thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước asean vào việt nam

54 548 0
thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước asean vào việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 3.3.1. Đối với các cấp có thẩm quyền 46 3.3.2. Đối với các nhà đầu tư 47 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AIA : Khu vực đầu tư các nước ASEAN AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AICO : Hiệp định cơ bản về Hợp tác Công nghiệp ASEAN AFAS : Hiệp định khung về dịch vụ của ASEAN AMBDC : Hợp tác phát triển lưu vực Mêkông của ASEAN E – ASEAN : Mạng thông tin các nước ASEAN FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài NIEs Đông Á : Các nền kinh tế công nghiệp hóa mới Đông Á. DANH MỤC BẢNG BIỂU 3.3.1. Đối với các cấp có thẩm quyền 46 3.3.2. Đối với các nhà đầu tư 47 3.3.1. Đối với các cấp có thẩm quyền 46 3.3.2. Đối với các nhà đầu tư 47 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu khách quan của đề tài Trên thế giới ngày nay, hai xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang cuốn mọi quốc gia vào vòng xoáy của nó, theo đó, thế giới đang đến Việt Nam và Việt Nam cùng bắt đầu đi ra thế giới. Đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với quy luật của sự phát triển, là điều kiện tiên quyết để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong vài ba thập kỷ gần đây, chúng ta đã được chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) trên phạm vi toàn cầu, nó đã góp phần thay đổi lớn lao bộ mặt kinh tế thế giới, giúp các nước rút ngắn dần khoản cách giàu nghèo, tạo ra sự cân bằng tương đối giữa các khu vực và trên toàn thế giới. FDI có có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam. Tốc đô tăng trưởng GDP trung bình trong khoảng 10 năm gần đây đạt 7,5 ÷ 8% là một minh chứng rõ ràng cho vai trò của FDI. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN trong thời gian gần đây phát triển một cách rất nhanh chóng và hiện đang đóng một vai trò nhất định trong nền kịn tế của nước ta. Không chỉ các nước tư bản phát triển mà các nước ASEAN còn nhận thấy Việt Nam là một địa chỉ khá hấp dẫn thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Có thể thấy rằng, Việt Nam là một thị trường đông dân , nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân công dồi dào, chi phí lao động rẻ hơn các nước trong khu vực ASEAN khác. Tuy rằng, qua quá trình thực hiện các dự án, đã bộc lộ sự hạn chế về năng lực tài chính và công nghệ của các nhà đầu tư ASEAN. Nhưng đây là một yếu tố khách quan không thể tránh khỏi. Bản thân các nhà đầu tư ASEAN cũng chỉ đang ở trên nấc thang thứ ba của quá trình công nghiệp hóa Châu Á và cũng là các nước đang kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, để tạo dựng lợi thế thu hút vốn FDI không loại trừ việc từ đó các quốc gia ASEAN đẩy mạnh đầu tưu ra nước ngoài. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra là chúng ta phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam trong thời gian qua để thấy được những yếu tố tác động: Lợi thế và bất lợi của đất nước, trên cơ sở đó đề ra hệ thống những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp các nước ASEAN vào Việt Nam trong những năm tới góp phần thực hiện mục tiêu: Công nghiệp hoá, hiệu đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển. Vì vậy, đề tài: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam” đã được em chọn làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư từ các nước ASEAN vào Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu một cách tổng quan về hoạt động đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó, đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu và giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư từ các nước ASEAN vào Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Nghiên cứu các hoạt động đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam. + Về thời gian: Từ năm 1988 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích và đánh giá, tổng hợp số liệu thực tế. 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan chung về hoạt động đầu tư trực tiếp của ASEAN và sự cần thiết phải thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động thu hút nguồn vốn đầy tư trực tiếp từ các nước ASEAN trong những năm qua Chương 3: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam . CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ASEAN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ASEAN VÀO VIỆT NAM 1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ASEAN Trong ASEAN các nước đã sớm tiến hành gọi vốn đầu tư từ các nước ngoài như Malaysia, Singapore, ThaiLan, Indonesia, đến nay nói chung đã đạt được những bước phát triển công nghiệp hóa nhất định, có trình độ phát triển và công nghệ cao hơn so với nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, các nước này gần như đã xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho chính mình tiếp cận những công nghệ hiện đại hơn. Thêm vào đó, cùng với quá trình phát triển kinh tế, chi phí nhân công lao động ở các nước này ngày càng gia tăng, khiến cho một số hoạt động sản xuất đã không còn tỏ ra hiệu quả nữa. Họ đã giải quyết vấn đề này bằng cách chuyển các cơ sở sản xuất đó sang các nước có nguồn nhân công dồi dào, chi phí lao động rẻ hơn. Đó cũng chính là lý do cơ bản thúc đẩy FDI từ các nước ASEAN ngày càng gia tăng trong thời gian qua. Mặc dù FDI từ các nước ASEAN ngày càng gia tăng, song cũng chỉ là hiện tượng mới diễn gia gần đây (trừ Singapore) với quy mô còn nhỏ, địa điểm đầu tư còn hạn chế (chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các nước trong khu vực). Đó là bản thân các nước ASEAN đều mới ở thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, và cũng là nước đang có nhu cầu gọi vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Hơn nữa, trình độ công nghệ và quản lý cũng là một điểm hạn chế của các nước ASEAN. Tính đến nay số dự án các nước ASEAN đầu tư ra nước ngoài là tương đối bé, nó cũng phù hợp với tình hình kinh tế của hầu hết các nước ASEAN hiện tại. Trong khi đó ASEAN vẫn là điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư trên thế giới. 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ASEAN VÀO VIỆT NAM Về chính trị, khi Việt Nam bắt đầu tham gia ASEAN thì việc hội nhập là không thể không tiến hành và tiến trình hội nhập đó bao gồm cả về chính trị và kinh tế. Sự giao thoa kinh tế giữa các nước trong cùng một khu vực sẽ có tầm ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ chính trị, ngoại giao. Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các nước trong khu vực ASEAN cũng chính là đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị với các nước trong khu vực. Đó sẽ là bàn đạp tốt cho sự hội nhập của quốc gia trên toàn thế giới. Một số nước như Singapore, Thailan, Malaysia là những nước đã đạt được những bước công nghiệp hóa nhất định có trình độ sản xuất và công nghệ cao hơn các nước trong khu vực tuy nhiên để đầu tư ra các nước đang phát triển lại là một sự hạn chế. Sự lựa chọn đầu tư vào những nước như Việt Nam sẽ nhận được sự ưu tiên hàng đầu, do chi phí lao động thấp và công nghệ vẫn còn lạc hậu. Chính vì vậy Việt Nam cần phải tranh thủ thời cơ để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế để dần san lấp khoảng cách với các nước trong khu vực. Năm 1995 hội nghị thượng đỉnh lần thứ V của ASEAN ngày 15/12/1995 tại Thái Lan đã quyết định thành lập khu vực đầu tư ASEAN (gọi tắt là AIA). Quyết định này mới chỉ dừng lại ở viêc khẳng định ý tưởng tạo cơ sở cho việc đàm phán thỏa thuận những điều khoản và điều kiện chung cho việc ký kết một thỏa thuận mới về những điều khoản và điều kiện chung cho việc kí kết một thỏa thuận chung về Khu vực đầu tư ASEAN. Và đến ngày 07/10/1998 hiệp định khung về đầu tư ASEAN (AIA) đã được 9 nước thành viên (chưa có Campuchia) ký kết tại Maketi (Philippines). AIA là một khu vực mà trong đó chương trình đầu tư giữa các nước trong khối ASEAN được điều phối để làm tăng đầu tư từ các nguồn trong và ngoài ASEAN. Thêm vào đó là các nguyên tắc hoạt động của ASEAN có ảnh hưởng tích cực tới việc các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam và các tổ chức các nước trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Việc thu hút