MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3 4. Phạm vi nghiên cứu. 3 5. Phương pháp nghiên cứu. 3 6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài. 4 7. Cấu trúc của đề tài. 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ NGHIÊN LOAN HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN. 5 1.1 Giới thiệu chung về Phòng Lao Động TB XH Huyện Pác Nặm Tỉnh Bắc Kạn. 5 1.2 Cơ sở lý luận về xóa đói giảm nghèo 7 1.2.1 Khái Niệm đói nghèo. 7 1.2.1.1 Theo quan niệm của Quốc tế. 7 1.2.1.2 Khái niệm về đói nghèo của Việt Nam 7 1.2.1.3 Khái niệm liên quan. 8 1.2.1.4 Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói và chuẩn mực nghèo đói giai đoạn 2006 – 2010. 9 1.2.2 Quan điểm của Đảng, Nhà Nước về công tác xóa đói giảm nghèo. 9 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo. 11 1.2.4 Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của các nước trên thế giới. 13 1.2.5 Sự cần thiết xóa đói giảm nghèo tại xã Nghiên Loan Huyện Pác Nặm Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 20062008. 13 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ NGHIÊN LOAN HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN (GIAI ĐOẠN 2006 2008). 15 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 15 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên: 15 2.1.2 Đặc điểm kinh tế. 16 2.1.3 Đặc điểm văn hóa xã hội: 17 2.2 Thực trạng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Xã Nghiên Loan Huyện Pác Nặm Tỉnh Bắc Kạn. 17 2.3 Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Nghiên Loan Huyện Pác Nặm Tỉnh Bắc Kạn giai đọan 20062008. 22 2.3.1 Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn trước năm 2006. 22 2.3.2 Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 2008. 26 2.4 Các nguyên nhân đói nghèo. 27 2.4.1 Đối với Việt Nam nói chung. 27 2.4.2 Đối với Xã Nghiên Loan Huyện Pác Nặm Tỉnh Bắc Kạn. 28 2.5 Đánh giá hiệu quả trong công tác Xóa đói giảm nghèo tại Xã Nghiên Loan Huyện Pác Nặm Tỉnh Bắc Kạn từ 2006 2008. 28 2.5.1 Kết quả trong sản xuất kinh doanh. 28 2.5.2 Kết quả trong kinh tế xã hội. 33 2.5.3 Kết quả công tác văn hóa y tế xã hội. 34 2.5.4 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: 38 2.5.5 Hoạt động hỗ trợ tín dụng: 38 2.5.6 Khuyến nông khuyến công: 39 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ NGHIÊN LOAN HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN. 40 3.1 Nhóm giải pháp về nguồn lực 40 3.2 Nhóm giải pháp thông qua các dự án 41 3.2.1 Hoạt động tín dụng: 41 3.2.2 Hoạt động khuyến nông khuyến công: 42 3.2.3 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: 44 3.3 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách. 44 3.3.1 Chính sách hỗ trợ kinh tế. 44 3.3.2 Chính sách về hỗ trợ giáo dục. 45 3.3.3 Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. 45 3.3.4 Hỗ trợ về nhà ở. 45 3.3.5 Chính sách an sinh xã hội. 45 4.1 Khuyến nghị 45 4.1.1 Với chính quyền địa phương: 45 4.1.2 Với cán bộ: 47 4.1.3 Với người dân: 47 4.1.3.1 Đối với các hộ nghèo: 47 4.1.3.2 Đối với các hộ gia đình có kinh nghiệm làm ăn, sản xuất giỏi: 47 KẾT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC BẢNG BIỂU 52
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ NGHIÊN LOAN - HUYỆN PÁC NẶM - TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP:
PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
HUYỆN PÁC NẶM - TỈNH BẮC KẠN
Người hướng dẫn : Lý Văn Thanh
Ngành đào tạo : Quản trị Nhân lực
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình kiến tập vừa qua em đã có cơ hội được học tập ,làmviệc với các anh, chị hiện đang làm việc tại phòng Lao Động TB&XH HuyệnPác Nặm, Tỉnh Bắc Kạn Em nhận thấy rằng đợt kiến tập này là một quá trìnhtrải nghiệm thực tế rõ nhất, với những vốn kiến thức mới, kĩ năng mới mà cácanh, các chị tại cơ sở kiến tập đã chỉ dạy, đồng thời từ đó thấy hiểu hơn vềnghành Quản Trị Nhân Lực mà em đang theo học Bài báo cáo kiến tập là kếtquả của quá trình học tập, áp dụng kiến thức cơ sở nghành và sự giúp đỡ của cácanh, chị trong Phòng Lao Động Thương Binh Và Xã Hội Huyện Pác Nặm, TỉnhBắc Kạn, đã cung cấp cho em những thông tin bổ ích, những tài liệu, số liệuphục vụ cho công việc nghiên cứu, hoàn chỉnh đề tài của em Ngoài ra emthường xuyên nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo khoa Tổ chức và quản
lý nhân lực - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
Để hoàn thành được đề tài, thời gian qua em luôn nhận được sự giúp đỡ từchính những người dân tại địa phương, đặc biệt là các hộ gia đình còn gặp nhiềukhó khăn về kinh tế, đã giúp em tìm hiểu được nhiều vấn đề liên quan hơn, phântích được sâu sát hơn vấn đề mình cần nghiên cứu
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ công tác tại phòng Lao ĐộngTB&XH đã tạo điều kiện để em có thể hoàn thành đợt thực tế vừa qua, đặc biệt
là sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo – Khoa Quản Trị Nhân Lực - Trường Đại họcNội Vụ Hà Nội đã giúp em hoàn thành đề tài
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Hà
Trang 3MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HÀ NỘI - 2015 1
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 4
7 Cấu trúc của đề tài 4
CHƯƠNG I 5
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ NGHIÊN LOAN - HUYỆN PÁC NẶM - TỈNH BẮC KẠN 5
1.1 Giới thiệu chung về Phòng Lao Động TB & XH Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn 5
1.2 Cơ sở lý luận về xóa đói giảm nghèo 7
1.2.1 Khái Niệm đói nghèo 7
1.2.1.1 Theo quan niệm của Quốc tế 7
1.2.1.3 Khái niệm liên quan 8
1.2.1.4 Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói và chuẩn mực nghèo đói giai đoạn 2006 – 2010 9
1.2.2 Quan điểm của Đảng, Nhà Nước về công tác xóa đói giảm nghèo 9
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo 11
1.2.4 Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của các nước trên thế giới 13
1.2.5 Sự cần thiết xóa đói giảm nghèo tại xã Nghiên Loan - Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006-2008 14
CHƯƠNG II 16
THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ NGHIÊN LOAN - HUYỆN PÁC NẶM - TỈNH BẮC KẠN (GIAI ĐOẠN 2006- 2008) 16
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 16
2.1.1- Đặc điểm tự nhiên: 16
2.1.2 Đặc điểm kinh tế 17
Trang 42.1.3 Đặc điểm văn hóa xã hội: 18
2.2 Thực trạng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Xã Nghiên Loan - Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006-2008 18
2.3 Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Nghiên Loan - Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn giai đọan 2006-2008 22
2.3.1- Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn trước năm 2006 22
2.3.2- Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2008 27
2.4 Các nguyên nhân đói nghèo 28
2.4.1Đối với Việt Nam nói chung 28
2.4.2Đối với Xã Nghiên Loan - Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn 28
2.5 Đánh giá hiệu quả trong công tác Xóa đói giảm nghèo tại Xã Nghiên Loan - Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn từ 2006 - 2008 29
2.5.1 Kết quả trong sản xuất kinh doanh 29
2.5.2 Kết quả trong nghành kinh tế 34
2.5.3 Kết quả trong công tác văn hóa - y tế - xã hội 35
2.5.4 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: 39
2.5.5 Hoạt động hỗ trợ tín dụng: 39
2.5.6 Khuyến nông - khuyến công: 40
CHƯƠNG III 40
GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ NGHIÊN LOAN- HUYỆN PÁC NẶM- TỈNH BẮC KẠN 40
3.1 Nhóm giải pháp về nguồn lực 40
3.2 Nhóm giải pháp thông qua các dự án 42
3.2.1Hoạt động tín dụng: 42
3.2.2 Hoạt động khuyến nông - khuyến công: 43
3.2.3 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: 45
3.3 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 45
3.3.1 Chính sách hỗ trợ kinh tế 45
3.3.2 Chính sách về hỗ trợ giáo dục 45
3.3.3 Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số 46
3.3.4 Hỗ trợ về nhà ở 46
3.3.5 Chính sách an sinh xã hội 46
4.1 Khuyến nghị 46
4.1.1 Với chính quyền địa phương: 46
4.1.2 Với cán bộ: 48
4.1.3 Với người dân: 48
4.1.3.1 Đối với các hộ nghèo: 48
4.1.3.2 Đối với các hộ gia đình có kinh nghiệm làm ăn, sản xuất giỏi: 48
KẾT LUẬN 49
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO: 51 PHỤ LỤC BẢNG BIỂU 51
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Các từ viết tắt Viết đầy đủ/ý nghĩa
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
của Liên Hiệp quốc
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Đói nghèo là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu Những năm gần đây, nhờchính sách đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta luôn giữ được tốc độ tăngtrưởng nhanh, đời sống của đại bộ phận nhân dân từ đó đã được nâng lên mộtcách rõ rệt Song bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là dân cưsống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ vẫn đang chịucảnh đói nghèo và cũng từ điều này không đảm bảo được những điều kiện tốithiểu của cuộc sống Mặt khác, sự phân hoá giàu nghèo đã và đang diễn ra mạnh
mẽ cũng là vấn đề xã hội cần đặc biệt quan tâm Từ thực tế trên, đòi hỏi công tácxóa đói giảm nghèo cần được thực hiện một cách đồng bộ từ trung ương đến cơ
sở, đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân, cộng đồng cùng quan tâm, ủng hộngười nghèo vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần tăngtrưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, từng bước thực hiện công cuộc CNH - HĐHđất nước Bài học rút ra từ công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn cả nướctrong những năm qua cho thấy, mặc dù số hộ nghèo trong cả nước đã giảmmạnh, song trên thực tế công cuộc xóa đói, giảm nghèo còn vô cùng gian nan.Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do tác động của kinh tế thị trường và hội nhậpkinh tế quốc tế; do đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng chưa đồng đều; cơ hội
về việc làm của người nghèo ngày càng khó khăn hơn do đổi mới công nghệtrong sản xuất, yêu cầu trình độ của người lao động ngày càng cao Đói nghèotrở lại là vấn đề luôn rình rập một bộ phận khá lớn số hộ nghèo vừa vượt khỏingưỡng nghèo Chỉ cần gặp thiên tai, dịch bệnh, đau ốm hoặc biến động giá cả,thì các hộ này lại dễ rơi vào tình trạng đói nghèo
Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn là huyện có địa bàn rộng, kinh tế chủ yếu
là nông nghiệp, đất đai chủ yếu là đồi núi, diện tích đất trồng trọt nói chung vàđất canh tác nói riêng rất hạn hẹp, chất đất xấu, không đáp ứng được nhu cầucủa người dân về đất canh tác; mặt khác sau khi thực hiện cơ chế khoán 10 năm
1986, một bộ phận dân cư không có đất canh tác (do không có đất của ông, cha
Trang 8để lại), thường xuyên phải gánh chịu thiên tai, lũ quét, dịch bệnh gia súc, giacầm đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân.
