1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những đặc sắc nghệ thuật sử thi trong trường ca iliat và ôđixê của hôme

43 3,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 235 KB

Nội dung

Và không chỉ bồi đắp cho tâm hồn muôn triệu con người, những câu truyện cổ ấy còn là nguồn cảm hứng khơi nguồn cho bao tác phẩm thơ ca, hội họa, khiến trúc và điêu khắc… Sử thi Iliat và

Trang 1

A: PHẦN MỞ ĐẦU.

1 Lý do chọn đề tài.

Có những tác phẩm đã ra đời cách đây rất lâu mà không bao giờ cũ, vẫn

để lại trong lòng người đọc những ấn tượng, ám ảnh, day dứt khôn nguôi Đó

là những câu truyện ngụ ngôn, thần thoại, sử thi… Dù năm tháng đổi thay, những vương triều sụp đổ, những đền đài tiêu tan hết thì các tác phẩm văn học dân gian ấy vẫn cứ tồn tại, bền bỉ như dòng sông chảy mãi tưới mát tâm hồn bao thế hệ người đọc hôm qua, hôm nay và mai sau Và không chỉ bồi đắp cho tâm hồn muôn triệu con người, những câu truyện cổ ấy còn là nguồn cảm hứng khơi nguồn cho bao tác phẩm thơ ca, hội họa, khiến trúc và điêu khắc…

Sử thi Iliat và Ôđixê của nhà thơ cổ đại Hy lạp Hôme nằm trong số ít các tác

phẩm đã làm được điều kỳ diệu đó! Tính đến nay đã gần 3000 năm kể từ sau khi Hôme mất đi, nhưng những thiên anh hùng ca ông viết về những cuộc chiến tranh thành Tơroa thì vẫn luôn sống mãi trong lòng người đọc Những

bản dịch sử thi Iliat và Ôđixê gần đây luôn nằm trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất cùng với những cuốn như Grisham và King Sử thi Ôđixê

đã tạo ra nguồn cảm hứng cho sự ra đời của các tác phẩm như Uylix của James Joyce hay bộ phim George Clooney, và bộ phim Tơroa của Wolfgang Petersen được phỏng theo sử thi Iliat gần đây cũng gặt hái được hơn 100 triệu

USD – đây là một bộ phim đạt doanh thu khổng lồ trong mùa hè vừa qua do

Brad Pitt thủ vai chính - nhân vật huyền thoại Asin

Cũng từ sức hấp dẫn mãnh liệt đó mà các tác phẩm của Hôme luôn là đề tài thu hút sự suy nghĩ, tìm hiểu của nhiều cây bút thuộc nhiều thế hệ, là đề tài nghiên cứu của nhiều luận án tiến sĩ, thạc sĩ ở các viện nghiên cứu và các trường Đại học Mặc dù vậy thì những hiểu biết về sử thi Hy lạp cổ đại vẫn còn là một ẩn số với nhiều người Đặc biệt tính đến nay các công trình chuyên

Trang 2

sâu tìm hiểu về Những đặc sắc nghệ thuật sử thi dưới góc độ một tác phẩm cụ thể như Iliat và Ôđixê thì vẫn chưa thành hệ thống Có nhiều người thường

băn khoăn rằng: Vậy những đặc sắc nghệ thuật của sử thi được biểu hiện như

thế nào? Và vai trò của nó trong việc làm nên thành công của Iliat và Ôđixê ra

sao? Để tìm được câu trả lời trọn vẹn và xác đáng nhất thì việc đi vào tìm hiểu

đề tài “Những đặc sắc nghệ thuật sử thi trong trường ca Iliat và Ôđixê của

Hôme” là một việc làm có ý nghĩa thiết thực Nó giúp ta hiểu sâu hơn về sử

thi Hy lạp cổ đại và những thành tựu của nó, bổ sung thêm kiến thức về một tác giả văn học lớn – người được mệnh danh là “cha đẻ của thi ca Hy lạp” Đặc biệt hơn với việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn mới

mẻ hơn về cuộc sống, thiên nhiên và con người Trên đây là những lý do chính để tôi lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Lịch sử vấn đề.

Là một nhà nhà thơ nổi tiếng, tài năng Vì vậy những đánh giá về con người và tác phẩm của Hôme cũng vô cùng phong phú Sau đây là một số các công trình tiêu biểu :

Thành công bước đầu phải kể đến là công trình dịch thuật trọn bộ Iliat

và Ôđixê, Nxb Văn học, Phan Thị Miến Ngoài ra còn có cuốn “Thần thoại Hi

Lạp”, 2009, Nxb Văn học, Nguyễn Văn Khỏa Có thể nói đây là những công

trình dịch thuật rất công phu

Song song với việc dịch thuật là về nghiên cứu Đặng Anh Đào đã có

công trình nghiên cứu về tác gia Hôme với cuốn “Văn học phương Tây”, xuất

bản 2004

Trang 3

Tác giả Lê Nguyên Cẩn trong cuốn: “Hợp tuyển văn học Châu Âu”,

xuất bản 2002, ngoài việc phác thảo chân dung Hôme còn tìm hiểu về những biện pháp kĩ thuật của sử thi Hôme

Lưu Đức Trung với cuốn: “Giáo trình văn học thế giới”, xuất bản

2007, đã đi sâu nghiên cứu về Hôme và sự nở rộ của sử thi Hi Lạp Hai thiên

sử thi Iliat và Ôđixê được ông tìm hiểu, phân tích những nét đặc sắc ở cả hai

phương diện nội dung và nghệ thuật

Dion Chrysostome trong diễn văn của mình đã từng nói “Hôme là

người đầu tiên, là người ở giữa và là người cuối cùng cung cấp cho trẻ em, người lớn và cụ già tất cả những gì mà người rút ra được.”

Trong cuốn Văn học phương Tây, NXB Giáo dục Hà nội – 1997, tr 60

La Bruyere nhận xét “…Môizơ, Hôme, platông, Viếcgin, Hôrasơ sở dĩ được

đánh giá cao hơn các nhà văn khác là vì cách biểu hiện cái thật để viết tự nhiên, mạnh mẽ, tinh tế.”

“Đừng tham nhiều tình tiết quá về một chủ đề Chỉ một cơn giận của Asin mà diễn đạt có nghệ thuật cũng đủ phong phú làm nên một tác phẩm Iliat” “Ở đâu cũng vậy, Hôme đều làm cho mọi người vui thích và không làm mệt mỏi ai bao giờ Những đoạn thuyết lý của ông được một hơi thở đầy nhiệt tình phả vào làm cho chúng tưng bừng khí sắc Ông không bao giờ lạc bước vào những đoạn văn ngoài đề, rối rắm, quanh co Những câu thơ của ông chẳng có trật tự gì đâu nhưng chủ đề lại được sếp đặt và phát triển trong bản thân của chúng Tất cả chẳng tỏ vẻ gì sáng tác mà lại được biểu hiện ra một cách tự nhiên, thoải mái Mỗi câu mỗi chữ đều xuôi chảy về dòng chuyện, chẳng lạc khỏi chủ đề” Boileau trong Nghệ thuật thơ ca – ca khúc III.

“Thiên tài nghệ thuật của Hôme là một lò nung, qua đó những tảng quặng thơ sơ của thơ ca và truyền thuyết dân gian nấu chảy ra thành những

Trang 4

thứ vàng nguyên chất” “Mỗi nhân vật của Iliat đều thể hiện một khía cạnh nào đó của tinh thần Hy lạp” – V.G Bielinxki, Văn học phương Tây – NXB

Giáo dục, Tr 43

“Hôme là nhà thơ thần đồng khổng lồ Thế giới sinh thành còn ông thì ngợi ca Ông là con chim của buổi bình minh nhân loại Hôme hít thở được cái trong trắng thiêng liêng của ban mai tuyệt vời đó Ông không hề biết đến bóng tối… Hôme là một trong số những thiên tài chuyển hóa được vấn đề thú

vị này của nghệ thuật, có thể tuyệt vời hơn tất cả là bức tranh chân thực có được bởi sự trưởng thành của con người, có nghĩa là sự ra đời của cái thực trong lý tưởng, ngụ ngôn và lịch sử, giả thiết và truyền thống, ảo tưởng và khoa học, tất cả đã tạo ra Hôme Ông thăm thẳm vời vợi, ông cũng là trẻ tươi đời đời Tất cả mọi điều sâu lắng của các thế hệ xa xưa được chiếu rọi lại trong cái không gian bao la của trí tuệ này” – Victor Hugo.

“Tác phẩm của Hôme là cuốn từ điển bách khoa hoàn thiện nhất của thời cổ đại” “Hôme không miêu tả sự vật mà dường như lại đem đặt trước mắt anh để anh nhìn thấy nó Tính chất giản dị và sức mạnh của câu chuyện

đã tạo ra sức hấp dẫn kỳ diệu đó” – N.I Gơnnêđisơ, dẫn theo Nguyễn Văn

“Cứ thế Hôme đi thẳng vào con người Bằng một dáng diệu, một thái

độ rát đơn sơ của nhân vật, nhà thơ chỉ cho ta thấy, xác định cho ta biết, cái

gì tạo ra chiều sâu cho mỗi con người…” André Bonnard: Văn minh Hy Lạp

Tr 37, 38

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Để đi sâu nghiên cứu vấn đề, từ đó nhằm làm sáng tỏ yêu cầu của đề tài cũng như tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật của sử thi Hy lạp Ở đề tài này, tôi xác định đối tượng nghiên cứu chính là những đặc sắc của nghệ thuật sử thi

trong anh hùng ca Iliat và Ôđixê của Hôme.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tác phẩm Iliat và Ôđixê, bản dịch của Phan

Thị Miến

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong rất nhiều các phương pháp nghiên cứu về văn học, trong bài viết này tôi sử dụng những phương pháp sau:

• Phương pháp hệ thống, thống kê: tập hợp những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong tác phẩm để làm dẫn chứng, chứng minh cho luận điểm đưa ra

• Phương pháp phân tích, tổng hợp: trên cơ sở những luận chứng

đã tìm được, tôi tiến hành phân tích, tổng hợp để rút ra kết luận

• Đồng thời, trong bài nghiên cứu của mình, tôi còn sử dụng thêm phương pháp so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt của đối tượng nghiên cứu nhằm lý giải và kết luận cho nguồn gốc vấn đề nghiên cứu

5 Ý nghĩa của đề tài.

“Những đặc sắc nghệ thuật sử thi trong trường ca Iliat và Ôđixê của

Hôme” là một đề tài thú vị và hấp Với kết quả đạt được, tôi hy vọng bài viết

này sẽ giúp cho người đọc có được cái nhìn bao quát hơn về nền thi ca của Hy

lạp cổ đại, mà cụ thể hơn nữa là hai tác phẩm Iliat và Ôđixê.

Đề tài này còn là lượng kiến thức cơ bản, quan trọng giúp ích cho chúng ta trong quá trình học tập và nghiên cứu sau này

Trang 6

6 Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu đề tài “Những đặc sắc nghệ thuật sử thi trong trường ca

Iliat và Ôđixê của Hôme” giúp ta hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của

nhà thơ Hôme Bên cạnh đó, còn hiểu thêm về nội dung, sự độc đáo của nghệ thuật sử thi Hi Lạp, mà tiêu biểu là những đặc sắc nghệ thuật sử thi trong

trường ca Iliat và Ôđixê

Trang 7

B: PHẦN NỘI DUNG.

Chương 1: Những vấn đề chung.

1.1Cơ sở lịch sử, xã hội anh hùng ca của Hôme.

Cuộc chiến tranh thành Tơroa là có thật Một sự thật lịch sử được cường điệu và tô điểm bởi thần thoại, mặc dầu có thể không xảy ra vì đôi mắt đẹp của nàng Hêlen như Hôme kể Từ “Hi Lạp” hay “người Hi Lạp” là những

từ mà người La Mã dùng để chỉ đất nước và nhân dân này thời kì họ chiếm đóng Hi Lạp Vào giữa thế kỉ XV TCN, những người Akêen có những chiến thuyền hùng mạnh đã đặt chân lên đảo Cret, xâm chiếm Knôxôx Đảo Cret bị chinh phục nhưng những kẻ đi chinh phục lại tìm thấy ở đấy một nền văn minh cao hơn nền văn minh của họ và cũng giống như người La Mã sau này khi chinh phục Hi Lạp, người Hi Lạp đã tiếp thu, phát triển nền văn minh này

Đó là nguyên nhân ra đời nền “văn minh Akêen” hay thường gọi là nền “văn minh Mixen”, gọi theo tên thành bang Mixen vương giả của Agamemnông

Trong Iliat, chàng Iđômênê của đảo Cret chỉ là một “ triều thần” của

Agamemnông Cuối cùng những cuộc viễn chinh của người Akêen mở rộng

về phía đông nhất là về phía đảo Sip và vùng Tiểu Á, ở đó có thành bang Tơroa còn gọi là thành Iliông Vị trí địa lý có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng của thành bang này cũng như sự giàu có, của cải vô vàn của nó khiến nó

đã trở thành cái đích tấn công của các chiến thuyền Akêen Có thể trong thực

tế người Hi Lạp đã lấy cớ là một hoàng tử của thành Tơroa bắt cóc một cô em dâu của nhà vua thành bang Mixen để tấn công thành hay câu chuyện nàng Hêlen Hi Lạp bị chàng Đông Juăng Parix của phương Đông quyến rũ, chỉ là một hư cấu của thần thoại

Trang 8

Cuộc chiến tranh thành Tơroa kéo dài trong 10 năm và kết thúc với mưu mô con ngựa gỗ của Uylix (trong thần thoại) Theo các học giả nó đã xảy ra khoảng 1183 hoặc 1280 tr.CN Trong thế kỉ XVIII và gần như cả thế kỉ XIX, các nhà khoa học ở Châu Âu chưa có những hiểu biết gì nhiều về những cơ sở lịch sử, xã hội của nền văn hoá Hi Lạp cổ đại cũng như về anh hùng ca của Hôme Ngày nay khoa học khảo cổ đã đưa ra những bằng chứng chính xác về nền văn minh cổ Hi Lạp và về lịch sử xã hội của thời đại Hôme Những nền văn minh cổ Hi Lạp (Cret, Mixen) còn để lại nhiều dấu ấn rõ dệt trong các anh hùng ca của Hôme Qua những chứng cứ khảo cổ học, ta thấy nền văn minh Cret và Mixen thuộc về thời đại đồ đồng, kim loại sắt đã có nhưng còn hiếm

và quí Người Đôriêng từ phía bắc tràn xuống chinh phục Hi Lạp đã đem theo những dụng cụ bằng sắt thường dùng Người Akêen đã bị kẻ xâm lược mới này đánh đuổi, chạy sang vùng bờ biển Tiểu Á Nơi ấy các thành bang Iôni và Eôlit còn giữ được, qua hàng thế kỉ, câu chuyện về những anh hùng Akêen và những chiến công lừng lẫy của họ Những người hát rong đã biến những câu chuyện kể này thành những khúc ca chiến trận và vinh quang Đó là nguồn gốc của sự hình thành những thiên anh hùng ca Hi Lạp cổ đại

1.2 Khái niệm sử thi.

Theo từ điển thuật ngữ Văn học,Nxb Giáo dục,1992, tr 192 “Sử thi còn gọi

là anh hùng ca – là thể loại tác phẩm tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc, nhằm ca ngợi những sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử”.

1.3 Những đặc trưng của sử thi.

Anh hùng ca là một tác phẩm kể chuyện, phản ánh khái quát một giai đoạn lịch sử khá dài của dân tộc Nó kể lại những biến cố lịch sử có ý nghĩa

Trang 9

lớn lao, quyết định đối với vận mệnh của toàn nhân dân, những biến cố sảy ra không phải trong một quá khứ gần gụi mới đây mà là trong một quá khứ xa có thời gian hàng thế kỷ Nhà thơ trong khi kể chuyện, một mặt dựa vào những chất liệu của truyền thống, tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt, chặt chẽ của truyền thống nhưng mặt khác lại không thể không có sự cải biên sửa đổi Do yêu cầu và đặc tính của nghệ thuật kể chuyện trong hoàn cảnh lịch sử của chế

độ công xã thị tộc đã hình thành nên các đặc trưng của thể loại sử thi

Trong nghĩa hẹp, chuyên biệt và có cách hiểu tương đối phổ quát, sử thi trỏ một hoặc một nhóm thể loại trong tự sự, đó là sử thi anh hùng, tức những thiên tự sự kể về quá khứ anh hùng, là bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân và về những anh hùng, dũng sĩ, tiêu biểu cho một thế giới sử thi Sử thi anh hùng tồn tại dưới cả dạng truyền miệng và văn bản thành văn Phần lớn những bản chép các thiên sử thi anh hùng tiêu biểu đều có ngọn nguồn dân gian và bản thân các đặc điểm của thể loại cũng hình thành ở cấp

độ dân gian

Cái đẹp đặc trưng của sử thi anh hùng được biểu lộ trong tính hài hòa riêng của nó, vốn gắn với các quan hệ xã hội chưa trưởng thành Điều này được Các Mác nhấn mạnh khi ông liệt sử thi vào thời đại trước khi bắt đầu có sản xuất nghệ thuật thực thụ, đồng thời cho rằng sử thi ở dạng cổ điển làm thành một thời đại trong lịch sử văn hóa

Ở sử thi, tác giả chỉ can hệ đến thế giới mà các quan hệ thân tộc ngay trong đời sống hiện thực còn đóng vai trò trung gian, môi giới cho phạm vi riêng tư và phạm vi chính trị; các lợi ích của các hành động khác nhau còn bền chặt vào nhau, sự liên hệ giữa các cuộc đấu tranh toàn dân và các hoạt động cá nhân còn mang tính trực tiếp, khác biệt với tiểu thuyết khi nhà văn buộc phải viện cớ riêng cho sự tham dự của nhân vật vào các xung đột chính trị

Trang 10

1.4 Nhà thơ Hôme - Thiên tài nghệ thuật của đất nước Hy Lạp.

Nhà thơ mù Hôme, cha đẻ của các nhà thơ Ông sống vào khoảng cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ VIII TCN Theo một số tài liệu thì có thể Hôme được sinh ra bên bờ sông Méles tại Chios, gần Smyrne Sinh thời Hôme được đi thăm thú rất nhiều nơi như: Ai cập, Libi, Ý, Tây Ban Nha và ghi chép được nhiều điều ở đó Trên chuyến đi tới Colophon thì Hôme mắc bệnh nặng, trở thành người mù lòa Từ đó về sau người ta chỉ gọi ông là Hôme và dường như người ta đã quên đi chú bé mang tên dòng sông mà chỉ nhớ tới đặc điểm mù lòa của ông Nhưng đây lại là một cái nhìn mù lòa được chuyển hóa: một người mù trở thành Hôme bất tử, mù lòa trở thành sáng lòa rực rỡ trong thế giới cổ đại và của mọi thời đại

Có thể nói rằng nhà thơ Hôme là một thiên tài nghệ thuật trưởng thành

và được nuôi dưỡng trong lòng nghệ thuật hát rong Hy lạp, trong lòng văn học dân gian Hôme quả rất xứng đáng với lời ca ngợi của Bielinxki dành cho ông:

“thiên tài nghệ thuật của Hôme là cái lò nung, qua đó những tảng quặng thô

sơ của truền thuyết dân gian và thơ ca được nấu chảy ra thành những thỏi vàng nguyên chất” Bielinxki toàn tập IV, tr 308

1.5 Iliat và Ôđixê - Hai tác phẩm tiêu biểu về nghệ thuật sử thi.

Dựa trên cơ sở phân tích khoa học người ta cho rằng Iliat được sáng tác thời kì Hôme còn trẻ, còn Ôđixê thì ra đời muộn hơn khi nhà thơ đã về già

Đồng thời dựa trên những công trình khảo sát tỉ mỉ về ngôn ngữ lịch sử người

ta xác định một cách chắc chắn rằng Iliat và Ôđixê nhất thiết phải ra đời trên

vùng đất Lôni ven bờ biển Tiểu Á.

Sử thi Iliat là bản trường ca về cuộc chiến tranh diễn ra ở thành Tơroa,

giữa quân Hy Lạp và và quân Tơroa Tác phẩm gồm 15.693 câu thơ, lúc đầu được truyền bằng miệng sau đó đến thời tiếm vương Pizitxtơrat của Aten thì

Trang 11

được biên soạn lại thành 24 khúc ca Và nếu Iliat là “bản anh hùng ca chiến

trận” của thời kỳ chiến tranh bộ tộc, thời kỳ chiến tranh là “phương tiện kiếm

lợi thông thường” thì Ôđixê phản ánh thời kỳ người Hy Lạp đã ổn định và đang

đem hết tâm sức của mình ra để xây dựng một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc

Tác phẩm gồm 12.110 câu thơ và cũng được chia làm 24 khúc ca.

Sử thi Hy lạp, mà kết tinh cao nhất của sử thi Hôme, là một thành tựu của nền văn học cổ đại Hy lạp Đồng thời đây là bút tích xưa nhất của văn học châu

Âu Sử thi Hôme cụ thể là Iliat và Ôđixê đã đạt đến trình độ mẫu mực, hoàn

chỉnh, ghi lại một thời kỳ lịch sử đặc biệt quan trọng của người Hy lạp Nó phản

ánh “một thời kỳ ấu thơ của nhân loại phát triển đến mức rực rỡ nhất, một đi

không bao giờ trở lại Nói tóm lại, với Iliat và Ôđixê, nghệ thuật sử thi đã được

Hôme đưa đến những thành công tuyệt đỉnh

Chương 2: Trường ca Iliat và Ôđixê - xuất sắc về nghệ thuật sử thi.

2.1 Tính đồ sộ, hoành tráng.

Nhắc đến những đặc sắc nghệ thuật của sử thi Iliat và Ôđixê, trước hết

phải kể đến tính đồ sộ, hoành tráng của tác phẩm Đây là một tính chất quan trọng của sử thi, ở hai tác phẩm này tính chất đó được tôn tạo qua nghệ thuật

hoành tráng tạo ra bức tranh phản ánh Ở Iliat đó là cảnh các cánh quân xung

trận khí thế ngút trời, là các lều trại san sát, những bức tường thành kiên cố, những cung điện chói lòa của thành Tơroa, những cuộc họp hội đồng của binh

sĩ dưới ánh đuốc ngời ngợi và giọng nói âm vang đanh thép của những người anh hùng Akêen, những cuộc bàn luận của hội đồng bô lão trên mặt tường thành Tơroa, đây là lễ tế thần, kia là cảnh tiệc tùng đãi khách, cảnh chiến xa

và chiến trận bừng bừng, lễ tang và những lời than khóc vang dội…

Trang 12

Tất cả những hình tượng kỳ vĩ đó như đang diễn ra trước mắt ta: “Thế là quân

sĩ ào ào đổ đến, như những đàn ong đông nghịt từ một hốc đá bay ra, hết lớp này đến lớp khác, rồi tụm lại thành chum, lũ lượt bay về những đóa hia xuân, đàn bay chỗ này, đàn bay chỗ nọ, từng bộ tộc đông đúc cũng tuôn ra khỏi thuyền và các trại, trước bờ vịnh sâu, rồi nườm nượp tiến về phía quảng trường Nữ thần Đồn đại, người đưa tin của Dớt, như một vạch lửa hồng lan truyền đi giữa bọn họ, thúc giục mọi người đi tới Quảng trường chuyển động, mặt nước rên xiết dưới những đạo quân ồn ào ngồi xuống.” (Hợp tuyển văn

học châu Âu, ca khúc II, Ôđixê ).

Hoặc như đoạn miêu tả “Các đoàn quân Đanaen xông ra chiến trường,

từng từng lớp lớp, chẳng khác gì những dợt sóng ngoài biển cả bị gió tây xô đẩy, dồn dập đuổi nhau trên bờ biển âm vang Thoạt tiên sóng cất đầu lên từ ngoài khơi và khi vào đến đất, liền ầm ầm tan vỡ Quanh các mỏm đá sóng dâng to, dựng lên cao ngất, và khạc ra bọt biển Tướng nào chỉ huy quân nấy Binh sĩ im lặng phăng phắc theo sau, sợ sệt trước mặt tướng của mình và không ai ngờ rằng đó là những đoàn người có tiếng nói trong lồng ngực và đông đức đến như vậy Trên mình tất cả mọi người đi thành hàng đều tăm tắp,

vũ khí ánh lên sáng loáng.…khi hai bên giáp nhau trên trận địa, họ xông lên, khiên chạm khiên, lao chạm lao, dũng khí của các dũng sĩ mặc áo giáp đồng cũng chạm nhau; u khiên va nhau chan chát, tiếng ồn ào loạn xạ nổi lên Tiếng hét đắc thắng của các chiến sĩ giết được kẻ thù với tiếng kêu rên của những người bị giết vang lên cùng một loạt và máu chảy tràn trề mặt đất Như những dòng khe tuân xuống núi, hòa lẫn nhau làm thành những suối lớn

ầm ầm đổ xuống một thung lũng sâu, khiến tiếng nước trong núi xa xa vọng đến tai người chăn cừu, cuộc ác chiến của gây nên những tiếng hò hét vang trời và cảnh trồn chạy loạn xạ như vậy.”

Trang 13

“Vẫn ở ngoài thành và dưới chân thành hai người chạy qua chòi quan chát

và cây vả vật vờ trước gió trên con đường dành cho chiến xa và đến chỗ hai dòng nước đẹp từ sông Xcamăngđrơ cuồn cuộn sóng tuôn ra Một dòng thì nước nóng, xung quanh hơi bốc mịt mù như khói tỏa ra từ một bếp lửa hồng, còn đằng kia còn mùa hè nước của chảy như mưa đá, như tuyết lạnh hay như băng do hơi nước tạo nên Bên bờ nước có những bể giặt rộng bằng đá, rất đẹp.” (Hợp tuyển văn học châu Âu, ca khúc VI, Iliat).

Còn ở Ôđixê tính hoành tráng thể hiện ở những cảnh miêu tả rất kỳ vĩ

như cảnh miêu tả trời và biển: Biển mênh mông, trời lồng lộng, còn con người thì nhỏ bé mà trí tuệ lại lớn lao Nghệ thuật hoành tráng tạo ra bề rộng cho bức tranh hiện thực Ở đây còn có cả sự miêu tả cụ thể, chi tiết như cảnh Hêphaixtox rèn vũ khí cho Asin, cảnh Uylix hạ gục từng kẻ cầu hôn trong

tiếng la ó hoảng loạn của chúng “Thần nói vậy rồi dồn mây và cầm đinh ba

đảo lộn biển lên Thần gọi đủ mọi thứ gió bão táp, tung mây đen nghịt cả mặt đất lẫn biển khơi:Bóng đêm từ trời ập xuống Gió đông, gió nam, gió tây điên loạn và gió bắc phát sinh trên bầu trời sáng chói, đều ào ào kéo đến cùng một loạt và làm dâng lên những đợt sóng ngất trời…”

“… Trong lúc Người suy tính như vậy thì Pôdediông lay chuyển mặt đất làm nổi lên một ngọn sóng rất to, khủng khiếp, rùng rợn, cao như một cái vòm trên đầu Người và nhằm thẳng đầu Người mà đổ xuống Như một con gió mạnh làm tan tác đống rơm khô, khiến những cọng rơm lả tả bay đi khắp chốn, ngọn sóng đánh rã những tấm ván dài mỗi cái một nơi …”

“…Ông nói vậy và đám đông rời bỏ quảng trường kêu thét vang trời Nhưng vô số người còn lại không nhúc nhích, đứng sát vào nhau Vì những lời nói kia không đáp ứng tình cảm của họ Trái lại thuận theo lý lẽ thuyết phục của Ơpitet, họ tức tốc chạy đi tìm vũ khí Mặc áo giáp đồng sáng loáng,

Trang 14

họ tụ tập ở trước thành bang rộng lớn Ơpitet đi trước dẫn đầu Ngu ngốc thay! Ông ta tưởng báo thù được cho con, nào ngờ ông phải bỏ mạng tại nơi này không bao giờ về nữa…”

“…Nói xong Ơrimac vung thanh kiếm đồng nhọn hoắt, sắc cả hai bên

và xông vào Uylix với một tiếng gầm dữ dội Nhưng đồng thời Uylix cao quý cũng bắn một mũi tên vào ngực y, ở dưới vú và mũi tên đâm ngay vào gan y Cây kiếm trong tay Ơrimac rơi xuống đất, đầu y đập vào bàn và y ngã giúi về phía trước, làm thức ăn và cốc hai quai rơi tung tóe Rồi y ngã sấp xuống, quằn quại kêu rên, hai chân giã giụa, đạp vào mọt chiếc ghế bành và một màn tối âm u phủ lấy y…”

“…Về phần Uylix, chừng nào còn tên để chiến đấu Người không ngừng nhằm bắn bọn cầu hôn ở nhà Người, khiến chúng ngã xuống hàng lũ Nhưng khi bắn mãi hết tên rồi, Người liền tựa cây cung vào bức tường lộng lẫy của căn phòng đẹp Người khoác lên vai một tấm khiên bốn lớp da, đội lên đầu một chiếc mũ trụ chắc đính lông ngựa và có một túm lông chim tung bay trên chóp: trông rất dễ sợ, và sau cùng người cầm lấy hai cây lao thât chắc, mũi bằng đồng…” (Hợp tuyển văn học châu Âu, ca khúc I, Ôđixê).

Tính chất kỳ vĩ còn được thể hiện ở tính cách người anh hùng Hôme luôn so sánh những người anh hùng như thần linh, khi vào cuộc chiến đấu người anh hùng đó như những con sư tử, những con chim ưng, tiếng thét của

họ như tiếng khèn xung trận Ôđixê cũng giống như Iliat trước hết giới thiệu

với chúng ta một Uylix anh hùng dũng tướng với sức mạnh siêu nhiên Hôme

đã khéo léo miêu tả sức mạnh vật chất của chàng qua sự kiện thi bắn cung – chiếc cung của Uylix mà 108 tên cầu hôn đã không ai giương nổi Ơrimac – con người danh tướng cao lớn, to khỏe như thần xưa nay chưa từng chịu bó tay quy hàng trong những cuộc đua tranh ráng hết sức kéo dây cung cho căng

Trang 15

để có thể khi buông tay làm mũi tên bay đi nhưng ba lần hắn dùng hết sức của cách tay kéo dây cũng là ba lần hắn chịu thất bại Uylix – lão già ăn mày rách rưới cầm lấy dây cung, tay trái đưa lên ngang vai, tay phải cầm dây cung kéo mạnh Dây cung căng ra và rít lên như tiếng rít của con chim nhạn Chàng buông tay, mũi tên bị dây cung nẩy bật đi kêu đánh tách một cái và xuyên qua mười hai lỗ của mười hai chiếc rìu bay vọt ra ngoài Và cũng trong phút chốc bọn cầu hôn kinh hoảng, toán loạn chạy khắp phòng, bị đuổi giết mà không có

cách gì chống đỡ nổi “máu ồng ộc trào ra lênh láng cả nền nhà”

Có thể nói, nhờ sức mạnh siêu nhiên ấy mà Uylix đã lênh đênh trên sóng cả gió to, dầm mình trong sóng biển mặn chát không biết bao ngày Đôi khi một con sóng lớn ào đến cuốn băng Uylix đi và ném chàng vào vách núi dựng đứng Và khi ngọn sóng vừa ném Uylix lên cao thì chàng bật nhảy lên bám vào vách núi đá Nếu không kịp thời đối phó như thế thì chàng đã thịt nát, xương tan rồi Bám được vào vách đá cũng chưa yên Ngọn sóng lớn quật vào vách núi bật dội trở ra Và khi dội ra nó đã cuốn theo Uylix vứt chàng ra ngoài biển Chàng lại từ dưới nước sâu ngoi lên

Nếu Uylix là một anh hùng với tài năng hơn người, thì Asin trong vở

Iliat cũng được miêu tả như một vị thần: “…Nói đoạn, Hectorr rút thanh kiếm sắc vừa to vừa nặng đeo sát bên sườn: Chàng thu mình lại rồi bỗng vùng lên, chẳng khác gì một con phượng hoàng đang bay cao, bỗng xuyên mây mù,

xà xuống cánh đồng bắt một con cừu non dại hay một con thỏ nhút nhát Hectorr xông lên như vậy vung thanh kiếm sắc và Asin cũng xông lên lòng hừng hực một ngọn lửa căm thù man rợ Chàng đưa chiếc khiên đẹp chạm trổ công phu ra phía trước che ngực; Chiếc mũ sáng chói có bốn chóp rung lên trên đầu chàng, trong khi những tua chỉ bằng vàng rất đẹp và có nhiều vô kể,

do Hêphaixtôx đính quanh túm lông chim, cũng bay phấp phới Quyết hạ cho

Trang 16

được Hectorx thần thánh, Asin vừa nhìn da thịt đẹp đẽ của chàng để tìm một chỗ dễ đâm nhất, vừa hoa tay bên phải một cây lao nhọn, mũi sáng ngời như sao Vexpe, ngôi sao đẹp nhất trong muôn sao lấp lánh suốt đêm dài…” (Hợp

tuyển văn học châu Âu, ca khúc XXII, cái chết của Hector)

Tính chất hào hùng kỳ vĩ của hai bản sử thi còn là sản phẩm của thế giới quan thần linh chủ nghĩa Khi mà thế giới quan này phai nhạt đi, mất đi

thì anh hùng ca hay sử thi đích thực cũng không còn “Cách diễn đạt của

Hôme là gương mẫu và điển hình của tất cả các phần trong thuật hùng biện…

tả việc lớn thì cao siêu, việc nhỏ thì tự nhiên và chính xác… lời lẽ văn hoa và chặt chẽ, trang nghiêm và dịu dàng, lúc lưu loát cũng tuyệt diệu không kém lúc vắn tắt…”

Như vậy sử thi là một thể loại mang trong mình tính chất kỳ vĩ do ảnh hưởng của thế giới quan thần linh Tất cả các biện pháp phóng đại, cường điệu, lý tưởng hóa mà tác giả sử dụng, đã tạo ra cái kỳ vĩ kỳ diệu này

2.2 Thủ pháp xây dựng nhân vật.

Nếu tính hoành tráng, đồ sộ là một đặc điểm nổi bật của sử thi, thì thủ pháp xây dựng nhân vật cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc khắc họa bức chân dung người anh hùng Như đã biết, Hôme hơn ai hết là thi sĩ bậc thầy trong thủ pháp xây dựng nhân vật, xây dựng những tính cách Nhân vật chính trong anh hùng ca của Hôme là những người anh hùng mang lý tưởng của tập thể thị tộc bộ lạc Người anh hùng này tràn đầy sức sống, nhiệt tình sôi nổi, khát khao hiểu biết và chinh phục thế giới Ðó là con người của chiến

công và chiến thắng Trong trường ca Iliat hành động xoay quanh nhân vật

chính Asin Đây là sự thể hiện tập trung cao độ lý tưởng anh hùng, là một danh tướng có sức mạnh phi thường và chiến công hiển hách đã tạo cho chàng

uy danh lừng lẫy Nhưng cũng chính sức mạnh tinh thần, sức mạnh nội tại mới

Trang 17

là cội nguồn đưa chàng tới chiến công Ðó là sức mạnh của tinh thần tập thể, của mối quan hệ thống nhất gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng thị tộc Ngoài ra còn nhiều nhân vật khác, mặc dù không được thể hiện hoàn chỉnh, không có quá trình trọn vẹn, nhưng chỉ bằng một vài cảnh xuất hiện, một đôi đoạn miêu tả, chúng cũng in dấu lại trong trí nhớ của chúng ta Cũng dũng mãnh anh hùng, nhưng Asin thật khác với Uylix “Người con của Pêlê” trung thực,qúa thẳng thắn và tính cách thật mãnh liệt trong nỗi đau buồn cũng như trong cơn căm giận hoặc lúc xót xa Uylix trái lại, thận trọng và khôn ngoan, luôn luôn tính toán trong cách hành động và lời ăn tiếng nói Chưa kể

cái khôn ngoan của Uylix trí xảo cũng khác với cái khôn ngoan của ông già

Nexto, một bên lời nói khôn ngoan thể hiện một trí tuệ sắc xảo, một trí thông minh ít ai bì kịp, một bên là sự thể hiện kinh nghiệm sống của một người từng trải, đã qua rèn luyện thử thách của cuộc đời nên muốn đem sự hiểu biết của

mình mà dạy dỗ “lớp trẻ” Điômet dũng cảm táo tợn, kiêu hãnh và tự tôn đã

tỏ ra rất ghét cái loại anh hùng “giẻ cùi tốt mã” đi làm cái trò “quyến rũ đàn bà con gái” và trong chiến trận thì chỉ hèn nhát bắn lén như Parix (khúc ca XI) Chỉ qua lời người anh hùng này mắng Parix là ta đủ hiểu phẩm chất anh hùng

và quan niệm về người anh hùng chân chính ở Điômet Cũng kiêu hãnh, dũng cảm, táo bạo như vậy, nhưng “Ajac với chiếc khiên to như tháp chuông” thì lại khác Sau Asin chàng là dũng tướng được quân sĩ vì nể nhất và khẻ thù thì run sợ kinh hoàng Chính chàng là người đã đọ sức với Hector suốt cả một tháng trời mà bất phân thắng bại và cũng chính chàng đã ngăn chặn quân thù

để bảo vệ cho những chiếc thuyền của người Akêen khỏi bị đốt cháy, che chắn cho cái thi hài của Patơrôclơ khỏi phải rơi vào tay quân Tơroa

Hai chiến tuyến với hàng trăm nhân vật anh hùng nhưng mỗi người một vẻ, một sắc thái, không ai giống ai cả Thật là tài tình! Với Hôme có thể nói “để tạo ra một nhân vật có sức sống” đôi khi ông “chỉ cần lấy ra từ nhân vật đó

Trang 18

một dáng điệu, một lời nói thôi là đủ”, nhất là đối với những nhân vật chỉ thoáng hiện ra trong tác phẩm nhưng vẫn để lại trong ta một dấu vết không nhòa Các nhà nghiên cứu thường hay nhắc đến khúc ca V, XI, XVII, XXII…

để ca ngợi tài mô tả chiến trận của Hôme và nhất là tài năng xây dựng nhân vật anh hùng của ông Mô tả người anh hùng chiến đấu và chiến thắng đã khó nhưng còn khó hơn nữa khi mô tả người anh hùng chiến bại Chiến bại nhưng vẫn là anh hùng, thế mà Hôme đã thành công và thành công rực rỡ Khúc ca

XI là điển hình của thành công này Trong khúc ca ấy các anh hùng chiến sĩ

Hy Lạp như Agamemnông, Điômet, Uylix, Ajăc, Mênêlax… đều xuất trận và sau đó một số bị thương phải rút lui về tuyến sau, nhưng cái hào khí, cái dũng mãnh hiên ngang của họ không vì vậy mà giảm bớt Và khúc ca XXII cũng là một khúc ca “tuyệt đẹp”, “đích thị là bút pháp của Hôme”, khúc ca mô tả trận chiến đấu nảy lửa giữa hai người anh hùng đứng đầu hai chiến tuyến đối địch: Hector và Asin, phải nói rằng Hôme là một tài năng bậc thầy xứng đáng vì ông không chỉ thể hiện người anh hùng trong chiến trận mà còn miêu tả diễn biến tâm lý của họ một cách sống động, hợp lý để từ đó rút ra những tính cách tiêu biểu Chính vì vậy nhân vật của ông rất thực, ví như như đoạn mô tả danh tướng Hector ở cuộc đụng đầu nảy lửa với Asin (khúc ca XXII) Hôme đã để cho tâm trạng người anh hùng có phút yếu đuối muốn đầu hàng nhưng đó chỉ

là cái thoáng xuất hiện của con người tầm thường trong Hector, vì sau đó chàng đã “tự đấu tranh bản thân” và xác định quyết tâm chiến đấu Đó là chưa kể đến ông dụng tâm xây dựng một bối cảnh thật kỳ vĩ, náo nức, một không khí thật “căng thẳng” làm nền cho nhân vật “chủ bài” của ông xuất hiện Suốt 19 khúc ca Asin không xuất hiện, quân Hy Lạp lo âu, quân Tơroa vui mừng… ai cũng nhắc đến Asin , việc gì cũng động chạm đến chàng nhưng Asin vẫn chưa xuất trận Đến khúc ca XX, Asin xuất trận cuộc chiến trước đó chỉ diễn ra giữa người và người, nay Dớt cho phép các thần ai muốn giúp

Trang 19

chiến tuyến nào thì cứ việc hành động Đó là bối cảnh chiến trường dành cho

sự xuất hiện của nhân vật anh hùng Asin mà Hôme ưu ái Ngoài các nhân vật anh hùng ra, tài năng bậc thầy của Hôme còn được thể hiện ở thủ pháp xây dựng các nhân vật khác Mỗi nhân vật, dù thứ yếu đều có một số phận, một tâm tư, một tính cách Cho nên dù họ chỉ thoáng hiện lên đôi ba lần nhưng đều

để lại ấn tượng xâu xa trong tâm trí ta

Các nhân vật trong tác phẩm Ôđixê cũng không ngoại lệ Hình tượng

người anh hùng Uylix là hình tượng trung tâm của thiên anh hùng ca, là nhân vật mang lý tưởng thẩm mỹ của thời đại, nên từ ngoại hình đến nội tâm, từ sức mạnh vật chất đến chí tuệ tuyệt vời đều là hiện thân của cái hùng, cái cao cả, cái tốt đẹp Qua nhân vật Uylix Hôme đã cụ thể hóa tình yêu đất nước quê hương và đã thể hiện những cảnh tượng rất thực, rất đẹp đúng với diễn biến tâm lý của con người: Uylix vừa đặt chân lên mảnh đất quê nhà , đã cúi xuống hôn mảnh đất quê hương Hôme đã lam ta xúc động, nhân vật của ông không chỉ thể hiện cái anh hùng mà còn thể hiện cái cao cả, do đó hình tượng Uylix

là hình tượng mang tính thẩm mỹ sâu sắc Uylix còn là con người tiêu biểu cho tình cảm vợ chồng thủy chung Nữ thần Calipxô trẻ đẹp, đảo Oghizi là chốn thần tiên, nữ thần lại hứa ban cho chàng cuộc đời bất tử nhưng Uylix một mực từ chối

Bên cạnh đó, các nhân vật phụ nữ tích cực trong Ôđixê được xây dựng

mỗi người một vẻ Nàng Pênêlôp thủy chung, khôn ngoan thận trọng Nàng chung thủy chờ chồng 20 năm trời, nàng đã đương đầu với bao nhiêu khó khăn, đau khổ Nàng đã dùng mưu kế đánh lừa bọn cầu hôn trong suốt 4 năm trời đằng đẵng “Tấm vải Pênêlôp” đã trở thành câu ngạn ngữ phương Tây để chỉ long thủy chung chờ đợi của người vợ đối với người chồng xa cách Hơn thế nữa, khi Uylix trừng phạt bọn cầu hôn, đã lấy lại cương vị của mình trong gia đình thì nàng vẫn chưa vững dạ, nàng vẫn sợ bị lừa gạt nên phải tạo ra

Trang 20

chuyện chiếc giường để thử Uylix Cuối cùng khi biết rõ là Uylix rồi thì nàng mới “nhào vào lòng chàng, vòng tay ôm cổ chàng, hôn lên trán chàng rồi khóc nức mở” Pênêlôp là một hình tượng nhân vật đẹp đẽ của Hôme, là hiện than của sự khôn ngoan và tình yêu chung thủy son sắt Ngoài Pênêlôp còn có người vú già Ơriclê tình nghĩa từ tâm Công chúa Nôzica xinh đẹp, hiếu khách Hình tượng Nôzica được các nhà nghiên cứu tán thưởng và cho rằng:

dù Hôme chỉ dành cho nàng một số đoạn thơ ngắn ngủi nhưng đấy vẫn là một hình tượng giàu tính thẩm mĩ Đó là hình ảnh người thiếu nữ đầu tiên bước vào văn học, trong sang, dịu dàng, kín đáo nhưng vẫn nồng nhiệt Cảnh gặp

gỡ giữa nàng và Uylix trong cảnh trời nước là một trong những cảnh thú vị của tác phẩm

2.3 Nghệ thuật kể chuyện.

Trường ca Iliat và Ôđixê đã phát huy nghệ thuật kể truyện của sử thi

lên đến đỉnh điểm của nó Với lối miêu tả chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ và đôi khi không cần phối cảnh, Hôme đã vẽ ra những bức tranh sinh động về các bình diện hoạt động của xã hội, của con người thời đại hết sức hấp dẫn Với cách miêu tả này, nhà thơ sử thi đã vẽ ra được những bức tranh sinh động hiển hiện trước mắt chúng ta, gây cho chúng ta một sự xúc động nghệ thuật mạnh mẽ và

những ấn tượng nghệ thuật sâu sắc Khi tả một cảnh đánh vật: “…Khi hai

người đã thắt chặt dây lưng lại, họ bèn tiến vào giữa bãi cát, và người nọ ôm chặt lấy người kia bằng đôi cánh tay gân guốc nom giống như những chiếc kèo của người thợ mộc danh tiếng đã lắp chặt vào trên mọt nóc nhà để chống

đỡ những cơn gió hung bạo Lưng họ kêu răng rắc dưới đôi cánh tay ngoan cường, những đôi tay đang vật mạnh những tấm lưng, mồ hôi trên người họ

vã ra như tắm, u, bướu nổi lên, sườn và vai đỏ lòm những máu Cả hai người không nguôi nung nấu khát vọng chiến thắng để đoạt được chiếc kiềng đẹp đẽ…” (Iliat – khúc ca XXIII, 710 – 719) Hay khi tả cái chết của tên cầu hôn

Trang 21

Ăngtinôốt: “…Nói đoạn, Uylix bắn một mũi tên đau buốt vào Ăngtinôốt Lúc

đó Ăngtinôốt đang sắp đưa tay nàng lên một cái cốc bằng vàng rất đẹp, có hai quai Hắn đã cầm lấy hai quai của cốc rượu và sắp sửa uống Đầu óc hắn chỉ biết có rượu chứ không hề tưởng tượng ra được cái chết đã kề bên Thật vậy, ai mà ngờ được trong một bữa tiệc giữa bao nhiêu khách lại có một người, dù anh ta có táo bạo đến đâu chăng nữa, dám gieo cái chết xuống cho hắn! Nhưng Uylix đã bắn mũi tên vào cổ họng Ăngtinôốt Mũi tên xuyên suốt qua cái cổ mềm của hắn ra tận đằng sau gáy Hắn ngã ngửa ra, tay buông rơi cốc rượu Từ mũi hắn, máu đổ ộc ra, còn chân thì giãy giụa đạp mạnh phải cái bàn làm cho thịt quay,bánh mì và những thức ăn khác lăn rơi cả xuống đất, trộn lẫn với bụi bẩn Thấy Ăngtinôốt ngã lăn ra chết, bọn cầu hôn nháo nhác cả lên Chúng đứng bật dậy khỏi ghế, chạy khắp trong phòng, đảo mắt khắp mọi nơi, mọi chỗ trên những bức tường kín mít hòng tìm lấy một chiếc khiên hay một ngọn lao mạnh chắc, nhưng vô ích…” (Ôđixê – XXII 15-25).

Một đứa bé cũng có tâm lí cụ thể của nó: “….Chàng Hectorr danh tiếng nói

vậy rồi chàng dang đôi tay ra trước đứa con trai Nhưng đứa bé quay mặt đi

và khóc thét lên trong lòng người vú em có chiếc thắt lưng xinh đẹp Nó sợ dáng điệu của bố nó, đồng làm nó sợ, và cái ngù bằng đuôi ngựa mà nó thấy rung rinh trên đỉnh mũ cũng làm nó sợ Bố nó phá lên cười và mẹ kính yêu của nó cũng cười…” (Iliat, VI, 466- 470).

Phải nói nếu không có một óc quan sát tinh tế, tài giỏi thì không thể có những đoạn miêu tả sinh động như trên

Một biến dạng của lối miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể là có những đoạn được miêu tả kéo dài làm thành một cảnh độc lập, làm chậm hẳn lại sự phát triển của hành động truyện, của dòng chính câu chuyện đang kể Trong trường

ca Iliat, đoạn liệt kê tướng lĩnh và chiến thuyền của các bộ lạc Hy Lạp kéo dài

tới 268 câu thơ, đoạn miêu tả chiếc khiên của Asin dài tới 130 câu thơ Trong

Ngày đăng: 18/08/2016, 10:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Ôđixê - Hôme, Phan Thị Miến dịch, Văn hóa, Hà nội, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ôđixê - Hôme
5. Iliat- Hôme, Phan Thị Miến dịch, Văn hoá, Hà nội, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Iliat
1. Lê Nguyên Cẩn, 2002, Hợp tuyển văn học châu Âu, nxb ĐHQGHN Khác
2. Đặng Anh Đào, 2009, Văn học phương Tây, nxbGD Khác
3. Nguyễn Văn Khoả, 2009, Thần thoại Hy Lạp, nxbVH Khác
6. Lưu Đức Trung, 2007, Giáo trình văn học thế giới, nxbĐHSP Khác
7. Lịch sử văn học phương tây (tập 1), tập thể tác giả, Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh, 1979 Khác
8. Lịch sử thế giới cổ đại (tập 2), Chiêm Tế, Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh, 1977 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w