đầu tư từ các nước nội khối cũng là một trong những mục đích chính của việc ra đời AIA. ASEAN cần phải đảm bảo đầu tư chéo giữa các nước thành viên trong khu vực để có thể tăng cường quan hệ hợp tác, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, tạo một môi trường kinh tế an toàn, bền vững và thể hiện cho cả thế giới biết trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu ASEAN vẫn đứng vững và phát triển mạnh. Hiện nay, đầu tư nội khối của ASEAN mới chiếm 18% dòng chảy đầu tư trực tiếp (FDI) hay 10 tỷ USD trên tổng số 60 tỷ USD FDI vào khu vực. Việc thu hút đầu tư từ các nước ASEAN, là những nước có nét văn hóa khá tương đồng với Việt Nam sẽ giúp chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm trên tiến trình công nghiệp hóa và hội nhập toàn cầu. Các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan đều là những nước có nên kinh tế bậc nhất khu vực. Họ có những chiến lược kinh tế vi mô, vĩ mô toàn cầu đáng được chúng ta học hỏi, rút kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn phát triển kinh tế của nước nhà. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ASEAN VÀO VIỆT NAM Thu hút đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN là một trong những định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Và đó cũng như một lẽ tất yếu vì chúng ta nhận được nhiều lợi thế khi thực hiện chiến lược này. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của ASEAN vào Việt Nam là môi trường đầu tư quốc tế, môi trường đầu tư Việt Nam và môi trường đầu tư từ các nước ASEAN. Để xác định triển vọng đầu tư của ASEAN vào Việt Nam cần xem xét sự biến đổi của các nhân tố thuộc ba môi trường trên. Xét môi trường đầu tư quốc tế, như chúng ta đã biết về các dự báo lạc quan của các cơ quan nghiên cứu kinh tế trên toàn thế giới về triển vọng kinh tế thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI, về xu thế gia tăng ngày càng rõ nét của dòng FDI toàn cầu… Việt Nam luôn được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là điểm đến lý tưởng của nguồn vốn FDI. Như vậy môi trường quốc tế có triển vọng diễn biến thuận lợi đối với dòng FDI vào Việt Nam. Đối với môi trường đầu tư Việt Nam, tùy vào định hướng hướng nội hay hướng ngoại của Chính Phủ để xác định khả năng tốc độ thu hút FDI. Theo quan điểm của chính phủ ta, vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng; cố gắng hết sức thu hút FDI nhưng bảo vệ sản xuất trong nước vẫn là mục tiêu hàng đầu. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế trong môi trường đầu tư trong nước. Song với những chính sách mang màu sắc hướng nội đồng thời là những biểu hiện trong cố gắng thu hút FDI của Việt Nam, ta có thể dự đoán môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ ít có những thay đổi lớn mang tính đột phá mà sẽ phát triển theo hướng ngày càng thuận lợi hơn trong việc thu hút FDI. Những yếu tố được cho là có ảnh hưởng mạnh mẽ, đồng thời khó dự đoán nhất đến thu hút FDI của ASEAN vào Việt Nam trong tương lai đó là sự phát triển của khối ASEAN và các chương trình nhằm gắn nền kinh tế mỗi nước ASEAN với sự phát triển của cả khối. ASEAN thực hiện chiến lược hướng ngoại bằng cam kết quyết tâm tự do hoá kinh tế và hội nhập nhiều hơn trong khu vực, từ đó tạo cho cả khối một môi trường chung, một thị trường chung với đầy đủ những ưu điểm của từng nước ASEAN. Biện pháp để xây dựng một khu vực ASEAN mạnh mẽ và hội nhập là: Tạo thuận lợi cho tự do hoá thương mại thông qua việc hình thành khu vực tự do hoá thương mại ASEAN (AFTA), hội nhập trong lĩnh vực công nghiệp ASEAN (AICO), tạo thuận lợi các hoạt động dịch vụ và tự do hoá dịch vụ thông qua Hiệp định khung ASEAN về các dịch vụ (AFAS), tạo thuận lợi cho đầu tư và tự do hoá đầu tư bằng cách xây dựng khu vực đầu tư ASEAN (AIA), thúc đẩy phát triển đồng đều trong ASEAN như chương trình hợp tác tiểu vùng Mêkông. Ngoài ra, các nước ASEAN còn thực hiện các biện pháp táo bạo khác như xây dựng các mạng lưới và liên kết cơ sở hạ tầng (giao thông liên quốc gia, cáp viễn thông liên quốc gia). Nhiệm vụ và lợi ích của từng chương trình trên như sau: a. Khu vực tự do hoá thương mại ASEAN (AFTA - ASEAN