1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học môn chính trị học phát triển vai trò của trí thức khoa học xã hội với phát triển bền vững ở việt nam hiện nay

60 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 545,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Hàng ngàn năm qua, với bao thăng trầm lịch sử, nền văn hiến Việt Nam vẫn luôn được kế thừa, phát huy và phát triển. Lịch sử xã hội Việt Nam, từ trong lòng của nền văn hiến ngàn năm ấy đã sản sinh ra biết bao những bậc anh hùng hào kiệt, các bậc trí thức tài năng của nhiều thời đại, đã đóng góp công sức và trí tuệ không nhỏ cho sự phát triển của đất nước. Ngàn đời nay chúng ta luôn tự hào về truyển thống tôn sự trọng đạo, truyền thống hiếu học của các bậc hiền tài của dân tộc. Cùng với thời gian truyền thống tốt đẹp này được gìn giữ và phát huy trong mọi điều kiện xã hội. Với chiều dài ngàn năm lịch sử, nền văn hiến Việt Nam phát triển không ngừng, trong các giai đoạn thăng trầm của lịch sử khoa bảng Việt Nam luôn tự hào ghi lênđó những tên người anh hùng, những nhân tài của đất nước. Những tiến sĩ, những Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt... những bậc hiền tài đã làm lên trang sử hào hùng của dân tộc. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” tư tưởng ấy từ bao đời nay luôn được chúng ta phát huy triệt để, chính điều đó đã giúp đất nước vững vàng vượt qua mọi khó khăn, phá tan bao cuộc xâm lăng của các kẻ thù hùng mạnh kể cả những đế chế từng là nỗi khiếp sợ của biết bao quốc gia trên thế giới. Trong công cuộc kháng chiến cứu nước chúng ta đã đánh tan ách đô hộ của chế độ thực dân, phát xít hai cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta đã nói lên điều đó. Đã nói lên vai trò của nhân tài, của trí tuệ Việt trong mọi hoàn cảnh. Ngày nay nhân loại đang bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của những lao động sáng tạo với cuộc cách mạng tri thức bùng nổ trên phạm vi toàn thế giới. Chưa bao giờ vấn đề tri thức và nguồn lực con người lại được chú trọng như ngày nay. Thế giới đã và đang từng bước tiến tới phát triển bền vững, sự thành công hay thất bại của một quốc gia, dân tộc trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của toàn cầu hóa của yêu cầu phát triển bền vững được quyết định bởi nguồn lực con người. Mỗi quốc gia đều tìm cho mình một chiến lược phát triển phù hợp với những điều kiện nội sinh của quốc gia dân tộc mình, trong đó nguồn lực con người và lao động trí thức rất được coi trọng. Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người và nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ trí thức, nhân tài có vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước. Đất nước ta đang tiến hành đổi mới, phát triển đội ngũ trí thức, đội ngũ các nhà khoa học nói chung và các nhà khoa học xã hội nói riêng đang là vấn đề hệ trọng. Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “phấn đấu đến năm 2010, năng lực khoa học và công nghệ nước ta đạt trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực trên một số lĩnh vực quan trọng. Phát triển khoa học xã hội, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, giải đáp những vấn đề mới của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bước đi công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những nguyên tắc, nội dung cơ bản của phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phát triển con người; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn mới,... Thường xuyên tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận; dự báo tình hình và xu thế phát triển của thế giới, khu vực và trong nước; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước .” Thực tiễn chỉ ra rằng nhiệm vụ của khoa học xã hội ở nước ta rất nặng nề. Muốn giải quyết được vấn đề đó cần có giải pháp kiện toàn và phát triển trí thức khoa học xã hội. Đây là vấn đề mang tính then chốt đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, nhưng đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn, song với giải pháp tốt và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàn dân thì nhất định chúng ta sẽ làm được. Tuy thế hiện nay vẫn còn tình trạng bất cập trong việc sử dụng bố trí và bồi dưỡng nhân tài. Ngoài ra còn phải kể đến tình trạng “chảy máu chất xám” đang diễn ra trên mọi lĩnh vực. Thực trạng trên cho thấy chúng ta chưa có một chế độ, chính sách hợp lý trong việc thu hút và sử dụng nhân tài. Chính những lý do trên, trong tiểu luận này tác giả chọn “vai trò của trí thức khoa học xã hội với phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay ” làm đề tài nghiên cứu cho môn Chính trị học phát triển.

Trang 1

MỞ ĐẦU.

1 Lý do chọn đề tài.

Hàng ngàn năm qua, với bao thăng trầm lịch sử, nền văn hiến Việt Namvẫn luôn được kế thừa, phát huy và phát triển Lịch sử xã hội Việt Nam, từtrong lòng của nền văn hiến ngàn năm ấy đã sản sinh ra biết bao những bậcanh hùng hào kiệt, các bậc trí thức tài năng của nhiều thời đại, đã đóng gópcông sức và trí tuệ không nhỏ cho sự phát triển của đất nước Ngàn đời naychúng ta luôn tự hào về truyển thống tôn sự trọng đạo, truyền thống hiếu họccủa các bậc hiền tài của dân tộc Cùng với thời gian truyền thống tốt đẹp nàyđược gìn giữ và phát huy trong mọi điều kiện xã hội

Với chiều dài ngàn năm lịch sử, nền văn hiến Việt Nam phát triểnkhông ngừng, trong các giai đoạn thăng trầm của lịch sử khoa bảng Việt Namluôn tự hào ghi lênđó những tên người anh hùng, những nhân tài của đấtnước Những tiến sĩ, những Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt những bậc hiền tài đã làm lên trang sử hào hùng của dân tộc “Hiền tài lànguyên khí quốc gia” tư tưởng ấy từ bao đời nay luôn được chúng ta phát huytriệt để, chính điều đó đã giúp đất nước vững vàng vượt qua mọi khó khăn,phá tan bao cuộc xâm lăng của các kẻ thù hùng mạnh kể cả những đế chếtừng là nỗi khiếp sợ của biết bao quốc gia trên thế giới Trong công cuộckháng chiến cứu nước chúng ta đã đánh tan ách đô hộ của chế độ thực dân,phát xít hai cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta đã nói lên điều đó

Đã nói lên vai trò của nhân tài, của trí tuệ Việt trong mọi hoàn cảnh

Ngày nay nhân loại đang bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên củanhững lao động sáng tạo với cuộc cách mạng tri thức bùng nổ trên phạm vitoàn thế giới Chưa bao giờ vấn đề tri thức và nguồn lực con người lại đượcchú trọng như ngày nay Thế giới đã và đang từng bước tiến tới phát triển bềnvững, sự thành công hay thất bại của một quốc gia, dân tộc trong cuộc cạnhtranh khốc liệt của toàn cầu hóa của yêu cầu phát triển bền vững được quyếtđịnh bởi nguồn lực con người Mỗi quốc gia đều tìm cho mình một chiến lược

Trang 2

phát triển phù hợp với những điều kiện nội sinh của quốc gia dân tộc mình,trong đó nguồn lực con người và lao động trí thức rất được coi trọng.

Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, conngười và nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ trí thức, nhân tài có vai trò hết sứcquan trọng, là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước

Đất nước ta đang tiến hành đổi mới, phát triển đội ngũ trí thức, đội ngũcác nhà khoa học nói chung và các nhà khoa học xã hội nói riêng đang là vấn

đề hệ trọng Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “phấn đấu đến năm 2010, năng lựckhoa học và công nghệ nước ta đạt trình độ của các nước tiên tiến trong khuvực trên một số lĩnh vực quan trọng

Phát triển khoa học xã hội, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những nhậnthức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, giảiđáp những vấn đề mới của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;bước đi công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những nguyên tắc, nội dung cơ bảncủa phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới hệ thống chính trị, xây dựngnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phát triển con người; nâng cao nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn mới, Thường xuyêntổng kết thực tiễn để phát triển lý luận; dự báo tình hình và xu thế phát triểncủa thế giới, khu vực và trong nước; cung cấp luận cứ khoa học cho việchoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước1.”

Thực tiễn chỉ ra rằng nhiệm vụ của khoa học xã hội ở nước ta rất nặng

nề Muốn giải quyết được vấn đề đó cần có giải pháp kiện toàn và phát triểntrí thức khoa học xã hội Đây là vấn đề mang tính then chốt đối với sự pháttriển bền vững ở Việt Nam hiện nay, nhưng đây cũng là vấn đề hết sức khókhăn, song với giải pháp tốt và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàndân thì nhất định chúng ta sẽ làm được Tuy thế hiện nay vẫn còn tình trạngbất cập trong việc sử dụng bố trí và bồi dưỡng nhân tài Ngoài ra còn phải kể

1 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lẩn thứ X, 2006, tr 98, 99.

Trang 3

đến tình trạng “chảy máu chất xám” đang diễn ra trên mọi lĩnh vực Thựctrạng trên cho thấy chúng ta chưa có một chế độ, chính sách hợp lý trong việcthu hút và sử dụng nhân tài.

Chính những lý do trên, trong tiểu luận này tác giả chọn “vai trò của tríthức khoa học xã hội với phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay ” làm đềtài nghiên cứu cho môn Chính trị học phát triển

2 Tình hình nghiên cứu đề tài.

Phát huy tiềm năng của trí thức nói chung và trí thức khoa học xã hộinói riêng đã trở thành một hiện tượng có tính quy luật trong lịch sử phát triểncủa mỗi dân tộc Ngày nay, trong công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh yêu cầu phát huy vai trò, trí thức khoa học xã hội ngày càng trở lêncấp thiết Phát triển tiềm năng, vai trò của đội ngũ tri thức khoa học xã hội ởnước ta tỷ lệ thuận với nhu cầu thực tiễn phát triển của đất nước dưới sự lãnhđạo của Đảng, Nhà nước Thực tiễn cách mạng và công cuộc xây dựng xã hộichủ nghĩa trong thời kỳ quá độ ở nước ta cho thấy khoa học xã hội và chínhtrị có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau ngay cả khi giải quyết các vấn đề

tư tưởng riêng biệt Khoa học xã hội và chính trị, trí thức khoa học xã hội vàquyền lực chính trị, vai trò của họ và những điều kiện chính trị xã hội chuyểnhóa tiềm năng, vai trò của họ thành nguồn lực thực tiễn luôn có mối quan hệbiện chứng với nhau Nhận thức rõ điều này, trong thời gian qua trong côngtác lý luận, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nguồn nói riêng và đội ngũtrí thức khoa học xã hội đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhất

là ở cấp trung ương Về vấn đề phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa học

xã hội trong thời gian qua đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa họcvới nhiều công trình nghiên cứu kỹ lưỡng và công phu nhằm đưa ra hướng đi,hướng phát huy, phát triển vai trò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội vớithực tiễn xã hội Trong các công trình nghiên cứu ấy phải kể đến một số côngtrình nghiên cứu của một số tác giả sau: “Nhân tài trong chiến lược phát triển

Trang 4

quốc gia” của Nguyễn Đắc Hưng và Phan Xuân Dũng; “Trí thức Việt Namtrước yêu cầu phát triển đất nước” của Nguyễn Đắc Hưng; “Phát huy tiềmnăng trí thức khoa học xã hội Việt Nam” của TS Nguyễn An Ninh; “Pháttriển nguồn nhân lực bền vững ở nước ta trong bối cảnh hội quốc tế hiệnnay”(1) của TS Phạm Công Nhất; “Giáo dục với sự phát triển bền vững ởnước ta hiện nay”(2) của ThS Phan Thanh Hải; Ngoài ra còn có sự đónggóp rất lớn của các tác giả, các nhà lý luận, các nhà khoa học khác đó là chưa

kể đến những luận văn khoa học, những luận án tiến sĩ về vấn đề này Songtrong sự giới hạn của thời gian lên tác giả chỉ có thể nêu được một số côngtrình nghiên cứu trên đây Tuy thế, trong khi nghiên cứu vấn đề tác giả nhậnthấy đây vẫn là vấn đề mang tính lý luận cấp thiết đối với công cuộc đổi mới

mà chúng ta đang tiến hành hiện nay Chính vì vậy trong khuôn khổ của mônchính trị học phát triển tác giả tiếp tục có những nghiên cứu về vấn đề “vai tròcủa trí thức khoa học xã hội với sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay”thông qua đề tài cùng tên

3 Mục đích nghiên cứu đề tài.

Hiện nay chúng ta đã và đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh, con người và nguồn lực con người nói chung và năng lực, vaitrò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội nói riêng luôn là nhân tố quan trọnghàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước Do đó vấn

đề phát huy vai trò của nguồn nhân lực, trí thức khoa học xã hội trở thành vấn

đề cấp thiết, Đảng, Nhà nước ta hết sức chú trọng Sinh thời, chủ tịch Hồ ChíMinh đã từng nói: “cán bộ tốt việc gì cũng xong, “muôn việc thành công haythất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” Trong các văn kiện của mình, Đảng ta

đã khẳng định rõ cán bộ nói chung là khâu then chốt trong công tác xây dựng

1 Chính trị và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế) Nxb Chính trị - Hành chính, 2009 Tr 777

2 Chính trị và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế) Nxb Chính trị - Hành chính, 2009 Tr 758

Trang 5

Đảng, là nhân tố có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ sự nghiệp cách mạng mànhân dân ta đang tiến hành.

Trên những cơ sở đó, trong tiểu luận này tác giả tiếp tục có nhữngnghiên cứu về vai trò của trí thức khoa học xã hội (một bộ phận nhỏ trongcông tác cán bộ mà Đảng ta chú trọng) với mục đích:

- Thứ nhất: làm rõ vai trò của đội ngũ trí thức khoa học đối với sự nghiệpxây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ; làm rõ vai trò của trí thức khoa học

xã hội với tư cách là những người hoạch định, tham gia hoạch định chính sáchphát triển kinh tế - văn hóa – xã hội nhằm đưa nước ta tiến tới phát triển bềnvững trong tương lai gần

- Thứ hai: chỉ ra một số tồn tại của trí thức khoa học xã hội ở Việt Namhiện nay

- Thứ ba: đưa ra giải pháp nhằm phát triển, phát huy tiềm năng, vai tròcủa độ ngũ trí thưc khoa học xã hội hiên nay

Tiểu luận gồm một số mục đích căn bản đó

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài.

Để nghiên cứu đề tài trên trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụngmột số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Thứ nhất: nhóm các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác –Lênin bao gồm:

+ Phương pháp duy vật biện chứng: là phương pháp xem xét các vấn đề trongmối quan hệ hữu cơ của chúng đối với các vấn đề liên quan khác trong nộihàm và ngoại diên của vấn đề Trên cơ sở những quy luật phổ biến của sự vậnđộng và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy

+ Phương pháp duy vật lịch sử: là phương pháp sử dụng hệ thống các quanđiểm duy vật biện chứng về xã hội; vận dụng kết quả của sự vận dụng phươngpháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vàoviệc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại

Trang 6

- Thứ hai: nhóm các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của khoahọc chính trị học như: phương pháp

- Thứ ba: nhóm các phương pháp khác: phương pháp nghiên cứu tài liệu;phương pháp so sánh; phương pháp lịch sử vấn đề

5 Phạm vi nghiên cứu đề tài.

Trong tiểu luận này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò của đội ngũ tríthức khoa học xã hội đối với sự phát triển bền vững của đất nước hiện nay Vấn

đề này là rất rộn lớn và phức tạp, song do sự hạn chế về thời gian và lượng kiếnthức của tác giả còn hạn chế, vì thế tác giả chỉ dừng lại ở việc mô phỏng, làm rõmột số vấn đề cơ bản đã nêu ở phần mục đích nghiên cứu đề tài

6 Bố cục của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được chia làm ba phần cơ bản:

- Chương I: Mấy vấn đề lý luận về trí thức khoa học xã hội và phát triểnbền vững

- Chương II: Vai trò của trí thức khoa học xã hội với phát triển bền vững

- Chương III: Khái lược về thực trạng trí thức khoa học xã hội ở ViệtNam và một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của trí thức khoa học xã hộivới việc phát triển bền vững hiện nay

Trang 7

Chương I: MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÍ THỨC KHOA HỌC XÃ HỘI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.

1 Khái niệm cơ bản về trí thức khoa học xã hội.

1.1 Khoa học xã hội.

Thứ nhất, khoa học: là hệ thống những tri thức được hệ thống hóa, kháiquát hóa từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm; nó phản ánh dưới dạnglô-gic, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những cấu trúc, những mốiliên hệ bản chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; đồng thờikhoa học còn bao gồm hệ thống tri thức về những biện pháp tác động có kếhoạch đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức và làm biến đổi thế giới đóphục vụ cho lợi ích của con người

Thứ hai, khoa học xã hội: khái niệm này thường được dùng theo hai nghĩa:Theo nghĩa rộng, khoa học xã hội là một nhóm ngành lớn, bao gồm cả

khoa học xã hội và khoa học nhân văn Theo Từ điển tiếng Việt khoa học xã hội

là “tên gọi chung các khoa học nghiên cứu những quy luật hình thành, hoạt động

và phát triển của xã hội, như chính trị học, kinh tế học, luật học v.v ”1

Quan niệm của các nhà kinh điển mácxít về khoa học xã hội cũng theonghĩa rộng C Mác và Ăngghen đã phân loại khái quát khoa học xã hội, theohai ông, khoa học xã hội nghĩa là toàn bộ những khoa học được gọi là “khoahọc lịch sử” và “khoa học triết học” Cũng theo các ông “khoa học lịch sử”dùng để chỉ các khoa học nhằm “nghiên cứu các điều kiện sinh hoạt của loàingười” Ăngghen chỉ rõ: “từ lịch sử ở đât dùng để chỉ chung những lĩnh vựcchín trị, luật pháp, triết học, thần học tóm lại là những lĩnh vực thuộc về xãhội chứ không phải chỉ thuộc về tự nhiên”2 Đối tượng nghiên cứu của khoahọc xã hội là: Nghiên cứu những điều kiện sinh hoạt của loài người, nhữngquan hệ xã hội, những hình thức pháp quyền và nhà nước với kiến trúcthượng tầng tư tưởng của chúng gồm triết học, tôn giáo, nghệt thuật Sự rađời của chủ nghĩa duy vật lịch sử - một trong hai phát kiến quan trọng của

1 Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm từ điển học: Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2006 Tr 503.

2 Mác – Ăngghen: Tuyển tập, Nxb, Sự thật, 1984, t.6, tr 777.

Trang 8

Mác, quá trình nghiên cứu về xã hội và con người thực sự đã trở thành khoahọc Lênin coi chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng nghĩa với khoa học xã hội.Người còn nhấn mạnh hơn, không có phương pháp này khi nghiên cứu xã hội

“thì không thể có một khoa học xã hội được”1 Có thể nói rằng đây là bướcphát triển mới trong quan niệm về khoa học xã hội hiện đại

Tiếp thu và cải biến chủ nghĩa Mác – Lênin cho phù hợp vơi hoàn cảnh

cụ thêt Việt Nam, nhìn nhận chủ nghĩa duy vật đồng nghĩa với khoa học xãhôi đã mang lại cách nhìn mới, khoa học trong khi tiếp cận, tìm hiểu vấn đềnày Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cho rằng, sự hiểu biết về xã hội và con ngườicũng là một quá trình lịch sử, điều này cần đến xã hội với những điều kiệnthực tiễn của nó mới có thể khái quát thành tri thức Người cũng nhấn mạnh,hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đâu xã hội đã làm nảy sinh khoa học xãhội Tri thức khoa học xã hội cũng cần phải có điều kiện thực tiễn để kiểmnghiệm mới dẫn đến sự thay đổi về chất, mới trở thành khoa học thực thụ.Chủ nghĩa duy vật lịch sử là thành quả của nhận thức xã hội ở trình độ cao.Nghĩa là, sự ra đời và phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản, sự xuấthiện giai cấp, đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp đã mang lại cho giaicấp vô sản sự hiểu biết lịch sử - hiểu biết “sứ mệnh lịch sử” của giai cấpmình, hay đó chính là sự hiểu biết xã hội sâu sắc, khi đó khoa học xã hội mớichính thức trở thành một khoa học thực thụ

Ngày nay, lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được xếp chungvào hệ thống các khoa học xã hội, giữ vị trí chủ đạo về tư tưởng, lý luận,phương pháp cho khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời là thế giới quan,phương pháp luận chung của mọi hoạt động nghiên cứu khoa học

Theo nghĩa hẹp, có sự phân biệt tương đối với khoa học nhân văn

Có ý kiến cho rằng chỉ nên dùng khái niệm “khoa học xã hội” là đủ vìmọi môn khoa học ngành và chuyên ngành đều có mặt trong tập hợp lớn này,nghĩa là chúng đều nghiên cứu về xã hội, về con người Con người và mọi

1 V.I Lênin: Toàn tập, t 1, tr 163.

Trang 9

hoạt động tinh thần của con người đều không thể tồn tạo bên ngoài xã hội màchỉ có thể tồn tại trong xã hội Mọi hoạt động làm lên lịch sử của con người

và loài người đều diễn ra trong môi trường xã hội Vì thế nói đến xã hộiđương nhiên bao hàm vấn đề con người, điều này chính là hương đích tớinhân văn của xã hội Phát triển xã hội không nhằm mục đích gì khác chính làhướng tới một xã hội nhân văn trong đó con người được giải phóng triệt để,được tự do, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Do đó đưa thêm khái niệm nhân vănhay xã hội – nhân văn vào thuật ngữ này là không cần thiết Thực tế đã chỉ ra rằng,không một khoa học chân chính nào lại không hướng tới mục tiêu phát triển conngười – nghĩa là mọi khoa học chân chính đều đề cập đến vấn đề nhân văn, coinhân văn là nền tảng giá trị của nó Thực tế cũng cho thấy hệ thống các khoa họcđược gọi là khoa học nhân văn cũng nằm ngay trong hệ thống khoa học xã hội vàbiểu hiện ra bên ngoài với tư cách là khoa học xã hội

Về khoa học nhân văn, nhân văn là bản chất là mục tiêu của tất cả các

khoa học, đặc biệt là khoa học nghiển cứu về xã hội và con người Nhân vănbao hàm cả những giá trị nhân bản và nhân đạo, tất cả đều xoay quanh phạmtrù “người” C.Mác gọi con người là một thực thể song trùng: vừa là mộtthực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội Tron đó, xã hội là mặt cơ bảnquyết định bản chất “người” Vì theo C.Mác, “trong tính hiện thực của nó,bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Khái niệm nhân văn

có sức biểu đạt cao nhất những giá trị của con người và xã hội Mọi nghiêncứu về con người và xã hội với tư cách là nghiên cứu khoa học xét một cáchthực chất chính là khoa học xã hội

Trong quá trình nghiên cứu, một số tác giả lại nhấn mạnh đến đối tượngcủa khoa học nhân văn khi đi tìm định nghĩa cho nó Theo họ, đối tượngnghiên cứu của khoa học này chú trọng nhiều hơn tới những giá trị tinh thần

và hoạt động tinh thần của con người Có người quan niệm, khoa học nhânvăn là một nhóm đồng thời là một hệ thống các môn khoa học về con người,

Trang 10

và những hoạt động của con người gắn liền với các hoạt động sáng tạo ra lịch

sử, các giá trị văn hóa, tinh thần

Hiện nay, ở Việt Nam giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn tuy

có sự phân biệt song hai ngành khoa học này được xếp vào cùng một nhómngành với tên chung là khoa học xã hội và nhân văn Trong thực tiễn cũngnhư trong lý luận đã có không ít trường hợp khoa học nhân văn làm cho trởlên mờ nhạt khi mà khái niệm khoa học xã hội được dùng với nghĩa bao hàm

cả khoa học nhân văn Tình trạng trên xảy ra là do giữa khoa học xã hội vàkhoa học nhân văn có sự gần gũi về mục đích thực tiễn, đối tượng nghiên cứu,

và đôi khi là cả phương pháp nghiên cứu, chính điều này đã làm cho khoa học

xã hội và khoa học nhân văn có sự liên hợp Thực tế đã chỉ ra rằng, trongnhiều trường hợp có sự gắn bó, liên hợp ngay trong một khoa học, như triếthọc, vốn triết học thuộc về khoa học xã hội nhưng triết học được đặt lên trênmọi khoa học, trên cả khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xãhội Lại có những khoa học nặng về nhân văn như sử học, ngôn ngữ học, vănhọc Lại có những khoa học thuộc về khoa học liên ngành nó bao hàm cảkhoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên như khảo cổ học,dân tộc học, địa lý học Do đó, sự phân loại chỉ mang ý nghĩa tương đối Đây

là cách nhìn nhận phù hợp với thực tế nghiên cứu khoa học hiện nay

Nghiên cứu về xã hội và các quy luật vận động của xã hội, khoa học xãhội bao giờ cũng hướng đến đích nhân văn, tạo điều kiện cho con người pháttriển tự do và toàn diện Sự hiểu biết về con người, dân tộc, lịch sử, vànhững giá trị tinh thần của con người mang lại cho khoa học xã hội một cáinhìn cụ thể - lịch sử Mặt khác, những giá trị tinh thần của con người bao giờcũng lấy một bối cảnh xã hội cụ thể để thể hiện và phát triển Giữa xã hội vàcon người, giữa vật chất và ý thức luôn có mối liên hệ phổ biến, luôn gắn kếtvới nhau trong mối quan hệ biện chứng Chính mối quan hệ không thể táchrời đó làm cho sự phân biệt khoa học xã hội với khoa học nhân văn không thểrạch ròi quá mức Sự phân biệt này chỉ mang nghĩa tương đối Với cách nhìn

Trang 11

nhận này, việc phát huy vai trò của trí thức nói chung và trí thức khoa học xãhội nói riêng không chỉ là quá trình một chiều – sự tác động của xã hội vào tríthức mà đây còn là một quá trình mang tính nhân văn cao cả Xét về bản chấtđây là quá trình tác động hai mặt, một mặt trí thức khoa học xã hội với nhữngđặc thù của mình tác động vào xã hội thông qua thượng tầng kiến trúc, mặtkhác xã hội có những tác động ngược trở lại với trí thức khoa học xã hội vì tríthức khoa học xã hội là một bộ phận của xã hội do đó cũng chịu sự chi phốicủa các quy luật tự nhiên của xã hội.

Ở đây trong khi nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi nghiên cứu khoa họctheo nghĩa rộng của nó, tức là bao gồm cả khoa học xã hội và khoa học nhânvăn Do đó, với nghĩa như vậy, có thể hiểu khoa học xã hội là một nhómngành khoa học nghiên cứu về xã hội và con người, trên cơ sở đó rút ra quyluật hình thành, hoạt động và phát triển qua đó nâng cao nhận thức và giúpcho xã hội phát triển nhanh tiến tới phát triển bền vững theo định hương vàmục tiêu xây dựng đất nước trong giai đoạn quá độ hiện nay Quá trìnhnghiên cứu và kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội góp phần tích cực vàoviệc phát huy, giải phóng những nguồn sức mạnh tiềm năng trong con người,cũng như giúp phát huy vai trò của các nguồn lực trong đó có vai trò của tríthức khoa học xã hội với công cuộc xây dựng đất nước

1.2 Trí thức khoa học xã hội.

Về trí thức nói chung:việc xác định chính xác và đầy đủ nội hàm khái

niệm trí thức quả thật không hề đơn giản, do sự xuất hiện của trí thức và giớitrí thức rất phức tạp và đa dạng trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử Do

đó, việc nắm bắt bản chất của trí thức và giới trí thức còn có nhiều ý kiếnkhác nhau Mỗi người có thể xuất phát từ cách nhìn khác nhau thông qua lăngkính chủ quan của mình để đưa ra cách tiếp cận về trí thức và tầng lớp trí thứctrong xã hội Nhưng chưa một khái niệm, một quan điểm nào về trí thức vàtầng lớp trí thức được coi là hoàn chỉnh, mang tính đại diện chung.Có thể nóirằng: “Trí thức Việt Nam là những người có trình độ học vấn từ Đại học trở

Trang 12

lên, có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, yêu nước, tinh thần phát triển xã hội

và nhân cách Đặc điểm của trí thức Việt Nam là yêu nước và có nhân cáchViệt Nam ".Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, người có học vấn cao khôngphải lúc nào cũng là người có nhân cách văn hóa Cũng tương tự như vậy, họkhông nhất thiết là người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề nóngbỏng của thời cuộc, có năng lực đề xuất và phản biện các chính sách về cácvấn đề của xã hội, có khả năng tạo ra và hướng dẫn dư luận xã hội; mà thiếunhững phẩm tính này, dù ở mức độ thấp hay cao, đều khó lòng có thể đượccoi là trí thức với quan niệm thông thường, phổ quát của thế giới hiện đại

Trước kia, do chính sách ngu dân, việc học tập khó khăn nên chỉ một số

ít người được đi học Vì vậy đa số những người học được đại học là nhữngngười có ý chí, có nghị lực và có đủ kiến thức để trở thành trí thức Trong thờiđại hiện nay việc học đại học trở nên đơn giản và đa số các trường đại họccũng chỉ đặt mục tiêu đào tạo ra những người làm việc có trình độ Để trởthành trí thức, những người đó còn phải phấn đấu tự học và rèn luyện rấtnhiều Do vậy, định nghĩa trên không phân biệt người công nhân lao độngđược đào tạo và người trí thức thực sự Đồng thời cũng loại bỏ hoàn toànnhững người tự học để có thể đóng góp cho xã hội Tinh thần yêu nước thì bất

kỳ người dân Việt Nam nào cũng có, nhân cách cũng vậy, đa số người dânViệt nam đều có nhân cách Việt nam nên nếu chỉ quy cho trí thức đặc điểm

đó là bất công với các giai cấp và tầng lớp khác

Do đó vấn đề khái niệm trí thức có thể được phát biểu như sau: Trí

thức là những người có kiến thức về tự nhiên hoặc xã hội, có khả năng vận dụng kiến thức đó để sáng tạo ra những sản phẩm tư duy trí tuệ nhằm đóng góp vào quá trình phát triển của khoa học tự nhiên hoặc tiến bộ xã hội Trí thức Việt Nam là những trí thức có nguồn gốc là người Việt Nam, có những sản phẩm tư duy trí tuệ đóng góp cho sự tiến bộ của khoa học tự nhiên hoặc

xã hội Việt Nam.

Trang 13

Điều này có thể hiểu là: trước hết phân biệt rõ trí thức là người phải cókiến thức, khả năng sáng tạo để tạo ra những sản phẩm tư duy trí tuệ, nó chophép loại bỏ những người có kiến thức có khả năng sáng tạo nhưng không cósản phẩm sáng tạo cụ thể Sản phẩm tư duy trí tuệ ở đây là ý tưởng, mệnh đề,quy luật và cuối cùng là sản phẩm ứng dụng của tư duy trí tuệ bao gồm cácphương hướng, đường lối, chính sách cải tạo tự nhiên và xã hội đã được ápdụng.

Theo Từ điển Tiếng Việt, trí thức là “người chuyên làm việc lao động

trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”1 Định nghĩa này theo nhiều nhà khoa học thì nó vẫn chưa thực sự thấuđáo, vì theo đó trí thức chỉ là những người chuyên làm việc, lao động trí óc.Nhưng định nghĩa này chưa làm rõ thế nào là lao động trí óc Nếu chỉ nhìnvào hiện tượng thì một nghệ sĩ dương cầm, một nhà điêu khắc hay một bác sĩphẫu thuật sử dụng cơ bắp không kém gì người lao động chân tay; sáng tạocủa một họa sĩ thoạt nhìn cũng không khác hoạt động của người chép tranhhay người vẽ truyền thần; công việc của một nhà giáo ở trung học hay đại họccũng thuộc phạm trù giáo dục như công việc của cô bảo mẫu Điểm phân biệtgiữa những người này là ở tầm mức của công việc và trình độ chuyên môntrong thực hiện công việc ấy Ví dụ, khác với y tá hay hộ lý, bác sĩ phẫu thuậtthực hiện một công việc phức tạp và hệ trọng, quan hệ đến sức khỏe và tínhmạng con người; và để có thể thực hiện công việc đó, người bác sĩ phải đượcđào tạo chu đáo về lý luận và thực tiễn; ca phẫu thuật càng phức tạp, trình độcàng phải cao Tương tự, người thợ đục đá đục theo khuôn mẫu đã có sẵn, cho

ra lò hàng loạt sản phẩm giống hệt nhau; còn đối với nhà điêu khắc thì mỗitác phẩm là một sáng tạo duy nhất, thể hiện tư tưởng và phong cách nghệthuật nhất định Tóm lại, người trí thức thực hiện những công việc có tầmquan trọng, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn, sự huy động nỗ lực trí ócnhiều hơn

1 Viện ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2006 Tr 1034.

Trang 14

Nói tóm lại, trí thức là những người lao động trí óc, có hiểu biết sâurộng về một hoặc một số lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa - nghệ thuật,quản lý kinh tế - xã hội, thường xuyên vận dụng những hiểu biết đó để pháthiện và giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh trong lĩnh vựchoạt động của mình vì lợi ích chung của cộng đồng và nhu cầu nhận thức củabản thân.

Theo cách hiểu trên thì tầng lớp trí thức là một tập hợp mở và đa dạng,không giống bất kỳ một tập hợp nào khác trong xã hội như nông dân, côngnhân, thợ thủ công, quân nhân, thương nhân hay người buôn bán nhỏ Trí thức

có thể là bất kỳ ai trong các tập hợp trên, miễn là có hiểu biết sâu rộng vàtham gia lao động trí óc Tuy nhiên, bộ phận hạt nhân của tầng lớp trí thức làcác nhà nghiên cứu; các giảng viên đại học; các bác sĩ, dược sĩ cao cấp; cácnhà văn, nhà thơ, nhà điêu khắc, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà báo; các nhà quản lý vàcông chức, viên chức trong bộ máy tham mưu cho nhà quản lý

Về trí thức khoa học xã hội:trí thức khoa học xã hội là một bộ phận của

đội ngũ trí thức Họ là những người lao động trí óc sáng tạo trong lĩnh vựckhoa học xã hội Đối tượng nghiên cứu; tác động thực tiễn; giá trị đóng gópcho xã hội; đặc thù của lao động sáng tạo; những yêu cầu riêng của hoạt độngchuyên môn đã làm cho trí thức khoa học xã hội bên cạnh những cái chungcủa đội ngũ trí thức còn mang những nét riêng đặc thù

Khoa học xã hội phân biệt với các nhóm ngành khoa học khác ở chỗ nólấy con người và những quan hệ xã hội làm đối tượng nghiên cứu Tuy thế,cũng có một số ngành lấy con người làm đối tượng nghiên cứu như sinh vậthọc, y học, nhân chủng học Song các ngành trên chú ý nhiều hơn tới cấutrúc vật chất của con người mà ít chú ý đến vấn đề xã hội của con người.Khoa học xã hội không bỏ qua yếu tố cấu trúc, hình thể của con người, songđiều mà khoa học xã hội chú ý nhiều hơn cả là con người - xã hội Do đó conngười – xã hội là đối tượng nghiên cứu đặc thù của khoa học xã hội Nghiêncứu con người xã hội, hay chính xác hơn là khoa học xã hội nghiên cứu các

Trang 15

vấn đề phát sinh trong mối quan hệ giữa người với người trong xã hội;nghiên cứu các yếu tố thuộc thượng tâng kiến trúc: các quy luật xã hội,kinh tế - xã hội

Tri thức là công cụ phục vụ cho quá trình nghiên cứu của bất kỳ khoahọc nào, trong khoa học xã hội tri thức lại mang những nét đặc thù riêng biệt.Người trí thức khoa học xã hội được chuẩn bị một hệ thống lý thuyết phảnánh tính đặc thù khoa học mà mình nghiên cứu Hệ thống lý thuyết này tạo rachiều sâu tri thức cho người trí thức khoa học xã hội Chính điều này đòi hỏingười trí thức khoa học xã hội phải có sư hiểu biết sâu sắc lĩnh vực chuyênmôn của mình Bên cạnh đó, trí thức khoa học xã hội còn phải có sự am hiểusâu rộng về các lĩnh vực liên đới với lĩnh vực của mình hoặc các lĩnh vực gầnvới chuyên môn của mình

Tư duy trong hoạt động sáng tạo của tri thức khoa học xã hội cũngmang những nét đặc thù Trong đó tư duy trừu tượng và tư duy biện chứng xãhội là nỗi trội hơn cả Tư duy trừu tượng trong nghiên cứu khoa học xã hội sẽgiúp nhà khoa học tòm hiểu được cái phổ biến, cái bản chất từ đó đưa ra đượctính quy luật và quy luật của các hiện tượng xã hội Với nhà khoa học tựnhiên việc rút ra chân lý phải thông qua hàng nghìn thí nghiệm với sự hỗ trợcủa các công cụ tinh vi Còn nhà khoa học xã hội: “khi phân tích những hìnhthái kinh tế người ta không dùng kính hiển vi hay những phản ứng hóa họcđược, sức trừu tượng hóa phải thay thế cho cả hai cái đó”1 Ăngghen đã từngnhấn mạnh hơn rằng, phương pháp nghiên cứu lô-gic là phương pháp thíchhợp duy nhất trong khoa học xã hội Tư duy biện chứng trong phản ánh xãhội và con người thống nhất trong sự đa dạng, trong những mối quan hệkhách quan, phổ biến và luôn phát triển, dựa trên các quy luật ấy nhà khoahọc xã hội rút ra được các quy luật, tính quy luật, các đặc điểm, xu hướng vậnđộng phát triển của xã hội Cũng do luôn chú ý đến cái phổ biến, cái bản chấtnên tư duy của trí thức khoa học xã hội dễ thấy được những cái mới nảy sinh,

1 Mác – Ăngghen: Tuyển tập, t 3, tr 198

Trang 16

những xu hướng phát triển tạo điều kiện cho xã hội chủ động và hoạt độngtích cực.

Về phương pháp nghiên của khoa học xã hội: phương pháp luận đặcthù của khoa học xã hội hiện đại là phương pháp duy vật lịch sử Đây làphương pháp phát huy cao độ hiệu quả trong quá trình nghiên cứu xã hội.Lịch sử phát triển của khoa học xã hội chỉ ra rằng loại bỏ phương pháp duytâm, chủ nghĩa duy tâm trong nghiên cứu khoa học là một chiến thắng vĩ đạicủa chủ nghĩa duy vật nói riêng và chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung

Đặc thù của khoa học xã hôi là luôn mang tính giai cấp do đó sản phẩmcủa khoa học xã hội mang tính khuynh hướng sâu sắc, hay chính là tính giaicấp, tính nhân dân Đặc thù này càng rõ nét với sản phẩm của khoa học xã hội

ở Việt Nam và các nước theo chủ nghĩa cộng sản khác trên thế giới Điều nàyđược quy định bởi tính xuất phát điểm của nó và mục tiêu chính trị - xã hội.Quá trình nghiên cứu, sáng tạo của khoa học xã hội là một quá trình có tínhđịnh hướng chính trị Điều này được lý giải như sau: tron xã hội có giai cấp

và đấu tranh giai cấp người trí thức khoa học xã hội và những sản phẩm xãhội của họ bao giờ cũng thuộc về một giai cấp, một cộng đồng nhất định

Với khoa học xã hội mác-xít, sự thống nhất giữa tính Đảng và tính khoahọc được coi là một nguyên tắc cơ bản khi nghiên cứu Trong cấu trúc của

nó, khoa học xã hội mác – xít còn thể hiện tính khoa học vốn có của mình Đó

là hệ thống nhận thức luận, phương pháp luận mác-xít cùng các nguyên lý,quy luật, phạm trù Khoa học xã hội mác-xít phản ánh quy luật của xã hộitrong phát triển, nó nhận thức xã hội và con người thông qua các cặp phạm trù

cơ bản như lượng – chất; thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Do

đó khoa học xã hội mác-xít được Lê-nin khẳng định là “đỉnh cao nhất củakhoa học xã hội”1

Giá trị thực tiễn, hiệu quả xã hội của lao động trí tuệ của người trí thứckhoa học xã hội không được biểu hiện trực tiếp như các khoa học tự nhiên

1 V.I Lênin: Toàn tập, t 1, tr 421.

Trang 17

Giá trị thực tiễn của công trình khoa học xã hội thường biểu hiện gián tiếp.Bên cạnh đó tác động xã hội của khoa học xã hội cũng thường phải thông quamột cơ chế chính trị xã hội đặc thù Kết quả nghiên cứu của khoa học xã hộisau khi được thẩm tra, kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi sẽ trở thành mộttrong những luận cứ của việc hoạch đình đường lối chính sách phát triển đấtnước của giai cấp thống trị xã hội Hoặc thông qua hoạt động tuyên truyềncủa chính Đảng đại diện để đi sâu vào đời sống xã hội Khi đó, giá trị thựctiễn của khoa học xã hội mới vượt qua giai đoạn nhận thức thế giới và đi vàocải tạo thế giới Cũng cần phải khẳng định thêm rằng không vì tác động giántiếp mà hiệu quả của khoa học xã hội kém phần quan trọng đối với quá trìnhphát triển của lịch sử.

Nhìn chung, có thể nói rằng trí thức khoa học xã hội là một bộ phận của

đội ngũ trí thức Họ là những người lao động trí óc trong lĩnh vực sáng tạo và truyền bá tri thức khoa học xã hội và những giá trị nhân văn Họ là những người

có kiến thức sâu rộng về con người và xã hội Họ là những người có chuyên môn trong tững lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực của khoa học xã hội Trí thức khoa học

xã hội là những người, thông qua lao động sáng tạo của mình tham gia vào đời sống chính trị - xã hội, họ giúp cho hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trở thành

hệ tư tưởng thống trị trong xã hội Trí thức khoa học xã hội là bộ phận quan trọng

của nguồn lực trí tuệ giúp xã hội phát triển Việc phát huy vai trò của trí thức khoahọc xã hội sẽ giải phóng hơn nữa tiềm năng của con người, đây chính là đầu mốicủa quá trình phát huy tiềm năng con người

1 Khái niệm phát triển bền vững.

Phát triển bền vữnglà một khái niệm nhằm định nghĩa về sự phát triển

về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trongtương lai xa Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia

Trang 18

trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý,văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó (1)

Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980

trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn

Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơngiản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh

tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đếnmôi trường sinh thái học"

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ báo cáo

Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường

và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi

rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu

hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai " Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm

có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo

vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhàcầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích

dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội – môi trường.

Ngoài ra cũng có một số ý kiến cho rằng phát triển bền vững không nênchỉ được tiếp cận từ góc độ kinh tế hay bảo vệ môi trường sinh thái, mà nócòn phải được nhìn nhận từ góc độ xã hội và văn hóa, vì phát triển kinh tế vàvăn hóa, xã hội có mối liên hệ hữu cơ Kinh tế chỉ phát triển bền vững trong

sự phát triển bền vững hài hòa về văn hóa, xã hội

Gần đây, trong quá trình tiếp cận khái niệm phát triển bền vững đã xuấthiện một hướng nghiên cứu khác, đó là tìm hiểu và xây dựng các mô hình và

cơ chế cho sự phát triển bền vững, tronh đó chủ yếu nhằm vào ba yếu tố cănbản là Nhà nước, xã hội công dân và thị trường Nhiều học giả coi đây là trụcột của xã hội hiện đại Sự phát triển và tương tác của chúng có ảnh hưởng

1 http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB%81n_v%E1%BB%AFng

Trang 19

chi phối đến đời sống xã hội hiện đại ở mức độ khác nhau, góp phần đảm bảocho xa hội phát triển ổn định, bền vững, hài hòa Nhiệm vụ chủ yếu và nghệthuật lãnh đạo, quản lý của các chính phủ cũng như vai trò của các tổ chứcquốc tế là đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ, tương thích, hài hòa của ba trụcột chính đó Cũng có những ý kiến cho rằng, ngoài ba trụ cột trên còn cần trụcột thứ tư là giới tự nhiên, sinh thái Nó vừa là giới hạn, vừa là điều kiện cho

sự vận động và phát triển, tương tác lẫn nhau của cả ba trụ cột kia, tạo thành

“cỗ xe tứ mã” trên con đường đưa nhân loại phát triển một cách bền vững

Như vậy, đã có một bước tiến khá dài trong quan niệm về phát triểnbền vững Thay vì chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế và môi trường tựnhiên, giờ đây người ta đã chú ý nhiều hơn đến sự phát triển đồng bộ, của tất

cả các lĩnh vực, các yếu tố, các bộ phận cấu thành đời sống xã hội, từ kinh tếđến chính trị, văn hóa, xã hội, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng Vấn

đề đặt ra đối với trí thức khoa học xã hội là, từ góc độ tiếp cận của mình cầnlàm rõ nội dung phát triển trong từng lĩnh vực cụ thể

Như vậy, chúng ta thấy rõ một điều rằng, tuy có nhiều quan niệm, nhiềuđịnh nghĩa khác nhau về phát triển bền vững Nhìn chung các cách tiếp cậnđều chỉ ra các yếu tố của phát triển bền vững trong đó vấn đề cốt lõi đó là việcđảm bảo sự phát triển của xã hội hôm nay khồn làm ảnh hưởng đến nhu cầucủa thế hệ tương lai Trong các cách tiếp cận cũng chỉ ra yếu tố cơ bản đảmbảo cho quá trình phát triển bền vững chính là yếu tố chính trị; các chính sáchphát triển của một quốc gia trên con đường phát triển của mình Trước nhữngyêu cầu đó vai trò của trí thức khoa học xã hội mà cụ thể hơn là vai trò nghiêncứu, dự báo xu thế của thời đại, xu thế quốc tế và xu thế khu vực, qua đó cungcấp cho chủ thể chính trị cái nhìn đúng đắn giúp đưa ra các quyết sách ảnhhưởng trực tiếp tới quá trình phát triển và phát triển bền vững của quốc gia

2 Mối quan hệ giữa trí thức khoa học xã hội với phát triển bền vững.

Như đã bàn tới ở trên, vai trò to lớn của khoa học xã hội trong quá trìnhphát triển của nhân loại đã và đang được khẳng định Vai trò đó không chỉ bị

Trang 20

quy định bởi “tính người” trong phát triển mà còn bị quy định bởi trình độ của

xã hội hóa sản xuất Khoa học xã hội đang được huy động và có điều kiệntham gia ngày càng rộng hơn vào thực tiễn Nó chẳng những tạo ra cơ sở cho

sự phát triển nhân bản và bền vững mà còn góp phần tạo ra tốc độ và chấtlượng của quá trình này Nhu cầu thực tiễn đối với khoa học xã hội và tiềmnăng của nó đang hứa hẹn những bước phát triển mới của nhóm ngành này

Đã có dự báo, một phần tư thế kỷ sắp tới, những sự kiện có ý nghĩa lớn nhất

sẽ xảy ra không phải trong lĩnh vực khoa học tự nhiên mà là trong lĩnh vựckhoa học xã hội

Trình độ xã hội hóa cao của nền sản xuất hiện đại, sự tham gia của trítuệ con người vào trong các quá trình xã hội và cả những kinh nghiệm lịch sử

mà con người có được thông qua lao động và đấu tranh là những yếu tố quyđinh vai trò to lớn của khoa học xã hội Thêm vào đó, những vấn đề đặt ratrong phát triển và phát triển bền vững cũng đòi hỏi phải đẩy mạnh việc sựdụng vai trò của trí thức khoa học xã hội Nguy cơ sinh thái đòi hỏi conngười phải tự điểu chỉnh để có thái độ đúng mực với thiên nhiên Nguy cơdân số bùng nổ buộc con người phải hiểu được bản chất xã hội của quá trìnhtăng trưởng dân số để tự điều chỉnh theo hướng bền vững và hài hòa Nguy

cơ về nhân tài được thể hiện qua hai nghịch lý: vừa thiếu nhân tài vừa lãngphí trong sử dụng nhân tài Các vấn đề đó đòi hỏi nhân loại phải vừa pháttriển, vừa sử dụng tốt nhất tài nguyên chất xám hiện có Nguyên lý tiết kiệm:hãy tìm cách sử dụng tốt nhất những gì mà chúng ta có, tỏ ra khá phù hợp.Chủ thể của những tri thức ấy – người trí thức khoa học xã hội, đang có điềukiện để phát huy tiềm năng và đang được huy động mọi tiềm năng để cùngnhân loại bước vào chặng phát triển mới – phát triển bền vững

Thực tế của giai đoạn đầu phát triển kinh tế tri thức đã khẳng định rằng,tri thực nếu tách rời khỏi mục tiêu xã hội và nhân văn thì nó sẽ là khởi đầucủa một quá trình “tự hủy diệt” Rõ hơn, những phát kiến của khoa học tựnhiên và công nghệ nếu không đặt trên những lập trường tiến bộ, không được

Trang 21

dẫn đường bởi những nhận thức đúng đắn, nhân bản của khoa học xã hội, thìnhững phát kiến kia rất dễ phản tác dụng Như thế, vai trò của các môn khoahọc xã hội là rất quan trọng trong việc phân tích những chuyển dịch xã hộigắn với thành tựu của khoa học và công nghệ Trong việc tìm kiếm giải phápcho những vấn đề đang nảy sinh, các nhà khoa học là người chịu tráchnhiệm đặc biệt trong việc ngăn chặn việc sử dụng các thành quả khoa họcmột cách không hợp lý, không thể chấp nhận được về mặt đạo đức và gâyhậu quả có hại.

Vai trò của trí thức khoa học xã hội với phát triển bền vững thể hiệntrong mối quan hệ biện chứng vốn có của nó Với đặc thù về vai trò, cũng nhưtính nhân bản của mình khoa học xã hội đóng một vai trò to lớn trong việcđưa ra những dự báo về xu hướng phát triển của thời đại, của quốc tế và củakhu vực, từ đó trực tiếp tác động đến chính trị giúp chủ thể chính trị đưa racác phán quyết, những chính sách hợp lý thúc đẩy quá trình phát triển củaquốc gia mình Trong quá trình đó sự tham gia của những nhà khoa học xãhội – trí thức khoa học xã hội là rất lớn Ngài ra, trí thức khoa học xã hội còntham gia trực tiếp vào các vấn đề mang tính định hướng hoặc lên án việc ápdụng thành quả của khoa học công nghệ vào cuộc sống khi các phát kiến củakhoa học công nghệ bị sử dụng sai mục đích gây hậu quả nghiêm trọng cho xãhội Chẳng hạn, với khả năng dự báo của mình các trí thức khoa học xã hội sẽđưa ra các dự báo chính xác về hậu quả xã hội của chiến tranh, của việc chạyđua vũ trang, phổ biến vũ khí hạt nhân với các quốc gia, Từ đó, chúng tathấy rõ hơn vai trò của trí thức khoa học xã hội với phát triển bên vững

Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa trí thức khoa học xã hội với sự pháttriển bền vững được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau Trước hết, mốiquan hệ biện chứng này được thể hiên thông qua sự định hướng phát triển củađât nước Sẽ không có gì là quá đáng khi nói rằng trí thức khoa học xã hội họ

là những người trực tiếp nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tạo cơ sở lý luận, trang bị lý luận cho hoạt động

Trang 22

Mác-lãnh đạo của Đảng và Nhà nước bởi lẽ đại đã số những nhà nghiên cứu lýluận, những cán bộ trong Hội đồng Lý luận Trung ương đều là những trí thứckhoa học xã hội trưởng thành từ các viện nghiên cứu, các trường lý luận hàngđầu Việt Nam Tiếp theo, do đặc điểm nhanh nhạy với thời cuộc, và tình yêukhoa học, tính hướng đích nhân văn cao cả mà những trí thức khoa học xã hội

là những người phản biện tích cực các chính sách phát triển kinh tế - văn hóa– xã hội – chính trị của Đảng và Nhà nước, chính điều này đã giúp cho hệthống chính trị có cái nhìn thực tiễn và đúng đắn về các chính sách phát triểnquốc gia trong từng giai đoạn – tiến tới phát triển bền vững

CHƯƠNG II MỘT SỐ VAI TRÒ CƠ BẢN CỦA TRÍ THỨC KHOA HỌC XÃ HỘI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

1 Tiếp tục hoàn thiện chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trang bị cơ sở lý luận cho sư nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới phát triển bền vững.

Thế kỷ XXI đặt ra nội dung và yêu cầu mới cho mục tiêu phát triển Đó

là sự phát triển trong hòa bình và tự do; phát triển hài hòa giữa vật chất vàtinh thần; phát triển trong công bằng và dân chủ; phát triển bền vững và nhânvăn; sự phát triển của mỗi con người, mỗi nhóm xã hội, mỗi giai cấp mỗi tậpđoàn, mỗi quốc gia, dân tộc phải là điều kiện tích cực cho sự phát triển củanhững người khác và toàn bộ loài người Để đạt được mục tiêu này, khuônkhổ phát triển này không thể phù hợp với giới hạn chật hẹp của hình thái kinh

tế - xã hội của chủ nghĩa tư bản - hình thái chỉ có thể tồn tại và vận độngđược nhờ bóc lột lao động, nhờ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngàycàng phình to, nhờ đầu cơ tài chính và chiến tranh chia lại thị trường thếgiới Do đó, mục tiêu của phát triển bền vững tự nó đặt ra yêu cầu phải tiếptục giải phóng triệt để con người và tiêu diệt tận gốc chế độ chiếm hữu tư bảnchủ nghĩa dưới mọi biến thể khác nhau của chúng

Trang 23

Hiện nay, chủ nghĩa tư bản đang có nhiều biến đổi, quá trình này chothấy chủ nghĩa tư bản đang “tự phê bình” nhằm phát tránh khỏi tình trạng bịdiệt vong trong khoảng thời giai không xa nữa – những biến đổi cuối cùngcủa “tên phù thủy đã không trị nổi những âm binh do chính y triệu lên” Nhậnxét về chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta nhận định: “chủnghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ ápbức, bóc lột và bất công Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tưbản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượngsản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những khônggiải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc Khủng hoảng kinh tế, chính trị,

xã hội vẫn tiếp tục xảy ra Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó

và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủnghĩa tư bản.” 1

Chủ nghĩa tư bản hiện nay đang đẩy mạnh quá trình tự biến đổi vớinhững biến tướng khó lường Trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều trào lưu

xã hội mới một trong số đó là trào lưu xã hội dân chủ, trào lưu này được nhiềuhọc giả phương Tây đánh giá cao, điều này cho thấy trào lưu xã hội dân chủ

có thể thắng thế ở nhiều nơi (Bắc Âu, Tây Âu, Đông Âu, Mỹ La Tinh ) sẽ cóthêm nhiều lực lượng, quốc gia tham gia, trong đó có một số quốc gia xã hội

củ nghĩa cũ và không loại trừ khả năng có cả một số lực lượng cộng sản hiệnthời ngả theo Tính từ thời điểm Quốc tế II sụp đổ (đầu thế kỷ XX) đến nay,trào lưu xã hội dân chủ đã có lịch sử tồn tại một thế kỷ Dù đã từng bị đẩy vàokhông ít hoàn cảnh khó khẵn, nhưng chủ nghĩa xã hội dân chủ cũng đãkhẳng định sự hiện diện của mình trong thế giới đương đại, cả trên phươngdiện một trào lưu tư tưởng và chế độ kinh tế - xã hội ở hàng chục quốc giacũng như một lực lượng chính trị quốc tế mạnh mẽ Ngay từ rất sớm, Mác,Ăngghen và Lênin đã phân tích các cơ sở kinh tế - xã hội và cơ sở giai cấpcủa trào lưu tư tưởng lợi hại này Đó là: các cuộc cải cách kinh tế - xã hội của

1 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

Trang 24

chủ nghĩa tư bản, sự phát triển của giai cấp tiểu tư sản, tầng lớp trung lưu vàđội ngũ công nhân quý tộc trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại Ngày nay,các cơ sở đó chẳng những vẫn tồn tại mà còn có những biểu hiện gia tăng,tiếp tục tạo ra mảnh đất cho trào lưu xã hội dân chủ phát sinh Thêm vào đó,

sự thất bại của nhiều mô hình phát triển kinh tế - xã hội của cả chủ nghĩa tưbản và chủ nghĩa xã hội trong mấy thập kỷ vừa qua đã trở thành chất xúc táctình thế cho bước thăng hoa nhất định của chủ nghĩa xã hội dân chủ vốn từtrước tới nay vừa phê phán chủ nghĩa tư bản, vừa chống phá chủ nghĩa xã hội

và hô hào cho con đường xây dụng chủ nghĩa xã hội bằng cách canh tân chế độ

tư bản chủ nghĩa Trào lưu xã hội dân chủ rất có thể có cơ hội lây lan trong bốicảnh kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hộicông dân Đang trở thành những tham số chung của cả chủ nghĩa xã hội vàchủ nghĩa tư bản, mặc dù ở mỗi nơi chúng chứa đựng bản chất khác nhau

Trong bối cảnh này,C Mác tiếp tục được suy tôn nhà tư tưởng của thế

kỷ XXI và một nhà tư tưởng rất khó vượt qua Trên thế giới ngày càng cónhiều quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống độc quyền tư bản,

vì hòa bình, độc lập, dân chủ, hợp tác và tiến bộ xã hội trên thế giới tìm thấy ởchủ nghĩa Mác – Lênin cơ sở lý luận, kim chỉ nam cho mọi hành động từ nhậnthức đến hành động của mình Cao trào cánh tả và chủ nghĩa xã hội thế kỷXXI ở Mỹ Latinh, nhiều diễn đàn của các phong trào yêu nước, phong tràokhông liên kết là những minh chứng sống động hiện nay

Điều này cho thấy hiện tại chủ nghĩa tư bản đang rơi vào thoái trào,song chúng vẫn có sực hút nhất định với các nước chậm, kém phát triển Thật

ra sức sống còn lại của chủ nghĩa tư bản mà đôi khi có người choáng ngợp,một phần do nó vốn chưa thật cạn kiệt, còn một phần rất quan trọng là donhững yếu kém, sai lầm dẫn đến sụp đổ cay đắng một mảng lớn chủ nghĩa xãhội hiện thực Một sự thật nữa rất đáng lưu ý là tâm trạng hoan hỉ của phươngTây trước sự sụp đổ của Liên Xô chỉ được nhất thời; sau đó, khi không cònđịch thủ đáng gờm nhất phải đối mặt, thì những đầu óc ít nhiều tỉnh táo, sáng

Trang 25

suốt trong các học giả và chính khách phương Tây bình tĩnh quay về nhìn lạibản thân chủ nghĩa tư bản, đã kịp thời cảnh báo: Coi chừng nguy cơ đe dọavận mệnh chủ nghĩa tư bản vốn ra không phải từ phía chủ nghĩa xã hội, từLiên Xô, mà chính từ ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản Rõ ràng chủ nghĩa tưbản đang "tự phản tỉnh", "tự phê phán", đang thấy khó mà tự duy trì nếukhông có phép gì mầu nhiệm hơn những phép đã dùng gần như cạn kiệt để tựđiều chỉnh, thích nghi Những khái niệm "xã hội hậu tư bản", hay "chủ nghĩa

tư bản mới", "chủ nghĩa tư bản nhân dân", hay "chủ nghĩa tư bản của nhữngngười lao động", v.v mà một số học giả phương Tây ưa dùng nói lên hai mặt:

nó vừa là một sự ngụy biện rằng, chủ nghĩa tư bản đã không còn là chủ nghĩa

tư bản nữa vì nó không còn bóc lột; vừa là - về khách quan - mặc nhiên thừanhận chế độ tư bản đích thực, truyền thống như bản thân nó, đã hết lý do tồntại, đã hết khả năng tự biện minh; có nghĩa, ngay các nhà tư tưởng tư sản cũng

đã mất niềm tin ở chính chủ nghĩa tư bản, đã mặc nhiên và gián tiếp phải nóiđến một chế độ mới đang gõ cửa chủ nghĩa tư bản

Do đó để tránh bị diệt vong một cách đáng tiếc, hiện nay chủ nghĩa tưbản đang có những điều chỉnh mạnh mẽ Các học giả phương trí thức khoahọc xã hội phương Tây – những người nhanh nhạy với thời cuộc – họ đã hiểuđược kết cục vốn có của chế độ mình đang theo Chính vì thế, họ đã đưa ra rấtnhiều học thuyết về giá trị về vấn đề xã hội nhằm làm giảm bớt căng thẳngđang âm ỉ cháy trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa Các học thuyết họ đưa ra

đã làm không ít người phải mơ ước, phải thán phục, trong số đó thậm chí có

cả những học giả, những nhà khoa học vô sản chủ nghĩa bị lung lay – mô hình

xã hội dân chủ ở các nước Bắc Mỹ, Bắc Âu đã làm cho họ siêu lòng trongnhất thời mà không nhận ra bản chất thối nát ẩn chứa sâu thẳm bên trong nó.Một cách điều chỉnh nữa của chủ nghĩa tư bản hiện nay là chúng không ngừngrêu rao về tính “ưu việt”!? của chủ nghĩa tư bản Bằng mọi cách chúng làmcho giai cấp công nhân, những người lao động nghèo khổ không còn nhận rabản chất bóc lột thâm độc của chúng Với những chính sách phúc lợi xã hội

Trang 26

tương đối tốt ở bề ngoài chúng đã làm cho những người lao động mất dần tínhchiến đấu, mất dần sức chiến đấu với chủ nghĩa tư bản

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới Nền kinh tế ViệtNam đã và đang từng bước tham gia sâu rộng vào sân chơi này Hội nhập vừa

là cơ hội để phát triển nhưng đồng thời hội nhập cũng là con đường ngắn nhất

để chúng ta tự đánh mất mình, hoặc bị các thế lực phản động tiến hành lật đổnếu chúng ta không cảnh giác Mục tiêu kinh tế trong thời kỳ hội nhập đãđược Đảng ta đề ra khá rõ ràng: “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữvững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế Đẩy mạnh chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất,hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiềusâu, phát triển kinh tế tri thức Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà vớiphát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nângcao chất lượng cuộc sống của nhân dân Phát triển kinh tế - xã hội phải luôncoi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khíhậu Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũngđang đặt ra hết sức cấp thiết Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh,phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững Phát triển nhanh

và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chínhsách phát triển kinh tế - xã hội.”1

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững mà Đảng ta đã khởi xướng

và đề ra ấy hơn báo giờ hết chúng ta cần tỉnh táo thực hiện những bước tiếnchắc phù hợp với bối cảnh và những biến động của tình hình thế giới hiện tại.Trước những biến đổi khôn lường của chủ nghĩa tư bản, hay chủ nghĩa tư bảnmới chúng ta cần phải thái độ đúng đắn với vấn đề Kiên định chủ nghĩaMác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là điều kiện tiên quyết dẫn đến mọi cáchmạng Việt Nam Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải hiểu được đúngbản chất của quá trình phát triển của quá trình hợp tác hóa trên nhiều mặt Để

1 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

Trang 27

quá trình hội nhập vì mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế chúng tacần phải được trang bị đầy đủ, có cái nhìn đầy đủ, khách quan về những diễnbiến, những âm mưu mơi ẩn chứa đằng sau cánh cửa hội nhập đầy hấp dẫnnày Điểu này đã đặ ra nhiệm vụ cực kỳ to lớn cho những trí thức khoa học xãhội Việt Nam thời kỳ hội nhập.

Trong bối cảnh hội nhập, chúng ta càng thấy rõ hơn vai trò của trí thứckhoa học xã hội với phát triển và phát triển bền vững Đẳng sau những cái bắttay hợp tác với các nước tư bản trên thế giới khi mà cánh cửa hội nhập mởrộng là những nguy cơ rất lớn về mất ổn định kinh tế, văn hóa, chính trị Nguy

cơ này bắt nguồn từ những thay đổi, những biến tướng của chủ nghĩa tư bảnhiện nay Nền kinh tế mà chúng ta đang thực tổ chức thực hiện hiện nay lànền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng đồng nghĩa với việctrong quá trình thực hiện nền kinh tế chúng ta chấp nhận có yếu tố kinh tế tưbản tư nhân và xét trên góc độ nào đó chúng ta chấp nhận sự hiện diện củachế độ tư hữu hợp lý về tư liệu sản xuất Khi tham gia vào quá trình hội nhập,thực tế cho thấy chúng ta đã và đang đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa cáccông ty, doanh nghiệp hà nước đây là một quá trình tất yếu của nền kinh tế thịtrường Nhưng ẩn chứa đằng sau nó là những nguy cơ về kinh tế nếu chúng takhông đủ tỉnh táo để chèo lái con thuyền kinh tế trong biển cả hợp tác đầysóng gió Giữ vững định hướng khi phát triển kinh tế là điều mà chúng tahướng tới và quyết tâm thực hiện, trong quá trình này việc tiếp tục nghiên cứuchủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ cấp bách đối với

sự phát triển bền vững của dân tộc.Nghiên cứu lý luận, trang bị lý luận chophát triển bền vững là một trong những ưu tiên hàng đâu về công tác lý luậnhiện nay ở nước ta Sẽ không quá khi nói rằng trách nhiệm ấy, vai trò ấythuộc về những người trí thức khoa học xã hội Trách nhiệm và vai trò của tríthức khoa học xã hội ngày càng nặng hơn đối với các quá trình xã hội nóichung và đối với quá trình phát triển kinh tế nói riêng Họ cùng tham gia vàoquá trình giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển Cùng tham

Trang 28

gia giải quyết các vấn đề phát sinh của nền kinh tế, cùng với nhữngchính khách, những nhà hoạt động xã hội, trí thức khoa học xã hội đãtrực tiếp sáng tạo hoặc tham gia thẩm định, phản biện các giải pháp,nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Với một chất lượng mới, trí thức khoa học xã hội đã góp phần giatăng nguồn lực trí tuệ cho Đảng Cộng sản, cho dân tộc Việt Nam Nhiềucán bộ ưu tú mang trong mình phẩm chất người trí thức khoa học xã hội

đã trở thành những nhà lý luận của Đảng Nhiều trí thức khoa học xã hộilớn của Việt Nam cũng đã trưởng thành trên con đường cách mạng.Đóng góp lớn nhất của họ là góp phần tích cực vào công tác giáo dụccách mạng cho quần chúng Hiện nay, những trí thưc khoa học xã hội đã

và đang đẩy mạnh vai trò cuả mình trong việc hoạch định đường lốichính sách của Đảng và Nhà nước Vai trò của họ ngày càng được thểhiện rõ nét qua những đóng góp của mình vào cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ Chính họ là những người trực tiếp tham giavào quá trình nghiên cứu, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xãhội của đất nước Nhìn nhận vai trò to lớn của trí thức khoa học xã hộivới quá trình phát triển bền vững ở nước ta hiện nay Đảng ta khẳng định:

“Khoa học xã hội làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, tổng kết thực

tiễn, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển đất nước trong giai đoạn mớ i”.1 Vớinhững cống hiến của mình khoa học xã hội Việt Nam nói chung và tríthức khoa học xã hội nói riêng đã góp phần không nhỏ vào công cuộccông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đưa đất nước ta tiến nhanhđến đích phát triển bền vững

1 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

Trang 29

2 Vai trò của trí thức khoa học xã hội Việt Nam trong khối liên minh công-nông-trí.

“Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng

Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩaquyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lấymục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toànvẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểmtương đồng; xoá bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấpnhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề caotinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kếtmọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội”.1

Nền tảng của chính sách đoàn kết dân tộc mà Đảng, Nhà nước ta khởixướng và thực hiện trong suốt thời gian qua chính là khối liên minh giai cấpcông – nông – trí Liên minh này là điều kiện đảm bảo cho mọi chính sáchphát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Nền tảng vững chắc của khối liên minh giai cấp chính là chủ nghĩa Mác– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng Nhưng để cụthể hóa các chủ trương, đường lối, tư tưởng chỉ đạo của Đảng vào khối liênminh giai cấp chúng ta cần phải có những “chất keo”, những “chất xúc tác”mạnh mẽ - đó chính là những người trí thức nói chung và trí thức khoa học xãhội nói riêng Xưa nay, trong quá trình nghiên cứu, có một thực trạng là hầunhư các nhà nghiên cứu chỉ chú trọng đến vai trò của đội ngũ trí thức nóichung mà chưa chú ý đến vai trò to lớn của những người trí thức khoa học xãhội Nhưng trong thực tế, vai trò của trí thức khoa học xã hội có ý nghĩa rấtquan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ởnước ta hiện nay Trí thức khoa học xã hội với sự hiểu biết và sự “mẫn cảmchính trị” của mình họ luôn là người đưa ra những ý kiến đóng góp thiết thựcđối với hệ thống chính trị và đối với toàn xã hội Tuy là một bộ phận của đội

1 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiên Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

Trang 30

ngũ trí thức, song với đặc điểm riêng biệt của mình trí thức khoa học xã hội

có vai trò quan trọng với công cuộc xây dựng phát triển nền kinh tế theohướng nhanh, mạnh, bền vững mà chúng ta đang theo đuổi hiện nay Trở lạivấn đề vai trò của trí thức khoa học xã hội trong khối liên minh công-nông –trí Chúng ta thấy rằng: đoàn kết là truyền thống lâu đời của dân tộc ViệtNam, ngày nay trong bối cảnh mới, khi mà Đảng, Nhà nước đang chủ trươngđẩy mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tăng cường sức mạnh nội sinh hướng tớiphát triển bền vững thì vai trò của trí thức khoa học xã hội ngày càng quantrọng Điều này được quy định bởi đặc điểm của họ Ý thức được tầm quantrọng của trí thức khoa học xã hội với sự nghiệp cách mạng, ngay từ nhữngngày đầu cách mạng Hồ Chí Minh đã rất chú ý đến vai trò “chất xúc tác”,

“keo dính” của trí thức nói chung và trí thức khoa học xã hội nói riêng Trongcông tác chuẩn bị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, Người đãchủ trương thực hiện chính sách “vô sản hóa” nhằm đưa những trí thức cáchmạng thâm nhập sâu rộng vào thực tế từ đó tuyên truyền chủ nghĩa Mác –Lênin vào giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân lao động tạo lên khối liênminh vững chắc làm nền tảng cho việc thành lập chính đảng vô sản ở ViệtNam và làm nền tảng cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau nàygiành được thắng lợi cuối cùng

Để hiểu rõ hơn vai trò của trí thức khoa học xã hội với tư cách là “chấtkết dính” liên minh giai cấp hiện nay chúng ta phải đi từ cở sở xã hội của liênminh này

Về cơ sở xã hội của khối liên minh này ta thấy: xét về mối quan hệgiữa công nhân và nông dân, chúng ta rất dễ cảm nhận được cơ sở xã hộicũng như lập trường cách mạng của hai giai cấp này; nhưng nếu xét mối quan

hệ giữa trí thức nói chung và trí thức khoa học xã hội nói riêng với công nhân

và nông dân chúng ta không thể căn cứ vào cơ sở xã hội và lập trường giaicấp để đánh giá vai trò “kết dính” của trí thức khoa học xã hội, bởi lẽ trí thứckhoa học xã hội và trí thức nói chung chưa bao giờ được coi là một giai cấp

Ngày đăng: 01/09/2016, 16:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w