thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2006-2011

37 433 0
thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2006-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC .2 1.1.Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2 1.1.1.Khái niệm .2 1.2.Khu công nghiệp .5 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 31 KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 LỜI MỞ ĐẦU Là một tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - cửa ngõ nối các tỉnh khu vực Tây Bắc với Thủ đô, những năm qua kinh tế của Vĩnh Phúc phát triển mạnh, đạt được nhiều thành tựu to lớn Để tạo bước đột phát trong phát triển KT-XH, Vĩnh Phúc đã đổi mới tư duy, tích cực đẩy mạnh thu hút đầu tư Cũng nhờ các quan điểm chỉ đạo có tính sáng tạo, những đường lối và chủ trương đúng đắn, chính sách cởi mở của cơ quan chính quyền các cấp: “Coi các nhà đầu tư đến với Vĩnh Phúc là công dân của Vĩnh Phúc, thành công của các nhà đầu tư là thành công của tỉnh” mà Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài Hiện tại, tỉnh được đánh giá là vùng đất lành của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Việc Việt Nam gia nhâp WTO dù đem lại nhiêu thách thức đối với nền kinh tế nhưng đồng thời cũng mở ra cho Vĩnh Phúc nhiều cơ hội hội nhập và phát triển cùng nền kinh tế thế giới Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, Vĩnh Phúc đã và đang xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KCX… để tạo tiền đề thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin trình bày một số vấn đề về “Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2011” Đề án môn học CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực ở hiện tại với kỳ vọng đem lại cho nền kinh tế và xã hội những kết quả (hoặc lợi ích) trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã được sử dụng để đạt được các kết quả (lợi ích) đó 1.1 Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1.1.1 Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức mà chủ đầu tư của quốc gia này (một doanh nghiệp hay một cá nhân cụ thể) mang các nguồn lực cần thiết sang một quốc gia khác để thực hiện hoạt động đầu tư Chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác kết quả đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn của mình theo quy định của quốc gia nhận đầu tư 1.1.2 Phân loại 1.1.2.1 Phân loại theo tỷ lệ sở hữu vốn Theo tỷ lệ sở hữu vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được chia thành: vốn hỗn hợp và doanh nghiệp 100% vốn FDI Vốn hỗn hợp (vốn trong nước và nước ngoài) • Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư mà các bên tham gia hợp đồng kí kết thỏa thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất ở nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia các kết quả kinh doanh cho các bên tham gia • Doanh nghiệp liên doanh (Công ty liên doanh): là doanh nghiệp được thành lập tại nước nhận đầu tư (nước chủ nhà) giữa các bên nước ngoài và nước chủ nhà trong đó các bên cùng đóng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng quyên lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ góp vốn • Doanh nghiệp cổ phần FDI (Công ty cổ phần FDI): là doanh nghiệp có các cổ đông nước ngoài và trong nước (cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức) nhưng cổ đông lại nắm quyền chi phối có quốc tịch nước ngoài - Doanh nghiệp 100% vốn FDI Đây là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà và họ tự quản lý, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các kết quả sản xuất kinh doanh 2 Đề án môn học 1.1.2.2 Phân loại theo mục tiêu FDI phụ thuộc vào mục tiêu của chủ đầu tư có thể chia thành đầu tư theo chiều ngang và đầu tư theo chiều dọc Đầu tư theo chiều ngang (HI): là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất một sản phầm nào đó và chuyển toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm này ra nước ngoài Sản phẩm được hoàn thiện và được tiêu thụ ngay tại thị trường nước nhận đầu tư hoặc xuất khẩu sang thị trường thứ 3 Sản phẩm này sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm cùng loại của những nhà sản xuất ở nước nhận đầu tư Đầu tư theo chiều dọc (VI) là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư chuyển một hoặc một vài khâu trong quy trình sản xuất sản phầm nước ngoài trên cơ sở nghiên cứu lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư Như vậy, kết quả của quá trình sản xuất là các bán thành phẩm hoặc chi tiết của một sản phẩm nên thường không tạo ra sự cạnh trạnh với các nhà sản xuất sản phẩm hoàn thiện ở các nước nhận đầu tư 1.1.2.3 Phân loại theo phương thức thực hiện FDI có thể thực hiện theo 2 hướng là đầu tư mới hoặc sáp nhập và mua lại (M&A) Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà mỗi quốc gia nhận đầu tư có thể tự lựa chọn cho mình hướng đầu tư phù hợp nhất Đầu tư mới (Greenfield Investment) là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư thực hiện đầu tư bằng cách xây dựng các doanh nghiệp mới ở nước ngoài Nói cách khác, đây là hình thức đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại Với lại hình này, chủ đầu tư sẽ phải bỏ nhiều vốn đầu tư hơn để tiến hành nghiên cứu phân tích thị trường, chi phí để thực hiện các thủ tục hành chính… và gặp nhiều rủi ro hơn Sáp nhập và mua lại (M&A) : là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư thực hiện đầu tư bằng cách sáp nhập hoặc mua lại công ty của nước khác Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập Mua lại là việc một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hay một phần của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề, lĩnh vực của doanh nghiệp bị mua lại 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư Có khá nhiều nhân tố ảnh hướng đến môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư như: - Tình hình chính trị: Ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thu hút FDI bởi nó sẽ góp phần tạo ra sự ổn định về mặt kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho 3 Đề án môn học các nhà đầu tư trong và ngoài nước Ngoài ra, tình hình chính trị ổn định chính là cơ sở cho việc đảm bảo về sự nhất quán trong các chính sách, định hướng phát triển đầu tư và các chiến lược phát triển kinh tế Từ đó khuyến khích sự bỏ vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài - Chính sách và hệ thống pháp luật: Quá trình đầu tư liên quan đến rất nhiều lĩnh vực hoạt động trong một thời gian dài nên một môi trường pháp lý ổn định và có hiệu lực là một yếu tố quan trọng tạo nên sự hiệu quả trong các hoạt động quản lý và thực hiện đầu tư Vì vậy muốn thu hút FDI, chính sách và hệ thống pháp luật cần đảm bảo sự nhất quán, đồng bộ, không mâu thuẫn chồng chéo nhau và phải có tính hiệu lực cao - Thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính quá rườm rà, hệ thống cơ quan hành chính công kềnh chắc chắn sẽ hạn chế sự đầu tư, đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài thì đây là một rào cản lớn trước khi đi đến quyết định đầu tư Mục tiêu chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài là lợi nhuận nên việc cắt giảm những thủ tục hành chính không cần thiết sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí và gia tăng lợi nhuận - Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Liên quan mật thiết đến việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư và khả năng sinh lời của dự án Ví dụ như: nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, giảm giá thành, giảm chi phí Dân cư đông đúc sẽ là nguồn cung cấp lao động dồi dào và là thị trường tiềm năng để tiêu thụ hàng hóa… - Trình độ phát triển kinh tế: Ảnh hưởng rất nhiều tới việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI Một môi trường đầu tư hấp dẫn là một môi trường đầu tư có tốc độ tăng trường kinh tế cao và ổn định, cơ sở hạ tầng đảm bảo, có tiềm lực khoa học kỹ thuật… - Đặc điểm phát triển văn hóa xã hội: Các yếu tố về ngôn ngữ, phong tục tập quán, thi hiếu thẩm mỹ, hệ thống giáo dục, đạo đức… cũng có tác động không nhỏ tới việc lựa chọn các lĩnh vực đầu tư, đề ra chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với thị hiếu, phong tục tập quán và các lợi thế sẵn có của quốc gia nhận đầu tư Như vậy, có rất nhiều yếu tố của nước nhận đầu tư ảnh hưởng tới việc thu hút vốn FDI Vì vậy, để tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài thì nhất thiết phải có những cơ chế, chính sách đồng bộ, chiến lược dài hơi trong việc cải thiện môi trường đầu tư 4 Đề án môn học 1.2 Khu công nghiệp Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống được thành lập do quyết định của Chính Phủ - Về mặt pháp lý: Khu công nghiệp là phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp của Việt Nam đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam - Về mặt kinh tế: Khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp Các nguồn lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trugn vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển cơ cấu, tạo ra những ngành mới phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nước sở tại Bên cạnh đó, với thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội… tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất-kinh doanh hàng hóa hơn các khu vục khác Mục tiêu của các nước sở tại khi xây dựng khu công nghiệp là: thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghê, kiểm soát ô nhiễm môi trường… 1.2.1 Nhân tố tác động đến sự hình thành các khu công nghiệp Có rất nhiều nhân tố tác động tới quyết định đầu tư hình thành các khu công nghiệp Để có những dự án đầu tư có tính khả thi cao cũng như để việc đầu tư vào các KCN đem lại hiệu qủa như mong muốn thì các nhà đầu tư thường rất quan tâm, chú trọng phân tích các nhân tố này Các nhân tố có thể kể đên là: - Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Việc xây dựng các khu công nghiệp dựa trên lợi thế của địa phương: giao thông, nguyên vật liệu, lao động… sẽ tận dụng được các đầu vào sẵn có, làm giảm chi phí vật chuyển, từ đó làm tạo ra sự thành công của các khu công nghiệp Trong 10 yếu tố thành công của KCN, KCX do hiệp hội các khu chế xuất của thế giới đã tổng kết thì có đến 2 yếu tố thuộc về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Đó là: • Gần các tuyến giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển • Có nguồn cung cấp nguyên vật liệu và lao động 5 Đề án môn học Rõ ràng việc xây dựng các khu công nghiệp tại những khu vực này sẽ là một trong những yếu tố quyết định tới hiệu quả hoạt động của các