LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ, do thời gian và khả năng tìm hiểu bị hạn chế. Hơn nữa, do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên tầm nhìn còn hạn chế và khả năng nhận xét, đánh giá còn chưa cao. Vì vậy, bài báo cao thực tế của em không tránh khỏi những khuyết điểm, thiếu sót nên em rất mong được sự quan tâm chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy cô, các anh chị trong các phòng ban và ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ để bản báo cáo của em được hoàn thành và đạt kết quả tốt. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo Công Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại doanh nghiệp. Em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, các cô, các chú, các anh, các chị công tác tại các phòng ban của doanh nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em về mặt thực tiễn và cung cấp cho em những tài liệu quan trọng làm cơ sở nghiên cứu chuyên đề để em có thể hoàn thành tốt bản báo cáo này. Đặc biệt em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới cô giáo đã hướng dẫn em thực tập Th.s Ngô Thị Hương Giang giảng viên khoa quản trị kinh doanh trường ĐH Kinh tế Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề của mình. Em xin chân thành cảm ơn Thái Nguyên ngày 27 tháng 3 năm 2016 Sinh viên thực tập Nguyễn Văn Thọ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm các mặt hàng chủ yếu của Công ty giai đoạn 2014 2015 Bảng 2.2 Bảng mức giá hiện tại một số sản phẩm của công ty năm 2015 Bảng 2.3 Số lượng lao động của công ty giai đoạn 2013 – 2015 Bảng 2.4 Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ Bảng 2.5 Cân đối thời gian lao động của một công nhân viên bình quânnăm Bảng 2.6 Năng suất lao động năm 2014 – 2015 Bảng 2.7 Bảng chấm công Bảng 2.8 Bảng thanh toán lương Bảng 2.9 Tổng hợp chi phí sản xuất theo yếu tố Bảng 2.10 Giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm giấy Xi măng 70gr TNQK phân xưởng công nghệ tháng 10 năm 2015 Bảng 2.11 Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm giấy Xi măng 70gr TNQK phân xưởng công nghệ thánh 10 năm 2015 Bảng 2.12 Đánh giá giá thành đơn vị sản phẩm giấy Xi măng 70gr TNQK phân xưởng công nghệ tháng 10 năm 2015 Bảng 2.13 Phân tích tình hình biến động tài sản của công ty Bảng 2.14 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của công ty Bảng 2.15 Bảng tính hệ số thanh toán hiện hành Bảng 2.16 Bảng tính tỷ số thanh toán nhanh Bảng 2.17 Bảng tính tỷ số thanh toán tức thời Bảng 2.18 Bảng tính hệ số nợ Bảng 2.19 Bảng tính tỷ suất đầu tư tài sản cố định Bảng 2.20 Bảng tính vòng quay hàng tồn kho Bảng 2.21 Bảng tính hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Bảng 2.22 Bảng tính tỷ suất doanh lợi trên doanh thu Bảng 2.23 Bảng tính tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Bảng 2.24 Bảng tính tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần: Bảng 2.25 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 Quy trình công nghệ sản xuất giấy phân xưởng công nghệ Sơ đồ 02 Tổ chức bộ máy quản lý củaCông ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ MỤC LỤC CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY HOÀNG VĂN THỤ 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ 1.1.1. Tên, địa chỉ công ty Tên công ty: Tên chính thức: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY HOÀNG VĂN THỤ Tên giao dịch tiếng anh: Hoang Van Thu Paper Joint Stock Company Tên viết tắt: HOPACO Địa chỉ, điện thoại và các thông tin chung: Địa chỉ: Tổ 5, phường Quán Triều, Thành phố Thái Nguyên. Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0280.3844.169 – 3844654 Fax: 02803844548 3844652 Website: www.hopacothainguyen.com Email: honghopacoyahoo.com.vn Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 1703000214 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp. Vốn điều lệ: 23.325.000.000 VNĐ Người đại diện: Tổng Giám đốc – Hoàng Minh Thông Tài khoản: 102010000439006 tại Ngân hàng CPTM Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên. Mã số thuế: 4600100194 Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần 1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trính phát triển công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ Công ty Cổ phần giấyHoàng Văn Thụ tiền thân là nhà máy Giấy Đáp Cầu thuộc Pháp được xây dựng từ năm 1913 tại Đáp Cầu – Bắc Ninh. Trong quá trình phát triển công ty đã trải qua một số mốc quan trọng sau: 2081945: Nhân dân tỉnh bắc ninh khởi nghĩa, công nhân nhà máy giấy Đáp Cầu nổi dậy. Chủ Pháp –Nhật buộc phải giao nhà máy cho công nhân. Để tự vệ Nhà máy đã thành lập đội tự vệ vũ trang do đồng chí Lê Thành làm đội trưởng, và thành lập Ủy ban Quản trị do đồng chí Nguyễn Văn Can làm chủ tịch, đồng chí Giang Ngọc Toàn làm Phó chủ tịch. Năm 1945: Sản xuất cả bột giấy (bằng nứa) và giấy đạt sản lượng 3000 tấn, được Chính phủ giao cho sản xuất giấy làm giấy “ Bạc Cụ Hồ”. Ngày 421947: Di chuyển nhà máy lên Chợ Chu (Định Hóa, Bắc Kạn), ngày 581947 bắt đầu ra giấy lại, được Nhà nước đổi tên thành Nhà máy Giấy HoàngVăn Thụ. Thàng 11948: Để đối phó với giặc Pháp, Nhà máy di chuyển về 6 địa điểm với 6 chi nhánh: + Chi nhánh 1: gọi là Việt Nam tại Chợ Chu – Bắc Kạn. + Chi nhánh 2: gọi là Dân Chủ Bố Hạ Bắc Giang, xeo giấy bằng liềm đồng ở Bầu, Hiệp Hòa, Bắc Giang. + Chi nhánh 3: gọi là Cộng Hòa tại Cầu Trắng, Sơn Tây. + Chi nhánh 4: gọi là Độc Lập tại Hạ Hòa, Phú Thọ + Chi nhánh 5: gọi là Tự Do tại Ấm Thượng, Phú Thọ. + Chi nhánh 6: gọi là Hạnh Phúc tại Phú Bình, Thái Nguyên. Chi nhánh Độc Lập sau đó hợp nhất với cơ sở giấy Ngòi Lửa (của banTài chính Trung ương) và xưởng giấy Việt Bắc thuộc Bộ Công thương thành Xí nghiệp Giấy Lửa Việt và giao cho tỉnh Phú Thọ quản lý. Năm 1949: Các chi nhánh lại trở về Chợ Chu. Công nhân của nhà máy đã có trên 1000 người. Năm 1950. Trên đường đi chiến dịch Biên giới, Hồ Chủ tịch đã vào thăm nhà máy. Tháng 10101953: Đế quốc Pháp ném bom nhà máy, 16 cán bộ công nhân hy sinh. Tháng 11955: Nhà máy bắt đầu di chuyển về Quán Triều (Thái Nguyên). Ngày 141955 ra mẻ giấy đầu tiên. Năm 1960: Sản lượng nhà máy đạt 2.319 tấn, được suy tôn “Lá cờ đầu cử ngành Công nghiệp nhẹ”. Năm 1965: Đạt 5.052 tấn là đỉnh cao nhất. Từ 19611964 được tặng 1 Huân chương Lao động hạng Hai, 2 Huân chương Lao động Hạng Ba. Giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, một bộ phận nhà máy sơ tán về Chợ Chu. Năm 1969: Chuyển về Quán Triều – Thái Nguyên, đạt sản lượng 3.772 tấn. Năm 1972: Nhà máy bị đế quốc Mỹ ném bom rải thảm, hư hỏng 80% thiết bị. Sau đó lắp máy xeo dài mới công suất 3000 tấn năm (thiết bị Trung Quốc). Năm 1973 đạt sản lượng 2.040 tấn. Năm 1978: Lắp thêm máy xeo tròn 2000 tấn năm. Năm 1979 đạt 4.150 tấn, sau đó sản lượng giảm dần. Năm 1990 mới khôi phục lại. Năm 2000: Đạt 4.113 tấn, sản phẩm chính là giấy xi măng. Năm 2001: Đầu tư máy xeo 15000 tấn. Ngày 132003 đưa vào sản xuất giấy xi măng. Ngày 1042001: Được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ Trang trong thời kỳ chống Pháp”. Ngày 01012003 Tổng công Ty giấy Việt Nam quyết định nâng cấp từ Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ lên Công ty giấy Hoàng Văn Thụ. Tháng 2442006: “Công ty giấy Hoàng Văn Thụ” đã cổ phần hoá chuyển thành: “Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ”. Ngày 25022008 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 17121000035 chứng nhận Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ thực hiện dự án đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất giấy xi măng công suất 30.000 tấnnăm. Theo đó: Tổng vốn đầu tư: 292.884.530.000 VND. Thời gian thực hiện dự án: 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Tiến độ thực hiện dự án: từ Quý 42007, hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2009. Được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành; Được hưởng các chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh Thái Nguyên theo điều kiện dự án áp ứng Ngày 26032008, Hội đồng Quản trị công ty có quyết định về việc phát hành Cổ phần phổ thông cho các cổ đông theo tỷ lệ 1:1. Tổng số vốn phát hành là 2.500 triệu VND, trong đó: Vốn góp của Công đoàn Tổng công ty giấy Việt Nam chuyển từ vay ngắn hạn sang (từ năm 2005) là 200 triệu VND, vốn góp của các cổ đông khác chia đều theo tỷ lệ là 2.300 triệu VND. Qua nhiều năm Công ty không ngừng đầu tư hiện đại hóa các trang thiết bị, máy móc, hệ thống dây chuyền sản xuất theo công nghệ mới,… Nâng cao dây truyền sản xuất, đào tạo và cử các chuyên gia nâng cao năng lực chuyên môn đã mang về cho công ty nhiều thành tích quan trọng như: Sản lượng liên tục tăng, đạt và vượt mức các kế hoạch đề ra,các mặt hàng giấy được mở rộng, chất lượng giấy được nâng cao, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đời sống cho CB CNV trong công ty. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và ban lãnh đạo công ty, cùng với sự đoàn kết cần cù sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên đã giúp công ty ngày càng phát triển và từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường. 1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, có tổng diện tích là 97.000 m2 công suất thiết kế 15.000 tấn giấy năm. Công ty hạch toán độc lập, 100% vốn cổ đông. Với tổng số lao động hiện tại là 420 lao động 1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp Ngành nghề kinh doanh • Sản xuất giấy nhãn, bìa nhãn, bao bì từ giấy và bìa (các mặt hàng giấy bao bì làm vỏ bao xi măng); • Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ (gia công, chế biến gỗ, dăm mảnh); • Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; • Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác (máy móc, thiết bị và phụ tùng); • Phá dỡ; • Chuẩn bị mặt bằng; • Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng (tre, gỗ, nứa, lá); Các loại sản phẩm giấy chủ yếu của Công ty hiện nay là: Giấy bao gói xi măng 7078gr TNQK, giấy xi măng các loại: F50, F33, F10,… Giấy bìa Giấy ngành may và bao gói công nghiệp Dăm mảnh gỗ xuất khẩu 1.3. Quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giấy của công ty Nguồn: Phòng Kỹ thuật sản xuất Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất giấy phân xưởng công nghệ Thuyết minh công nghệ Các công việc thể hiện trong quy trình công nghệ như sau: Giấy loại được băng tải đưa vào máy đánh tơi thuỷ lực, tại đây các tạp chất như băng dính, đinh ghim, tạp chất cơ học... được loại bỏ. Phần bột được bơm pha loãng và bơm vào hệ thống lọc cát thô. Bột sau khi lọc cát được đưa về bể chứa, từ bể chứa được bơm qua sàng áp lực. Sau đó, bột được đưa qua hệ thống khuếch tán rồi đưa vào bể chứa tiếp theo. Tiếp đó, bột được bơm đi nghiền qua hệ thống nghiền đĩa sau đó lại vào bể chứa rồi đưa vào bể trộn. ¬ Bột kraf được băng tải đưa vào máy đánh tơi thuỷ lực để loại bỏ tạp chất. Bột được bơm pha loãng và đưa vào hệ thống lọc cát thô rồi về bể chứa. Từ bể chứa, bột được đưa qua sàng li tâm tới hệ thống lọc cát tiếp theo. Sau khi lọc cát, bột được đưa qua sàng áp lực rồi được cô đặc và vào bể chứa. Từ đây bột tiếp tục được bơm đi nghiền qua hệ thống nghiền đĩa sau đó lại vào bể chứa rồi được đưa sang bể phối trộn. Tại bể phối trộn: Bột từ giấy nghiền, bột kraf được trộn lẫn với nhau cùng với các chất phụ gia rồi được đưa lên bể xeo. Từ bể xeo bột được đưa lên sàng áp lực rồi vào máy xeo. Tại đây giấy thành phẩm sẽ được cuộn lại, phần nước và bột nổi sẽ được thu hồi trong đó bột sẽ được đưa lại bể trộn còn nước được thải ra ngoài. Giấy sau khi được cuộn thành cuộn có trọng lượng theo yêu cầu sẽ được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng rồi sau đó được đóng gói và nhập kho thành phẩm hoặc xuất bán ngay. Tới đây là kết thúc chu trình sản xuất giấy. 1.4. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 1.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ là một đơn vị kinh tế độc lập có đủ tư cách pháp nhân. Công ty đã thành lập cơ cấu bộ máy quản lý theo kiểu tham mưu trực tuyến. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty thể hiện qua sơ đồ sau: Nguồn: Phòng Tổ chứcHành chính Sơ đồ 02: Tổ chức bộ máy quản lý củaCông ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ 1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ cụ thể Ban kiểm soát: Giám sát HĐQT, Tổng Giám đốc trong việc điều hành và quản lý công ty. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo tài chính. Xem xét sổ sách kế toán và các tài liệu khác của công ty, thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm. Kiến nghị với hội đồng quản trị về các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành kinh doanh công ty đạt hiệu quả cao hơn. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty. Tổng giám đốc: Là người đại diện pháp nhân, đứng đầu bộ máy quản lý công ty, là người chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của cán bộ công nhân viên. Ngoài việc uỷ quyền cho Phó TGĐ Tổng giám đốc còn chỉ huy thông qua các trưởng phòng ban, quản đốc phân xưởng. Phó tổng giám đốc kỹ thuật: Giúp việc cho Tổng giám đốc, phụ trách khối kỹ thuật sản xuất, trực tiếp điều hành các phân xưởng công nghệ sản xuất giấy, phân xưởng điện, đảm bảo kế hoạch cũng như tiến độ giao hàng. Phó tổng giám đốc kinh tế tài chính: Giúp việc cho Tổng giám đốc, phụ trách khối kinh doanh, theo dõi và đôn đốc mọi hoạt động về kinh tế, tài chính. Phó tổng giám đốc hành chính nội vụ: giúp việc cho Tổng giám đốc về quản lý các vấn đề liên quan đến tổ chức hành chính và đời sống y tế. Phân xưởng cơ điện: Là phân xưởng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ điện, phục vụ quá trình sản xuất, quản lý thiết bị cẩu trục máy nâng, máy công cụ nồi hơi, thiết bị điện sửa chữa bảo dưỡng kiểm tra thiết bị để đảm bảo các thiết bị hoạt động tốt trong quá trình sản xuất. Phòng Kỹ thuật: Là bộ phận quản lý các quy phạm kỹ thuật an toàn, nghiên cứu triển khai việc áp dụng đúng kỹ thuật trong quy trình sản xuất đảm bảo cho các sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn đối với sức khoẻ tính mạng người lao động. Nghiên cứu đề xuất giải quyết về lĩnh vực quản lý công nghệ, kiểm tra giám sát chất lượng vật tư, chất lượng sản phẩm. Phân xưởng công nghệ: Là đơn vị trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra chất lượng, an toàn, tiết kiệm. Phòng kế hoạch sản xuất, thị trường: Có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch của công ty, lập kế hoạch ngắn hạn kế hoạch tác nghiệp, phối hợp các phòng ban có liên quan lập kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch giá thành, kịp thời điều chỉnh giá khi có biến động trên thị trường. Chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm cho công ty theo kế hoạch, thực hiện ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm, nắm bắt diễn biến thị trường, thiết lập triển khai các kênh tiêu thụ, thông qua các mạng lưới cho từng khu vực, đảm bảo kế hoạch và tiến độ giao hàng. Phòng tài chính kế toán: Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở doanh nghiệp theo cơ chế quản lý mới. Cân đối tài chính đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được duy trì ổn định. Thông qua báo cáo tài chính báo cáo thống kê các tài liệu để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh qua từng thời kỳ giúp lãnh đạo công ty có biện pháp xử lý hoặc phương phấp cho kỳ tiếp theo. Ngoài ra, đảm bảo các quyền lợi, chế độ lương thưởng cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Phòng quản trị đời sống: Có nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ của cán bộ công nhân viên trong Công ty, thực hiện chế độ vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, bảo hộ lao động và khám chữa bệnh, điều trị, điều dưỡng tại chỗ, tổ chức khám định kỳ nhằm ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, tổ chức cán bộ điều hoà lao động trong công ty, xây dựng nội quy quy chế, đảm bảo thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên trong công ty. Tổ chức thực hiện việc giữ gìn an ninh trật tự trong toàn công ty quản lý, đào tạo văn thư lưu trữ trong công ty, bảo quản tài liệu công văn, bảo quản con dấu theo quy định, tổ chức đón tiếp khách hàng, hội nghị... CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY HOÀNG VĂN THỤ 2.1. Phân tích các hoạt động Marketing 2.1.1. Phân tích tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh • Nghiên cứu cầu Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại phải cung cấp đúng những thứ khách hàng cần. Vì thế, hoạt động nghiên cứu cầu là rất quan trọng và quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Trên thực tế, công ty giấy thực hiện hoạt động sản xuất các sản phẩm thông qua các hợp đồng kinh tế. Khi hợp tác với khách hàng, các hợp đồng được kí kết nêu rõ các tiêu chuẩn, yêu cầu về sản phẩm. Từ đó, công ty mới tiến hành hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu cầu còn được thực hiện dựa trên kinh nghiệm hay phân tích cầu dựa vào số liệu tiêu thụ của các năm trước đó. Tuy nhiên, công ty luôn chủ trương sử dụng hết công suất máy móc, vì thế, cũng có những sản phẩm mà công ty sản xuất ra lại không được đặt hàng, dẫn đến tình trạng tồn dư hàng hóa. Kế hoạch sản xuất các mặt hàng được trưởng phòng Kế hoạch sản xuất – thị trường xây dựng dựa trên các kế hoạch năm của công ty. Do vậy, kinh nghiệm của trưởng phòng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ. Chính trưởng phòng cũng sẽ dựa trên những thông tin dự báo về nền kinh tế hay xu hướng phát triển của các ngành để dự đoán xu hướng thay đổi của cầu về các sản phẩm. Nghiên cứu cầu còn là nghiên cứu về khả năng thanh toán của khách hàng. Trưởng phòng, phó phòng Kế hoạch sản xuất – thị trường hoặc Tổng giám đốc, trong quá trình gặp gỡ, tìm kiếm khách hàng mới luôn chú trọng đến khả năng thanh toán của các công ty đối tác. Bên cạnh đó, dựa trên số lượng công nợ và nhu cầu sản phẩm, công ty có thể quyết định tiếp tục hay ngừng việc cung cấp hàng hóa cho khách hàng. • Nghiên cứu cung Cùng với sự phát triển kinh tế, nhiều công ty sản xuất giấy cũng ra đời và trở thành đối thủ cạnh tranh của công ty. Một số đối thủ cạnh tranh chính của công ty là: Đối thủ cạnh tranh trong nước + Đối thủ cạnh tranh ngay trong nội bộ tổng công ty giấy VN: Công ty giấy Việt Trì: Các sản phẩm của công ty giấy Việt Trì có chất lượng cao mà giá bán lại thấp hơn giá sản phẩm của công ty. Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty giấy Việt Trì cũng phát triển hơn, hệ thống đại lý giới thiệu sản phẩm được đặt ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, các hình thức khuyến mại được thực hiện với những khách hàng mua với số lượng hàng lớn. + Đối thủ cạnh tranh là các công ty TNHH, các công ty tư nhân sản xuất và kinh doanh bao bì bao gồm: Công ty bao bì Thanh Hoá, Công ty bao bì Bắc Ninh, Công ty bao bì Sông Công. Công ty chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty này trên thị trường. Các sản phẩm của họ đa dạng hơn, giá cả ngang bằng với giá sản phẩm của công ty mà chất lượng lại cao hơn. Họ có đại lý giới thiệu sản phẩm khắp miền Bắc. Mặc dù là công ty đi trước và có thương hiệu, nhưng giấy Hoàng Văn Thụ cần rất dè chừng đối với các đối thủ cạnh tranh mới này. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài: công ty chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các sản phẩm nhập ngoại từ Liên Xô, Đài Loan, Hàn Quốc….Các sản phẩm nhập ngoại này có chất lượng cao hơn mà giá bán lại tương đương hoặc rẻ hơn sản phẩm của công ty. Ngoài ra, các công ty sản xuất các vật liệu có thể thay thế cho giấy thô trong việc sản xuất bao bì xi măng, giác mẫu may, bao bì khác cũng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh có khả năng thu hẹp thị trường của công ty. Hầu hết các đối thủ cạnh tranh có giá sản phẩm thấp hơn sản phẩm thấp hơn sản phẩm tương tự của công ty. Vì vậy, là những người đi sau, thương hiệu ít nổi tiếng hơn, nên các đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách để nâng cao chất lượng sản phẩm đi kèm với truyền thông, quan hệ khách hàng và đảm bảo mức giá ổn định hoặc thấp hơn. Chính những điều này đã tạo ra rất nhiều khó khăn trong khâu tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm giấy của Hoàng Văn Thụ trong thời gian tới. 2.1.2. Chính sách Marketing mix của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ a. Chính sách sản phẩm Sản phẩm của công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ là mặt hàng thô được buôn bán trên thị trường sơ cấp là chủ yếu. Mặc dù trên thực tế, sản phẩm giấy của công ty còn được sử dụng với mục đích thương mại, nhưng Công ty giấy Hoàng Văn Thụ chỉ sản xuất và cung cấp cho các công ty sản xuất bao bì, xi măng, may mặc,… là chính. Với đặc trưng như vậy, hoạt động marketing ít sôi nổi hơn thị trường thứ cấp và những công ty cung cấp dịch vụ. Khâu tiêu thụ không quá chú trọng đến kênh phân phối, các hoạt động quảng cáo, marketing sản phẩm mà các yếu tố được quan tâm chính là các chính sách sản phẩm, giá cả, vận chuyển và thanh toán. Mặt khác, quá trình tạo ra sản phẩm chủ yếu nhờ máy móc, thiết bị. Con người chỉ tham gia một số hoạt động như: cho nguyên vật liệu vào, điều khiển máy, bảo quản sản phẩm, vận chuyển hàng hóa. Do đó, chất lượng sản phẩm, hàng hóa phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ pha trộn các loại nguyên vật liệu, đặc biệt là lề. Xét mối quan hệ tương quan với giá cả thì những đặc điểm vật lý của sản phẩm như độ bền kéo dọc, độ bền kéo ngang, định lượng,.. thường ít thay đổi và ở trong một giới hạn nào đó, hay nói cách khác, các thông số về chất lượng sản phẩm là gần như cố định, không thay đổi, điều này tác động đến hoạt động tiêu thụ. Công ty không thể liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ. Các sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm: Giấy ngành may Giấy bao gói xi măng với nhiều chủng loại khác nhau, thường có định lượng từ 7078 gram . Giấy 70A1 Fa50% : là loại giấy có pha 100% bột ngoại, màu vàng, sáng đẹp, độ bền cao, giá thành cao. Giấy 70A2 Fa 50% (F50): pha 50% bột ngoại sáng màu. Giấy 70A3 F33% (F33): pha 33% bột ngoại. Giấy 70A3 Fa 10% (F10): pha 10% bột ngoại. Giấy 70 không pha: dùng bột sản xuất trong nước. Giấy 90: giấy bao gói có chất lượng cao. Bìa: giấy bìa chất lượng cao, có định lượng từ 130400 gramm2 Các sản phẩm của công ty đã có uy tín và thương hiệu trên thi trường, hoạt động sản xuất ổn định và xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường với mức độ gay gắt tăng dần. Bên cạnh đó, máy móc của công ty cũng đã được đầu tư, xây lắp khá lâu nên năng lực sản xuất là có hạn. Do đó, công ty vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất với những mặt hàng truyền thống. Công ty cũng kết hợp với việc chạy thử các loại giấy với định lượng, khổ và gia keo khác nhau theo yêu cầu mới của khách hàng để có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường. Ngoài ra, đối với những loại giấy “đặc chủng” chỉ phù hợp với số ít công ty và được mua với số lượng ít, công ty cũng vẫn tập trung sản xuất. Vì vậy, số lượng khách hàng nhỏ lẻ đến với công ty cũng tăng lên. Về bao gói sản phẩm, công ty vẫn duy trì cách thức bao gói truyền thống. Sử dụng sản phẩm bìa của công ty làm vỏ bao gói; đối với loại giấy Kraft, mỗi cuộn giấy đều được buộc 4 đai (2 đai đầu cuộn), trừ khổ giấy 550 mm, còn với sản phẩm giấy bìa, mỗi cuộn được buộc 2 đai (1 đai đầu cuộn); trên mỗi cuộn giấy được sản xuất đều được dán nhãn ghi cách thức, tính chất cuộn, ngày và ca sản xuất, trọng lượng để đảm bảo cho khâu kiểm soát lưu kho và kiểm định chất lượng của công ty cũng như khách hàng. Cách bao gói này giúp doanh nghiệp giảm chi phí thu mua nguyên liệu bao gói khi sử dụng chính sản phẩm của mình, việc bao gói cũng được thực hiện nhanh chóng và tạo điều kiện cho hoạt động vận chuyển, lưu kho. Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm Trong hoạt động tiêu thụ và sản xuất giấy thô, sản phẩm mới ra đời chỉ là sự cải tiến về các thông số kĩ thuật thông qua sự thay đổi về tỷ lệ pha trộn các nguyên vật liệu và thay đổi tốc độ máy. Tuy nhiên, trong sự cạnh tranh khốc liệt, khi mà sản phẩm của công ty đang mất dần ưu thế, Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ đang có xu hướng chuyển đổi sang thị trường giấy trắng, giấy thô chất lượng cao với việc đầu tư 02 dây chuyền sản xuất mới vào cuối năm 2014. Nhờ đó sản lượng tiêu thụ hàng hóa của công ty cũng có sự thay đổi rõ rệt qua 2 năm. Bảng 2.1 : Kết quả tiêu thụ sản phẩm các mặt hàng chủ yếu của Công ty giai đoạn 2014 2015 TT Mặt hàng Sản lượng tiêu thụ(tấn) Doanh thu(triệu đồng) Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch(%) Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch (%) 1 Giấy các loại Giấy xi măng 13.342,6 21.500 61,138 106.584 124.000 16,33 Giấy bìa các loại 4.643,5 5.500 19,856 97.563 183.360 87,94 2 Dăm mảnh gỗ 26.755 150.000 460,643 64.943 198.750 206,03 Tổng 44.741.1 177.000 295,61 269.774,783 506.110,000 87,604 Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính Qua bảng trên ta thấy doanh thu và sản lượng sản phẩm sản xuất qua 2 năm đề tăng. Cụ thể: Sản lượng tiêu thụ chung năm 2015 đạt 177.000 tấn tăng 295,61% so với năm 2014. Trong đó sản lượng dăm mảnh gỗ tăng đáng kể, năm 2015 đạt 150.000 tấn, tăng 460,643% so với năm 2014. Nguyên do dẫn đến sự thay đổi này là do cuối năm 2014, công ty có đầu tư thêm 2 dây chuyền sản xuất mới, phục vụ sản xuất giấy và ban dăm mảnh gỗ và đạt được hiệu quả cao trong năm 2015. Về doanh thu tiêu thụ sản phẩm có sự thay đổi khá lớn. Năm 2014 doanh thu là 269.774,783 triệu đồng, con số này đã tăng thêm 87,604% vào năm 2015 đạt 506.110,000 triệu đồng. Qua đấy có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả hơn qua các năm. b. Chính sách giá Công ty thực hiện định giá dựa trên giá thành thực tế cộng với chi phí liên quan khác và một phần lợi nhuận, cụ thể, công thức tính giá cả sản phẩm giấy của công ty như sau: Giá bán ngoài = Ztt + CP ngoài sản xuất có liên quan+ LN Trong đó chi phí ngoài sản xuất có liên quan bao gồm: Chi phí quản lý: Là các chi phí cho bộ máy quản lý doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý; chi phí công cụ, các chi phí khác phát sinh ở phạm vi toàn doanh nghiệp như tiền lương và phụ cấp lương trả cho hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhân viên các phòng ban, ban quản lý; Chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp; Các khoản chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ khó đòi.. Chi phí bán hàng: Phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như chi phí tiền lương, phụ cấp trả lương cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, vận chuyển, bảo quản, các chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi phí vật liệu, bao bì, các chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác như bảo hành sản phẩm, quảng cáo. Chi phí nộp cấp trên: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho các dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ do các đơn vị khác ở bên ngoài cung cấp. Các chi phí khác: Như quỹ thưởng dự kiến, chi phí do các rủi ro: Máy hỏng, mất điện hoặc chi phí lưu kho ở cảng do không vận chuyển nguyên liệu về kịp trong thời gian cho phép… Giá thành thực tế của sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra nó còn giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí giúp cho người quản lý có cơ sở để ra quyết định đúng đắn kịp thời. Giá thành kế hoạch của sản phẩm trong công ty được giao cho phân xưởng giấy xây dựng. Các căn cứ để xây dựng giá thành kế hoạch là: Kế hoạch sản xuất tiêu thụ và các kế hoạch khác của tổng công ty giao cho công ty trong quý. Quyết định giao chỉ tiêu giá thành quý của tổng giám đốc đốc công ty giao cho công ty. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương được giám đốc công ty phê duyệt. Mặt bằng giá trong quý và các văn bản hướng dẫn của công ty về xây dựng giá thành trong quý. Tình hình thực hiện giá thành quý trước của phân xưởng. Phương pháp xây dựng kế hoạch giá thành: Khi xây dựng giá thành kế hoạch. Công ty dựa vào các căn cứ trên từ đó tính giá thành. Giá thành kế hoạch được tính theo khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục này giao cho phân xưởng được giám đốc công ty phê duyệt, bao gồm 2 loại: • Nguyên vật liệu chính. • Nguyên vật liệu phụ. Chi phí nhân công trực tiếp: • Lương công nhân sản xuất. • Bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn. Chi phí sản xuất chung (chi phí phân xưởng). Giá thành đơn vị = Mức tiêu hao cho 1 đơn vị SP x Đơn giá kế hoạch Đối với những khoản mục chi phí tổng hợp (chi phí gián tiếp) như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, trước hết phải lập dự toán chung sau đó lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp để phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm. Ví dụ như phân bổ theo giờ công định mức, theo tiền lương chính của công nhân sản xuất hoặc theo số giờ chạy máy…Để xác định giá bán sản phẩm, công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ đã dựa vào một số căn cứ sau: + Căn cứ quyết định khung giá bán sản phẩm giấy của Tổng công ty giấy Việt Nam ban hành; + Căn cứ vào giá thành kế hoạch (giá thành toàn bộ); + Căn cứ vào chi phí của từng loại sản phẩm khác nhau để xác định giá cho từng loại sản phẩm; + Căn cứ vào lợi nhuận mục tiêu của công ty. Dưới đây là bảng giá một số loại sản phẩm của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ tháng 12 năm 2015 Bảng 2.2: Bảng mức giá hiện tại một số sản phẩm của công ty năm 2015 STT Sản phẩm Giá 2014 2015 1 Giấy bao gói xi măng 70gr TNQK 8.900 9.400 2 Giấy xi măng F50 9.500 10.500 3 Giấy xi măng F33 9.600 10.800 4 Giấy xi măng F10 12.435 14.345 5 Giấy bao gói công nghiệp 8.654 9.756 6 Giấy bìa 6.800 8.450 (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường) c. Chính sách phân phối Hiện nay, sản phẩm chính của công ty là giấy cuộn, ngoài ra công ty còn sản xuất thêm một số loại sản phẩm khác. Đối với loại giấy cuộn thì đây là loại sản phẩm có giá trị đơn vị cao, khó vận chuyển, khách hàng chủ yếu của công ty là các khách hàng công nghiệp. Đặc điểm chủ yếu của loại khách hàng này là thường mua với khối lượng lớn và giao hàng theo tiến độ của họ. Do vậy đối với loại sản phẩm này thường sử dụng các loại kênh ngắn (kênh trực tiếp hoặc thông qua đại lý và chi nhánh). Công tác tiêu thụ sản phẩm cũng như việc giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác tiêu thụ sản phẩm đều do phòng kế hoạch thị trường của công ty giải quyết. Công việc chính của phòng kế hoạch thị trường là tìm kiếm các đại lý và các trung gian khác trong kênh phân phối, thực hiện việc tiêu thụ hàng hóa, tham gia hội trợ, triển lãm, tổ chức các hội nghị khách hàng… Công ty chỉ thực hiện hoạt động phân phối trực tiếp từ kho đến khách hàng mà không thông qua một đại lý hay cửa hàng nào. Khách hàng chủ yếu của công ty tập trung ở miền Bắc và một số khách hàng miền Trung. Do đó, công ty vừa thực hiện vận tải đường bộ vừa vận tải bằng đường sắt. Ngoài những phương tiện vận tải nội bộ, công ty phải thuê thêm một số doanh nghiệp, tư nhân vận tải bên ngoài như Công ty vận tải Khánh Lâm, xe anh Nguyễn Minh Ngọc,…Các phương tiện thực hiện phân phối hàng hóa phải đảm bảo có thùng xe sạch, không có các vật nhọn hay bề mặt thùng phải khô ráo, nhẵn. Đặc biệt, vào mùa mưa, các xe cần có bạt che kín để đảm bảo cho sản phẩm không bị hư hại trong vận chuyển. Khi nhận hàng, các lái xe phải kiểm định các cuộn giấy không bị rách hoặc ướt và sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về sản phẩm từ khi nhận hàng ở kho của Công ty cho đến khi giao hàng cho khách hàng. d. Chính sách xúc tiến hỗn hợp Việc xúc tiến bán hàng phần lớn là thông qua các kênh phân phối và bán trực tiếp tại công ty, khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng truyền thống. Công tác tiêu thụ sản phẩm đã được công ty đặt lên hàng đầu, với mục tiêu giữ vững các bạn hàng truyền thống, tăng cường đầu tư mở rộng để khai thác thêm thị trường mới. Thời gian qua công ty đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác tiêu thụ sản phẩm như: Điều chỉnh giá bán cho phù hợp với từng thời điểm, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng bằng việc chăm sóc, phục vụ chu đáo tận tình. Thông qua các hợp đồng đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng. Một số công cụ xúc tiến bán hàng công ty thường sử dụng: Quảng cáo: Quảng cáo là công cụ tuyên truyền được sử dụng khá phổ biến trong bất kì một công ty nào. Thông qua quảng cáo, người tiêu dùng các tổ chức, đoàn thể mới biết tới được công ty cũng như các sản phẩm mà công ty đang kinh doanh chú trọng hơn đến việc quảng cáo, bằng chứng cụ thể là công ty đã dành một khoảng ngân sách lớn cho việc xây dựng Website. Hiện nay, công ty đã và đang quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như trên báo chí như báo lao động,báo Thái Nguyên…nhằm có được những bạn hàng mới, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận, nâng cao uy tín của công ty ở thị trường trong nước cũng như là thị trường nước ngoài. Marketing trực tiếp: Bằng cataloge trên đó chứa đựng những hình ảnh hết sức sinh động chứa đựng những thông tin cơ bản về các sản phẩm của công ty ở thời điểm hiện tại để tiện cho khách hàng trong việc liên hệ với công ty. Bán hàng trực tiếp: Nhân viên bán hàng là cầu nối trực tiếp giữa công ty với khách hàng. Những người bán hàng là người thay mặt công ty quan hệ trực tiếp với khách hàng. Riêng đối với các khách hàng lớn, hoạt động liên hệ với khách hàng được chính Tổng Giám đốc hoặc Trưởng phòng và các phó phòng trực tiếp thực hiện. Công ty hoạt động khá chuyên nghiệp trong việc xử lý các đơn hàng và nắm bắt những nhu mới cũng như những thay đổi trong đơn hàng để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quan hệ công chúng (PR): Công ty đã tham gia nhiều hoạt động động từ thiện của thành phố cũng như tỉnh đề ra, ngoài việc trên công ty còn tham gia nhận và đào tạo công nhân vùng còn khó khăn của tỉnh. Công ty cũng tham gia tài trợ cho các chương trình nhằm nâng cao đời sống tinh thần của công nhân trong tỉnh. Thị trường giấy bao gói xi măng hiện nay đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty. Các hình thức khuyến khích mua hàng như giảm giá, tặng quà, chiết khấu thương mại,và thưởng tiền, hiện vật cho các đại lý đạt số lượng tiêu thụ cao. Riêng với công ty giấy Hoàng Văn Thụ, công ty cũng có những điều chỉnh về giá và một số chiết khấu trong phạm vi cho phép để vừa tăng lượng tiêu thụ vừa đảm bảo doanh thu, lợi nhuận. 2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương tại công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ 2.2.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động tại Công ty Lao động là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và có ý nghĩa quyết định trong mọi hoạt động của doanh nghiệp với việc sáng tạo và sử dụng các yếu tố khác của quá trình sản xuất, kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Sử dụng có hiệu quả lao động, khai thác tối đa tiềm năng lao động của mỗi người để phục vụ lợi ích của bản thân họ cũng như cho doanh nghiệp và xã hội. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có ba yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, và lao động. Trong đó lao động là yếu tố có tính chất quyết định. Bảng 2.3 : Số lượng lao động của công ty giai đoạn 2013 – 2015 Năm 2013 2014 2015 Tổng số lao động 317 355 420 Nguồn: Phòng tổ chức – Hành chính Nguồn nhân lực trong công ty được theo dõi và quản lý rất chặt chẽ cả về mặt số lượng và chất lượng. Cứ 3 tháng một lần, công ty tiến hành kiểm tra, thống kê và phân loại lực lượng lao động một lần theo nhiều tiêu chí khác nhau. Tính đến thời điểm 31102015, tổng số lao động của công ty là 420 người. Số lượng lao động năm 2015 tăng nhiều do cuối năm 2014 công ty đầu tư thêm 2 dây chuyền sản xuất mới, cần một lượng lao động lớn. Số lượng và chất lượng lao động qua hai năm 2014 và 2015 của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4: Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 So sánh 20152014 Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số người (%) Tổng số lao động 355 100 420 100 65 18,31 I. Phân loại theo tính chất công việc 1. Lao động trực tiếp 240 67,61 305 72,62 65 27,08 2. Lao động gián tiếp 115 32,39 115 27,38 0 0 II. Phân loại theo giới tính 1. Nam 255 71,83 314 74,76 59 23,14 2. Nữ 100 28,17 106 25,24 6 6 III. Phân loại theo địa điểm làm việc 1. Lao động quản lý hành chính tại trụ sở 95 26,67 98 23,33 3 3,16 2. Lao động tại xí nghiệp giấy 198 55,77 243 57,85 45 22,72 3. Lao động thuộc ban dăm mảnh tại các địa điểm dăm mảnh 62 17,46 79 18,81 17 27,42 IV. Phân loại theo trình độ lao động 1. Thạc sĩ 3 0,84 3 0,71 0 0 2. Đại học 55 15,49 55 13,10 0 0 3. Cao đẳng 15 4,23 20 4,76 5 33,33 4. Trung cấp 46 12,96 52 12,38 6 13,04 5. Công nhân kỹ thuật 105 29,58 120 28,57 15 50 TỔNG 355 100 420 100 65 18.31 Qua bảng cơ cấu lao động của công ty ta thấy rằng, qua mô lao động tại công ty ngày càng lớn, số lao động của công ty tăng từ 355 người (năm 2014) lên đến 420 người (năm 2015), tức tăng thêm 18,31%. Trên thực tế, công ty đang tiến hành mở rộng sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho các dây chuyền sản xuất mới của công ty. Chính điều nay đã làm cho số lượng lao động của công ty tăng lên đáng kể. e. Cơ cấu lao động phân theo tính chất công việc Năm 2015, lao động trực tiếp tại công ty có 305 người chiếm 72,62%, còn lao động gián tiếp có 115 người chiếm 27,38% là hoàn toàn hợp lý. Do là công ty sản xuất giấy nên lượng lao đông trực tiếp phải chiếm đa số để duy trì hoạt động sản xuất của Công ty. Lực lượng lao động gián tiếp có số lượng vừa đủ để hỗ trợ, định hướng quá trình sản xuất đạt kết quả cao. Lao động trực tiếp có 305 người vào năm 2015, số lượng công nhân viên đã tăng 65 người tương ứng với tăng 27,08% so với năm 2014. Cho ta thấy Công ty đang tập trung nhân lực vào khâu sản xuất nhằm tăng chất lượng sản phẩm để giảm chi phí, đồng thời cũng vì lý do cuối năm 2014 công ty đã đầu tư thêm 2 dây chuyền sản xuất mới, cần thêm lao động trực tiếp tại phân xưởng. Bên cạnh đó, lao động gián tiếp có 115 người vào năm 2015 không có sự thay đổi so với năm 2014. Điều này cho thấy tổ chức bộ máy quản lý của công ty khá ổn định. f. Cơ cấu lao động phân theo giới tính Năm 2014, Công ty có tổng cộng tất cả 355 lao động, trong đó có 255 nam và 100 nữ. Sang năm 2015 số lượng lao động tăng lên, do việc tuyển dụng thêm lao động mới và có những lao động đến tuổi về hưu. Năm 2015 số lượng lao động Nam là 314 người, chiếm 74,76% và số lượng lao động nữ 106 người, chiếm 25,24%. Do tính chất công việc sản xuất giấy nên những công nhân viên nữ đa số là những người lao động gián tiếp tức là làm trong bộ phận quản lý, kho, kế toán, hành chính, tạp vụ… Còn công nhân viên nam lại ngược lại, họ là những người lao động trực tiếp trong các phân xưởng của Công ty. Vì vậy tỷ lệ này là hoàn toàn phù hợp. g. Cơ cấu lao động phân theo địa điểm làm việc Với đặc trưng công việc sản xuất là chính, số hượng lao động làm việc tại phân xưởng sản xuất chiếm tỷ lớn hơn nhiều so với lao động tại trụ sở. Số lao động quản lý hành chính tại trụ sở năm 2015 có 98 người, tăng thêm 3 người so với năm 2014 do có sự thuyên chuyển công tác đối với một số cán bộ công nhân viên và một số cán bộ được đào tạo từ nước ngoài trở về. Năm 2015, lao động làm việc tại xí nghiệp giấy tăng lên đáng kể, tăng 45 người so với 2014 (198 người). Lượng lao động tăng thêm chủ yếu là lao động tại hai phân xưởng mới được lắp đặt. Hoạt động sản xuất dăm mảnh gỗ xuất khẩu được công ty chủ trọng hơn trong năm 2015 khiến số lao động thuộc ban dăm mảnh tại các địa điểm dăm mảnh tăng lên so với năm 2014 là17 người tương ứng với 27,42% chiếm 18,81% trong tổng cơ cấu lao động. h. Cơ cấu lao động phân theo trình độ lao động Xét về trình độ lao động, trong vòng một năm, số lượng lao động theo các trình độ khác nhau có sự thay đổi không quá lớn. Đây là do công ty đang trong thời ký hoạt động ổn định nên có rất ít sự thay đổi về nguồn nhân lực. Mặc dù xét về tỷ trọng, các lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học, trên đại học có xu hướng giảm. Tuy nhiên, rõ ràng số lượng lao động ở các trình độ này đang tăng. Cũng do nguyên nhân mở rộng dây chuyền sản xuất mới, công ty đang tiến hành đào tạo các lao động phổ thông là chủ yếu. Vì vậy, tỷ trọng lao động phổ thông ngày càng tăng lên, từ 25,63% lên 28,34%. Sản lượng tiêu thụ cũng có xu hướng tăng nên công ty bên cạnh việc kết hợp với các hợp đồng vận tải bên ngoài cũng tuyển thêm 3 lái xe làm tỷ lệ lao động lái xe tăng từ 1,69% lên thành 2,14%. Tỷ lệ lao động theo trình độ của công ty như vậy là khá hợp lý với tính chất công việc và điều kiện của công ty. i. Đánh giá chung cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ Nhìn chung, lực lượng lao động của công ty trẻ, nhiệt tình và có khả năng tiếp thu tốt. Đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty nâng cao mức năng suất, chất lượng và mức tiêu thụ sản phẩm. Mọi lao động trong công ty đều được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Công ty cũng luôn đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho công nhân viên, trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để có thể cấp cứu kịp thời trong trường hợp cần thiết. Mọi người trong công ty luôn có trách nhiệm và chấp hành tốt ý thức kỷ luật trong công Công ty. Cơ cấu lao động trên của Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ là hợp lý với đặc điểm của công việc, đặc điểm của người lao động, Chủ Nhà máy đã dựa vào tính chất công việc mà tuyển dụng và phân công lao động rất hợp lý. j. Tình hình sử dụng lao động Phân tích tình sử dụng lao động là đánh giá trình độ sử dụng tiềm năng lao động theo chiều rộng, tính hợp lý của chế độ công tác, ảnh hưởng của việc tận dụng thời gian lao động đến khối lượng sản xuất, đánh giá tình trạng kỹ thuật lao động. Do tính chất đặc trưng của công nghệ và yêu cầu sản xuất. Công ty bố trí sản xuất theo 3 ca, mỗi ca làm việc 8 giờ. Bộ phận lao động gián tiếp làm việc 5 ngày tuần. Trong giờ làm việc cán bộ và công nhân không được rời vị trí sản xuất và đảm bảo đủ ngày công trong tháng, trong năm. Tại công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn thụ các lao động đều được chấm công theo thời gian làm việc, mức thời gian cụ thể của công ty quy định đối với công nhân viên như sau: Đối với công nhân sản xuất, do yêu cầu công việc, phải tận dụng công suất của máy móc nên một ngày làm việc được chia làm nhiều ca. Hiện nay, công ty thực hiện sản xuất theo 3 ca: + Ca 1: Từ 6 giờ đến 14 giờ. + Ca 2: Từ 14 giờ đến 22 giờ. + Ca 3: Từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau. Khi có các đơn hàng phát sinh, công ty sẽ yêu cầu làm thêm giờ trên cơ sở tự nguyện, tiền lương làm thêm giờ sẽ được tính theo quy định của công ty. Cứ một năm làm việc người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ 12 ngày; làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại được nghỉ 14 ngày. Người làm việc chưa đủ 12 tháng thì được tính tương ứng với số tháng đã làm, cứ một tháng được nghỉ một ngày. Sau 05 năm (60 tháng) làm việc liên tục, cứ mỗi 05 năm người lao động được nghỉ thêm 01 ngày phép năm (tính từ ngày nhận việc của người lao động). Người lao động có tổng thời gian nghỉ cộng dồn do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quá 06 tháng hoặc nghỉ ốm quá 03 tháng thì thời gian đó không được tính để hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm. Người lao động được nghỉ ốm đau, thai sản, điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… được nghỉ làm việc theo chứng nhận của bác sĩ và được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo Điều lệ BHXH. Nghỉ việc riêng: + Người lao động được quyền nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương, trong các trường hợp sau: + Bản thân kết hôn: Nghỉ 3 ngày. + Con kết hôn: Nghỉ một ngày. + Bố mẹ (bên chồng, bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 3 ngày. + Nghỉ thai sản: Theo qui định hiện hành (do cơ quan BHXH chi trả). + Ngoài ra người lao động nữ còn được hưởng thêm chế độ nghỉ ngơi theo Điều 114, 115, 117 của Bộ Luật Lao Động. Nghỉ lễ tết: + Tết Dương lịch (0101): Nghỉ 1 ngày. + Tết Âm lịch (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm Âm lịch): Nghỉ 4 ngày. + Giỗ tổ Hùng Vương (1003 Âm lịch): Nghỉ 1 ngày. + Ngày chiến thắng (3004): Nghỉ 1 ngày. + Ngày quốc tế Lao Động (105): Nghỉ 1 ngày. + Ngày Quốc Khánh (29): Nghỉ 1 ngày. Bảng 2.5. Cân đối thời gian lao động của một công nhân viên bình quânnăm Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Chêch lệch 20152014 Tổng số ngày theo dương lịch 365 365 Số ngày nghỉ lễ, tết 8 8 Số ngày nghỉ chủ nhật 52 52 Tổng số ngày theo chế độ 305 305 Tổng số ngày vắng mặt với lý do: 46,16 43,39 2,77 Phép năm 7 9 2 Nghỉ ốm 10,09 8,29 1,8 Thai sản 1,07 1,1 0,03 Họp, công tác 2 2 Thiếu hàng, sửa chữa lớn 24 21 3 Nghỉ không có lý do 9,75 9 0,75 Tổng số ngày công thiệt hại 55,91 52,39 3,25 Số ngày công làm thêm 35 43 8 Tổng số ngày có mặt làm việc 284,09 295,61 11,52 Nguồn: Phòng tổ chứchành chính Nhìn chung, ta thấy số ngày làm việc của công nhân trong năm khá cao, tuy nhiên số ngày thiếu hàng, sửa chữa của công ty cũng khá lớn; đây là một vấn đề mà công ty nên lưu ý, hạn chế và đưa ra những biện pháp khắc phục. Năm 2014 tổng số ngày công thiệt hài giảm 3,25 ngày, trong đó: ngày nghỉ vắng mặt có lý do giảm 2,77 ngày, số ngày nghỉ ốm giảm 1,8 ngày, số ngày nghỉ thai sản giảm 0,03 ngày, số ngày thiếu hàng giảm 03 ngày, nhưng năm 2014 có số ngày công làm thêm của công nhân tăng 08 ngày so với năm 2013. Số ngày nghỉ không có lý do giảm 0,75 số ngày nghỉ phép tăng 02 ngày. Năng suất lao động Lao động là yếu tố cơ bản nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động bao giờ cũng mang lại hiệu quả, người lao động luôn mong muốn hiệu quả lao động của mình ngày một cao. Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động. Mức năng suất lao động được xác định bằng số lượng hay giá trị sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị lao động hao phí trong một đơn vị thời gian với điều kiện kinh tế kỹ thuật nhất định. Năng suất lao động là một chỉ tiêu đánh giá quan trọng cho việc bố trí tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ chuyên môn, năng lực của người lao động. Xác định được năng suất lao động bình quân, nhà quản lý sẽ nắm bắt được tình hình kinh doanh của Công ty mình rồi từ đó có sự chuẩn bị tốt cho kế hoạch kinh doanh tiếp theo và có phương thức thức đẩy cho nhân viên làm việc ngày càng có hiệu quả. Do đó, khi phân tích năng suất lao động thì mục tiêu duy nhất của công ty là làm sao tăng được năng suất lao động. Bảng 2.6 : Năng suất lao động năm 2014 – 2015 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 20152014 Mức Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần Triệu đồng 322.844 269.775 53069 16,4 Số CNSX bình quân Người 355 420 65 18,3 Số ngày làm việc BQ năm Ngày 284 295 11 3,9 Số giờ làm việc BQ ngày Giờ 7,8 7,9 0,1 1,3 NSLĐ BQ giờ 1 CNSX Triệu đồng 0,4 0,27 0,13 32,9 NSLĐ BQ ngày 1 CNSX Triệu đồng 3,2 2,2 1,0 32,0 NSLĐ BQ năm 1 CNSX Triệu đồng 909,4 642 267,1 29,3 Nguồn: Phòng tổ chức Hành chính Tài liệu phân tích trên cho ta thấy kết quả so sánh năng suất lao động năm 2015 giảm so với 2014, cụ thể như sau: Năm 2015, năng suất lao động bình quân của một công nhân trên một ngày là 2,2 (triệu đồng), giảm 32% so với năm 2014. Có kết quả này là do, giá trị sản lượng giảm đi, đồng thời số CNSX bình quân tăng và số giờ lao động cũng tăng. Nhưng mức giảm của giá trị sản lượng cao hơn so với mức tăng của số CNSX bình quân và số giờ lao động. Khi nói đến tăng năng suất lao động, biện pháp thường được nhiều người nghĩ đến ngay là tăng nguồn vốn, đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, thuê nhân công chất lượng cao. Tuy nhiên, thực tế phức tạp hơn nhiều và đòi hỏi phải nghiên cứu, cân nhắc cho phù hợp với vấn đề và điều kiện của từng doanh nghiệp. Tại công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ nên tham khảo một số gợi ý như: Công ty cần rà soát lại từ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, thiết bị, công nghệ, lao động, vật tư, nguyên liệu…đánh gía những điểm mạnh, điểm yếu của từng bộ phận. Trên cơ sở đó để tìm hiểu biện pháp khắc phục cho từng vấn đề cụ thể, từ khâu và từng bộ phận cụ thể cũng như tổng thể doanh nghiệp. Tăng cường quản lý và sử dụng nhân lực có hiệu quả. Để tăng cường quản lý, sử dụng nhân lực nói chung và lao động nói riêng trong doanh nghiệp, cần chú trọng từ khâu tuyển chon, bố trí, sử dụng lao động, đảm bảo lao động có trình độ, năng lực phù hợp; đồng thời tăng cường đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ, kỹ năng của người quản lý, tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở nhằm cho nhân viên gắn bó hơn với công ty. 2.2.3.Các hình thức trả lương của doanh nghiệp Hình thức trả lương theo thời gian Công ty thực hiện chi trả lương cho cán bộ nhân viên gián tiếp trên công ty và cán bộ quản lý đội sản xuất theo lương cấp bậc do nhà nước quy định và các khoản phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, tiền xăng xe, tiền ăn, tiền điện thoại (nếu có). Cách tính lương như sau: Lương tháng = (Mức lương theo ngạch bậc (hệ số lương + hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định) ( số ngày làm việc trong tháng theo quy định số ngày làm việc thực tế trong tháng) Các khoản trích theo lương: Công ty trích BH theo tháng cuối tháng kế toán dựa vào bảng lương để trích BHXH, BHYT, KPCĐ, TCTN tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định. Tổng số BHXH, BHYT, KPCĐ, TCTN là 32,5% tính theo lương cấp bậc trong đó: Đối với người lao động phải nộp 9,5% gồm: + 7% BHXH + 1,5% BHYT + 1% TCTN Người sử dụng lao động phải nộp 23% và được tính vào chi phí SXKD của doanh nghiệp gồm: + 17% BHXH + 3% BHYT + 1% TCTN + 2% KPCĐ Trích bảng chấm công: Mục đích: Dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, ngừng việc, nghỉ việc, hưởng BHXH. Để làm căn cứ tính lương, BHXH cho từng người lao độn
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ, do thờigian và khả năng tìm hiểu bị hạn chế Hơn nữa, do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tếnên tầm nhìn còn hạn chế và khả năng nhận xét, đánh giá còn chưa cao Vì vậy, bàibáo cao thực tế của em không tránh khỏi những khuyết điểm, thiếu sót nên em rấtmong được sự quan tâm chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy cô, các anh chị trong cácphòng ban và ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ để bản báo cáo của
em được hoàn thành và đạt kết quả tốt
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo Công Cổ phần Giấy HoàngVăn Thụ đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập và giúp đỡ em trong suốt thờigian thực tập tại doanh nghiệp Em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, các cô, cácchú, các anh, các chị công tác tại các phòng ban của doanh nghiệp đã nhiệt tình giúp
đỡ em về mặt thực tiễn và cung cấp cho em những tài liệu quan trọng làm cơ sở nghiêncứu chuyên đề để em có thể hoàn thành tốt bản báo cáo này
Đặc biệt em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới cô giáo đã hướng dẫn
em thực tập Th.s Ngô Thị Hương Giang giảng viên khoa quản trị kinh doanh trường
ĐH Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ emhoàn thành tốt chuyên đề của mình
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên ngày 27 tháng 3 năm 2016
Sinh viên thực tập
Nguyễn Văn Thọ
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm các mặt hàng chủ yếu của Công ty
giai đoạn 2014- 2015
Bảng 2.2 Bảng mức giá hiện tại một số sản phẩm của công ty năm 2015
Bảng 2.3 Số lượng lao động của công ty giai đoạn 2013 – 2015
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ
Bảng 2.5 Cân đối thời gian lao động của một công nhân viên bình quân/nămBảng 2.6 Năng suất lao động năm 2014 – 2015
Bảng 2.7 Bảng chấm công
Bảng 2.8 Bảng thanh toán lương
Bảng 2.9 Tổng hợp chi phí sản xuất theo yếu tố
Bảng 2.10 Giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm giấy Xi măng 70gr TN-QK phân
xưởng công nghệ tháng 10 năm 2015Bảng 2.11 Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm giấy Xi măng 70gr TN-QK phân
xưởng công nghệ thánh 10 năm 2015
Bảng 2.12 Đánh giá giá thành đơn vị sản phẩm giấy Xi măng 70gr TN-QK phân
xưởng công nghệ tháng 10 năm 2015
Bảng 2.13 Phân tích tình hình biến động tài sản của công ty
Bảng 2.14 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của công ty
Bảng 2.15 Bảng tính hệ số thanh toán hiện hành
Trang 3Bảng 2.16 Bảng tính tỷ số thanh toán nhanh
Bảng 2.17 Bảng tính tỷ số thanh toán tức thời
Bảng 2.18
Bảng tính hệ số nợBảng 2.19 Bảng tính tỷ suất đầu tư tài sản cố định
Bảng 2.20 Bảng tính vòng quay hàng tồn kho
Bảng 2.21 Bảng tính hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Bảng 2.22 Bảng tính tỷ suất doanh lợi trên doanh thu
Bảng 2.23 Bảng tính tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
Bảng 2.24 Bảng tính tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần:
Bảng 2.25 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 Quy trình công nghệ sản xuất giấy phân xưởng công nghệ
Sơ đồ 02 Tổ chức bộ máy quản lý củaCông ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
Trang 5MỤC LỤC
Trang 6CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY HOÀNG VĂN THỤ 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ
1.1.1 Tên, địa chỉ công ty
Tên công ty:
Tên chính thức: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY HOÀNG VĂN THỤ
Tên giao dịch tiếng anh: Hoang Van Thu Paper Joint Stock Company
Tên viết tắt: HOPACO
Địa chỉ, điện thoại và các thông tin chung:
Địa chỉ: Tổ 5, phường Quán Triều, Thành phố Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: 0280.3844.169 – 3844654 Fax: 02803844548 - 3844652
Website: www.hopacothainguyen.com Email: honghopacoyahoo.com.vn
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 1703000214 do Sở kế hoạch và Đầu tưtỉnh Thái Nguyên cấp
Vốn điều lệ: 23.325.000.000 VNĐ
Người đại diện: Tổng Giám đốc – Hoàng Minh Thông
Tài khoản: 102010000439006 tại Ngân hàng CPTM Công Thương Việt Nam- Chinhánh Thái Nguyên
Mã số thuế: 4600100194
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trính phát triển công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ
Công ty Cổ phần giấyHoàng Văn Thụ tiền thân là nhà máy Giấy Đáp Cầu thuộc Phápđược xây dựng từ năm 1913 tại Đáp Cầu – Bắc Ninh Trong quá trình phát triển công ty đãtrải qua một số mốc quan trọng sau:
20/8/1945: Nhân dân tỉnh bắc ninh khởi nghĩa, công nhân nhà máy giấy Đáp Cầunổi dậy Chủ Pháp –Nhật buộc phải giao nhà máy cho công nhân Để tự vệ Nhà máy đãthành lập đội tự vệ vũ trang do đồng chí Lê Thành làm đội trưởng, và thành lập Ủy banQuản trị do đồng chí Nguyễn Văn Can làm chủ tịch, đồng chí Giang Ngọc Toàn làm Phóchủ tịch
Trang 7 Năm 1945: Sản xuất cả bột giấy (bằng nứa) và giấy đạt sản lượng 3000 tấn, đượcChính phủ giao cho sản xuất giấy làm giấy “ Bạc Cụ Hồ”.
Ngày 4/2/1947: Di chuyển nhà máy lên Chợ Chu (Định Hóa, Bắc Kạn), ngày5/8/1947 bắt đầu ra giấy lại, được Nhà nước đổi tên thành Nhà máy Giấy HoàngVăn Thụ
Thàng 1/1948: Để đối phó với giặc Pháp, Nhà máy di chuyển về 6 địa điểm với 6chi nhánh:
+ Chi nhánh 1: gọi là Việt Nam tại Chợ Chu – Bắc Kạn
+ Chi nhánh 2: gọi là Dân Chủ Bố Hạ- Bắc Giang, xeo giấy bằng liềm đồng ở Bầu,Hiệp Hòa, Bắc Giang
+ Chi nhánh 3: gọi là Cộng Hòa tại Cầu Trắng, Sơn Tây
+ Chi nhánh 4: gọi là Độc Lập tại Hạ Hòa, Phú Thọ
+ Chi nhánh 5: gọi là Tự Do tại Ấm Thượng, Phú Thọ
+ Chi nhánh 6: gọi là Hạnh Phúc tại Phú Bình, Thái Nguyên
Chi nhánh Độc Lập sau đó hợp nhất với cơ sở giấy Ngòi Lửa (của banTài chínhTrung ương) và xưởng giấy Việt Bắc thuộc Bộ Công thương thành Xí nghiệp Giấy Lửa Việt
và giao cho tỉnh Phú Thọ quản lý
Năm 1949: Các chi nhánh lại trở về Chợ Chu Công nhân của nhà máy đã có trên
1000 người
Năm 1950 Trên đường đi chiến dịch Biên giới, Hồ Chủ tịch đã vào thăm nhà máy
Tháng 10/10/1953: Đế quốc Pháp ném bom nhà máy, 16 cán bộ công nhân hysinh
Tháng 1/1955: Nhà máy bắt đầu di chuyển về Quán Triều (Thái Nguyên) Ngày 4-1955 ra mẻ giấy đầu tiên
1- Năm 1960: Sản lượng nhà máy đạt 2.319 tấn, được suy tôn “Lá cờ đầu cử ngànhCông nghiệp nhẹ”
Năm 1965: Đạt 5.052 tấn là đỉnh cao nhất Từ 1961-1964 được tặng 1 Huânchương Lao động hạng Hai, 2 Huân chương Lao động Hạng Ba
Giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, một bộ phận nhà máy sơ tán về Chợ Chu
Năm 1969: Chuyển về Quán Triều – Thái Nguyên, đạt sản lượng 3.772 tấn
Năm 1972: Nhà máy bị đế quốc Mỹ ném bom rải thảm, hư hỏng 80% thiết bị Sau
đó lắp máy xeo dài mới công suất 3000 tấn/ năm (thiết bị Trung Quốc) Năm 1973 đạt sảnlượng 2.040 tấn
Trang 8 Năm 1978: Lắp thêm máy xeo tròn 2000 tấn/ năm Năm 1979 đạt 4.150 tấn, sau
đó sản lượng giảm dần Năm 1990 mới khôi phục lại
Năm 2000: Đạt 4.113 tấn, sản phẩm chính là giấy xi măng
Năm 2001: Đầu tư máy xeo 15000 tấn Ngày 1/3/2003 đưa vào sản xuất giấy ximăng
Ngày 10/4/2001: Được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng
Vũ Trang trong thời kỳ chống Pháp”
Ngày 01/01/2003 Tổng công Ty giấy Việt Nam quyết định nâng cấp từ "Nhà máygiấy Hoàng Văn Thụ lên "Công ty giấy Hoàng Văn Thụ"
Tháng 24/4/2006: “Công ty giấy Hoàng Văn Thụ” đã cổ phần hoá chuyển thành:
“Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ”.
Ngày 25/02/2008 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận đầu tư số
17121000035 chứng nhận Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ thực hiện dự án đầu tư mởrộng dây chuyền sản xuất giấy xi măng công suất 30.000 tấn/năm Theo đó:
Tổng vốn đầu tư: 292.884.530.000 VND
- Thời gian thực hiện dự án: 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Tiến độ thực hiện dự án: từ Quý 4/2007, hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2009
- Được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành;
- Được hưởng các chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh Thái Nguyên theo điều kiện dự
án áp ứng
Ngày 26/03/2008, Hội đồng Quản trị công ty có quyết định về việc phát hành Cổphần phổ thông cho các cổ đông theo tỷ lệ 1:1 Tổng số vốn phát hành là 2.500 triệu VND,trong đó: Vốn góp của Công đoàn Tổng công ty giấy Việt Nam chuyển từ vay ngắn hạn sang(từ năm 2005) là 200 triệu VND, vốn góp của các cổ đông khác chia đều theo tỷ lệ là 2.300triệu VND
Qua nhiều năm Công ty không ngừng đầu tư hiện đại hóa các trang thiết bị, máy móc, hệthống dây chuyền sản xuất theo công nghệ mới,… Nâng cao dây truyền sản xuất, đào tạo và
cử các chuyên gia nâng cao năng lực chuyên môn đã mang về cho công ty nhiều thành tíchquan trọng như: Sản lượng liên tục tăng, đạt và vượt mức các kế hoạch đề ra,các mặt hànggiấy được mở rộng, chất lượng giấy được nâng cao, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đờisống cho CB CNV trong công ty
Trang 9Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và ban lãnh đạo công ty, cùng với sự đoàn kết cần cù sáng tạo củađội ngũ cán bộ công nhân viên đã giúp công ty ngày càng phát triển và từng bước khẳng định vị thếcủa mình trên thị trường.
