1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sự khác biệt giữa tiếng thái đen và tiếng thái trắng ở tỉnh sơn la (trên bình diện ngữ âm và từ vựng tiếng thái phường chiềng an thành phố sơn la và xã quang huy huyện phù yên)

173 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC CẦM THANH HƯƠNG SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG THÁI ĐEN VÀ TIẾNG THÁI TRẮNG Ở TỈNH SƠN LA TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ ÂM VÀ TỪ VỰNG TIẾNG THÁI PHƯỜNG CHIỀ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CẦM THANH HƯƠNG

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG THÁI ĐEN VÀ TIẾNG THÁI TRẮNG Ở TỈNH SƠN LA (TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ ÂM

VÀ TỪ VỰNG TIẾNG THÁI PHƯỜNG CHIỀNG AN

TP SƠN LA VÀ XÃ QUANG HUY HUYỆN PHÙ YÊN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

SƠN LA, NĂM 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CẦM THANH HƯƠNG

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG THÁI ĐEN VÀ TIẾNG THÁI TRẮNG Ở TỈNH SƠN LA (TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ ÂM

VÀ TỪ VỰNG TIẾNG THÁI PHƯỜNG CHIỀNG AN

TP SƠN LA VÀ XÃ QUANG HUY HUYỆN PHÙ YÊN)

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM

Mã số: 8220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Trí Dõi

SƠN LA, NĂM 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả so sánh một vài khác biệt giữa tiếng Thái Đen phường Chiềng An thành phố Sơn

La và tiếng Thái Trắng xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kì công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Cầm Thanh Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc GS.TS Trần Trí Dõi đã tận tình hướng dẫn và động viên tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy lớp Cao học K5, Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam - những người thầy đã trang bị cho tác giả những tri thức khoa học cơ bản để tiến hành viết luận văn này cũng là để phục vụ thiết thực, lâu dài cho nghề nghiệp bản thân

Xin chân thành cảm ơn Phòng Sau Đại học, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tây Bắc, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La, cùng các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành luận văn và khoá học

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, tác giả kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô, các cán bộ nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp

Sơn La, ngày 20 tháng 9 năm 2018

Tác giả

Cầm Thanh Hương

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Dự kiến đóng góp của luận văn: 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Cấu trúc luận văn: 9

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÂN TỘC THÁI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHỤC VỤ TÁC NGHIỆP CỦA LUẬN VĂN 10

1.1 Tên gọi, nguồn gốc lịch sử, các nhóm địa phương Thái 10

1.1.1 Tên gọi và nguồn gốc lịch sử, địa bàn nơi cư trú 10

1.1.2 Các ngành Thái ở Việt Nam 15

1.2 Ngôn ngữ Thái 16

1.2.1 Vị trí của ngôn ngữ Thái trong hệ thống ngôn ngữ chung ở khu vực 16

1.2.2 Tiếng Thái Việt Nam và tiếng Thái ở Sơn La 18

1.3 Đôi nét văn hóa của người Thái ở Việt Nam 19

1.3.1 Trang phục, nhà ở và ẩm thực 19

1.3.2 Lễ hội 22

1.3.3 Chăn nuôi, rồng trọt và nghề thủ công 23

1.4 Những khái niệm về ngôn ngữ phục vụ cho tác nghiệp của luận văn 25

1.4.1 Khái niệm về âm tiết phục vụ cho tác nghiệp của luận văn 26

1.4.2 Khái niệm về từ phục vụ cho tác nghiệp của luận văn 27

1.5 Tiểu kết chương 1 28

Trang 6

Chương 2 NHẬN DIỆN MỘT SỐ KHÁC BIỆT VỀ NGỮ ÂM GIỮA

TIẾNG THÁI ĐEN VÀ THÁI TRẮNG 30

2.1 Nhận diện về âm tiết trong tiếng Thái 30

2.1.1 Đơn vị âm tiết trong tiếng Thái 30

2.1.2 Cấu tạo của âm tiết tiếng Thái 31

2.1.3 Một số khác biệt về phụ âm trong âm tiết giữa tiếng Thái Đen và Thái Trắng 36

2.1.4 Một số khác biệt về nguyên âm và phần vần trong âm tiết giữa tiếng Thái Đen và Thái Trắng 38

2.2 Khác biệt ngữ âm thể hiện trong chữ viết 47

2.2.1 Chữ viết của tiếng Thái ở Việt Nam 47

2.2.2 Về một số chữ viết giống nhau nhưng phát âm khác nhau 55

3 Tiểu kết chương 2 60

Chương 3 NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG SỬ DỤNG VỀ TỪ GIỮA TIẾNG THÁI ĐEN VÀ THÁI TRẮNG TRONG GIAO TIẾP HÀNG NGÀY 62

3.1 Cách hiểu về từ trong giao tiếp tiếng Thái 62

3.1.1 Đơn vị từ trong ngôn ngữ học 62

3.1.2 Đơn vị từ trong tiếng Thái 63

3.2.1 Khác biệt về đại từ nhân xưng 63

3.2.2 Khác biệt về từ chỉ động vật, thực vật 72

3.2.3 Khác biệt về từ chỉ thời gian 79

3.2.4 Khác biệt về từ chỉ lao động sản xuất, đồ dùng 88

3.2.5 Một số khác biệt khác 91

3.3 Tiểu kết chương 3 93

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

NĐ Nghị định NXB Nhà xuất bản

QĐ Quyết định

TT Thông tư

TW Trung Ương UBND Ủy ban nhân dân

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong tất cả các phương tiện mà con người dùng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn được rất nhiều nhu cầu của con người Bởi vậy, ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống Mỗi một giây, một phút trôi qua đều có người đang nói, đang viết, hoặc đang đọc cái gì đó Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng ngôn ngữ nhanh chóng và hiệu quả Sở dĩ ngôn ngữ trở thành công cụ giao tiếp vạn năng của con người vì nó hành trình cùng con người, từ lúc con người xuất hiện cho tới tận ngày nay Phương tiện giao tiếp ấy được bổ xung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những trào lưu và xu hướng tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay Dựa vào những đặc trưng quan trọng của ngôn ngữ loài người, các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra định

nghĩa về ngôn ngữ như sau: “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc

biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế

hệ khác.” [N T Giáp 2008, tr 28]

1.2 Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của dạy học tiếng dân tộc Thái Việc dạy học tiếng dân tộc Thái đang ngày một phát triển ở một số Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trường tiểu học, Trung tâm học tập cộng đồng Hoạt động đó là để góp phần phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số của Nhà nước ta

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc), mỗi dân tộc lại có những nét đặc sắc riêng về văn hóa, ngôn ngữ … tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn hóa đất nước Trong tiến trình phát triển và hội nhập Đảng và nhà

Trang 9

văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Đặc biệt, việc giữ gìn và phát triển tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thích đáng Từ Đại hội Đảng lần thứ nhất (tháng 3 năm 1935), nghị quyết

về công tác dân tộc của Đại hội đã nhấn mạnh: "Các dân tộc được sử dụng

tiếng mẹ đẻ của mình trong sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa của mình"

Trong nghị quyết Trung ương V khóa VIII Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Bảo

tồn và phát triển ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc, đi đôi với sử dụng ngôn ngữ chữ viết phổ thông, khuyến khích các thế hệ trẻ của đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình"

Bên cạnh đó để giữ gìn, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ chữ viết trong thời kỳ hội nhập, Đảng, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc truyền dạy và bảo tồn phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc thiểu số, cụ thể như:

Luật phổ cập giáo dục tiểu học được Quốc hội thông qua ngày

30/6/1991, tại Điều 4 có ghi: “Giáo dục tiểu học được thực hiện bằng tiếng

Việt Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học'' Thông tư số 01 ngày

3/2/1997 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã hướng dẫn việc dạy học tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số

Luật giáo dục (Luật số 11/1998/QH10) được Quốc hội thông qua ngày

02/12/1998, tại Điều 5, tiết 2 quy định: “Nhà nước tạo điều kiện để người dân

tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được quy định theo quy định của Chính phủ”

Tại Điều 7 tiết 2 của Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày

14/6/2005 ghi rõ: "Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học

Trang 10

tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ"

- Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác vùng dân tộc, miền núi

- Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

- Quyết định số 03/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 24/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc Ban hành chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số

- Quyết định Số: 1428/QĐ-UBND ngày 09/7/2013 Phê chuẩn Bộ chữ cổ truyền dân tộc Thái tỉnh Sơn La của UBND tỉnh Sơn La

Có thể nói Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chính sách ngôn ngữ đúng đắn, mở rộng trong tình hình Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ

Nó tạo điều kiện cho mọi sự phát triển của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số bên cạnh một ngôn ngữ quốc gia hùng mạnh là tiếng Việt

1.3 Dân tộc Thái là một trong số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có ngôn ngữ và chữ viết riêng Ngôn ngữ Thái nói chung cơ bản thống nhất nhau nhưng cũng có những khác biệt về ngữ âm, từ vựng giữa tiếng Thái Đen và Thái Trắng Sự khác biệt về tiếng giữa các vùng tuy không nhiều nhưng cũng

có ảnh hưởng không nhỏ đến việc dịch, thống nhất, biên soạn tài liệu dạy và học góp phần gìn giữ, phát triển ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc trong thời đại

Trang 11

mới Bên cạnh đó người viết là người nói tiếng Thái Trắng và hiện nay đang biên soạn, giảng dạy tiếng Thái theo hệ thống tiếng Thái Đen Do đó tôi hướng sự nghiên cứu của mình vào việc tìm hiểu một vài sự khác biệt về ngữ

âm và từ vựng (ở bình diện ngữ nghĩa) giữa tiếng Thái Đen phường Chiềng

An TP Sơn La và tiếng Thái Trắng xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn

La để có thể hỗ trợ phần nào cho giáo viên, nhà nghiên cứu đang công tác, giảng dạy tiếng Thái tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và một số trường tiểu học đang dạy tiếng chữ Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La tham khảo và giải thích khi có sự khác biệt về tiếng

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1 Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu và thu thập một số khác biệt về ngữ âm và từ vựng (ở bình diện ngữ nghĩa) giữa tiếng Thái Đen và Thái Trắng Đây sẽ là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy tiếng Thái tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên

và cho các giáo viên, đang giảng dạy tiếng chữ Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La

Góp phần gìn giữ, phát triển ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc trong thời đại mới Bởi lẽ, trước sự phát triển của xã hội sự giao thoa ngôn ngữ với các yếu tố khác trong cộng đồng người Thái là điều không tránh khỏi Bằng những hiểu biết vốn có của một người con dân tộc Thái thực sự, cùng với những gì còn bảo lưu của gia đình, dòng họ và bản làng, người viết mạnh dạn tìm hiểu, khảo sát và thu thập từ Thiết nghĩ, đó cũng là một cách để giữ gìn, duy trì và phát triển ngôn ngữ của dân tộc mình

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Thu thập ngữ liệu, khảo sát, thống kê sự giống và khác nhau về ngữ

âm, ngữ nghĩa giữa hai tiếng Thái Đen phường Chiềng An thành phố Sơn La

và tiếng Thái Trắng tại xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La

Trang 12

Nhân việc thu thập tư liệu phục vụ cho luận văn, chúng tôi xin nói thêm một cách cụ thể về chữ viết dùng để thể hiện nguồn tư liệu đó Chúng ta biết rằng tiếng Thái là một ngôn ngữ có chữ viết cổ truyền theo hệ Sanskrit, là một kiểu văn tự ghi âm Cho nên, các ví dụ được dùng trong luận văn, trên nguyên tắc đều được thể hiện bằng chữ viết cổ truyền theo hệ Sanskrit đó Mặt khác, giữa tiếng Thái Đen và Thái Trắng chữ viết cổ truyền theo hệ Sanskrit cũng

có những khác biệt nhất định Vì thế, trong đa số trường hợp chúng tôi đều dùng chữ viết cổ truyền theo hệ Sanskrit của tiếng Thái Đen; chỉ khi nào cần thiết thì chúng tôi mới dùng chữ viết cổ truyền theo hệ Sanskrit của tiếng Thái Trắng

Tuy nhiên, do chữ viết cổ truyền theo hệ Sanskrit của tiếng Thái khó đọc với những người chưa học chữ cổ truyền đó nên các ví dụ được chúng tôi dùng con chữ Latinh theo kiểu quốc ngữ tiếng Việt để phiên âm Chính vì thế, mỗi câu tiếng Thái trong luận văn gồm có ba phần: a Tiếng Thái viết theo chữ viết cổ truyền hệ Sanskrit; b Tiếng Thái viết theo chữ viết dùng con chữ Latinh kiểu quốc ngữ tiếng Việt để phiên âm; c Tiếng Thái được dịch ra tiếng Việt Cách làm tư liệu của chúng tôi như thế, tuy có phức tạp, nhưng là để tiện lợi cho những ai có thể sử dụng được chữ viết cổ truyền theo hệ Sanskrit theo dõi; còn ai không sử dụng được nó thì đọc theo con chữ Latinh kiểu quốc ngữ tiếng Việt

- Tiếp cận, đối chiếu để có những nhận xét, đánh giá sơ bộ ban đầu về

sự khác biệt giữa tiếng Thái Đen phường Chiềng An thành phố Sơn La và tiếng Thái Trắng tại xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La

- Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng do tính chất chỉ giới hạn ở bậc học Thạc sỹ, luận văn chỉ đặt nhiệm vụ xác định một số khác biệt về ngữ âm và từ vựng của những đơn vị tương đương với âm tiết mà người Thái đang sử dụng như những từ đơn Luận văn vì thế không đặt nhiệm vụ nghiên cứu ngữ âm và

Trang 13

từ vựng tiếng Thái như một hệ thống cấu trúc hoàn chỉnh Công việc như thế chỉ có thể giải quyết ở một luận án Tiến sỹ và sẽ được chúng tôi hướng đến trong tương lai nếu điều kiện cho phép

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn sẽ nhận diện những khác biệt về ngữ âm (trường hợp khác nhau về phụ âm, nguyên âm, vần, âm tắc - âm thường và viết giống nhau phát

âm khác nhau); từ vựng (trường hợp khác nhau về một số từ theo chủ đề hay khác về ngữ âm) giữa tiếng Thái Đen và tiếng Thái Trắng

Thái là một dân tộc thống nhất, có cùng nguồn gốc nhưng bản thân những người sử dụng ngôn ngữ Thái phân chia thành các ngành, nhóm khác nhau, tùy theo nguồn gốc, trang phục hoặc đặc điểm văn hóa Mặc dù có sự phân chia nhiều nhóm như vậy, nhưng người Thái ở Việt Nam cơ bản là giống nhau, vẫn hiểu được tiếng nói của nhau Tuy nhiên, trong sự thống nhất vẫn có những khác biệt và chính những khác biệt đó là đối tượng nghiên cứu của luận văn

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong luận văn này chúng tôi xin phép chỉ trình bày những khảo sát bước đầu về một vài khác biệt giữa tiếng Thái Đen và tiếng Thái Trắng ở tỉnh Sơn La trên bình diện ngữ âm (trường hợp khác nhau về phụ âm, nguyên âm, vần, âm tắc - âm thường và viết giống nhau phát âm khác nhau), từ vựng (trường hợp khác nhau về từ) giữa tiếng Thái Đen và tiếng Thái Trắng ở hai địa phương xác định là phường Chiềng An ở TP Sơn La và xã Quang Huy huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Hai nhóm Thái này là bộ phận chính, có số lượng dân tương đối đông, sống tập trung thành bản, mỗi bản có nhiều dòng họ sinh sống lâu đời Tiếng Thái Đen phường Chiềng An có tiếng tương đối đồng nhất với tiếng Thái Đen

Trang 14

ở các vùng như: thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn - Sông Mã - Mường La - Thuận Châu - Quỳnh Nhai, Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái, Điện Biên và đang được lựa chọn là ngôn ngữ được sử dụng để biên soạn tài liệu dạy và học Còn vùng Thái Trắng xã Quang Huy có số dân sống tập trung thành bản rất thuận lợi cho việc khảo sát Đây là yếu tố giúp bảo lưu ngôn ngữ tốt nhất trước sự giao thoa ồ ạt hiện nay, giúp cho các giáo viên và học sinh có thể hiểu được những âm tiết, từ vựng khi có sự khác biệt trong thực tế sử dụng

Việc thu thập từ vựng, những dữ liệu, ngữ liệu được dùng làm dẫn chứng cho luận văn được người viết thu thập trực tiếp trên cơ sở nhiệm vụ biên soạn tài liệu dạy học cho học sinh các Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Sơn La, và tài liệu dạy và học cho học sinh tiểu học đang được dạy thí điểm tại hai huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng tư liệu trên cơ sở những giao tiếp trong chính cộng đồng ngôn ngữ Thái và trong những tài liệu có căn cứ xác đáng khác đã được xuất bản và lưu hành Như vậy, có thể nói tư liệu được dùng trong luận văn này là sinh ngữ tiếng Thái đang được người thực hiện luận văn sử dụng trong hoạt động nghề nghiệp cũng như giao tiếp hàng ngày của mình

4 Dự kiến đóng góp của luận văn:

4.1 Về mặt lí luận

Đề tài góp phần bổ sung cứ liệu ngữ âm, từ vựng trong tiếng Thái để từ

đó có được những đánh giá, xác định nét khác biệt về ngôn ngữ giữa nhóm Thái đen và Thái trắng trong thực tiễn

4.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả khảo sát của luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn về một số khác biệt về ngữ âm và từ vựng giữa tiếng Thái đen và Thái trắng Công việc mà chúng tôi thực hiện ở luận văn này sẽ rất hữu ích cho hoạt động nghề nghiệp

Trang 15

của mình Đồng thời, là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về ngữ âm và từ vựng tiếng Thái như một cấu trúc hoàn chỉnh

Hơn nữa, kết quả của luận văn cũng góp phần khẳng định thêm một hướng nghiên cứu mới về tiếng Thái, đồng thời là tài liệu bổ ích cho việc giảng dạy và học tập, vận dụng tiếng Thái trong cộng đồng dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La, đặc biệt là đối với các cán bộ, công chức, giáo viên đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc Thái và các trường nội trú, bán trú

Thông qua luận văn người viết cũng bày tỏ được nguyện vọng tha thiết của bản thân là bảo lưu và phát huy được chữ viết, tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình Từ đó góp sức vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Thái trong

sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp miêu tả

Trên cơ sở những kiến thức cơ bản về ngữ âm và từ vựng của ngôn ngữ, sử dụng phương pháp miêu tả để mô tả tiếng Thái đen (phường Chiềng

An) và tiếng Thái trắng (xã Quang Huy) Đây là phương pháp nghiên cứu

chính của luận văn Những thủ pháp khác được liệt kê dưới đây chỉ như là những thao tác làm việc bổ trợ để giúp thực hiện nhiệm vụ của luận văn

5.2 Những thủ pháp nghiên cứu khác

5.2.1 Thủ pháp thống kê Luận văn sẽ khảo sát thống kê trên cơ sở dữ liệu thu thập từ vựng, ngữ âm thông qua phỏng vấn, trao đổi, ghi chép, khảo

tả

5.2.2 Thủ pháp so sánh đối chiếu tiếng Thái đen và Thái trắng về ngữ

âm và từ vựng Đây là thủ pháp giúp chỉ ra được những nét riêng, khác biệt về phụ âm, nguyên âm, vần, âm tắc - âm thường và viết giống nhau phát âm khác nhau, nhận diện những trường hợp khác nhau về từ giữa tiếng Thái đen và tiếng Thái trắng

Trang 16

5.2.3 Thủ pháp điều tra điền dã Theo đó, người viết trực tiếp đi điền

dã tại các bản nơi có đồng bào Thái đen và Thái trắng sinh sống để tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập tư liệu, từ vựng từ thực tế

6 Cấu trúc luận văn:

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,

Trang 17

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÂN TỘC THÁI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

PHỤC VỤ TÁC NGHIỆP CỦA LUẬN VĂN 1.1 Tên gọi, nguồn gốc lịch sử, các nhóm địa phương Thái

1.1.1 Tên gọi và nguồn gốc lịch sử, địa bàn nơi cư trú

Về tên gọi Người Thái nói chung thường tự gọi mình là Phủ Tay hay

Côn Tay Để biểu thị ý thức tự giác tộc người, người ta thường dùng khái

niệm Tay hau (người Thái ta) để phân biệt với Tay pươn (người thuộc dân tộc khác) Danh xưng Phủ hay Côn ở đây bao hàm nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Nghĩa rộng để chỉ một cộng đồng người, một tộc người (ethnic) cụ thể, ví như Côn Lao (người Lào), Côn Keo (người Kinh ) Người ta cũng có thể dùng

danh xưng Côn để chỉ một dân tộc (Nation) như Côn Pháp (người Pháp), Côn Nhật (người Nhật) v.v Nghĩa hẹp để chỉ một ngành (branch) như Thái đen (Tay Đăm), Thái trắng (Tay Khao/Tay Đón) hay một nhóm địa phương (local group) cụ thể như Tay La (người Thái ở Mường La), Tay Muổi (người Thái ở Mường Muổi, huyện Thuận Châu), Tay Vạt (người Thái ở Mường Vạt, huyện Yên Châu…)

Về guồn gốc lịch sử Dựa vào các tài liệu đã công bố, trước khi người Thái có mặt, Tây Bắc là địa bàn cư trú lâu đời của các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme và các tộc người nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (được gọi là

Xá) Các tài liệu chữ Thái cổ như Quam tô mương (kể chuyện bản mường), Tay Pú xấc (kể chuyện chinh chiến) của người Thái cũng nhắc tới người Xá là

“anh Cả”, Thái là “anh Hai” Theo Đặng Nghiêm Vạn và nhóm đồng tác giả,

thì “thuở ấy, ở Tây Bắc, các nhóm dân tộc như Kháng, La Ha, Xinh Mun,

Mảng cư trú khắp các miền thung lũng Họ sống thành những bộ tộc, ở mỗi vùng do một người tù trưởng cha truyền con nối cầm đầu Nhân dân sinh sống bằng nông nghiệp, cư trú trong những công xã láng giềng hợp thành

Trang 18

những lãnh địa bao gồm nhiều dòng họ khác nhau Họ ở một trình độ văn minh khá cao: đã biết sử dụng trống đồng, biết làm ruộng” [Đ N Vạn 1972,

tr 30]

Theo những ghi chép trong các tập sử thi của người Thái nêu trên, thì

họ thiên di từ Tây Nam, Vân Nam (Trung Quốc) vào Tây Bắc Việt Nam nhiều đợt, kể từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIV, trong đó có 3 đợt thiên di lớn từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ XI Đây là giai đoạn lịch sử gắn với thời kỳ

Tạo tìm mường, mà hướng thiên di chính là mở rộng thế lực sang phía tây

sông Hồng và sông Đà Khi mới có mặt tại vùng Tây Bắc, người Thái đã có thời kỳ chung sống với các tộc người bản địa nói trên, nhưng sau nhiều lần

“tranh chấp”, các tộc “Xá” dần dần bị yếu thế và bị đẩy lên vùng núi cao, chịu

thân phận lệ thuộc, làm “cuông”, “nhốc”, phải chịu nộp tô lao dịch và cống

nạp cho các lãnh chúa Thái Sau khi chiếm lĩnh được vùng Tây Bắc, một mặt,

các thủ lĩnh Thái bắt đầu thời kỳ Tạo ăn mường, với việc xây dựng bản

mường, định ra luật tục, phân chia khu vực quản lý, củng cố thế lực và thần phục các triều đình phong kiến Trung ương Đại Việt (Lý, Trần, Lê) Mặt khác, tập trung lực lượng tiếp tục mở rộng thế lực sang phía tây

Lịch sử cư trú của ngành Thái Trắng Có ý kiến cho rằng, tổ tiên của

một bộ phận người Thái Trắng ở Tây Bắc nói chung, Thái Trắng ở tỉnh Sơn

La nói riêng là người Tày-Thái cổ [Đề tài cấp tỉnh do Thào Xuân Sùng-chủ nhiệm đề tài-phần dân tộc Thái] Vào đầu thiên niên kỷ I CN, tổ tiên của người Tày-Thái cổ đã từng tham gia vào việc xây dựng quốc gia Âu Lạc của Thục An Dương Vương, sau đó, một bộ phận di cư sang phía tây, tách khỏi

bộ phận gốc là người Tày hiện nay Cho đến nay, yếu tố văn hóa Tày còn thể hiện rõ rệt nhất ở bộ phận Thái Trắng cư trú ở huyện Phong Thổ như mang họ Tày (Nông, Hoàng, Thùng /Đồng), có tết xíp xí… Tuy nhiên, do cư trú xen kẽ với người Thái lâu đời, nên họ chịu ảnh hưởng các chuẩn mực văn hóa Thái

Trang 19

Tương tự như bộ phận Thái Trắng ở Bắc Yên, Phù Yên, Mai Châu, ít nhiều

chịu ảnh hưởng các yếu tố văn hóa Mường

Theo các tài liệu chữ Thái cổ thì, ngành Thái Trắng là con cháu của người Bạch Y cư trú ở miền Nam, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), thiên di sang miền Tây Bắc Đến những năm đầu thiên niên kỷ thứ II Công nguyên, tổ tiên người Thái Trắng đã bắt đầu ổn định ở Mường Lay, Mường Tè Tuy nhiên, phải đến thế kỷ thứ XIII, họ mới làm chủ Mường Lay Từ Mường Lay, một

bộ phận tiếp tục phát triển thế lực sang các vùng Mường Chiên (Quỳnh Nhai)

và Mường Chiến (Mường La), Bắc Yên, Phù Yên (Sơn La)

Về thời gian, người Thái Trắng có mặt tại miền Tây Bắc trước người

Thái Đen Theo Quam tô mương (kể chuyện mường) thì khi ngành Thái Đen

thiên di tới Mường Chiến để vào Nghĩa Lộ hồi thế kỷ XI-XII, họ đã gặp các

tù trưởng Thái Trắng ở đây rồi Mường So là một trong những trung tâm quy

tụ người Thái Trắng ở hữu ngạn sông Hồng Trước thế kỷ XI-XII, Mường So

đã có một bộ phận người Thái Trắng cư trú, về sau, mường này mới tiếp nhận

bộ phận Thái Trắng khác thiên di từ Mường So Luông, Vân Nam (Trung Quốc) sang Từ Mường So, các nhóm Thái Trắng tiếp tục thiên di đến hội nhập với các bộ phận Thái Trắng đã cư trú trước đó ở Than Uyên (Lai Châu), Văn Bàn (Lào Cai)

Bộ phận Thái Trắng đã định cư ở Mường Tấc ít nhất cũng phải từ thế

kỷ thứ VIII Công nguyên.Trung tâm mường đặt ở giữa cánh đồng lòng chảo

gọi là Mường Tấc hay “Viềng Tấc” (nay là Bản Chiềng) Tập sử thi Táy pú

xấc đã có câu: “ Mường Tấc là mường của nàng người Kinh sống bên tạo”

(Mương Tấc, mương nang Keo ma dú pheng tạo) Vì thế, trong văn hóa của

người Thái Trắng ở Mường Tấc, ta thấy ít nhiều yếu tố của văn hóa Mường biểu hiện qua y phục nữ và kiểu cách nhà ở

Trang 20

Việt-Bộ phận Thái Trắng ở Quỳnh Nhai đã có mặt từ thời Ta Ngần (thế kỷ

IV) Thời đó, Quỳnh Nhai có tên gọi là Mương Pác Phạ (Mường miệng trời),

sau này mới đổi tên thành Mường Chiến (hay Mường Tiến) Năm 2003, lỵ sở Quỳnh Nhai chuyển từ xã Mường Chiến về đóng tại xã Phiêng Lanh và Mường Bằng thuộc đất Thuận Châu cũ

Mường Xang và Mường Vạt được nhắc đến trong Quam tô mương vào

thời Lò Lẹt (khoảng thế kỷ XIII), gắn với câu truyện thiên di của người Thái

từ Lào sang, do vị thủ lĩnh Pha Nha Nhọt Chom Khằm (Nhọt Khằm) dẫn đầu

Như vậy, người Thái có mặt tại hai mường này ít nhất vào thế kỷ XIII Thời

kỳ đầu, cư dân hai mường này theo đạo Phật, vì Mường Xang có chùa Vặt Hồng, còn Mường Vạt có một bản tên là Bản Vặt (bản Chùa) Trước kia,

Mường Xang gọi là Mường Mók (mường có sương mù bao phủ), sau khi Nhọt

Khằm trị vì mới đặt tên Mường Xang, dân mường thường gọi là Mường Vi/Mường Xang (nghĩa là mường xây dựng lại) Tên gọi là Mộc Châu (thuộc

lộ Đà Giang) xuất hiện từ thời Trần, nhưng trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi,

tên gọi này xuất hiện vào thời Lê sơ Còn Mường Vạt thời nhà Trần gọi là

Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ III (1822) mới đổi Việt Châu thành Yên Châu

Lịch sử cư trú của ngành Thái Đen Theo Quam tô mương, người Thái

Đen có mặt đầu tiên tại Mường Lò (Văn Chấn, Yên Bái) Họ là con cháu của

Tạo Xuông, Tạo Ngần ở Mường Ôm, Mường Ai (Vân Nam, Trung Quốc) di

cư sang từ thế kỷ XI Đến thế kỷ XII, thủ lĩnh Lạng Chượng, cháu Tạo Xuông đưa quân từ Mường Lò tràn vào miền lưu vực sông Đà, sông Mã và sông Nặm U, đánh chiếm và làm chủ Mường Thanh Cuối thế kỷ XII, một bộ phận

từ Mường Thanh chuyển cư đến và làm chủ Mường Muổi (Thuận Châu) Vì

thế người Thái Đen Mường Muổi luôn coi Mường Lò là “quê cha, đất tổ” của

Trang 21

người Thái Đen Sau này, nhiều bộ phận Thái từ Mường Muổi còn tiếp tục bành trướng và mở rộng thế lực sang tận Nặm U (Lào)

Bộ phận người Thái Đen có mặt ở Mường Mụa (Mai Sơn) vào khoảng

thế kỷ XII Tên gọi Mường Mụa được nhắc đến trong tập sử thi Táy Pú Xấc

từ thời kỳ Lạng Chượng dẫn dắt ngành Thái Đen từ Mường Lò lên Mường Thanh

Trước khi người Thái tới, Mường Mụa gọi là Mường Pụa vốn đã có người Xinh Mun cư trú khá đông Mường Mụa chính thức thành châu mường tách khỏi Mường Muổi và Mường La vào đời Nho Mương (khoảng đời Lê Tương Dực 1504-1516) Đến thời Lê Mạt, chúa Trịnh Sâm (1767-1782) đặt

ba động Sơn La, Mai Sơn, Tuần Giáo thành ba châu

Bộ phận người Thái Đen có mặt tại Mường La từ thế kỷ XII Theo

Quam tô mương của người Mường La thì, khi Lạng Chượng đưa người Thái

tới Mường La, đã dựng nhà để cúng tổ tiên tại trung tâm “mường” Ngày cúng tổ tiên họ Lò (họ quý tộc) là ngày “Hai” (tức ngày Bính), nên đặt địa điểm đó là bản Hài Xưa kia vì bản Hài là trung tâm châu Mường, nên gọi là

“Viềng Hài”

Bộ phận Thái Đen có mặt tại Mường Muổi từ khi Lạng Chượng dẫn người Thái di cư từ Mường Lò đến (thế kỷ XII) Từ thế kỷ XIII, một dòng quý tộc Thái Đen rời trung tâm Mường Thanh xuống làm chủ và định cư tại đây Thế kỷ XIV Mường Muổi đã trở thành trung tâm thống nhất các vùng cư trú của người Thái ở miền Tây Bắc nói chung Trung tâm Mường Muổi gọi là Chiềng Ly Tên Thuận Châu mới xuất hiện thời Lê sơ, nhưng đất Mường Muổi có thể đã được ghi nhận trong châu Lâm Tây của thời Lý Đời Trần thì

gọi là Mỗi Châu (Mỗi là phiên âm từ chữ Muổi) Trong Dư địa chí của

Nguyễn Trãi (lời “cẩn án” của Nguyễn Thiên Tích) ghi nhận tên Thuận Châu năm 1435 với ý nghĩa các tù trưởng ở đây đã sớm quy thuận nhà vua

Trang 22

1.1.2 Các ngành Thái ở Việt Nam

Người Thái có nhiều tên gọi khác nhau Có nơi được gọi là phủ Tãy,

có Tãy Khao (Thái Trắng), Tãy Đăm (Thái Đen), Tãy Mười, Tãy Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tãy Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc v.v tùy thuộc vào địa bàn cư trú Họ đã có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam trên 1200 năm, là con cháu người Thái di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bây giờ

Nhóm Thái Đen (Tãy Đăm/Taidam) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và Điện Biên (Mương La & Mương Then) Các nhóm Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mười, Tày Khăng ở miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An cũng mới từ mạn Tây Bắc chuyển xuống cách đây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn hóa và nhân chủng của cư dân địa phương và Lào Nhóm Tày Thanh từ Mường Thanh (Điện Biên) đi qua Lào vào Thanh Hóa và tới Nghệ An định cư cách đây hai, ba trăm năm, nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng văn hóa Lào

Nhóm Thái Trắng (Tãy Đón/Tãy Khao) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện Biên và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên)

Ở Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình, có nhóm tự nhận là Tãy Đón Ở xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, có một số Thái Trắng chịu ảnh hưởng đậm của văn hóa Tày Ở Sapa, Bắc Hà, nhiều nhóm Thái Trắng đã Tày hóa Người Thái Trắng đã có mặt dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu, Điện Biên từ thế kỷ 13 và làm chủ Mường Lay (địa bàn chính là huyện Mường Chà ngày nay) thế kỷ 14, một bộ phận di cư xuống Đà Bắc và Thanh Hóa thế

kỷ 15 Có thuyết cho rằng họ là con cháu người Bạch Y ở Trung Quốc Dân

số của nhóm Thái Trắng tại Việt Nam năm 2002 ước tính khoảng 280.000 người trong tổng số 490.000 người Thái Trắng trên toàn thế giới Ngoài ra còn có khoảng 200.000 người Thái Trắng sinh sống tại Lào (thống kê năm 1995); 10.000 người Thái Trắng (một phần của dân tộc Thái theo phân loại

Trang 23

của CHND Trung Hoa) sinh sống tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (số liệu 1995)

Nhóm Thái Đỏ, gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú chủ yếu ở một số huyện như Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình) và các huyện miền núi như Bá Thước (Thanh Hóa) và Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương (Nghệ An) Dân số của nhóm Thái Đỏ tại Việt Nam năm 2002 ước tính khoảng 140.000 người trong tổng số 165.000 người Thái Đỏ trên toàn thế giới Ngoài ra còn có khoảng 25.000 người Thái Đỏ sinh sống tại tỉnh Sam Neua, Lào (số liệu 1991)

Một số nhóm có dân số ít hoặc chưa được phân định rõ ràng như Tãy Mười (Thái Quỳ Châu) có khoảng 300 người (2002), Tãy Mường (Thái Hàng Tổng) có khoảng 10.000 người (2002), Tãy Thanh có khoảng 20.000 người (2002), Phu Thai (hay Phutai, Putai, Puthai, Puthay) với dân số 209.000 người (2002) (ngoài ra tại Thái Lan có khoảng 470.000 người (2006), tại Lào có 154.000 người (2001) và tổng số người Phu Thai trên thế giới là 833.000)

Ngoài ra còn có khoảng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống tại nước ngoài, chủ yếu là Pháp và Hoa Kỳ

1.2 Ngôn ngữ Thái

1.2.1 Vị trí của ngôn ngữ Thái trong hệ thống ngôn ngữ chung ở khu vực

1.2.1.1 Họ ngôn ngữ Thái-Kađai (Tai-Kadai)

Địa bàn cư trú các cộng đồng thuộc họ ngôn ngữ Thái-Kađai tạo nên mảng lãnh thổ liền nhau từ đảo Hải Nam (Trung Quốc), qua miền Nam và Tây Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan, Đông Bắc và Bắc Myanma, qua bang Atxam của Ấn Độ, cho đến Tây Bắc Campuchia và Bắc Malayxia

Trang 24

Các cộng đồng thuộc họ ngôn ngữ Thái-Kađai gồm khoảng hơn trăm triệu dân Trong đó Vương quốc Thái Lan là quốc gia có đông người Thái, với khoảng trên sáu mươi triệu người Ở Lào, các tộc người Lào Lum đều thuộc hộ ngôn ngữ Thái-Kađai, có khoảng 4 triệu dân Ngoài ra người thuộc họ ngôn ngữ Thái-Kađai còn là dân tộc thiểu số có dân số khá đông và tạo nên dải lãnh thổ liền khu ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á của thế giới

Người ta chia cộng đồng họ ngôn ngữ Thái-Kađai này thành hai ngành lớn: Ngành phía Đông và ngành phía Tây Sự phân chia như thế là phản ảnh một thực tế các cộng đồng ngôn ngữ này đã chịu tác động lớn của hai nền văn hoá: Trung Hoa (Phía Đông) và Ấn Độ (Phía Tây) Mặc dù phân chia như vậy, nhưng trong sinh hoạt, tập quán canh tác, ngôn ngữ giao tiếp, văn học dân gian vẫn còn gần như là một Họ vẫn có thể hiểu nhau và dễ đồng cảm nhau mỗi khi có điều kiện tiếp xúc sau ít thời gian đầu ngỡ ngàng Còn nếu phân chia về ngữ hệ ngôn ngữ, người ta có một sự phân chia khác

Điều đó nói lên rằng các cộng đồng này dù đã phân chia sâu sắc như ngày nay, nhưng đã có cùng một nguồn gốc Hơn thế, các cộng đồng cùng nguồn gốc ngôn ngữ này đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài tồn tại và phát triển chung với nhau và giao lưu giữa họ vẫn còn tiếp tục kéo dài cho đến ngày nay

1.2.1.2 Nhánh ngôn ngữ Thái-Day

Nhánh ngôn ngữ Thái-Day thuộc họ ngôn ngữ Thái-Kađai Ở Việt Nam, nhánh ngôn ngữ này bao gồm 8 tộc người sống chủ yếu ở khu vực Đông Bắc,

Tây Bắc và phía tây Thanh Hoá, Nghệ An Tộc người Tày sống tập trung ở

các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng

Sơn, Quảng Ninh Tộc người Thái sống chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu,

Điện Biên, Hoà Bình, Yên Bái và khu vực phía tây Thanh Hoá, Nghệ An Tộc

người Nùng sống chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái

Trang 25

Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Ninh Các tộc người Sán

Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y đều sống ở khu vực miền núi Đông Bắc và Tây Bắc

1.2.2 Tiếng Thái Việt Nam và tiếng Thái ở Sơn La

Ở nước ta, nhóm ngôn ngữ Thái có 3 ngôn ngữ là: Thái, Lào, Lự Trong nội dung này, chúng tôi chỉ giới thiệu về ngôn ngữ Thái Dân tộc Thái

cư trú khá tập trung trên giải đất liền từ Tây Bắc đến Tây Khu bốn cũ Họ cư trú khắp toàn tỉnh là Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình; còn Thanh Hoá, Nghệ An thì cư trú ở phía Tây của tỉnh

Tuy vậy dân tộc Thái ở Việt Nam còn chia có một cách chia khác làm hai nhánh là Thái Đen (Tãy đằm) và Thái Trắng (Tãy đón/Tãy khào) Trong

đó Thái Đen là một khối thống nhất cao hơn về nhiều mặt, lãnh vực cư trú liền nhau từ Mường Lò (Yên Bái) đến Mường Thanh (Điện Biên) choán hầu hết tỉnh Sơn La và nửa phía Nam tỉnh Lai Châu, Tây Bắc tỉnh Yên Bái; với quá nửa

số dân Thái ở nước ta Trong khi đó ngành Thái Trắng lại còn chia thành các nhóm địa phương nhỏ hơn, địa bàn cư trú không liền nhau Ta thấy có các nhóm:

- Mường Lay, Phong Thổ, Quỳnh Nhai (Lay, Xo, Chiên) ở phía Bắc

- Mường Tấc (Phù Yên, Bắc Yên thuộc tỉnh Sơn La)

- Mường Sang (Mộc Châu - Sơn La)

Các nhóm Thái Hoà Bình (Mai Châu, Đà Bắc) gần với các nhóm Thái Thanh Hóa Nhóm Thái Thanh Hóa còn chia hai phân nhóm khác nhau: Tay

Do, Tay Đeng Nhóm Thái Hoà Bình và Thanh Hoá cũng được gọi chung một cách không chính xác là Tay Đeng (Thái Đỏ) Nhưng trong ký ức địa phương đồng bào nhận mình là Thái Trắng Việc chia ngành đen trắng đối với các nhóm Thái ở Nghệ An đã mờ nhạt

Tuy có sự khác nhau nhỏ ấy nhưng người Thái có chung một nền văn hoá dân tộc phong phú và đa dạng Ngôn ngữ là ngôn ngữ thống nhất của các phương ngữ, với vài chi tiết khác nhau mang tính địa phương

Trang 26

Ngôn ngữ Thái Sơn La thuộc nhóm ngôn ngữ Thái, nhánh Thái-Day,

họ Thái-Kađai Tiếng Thái Sơn La có những tiếng địa phương sau đây:

- Tiếng Thái vùng Thái Đen 1 bao gồm: Mường La, Thuận Châu, Mai Sơn, Sông Mã, và một phần phía nam Quỳnh Nhai

- Tiếng Thái Đen 2: Yên Châu

- Tiếng Thái Trắng 1: phía Bắc Quỳnh Nhai

- Tiếng Thái Trắng 2: Mộc Châu

- Tiếng Thái Trắng 3: Phù Yên, Bắc Yên

1.3 Đôi nét văn hóa của người Thái ở Việt Nam

1.3.1 Trang phục, nhà ở và ẩm thực

1.3.1.1 Trang phục

Trang phục của mỗi dân tộc đều có những nét đẹp rất riêng, là tinh hoa văn hóa phải trải hàng ngàn năm chắt lọc, chung đúc từ tự nhiên mới có được Trong đó không thể không kể đến trang phục của người phụ nữ Thái

Trang phục nữ Thái chia làm 2 loại phân biệt khá rõ theo hai ngành Thái : Thái Đen (Tay đăm) và Thái Trắng (Tay đón/ Tay khao) Bộ trang phục

nữ Thái gồm: áo cóm (xửa cỏm), áo dài (xửa chãi), váy, dây thắt lưng, khăn piêu, các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay, xà tích…

- Thái Đen: Thường nhật phụ nữ Thái Đen mặc áo cóm bó sát thân màu tối (chàm hoặc đen) Áo cóm tôn vẻ duyên dáng khỏe mạnh của người con gái Thái Đây là áo ngắn tay hoặc dài tay được may bó sát người, dài vừa chớm tới vòng eo thon thả Trên khuy áo là đôi hàng cúc bạc hình bướm, hình ve sầu, hình con nhện Một bên là hàng bướm đực, một bên là hàng bướm cái Bướm đực có đầu hình tròn, bướm cái đầu tròn có lỗ nhỏ hình thoi ở giữa Khi luồn đầu bướm đực vào đầu bướm cái, vạt áo được khép lại kín đáo Cổ

áo là loại cổ tròn, đứng Đầu đội khăn piêu thêu hoa văn khác nhau trang trí mang phong cách từng mường Váy là loại váy ống màu đen, phía trong gấu

Trang 27

đáp vải đỏ Lối để tóc khi có chồng khác ngành Thái Trắng đó là búi trên đỉnh đầu (tẳng cảu) Trong lễ, tết áo dài Thái Đen là loại xẻ nách, trang trí đơn giản, chủ yếu màu chàm đen, 2 vạt bên nách ghép thêm vải thổ cẩm

- Thái Trắng: Thường nhật phụ nữ Thái Trắng mặc áo cóm ngắn chớm đến eo, váy màu đen không trang trí hoa văn Áo thường là màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong Cổ áo hình chữ V Thân áo bó sát thân, khi mặc cho vào trong cạp váy Váy giống váy của phụ nữ Thái Đen Khăn đội đầu không có hoa văn mà chỉ là băng vải chàm dài hơn sải tay hoặc khăn len vuông Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài - áo dài Thái Trắng là loại áo chui đầu, không lượn nách, được trang trí bằng vải 'khít' ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong

bố cục hình tam giác Phụ nữ chưa chồng và đã có chồng đều búi tóc sau gáy,

Họ có loại nón rộng vành

Trang phục của nam giới: Trong sinh hoạt và lao động, nam giới người Thái mặc áo chàm dài tay, xẻ ngực, quần xẻ dũng Áo là loại cổ cao, tròn, không cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặc cúc hình xương Áo của nam giới Thái Trắng có thêm một túi phía trước ngực trái Trong các ngày lễ, tết, họ mặc loại áo dài xẻ nách, đầu quấn khăn Trong tang lễ họ mặc áo màu trắng hoặc màu đen, với lối cắt may dài, thụng, không lượn nách với các loại:

xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu Gần đây nam giới người Thái chủ yếu mặc âu

phục, họ chỉ mặc trang phục dân tộc vào những ngày vui, ngày lễ hội

1.3.1.2 Nhà ở

Người Thái ở nhà sàn, cột chôn hay cột kê đá tảng, làm bằng gỗ, tre, nứa, mái lợp bằng gianh Nhà thường có ba, năm hoặc bảy gian, thường có một hoặc hai cầu thang lên xuống Nhà sàn của người Thái có bốn mái: Hai mái to chạy dọc theo chiều dài của nhà, hai mái nhỏ che hai trái nhà Ở các vùng khác nhau, có sự khác nhau ở hai mái nhỏ như: mái nhỏ thường cong

Trang 28

hình mai rùa hoặc hai mái có hình cánh quạt thẳng

Nhà sàn truyền thống là loại nhà sàn có hai mái phẳng hình chữ nhật

"tụp lặt", hai mái cong hình mai rùa "tụp cống", úp che hai phía đầu hồi Nhà sàn đẹp, một phần quan trọng thể hiện ở cái mái Hai nóc nhà có gắn "Khau

cút" là hai tấm ván đóng chéo nhau hình chữ X trên đòn nóc - "tiêu bôn",

trước hết để chắn gió - "pảy lỗm" cho mái tranh hai đầu hồi nhà Trong nhà sàn người Thái, người ta lưu ý đến cửa sổ (táng), số lượng cửa sổ phụ thuộc

vào số gian nhà Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi

để tiếp khách nam

1.3.1.3 Ẩm thực

Một trong những đặc trưng nổi bật của dân tộc Thái là văn hóa ẩm thực Dân tộc Thái ưa cái hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng của món nướng Món thịt trâu hoặc bò, cá, gà nướng được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ Gia vị để ướp là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối Trước khi đem ướp với thịt, các gia vị cũng được nướng lên cho chín, tỏa mùi thơm Trong mâm cơm của người Thái có nhiều món ăn, mỗi món đều có hương vị đặc trưng Các loại thịt gia súc, gia cầm, hay thuỷ sản đều có thể nướng Thịt thái miếng, ướp gia vị, dùng xiên hoặc kẹp tre tươi đặt lên than hồng; hoặc thịt băm nhỏ, bóp nhuyễn với trứng, gói lá chuối, lá dong, kẹp lại, nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng; khi chín, thịt rất thơm, ăn không ngán

Món cá nướng hấp dẫn bởi hương thơm của cá, vị cay của ớt Món

“pỉnh tộp” cũng là cá nướng, nhưng thường dùng cá to như chép, trôi, trắm

mổ lưng, để ráo nước, xoa một lớp muối rang nổ; tẩm ớt tươi nướng, nghiền nát, mắc khén, để cá ngấm gia vị, cứng thịt lại rồi đặt lên than hồng Cá chín

có vị thơm hấp dẫn, dùng để uống rượu rất độc đáo Sản phẩm cá được người

Trang 29

Thái chế biến ra nhiều món ăn khác nhau, đặc trưng và ngon Do đặc thù vùng cao, người Thái thường để dành cá sấy trong bếp Khi có khách, nhà xa chợ, chưa làm kịp món ăn thì bỏ cá dự trữ ra nướng lại cho thơm, rồi rót rượu mời khách nhâm nhi Và ở bếp, người nhà tiếp tục chế biến món ăn, tiếp từng món lên đãi khách Đây là cách giữ chân khách, thể hiện sự hiếu khách của đồng bào vùng cao Bên cạnh các món nướng, người Thái còn có tài chế biến gia vị

để ăn với các món luộc, món hấp, hương vị thơm ngon

Xôi nếp là món ăn truyền thống của dân tộc Thái Xôi được đồ bằng ninh và chõ bằng gỗ Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay Xôi được đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm đậy kín, ủ ấm, giữ cho cơm dẻo lâu Cơm lam là đặc sản của dân tộc Thái thường được sử dụng vào dịp lễ, tết hay đãi khách Với các chuyến du lịch, du khách có thể mang theo ép khảu xôi, vài khúc cơm lam để ăn dọc đường hoặc khi nghỉ ngơi tại các điểm tham quan

sẽ rất tiện lợi Mùa nào thức nấy, người Thái đãi khách bằng sản vật, như: măng đắng, măng ngọt, rau cải ngồng, rau dớn chấm với gia vị chéo, đậm

đà vị cay của ớt, riềng, mặn của muối rang, hương thơm của rau làm biết bao

du khách phải ngẩn ngơ khi đã một lần nếm thử

1.3.2 Lễ hội

Người Thái có nhiều lễ hội truyền thống độc đáo cho đến nay vẫn được lưu giữ, bảo tồn, duy trì và phát triển như: Lễ hội cầu mùa; Lễ hội “xên bản, xên mường”; lễ hội cầu mưa; lễ hội hết chá; lễ hội gội đầu; lễ hội hoa ban; lễ hội hạn khuống… Các lễ hội này đều có điểm chung là cầu cho mưa thuận gió hòa, bản mường ấm no, mọi nhà hạnh phúc

Trong các lễ hội kể trên, lễ hội thu hút được đông đảo bà con trong và ngoài tỉnh tham gia, đó là lễ hội hoa ban hay còn gọi là lễ hội “Xên mường” thường được tổ chức vào dịp năm hết tết đến, thu hoạch xong mùa màng, với quan niệm của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc là cầu cho vạn vật bảo vệ con

Trang 30

người, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bản mường đoàn kết vượt khó khăn, giúp nhau xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn Địa điểm chọn lễ cúng mường thường là tại một cánh rừng già được gọi là “Đông Xên” Lễ vật gồm mổ trâu, lợn, gà, sản vật, thóc gạo, hoa quả… Lễ hội gồm các nghi lễ: Lễ rước nàng Tánh về dự hội, bà cúng (bà một) làm lễ cúng cầu may, lễ đi qua cầu Mường; lễ té nước cầu phúc Phần lễ trong Xên Mường (cúng bản mường) gồm ông mo, bà một (người khấn vái chính) gọi mời các vị thần linh như thần sông, thần núi, thần thổ địa, thần cai quản ruộng nương, vùng miền, các linh hồn người có công dựng bản mường, đất nước và những linh hồn của những người trong bản mường đã mất về dự, ăn và nhận các lễ vật do bản mường, con cháu dâng lễ

Phần hội được diễn ra ngay sau phần cúng lễ kết thúc Thường thì phần hội gồm các trò chơi dân gian như: ném còn, kéo co, bắn nỏ, tó mák lẹ (một trò chơi dân gian)… Tổ chức giao lưu văn hóa - văn nghệ, thi đấu các trò chơi dân gian giữa các xã, phường, thưởng thức ẩm thực các món ăn dân tộc Kết thúc đêm hội, mọi người được hòa chung vòng xòe đoàn kết, uống rượu cần trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng

1.3.3 Chăn nuôi, rồng trọt và nghề thủ công

1.3.3.1 Chăn nuôi

Đa số các gia đình người Thái đều nuôi gia súc, gia cầm Trước đây chủ yếu là thả rông, ngày nay người dân đã dựng chuồng trại và quây rào để chăn nuôi Người Thái nuôi trâu để kéo cày, ngựa để thồ và cưỡi, chó giữ nhà, mèo bắt chuột; trâu, bò, lợn, chó, dê, gà, vịt, ngan, ngỗng… để làm thực thực phẩm cho gia đình hàng ngày và để mổ vào các ngày lễ tết, ngày có công việc lớn như dựng nhà, cúng bái… Khi cần thiết cũng đem ra trao đổi, biến sản phẩm

tự cung tự cấp thành hàng hóa

Trang 31

Và rừng, rừng bạt ngàn là nơi con người hái rau rừng, lấy thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm, săn bắt thú rừng và khi thất bát mùa màng thì chính củ mài trong rừng đã cứu họ khỏi chết đói Bản làng rất kính trọng với rừng Chẳng phải vì rừng có ma thiêng, mà vì rừng là nơi con người nương tựa để tồn tại Luật Thái có hàng chục điều quy định về việc khai thác rừng, săn bắn thú, đặc biệt là những quyết định về bảo vệ rừng đầu nguồn

1.3.3.2 Thủ công gia đình

*Nghề dệt Có thể nói, một trong những nghề thủ công có từ lâu đời,

phát triển nhất và cũng nổi tiếng nhất của người Thái là nghề dệt Cho đến nay, nghề dệt của họ vẫn được duy trì và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cư dân Thái Người Thái thường dệt 2 loại vải chính:

Vải mộc trắng (phải hăm) Đây là loại vải dệt theo kiểu lóng mốt được cuộn lại thành súc (ton phải), mỗi súc có khoảng 10 - đến 12 chau (mỗi chau

4 sải) Loại vải này thường nhuộm chàm làm chăn, đệm, màn, quần áo mặc,

dùng để may quần áo tang, gọi là vải phòng thân (he hươn)

Trang 32

Vải thổ cẩm (phải khuýt) Loại vải dệt từ sợi tơ tằm và sợi bông nhuộm màu, với nhiều hoạ tiết hoa văn (lai boóc), dùng làm gối, mặt chăn, đệm, địu

trẻ Ngoài việc sử dụng trong nhà, làm của hồi môn cho con gái khi về nhà

chồng, các tấm mặt chăn và vải thổ cẩm (phải khuýt) còn được dùng để phủ

lên quan tài người chết với ý nghĩa “của chia” cho người quá cố và một phần còn để khoe sự giàu có của gia chủ

*Các nghề thủ công khác Ngoài nghề dệt, các nghề thủ công chủ yếu

là để tự tức, tự cấp nhưng hầu như không phát triển Nghề đan lát các đồ gia dụng như: sọt, bung, thúng, dần, sàng… tuy tồn tại phổ biến ở nhiều nơi, song cũng chỉ nhằm mục đích sử dụng trong gia đình, chứ chưa mang tính hàng hóa Việc trao đổi hay mua các sản phẩm đan lát thường diễn ra dưới hình thức vật đổi vật hoặc mua bằng tiền trong nội bộ dân tộc; giữa người Thái với các tộc người khác trong vùng Trước kia, nghề làm gốm có phát triển ở vùng Mường Chanh, huyện Mai Sơn, nhưng sau này chỉ sản xuất cầm chừng Ở một số địa phương như vùng Thuận Châu, Mường La đã có một số thợ làm nghề kim hoàn như đúc cúc bướm, làm vòng cổ, vòng tay nhưng ngày nay các

nghề này đã mai một Đây cũng là một nghề quan trọng của người Thái

1.4 Những khái niệm về ngôn ngữ phục vụ cho tác nghiệp của luận văn

Do nhiệm vụ của luận văn là thu thập ngữ liệu, khảo sát, thống kê sự giống và khác nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa giữa hai tiếng Thái đen phường Chiềng An thành phố Sơn La và tiếng Thái trắng tại xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La nên chúng tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề cấu trúc ngôn ngữ

Vì thế, những khái niệm về ngôn ngữ phục vụ cho tác nghiệp của luận văn ở đây chỉ là những khái niệm cơ bản có tính cơ sở của ngôn ngữ học thường được trình bày trong các sách nhập môn về ngôn ngữ học Trong một giới hạn như vậy, ở phần này chúng tôi chỉ xin trình bày cách hiểu của mình về âm tiết

và khái niệm về từ đã được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam định nghĩa

Trang 33

1.4.1 Khái niệm về âm tiết phục vụ cho tác nghiệp của luận văn

Khi thảo luận về khái niệm âm tiết để dùng nó tiếng hành nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt, Đoàn Thiện Thuật đã viết về khái niệm âm tiết như sau

“Chuỗi lời nói được con người phát ra thành những mạch khác nhau, những khúc đoạn, từ lớn đến nhỏ khác nhau Đơn vị phát âm nhỏ nhất là âm tiết Một

từ như xà phòng được phát âm thành xà và phòng Người ta bảo đó là hai âm

tiết” [Đ.T Thuật 1977, tr 19]

Trong thao tác nhận diện âm tiết để mô tả tiếng Thái trong luận văn, chúng tôi chấp nhận định nghĩa mà Đoàn Thiện Thuật đã nêu ra Như vậy, lời nói luôn luôn là một chuỗi âm thanh gồm nhiều khúc đoạn khác nhau Trong

đó, đơn vị phát âm nhỏ nhất là âm tiết Nói một cách khác, âm tiết là đơn vị

phát âm nhỏ nhất trong mỗi ngôn ngữ như tiếng Việt hay tiếng Thái Trong một phát ngôn, có bao nhiêu đơn vị phát âm được nhận biết thì có nghĩa là phát ngôn ấy có bấy âm tiết Ví dụ trong tiếng Thái:

- uf* yT uj& EHN H*aN

Trong ví dụ 1: có 10 đơn vị phát âm được nhận biết thì có nghĩa là phát ngôn ấy có 10 âm tiết Ví dụ 2: có 5 đơn vị phát âm được nhận biết thì có nghĩa là phát ngôn ấy có 5 âm tiết Khi miêu tả tiếng Thái Đen phường Chiềng An thành phố Sơn La và tiếng Thái Trắng tại xã Quang Huy huyện Phù Yên, chúng tôi nhận diện âm tiết theo cách thức mà Đoàn Thiện Thuật đã làm như thế

Trang 34

Khi miêu tả về các yếu tố âm thanh làm thành âm tiết trong tiếng Việt, Đoàn Thiện Thuật đã viết như sau “Hai âm „o‟ và „â‟ trong hai âm tiết „học

tập‟ ở đỉnh âm tiết Người ta bảo chúng là những âm tố làm thành âm tiết hay

âm tố âm tiết tính Còn những âm „h‟ và „c‟ trong âm tiết đầu, „t‟ và „p‟ trong

âm tiết sau là những âm tố không làm thành âm tiết hay âm tố phi âm tiết tính” [Đ.T Thuật 1977, tr 23] Như vậy Theo cách mô tả tiếng Việt của

Đoàn Thiện Thuật như trên, những thành phần âm tiết thuộc âm tố âm tiết

tính là những nguyên âm; còn những thành phần âm tiết thuộc âm tố phi âm tiết tính là những phụ âm Cách mô tả đối với tiếng Việt của ông cũng được

chúng tôi áp dụng cho cách mô tả của tiếng Thái Đen và Thái Trắng

1.4.2 Khái niệm về từ phục vụ cho tác nghiệp của luận văn

Theo tổng kết của Nguyễn Thiện Giáp, trên thế giới có khoảng 300

định nghĩa về từ trong ngôn ngữ Khi bàn về khái niệm từ tác giả này đã viết

như sau "Với tư cách là định nghĩa sơ bộ, có tính chất giả thiết để làm việc, có thể chấp nhận định nghĩa từ như sau: từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ độc lập về ý nghĩa và hình thức” [N.T Giáp 2008, tr 200] Theo cách định nghĩa cũng như giải thích của ông thì để nhận diện về từ của một ngôn ngữ, chúng

ta phải xác định hai vấn đề chính thể hiện bản chất của khái niệm này

Thứ nhất là "khả năng độc lập về ý nghĩa” của từ; "tức là khả năng tách biệt khỏi những từ bên cạnh để từ phân biệt được với những bộ phận tạo thành từ (thành tố của từ ghép, thân từ, phụ tố v.v” [N.T.Giáp 2008, tr 200] Bởi vì có khả năng độc lập về ý nghĩa, từ mới có được khả năng tự do để tạo thành những đơn vị lớn hơn từ Cùng với vấn đề thứ nhất ấy, vấn đề thứ hai thể hiện bản chất của khái niệm là yêu cầu "độc lập về ý hình thức” Bởi vì, đặc điểm này cũng chính là "tính hoàn chỉnh trong nội bộ từ là cần thiết để cho nó với tư cách một từ riêng biệt, phân biệt được với cụm từ” [N.T.Giáp

2008, tr 200] Như vậy, để nhận diện một từ có trong một ngôn ngữ cụ thể,

Trang 35

về thực chất, là người ta cần xác định nghĩa của nó có "độc lập” hay không và hình thức của nó có "hoàn chỉnh” hay không

Trong luận văn này, dựa trên phân tích đơn vị từ của các tác giả Việt ngữ học như cách Nguyễn Thiện Giáp giải thích, chúng tôi tạm thời hiểu khái niệm từ để tác nghiệp trong luận văn là: Từ là một đơn vị ngôn ngữ, có hình thức ngữ âm bền vững mang giá trị ngữ nghĩa, tồn tại hiển nhiên trong tiếng nói của một cộng đồng và thực hiện chức năng làm đơn vị nhỏ nhất để người nói tạo nên đơn vị câu trong ngôn ngữ

Với cách hiểu như vậy, chúng tôi tiến hành nhận diện các từ trong tiếng Thái Đen phường Chiềng An thành phố Sơn La và tiếng Thái Trắng tại xã

Quang Huy huyện Phù Yên Nhờ đó, ví dụ có thể nhận diện được từ pày "đi"

trong câu tiếng Thái sau đây:

- Bác đi làm nương về à? - Ải lung pày hay ma á? - o*aJ LuG yp yH& Ma o&a?

- Tôi đi làm việc từ bảy

Trong trường hợp hai câu nói trên, dạng thức ngữ âm pày thỏa mãn các

yêu cầu "có hình thức ngữ âm bền vững mang giá trị ngữ nghĩa” và có khả năng " để người nói tạo nên đơn vị câu trong ngôn ngữ

1.5 Tiểu kết chương 1

Những nội dung trình bày ở trên cho chúng ta biết dân tộc Thái sống chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình, Yên Bái và khu vực phía tây Thanh Hoá, Nghệ An Người Thái sống theo bản, mường Họ sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm và hái lượm Kinh tế chủ yếu tự túc, tự cấp và một phần dựa vào điều kiện tự nhiên Bên cạnh đó họ còn phải phát triển thêm nghề trồng bông , dệt vải, rèn

Trang 36

đúc công cụ, đan lát và một số nghề thủ công mỹ nghệ khác phục vụ đời

sống

Nhìn chung dưới chế độ cũ đời sống đồng bào Thái, cũng như dân tộc khác sinh sống trên địa bàn miền núi phải chịu cảnh nghèo đói, nền sản xuất lạc hậu, kinh tế chậm phát triển Ngày nay, được Đảng và Nhà nước quan tâm đời sống các dân tộc thiểu số cũng như dân tộc Thái nhưng lại có tiềm năng

và thế mạnh như: nuôi trồng thủy sản hồ sông đà, trồng ngô hàng hóa, chè, bò sữa, cây ăn quả, thủy điện, phát triển du lịch văn hóa sinh thái Với thế mạnh

và tiềm năng đó, dân tộc Thái và các dân tộc anh em sẽ có nền kinh tế, đời sống tiến theo kịp với xu thế phát triển của cả nước trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Để tiến hành miêu tả ngữ âm và từ của tiếng Thái Đen phường Chiềng

An thành phố Sơn La và tiếng Thái Trắng tại xã Quang Huy huyện Phù Yên, chúng tôi thực hiện theo cách mô tả ngữ âm cũng như mô tả về từ mà Đoàn Thiện Thuật và Nguyễn Thiện Giáp đã làm khi các tác giả này mô tả về tiếng Việt Nói một cách khác đi, về cơ sở lý thuyết, chúng tôi vận dụng cách hiểu của mình về âm tiết và về từ theo cái cách mà các nhà Việt ngữ học dùng trong miêu tả tiếng Việt để miêu tả ngữ âm và từ vựng tiếng Thái

Trang 37

Chương 2 NHẬN DIỆN MỘT SỐ KHÁC BIỆT VỀ NGỮ ÂM GIỮA TIẾNG THÁI

ĐEN VÀ THÁI TRẮNG

2.1 Nhận diện về âm tiết trong tiếng Thái

2.1.1 Đơn vị âm tiết trong tiếng Thái

Cũng giống như tiếng Việt, tiếng Thái là ngôn ngữ phân tích tính mà

điểm nổi bật là âm tiết tính (ngôn ngữ có cơ cấu âm tiết) Do đó, đặc điểm của

âm tiết tiếng Thái có kiểu cấu trúc âm đoạn điển hình gồm có các yếu tố cấu thành là phụ âm, nguyên âm, bán âm, trong đó nguyên âm là yếu tố âm tiết tính Đồng thời, các nghiên cứu đã xác nhận ngôn ngữ Thái là ngôn ngữ có thanh điệu Trong mỗi một âm tiết của tiếng Thái bao giờ cũng có một thanh điệu Đặc điểm này đã tạo cho âm tiết Thái cố định, bất biến

Âm tiết trong tiếng Thái, cũng giống như các ngôn ngữ phân tích tính khác, là đơn vị phát âm nhỏ nhất Điều đó có nghĩa là khi người Thái giao tiếp đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất là âm tiết Khi giao tiếp mỗi phát ngôn bao giờ cũng được thực hiện bằng sự nối tiếp của các âm tiết tạo thành một chuỗi phát âm và chuỗi phát âm ấy chuyển tải một thông báo hoàn chỉnh

Ví dụ:

- Muốn đi đừng ngồi - É pày nha năng - eo& yp Za N&}G

- Muốn giàu có đừng ngủ - É hăng nha non - eo& H&}G Za NoN

Hai phát ngôn nói trên được người Thái thực hiện bằng sự nối tiếp các

âm trên trục tuyến tính trước sau cho đến kết thúc Khi phát âm chuỗi âm thanh đó, mỗi âm tiết được phát âm bằng một hơi thành một tiếng và có mang thanh điệu Mỗi tiếng được viết thành một chữ cả ở dạng chữ truyền thống

Trang 38

hoặc chữ phiên âm Bởi vậy, nhờ đặc điểm ấy mà trên chữ viết việc xác định

âm tiết trở nên dễ dàng hơn đối với chúng tôi

Ví dụ:

- Nghịch dao hay đứt tay - ỉn mịt mặc bát mư - o*iN Mid M}c bad UM

- Học chữ nghĩa khôn giỏi - Ép xừ xàn hụ lắc - eob Ux xaN uH* l}c

Âm tiết trong tiếng Thái có đặc điểm là mang tính ổn định về hình thức Đây là đặc điểm phổ biến của loại hình ngôn ngữ âm tiết tính mà tiếng Thái

và tiếng Việt là những điển hình Chính nhờ đặc điểm này mà hình thức ngữ

âm tiếng Thái cũng không thay đổi khi âm tiết giữ vai trò là từ, là thành phần của từ, là thành phần của câu

Ví dụ:

- Em dạy chữ Thái - Nọng bók xừ tay - N*oG boc Ux yT

- Em dạy chữ Thái được

mười năm rồi

- Nọng bók xừ tay đảy xíp pì lẹo

- N*oG boc Ux yT yd* xib

ip eL*V Tính ổn định, không biến hình của âm tiết khiến cho việc phát âm âm tiết được tách bạch, nhận diện dễ dàng Đây là đặc điểm giúp chúng ta nhận ra

âm tiếng tiếng Thái trong chuỗi phát âm liên tục khi người Thái giao tiếp

2.1.2 Cấu tạo của âm tiết tiếng Thái

Từ đặc điểm được chúng tôi nhắc đến ở trên, có thể nhận diện mô hình cấu tạo đơn âm tiết tiếng Thái theo mô hình chung sau Trong mô hình ấy, quy ước chữ C là phụ âm; chữ V là nguyên âm và T là thanh điệu:

Trang 39

có quy ước sử dụng rõ ràng nên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, rất thuận lợi cho người sử dụng văn tự Thái mà không mất đi nét chữ Thái cổ của cha ông người Thái truyền lại

Trong 04 mô hình cấu tạo đơn vị âm tiết tiếng Thái, chúng ta nhận thấy chữ viết cổ thể hiện âm tiết tiếng Thái vẫn còn tồn dư hiện tượng vị trí mở đầu

âm tiết xuất hiện cặp phụ âm hay nói cách khác là phụ âm ghép Trong chữ viết cổ, sự xuất hiện phụ âm kép này thường theo nguyên tắc là tổ thấp đi với

tổ thấp, tổ cao đi với tổ cao Nói một cách khác, tổ hợp phụ âm ở đầu âm tiết

Trang 40

trong tiếng Thái thường là những phụ âm có cùng tính thanh (cùng hữu thanh hoặc cùng vô thanh) Những ví dụ dưới đây thể hiện đặc điểm đó:

1 Ví dụ tổ cao đi với tổ cao:

ca-lạp ca-la CLab CLa

- d> NoN CLab CLa (Giấc ngủ chợp chờn)

- GiN CLab CLa (Nghe bập bõm)

Rau húng chó xa-lang XLaG

- hoM XLaG (Rau húng chó)

- laN Eoa hoM XLaG Yx& ecG b>b iO (Cháu lấy rau húng chó

Ngày đăng: 05/01/2019, 16:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu tự học tiếng Thái dùng cho cán bộ và giáo viên trường phổ thông Dân tộc Nội trú, tài liệu lưu hành nội bộ 8. Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển tập (2 tập), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tự học tiếng Thái dùng cho cán bộ và giáo viên trường phổ thông Dân tộc Nội trú", tài liệu lưu hành nội bộ 8. Đỗ Hữu Châu (2005), "Tuyển tập
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu tự học tiếng Thái dùng cho cán bộ và giáo viên trường phổ thông Dân tộc Nội trú, tài liệu lưu hành nội bộ 8. Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
9. Lò Mai Cương (2013), "Ngôn ngữ, chữ viết dân tộc Thái trong thời kỳ hội nhập" Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, do viện Ngôn ngữ học tổ chức năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ, chữ viết dân tộc Thái trong thời kỳ hội nhập
Tác giả: Lò Mai Cương
Năm: 2013
10. Lò Mai Cương - Cầm Thanh Hương (2013), Tài liệu học chữ Thái quyển 1, 2, tài liệu lưu hành nội bộ của Trung tâm GDTX tỉnh Sơn La Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tài liệu học chữ Thái quyển 1, 2
Tác giả: Lò Mai Cương - Cầm Thanh Hương
Năm: 2013
11. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Trần Trí Dõi
Năm: 1999
12. Trần Trí Dõi (2016), Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Language of ethnic minorities in Vietnam), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Language of ethnic minorities in Vietnam)
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2016
13. Trần Trí Dõi (2017), Trao đổi về vị trí của cư dân nói ngôn ngữ Thái - Kadai trong lịch sử Việt Nam thời tiền sử. In trong “Phát huy vai trò, bản sắc cộng đồng các dân tộc Thái - KaDai trong hội nhậpvà phát triển bền vững”, NXB Thế giới, tr 46-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trao đổi về vị trí của cư dân nói ngôn ngữ Thái - Kadai trong lịch sử Việt Nam thời tiền sử. "In trong “Phát huy vai trò, bản sắc cộng đồng các dân tộc Thái - KaDai trong hội nhậpvà phát triển bền vững
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2017
14. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb KHXH Hà Nội 15. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học", Nxb KHXH Hà Nội 15. Nguyễn Thiện Giáp (2008), "Giáo trình ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb KHXH Hà Nội 15. Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb KHXH Hà Nội 15. Nguyễn Thiện Giáp (2008)
Năm: 2008
16. Cầm Thanh Hương (2013), Kinh nghiệm dạy từ vựng tiếng Thái góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, do viện Ngôn ngữ học tổ chức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm dạy từ vựng tiếng Thái góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
Tác giả: Cầm Thanh Hương
Năm: 2013
17. Cầm Thanh Hương (2013), chuyên đề Phương ngữ tiếng Thái, tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên các tỉnh có đồng bào dân tộc Thái sinh sống , do Vụ dân tộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ tiếng Thái
Tác giả: Cầm Thanh Hương
Năm: 2013
18. Hoàng Kim Ngọc (2006), Văn học Sơn La từ 1930 - 2005, Đề tài khoa học cấp tỉnh Sơn La Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Sơn La từ 1930 - 2005
Tác giả: Hoàng Kim Ngọc
Năm: 2006
19. Hoàng Kim Ngọc (2004), Nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Bắc để đưa vào chương trình văn học dân gian địa phương lớp 6.7 - trường THCS Tỉnh Sơn La, Đề tài khoa học cấp tỉnh Sơn La Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Bắc để đưa vào chương trình văn học dân gian địa phương lớp 6.7 - trường THCS Tỉnh Sơn La
Tác giả: Hoàng Kim Ngọc
Năm: 2004
20. Hoàng Kim Ngọc (2012), Văn hóa - văn học - ngôn ngữ địa phương Sơn La, Tài liệu lưu hành nội bộ Trung tâm GDTX tỉnh Sơn La Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa - văn học - ngôn ngữ địa phương Sơn La
Tác giả: Hoàng Kim Ngọc
Năm: 2012
25. Đoàn Thiện Thuật (1977), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ âm tiếng Việt
Tác giả: Đoàn Thiện Thuật
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1977
26. Thào Xuân Sùng - chủ nhiệm đề tài (2016), chuyên đề Ngôn ngữ chữ viết dân tộc Thái, đề tài cấp tỉnh Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thái ở Sơn La trong quá trình hội nhập quốc tế 27. UBND tỉnh Sơn La (2013), Quyết định Số: 1428/QĐ-UBND ngày Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ chữ viết dân tộc Thái", đề tài cấp tỉnh "Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thái ở Sơn La trong quá trình hội nhập quốc tế
Tác giả: Thào Xuân Sùng - chủ nhiệm đề tài (2016), chuyên đề Ngôn ngữ chữ viết dân tộc Thái, đề tài cấp tỉnh Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thái ở Sơn La trong quá trình hội nhập quốc tế 27. UBND tỉnh Sơn La
Năm: 2013
28. Đặng Nghiêm Vạn - Nguyễn Trúc Bình - Nguyễn Văn Huy - Thanh Thiên (1972), Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam, NXB.KHXH, H, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam
Tác giả: Đặng Nghiêm Vạn - Nguyễn Trúc Bình - Nguyễn Văn Huy - Thanh Thiên
Nhà XB: NXB.KHXH
Năm: 1972
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Khác
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Khác
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX Khác
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định số 03/2006/QĐ-BGDĐT ngày 24/01/2006 của Bộ GD&ĐT ban hành chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số Khác
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định 02/2006/QĐ-BDGĐT ngày 24/02/2006 của Bộ GD&ĐT ban hành chương trình khung đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiếu số (có chữ viết) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w