1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tăng trưởng kinh tế với vấn đề phát triển bền vững ở việt nam hiện nay

31 913 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 48,1 KB

Nội dung

Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng oil hay gia tăng vềqui mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời ký nhất định.. Một số thước đo của sự tăng tr

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trên nhiều diễn đàn và văn kiện của cộng đồng quốc tế cũng như trong cácchính sách, chương trình hành động của các quốc gia, vấn đề phát triển bền vữngđang nổi lên như một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại ỞViệt Nam, phát triển bền vững là một trong những nội dung cơ bản để thực hiệnđổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là mục tiêu quan trọng hàngđầu mà nền kinh tế hướng tới

Trên bình diện toàn thế giới hay tại mỗi khu vực và ở mỗi quốc gia xuất hiệnbiết bao vấn đề bức xúc lại mang tính phổ biến Kinh tế càng tăng trưởng thì tìnhtrạng khan hiếm các loại nguyên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tàinguyên không tái tạo được ngày càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bịhủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, dẫn tới sự trả thù của thiên nhiên gây ranhững thiên tai vô cùng thảm khốc

Đó là sự tăng trưởng kinh tế không cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xãhội, đôi khi ngược chiều với phát triển xã hội Cụ thể là, có tăng trưởng kinh tếnhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa, đô thị hóa, dẫn tới làm méo mó nông thôn; tăng trưởng kinh tế nhưngthu nhập của người lao động không tăng; tăng trưởng kinh tế nhưng văn hóa, đạođức bị suy đồi; tăng trưởng kinh tế lại làm dãn cách hơn sự phân hóa giàu nghèotrong xã hội, dẫn tới sự bất ổn trong xã hội và điều này đã trở thành một trongnhững vấn đề nóng bỏng ở nhiều quốc gia Vậy nên, quá trình phát triển có sự điềutiết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm bình ổn xã hội và bảo vệ môitrường đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới Do vậy, tác giả đã

lựa chọn vấn đề “ Tăng trưởng kinh tế với vấn đề phát triển bền vững ở Việt nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình.

Trang 2

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT

TRIỂN KINH TẾ

1.1 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế kinh tế

Ngày nay các quốc gia độc lập, có chủ quyền đều đề ra những mục tiêu phấnđấu cho sự tiến bộ của quốc gia mình Tuy có những khía cạnh khác nhau nhấtđịnh trong quan niêm, nhưng nói chung, sự tiến bộ trong mét giai đoạn nào đó củamột nước thường được đánh giá trên hai mặt: sự gia tăng về kinh tế và sự biến đổi

về mặt xã hội Trên thực tế, người ta thường dùng hai thuật ngữ tăng trưởng vàphát triển để phản ánh sự tiến bộ đó

1.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng oil (hay gia tăng) vềqui mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời ký nhất định Đó là kết quả củatất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra Do vậy, để biểu thị

sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng oil của tổng sản lượng nền kinh tế(tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳtrước Như vậy, tăng trưởng kinh tế được xem xét trên 2 mặt biểu hiện: đó là mứctăng tuyệt đối hay mức tăng phần trăm (%) hàng năm, hoặc bình quân trong métgiai đoạn

Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong mét giai đoạnnhất định, sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng Đó là sự tăng oil sản lượngnhanh hay chậm so với thời điểm gốc

1.1.2 Phát triển kinh tế

Trang 3

Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọimặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng oil

về qui mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế- xã hội

Những vấn đề cơ bản nhất định của định nghĩa trên bao gồm:

 Trước hết sự phát triển bao gồm cả sự tăng oil về khối lượng của cảivật chất, dịch vụ và sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội

 Tăng oil qui mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế – xã hội là haimặt có mối quan hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập tương đối của lượng và chất

 Sự phát triển là một quá trình tiến hoá theo kịp thời gian do nhữngnhân tố nội tại của bản thân nền kinh tế quyết định

 Kết quả của sự phát triển kinh tế –xã hội là kết quả của một quá trìnhvận động khách quan, còn mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đề ra là thể hiện sựtiếp cận tới các kết quả đó

1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá

Phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về một sự chuyển biến củanền kinh tế, từ trạng thái thấp lên một trạng thái cao hơn Do vậy, không có tiêuchuẩn chung về sự phát triển Các nhà kinh tế học phân quá trình đó ra các nấcthang: kém phát triển, đang phát triển và phát triển… gắn với các nấc thang đó lànhững giá trị nhất định, mà hiện tại chưa có sự thống nhất hoàn toàn

Một số thước đo của sự tăng trưởng: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổngsản phẩm quốc dân (GNP), thu nhập bình quân đầu người

Một số chỉ số về cơ cấu kinh tế: chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩmquốc nội, chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương (X-M), chỉ số về mức tiết kiệm– đầu tư (I)

Trang 4

1.2.1 Một số thước đo của sự tăng trưởng

1.2.1.1 Tổng sản phẩm trong nước (hay tổng sản phẩm quốc nội – GDP)Thường được hiểu là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trongnăm bằng các yếu tố sản xuất trong pham vi lãnh thổ quốc gia Có nhiều cách tiếpcận khác nhau:

+ Về phương diện xa, GDP có thể được xác định bằng toàn bộ giá trị giatăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước Giá trị gia tăngđược xác định dùa trên cơ sở hạch toán các khoản chi phí, các yếu tố sản xuất vàlợi nhuận cảu các cơ sở sản xuất và dịch vụ

Giá trị Giá trị Chi phí các yếu tố gia tăng = sản lượng trung gian(đầu vào)

(Y) (GO) (IE)

+ Về phương diện tiêu dùng, thì GDP biểu hiện ở toàn bộ hàng hoá và dịch

vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành của thị trường được tạo ra trên phạm vi lãnhthổ quốc gia hàng năm

Xác định GDP theo tiêu dùng thường dùa trên cơ sở thống kê thực tế về tổngcác khoản tiêu dùng của các hộ gia đình (C), tổng đầu tư cho sản xuất của cácdoanh nghiệp (I), các khoản chi tiêu của Chính phủ (G) và phần xuất khâu ròng (X-Mso sánh trong năm

GDP=C + I + G + (X-M)

Trang 5

Do tính GDP theo giá hiện hành của thị trường, nó đã bao gồm cả thuế giánthu (Te), cho nên GDP tính theo giá thị trường sẽ chênh lệch với GDP tính theo cácchi phí các yếu tố sản xuất một lượng giá trị, đó là thuế gián thu (Te)

GDPsản xuất = GDPtiêu dùng – Te = C + I + G +(X-M)Xác định theo phương diện thu nhập, GDP là toàn bộ giá trị mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức Nhà nước thu được từ giá trị gia tăng đem lại.Suy đến cùng thì đó là các khoản mà các hộ gia đinh được quyền tiêu dùng (C1),các doanh nghiệp tiết kiệm được (S1) dùng để đầu tư, bao gồm cả thuế khấu hao (S1

= I1) và chi tiêu của Nhà nước từ nguồn thu thuế (T)

GDPthu nhập = Cp + Ip + TGDP theo cách xác định trên đã thể hiện là một thước đo sự tăng trưởng kinh

tế do các hoạt động sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia tạo ra, không phânbiệt sở hữu trong hay ngoài nước đối với kết quả đó Do vậy, GDP phản ánh chủyếu khả năng sản xuất của nền kinh tế một nước

1.2.1.2 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

Tổng sản phẩm quốc dân là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất

cả công dân một nước tạo ra và có thể thu nhập trong năm, không phân biệt sảnxuất được thực hiện ở trong nước hay ngoài nước

Nh vậy, GNP là thước đo sản lượng gia tăng mà nhân dân của một nướcthực sự thu nhập được So với GDP thì GNP chênh lệch một khoản thu nhập tàisản với nước ngoài

GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài

Trang 6

Với ý nghĩa là thước đo thu nhập của nền kinh tế với sự tăng oil GNP thực tế

đó chính là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hành độngkinh tế đem lại

GNP thực tế là GNP được tính theo giá cố định nhằm phản ánh đúng sảnlượng gia tăng hàng năm, loại trừ những sai lệch do biến động giá cả tạo ra KhiGNP tính theo giá thị trường thì đó là GNP danh nghĩa

1.2.1.3 Thu nhập bình quân đầu người

Khả năng nâng cao phóc lợi vật chất cho nhân dân một số nước, không chỉ làtăng sản lượng của nền kinh tế, mà còn liên quan đến vấn đề dân số- con người Nó

tỷ lệ thuận với qui mô sản lượng và tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nghịch với dân số

và tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên hằng năm Do vậy chỉ số thu nhập bình quânđầu người là một chỉ số thích hợp hơn để phản ánh sự tăng trưởng và phát triểnkinh tế Mặc dù vậy, nó vẫn chưa nói lên mặt chất mà sự tăng trưởng đưa lại Chonên để nói lên sự phát triển người ta dùng hệ thống các chỉ số

1.2.2 Một số chỉ số về cơ cấu kinh tế

1.2.2.1 Chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội

Chỉ số này phản ánh tỷ lệ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch

vụ trong GDP Nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ sản lượng của công nghiệp vàdịch vụ ngày càng cao trong GDP, còn tỷ lệ của nông nghiệp thi giảm đi tương đối

1.2.2.2 Chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương (X-M)

Tỷ lệ của giá trị sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu thể hiện sự mở cửa củanền kinh tế với thế giới Một nền kinh tế phát triển thường có mức xuất khẩu ròngtrong GDP tăng lên

Trang 7

1.2.2.3 Chỉ số về mức tiết kiệm – đầu tư (I)

Tỷ lệ tiết kiệm – đầu tư trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP) thể hiện rõhơn vể khả năng tăng trưởng kinh tế trong tương lai Đây là một nhân tố cơ bảncủa sự tăng trưởng Những nước có tỷ lệ đầu tư cao (từ 20 – 30% GDP) thường làcác nước có mức tăng trưởng cao Tuy nhiên tỷ lệ này còn phụ thuộc vào qui môcủa GNP và tỷ lệ giành cho tiêu dùng (C) theo cơ cấu:

I = GNP – C + X – M

1.3 Các quan điểm về tăng trưởng và phát triển kinh tế

1.3.1 Quan điểm nhấn mạnh vào tăng trưởng

Những người theo quan điểm này cho rằng tăng thu nhập là quan trong nhất.Thực tế cho thấy những nước theo quan điểm này đã đạt được tốc độ tăng trưởngcao, không ngừng tăng thu nhập cho nền kinh tế Song còng cho thấy những hạnchế cơ bản của việc lùa chọn này:

Thứ nhất, sự tăng trưởng quá mức nhanh chóng vì những động cơ có lợi Ýchcục bộ trước mắt đã đưa đến sự khai thác bừa bãi không chỉ ở phạm vi quốc gia màcòn trên phạm vi quốc tế Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cácnước chậm tiến và các thế hệ sau này

Thứ hai, cùng với sự tăng trưởng là những bất bình đẳng về kinh tế và chínhtrị xuất hiện, tạo ra những mâu thuẫn và xảy ra xung đột gay gắt:

- Xung đột giữa khu vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp Nông nghiệpkhông những chỉ giảm tỷ lệ tương đối mà còn bị thu hẹp cả không gian sản xuất.Đất đai bị mất, bị thoái hoá, môi trờng bị huỷ hoại

- Xung đột giữa các giai cấp chủ và thợ, gắn với nạn thất nghiệp tràn lan

Trang 8

- Xung đột các dân téc, sắc téc, tôn giáo: xảy ra mâu thuẫn về lợi Ých kinhtế- xã hội, do quá trình tăng trưởng không đều tạo nên.

Thứ ba, phát triển đưa lại những giá trị mới song nó cũng phá huỷ và hạ thấp

một số giá trị truyền thống tốt đẹp: nền giáo dục gia đình, thuần phong mỹ tục, đạođức… Đồng thời với việc làm giầu băng bất cứ giá nào thì các tội ác cũng pháttriển

Thứ tư, sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng còn đưa đến những diễnbiến khó lường trước, cả mặt tốt và không tốt Do vậy đời sống kinh tế – xã hộithường bị đảo lộn, mất ổn định, khó có thể lường trước được hậu quả

1.3.2 Quan điểm nhấn mạnh vào công bằng và bình đẳng trong xã hội

Theo quan điểm này, sự phát triển sản xuất được đầu tư dàn đều cho cácngành, các vùng và sự phân phối được tiến hành theo nguyên tắc bình quân Nhữngngười lùa chọn quan điểm này đã hạn chế được sự bất bình đẳng trong xã hội Đại

bộ phận dân cư đều được chăm sóc về văn hoá, giáo dục, y tế của Nhà nước.Những hạn chế cơ bản của việc lùa chọn này là nguồn lực hạn chế lại bị phân phốidàn trải nên không thể tạo ra được tốc độ tăng trưởng cao và việc phân phối đồngđều cũng không tạo được động lực thúc đẩy người lao động

1.3.3 Quan điểm phát triển toàn diện

Đây là sự lùa chọn trung gian giữa hai quan điểm trên Vừa nhấn mạnh về sốlượng, vừa chú ý về chất lượng của sự phát triển Theo quan điểm này tuy tốc đọtăng trưởng có hạn chế nhưng các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết

1.4 Quan điểm về phát triển bền vững

Trang 9

Quan niệm về phát triển bền vững dần được hình thành từ thực tiễn đời sống

xã hội và có tính tất yếu Tư duy về phát triển bền vững manh nha trong cả quátrình sản xuất xã hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môitrường và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội.Chính vì thế, năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển củaLiên hợp quốc được tổ chức ở Ri-ô đơ Gia-nê-rô đề ra Chương trình nghị sự toàncầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự pháttriển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năngđáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai” Theo đó, ba trụ cột phát triển bềnvững được xác định là:

Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát

triển nhanh và an toàn, chất lượng

Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con

người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội,bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổithọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh

Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài

nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống

Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có được sựthống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêuthiên niên kỷ

Ở Việt Nam, chủ đề phát triển bền vững cũng đã được chú ý nhiều trong giớinghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách Quan niệm về

Trang 10

phát triển bền vững thường được tiếp cận theo hai khía cạnh: Một là, phát triển bền

vững là phát triển trong mối quan hệ duy trì những giá trị môi trường sống, coi giátrị môi trường sinh thái là một trong những yếu tố cấu thành những giá trị cao nhất

cần đạt tới của sự phát triển oil à, phát triển bền vững là sự phát triển dài hạn, cho

hôm nay và cho mai sau; phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng tới mai sau

Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đượcđịnh nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệhiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệtương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảmtiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” Đây là định nghĩa có tính tổng quát, nêu bậtnhững yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền vững, phù hợp vớiđiều kiện và tình hình ở Việt Nam

Từ nội hàm khái niệm phát triển bền vững, rõ ràng là, để đạt được mục tiêuphát triển bền vững cần giải quyết hàng loạt các vấn đề thuộc ba lĩnh vực là kinh

tế, xã hội và môi trường

Thứ nhất, bền vững kinh tế Mỗi nền kinh tế được oil à bền vững cần đạt

được những yêu cầu sau:

Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao Nước phát triển cóthu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấpcàng phải tăng trưởng mức độ cao Các nước đang phát triển trong điều kiện hiệnnay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiệnphát triển bền vững về kinh tế

Trường hợp có tăng trưởng GDP cao nhưng mức GDP bình quân đầu ngườithấp thì vẫn oil à chưa đạt yêu cầu phát triển bền vững

Trang 11

Cơ cấu GDP cũng là vấn đề cần xem xét Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp vàdịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bềnvững.

Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhậntăng trưởng bằng mọi giá

Thứ hai, bền vững về xã hội Tính bền vững về phát triển xã hội ở mỗi quốc

gia được đánh giá bằng các tiêu chí, như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉtiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa Ngoài ra, bền vững về xãhội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong

xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không cao quá và có xuhướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn

Thứ ba, bền vững về môi trường Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

phát triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,…đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện

tự nhiên Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượngmôi trường sống của con người phải được bảo đảm Đó là bảo đảm sự trong sạch

về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan Chất lượng của các yếu tốtrên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo nhữngtiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế

1.5 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

1.5.1 Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho phát triển nhưng không đồng nghĩavới phát triển phát triển chỉ dựa trên tăng trưởng đơn thuần thì sự tăng trưởng đó

Trang 12

khoog lâu bền Nhiều bài học kinh nghiệm cho thấy, nếu sự phát triển không tươngứng hoặc chỉ đáp ứng đủ nhu cầu cho dân số hiện tại nhưng ảnh hưởng đến chấtlượng cuộc sống của dân số tương lai, phát triển dựa vào khai thác quá mức tàinguyên thiên nhiên, không dựa trên cơ sở bảo vệ môi trường thì sự phát triển đókhông thể gọi là bền vững.

Theo chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng thế giới : “ phát triển là nâng caophúc lợi cho nhân dân Nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức khỏe vàbình đẳng về cơ hội là tất cả những thành phần cơ bản của phát triển kinh tế bảođảm tất cả các quyền chính trị và công dân là một mục tiêu phát triển rộng hơn.Tăng trưởng kinh tế là một cách cơ bản để có được sự phát triển, nhưng trong bảnthân nó là một đại diện không toàn vẹn của sự tiến bộ”

Tất cae các nước đều dặt ra mục tiêu phát triển, muốn phát triển được phảidựa trên đôi cánh của tăng trưởng kinh tế Nhưng tăng trưởng kinh tế không phảiđôi cánh duy nhất, mặc dù nó được coi là quan trọng nhất cho sự phát triển

1.5.2 Hậu quả của tăng trưởng đối với phát triển bền vững.

Tăng trưởng qáu nhanh sẽ dẫn tới tình trạng lạm phát

Có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát, vì để tăng trưởng thì phải tăngđầu tư, mà để tăng đầu tư thì phải tăng tiền, tăng tín dụng