Free Trade Area) Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thu hút các nhà đầu tư trong ASEAN đầu tư vào Việt Nam chính là việc Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN viết tắt là AFTA, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước trong khối ASEAN. Những lợi ích cơ bản của AFTA đối với ASEAN là ASEAN sẽ trở thành một cơ sở chế tác chiến lược có khả năng cạnh tranh về giá cả và không có thuế quan. Lúc đó, ASEAN sẽ trở thành một thị trường khu vực rộng lớn với các hàng hoá luân chuyển tự do. Về tác động của AFTA đến thu hút FDI từ ASEAN ta có thể thấy, chương trình này sẽ làm thay đổi mục tiêu đầu tư của các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam. Như đã phân tích các nhà đầu tư ASEAN khi đầu tư vào Việt Nam thường đặt mục tiêu là chiếm lĩnh thị trường nội địa và chuyển giao công nghệ. Trong tương lai khi thị trường là tự do, mục tiêu đi đầu tư sẽ là tận dụng lợi thế so sánh về môi trường đầu tư để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá. Nếu như Việt Nam không có những bước đột phá trong việc cải thiện môi trường đầu tư thì dòng FDI sẽ đổ về các nước ASEAN khác có lợi thế hơn Việt Nam. Vậy tác động của AFTA đến FDI từ ASEAN cũng như từ nước ngoài nói chung vào Việt Nam sẽ không nhiều mà thậm chí còn là bất lợi vì xét về môi trường đầu tư Việt Nam thua kém hầu hết các nước ASEAN. Việc tham gia vào AFTA sẽ làm tăng lượng vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam. Nguyên tắc xuất xứ hàng hoá của AFTA có yêu cầu thấp hơn so với yêu cầu của các khu vực mậu dich tự do khác. Chính vì vậy tham gia vào AFTA còn tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư trong AFTA sẽ chú ý nhiều hơn đến viêc di chuyển một số ngành sản xuất sang Việt Nam do các nước này đang mất dần lợi thế và lao động rẻ. Đồng thời Việt Nam đang có mục tiêu tạo nhiều việc làm cho người lao động. Do đó, việc di chuyển các cơ sở, công nghệ sản xuất từ các nước sang Việt Nam sử dụng nhiều lao động là rất phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam. Hơn nữa, thế mạnh của các nước ASEAN trong viêc đầu tư ra nước ngoài không phải ở các ngành công nghiệp có công nghệ cao, thậm chí cũng không phải ở lĩnh vực công nghệ chế biên quy mô lớn. Các nước này cũng đang cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, hoạt động đầu tư của các nước trong AFTA sang Viêt Nam sẽ tiếp tục tăng ở các hoạt động dịch vụ, thương mại, công nghệ chế biến vừa và nhỏ. Ngoài ra, việc tham gia vào AFTA còn tác động đến việc hình thành và phát triển thị trường tài chính – tiền tệ, mở rộng các hoạt động dịch vụ và nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước. b. Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO - ASEAN Industrial Cooperation) Mục tiêu của AICO là: - Tăng khả năng hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN - Mở rộng thị trường ASEAN - Tăng khả năng cạnh tranh của các công ty hoạt động tại ASEAN - Kích thước đầu tư vào ASEAN. AICO sẽ mang lại những lợi ích chủ yếu như các công ty thành viên AICO sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi là 0% - 5 %, được hưởng các quy chế thích hợp về hàm lượng nội địa trong hàng hoá sản xuất, được gỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan và các biện pháp khuyến khích khác liên quan tới phi thuế quan. Để gia nhập AICO, công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Là một công ty hoạt động ở ASEAN và tiến hành các hoạt động mang tính bổ sung hay kết hợp trong lĩnh vực công nghiệp, góp vốn, chia sẻ nguồn lực hoặc các hoạt động hợp tác khác. Khi đã là thành viên, chương trình AICO sẽ hỗ trợ công ty trong việc: - Tạo ra các mối liên kết với công ty mẹ ở các nước ASEAN khác - Tạo ra mối liên kết với công ty độc lập ở nước ASEAN khác - Liên kết hoạt động ở ASEAN - Biến ASEAN thành một cơ sở sản xuất có hiệu quả, thống nhất và cho chi phí thấp đối với thị trường khu vực và thị trường thế giới Với những lợi ích như vậy AICO sẽ là cơ chế rất hiệu quả trong việc khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vào ASEAN cũng như phát triển các công ty đa quốc gia, các tập đoàn mẹ con (theo mô