Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến: Bức tranh phong cảnh và tâm trạng

MỤC LỤC

Thiên nhiên trong thơ văn thời Lê

Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XV

Và thiên nhiên trong giai đoạn này (trong Hồng Đức quốc âm thi tập) có nhiều bài mang tính chất ngâm vịnh tiêu khiển với đề tài công thức, tuy cũng có câu đẹp, lời hay nhưng phần nhiều sáo rỗng, ít giá trị. Các tác giả nói trên phần nhiều không hề chịu sự gò bó theo những khuôn mẫu của văn học cung đỡnh, và đó cú những nột tiến bộ rừ rệt trong nội dung sỏng tác mà đặc biệt là trong việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên.

Thiên nhiên trong thơ văn từ thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVIII

Đọc Hà Tiên thập vịnh và Lư Khê nhàn điếu phú, chúng ta không chỉ bàn đến tinh thần yêu thiên nhiên đất nước, tinh thần nhàn tản yêu đời, mà còn chú ý đến tinh thần Việt hóa trong tư tưởng và qua bút pháp của tác giả. Với sự phân chia văn học Đàng ngoài và văn học Đàng trong, các nhà thơ đã thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước ở cả hai miền và mỗi nơi đều có những nét đẹp riêng mặc dù hình thức vẫn còn thô sơ thiếu sự trau chuốt.

Thiên nhiên trong thơ văn từ nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX được bắt đầu

Tình cảm đối với thiên nhiên trong thơ hồ Xuân Hương rất chân thực và tràn đầy sức sống.Trong thơ Hồ Xuân Hương những bài thơ lấy đề tài trong cảnh vật thiên nhiên hay cảnh vật sinh hoạt hằng ngày chiếm hơn một nửa số lượng thi phẩm. (Đá ông chồng bà chồng) Tình cảm đối với thiên nhiên của Hồ Xuân Hương là thứ tình cảm chân thành lành mạnh, khác hẳn với những thứ tình cảm đối với thiên nhiên giả tạo, khuôn sáo hoặc yếu đuối đầy rẫy trong văn học phong kiến của ta và cả trong văn học lãng mạn sau này. Nếu ở tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, phong cảnh thiên nhiên chỉ là những nét vẽ mờ nhạt, sơ sài, thiếu sức sống thì đến với Truyện Kiều, Nguyễn Du lại thổi cái hồn vào những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp làm nền cho tác phẩm.

Ở mỗi thời kỳ khác nhau thiên nhiên trong thơ văn đều mang những đặc điểm riêng, những nét đặc sắc riêng.Tính chất công thức ước lệ nhìn chung được các tác giả sử dụng nhiều trong việc miêu tả thiên nhiên nhưng nó cũng dần được các tác giả thay thế bằng những chất liệu của đời sống hiện thực.

THIÊN NHIÊN TRONG THƠ VĂN NGUYỄN KHUYẾN

Bức tranh phong cảnh 1. Cảnh bốn mùa

    Sang nửa thế kỷ XIX – một thế kỷ quật cường, đau thương trong lịch sử dân tộc - bên cạnh những cảm xúc về mùa xuân tươi đẹp, thơ xuân của Nguyễn Khuyến đã có thêm những ám ảnh cho thân phận nhà nho dưới thời thực dân đô hộ, có nỗi day dứt triền miên trước vận mệnh của đất nước và vận mệnh của người trí thức mất nước. Tuy nhiên, thơ xuân Nguyễn Khuyến không phải lúc nào cũng chỉ có ý nghĩa Tuy nhiên, thơ xuân Nguyễn Khuyến không phải lúc nào cũng chỉ có ý nghĩa xã hội sâu sắc mà còn là những bức tranh xuân vừa chân thực vừa mang đậm xã hội sâu sắc mà còn là những bức tranh xuân vừa chân thực vừa mang đậm phong cách làng quê. Trong ba bài thơ trên, Nguyễn Khuyến dùng toàn những lời nói hàng ngày của thường dân Việt, không xen lẫn một danh từ Hán-Việt hay một từ, một điển tích ngoại lai nào (trừ điển tích "ông Đào" ở cuối bài Thu vịnh), và dùng nhiều từ vô nghĩa, như: lạnh lẽo, veo, tẻo teo, gợn tí, đưa vèo, lơ lửng, vắng teo (Thu điếu);.

    Ngày nay, vào thế kỷ XIX ở nước ta, các bài thơ Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh của Nguyễn Khuyến là những bài thơ chữ Nôm tuyệt tác trứ danh, được người đời truyền tụng cho đến ngày nay, tuy xây dựng theo những qui luật gò bó chặt chẽ của thơ "Đường luật", mà bao nhiêu tình ý, cảnh trí thuần chất Việt Nam đã được giao thoa một cách dung dị, uyển chuyển chưa từng thấy. Cách hàng mấy chục năm, trước khi Ngô Tất Tố viết Tắt đèn, Nguyễn Công Hoan viết Bước đường cùng, ta đã được biết đến một nông thôn Việt Nam đói nghèo với cảnh mất mùa năm này qua năm khác, cảnh công xá bèo bọt, cảnh thuế má quan lệ thúc đòi, cảnh nợ nần với người cùng khổ “lãi mẹ, lãi con sinh đẻ mãi”, cảnh “sâu hạn liên miên úng lụt tràn ”, v.v. Khung cảnh của buổi chợ khiến cho người đọc cảm thấy thú vị với tài quan sát của nhà thơ Yên Đổ, những tưởng ông chỉ quen với việc miêu tả những người nông dân chân lấm tay bùn thế mà khi miêu tả cảnh tấp nập buôn bán, Nguyễn Khuyễn vẫn bộc lộ nét duyên riêng trong miêu tả phong cảnh và sinh hoạt của con người trong cảnh.

    Bức tranh tâm trạng

      Cảm xúc của Nguyễn Khuyến trong chùm thơ thu đều bắt nguồn từ cảnh vật, Thu vịnh đem đến những nét thu tiêu biểu: trời thu, cần trúc, nước biếc, bóng trăng, hoa năm ngoái, tiếng ngỗng; Thu điếu là những cảm xúc bắt nguồn từ mặt ao thu lạnh lẽo nước trong veo; Thu ẩm là mựa thu nụng thụn điển hỡnh với nhà cỏ, ngừ tối, đom đóm, lưng giậu, làn ao… Cảnh thu – tình thu trong ba bài thơ có sự phân bố đậm. Ba bài thơ gắn với chủ thể trữ tình là nhà nho Nguyễn Khuyến bất lực trước thực trạng đất nước, với nỗi niềm kín đáo lan toả trong từng bài: nhân hứng nhưng thẹn với ông Đào đành cất bút (Thu vịnh), câu cá mà giật mình “cá đâu đớp động dưới chân bèo” (Thu điếu), uống rượu thỡ say nhố (Thu ẩm). Cái trong veo của nước: Nước biếc trông như tầng khói phủ (Thu vịnh); Ao thu lạnh lẽo nước trong veo (Thu điếu); rồi lá vàng, tiếng ngỗng kêu, cần trúc lơ phơ cùng tâm sự thời thế của thi nhân khi cảm thấy mình bất lực trước cuộc đời đã tạo nên bức tranh thu thiên nhiên và bức tranh thu của lòng người mang những nỗi.

      Có thể nói, không gian thu là cả một bức tranh vừa trong trẻo, xao xuyến, lặng buồn, vừa huyền ảo vừa thoáng đãng, vừa như mang bao niềm hoài niệm, vừa chứa đựng nỗi bõng khuõng… hiện hỡnh rừ nột dần qua từng cõu thơ điểm cảnh của Nguyễn Khuyến.

      NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ VĂN NGUYỄN KHUYẾN

      Bút pháp tả thực

      Ông không phải là anh hùng dân tộc như Nguyễn Trãi, nỗi niềm của ông có điểm gần với Nguyễn Du: đều phải làm những việc miễn cưỡng, đều có những nỗi dằn vặt có lẽ không tiện nói ra và đều mong hậu thế hiểu cho lòng mình, cho nỗi khó xử của mình. Họ là những người mang ơn sâu nặng chế độ xã hội đã đào tạo và tôn vinh mình và đến khi đạt đến đỉnh cao của vinh quang cũng là lúc họ chợt nhận ra mặt trái đen tối của xã hội mà mình nguyện đem hết sức mình ra phụng sự, tôn thờ. Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh mà ông đưa vào bức tranh bằng thơ của mình đều xuất phát từ sự quan sát nhạy cảm, tinh tế chứ không hề dựa trên những nguyên tắc cổ điển trong việc miêu tả thiên nhiên và con người trong đó.

      Chẳng hạn, âm thanh của ngày tết, tiếng người cười nói hay tiếng trẻ con bi bô, thậm chí là tiếng côn trùng vào mùa hè hoặc tiếng thở của những con trâu trong buổi trưa hè đều được Nguyễn Khuyến tái hiện lại rất sinh động.

      Nghệ thuật tạo dựng hình ảnh

      Đặc biệt, đến với những bài thơ miêu tả cảnh thôn quê của Nguyễn Khuyến ta lại bắt gặp những hình ảnh trái ngược hẳn, rất bình dị và vô cùng dân dã. Những từ láy “le te”, “lập lòe”, “phất phơ”, “lóng lánh” đã làm cho bức tranh thêm giàu hình ảnh, giàu sức gợi và làm tăng thêm tính nhạc của bài thơ. Những hình ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến xuất hiện ở nhiều góc độ khác nhau, từ gần đến xa đôi lúc lại được nhìn từ xa lại gần, thể hiện cái nhìn vừa bao quát lại vừa chi tiết của nhà thơ trước phong cảnh thiên nhiên.

      Nét đặc sắc trong nghệ thuật tạo dựng hình ảnh của Nguyễn Khuyến chính là nhà thơ đã có sự kết hợp tài tình giữa sự chọn lựa những hình ảnh vừa tinh tế lại vừa giản dị, vừa rất mực gần gũi mà lại vô cùng có hồn.

      Chất liệu đời thường

      Những hình ảnh "sương khói" rất ít gặp nơi thơ Nguyễn Khuyến, mà phần nhiều là những hình ảnh quen thuộc, chất phác, gắn liền với dân quê như: con trâu, con gà, ngừ trỳc, đường làng, khỳc sụng, bói chợ, vườn cà, cõy cải, ao cỏ, bờ tre. Những chất liệu đời thường ấy đã đi vào bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Khuyến thật giản dị biết bao nhưng lại chứng tỏ nhà thơ rất yêu quý và gắn bó với cuộc sống nơi thôn dã. Nếu Nguyễn Trãi đã từng đưa bè rau muống, lãnh mồng tơi vào thơ ca từ thế kỷ XV thì đến thế kỷ XIX, Nguyễn Khuyến lại đưa vườn rau, ao cá, khóm trúc, bờ tre, giàn.

      Nhìn chung, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến đã góp phần rất lớn trong việc tạo nên thành công cho những bức tranh phong cảnh của nhà thơ.

      PHẦN KẾT LUẬN