Nếu nhìn vào hệ số ICOR (đo lường đơn vị đầu tư cần thiết để tạo them mộtđơn vị tăng trưởng), chúng ta thấy có hai triệu chứng: thứ nhất, là ICOR của tatăng rất nhanh, đến giwuax những năm 1990 để tạo ra 1 đơn vị tăng trưởng, tức lànền kinh tế vận hành kém hiệu quả, và đây là một nguyên nhân sâu xa gây nên lạmphát.Lạm phát ở Việt Nam có xu hướng tăng cao Mức lạm phát trung bình củaViệt Nam cao hơn các nước trong khu vực

Trang 13

Tăng trưởng kinh tế làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng

Tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ dẫn đến lạm phát.khi có lạm phát tức là giá cả

sẽ tăng lên Giá cả tăng sẽ tác động đến mọi người dân, nhưng tác động mạnh nhất

là công chức nhà nước và người nghèo Ở phương tây, có một câu nói đùa nhưngđầy ý nghĩa: “ lạm phát là một loại thuế hết sức dã man mà loại thuế này đánhmạnh nhất vào nhóm người nghèo khổ nhất” Trong nhóm người nghèo bị tácđộng mạnh ở VN có một phần rất đông là nông dân, sản xuất nông nghiệp

Nói một cách đơn giản, giá cả tăng sẽ tác động đến tất cả mọi tầng lớp,nhưng với những người giàu, có điều kiện sẽ ít bị tác động hơn vì trong tổng thunhập , họ chỉ phải sử dụng một phần cho chi tiêu hàng ngày Còn những ngườinghèo thì hầu hết thu nhập dùng cho chi tiêu hàng ngày, có bao nhiêu phải chihết,thậm chí không đủ mà chi Vì vậy, giá cả càng tăng thì càng tác động tiêu cựcđến người nghèo và quá trình đó sẽ làm phân hóa giàu nghèo càng mạnh hơn

Tăng trưởng kinh tế làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môitrường sinh thái

Cách thức phát triển của loài người trong mấy chục năm qua đã tạo ra áp lựclàm kiệt quệ tài nguyen thiên nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái, tổn hại đếnmôitrường – cơ sở tồn tại của chính bản thân con người trong khi loài người chiếmlĩnh từ đỉnh cao của khoa học thì cũng là lúc phải đối mặt với nhiều thách thức từmôi trường; con người luôn bị đặt vào những tình huống bất ngờ không lườngtrước được: thiên tai, lũ lụt, hạn hán…

Tăng trưởng kinh tế hủy hoại giá trị truyền thống của quốc gia

Theo xu thế của thế giới nhiều quốc gia thực hiện chính sách đa dạng hóa,

đa phương hóa các quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước,

Trang 14

các tổ chức quốc tế nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi để đẩy nhanh quá trìnhphát triển kinh tế xã hội, với xu thế ấy không ít quốc gia đã đẩy nhanh tốc độ tăngtrưởng kinh tế mà không chú ý đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, dần hủyhọa những giá trị của dân tộc, từ đó dẫn đến sự suy giảm về đạo đức, lối sống vànhững giá trị nhân văn khác.

Trang 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 2.1 Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam và những kết quả ban đầu đã đạt được.

Bắt nhịp bước đi của thời đại, Đảng và Chính phủ đã sớm nhận thức tầmquan trọng của phát triển bền vững Ngày 25-6-1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Trong các văn kiện Đại hội IX, X, và đặc biệt là vănkiện Đại hội XI của Đảng, quan điểm phát triển bền vững càng được chú trọng hơn

và nhấn mạnh nhiều lần trên nhiều góc độ tiếp cận Để chỉ đạo thực hiện thànhcông Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đảng ta đã đưa ra 5 quanđiểm phát triển, trong đó, quan điểm đầu tiên là: “Phát triển nhanh gắn liền vớiphát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”

Thực hiện quan điểm của Đảng, căn cứ vào Chương trình hành động thế kỷXXI của quốc tế, ngày 17-8-2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

số 154/2004/QĐ-TTg “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”(còn gọi là Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) Định hướng chiến lược pháttriển bền vững ở Việt Nam nêu bật những vấn đề đang đặt ra trong ba lĩnh vực kinh

tế, xã hội và môi trường, những thách thức mà nước ta đang phải đối phó Chiếnlược đã tạo lập mối quan hệ tương hỗ giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường;

đã xác định khung thời gian để thực hiện và gắn trách nhiệm của các ngành, cácđịa phương, các tổ chức và các nhóm xã hội; đã tính tới việc sử dụng các nguồn lựctổng hợp để thực hiện chiến lược Chính phủ cũng đã thành lập Hội đồng phát triểnbền vững quốc gia để chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra

Ngày đăng: 01/07/2014, 15:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w