1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIÊN NHIÊN TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN

61 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 335 KB

Nội dung

Đi sâu vào việc tìm hiểu hình ảnh thiên nhiên trong thơ văn ông, chúng tôimong muốn có cái nhìn toàn vẹn hơn về tài năng của Nguyễn Khuyến trong việcmiêu tả thiên nhiên đồng thời tìm hiể

Trang 1

THIÊN NHIÊN TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN

Là nhà thơ có tài năng về nhiều mặt đồng thời sống trong giai đoạn đất nước

có nhiều biến động, nhưng tài năng thơ văn của Nguyễn Khuyến vẫn tỏa sáng trênthi đàn dân tộc Đọc thơ Nguyễn Khuyến chúng ta sẽ cảm nhận sâu sắc về một tâmhồn yêu nước sâu nặng nhưng cũng rất thầm kín và chân thành Đóng góp của ôngtuy không rực rỡ như người anh hùng Nguyễn Trãi cũng không vang dội như têntuổi của đại thi hào Nguyễn Du với tuyệt tác Truyện Kiều nhưng cái tên NguyễnKhuyến đã gắn liền với “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” như mộtdấu son trong nền văn học trung đại Việt Nam

Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến không chỉ là bức tranh tuyệt đẹp

về làng quê Việt Nam mà đó còn là những cảnh sinh hoạt nông thộn vô cùng chânthực và rất mực gần gũi Ẩn đằng sau những bức tranh ấy còn là một tâm hồn rấtđáng quý của nhà thơ Yên Đổ đối với nhân dân, đất nước Từ niềm ngưỡng mộchân thành đối với nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng như sự yêu quý những bức tranhthiên nhiên đậm đà màu sắc dân tộc trong thơ văn ông mà chúng tôi quyết địnhchọn đề tài tiểu luận “Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến”

Chọn đề tài này chúng tôi mong muốn sẽ mang đến một số đóng góp chocông tác nghiên cứu thơ văn Nguyễn Khuyến đồng thời phục vụ cho công tácgiảng dạy sau này vì Nguyễn Khuyến là tác gia được chọn giới thiệu ở trường phổthông Đi sâu vào việc tìm hiểu hình ảnh thiên nhiên trong thơ văn ông, chúng tôimong muốn có cái nhìn toàn vẹn hơn về tài năng của Nguyễn Khuyến trong việcmiêu tả thiên nhiên đồng thời tìm hiểu những tâm sự mà nhà thơ gửi gắm đằng sau

Trang 2

những bức tranh thiên nhiên tràn đầy màu sắc, hình ảnh, âm thanh và dạt dào cảmxúc ấy.

2 Lịch sử vấn đề

Đối với đề tài “Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến”, đã có rất nhiềucông trình nghiên cứu và bài viết của nhiều tác giả đề cập đến với nhiều góc độ,khía cạnh khác nhau Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau đây:

Nhà thơ Xuân Diệu với công trình nghiên cứu “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” đã gọi Nguyễn Khuyến là: “Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam”.

Ở đây, Xuân Diệu đã có sự cảm nhận rất sâu sắc về ba bài thơ thu của NguyễnKhuyến Ở mỗi bài thơ, Xuân Diệu đã phát hiện ra những cái hay riêng về phương

diện nội dung cũng như hình thức Xuân Diệu cho rằng: “Ba bài thơ thu hay vì Nguyễn Khuyến là một thi sĩ có tài Nhưng cần một điều kiện nữa: là nhà thơ có tài ấy phải gắn bó, thâm nhập, hòa tâm hồn mình một cách sâu sắc, thấm thía với đất nước Việt Nam Nhà thơ ấy phải sống như Nguyễn Khuyến” [2, 411] Không

chỉ ca ngợi Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, Xuân Diệu còn

cho rằng: “Hai trục xúc cảm rất rõ trong thơ Nguyễn Khuyến, là quê hương làng nước, và đồng bào nhân dân; không phải tâm hồn nhà thơ nào cũng có cả hai trụ cột như thế” [2, 411] Từ quan niệm của Xuân Diệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến

chúng ta có thể thấy Nguyễn Khuyến là một nhà thơ gắn bó mật thiết với quêhương làng cảnh Việt Nam

“Thi hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ” do Nguyễn Huệ Chi chủ biên là công trình nghiên cứu nhằm “cố gắng ghi nhận những bước đổi thay đáng kể trong quá trình nhận diện lại Nguyễn Khuyến, đánh dấu bằng hội nghị khoa học lớn về Nguyễn Khuyến năm 1985, nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh nhà thơ” [1, 24] Bên

cạnh việc đi sâu vào tìm hiểu, tập hợp những tài liệu, những bài viết nghiên cứu vềcuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khuyến, Nguyễn Huệ Chi còn

nhận định về nhà thơ như sau: “Nguyễn Khuyến đã đưa lại cho bức tranh làng cảnh Việt Nam cũng như cho khung cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam

Trang 3

hương vị, màu sắc, đường nét, sức sống như nó vẫn tồn tại, mà ủ kín trong đó là cái hồn muôn đời của con người, đất nước Việt Nam” [1, 24].

“Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm” do Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (Nxb Giáo dục – 2007) là “sự tập hợp một cách rộng rãi những bài viết và công trình khoa học tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay nhằm đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh những thành tựu trong việc nghiên cứu một trong những tác gia văn học lớn nhất cuối thế kỷ XIX Cuốn sách ra đời với mong muốn trở thành cơ sở cho bước tiếp theo trong việc nghiên cứu sự nghiệp của nhà thơ được cả dân tộc yêu mến” [10, 44] Quyển sách

gồm có bốn phần chính: Phần một: Nguyễn Khuyến giữa bước ngoặt lịch sử và sựchuyển mình của văn học dân tộc; Phần hai: Từ những biến đổi trong quan niệmthẩm mĩ đến nhà thơ của con người và làng cảnh Việt Nam; Phần ba: Sự kết hợpphức điệu và tài hoa trong một phong cách thơ; Phần bốn là phần phụ lục Nhưvậy tác giả đã tập hợp các bài viết, công trình nghiên cứu và phân chia theo nộidung của mỗi bài để chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về cuộc đời, sự nghiệpsáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng như phong cách nghệ thuật của thơ vănông Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho chúng ta thamkhảo về nhà thơ Nguyễn Khuyến nói chung và đề tài “Thiên nhiên trong thơ vănNguyễn Khuyến” nói riêng

Đặng Thị Hảo với bài viết “Đề tài thiên nhiên và quan niệm thẩm mĩ” đã khẳng định: “…thơ thiên nhiên chỉ chiếm một phần ba trong tổng số hơn bốn trăm bài thơ ông để lại, nhưng những cống hiến quan trọng của nhà thơ trên phương diện này đã đưa ông lên vị trí những thi sĩ – danh họa tầm cỡ của thơ ca cổ điển Việt Nam Mảng thơ phong cảnh được viết bằng cả hai thứ văn tự Hán Việt của ông là những sắc thái khác nhau của cùng một phong cách nghệ thuật thống nhất – phong cách Yên Đỗ - góp phần vào việc khẳng định khả năng biểu hiện kỳ diệu của thơ thiên nhiên trước mọi vấn đề của đời sống xã hội, đời sống tinh thần, tình cảm của con người”[10, 258] Tác giả bài viết còn chỉ ra sự kế thừa và phát triển

của Nguyễn Khuyến khi sáng tác về mảng đề tài thiên nhiên trong thơ ca trung đại

Trang 4

Việt Nam Đồng thời chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên

của nhà thơ như sau: “Nhà thơ tái hiện thiên nhiên bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, bằng khiếu quan sát tinh tường, một trực giác nhạy bén trước vẻ đẹp

đa dạng của thiên nhiên, cùng với tình yêu quê hương hồn nhiên mà sâu sắc Dường như không phút nào nhà thơ ngừng theo dõi và tái hiện những bức tranh thiên nhiên sống động quanh mình Ông quan sát thiên nhiên, tắm mình trong thế giới muôn ngàn màu sắc đó với niềm thích thú đặc biệt” [10, 260].

Phạm Ngọc Lan với bài viết “Những vần thơ xuân” đã giới thiệu đôi nét về

thơ xuân trong văn học trung đại Việt Nam từ đó đi sâu vào tìm hiểu, so sánh tính

kế thừa và phát triển trong những bài thơ xuân của Nguyễn Khuyến Tác giả bài

viết này cho rằng: “Rõ ràng với ý nghĩa là ánh phản quang của thời đại và con người tác giả, thơ xuân Nguyễn Khuyến đã không có chất lạc quan của thơ xuân

Lý Trần, cũng không có niềm say sưa của những tình cảm yêu đương hay sắc thái

cô đơn mà vẫn tự tin của thơ xuân thế kỷ trước Thơ xuân của ông đã là tiếng nói day dứt về nỗi đau nước mất, mà bản thân mình thì bất lực, vô dụng Đó cũng là một nét mới mà Nguyễn Khuyến đã đem vào trong nền thơ xuân dân tộc” [10,

267]

Với công trình nghiên cứu “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa”, Trần Nho Thìn đã dành một phần để đi sâu vào tìm hiểu “Từ những biến động trong quy tắc phản ánh thực tại của văn chương nhà nho đến bức tranh sinh hoạt nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến” Ở đây, tác giả đã chỉ ra những mâu

thuẫn và day dứt trong tâm hồn nhà thơ Nguyễn Khuyến trước thời cuộc của đấtnước Bên cạnh đó, ông đã đi sâu vào tìm hiểu và lý giải về bức tranh thiên nhiên

trong thơ văn Nguyễn Khuyến như sau: “Với tư thế bình dân, phi nho của mình, Nguyễn Khuyến có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử văn học Nôm phản ánh một cách khá cụ thể, sinh động bức tranh sinh hoạt hằng ngày của làng quê vào thơ ông Thiên nhiên làng quê không còn là không gian thanh tĩnh, xa lánh vật dục, xa lánh chốn thị thành bon chen danh lợi như không gian thơ nhà nho truyền thống nữa Không đứng bên ngoài hay bên trên để quan sát nữa, cụ Tam Nguyên Yên Đổ

Trang 5

đã là người có mặt thật sự, hiện diện thường trực trong cuộc sống hằng ngày ấy, tắm mình, đằm mình trong không khí ấy” [11, 568] Có thể nói, Nguyễn Khuyến

đã từ bỏ tư thế nhà nho của mình để sống hòa mình với khung cảnh làng quê nênông mới có được những dòng thơ viết về thiên nhiên vô cùng chân thực và hayđến như thế

Nhìn chung, ở mỗi công trình nghiên cứu đều có những phát hiện, khám phárất mới mẻ và vô cùng sâu sắc Đây chính là nguồn tư liệu vô cùng phong phú đểchúng ta có thể tìm hiểu về tác gia Nguyễn Khuyến một cách trọn vẹn và đầy đủnhất Các tác giả không chỉ giới thiệu về vị trí của Nguyễn Khuyến trong nền vănhọc trung đại Việt Nam mà còn đi vào tìm hiểu đề tài thiên nhiên trong thơ vănông

Đối với đề tài “Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến” ta thấy các công

trình nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến nhưng các tác giả chỉ tập trung đi sâu vàoviệc khẳng định Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà chưa cócái nhìn thật bao quát về bức tranh phong cảnh và bức tranh tâm trạng trong thơvăn ông Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đã nêu sẽ là nguồn tài liệu vôcùng quý báu để chúng ta tìm hiểu đề tài một cách hợp lý và thấu đáo

3 Mục đích, yêu cầu

Ở đề tài này mục đích của người viết là đi vào tìm hiểu thiên nhiên trong thơvăn Nguyễn Khuyến trên cơ sở so sánh với thiên nhiên trong thơ văn trung đạiViệt Nam Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tìm hiểu thiên nhiên trong thơ văn NguyễnKhuyến ở hai mặt: Bức tranh phong cảnh và bức tranh tâm trạng Cuối cùng làxem xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong thơ văn ông trên ba bình diện: Bútpháp tả thực, nghệ thuật tạo dựng hình ảnh và chất liệu đời thường

Từ sự so sánh với thiên nhiên trong thơ văn trung đại Việt Nam với thiênnhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến chúng ta sẽ thấy được sự kế thừa và pháttriển của Nguyễn Khuyến trong việc miêu tả thiên nhiên Thiên nhiên trong thơvăn Nguyễn Khuyến được thể hiện ở mặt nội dung lẫn mặt hình thức Tìm hiểu nộidung và nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến sẽ giúp

Trang 6

người đọc vừa phát hiện ra tài năng của Nguyễn Khuyến đồng thời yêu quý và trântrọng tấm lòng yêu quê hương, đất nước của nhà thơ Yên Đổ.

4 Phạm vi nghiên cứu

Ở đề tài này, đầu tiên người viết sẽ khái quát thiên nhiên trong thơ văn trungđại qua bốn giai đoạn chính sau đó mới đi sâu vào tìm hiểu thiên nhiên trong thơvăn Nguyễn Khuyến Ở phần nội dung chính này chúng tôi chỉ đi vào phân tíchnhững bài thơ có miêu tả thiên nhiên ở mặt nội dung và hình thức nghệ thuật đểlàm sáng tỏ cho đề tài đã chọn

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giúp cho việc hoàn thành đề tài một cách khoa học và hợp logic chúng tôi

sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: tổng hợp, so sánh, liệt kê… và cácthao tác chứng minh, phân tích, đánh giá… để làm rõ vấn đề

Đầu tiên chúng tôi sẽ tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài sau đó đivào phân tích thơ văn Nguyễn Khuyến đồng thời so sánh với những tác giả kháctrong văn học trung đại để làm cho đề tài thêm phong phú và thú vị

Chương 1 THIÊN NHIÊN TRONG THƠ VĂN TRUNG ĐẠI

1.1 Thiên nhiên trong thơ văn thời Lý - Trần.

1.1.1 Thiên nhiên trong thơ văn thời Lý.

Văn học thời Lý vốn mang nặng hệ ý thức Phật giáo Đặc điểm của văn họcthời kỳ này là lực lượng các nhà sư sáng tác chiếm đa số trên văn đàn Phật giáochiếm vị trí độc tôn trong đời sống tinh thần của dân tộc Để đáp ứng nhu cầutruyền bá rộng rãi đạo Phật vào trong nhân dân, các nhà sư đã tìm cách thể hiệnnhững triết lý Phật giáo vốn trừu tượng, khó hiểu qua hình thức các bài kệ ngắngọn, sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu để giúp người học đạo được thuận lợi hơn trongquá trình nghiên cứu, học tập Và như vậy văn học thời Lý có tác dụng là công cụ

Trang 7

hỗ trợ tích cực cho việc truyền bá lý thuyết đạo Phật Do đó thiên nhiên trong vănhọc thời này chủ yếu gắn liền với những quan niệm triết lý của Phật giáo

Triết lý Phật giáo cho rằng vạn vật trong vũ trụ này cùng chung một bản thể.Cùng một bản thể mà lại biến hóa và biểu hiện dưới muôn vàn dạng thức khácnhau Phật giáo đã cho rằng mọi vật trong thế gian này chỉ là muôn vàn dạng thứcbiểu hiện của cùng một bản thể, thì tất phải cho rằng con người cùng với trời đất

và muôn loài chẳng qua chỉ là cùng một thể chất Với quan niệm ấy, văn họcThiền tông đã dễ dàng đem nhập con người làm một với thiên nhiên Đoàn VănKhâm trong bài thơ “Văn Quảng Trí thiền sư” đã tỏ lòng thương tiếc nhà sư vừamất như sau:

“Đạo lữ bất tu thương vĩnh biệt, Viện tiền sơn thủy thị chân hình”.

(Các đạo hữu không nên đau thương vì sự vĩnh biệt, Núi sông trước chùatrông xa, ấy là chân hình của nhà sư)

Như vậy quan niệm của Phật đồng nhất bản thể của con người với thiênnhiên Dù cho nhà sư có chết đi thì đó chỉ là sự hủy diệt về mặt thân xác, còn bảnthể thật sự của nhà sư thì vẫn tồn tại mãi trong thiên nhiên, cây cỏ, núi sông

Ngoài ra, hình ảnh thiên nhiên thường xuất hiện trong thơ văn thời kỳ nàychủ yếu là để giúp cho các nhà sư giảng dạy những lý thuyết Phật giáo của họ:

“Giác hưởng tùy phong xuyên trúc đáo, Sơn nham đái nguyệt quá tường lai”.

(Kệ của thiền sư Viên Chiếu)

(Tiếng tù và theo gió luồn trúc mà đến, Ngọn núi cao cõng trăng vượt tường

mà qua)

Hay:

“Xuân hoa dữ hồ điệp,

Cơ luyến cơ tương vi”.

(Kệ của thiền sư Viên Chiếu)

Trang 8

(Hoa xuân và bươm bướm, Hầu quyến luyến nhau lại hầu xa rời nhau).

Thiên nhiên xuất hiện trong những câu thơ trên vừa trữ tình, lãng mạn lại vôcùng giàu hình ảnh, giàu sức gợi tả Nhưng thực chất những câu thơ này khôngnhằm vào việc miêu tả thiên nhiên mà chỉ cốt ý làm sáng tỏ cho quan niệm về sựhòa đồng giữa vạn vật và con người Đó là sự xóa bỏ ranh giới giữa chủ thể nhậnthức và đối tượng nhận thức Những hình tượng sinh động và những tứ thơ độcđáo đã làm cho thiên nhiên dù không phải là bức tranh của hiện thực nhưng vẫn rấtgợi hình đồng thời chuyển tải được những triết lý Phật giáo nằm ẩn đằng sau câuchữ của bài kệ

Tuy dùng thơ để truyền đạt những lý thuyết vốn khô khan, khó nhớ của đạoPhật nhưng các nhà sư vẫn có những lời thơ rất đẹp về thiên nhiên với đầy đủ màusắc, hương vị và âm thanh

“Khô mộc phùng xuân hoa giác phát, Phong suy thiên lý phức thần hương”

(Cây héo vào xuân hoa nở dậy, Gió đưa ngàn dặm nức hương thần)

Hay:

“Ly hạ trùng dương cúc, Chi đầu noãn nhật oanh”.

(Hoa cúc tiết dương nở chân giậu, Chim oanh ngày trời ấm hót đầu cành).Thiên nhiên xuất hiện trong thơ đời Lý không hề cứng nhắc khô khan mà rấtgiàu xúc cảm với một niềm thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống mặc dù khung cảnhthiên nhiên trong thơ thường bị chi phối bởi cái nhìn “sắc không” Chẳng hạn ở

bài Cáo tật thị chúng, Mãn giác thiền sư đã làm sáng tỏ cho quan niệm “sắc

không”của nhà Phật qua sự đối sánh giữa thời gian tuần hoàn của vũ trụ với thờigian ngắn ngủi của đời người đồng thời thể hiện niềm hy vọng của con ngườitrong cuộc sống:

“Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai.

Sự trục nhãn tiền quá,

Trang 9

Lão tòng đầu thượng lai.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tân, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”.

(Xuân qua trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa đua nở Việc đời trôi qua trướcmắt, Cảnh già hiện ra trên mái đầu Chớ bảo rằng xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua,sân trước, một nhành mai)

Nhìn chung, thơ Thiền tông đời Lý mỗi khi đề cập đến thiên nhiên thì cácthiền sư đều muốn qua đó gửi gắm những quan điểm triết học của mình Đáng chú

ý là quan niệm vạn vật nhất thể của Thiền tông đã đưa đến sự hòa đồng giữa nhàthơ và thiên nhiên Sự hòa đồng này đã làm cho thiên nhiên trở nên rất đỗi gần gũi,gắn bó với con người trong một thể thống nhất hoàn chỉnh

1.1.2 Thiên nhiên trong thơ văn thời Trần

Bên cạnh việc phản ánh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, văn học thờiTrần còn thể hiện lòng yêu mến cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước So vớithiên nhiên trong thơ văn thời Lý, thiên nhiên trong thơ văn thời Trần đã có nhiềunét thực hơn và đẹp hơn hẳn Các nhà thơ không còn dùng thơ văn để thuyết giáocho những lý thuyết của nhà Phật nữa mà thay vào đó là những cảm xúc rất tinh tếtrước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Họ đã bắt đầu chú ý đến việc miêu tả cuộcsống bình dị nơi thôn dã:

“Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên, Bán vô bán hữu tịch dương biên.

Mục đồng địch lý ngưu quy tận, Bạch lộ song song phi hạ điền”.

(Xóm trước thôn sau tựa khói lồng, Bóng chiều như có thoắt dường không.Mục đồng thổi sáo trâu về hết, Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng)

(Thiên Trường vãn vọng – Trần NhânTông)

Tuy nhà thơ chỉ miêu tả bằng thứ ngôn ngữ rất giản dị nhưng vẫn thể hiệnđược cái “thần” riêng của bức tranh phong cảnh Không chỉ miêu tả cuộc sống và

Trang 10

sinh hoạt của con người nơi thôn dã, các nhà thơ thời này còn mang khát khaomuốn thâu tóm tất cả những chi tiết phong phú của cảnh vật thiên nhiên vào trongbức tranh thơ của họ:

“Cô tự thê lương thu ái ngoại, Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ.

Thủy minh, sơn tĩnh, bạch âu quá, Phong định, vân nhàn, hồng thụ sơ”.

(Ngôi chùa cổ ẩn mình sau lớp khói mùa thu, Thuyền câu hiu hắt, chuôngchiều bắt đầu điểm Nước trong, núi lặng, chim âu trắng bay qua, Gió im, mâynhởn nhơ, cây lơ thơ lá đỏ)

(Lạng Sơn vãn cảnh – Trần NhânTông)

Ngoài ra, ở nhiều bài thơ của các nhà thơ thời kỳ này, thiên nhiên không chỉ

là đối tượng thẩm mỹ mà còn là điều kiện để các nhà thơ giải bày, bộc bạch tâm sựcủa mình Chẳng hạn, Trần Minh Tông đã từng mượn tiếng mưa đêm để nói lêntâm trạng ân hận, day dứt không nguôi suốt ba mươi năm vì một quyết định sailầm của mình mà dẫn đến cái chết vô tội của hàng trăm người trong vụ án TrầnQuốc Chẩn (1328):

“Thu khí hòa đăng thất thự minh, Bích tiêu song ngoại độ tàn canh.

Tự tri tam thập niên tiền thác, Khẳng bã nhàn sầu đối vũ thanh”

(Dạ vũ – Trần Minh Tông)(Hơi thu hòa cùng ánh đèn mờ đi trước ánh ban mai, Giọt mưa rơi trên tàu láchuối ngoài song cửa tiễn canh tàn Tự biết sai lầm của mình ba mươi năm trước,Nay đành ôm sầu ngồi nghe mưa rơi)

Không chỉ yêu mến cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước các nhà thơ thời

kỳ này còn thông qua những bức tranh thiên nhiên để thể hiện niềm tự hào vềnhững chiến công oanh liệt của dân tộc

Trang 11

“Lâu Lãi hang sâu hơn đáy giếng, Chi Lăng ải hiểm tựa trời cao.

Ngựa leo, gió lướt ngoảnh đầu lại, Cửa khuyết trời tây mây ráng treo”

(Ải Chi Lăng – Phạm SưMạnh)

Với niềm tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc, các tác giảthường khai thác đề tài sông Bạch Đằng với cảm hứng ca ngợi đầy sảng khoái, tựhào:

“Ánh nước chiều hôm màu đỏ khé, Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô”

(Bạch Đằng giang – Trần Minh Tông) Như vậy, thiên nhiên trong thơ văn thời Trần hết sức phong phú, đa dạng.Các nhà thơ đã bước đầu phát hiện và cảm nhận những vẻ đẹp bình dị mà tuyệt vờicủa thiên nhiên đất nước Đây là sự tiếp nối thơ văn miêu tả thiên nhiên của thời

Lý và là nền tảng để các nhà thơ giai đoạn sau kế thừa và phát huy

1.2 Thiên nhiên trong thơ văn thời Lê

Nếu kể từ năm 1418 là khi Lê Lợi khởi nghĩa cho đến năm 1505 ( khi LêHiển Tông mất, thì thời thịnh của nhà Lê kéo dài non một trăm năm Văn học thế

kỷ XV được chia thành hai giai đoạn với hai nội dung khác nhau:

1.2.1 Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XV

Nội dung chủ yếu của văn học nửa đầu thế kỷ XV là nội dung ca ngợi cuộckháng chiến chống quân Minh và người anh hùng Lê Lợi Đây là giai đoạn vănhọc tập trung phản ánh cuộc chiến đấu cho độc lập dân tộc và những cố gắngnhằm xây dựng chế độ trong thời bình Âm điệu anh hùng là âm điệu chủ đạo củavăn học nửa đầu thế kỷ XV Chính vì thế, các tác gia thời kỳ này khi viết về thiênnhiên cũng mượn thiên nhiên để thể hiện âm điệu này

Trước tiên, thiên nhiên trong văn học nửa đầu thế kỷ XV thể hiện niềm tựhào về những địa danh đã làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân

Trang 12

Minh xâm lược Những địa danh nổi tiếng như Lam Sơn, núi Chí Linh, sông BạchĐằng đã lần lượt xuất hiện trong sáng tác giai đoạn này nhằm ca ngợi truyền thốngđấu tranh bất khuất của dân tộc ta.

Cuộc kháng chiến chống xâm lược và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa LamSơn đã trở thành nguồn đề tài lớn cho các nhà văn, nhà thơ mặc sức sáng tác vớitên tuổi của tác gia như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, NguyễnThời Trung,… Chẳng hạn Nguyễn Mộng Tuân được mệnh danh là một “kiện

tướng về phú” trong đó có nhiều bài phú ca ngợi kháng chiến như Chí Linh sơn phú, Lam Sơn phú, Lam Sơn giai khí phú, Nghĩa Kỳ phú… Hay Lý Tử Tấn cũng có Chí Linh sơn phú, Xương Giang phú vừa là những bài vừa mô tả tinh thần kháng

chiến anh dũng của quân dân ta vừa vạch tội ác dã man của quân giặc Ngay cảngười anh hùng Nguyễn Trãi cũng có những câu văn rất đẹp về những địa danh đãlàm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc

“Nhìn núi này cao vợi vợi chừ, nhớ xưa gian khổ, Gây dựng nên nghiệp vương chừ, quên lãng sao đang.

Xin ghi thịnh đức vào đá chừ, lưu truyền bất hủ, Mãi nghìn đời, vạn đời chừ, cùng trời đất miên trường”.

(Chí Linh sơn phú - Nguyễn Trãi)Bên cạnh đó thiên nhiên lúc bấy giờ được thể hiện qua cái nhìn lý tưởng vềmột xã hội lý tưởng mà các nhà thơ muốn xây dựng

“Tinh đẩu nhất thiên giai củng bắc, Giang hà vạn phái tận trào đông.

Mao nghê cổ vũ quy vương hóa,

Hà nhĩ âu ca yển đức phong”.

( Tứ hải nhất gia - Lý Tử Tấn)(Cả trời sao đều quay về hướng bắc, Muôn dòng sông thảy nhằm vào hướngđông Già lẫn trẻ mừng rỡ theo về vương hóa, Khắp xa gần vui hát, thuận triều đứcphong)

Trang 13

Bài thơ ca ngợi mối thống nhất của nước Đại Việt, và niềm mơ ước về mộtđất nước hòa bình thống nhất của nhà thơ Lý Tử Tấn Và Nguyễn Trãi trong bài

thơ Hạ quy Lam Sơn I cũng đã vẽ nên một hình ảnh rất đẹp về đất nước trong

cảnh thái bình:

“Viễn phương ngọc bạch đồ vương hội, Trung Quốc uy nghi đổ Hán quan.

Sóc tẩm dĩ thanh kình lãng tức, Nam châu vạn cổ cựu giang san”

(Hạ quy Lam Sơn I)(Phương xa mang ngọc lụa đến dâng, vẽ thành bức tranh “vương hội”, Uynghi của nước cũ lại được thấy ở các quan triều đình mới khôi phục Khí dữphương Bắc đã trong, sóng kình đã lặng, Non sông nước Nam còn mãi muôn đời) Không chỉ thể hiện niềm tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dântộc, ca ngợi đất nước trong thời hòa bình, các nhà thơ còn đi sâu vào việc miêu tảthiên nhiên gắn liền với đời sống hiện thực Đó là cảnh thiên nhiên tươi đẹp mangđậm phong vị quê hương và rất mực gần gũi Ta có thể bắt gặp những vần thơ viết

về thiên nhiên thôn dã vừa tinh tế lại vừa giản dị trong thơ văn thời kỳ này:

“Hà thời kết ốc vân phong hạ, Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên”.

(Bao giờ làm được nhà dưới núi mây, Múc nước suối nấu chè, gối hòn đángủ)

Đó là những dòng chữ miêu tả thiên nhiên bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi.Còn ở thơ Nôm, ông đã phản ánh một cách cụ thể về cuộc sống và con người ViệtNam qua hình ảnh thiên nhiên Tác giả miêu tả phong vị quê hương thật đậm đàbằng cách sử dụng chữ Nôm - tiếng mẹ đẻ của dân tộc:

“Tả lòng thanh mùi núc nác Vun đất ải rảnh mồng tơi”

(Ngôn chí - bài 9)

“Ao quan thả gửi bè rau muống,

Trang 14

Đất bụt ương nhờ một rảnh mùng”.

(Thuật hứng- bài 23)Qua những bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi ta thấy những ước lệ tượng trưngtrong việc miêu tả thiên nhiên đã được thay dần bằng những chất liệu của đời sốngthực Đó là bè rau muống, rảnh mồng tơi, kê, khoai, … những sản vật rất gần gũivới người nông dân và cuộc sống nông thôn

Cùng với Nguyễn Trãi, nhà thơ Lý Tử Tấn cũng có những bài thơ miêu tảthiên nhiên rất hay, mang đậm màu sắc thôn dã:

“Hòe thủ âm âm đạc vấn tường,

Hà hoa niểu niểu phiến tân hương.

Nhất phần thu sắc quân thiên sắc,

Tứ cố sơn quang tiếp thủy quang.

Tử giải hàm hoang sơ thướng đoạn, Hương duyên đái lục sảo thiêm nhương”.

(Sơ thu - Đầu mùa thu)(Cây hòe đo bóng trên tường phấn, Hương sen dịu dàng phả hương thơmmới Một phần sắc thu pha với sắc trời, Bốn bề ánh núi tiếp liền ánh nước Cua đỏtía ngậm gạch vàng đã chui vào rọ, Phật thủ thơm đượm màu xanh, dần dần thêmmúi)

Phong vị quê hương mà Lý Tử Tấn yêu mến và miêu tả đã gợi lên cho chúng

ta những vần thơ của Nguyễn Trung Ngạn vào thế kỷ XIV:

“Dâu già lá rụng tằm vừa chín Lúa sớm nở hoa cua béo ghê Nghe nói quê nhà nghèo vẫn tốt Giang Nam vui thú chẳng bằng về”

(Quy hứng)Các nhà thơ trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XV không chỉ thể hiện tấm lòngyêu mến cảnh thiên nhiên tươi đẹp của quê hương đất nước mà bên cạnh đó cònphần nào bộc lộ những bất mãn đối với chính quyền phong kiến Là những người

Trang 15

trí thức đầy tài năng nhưng không được trọng dụng nên đôi lúc họ cảm thấy bấtmãn thời thế, chán nản muốn về quê ở ẩn, lánh xa chốn danh lợi nhiều cạm bẫy.Chính vì thế họ sống hòa mình với thiên nhiên, mượn thiên nhiên làm bầu bạn đểtìm sự thanh thản cho tâm hồn Chẳng hạn, ở nhà thơ Nguyễn Trãi ta sẽ bắt gặpmột hồn thơ chan hòa tình cảm đối với thiên nhiên và con người Ông luôn cócách nhìn, cách cảm sâu sắc trước vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, xem thiênnhiên là bạn, là láng giềng, là anh em trong những ngày ở ẩn tại Côn Sơn:

“Cò nằm hạc lặn nên bầy bạn.

Ấp ủ cùng ta làm cái con”.

Hay:

“Láng giềng một áng mây bạc, Khách khứa hai ngàn núi xanh”.

1.2.2 Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XV

Văn học nửa cuối thế kỷ XV được tính từ năm 1460, năm Lê Thánh Tông lênngôi Lúc này, chế độ phong kiến của nước ta đang ở vào thời kỳ thịnh trị Ở thời

kỳ này nhà vua là người giám sát và chỉ đạo trực tiếp việc sáng tác văn học củatriều thần Lực lượng sáng tác chủ yếu là nho sĩ quan liêu, nhất là các triều thầnđược Lê Thánh Tông tuyển chọn vào Hội Tao Đàn Do đó, nội dung chủ yếu củavăn học giai đoạn này là nội dung thù phụng, ca ngợi sự thịnh trị của chế độ phongkiến và tài đức của vua Lê Thánh Tông

Các nhà thơ sáng tác dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà vua về đề tài, cảmhứng nên đôi khi khuynh hướng ca ngợi, thù tạc không kém phần khiên cưỡng, thụđộng Và thiên nhiên trong giai đoạn này (trong Hồng Đức quốc âm thi tập) cónhiều bài mang tính chất ngâm vịnh tiêu khiển với đề tài công thức, tuy cũng cócâu đẹp, lời hay nhưng phần nhiều sáo rỗng, ít giá trị Tuy nhiên cũng có một sốbài của một số tác giả thể hiện được tình cảm chân thực của nhà thơ đối với cảnhvật, trong số đó đáng chú ý là những bài miêu tả cảnh vật thiên nhiên mang đậmmàu sắc dân tộc Chẳng hạn, nhà thơ Nguyễn Trực đã có những nét độc đáo trongcách miêu tả thiên nhiên đơn giản nhưng có ý nghĩa sâu sắc:

Trang 16

“Địa viễn phi trần thiểu, Sơn cao đắc nguyệt đa”.

(Đề Cực Lạc tự)(Xa đất nên bụi ít, Trên cao được trăng nhiều)

Hay nhà thơ Thái Thuận thì lại chú ý đến cái bình thường, dung dị nơi đồngquê:

“Mao xá nhân yên lý,

Cô chu tiểu bạc thì.

Thôn đồng tam tứ bối, Duyên thủy mịch bành kỳ”.

(Hoàng giang tức sự)(Nhà cỏ tuôn làn khói, Thuyền con ghé mái bồng Trẻ con năm bảy tốp, Bắtcáy dọc ven sông)

Nhà thơ Nguyễn Bảo lại có những bức tranh quê hết sức cụ thể và sinh động.Tình cảm trong thơ ông là tình cảm của một người gắn bó sâu sắc với làng mạc,ruộng đồng:

“Ly biên ế ế giá miêu trưởng, Thảo lý thanh thanh vu diệp hy”.

(Mía cạnh giậu tre đang nảy ngọn, Khoai trong đám cỏ đã xanh cây)

Các tác giả nói trên phần nhiều không hề chịu sự gò bó theo những khuônmẫu của văn học cung đình, và đã có những nét tiến bộ rõ rệt trong nội dung sángtác mà đặc biệt là trong việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên Qua những bài thơ viết

về thiên nhiên của họ chúng ta bắt gặp ở đó tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu conngười, yêu cuộc đời một cách chân thành và vô cùng sâu sắc

Đó là những nhà thơ không bị ảnh hưởng của lối ngâm vịnh khuôn sáo chốncung đình Còn những nhà thơ cung đình mặc dù bị gò bó trong những quy tắckhuôn sáo nhưng thơ viết về thiên nhiên của họ vẫn có những câu, những bài rấthay khi viết về cảnh sắc thiên nhiên của đất nước Chẳng hạn, chủ nghĩa yêu nướctrong thơ văn Lê Thánh Tông được biểu hiện ở lòng tự hào vì non sông đất nước

Trang 17

tươi đẹp, hùng vĩ Thơ văn của Lê Thánh Tông đã dành phần lớn cho cảm hứng vềthiên nhiên Đây là cảnh đẹp của núi Lam Sơn, sông Lương Thủy nơi phát tích củanhà Lê:

“Núi Lam Sơn cao chót vót như ôm lấy núi Thiên Mục, núi Lam Sơn vươn mình tựa vào núi Thụ Mệnh Hình dạng núi Lam Sơn im lặng như thương đàn trẻ thơ, lởm chởm như dựng đứng những giáo mác Ngọn núi cao ngất rồi phẳng dần, thế núi bất bình rồi hoàn tán Núi có chỗ to lớn và kéo dài, núi có chỗ bằng phẳng

và thư thái.

…(Sông Lương Giang) sóng mạnh nổi lên, đua nhau so sánh chiều cao; nước thác ầm ĩ như thiêng liêng nhảy vọt Gió gầm thác mạnh, chảy vướng lại lùi Sóng tan rã rồi chảy mạnh, sóng to lớn cứ găng nhau…”

(Phú chữ Hán: Lam Sơn Lương Thủyphú)

Thơ vịnh cảnh của Lê Thánh Tông thường thể hiện sự quan tâm đến cuộc đờihơn là đi tìm cái đẹp thiên nhiên thuần túy Nhà vua miêu tả thiên nhiên nhưngcũng đồng thời vẽ lại cảnh giàu có của đất nước:

“Tang giá liêu vân thổ vũ khoan, Biều luân chưng phủ trọng kim hoàn

Nhân gia đa thiểu lục âm hạ, Xuyết thốc tâm trung địch bạc can”.

(Tang châu)(Xanh tốt đồng dâu rộng thênh thang, Bầu, nồi quý giá tựa the vàng Dướichòm cây mát nhà dăm mái, Vựa kén lau khô xếp dọc ngang)

Như vậy thơ văn trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XV mặc dù mang tính chấtcông thức, khuôn sáo do ảnh hưởng của lối sáng tác cung đình nhưng bên cạnh đó,vẫn có những bài thơ rất hay viết về thiên nhiên Các nhà thơ đã có sự sáng tạodần trong việc miêu tả thiên nhiên Thiên nhiên không chỉ gần với đời sống thựchơn mà còn thể hiện sự quan tâm và yêu mến cuộc sống của các tác giả thời kỳnày

Trang 18

1.3 Thiên nhiên trong thơ văn từ thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII

Do tình trạng xã hội phức tạp nên các xu hướng văn học thời kì này có tínhchất chống đối nhau Thơ văn từ nửa cuối thế kỷ XVI – đến nửa đầu thế kỷ XVIIIbên cạnh nội dung Thù phụng, ca ngợi chính quyền phong kiến còn có nội dung tốcáo hiện thực xấu xa thối nát của chính quyền phong kiến đương thời Tuy nhiêntrong giai đoạn này văn học vẫn có nội dung ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên đấtnước

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của thế kỷ XVI Tiếng thơ của ông cũng

là tiếng nói của thế kỷ XVI, thế kỷ mà chế độ phong kiến nước ta bước đầu đi vàocon đường khủng hoảng, do đó tư tưởng của các tầng lớp sĩ phu cũng có nhiều xuhướng phức tạp Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu sống ở nông thôn nên phần lớn tácphẩm của ông được viết trong bối cảnh nông thôn khi nhà thơ về ở ẩn Trongnhiều bài thơ, Hán cũng như Nôm, ngoài những tình cảm đối với con người, nhàthơ thường miêu tả cảnh đẹp ở thôn quê và lòng tha thiết của ông đối với cuộcsống ẩn cư Đối với thiên nhiên, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ít có những nét bút hàohứng, hoành tráng như thơ Nguyễn Trãi Có lúc ông dựa vào thiên nhiên để phátbiểu những quan điểm triết học hoặc quan niệm nhân sinh:

“Sơn đới thu dung thanh chuyển sấu, Giang hàm nguyệt ảnh bạch tương xai.

Cơ quan liễu khước đô vô sự, Tân quán sài môn tận nhật khai”.

(Ngụ hứng)(Núi đượm sắc thu màu xanh hóa nhạt, Sông lồng bóng nguyệt, sắc trắngganh nhau Trong lòng không có cơ tâm thì tự nhiên vô sự, Cửa sài ở quán Tân cứ

Trang 19

(Thơ chữ Nôm: bài 90)Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa giản dị, tươi đẹp:

“Giang sơn tám bức là tranh vẽ, Hoa cỏ tư mùa ấy gấm thêu”.

(Thơ chữ Nôm: bài 3)lại vừa sinh động, tinh tế, hấp dẫn:

“Oanh sơ đầu thiệt tu huỳnh sáp, Điệp bất câm phong hộ phấn nhi”.

(Thơ chữ Hán: Tao xuân)(Chim oanh vàng rụt rè, vừa tập uốn lưỡi, Con bướm phấn bạo dạn, theo giótung bay)

Với niềm yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước, Nguyễn BỉnhKhiêm đã viết nên những lời thơ mỹ lệ, tươi mát, hồn hậu thể hiện tấm lòng yêuthiên nhiên và yêu mến cuộc đời sâu nặng

Ngoài ra, do tình hình nước nhà tạm thời bị chia cắt nên văn học phân giớiBắc Nam sông Gianh và vì vậy thiên nhiên trong thơ văn thời kỳ này cũng có sựkhác nhau giữa Đàng ngoài và Đàng trong Về nội dung tư tưởng, văn học Đàngngoài ở thế kỷ XVII, XVIII, trừ những tác phẩm có ít nhiều yếu tố chân thực, phầnlớn đầy tính chất thù phụng Trịnh Căn thông qua cảnh trí thiên nhiên để nói lên sựphồn vinh giả tạo của thế kỷ XVII:

“Lá tuôn doành quế màu lai láng, Gấm trải đường hoa khách dập dìu”

(Quán Trấn Võ) Hoàng Sĩ Khải cũng mô tả cảnh đẹp Thăng Long nhưng chỉ nhằm mục đíchthù phụng triều đại mới:

“Trường An phong cảnh hữu tình,

Có đường giong ngựa có thành xem hoa.

Cớ chi mày hỡi con đỗ vũ?

Quyến xuân về lại rủ hè sang.

Trang 20

Hây hây mơ mệt hải đường, Xanh phô màn liễu, lục trương tán hòe”.

(Tứ thời khúc vịnh – Hoàng SĩKhải)

Do mang tính chất thù phụng nên thơ văn viết về thiên nhiên của các tác giảnày phần lớn mang tính công thức và cầu kỳ Thiên nhiên tuy đẹp nhưng lại không

hề mang tính chân thực mà chỉ là sự thù phụng ca ngợi sự thịnh trị giả tạo củachính quyền phong kiến đương thời So với văn học Đàng ngoài thì văn học Đàngtrong thể hiện hình ảnh thiên nhiên rất mực chân thực mặc dù hình thức nói chungcòn thô sơ Đọc những đoạn thơ của Đào Duy Từ ca tụng cảnh Tư Dung ở ThuậnHóa, những đoạn thơ của Mạc Thiên Tích ca tụng cảnh Hà Tiên, chúng ta thấy cảmột niềm vui, một sự tin tưởng ở tương lai, không hề thấy ở đây tư tưởng bi lụychán đời, dù có đôi chỗ ca ngợi với ý nghĩa thù phụng:

“Khéo ưa thay cảnh Tư Dung, Cửa thông bốn bể nước thông trăm ngòi.

Trên trời tinh tú phân ngôi, Đêm treo thỏ bạc, ngày soi ác vàng.

Dưới thời sơn thủy khác thường, Động Đình ấy nước, Thái Hàng kìa non…”

(Tư Dung vãn – Đào Duy Từ)Mạc Thiên Tích mặc dù là người Trung Quốc nhưng ông đã có công khai phá

vùng đất Hà Tiên và gắn bó với nơi này Đọc Hà Tiên thập vịnh và Lư Khê nhàn điếu phú, chúng ta không chỉ bàn đến tinh thần yêu thiên nhiên đất nước, tinh thần

nhàn tản yêu đời, mà còn chú ý đến tinh thần Việt hóa trong tư tưởng và qua bút

pháp của tác giả Trong Hà Tiên thập vịnh bằng quốc âm, điển tích đã ít dùng và

lời văn đã khá thanh thoát:

“Dưới rừng mấy trẻ mục đồng, Lưng trâu thổi địch, gió lồng theo khe”.

Hay:

Trang 21

“Hiu hiu ai phất gió đông, Trên hồ tinh tú một dòng lung lay”.

Tóm lại thiên nhiên trong văn học giai đoạn này bên cạnh mục đích thùphụng, ca ngợi chính quyền phong kiến là chủ yếu những vẫn có những vần thơrất hay viết về thiên nhiên và những cảnh sắc tươi đẹp của đất nước Với sự phânchia văn học Đàng ngoài và văn học Đàng trong, các nhà thơ đã thể hiện vẻ đẹpcủa thiên nhiên đất nước ở cả hai miền và mỗi nơi đều có những nét đẹp riêng mặc

dù hình thức vẫn còn thô sơ thiếu sự trau chuốt

1.4 Thiên nhiên trong thơ văn từ nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX

Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX được bắt đầu

với sự ra đời của tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và kết thúc với

tác giả Cao Bá Quát Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nền văn học dântộc trong suốt thời kỳ phong kiến Vì sự phát triển của nó mà nhiều nhà nghiêncứu đã mệnh danh cho giai đoạn này là giai đoạn văn học cổ điển Việt Nam Vănhọc giai đoạn này có một diện mạo riêng với một lực lượng sáng tác hùng hậu vànhững đổi thay với nhiều khuynh hướng phức tạp, với những đặc điểm rất nổi bật

Thiên nhiên trong giai đoạn văn học này cũng vô cùng phong phú Từ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn đến thơ Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều của Nguyễn

Du, thiên nhiên lần lượt xuất hiện với những đặt sắc khác nhau Thiên nhiên gắnliền với phong cách tác giả

Ở tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm diễn Nôm ta thấy: bút pháp tả cảnh trong Chinh phụ ngâm cũng đã phục vụ đắc lực

cho việc biểu hiện nội dung trữ tình của tác phẩm Người ta thường ca ngợi tài

năng của Nguyễn Du trong việc tả cảnh ngụ tình Về phương diện này, Chinh phụ ngâm cũng thành công không phải ít Ngoại cảnh ở đây gắn bó với tình người

nhưng là tình yêu đôi lứa Từ cảnh tiêu điều lạnh lẽo của một ngày đông u ám:

“Cảnh buồn người thiết tha lòng, Cảnh cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun”.

đến cảnh đẹp đẽ não nùng quyến rũ trong một đêm trăng lộng lẫy:

Trang 22

“Lá màn lay ngọn gió xuyên, Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông”.

đều liên quan đến nỗi khát khao thầm kín nhưng thiết tha của người chinh phụ.Rồi cảnh bạt ngàn của rừng chiều điểm bóng dáng một người lữ khách:

“Ngàn thông chen chúc khóm lau, Cách ghềnh thấp thoáng người đâu đi về”

đã nói rất nhiều về nỗi lòng mong đợi của người khuê phụ

Nhìn chung thiên nhiên trong Chinh phụ ngâm mang nặng tính chất ước lệ

tượng trưng mặc dù thiên nhiên chủ yếu là dùng để miêu tả nội tâm nhân vật vànhững khát vọng hạnh phúc trong tâm hồn người chinh phụ

Đến với Hồ Xuân Hương, nhà thơ nữ tiêu biểu nhất và cũng phức tạp nhấtcủa văn học giai đoạn này ta sẽ thấy thiên nhiên trong thơ nữ sĩ gắn liền với conngười và phẩm cách, cá tính độc đáo của bà Tình cảm đối với thiên nhiên trongthơ hồ Xuân Hương rất chân thực và tràn đầy sức sống.Trong thơ Hồ Xuân Hươngnhững bài thơ lấy đề tài trong cảnh vật thiên nhiên hay cảnh vật sinh hoạt hằngngày chiếm hơn một nửa số lượng thi phẩm Trong số đó ta có thể tìm thấy một ítbài mà tác giả của nó viết ra không phải cốt để tả cảnh, mà chỉ là mượn một cảnh,một vật nào đấy để chế giễu các hạng người thường tự xưng là “anh hùng”, là

“quân tử” (Quả mít, Con ốc nhồi…), có bài tác giả gởi gắm vào đấy một nỗi niềmtâm sự của mình (Bánh trôi nước) Ngoài ra, trong những bài khác, Xuân Hương

đã nói lên cái lòng yêu mến thắm thiết của mình đối với cảnh vật

Cảnh vật trong thơ Hồ Xuân Hương tươi tắn, đậm đà và khỏe mạnh:

“Cầu trắng phau phau đôi ván ghép, Nước trong leo lẻo một dòng thông”

(Giếng nước)Thế giới vô tri vô giác trong thơ bà luôn cựa quậy, động đậy như tuồng cáisức sống nội tại trong nó tràn đầy quá, mãnh liệt quá

Trang 23

“Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc, Đầm đìa lá liễu, giọt sương gieo”.

(Đèo Ba Dội)Nói đến nghệ thuật tả cảnh của Xuân Hương, ta thường so sánh với thơ của

Bà huyện Thanh Quan, một nữ sĩ ra đời sau Xuân Hương không xa mấy Điều này

rất có ý nghĩa Lấy một bài tiêu biểu của Bà huyện Thanh Quan, bài Qua đèo Ngang ta sẽ thấy trong đó một thế giới “không hình, không sắc, không mùi vị”, có

tiếng cuốc, tiếng đa đa nhưng thực ra đó là thứ âm vang mơ hồ ở trong lòng conngười Và trong cái thế giới đó, cả không gian, cả thời gian, cả con người đều lắngxuống trong một trạng thái ngưng đọng vĩnh viễn

Xuân Hương là một nhà thơ yêu đời, yêu người, thiết tha với cuộc sống.Chính vì thế bà yêu thiên nhiên trong cái độ phát triển sung sức của nó Đứngtrước thiên nhiên ngay trước những gì tầm thường, nhỏ nhặt nhất, hình như baogiờ bà cũng có một sự ngạc nhiên thú vị, bao giờ nữ sĩ cũng tìm thấy một hứng thúmới mẻ, một lý do để gắn bó với cuộc sống:

“Đá kia có biết xuân già dặn, Chả trách người ta lúc trẻ trung”.

(Đá ông chồng bà chồng)Tình cảm đối với thiên nhiên của Hồ Xuân Hương là thứ tình cảm chân thànhlành mạnh, khác hẳn với những thứ tình cảm đối với thiên nhiên giả tạo, khuônsáo hoặc yếu đuối đầy rẫy trong văn học phong kiến của ta và cả trong văn họclãng mạn sau này

Nguyễn Du là nhà thơ có tên tuổi chói lọi nhất của giai đoạn văn học cổ điển

Việt Nam Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Du và cũng là tác phẩm tiêu biểu nhất cho giai đoạn văn học cổ điển rực rỡ này Tác phẩm Truyện Kiều thành công về cả mặt nội dung lẫn hình thức và đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau Trong đó, thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng

mang những nét vô cùng độc đáo góp phần làm nên thành công cho tác phẩm

Trang 24

Phong cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều có đầy đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu,

đông và mỗi mùa đều có những nét đẹp riêng Đây là vẻ đẹp của mùa xuân:

“Cỏ non xanh rợn chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Hay vẻ đẹp của mùa hè:

“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Thiên nhiên mang đầy những hình ảnh, màu sắc và âm thanh vô cùng gợi

cảm và tràn đầy sức sống Nhưng điều đặc biệt trong Truyện Kiều, Nguyễn Du

đặc biệt chú ý đến việc miêu tả thiên nhiên để làm nền cho sự xuất hiện của cácnhân vật Đồng thời Nguyễn Du cũng xem thiên nhiên như một tạo vật có hồn,một nhân vật chứng kiến và cảm thông với mọi nỗi buồn đau của con người:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đặc biệt thành công khi miêu tả phong cảnh thiên nhiên Nếu ở tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân,

phong cảnh thiên nhiên chỉ là những nét vẽ mờ nhạt, sơ sài, thiếu sức sống thì đến

với Truyện Kiều, Nguyễn Du lại thổi cái hồn vào những phong cảnh thiên nhiên

Những cảnh vật vừa thi vị hóa vừa biểu hiện sâu sắc tâm trạng của nhân vật

Và đối với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tạo dựng những hình ảnh thiên nhiên vừa

đẹp, vừa có hồn Và hơn thế nữa thiên nhiên còn là một nhân vật chứng kiến mọinỗi buồn vui của con người trong truyện với thái độ cảm thông sâu sắc:

“Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”.

Trang 25

Riêng tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong văn họcTrung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam Cảnh xen vào tâm trạng con người

là để làm nổi bật tâm trạng ấy Nhiều khi không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật màthông qua cảnh vật để gợi lên tâm trạng ấy Tuy vẫn có những chỗ mang tính chấtcông thức, ước lệ tượng trưng nhưng các yếu tố của đời sống thực dần được nhàthơ chú ý khai thác Có thể nói đối với Nguyễn Du, thiên nhiên là công cụ phục vụđắc lực cho việc bộc lộ nội tâm nhân vật

Nhìn chung thiên nhiên trong giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII – nửađầu thế kỷ XIX đã có sự tiến bộ vượt bậc so với các giai đoạn trước Thiên nhiênlúc bấy giờ đã có sự trau chuốt về mặt hình thức và hoàn thiện về mặt nội dung.Đặc biệt, thiên nhiên trong thơ đã được các tác giả chú ý khai thác để làm bộc lộcho nội tâm nhân vật và cũng đồng thời giúp cho các nhà thơ có thể bộc lộ tínhcách và tài năng của mình

Như vậy qua việc tìm hiểu thiên nhiên trong thơ văn trung đại, chúng ta đã cócái nhìn khái quát về thiên nhiên qua các thời kỳ Ở mỗi thời kỳ khác nhau thiênnhiên trong thơ văn đều mang những đặc điểm riêng, những nét đặc sắc riêng.Tínhchất công thức ước lệ nhìn chung được các tác giả sử dụng nhiều trong việc miêu

tả thiên nhiên nhưng nó cũng dần được các tác giả thay thế bằng những chất liệucủa đời sống hiện thực Điểm qua một số đặc điểm của thiên nhiên trong thơ văntrung đại sẽ tạo nền tảng cơ sở để chúng ta đi vào tìm hiểu thơ văn NguyễnKhuyến Từ đó chúng ta sẽ thấy được sự kế thừa và phát huy của ông trong quátrình miêu tả thiên nhiên

Chương hai

THIÊN NHIÊN TRONG THƠ VĂN NGUYỄN KHUYẾN

Sau khi cáo bệnh từ quan, Nguyễn Khuyến trở về với ruộng vườn Hai mươinăm của đời cụ là hai mươi năm giữa người, giữa cảnh thôn quê Khác với ChuMạnh Trinh, Nguyễn Khuyến không chỉ mượn thiên nhiên làm bạn tiêu sầu, màcòn hòa mình vào cuộc sống nông thôn Với đặc điểm ấy, lời thơ cụ Nguyễn

Trang 26

Khuyến là những lời rung cảm chân thành của một tâm hồn dân quê, lắm khi nhẹnhàng mộc mạc như lời ca dao Thiên nhiên trong trong thơ ông không bó buộcphải là rộng lớn, đặc sắc, mà nhiều khi chỉ là những cảnh, những hình ảnh giản dị,quen thuộc của quê hương xứ sở, nhất là cảnh nông thôn: một ao thu nhỏ lạnh,một ngõ xóm trồng trúc, một khoảng trời xanh, một ngọn núi, một cánh đồng nướclụt, mảnh vườn sau nhà lúc vào hè Những cảnh đó ông khéo khơi rộng và tìm ranhững vẻ đẹp chưa ai khai thác bao giờ.

Sang thế kỷ XVIII, mùa xuân đã bước vào thơ là tiếng nói tượng trưng cho

vẻ đẹp, sức sống tình yêu và những khác khao hạnh phúc Đó là mùa xuân xanhtươi qua cái nhìn của cô gái đang yêu trong thơ Phạm Đình Hổ, mùa xuân trongnỗi khắc khổ chờ đợi của người chinh phụ (Chinh Phụ Ngâm), mùa xuân củanhững gặp gỡ giữa Lương Sinh – Dao Tiên (Hoa Tiên), giữa Thúy Kiều - KimTrọng (Truyện Kiều), giữa Phạm Thái – Trương Quỳnh Như (Sơ Kính TânTrang), hay mùa xuân buồn tủi, u uất trong thơ Hồ Xuân Hương

“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,

Trang 27

Mảnh tình san sẻ tý con con”.

Sang nửa thế kỷ XIX – một thế kỷ quật cường, đau thương trong lịch sử dântộc - bên cạnh những cảm xúc về mùa xuân tươi đẹp, thơ xuân của NguyễnKhuyến đã có thêm những ám ảnh cho thân phận nhà nho dưới thời thực dân đô

hộ, có nỗi day dứt triền miên trước vận mệnh của đất nước và vận mệnh của ngườitrí thức mất nước

“Tân tế phương lai cựu tuế chu, Quần phương giai uyển ngã hà khô?

Vô lịch ná tri thư Giáp Tý, Hữu cừu vị cảm độc Xuân thu”.

Tuy nhiên, thơ xuân Nguyễn Khuyến không phải lúc nào cũng chỉ có ý nghĩa

xã hội sâu sắc mà còn là những bức tranh xuân vừa chân thực vừa mang đậm phong cách làng quê Cảnh không mang màu sắc ước lệ như thơ trước đó, nhưng giàu hình ảnh hiện thực

Chúng ta hãy xem cảnh sắc nông thôn và phong tục tâm lý người dân quê ăntết đón xuân để thấy được cái nhìn hiên thực của Nguyễn Khuyến Nhà thơ đãmiêu tả cực kỳ tinh tế cái xao xác đượm buồn của phiên chợ Đồng ngày giáp tếttrong những năm đói kém

“Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng Năm nay chợ họp có đông không?”

(Chợ Đồng) Đọc thơ như được sống trong không gian, thời gian thuở ấy Giữa trời mưabụi còn hơi rét Cái thời tiết mưa phùn gió bấc, phiên chợ làng tất niên họp ngoàicánh đồng

Giọng thơ nghe chơi vơi tâm trạng người tha hương hoài niệm một tập tụccủa quê nhà Nguyễn Khuyến rất giỏi chi tiết Chi tiết ông chọn như dấu ấn củathời cuộc lại như những ấn tượng không thể quên của đời người

“Hàng quán người về nghe xáo xác

Nợ nần năm hết hỏi lung tung”.

Trang 28

Ở bài Khai bút cái tiếng trống ình ịch ẩm hơi mưa bụi cũng rất tinh tế:

“Ình ịch đêm qua trống các làng

Ai ai mà chẳng rước xuân sang”.

(Khai Bút)

Hình ảnh thơ lưu giữ một tư thế khai bút của nhà thơ.

“Rượu ngon nhắp giọng đưa vài chén, Bút mới xô tay thử một hàng”.

Rượu thì nhắp giọng từ tốn Bút thì xô tay hào hứng Tư thế tài tử và tài hoa.Rồi, ngoài lũy trong ao Có cả tên người cụ thể, cụ Tổng, thầy Nhang Người địaphương đọc chắc thích lắm Cung cách ăn tết này giờ không còn, càng thấy quýchất tư liệu cụ Tam nguyên Yên Đổ lưu giữ Nhưng quý hơn là cái chất tâm hồnông đại khoa về ở ẩn Nguyễn Khuyến cũng có nỗi khắc khoải như Nguyễn Du

“Nhìn xem phong cảnh đều như cũ

Đố biết thiều quang ở chỗ nào”.

Nguyễn Khuyến có một đời sống tình cảm rất đỗi dồi dào Ông cũng vuibuồn, thương, giận, như mọi người bình thường khác Nguyễn Khuyến trở về vớinông thôn nhưng tấm lòng không hề nguội lạnh đối với việc mất nước Cho nênđến lúc chết, tâm hồn ông không mấy khi được bình thản Suốt một phần ba cuộcđời mình, Nguyễn Khuyến đã sống trong một thứ âm thanh, tuy ảo giác, nhưngluôn vấn vít bên tai ông: Tiếng cuốc kêu tượng trưng cho lòng nhớ nước Trongvăn thơ ta cũng có nhiều tiếng cuốc, nhưng không ở đâu có tiếng cuốc lạnh lùng

như ở bài Cuốc kêu cảm hứng nó mang trong đó tất cả một sự uất hận, nó kéo

theo đó cả máu và sự sống

“Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ,

Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ.

Năm canh máu chảy đêm hè vắng.

Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi, Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ,

Trang 29

Thâu canh ròng rã kêu ai đó, Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ”.

(Cuốc kêu cảm hứng)Nguyễn Khuyến cũng là con cuốc héo hon dần vì nhớ mãi một mùa xuân -mùa xuân của dân tộc đã đi qua Cho nên trong lúc mùa xuân trở về, NguyễnKhuyến vẫn không tìm thấy hứng thú gì, mà vẫn giữ một vẻ lơ láo, ngất ngơ

“Xuân về ngày loạn còn lơ láo, Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ.

Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng, Sao con đàn hát vẫn say sưa?”

(Ngày xuân dặn các con)

Nguyễn Khuyến mang nỗi đau buồn người trí thức mất nước Ngày xuân thấycác con vui với xuân, ông nhẹ nhàng trách: Ta lẩn thẩn không biết lấy gì đền chonăm tháng trôi đi Mà sao các con đàn hát say sưa thế Trong cái đêm ba mươi tếtsang tuổi năm mươi nhăm, tóc bắt đầu bạc, mắt đau nặng hơn, Nguyễn Khuyếnngồi dưới bóng đèn, lặng lẽ rót rượu uống một mình Ông nhận xét: người nghèochỉ có đêm nay là không phải lo Không phải lo vì không có gì để kiếm và cũngkhông bị ai hành hạ, người ta còn bận đón xuân Nhưng lòng ông thì đầy nghĩ ngợicho năm tháng đời mình Câu thơ kết đúng là thơ của đêm giao thừa:

“Nhất cú liên niên hứng vị cùng”

(Một câu thi hứng kéo liền hai năm)

Cũng có khi gia cảnh nhuốm màu tâm sự:

Sầu đa dạ lãn thính nhi độc, Tửu quý xuân nan hóa khách thường Chỉ hữu tác tiêu phung tiẻu vũ, Bệnh chung tài sắc nhất phân cường.

(Xuân bệnh 2)(Buồn quá ngại nghe con đọc sách, Rượu đắt khó có thể mời khách thưởng xuân May có tối qua dược trận mưa nhỏ, Bệnh tật cũng đỡ được đôi phần.)

Trang 30

Có thể nói, thơ xuân của Nguyễn Khuyến, đã thể hiện đầy đủ những sắc thái của một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, nó là tiếng nói mới mẻ, và cũng là những đóng góp hết sức quý giá vào sự phát triển của nền thơ trữ tình dân tộc.

Hè rất đẹp, rộn ràng trong khúc nhạc làng quê Ngoài tiếng cuốc tiếng chim tu

hú, tiếng sáo diều còn có tiếng ve, tiếng cười nói “lao xao” của đời thường.

Nhưng trong bức tranh mùa hè của Nguyễn Khuyến thì hoàn toàn khác hẳn Đó làmột bức tranh quê buồn bã

“Tháng tư đầu mùa hạ, Tiết trời thật ôi ả, Tiếng dế kêu thiết tha, Đàn muỗi bay tơi tả.

Nỗi ấy ngỏ cùng ai, Cảnh này buồn cả dạ.

Biếng nhắp năm canh chầy,

Gà đã sớm giục giã”.

(Than mùa hè) Cảnh ngày hè nóng bức, với tiếng dế kêu thiết tha và đàn muỗi thì bay tơi tả.Đây là hai nét chấm phá điển hình, cực tả được cái oi ngột vừa ngoại cảnh, vừa nộitâm Nó chứa đựng một sự ngột ngạt của tâm trạng, sự ngột ngạt “ vô hồn” đúng

như tựa đề bài thơ đã thể hiện Than mùa hè tả cảnh một đêm hè nóng nực, bức

bối ở nông thôn Nguyễn Khuyến đã mượn hình ảnh thiên thiên để chỉ nền đô hộcủa thực dân Pháp trên đất nước ta khi ấy cũng đang nặng nề, tăm tối như thế Tác

giả đã mượn hình ảnh tượng hình “tơi tả” để diễn tả sự đau đớn đến ngậm ngùi

Ngày đăng: 22/08/2016, 08:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Huệ Chi, Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
2. Xuân Diệu, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam tập 1, Nxb Văn học, 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam tập 1
Nhà XB: Nxb Văn học
3. Xuân Diệu, Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn Nguyễn Khuyến
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
4. Hồ Sĩ Hiệp, Nguyễn Khuyến phê bình bình luận văn học, Nxb Văn Nghệ Tp Hồ Chí Minh, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khuyến phê bình bình luận văn học
Nhà XB: Nxb Văn Nghệ Tp HồChí Minh
5. Hà Ngọc Hòa (biên soạn), Nguyễn Khuyến – Nhà thơ của làng quê Việt Nam, Nxb Trẻ, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp Hồ Chí Minh, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khuyến – Nhà thơ của làng quê Việt
Nhà XB: Nxb Trẻ
6. Nguyễn Phạm Hùng, Văn học Lý Trần nhìn từ thể loại, Nxb Giáo dục, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Lý Trần nhìn từ thể loại
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. Nguyễn Văn Huyền, Nguyễn Khuyến tác phẩm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khuyến tác phẩm
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
8. Mai Hương (Tuyển chọn và biên soạn), Nguyễn Khuyến - Thơ, lời bình và giai thoại, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khuyến - Thơ, lời bình và giaithoại
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội
9. Trần Ngọc Hưởng, Luận đề về Nguyễn Khuyến, Nxb Thanh niên, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận đề về Nguyễn Khuyến
Nhà XB: Nxb Thanh niên
10. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, Văn học Việt Nam từ thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam từ thế kỷX - nửa đầu thế kỷ XVIII
Nhà XB: Nxb Giáo dục
11. Vũ Khiêu, Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử
Nhà XB: Nxb Thànhphố Hồ Chí Minh
12. Lê Xuân Lít (Sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu), Hai trăm năm nghiên cứu – bàn luận Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai trăm năm nghiên cứu –bàn luận Truyện Kiều
Nhà XB: Nxb Giáo dục
13. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX
Nhà XB: Nxb Đại học & Trunghọc chuyên nghiệp
14. Bùi Văn Nguyên, Lịch sử văn học Việt Nam (tập II), Nxb Giáo dục, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Việt Nam (tập II)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
15. Vũ Tiến Quỳnh (Tuyển chọn), Phê bình, bình luận văn học Nguyễn Khuyến, Nxb Khánh Hòa, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình, bình luận văn học Nguyễn Khuyến
Nhà XB: Nxb Khánh Hòa
16. Vũ Thanh (Tuyển chọn và giới thiệu), Nguyễn Khuyến - Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khuyến - Về tác gia và tácphẩm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
17. Trần Nho Thìn, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa
Nhà XB: Nxb Giáodục
18. Kiều Văn (Tuyển chọn), Thơ Nguyễn Khuyến thơ ca Việt Nam chọn lọc, Nxb Đồng Nai, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Nguyễn Khuyến thơ ca Việt Nam chọn lọc
Nhà XB: NxbĐồng Nai
19. Lê Trí Viễn, Thơ văn Nguyễn Khuyến – Trần Tế Xương, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn Nguyễn Khuyến – Trần Tế Xương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Tủ sách đại học sư phạm, Lịch sử văn học Việt Nam (tập IV A), Nxb Giáo dục Hà Nội, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Việt Nam (tập IV A)
Nhà XB: Nxb Giáo dụcHà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w