1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng nhân vật Santiagô trong Ông già và biển cả của Hemingway

44 8,2K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 225,5 KB

Nội dung

Để tìm được câu trả lời trọn vẹn nhất thì việc đi vào tìm hiểu “Hình tượng nhân vật Santiagô trong Ông già và biển cả của Hemingway” là một việc làm có ý nghĩa thiết thực.. Cuốn sách đã

Trang 1

A: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ernest Hemingway (1899 – 1961) bất tử không chỉ nhờ sự nghiệpsáng tác mà ngay chính quan niệm sống của ông cũng đã góp phần quantrọng trong việc tạo nên sự bất tử Cuộc sống mạnh mẽ, đầy đam mê đãmang lại huyền thoại Hemingway ngay trong lúc ông còn rất trẻ Ông đã đểlại cho nhân loại một di sản văn học tuy không nhiều về số lượng, khôngphong phú về thể loại nhưng đã chuyển tải được nhiều vấn đề bức thiết, cótính muôn thuở của nhân loại

Sáng tác của Hemingway nhờ đó đã tạo nên sức lôi cuốn, tác phẩmcủa ông là đề tài thu hút sự suy nghĩ, tìm hiểu của nhiều cây bút thuộc nhiềuthế hệ nghiên cứu, phê bình trẻ tuổi, là đề tài nghiên cứu của nhiều luận ántiến sĩ, thạc sĩ ở các viện nghiên cứu và các trường Đại học Mặc dù vậy thìnhững hiểu biết về Hemingway vẫn còn là một ẩn số với nhiều người Đặcbiệt tính đến nay các công trình chuyên sâu đi tìm hiểu về hình tượng nhânvật trong một sáng tác thì vẫn chưa thành hệ thống Vậy nhân vật Santiagô

trong Ông già và biển cả biểu hiện như thế nào? Và Hemingway đã thể hiện

năng lực tư duy của mình ra sao? Để tìm được câu trả lời trọn vẹn nhất thì

việc đi vào tìm hiểu “Hình tượng nhân vật Santiagô trong Ông già và biển

cả của Hemingway” là một việc làm có ý nghĩa thiết thực Nó giúp ta hiểu

sâu hơn tác phẩm và những nét nghệ thuật độc đáo của ông, bổ sung thêmkiến thức về một tác giả văn học lớn đang được đưa vào giảng dạy ở các bậchọc trong trường phổ thông và Đại học Đặc biệt hơn với việc nghiên cứu đềtài này sẽ giúp chúng ta sống tốt hơn, vững tin hơn trong cuộc sống đầy khókhăn và biến động hiện nay Trên đây là những lý do chính để chúng tôi lựachọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu của mình

Trang 2

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

“Ông già và biển cả” là một tác phẩm mẫu mực của thời đại Tácphẩm góp phần đưa tên tuổi của Hemingway lên tột đỉnh vinh quang, đoạtgiải Nobel văn học năm 1954 Việc nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm này đãthu hút được sự chú ý của nhiều giới nghiên cứu và phê bình trên toàn thếgiới Đã có nhiều công trình lớn nhỏ nghiên cứu về tác phẩm và văn phongcủa ông

Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu của PGS.TS Lê HuyBắc trong cuốn “Nhà văn Ernest Hemingway, Nhà xuất bản Hà Nội, 2006 có

nói: “Hemingway luôn tâm niệm sẽ cố viết cho bằng được áng văn xuôi chân thực về con người Đối với ngôn ngữ, ông khao khát tước lột để bóc trần nó đến tận xương tuỷ.”

GS.TS Trần Đình Sử trên “Văn học và tuổi trẻ số tháng 10, năm2008” trình bày về vài nét đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của

Hemingway Bài báo có viết: “Về nghệ thuật, nét đặc sắc của Hemingway trong tác phẩm này là sáng tạo ra con người như một ý thức về mình Mọi

sự vật, hoạt động khách quan đều được đưa vào ý thức ông lão Và vì như vậy, việc sử dụng lời nửa trực tiếp, lời độc thoại nội tâm mới có ý nghĩa Con người ý thức của lão Santiagô cho thấy lão đã chiến đấu bằng toàn bộ thâm tâm, bằng hữu thức và vô thức Chỉ nói về lời độc thoại nôi tâm mà không nói đến mục đích nghệ thuật của thủ pháp ấy trong việc xây dựng hình tượng con người thì chưa hiểu thi pháp của tác giả Lời độc thoại nội tâm ở đây chỉ là những chi tiết rời rạc, thiếu trọn vẹn và do đó tác phẩm còn

để lại nhiều chỗ trống… Biết bao chỗ trống trong tác phẩm đang chờ người đọc giải mã, tạo thành một chiều sâu không bao giờ khám phá hết.”.

Lê Đình Cúc trong bài “Hemingway và những tác phẩm tiêu biểu củaông” đăng trên Tạp chí văn học số 6/1997 đã có những đánh giá khách quan

Trang 3

và công bằng về tác phẩm của Hemingway, trong đó có tác phẩm “Ông già

và biển cả” Theo ông, đó là một tuyệt tác văn xuôi điêu luyện, tài hoa với

nội dung tiến bộ, đầy tính nhân văn Tác giả cho rằng: “Những người cộng sản có thể hi sinh thân mình nhưng dù là hi sinh, dù là thất bại, họ cũng góp phần làm cho giai cấp và nhân dân cùng chiến thắng, còn ông lão Santiagô

dù là người lao động nhưng vẫn có vẻ gì đó như một anh hùng đi săn Quý tộc hay tư sản đi săn vì thích thể thao, thích bắn được con thú, còn có được hưởng thụ con thú ấy hay không thì không cần thiết” Bài viết chỉ mang tính

chất điểm sách nhưng Lê Đình Cúc đã đi vào đánh giá nội dung tư tưởng,nghệ thuật tổ chức, những thành công và hạn chế của Hemingway

Trong bài “Nghệ thuật tiểu thuyết Hemingway”, Lê Đình Cúc viết:

“Đọc Chuông nguyện hồn ai, Giã từ vũ khí và Ông già và biển cả, chúng ta thấy tính hài hước và tượng trưng là hai yếu tố lớn, cơ bản trong nghệ thuật Hemingway Nhưng rõ ràng Hemingway không phải là nhà văn tượng trưng

và càng không phải là nhà văn hài hước, ông sáng tạo những yếu tố tượng trưng và hài hước để chuyên chở chủ nghĩa hiện thức thật khéo léo và tinh vi.” Như vậy, bài viết đã nghiêng về đánh giá nghệ thuật tác phẩm

Cuốn sách Hemingway – Núi băng và hiệp sĩ của Lê Huy Bắc (năm

1999) của NXB Giáo dục Hà Nội là quá trình nghiên cứu suốt chín năm củatác giả về Hemingway Đặc biệt, phần hai là nội dung chính từ luận án tiến

sĩ Cuốn sách này đã đề cập đầy đử đến mọi phương diện đó là con người,tài năng, tác phẩm và những kiểu nhân vật trung tâm tiêu biểu màHemingway đã dày công tạo dựng

Đặc biệt, năm 2000, Lê Huy Bắc đã cho ra đời cuốn sách Hemingway những phương trời nghệ thuật của NXB Giáo dục, Hà Nội nhằm tuyển chọn

các công trình nghiên cứu về Hemingway và Tham luận Hội thảo khoa học

100 năm Hemingway nhằm tuyển chọn các công trình nghiên cứu về

Trang 4

Hemingway Đây là ấn phẩm có quy mô lớn nhất ở Việt Nam vềHemingway kể từ những năm 1960 cho đến nay Cuốn sách đã đáp ứngđược yêu cầu rộng rãi của bạn đọc yêu thích văn hocpj nói chung vàHemingway nói riêng cũng như học sinh, sinh viên và những người làmcông tác nghiên cứu, giảng dạy.

Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu khác như: Tiểu thuyếtHemingway của Đặng Anh Đào, Bàn về Ông già và biển cả của Phùng VănTửu, Hemingway - người góp phần làm mới văn xuôi thế kỷ XX của VươngTrí Nhàn, Đối thoại và độc thoại nội tâm trong Ông già và biển cả của LêHuy Bắc…

Tuy nhiên một công trình cụ thể về đề tài này thì vẫn chưa nhiều vàcòn có những mặt hạn chế Trên cơ sở tổng hợp ý kiến và những thành tựu

mà các công trình trước đây mang lại Thông qua đề tài này, chúng tôi sẽ đi

vào phân tích hình tượng nhân vật Santiagô trong Ông già và biển cả của

Hemingway, đồng thời cũng nêu lên giá trị mà hình tượng nhân vật mang lạigóp vào phần thành công của cuốn tiểu thuyết

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài này là Hình tượng nhân vật

Santiagô trong Ông già và biển cả

Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một đề tài tiểu luận nhỏ,đồng thời với kiến thức còn hạn chế của bản thân về văn học nước ngoài nóichung và văn học Mỹ nói riêng Đề tài chỉ được nghiên cứu một cách khái

quát trong phạm vi cuốn tiểu thuyết Ông già và biển cả bản dịch Lê Huy

Bắc _ NXB Văn học và đặc biệt xoáy sâu vào hình tượng nhân vật Santiagôtrong tác phẩm

Trang 5

4 Phương pháp nghiên cứu

Ông già và biển cả là một trong những tác phẩm của bất hủ của tiểu

thuyết hiện đại Mỹ nói chung và của Hemingway nói riêng Trong khinghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp thường thấytrong nghiên cứu văn học như:

Phương pháp thống kê, phân loại: trước hết là thống kê các đoạn văn(luận chứng) phù hợp với luận điểm đưa ra để phân tích

Phương pháp phân tích tổng hợp: trên cơ sở những luận chứng tìmđược, phân tích sau đó tổng hơp rút ra kết luận để đi đến chứng minh choluận cứ, luận điểm đưa ra Đồng thời thông qua sự phân tích đó chỉ ra những

tác dụng của biện pháp đó trong việc góp phần vào sự thành công của tác

phẩm

5 Bố cục đề tài

Đề tài của chúng tôi được bố cục ngoài phần mở đầu, kết luận nộidung chính gồm hai chương

CHƯƠNG 1: Hemingway với tác phẩm “Ông già và biển cả”

CHƯƠNG 2: Nhân vật anh hùng biển cả Santiagô

Trang 6

B: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Ernest Hemingway với tác phẩm “Ông già và biển cả” 1.1 Ernest Hemingway _ Bậc thầy của văn xuôi tự sự thế kỷ XX

Ernest Hemingway (1899 – 1961), ông sinh trưởng trong một gia đìnhkhá giả tại Oak Park, Illinois, một vùng ngoại ô của Chicago nước Mỹ.Trong cuộc đời sáng tác của Hemingway, số lượng các tác phẩm khôngnhiều Ông chỉ có khoảng bảy mươi truyện ngắn, tám tiểu thuyết, vài tácphẩm tuỳ bút, hồi ký và tập thơ tám mươi bài Thế nhưng nét độc đáo củaHemingway lại xuất phát ở điểm ngỡ như hạn chế này Các tác phẩm từ nộidung đến hình thức đều rất phong phú và đa dạng Trên tạp chí văn học nướcngoài tiếng Nga số 7 – 1980, Trionov đã khẳng định: Hemingway là mộttrong những nhà văn gây nên sóng gió trong cái biển cả mênh mông là văn

học: “Hai chục năm qua ảnh hưởng của Hemingway mạnh đến nỗi như là tạo ra một thước đo mới cho văn xuôi”.

Đối với một nhà văn chân chính như Hemingway, mỗi cuốn sách cầnphải trở thành những khởi đầu mới, nhằm đạt tới những gì mà trước đâychưa đạt được Ông luôn tâm niệm phải làm cái gì đó mà trước mình, người

ta chưa làm hoặc ai đó đã định làm mà chưa kịp làm và buộc phải đi xa hơnvới những gì anh ta có thể đạt tới Bằng quan niệm này và qua những tácphẩm trong 40 năm cầm bút của mình, Hemingway đã khẳng định vị trí củaông trên văn đàn thế giới, một nhà văn tiến bộ và tiêu biểu của thế kỷ XX,một trong những bậc thầy của văn xuôi tự sự thế kỷ XX

Với những gì làm được trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật củamình, năm 1954 ông được viện hàn lâm khoa học trao tặng giải thưởngNobel văn học Cho đến nay những đóng góp của ông vào việc đổi mới vănxuôi hiên đại vẫn là một điều không ai có thể phủ nhận được

Trang 7

1.2 Ông già và biển cả _ bức thông điệp của nhà văn Ernest Hemingway.

Năm 1952, sau gần mười năm sống ở Cuba, Hemingway cho ra đờitác phẩm “Ông già và biển cả” Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài yên

ả bên cảng Lahabana Phuentec, một thuỷ thủ trên con tàu của ông, đượcxem là nguyên mẫu của Santiagô Đây là một tiểu thuyết rất ngắn Trước khi

in thành sách, tác phẩm được đặng tải nhiều kỳ trên tạp chí Life Ngay khimới phát hành, trong vòng bốn mươi tám tiếng, tờ Life đã bán được5.318.650 bản đây là một con số kỷ lục trong lịch sử báo chí Tác phẩmthực sự đã gây tiếng vang lớn và hai năm sau nhờ tác phẩm này ông đã đượctrao tặng giải thưởng Nôben văn học

Ông già và biển cả kể về một ông lão đánh cá vùng nhiệt lưu tên là

Santiagô, tám mươi bốn ngày liền không kiếm được con cá nào Thế rồi lãomột mình ra khơi và một con cá kiếm lớn mắc mồi Sau cuộc vật lộn ba ngàyhai đêm cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, lão bị nó quẫy mạnh ngã vập cảmặt, máu chảy đầy cả má, hai bàn tay bị dây câu cứa nát ứa máu, lão cũnggiết được con các kiếm Nhưng lúc quay vào bờ, từng đàn các mập hung dữtheo rỉa thịt con cá Lão phải đơn độc chiến đẫu đến kiệt sức với lũ cá mập

Tuy vậy, lão vẫn nghĩ “không một ai cô đơn nơi biển cả” Khi vào đến bờ,

con cá kiếm “dài hơn chiếc thuyền có tới sáu bảy tấc” chỉ còn trơ bộ xương

Ông rã rời trở về lều, nằm trên giường ông nghĩ: “chẳng là gì cả, ta đã đi quá xa”, trong giấc ngủ lại “mơ về những con sư tử”.

Thông qua hình ảnh ông lão Santiagô quật cường, người chiến thắngcon cá kiếm bằng kĩ năng nghề nghiệp điêu luyện, Hemingway muốn gửi

gắm một thông điệp: Trong bất cứ hoàn cảnh nào “con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

Trang 8

1.3 Thuật ngữ “hình tượng nhân vật” trong tiểu thuyết

Xung quanh khái niệm về hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết hiệnnay cũng còn nhiều yếu tố khác nhau Trong cuốn từ điển thuật ngữ văn học

do Lê Bá Hán chủ biên đã định nghĩa về tiểu thuyết như sau: Tiểu thuyết làtác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giớihạn từ không gian và thời gian và không gian Tiểu thuyết có thể phản ánh

số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội,miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng(5,tr.277) Tác giả cũng đưa ra một số đặc điểm về thể loại tiểu thuyết

Trong quá trình phát triển diện mạo của tiểu thuyết không ngừng thayđổi Tuy vậy, có thể thấy một số đặc điểm như: Tiểu thuyết là cái nhìn cuộcsống từ góc độ đời tư, tuỳ theo từng thời kỳ phát triển mà cái nhìn đời tư cóthể sâu sắc tới mức biểu hiện được hoặc kết hợp được với chủ đề thế sự hoặclịch sử dân tộc Tiểu thuyết khác một số thể loại khác bởi nó tái hiện cuộcsống, không thi vị hoá, lý tưởng hoá Miêu tả cuộc sống như một thực tạicùng thời, đang sinh thành tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tốngổn ngang bừa bộn của của cuộc đời bao gồm cái cao cả lẫn cái tầmthường, nghiêm túc, buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ Nhân vật củatiểu thuyết là con người nếm trải

Khái niệm hình tượng: Theo Từ điển thuật ngữvăn học do Lê Bá Hán,Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) khi nói về hình tượng nghệthuật cho rằng Sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạohiện thực theo quy luật của nghệ thuật [5, tr.122] Hình tượng nghệ thuậtđược hiểu là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạotrong những tác phẩm nghệ thuật Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quantrọng của hình tượng nghệ thuật Nó làm cho người ta có thể ngắm nghía,thưởng ngoạn Đó có thể là một đồ vật, một phong cách thiên nhiên hay một

Trang 9

sự kiện xã hội được cảm nhận Nói tới hình tượng nghệ thuật người tathường nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm cả hình tượng tập thể conngười với những chi tiết thể hiện cảm xúc.

Hình tượng nghệ thuật tái hiện cuộc sống nhưng không sao chép ynguyên những hiện tượng có thật mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thôngqua trí tưởng tượng và tài năng nghệ sĩ sao cho các hình tượng truyền đạt lạiđược ấn tượng và sâu sắc Nó vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cábiệt lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát làm bộc lộ bản chất của một loạingười hay một quá trình đời sống theo quan niệm nghệ sĩ, hình tượng nghệthuật thể hiện toàn bộ mối quan hệ sống đọng giữa chủ thể và khách thể

Khái niệm nhân vật: Một tác phẩm gây được sự chú ý của người đọcnhờ một phần rất lớn vào nhân vật và hệ thống nhân vật mà nhà văn đó đểlại Các nhân vật thường thể hiện rõ nhất cho chủ đề mà nhà văn muốn phảnánh Nói về khái niệm nhân vật trong văn học cuốn Từ điển thuật ngữ văn

học do Lê Bá Hán (Chủ biên) đưa ra khái niệm nhân vật văn học: Là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học [5, tr.202] Cho rằng

nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồngnhất nó với con người có thật trong cuộc sống Chức năng khái quát tínhcách của nhân vật văn học mang tính lịch sử do tính cách là một hiện tượng

xã hội, lịch sử Thông qua nhân vật văn học thể hiện quan niệm nghệ thuật

và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người, vì thế nhân vật văn học luôngắn với chủ đề của tác phẩm Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến

cố, xung đột, mâu thuẫn

Như vậy hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết có thể hiểu là một conngười cụ thể hoặc một tập thể trong tác phẩm văn học có mang tính ước lệ

và thể hiện qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn Nó được thể hiện theo lýtưởng thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của nhà văn

Trang 10

CHƯƠNG 2: Nhân vật anh hùng biển cả Santiagô

Mỗi nhà văn đều muốn xây dựng trong tác phẩm mình một kiểu dạngnhân vật đặc biệt, thể hiện cái ngưỡng cảm nhận trong tâm thức thẩm mỹcủa ông ta Có thể xem đó là hình ảnh con người lý tưởng mà người ấy ấp ủ.Nhân vật đó thường được gọi là hero - người hùng, giữ một vai trò quantrọng trong mô hình thế giới tác phẩm Người hùng Hêmingway không thoát

ra khỏi cái không khí chung ấy, nhưng vẫn có những nét khác biệt Đặc biệtvới tác phẩm “Ông già và biển cả”, hình tượng người anh hùng ấy càng đượcHêmingway thể hiện rõ nét hơn Santiagô hiện lên như một chiến sĩ, một anhhùng kiên trung trên mặt trận chống lại số phận Satiago chiến thắng là bởilão biết nuôi hy vọng và thêm nữa bởi con người ấy biết trở trăn với bi kịch

của cái đẹp Chính xác hơn “bi kịch cái đẹp bị đánh mất bởi dục vọng của con người” Thế giới này, cá Kiếm đẹp và cá mập cũng đẹp Trung tâm của

cái đẹp chính là Santiago - cái đẹp của mọi cái đẹp Vì cái đẹp này ý thứcđược mình cái đẹp của các vật thể kia: Ông lão khi đánh được cá lớn thì cảmthấy rất vui vẻ Vì ông đã khẳng định được nghị lực, ý chí, ý nghĩa tồn tạicủa mình Ông già và biển cả là bài ca về ý thức vươn lên hoàn cảnh củanhân vật Hơn thế với hình tượng ông lão Santiago, Hêmingway đã xâydựng lên được một hình tượng tiêu biểu, đó chính là hình tượng của ngườianh hùng kiểu Mỹ Một nét độc đáo trong văn học nói riêng và văn hóa Mỹnói chung

2.1 Santiagô – một ý chí quật cường trên con đường trinh phục thử thách

Tác gỉa Lê Đình Cúc đã có lần khẳng định: “Ông già và biển cả là bài

ca ca ngợi ý chí quật cường của con người” GS Phùng Văn Tửu thì cho

rằng: “Tác phẩm miêu tả cuộc vật lộn gay gắt của con người với thiên nhiên đầy chân thực, từ đó nâng lên tầng nghĩa thứ hai, nêu bật cái quyết liệt, tàn

Trang 11

bạo của đời sống và khả năng chống trả của con người” Quả đúng như

vậy! Thế giới của Hemingway vô tình hay hữu ý cũng đều có phần đốinghịch với con người Vậy thì họ phải tồn tại sao đây? Hay chịu bó tay trongvòng cương toả ấy? Hemingway không bao giờ để cho nhân vật của mìnhchịu đầu hàng số phận Dẫu môi trường tồn tại có khắc nghiệt đến mức nào

thì họ vẫn cố vươn lên bằng một phương châm sống: “nhưng con người ta sinh ra không phải để thất bại… con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể

bị khuất phục” Ông lão Santiagô phải hành động đơn độc trong hoàn cảnh

rất khó khăn thù địch Có khi giành thắng lợi, có khi bị thất bại nhưngSantiagô không khi nào lại chịu đầu hàng số phận Đây chính là bài học quýgiá đối với chúng ta: Hãy biến thất bại thành thất bại thành thắng lợi và dùkhó khăn đến đâu cũng không lùi bước

Chối bỏ trí tuệ, xây dựng con người cơ bắp, nhưng Hemingway luôn

quan tâmđến ý chí, nghị lực của con người Với ông, ngoài tình thương yêuthì đây là hai phẩm chất quyết định sự tồn vong của nhân loại Có hồi ông đã

khuyên một người muốn theo đuổi nghiệp văn chương: “nếu rủi mà bị vận xấu giáng xuống đầu thì bạn chớ có xuôi tay, phải mềm dẻo mà đứng lên”.

Bí quyết thành công này không chỉ dành riêng cho những người sáng tạonghệ thuật mà còn cho bất kỳ ai muốn tồn tại tốt hơn trên thế gian với tưcách là một con người

Tác phẩm Ông già và biển cả có nhiều tầng nghĩa, nó miêu tả lại cuộc

vận lộn gay gắt của con người với thiên nhiên Nêu bật cái quyết liệt, cái táobạo của đời sống và khả năng chống trả của con người Thế giới tự nhiênbao la vô tận trở thành đấu trường trong đó diễn ra cuộc đấu tranh giữa ngưông và con cá kiếm khổng lồ, rùi sau đó là giữa ông với đàn cá mập hung

dữ Trên dpdaaus trường này ta nhận thấy ông già đã trở thành đại diện ưu túcủa nhân loại trong việc miêu tả chi tiết về người và cảnh còn được kết hợp

Trang 12

với bút pháp lãng mạn trong việc khắc hoạ hình tượng thiên nhiên Là mộtngười đánh cá nhưng Santiagô hiểu biết và ham học hỏi, luôn say mê vàngưỡng mộ những nhà thể thao, những danh thủ nổi tiếng Trong nghề đánh

cá ông đã đạt đến trình độ khéo léo và điêu luyện vào bậc nhất Chú bé

Manolin yêu mến và khâm phục ông lão vô cùng, chú nói: “có nhiều người đánh cá giỏi và vài người vĩ đại nhưng ông là ‘người duy nhất” Một mặt,

nhà văn với nhiều kinh nghiệm và từng trải trong thú vui đánh cá đã miêu tảmột cách chân thực và sống động trong những công việc của một ngườiđánh cá thực thụ Mặt khác, từ việc nhân vật đặt mồi vào luỡi câu cho đếnviệc thả nhiều dây câu song song rùi tính toán khôn khéo sao cho cá dễ đớpmồi, sao cho cá nuốt gọn con mồi và kiên nhẫn đợi suốt hai ngày hai đemcho đến khi con cá kiệt sức v v… nhân vật ông lão đã hành nghề với sự nhiệttình, lòng ham mê và vô cùng tinh tế Trình độ điêu luyện trong nghề nghiệpcùng với niềm say mê vô hạn ấy chỉ có ở người nghệ sĩ có tâm hồn nồngcháy, yêu nghề Lão ngư dân Santiagô đã không quản đến đói khát, nhọcnhằn cùng với cùng với những hiểm nguy đang chờ đợi mình mà chỉ nhằmvào một mục đích duy nhất là bắt được con cá lớn chưa từng thấy bao giờ.Sức kiên trì chịu đựng của ông cũng được thể hiện ở mức độ phi thườngkhiến ông có phẩm chất cao cả của những bậc tử vì đạo Hành động củaSantiagô chứa đầy tính kịch khắc hoạ cuộc phưu lưu của nhân vật thể hiệnlòng quả cảm và ý chí ngoan cường của con người tiêu biểu cho khát vọngnhân loại luôn hướng đến chiến công và mục đích cao cả Trong cuộc phiêulưu ấy, Santiagô đã khai thác được sức mạnh tiềm ẩn của chính mình đểkhông bao giờ bị khuất phục và gục ngã

Santiagô còn là một tấm gương bởi ý chí và nghị lực thép, lão biếtkiềm chế những cảm xúc đau đớn của mình trước nghịch cảnh cuộc đời.Ông lão một mình đơn độc và dũng cảm đương đầu với những tai hoạ Bởi

Trang 13

con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị khuất phục Nhân vật này đitìm ý nghĩa của cuộc sống trong việc bảo vệ danh dự và phẩm giá của mình.

Dư luận, những yếu tố bên ngoài đối với Santiagô đã không còn quan trọng

Hemingway nhấn mạnh đến cái tuổi già gần đất xa trời của ông lão đểlàm nổi bạt lên sức mạnh vĩnh viễn của con người Ba ngày liền ông lão vậtlộn với chú cá Kiếm khổng lồ Ngậm lưỡi câu trong miệng, nó vùn vụt rẽsóng kéo ông lão ra khơi Còn ông lão, với sợi dây siết trên vai, tay trái têdại, tay phải rớm máu, vấp ngã nhiều lần nhưng vẫn mải miết theo nó với tất

cả sức mạnh của lòng dũng cảm và chí quyết tâm Một chú cá khổng lồ tunghoành trong biển cả thân thuộc và ông già nhỏ be cô đơn trên đại dương thigan với nhau Ai sẽ thắng? nói như các nhà phê bình Xô _ viết, cả tác phẩm

là một ản hùng ca ngợi ca con người và sức lao động thật không quá đáng.Phút chiến thắng đến vào sáng ngày thứ ba, khi ông đã già yếu đi nhiều vìđói vì mệt

Chiến thắng ấy không phải là một may mắn ngẫu nhiên và Santiagôbiết rõ đó là nhờ khả năng và ý chí của mình Những trang huy hoàng củaHemingway là những trang về biển cả Biển cả không phải chỉ vì bản thân

nó, mà còn vì được nhìn qua cách nhìn của một con người rất ham sống, rấtgắn bó với cuộc đời cần lao Nhưng đẹp hơn là những trang về sức lao độngcủa con người Nhà văn đã gửi gắm vào đấy bao nhiêu mến yêu trân trọngcủa mình Con người trong đó hiện lên với tư thế ngạo nghễ, làm chủ muônloài trong thiên nhiên bởi vì họ có sức mạnh của ý chí và tâm hồn, bởi vì họ

có những mối quan hệ ràng buộc với đời sống xã hội của họ

Nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý đến lối mở đầu giống như trong một

ngụ ngôn cổ xưa, giống như một huyền thoại: “Lão đã già, một mình một thuyền câu cá trên dòng Nhiệt lưu và đã tám mươi tư ngày qua lão không bắt được lấy một mống cá nào” Kết thúc tác phẩm, tuy đoạn đối thoại của

Trang 14

những du khách ở khách sạn Terrace có gợi một không khí dung tục, nhưngnhững câu chuyện kể cuối cùng lại tái hiện không khí của những câu mở

đầu: “Phía trên đường, trong con căn lều ông lão lại ngủ Lão vẫn nằm úp mặt ngủ, thằng bé ngồi bên cạnh nhìn lão Ông lão đang mơ về những con

sư tử”.

Hình tượng Santiagô được xây dựng theo nguyên mẫu một ông giàCuba – là một hiện thực Hiện thực của những con người lao động với lòngdũng cảm, ý chí quyết thắng Ông thanh thản với ý nghĩ ở đời không một aiphải cô đơn nơi biển cả Điều Santiagô quan tâm là những điều trong hiện tại(bắt cá Kiếm, xua đuổi đàn ca Mập và tình trạng sức khoẻ của bản thân) Hồi

ức về quá khứ chỉ là để nhắc nhở, để tiếp thêm sức mạnh cho ông đứng vững

trước những phong ba của cuộc đời Nhiều khi Santiagô đã cầu Chúa “mình

vô thần –lão nói - nhưng mình sẽ đọc mười lần bài Kinh Lạy Cha và mười lần bài Kinh Mừng Đức Mẹ nếu mình bắt được con cá này và mình hứa mình sẽ hành hương đến nhà thờ Đức mẹ Đồng Trinh xứ Cobre nếu mình bắt được nó Mình xin hứa như thế Lão bắt đầu máy móc đọc kinh … đọc xong mấy bài kinh của mình, cảm thấy đỡ hơn nhiều nhưng cơn đau nhức vẫn nguyên như cũ, có lẽ lại tăng thêm chút ít, lão tựa vào mũi thuyền và bắt đầu máy móc cử động mấy ngón tay ở bàn tay trái” (Tr.49) Ông cầu cứu

Chúa nhưng Ngài ở trên cao không thể cứu vớt được cho ông lão già nuađang đơn thân lênh đênh trên biển Vậy phải làm thế nào đây? Còn cách nàokhác nữa là tự cứu lấy mình? Và suốt đời Santiagô đã tự cứu cuộc đời mình,dẫu thành công hay thất bại cũng không bao giờ chịu đầu hàng số phận

Hình tượng Santiagô giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh củacon người hiện đại trên thế giới này: suốt cuộc đời nhọc nhằn theo đuổi giấc

mơ kỳ vĩ mà khi ông lão săn được một con cá lớn như trong huyền thoại,

Trang 15

kéo được nó vào bến bờ của thực tại thì những con mắt thờ ơ lãnh đạm chỉcòn nhìn thấy được phần rách nát, xương xẩu của nó.

Santiagô bị buộc rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, thế nhưnglão vẫn hành động xứng đáng với tư cách một cách một con người, liều lĩnh

và thách thức với những giông tố cuộc đời Nhưng thất bại không triệt tiêuđược ý chí của ông, trái lại càng làm cho con người ấy thêm mạnh mẽ, quyết

và nghị lực hơn Ở đoạn cuối tác phẩm dù còn đang mê mệt trong lều,Santiagô vẫn bàn với Manolin về việc rèn lại mũi giáo để tiếp tục ra khơi

“ta phải làm ngọn lao đâm cá thật tốt và luôn đem theo trên thuyền Cháu nên cắt một lưỡi dao từ lá thép giảm sóc của chiếc xe Ford cũ Chúng ta có thể mài nó ở Guanabacoa Phải mài sắc chứ đừng mang nung lửa kẻo nó sẽ gãy Dao của ông đã gẫy” (Tr 96).

Ông lão Santiagô là biểu tượng hùng vĩ của con người trong côngcuộc chinh phục biển cả, một thân một mình chống lại đàn cá mập nhưngkhông hề buông vũ khí Suy rộng ra, đó cũng là biểu tượng của con ngườitrên đường chinh phục tự nhiên, thực hiện khát vọng ước mơ lớn lao củamình một cách ngoan cường Nhưng mặt khác Santiagô vẫn là một conngười một con người rất đổi con người Ông đã chống trả sự tấn công của lũ

cá Mập trong tình thế bị động và tuyệt vọng, đã nếm trải những đắng cay của

sự thất bại Con người anh hùng của biển cả ấy cuối cùng cũng chỉ mong

mỏi một chiếc giường để nghỉ ngơi “Giường là bạn của ta Chỉ có giường thôi, lão nghĩ Giường chiếu hẳn là việc trọng đại” Với tính cách ấy, ông

lão Santiagô vẫn là kiểu nhân vật quen thuộc của Hemingway – anh hùng

Trang 16

trình thực hiện những khát vọng lớn lao của mình bằng ý chí, nghị lực vàlòng dũng cảm.

Trong quan niệm Kitô giáo, Sư tử là biểu tượng cho sự phục sinh Và

trong câu kết của tác phẩm “Phía trên con đường, trong căn lều ông lão lại ngủ Lão vẫn nằm úp mặt ngủ, thằng bé ngồi bên cạnh nhìn lão Ông đang

mơ về những con sư tử” (Tr.98) Nếu hiểu Sư tử là biểu hiện của sự hồi sinh

thì kết thức tác phẩm cũng là một kết thúc lạc quan và cách đặt vấn đề cũngrất Hemingway, ông đã vận dụng nguyên tắc bỏ sót ở đây Từ đó buộc độcgiả phải dụng công suy nghĩ rùi khái quát tư tưởng của tác giả lên như một

chân lý trong cuộc sống “con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị khuất phục” Nó mang tính lạc quan, khẳng định và ngợi ca sức mạnh của

con người Santiagô là một tấm gương mẫu mực về khả năng chịu đựnghiểm nguy và đau đớn, là biểu tượng cho sự chiến thắng của nghị lực và ýchí con người

Trong Ông già và biển cả chiến thắn của con người dù chỉ là chiến

thắng về mặt tinh thần, ông đã trở về mà không hề bi quan hay thất vọng.Người đọc thoáng thấy bóng dáng tương lai qua hình ảnh chú bé Manolin,vốn là chỗ dựa là niềm an ủi duy nhất của ông già cô độc Phải chăng trongdòng máu Manolin đã hình thành một tính cách ngoan cường kiểu Santiagô

Phải nói rằng chủ nghĩa nhân đạo của Hemingway được thể hiện rất rõràng trong triết lý câu truyện Nếu xem cuốn sách là một bức tranh, ta sẽthấy thần tình biết mấy, nét vẽ của Hemingway, mặt biển xanh bao la, rấthiền lành và dịu dàng bên ngoài nhưng dưới lớp sóng xanh ấy tiemf tàng biếtbao nhiêu tai ương Trên đại dương bao la bát ngát ấy, một lão ngư dân giànua với chiếc thuyền nhỏ dập dìu trên sóng, một mình đương đầu với con cáKiếm khổng lồ và cả đàn cá Mập hung dữ Thế nhưng ông lão ấy vẫn đủ tưthế ngang dọc tung hoành làm chủ biển cả

Trang 17

Mặc dù còn một số hạn chế về lập trường giai cấp, về quan điểm nhân sinh,

về một cuộc sống còn nhiều thờ ơ, thậm chí đôi khi còn ngây thơ với chínhtrị của Hemingway nhưng nhìn lại toàn bộ tác phẩm ta vẫn thấy hình ảnhông lão Santiagô hiện lên đẹp đẽ và đáng tự hào Cuối thiên truyện, ông lãotrở về với sự thất bại thảm hại nhưng lạ thay những trang viết về cái thất bạibên ngoài đó lại là trang ngợi lên sự chiến thắng Chiến thắng chính bản thânmình, ca ngợi và hơn thế khẳng định ý chí, sức mạnh của con người, là biểuhiện chủ yếu ở chủ nghĩa nhân đạo Hemingway Tác giả nói về loài người:tuyệt vọng là một điều ngu ngốc, hơn thế là một tội lỗi Chân lý ấy khôngchỉ đúng trong đấu tranh thiên nhiên mà chắc chắn cũng đúng trong cả đấutranh xã hội

Cuộc săn bắt cá Kiếm, tìm lại vận may của Santiagô là một ẩn dụ vềhành trình đầy gian khổ của con người để thực hiện khát vọng lớn lao Đây

là một kiểu nhân vật anh hùng trong sáng tác của Hemingway, hình tượngnhân vật này đã vượt ra ngoài khuôn khổ của nó và trở thành một biểu tượng

về con người Ông già Santiagô giống như nhiều ông già đi biển ta từng gặptrong đời Với vóc dáng gầy guộc, gương mặt hằn sâu những vết khắc thờigian, đôi mắt rất sáng trải đời, trải nghề… Ông sống với biển gần trọn cuộcđời, ông biết biển không chỉ thuộc về ông mà còn thuộc về chim, về cá, vềnhững người dân chài và mọi người, ai cũng có phần mình trong biển Mộtmình với biển khơi, trước cái bao la vô cùng tận của trời, của nước, người ta

dễ có cảm giác rợn ngợp, bỗng thấy mình bé nhỏ, không thể hòa đồng Vậy

mà Santiago lại cảm nhận được rằng ở đời không ai phải cô đơn nơi biển cả.Ông say mê nghề nghiệp, điều đó cũng thường thấy ở những người trạc tuổiông, trong hoàn cảnh sống như ông Bởi vậy mà ông phải gắng gỏi, phải cốgắng hết mình để nhằm duy trì cuộc sống của mình Trong cuộc sống mưusinh cô đơn của ông, ông chỉ có một người đồng nghiệp đáng tin cậy nhất và

Trang 18

cũng là một người bạn thân thiết nhất với ông là cậu bé Manolin và ôngcũng chỉ nhận được sự chăm chút đỡ đần từ người bạn nhỏ duy nhất ấy.Troing những phút cô đơn, những khi hiểm nghèo ông thầm gợi Manolintrong khi làng chài thật rộng, người làng chài thật đông Đành rằng khó ai cóthể thoát khỏi cô đơn, nhưng Santiago, ở góc độ nào đó là hình tượng conngười cô đơn chống lại sự cô đơn Nhưng con người cô đơn này lại có mộtnghị lực sống phi thường, một khát vọng sống lớn lao, biết vượt lên trênhoàn cảnh Chính vì vậy, nhân vật xứng đáng được trân trọng, xứng đángđược ca ngợi.

Sự xuất hiện của ông lão, vấn đề không dừng lại ở chỗ con người đơnthuần chứng minh được sự hiện diện của mình trên cõi đời này mà quantrong hơn là chứng minh nó như thế nào? Santiago hiện lên vừa cô đơn vừanhư không cô đơn bởi vì ông còn mục đích để hành động, còn mục tiêu đểchinh phục và còn khát vọng để thể hiện chính mình Mục tiêu là con cáKiếm - một con cá lớn nhất mà ông từng thấy, là vận may của lão, là bạn củalão Chỉ có chinh phục được nó lão mới lấy lại được hình ảnh của mìnhtrong mắt mọi người, xứng đáng với lòng ngưỡng mộ của cậu bé Manolin.khát vọng dấn thân vào cuộc hành trình dù biết trước nó sẽ ẩn chứa bao trởngại khó khăn Câu được con cá trong hành trình đơn lẻ một mình là kì tíchnhưng nó cũng chứa đựng biết bao khó khăn thạm chí cả rủi ro và mất mát.Ông lão đã câu được con cá và cũng biết rằng kẻ bị khuất phục cũng có thể

là ông Bởi con cá đó rất to lớn, nó có thể nhấn chìm cả ông cung chiếcthuyền xuống đáy biển khi nó lặn sâu xuống, cũng có thể hất tung ông lênkhi nó quật mạnh người lên Có hai lần ông lão có thể cắt đứt dây câu: lần 1khi xác định con cá co thể lôi ông đi hoặc làm ông bị thương, lần 2 khi con

cá Kiếm bị đàn cá mập chén hết thịt Vậy mà ông vẫn quyết định chiến đấuđến cùng “chú cá thật kiêu hùng và mình phải chinh phục nó” Nó vừa là

Trang 19

mục tiêu vừa là điều ông muốn vươn tới “Ước gì ta là con cá ” Nhưng “ta

sẽ giết nó dẫu cho nó có kiêu hãnh và vĩ đại đến nhường nào” Coi nó là bạn

nhưng vẫn phải chinh phục nó vì chỉ có thế ông lão mới chứng tỏ được bảnlĩnh của mình trước tất cả mọi người Như vậy suy cho cùng mục đích củacon người cũng là khuất phục những cái có thế giúp mình khẳng định đượcchính mình Đã có lúc ông coi con cá là một kẻ trượng phu, kiêu hùng Cuộc

chiến giữa ông và con cá là một cuộc chơi đẹp nên có lúc ông nghĩ “Mày đang giết tao nhưng mày có quyền làm thế Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày người anh em ạ Hãy giết ta đi, ta không quan tâm ai giết ai” Ông lão chấp nhận cái chết vì ông đã coi con cá như một người hùng và “chiến thắng dành cho những người xứng đáng với nó” Đó phải chăng chính là sự lựa chọn của con người

trước những cái ảnh hưởng quyết định đến mình và đó là hành động tự vượtlên chính mình Cuộc chiến chống lại đàn cá mập cũng là một cuộc chiếnchống lại những kẻ xâm hại đến thành quả của mình Santiago đã vất vảchống lại cả đàn cá hung dữ cho dù đến cuối cùng ông đã không thể bảo vệđược con cá Kiếm Có thể đó là một thất bại nhưng quan trọng hơn là ông đã

rút ra được bài học cho chính mình “cái quá tốt đẹp thì chẳng bao giờ bền”

và thất bại đó đến nhanh là vì “ông đã đi quá xa” Quá xa về cả nghĩa đen

lẫn nghĩa bóng, ông đi xa quá tầm kiểm soát, quá sức với ông nhưng dù sao

thì ông cũng đã chiến đấu hết mình vì mục đích của mình cho nên: “Con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị khuất phục” Nếu trong trận

chiến này ông lão giành chiến thắng ông sẽ có tất cả: vinh quang, niềm tin,

sự ngưỡng mộ trong con mắt mọi người và khẳng định dẳng cấp của mình.Ông đã không làm được trọn vẹn, nhưng dù sao nó đã giúp ông hiểu rằngthất bại chưa phải là tất cả Mọi rủi ro đều có thể xảy ra xong không phải vìvậy mà bản lĩnh con người bị khuất phục, hãy biết hài lòng với những cái

Trang 20

mình đã cố gắng làm hơn là việc đuổi theo những cái không bao giờ đến vớimình.

Hình tượng của ông lão Santiago là một hình tượng tiêu biểu cho hìnhảnh của một người anh hùng Một con người dũng cảm, một con người cókhả năng chịu đựng lớn, một con người từng là nhà vô địch vật tay và cong

là con người đang quyết bắt và bảo vệ con cá của mình và một con ngườiyếu đuối Hình tượng đó đã phần nào phản ánh được tính cách cũng như làtâm hồn của một co người anh hùng Một con người anh dũng và sẵn sàngchiến đấu bảo vệ cái thiện Ông chính là một hình tượng tiêu biểu cho hìnhảnh của người anh hùng kiểu Mỹ Đó là hình ảnh của một con người khôngchỉ có tấm lòng cao thượng, mà đó còn là một con người có một ý chí trungkiên, dù đã tuổi cao nhưng ở ông cái chí khí của người anh hùng vẫn không

hề suy giảm Hình ảnh của ông còn là hình ảnh của một con người không hềkhuất phục trước mọi khó khăn gian khổ Hình ảnh của ông được thể đặcbiệt rõ nét trong cuộc hành trình của ông trên đại dương mênh mông

“Ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn Những vết nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới Những vết sẹo ấy dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn cả những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn Nhưng chẳng có vết sẹo nào trong số sẹo ấy còn mới cả Chúng cũ kĩ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá” Cho thấy ngoại hình của ông lão là một con người đã gầy

gò, một con người tuổi đã về lúc bóng chiều, một con người đã dày dạntrong những cuộc ra khơi đánh cá với những vết sẹo đã để lại trên da thịt củaông Ngoại hình của ông lão phần nào khắc họa được hình tượng của conngười này

Dù đã liên tục tám mươi tư ngày đi về với chiếc thuyền không nhưngông lão không hề nản lòng mà vẫn mang trong mình một hi vọng Ông hi

Trang 21

vọng con số tám mươi tư sẽ kết thúc những ngày xui xẻo triền miên, “bác nghĩ con số tám năm là may mắn đấy Cháu nghĩ như thế nào nếu bác câu được một con cá nửa tấn.” Niềm hy vọng của ông được thể hiện rõ nét khi ông trò chuyện với cậu bé Manolin “Chưa bao giờ ông mất hẳn hi vọng và lòng tin” Ông lão có khả năng chịu đựng dù trong bất cứ hoàn cảnh khó

khăn, thử thách, phải chống chọi với bao may rủi của cuộc đời Những gì lãotưởng mình đã đạt được thế nhưng lại vụt mất khỏi tầm tay của lão Cuộcđời Santiago là một vòng tuần hoàn may rủi, chiến thắng - thất bại đan xen,

nó cứ dằng dẵng theo đuổi suốt cuộc đời ông lão nhưng ông lão không hềnãn chí, thời tuổi trẻ, lão đã từng được mọi người gọi mình với danh hiêụ là

“người vô địch” trong một cuộc vật tay với anh chàng da đen “… một gã khoẻ nổi tiếng trên bến tàu” Danh hiệu đó đã tồn tại rất lâu sau chiến thắng

vẻ vang ấy Nhưng lão cho cái trò ấy chẳng có ích gì, chỉ hại cho bàn tay saunày mà thôi, vì ông cho rằng bàn tay của mình rất quan trọng cho việc kéo

cá Tuổi trẻ của ông đi qua có nhiều thành công nhưng cũng không ít thấtbại Thế nhưng, với ý chí kiên cường, khả năng chịu đựng lớn, ông lão luônvươn lên trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt Tuổi già của Santiago trải quanhững đoạn đường cay đắng, lão sống trong cô đơn nghèo khổ, việc đi biểncủa mình luôn gặp nhiều thất bại Trong con mắt của những người dân biển,lão chỉ là một ông già gày gò, yếu ớt, vô tích sự vì lão chưa hề đánh được một con cá nào đáng giá Để phục vụ cho việc mưu sinh của mình, vừa đểxác định chỗ đứng của mình trong nghề chài lưới, Santiago đã quyết địnhmột chuyến lênh đênh dài ngày trên biển Hi vọng của lão tưởng chừng như

vô vọng bởi tám mươi tư ngày trôi qua chỉ là một con số không Ngày thứtám năm - ngày thắp lên hi vọng trong cuộc đời chài lưới của lão, một con cákiếm khổng lồ đã vướng vào lưỡi câu của lão Qua ba ngày chiến đấu, ônglão đã quyết bắt được con cá và bảo vệ con cá của mình một cách toàn vẹn,

Trang 22

nhưng điều đó không thể trở thành hiện thực Dù đã trải qua bao bất trắc,

sóng dập, gió dồi nhưng ông vẫn luôn lạc quan, yêu đời “có hề gì đâu! Đã được sống kiếp người thì đau đớn như thế này cũng chẳng nghĩa lí gì”.

Cuộc sống vẫn đáng yêu biết nhường nào khi đã được sinh ra, được làm

người trên cuộc đời này Dù khi đã hoa mắt, dù khi “đã kiệt sức đến lả đi” nhưng “đã là con người thì không bao giờ được bó tay trước mọi hoàn cảnh Nếu chưa bị tiêu diệt thì tuyệt đối không được khuất phục” May- rủi, rủi-

may cuộc đời cứ bám riết lấy con người Tuy nhiên, “thật là ngu ngốc nếu có

ai đó có lúc tuyệt vọng Còn hơn thế nữa, mình còn cho đó là một tội lỗi”.Bởi vì “khi người ta dã phải trải qua nhiều thất bại, thì mọi chuyện khác ởđời đều trở nên đơn giản”

Qua những trang viết đầy hấp dẫn của Hêmingway, ta thấy Santiagohiện lên như một chiến sĩ, một anh hùng kiên trung trên mặt trận chống lại

số phận Satiago chiến thắng là bởi lão biết nuôi hy vọng và thêm nữa bởi

con người ấy biết trở trăn với bi kịch của cái đẹp Chính xác hơn “bi kịch cái đẹp bị đánh mất bởi dục vọng của con người” Thế giới này, cá Kiếm

đẹp và cá mập cũng đẹp Trung tâm của cái đẹp chính là Santiago - cái đẹpcủa mọi cái đẹp Vì cái đẹp này ý thức được mình cái đẹp của các vật thểkia: Ông lão khi đánh được cá lớn thì cảm thấy rất vui vẻ Vì ông đã khẳngđịnh được nghị lực, ý chí, ý nghĩa tồn tại của mình Ông chính là một hìnhtượng tiêu biểu cho con người anh hùng, không hề khuất phục trước mọi khókhăn gian khổ Santiago là biểu tượng đẹp cho hình tượng người anh hùngkiểu Mỹ mà Hêmingway đã dày công xây dựng trong tác phẩm “Ông già vàbiển cả”

2.2 Santiagô – con người nhỏ bé trước sức mạnh vô biên của vũ trụ

Con người và vũ trụ - một vấn đề có tính lịch sử và nhân loại, thể hiệnmối quan hệ giữa môi trường sống và con người Những sinh thể tồn tại

Ngày đăng: 17/08/2016, 21:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bắc (dịch), 2005, Ông già và biển cả, NXB Văn Học Khác
2. Lê Huy Bắc, 2004, Phê bình lý luận văn học Anh - Mỹ tập 1, NXB Giáo Dục Khác
3. Lê Huy Bắc, 2002, Văn học Mỹ, NXB Đại học Sư phạm Khác
4. Lê Huy Bắc, 2001, Ernest Hemingway – Núi băng và Hiệp sĩ, NXB Giáo dục Khác
5. Lê Huy Bắc (tuyển chọn), 2001, Hemingway những phương trời nghệ thuật, NXB Giáo Dục Khác
6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) 2007, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo Dục Khác
7. Đặng Anh Đào, 1997, Văn học phương Tây, NXB Giáo dục Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w