KCN, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhaaunj thu được của các nhà đầu tư - Vị thế kinh tế xã hội: Vị thế kinh tế-xã hội cũng là nhân tố tác động không nhỏ tới quyết định của chủ đầu tư Các thành phố, trung tâm đô thị, trung tâm kinh tế lớn với việc tập trung rất nhiều ngành sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, đội ngũ chuyên môn giỏi… chắc chắn là địa điểm rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Do vậy, hiện nay ở nước ta, các KCN thường tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế - xã hội lớn để tận dụng các lợi thế sẵn có, giảm thiểu rủi ro và tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư - Cơ sở, kết cấu hạ tầng: Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đầu tư vào các khu công nghiệp Không nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào KCN mà kết cấu, cơ sở hạ tầng của nó không đảm bảo Nhân tố này vừa ảnh hưởng tới việc ra quyết định đầu tư, vừa ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động đầu tư Một địa phương có cơ sở hạ tầng phát triển là tiền đề để thu hút các nhà đầu tư, đông thời cũng là điều kiện để dự án đầu tư đạt được mục tiêu đã đề ra - Thị trường: Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, mục tiêu đầu tư vào các KCN là tận dụng các lợi thế sẵn có, giá rẻ như nhân công, nguyên vật liệu vừa thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ của nước chủ nhà Vì vậy, trước khi ra quyết định đầu tư, các nhà đầu tư thường dành nhiều thời gian để phân tích tìm hiểu thị trường: thị trường tiêu thụ, thị trường lao động hay thị trường nguyên vật liệu… nhằm xác địch hướng đi phù hợp nhất - Vốn đầu tư nước ngoài: Trong khi các nước đang phát triển gặp phải tình trạng thiếu vốn thì các công ty xuyên quốc gia đang có nguồn vốn lớn mong muốn có một môi trường đầu tư có lợi nhất song không phải bất kỳ đâu họ cũng bỏ vốn vào đầu tư Việc xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KCX là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bổ sung nguồn vốn tại tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển - Yếu tố chính trị, pháp luật, hành chính: Các yếu tố chính trị, pháp luật, hành chính góp phần tạo ra một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư… Với quan hệ chính trị tốt đẹp, hành lang pháp lý đồng bộ, không chồng chéo và có tính hiệu lực cao, thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ sẽ giúp xóa bỏ các rào cản đối với các nhà đầu tư, mở rộng thị trường 6 Đề án môn học Đồng thời tạo ra tính hiệu quả các trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý ở các KCN 1.2.2 Sự cần thiết phải hình thành các khu công nghiệp Vai trò của các KCN rất quan trọng, đặc biệt là với những nước đang phát triển như Việt Nam – đang cần đẩy mạnh công nghiệp theo chủ trương CNH-HĐH đất nước - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đó bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế: Đối với Việt Nam, để tăng trưởng và phát triển kinh tế đòi hỏi một lượng vốn khá lớn, trong khi đó vốn trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu Do đó, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với các nước chủ nhà - Thu hút công nghệ: Thông qua FDI vào các KCN, công nghệ sẽ được chuyển giao Bởi lẽ, để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường, các nhà đầu tư thường đưa vào các KCN những công nghệ tương đối hiện đại Nhờ vậy, trình độ công nghệ, trình độ quản lý của nước chủ nhà sẽ ngày càng được cải thiện, hiệu quả đầu tư ngày càng cao - Thúc đẩy quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH: Dưới sự tác động của việc bổ sung thêm về nguồn vốn, cải thiện trình độ quản lý, trình độ công nghệ, cơ cấu kinh tế cũng được chuyển dịch theo hướng tích cực và hợp lý hơn, phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước là: chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH, HĐH - Thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế quốc tế: Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN sẽ góp phần mở rộng quan hệ hợp tác giữa nước chủ nhà với các nước của chủ đầu tư Từ đó, thúc đẩy quá trình mở của và hội nhập nền kinh tế thế giới, tạo đà cho sự phát triển kinh tế 7 Đề án môn học CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2011 2.1 Tổng quan về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc Sau khi gia nhập WTO, rất nhiều cơ hội và thách thức đã mở ra đối với Việt Nam Trong những năm vừa qua, bằng các chính sách, chủ trương hội nhập, mở cửa, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài Trong năm 2006, năm Việt Nam hoàn tất việc đàm phán gia nhập WTO, dòng vốn FDI vào nước ta đã tăng đáng kể (12,004 tỷ USD vốn đăng ký), đạt mức cao nhất trong 18 năm thu hút vốn FDI với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ Theo số liệu cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư cung cấp, nếu như năm 2000 lượng FDI đăng kí vào Việt Nam là 2828,9 triệu USD với tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký là 85% thì đến năm 2011, các con số đạt được lần lượt là 14600 triệu USD và 75,3% Đặc biệt, trong 5 năm sau khi gia nhập WTO, vốn FDI đăng ký đã có sự tăng trưởng đột biến và đạt mức cao kỷ lục kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 Năm 2007, lượng