhân đã thực hiện được việc điều tiết thu nhập, đảm bảocông bằng trong xã hội
- Điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm
Thuế thu nhập cá nhân cũng có tác dụng điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế.Loại thuế này điều tiết trực tiếp thu nhập cá nhân nên một mặt tác động trực tiếp đếntiết kiệm, mặt khác làm cho khả năng thanh toán của các cá nhân bị giảm.Từ đó cầuhàng hoá, dịch vụ giảm sẽ tác động đến sản xuất
Trang 8- Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp
Thực tế đã chứng minh nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận được từviệc thực hiện các hành vi bất hợp pháp hoặc bằng cách lợi dụng những kẽ hở của phápluật mà nhà nước không kiểm soát được như tham ô, hối lộ, buôn bán hàng quốc cấm,trốn tránh thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước và công dân Những hành vinày ảnh hưởng rất xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Phải kết hợp hữuhiệu nhiều biện pháp để ngăn chặn và chống lại những hành vi trên, một trong số cácbiện pháp ngăn chặn đó thì phải kể đến vai trò của thuế thu nhập cá nhân
1.1.2.2 Đối với hệ thống thuế
- Góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác
Một số thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đều cónhược điểm là có tính luỹ thoái và ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người giàu vìkhi tiêu thụ cùng một lượng hàng hoá mọi người không phân biệt giàu nghèo và đềuphải chịu thuế như nhau Nếu tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp luỹ tiến sẽgóp phần khắc phục được nhược điểm này
- Góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp thường tồn tại cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thunhập cá nhân Giữa hai loại thuế này luôn luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với nhau.Thuế thu nhập cá nhân còn góp phần khắc phục sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệpkhi có sự thông đồng giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với cá nhân Trongtrường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế những chi phí phải trả cho các cánhân để làm giảm thu nhập tính thuế của doanh nghiệp nhằm trốn thuế thu nhập doanhnghiệp thì các cá nhân nhận được những khoản trả nói trên sẽ phải nộp thêm thuế thunhập cá nhân đối với phần thu nhập nhận được kê khai tăng thêm đó Thu nhập củadoanh nghiệp tăng thường kéo theo sự tăng lên của thuế thu nhập cá nhân và thuế thunhập doanh nghiệp
Trang 9Tóm lại, Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển
của mỗi quốc gia Tuy nhiên, vì công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân còn nhiều hạnchế nên những vai trò này vẫn chưa thực sự được phát huy ở những nước chậm pháttriển
1.2 Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân
1.2.1 Khái niệm quản lý thuế thu nhập cá nhân
Quản lý thuế thu nhập cá nhân là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chứcnăng trong bộ máy nhà nước đối với quá trình tính và thu thuế thu nhập cá nhân nhằmtạo nguồn thu cho ngân sách và đạt được các mục tiêu nhà nước đặt ra
Quản lý thuế thu nhập cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
- Tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách nhànước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu Ở các nước pháttriển, thuế thu nhập cá nhân thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu từ thuế (Thuếthu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng gần 40% trong tổng thu thuế của Ngân sách Liên bang
Mỹ, Tây Ban Nha 38%, Anh 35%, Đan Mạch 50%) và được xem là một sắc thuế rấtquan trọng Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế thu nhập nói chung và thuế thu nhập
cá nhân nói riêng sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời
số thu cho ngân sách nhà nước
Bên cạnh đó, thuế thu nhập cá nhân tác động trực tiếp đến thu nhập của các cánhân, có thể làm giảm nỗ lực làm việc và gây nên các phản ứng ngay lập tức từ phíachịu thuế như hành vi trốn thuế Để tăng cường và ổn định số thu ngân sách nhà nước,quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng cần được chú ý để duy trì và phát triển cơ sở tạonguồn thu thuế thu nhập của các cá nhân
- Góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế vàdân cư
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước thông qua công cụ luật pháp để tác độngvào nền kinh tế ở tầm vĩ mô Ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh tế và dân
Trang 10cư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác động này Qua công tác tổchức thực hiện và thanh tra việc chấp hành các luật thuế nói chung và thuế thu nhập cánhân nói riêng, cùng với việc tăng cường tính pháp chế của chính sách thuế này, ý thứcchấp hành chính sách thuế sẽ được nâng cao, từ đó tạo thói quen “sống và làm việctheo pháp luật”.
Ở các nước phát triển, thu nhập trung bình của người dân cao nên thuế thu nhập
cá nhân đã trở nên vô cùng quen thuộc Do là thuế trực thu nên tác động của thuế thunhập cá nhân mang tính trực tiếp, đối tượng chịu thuế có thể cảm nhận được ngay Họbiết mình phải nộp thuế và dần trở nên quen thuộc với việc này Từ đó, người dân sẽnhận thức được rõ hơn về nghĩa vụ nộp thuế của mình Chính vì vậy, họ sẽ có ý thức rõràng hơn về tính pháp chế của chính sách thuế, từ đó nâng cao ý thức chấp hành chínhsách này Còn ở các nước đang phát triển, do thu nhập dân cư còn thấp nên thuế thunhập cá nhân là vấn đề còn mới mẻ với khá nhiều người Người dân vẫn phải nộp thuếnhưng có cảm nhận ít hơn về tác động của thuế, thậm chí không biết gì đến thuế vì chủyếu là thuế gián thu Người dân mua hàng hóa, dịch vụ với giá cả đã có thuế trong đó
Do đó, ý thức về nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước nhìn chung là thấp hơn
- Phát huy tốt nhất vai trò của thuế thu nhập cá nhân trong nền kinh tế Các vaitrò của thuế thu nhập cá nhân như đã nêu ở phần 1.1.2 Tuy nhiên việc phát huy nhữngvai trò đó không thể tự nó đạt được mà để có kết quả thì việc thực hiện đó phải thôngqua những nội dung công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân
1.2.2 Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân
Quản lý thuế thu nhập cá nhân là một phần quan trọng của quản lý tài chính Nhànước, việc quản lý này cần được nhìn nhận ở tầm vĩ mô và phải bao gồm toàn bộ cáccông việc thuộc các lĩnh vực lập pháp và hành pháp, tư pháp về thu
1.2.2.1 Ban hành chính sách thuế thu nhập cá nhân
Đây là công việc thuộc lĩnh vực lập pháp Việc ban hành chính sách thuế thunhập cá nhân sẽ tạo ra những quy định pháp luật làm cơ sở để tính và thu thuế thu nhập
Trang 11cá nhân Đồng thời, ban hành chính sách cũng đưa ra những căn cứ để kiểm tra, thanhtra, và áp dụng các chế tài đối với quá trình tính và thu này.