hình của Nhật Bản). Vì vậy ngoài việc tạo ra một sự liên kết phát triển công nghiệp nội khối ASEAN. AICO sẽ là lực đẩy vô hình cực mạnh đối với nước là cửa ngõ của ASEAN vì đây sẽ trở thành trung tâm về kinh tế tập hợp các đầu não của toàn mạng lưới sản xuất trong ASEAN. Từ đó sẽ tạo nên hiệu ứng lan toả phát triển đồng bộ nền kinh tế của nước đó. (Trong thời gian qua Sinhgapore đã tận dụng được một phần của lợi thế này). Để đón đầu khuynh hướng này Thái Lan đã có 2 mục tiêu cụ thể. Thứ nhất trở thành điểm thu hút nhiều dự án công nghiệp nhất trong ASEAN; thứ hai, khuyến khích các công ty nước ngoài lập "Trụ sở hoạt động khu vực" hay ROH ở Thái Lan. Để đạt được các mục tiêu này Thái Lan đã tiến hành nâng cấp bộ máy quản lý và đưa ra chiến lược thu hút đầu tư nhằm tăng sức cạnh tranh của đất nước đối với các nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời có những biện pháp ưu đãi hỗ trợ về thuế, sản xuất đối với các nhà đầu tư ở Thái Lan. AICO sẽ tác động như thế nào đến khả năng thu hút FDI từ ASEAN đến Việt Nam trong tương lai? Câu trả lời cho câu hỏi trên là cơ chế này hỗ trợ phát triển công nghiệp một cách toàn diện và khuyến khích đầu tư tận dụng lơị thế so sánh của mỗi nước, đặc biệt là về đầu vào và thị trường tại chỗ, làm lành mạnh hoá môi trường đầu tư ASEAN. Vì vậy nó sẽ thúc đẩy đầu tư của ASEAN cũng như các nước khác vào Việt Nam một cách có hiệu quả. c. Hiệp định khung về dịch vụ của ASEAN (AFAS - ASEAN Framework Agreement on Services) Mục tiêu của AFAS là tự do hoá thương mại trong khu vực dịch vụ. Trong vòng thương thảo thứ nhất, AFAS đã đạt được thỏa thuận về bảy lĩnh vực ưu tiên: Vận tải hàng không, các dịch vụ kinh doanh, xây dựng, các dịch vụ tài chính, giao thông đường biển, du lịch, viễn thông. Ở vòng đàm phán tiếp theo, thoả thuận cần đạt được đối với mọi khu vực dịch vụ và mọi hình thức cung ứng. Nếu coi dịch vụ là một hàng hoá thì tự do hoá trong lĩnh vực dịch vụ có thể được coi là tự do hoá thương mại, nhưng trên thực tế tự do hoá dịch vụ lại gần gũi hơn với tự do hoá đầu tư, vì dịch vụ là hàng hoá tiêu thụ tại chỗ vì vậy thương mại dịch vụ thường gắn liền với việc lưu chuyển vốn. Đứng ở khía cạnh này AFAS sẽ tác động dương tới FDI của ASEAN vào Việt Nam. Vì hai lý do sau: Thứ nhất, Việt Nam là nước đang phát triển nhu cầu về các dịch vụ phát triển hạ tầng cơ sở như dịch vụ vận tải, xây dựng, phát triển du lịch, tài chính ngân hàng … là rất lớn, có cầu tất sẽ có cung, AFAS sẽ là một lợi thế của cung từ đầu tư ASEAN. Thứ hai, nhờ thúc đẩy quá trình cải tạo cơ sở hạ tầng như trên sẽ tạo điều kiện cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, tăng tính cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút FDI. d. Hình thành khu vực đầu tư ASEAN (AIA - ASEAN Investment Area) Mục tiêu của việc hình thành khu vực đầu tư ASEAN là để thu hút được nhiều hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nguồn của ASEAN và ngoài ASEAN và để tạo thuận lợi cho các dòng vốn, công nghệ và nghề nghiệp chu chuyển tự do trong khu vực. Những cách tiếp cận chủ yến tới mục tiêu nêu trên gồm: [...]... khi Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội ASEAN năm 1995, đầu tư trực tiếp của các nước này vào Việt Nam đã tăng vọt lên tới 244 dự án với số vốn đầu tư 3.265 triệu USD vào đầu năm 1996, chiếm 14% tổng số dự án và 17,9 % tổng FDI của cả nước Đến cuối năm 1996, các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt nam 292 dự án với tổng vốn đầu tư 4666 triệu USD Đến tháng 12 năm 1997 đầu tư trực tiếp của các nước. .. cấu đầu tư vốn theo ngành của các nước ASEAN vào Việt Nam Biểu đồ 2.4 Cơ cấu đầu tư dự án theo ngành của các nước ASEAN vào Việt Nam Theo kết quả tính toán từ số liệu thống kê của Vụ quản lý dự án đầu tư trong tổng số 1910 dự án đầu tư của các nước ASEAN đang được triển khai ở Việt Nam chỉ có 688 dự án với 20,17 tỷ USD vào ngành nông nghiệp, chiếm khoảng 36 % tổng dự án và 44,6 % tổng vốn đầu tư ở Việt. .. các nước ASEAN đã lên tới 362 dự án với vốn đầu tư 8634 triệu USD, chiếm 15,6 % tổng dự án và 27,6 % tổng số vốn FDI của cả nước Đến 20/04/2012 tổng số FDI của các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam đã lên tới con số 45,233 tỷ USD với 1910 dự án đầu tư 2.2.2.1 Theo đối tác đầu tư Bảng 2.4 Đầu tư các nước ASEAN vào Việt Nam giai đoạn 1996 tháng 4 năm 2012 TT Đối tác đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký... Việt Nam chưa rõ ràng và khả năng tiếp nhận công nghệ của Việt Nam còn thấp 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM 2.3.1 Ưu điểm Thứ nhất, tốc độ gia tăng về số dự án và vốn đầu tư khá nhanh, nhất là ở giai đoạn này khi Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư ASEAN rất quan tâm đến thị trường đầu tư của Việt. .. một số nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Singapore, Philippines Trước năm 1998 Brunei có 1 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn 10 triệu USD, đứng cuối cùng trong các nước ASEAN đầu tư trực tiếp vào Việt Nam Tính đến hết năm 20/04/2012, Brunei có 124 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn 4,85 tỷ USD, đứng thứ 4 trong ASEAN và thứ 12 trong tổng số 89 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, ... NGOÀI CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988-2011 2.2.1 Giai đoạn 1988-1995 (Trước khi vào ASEAN) Vào những năm 80, quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN mới được thiết lập trở lại chủ yếu là quan hệ thương mại Sau khi Việt Nam ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1997, các nước ASEAN mới bắt đầu tham gia đầu tư tuy nhiên còn dè dặt Trừ Singapore và Malaysia, các nước còn lại tham gia vào những... cạnh những kết quả đạt được đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có một số hạn chế sau: Cơ cấu vốn đầu tư của các nước ASEAN nhìn chung còn bất hợp lý so với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước Thực tế hoạt động FDI từ các nước ASEAN trong những năm qua cho thấy vốn đầu tư vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào những ngành dễ thu lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn ngắn như: Các ngành sản xuất chất tẩy... tư của nước ngoài ở Việt Nam các quốc gia ASEAN thời kỳ này vẫn phải nhường chỗ cho các nhà đầu tư Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Nhìn chung đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam thời kỳ này vẫn mang tính chất tiếp cận, thăm dò hợp theo khả năng vốn có hơn là việc hoạch định các chiến lược đầu tư lớn, cụ thể và mang tính dài hạn 2.2.2 Giai đoạn 1995 - 2011 (Sau khi Việt Nam ra nhập ASEAN) Nếu... làm và thu Tuy vốn đầu tư của các nước ASEAN chiếm tới 27,8% vốn FDI của cả nước nhưng các dự án FDI của các nước này chỉ đạt được 17,5% doanh thu; 11,4% xuất khẩu; 13,4% việc làm; 19,3% thu doanh thu; 13,2 %thu lợi tức; 18,9% thu xuất khẩu và 50,9% thu khác trong các chỉ tiêu tư ng ứng của FDI cả nước Như vậy, tính khả thi của các dự án đầu tư trực tiếp của ASEAN ở Việt Nam chưa cao Trong đó nguyên... trong tổng số dự án đầu tư Vì thế các dự án đầu tư của các nước ASEAN khá phù hợp với trình độ phát triển còn thấp của Việt Nam Tuy nhiên, xét về mặt chiến lược, tiềm năng đầu tư về kỹ thu t và tài chính của các nước này lại còn nhiều hạn chế trước yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam 2.2.2.3 Hiệu quả đạt được Thực tế triển khai các dự án đầu tư trực tiếp của ASEAN ở Việt Nam thời gian qua . vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam . CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ASEAN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ASEAN VÀO VIỆT. ASEAN có ảnh hưởng tích cực tới việc các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam và các tổ chức các nước trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Việc thu hút đầu tư từ các nước nội khối cũng là một trong những. nhà. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ASEAN VÀO VIỆT NAM Thu hút đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN là một trong những định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Ngày đăng: 18/12/2014, 12:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.3.1. Đối với các cấp có thẩm quyền

  • 3.3.2. Đối với các nhà đầu tư

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan