1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở việt nam hiện nay

16 561 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 291,16 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- ĐINH THỊ MỸ HẠNH PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐINH THỊ MỸ HẠNH

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ

CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Hà Nội - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐINH THỊ MỸ HẠNH

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ

CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã số: 60220308

Người hướng dẫn khoa học: TS Lương Thùy Liên

Hà Nội - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, các kết luận chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác

Tác giả luận văn

Đinh Thị Mỹ Hạnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T.S Lương Thùy Liên, đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này

Xin cám ơn Khoa Triết học, Phòng đào tạo sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành bảo vệ tốt luận văn thạc sĩ

Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cổ

vũ và động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 8

1 Tính cấp thiết của luận văn 8

2 Tình hình nghiên cứu 9

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Error! Bookmark not defined

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined

6 Ý nghĩa nghiên cứu Error! Bookmark not defined

7 Kết cấu Error! Bookmark not defined NỘI DUNG Error! Bookmark not defined Chương 1 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG Error! Bookmark not defined 1.1 Khái niệm nhân tố con người và phát triển bền vững Error! Bookmark not defined

1.1.1 Khái niệm nhân tố con người Error! Bookmark not defined 1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững Error! Bookmark not defined

1.2 Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay: Nội dung và những yếu tố tác động Error! Bookmark not defined

1.2.1 Phát huy vai trò nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam

hiện nay: Một số nội dung cơ bản Error! Bookmark not defined

1.2.2 Những yếu tố tác động đến phát huy vai trò nhân tố con người trong

phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Error! Bookmark not defined

Trang 6

Chương 2 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG, MỘT

SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP Error! Bookmark not defined 2.1 Thực trạng phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined

2.1.1 Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt

Nam hiện nay: Những thành tựu đã đạt được Error! Bookmark not defined

2.1.2 Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triền bền vững ở Việt

Nam hiện nay: Những mặt còn hạn chế Error! Bookmark not defined

2.2 Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra Error! Bookmark not defined 2.3 Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm trong nước)

GNP Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc gia)

HDI Human Development Index (Chỉ số phát triển con người)

IUCN International Union for Conservation of Nature and Natural

Resources

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên

PTBV Phát triển bền vững

UNEP United Nations Environment Programme

Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận văn

Phát triển bền vững (PTBV) là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mang tính chất toàn cầu trong giai đoạn hiện nay Hội nghị thượng đỉnh về trái đất lần thứ hai họp tại Johannesburg, Nam phi vào năm 2002 (thường được gọi là Hội nghị cấp cao về phát triển bền vững của trái đất), xác nhận một tình trạng chung đang diễn ra ở các nước trên thế giới, mặc dù kinh tế đã phát triển và đạt được thành tựu đáng kể, nhưng mất cân bằng về xã hội và ô nhiễm môi trường lại diễn ra trầm trọng Điều này đang đe dọa trực tiếp đến sự sinh tồn của toàn thể nhân loại

Phát triển đất nước theo định hướng phát triển bền vững, Việt Nam cũng giống như một số nước khác trên thế giới rơi vào tình trạng nền kinh tế có tăng trưởng nhưng chưa thực sự ổn định, lạm phát, nghèo đói vẫn còn tồn tại Song song với kinh tế, tệ nạn xã hội gia tăng, trình độ dân trí thấp, tình trạng thất nghiệp… đã làm cho xã hội mất ổn định Hơn nữa, do những nguyên nhân khác nhau trong hoạt động sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng Như vậy, kéo theo hậu quả là nền kinh tế phát triển chậm, xã hội mất ổn định, môi trường bị suy thoái kéo dài đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là một khó khăn rất lớn đối với Việt Nam trong tiến trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Vấn đề gốc rễ là

làm sao khắc phục những khó khăn trên một cách có hiệu quả, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào việc phát huy vai trò của nhân tố con người

Nhận thức được quy luật đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của con người trong phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề môi trường, nhằm thực hiện thành công chiến lược PTBV Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ:

“Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”

[26, 76]; “Phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực

Trang 9

chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [26, 41] Từ những nhận định trên, chúng tôi đi đến khẳng định:

Con người thực sự là nhân tố, là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất quyết

định đến sự thành công của chiến lược phát triển bền vững Với vai trò quan

trọng như vậy, nhân tố con người cần được tập trung phát huy tối đa, để đạt được hiểu quả cao nhất Mặc dù vậy, trên cơ sở tổng quan một số công trình nghiên cứu

về nhân tố con người, phát huy vai trò nhân tố con người, chúng tôi thấy rằng, tuy

đã có rất nhiều công trình nghiên cứu công phu và hệ thống về nhân tố con người, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề phát huy vai trò của nhân tố con người trong chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Vì những lý do trên, việc nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay là cần thiết Hơn nữa, việc làm rõ thực trạng phát huy vai trò của nhân tố con người và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề cần được quan tâm sâu sắc Không những thế, đây là một vấn đề mới, có giá trị và cần được khuyến khích cả

về mặt lý luận và thực tiễn Chính vì vậy, mà học viên lựa chọn đề tài “Phát huy

vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay”

làm luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Các tài liệu liên quan đến luận văn có thể chia ra làm hai nhóm:

Nhóm những nghiên cứu về nhân tố con người và phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội

Nhân tố con người là một trong những vấn đề từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Có nhiều công trình, bài viết, đề tài nghiên cứu về nhân

Trang 10

tố con người Cần kể đến một số bài viết, công trình nghiên cứu như: “Phát huy con người – tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta” [55] của Nguyễn Duy Quý (Tạp chí cộng sản số 19/1998), “Vai trò của Đảng trong việc phát huy nhân tố con người” của Đào Duy Cận, (Tạp chí Cộng sản, số 4/1987) [7] “Bàn về nghiên cứu con người Việt Nam hiện nay” của Lê Thi, (Tạp chí Triết học, số 3/1992) [62] “Phát huy nhân tố con người trong lực lượng sản xuất” của Nguyễn Đình Hòa, (Tạp chí Triết học số 1/1993) [35] Phạm Công Nhất, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế” (Tạp chí Cộng sản số 768/2008) [48] “ Phát triển con người: Những điều cần làm rõ” [53] của Hồ Sĩ Quý (Tạp chí cộng sản số 10/2000)…

Ngoài ra còn một số Luận án tiến sĩ như: Luận án Tiến sĩ Triết học của Trần

Thị Thủy “Nhân tố con người và những biện pháp phát huy nhân tố con người trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay” (2000), Luận án Tiến sĩ Triết học [63], “Nhân tố con người trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay” [67], Luận án Tiến sĩ Triết học của Hoàng Thái Triển “Vai trò quản lý Nhà nước đối với nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay” [77]

Luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn Thị Phi Yến

Một số sách chuyên khảo như: Phạm Minh Hạc, Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa [31], Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Phạm Công Nhất, Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất

ở Việt Nam hiện nay [49], Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007

Trong đó“Nhân tố con người trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học của Hoàng Thái Triển Trong luận án

Trang 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Quý An (1993), Những quan điểm chủ yếu về môi trường và phát triển tại

Hội nghị Riô – 92, Tạp chí thông tin môi trường, (số 3)

2 Phạm Ngọc Anh (1995), Nguồn lực con người – nhân tố quyết định quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí lý luận chính trị, (số 2)

3 Hoàng Chí Bảo (1988), Ảnh hưởng của văn hóa đối với phát huy nguồn lực

con người, Tạp chí Triết học, (số 1)

4 Hoàng Chí Bảo (2008), Dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội trong phát

triển bền vững, Tạp chí triết học, (số 7)

5 Nguyễn Tiến Bình (1990), Tự giá hóa quá trình hình thành đạo đức cộng sản

trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án PTS KH, Học viện

Chính trị quân sự Hà Nội

6 Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chính

trị Quốc gia, Hà Nội

7 Đào Duy Cận (1987), Vai trò của Đảng trong việc phát huy nhân tố con, Tạp chí cộng sản, (số 4)

8 Nguyễn Đức Chiên (2005), Phát triển bền vững: Tiền đề lịch sử và nội dung

khái niệm, Tạp chí Nghiên cứu con người, (số 1)

9 Nguyễn Trọng Chuẩn (2005), Để phát triển con người một cách bền vững,

Tạp chí Triết học, (số 1)

10 Nguyễn Trọng Chuẩn (1990), Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế - xã

hội của nước ta đến năm 2000, Tạp chí Triết học, (số 4)

11 Đặng Vũ Chư và Ngô Văn Quế (1996), Phát triển nguồn nhân lực và phương pháp dùng người trong sản xuất kinh doanh, Nxb Lao động, Hà Nội

12 Con người Việt Nam – Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội

(1994), Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước, KX07, Hà Nội

Trang 12

13 Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2012, Cổng thông tin điện tử

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

14 Đỗ Minh Cung (1995), Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

15 Nguyễn Như Diệm (1989), Nhân tố con người và tích cực hóa nhân tố con người: Khái niệm và vấn đề, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (số 1)

16 Nguyễn Tấn Dũng (2010) Đảm bảo ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

2011 – 2020, Tạp chí Cộng sản, (Số 285)

17 Trần Hữu Dũng (2004), Phát triển bền vững nhìn từ góc độ xã hội – văn hóa,

Tạp chí Tia sáng, (số 12)

18 Hồ Anh Dũng (1994) “Yếu tố con người trong lực lượng sản xuất và việc

phát huy yếu tố đó ở nước ta hiện nay” Luận án PTS Triết học

19 Thanh Duy (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

20 Trần Thị Tâm Đan (1996), Phát triển và phát triển nguồn nhân lực trẻ, Tạp chí Cộng sản, (số 11)

21 Đảng cộng sản Việt Nam (1991) Cuơng lĩnh xây dựng đất nước trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội

22 Đảng cộng sản Việt Nam, (1987) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội

23 Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thức bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội

24 Đảng cộng sản Việt Nam, (2001) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

25 Đảng cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Trang 13

26 Đảng cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

27 Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị

sự 21 của Việt Nam) (Ban hành kèm theo Quyết định số: 153/2004/QĐ-TTg)

28 Trần Thanh Đức (2002), Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với vấn

đề đào tạo nguồn lao động trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay,

Luận án Tiến sĩ Triết học

29 Nguyễn Ngọc Hà (2007), Đảm bảo công bằng xã hội vì sự phát triển bền

vững, Tạp chí triết học (số 2)

30 Phạm Minh Hạc (1995), Lấy việc phát huy con người làm nhân tố cơ bản cho

sự phát triển nhanh và bền vững, Tạp chí xây dựng Đảng, (số 7)

31 Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

32 Lương Đình Hải (2007) Phát triển xã hội bền vững và hài hòa – những vấn

đề lý luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay, Tạp chí Triết học, (số 2)

33 Nguyễn Minh Hiển (2005), Giáo dục trong đối thoại giữa các nền văn hóa, văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững, Tạp chí Cộng sản (số 7)

34 Phạm Thu Hiền (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người với việc phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay,

Luận án Tiến sĩ

35 Nguyễn Đình Hòa (1993), Phát huy nhân tố con người trong lực lượng sản xuất, Tạp chí triết học, (số 1)

36 Nguyễn Đình Hòa (2007), Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến

hóa giữa con người với tự nhiên, Tạp chí Triết học, (số 3)

37 Phùng Ngọc Hòa (2006), Tích cực bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển

bền vững, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 3)

38 Lê Văn Khoa (2009), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, Hà

Nội

Ngày đăng: 27/08/2016, 11:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w