vốn đăng kí lên đến 21347,8 triệu USD con số này đã tăng lên đến 71726 triệu USD vào năm 2008 Năm 2011, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2009, lượng vốn FDI đăng kí có sự suy giảm đáng kể so với 2 năm sau khi gia nhập WTO Tuy nhiên, lượng vốn FDI đang có xu hướng tăng trở lại Mặt khác, cùng với sự gia tăng 8 Đề án môn học mạnh mẽ về quy mô vốn đầu tư, đã có nhiều thay đổi về cơ cấu vốn FDI đăng ký theo ngành, lĩnh vực, theo đối tác và theo địa phương nhận đầu tư Một trong những vùng luôn dẫn đầu trong thu hút vốn FDI của Việt Nam trong thời gian qua là vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Hồng Với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khá thuận lợi cùng với các chủ trương chiến lược đúng đắn, khu vực này đã tận dụng được những lợi thế sẵn có của mình, tạo ra được một môi trường đầu tư khá hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước Bảng 2.1 Đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép phân của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng tính đến hết năm 2010 (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến năm 2010) Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Đồng bằng sông Hồng 3305 39099,4 Hà Nội 1993 20534,6 Vĩnh Phúc 139 2232,3 Bắc Ninh 203 2361,2 Quảng Ninh 107 3784,2 Hải Dương 236 2671,1 Hải Phòng 316 5143,2 Hưng Yên 190 1148,8 Thái Bình 31 231,7 Hà Nam 34 207,6 Nam Định 32 182,5 Ninh Bình 24 602,2 Nguồn: Tổng cục thống kê Vĩnh Phúc nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng, trực thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, luôn đứng trong top 10 tỉnh có chỉ số cạnh tranh cao nhất cả nước Việc Việt Nam gia nhập WTO, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Vĩnh Phúc trong thời gian qua 9 Đề án môn học STT Đối tác Vốn đăng ký Tỷ trọng trong tổng vốn FDI (triệu USD) đăng ký (%) 1 Đài Loan 1.227,208 56,73 2 Nhật Bản 579,742 26,8 3 Hàn Quốc 91,486 4,23 4 Trung Quốc 12,310 0,57 5 Đối tác khác 252,424 11,67 Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc Như vậy trong giai đoạn 2006-2011, Đài Loan là nước đầu tư nhiều nhất vào các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc với tỷ trọng vốn đầu tư là 56,73%; đứng thứ 2 là Nhật Bản với 26,8%; Hàn Quốc và Trung Quốc lần lượt xếp ở vị trí thứ 3 và thứ 4 Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Vĩnh Phúc cũng nhanh chóng xóa bỏ những rào cản đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh, xây dựng cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm bổ sung lượng vốn và cái thiện năng lực vật chất, năng lực phục vụ của địa phương a Đài Loan: Đài Loan là một trong những đối tác đầu tư sớm nhất vào Vĩnh Phúc góp phần đẩy nhanh kim ngạch nhập khẩu, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cuả tỉnh Vĩnh Phúc Đài Loan khá chú trọng tới lĩnh vực: sản xuất, lắp ráp các linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, xe máy và đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các KCN Tính đến tháng 8/2011, Đài Loan đã đâu từ vào các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc 1,2 tỷ USD với gần 50 dự án có quy mô và lĩnh vực khác nhau Bảng 2.12 Một số dự án của Đài Loan vào các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2011 22 Đề án môn học TT Tên KCN Số dự vốn đăng kí án 1 KCN Khai ( USD) 15 106,400,000 - SX phụ tùng ô tô, xe máy, các loại xe - Vỏ điện thoại, vỏ thiết bị nghe nhìn - Gia công kim loại 11 60,900,000 - Chế tạo linh kiện điện tử, linh kiện cao su, Quang 2 KCN Bình Xuyên 3 linh kiện nhựa - SX phụ tùng và bộ phận phụ trợ KCN Bình 318,000,000 xuyên II 4 Lĩnh vực Sản xuất kinh doanh Bá Thiện - Đầu tư XD và KD hạ tầng Kỹ thuật KCN Bình Xuyên II - Linh kiện điện tử 12 677,385,000 - SX máy tính, thiết bị điện tư - Đầu tư, XD kinh doanh hạ tầng KT KCN Bá Thiện 5 KCN Bá 1 64,523,000 Thiện II Tổng Đầu tư, xây dựng và Kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN 1,227,208,000 Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc Trong thời gian tới, theo cam kết của Đài Loan và Việt Nam, lượng vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục tăng Vì vậy, mà trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn xác định Đài Loan là một đối tác đầy tiềm năng b Nhật Bản: Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, Vĩnh Phúc đang ngành càng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH-HĐH Vậy nên, cần đẩy mạnh các hoạt động tiếp thu khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo… Phát biểu tại Hội thảo Đầu tư Việt Nam ở thủ đô Tokyo, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết hơn 86% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản ở Việt Nam tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo Chính vì thế 23 Đề án môn học mà Vĩnh Phúc đã luôn coi Nhật Bản là đối tác đầu tư hàng đầu, khá nhiều chính sách ưu đãi của Vĩnh Phúc khá ưu ái cho đối tác này Với gần 580 triệu USD rót vào các khu công nghiệp qua các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp phụ tùng ô tô - xe máy, đầu tư xây dựng hạ tầng, nhà xưởng tại các KCN….Nhật Bản đang dần khẳng định vai trò của mình trong sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc Bảng 2.13 Một số dự án đầu tư của Nhật Bản vào các