Xã Nghiên Loan là xã có điều kiện kinh tế khó khăn của Huyện Pác Nặm,kinh tế chủ yếu là sản xuất thuần nông Đây cũng là xã có số lượng đối tượngchính sách lớn với gần 1.500 đối tượng Theo thống kê năm 2006, trên địa bàn
xã Nghiên Loan có 195 hộ/tổng số 285 hộ thuộc diện đói nghèo, trong đó có 75
hộ đói, 120 hộ nghèo, chiếm 68,4% Vì thế công tác xoá đói giảm nghèo( XĐGN) đang là yêu cầu cấp bách được đặt ra trên địa bàn huyện, xã
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xoá đói giảm nghèo, Đảng uỷ
và chính quyền xã Nghiên Loan trong những năm gần đây đã coi công tác xoáđói giảm nghèo là công tác trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hộitrên địa bàn xã, nhằm góp phần tạo ra sự ổn định xã hội và đẩy nhanh nhịp độphát triển kinh tế Kết quả ban đầu mà việc xoá đói giảm nghèo mang lại là thunhập bình quân/hộ được nâng lên năm sau cao hơn năm trước thông qua việcđầu tư kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, ứng dụng cây trồng, con giống cónăng suất, chất lượng cao vào sản xuất làm cho sản lượng lương thực hàng nămtăng, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng… cũng từ đó tỷ lệ hộ nghèo hàng năm trênđịa bàn xã đều giảm Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác xoá đói giảmnghèo còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế, đó là: Trình độ dân trí ở đây rấtthấp, địa hình chủ yếu là đồi núi, sông suối chia cắt, đường xá đi lại khó khăn;đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo ở cơ sở nhìn chung còn yếu vềnăng lực thực tiễn, Ban XĐGN từ huyện đến xã hoạt động chưa mang lại hiệuquả cao
Xuất phát từ thực tiễn trên, em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm
nâng cao công tác xóa đói giảm nghèo tại Xã Nghiên Loan - Huyện Pác Nặm
- Tỉnh Bắc Kạn giai đoại 2006-2008” làm đề tài kiến tập của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu.
- Tình hình đói nghèo tại xã Nghiên Loan nói riêng và huyện Pác Nặm nóichung
Trang 9- Xem xét các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo và công tácxoá đói giảm nghèo.
- Đề xuất một số giải pháp để cải thiện, nâng cao đời sống người dân trongcông tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã Nghiên Loan cũng như trong toànhuyện
3 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài
- Nêu rõ thực trạng đói nghèo tại xã Nghiên Loan - huyện Pác Nặm - TỉnhBắc Kạn
- Tìm hiểu cách thức hỗ trợ của địa phương, các chính sách hỗ trợ được xâydựng tại địa phương
- Sự quan tâm của chính quyền, địa phương
- Phân tích khái niệm liên quan
- Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng đói nghèo
- Thời gian: Nghiên cứu, đánh giá đề tài từ năm 2006 - 2008
5 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu đã công bố
+ Thu thập số liệu mới
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu:
+ Từ những số liệu đã được tổng hợp sẽ tiến hành xử lý số liệu
- Phương pháp so sánh, phân tích số liệu:
+ So sánh, phân tích số liệu năm trước như thế nào? Năm sau như thế nào?
Và đưa ra nhận xét
Trang 106 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài.
- Đề tài nêu lên thực tế đời sống của những hộ gia đình còn nghèo đói Kếtquả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung, cung cấp những hiểu biết thêm vềthực trạng nghèo đói
- Đề tài giúp cho mọi người thấy được thực trạng của các hộ gia đình cònnghèo đói với những chính sách, nhu cầu và nguyện vọng của họ
- Pác Nặm là một huyện trong đó tỉ lệ các hộ gia đình nghèo đói cao nhấttỉnh Bắc Kạn, vì vậy việc nâng cao đời sống cũng như đẩy lùi đói nghèo còn làmột vấn đề nan giải Thông qua đề tài “ Thực trạng và giải pháp nhằm nâng caocông tác xóa đói giảm nghèo tại xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, Tỉnh BắcKạn giai đoạn 2006-2008” với những hiểu biết còn hạn chế của bản thân để đưa
ra các giải pháp và khuyến nghị, em mong các cấp ủy, ban nghành, địa phương
sẽ quan tâm hơn nữa tới đời sống người dân, đặc biệt là những hộ còn gia cảnhnghèo khó, từ đó hướng tới xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững
7 Cấu trúc của đề tài.
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo
Thì cấu trúc đề tài gồm:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓIGIẢM NGHÈO TẠI XÃ NGHIÊN LOAN - HUYỆN PÁC NẶM - TỈNH BẮCKẠN
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ NGHIÊN LOAN- HUYỆN PÁC NẶM- TỈNH BẮC KẠN
Trang 11
CHƯƠNG I TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI
XÃ NGHIÊN LOAN - HUYỆN PÁC NẶM - TỈNH BẮC KẠN.
1.1 Giới thiệu chung về Phòng Lao Động TB & XH Huyện Pác Nặm Tỉnh Bắc Kạn.
-Cơ cấu tổ chức Phòng Lao Động TB&XH Huyện Pác Nặm:
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.Địa chỉ: xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Bình đẳng giới; Thủ quỹ
Bảo trợ
xã hội;
Trẻ em
Xóa đói giảm nghèo;
Thẻ BHYT
Kế toán UBND huyện Pác Nặm
Trang 12Phòng Tổ chức Lao động – TB&XH huyện Pác Nặm được thành lập vàotháng 8 năm 2003 Đến năm 2005 Phòng Tổ chức Lao động – TB&XH sápnhập đổi tên thành Phòng Nội vụ - Lao động – TB&XH.
Thực hiện theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP, ngày 04 tháng 02 năm 2008của Thủ tướng Chính phủ Qui định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷban nhân dân (UBND) huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đến ngày01/4/2008 chính thức tách Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hộithành 02 phòng:
1 Phòng Nội vụ
2 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Phòng Lao động – TB&XH huyện Pác Nặm, kể từ khi thành lập đến nay đãđạt được những kết quả trong công tác ưu đãi xã hội, an sinh và xã hội đượctặng thưởng nhiều giấy khen của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnhBắc Kạn, của UBND huyện Pác Nặm về hoạt động trong công tác lao động việclàm, an sinh xã hội, ưu đãi người có công…
Trong 11 năm (2003 – 2014) Phòng luôn đạt danh hiệu tập thể lao độngtiên tiến và 10 năm liên tục đạt chi bộ trong sạch vững mạnh Ngoài ra Phòngcòn được tặng nhiều bằng khen, giấy khen cho cán bộ công chức trong đơn vị
Kể từ khi chia tách và được thành lập thành một đơn vị mới, Phòng Laođộng – Thương binh và Xã hội huyện Pác Nặm đã nhanh chóng đi vào ổn địnhkiện toàn về bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức, điều kiện cơ sở vật chất… đãđạt được nhiều kết quả trong công tác Lao động việc làm; Công tác chính sáchNgười có công; Công tác Bảo trợ xã hội; Công tác giảm nghèo; Công tác quản
lý dạy nghề; Công tác phòng chống tệ nạn xã hội; Bảo vệ chăm sóc trẻ em; Bìnhđẳng giới; Công tác phối hợp với các đơn vị và các công tác khác Góp phần vàophát triển kinh tế của địa phương
Trang 131.2 Cơ sở lý luận về xóa đói giảm nghèo
1.2.1 Khái Niệm đói nghèo.
1.2.1.1 Theo quan niệm của Quốc tế
- Theo Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
( ESCAP): Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được
xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tậpquán của địa phương
- Khái niệm nghèo đói có thể chia theo hai cách khác nhau:
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năngthoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống Nhu cầu tối thiểu lànhững đảm bảo về mức tối thiểu những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở và nhucầu sinh hoạt hàng ngày gồm: Văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp…
Hộ nghèo tuyệt đối là đối tượng chủ yếu của chương trình mục tiêu xóa đóigiảm nghèo phải tác động Để xem xét mức độ nghèo đói chúng ta cần thước đogọi là chuẩn nghèo
+ Nghèo tương đối: Là sự thảo mãn chưa đầy đủ nhu cầu cuộc sống củacon người, hay nói cách khác là sự so sánh về thỏa mãn các nhu cầu cuộc sốnggiữa người này với người khác, vùng này với vùng khác
Hộ nghèo tương đối không phải là đối tượng chủ yếu cả chương trình Đểgiải quyết nghèo tương đối có chương trình, giải pháp khác tác động đến như:Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế trang trại, chovay của ngân hàng chính sách, ngân hàng nồn nghiệp
1.2.1.2 Khái niệm về đói nghèo của Việt Nam (Theo Chương trình Quốc
gia Xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2005 và phương hướng từ năm 2006 – 2010 của Thủ tướng Chính phủ năm 2000).
- Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn mộtphần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mứcsống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện
Trang 14- Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức độ tốithiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
1.2.1.3 Khái niệm liên quan.
- Hộ nghèo: Là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộ dướingưỡng đói nghèo
Theo quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTB&XH ngày 01/11/2000 của Bộtrưởng Bộ Lao động TB&XH, chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010 được quyđịnh cho mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng như:
+ Vùng Nông thôn miền múi, hải đảo: 80.000đồng/người/tháng
+ Vùng Nông thôn đồng bằng: 100.000đồng/người/tháng
+ Thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu nhập bình quân của cả nước.+ Có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước
+ Tự cân đối được ngân sách và tự giải quyết được các chính sách đóinghèo theo tiêu chuẩn nâng lên
- Xã nghèo: Theo Quyết định số 587/2002/QĐ-LĐTB&XH ngày22/05/2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động TB&XH về việc ban hành tiêu chí xãnghèo giai đoạn 2001-2005 Quy định xã nghèo là xã có:
+ Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên
+ Chưa đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường giao thông,trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sạch, chợ) Cụ thể lad:
• Dưới 30% số hộ sử dụng nước sạch
• Dưới 50% số hộ sử dijng điện sinh hoạt
• Chưa có đường ô tô đến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lại được cảnăm
Trang 15• Số phòng học (Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo) chỉ đápứng được dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng học tạm bợbằng tranh, tre, nứa, lá.
• Chưa có trạm y tế xã hoặc có nhưng nhà tạm
• Chưa có chợ hoặc chợ tạm bợ
1.2.1.4 Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói và chuẩn mực nghèo đói giai đoạn 2006 – 2010.
- Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói:
+ Căn cứ vào nhu cầu tối thiểu, nhu cầu này được lượng hóa bằng mức chỉtiêu về lương thực, thực phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống với nhiệt lượng tiêudùng từ 2.100 – 2.300 Kcal/người/ngày
+ Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người/tháng Trong đó đặc biệtquan tâm đến thu nhập bình quân đầu người /tháng của nhóm có thu nhập thấp(20% số hộ)
+ Căn cứ vào nguồn lực thực tế của quốc gia, của từng điaạ phương đãđược cụ thể hóa bằng mục tiêu chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo vàchương trình của từng địa phương để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo
- Chuẩn mực nghèo chỉ áp dụng cho 2 khu vực là:
+ Khu vực Nông thôn: Thu nhập bình quân 200.000đồng/người/tháng,được coi là nghèo
+ Khu vực Thành thị: Thu nhập bình quân 260.000đòng/người/tháng, đượccoi là nghèo
1.2.2 Quan điểm của Đảng, Nhà Nước về công tác xóa đói giảm nghèo.
Ở Việt Nam, đói, nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc Xóađói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sứcquan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa
Ngày 21-5-2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược toàn diện
về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo” Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù
Trang 16hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên hợp quốc công bố.Việt Nam đã công bố chiến lược “tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo”Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu:
1- Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói
2- Đạt phổ cập giáo dục tiểu học
3- Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ
4- Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh
5- Tăng cường sức khỏe bà mẹ
6- Phòng chống bệnh HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác
7- Đảm bảo bền vững môi trường
8- Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển
Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp xóa đói giảmnghèo một cách bền vững bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ratrong những biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và pháttriển Một quốc gia khi không giải quyết dứt điểm xóa đói giảm nghèo thì luôn
ẩn chứa nguy cơ phát triển không bền vững dẫn đến những hậu quả bất ổn địnhkinh tế- xã hội Những mục tiêu đó cũng gợi mở những phương thức tác độngtrực tiếp hay gián tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo
Trong gần 20 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp vớithực tiễn nước ta, công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã đạt được thành tựu đáng kể,
có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh - quốc phòng, pháthuy được bản chất tốt đẹp của dân tộc ta và góp phần quan trọng trong sự nghiệpphát triển đất nước bền vững Do đời sống của nhân dân ngày càng được cảithiện, cùng với định hướng chung là từng bước tiếp cận với trình độ của cácnước đang phát triển trong khu vực, nên chuẩn nghèo đã được điều chỉnh lại,trong đó có tính đến các nhân tố ảnh hưởng Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giaiđoạn 2006 - 2010 quy định: Hộ nghèo là những hộ ở khu vực nông thôn có thunhập bình quân 200.000 đồng/người/tháng trở xuống, đối với những hộ ở khuvực thành thị có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống.Theo quy định này, ước tính năm 2005 cả nước ta có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo,
Trang 17chiếm 22% trong tổng số hộ trong toàn quốc; các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao làvùng Tây Bắc (44%) và Tây Nguyên (40%); vùng có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất làvùng Đông Nam Bộ (9%)
Nội dung, Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo đặt ra từnăm 2006 đến năm 2010, giảm hộ nghèo cả nước xuống còn 11%, thu nhập củanhóm hộ nghèo tăng lên 1,45 lần với năm 2005; 50% số xã đặc biệt khó khăn,vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 6triệu lượt hộ nghèo đựơc vay tín dụng ưu đãi; 100% người nghèo được cấp thẻBHYT; 500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xoá nhà tạm; 150 nghìn học sinh nghèođược miễn giảm học phí v.v Để thực hiện được những mục tiêu này, chươngtrình đưa ra các giải pháp thực hiện nhất quán và kế thừa giai đoạn trước như:Thông qua các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn, hỗ trợnông dân, kinh tế vùng, Chương trình 135 giai đoạn II để thực hiện mục tiêugiảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo Đồng thời nhằm tăng cường công tác xã hội hoá cáchoạt động xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là nguồn lực
Ngoài các nguồn lực trong nước và nguồn hỗ trợ tài chính của cộng đồngquốc tế, điều quan trọng hơn là chúng ta đã tiếp thu có hiệu quả sự trợ giúp kỹthuật của bè bạn quốc tế và đã nhân rộng được nhiều bài học kinh nghiệm và môhình tốt về xóa đói, giảm nghèo như: phương pháp lập kế hoạch có sự tham giacủa người dân, vấn đề giới trong xóa đói, giảm nghèo, cơ chế tăng cường phâncấp cho địa phương, đặc biệt là cấp xã, Những kinh nghiệm và bài học quýbáu ấy đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của côngcuộc xóa đói, giảm nghèo
Trong những năm tới, xã hội hóa các hoạt động xóa đói giảm nghèo cầnđược các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và mọi người tiếp tục quan tâm vàthúc đẩy lên một tầm cao mới, nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của xã hội
và của mọi người dân trong việc giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo.
- Yếu tố chủ quan
+ Do cơ chế, chính sách các cấp:
Trang 18Việc hoạch định ra những chính sách trên cơ sở chủ trương chính sách củaĐảng, Nhà nước và của tỉnh để áp dụng vào giải quyết thực tế đói nghèo củahuyện là không đơn giản Đối với bất kỳ một chính sách nào cũng có hai mặtcủa nó Do vậy trng vấn đề nay mặt lợi có được nếu như áp dụng các chính sáchvới địa phương là phù hợp không chỉ giúp các hộ gia đình nghèo đói vươn lênphát triển kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của cả nước, tuynhiên mặt trái là gây nên tình trạng đói nghèo hơn, gây ra tâm lý hoang mangcho người dân Nhiều năm qua huyện và tỉnh luôn nỗ lực trong chương trìnhXóa đói giảm nghèo và đạt được nhiều thành tích điển hình Từ thực tế cho thấythực trạng nghèo đói ngày càng giảm đi rõ rệt.
+ Do bản thân người nghèo
Có rất nhiều dự án, chương trình lớn nhằm đẩy lùi xóa đói giảm nghèo, tuynhiên bản thân người nghèo mới là chủ thể quyết định cuộc sống của họ, do vậy
sự nỗ lực, cố gắng vươn lên từ bản thân người nghèo là vô cùng quan trọng Tuynhiên vẫn còn tồn tại một số cá nhân trông chờ vào sự trợ cấp, có tính ỷ lại,chính vì thế mà tình trạng nghèo đói vẫn còn diễn ra
- Yếu tố khách quan
+ Yếu tố điều kiện tự nhiên:
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp thuần túy của huyện.Tại huyện Pác Nặm nói chung và Xã Nghiên Loan nói riêng sản xuất nôngnghiệp luôn bị rơi vào tình cảnh mất mùa, khiến tình trạng nghèo đói gia tăng,
đó không chỉ là do thiên nhiên mà một phần là do sự tác động của con người,việc thiếu ý thức trong bảo vệ rừng gây ra tình trạng sạt lở đất, lũ quét… Ngoài
ra đất nông nghiệp với diện tích ít và một phần là do địa hình canh tác khôngthuận lợi, nước tưới tiêu không đủ vì vậy tình trạng mất mùa diễn ra triền miêndẫn tới tình trạng nghèo đói còn tồn tại
+ Yếu tố kinh tế xã hội:
Nền kinh tế nước ta nói chung trong giai đoạn này còn chậm phát triển vìvậy kéo theo xu hướng đó sự chênh lệch về thu nhập của người dân ở vùng xâuvùng xa như Huyện Pác Nặm càng lớn, nền kinh tế chưa ổn định tác động tới
Trang 19người dân là rất lớn, gây nên tình trạng thiếu việc làm, cơ sở vật chất chưa đượcđẩm bảo… Vì vậy kìm hãm sự phát triển của con người, do đó người dân rơivào cảnh nghèo đói là một điều không tránh khỏi.
+ Yếu tố chính trị:
Sự đồng nhất trong quan điểm, chỉ đạo của bộ máy chính quyền, và sự phốihợp, hợp tác của nhân dân trong huyện và xã là rất cần thiết, tạo nên sự đồng bộ,đồng thuận trong công tác xóa đói giảm nghèo
1.2.4 Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của các nước trên thế giới.
- Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của nước Mỹ
Vào những năm 2000 - 2001 ở Mỹ có gần 20% dân số hay 44 triệu ngườinghèo Nạn đói nghèo diễn ra hết sức phức tạp đã làm cho đời sống kinh tế - xãhội mỹ thay đổi đáng kể Thống kê qua từng năm con số những người có thunhập dưới ranh giới nhèo liên tiếp tăng( mỗi năm tăng 0,5%) Tuy nhiên cho đếnnăm 2005, ở Mỹ hiện tượng đói nghèo vẫn hoành hành nhưng đã được khốngchế và đi vào ổn định Theo số liệu của cục điều tra Mỹ cho thấy vào tháng 8năm 2005 số người có thu nhập ranh giới nghèo đã liên tục giảm mạnh qua cácnăm So với 2004 thì 2005 đã giảm được 0,2% với 37 triệu người nghèo hay10,7% dân số Như vậy nhìn chung bằng những giải pháp hiệu quả trong việc cơcấu lại công tác đào tạo, việc làm và trú trọng phát triển nguồn lực thì tình trạngnghèo đói ở Mỹ đã giảm Bước đầu cải thiện và đi tới xóa hẳn tình trạng đóinghèo của đất nước
Trang 201.2.5 Sự cần thiết xóa đói giảm nghèo tại xã Nghiên Loan - Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006-2008.
Nhận thức từ thực tế về ảnh hưởng mà nghèo đói gây ra với Việt Nam nóichung và địa phương nói riêng, chúng ta càng thấy rõ hơn tầm quan trọng củacông tác xóa đói giảm nghèo Khi vấn đề nghèo đói được giả quyết thì đời sốngnhân dân tăng lên, nền kinh tế cũng phát triển Do vậy nếu như không còn nghèođói thì xã hội sẽ phát triển bền vững
Xã Nghiên Loan - Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn là một trong những địaphương còn gặp nhiều khó khăn, đời sống đại bộ phận dân cư còn rất thấp, trướcnhững khó khăn, thách thức đó Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề
về công tác xoá đói giảm nghèo, coi trọng công tác cán bộ các cấp nhằm tăngcường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn người dân áp dụngcác tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời các cấp chính quyền từ tỉnh đếnhuyện hàng năm dành một khoản kinh phí cho việc trợ cước, trợ giá đầu vào chonông dân như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Đối với công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Pác Nặm - tỉnh Bắc Kạn,trước khi huyện Pác Nặm được thành lập, bao gồm 10 xã (được tách ra từ huyện
Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn) đều là những xã đặc biệt khó khăn nằm trong chươngtrình 134, 135/CP, xã có khoảng cách xa trung tâm huyện nhất là 65 km, xã gầnnhất 5 km, đường xá đi lại khó khăn (8/10 xã không có đường ô tô đến trung tâmxã), sông suối chia cắt, diện tích đất chủ yếu là đồi núi cao, có độ dốc lớn không có điều kiện phát triển kinh tế, đời sống của đại bộ phận nhân dân rấtthấp, hàng năm chỉ đủ ăn trong 8 tháng, thời gian còn lại phải vay mượn kiếmsống qua ngày Ngay sau khi thành lập huyện Pác Nặm, các cấp chính quyền từtỉnh đến cơ sở đã không ngừng triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới Đảng bộ huyện Pác Nặm đã ban hànhnhiều văn bản chỉ đạo đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, trong đó công tác xoáđói giảm nghèo được ưu tiên đặt lên hàng đầu, đội ngũ cán bộ thường xuyênđược tăng cường về cơ sở trực tiếp hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng trọt,chăn nuôi gia súc, gia cầm; đồng thời quan tâm công tác chuyển giao các tiến bộ
Trang 21kỹ thuật vào sản xuất thông qua xây dựng và thực hiện các mô hình trình diễn,các mô hình thử nghiệm cây, con giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt.Quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, trợ cấp đầu vào cho nông dân, đặcbiệt ngoài việc trợ cước, trợ giá, các cấp chính quyền đã làm tốt việc cho nôngdân vay trả sau giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để nông dân có điềukiện phát triển sản xuất Ngoài ra chính sách vay vốn ưu đãi thông qua Ngânhàng CSXH cũng đã phát huy hiệu quả trong việc giúp nông dân đầu tư pháttriển sản xuất, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo.
Trang 22CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ NGHIÊN LOAN - HUYỆN PÁC NẶM - TỈNH BẮC KẠN (GIAI
ĐOẠN 2006- 2008).
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
Do thời gian có hạn, nên trong đề tài này em chỉ chọn xã Nghiên Loan đểnghiên cứu và lý do chọn xã Nghiên Loan để nghiên cứu là vì: Xã Nghiên Loan
là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Pác Nặm - tỉnh Bắc Kạn trướcnhững năm 2006, trình độ dân trí thấp, đội ngũ cán bộ thiếu và yếu về năng lực,đường xá đi lại khó khăn… Do vậy đề tài chọn xã Nghiên Loan để nghiên cứunhằm hiểu rõ hơn và làm rõ thêm về thực trạng cũng như đưa ra những giải phápnhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Xã Nghiên Loannói chung và của toàn Huyện Pác Nặm nói riêng
Phía Bắc giáp với xã Bành Trạch huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
Phía Nam giáp với xã Thượng Giáo huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
Phía Đông giáp với xã Xuân La huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn
Phía Tây giáp với xã Cao Trĩ huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.705,18 ha, chiếm 5,7% diện tích toànhuyện, với 8 thôn bản, đây là một trong những xã khó khăn nhất của huyện PácNặm, đường xá đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp Nhìn chung xã NghiênLoan huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, trongnhững năm tới cần tiếp tục có sự đầu tư thích đáng để khai thác triệt để mọi tiềmnăng của xã nhằm phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân
Trang 23+ Địa hình: Xã Nghiên Loan là xã có diện tích tự nhiên tương đối lớn, tuy
nhiên đất đai ở đây chủ yếu là đồi núi cao và có độ dốc cao, sông suối chia cắt,diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, hơn nữa đất trồng trọt chủ yếu là đất
có độ phèn chua cao, năng suất cây trồng thấp; mặt khác hàng năm vào mùamưa, trên địa bàn hai xã thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất làm ảnh hưởnglớn đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân
- Thời tiết khí hậu
Xã Nghiên Loan huyện Pác Nặm - tỉnh Bắc Kạn nằm trong khu vực nhiệtđới gió mùa của vùng núi phía Bắc, có độ cao trên 600m so với mặt nước biển,thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, nhiệt độ trung bình trong năm 220C, mùaĐông nhiệt độ xuống thấp nhất 3oC và mùa hè tháng cao nhất 34oC Hàng nămvào mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất, tuy nhiên vào mùa khôthường xảy ra hạn hạn kéo dài lại không có hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu hoànchỉnh nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của nhân dân trênđịa bàn xã cũng như của toàn huyện
2.1.2 Đặc điểm kinh tế.
- Thu nhập hàng năm của các hộ gia đình nông dân dựa vào sản lượng
lương thực: Thóc, ngô, khoai, sắn, trâu, bò, lợn, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản vàcác ngành nghề truyền thống Tuy nhiên thu nhập không cao, mang tính tự cung
tự cấp là chủ yếu
- Ngoài ra còn từ thu nhập từ đi làm thuê, làm mướn, từ các hoạt động dịch
vụ buôn bán hàng hoá, xuất khẩu lao động v.v
- Tuy nhiên trình độ canh tác vẫn còn lạc hậu, sản xuất cây lúa là chính .
Ngay sau khi huyện được thành lập, các cấp chính quyền đã quan tâm công táctuyển dụng cán bộ, đồng thời điều động một số cán bộ có trình độ đến công táctại tại địa phương nhằm tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật sảnxuất cho người dân Kết quả là từ năm 2006 trở lại đây, người dân đã biết ápdụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, sản lượng cây trồng, tăngthu nhập, đời sống được cải thiện rõ rệt
Trang 242.1.3 Đặc điểm văn hóa xã hội:
- Trình độ dân trí: Mặc dù là xã có quốc lộ 258B đi qua nhưng trình độ dântrí còn rất thấp, trình độ canh tác vẫn còn lạc hậu, sản xuất cây lúa là chính; sốlượng cán bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp chưa được tăngcường Ngay sau khi huyện được thành lập, các cấp chính quyền đã quan tâmcông tác tuyển dụng cán bộ, đồng thời điều động một số cán bộ có trình độ đếncông tác tại tại địa phương nhằm tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹthuật sản xuất cho người dân
- Cơ sở hạ tầng của xã trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư xâydựng để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng cơ sở bướcđầu phát huy được tác dụng trong điều kiện kinh tế - xã hội của huyện nói chung
và của xã nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, trong những năm gần đây nhờ có sựđầu tư của Chính phủ (chủ yếu là chương trình 134, 135/CP) và các nguồn lựccủa địa phương, thì cho đến nay, trên địa bàn xã, các thôn bản đều đã có phântrường nhằm thu hút con em dân tộc đến lớp học, nâng cao dân trí Cùng với hệthống thuỷ lợi, trường học được xây dựng, các công trình nước sạch, cơ sở y tế cũng được quan tâm đầu tư hoàn thiện, điều kiện sống của người dân được nânglên như được sử dụng nước sạch, chăm sóc sức khoẻ
2.2 Thực trạng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Xã Nghiên Loan
- Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006-2008.
So sánh
% (08/07)
Xã Nghiên Loan
Tổng diện tích tự
1 Đất nông nghiệp 1.526,46 1.541,27 1.550,81 100,97 100,611.1- Đất sản xuất nông
Trang 251.2- Đất lâm nghiệp 1.314,10 1.314,10 1.314,10 100 1001.3- Đất nuôi trồng
Còn đối với đất sản xuất nông nghiệp Năm 2006 bình quân đất sản xuấtnông nghiệp của xã Nghiên Loan là 1.478 m2/nhân khẩu Tương ứng các năm
2007 và năm 2008 như sau: 1.524 m2 và 1.539 m2/nhân khẩu
- Tình hình dân số, lao động của xã qua 3 năm 2006 - 2008:
Trang 26Bảng 2: Tình hình dân số, và kinh tế của xã.
Chỉ tiêu
So sánh
%(07/06)
So sánh
%(08/07)
* Trình độ dân trí: Mặc dù là xã có quốc lộ 258B đi qua nhưng trình độ dântrí còn rất thấp, trình độ canh tác vẫn còn lạc hậu, sản xuất cây lúa là chính; sốlượng cán bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp chưa được tăngcường Ngay sau khi huyện được thành lập, các cấp chính quyền đã quan tâmcông tác tuyển dụng cán bộ, đồng thời điều động một số cán bộ có trình độ đếncông tác tại tại địa phương nhằm tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹthuật sản xuất cho người dân Kết quả là từ năm 2006 trở lại đây, người dân đã
Trang 27biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, sản lượng câytrồng, tăng thu nhập, đời sống được cải thiện rõ rệt.
- Tình hình cơ cấu lao động
Bảng 3: Tình hình cơ cấu lao động của xã tính đến 31/12/2006.
Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Trong đó: * Theo cơ cấu giới:
2- Theo cơ cấu ngành, nghề:
(Nguồn: số liệu Phòng LĐTB&XH Huyện Pác Nặm thống kê năm 2006)
Qua bảng số liệu cho thấy, xã Nghiên Loan có 584 lao động, trong đó laođộng nông nghiệp chiếm trên 91,2% trong toàn xã
Trong những năm qua, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã đã giảm, song dân
số cũng như lao động phân bố chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nguồn laođộng dồi dào và có tốc độ tăng tương đối nhanh (do tốc độ tăng dân số tự nhiêntrước đây cao trên 2%) Tuy nhiên trình độ lao động ở đây còn thấp, hầu hết làlao động phổ thông trong nông nghiệp, chưa qua đào tạo, cũng từ đó công táctạo việc làm cho người lao động còn gặp rất nhiều khó khăn, nên hàng năm cómột lực lượng lớn lao động còn thiếu việc làm
- Tình hình cơ sở hạ tầng của xã qua 3 năm 2006 - 2008.
Bảng 4: Tình hình cơ sở hạ tầng của xã.
Trang 28- Cơ sở y tế
(Nguồn: số liệu điều tra tháng 12/2006 – 12/2008 phòng Lao động TB&XH
Huyện Pác Nặm)
Tình hình cơ sở hạ tầng của xã trong những năm qua đã được quan tâm đầu
tư xây dựng để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng cơ sởbước đầu phát huy được tác dụng trong điều kiện kinh tế - xã hội của huyện nóichung và của xã nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, trong những năm gần đâynhờ có sự đầu tư của Chính phủ (chủ yếu là chương trình 134, 135/CP) và cácnguồn lực của địa phương, thì cho đến nay, trên địa bàn xã, các thôn bản đều đã
có phân trường nhằm thu hút con em dân tộc đến lớp học, nâng cao dân trí.Cùng với hệ thống thuỷ lợi, trường học được xây dựng, các công trình nướcsạch, cơ sở y tế cũng được quan tâm đầu tư hoàn thiện, điều kiện sống củangười dân được nâng lên như được sử dụng nước sạch, chăm sóc sức khoẻ
2.3 Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Nghiên Loan - Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn giai đọan 2006-2008.
2.3.1- Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn trước năm 2006.
Để có biện pháp, chủ trương thực hiện chương trình XĐGN đúng hướng vàhiệu quả, ngay sau khi huyện được thành lập tháng 8 năm 2003, huyện đã thành
Trang 29lập Ban Chỉ đạo XĐGN ở cấp huyện và chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo XĐGN ởcác xã Toàn huyện đã tiến hành phân loại hộ đói, nghèo, tìm ra các nguyênnhân gây nên đói nghèo Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ hộ đói nghèo ở xãNghiên Loan còn cao
Nhìn chung các hộ đói nghèo còn rất nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và
sử dụng các nguồn lực, hầu hết các hộ này là những hộ thiếu vốn sản xuất,không nắm được các quy trình sản xuất, trình độ canh tác lạc hậu Nhiều hộđược đầu tư vốn nhưng làm ăn không có hiệu quả, có những hộ vay vốn về đểchi tiêu cho sinh hoạt ăn uống, thậm chí có những hộ ăn mất cả vốn Nói chung,các hộ nghèo tiếp cận cái mới còn hạn chế và chậm đổi mới để phù hợp vớinhững điều kiện mới, cơ hội làm ăn mới
Có thể nói trước năm 2006, tình trạng đói nghèo ở Nghiên Loan là khá gaygắt, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, đời sống nhân dân trong xã còn gặp rất nhiềukhó khăn
Ngay sau khi huyện được thành lập tháng 8/2003, Ban Chấp hành Đảng bộtỉnh Bắc Kạn đã ban hành Nghị quyết số 16 -NQ/TU ngày 19/8/2003 để xâydựng và phát triển kinh tế - xã hội huyện Pác Nặm Được sự chỉ đạo của BanChấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban xoá đói giảm nghèo tỉnh và sự quan tâm của cácngành, các cấp và các tổ chức chính trị xã hội, Ban Chỉ đạo xoá đói giảm nghèo
từ cấp huyện đến cấp xã được thành lập và đi vào hoạt động, với chức năng làmcông tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện chươngtrình xoá đói giảm nghèo trong phạm vi toàn huyện Đối với Ban Chỉ đạo xoáđói giảm nghèo cấp xã, giúp cho cấp uỷ và UBND xã chỉ đạo tốt công tác xoáđói giảm nghèo trong phạm vi đơn vị, địa phương mình, trong đó có xã NghiênLoan, nhờ đó công tác xoá đói giảm nghèo đã được đẩy mạnh và hoạt động cóhiệu quả trên địa bàn toàn huyện và đã đem lại thắng lợi bước đầu trong côngtác xoá đói giảm nghèo Cụ thể, kể từ khi thành lập huyện đến hết năm 2005toàn huyện đã xoá được 376 hộ đói nghèo, đưa tổng số hộ đói nghèo trong phạm
vi toàn huyện tính đến ngày 31/12/2005 xuống còn 1.066 hộ/tổng số 4.791 hộ,chiếm tỷ lệ 22,25% Trong đó xã Nghiên Loan xoá được 16 hộ (có 5 hộ thuộc