Để mỗi công dân đều sống và làm việc theo pháp luật thì chính sách thuế thunhập cá nhân cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau:
Trước hết, việc xây dựng các văn bản pháp luật và chính sách thuế cần đảm bảo
tính đơn giản, rõ ràng và chặt chẽ Vì loại thuế thu nhập cá nhân khá phức tạp nênnguyên tắc này cần được đảm bảo để hạn chế hành vi trốn thuế của các đối tượng nộpthuế
Thứ hai, quy định trong chính sách thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo được
yêu cầu đặt ra trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời phùhợp với điều kiện kinh tế - xã hội
Thứ ba, quy định trong chính sách thuế thu nhập cá nhân cũng cần đảm bảo tính
công bằng đối với người nộp thuế và xã hội Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò phânphối lại thu nhập trong xã hội, giảm bớt sự cách biệt quá lớn về mức sống giữa các cánhân trong xã hội nhưng cũng cần động viên sự phấn đấu làm việc của người lao động.Các quy định phải đảm bảo cho thu nhập thực tế sau khi nộp thuế của các đối tượngnộp thuế tương xứng với công sức lao động và sự đóng góp của họ
Ngoài yêu cầu cơ bản trên, để đảm bảo chính sách thuế thu nhập cá nhân pháthuy hiệu quả cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình triển khai thực hiện,bao gồm: Phát triển mạnh hệ thống thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặtbằng các phương pháp bắt buộc và khuyến khích tự nguyện; cải tiến và hoàn thiện chế
độ kế toán, thống kê, thông tin, báo cáo để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lýthuế thu nhập cá nhân, đặc biệt đối với cá nhân, hộ gia đình tự doanh; Phát triển hệthống dịch vụ kế toán, tư vấn, kê khai thuế chuyên nghiệp; Tăng cường phối hợp giữa
cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức cá nhân có liên quan Nângcao vai trò và thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc kiểm tra, kiểm soát, thanh trathuế, cưỡng chế thuế; Tăng cường tuyên truyền, vận động sâu rộng về chính sách thuế
Trang 12thu nhập cá nhân (TNCN), xây dựng cơ chế tiếp thu ý kiến thông tin phản hồi từ ngườinộp thuế; Tăng cường hợp tác, tranh thủ trợ giúp kỹ thuật của các tổ chức tài chính,tiền tệ quốc tế để xây dựng chính sách thuế TNCN theo các tiêu chuẩn hiện đại và đảmbảo phù hợp với thông lệ quốc tế Tuy nhiên, việc xây dựng một sắc thuế thu nhập cánhân hoàn chỉnh, có thể thỏa mãn đầy đủ các nguyên tắc trên là một điều hết sức khókhăn Chính vì vậy, mỗi quốc gia khi xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân cho nướcmình cần phải căn cứ vào tình hình thực tế, hiệu quả và chi phí kinh tế để quyết địnhxem cần chú trọng vào vấn đề nào hơn.
1.2.2.2 Những nội dung cơ bản của chính sách thuế thu nhập cá nhân
a Đối tượng nộp thuế
Thuế thu nhập cá nhân thuộc loại thuế trực thu nên đối tượng chịu thuế cũngđồng thời là đối tượng nộp thuế Xác định đối tượng nộp thuế là một trong những nộidung quan trọng của thuế thu nhập cá nhân, từ đó mới có thể vận dụng cách tính thuếcho phù hợp Khi tiến hành xác định đối tượng nộp thuế, người ta thường dựa vào haitiêu thức là “nơi cư trú” và “nguồn phát sinh thu nhập”
Theo tiêu thức “nơi cư trú", một cá nhân được xác định là cư trú ở một nướcphải nộp thuế tại đó đối với mọi khoản thu nhập phát sinh từ khắp nơi trên thế giới, cònmột cá nhân được xác định là không cư trú ở một nước chỉ phải nộp thuế cho phần thunhập phát sinh tại nước đó Theo tiêu thức “nguồn phát sinh thu nhập” lại quy định:một cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở một nước đối với mọi khoản thu nhậpcủa cá nhân phát sinh tại nước đó
Hiện nay, đa số các nước tính thuế thu nhập cá nhân theo tiêu thức “nơi cư trú”.Tuy nhiên, khái niệm thế nào là một cá nhân cư trú tại một nước lại được định nghĩakhác nhau trong luật thuế thu nhập cá nhân của các nước Rất có nhiều nước quy định
cá nhân cư trú là người định cư tại nước đó hoặc những người đến nước đó khôngthường xuyên nhưng tổng số ngày ở tại nước đó vượt quá 183 ngày trong một năm
Trang 13(năm dương lịch hay năm tài chính) Tuy nhiên, một số nước lại đưa ra những địnhnghĩa về cá nhân cư trú cụ thể hơn và có điểm khác với định nghĩa nêu trên.
Ví dụ như Ở Pháp, một người được coi là cư trú tại Pháp nếu coi Pháp là nơi ởchính, hành nghề chính hay có các trung tâm quyền lợi đặt Pháp hoặc thường xuyên cómặt ở Pháp trên 6 tháng trong 1 năm hoặc Pháp là nơi mang lại phần lớn thu nhập
Luật thuế thu nhập cá nhân của Mỹ lại quy định: cá nhân cư trú là công dân Mỹ
và những người cư trú ở Mỹ tối thiểu 330 ngày đêm
Đối với Hàn Quốc, cá nhân cư trú là người có nhà ở hoặc nơi cư trú tại HànQuốc trong thời hạn một năm trở lên
Thụy Điển quy định mọi công dân Thụy Điển và người nước ngoài đang cư trútại Thụy Điển có thu nhập từ bất kỳ đâu, đều là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân,trừ trường hợp người Thụy Điển ở nước ngoài trên 6 tháng
Việc xác định đối tượng nộp thuế căn cứ vào tiêu thức “nguồn phát sinh thunhập” được hầu hết các nước áp dụng để tính thuế các khoản thu nhập phát sinh tạinước đó của những cá nhân không cư trú Có rất ít nước áp dụng duy nhất tiêu thức nàykhi xác định đối tượng nộp thuế Cách tính thuế theo nguồn phát sinh thu nhập chỉthích hợp với những nước có nhiều người nước ngoài đến làm việc và đầu tư, còn côngdân nước đó ít đi làm hay đầu tư ở nước ngoài
Luật Pháp quy định, công dân Pháp và những người tạm trú từ sáu tháng trở lêntại nước này (bất luận quốc tịch nào) có chức nghiệp và lợi ích kinh tế tại Pháp đềuphải kê khai và đóng thuế
Theo luật Đức, cư dân thường trú và dân nước ngoài không thường trú có nguồnthu nhập tại Đức đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Hàn Quốc quy định đối tượng nộp thuế là toàn bộ các cá nhân là người cư trúhoặc không ở Hàn Quốc Trong đó, người không cư trú ở Hàn Quốc là người có thờihạn ở Hàn Quốc dưới 1 năm và chỉ phải nộp thuế thu nhập với thu nhập phát sinh ởHàn Quốc
Trang 14Ở Hồng Kông, mọi cá nhân không phân biệt “ cư trú” hay “không cư trú” chỉphải nộp thuế thu nhập cá nhân tại Hông Kông đối với các khoản thu nhập phát sinh tạinước này.
Trung Quốc quy định đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là những người cóthu nhập trên 1500 nhân dân tệ mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân
b Cơ sở tính thuế
Việc xác định cơ sở tính thuế là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầuđược đề cập đến trong chính sách thuế thu nhập cá nhân của các nước Căn cứ vào đó,người ta có thể thấy rằng thuế thu nhập cá nhân mà từng nước cụ thể áp dụng có côngbằng không, thuế này tạo được nguồn thu như thế nào cho ngân sách nước đó Đốitượng tính thuế ở đây là một số khoản thu nhập nằm trong diện tính thuế thu nhập cánhân theo quy định trong chính sách thuế thu nhập cá nhân của từng quốc gia Để tínhđược thuế thu nhập cá nhân phải nộp trước tiên phải xác định được những khoản thunhập nào là đối tượng tính thuế và tính toán thu nhập đó như thế nào Sau đó, căn cứvào một số quy định khác trong chính sách thuế như các khoản miễn giảm, khấu trừ…
cơ quan thuế xác định được thu nhập tính thuế, từ thu nhập tính thuế và thuế suất sẽxác định được thuế phải nộp
Trước hết, chúng ta cần xác định một khái niệm cho thuật ngữ “thu nhập” Chođến nay, hầu hết các đạo luật về thuế thu nhập cá nhân ở các nước thường chỉ quy địnhnhững khoản thu nhập nào phải tính thuế Tuy nhiên, trên thực tế cũng tồn tại một sốquan niệm về thu nhập như sau:
+ Thu nhập là giá trị nhận được của một pháp nhân hay thể nhân nào đó trongmột khoảng thời gian nhất định không phân biệt nguồn gốc phát sinh
+ Giá trị đó có thể được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hay các giá trị vật chất,phi vật chất nhưng có thước đo chung là tiền tệ
+ Thu nhập được hình thành thông qua quá trình phân phối lần đầu và phân phốilại thu nhập quốc dân
Trang 15Từ những quan niệm trên, có thể nói rằng thu nhập cá nhân là giá trị một cánhân kiếm được trong một khoảng thời gian (thường là một năm) sau khi đã khấu trừ đicác chi phí để tạo ra thu nhập đó.
Điều thực sự cần làm đối với ngành thuế mỗi nước là phải xác định đối tượngtính thuế từ thu nhập sao cho người nộp thuế chấp nhận và để luật thuế có tính khả thicao Có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu kinh tế, xã hội trong việc thu thuế thunhập cá nhân
* Thu nhập cá nhân được phân loại theo những tiêu thức nhất định để xác định đối tượng tính thuế:
- Theo đối tượng nộp thuế, người ta chia thu nhập thành thu nhập của cá nhân
cư trú và không cư trú
- Theo nguồn tạo ra thu nhập, người ta chia thu nhập thành các loại như thunhập từ kinh doanh, tiền lương tiền công, đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyểnnhượng bất động sản, trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại, thừa kế vàquà tặng
+ Thu nhập từ lao động: là khoản thu nhập thường xuyên nhận được dưới dạngthu nhập từ kinh doanh, hành nghề tự do như tiền lương, tiền công hoặc các khoản thùlao khác mà cá nhân nhận được trong quá trình lao động
+ Thu nhập từ đầu tư: đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, bản quyền, nhượngquyền thương mại
+ Thu nhập khác: chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, thừa kế và quàtặng
Không phải nước nào cũng đưa tất cả các nguồn thu nhập ở trên vào diện thunhập tính thuế Việc quy định khoản thu nhập nào phải tính thuế, khoản nào khôngphải tính thuế, mức độ cao hay thấp phụ thuộc vào quan điểm của mỗi chính phủ, vàomục tiêu điều tiết thu nhập cũng như các mục tiêu kinh tế, chính trị xã hội khác củamỗi quốc gia trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Ngày nay, hầu hết các nước áp
Trang 16dụng thuế thu nhập cá nhân đều tính thuế trên thu nhập từ lao động Đối với các khoảnthu nhập từ đầu tư và thu nhập khác thì tùy từng nước trong từng hoàn cảnh cụ thể sẽ
có những quy định riêng Chính vì thế, với hai loại thu nhập này có thể gặp trường hợp:tuy cùng là một khoản thu nhập nhưng có thể phải tính thuế ở nước này mà không phảitính thuế ở nước khác hoặc trong cùng một nước nhưng lại phải tính thuế với mức độkhác nhau ở những thời điểm khác nhau
* Những nguyên tắc giảm trừ để xác định thu nhập tính thuế:
Một trong những nguyên tắc cơ bản khi tính thuế thu nhập cá nhân là đối tượngtính thuế phải là thu nhập do người đóng thuế toàn quyền sử dụng theo quy định củapháp luật Điều đó cũng có nghĩa là đối tượng tính thuế là thu nhập đã trừ đi các khoảnchi phí cần thiết để tạo ra thu nhập đó với một số giới hạn nhất định Tùy theo đặc điểmkinh tế – xã hội của mỗi quốc gia mà người ta quy định những khoản giảm trừ phù hợp.Tuy nhiên, về cơ bản có một nguyên tắc chung: Tất cả các chi phí trực tiếp liên quanđến việc tạo ra thu nhập cá nhân đều được giảm trừ để xác định thu nhập thực nhậnđược, sau đó trừ tiếp một số khoản mang tính chất xã hội trước khi tính thuế
Các khoản giảm trừ có tính chất kinh tế để xác định thu nhập.
Cá nhân có các khoản thu sẽ phải trả những khoản chi phí này Do vậy, sẽ cómột khoản tiền trong các khoản thu của cá nhân mà người ta chỉ tạm thời sở hữu chứkhông được toàn quyền sử dụng tương ứng với chi phí này Khoản tiền này sẽ nhanhchóng được chuyển quyển sở hữu cho người khác khi người đó chi trả các chi phí trên.Thật vậy, các chi phí để tạo ra thu nhập cần được trừ để xác định thu nhập của mỗi cánhân
- Đối với thu nhập từ các hoạt động thương mại, công nghiệp, dịch vụ của các
hộ kinh doanh cá thể không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà chịu thuế thu nhập cánhân Nguyên tắc khấu trừ là tất cả các chi phí cần thiết và liên quan trực tiếp đến hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tạo ra thu nhập mà người nộp thuế đã thực hiệnbao gồm: lương công nhân, chi phí thuê mướn, tiền trợ cấp, chi phí mua vật tư, nguyên
Trang 17liệu, chi phí bảo hiểm, các chi phí về dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài, khấu haomáy móc, thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc và một vài chi phí phân bổ chung…
Quy định chung để trừ các phí tổn này là chi phí đã thực sự chi trả và cần thiếtliên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra thu nhập Trong thực tế, rất khó xác định ranhgiới được trừ hay không được trừ nên thông thường phải có những khống chế hoặc giớihạn tối đa rất tỷ mỉ, chặt chẽ thì mới có thể quản lý được Về nguyên tắc một cá nhâncần phải có các chứng từ hợp lệ để chứng minh được các chi phi mà mình phải bỏ raliên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập Tuy nhiên, quản lý được chi phí thực tế rấtkhó Nhiều trường hợp, cá nhân không có đủ chứng từ hợp lệ để chứng minh chi phímình bỏ ra Do đó, có những trường hợp Nhà nước sẽ khoán một chi phí định mức cho
cá nhân theo một số tiêu chuẩn nhất định
- Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, hưu trí, trợ cấp xã hội và các khoảntương đương
Với thu nhập loại này, người ta cho phép trừ ra khỏi thu nhập một mức nào đógọi là chi phí nghề nghiệp bao gồm: các khoản đóng góp xã hội: bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham giabảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật
Các khoản giảm trừ mang tính chất xã hội, khoa học, những thu nhập mang tính chất trợ cấp xã hội, giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, người già không nơi nương tựa, người tàn tật và thể hiện sự quan tâm đến đời sống của đối tượng nộp thuế.
Đây là một trong những đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân là có quan tâm đếnsinh hoạt và đời sống của đối tượng nộp thuế và tính thuế theo khả năng Điều nàycũng cho thấy thu nhập cá nhân luôn gắn với các chính sách xã hội Những khoản chi
cá nhân thường được xem xét để khấu trừ khi xác định đối tượng nộp thuế là:
- Giảm trừ gia cảnh khi xác định nghĩa vụ thuế
Trang 18Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuếđối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộpthuế là cá nhân cư trú, bao gồm các khoản giảm trừ sau:
+ Giảm trừ cho cá nhân có thu nhập: Là khoản tiền mà người nộp thuế TNCNđược trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế TNCN nhằm giúp cho ngườinộp thuế trang trải những chi phí liên quan đến việc phát sinh thu nhập, ví dụ: tiền thuênhà, chi phí đi lại…
+ Giảm trừ cho người phụ thuộc: Là khoản tiền giảm trừ cho người phụ thuộc
mà người nộp thuế được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế TNCN,người phụ thuộc là người mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng Ví dụ: conruột, cha mẹ ruột, cha mẹ vợ, cô dì chú bác…
- Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
Với quy định này, Luật đã khuyến khích mọi công dân trong xã hội tham gia cáchoạt động từ thiện, nhân đạo Đồng thời, đây cũng chính là một khoản "chi tiêu quathuế" của nhà nước, thể hiện ở chỗ một khoản thu lẽ ra được nộp về ngân sách NhàNước bây giờ được chuyển sang cho đối tượng thụ hưởng khoản đóng góp từ thiện.Chẳng hạn như, một người có thu nhập từ kinh doanh trước thuế của một năm 360 triệuđồng (thu nhập bình quân tháng 30 triệu đồng) thực hiện góp quỹ ủng hộ đồng bào lụt
10 triệu đồng Khi đó, 10 triệu đồng này được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế Số thuếnhà nước giảm thu khi cho cá nhân này giảm trừ vào thu nhập tính thuế là 2 triệu đồng
Có thể hiểu trong trường hợp này, coi như Nhà nước đã sử dụng ngân sách góp vàoquỹ ủng hộ đồng bào bão lụt 2 triệu đồng, còn cá nhân này thực ra chỉ ủng hộ 8 triệuđồng
c Các phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân
Thông thường, thuế thu nhập cá nhân được chia làm hai loại riêng biệt: thuế thunhập cá nhân theo khoản và thuế thu nhập cá nhân tổng hợp
* Thuế thu nhập cá nhân theo khoản
Trang 19Đó là thuế thu nhập cá nhân được xác định theo từng nguồn thu nhập, ứng vớimỗi nguồn thu nhập khác nhau Do đó, tổng số thuế phải nộp chính là tổng số thuế thunhập mà họ phải nộp theo từng nguồn Thuế thu nhập cá nhân theo khoản tồn tại vớihai nguyên tắc: tính thuế độc lập và có phân biệt thuế suất với các loại thu nhập khácnhau Từ đó, có thể cho phép điều chỉnh tăng giảm mức đóng góp về thuế tùy theonguồn gốc thu nhập, có sự phù hợp giữa kỹ thuật tính thuế với đặc điểm của mỗi loạithu nhập.