1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, có tổng diệntích là 97.000 m2 công suất thiết kế 15.000 tấn giấy/ năm Công ty hạch toán độc lập, 100% vốn cổđông Với tổng số lao động hiện tại là 420 lao động
1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
* Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất giấy nhãn, bìa nhãn, bao bì từ giấy và bìa (các mặt hàng giấy bao bì làm
vỏ bao xi măng);
Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ (gia công, chế biến gỗ, dăm mảnh);
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác (máy móc, thiết bị và phụ tùng);
Phá dỡ;
Chuẩn bị mặt bằng;
Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng (tre, gỗ, nứa, lá);
* Các loại sản phẩm giấy chủ yếu của Công ty hiện nay là:
- Giấy bao gói xi măng 70-78gr TN-QK, giấy xi măng các loại: F50, F33, F10,…
- Giấy bìa
- Giấy ngành may và bao gói công nghiệp
- Dăm mảnh gỗ xuất khẩu
Trang 101.3 Quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giấy của công ty
Nguồn: Phòng Kỹ thuật sản xuất
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất giấy phân xưởng công nghệ
Kho nguyên liệuGiấy loại
Thu hồi nổi
Nước sau thu hồi
Cắt tờThành phẩm
Trang 11Thuyết minh công nghệ
Các công việc thể hiện trong quy trình công nghệ như sau:
- Giấy loại được băng tải đưa vào máy đánh tơi thuỷ lực, tại đây các tạp chất như băngdính, đinh ghim, tạp chất cơ học được loại bỏ Phần bột được bơm pha loãng và bơm vào
hệ thống lọc cát thô Bột sau khi lọc cát được đưa về bể chứa, từ bể chứa được bơm quasàng áp lực Sau đó, bột được đưa qua hệ thống khuếch tán rồi đưa vào bể chứa tiếp theo.Tiếp đó, bột được bơm đi nghiền qua hệ thống nghiền đĩa sau đó lại vào bể chứa rồi đưa vào
bể trộn
- Bột kraf được băng tải đưa vào máy đánh tơi thuỷ lực để loại bỏ tạp chất Bột đượcbơm pha loãng và đưa vào hệ thống lọc cát thô rồi về bể chứa Từ bể chứa, bột được đưaqua sàng li tâm tới hệ thống lọc cát tiếp theo Sau khi lọc cát, bột được đưa qua sàng áp lựcrồi được cô đặc và vào bể chứa Từ đây bột tiếp tục được bơm đi nghiền qua hệ thốngnghiền đĩa sau đó lại vào bể chứa rồi được đưa sang bể phối trộn
- Tại bể phối trộn: Bột từ giấy nghiền, bột kraf được trộn lẫn với nhau cùng với các chất phụgia rồi được đưa lên bể xeo Từ bể xeo bột được đưa lên sàng áp lực rồi vào máy xeo Tạiđây giấy thành phẩm sẽ được cuộn lại, phần nước và bột nổi sẽ được thu hồi trong đó bột sẽđược đưa lại bể trộn còn nước được thải ra ngoài
- Giấy sau khi được cuộn thành cuộn có trọng lượng theo yêu cầu sẽ được bộ phậnKCS kiểm tra chất lượng rồi sau đó được đóng gói và nhập kho thành phẩm hoặc xuất bánngay Tới đây là kết thúc chu trình sản xuất giấy
1.4 Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ là một đơn vị kinh tế độc lập có đủ tư cáchpháp nhân Công ty đã thành lập cơ cấu bộ máy quản lý theo kiểu tham mưu trực tuyến
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 12Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính
Sơ đồ 02: Tổ chức bộ máy quản lý củaCông ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ cụ thể
Ban kiểm soát: Giám sát HĐQT, Tổng Giám đốc trong việc điều hành và quản lý
công ty Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo tàichính Xem xét sổ sách kế toán và các tài liệu khác của công ty, thẩm định các báo cáo tàichính hàng năm Kiến nghị với hội đồng quản trị về các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến
cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành kinh doanh công ty đạt hiệu quả cao hơn
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty có quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty
Phòng tài chính
kế toán
Tổng giám đốc
Phó TGĐ kinh tếTài chính
Phân
xưởng
cơ điện
Phòng kỹ thuật sản xuất
Phân xưởng công nghệ
Phòng kế hoạch thị trường
Phòng quản trị đời sống
Phòng
tổ chức hành chính
Hội đồng cổ đông Ban kiểm soát
Phó TGĐKỹ thuật
Phó TGĐHành hính-nội vụ
Trang 13Tổng giám đốc: Là người đại diện pháp nhân, đứng đầu bộ máy quản lý công ty, là
người chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của cán bộ côngnhân viên Ngoài việc uỷ quyền cho Phó TGĐ Tổng giám đốc còn chỉ huy thông qua cáctrưởng phòng ban, quản đốc phân xưởng
Phó tổng giám đốc kỹ thuật: Giúp việc cho Tổng giám đốc, phụ trách khối kỹ thuật sản
xuất, trực tiếp điều hành các phân xưởng công nghệ sản xuất giấy, phân xưởng điện, đảm bảo
kế hoạch cũng như tiến độ giao hàng
Phó tổng giám đốc kinh tế tài chính: Giúp việc cho Tổng giám đốc, phụ trách
khối kinh doanh, theo dõi và đôn đốc mọi hoạt động về kinh tế, tài chính
Phó tổng giám đốc hành chính nội vụ: giúp việc cho Tổng giám đốc về quản lý các
vấn đề liên quan đến tổ chức hành chính và đời sống y tế
Phân xưởng cơ điện: Là phân xưởng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ điện, phục vụ
quá trình sản xuất, quản lý thiết bị cẩu trục máy nâng, máy công cụ nồi hơi, thiết bị điện sửachữa bảo dưỡng kiểm tra thiết bị để đảm bảo các thiết bị hoạt động tốt trong quá trình sảnxuất
Phòng Kỹ thuật: Là bộ phận quản lý các quy phạm kỹ thuật an toàn, nghiên cứu triển
khai việc áp dụng đúng kỹ thuật trong quy trình sản xuất đảm bảo cho các sản phẩm theo tiêuchuẩn kỹ thuật, an toàn đối với sức khoẻ tính mạng người lao động Nghiên cứu đề xuất giảiquyết về lĩnh vực quản lý công nghệ, kiểm tra giám sát chất lượng vật tư, chất lượng sản phẩm
Phân xưởng công nghệ: Là đơn vị trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, tổ chức triển khai thực
hiện kế hoạch sản xuất, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra chất lượng, an toàn, tiết kiệm
Phòng kế hoạch sản xuất, thị trường: Có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch của công ty, lập
kế hoạch ngắn hạn kế hoạch tác nghiệp, phối hợp các phòng ban có liên quan lập kế hoạchxây dựng cơ bản, kế hoạch giá thành, kịp thời điều chỉnh giá khi có biến động trên thị trường.Chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm cho công ty theo kế hoạch, thực hiện ký kết hợp đồngmua bán sản phẩm, nắm bắt diễn biến thị trường, thiết lập triển khai các kênh tiêu thụ, thôngqua các mạng lưới cho từng khu vực, đảm bảo kế hoạch và tiến độ giao hàng
Phòng tài chính kế toán: Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê,
thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở doanh nghiệp theo cơ chế quản lý mới Cân đối tàichính đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được duy trì ổn định Thôngqua báo cáo tài chính báo cáo thống kê các tài liệu để phân tích tình hình sản xuất kinh doanhqua từng thời kỳ giúp lãnh đạo công ty có biện pháp xử lý hoặc phương phấp cho kỳ tiếp
Trang 14theo Ngoài ra, đảm bảo các quyền lợi, chế độ lương thưởng cho cán bộ công nhân viên toàncông ty.
Phòng quản trị đời sống: Có nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ của cán bộ công nhân viên trong
Công ty, thực hiện chế độ vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, bảo hộ lao động và khámchữa bệnh, điều trị, điều dưỡng tại chỗ, tổ chức khám định kỳ nhằm ngăn chặn nguy cơ mắc bệnhnghề nghiệp
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, tổ chức cán bộ điều hoà lao
động trong công ty, xây dựng nội quy quy chế, đảm bảo thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ của cán
bộ công nhân viên trong công ty Tổ chức thực hiện việc giữ gìn an ninh trật tự trong toàn công
ty quản lý, đào tạo văn thư lưu trữ trong công ty, bảo quản tài liệu công văn, bảo quản con dấutheo quy định, tổ chức đón tiếp khách hàng, hội nghị
Trang 15CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
GIẤY HOÀNG VĂN THỤ 2.1 Phân tích các hoạt động Marketing
2.1.1 Phân tích tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu cầu
Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại phải cung cấp đúng những thứ khách hàng cần Vì thế,hoạt động nghiên cứu cầu là rất quan trọng và quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.Trên thực tế, công ty giấy thực hiện hoạt động sản xuất các sản phẩm thông qua các hợp đồngkinh tế Khi hợp tác với khách hàng, các hợp đồng được kí kết nêu rõ các tiêu chuẩn, yêu cầu vềsản phẩm Từ đó, công ty mới tiến hành hoạt động sản xuất Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứucầu còn được thực hiện dựa trên kinh nghiệm hay phân tích cầu dựa vào số liệu tiêu thụ của cácnăm trước đó Tuy nhiên, công ty luôn chủ trương sử dụng hết công suất máy móc, vì thế, cũng
có những sản phẩm mà công ty sản xuất ra lại không được đặt hàng, dẫn đến tình trạng tồn dưhàng hóa
Kế hoạch sản xuất các mặt hàng được trưởng phòng Kế hoạch sản xuất – thị trườngxây dựng dựa trên các kế hoạch năm của công ty Do vậy, kinh nghiệm của trưởng phòngảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ Chính trưởng phòng cũng sẽ dựa trên nhữngthông tin dự báo về nền kinh tế hay xu hướng phát triển của các ngành để dự đoán xu hướngthay đổi của cầu về các sản phẩm Nghiên cứu cầu còn là nghiên cứu về khả năng thanhtoán của khách hàng Trưởng phòng, phó phòng Kế hoạch sản xuất – thị trường hoặc Tổnggiám đốc, trong quá trình gặp gỡ, tìm kiếm khách hàng mới luôn chú trọng đến khả năngthanh toán của các công ty đối tác Bên cạnh đó, dựa trên số lượng công nợ và nhu cầu sảnphẩm, công ty có thể quyết định tiếp tục hay ngừng việc cung cấp hàng hóa cho khách hàng
Nghiên cứu cung
Cùng với sự phát triển kinh tế, nhiều công ty sản xuất giấy cũng ra đời và trở thànhđối thủ cạnh tranh của công ty Một số đối thủ cạnh tranh chính của công ty là:
- Đối thủ cạnh tranh trong nước
+ Đối thủ cạnh tranh ngay trong nội bộ tổng công ty giấy VN: Công ty giấy Việt Trì:Các sản phẩm của công ty giấy Việt Trì có chất lượng cao mà giá bán lại thấp hơn giá sảnphẩm của công ty Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty giấy Việt Trì cũng phát triển
Trang 16hơn, hệ thống đại lý giới thiệu sản phẩm được đặt ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, các hìnhthức khuyến mại được thực hiện với những khách hàng mua với số lượng hàng lớn.
+ Đối thủ cạnh tranh là các công ty TNHH, các công ty tư nhân sản xuất và kinhdoanh bao bì bao gồm: Công ty bao bì Thanh Hoá, Công ty bao bì Bắc Ninh, Công ty bao bìSông Công Công ty chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty này trên thị trường Cácsản phẩm của họ đa dạng hơn, giá cả ngang bằng với giá sản phẩm của công ty mà chấtlượng lại cao hơn Họ có đại lý giới thiệu sản phẩm khắp miền Bắc Mặc dù là công ty đitrước và có thương hiệu, nhưng giấy Hoàng Văn Thụ cần rất dè chừng đối với các đối thủcạnh tranh mới này
- Đối thủ cạnh tranh nước ngoài: công ty chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các sản phẩmnhập ngoại từ Liên Xô, Đài Loan, Hàn Quốc….Các sản phẩm nhập ngoại này có chất lượng caohơn mà giá bán lại tương đương hoặc rẻ hơn sản phẩm của công ty
Ngoài ra, các công ty sản xuất các vật liệu có thể thay thế cho giấy thô trong việc sảnxuất bao bì xi măng, giác mẫu may, bao bì khác cũng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh có khảnăng thu hẹp thị trường của công ty
Hầu hết các đối thủ cạnh tranh có giá sản phẩm thấp hơn sản phẩm thấp hơn sảnphẩm tương tự của công ty Vì vậy, là những người đi sau, thương hiệu ít nổi tiếng hơn, nêncác đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách để nâng cao chất lượng sản phẩm đi kèm với truyềnthông, quan hệ khách hàng và đảm bảo mức giá ổn định hoặc thấp hơn Chính những điềunày đã tạo ra rất nhiều khó khăn trong khâu tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm giấy của HoàngVăn Thụ trong thời gian tới
2.1.2 Chính sách Marketing mix của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ
vụ Khâu tiêu thụ không quá chú trọng đến kênh phân phối, các hoạt động quảng cáo,marketing sản phẩm mà các yếu tố được quan tâm chính là các chính sách sản phẩm, giá cả,vận chuyển và thanh toán
Trang 17Mặt khác, quá trình tạo ra sản phẩm chủ yếu nhờ máy móc, thiết bị Con người chỉtham gia một số hoạt động như: cho nguyên vật liệu vào, điều khiển máy, bảo quản sảnphẩm, vận chuyển hàng hóa Do đó, chất lượng sản phẩm, hàng hóa phụ thuộc chủ yếu vào
tỷ lệ pha trộn các loại nguyên vật liệu, đặc biệt là lề Xét mối quan hệ tương quan với giá cảthì những đặc điểm vật lý của sản phẩm như độ bền kéo dọc, độ bền kéo ngang, địnhlượng, thường ít thay đổi và ở trong một giới hạn nào đó, hay nói cách khác, các thông số
về chất lượng sản phẩm là gần như cố định, không thay đổi, điều này tác động đến hoạtđộng tiêu thụ Công ty không thể liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu quảhoạt động tiêu thụ
Các sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm:
Giấy 70A2 Fa 50% (F50): pha 50% bột ngoại sáng màu
Giấy 70A3 F33% (F33): pha 33% bột ngoại
Giấy 70A3 Fa 10% (F10): pha 10% bột ngoại
Giấy 70 không pha: dùng bột sản xuất trong nước
Giấy 90: giấy bao gói có chất lượng cao
Bìa: giấy bìa chất lượng cao, có định lượng từ 130-400 gram/m2
Các sản phẩm của công ty đã có uy tín và thương hiệu trên thi trường, hoạt động sảnxuất ổn định và xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường với mức độ gaygắt tăng dần Bên cạnh đó, máy móc của công ty cũng đã được đầu tư, xây lắp khá lâu nênnăng lực sản xuất là có hạn Do đó, công ty vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất vớinhững mặt hàng truyền thống Công ty cũng kết hợp với việc chạy thử các loại giấy vớiđịnh lượng, khổ và gia keo khác nhau theo yêu cầu mới của khách hàng để có thể đáp ứngnhu cầu mở rộng thị trường Ngoài ra, đối với những loại giấy “đặc chủng” chỉ phù hợp với
số ít công ty và được mua với số lượng ít, công ty cũng vẫn tập trung sản xuất Vì vậy, sốlượng khách hàng nhỏ lẻ đến với công ty cũng tăng lên
Về bao gói sản phẩm, công ty vẫn duy trì cách thức bao gói truyền thống Sử dụngsản phẩm bìa của công ty làm vỏ bao gói; đối với loại giấy Kraft, mỗi cuộn giấy đều được
Trang 18buộc 4 đai (2 đai/ đầu cuộn), trừ khổ giấy 550 mm, còn với sản phẩm giấy bìa, mỗi cuộnđược buộc 2 đai (1 đai/ đầu cuộn); trên mỗi cuộn giấy được sản xuất đều được dán nhãn ghicách thức, tính chất cuộn, ngày và ca sản xuất, trọng lượng để đảm bảo cho khâu kiểm soátlưu kho và kiểm định chất lượng của công ty cũng như khách hàng Cách bao gói này giúpdoanh nghiệp giảm chi phí thu mua nguyên liệu bao gói khi sử dụng chính sản phẩm củamình, việc bao gói cũng được thực hiện nhanh chóng và tạo điều kiện cho hoạt động vậnchuyển, lưu kho.
- Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm
Trong hoạt động tiêu thụ và sản xuất giấy thô, sản phẩm mới ra đời chỉ là sự cải tiến
về các thông số kĩ thuật thông qua sự thay đổi về tỷ lệ pha trộn các nguyên vật liệu và thayđổi tốc độ máy Tuy nhiên, trong sự cạnh tranh khốc liệt, khi mà sản phẩm của công ty đangmất dần ưu thế, Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ đang có xu hướng chuyển đổi sangthị trường giấy trắng, giấy thô chất lượng cao với việc đầu tư 02 dây chuyền sản xuất mớivào cuối năm 2014 Nhờ đó sản lượng tiêu thụ hàng hóa của công ty cũng có sự thay đổi rõrệt qua 2 năm
Bảng 2.1 : Kết quả tiêu thụ sản phẩm các mặt hàng chủ yếu của Công ty
1 Giấy cácloại
Giấy ximăng 13.342,6 21.500 61,138 106.584 124.000 16,33Giấy bìa
so với năm 2014 Nguyên do dẫn đến sự thay đổi này là do cuối năm 2014, công ty có đầu
tư thêm 2 dây chuyền sản xuất mới, phục vụ sản xuất giấy và ban dăm mảnh gỗ và đạt đượchiệu quả cao trong năm 2015
Về doanh thu tiêu thụ sản phẩm có sự thay đổi khá lớn Năm 2014 doanh thu là269.774,783 triệu đồng, con số này đã tăng thêm 87,604% vào năm 2015 đạt 506.110,000
Trang 19triệu đồng Qua đấy có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quảhơn qua các năm.
b Chính sách giá
Công ty thực hiện định giá dựa trên giá thành thực tế cộng với chi phí liên
quan khác và một phần lợi nhuận, cụ thể, công thức tính giá cả sản phẩm giấy
của công ty như sau:
Giá bán ngoài = Ztt + CP ngoài sản xuất có liên quan+ LN
Trong đó chi phí ngoài sản xuất có liên quan bao gồm:
Chi phí quản lý: Là các chi phí cho bộ máy quản lý doanh nghiệp, các chi phí có liênquan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộmáy quản lý; chi phí công cụ, các chi phí khác phát sinh ở phạm vi toàn doanh nghiệp nhưtiền lương và phụ cấp lương trả cho hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhân viên các phòngban, ban quản lý; Chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chiphí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp; Các khoản chi phí dự phòng giảmgiá hàng tồn kho, dự phòng nợ khó đòi
Chi phí bán hàng: Phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nhưchi phí tiền lương, phụ cấp trả lương cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, vận chuyển, bảoquản, các chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi phí vật liệu, bao bì, các chi phí dịch vụmua ngoài, các chi phí bằng tiền khác như bảo hành sản phẩm, quảng cáo
Chi phí nộp cấp trên: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhậpkhẩu
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho các dịch vụ
đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ do các đơn vị khác ở bên ngoàicung cấp
Các chi phí khác: Như quỹ thưởng dự kiến, chi phí do các rủi ro: Máy hỏng, mấtđiện hoặc chi phí lưu kho ở cảng do không vận chuyển nguyên liệu về kịp trong thời giancho phép…
Giá thành thực tế của sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệuquả kinh doanh Ngoài ra nó còn giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí giúp chongười quản lý có cơ sở để ra quyết định đúng đắn kịp thời Giá thành kế hoạch của sảnphẩm trong công ty được giao cho phân xưởng giấy xây dựng Các căn cứ để xây dựng giáthành kế hoạch là:
Trang 20- Kế hoạch sản xuất tiêu thụ và các kế hoạch khác của tổng công ty giao cho công tytrong quý.
- Quyết định giao chỉ tiêu giá thành quý của tổng giám đốc đốc công ty giao chocông ty
- Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương được giám đốc công ty phê duyệt
- Mặt bằng giá trong quý và các văn bản hướng dẫn của công ty về xây dựng giáthành trong quý
- Tình hình thực hiện giá thành quý trước của phân xưởng
Phương pháp xây dựng kế hoạch giá thành: Khi xây dựng giá thành kế hoạch Công
ty dựa vào các căn cứ trên từ đó tính giá thành Giá thành kế hoạch được tính theo khoảnmục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục này giao cho phân xưởng được giámđốc công ty phê duyệt, bao gồm 2 loại:
Nguyên vật liệu chính
Nguyên vật liệu phụ
- Chi phí nhân công trực tiếp:
Lương công nhân sản xuất
Bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn
- Chi phí sản xuất chung (chi phí phân xưởng)
Giá thành đơn vị = Mức tiêu hao cho 1 đơn vị SP x Đơn giá kế hoạch
Đối với những khoản mục chi phí tổng hợp (chi phí gián tiếp) như chi phí sản xuấtchung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, trước hết phải lập dự toán chung sau
đó lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp để phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm Ví dụ như phân bổtheo giờ công định mức, theo tiền lương chính của công nhân sản xuất hoặc theo số giờchạy máy…Để xác định giá bán sản phẩm, công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ đã dựa vàomột số căn cứ sau:
Trang 21+ Căn cứ quyết định khung giá bán sản phẩm giấy của Tổng công ty giấy Việt Namban hành;
+ Căn cứ vào giá thành kế hoạch (giá thành toàn bộ);
+ Căn cứ vào chi phí của từng loại sản phẩm khác nhau để xác định giá cho từng loạisản phẩm;
+ Căn cứ vào lợi nhuận mục tiêu của công ty
Dưới đây là bảng giá một số loại sản phẩm của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụtháng 12 năm 2015
Bảng 2.2: Bảng mức giá hiện tại một số sản phẩm của công ty năm 2015
c Chính sách phân phối
Hiện nay, sản phẩm chính của công ty là giấy cuộn, ngoài ra công ty còn sản xuấtthêm một số loại sản phẩm khác Đối với loại giấy cuộn thì đây là loại sản phẩm có giá trịđơn vị cao, khó vận chuyển, khách hàng chủ yếu của công ty là các khách hàng côngnghiệp Đặc điểm chủ yếu của loại khách hàng này là thường mua với khối lượng lớn vàgiao hàng theo tiến độ của họ Do vậy đối với loại sản phẩm này thường sử dụng các loạikênh ngắn (kênh trực tiếp hoặc thông qua đại lý và chi nhánh)
Công tác tiêu thụ sản phẩm cũng như việc giải quyết những vấn đề liên quan đếncông tác tiêu thụ sản phẩm đều do phòng kế hoạch - thị trường của công ty giải quyết Côngviệc chính của phòng kế hoạch - thị trường là tìm kiếm các đại lý và các trung gian kháctrong kênh phân phối, thực hiện việc tiêu thụ hàng hóa, tham gia hội trợ, triển lãm, tổ chứccác hội nghị khách hàng…
Công ty chỉ thực hiện hoạt động phân phối trực tiếp từ kho đến khách hàng mà khôngthông qua một đại lý hay cửa hàng nào Khách hàng chủ yếu của công ty tập trung ở miềnBắc và một số khách hàng miền Trung Do đó, công ty vừa thực hiện vận tải đường bộ vừavận tải bằng đường sắt Ngoài những phương tiện vận tải nội bộ, công ty phải thuê thêm
Trang 22một số doanh nghiệp, tư nhân vận tải bên ngoài như Công ty vận tải Khánh Lâm, xe anhNguyễn Minh Ngọc,…Các phương tiện thực hiện phân phối hàng hóa phải đảm bảo cóthùng xe sạch, không có các vật nhọn hay bề mặt thùng phải khô ráo, nhẵn Đặc biệt, vàomùa mưa, các xe cần có bạt che kín để đảm bảo cho sản phẩm không bị hư hại trong vậnchuyển Khi nhận hàng, các lái xe phải kiểm định các cuộn giấy không bị rách hoặc ướt và
sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về sản phẩm từ khi nhận hàng ở kho của Công ty cho đếnkhi giao hàng cho khách hàng
d Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Việc xúc tiến bán hàng phần lớn là thông qua các kênh phân phối và bán trực tiếp tại công
ty, khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng truyền thống Công tác tiêu thụ sản phẩm đãđược công ty đặt lên hàng đầu, với mục tiêu giữ vững các bạn hàng truyền thống, tăng cường đầu
tư mở rộng để khai thác thêm thị trường mới Thời gian qua công ty đã có nhiều giải pháp tíchcực trong công tác tiêu thụ sản phẩm như: Điều chỉnh giá bán cho phù hợp với từng thời điểm,giữ mối quan hệ tốt với khách hàng bằng việc chăm sóc, phục vụ chu đáo tận tình Thông qua cáchợp đồng đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng Một số công cụ xúc tiến bán hàng công tythường sử dụng:
Nhà phân phối công nghiệpĐại lý
Trang 23- Quảng cáo: Quảng cáo là công cụ tuyên truyền được sử dụng khá phổ biến trongbất kì một công ty nào Thông qua quảng cáo, người tiêu dùng các tổ chức, đoàn thể mớibiết tới được công ty cũng như các sản phẩm mà công ty đang kinh doanh chú trọng hơnđến việc quảng cáo, bằng chứng cụ thể là công ty đã dành một khoảng ngân sách lớn choviệc xây dựng Website Hiện nay, công ty đã và đang quảng cáo trên các phương tiện thôngtin đại chúng như trên báo chí như báo lao động,báo Thái Nguyên…nhằm có được nhữngbạn hàng mới, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận,nâng cao uy tín của công ty ở thị trường trong nước cũng như là thị trường nước ngoài.
- Marketing trực tiếp: Bằng cataloge trên đó chứa đựng những hình ảnh hết sức sinhđộng chứa đựng những thông tin cơ bản về các sản phẩm của công ty ở thời điểm hiện tại đểtiện cho khách hàng trong việc liên hệ với công ty
- Bán hàng trực tiếp: Nhân viên bán hàng là cầu nối trực tiếp giữa công ty với kháchhàng Những người bán hàng là người thay mặt công ty quan hệ trực tiếp với khách hàng Riêngđối với các khách hàng lớn, hoạt động liên hệ với khách hàng được chính Tổng Giám đốc hoặcTrưởng phòng và các phó phòng trực tiếp thực hiện Công ty hoạt động khá chuyên nghiệp trongviệc xử lý các đơn hàng và nắm bắt những nhu mới cũng như những thay đổi trong đơn hàng đểkịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Quan hệ công chúng (PR): Công ty đã tham gia nhiều hoạt động động từ thiện củathành phố cũng như tỉnh đề ra, ngoài việc trên công ty còn tham gia nhận và đào tạo côngnhân vùng còn khó khăn của tỉnh Công ty cũng tham gia tài trợ cho các chương trình nhằmnâng cao đời sống tinh thần của công nhân trong tỉnh
Thị trường giấy bao gói xi măng hiện nay đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa cáccông ty Các hình thức khuyến khích mua hàng như giảm giá, tặng quà, chiết khấu thươngmại,và thưởng tiền, hiện vật cho các đại lý đạt số lượng tiêu thụ cao Riêng với công ty giấyHoàng Văn Thụ, công ty cũng có những điều chỉnh về giá và một số chiết khấu trong phạm
vi cho phép để vừa tăng lượng tiêu thụ vừa đảm bảo doanh thu, lợi nhuận
Trang 242.2 Phân tích tình hình lao động, tiền lương tại công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ 2.2.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động tại Công ty
Lao động là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và có ý nghĩa quyếtđịnh trong mọi hoạt động của doanh nghiệp với việc sáng tạo và sử dụng các yếu tố kháccủa quá trình sản xuất, kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu củadoanh nghiệp Sử dụng có hiệu quả lao động, khai thác tối đa tiềm năng lao động của mỗingười để phục vụ lợi ích của bản thân họ cũng như cho doanh nghiệp và xã hội Để tiến hànhhoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có ba yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động, đối tượng laođộng, và lao động Trong đó lao động là yếu tố có tính chất quyết định
Bảng 2.3 : Số lượng lao động của công ty giai đoạn 2013 – 2015
Trang 25Bảng 2.4: Cơ cấu lao đ ng của Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ ộng của Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ
Chỉ tiêu
2015/2014
Số lượng (Người)
Cơ cấu (%)
Số lượng (Người)
Cơ cấu (%)
Số người (%)
I Phân loại theo tính chất công việc
II Phân loại theo giới tính
3 Lao động thuộc ban dăm
mảnh tại các địa điểm dăm
e.Cơ cấu lao động phân theo tính chất công việc
Năm 2015, lao động trực tiếp tại công ty có 305 người chiếm 72,62%, còn lao độnggián tiếp có 115 người chiếm 27,38% là hoàn toàn hợp lý Do là công ty sản xuất giấy nênlượng lao đông trực tiếp phải chiếm đa số để duy trì hoạt động sản xuất của Công ty Lực
Trang 26lượng lao động gián tiếp có số lượng vừa đủ để hỗ trợ, định hướng quá trình sản xuất đạt kếtquả cao.
