Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
719 KB
Nội dung
Giáoán công nghệ 8 . Trường THCS Điền Hoà PHẦN 1 VẼ KỸ THUẬT CHƯƠNG 1 BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC Tiết 1 : VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu: Sau khi học xong tiết học HS: • Biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống . • Có nhận thức đối với việc học tập môn vẽ kỹ thuật. II. Chuẩn bị: • Nghiên cứu bài 1 SKG • Các tranh vẽ H 1.1 ; 1.2 ; 1.3 SGK Tranh ảnh mô hình các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc xây dựng . III. Tiến trình tiết dạy : 1.Ổn định lớp (1’) 2.Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra ) 3.Vào bài (3’) Trong giao tiếp con người dùng nhiều phương tiện thông tin khác nhau để diễn đạt tư tưởng, tình cảm và truyền đạt thông tin cho nhau. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu một trong những phương tiện thông tin đó . TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 10’ 15’ Hoạt đông 1Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất . Các em hãy quan sát hình vẽ 1.1 -Trong giao tiếp hằng ngày, con người thường dùng các phương tiện gì? -GV Cho HS quan sát tranh ảnh, mô hình các sản phẩm cơ khí, công trình kiến trúc, công trình xây dựng. ?Các sản phẩm và công trình đó muốn được chế tạo và thi công đúng như ý muốn của người thiết kế phải thể hiện nó bằng cái gì? ?Người công nhân khi chế tạo các sản phẩm và xây dựng các công trình cần căn cứ vào cái gì? Hãy cho biết các hình 1.2a,b,c liên quan như thế nào đến bản vẽ kĩ thuật? Vậy bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất ? -GV nhấn mạnh tầm quan trọng của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất. -Quan sát, trả lời. lời nói ,cử chỉ ,hành động ,tranh ảnh . Học sinh qua sát tranh ảnh mô hình các sản phẩm cơ khí ,kiến trúc . Người thiết kế phải thể hiện nó bằng hình vẽ . Bản vẽ để xây dựng hoặc chế tạo . -HS thảo luận và trả lời 2 câu hỏi. bản vẽ kĩ thuật là phương tiên thông tin,là ngôn ngữ dùng chung trong kĩ thuật . I. Bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất: -Hình vẽ là một phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp. - Bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ chung dùng trong kỹ thuật. Giáo viên : Nguyễn Văn Tám 1 Giáoán công nghệ 8 . Trường THCS Điền Hoà 12’ Hoạt đông 2:Tìm hiểu vai trò của bản vẽ đối với đời sống . -GV Cho HS qsát 1.3 a,b SGK hoặc tranh ảnh các đồ dùng điện, điện tử các loại máy, các thiết bị dùng trong sinh hoạt đời sống cùng với các bản hướng dẫn, sơ đồ bản vẽ của chúng và đặt câu hỏi: ?Muốn sử dụng có hiệu quả và an toàn các đồ dùng, các thiết bị đó chúng ta cần phải có cái gì? ?Em hãy cho biết ý nghĩa của các hình 1.3a, 1.3b. Hoạt động 3:Tìm hiểu vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong các lĩnh vực kĩ thuật. -GV cho HS xem sơ đồ H 1.4 SGK. ?Các lĩnh vực kỹ thuật đó cần trang thiết bị không? Có cần xây dựng cơ sở hạ tầng không? Giáo viên gọi học sinh trả lời và kết luận. Học sinh quan sát các phương tiên trực quan và hình vẽ . Phải có bản vẽ hướng dẫn sử dụng . -Quan sát, trả lời. -HS Nêu các ví dụ về trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau. +Cơ khí: máy công cụ, nhà xưởng… +Nông nghiệp: máy nông nghiệp, cơ sở chế biến, công trình thuỷ lợi…. +Giao thông: cầu cống, phương tiện giao thông, đường giao thông… +Xây dựng: phưong tiện vận chuyển, máy xây dựng…. II. Bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống: Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi và sử dụng. III. Bản vẽ kỹ thuật dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật : -Cơ khí: máy công cụ, nhà xưởng… -Nông nghiệp: máy nông nghiệp, cơ sở chế biến, công trình thuỷ lợi… -Giao thông: cầu cống, phương tiện giao thông, đường giao thông… -Xây dựng: phương tiện vận chuyển, máy xây dựng . 4. Tổng kết và dặn dò(5’) -GV gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK (gọi 1-2 HS nhắc lại). -GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 và xem trước bài 2 SGK. Giáo viên : Nguyễn Văn Tám 2 Giáoán công nghệ 8 . Trường THCS Điền Hoà Tiết 2: HÌNH CHIẾU I. Mục tiêu : Sau tiết học HS: - Hiểu được thế nào là hình chiếu. -Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật. II. Chuẩn bị: -Nội dung: Nghiên cứu bài 2 SGK và đọc phần thông tin bổ sung. -Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh H 2.1, 2.2, 2.3 ,2.4, 2.5, 2.6 SGK. +Vật mẫu: Bao diêm, bao thuốc…(khối hình hộp chữ nhật). +Bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu. III. Tiến trình tiết dạy: 1- Ổn định lớp(1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5’) -Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi 1 SKG/7 -Gọi HS khác trả lời câu hỏi 2, 3 SGK/7. 3- Vào bài(3’):GV đưa ra tình huống đi giữa trời nắng ban trưa ta thường thấy ảnh của mình trên mặt đường, điện cúp trong nhà thắp đèn nếu đứng trước đèn ta sẽ thấy gì trên tường?(bóng của ta)… Những hình ảnh ta nhận được đó gọi là hình chiếu. Vậy hình chiếu là gì? Có các phép chiếu nào?Các hình chiếu vuông góc ra sao? Vị trí các hình chiêú như thế nào? Tiết học này chung ta sẽ tìm hiểu bài “ Hình chiếu “. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 7’ 5’ 14’ Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu . -GV nêu hiện tượng tự nhiên ánh sáng là chiếu đồ vật lên mặt đất, mặt tường… tạo thành bóng các đồ vật. -GV dùng đèn pin chiếu vật mẫu đã chuẩn bị lên mặt tường để HS thấy sự liên hệ giữa tia sáng và bóng của vật. Con nguời đã mô phỏng hiện tượng tự nhiên này để diễn tả hình dạng của vật thể bằng phép chiếu. Giáo viên dùng hình vẽ 2.1 để giải thích các khái niệm :tia chiếu,mặt phẳng chiếu ,,hình chiếu . Hoạt động 2:Tìm hiểu các phép chiếu GV nêu các hiện tượng tự nhiên: +Tia sáng của ngọn đèn, ngọn nến xuất phát từ 1 điểm sáng. +Các tia chiếu của ngọn đèn pha (có chao đèn hình parabol) song song với nhau hoặc các tia sáng của mặt trời ở xa vô tận. +Các tia sáng của mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất là hình ảnh của phép chiếu vuông góc. Yêu cầu học sinh làm bài tập trong sách Học sinh quan sát giáo viên làm thí nghiệm. HS quan sát H2.1 SGK để đưa đến khái niệm về phép chiếu, hình chiếu… Học sinh làm quen với một số chùm sáng . -HS quan sát H2.2 và nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các H2.2a, b, c I. Khái niệm về hình chiếu : -Vật thể được chiếu lên mặt phẳng, hình nhận trên được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể’. -Đường thẳng nối một điểm trên vật với hình chiếu của nó trên mặt phẳng goi là tia chiếu -Mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng chiếu hay mặt phẳng hình chiếu. II. Các phép chiếu: -Phép chiếu xuyên tâm. -Phép chiếu song song. Giáo viên : Nguyễn Văn Tám 3 Giáoán công nghệ 8 . Trường THCS Điền Hoà 5’ giáo khoa . Gọi học sinh trả lời và kết luận. Hoạt động 3:Tìm hiểu về hình chiếu vuông góc . -GV Cho HS quan sát các mô hình 3 mặt phẳng chiếu và cách mở các mặt phẳng chiếu để có vị trí các hình chiếu. ?Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh thuộc các mặt phẳng nào? Và hướng chiếu như thế nào? Giáo viên kết luận. Hoạt động 4:Tìm hiểu vị trí các hình chiếu . -GV(nêu rõ)Trên bản vẽ kỹ thuật, các hình chiếu của 1 vật thể được vẽ trên cùng 1 mặt phẳng của bản vẽ. Vì vậy, sau khi chiếu vật thể, mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng và mặt phẳng chiếu cạnh được được mở sang bên phải để trùng với mặt phẳng chiếu đứng.Ta có bản vẽ hình chiếu H2.5 -GV gọi HS đọc phần chú ý SGK/10 và giải thích. +Phép chiếu xuyên tâm. +Phép chiếu song song . +Phép chiếu vuông góc . - HS quan sát tranh vẽ các mặt phẳng chiếu và mô hình 3 mặt phẳng chiếu, nêu rõ vị trí của các mặt phẳng chiếu, tên gọi của chúng và tên gọi các hình chiếu tương ứng. -HS qsát các mô hình 3 mặt phẳng chiếu và cách mở các mặt phẳng chiếu để có vị trí các hình chiếu. -Phép chiếu vuông góc. III. Các hình chiếu vuông góc: 1- Các mặt phẳng chiếu: -Mặt chính diện gọi là mặt phẳng chiếu đứng. -Mặt nằm ngang gọi là mặt phẳng chiếu bằng. -Mặt cạnh bên phải gọi là mặt phẳng chiếu cạnh. 2- Các hình chiếu: -Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới -Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống. -Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang. III.Vị trí các hình chiếu: -Trên bản vẽ kỹ thuật, các hình chiếu của 1 vật thể được vẽ trên cùng 1 mặt phẳng của bản vẽ. 4.Củng cố và dặn dò(5’): -Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể?Nếu dùng 1 hình chiếu có được không?(Dùng nhièu hình chiếu để biểu diễn vật thể để diễn tả rõ hơn hình dạng và kích thước của vật thể. Nếu dùng 1 hình chiếu thì không thể diễn tả chính xác hình dạng và kích thước của vật thể. -GV yêu cầu 1 vài HS đọc phần ghi nhớ. -GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK. Giáo viên : Nguyễn Văn Tám 4 Giáoán công nghệ 8 . Trường THCS Điền Hoà Tiết 3: BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN. I. Mục tiêu: Sau tiết học HS: - Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. -Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. II. Chuẩn bị: - Nghiên cứu bài 4 SGK và phần thông tin bổ sung. - Tranh vẽ các hình bài 4 SGK. - Mô hình 3 mặt phẳng chiếu. - Mô hình các khối đa diện: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều …hộp thuốc lá, bút chì 6 cạnh. III. Tiến trình tiết dạy: 1- Ổn định lớp:(1’) 2- Kiểm tra bài cũ:(4’) - Gọi HS làm bài tập trang 10 và 11 SGK. 3- Vào bài:(2’)Trong thực tế chúng ta thường gặp những vật thể đơn giản, ngoài ra còn có những vật thể phức tạp, những vật thể phức tạp này là tổ hợp các khối hình học cơ bản. Do đó, hình chiếu của vật thể phức tạp là tổ hợp các hình chiếu của các khối hình học cơ bản. Hiểu rõ đặc điểm các hình chiếu của các khối hình học cơ bản là cơ sở để đọc bản vẽ kỹ thuật sau này. Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu bài “Bản vẽ các khối đa diện” TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 8’ 12’ Hoạt động 1:Tìm hiểu khối da diện. Tổ chức học sinh quan sát các mô hình về các khối đa diện. - Cho biết các khối đó được bao bởi các hình gì? - GV cho HS rút ra nhận xét khối đa diện là gì? - Kể 1 số vật thể có dạng các khối đa diện mà em biết? Hoạt động 2:Tìm hiểu hình hộp chữ nhật . - GV đưa mô hình và hình vẽ hình hộp chữ nhật H4.2 SGK ? Hãy cho biết khối đa diện ở H4.2 được bao bởi các hình gì? Giáo viên kết luận. - GV yêu cầu HS qsát H4.3 và đọc bản vẽ hình hộp chữ nhật, sau đó đối chiếu H4.2 và trả lời câu hỏi bằng cách điền vào chỗ trống trong bảng 4.1. Giáo viên gọi học sinh lần lượt trả lời . Giáo viên kết luận. HS Qsát Các Hình 4.1 A, B, C Khối đa diện được bao bọc bởi các hình đa giác phẳng . Ví dụ :hộp diêm ,bao thuốc lá -Quan sát, trả lời. Khối đa diện ở hình 4.2 được bao bọc bởi các hình chữ nhật -Quan sát hình 4.3 và trả lời vào bảng . Một học sinh trả lời .các bạn khác bổ sung. I. Khối đa diện: Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng. II. Hình hộp chữ nhật: 1- Thế nào là hình hộp chữ nhật? Hình hộp chữ nhật được bao bởi 6 hình chữ nhật. 2- Hình chiếu của hình hộp chữ nhật: III. Hình lăng trụ đều : 1- Thế nào là hình lăng Giáo viên : Nguyễn Văn Tám 5 Giáoán công nghệ 8 . Trường THCS Điền Hoà 12’ 12’ Hoạt động 3 :Tìm hiểu về hình lăng trụ đều . - GV đưa mô hình và hình vẽ hình lăng trụ đều H4.4 SGK/16 ?Hãy cho biết khối đa diện ở H4.4 được bao bởi các hình gì? - GV yêu cầu HS kẻ bảng 4.2 vào vở btập và điền các câu trả lời vào bảng 4.2. Gọi học sinh trả lời và sữa chữa . Hoạt động 4:Tìm hiểu về hình chóp đều . - GV đưa mô hình và hình vẽ hình chóp đều H4.6SGK/17. ?Hãy cho biết khối đa diện ở H4.6 được bao bởi các hình gì? - Yêu cầu HS kẻ bảng 4.3 vào vở bài tập và điền các câu trả lời vào bảng 4.3. -Quan sát, trả lời. Hình lăng trụ đều được bao bọc bởi cá hình tam giác đều và hình chữ nhật. - quan sát H4.6 và đọc bản vẽ hình lăng trụ đều, sau đó đối chiếu H4.7 và trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng 4.3. Học sinh quan sát mô hình và trả lời câu hỏi của giáo viên . Học sinh quan sát hình 4.7 và trả lời vào bảng 4.3 trụ đều? Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là hai hình tam giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau. 2- Hình chiếu của hình lăng trụ đều: IV. Hình chóp đều: 1- Thế nào là hình chóp đều? Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là một hình đa giác đều và các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh. 2- Hình chiếu của hình chóp đều: 4- Củng cố và dặn dò:(4’) - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. - Gọi HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK/18. - Về nhà làm bài tập trang 19. - Xem trước bài 5. Giáo viên : Nguyễn Văn Tám 6 Giáoán công nghệ 8 . Trường THCS Điền Hoà Tiết 4: BÀI TẬP THỰC HÀNH HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN. I. Mục tiêu: Sau tiết học HS: `- Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu .Biết được cách bố trí các hình chiếu ở trên bản vẽ - Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện. - Phát huy trí tưởng tượng không gian. II. Chuẩn bị: - Nghiên cứu bài 3 và 5 SGK. - Đọc phần có thể em chưa biết SGK, tham khảo tài liệu phần hình chiếu trục đo xiên góc cân. - Mô hình các vật thể A, B, C, D ( H3.1 và H5.2 SGK) III. Tiến trình thực hành : 1- Ổn định lớp:(1’) 2- Kiểm tra phần chuẩn bị của HS:(3’) Vở bài tập, thước, bút chì, tẩy… 3- Giới thiệu bài:(1’) GV nêu rõ mục tiêu bài 5. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung. 5’ 5’ 15’ 15’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài Giáo viên nhắc lại nội dung của bài thực hành ở bài 3 và nêu hai nội dung của bài thực hành . Hoạt động 2:Timh hiểu cách trình bày bài làm . Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày bài làm trên giấy A 4 Hoạt động 3: Tìm hiểu mối tương quan giữa bản vẽ và vật thể . Hướng dẫn học sinh quan sát các hình ở hình 3.1 , 5.1 và đối chiếu với các vật thể để điền vào bảng . Giáo viên quan sát và giải đáp cá thắc mắc của học sinh . Hoạt động 4:Tổ chức vẽ hình chiếu . Yêu cầu học sinh vẽ cá hình chiếu vào giấy A4. Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ các hình chiếu và giải đáp các thắc mắc của học sinh. Học sinh kẻ khung tên và tìm hiểu cách trình bày giấy A 4 . Học sinh quan sát hình chiếu và đối chiếu với vật thể để làm bài tập. Học sinh tến hành vẽ các hình chiếu vào giấy A4 theo hướng dẫn của giáo viên 1.Cách trình bày bài làm trên giấy A4. 2.Tìm mối tương quan giữa bản vẽ và vật thể . A B C D 1 x 2 x 3 x 4 x 3.Vẽ hình chiếu . 4- Tổng kết và đánh giá tiết thực hành:(5’) - GV nhận xét giờ làm bài tập thực hành: sự chuẩn bị của HS, cách thực hiện quy trình, thái độ làm việc… - GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa vào mục tiêu bài học. - GV thu bài chấm, nhận xét, đánh giá kết quả. - GV dặn HS đọc trước bài 6. Tiết 5: BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY Giáo viên : Nguyễn Văn Tám 7 Giáoán công nghệ 8 . Trường THCS Điền Hoà I. Mục tiêu: Sau tiết học HS: - Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu. - Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu. II. Chuẩn bị: - Nghiên cứu bài 6 SGK và đọc phần thông tin bổ sung . - Tranh vẽ các hình của bài 6 SGK. - Các mẫu vật: vỏ hộp sữa, cái nón, quả bóng… Chuẩn bị bảng phụ như sau : Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Bằng Cạnh III. Tiến trình tiết dạy: 1- Ổn định lớp:(1’) 2- Kiểm tra bài cũ:( Không kiểm tra) 3- Vào bài :(5’) Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường dùng các đồ vật: chai, lọ, bát, đĩa…chúng có hình dạng gì? - HS: có hình dạng tròn xoay. - GV: vậy khối tròn xoay là gì? Bản vẽ các khối tròn xoay ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài “Bản vẽ các khối tròn xoay”. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung. 5’ 15’ 10’ Hoạt động 1:Tìm hiểu khối tròn xoay . Tổ chức học sinh quan sát hình vẽ và các mô hình khối tròn xoay. Hãy kể các khối tròn xoay thường gặp ? Khối tròn xoay được tạo thành như thế nào ? Gọi học sinh kết luận về cách tạo ra khối tròn xoay . Giáo viên kết luận . Hãy kể các vật thể có dạng khối tròn xoay mà em biết . Hoạt động 2: Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ . Tổ chức học sinh đọc bản vẽ hình 6.3và tìm mối tương quan gữa kích thước của chúng . Gọi học sinh lần lượt điền vào bảng 6.1 và sửa chữa . Hoạt đông 3:Tìm hiểu hình chiếu của hình nón. Tổ chức học sinh đọc hình chiếu của hình nón . Học sinh quan sát các khối tròn xoay . HS:Khối hình nón ,hình cầu Học sinh điền các từ thích hợp vào chỗ trống ở sách giáo khoa . HS:khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một trục cố định của hình . HS:Cái nón ,hộp sửa, quả bóng . Học sinh đọc các hình chiếu của hình trụ và ghi vào bảng . Học sinh quan sát tranh và đọc hình chiếu của hình nón . I.Khối tròn xoay . Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định của hình . II.Hình chiếu của hình trụ, hình nón ,hình cầu . 1.Hình trụ . 2.Hình nón . Giáo viên : Nguyễn Văn Tám 8 Giáoán công nghệ 8 . Trường THCS Điền Hoà 10’ Yêu cầu học sinh làm bài tập ở sách giáo khoa . Gọi một số học sinh đọc kết quả và sửa chữa . Hoạt động 4: Tìm hiểu hình chiếu của hình cầu . Tổ chức học sinh đọc hình chiếu của hình cầu Yêu cầu học sinh làm bài tập ở trong sách giáo khoa . Gọi một số học sinh trả lời và kết luận . Học sinh điền vào bảng 6.2. Học sinh đọc kết quả điền . Học sinh quan sát tranh và đọc hình chiếu của hình cầu. Học sinh điền vào bảng 6.3 SGK. Học sinh đọc kết quả điền . 3.Hình cầu . 4- Tổng kết và dặn dò:(4’) - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. - Ycầu HS làm các câu hỏi 1, 2, 3 và phần bài tập SGK/26. - Xem trước bài 7 và chuẩn bị cho bài thực hành. - Trả bài tập thực hành 5 của HS.GV nhận xét, đánh gía kết quả và nêu những điểm cần lưu ý. Tiết 6: THỰC HÀNH. ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY. Giáo viên : Nguyễn Văn Tám 9 Giáoán công nghệ 8 . Trường THCS Điền Hoà I. Mục tiêu : Sau tiết thực hành HS: - Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng khối tròn xoay. - Phát huy trí tưởng tượng không gian. II. Chuẩn bị: - Nghiên cứu bài 7SGK, đọc tài liệu tham khảo1 chương 4 phần hình chiếu trục đo vuông góc đều. - Mô hình vật thể H7.2SGK. III. Tiến trình tiết thực hành: 1- Ổn định tổ chức lớp:(1’) 2- Kiểm tra phần chuẩn bị của HS:(3’) thước, giấy A4( vở bài tập). 3- Giới thiệu bài:(1’) GV nêu mục tiêu của bài thực hành. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung. 5’ 5’ 30’ Hoạt động 1:Giới thiệu bài . Giáo viên nêu rõ nội dung của bài thưch hành gồm có 2 phần : +Trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn và đánh dấu x vào bảng 7.1 để chỉ sự tương quan giưũa các bản vẽ và vật thể . +Phân tích hình dạng của vật thể . Hoạt động 2:Tìm hiểu cách trình bày bài làm . Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài làm . Hoạt động 3:Tổ chức thực hành . Hướng dẫn học sinh đọc cá bản vẽ hình 7.1 sách giáo khoa . Yêu cầu học sinh chỉ ra sự tương quan giữa các bản vẽ và vật thể . Giáo viên đặt các câu hỏi : ?Bản vẽ 1tương ứng với vật thể nào . ?Bản vẽ 2 tương ứng với vật thể nào . Hướng dẫn học sinh phân tích hình dạng các vật thể và đánh dấu x vào bảng 7.2 SGK. Học sinh nắm nội dung của tiết thực hành . Học sinh trình bày bài làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh đọc bản vẽ hình 7.1 theo sự hướng dẫn của giáo viên . Học sinh chỉ ra sự tương quan giữa các bản vẽ và vệt thể bằng cách điền vào bảng . Bản vẽ 1 tương ứng với vật D. Bản vẽ 2 tương ứng với vật B. Phân tích hình dạng của các vật thể và đánh dấu x vào bảng . I.Nội dung thực hành . Bảng 7.1 A B C D 1 x 2 x 3 x 4 x Bảng 7.2 (SGK) 4- Tổng kết và đánh giá tiết thực hành:(4’) - GV nhận xét giờ làm bài tập thực hành: + Sự chuẩn bị của HS. + Cách thực hiện quy trình. + Thái độ học tập. - GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học. - Xem trước bài “Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật- Hình cắt “. CHƯƠNG II: BẢN VẼ KĨ THUẬT. Giáo viên : Nguyễn Văn Tám 10 [...]... các tính chất của vật liệu cơ khí giống trong sách giáo khoa b/ Cao su: * Cao su tự nhiên * Cao su nhân tạo II Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: 1- Tính chất cơ học: -Tính cứng, tính dẻo, tính bền 2- Tính chất vật lí: -Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy… 3- Tính chất hoá học: -Tính chống ăn mòn, chịu axit, muối… 4- Tính chất công nghệ: tính đúc, tính hàn, tính. .. cắt - Khi kéo cưa về,, tay trái không ấn, tay phải rts cưa về nhanh hơn lúc đẩy Giáo vi n : Nguyễn Văn Tám Giáoán công nghệ 8 An toàn khi cưa và GV nhắc lại Hoạt động 2:Tìm hiểu cách 5’ đục kim loại Giáovi n chủân bị các dụng cụ như kìm ,búa ,eto Giáovi n mô tả cách cầm đục và búa như hình 21.4 sách giáo khoa Giáovi n thực hiện mẫu Gọi học sinh lên thực hiện lại Hoạt động 3 :Tìm hiểu cách... vật liệu 3- So sánh vật liệu gang và thép: a/ Quan sát màu sắc và mặt gãy mẫu gang và thép để phân biệt: gang xám(có màu xám giống chì, thép (có mà sáng Giáovi n : Nguyễn Văn Tám Giáoán công nghệ 8 mịn, hạt nhỏ Trường THCS Điền Hoà trắng) b/ Dùng lực bẻ hoặc dùng búa để thử tính cứng c/ Dùng búa đập vào mẫu gang và thép để thử độ dòn -GV nêu câu hỏi để HS rút ra cách thử tính cứng, tính dòn của gang... nội dung của nhóm - GV Gọi đại diện của các nhóm nhận xét với đánh giá cho điểm 4- Tổng kết ,dặn dò : - Giáovi n nhận xét giờ ôn tập - Yêu cầu HS về nhà xem lại các nội dung đã ôn tập để kiểm tra 1 Tiết 16: KIỂM TRA 1 TIẾT 24 Giáovi n : Nguyễn Văn Tám Giáoán công nghệ 8 Trường THCS Điền Hoà I Mục tiêu: - Thông qua tiết kiểm tra để đánh giá HS về: kiến thức, kỹ năng, vận dụng - Qua kết quả kiểm... sánh tính cứng, tính dẻo 2- So sánh vật liệu KL đen và vật liệu KL màu: a/ Quan sát màu sắc và mặt gãy các mẫu để phân biệt gang, thép, đồng, nhôm -HS rút ra được cách thử để biết tính dẻo, tính cứng, khả năng biến dạng của các mẫu vật liệu và điền các nội dung vào bảng2 SGK/66 -GV giải thích thêm: gang: mặt gãy thô hạt to;thép: mặt gãy 28 b/ Thử tính dẻo bằng cách bẻ cong các đoạn vật liệu c/ Thử tínhcứng... cuối bài - Xem trước bài 19 Tiết 18 Bài 19 THỰC HÀNH VẬT LIỆU CƠ KHÍ 27 Giáovi n : Nguyễn Văn Tám Giáoán công nghệ 8 Trường THCS Điền Hoà I Mục tiêu: sau tiết thực hành HS: - Nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến - Biết được các phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí II Chuẩn bị: 1- Giáo vi n: a/ Nội dung: Đọc kĩ bài 19 SGK và lập kế hoạch thực hành b/ Đồ dùng... dẻo, thép cacbon, thep hợp kim b/ Kim loại màu: - Ngoài kim loại đen (gang, thép) các kim loại còn lại là kim loại màu - Kim loại màu có tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, dễ dát mỏng, kéo sợi, có tính chống mài mòn, chống ăn mòn cao ít bị Giáo vi n : Nguyễn Văn Tám Giáoán công nghệ 8 -GV giới thiệu vật liệu phi KL như SGK.Vật liệu phi KL được dùng phổ biến trong cơ Học sinh tìm hiểu một số vật khí là chất... tự bảng 9.1 Giáovi n lấy ví dụ :Tên gọi chi nhóm - Kẻ bảng theo mẫu 9.1 vào bài làm và của chi tiết hình 10.1 là gì ? phần trả lời vào bảng GV: Ống lót 4- Tổng kết và đánh gía tiết thực hành:(5’) - GV nhận xét về tiết làm bài tập thực hành - GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học - GV thu bài chấm - Yêu cầu HS vẽ 3 hình chiếu - Đọc trước bài 13 SGK 17 Giáo vi n : Nguyễn... theo mẫu 13.1 vào bài làm và ghi phần trả lời vào bảng 4- Tổng kết và đánh giá tiết thực hành:(5’) - GV nhận xét về tiết làm bài tập thực hành - GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học - GV thu bài chấm - Yêu cầu HS vẽ lại H14.1 - Đọc trước bài 15 SGK Tiết 13: BẢN VẼ NHÀ 20 Giáovi n : Nguyễn Văn Tám Giáoán công nghệ 8 Trường THCS Điền Hoà I Mục tiêu: Sau tiết học HS: -... cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh hoặc mặt phẳng chiếu đứng II Kí hiệu quy ước một số bộ Giáo vi n : Nguyễn Văn Tám Giáoán công nghệ 8 10’ Hoạt động 2:Tìm hiểu kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà -GV Treo bảng 15.1 cho HS qsát +Kí hiệu cửa đi 1 cánh và 2 cánh, mô tả cửa ở trên hình biểu diễn nào? +Kí hiệu cửa sổ đơn và cửa sổ kép cố định mô tả cửa sổ ở trên các hình . chiếu xuyên tâm. -Phép chiếu song song. Giáo vi n : Nguyễn Văn Tám 3 Giáo án công nghệ 8 . Trường THCS Điền Hoà 5’ giáo khoa . Gọi học sinh trả lời và kết. trụ . 2.Hình nón . Giáo vi n : Nguyễn Văn Tám 8 Giáo án công nghệ 8 . Trường THCS Điền Hoà 10’ Yêu cầu học sinh làm bài tập ở sách giáo khoa . Gọi một