1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn phát triển năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh lớp 6 qua việc phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả

25 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 173,5 KB

Nội dung

Tên sáng kiến: Phát triển năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh lớp 6 qua việc phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả.. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến - Sáng kiến đã t

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Phát triển năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh lớp 6 qua

việc phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Hoàng Hanh

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh THCS

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2013- 2014

Tác giả Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Trang 2

1.2 Hoàn cảnh cụ thể của môn học

- Trên thực tế, năng lực sử dụng tiếng Việt nói chung của học sinh phổ thôngvẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội Tình trạng nói sai, viết sai, diễn đạt vụngvẫn tồn tại tương đối phổ biến

- Khả năng nhận diện và sửa lỗi trong quá trình viết văn đặc biệt là văn miêu tảcủa học sinh lớp 6 còn hạn chế

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

- Điều kiện áp dụng sáng kiến: GV có ý thức phát hiện và sửa lỗi cho HS Tiếthọc nên chuẩn bị máy chiếu, camera vật thể

- Thời gian áp dụng sáng kiến: Trong suốt năm học

- Đối tượng áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 6 ( có thể mở rộng cho tất cả họcsinh THCS)

3 Nội dung sáng kiến

3.1 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến

- Sáng kiến đã tập trung giúp giáo viên và học sinh thấy rõ được tầm quan trọngcủa năng lực sử dụng từ ngữ trong quá trình dạy học văn bản điều này thường bịcoi nhẹ trong cấu trúc chương trình hiện hành ( chương trình thiên về cung cấp

lý thuyết hơn là khả năng thực hành vận dụng)

- Nếu trong chương trình hiện hành việc nhận diện và sửa lỗi dùng từ đến lớp 8mới được quan tâm và dành số tiết ít ỏi thì sáng kiến này cung cấp một cách có

hệ thống các lỗi thường gặp trong quá trình tạo lập văn bản miêu tả và qui trìnhcũng như biện pháp sửa lỗi sử dụng từ ngữ một cách cụ thể cho từng trườnghợp, giúp nâng cao năng lực sử dụng từ ngữ, từ đó nâng cao chất lượng bài vănmiêu tả của HS lớp 6

Trang 3

3.2 Khả năng áp dụng

- Các biện pháp đưa ra trong sáng kiến có thể được sử dụng linh hoạt ở cáckhâu, các phần của bài dạy trong các tiết Ngữ văn đặc biệt trong phân môn tậplàm văn ( phần kiến thức về văn miêu tả)

- Áp dụng trong dạy học văn miêu tả ngữ văn 6 và một số tiết ở ngữ văn 8,9 Nóđược thực hiện ở trong giờ trả bài tập làm văn, và trong phần luyện tập của cáctiết tìm hiểu về văn miêu tả, cách làm, luyện nói, phương pháp tả cảnh, tả người

3.3 Lợi ích thiết thực của sáng kiến

- Trong các giờ học này, khi được sáng kiến cung cấp hệ thống các lỗi dùng từthường gặp của HS, giáo viên dễ dàng nhận biết các lỗi sử dụng từ ngữ của các

em, từ đó có thể tạo tình huống và đưa ra các biện pháp sửa lỗi cho HS

- Từ sáng kiến này giáo viên sẽ chú ý nhiều hơn đến việc giúp học sinh sử dụng

từ ngữ trong những tình huống cụ thể chứ không dừng lại ở việc cung cấp kiếnthức đơn thuần Học sinh được làm, được thay đổi, được lựa chọn các từ ngữchuẩn mực cho bài văn của mình để từ đó làm phong phú vốn từ vựng của bảnthân

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

* Với giáo viên: Hệ thống được các lỗi dùng từ thường gặp của HS, có quy

trình và biện pháp sử lý lỗi dùng từ đó một cách cụ thể, hợp lý

* Với học sinh: Giá trị của sáng kiến nằm ở chỗ phát triển năng lực sử dụng từ

ngữ cho HS qua những tình huống phát hiện và sữa lỗi thực tế Nâng cao chấtlượng bài văn miêu tả của học sinh Năng lực giao tiếp được cải thiện đáng kể

5 Đề xuất kiến nghị: - Chương trình mới cần tăng cường thời gian thực hànhvận dụng từ ngữ vào trong các tình huống cụ thể

- Giáo viên cần có sự chuẩn bị bài dạy chu đáo, luôn có ý thức rèn năng lực sửdụng ngôn ngữ cho học sinh

- HS cần xây dựng thói quen nói đúng, viết đúng, giữ gìn sự trong sáng củaTiếng Việt

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Thực tiễn đổi mới giáo dục ở nhiều quốc gia trong vài thập niên gần đâykhẳng định cách xây dựng chương trình (CT) theo định hướng phát triển nănglực là xu hướng tất yếu, đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo con người trongbối cảnh khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ chưa từng có và nền kinh

tế tri thức đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với mọi quốc gia

1.2 Hoàn cảnh cụ thể của môn học

CT và SGK Ngữ văn hiện hành đã chú trọng kết hợp việc cung cấp lí thuyếtvới thực hành Khả năng ứng dụng các kiến thức lí thuyết về Tiếng Việt, về Vănhọc và tập làm văn vào thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong đời sống cũng nhưtrong quá trình tạo lập văn bản, về cơ bản đã được quan tâm nhiều trong quátrình xây dựng CT và SGK, song, trên thực tế, các kĩ năng sử dụng tiếng Việtnói chung của học sinh phổ thông vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội Tìnhtrạng nói sai, viết sai, diễn đạt không đúng với suy nghĩ, khó khăn trong việc đạtđược mục đích giao tiếp vẫn tồn tại, nếu không muốn nói là còn tương đối phổbiến

Khả năng nhận diện và sửa lỗi trong quá trình viết văn đặc biệt là văn miêu

tả của học sinh lớp 6 còn hạn chế

2 Cơ sở lí luận:

Khi xác định các nhóm năng lực cần hình thành và phát triển ở học sinhphổ thông, đã chia năng lực thành hai nhóm: các năng lực chung và các năng lực

Trang 5

chuyên biệt Các năng lực chung gồm: nhóm năng lực làm chủ và phát triển bảnthân (năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tựquản lí); nhóm năng lực về quan hệ xã hội (năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác)

và nhóm năng lực công cụ (năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyềnthông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán) Như vậy, năng lực sửdụng ngôn ngữ thuộc nhóm năng lực công cụ

Các nhà khoa học và sư phạm đánh giá rất cao vai trò của từ ngữ đối với

sự phát triển năng lực tư duy của học sinh Vốn từ của mỗi người được hìnhthành ngay từ khi chưa đến trường qua lời nói của cha mẹ và của những ngườixung quanh nhưng thực sự hoàn thiện và phong phú hơn trong môi trường giáodục, đặc biệt là thông qua bộ môn Ngữ Văn Nhờ có các hoạt động của môn họcnày mà vốn từ của các em không ngừng được bổ sung và hoàn thiện và cũng quaquá trình dạy- học Ngữ văn ta nhận ra những hạn chế trong cách sử dụng từ ngữcủa học sinh

Có thể nói quá trình tạo lập văn bản nói riêng, văn miêu tả nói chung cómối liên hệ mật thiết với vốn từ và kĩ năng dùng từ của học sinh Văn miêu tả làloại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chấtnổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho những cái đónhư hiện lên trước mắt người đọc, người nghe

Theo Đào Duy Anh trong Hán văn từ điển: “ Miêu tả là lấy nét vẽ haycâu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật Như vậy văn miêu tả hướng tới “ chân tướng của sự vật” là hướng tới cái bản chất, cái cốt lõi của sự vật Do đómục đích của văn miêu tả là nhận biết thế giới xung quanh, nhận biết xã hội,nhận biết người và vật

Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 văn miêu tả chiếm một vị trí đặc biệtquan trọng đòi hỏi học sinh khi viết cần vận dụng kiến thức tổng hợp của các

môn học cộng với vốn sống thực tế, có kĩ năng quan sát cùng khả năng diễn đạt, dùng từ chuẩn xác để mọi người có thể hình dung, tưởng tượng được về

đối tượng được miêu tả Nhà văn Bùi Hiển đã nhận xét: “ Miêu tả giỏi là khi

đọc những gì chúng ta viết, người đọc như thấy những cái đó như hiện ra trước mắt mình: một con người, một con vật, một dòng sông Người đọc còn có thể ghi được cả tiếng nói, tiếng kêu, nước chảy Thậm chí còn ngửi thấy được mùi

mồ hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc ”.

Trang 6

Việc lựa chọn từ ngữ trong văn miêu tả là yêu cầu hết sức quan trọng, đòihỏi phải được đặt ra một cách nghiêm túc Muốn làm tốt yêu cầu này, người viếttrước hết phải có một vốn từ phong phú Vấn đề tích luỹ cần phải được tiến hànhthường xuyên và dưới nhiều hình thức Tất nhiên có vốn từ phong phú chưa hẳn

đã thành công mà điều quan trọng là người viết phải có sự lựa chọn tinh tường,sao cho giữa một hệ thống các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, đồng âm, gần âm, cóthể lựa chọn được từ ngữ phù hợp nhất, chính xác nhất Nếu mắc lỗi dùng từngữ trong quá trình miêu tả sẽ không làm nổi bật được đối tượng cần miêu tả,

không phản ánh đúng “ chân tướng của sự vật” “hướng tới cái bản chất, cái

cốt lõi của sự vật”- như cách nói của Đào Duy Anh.

3 Thực trạng của vấn đề

Trong những năm gần đây, nhà trường chúng ta đã có nhiều cố gắng trongviệc dạy cho học sinh các kĩ năng giao tiếp và tạo lập văn bản Trong đó kĩ năngmiêu tả, kĩ năng dùng từ cũng rất được chú trọng Tuy nhiên từ thực tế đứng lớptôi thấy nhiều học sinh của chúng ta rất ngại viết văn miêu tả và trong giao tiếp

ít khi miêu tả về hiện thực cuộc sống một cách đến nơi đến chốn để người nghe

có thể hình dung sự vật, sự việc, con người một cách cụ thể, rõ ràng Chất lượngcác bài văn miêu tả của học sinh phần nhiều còn rất hạn chế

Để đánh giá đúng thực trạng của vấn đề này, tôi đã tiến hành điều tratrong nhiều năm, thông qua việc trao đổi trực tiếp với giáo viên bộ môn, với họcsinh và trên chính bài làm của học sinh tôi trực tiếp giảng dạy

Tôi đã tiến hành thu thập ý kiến của nhiều giáo viên dạy ngữ văn 6 vềnguyên nhân chất lượng bài văn miêu tả của học sinh lớp 6 còn hạn chế, kết quảđiều tra 80% giáo viên cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến học sinh chưa làmtốt bài văn miêu tả là do chưa có kĩ năng quan sát và chưa biết cách dùng từ, sốcòn lại thiên về nguyên nhân học sinh thiếu vốn sống và chưa thật sự chú tâmvào việc học và một số nguyên nhân khác

Điều tra 22 học sinh lớp tôi trực tiếp đứng lớp với câu hỏi trắc nghiệm:

Những nguyên nhân nào khiến các em khó viết văn miêu tả?

a Chưa có kiến thức về văn miêu tả

b Có ít thời gian để quan sát thực tế

c Rất “ bí” từ khi viết văn

d Tất cả các ý kiến trên.

Trang 7

Kết quả 57% lựa chọn đáp án (c): rất bí từ khi diễn đạt; 31% chọn đáp án (b): có ít thời gian để quan sát thực tế, số còn lại là đáp án (a), (d) một số em

nêu ý kiến riêng Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này

Trước hết ta thấy vốn sống thực tế của các em còn rất hạn chế Nhiều học

sinh nông thôn chưa từng được ra thành phố, học sinh miền núi chưa từng đượcđến biển Nhiều HS thành phố chưa hề được nghe hay nhìn thấy một con gàđang gáy, con trâu đang cày ruộng, được quan sát cánh đồng lúa xanh mướtđương thì con gái, hay dòng sông quê đỏ nặng phù sa, con đê làng uốn congtrong nỗi nhớ Vì thế khi làm bài nhiều học sinh không nắm được đối tượngmình đang tả, dẫn đến tả không chân thực, tả rất ngô nghê Chẳng hạn như câu:

Đêm đầu tháng mặt trăng tròn vành vạnh nhìn rõ chú Cuội đang ngồi dưới gốc

đa ( đêm đầu tháng thì lấy đâu ra trăng tròn mà nhìn thấy cây đa, chú Cuội Có

trường hợp HS đọc đề xong không biết mình cần viết những gì và viết như thếnào, cái gì viết trước, cái gì viết sau

Một nguyên nhân khác cũng hết sức quan trọng là xuất phát từ vốn

từ nghèo nàn của các em và khả năng dùng từ còn hết sức hạn chế Những

ngây ngô trong các bài văn miêu tả của các em phần nhiều xuất phát từ việcdùng từ không chính xác dẫn đến bài văn miêu tả trở nên lủng củng, khó hiểu vàkhông đạt được mục đích như mong muốn Nhận thấy đây là một trong nhữngnguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến kĩ năng miêu tả của HS, tôi đã tiếnhành điều tra tình hình cụ thể bởi qua điều tra ta sẽ thấy được thực trạng mà đề

ra những biện pháp thích hợp giúp học sinh khắc phục được hạn chế đó

Ngay từ đầu năm học lớp 6, tôi đã có ý thức tìm hiểu để nắm rõ trình độcủa từng học sinh Qua các câu hỏi vấn đáp trên lớp, qua các bài tập về nhà vàđặc biệt là qua các bài viết văn miêu tả, tôi đã nắm bắt được các lỗi dùng từ phổbiến và lỗi cá biệt của học sinh

Để chính xác hơn, tôi cho học sinh quan sát một đoạn văn miêu tả khu

vườn sau cơn mưa trong đó đã xoá đi một số từ , yêu cầu HS tự tìm từ thích hợp

để điền vào chỗ trống ( 9 từ tương đương với 9 chỗ trống) Cụ thể

“ Nắng đã lên Sau một đợt mưa ( ) kéo dài, chút nắng ( )ấy thật đáng quí biết bao Bầu trời không còn khoác chiếc áo choàng trắng ( ) nữa Những khoảng xanh thẫm trên vòm cao loang ra rất nhanh, phủ kín tạo thành một chiếc áo khoác mới tinh Nổi lên trên nền trời xanh ( ) đó là những cụm mây trắng muốt

Trang 8

trôi ( ) Mặt trời ló ra Nắng ( ) Rồi nắng ( ) dần lên Trong khu vườn nhỏ, chim chóc gọi nhau ( ) nghe vang động và ( ) biết bao”

Kết quả thu được rất đáng báo động Vốn từ ngữ của học sinh quá ít họcsinh tìm được nhiều nhất cũng chỉ được 5 từ ngữ, có học sinh chỉ tìm được có 3

từ, còn lại là dùng sai hoặc chưa tìm được từ thích hợp Như vậy số từ ngữ màhọc sinh có không đủ dùng trong giao tiếp hàng ngày chưa nói đến việc tạo lậpvăn bản miêu tả theo đúng yêu cầu

Chính từ những kết quả khảo sát trên tôi thấy đây là thực trạng rất đáng

lo ngại Vậy nên vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất việcdùng sai từ ngữ trong bài văn miêu tả nói riêng và trong cả quá trình tạo lập vănbản nói chung cho học sinh lớp 6 - lứa tuổi mới lớn đang hình thành và pháttriển mọi mặt trong đó có sự hình thành và phát triển ngôn ngữ - công cụ đặcbiệt cần thiết để phát triển tư duy Dạy và rèn cách dùng chuẩn từ ngữ cho họcsinh lớp 6 từ chính bài văn miêu tả là bước chuyển hợp lí nhất, làm nền tảngvững chắc cho các dạng văn bản khác, dẫn đến hạn chế tối đa việc mắc lỗi dùng

từ ở trường THCS và cả ở bậc học trên nữa.Chính vì vậy trong quá trình dạy họcbằng kinh nghiệm và ý thức nghề nghiệp tôi rất chú ý đến việc phát hiện và khắcphục lỗi dùng từ cho học sinh ngay trong bài văn miêu tả- một thể loại gần gũinhất với học sinh lớp 6

4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện

Như đã nói ở trên một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chất lượngbài văn miêu tả của học sinh còn kém bởi học sinh chưa có ý thức cũng nhưchưa có kĩ năng trong cách dùng từ Việc phát hiện, phân tích và chữa lỗi dùng

từ trong bài làm của HS là hết sức cần thiết Việc làm này một mặt giúp học sinhloại bỏ lỗi dùng từ trong bài văn của mình mặt khác giúp học sinh nâng cao ýthức về việc dùng từ hình thành kĩ năng dùng từ đúng, hay qua đó nâng cao chấtlượng bài văn miêu tả Có thể nói, lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả của HS lớp

6 rất phong phú và đa dạng Để khắc phục được tình trạng này, trước hết mỗigiáo viên chúng ta cần nắm vững và hệ thống được các lỗi dùng từ cơ bản,thường gặp của học sinh và có cách chữa cụ thể, hợp lí

Trang 9

4.1 XÁC ĐỊNH MỘT SỐ LỖI DÙNG TỪ CƠ BẢN VÀ CÁCH CHỮA.

4.1.1 Lỗi về nghĩa của từ.

Nội dung ý nghĩa là một bình diện của từ Nó là cái được biểu đạt của mỗi

từ Do đó yêu cầu đầu tiên khi dùng từ trong bài văn miêu tả là phải dùng từ chođúng với ý nghĩa của từ Điều đó có nghĩa là từ được dùng phải biểu hiện đượcchính xác nội dung miêu tả cần thể hiện Đối với học sinh lớp 6 việc nắm nghĩacủa từ còn nhiều hạn chế cho nên các em thường mắc lỗi dùng từ sai nghĩa trongbài văn miêu tả Trong đó phổ biến nhất là lỗi thường xảy ra giữa các từ gầnnghĩa, gần âm hoặc có yếu tố cấu tạo chung Tuy có phần giống nhau về nghĩahoặc cả yếu tố cấu tạo, nhưng nghĩa của các từ đó vẫn có sự khác nhau và cầnđược sử dụng khác nhau

VD1 : Dáng người của anh thanh niên khá cao ráo.

VD2 : Trên bàn học, em đặt một lọ hoa làm cho căn phòng càng thêm linh động VD3 : Lá bàng màu xanh thẫm, to bằng cái tai trâu, mọc lẫn lộn trên thân cây

Các câu văn đều mắc lỗi dùng từ sai nghĩa Để chữa lỗi này, cần phải thaythế những từ dùng sai đó bằng các từ ngữ có khả năng thể hiện chính xác nội

dung, ý nghĩa mà người viết muốn diễn đạt Ở ví dụ 1, từ dùng sai là từ cao ráo,

vì cao ráo có nghĩa là cao và khô, không bị ẩm thấp Do đó, từ này chỉ dùng cho

địa điểm và nơi chốn ( hoặc nếu có dùng trong tả người thì chỉ dùng trong khẩu

ngữ) Để miêu tả hình dáng anh thanh niên nên thay bằng từ cao lớn Tương tự ở VD2, từ linh động có nghĩa là ở trạng thái động, có sự chuyển biến khéo léo tuỳ

theo hình thế, với ý câu văn miêu tả của câu văn ( miêu tả căn phòng có sức

sống, với nhiều dáng vẻ khác nhau ) thì cần thay từ linh động bằng sinh động Ở

VD3, người viết muốn miêu tả lá cúc mọc trên thân cây không thẳng hàng

không cùng một chỗ thì phải dùng từ so le mới đúng chứ không dùng từ lẫn lộn ( vì lẫn lộn có nghĩa là lẫn vào nhau)

4.1.2 Lỗi về kết hợp từ.

Các từ khi được dùng trong câu văn,trong bài miêu tả, luôn có mối quan

hệ về ngữ nghĩa và ngữ pháp Chúng nằm trong các mối quan hệ với các từ đitrước và các từ đi sau Vì thế do không nắm chắc được nghĩa, hoặc không chú ýđến các mối quan hệ về nghĩa và ngữ pháp giữa các từ dùng trong câu nên họcsinh đã kết hợp từ không đảm bảo sự tương tác với nhau, không ăn khớp vớinhau

Trang 10

VD1 : Mỗi khi ba tiếng tiếng trống đổ hồi đều đặn, chúng em lại nhanh chân xếp hàng vào lớp.

VD2 : Cô có hàm răng trắng, thẳng tắp.

Ở VD1 ta không thể dùng từ đổ một hồi để miêu tả 3 tiếng trống vì nghĩa của chúng không tương hợp với nhau Hồi là nhiều âm thanh kế tiếp nhau trong

một thời gian nhất định, chỉ có 3 tiếng trống không thành hồi được Vì thế cần

thay thế từ đổ hồi bằng từ ngữ khác, VD như vang lên , ở VD2, thẳng tắp

nghĩa là thẳng thành một đường dài, dùng để miêu tả hàm răng là không hợp lí

nên thay bằng từ đều đặn.Như vậy để tránh lỗi về kết hợp từ giáo viên cần lưu ý

HS thật chú ý đến nghĩa của từ và ngữ cảnh mà từ xuất hiện, đặt chúng trongmối quan hệ với những từ ngữ trong cùng câu văn, đoạn văn Nếu cảm thấychưa thật chắc chắn vào sự lựa chọn của mình nên tra từ điển Tiếng Việt để tìmđược những từ phù hợp nhất

4.1.3 Lỗi dùng thừa từ, lặp từ.

Dùng thừa từ, lặp từ là lỗi học sinh thường mắc phải trong bài văn miêu

tả Nguyên nhân của lỗi này là do HS không nắm chắc nghĩa của từ, không nắmchắc mô hình câu Đồng thời do nghèo về vốn từ, khả năng huy động và lựachọn từ hạn chế

VD1 : Khi trăng lên, con sông quê tôi trở nên thơ mộng hơn biết bao VD2 : Người bạn em yêu quí nhất hơn cả là bạn Phương.

VD3 : Trong số các quyển sách của em, quyển sách mà em thích nhất là quyển sách Ngữ văn.

Để chữa lỗi dùng thừa từ và lặp từ trong các câu văn trên, cần loại bỏ từ

ngữ dùng thừa, dùng lặp trong câu văn đó Ở VD1 cần bỏ một trong 2 từ hơn hoặc biết bao, tuy nhiên nên bỏ từ hơn giữ lại từ biết bao giúp câu miêu tả hay

và truyền cảm Ở VD3, quyển sách bị lặp 3 lần, do đó cần bỏ bớt từ này đi để câu văn được gọn hơn ( VD : Trong số các quyển sách của mình, em thích nhất

là quyển Ngữ Văn)

Tuy nhiên để khắc phục được triệt để lỗi dùng thừa từ, lặp từ giáo viêncần giúp HS phân biệt rõ ràng 3 hiện tượng ngôn ngữ : Phép lặp, lỗi lặp và điệpngữ Có thể ở lớp 6 HS chưa được tìm hiểu hết cả 3 hiện tượng ngôn ngữ này,nhưng thông qua một số bài tập đơn giản giáo viên nên cung cấp cho các emnhững kiến thức và kĩ năng cơ bản để nhận biết

Trang 11

4.1.4 Lỗi dùng từ không đúng phong cách

Mỗi loại văn bản có đặc điểm riêng về ngôn ngữ và cách dùng từ Vì thế

có những từ chỉ thích hợp hoặc chỉ được dùng trong một phong cách ngôn ngữnào đó Do chưa có ý thức chuẩn mực về phong cách của văn miêu tả, nên họcsinh đã sử dụng những từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ nói vào trong bài văn

miêu tả VD1 : Vào buổi sáng, không khí trong công viên cực kì trong lành.

VD2 : Nhận được chiếc bút từ tay bố, em vui ơi là vui.

Trong các câu văn trên, các từ cực kì, vui ơi là vui không thể sử dụng

trong bài văn miêu tả, do đó cần thay bằng các từ khác cho phù hợp hơn, chẳng

hạn như: vô cùng, rất vui

4.1.5 Lỗi dùng từ thiếu hình ảnh, cảm xúc

Văn miêu tả là loại văn giàu hình ảnh và cảm xúc Vì thế trong bài văn

miêu tả yêu cầu dùng từ đúng là chưa đủ mà còn phải dùng từ hay Bởi khidùng từ đúng lúc, đúng chỗ, những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, những hình ảnh sosánh, nhân hoá, sẽ làm cho đối tượng miêu tả được hiện ra một cách cụ thể,sinh động, đồng thời cũng bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của người viết, cũngnhư khơi gợi được tình cảm, cảm xúc ấy ở người đọc Cái đích của người viếtvăn miêu tả là làm thế nào để phác họa được những bức tranh thiên nhiên, bứctranh sinh hoạt hoặc chân dung của con người một cách cụ thể, sống động và cóhồn như nó vốn có trong cuộc sống Chính vì thế trong bài văn miêu tả, nhiều

HS dùng từ đúng nhưng vẫn mắc lỗi, đó là lỗi dùng từ không hay (còn gọi là lỗidùng từ thiếu hình ảnh, cảm xúc)

VD1: Chiếc bút có màu đen.

VD2:Những bông hoa trong vườn toả hương rất thơm

VD3: Phía chân núi, mặt trời màu đỏ đang từ từ lên

Những câu văn trên đây nếu xét một cách cô lập, tách khỏi bài văn miêu

tả thì hoàn toàn bình thường cả về cấu tạo ngữ pháp cũng như về ý nghĩa Tuynhiên khi đặt trong bài văn miêu tả, mới thấy chúng chưa thật hay, chưa hấp dẫn

và truyền cảm

Để chữa lỗi này cần phải thay thế vào vị trí của những từ ngữ thiếu hìnhảnh và cảm xúc bằng các từ láy, tính từ gợi tả, gợi cảm hoặc các biện pháp so

sánh, nhân hoá thích hợp Đối với câu ở VD1 có thể thay từ đen bằng đen

nhánh; VD 2 có thể thay bằng thơm ngát hoặc ngào ngạt; VD3 cần phối hợp

Trang 12

hình ảnh so sánh và nhân hoá: Phía chân núi, ông Mặt Trời như một quả cầu

lửa khổng lồ đang nhô lên Cách tốt nhất là cần hướng dẫn HS lựa chọn tinh

tường, sao cho giữa một hệ thống các từ phải luôn có thói quen tìm các từ gợihình, biểu cảm Muốn làm nổi bật hình ảnh của đối tượng thì chú ý nhiều đến hệthống từ tượng hình, muốn làm nổi bật không khí của cảnh thì dùng hệ thốngcủa từ tượng thanh, rồi tích cực sử dụng các biện pháp nghệ thuật…có như vậybài văn miêu tả mới có sức thuyết phục

4.2.ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ CHỮA LỖI.

Để hoạt động chữa lỗi dùng từ đạt hiệu quả, giáo viên cần xây dựng mộtqui trình chữa lỗi cụ thể và phù hợp, linh hoạt và mềm dẻo vì đối tượng củachúng ta là học sinh lớp 6 Qui trình phát hiện và chữa lỗi cần theo các bước sauđây :

4.2.1.Thống kê, phân loại lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả

Thao tác này cần được làm cẩn thận trong quá trình chấm bài Giáo viên cần có một bảng thống kê về các lỗi cơ bản thường gặp ( như đã nêu ở mục 1), với các ví dụ cụ thể, điển hình, xuất hiện phổ biến trong bài văn của các em Bảng thống kê của giáo viên cần chi tiết :

Tên học sinh Lỗi mắc phải Ví dụ Nguyên nhân Cách chữa

Đây là công việc không khó nhưng mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi giáoviên phải thật sự kiên trì Nếu làm tốt ở các bài đầu, các bài sau học giáo viên sẽnhàn hơn bởi số lỗi mà học sinh mắc phải sẽ giảm đi từ chính sự kiên trì của giáoviên trong thời gian đầu vất vả

4.2.2 Nắm bắt thật sát nội dung định miêu tả của học sinh.

Muốn phát hiện và sửa chữa chính xác các lỗi dùng từ, cần nắm bắt vàlĩnh hội thật sát nội dung định miêu tả của người viết Để đạt được điều này, nênđặt từ đang xét trong câu, trong đoạn văn, thậm chí trong cả bài văn miêu tả Do

đó cần tìm tòi và cân nhắc, thật thận trọng và kĩ lưỡng để lựa chọn được những

từ ngữ thích hợp Trong quá trình chấm bài giáo viên nên dành thời gian trao

Ngày đăng: 21/08/2016, 21:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w