* Thuế thu nhập cá nhân tổng hợp
Đó là loại thuế được tính trên tổng thu nhập tương ứng với tổng số các khoảnthu nhập cộng lại Thông thường, theo cách tính này, người có thu nhập cao phải nộpthuế nhiều hơn người có thu nhập thấp
Căn cứ để xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp là thu nhập tính thuế và thuếsuất Thuế suất thuế thu nhập cá nhân có thể tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất địnhhoặc được xác định theo thuế suất lũy tiến từng phần, lũy tiến toàn phần hay lũy thoáitùy theo quan điểm về mục đích sử dụng thuế thu nhập cá nhân của mỗi quốc gia Do
đó, phù hợp với mỗi đặc trưng của thuế suất, thuế thu nhập cá nhân lại được tính theomột phương pháp riêng, bao gồm:
- Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ: theo phương pháp này, thuế được tính theothuế suất tỷ lệ Mức thu quy định bằng một tỷ lệ phần trăm của cơ sở thuế và khôngthay đổi theo quy mô của cơ sở đó
- Phương pháp tính thuế theo lũy tiến từng phần: thuế suất được dùng trongphương pháp này là thuế suất lũy tiến từng phần: thuế suất tăng dần theo từng phầntăng lên của cơ sở thuế Cơ sở thuế được chia thành nhiều bậc theo mức độ tăng dần.Ứng với mỗi phần tăng lên trong từng bậc thuế đó là một mức thuế suất biên Số thuế
mà đối tượng phải nộp bằng tổng số thuế tính theo từng bậc Việc tính toán và kiểm traloại thuế này nhìn chung khá phức tạp nhưng cách tính này đảm bảo số thuế phải nộptăng dần, không bị đột biến cùng với tốc độ tăng của cơ sở thuế, đảm bảo tính công
Trang 20bằng theo chiều dọc cao và có tác dụng lớn trong việc điều tiết thu nhập Chính vì vậy,thuế thu nhập cá nhân ở rất nhiều nước áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần.
- Phương pháp tính thuế lũy tiến toàn phần: theo phương pháp này, biểu thuếcũng bao gồm nhiều bậc ứng với mỗi mức tăng lên của thuế suất nhưng toàn bộ cơ sởthuế được áp dụng một thuế suất chung tương ứng Thuế suất lũy tiến toàn phần chophép xác định số thuế phải nộp khá đơn giản và nhanh chóng Tuy vậy, cách tính này
có nhược điểm là gây ra sự thay đổi có tính chất đột biến về tổng số thuế phải nộp củacác đối tượng nộp thuế Mặc dù giá trị của cơ sở thuế có thể thay đổi không đáng kểnhưng người chịu thuế lại phải nộp một thuế suất tương ứng tăng lên cho toàn bộ cơ sởthuế Do đó, số thuế phải nộp tăng cao Sự tăng thuế này dễ dẫn đến phản ứng từ phíađối tượng nộp thuế, làm giảm vai trò của thuế
- Phương pháp tính thuế với thuế suất lũy thoái: thuế suất được áp dụng trongphương pháp này là thuế suất lũy thoái Đây là loại thuế có tính chất ngược lại với thuếsuất lũy tiến, tức là mức thuế suất giảm dần trong khi cơ sở thuế lại tăng dần Nóichung, thuế suất lũy thoái không được áp dụng phổ biến
Trong nội dung thuế thu nhập cá nhân, đối với thu nhập từ lao động thì hầu hếtcác nước áp dụng hệ thống đa thuế suất, với cơ chế thuế suất lũy tiến từng phần Tuynhiên, có một số nước không thu thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền côngnhư Bruney Một số nước khác như Iceland chỉ áp dụng một thuế suất cố định đối vớimọi khoản thu nhập là 39%
Đối với thu nhập từ đầu tư như lãi cổ phần, lãi cho vay, tiền bản quyền , ởnhiều nước thuế suất thường quy định mức 10%, 15%, 20% hoặc 25% Trong trườnghợp chủ sở hữu bất động sản là người nước ngoài thì tùy theo Hiệp định ký kết giữacác nước mà quy định mức thuế cụ thể khác nhau Nhiều nước cũng quy định tính thuếsuất riêng cho một số khoản thu nhập mang tính chất không thường xuyên (thặng dư tàisản, quà biếu, quà tặng) theo một mức nhất định
Trang 21Số lượng thuế suất trong biểu thuế của các nước cũng rất khác nhau Có nướcchỉ áp dụng hai thuế suất như Thụy Điển Tuy nhiên, phần lớn các nước áp dụng ba haysáu mức thuế suất như Nhật Bản (5 mức thuế suất), Hàn Quốc (6 mức thuế suất) …
Bên cạnh đó, cũng có một số nước áp dụng nhiều thuế suất như Ai Cập (23 mứcthuế suất)
Hiện nay, trong việc tính thuế thu nhập cá nhân thường có hai dạng quy định:+ Dạng 1: Áp dụng mức khởi điểm tính thuế
+ Dạng 2: Không áp dụng mức khởi điểm tính thuế
Theo cách tính thuế này, hầu hết các cá nhân có thu nhập đều phải nộp thuế.Nhìn chung, những nước không áp dụng mức khởi điểm lại áp dụng cơ chế suất miễnthu
Tính thuế thu nhập cá nhân trên thu nhập thực tế của từng cá nhân có ưu điểm làđơn giản, dễ làm, thu kịp thời cho ngân sách nhưng lại có nhược điểm là chưa đảm bảođược yêu cầu phân phối lại thu nhập quốc dân qua thuế, chưa đáp ứng được tính côngbằng xã hội
Các nước như: Anh, Nhật, Thụy Điển, Áo, Đan Mạch đã tính thuế thu nhập cánhân trên thu nhập của từng cá nhân Ngược lại, ở các nước Mỹ, Pháp, Hà Lan lại sửdụng thu nhập của các hộ gia đình để tính thuế thu nhập cá nhân Cách tính thuế này sẽđảm bảo công bằng hơn về đạo đức xã hội nhưng mất tính kịp thời trong động viên
Trang 22thuế cho nhà nước vì trong một gia đình, mỗi cá nhân thường có việc làm và nguồn thunhập khác nhau, do đó việc thống kê theo dõi từng nguồn thu nhập rồi đối chiếu vớinơi phát sinh là rất phức tạp.
e Thời gian tính thuế
Việc xác định thời gian tính thuế là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trìnhxây dựng và thực hiện luật thuế bởi vì thời điểm tính thuế là thời điểm thuận lợi chocông tác quản lý thu cũng như việc kê khai và nộp thuế của người dân và phải chịuđảm bảo giá trị của đồng tiền nộp thuế trước tình trạng lạm phát, đảm bảo việc chi tiêutheo kế hoạch của nhà nước, tránh được việc chiếm đoạt tiền thuế
Thông thường, các nước xác định mức thuế phải nộp từng năm Ưu điểm củaviệc sử dụng khoảng thời gian năm là đảm bảo nguồn thu nhập thường xuyên của chínhphủ để trang trải các chi phí vì các kế hoạch kinh tế - xã hội của chính phủ được đặt ra
và thực hiện trong từng năm Dự kiến nguồn thu ngân sách cũng được đặt ra hàng năm.Đây là khoảng thời gian hợp lý cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân trên cơ sở hệ thống
kế toán ở các doanh nghiệp đơn vị kinh tế hạch toán, quyết toán
f Về miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân
Các nước cũng có quy định về vấn đề này tùy theo trình độ phát triển kinh tế –
xã hội của từng quốc gia
Ví dụ như Mỹ quy định “suất miễn giảm thu nhập” cho người nộp thuế trongtrường hợp này phải chứng minh được rằng mình phải cung cấp quá nửa sự hỗ trợ cho
cá nhân ăn theo thì sẽ được miễn thu 2.350 USD/năm Mức này được xác định theo tỷ
lệ lạm phát từng năm có sự điều chỉnh
1.2.2.3 Công tác tổ chức thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân
Sau khi đã được phê chuẩn và ban hành, chính sách thuế thu nhập cá nhân được
tổ chức thực hiện Đây là khâu đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hiệu quả củaviệc sử dụng công cụ thuế Nhờ việc tổ chức thực hiện chính sách thuế này mà chính
Trang 23sách thuế đã đến được với mọi người thông qua tuyên truyền, phổ biến Nội dung tổchức thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế thu nhập cá nhân
Ngoài những quy định trong văn bản pháp quy có được hoàn hảo hay không thì
sự thành công trong việc thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân còn phụ thuộc rấtlớn vào sự hiểu biết sâu sắc và ý thức chấp hành nghiêm túc của cán bộ thuế cũng nhưngười nộp thuế Để nội dung của chính sách thuế thu nhập cá nhân đến với mọi ngườidân trong xã hội, cơ quan thuế cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến vềchính sách thuế thu nhập cá nhân Công tác này cần phải được thực hiện trước hết từcán bộ thuế, sau đó tới mọi người dân
Việc tuyên truyền, phổ biến thuế thu nhập cá nhận được thực hiện thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích, tổ chức cáccuộc thi tìm hiểu về thuế thu nhập cá nhân…
+ Đối với cán bộ thuế: Việc tập huấn nghiệp vụ về thuế thu nhập cá nhân chocác cán bộ ngành thuế, nhất là cán bộ cơ sở thường được tiến hành ngay sau khi Nhànước ban hành một chính sách thuế thu nhập cá nhân mới hoặc sửa đổi bổ sung chínhsách thuế thu nhập cá nhân đã có Thông qua tập huấn, các cán bộ thuế có thể nắm chắcđược chính sách thuế thu nhập cá nhân từ mục đích, ý nghĩa đến nội dung cụ thể, đủkhả năng chuyên môn và làm tròn nhiệm vụ một tuyên truyền viên giỏi về thuế thunhập cá nhân
+ Đối với mọi người dân trong xã hội: công tác tuyên truyền phổ biến về nghĩa
vụ thuế thu nhập cá nhân và nội dung của chính sách thuế thu nhập cá nhân đến mọitầng lớp dân cư cần phải được tiến hành đều đặn, thường xuyên
- Tiến hành tổ chức quản lý thu thuế thu nhập cá nhân
Đây là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.Muốn thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân, cần phải xây dựng mộtđội ngũ cán bộ thuế chuyên trách được đào tạo chuyên sâu trong công tác quản lý thu
Trang 24thuế thu nhập cá nhân Đội ngũ này cần phải được tổ chức một cách thống nhất, đồng
bộ và có khoa học Nếu làm được điều này, chúng ta sẽ vừa tiết kiệm được chi phí chocông tác quản lý thu thuế đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện tốt công tác này Những nộidung của công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
Quản lý đối tượng nộp thuế
Đây là khâu đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý thu thuế thu nhập cánhân Quản lý tốt đối tượng nộp thuế sẽ đảm bảo phần lớn hiệu quả của công tác quản
lý thuế thu nhập cá nhân Trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế, chúng ta chưabiết chính xác ai là những đối tượng phải nộp thuế trước khi kê khai thu nhập của họ
Do đó, cần giám sát thu nhập của tất cả các đối tượng lao động, từ đó chúng ta có thểxác định được đối tượng nào phải nộp thuế và nộp thuế bao nhiêu Cơ quan thuế phảitiến hành đăng ký đối tượng nộp thuế Phương thức thủ công và quản lý bằng mạng vitính là hai phương thức đăng ký đối tượng nộp thuế thường được áp dụng Vì đối tượngnộp thuế thu nhập cá nhân ở đây nhiều và không tập trung nên phương thức quản lýbằng mạng vi tính thích hợp với công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân Theo phươngthức này cơ quan quản lý thuế tiến hành cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế và
cơ quan chi trả thu nhập thống nhất trong phạm vi cả nước Mỗi đối tượng nộp thuếđược gắn với một mã số duy nhất Mọi thông tin cần thiết về đối tượng nộp thuế đượcnạp vào máy vi tính với một file riêng mà tên file là mã số của đối tượng nộp thuế Khicần kiểm tra một đối tượng nộp thuế, cơ quan quản lý chỉ cần mở file theo mã số củađối tượng đó, nhờ đó mà tránh được tình trạng bỏ sót các đối tượng nộp thuế đồng thờicũng đảm bảo sự nhanh gọn cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế
Quản lý khai thuế TNCN: Việc khai thuế TNCN có thể được thực hiện dưới hai
hình thức
- Thông qua cơ quan ủy nhiệm thu hay cơ quan chi trả thu nhập tính thuế chocác đối tượng nộp thuế làm việc trong đơn vị mình và có thu nhập do đơn vị mình chitrả Sau khi tính thuế và khấu trừ thuế của đối tượng nộp thuế, cơ quan chi trả thu nhập
Trang 25sẽ tiến hành khấu trừ phần thuế phải nộp ra khỏi thu nhập của đối tượng nộp thuế để cơquan chi trả thu nhập kê khai, tổng hợp số thuế TNCN của tất cả NNT và nộp choNSNN Đối với phương thức này cơ quan thuế cần tập trung quản lý đối với các cơquan ủy nhiệm thu hay cơ quan chi trả thu nhập Cụ thể, cơ quan thuế sẽ ban hành vănbản quy định trách nhiệm của tổ chức chi trả trong việc khấu trừ thuế TNCN của ngườilao động, bên cạnh đó cơ quan thuế cũng quy định hình thức xử phạt nếu khấu trừ saithuế TNCN, ví dụ như: Mức thuế 20% áp dụng cho người lao động chưa có mã số thuế
và 10% cho người lao động có mã số thuế Đây là hai mức thuế suất tổ chức chi trảthường xuyên xác định sai, cơ quan thuế sẽ truy thu hoặc vừa truy thu vừa xử phạt mộtlần số chênh lệch giữa hai mức thuế suất nêu trên
- Đối tượng nộp thuế sẽ trực tiếp kê khai thu nhập của mình và tự tính mức thuếmình phải nộp Sau đó, các đối tượng nộp thuế sẽ đến nộp tờ khai cho cơ quan thuế vàtiến hành nộp khoản thuế cho cơ quan thuế hay cơ quan có chức năng thu thuế Cơquan thuế sẽ có nhiệm vụ ghi lại tất cả các khoản thuế mà các đối tượng nộp thuế phảinộp, để từ đó có thể giám sát và kiểm tra khi cần thiết Đồng thời đó cũng là cơ sở đểđảm bảo sự minh bạch trong công tác thu nộp thuế, cả cho đối tượng nộp thuế và cơquan thuế cũng như cơ quan ủy nhiệm thu
1.2.2.4 Thanh tra thuế thu nhập cá nhân
Đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý thuế Thanh tra thuế đượcthực hiện bởi cơ quan thanh tra chuyên ngành thuế Đối tượng thanh tra thuế là các tổchức kinh tế và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân cho Nhà Nước và baogồm cả các đơn vị thuộc ngành thuế Mục tiêu thanh tra thuế là phát hiện và xử lý cáctrường hợp sai trái nhằm giảm bớt những tổn thất cho Nhà nước và đảm bảo tínhnghiêm minh của pháp luật Đồng thời cũng qua quá trình thanh tra, cơ quan thuế cóthể phát hiện những thiếu sót, bất cập trong văn bản pháp luật thuế và quá trình tổ chứcthực hiện, từ đó tìm ra những hướng giải quyết nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế
Trang 26thu nhập cá nhân Thanh tra thuế được thực hiện dưới các hình thức và phương phápkhác nhau.
Hình thức thanh tra
- Các hình thức thanh tra xét theo thời gian tiến hành thanh tra:
+ Hình thức thanh tra thường xuyên được thực hiện mang tính định kỳ, khôngphụ thuộc vào việc có xảy ra vụ việc hay không trong các đối tượng nộp thuế và các cơquan quản lý thuế
+ Thanh tra đột xuất là hình thức thanh tra mang tính bất thường và đối tượngthanh tra không được biết trước Hình thức này được tiến hành khi có những vụ việcxảy ra từ phía các đối tượng nộp thuế hoặc trong các cơ quan thuế để có biện pháp xửlý
- Các hình thức thanh tra xét theo phạm vi và nội dung:
+ Thanh tra toàn diện: Được tiến hành với tất cả các nội dung thanh tra thuế,hoặc với tất cả đối tượng thanh tra Hình thức này thường được áp dụng để phục vụ chonhững nghiên cứu cải tiến lớn về hệ thống thuế
+ Thanh tra có trọng điểm : Được tiến hành chỉ với một số nội dung, một số đốitượng Người ta thường chọn ra các đối tượng điển hình và tổ chức thanh tra, từ đó rút
ra các kết luận chung cho toàn hệ thống
Phương pháp thanh tra thuế
Tùy theo mục đích, yêu cầu và đối tượng thanh tra mà người ta áp dụng phươngpháp thanh tra thuế thích hợp Một số phương pháp sau thường được áp dụng:
- Phương pháp kiểm tra, đối chiếu
- Phương pháp phân tổ, thu nhập các thông tin về sự việc
Trên thực tế, người ta cũng có thể kết hợp cả hai phương pháp này trong trườnghợp cần thiết
1.2.2.5 Tổ chức bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Trang 27Nhà nước xây dựng bộ máy quản lý thuế để quản lý thuế thu nhập cá nhân cũngnhư các sắc thuế khác Tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từngnước, bộ máy quản lý thuế cũng được xây dựng một cách tương ứng Nhìn tổng thểtrong phạm vi nền kinh tế quốc dân, cơ quan thuế ở các nước trên thế giới đều được tổchức thành một hệ thống bao gồm nhiều cấp Tại nhiều nước, hệ thống đó không hoàntoàn phù hợp với hệ thống chính quyền Nhà Nước và bao gồm: cơ quan thuế trungương, cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố và cơ quan thuế cấp quận, huyện như TrungQuốc, Việt Nam… Ngoài ra, ở một số quốc gia thì hệ thống ngành thuế còn được tổchức theo các dạng khác Ở từng cấp, bộ máy cơ quan thuế có thể được tổ chức theocác mô hình sau:
Mô hình tổ chức theo sắc thuế
Là mô hình lấy việc quản lý theo sắc thuế là nguyên tắc bao trùm Theo đó, cơcấu tổ chức bao gồm các bộ phận (gọi chung là phòng) quản lý một hoặc một số loạithuế cụ thể (Ví dụ: phòng thuế thu nhập cá nhân; phòng thuế thu nhập doanh nghiệp;phòng thuế giá trị gia tăng, phòng thuế tiêu thụ đặc biệt…)
Theo mô hình này, Phòng thuế Thu nhập cá nhân thực hiện quản lý các đốitượng nộp thuế theo nguồn thu nhập bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhậpkhông thường xuyên Để việc quản lý thuế TNCN đạt hiệu quả tránh thất thoát nguồnthu, Phòng thuế TNCN đã tách làm hai bộ phận nhỏ, một bộ phận quản lý thu nhậpthường xuyên và bộ phận còn lại quản lý thu nhập không thường xuyên Riêng đối vớithu nhập thường xuyên do có một phần thu nhập của người nước ngoài nên đòi hỏi cán
bộ thuế phải vững về nghiệp vụ và thông thạo ngôn ngữ nước ngoài mới có thể đảmnhiệm được
Mô hình tổ chức theo đối tượng nộp thuế
Là mô hình tổ chức lấy quản lý theo nhóm NNT làm nguyên tắc bao trùm Theo
đó, cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận (phòng) quản lý theo từng nhóm NNT Một sốnước phân loại nhóm NNT theo qui mô, một số nước khác phân loại theo ngành nghề
Trang 28kinh doanh hoặc theo hình thức sở hữu Từ đó, hình thành các phòng quản lý thu thuếtheo đối tượng (qui mô) kết hợp với theo ngành nghề kinh doanh của đối tượng đó (Vídụ: Phòng quản lý thuế các doanh nghiệp lớn; Phòng quản lý thuế các doanh nghiệpvừa, nhỏ; Phòng quản lý thuế ngành hàng không; Điện lực… hoặc phòng quản lý thuếkhu vực kinh tế quốc doanh, phòng quản lý thuế khu vực kinh tế dân doanh…).
Theo mô hình này, mỗi phòng sẽ thực hiện tất cả các chức năng quản lý để quản
lý thu tất cả các sắc thuế Thông thường, việc quản lý các đối tượng nộp thuế đượcphân công tương ứng với trình độ nghiệp vụ của từng cán bộ Thuế thu nhập cá nhân làmột sắc thuế trong số các sắc thuế được quản lý Căn cứ vào báo cáo tình hình sử dụnglao động hàng năm do cơ quan chi trả cung cấp cán bộ thuế sẽ nắm được số lượngNNT chịu thuế TNCN
Mô hình tổ chức theo chức năng
Là mô hình lấy chức năng quản lý thuế làm nguyên tắc bao trùm Theo đó, cơcấu tổ chức bao gồm các bộ phận thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trongqui trình quản lý thuế như: Phòng tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế, Phòng xử
lý tờ khai và dữ liệu về thuế, Phòng cưỡng chế và quản lý thu nợ, Phòng thanh tra kiểmtra thuế…)
Theo mô hình này, việc quản lý thuế TNCN ngày càng đạt hiệu quả cao dongười nộp thuế tự kê khai tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những
gì mình đã kê khai Phòng Thuế TNCN chỉ cần dựa vào dữ liệu mà NNT kê khai để thuthuế, nếu phát hiện có sự gian dối trong việc kê khai sẽ tiến hành kiểm tra và xử phạt
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN
1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân Mỗinhân tố đều có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới công tác này tùy theo tính chất
và trạng thái của nhân tố đó Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà
Trang 29nước là phải tìm cách hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực cũng như phát huy những ảnhhưởng tích cực nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.
1.3.2 Quan điểm của tầng lớp lãnh đạo nhà nước
Quan điểm của tầng lớp lãnh đạo có ảnh hưởng trước hết tới các chính sách thuếthu nhập cá nhân, sau đó là tới quá trình thực hiện và các công việc khác thuộc phạm viquản lý sắc thuế này Pháp luật thể hiện quan điểm của giai cấp thống trị Luật thuế nóichung và thuế thu nhập nói riêng cũng không ngoại lệ Một ví dụ cho điều này là sựđánh đổi giữa công bằng và hiệu quả kinh tế Nhìn chung, trong quá trình thực hiệncông bằng, xã hội phải chịu sự giảm sút của những hoạt động đang đạt hiệu quả kinh
tế Trong khi cố gắng chuyển một phần thu nhập của cá nhân X có thu nhập cao sangcho cá nhân Y có thu nhập thấp hơn, hiệu quả kinh tế sẽ giảm sút với những lý do sau:
- Cá nhân X đang tiến hành những hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế còn cánhân Y thì không Khi cá nhân X phải nộp thuế thu nhập với thuế suất lũy tiến, anh ta
sẽ lựa chọn giữa đi làm và nghỉ ngơi để tối đa hóa lợi ích của mình Thuế suất lũy tiếnđối với thuế thu nhập đã làm cho lợi ích do một giờ đi làm mang lại (có thể đo bằngtiền lương được trả cho giờ làm đó trừ đi thuế thu nhập phải nộp) ngày càng nhỏ đi cònlợi ích của một giờ nghỉ ngơi vẫn không đổi Vô hình chung, anh ta sẽ được giảm giờlàm, tăng nghỉ ngơi để tối đa hóa lợi ích của mình
- Bên cạnh đó, với thu nhập nhận được tăng thêm từ cá nhân X, cá nhân Y sẽkhông thực hiện được những hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cao như vậy Mộtnhà nước chú trọng công bằng hơn hiệu quả kinh tế sẽ có chính sách điều tiết mạnh vàongười có thu nhập cao, mức thuế suất sẽ tăng rất nhanh theo lượng thu nhập tăng thêm.Điều này thông thường sẽ làm giảm nỗ lực làm việc của cá nhân có thu nhập cao Nhìnchung, hiệu quả kinh tế sẽ giảm Ngược lại, nhà nước chú trọng hiệu quả kinh tế hơnthì Thuế thu nhập sẽ điều tiết ít vào những người có thu nhập cao, tạo điều kiện cho họhăng hái làm việc, tạo thêm thu nhập cho xã hội Mặt khác, mức độ quan tâm của tầng
Trang 30lớp lãnh đạo tới công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng có ảnh hưởng nhiều tớicông tác này.
1.3.3 Cơ sở vật chất của ngành thuế
Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.Những quy định trong chính sách về diện thu thuế (rộng hay hẹp), phương thức kêkhai, nộp thuế, quyết toán thuế… phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đáp ứng của ngànhthuế Khả năng này lại phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất của ngành thuế Cũng nhưvậy, một hệ thống thu thuế được kết nối bằng mạng nội bộ sẽ là một nhân tố rất hữu íchcho cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiết kiệmchi phí Việc xây dựng mạng thông tin nội bộ để quản lý cơ sở dữ liệu sẽ đòi hỏi nhữngchi phí bước đầu tương đối lớn, nhưng xét về dài hạn thì điều này sẽ tiết kiệm chi phíhơn rất nhiều so với việc quản lý dữ liệu theo kiểu thủ công
1.3.4 Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thuế
Trình độ đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lýthuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân Nhân tố này tác động vào tất cả các nội dungcủa công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiệnchính sách tới thanh tra thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế
Để có thể ban hành những chính sách thuế đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu củanhững thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo được những mục tiêu của công tác quản lýthuế thu nhập cá nhân thì đội ngũ cán bộ thuế cấp cao - ở tầm hoạch định chính sáchcần phải có trình độ cao về vấn đề thực tế cũng như cơ bản liên quan đến thuế Đội ngũcán bộ thuế quản lý cũng cần có trình độ chuyên môn, có tính cách đạo đức tốt cũng sẽ
có tác động tích cực đến quản lý thuế TNCN
1.3.5 Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư
Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư ảnh hưởng lớn tới khâu quản lýthu thuế và thanh tra thuế Quản lý thuế thu nhập cá nhân khó khăn và phức tạp chủyếu ở khâu quản lý thu nhập của các đối tượng Nếu như các khoản thu nhập được
Trang 31thanh toán qua hệ thống ngân hàng dưới hình thức tài khoản séc cá nhân thì sẽ rấtthuận tiện cho cơ quan thuế trong việc giám sát Bên cạnh đó, nếu phương thức thanhtoán trong dân cư chủ yếu thông qua ngân hàng thì nhà nước có thể áp dụng phươngpháp thu thuế thu nhập cá nhân thông qua hệ thống ngân hàng Điều này vừa giúp giảmbớt công việc và chi phí cho cơ quan thuế, vừa kiểm soát chặt chẽ hơn thu nhập của đốitượng nộp thuế Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thống ngân hàng đi kèm với việcphát triển hình thức thanh toán qua tài khoản sẽ là một điều kiện tất yếu để có thể thựchiện tốt công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.
1.3.6 Tính nghiêm minh của luật pháp
Cơ quan luật pháp làm việc có hiệu quả, luật pháp được thực hiện nghiêm minh
sẽ đảm bảo việc vi phạm luật giảm đi Các đối tượng nộp thuế cũng như cơ quan thuthuế cũng sẽ thực hiện nghiêm túc hơn các quy định trong luật thuế bởi họ biết rằng khi
vi phạm họ sẽ không tránh khỏi những hình phạt nếu bị phát hiện Như vậy, quản lýthuế thu nhập cá nhân sẽ đạt được hiệu quả
1.3.7 Tình hình kinh tế và mức sống của người dân
Hiệu quả của quản lý thu thuế thu nhập cá nhân phụ thuộc không nhỏ vào mức
độ phát triển kinh tế và đời sống của dân cư Cùng một đơn vị thu thuế trên một khuvực, số đối tượng nộp thuế thu nhập nhiều sẽ giảm bớt chi phí trên một đồng thuế thuđược, ngược lại có ít đối tượng nộp thuế và số thuế thu được ít thì chi phí cho một đồngthuế thu được sẽ cao Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạtầng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, khi cơ
sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ được đơn giản và hiệu quả hơn
1.3.8 Ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế
Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng tỉ lệ thuận với
ý thức và trách nhiệm nộp thuế Khi người dân có ý thức chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ
tự giác trong kê khai, nộp thuế Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra Chính vì vậy, công tácquản lý thu thuế và thanh tra thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn Tóm lại
Trang 32ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế cũng ảnh hưởng một phần tớiquản lý thuế thu nhập cá nhân.
1.4 Nội dung cơ bản của thuế TNCN ở Việt Nam
Thuế TNCN ở Việt Nam đã được áp dụng từ năm 1991 Tuy nhiên trong suốt 17năm mức thu từ thuế này hoàn toàn không đáng kể (chiếm khoảng 4,1% trong tổng thungân sách) Trong khi ở các quốc gia phát triển, hiện thuế này là nguồn thu chủ yếu củangân sách nhà nước (ở Mỹ mức thu này chiếm tới 56,11% tổng thu ngân sách của toànliên bang)
Cũng trong 17 năm qua, ngưỡng bắt đầu chịu thuế áp dụng cho người Việt Nam
đã được điều chỉnh 5 lần (chưa tính những lần Chính phủ đề xuất nhưng không đượcQuốc hội thông qua), ngưỡng này tăng dần từ 500 ngàn đồng/tháng (áp dụng từ năm1991) đến 5 triệu đồng/tháng (áp dụng từ năm 2004) Đồng thời, thuế suất tối đa ápdụng cho người Việt Nam cũng giảm dần từ mức 80% xuống 72%, rồi 65%, rồi 40%,
để còn lại mức 35% như trong Luật thuế TNCN hiện tại áp dụng từ ngày 01/01/2009
Luật thuế TNCN đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XII
kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 20/11/2007 với tổng số 79,11% số phiếu tán thành Luậtnày có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009
Trang 33- Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009 về việc hướng dẫn sửa đổi, bổsung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thihành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của LuậtThuế thu nhập cá nhân.
- Thông tư 20/2010/TT-BTC ngày 05/02/2010 về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính về Thuế thu nhập cá nhân
Luật này gồm 4 chương, 35 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009, quy địnhnhư sau:
Nội dung của Luật thuế TNCN
1 Đối tượng nộp thuế
- Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuếquy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong và ngoài lãnh thổViệt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luậtthuế thu nhập cá nhân phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặctính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thườngtrú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện cư trú quy định trên
2 Thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sửdụng lao động;
- Thu nhập từ đầu tư vốn;
Trang 34- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;
- Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật;
- Thu nhập từ bản quyền;
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại;
- Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sởkinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng;
- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế,
cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sửdụng
3 Thu nhập được miễn thuế
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻvới con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ,
mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;anh, chị, em ruột với nhau
- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền vớiđất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất
- Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất
- Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ,
mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu;cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháungoại; anh, chị, em ruột với nhau
- Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm kháchoặc chỉ qua sơ chế thông thường
- Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhànước giao để sản xuất
Trang 35- Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhânthọ.
- Thu nhập từ kiều hối
- Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiềnlương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật
- Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả
- Thu nhập từ học bổng
- Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồithường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường kháctheo quy định của pháp luật
- Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyềncho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khôngnhằm mục đích lợi nhuận
- Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhânđạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt
4 Giảm thuế
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểmnghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độthiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp
5 Các khoản giảm trừ
* Giảm trừ gia cảnh:
- Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tínhthuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cánhân cư trú Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
+ Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm);
Trang 36+ Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.
- Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theonguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộpthuế
- Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng,bao gồm:
+ Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
+ Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quyđịnh, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệphoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi laođộng hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa màngười nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng
Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tínhgiảm trừ gia cảnh
6 Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tínhthuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cánhân cư trú, bao gồm:
+ Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàncảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
+ Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học
- Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 20,Mục I, Chương II Luật số 04/2007/QH12 phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyềncho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyếnhọc, không nhằm mục đích lợi nhuận
7 Biểu thuế luỹ tiến từng phần
Trang 37- Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế đối với thunhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế trừ các khoảnđóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một sốngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ nêu trên.
- Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:
8 Biểu thuế toàn phần
- Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu
tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bảnquyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế
- Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:
b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5
e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
- Trường hợp không xác định được thu nhập tính thuế thì áp dụng
thuế suất tính trên giá bán
200,1
g) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
- Đối với chuyển nhượng chứng khoán áp dụng thu theo từng phần
252
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Trang 38TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 2 2.1 Khái quát về quản lý thu thuế trên địa bàn Quận 2
2.1.1 Một số nét về địa lý dân số
Quận 2 là một quận nhỏ, mới thành lập trên cơ sở 5 xã của Huyện Thủ Đức vớidiện tích tự nhiên 5.020 ha, bao gồm 11 phường với dân số hiện nay khoảng trên100.000 người, phần lớn chỉ sống bằng nghề nông nghiệp, dân cư sống không tậptrung, cơ sở hạ tầng kém
có công nghệ cao Các hộ kinh doanh chủ yếu tập trung ở các ngành dịch vụ thươngmại và xây dựng, đa số có qui mô nhỏ
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh tế trên địa bàn có bước phát triển tốt,sản xuất kinh doanh dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao Các dự án lớn triển khai hàngloạt như Đại lộ Đông Tây, khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu Công nghiệp và Cảng CátLái, dự án Sân Gôn và nhiều dự án lớn về nhà ở Thị trường mua bán sang nhượng đấtđai tại Quận 2 được coi như là một điểm nóng
2.2 Tổ chức bộ máy Chi Cục Thuế Quận 2:
Trên cơ sở Quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18 tháng 06 năm 2007 về việc quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế vàchức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục Thuế, Chi cục Thuế Quận 2 đượcthành lập, cùng lúc đó Chi cục trưởng Chi cục Thuế Quận 2 đã ký quyết định thành lập
Trang 39các Đội trực thuộc Chi cục Thuế Quận 2 Sau đây là thành phần nhân sự, chức năng,nhiệm vụ của các Đội trực thuộc Chi cục:
2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ
- Đội tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế: 07 người gồm 01 Đội trưởng và
06 nhân viên Không có Đội phó
Nhiệm vụ cụ thể: Nhận và trả kết quả thủ tục hành chính liên quan đến người nộpthuế Hướng dẫn, giải đáp, trả lời các vướng mắc về chính sách chế độ thuế tại bànbằng văn bản Quản lý thu và cấp hóa đơn lẻ cho tổ chức và cá nhân có nhu cầu Nhậnbáo cáo thuế, cấp mã số thuế Xử lý vi phạm các trường hợp chậm khai báo đăng kýthuế, nộp báo cáo thuế trễ hạn, theo dõi đôn đốc các đội chức năng giải quyết các thủtục hành chính liên quan đến người nộp thuế kịp thời theo phiếu hẹn được pháp luậtquy định
- Đội Hành chính- Tài vụ- Quản trị- Nhân sự- ấn chỉ: 09 người gồm 01 Đội
trưởng, 02 Đội phó và 06 nhân viên
Nhiệm vụ cụ thể: Nhận thủ tục hành chính của người nộp thuế qua đường bưuđiện chuyển cho đội Tuyên truyền hỗ trợ, trả kết quả giải quyết bằng đường bưu điện
Bộ phận ấn chỉ bán hóa đơn quyển cho tổ chức, cá nhân Cấp phát giấy nộp tiền chodoanh nghiệp, Theo dõi, cấp phát hóa đơn chứng từ của ngành
Cung cấp phương tiện hoạt động (biểu mẫu, văn bản, văn phòng phẩm, cơ sở vậtchất ) cho các đội trong Chi cục
Nhận công văn đến và gởi công văn đi
- Đội Nghiệp vụ - Dự toán: 03 người gồm 01 Đội phó và 02 nhân viên
Nhiệm vụ cụ thể: Lập kế hoạch, tham mưu cho Ban Lãnh đạo trong việc thựchiện nhiệm vụ, kế hoạch cấp trên giao Theo dõi biến động tăng giảm nguồn thu để BanLãnh đạo có quyết định chỉ đạo, điều hành kịp thời Hướng dẫn, giải đáp chính sáchchế độ cho CBVC trong cơ quan Ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ khác khi Lãnh đạoyêu cầu
Trang 40- Đội Kê khai-Kế toán thuế, tin học: 12 người gồm 01 Đội trưởng, 01 Đội phó
và 10 nhân viên
Nhiệm vụ cụ thể: Quản lý tình trạng kê khai thuế của người nộp thuế, xử lý hồ sơkhai thuế vi phạm về việc nộp hồ sơ khai thuế Quản lý việc thu nộp thuế của ngườinộp thuế, thoái trả tiền thuế, lưu giữ chứng từ thu vào NSNN, kế toán theo dõi thu, nộpcủa người nộp thuế, báo cáo với Ban Lãnh đạo và cơ quan cấp trên về tình hình thunộp, lập bộ thuế trên địa bàn
- Đội Kiểm tra nội bộ: 5 người gồm 01 Đội trưởng, 01 Đội phó và 03 nhân viên
- Đội kiểm tra thuế số 1 và số 2: 20 người, Đội Kiểm tra 1 gồm có 01 Đội
trưởng, 01 Đội phó và 8 nhân viên, thành phần nhân sự Đội kiểm tra 2 tương tư Độikiểm tra 1
Nhiệm vụ cụ thể: Quản lý các tổ chức khai báo thuế theo phương pháp khấu trừ;Công ty CP, Cty TNHH, DNTN Kiểm tra theo quy trình kiểm tra thuế của Tổng Cục,thực hiện nhiệm vụ xác minh, xử lý hoá đơn sai phạm, kiểm tra đề xuất bán hóa đơnlần đầu cho doanh nghiệp Quản lý theo dõi hồ sơ pháp lý, hồ sơ khai báo thuế, theodõi và thông báo doanh nghiệp bỏ trốn
- Đội Quản lý - cưỡng chế nợ: 03 người gồm 01 Đội trưởng và 02 nhân viên.
Nhiệm vụ cụ thể: