I. Mục tiêu: Sau tiết học HS:
ĐO VÀ VẠCH DẤU I Mục tiêu: Sau tiết thực hành HS:
I. Mục tiêu: Sau tiết thực hành HS:
- Sử dụng được thước, mũi vạch dấu, mũi chấm dấu để vạch dấu trên mặt phẳng phôi. II. Chuẩn bị:
1- Nội dung: Nghiên cứu kĩ bài 23SGK, sử dụng thành thạo thước cặp.
2- Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị 1 bộ vật liệu và dụng cụ như phần chuẩn bị bài 23 SGK.
III. Tiến trình tiết thực hành:
1- Ổn định lớp:(1’).
2- Kiểm tra bài cũ:( Không kiểm tra).
3- Giới thiệu bài:(1’) GV nêu mục tiêu tiết thực hành như SGK.
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung.
5’
5’
10’
Hoạt động 1:Giới thiệu bài học .
Giáo viên giới thiệu mục tiêu của bài thực hành .
Hoạt động 2:Tìm hiểu cách sử
dụng thước cặp .
-GV đối chiếu thước cặp của mình với H20.2 nhận biết các bộ phận của thước.
-GV thao tác điều chỉnh vít hãm để di chuyển thử mỏ động; kiểm tra vị trí số ”0” của thước.
-GV thao tác mẫu đo đường kính trong, đường kính ngoài và hướng dẫn cách đọc các trị số trên thước.
-GV gọi 1 vài HS đo và đọc thử. -GV hướng dẫn phần lý thuyết tương tự như SGK. Hoạt động 3:Tổ chức thực hành -GV phân nhóm và vị trí làm việc. -GV yêu cầu HS về vị trí làm việc.
Trong quá trình học sinh thực hành giáo viên luôn quan sát và giải đáp những thắc mắc của học sinh.
-GV yêu cầu 2 nhóm đổi công việc cho nhau.
Học sinh nắm mục tiêu của bài thực hành .
Học sinh quan sát thao tác chỉnh vít . -HS đo và đọc thử. -Thực hành theo nhóm. -Các nhóm; chuẩn bị chỗ làm việc, bố trí vật liệu dụng cụ, mẫu vật theo từng nhóm. + Nhóm 1,3,5: Đo kích thước khối hình hộp (ghi kết quả và bảng báo cáo).Kiểm tra kích thước bằng thước lá.
+ Nhóm 2,4,6: vạch dấu (theo quy trình đã hướng dẫn)
I. Tìm hiểu cách sử dụng thước cặp:
II. Tìm hiểu vạch dấu trên mặt phẳng:
III.Tổ chức HS thực hành:
4- Tổng kết và đánh giá thực hành:(5’)
- Yêu cầu HS nộp lại sản phẩm, mẫu báo cáo thực hành, thu dọn dụng cụ và vệ sinh phòng học. - GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, quá trình thực hành và đọc trước bài 24 SGK.
CHƯƠNG IV: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP.
Tiết 22: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP.
- Hiểu được khái niệm và phân loại về chi tiết máy.
- Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy, công dụng của từng kiểu lắp ghép.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
a/ Nội dung: Đọc kĩ nội dung bài 24 SGK, các tài liệu liên quan, tìm hiểu thực tế. b/ Đồ dùng dạy học:
+ Tranh vẽ: ròng rọc, các chi tiết máy.
+ Bộ mẫu: Các chi tiết máy phổ biến: bulong, đai ốc, vòng đệm, bánh răng, lò xo, bộ ròng rọc, một mãnh vỡ cụm trục trước xe đạp.
2/ Học sinh: SGK có nội dung liên quan.
III. Tiến trình tiết dạy:
1/ Ổn định lớp:(1’)
2/ Kiểm tra bài cũ:(3’) Trả bài thực hành bài 23 SGK.
3/ Vào bài:(3’) Máy hay sản phẩm cơ khí thường được chế tạo thừ nhiều chi tiết lắp ghép với nhau. Khi hoạt động, máy thường hỏng ở những chỗ lắp ghép. Vì vậy, hiểu được các kiểu lắp ghép chi tiết máy là cần thiết nhằm kéo dài thời gian sử dụng của máy và thiết bị.
Vậy chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào? Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài:”KHÁI NIỆM CÁC CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP”
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung.
15’ * Hoạt động1: Tìm hiểu chi tiết máy là gì?
-GV nêu các ví dụ thực tế về các máy đơn giản các bộ phận máy, thiết bị.
-GV yêu cầu HS qsát H24.1 SGK .
- Cụm trục trước xe đạp được cấu tạo từ mấy phần tử? Là những phần tử nào? Các phần tử trên có đặc điểm chung gì? -GV gợi ý HS trả lời hướng về các đặc điểm chung của các phần tử là: Không thể tách rời hơn được nữa và có chức năng nhất định trong máy.
-GV Chi tiết máy là gì?
-GV Yêu cầu HS qsát H24.2 và một số mẫu vật sau đó đặt câu hỏi:
Các phần tử trên phần tử nào không phai là chi tiết máy? Tại sao? (GV cần nêu dấu hiệu nhận biết CTM là nếu phân tách ra sẽ phá hỏng CTM.)
-GV khung xe đạp được liên kết bởi nhiều đoạn ống, mỗi đoạn là một chi tiết. Nhưng khi lắp thành thì khung xe chỉ là 1 CTM, Vòng bi cũng là CTM theo kiểu -HS qsát H24.1 SGK . -HS qsát H24.2 và một số mẫu vật
I. Khái niệm về chi tiết máy: 1- Chi tiết máy là gì?
Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
10’
10’
này .
Hoạt động 2:Phân loại chi tiết
máy .
-GV lấy lại ví dụ H24.2 để làm rõ các chi tiết được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau, các chi tiết chỉ dùng trong một loại máy nhất định để phân loại chi tiết máy.
Học sinh tìm hiểu phạm vi sử dụng của các chi tiết máy ở hình 24.2 từ đó đưa ra phạm vi sử dụng của các chi tiết .
2- Phân loại chi tiết máy:
- Nhóm chi tiết có công dụng chung được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau: bulong, đai ốc, lò xo, bánh răng…
- Nhóm các chi tiết có công dụng riêng được dùng trong một loại máy nhất định: khung xe, kim máy khâu, trục khuỷu…
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
- Muốn tạo thành một máy hoàn chỉnh các CTM phải được lắp ghép với nhau như thế nào? -GV sử dụng tranh vẽ phóng to H24.3 SGK
? Chiếc ròng rọc được cấu tạo từ mấy chi tiết? Nhiệm vụ của từng chi tiết.
-GV yêu cầu HS trả lời bài tập SGK.
?Thế nào là mối ghép cố định ?
?Thế nào là mối ghép động ?
-HS trả lời bài tập SGK.
chiếc ròng rọc được cấu tạo gồm có 4 chi tiết ghép lại với nhau . Học sinh điền vào chỗ trống : +Ghép giữa móc treo với giá đỡ là ghép bằng ren +Ghép giữa trục và giá đỡ là ghép bằng đinh tán . +Ghép giữa bánh ròng rọc và trục là ghép bằng chốt . Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết không thể chuyển động tương đối với nhau -Là những mối ghép mà các chi tiết ghép có thể xoay ,trượt lên nhau .
II. Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
a.Mối ghép cố định .
b.Mối ghép động . 4- Tổng kết :(4’)
- Chiếc xe đạp của em có những kiểu mối ghép nào? Hãy kể tên một vài mối ghép đó. - Gọi một vài HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS làm bài tập cuối bài. - Yêu cầu HS xem trước bài 25.
Tiết 23: