1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiếp xúc ngôn ngữ ê đê việt ở tỉnh đak lăk trên bình diện từ vựng ngữ nghĩa

20 401 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 309,8 KB

Nội dung

Cụ thể trong trường hợp này, sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Ê đê trên phương diện từ vựng - ngữ nghĩa sẽ làm giàu cho cả hai ngôn ngữ nhờ sự vay mượn vốn từ vựng của nhau.. Cho tới

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Lưu Thị Dịu

TI ẾP XÚC NGÔN NGỮ Ê ĐÊ - VIỆT Ở TỈNH DAK LĂK

TRÊN BÌNH DI ỆN TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA

LU ẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

TP Hồ Chí Minh - 2013

Trang 2

Lưu Thị Dịu

TI ẾP XÚC NGÔN NGỮ Ê ĐÊ - VIỆT Ở TỈNH DAK LĂK

TRÊN BÌNH DI ỆN TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA

Chuyên ngành : Ngôn ng ữ học

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS DƯ NGỌC NGÂN

TP H ồ Chí Minh - 2013

Trang 3

L ỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin đặc biệt gửi lời

cảm ơn chân thành đến PGS TS Dư Ngọc Ngân, cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học

Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều

kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đồng nghiệp ở Trường Đại học Tây Nguyên - nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên, giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình và bạn bè đã

tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập

và thực hiện đề tài này

Xin chân thành cảm ơn!

Dak Lăk, ngày 2 tháng 11 năm 2013

Học viên thực hiện

Lưu Thị Dịu

Trang 4

M ỤC LỤC

Lời cảm ơn

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỰ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ Ê ĐÊ – VIỆT Ở TỈNH DAK LĂK 10

1.1 Cơ sở lí luận 10

1.1.1 Ti ếp xúc ngôn ngữ 10

1.2 Cơ sở thực tiễn 25

1.2.1 Khái quát v ề người Ê đê ở tỉnh Dak Lăk 25

1.2.2 Khái quát v ề ngôn ngữ Việt, Ê đê 28

1.3 Ti ểu kết 37

CHƯƠNG 2 TỪ VỰNG TIẾNG Ê ĐÊ VAY MƯỢN TIẾNG VIỆT 39

2.1 Kh ảo sát và thống kê lớp từ ngữ tiếng Ê đê vay mượn của tiếng Việt 39

2.1.1 Lớp từ ngữ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, lĩnh vực và vị trí công tác 39

2.1.2 L ớp từ ngữ chỉ cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp 44

2.1.3 L ớp từ ngữ chỉ khoa học kĩ thuật 46

2.1.4 L ớp từ ngữ chỉ động - thực vật 53

2.1.5 L ớp từ ngữ chỉ đồ vật 55

2.1.6 L ớp từ ngữ chỉ tên người 58

2.2 Các phương thức tiếng Ê đê vay mượn từ ngữ tiếng Việt 62

2.2.1 Phương thức dịch nghĩa 62

2.2.2 Phương thức kết hợp phiên âm với dịch nghĩa 64

2.2.3 P hương thức phiên âm 66

2.2.4 Phương thức mượn nguyên dạng 70

Trang 5

2.3 Ti ểu kết 71

CHƯƠNG 3 TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT VAY MƯỢN TIẾNG Ê ĐÊ 73

3.1 Kh ảo sát và thống kê lớp từ ngữ tiếng Việt vay mượn của tiếng Ê đê 73

3.1.1 Lớp từ ngữ chỉ địa danh 73

3.1.2 L ớp từ ngữ chỉ nhà ở, đồ dùng, dụng cụ lao động 74

3.1.3 L ớp từ ngữ chỉ không gian văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán 78

3.2 Các p hương thức tiếng Việt vay mượn từ ngữ tiếng Ê đê 84

3.2.1 Phương thức dịch nghĩa 84

3.2.2 Phương thức phiên âm 85

3.2.3 Phương thức mượn nguyên dạng 87

3.3 V ấn đề địa danh của tỉnh Dak Lăk trong sự tiếp xúc ngôn ngữ 87

3.3.1 Đặc điểm dân cư và văn hóa 87

3.3.2 Vài nét v ề thực trạng 89

3.3.3 M ột số ý kiến đề xuất 98

3.4 Ti ểu kết 100

KẾT LUẬN 102

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và đa văn hóa Vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Dak Lăk nói riêng là mảnh đất tiêu biểu cho sự phong phú, đa dạng ấy Hiện nay, ở Dak Lăk có tới 44 dân tộc anh em sinh sống Ngoài người Kinh thì có thể nói người Ê đê là dân tộc bản địa, có số lượng dân cư

đông nhất Theo Báo cáo kết quả chính thức tổng điều tra dân số và nhà ở năm

90,1% số người Ê đê tại Việt Nam

Trong bối cảnh đa dân tộc, đa ngôn ngữ tất yếu sẽ xảy ra hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ giữa các dân tộc Tiếp xúc ngôn ngữ có thể diễn ra trên tất cả các bình diện khác nhau của ngôn ngữ như từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp Riêng ở bình

diện từ vựng - ngữ nghĩa, sự tiếp xúc sẽ giúp các ngôn ngữ làm giàu thêm vốn từ

ngữ của mình

Người Ê đê đã xây dựng được hệ thống ngôn ngữ và chữ viết riêng của dân

tộc mình Hiện nay, tiếng Ê đê đã được đưa vào giảng dạy ở bậc Tiểu học cho

học sinh (từ lớp 3 đến lớp 5) tại những vùng có người Ê đê sinh sống nhằm góp phần nâng cao năng lực song ngữ Ê đê - Việt cho họ Hơn thế nữa, nhu

cầu học tập và sử dụng tiếng Ê đê của người Kinh cũng như tiếng Kinh của người Ê đê ở những vùng này đang trở nên hết sức cấp thiết

Việc so sánh đối chiếu các ngôn ngữ trong tiếp xúc sẽ chỉ ra sự tương tác cũng như những nét tương đồng và dị biệt giữa các ngôn ngữ tiếp xúc Cụ

thể trong trường hợp này, sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Ê đê trên phương diện từ vựng - ngữ nghĩa sẽ làm giàu cho cả hai ngôn ngữ nhờ sự vay mượn vốn từ vựng của nhau Tiếng Ê đê đã vay mượn một số lượng từ vựng tương đối lớn của tiếng Việt và tiếng Việt cũng đã mượn của tiếng Ê đê một số

Trang 7

lượng từ vựng nhất định Nghiên cứu và xác định rõ số lượng những từ ngữ mà hai ngôn ngữ Việt, Ê đê đã vay mượn của nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho

việc giáo dục ngôn ngữ nói chung, việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc Ê

đê và dạy tiếng Ê đê cho người Kinh nói riêng

Hơn nữa, là một người đang sinh sống và công tác tại tỉnh Dak Lăk,

bản thân tôi cũng luôn có ý thức tìm hiểu, học tập để sử dụng được tiếng Ê đê vào công việc của mình Vì những lí do khách quan và chủ quan trên, chúng

tôi đã chọn đề tài “Tiếp xúc ngôn ngữ Ê đê – Việt ở tỉnh Dak Lăk trên bình

diện từ vựng - ngữ nghĩa” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học Hi vọng

những đóng góp của đề tài sẽ giúp ích cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này

2 L ịch sử vấn đề

Tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra khi con người sử dụng hai hay nhiều ngôn ngữ Tức là nó xảy ra khi có hiện tượng song ngữ hoặc đa ngữ do những nguyên nhân kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội, địa lý,… khác nhau Những người sử dụng các ngôn ngữ khác nhau có nhu cầu giao lưu, tiếp xúc với nhau Để có thể gao tiếp được, họ cần phải học tập ngôn ngữ của nhau Xuất phát từ việc học tập này, cộng đồng đã hình thành nên rất nhiều người

có thể sử dụng hai hay nhiều ngôn ngữ Có thể nói, tiếp xúc ngôn ngữ là một hiện tượng phổ biến trong mọi ngôn ngữ trên thế giới Cho tới nay, vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến:

Công trình Tiếng Việt trong tiếp xúc ngôn ngữ từ giữa thế kỷ XX của

nhà nghiên cứu Vương Toàn đã đề cập đến hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt với các ngoại ngữ phổ biến mà cụ thể là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung; giữa tiếng Việt với một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số

ở nước ta trong quá trình giao lưu văn hóa và phát triển ở Việt Nam từ giữa

thế kỉ XX đến nay Theo ông, “hiện tượng tiếp nhận các yếu tố ngôn ngữ mới

Trang 8

thể hiện rõ nhất và chủ yếu nhất là ở cấp độ từ vựng Thật vậy, việc bổ sung các yếu tố từ vựng mới thường xảy ra khi có sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ”

[29, tr.15]

Hai tác giả Phan Ngọc và Phạm Đức Dương trong cuốn sách Tiếp xúc

hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ Hai ông khẳng định: “Nói đến tiếp xúc ngôn

ngữ là nói đến những thay đổi rất sâu sắc diễn ra ngay trong cấu trúc của A

do B đưa đến, hay nói khác đi, nếu trong quá trình phát triển lịch sử, A không tiếp xúc với B thì tự nó không có cái diện mạo ngày nay, hay muốn có phải chờ đợi một thời gian lâu dài hơn rất nhiều, và kết quả cũng không thể hệt như ngày nay được” Công trình này cũng đi sâu tìm hiểu sự ảnh hưởng ngữ

nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Hán, nghiên cứu sự tiếp xúc về ngữ pháp mà cụ thể là những ảnh hưởng của ngữ pháp châu Âu tới ngữ pháp tiếng Việt

Trong công trình Từ ngoại lai tiếng Việt, tác giả Nguyễn Văn Khang đã

khẳng định: “Vay mượn từ vựng là hệ quả của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa

các ngôn ngữ có nguyên nhân từ tiếp xúc ngôn ngữ Vì thế, khi xem xét vay mượn từ vựng không thể không nói đến tiếp xúc ngôn ngữ” Trong cuốn sách

này, tác giả đã trình bày vấn đề lí thuyết về vay mượn từ vựng, các bình diện vay mượn của từ và các cách vay mượn từ vựng Từ đó, ông đi vào khảo sát hoạt động của các từ ngoại lai trong tiếng Việt, bao gồm từ mượn tiếng Hán,

từ mượn tiếng Anh và từ mượn tiếng Pháp được sử dụng trong tiếng Việt

Luận án Tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Khmer với tiếng Việt của tác giả

Nguyễn Thị Huệ đã trình bày tổng quan các vấn đề liên quan đến lí thuyết tiếp xúc ngôn ngữ Từ đó, tác giả đi sâu vào nghiên cứu quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Việt, Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng trên cả ba phương diện từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp Đây là một công trình nghiên cứu khá điển hình về hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng

Trang 9

Việt với ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số

Ngoài ra, tìm hiểu về vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ còn có nhiều nhà

nghiên cứu khác như tác giả Vương Toàn với đề tài khoa học cấp Bộ “Tiếp

xúc ngôn ngữ và đời sống của các lớp từ vay mượn trong tiếng Việt từ nửa cuối thế kỉ XX” và bài viết “Tiếp xúc ngôn ngữ: vay mượn và sao phỏng”;

công trình “Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Kiên

Trường,… Tất cả những nghiên cứu trên giúp cho những người quan tâm thấy được một cách khái quát toàn cảnh bức tranh về lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ

Nghiên cứu về tiếng Ê đê mà cụ thể là vấn đề từ vựng đã có một số công trình tiêu biểu:

Công trình Từ vựng các phương ngữ Ê đê của tác giả Đoàn Văn Phúc –

nhà nghiên cứu chuyên sâu về tiếng Ê đê của Việt Nam - đã giới thiệu rất tỉ

mỉ một bức tranh tổng quát về các phương ngữ Ê đê Cuốn sách được trình bày thành hai phần với hai nội dung lớn Trong phần đầu, tác giả miêu tả hệ

thống âm vị học tiếng Êđê và nói khái quát về sự phân chia các phương ngữ

Phần thứ hai, ông đã cung cấp một vốn tư liệu phong phú (9000 từ vựng) và chính xác giúp người nghiên cứu có thể so sánh giữa các phương ngữ Ê đê

Nội dung mà tác giả trình bày trong cuốn sách này là tài liệu rất quan trọng,

tạo cơ sở cho việc nghiên cứu về sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và

tiếng Ê đê của luận văn

Luận án Hệ thống từ ngữ chỉ người trong tiếng Ê đê của tác giả Đoàn

Thị Tâm nghiên cứu hệ thống từ ngữ chỉ người về phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa Nghiên cứu về hệ thống chỉ người tiếng Ê đê, tác giả đã phân chia

và đi vào tìm hiểu các nhóm từ ngữ như: đại từ nhân xưng, từ chỉ nghề nghiệp, từ chỉ chức vụ, từ chỉ quan hệ xã hội Qua đó, tác giả đã đi sâu để phân tích và phát hiện ra những đặc trưng văn hóa của dân tộc Ê đê ẩn sau lớp

từ ngữ đó

Trang 10

Trong luận án Từ loại danh từ trong tiếng Ê đê, tác giả Nguyễn Minh

Hoạt đi sâu làm rõ đặc điểm của từ loại danh từ trong tiếng Ê đê về các phương diện như cấu tạo, đặc điểm định danh, phương thức kết hợp, chức vụ

cú pháp và đặc trưng văn hóa của người Ê đê qua việc sử dụng danh từ Trong công trình này, nhà nghiên cứu cũng đi phân chia danh từ tiếng Ê đê ra làm hai loại là danh từ chung và danh từ riêng Luận án đặc biệt đi sâu vào nhóm danh từ chỉ người trong tiếng Ê đê, trong đó có các tiểu loại như: danh từ chỉ quan hệ thân tộc; danh từ chỉ quan hệ xã hội Bên cạnh đó, luận án khẳng định trong hệ thống từ vựng tiếng Ê đê không có các từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, khoa học công nghệ, người Ê đê phải mượn tiếng Việt để giao tiếp

Về từ điển tiếng Ê đê chúng ta có thể kể tới các công trình sau:

Đầu tiên phải kể đến cuốn Từ điển Việt – Ê đê do Sở Giáo dục và Đào

tạo tỉnh Dak Lăk phối hợp với Viện Ngôn ngữ học biên soạn Các tác giả của công trình này đã xây dựng và đối chiếu rất công phu, tỉ mỉ hệ thống 10.000 đơn vị từ vựng cơ bản và thông dụng Việt – Ê đê Cuốn từ điển rất hữu ích, tạo điều kiện để đồng bào Ê đê nâng cao trình độ tiếng Việt cũng như cho đối tượng người Kinh cần học tập tiếng Ê đê Đây cũng là công trình rất hữu ích cho việc tra cứu tư liệu về dân tộc Ê đê của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ

Tiếp đến là cuốn Từ điển Êđê - Việt được nhóm chuyên viên Ban

nghiên cứu giáo dục học sinh dân tộc thuộc Sở Giáo dục & Đào tạo Dak Lăk

phối hợp với các trí thức người Ê đê biên soạn Cuốn từ điển đã hệ thống hóa được hơn 4.200 từ dựa trên nhóm ngôn ngữ của người Ê đê Kpă, đây được xem là dòng ngôn ngữ phổ biến, thông dụng hiện nay ở hầu hết buôn làng người dân tộc Ê đê Công trình có sự đầu tư bảo đảm về mặt chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu và bảo tồn văn hóa của người Ê đê trên địa bàn Tây nguyên

Ngoài ra, nghiên cứu và biên soạn từ điển về tiếng Ê đê còn có thể kể

Trang 11

tới tác giả Shintani Tadahico với công trình Từ vựng Ê đê – Việt – Nhật Đây

là tài liệu đầu tiên xây dựng từ điển đối chiếu những từ vựng cơ bản trong tiếng Ê đê với tiếng Việt và tiếng Nhật Cuốn từ điển giúp người sử dụng ba ngôn ngữ này có thể dễ dàng học tập và tra cứu từ vựng

Điểm qua các công trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng chưa có một tác giả nào nghiên cứu về vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ mà cụ thể là trên bình diện từ vựng – ngữ nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Ê đê ở tỉnh Dak Lăk

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài: tổng quan về lí thuyết tiếp xúc ngôn ngữ, khái quát đặc điểm của tiếng Ê đê và tiếng Việt

- Thu thập, thống kê các từ ngữ thuộc lớp từ mà tiếng Ê đê vay mượn của tiếng Việt và ngược lại

- Khảo sát, phân tích và miêu tả các phương thức vay mượn từ vựng của tiếng Việt và tiếng Ê đê qua quá trình tiếp xúc, vay mượn giữa hai ngôn ngữ

- Khảo sát hiện tượng sử dụng từ ngữ vay mượn giữa tiếng Ê đê và

tiếng Việt ở tỉnh Dak Lăk

- Bước đầu tìm hiểu và khám phá những nét đặc trưng về văn hóa của người Ê đê ẩn sâu dưới lớp ngôn ngữ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sự tiếp xúc ngôn ngữ Ê đê – Việt trên bình diện từ

vựng - ngữ nghĩa

Khi hai ngôn ngữ tiếp xúc với nhau, sự tác động qua lại giữa chúng có thể diễn ra trên tất cả các bình diện của ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp

Hệ quả của sự tiếp xúc này là xảy ra các hiện tượng như vay mượn ngôn ngữ,

Trang 12

lai tạp ngôn ngữ, chuyển di ngôn ngữ, trộn mã và chuyển mã trong giao tiếp,… Trong phạm vi đề tài này chúng tôi đi vào nghiên cứu hệ thống từ

vựng tiếng Ê đê và hệ thống từ vựng tiếng Việt, đặc biệt là lớp từ ngữ vay mượn do quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa cộng đồng người Ê đê và người Kinh

Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự tiếp xúc ngôn ngữ của tiếng Ê đê (cụ thể là nhóm tiếng Ê đê kpă) và tiếng Việt ở

tỉnh Dak Lăk

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đây là phương pháp chúng tôi sử

dụng chủ yếu để viết cơ sở lí luận của đề tài thông qua đọc sách, các tài

liệu tham khảo, các khóa luận, luận văn, luận án để tìm hiểu những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học: Sử dụng phần mềm Ms Excel

để thống kê và phân loại số lượng các từ vay mượn giữa hai ngôn ngữ

- Phương pháp phân tích, miêu tả: xem xét từng trường hợp vay mượn

từ vựng và xác định rõ phương thức vay mượn của các trường hợp đó

5.2 Nguồn ngữ liệu

Ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát trong luận văn này mà cụ thể là các từ ngữ mà hai ngôn ngữ Việt, Ê đê vay mượn của nhau được thu thập từ các từ điển sau:

học sinh dân tộc thuộc Sở Giáo dục & Đào tạo Dak Lăk phối hợp với các trí

Ngày đăng: 23/08/2016, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w