Lao động trực tiếp có 305 người vào năm 2015, số lượng công nhân viên đã tăng 65người tương ứng với tăng 27,08% so với năm 2014 Cho ta thấy Công ty đang tập trungnhân lực vào khâu sản xuất nhằm tăng chất lượng sản phẩm để giảm chi phí, đồng thời cũng
vì lý do cuối năm 2014 công ty đã đầu tư thêm 2 dây chuyền sản xuất mới, cần thêm laođộng trực tiếp tại phân xưởng Bên cạnh đó, lao động gián tiếp có 115 người vào năm 2015không có sự thay đổi so với năm 2014 Điều này cho thấy tổ chức bộ máy quản lý của công
ty khá ổn định
f Cơ cấu lao động phân theo giới tính
Năm 2014, Công ty có tổng cộng tất cả 355 lao động, trong đó có 255 nam và 100
nữ Sang năm 2015 số lượng lao động tăng lên, do việc tuyển dụng thêm lao động mới và cónhững lao động đến tuổi về hưu
Năm 2015 số lượng lao động Nam là 314 người, chiếm 74,76% và số lượng lao động
nữ 106 người, chiếm 25,24% Do tính chất công việc sản xuất giấy nên những công nhânviên nữ đa số là những người lao động gián tiếp tức là làm trong bộ phận quản lý, kho, kếtoán, hành chính, tạp vụ… Còn công nhân viên nam lại ngược lại, họ là những người laođộng trực tiếp trong các phân xưởng của Công ty Vì vậy tỷ lệ này là hoàn toàn phù hợp
g.Cơ cấu lao động phân theo địa điểm làm việc
Với đặc trưng công việc sản xuất là chính, số hượng lao động làm việc tại phânxưởng sản xuất chiếm tỷ lớn hơn nhiều so với lao động tại trụ sở
Số lao động quản lý hành chính tại trụ sở năm 2015 có 98 người, tăng thêm 3 người
so với năm 2014 do có sự thuyên chuyển công tác đối với một số cán bộ công nhân viên vàmột số cán bộ được đào tạo từ nước ngoài trở về
Năm 2015, lao động làm việc tại xí nghiệp giấy tăng lên đáng kể, tăng 45 người sovới 2014 (198 người) Lượng lao động tăng thêm chủ yếu là lao động tại hai phân xưởngmới được lắp đặt Hoạt động sản xuất dăm mảnh gỗ xuất khẩu được công ty chủ trọng hơntrong năm 2015 khiến số lao động thuộc ban dăm mảnh tại các địa điểm dăm mảnh tăng lên
so với năm 2014 là17 người tương ứng với 27,42% chiếm 18,81% trong tổng cơ cấu laođộng
h Cơ cấu lao động phân theo trình độ lao động
Trang 27Xét về trình độ lao động, trong vòng một năm, số lượng lao động theo các trình độkhác nhau có sự thay đổi không quá lớn Đây là do công ty đang trong thời ký hoạt động ổnđịnh nên có rất ít sự thay đổi về nguồn nhân lực Mặc dù xét về tỷ trọng, các lao động cótrình độ từ cao đẳng, đại học, trên đại học có xu hướng giảm Tuy nhiên, rõ ràng số lượnglao động ở các trình độ này đang tăng Cũng do nguyên nhân mở rộng dây chuyền sản xuấtmới, công ty đang tiến hành đào tạo các lao động phổ thông là chủ yếu Vì vậy, tỷ trọng laođộng phổ thông ngày càng tăng lên, từ 25,63% lên 28,34% Sản lượng tiêu thụ cũng có xuhướng tăng nên công ty bên cạnh việc kết hợp với các hợp đồng vận tải bên ngoài cũngtuyển thêm 3 lái xe làm tỷ lệ lao động lái xe tăng từ 1,69% lên thành 2,14% Tỷ lệ lao độngtheo trình độ của công ty như vậy là khá hợp lý với tính chất công việc và điều kiện củacông ty.
i Đánh giá chung cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ
Nhìn chung, lực lượng lao động của công ty trẻ, nhiệt tình và có khả năng tiếp thutốt Đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty nâng cao mức năng suất, chất lượng và mức tiêuthụ sản phẩm Mọi lao động trong công ty đều được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinhlao động Công ty cũng luôn đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho công nhân viên,trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để có thể cấp cứu kịp thời trongtrường hợp cần thiết Mọi người trong công ty luôn có trách nhiệm và chấp hành tốt ý thức
kỷ luật trong công Công ty
Cơ cấu lao động trên của Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ là hợp lý với đặcđiểm của công việc, đặc điểm của người lao động, Chủ Nhà máy đã dựa vào tính chất côngviệc mà tuyển dụng và phân công lao động rất hợp lý
Trang 28j Tình hình sử dụng lao động
Phân tích tình sử dụng lao động là đánh giá trình độ sử dụng tiềm năng lao động theochiều rộng, tính hợp lý của chế độ công tác, ảnh hưởng của việc tận dụng thời gian lao độngđến khối lượng sản xuất, đánh giá tình trạng kỹ thuật lao động
Do tính chất đặc trưng của công nghệ và yêu cầu sản xuất Công ty bố trí sản xuấttheo 3 ca, mỗi ca làm việc 8 giờ Bộ phận lao động gián tiếp làm việc 5 ngày/ tuần Tronggiờ làm việc cán bộ và công nhân không được rời vị trí sản xuất và đảm bảo đủ ngày côngtrong tháng, trong năm
Tại công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn thụ các lao động đều được chấm công theo thờigian làm việc, mức thời gian cụ thể của công ty quy định đối với công nhân viên như sau:
- Đối với công nhân sản xuất, do yêu cầu công việc, phải tận dụng công suất củamáy móc nên một ngày làm việc được chia làm nhiều ca Hiện nay, công ty thực hiện sảnxuất theo 3 ca:
+ Ca 1: Từ 6 giờ đến 14 giờ
+ Ca 2: Từ 14 giờ đến 22 giờ
+ Ca 3: Từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau
Khi có các đơn hàng phát sinh, công ty sẽ yêu cầu làm thêm giờ trên cơ sở tự nguyện,tiền lương làm thêm giờ sẽ được tính theo quy định của công ty
Cứ một năm làm việc người lao động làm việc trong điều kiện bình thường đượcnghỉ 12 ngày; làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại được nghỉ 14 ngày
- Người làm việc chưa đủ 12 tháng thì được tính tương ứng với số tháng đã làm, cứmột tháng được nghỉ một ngày
- Sau 05 năm (60 tháng) làm việc liên tục, cứ mỗi 05 năm người lao động được nghỉthêm 01 ngày phép năm (tính từ ngày nhận việc của người lao động) Người lao động cótổng thời gian nghỉ cộng dồn do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quá 06 tháng hoặc nghỉ
ốm quá 03 tháng thì thời gian đó không được tính để hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm
- Người lao động được nghỉ ốm đau, thai sản, điều trị tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp… được nghỉ làm việc theo chứng nhận của bác sĩ và được hưởng chế độ bảo hiểm
xã hội theo Điều lệ BHXH
- Nghỉ việc riêng:
+ Người lao động được quyền nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương, trong cáctrường hợp sau:
Trang 29+ Bản thân kết hôn: Nghỉ 3 ngày.
+ Con kết hôn: Nghỉ một ngày
+ Bố mẹ (bên chồng, bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 3 ngày
+ Nghỉ thai sản: Theo qui định hiện hành (do cơ quan BHXH chi trả)
+ Ngoài ra người lao động nữ còn được hưởng thêm chế độ nghỉ ngơi theo Điều 114,
115, 117 của Bộ Luật Lao Động
- Nghỉ lễ tết:
+ Tết Dương lịch (01/01): Nghỉ 1 ngày
+ Tết Âm lịch (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm Âm lịch): Nghỉ 4 ngày
+ Giỗ tổ Hùng Vương (10/03 Âm lịch): Nghỉ 1 ngày
+ Ngày chiến thắng (30/04): Nghỉ 1 ngày
+ Ngày quốc tế Lao Động (1/05): Nghỉ 1 ngày
+ Ngày Quốc Khánh (2/9): Nghỉ 1 ngày
Trang 30Bảng 2.5 Cân đối thời gian lao động của một công nhân viên bình quân/năm
Năm 2014 tổng số ngày công thiệt hài giảm 3,25 ngày, trong đó: ngày nghỉ vắng mặt
có lý do giảm 2,77 ngày, số ngày nghỉ ốm giảm 1,8 ngày, số ngày nghỉ thai sản giảm 0,03ngày, số ngày thiếu hàng giảm 03 ngày, nhưng năm 2014 có số ngày công làm thêm củacông nhân tăng 08 ngày so với năm 2013 Số ngày nghỉ không có lý do giảm 0,75 số ngàynghỉ phép tăng 02 ngày
- Năng suất lao động
Lao động là yếu tố cơ bản nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, laođộng bao giờ cũng mang lại hiệu quả, người lao động luôn mong muốn hiệu quả lao độngcủa mình ngày một cao Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động Mứcnăng suất lao động được xác định bằng số lượng hay giá trị sản phẩm sản xuất ra trong mộtđơn vị lao động hao phí trong một đơn vị thời gian với điều kiện kinh tế kỹ thuật nhất định
Năng suất lao động là một chỉ tiêu đánh giá quan trọng cho việc bố trí tổ chức sảnxuất kinh doanh, trình độ chuyên môn, năng lực của người lao động Xác định được năngsuất lao động bình quân, nhà quản lý sẽ nắm bắt được tình hình kinh doanh của Công tymình rồi từ đó có sự chuẩn bị tốt cho kế hoạch kinh doanh tiếp theo và có phương thức thức
Trang 31đẩy cho nhân viên làm việc ngày càng có hiệu quả Do đó, khi phân tích năng suất lao độngthì mục tiêu duy nhất của công ty là làm sao tăng được năng suất lao động.
Bảng 2.6 : Năng suất lao động năm 2014 – 2015 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015
Chênh lệch 2015/2014 Mức Tỷ lệ
(%)
Doanh thu thuần Triệu
Trang 32Tài liệu phân tích trên cho ta thấy kết quả so sánh năng suất lao động năm 2015 giảm
so với 2014, cụ thể như sau:
Năm 2015, năng suất lao động bình quân của một công nhân trên một ngày là 2,2(triệu đồng), giảm 32% so với năm 2014 Có kết quả này là do, giá trị sản lượng giảm đi,đồng thời số CNSX bình quân tăng và số giờ lao động cũng tăng Nhưng mức giảm của giátrị sản lượng cao hơn so với mức tăng của số CNSX bình quân và số giờ lao động
Khi nói đến tăng năng suất lao động, biện pháp thường được nhiều người nghĩ đếnngay là tăng nguồn vốn, đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, thuê nhân công chất lượng cao.Tuy nhiên, thực tế phức tạp hơn nhiều và đòi hỏi phải nghiên cứu, cân nhắc cho phù hợpvới vấn đề và điều kiện của từng doanh nghiệp Tại công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụnên tham khảo một số gợi ý như:
- Công ty cần rà soát lại từ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, thiết bị, công nghệ, laođộng, vật tư, nguyên liệu…đánh gía những điểm mạnh, điểm yếu của từng bộ phận Trên cơ
sở đó để tìm hiểu biện pháp khắc phục cho từng vấn đề cụ thể, từ khâu và từng bộ phận cụthể cũng như tổng thể doanh nghiệp
Tăng cường quản lý và sử dụng nhân lực có hiệu quả Để tăng cường quản lý, sửdụng nhân lực nói chung và lao động nói riêng trong doanh nghiệp, cần chú trọng từ khâutuyển chon, bố trí, sử dụng lao động, đảm bảo lao động có trình độ, năng lực phù hợp; đồngthời tăng cường đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ, kỹ năng của người quản lý, tạomôi trường làm việc thân thiện, cởi mở nhằm cho nhân viên gắn bó hơn với công ty
2.2.3.Các hình thức trả lương của doanh nghiệp
* Hình thức trả lương theo thời gian
Công ty thực hiện chi trả lương cho cán bộ nhân viên gián tiếp trên công ty và cán bộquản lý đội sản xuất theo lương cấp bậc do nhà nước quy định và các khoản phụ cấp khuvực, phụ cấp trách nhiệm, tiền xăng xe, tiền ăn, tiền điện thoại (nếu có) Cách tính lươngnhư sau:
Lương tháng = [(Mức lương theo ngạch bậc * (hệ số lương + hệ số các khoản phụcấp được hưởng theo quy định)] /( số ngày làm việc trong tháng theo quy định* số ngày làmviệc thực tế trong tháng)
Trang 33Các khoản trích theo lương:
Công ty trích BH theo tháng cuối tháng kế toán dựa vào bảng lương để trích BHXH,BHYT, KPCĐ, TCTN tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định
Tổng số BHXH, BHYT, KPCĐ, TCTN là 32,5% tính theo lương cấp bậc trong đó:
- Đối với người lao động phải nộp 9,5% gồm:
Trang 34Bảng 2.7 :Bảng chấm công
Họ và tên
Ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ
Ngày trong tháng
Họ và tên
Chứ
c vụ
HS lươn g
Lương thời
cấp trách nhiệm
Thưởng Tổng số
Các khoản trích-năm
2015
Tổng số thực lĩnh
Ký nhậ n
Số côn
g Số tiền
BHXH, BHYT, BHTN
Thuế TNC
N Cộng
1 Nguy
ễn Văn An
TP 5,65 27
6.747.40 3
500.0 00 400.000
7.647.40 3
804.989 - 804.989
6.824.41 3
2 Trần Quốc Hiếu
PP 4,68 26
5.382.00 0
300.0 00
400.000
6.082.00 0
640.210 - 640.210
5.441.78 9
3 Đinh Thị Lan
NV 3,75 25
4.146.63 4
300.000
4.446.63 4
468.066 - 4468.06
6 3.978.56
7
4 Đặng Văn Quân
NV 3,75 27
4.478.36 5
300.000
4.778.36 5
502.985 - 502.985
4.275.37 9
5 Nguy
ễn Tiến Tú
NV 3,75 26
4.312.50 0
300.000
4.612.50 0
485.526 - 485.526
4.126.97 3
02
800.0 00
2.000.0 00
27.566.9 02
2.901.7 76
- 2.901.7
76
24.665.1 26
Nguồn: Phòng Kế toán
Trang 36* Hình thức trả lương theo sản phẩm
Theo hình thức này, tiền trả cho người lao động được tính theo khối lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành theo đúng quy trình kỹ thuật, và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm.
Tổng quỹ lương
Sản lượngsản xuất trong tháng
Đơn giá tiền lương sản phẩm được Công ty tính toán và quy định theo từng loạisản phẩm đảm bảo sát với công sức người lao động bỏ ra và mục tiêu sản xuất kinhdoanh Công nhân trực tiếp sản xuất trong một tổ sản xuất hàng tháng được đánh giátheo các tiêu chí như số ngày công, tinh thần làm việc, chất lượng công việc hoànthành, thâm niên … để đánh giá điểm đạt được cuối tháng làm cơ sở tính lương
Lương tháng
một CN =
Tổng quỹ lương thángTổng số lương bộ phận *
Hệ số lương của CN đó
Số ngày làm việc thực tế của CN đó