KCN cảu tỉnh Vĩnh Phúc TT Dự án Vốn đăng ký Lĩnh vực đầu tư (triệu USD) 1 Công ty HONDA Việt Nam 375 Sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy 2 Công ty TNHH Xe Buýt 30 Sản xuất, lắp ráp xe buýt và phụ tùng xe Daewoo Việt Nam 3 buýt Công ty TNHH Công nghiệp 12 Sản xuất linh kiện địa tử, kim loại mới 10 SX và gia công các SP quần, áo… Đầu tư XD và KD hạ tầng Kỹ thuật TOYO TAKI 4 Công ty TNHH Midori Apparel VN 5 Cty TNHH Fuchuan 100 6 Dự án khác 53 Tổng 580 Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc c Hàn Quốc và Trung Quốc: Với 91,5 triệu USD, Hàn Quốc là đối tác đầu tư lớn thứ 3 sau Đài Loan và Nhật Bản đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 24 Đề án môn học Nếu như Hàn Quốc đẩy mạnh việc sản xuất, gia công hàng tiêu dùng, may mặc, các loại linh kiện điện tử và thiết bị thông tin thì Trung Quốc vẫn tiếp tục đầu tư vào các mặt hàng truyền thống, thông thường chưa có dự án nào đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao với nguồn vốn lớn, chưa tận dụng được hết ưu thế của mình so với cái đối tác khác Bảng 2.14 Một số dự án đầu tư tiêu biểu của Hàn Quốc và Trung Quốc vào các khu công nghiệp Vĩnh Phúc Vốn đăng Dự án kí (USD) Công ty Băng Ráp YULI Trung Công ty TNHH thiết bị đo Quốc lường Điện tử Công ty HH công nghiệp Lâm Viễn VP Tổng 1,71 2 8,6 Lĩnh vực Sản xuất kinh doanh SX & KD các loại giấy ráp , vải ráp và băng các loại SX và lắp ráp các thiết bị đo lường &kiểm nghiệm điện tử… SX và KD các loại phụ tùng ô tô, xe máy… 12,310,000 Hàn Công ty Quốc TNHH VINA KOREA Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Công ty TNHH Cáp điện SH-VINA Công ty TNHH Micro Shine Vina Công ty TNHH Heasung Vina KOHSEI MULTIPAC 6 13 May mặc XK quần áo, dệt kim chất lượng cao May mặc xuất khẩu 6,45 sản xuất dây cáp điện và cáp điện thoại 3,5 SX kinh doanh linh kiện điện tử CNC 10 30 Dự án khác minh SX và bán sp túi chất dẻo 22,55 Tổng Sản xuất camera cho điện thoại thông 91,5 Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc 25 Đề án môn học Ngoài các đối tác kể trên, đầu tư và khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều nước khác, lượng vốn đầu tư và số dự án cũng đang tiếp tục tăng với sự ngày càng đa dạng hơn ở các lĩnh vực đầu tư Điều này đòi hỏi Vĩnh Phúc cần có những chiến lược, hướng đi rõ ràng để có thể chớp được cơ hội tạo đà cho sự phát triển kinh tế • Có được những thành tựu đáng kích lệ như trên là do quan điểm chỉ đạo mang tính đột phá, sáng tạo của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, coi phát triển công nghiệp làm nền tảng, thu hút đầu tư là nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh: Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, Vĩnh Phúc là một tỉnh có khá nhiều lợi thế để phát triển các khu công nghiệp và thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Vị trí địa lý: Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai, cầu nối giữa Trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội Với vị thế địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch, Vĩnh Phúc có vị trí vô cùng quan trọng đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ Với vị trí địa lý như vậy, Vĩnh Phúc có khá nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hóa, công nghệ, lao động, kỹ thuật… Đồng thời với hệ thống hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư nâng cấp, đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi để gắn kết quan hệ về mọi mặt giữa tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh thành trong nước và quốc tế - Điều kiện tự nhiên: Vĩnh Phúc là nơi được ưu ái khá nhiều về mặt điều kiện tự nhiên như: khí hậu ôn hòa, tài nguyên về khoáng sản, đất, nước, rừng và đặc biệt là du lịch khá phong phú và dồi dào… - Điều kiện xã hội: Quy mô dân số ở mức trung bình, dân số tương đối trẻ với trình độ học vấn của dân cư, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30-60% Cùng với sự gia tăng dân số, lượng dân số bước vào độ tuổi lao động ngày càng nhiều, nguồn lao động của Vĩnh Phúc ngày càng được bổ sung, cải thiện cả về số lượng và chất lượng - Vị thế kinh tế: Vĩnh Phúc là một tỉnh trực thuộc vùng KTTĐ phía Bắc, có tốc độ tăng trưởng khá cao Giai đoạn 2001-2010, tăng trưởng bình quân là 16,5%/năm Quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Vĩnh Phúc gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp mà đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Cơ cấu kinh tế chuyển dịch 26 Đề án môn học khá nhanh và hợp lý Đây là khu vực có cơ cấu kinh tế khá đặc thù so với các tỉnh khác Từ việc chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng GDP khi thành lập tỉnh, nhưng sau hơn 10 năm phát triển, công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu GDP (gần 60% - năm 2010) Thứ hai, các cấp lãnh đạo tỉnh luôn đặc biệt quan tâm đến cải thiện môi trường đầu tư Với quan điểm coi các nhà đầu tư đến với Vĩnh Phúc là công dân của Vĩnh Phúc, thành công của các nhà đầu tư là thành công của tỉnh., Vĩnh Phúc đã đặc biệt quan tâm đến cải cách các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư: - Tiên phong trong việc thực thi cơ chế “một cửa, một đầu mối” Bằng việc thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp, Vĩnh Phúc đã tạo ra một cơ chế thông thoáng, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà cho các nhà đầu tư Ban quản lý các khu công nghiệp ra đời trở thành đầu mối trong công tác thu hút đầu tư, thực hiện các nhiệm vụ về xúc tiến đầu tư, hướng dẫn, tư vấn và trực tiếp theo dõi quá trình triển khai dự án, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư Điều này thể hiện rõ ràng nhất ở việc: các nhà đầu tư đến với Vĩnh Phúc sẽ rút ngắn được 2/3 thời gian theo quy định của Trung Ương khi làm các thủ tục xin cấp phép đầu tư, các hồ sơ, trình tự giải quyết các thủ tục đầu tư được niêm yết công khá, đảm bảo minh bạch hóa, công khai hóa thủ tục hành chính, hạn chế tối đa phiền hà cho các nhà đầu tư - Các thủ tục sau khi được cấp phép đều được thực hiện qua 1 bộ phận theo cơ chế “một cửa” tại các sở, ngành có liên quan Công tác quản lý sau cấp phép đầu tư được chú trọng Tỉnh tiếp nhận báo cáo định kỳ của các dựu án đầu tư nước ngoài, tổ chức rà soát và phân loại các dự án, có biện phá đôn đốc các dự án chậm triển khai - Cơ chế, chính sách thu hút đầu tưu nước ngoài khá thông thoáng Vĩnh Phúc ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các dự án phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH - HĐH của tỉnh - Kịp thời điều chỉnh, bổ sung và ban hành danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với tình hình thực tế Như vậy, chính sách quản lý linh hoạt, phù hợp đã góp phần tăng hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cùng với chủ trương đúng đắn, chính sách cởi mở, thủ tục hành chính, thủ tục phê duyệt, triển khai dự án đơn giản, hiệu quả; 27 Đề án môn học chính sách, thủ tục pháp lý minh bạch, rõ ràng, đồng bộ đã xóa bỏ phần nào những rào cản đối với các nhà đầu tư Thứ ba, tích cực tuyên truyền quản bá hình ảnh về môi trường đầu tư của tỉnh tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua các việc tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng Tỉnh Vĩnh Phúc đã biên soạn tài liệu giới thiệu môi trường đầu tư của tỉnh; in sách “Vĩnh Phúc - Điểm đến của các Nhà đầu tư” bằng tiếng Nhật Bản; dịch và lồng tiếng đĩa phim 3D giới thiệu quy hoạch TP Vĩnh Phúc bằng 4 thứ tiếng: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và tiếng Anh; chuẩn bị các tài liệu giới thiệu về tiềm năng du lịch, các khu giải trí, sân golf Các tài liệu này đã được giới thiệu tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan Mục tiêu của hoạt động xúc tiến đầu tư này là tập trung thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ Đã có một số nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc đến tìm hiểu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, hứa hẹn sẽ xuất hiện một làn sóng đầu tư mới vào Vĩnh Phúc trong thời gian tới Thứ tư, tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực của các cán bộ, tổ chức làm công tác xúc tiên đầu tư Thứ năm, tỉnh đã quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN tập trung để thu hút vốn FDI, có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , tham gia đầu tư và phát triển các khu đô thị mới, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông vận tải khá phát triển, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh được phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao, giao thông được quan tâm đầu tư, nâng cấp, đảm bảo thông thương và giao lưu kinh tế, đem lại hiệu quá to lớn về kinh tếxã hội Mạng lưới cấp điện, nước; mạng lưới thông tin và truyền thông khá đồng bộ và hiện đại, đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thứ sáu, có các chính sách và chiến lược dài hơi trong phát triển kinh tế, tạo ra một môi trường ổn định và có định hướng cho các nhà đầu tư Sau 15 năm thành lập, với đường lối và chủ trương đúng đắn, chính sách cởi mở, Vĩnh Phúc đang dần phát huy tiềm năng và tận 28 Đề án môn học dụng được lợi thế so sánh của mình để vươn tới mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 Với mục tiêu đó, Vĩnh Phúc đã và đang xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KCX… Hiện tại, tỉnh được đánh giá là vùng đất lành của các nhà đầu tư trong và ngoài nước 2.2.2 Những hạn chế còn tồn tại Bên cạnh những thành tựu đáng kể đã đạt được trong giai đoạn 2001- 2011, đầu tư nước ngoài vào các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc còn tồn tại một số hạn chế cần nhanh chóng khắc phục trong thời gian tới Đó là: - Khả năng thu hút vốn FDI của một số khu công nghiệp vẫn còn thấp: Mặc dù, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn đầu tư FDI (chiếm khoảng 70% trong giai đoạn 2006-2011) nhưng lượng vốn đầu tư FDI vào các KCN là không đáng kể so với khả năng thu hút vốn hiện có tại các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Hơn thế nữa tỷ lệ vốn FDI thực hiện/vốn FDI đăng ký cũng ở mức tương đối thấp là tình trạng khá phổ biến của các KCN tỉnh Vĩnh Phúc Việc số lượng vốn đầu tư vào các KCN không tương xứng với lượng vốn bỏ ra để xây dựng cơ sở hạ tầng của KCN đó, tỷ lệ lấp đầy thấp đã gây ra sự lãng phí đất đai, nguồn lực tài chính… từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu của các KCN Xét theo một khía cạnh khác, điều này còn gây ra khá nhiều hệ lụy xã hội vì đa phần các KCN Vĩnh Phúc được xây dựng trên khu vực đất nông nghiệp nên sẽ tạo ra những gánh nặng cho xã hội về vấn đề việc làm, người lao động…nếu các doanh nghiệp đầu tư trong các KCN hoạt động không hiệu quả Sở dĩ xảy ra tình trạng trên một phần là do: • Trong giai đoạn 2006 – 2011, nền kinh tế thế giới có khá nhiều biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2009 Sự biến động của tình hình kinh tế đã đẩy nhiều nhà đầu tư vào tình thế chao đảo, việc đầu tư gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng nhà đầu tư không mặn mà đầu tư vào các KCN hay “bỏ rơi” các dự án đã đăng kí • Mặc dù đã đạt được những thành công bước đầu nhưng công tác xúc tiến đầu tư vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khiến cho hiệu quả của hoạt động quảng bá, giới thiệu về môi trường đầu tư trong các KCN tới các nhà đầu tư nước ngoài không đạt được như mong đợi • Công tác thẩm định dự án đầu tư còn yếu kém khiến cho việc phê duyệt các dự án gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng, dự án đầu tư đã đăng kí nhưng vẫn chưa tiến hành đi vào hoạt động 29 Đề án môn học • Đầu tư phát triển các khu công nghiệp chưa tính hết các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào như: xây dựng nhà ở cho lao động ngoại tỉnh, điều kiện sinh hoạt, điều kiện đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải…Điều này gây thất thoát, lãng phí, giảm hiệu quả và động lực đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư sẽ bỏ vốn ra đầu tư khi họ nhận thấy dự án đầu tư đó đem lại lợi ích cho họ Dù một khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng phát triển đến mức nào đi nữa nhưng đường xá đi vào các KCN yếu kém, điều kiện sinh hoạt cho người lao động thiếu thốn thì chắc chắn sẽ khiến chủ đầu tư e ngại Vì khi đầu tư vào các KCN đó, họ phải bỏ vốn để đầu tư thêm các công trình phụ trợ, điều này khiến chi phí tăng cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận mà chủ đầu tư nhận được • Phát triển và phê duyệt quá nhiều các khu công nghiệp cũng lúc, không có chiến lược tập trung nhiều hơn ở các khu công nghiệp trọng điểm, mà đầu xây dựng dàn trải, trong khi nguồn lực không đủ: Trên toàn tỉnh Vĩnh Phúc có đến 20 KCN đã được phê duyệt, tuy nhiên mới có 6 KCN chính thức đi vào hoạt động, trong khi 14 KCN còn lại, một số KCN thậm chí còn chưa đi vào khởi công xây dựng Dựa vào các số liệu thống kê được, có thể thấy: mặc dù khá nhiều KCN, nhưng tỷ lệ lấp đầy tại các KCN còn khá thấp, chưa phát huy được hết tiềm năng vào lợi thế của KCN Thiếu chiến lược tập trung vào các KCN trọng điểm, đầu tư xây dựng dàn trải trong khi nguồn lực đầu tư không đủ khiến nhiều KCN rơi vào tình trạng xây dựng dở dang, tạm ngừng xây dựng hoặc một số KCN hoạt động kém hiệu quả… Điều đó, một phần gây thất thoát lãng phí nguồn lực, lỡ mất các cơ hội thu hút đầu tư lớn; mặt khác làm giảm sức hấp dẫn và khả năng thu hút đầu tư của các khu công nghiệp đã thành lập trước Trong thời buổi nền kinh tế trong và ngoài nước đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, vấn đề này càng ngày càng trở nên bất cập hơn, cần có sự nỗ lực hơn nữa của các cấp chính quyền và ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc - Hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong các KCN chưa đạt hiệu quả cao, hàm lượng công nghệ trong các dự án FDI tại các KCN còn thấp, đầu tư thiếu trọng điểm: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở hầu hết các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp là không tương xứng với tiềm năng của các KCN Nguyên nhân chủ yếu là do: 30 Đề án môn học • Tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu tư chưa cao, Vĩnh Phúc vẫn dành nhiều ưu tiên cho việc lấp đầy các KCN mà chưa thực sự chú trọng tới cơ cấu ngành nghề, công nghệ • Công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư còn nhiều thiếu sót, yếu kém • Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia vào các KCN cũng chưa được xây dựng một cách đồng bộ, thống nhất với định hướng thu hút các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư ưu tiên gắn với lợi thế và tiềm năng phát triển • Việc phát triển các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ chưa được quan tâm đúng mức Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN • Chưa có các cơ chế, chính sách ưu đãi hợp lý hỗ trợ, kiểm soát và thúc đẩy hoạt động tại các KCN nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng được những lợi thế sẵn có của các KCN - Chưa có các chính sách phù hợp cho từng nhóm đối tác đầu tư: Nhiều đối tác tiềm năng không phát huy và tận dụng được lợi thế sẵn có của mình khiến cho lượng vốn và dự án đầu tư vào các khu công nghiệp không tương xứng với tiềm lực của các đối tác đầu tư Nguyên nhân chủ yếu là do: • Ban quản lý dự án các KCN chưa có những chính sách cụ thể rõ ràng cũng như chưa quan tâm đúng mức tới việc tìm hiểu, phân tích các nhóm đối tác đầu tư nhằm rút ra những kết luận rõ ràng có thể giúp đỡ chủ đầu tư của các dự án điều hành và quản lý dự án có hiệu quả, thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước hơn • Chưa có chiến lược phát triển dài hơi cho các KCN, chưa có định hướng phát triển rõ ràng về các ngành, lĩnh vực kinh doanh sản xuất có lợi thế, trọng điểm điểm mà quá chú trọng phát triển theo chiều rộng CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 3.1 - Giải pháp của các cơ quan quản lý và ban quản lý các khu công nghiệp Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý, chất lượng cán bộ Đơn giản hóa thủ tục đầu tư, rút ngắn quy trình cấp phép đầu tư, giảm 31 Đề án môn học bớt các thủ tục hành chính rườm rà để tăng khả năng nắm bắt cơ hội của các chủ đầu tư; thực hiện tốt các cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”… Tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể đối với các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư (luật doanh nghiệp, luật đầu tư, chính sách ưu đãi…) tới các nhà đầu tư Có những chiến lược phát triển kinh tế trong dài hạn để có thể đinh hướng cho các nhà đầu tư, chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư giúp họ chủ động chớp lấy cơ hội đầu tư Thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ để làm tiền đề cho sự phát triển các khu công nghiệp, từ đó thu hút được nhiều hơn vốn FDI Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư: • Tăng cường các công tác nghiên cứu, cập nhập thông tin về xu thế phát triển các thị trường vốn đầu tư trên thế giới và mong muốn, nguyện vọng của các nhà đầu tư nước ngoài để có các chính sách thích hợp trong hoạt động thu hút vốn đầu, tạo thế chủ động trong mọi tình huống • Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư, tranh thủ dự đồng tình, ủng hộ các doanh nghiệp nước ngoài Xây dựng chiến lược thu hút vốn đầu tư trong dài hạn để có kế hoạch kêu gọi đầu tư theo đúng địa chỉ • Đẩy mạnh công tác tư vấn đầu tư, xem xét các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư để kịp thời có các biện pháp hỗ, tháo gỡ phù hợp thông qua các cuộc hội thảo, tiếp xúc giữa các cơ quan quản lý với các doanh nghiệp • Kết hợp với các chuyến đi thăm, làm việc nước ngoài của các lãnh đạo Đảng, chính quyền để tổ chức các cuộc hội thảo để giới thiệu môi trường đầu tư và tìm kiếm đối tác đầu tư phù hợp • Chủ động vận động và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư vào các ngành công nghiệp mà tỉnh có lợi thế - Đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài: • Có cơ chế thích hợp để khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI đào tạo lao động trong và ngoài nước • Có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng và phương pháp sử dụng cán bộ dể huy động được lao động chất xám của đội ngũ cán bộ khoa học chuyên gia, tri thức • Xây dựng cơ chế, chính sách cả về vật chất lẫn tinh thần để nuôi dưỡng tài năng trẻ về xây dựng kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc 3.2 Giải pháp của các khu công nghiệp 32 Đề án môn học - Tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật trong các khu công nghiệp - Tập trung xử lý những khâu yếu kém nhất gây trở ngại đối với hoạt động đầu tư như khả năng cấp điện, nước, viễn thông, đường giao thông - Định hướng lĩnh vực đầu tư để có các biện pháp kêu gọi đầu tư phù hợp KẾT LUẬN Sau 15 năm tái thành lập, từ một tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển kinh tế Tốc độ phát triển tương đối nhanh và ổn định, cơ cấu kinh tế nhanh chóng chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH Những chuyển dịch tích cực đó là do một phần đóng góp không nhỏ của nguồn vốn FDI đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian qua Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng kích lệ trên, đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp còn nhiều bất cập và hạn chế, đòi hỏi cần có các chiến lược dài hơi hơn nữa của cơ quan quản lý và Ban quản lý các khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện để Vinh Phúc phát huy hết tiềm năng và lợi thế sẵn có vì mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 33 Đề án môn học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bài giảng bộ môn: Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, TS Đinh Đào Ánh Thủy 2 Giáo trình Kinh Tế Đầu Tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương – 2007 3 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010 4 Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc 5 Tổng cục thống kê 6 Trang web Cục đầu tư nước ngoài – Bộ KH&ĐT 7 Trang Web của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 8 Báo VNEconomy 9 Tạp chí tài chính 34 Đề án môn học 35 ... kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư Điều chứng tỏ tin tư? ??ng an tâm nhà đầu tư vào môi trường đầu tư, kinh doanh Vĩnh Phúc 2.2 Thực trạng thu hút FDI vào khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 2.2.1 Đánh giá... (Singapore) Kết thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư lĩnh vực công nghiệp năm qua đưa Vĩnh Phúc vào top tỉnh dẫn đầu thu hút đầu tư nước xếp hạng cao môi trường số lực cạnh tranh cấp tỉnh Các dự án... thu hút vốn đầu tư nước vào khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2011? ?? Đề án môn học CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI, KHU CƠNG NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU

Ngày đăng: 18/12/2014, 12:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC

  • 1.1. Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

  • 1.1.1. Khái niệm

  • 1.2. Khu công nghiệp.

  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan