1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH: a. Thế mạnh Trường Học viện báo chí tuyên truyền là một trường có uy tín, có chất lượng đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông. Khoa Quan hệ quốc tế là một trong những khoa được đánh giá cao trong học viện. Nhiều giảng viên là các chuyên gia trong các lĩnh vực như kinh tế đối ngoại, chính trị, văn hóa, truyền thông,.. Khoa có nhiều thành tích và danh hiệu cao trong công tác giảng dạy, quản lý sinh viên. Sinh viên ngành Quan hệ quốc tế vừa có hiểu biết về quan hệ quốc tế, nghiệp vụ ngoại giao và được trang bị cả kiến thức cơ bản về thông tin đối ngoại, về báo chí, truyền thông quốc tế. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên giành được nhiều giải thưởng uy tín, gần đây nhất là Dự án “Giảng đường tươi đẹp” của nhóm sinh viên K29 thắng giải trong cuộc thi “Sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam VACI 2011” phối hợp tổ chức bởi Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ. Môi trường hoạt động sinh viên tích cực, năng động, công tác Đoàn sôi nổi. Cấp bằng Cao cấp lý luận chính trị cho sinh viên sau khi ra trường. Có kiến thức lý luận chính trị vững vàng Nhiều thầy cô trong khoa giữ vị trí cao trong Ban giám đốc học viện, Ban chấp hành Đoàn trường b. Điểm yếu Bị cạnh tranh bởi các trường có bề dày đào tạo và uy tín mạnh hơn như Học viên ngoại giao, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Đông Đô.. Ít người biết đến thậm chí nhiều sinh viên trong trường cũng không biết có chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Chưa được nhận thức sâu rộng trong công chúng và xã hội Là một ngành mới mở của khoa nên nội dung đào tạo còn nhiều hạn chế bất cập. Chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế, thiếu các môn kỹ năng có thể ứng dụng được cho nghề nghiệp sau này. Chất lượng đầu ra chưa được đánh giá và kiểm chứng. c. Cơ hội Mở rộng phạm vi đối tượng dự thi với cả học sinh thi khối C, D. Có nhiều ưu thế lựa chọn so với các ngành khác trong trường. Đang là một ngành “ hot” trong xu hướng nghề nghiệp tương lai. Thu hút nhiều bạn trẻ có định hướng vào các cơ quan nhà nước . Thu hút những người đam mê nghề ngoại giao và có khả năng liên quan báo chí, truyền thông d. Thách thức
Trang 1KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
KẾ HOẠCH PR CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ - KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
Trang 2MỤC LỤC
Phần 1: Tóm tắt về kế hoạch 2
Phần 2: Giới thiệu về chuyên ngành QHQT – khoa QHQT – HVBCTT 3
2.1 Lịch sử hình thành 3
2.2 Tình hình hoạt động 3
2.2.1 Chất lượng đầu vào 3
2.2.2 Chất lượng đầu ra 3
2.2.3 Các hoạt động khác 4
Phần 3: Kế hoạch PR chi tiết 5
3.1 Xác định vấn đề 5
3.2 Phân tích thực trạng 6
3.3 Xác định mục tiêu 7
3.4 Xác định đối tượng 7
3.5 Thông điệp truyền thông 8
3.6 Các hoạt động/ sự kiện chính 9
3.6.1 Tổ chức buổi chiếu phim miễn phí tại HVBCTT 9
3.6.2 Truyền thông qua mạng xã hội Facebook 13
3.7 Đánh giá kết quả 16
3.7.1 Thống kê 16
Trang 3Phần 1: Tóm tắt về kế hoạch
Năm 2009, khoa Quan hệ quốc tế - Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính thức mở thêm chuyên ngành đào tạo Quan hệ quốc tế Trước thực trạng Việt Nam đang ngày một tham gia sâu rộng hơn vào các mối quan hệ quốc tế, việc cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực này là đặc biệt cần thiết Do đó, kế hoạch PR này nhằm mục đích thu hút được sự chú ý của phụ huynh cũng như sự quan tâm của các sinh viên tiềm năng đối với chuyên ngành Quan hệ quốc tế của khoa Quan hệ quốc tế - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Kế hoạch gồm có 2 hoạt động chính:
Tổ chức một buổi chiếu phim miễn phí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tờ rơi giới thiệu về buổi chiếu phim sẽ được phát tới cổng một số trường cấp 3 trong khu vực Hà Nội Tại buổi chiếu phim sẽ kết hợp giới thiệu và quảng bá chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Chiến dịch truyền thông cho chuyên ngành Quan hệ quốc tế thông qua mạng xã hội Facebook
Trang 4Phần 2: Giới thiệu về chuyên ngành Quan hệ quốc tế - khoa QHQT - HVBCTT 2.1 Lịch sử hình thành
Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập ngày 20 tháng 6 năm 1983
Tiền thân là khoa Phong trào Cộng sản và Công nhân Quốc tế, khoa có nhiệm vụ giảng dạy Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc
Tháng 6 năm 1994, khoa Phong trào Cộng sản và Công nhân Quốc tế được đổi tên là Khoa Quan hệ Quốc tế
Từ tháng 6 năm 2003, khoa Quan hệ Quốc tế được nhận thêm nhiệm vụ đào tạo cử nhân hệ chính quy tập trung chuyên ngành Thông tin đối ngoại Năm
2010 khoa đào tạo thêm chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Hiện nay Khoa có 10 cán bộ giảng viên, chuyên viên, được chia làm 3 tổ
bộ môn: Tổ bộ môn nghiệp vụ Thông tin đối ngoại; Tổ bộ môn Quan hệ quốc tế; Tổ bộ môn Ngoại ngữ chuyên ngành
2.2 Tình hình hoạt động
2.2.1 Chất lượng đầu vào
Năm 2012, chuyên ngành Quan hệ quốc tế là một trong những chuyên ngành có điểm trúng tuyển cao nhất của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Khối C có điểm chuẩn 22.5đ
- Khối D1 có điểm chuẩn 19đ
2.2.2 Chất lượng đầu ra
Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm đương các công việc đối ngoại và hợp tác quốc tế phù hợp tại các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, địa phương, các tổ
Trang 5chức xã hội và các doanh nghiệp; nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo
2.2.3 Các hoạt động khác
Hiện nay, khoa Quan hệ quốc tế là một trong những khoa có nhiều thành tích hoạt động nổi bật nhất trong Học viện, tiêu biểu là lễ hội Halloween được duy trì suốt tám năm Nhiều sinh viên của chuyên ngành Quan hệ quốc tế hiện đang đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động đó và trong 4 câu lạc bộ của khoa, bao gồm:
- Câu lạc bộ Lễ tân
- Câu lạc bộ Truyền thông
- Câu lạc bộ Bóng đá
- Câu lạc bộ Tiếng anh
Trang 6Phần 3: Kế hoạch PR chi tiết
3.1 Xác định vấn đề
Hiện nay, chuyên ngành Quan hệ quốc tế còn tồn tại một số vấn đề như
sau:
- Chưa thu hút được sự quan tâm của các bạn học sinh cũng như phụ
huynh học sinh
- Chưa có được chỗ đứng so với các chuyên ngành quan hệ quốc tế ở các
trường đại học, học viên khác VD: chuyên ngành Quan hệ quốc tế của Học viện Ngoại giao
Lý do dẫn đến các vấn đề trên:
- Kênh thông tin đến học sinh và phụ huynh còn nghèo nàn, chủ yếu chỉ
qua bạn bè, người thân và quyển “Tìm hiểu các trường đại học qua những số liệu tuyển sinh” Cá biệt có chương trình Halloween do khoa Quan hệ quốc tế tổ chức hằng năm là được nhiều người biết đến Tuy vậy
số người biết đến chương trình này phần nhiều là sinh viên
- Chuyên ngành Quan hệ quốc tế nói riêng và Khoa Quan hệ quốc tế của
HVBCTT nói riêng đều còn rất trẻ
- Đây là chuyên ngành mới tại Việt Nam, người dân chưa hiểu rõ được tầm
quan trọng cũng như các lợi ích của việc học tập chuyên ngành này
Trang 7- Bản thân Học viện Báo chí và Tuyên truyền – nghiêng về giảng dạy các
môn khoa học xã hội – cũng chưa thực sự nằm trong những sự lựa chọn đầu tiên của phụ huynh học sinh
3.2 Phân tích thực trạng
Dưới đây là bảng phân tích SWOT – Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành Quan hệ quốc tế - khoa QHQT – HVBCTT so với ngành Quan hệ quốc tế của các trường đại học khác nói riêng và các ngành đào tạo khác nói chung
Điểm mạnh
- Ngành mới
- Nhiều hoạt động ngoại khóa
- Đào tạo theo hình thức niên chế.
- Tính đặc thù liên quan đến báo
chí
- Tuyển khối C
Điểm yếu
- Cơ sở vật chất chưa đầy đủ
- Chưa có kinh nghiệm đào tạo
- Lịch học cố định
- Đầu vào khối C
- Thiếu giảng viên
Cơ hội
- Liên kết với các trường trong nước
cũng như quốc tế
- Thu hút sinh viên học khối C
- Đoàn kết, gắn kết trong sinh viên.
- Giúp sinh viên có được kĩ năng tổ
chức, làm việc nhóm
Thách thức
- Thiếu sinh viên
- Chất lượng đầu ra chưa cao
- Quy trình đào tạo chưa ổn
định
- Cạnh tranh với khoa QHQT –
HVNG và khoa Quốc tế học - ĐHKHXHNV
Trang 83.3 Xác định mục tiêu
- Tăng sự nhận thức, số lượng người biết đến sự tồn tại của chuyên ngành
lên 20%
- Tăng số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển năm 2013:
+ Nguyện vọng 1: thêm 10%
+ Nguyện vọng 2: thêm 10%
- Tăng điểm chuẩn năm 2013:
+ Khối C: 22.5đ (2012) lên 23đ + Khối D1: 19đ (2012) lên 20đ
3.4 Xác định đối tượng
- Học sinh: Đây là nhóm đối tượng chính của chiến lược PR, đặc biệt là
học sinh lớp 12
- Phụ huynh: Nhóm đối tượng này có tác động lớn nhất đến nhóm đối
tượng chính Vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả của chiến lược PR cũng cần phải rất tập trung vào nhóm đối tượng này
- Chính quyền, lãnh đạo và các giảng viên trong trường: Cần giữ quan
hệ tốt với nhóm đối tượng này Ít nhiều nhóm đối tượng này đều có tác động đến hiệu quả của kế hoạch PR trên cả khía cạnh vật chất và khía cạnh tinh thần
Trang 9- Giảng viên và sinh viên trong khoa: Có thể chia nhóm đối tượng này
thành 2 loại:
+ Nhiệt tình: Cần tận dụng triệt để nguồn lực đến từ nhóm đối tượng
này, chủ yếu là tinh thần (vật chất nếu có thể)
+ Thờ ơ: Khuyến khích sự tham gia ở một mức độ nhất định Tuy nhiên
cần thận trọng, tránh giao những việc quan trọng
- Cựu sinh viên: Do chuyên ngành Quan hệ quốc tế mới thành lập nên
nhóm đối tượng này chủ yếu bao gồm cựu sinh viên của khoa Quan hệ quốc tế Không một cựu sinh viên nào không muốn ngành hay khoa của mình phát triển và thành công, vì vậy đây là một nguồn lực rất lớn có thể tận dụng được
- Các tổ chức truyền thông: Nhóm đối tượng không thể thiếu trong bất
cứ một kế hoạch PR nào Có được càng nhiều sự ủng hộ từ nhóm đối tượng này, kế hoạch PR sẽ càng thành công
- Tổ chức thương mại và nhà tài trợ: Đây là một kế hoạch PR ngắn hạn
và có nguồn lực hạn chế nên đây thực sự không phải là một đối tượng quan trọng Tuy nhiên nếu có thể tận dụng thông qua các mối quan hệ thì
sẽ cung cấp thêm được nguồn lực cho kế hoạch
3.5 Thông điệp truyền thông
- Hãy đến với chúng tôi để trải nghiệm khắp năm châu.
- Bạn thích báo chí? Bạn thích quốc tế? Chúng tôi là sự lựa chọn hoàn hảo
cho bạn
Trang 103.6 Các hoạt động/sự kiện chính
3.6.1 Tổ chức buổi chiếu phim miễn phí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
a Mục đích
- Quảng bá, giới thiệu về chuyên ngành Quan hệ quốc tế với những người
đến xem buổi chiếu phim, đặc biệt là học sinh và phụ huynh
- Tạo những giây phút thư giãn cho mọi người sau những giờ học và làm
việc căng thẳng
- Tăng sự gắn kết trong khoa, tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm.
b Thời gian, địa điểm
- Thời gian: Từ 14h đến 17h - Chủ nhật, ngày 24/3/2013
- Địa điểm: Hội trường B1 601 – Học viện Báo chí và Tuyên truyền
c Thành phần tham gia
- Tất cả mọi người, ưu tiên những người mang theo tờ rơi (sẽ nói rõ ưu tiên
như thế nào trong phần sau)
- Các nhà báo: chủ yếu mời thông qua quan hệ
d Nội dung chương trình
STT Thời gian Nội dung Ghi chú
1 14h – 14h20 Giới thiệu mục đích
chương trình
- Phát biểu của
trưởng khoa
- Phát biểu của bí
Trang 112 14h20 – 14h30 Chiếu clip giới thiệu về
chuyên ngành QHQT
3 14h30 – 16h30 Chiếu phim
Lựa chọn một bộ phim đã ra mắt trong Tết Nguyên Đán (VD: Nhà có 5 nàng tiên.)
4 16h30 – 16h45 Bốc thăm trúng thưởng
Mỗi người đem theo
tờ rơi sẽ được phát một số thứ tự để tham dự phần bốc thăm trúng thưởng
e Kế hoạch tổ chức
STT Phụ trách Công việc Ghi chú
nội dung
- Thiết kế clip
- Thiết kế tờ rơi
- Lựa chọn phim
2 clip
- Giới thiệu khoa QHQT
- Giới thiệu ngành QHQT
truyền thông
- Phát tờ rơi
- Cập nhật thông
tin buổi chiếu phim lên Facebook (sẽ nói
rõ hơn trong phần hoạt động truyền thông qua
- Khoảng 20 sinh viên phát
tại 4 trường cấp 3:
+ THPT Yên Hòa + THPT Cầu Giấy + THPT DL Nguyễn Bỉnh Khiêm
+ THPT bán công Nguyễn Tất Thành
Trang 123 Bộ phận kĩ
thuật
Chuẩn bị kĩ thuật phòng chiếu
hậu cần
- Chuẩn bị quà
bốc thăm trúng thưởng
- In tờ rơi
- 10 phần quà trị giá 20.000đ/
phần
- Số lượng: 100 tờ/trường
f Thời gian thực hiện
Phụ trách Công việc Thời gian
Trưởng Ban tổ chức và
các trưởng bộ phận
Tuyển chọn nhân sự 10/3/2013
Phổ biến, phân công công
Bộ phận nội dung
Thiết kế clip 13/3 – 17/3/2013 Thiết kế tờ rơi 14/3 – 17/3/2013
Bộ phận truyền thông
Cập nhật thông tin trên Facebook về buổi chiếu phim 1/3/2013 – 31/3/2013
Trang 13Bộ phận hậu cần Chuẩn bị phần quà 20/3 – 22/3/2013
g Nguyên tắc thực hiện
- Đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc, các trưởng bộ phận có nhiệm
vụ thường xuyên kiểm tra công việc của bộ phận mình
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau.
- Thái độ khi làm việc phải nghiêm túc và trách nhiệm.
- Thể hiện sự sáng tạo trong công việc
- Đảm bảo an toàn, an ninh, vệ sinh… trong quá trình thực hiện cũng như tại chương trình
h Phân bổ ngân sách
STT Công việc Chi phí Ghi chú
bay…
2 Quà bốc thăm trúng thưởng 20.000 x 10
4 Phong bì nhà báo 50.000 x 2 Dự kiến: 3 người
Tổng cộng 490.000
Chi phí phát sinh 5% Tổng cộng
Trang 143.6.2 Truyền thông qua mạng xã hội Facebook
a Mục đích
- Quảng bá, giới thiệu chuyên ngành Quan hệ quốc tế đến mọi người, đặc
biệt là học sinh, sinh viên tiềm năng và phụ huynh
- Tạo một nền tảng cơ sở để phục vụ cho các hoạt động truyền thông khác
sau nay VD: truyền thông cho Halloween, các hoạt động khác của khoa…
b Thời gian
- Bắt đầu xây dựng trang Facebook từ 1/1/2013
c Thông tin cơ bản
- Tên: Chuyên ngành Quan hệ quốc tế
- Giới thiệu thông tin:
+ Thông điệp truyền thông
+ Lịch sử hình thành và phát triển của chuyên ngành
+ Thông tin về lãnh đạo khoa và ngành
+ Đường dẫn đến trang web liên quan VD cụ thể: khoaqhqt.edu.vn
- Ảnh bìa: Thay đổi theo từng giai đoạn VD: 1/3 – 31/3/2013: để ảnh có
thông tin về buổi chiếu phim, poster, dàn diễn viên của phim, v.v
- Ảnh đại diện: Logo khoa Thay đổi theo từng giai đoạn VD: 1/3 –
31/3/2013: Poster của bộ phim sẽ chiếu tại buổi chiếu phim
d Chia giai đoạn thông tin chính
- Giai đoạn 1: 1/1/2013 – 1/3/2013
+ Các thông tin về những sự kiện sắp tới của chuyên ngành, của khoa và
Trang 15+ Thông tin về những sự kiện trước đây, những chương trình có sự tham
gia đóng góp của các sinh viên chuyên ngành Quan hệ quốc tế
+ Thông tin về các sinh viên, học viên ưu tú của chuyên ngành Quan hệ
quốc tế
- Giai đoạn 2: 1/3/2013 – 31/3/2013
+ Các thông tin liên quan đến sự kiện tổ chức buổi chiếu phim Cụ thể:
thông tin về thời gian, địa điểm, bộ phim sẽ chiếu, các phần quà của trò chơi bốc thăm trúng thưởng…
+ Các vướng mắc, cách giải quyết các vấn đề liên quan đến thi tốt nghiệp
và thi đại học
- Giai đoạn 3: 31/3/2013 – 14/7/2013
+ Các thông tin liên quan đến những vấn đề như tìm chỗ trọ, thủ tục nộp
hồ sơ bổ sung…
+ Những hứa hẹn, triển vọng khi học tập tại chuyên ngành Quan hệ quốc
tế
+ Đáp án đề thi tốt nghiệp và lời chúc mừng những người đã vượt qua kì
thi tốt nghiệp
+ Lời chúc thi tốt trong kì thi đại học.
- Giai đoạn 4: 14/7/2013 – 9/2013 (thời điểm nhập học)
+ Tiếp tục cung cấp thông tin, giải đáp các thắc mắc về chỗ trọ, thủ tục
nhập học, đăng ký ở ký túc xá…
+ Đáp án đề thi đại học và lời chúc mừng.
+ Các thông tin về ngày nhập trường, lịch học…
- Giai đoạn 5: 9/2013 trở đi
Trang 16e Các nguyên tắc quản lý status và comment
- Đều đặn, hợp lý (hàng ngày, vào một khoảng thời gian nhất định…)
- Khi giải đáp thắc mắc phải nhanh, chính xác.
- Trả lời comment nhã nhặn, lịch sự.
- Thông tin cung cấp đầy đủ, chính xác Đặc biệt các sự kiện quốc tế phải
mang tính khách quan
- Xóa các comment không lành mạnh.
- Like các comment tích cực, các comment góp ý, phản hồi.
f Các phương thức thu hút thành viên
- Mời bạn bè, sử dụng tính năng chia sẻ Facebook.
- Kèm tên Facebook vào các sự kiện liên quan VD như sự kiện buổi chiếu
phim
- Chia sẻ thông qua các Facebook, Fanpage liên quan Đặc biệt là các
Facebook, Fanpage của khoa, các chuyên ngành khác trong khoa và trong trường
- Comment lên các Facebook, Fanpage của các trường THPT, lên những
vấn đề liên quan để lôi kéo sự chú ý của nhiều người
Trang 173.7 Đánh giá kết quả
Sau khi sinh viên mới nhập học vào tháng 9/2013, các công việc như khảo sát dư luận, tổng kết các bài báo cũng như phản hồi của công chúng sẽ được thực hiện để đánh giá kết quả hoạt động của chiến dịch PR
3.7.1 Thống kê
- Thu thập, tổng hợp các bài báo đưa tin về chương trình.
- Số lượng người like trang Facebook, tốc độ tăng.
- Phỏng vấn một số phụ huynh, học sinh và người tham gia sau khi chương
trình kết thúc
- Thu thập số liệu về số lượng hồ sơ đăng ký, điểm chuẩn chuyên ngành
của năm 2013 với năm 2012, từ đó xác định hiệu quả của chiến dịch PR
3.7.2 Đánh giá
- Số người biết đến sự tồn tại của chuyên ngành Quan hệ quốc tế - khoa
QHQT – HVBCTT: tăng bao nhiêu %?
- Số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển năm 2013:
+ Nguyện vọng 1: tăng bao nhiêu %?
+ Nguyện vọng 2: tăng bao nhiêu %?
- Điểm chuẩn của chuyên ngành năm 2013:
+ Khối C: Bao nhiêu điểm?
+ Khối D1: Bao nhiêu điểm?