Còn các nhà văn, bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục đề cao cái mới, ngợi ca những điều tốt đẹp, nhân văn, thì họ đã có cơ hội viết nhiều hơn, thẳng thắn hơn về những mặt trái của xã hội, được kh
Trang 1TRẦN VIỆT HÀ
CẢM THỨC ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ
Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã chuyên ngành: 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP
HÀ NỘI, 2015
Trang 2Mở đầu luận văn tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng, sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp đã tận tình hướng dẫn, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Xin được cảm ơn Phòng Sau đại học, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Viện Văn học cùng các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, tư vấn, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc học tập và nghiên cứu Xin được cảm ơn Hội đồng bảo vệ, các thầy cô phản biện đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ của mình
Xin trân trọng cảm ơn
Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2015 Học viên
Trần Việt Hà
Trang 3
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên
Trần Việt Hà
Trang 4Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Lịch sử của vấn đề 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Cấu trúc của đề tài nghiên cứu 8
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: CẢM THỨC ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 9 1.1 Khái lược về văn học đô thị trên thế giới 9
1.2 Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại 13
1.3 Cảm thức đô thị trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà 21
CHƯƠNG 2 SỰ XUNG ĐỘT CÁC GIÁ TRỊ VÀ KHÔNG GIAN SỐNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ 24
2.1 Sự xung đột các giá trị 24
2.2 Không gian sống 50
2.3 Sự phân rã về nhân cách 62
CHƯƠNG 3 ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG VIỆC THỂ HIỆN CẢM THỨC ĐÔ THỊ 83
3.1 Nghệ thuật tạo dựng điểm nhìn 83
3.2 Ngôn ngữ 92
3.3 Giọng điệu trần thuật 102
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
Trang 5đã không không xác định được chỗ đứng và định hướng của mình Không ít người, nhất là một bộ phận trí thức đã phải chịu những tổn thương tinh thần sâu sắc, những cú sốc nặng nề về tâm lí Họ lạc vào vòng xoáy của cuộc sống theo cơ chế thị trường, bị những va đập trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế hàng hóa và chấp nhận, buông thả mình theo lối sống thực dụng, bất chấp nền tảng đạo đức, luân lí truyền thống bị sa sút nghiêm trọng Chính thực trạng phi lí và cay đắng đó đang làm tha hóa thế giới tinh thần mà bấy lâu nay con người Việt Nam hằng coi trọng và giữ gìn
1.2 Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế xã hội, văn học Việt Nam cũng từng bước thích ứng và có những thay đổi rõ rệt Sau 1986, hiện thực được văn học phản ánh không chỉ đơn thuần là hiện thực Cách mạng với các biến cố lịch sử mang tinh thần "yêu - căm - chiến - lạc"; mà đó là hiện thực của đời sống hàng ngày với tất cả các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, đa sự và
Trang 6phức tạp đan dệt nên biết bao những chắp nối của mảng nổi, mảng chìm trong cuộc sống thời đổi mới Hiện thực đời sống đô thị vặn mình đau đẻ trong quá trình đổi mới chính là một mảnh đất màu mỡ đã lôi cuốn sự chú ý và khơi gợi cảm hứng sáng tạo của không ít nhà văn Họ tìm thấy ở đó vô vàn các kiểu người, vô số các mối quan hệ chằng chịt của các cá thể nhiều trên cả mức
"thập loại chúng sinh", đan dệt vào nhau như những mảng lưới bao trùm bủa vây và xiết chặt lấy mỗi số phận trong cõi nhân sinh bé tí này Mỗi con người
đô thị vừa có cuộc sống chung vừa có những góc mờ, những khoảng tối, những nẻo khuất riêng mà nếu không "cố tìm mà hiểu họ" thì không thể hiểu được Các nhà văn thời kì này đã thực tế, chủ động, nhạy cảm hơn và nhanh chóng nắm bắt được những vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội, đi sâu đề cập đến những vấn đề cá nhân, xoáy sâu vào thực tế bụi bặm đời sống, len lỏi
và lắng nghe những khắc khoải vật vã, những trạng thái tâm lí lưỡng tính của nội tâm con người Từ đó, các nhà văn giúp bạn đọc thấy được những chênh chao mặt mũi và nhớn nhác hình hài của đời sống hiện đại muôn mặt Đây cũng chính là lợi thế của tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại Chính vì thế đề tài trong tiểu thuyết viết về đô thị giai đoạn này rất phong phú, bao quát được nhiều bức tranh đa dạng với vố số những mảng nhòe mờ và những góc khuất của xã hội Dường như, mọi vùng đất trong bức tranh ấy đều được khai phá, không còn những khoảng trống bị cấm kị, những đề tài bị né tránh Tất cả đều gọi dậy một sức cuốn hút, một thôi thúc thể hiện và một đam mê thử sức Còn các nhà văn, bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục đề cao cái mới, ngợi ca những điều tốt đẹp, nhân văn, thì họ đã có cơ hội viết nhiều hơn, thẳng thắn hơn về những mặt trái của xã hội, được khuyến khích viết và chỉ ra những tiêu cực, những hạn chế đang xâm thực và làm băng hoại đời sống văn hóa, đạo đức và tinh thần của con người đô thị Nói như Nguyễn Đình Tú khi khẳng định cách lí
giải về giới trẻ đô thị "Hoang hoải, lạc loài, hoài nghi và vỡ mộng chỉ là
Trang 7những trạng huống tinh thần của con người chứ không phải là một khúc cắt rời của hiện trạng xã hội Ở một phương diện nào đó, hoài nghi và vỡ mộng không phải không có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống đối với mỗi con người Văn học nói về cái mất mát để giữ gìn, nói về nước mắt để hạnh phúc, nói về khiếm khuyết để hoàn thiện".(tr 07 – Kín)
3.3 Trong số các nhà văn đương đại có tên tuổi viết về đô thị như Chu Lai,
Tạ Duy Anh, Trung Trung Đỉnh, Đức Ban, Đỗ Vĩnh Bảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Ma Văn Kháng, Đỗ Bích Thúy,
Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Quý.v.v Nguyễn Việt Hà là một cây bút thuần đô thị, thủy chung với mảng đề tài nóng bỏng theo kiểu gừng càng già càng cay Điểm đáng nói là nhà văn này luôn giữ được sự sung sức và đều tay khi viết
về đô thị ở cả thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn và tạp văn Tác phẩm của ông ngay từ khi mới chào đời đã thu hút sự chú ý của bạn đọc cũng như giới chuyên môn phê bình, đồng thời nhanh chóng khẳng định vị thế của ông trên văn đàn Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà đề cập đến những vấn đề không hoàn toàn là mới về đô thị nhưng lại luôn là những đề tài nóng bỏng về con người đô thị trong bối cảnh xã hội đang có những thay đổi hết sức mạnh mẽ, quyết liệt theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực Trong tiểu thuyết vừa mang màu sắc tôn giáo, vừa ám ảnh chủ nghĩa hiện sinh của ông, sự giao thoa không dứt điểm giữa cái cũ và cái mới đã làm nảy sinh nhiều vấn đề, ảnh hưởng tới nhiều số phận mà dường như tất cả đều rất bấp bênh, vô cùng hỗn loạn, dang dở và khó có thể đoán định trước điều gì Cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà chính là sự lắng lại những suy tư, phân tích cuộc sống và con người đô thị một cách toàn diện trọn vẹn: phê phán, chiêm nghiệm, trào lộng, bi kịch Với mong muốn đóng góp một tiếng nói vào việc
nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà qua "Cơ hội của Chúa"(1999),
"Khải huyền muộn" (2003) và tiểu thuyết mới nhất "Ba ngôi của
Trang 8người"(2014), tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Cảm thức đô thị trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà"
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Việt Hà, nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau như dấu hiệu hậu hiện đại, vấn đề đức tin tôn giáo hay cấu trúc nghệ thuật, ngôi kể… khi viết về đề tài đô thị Đó là những hướng khai thác đã chạm tới được những tầng vỉa sâu của giá trị văn bản Trong khuôn khổ luận văn này, tôi muốn tâp trung đi sâu vào tìm hiểu để thấy được những nét mới, độc đáo trong cảm xúc, nhận thức cũng như trong bút pháp nghệ thuật thể hiện về đô thị của Nguyễn Việt Hà trong các tiểu thuyết
3 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề cuộc sống đô thị là một đề tài không mới nhưng rất nhạy cảm, nó xoay quanh cuộc sống con người với những vấn đề xã hội nhức nhối, những quan hệ tạp nhạp, xô bồ, những được mất hư hao, những khủng hoảng hay bứt phá, những xây mộng và vỡ mộng, những giá cả và giá trị, những trải nghiệm
và trả giá, những nợ đời và nợ lòng… nên gây được chú ý đặc biệt đối với độc giả và giới nghiên cứu Mỗi tác phẩm về đề tài đô thị ra đời là một lần văn đàn lại nóng lên bởi những kiến giải trái chiều nhau Nhờ đó tác phẩm một lần nữa như được sáng tạo lại dưới cái nhìn đa chiều, phát lộ những tầng vỉa giá trị sâu sắc hơn, để lại những dư vang ngân nga trong đời sống văn học hiện đại Nhiều nhà nghiên cứu đã có những đánh giá nhìn nhận về văn học đô thị hôm nay rất khách quan và xác thực
Trong cuộc thảo luận về văn học đô thị do báo điện tử Người đô thị tổ
chức, khi đề cập đến các vấn đề nội hàm của khái niệm văn học đô thị, diễn tiến của văn học đô thị Việt Nam trong quá khứ, những thành tựu của văn học
Việt Nam đương đại, PGS.TS Đỗ Lai Thúy cho rằng: “tiểu thuyết đô thị Việt
Trang 9Nam còn ít về đề tài đô thị, nếu có thì đôi khi đô thị thường được nhìn bằng
sự hoài niệm nông thôn Bởi vậy, tính đô thị của nó chủ yếu biểu hiện ở phương diện thể loại” Nhà văn Nguyễn Việt Hà cũng nhận xét “chưa thấy cuốn tiểu thuyết dài nào viết về chuyện đô thị của giới viết trẻ mà thấy hay và đáng nể” Theo ông Mai Anh Tuấn, “văn học đô thị Việt Nam xuất hiện từ khi đô thị xuất hiện tầng lớp trung lưu đô thị và tầng lớp tư sản nội địa Tức
là khi xuất hiện hai sự đối kháng cả về mặt địa chính trị và địa văn hóa với tầng lớp nông dân” Một cảm thức đô thị quan trọng được ông nhắc tới: “Sự
cô đơn của con người, khi viết về điều đó thì văn học đô thị hiện đại đã chạm sâu vào con người đô thị” Ông Phó Đức Tùng nhận định:“Đô thị Việt Nam không có lõi, và khi không có lõi, tính hiện đại trong văn học đô thị của Việt Nam chỉ là tính hiện đại bắt chước, chưa phải là tính đô thị” Còn nhà báo
Trần Trung Chính - tạp chí Người Đô Thị cho rằng: “Có thể nói văn học đô
thị Việt Nam vẫn đang trong quá trình hình thành, như hình hài các đô thị
(http://nguoidothi.vn/vn/news/van-hoa-giai-tri/nghe-xem-doc/3987/-van-hoc-do-thi-hom-nay-buc-tranh-chua-dinh-hinh.ndt) Như vậy, bàn về văn học đô thị đang trở thành một chủ đề nóng của nhiều các nhà chuyên môn và bạn yêu văn chương Các ý kiến đánh giá dù dè dặt hay mạnh
mẽ trực diện đều góp phần quan trọng trong việc nhìn nhận đúng về thực trạng và tương lai của văn học đô thị thế kỉ XXI Điều đó cũng lí giải vì sao, mỗi khi tác phẩm viết về đô thị của Nguyễn Việt Hà ra đời lại thu hút được nhiều sự quan tâm và nhiều ý kiến bàn luận từ các độc giả, các nhà chuyên môn
Để thực hiện tập hợp tư liệu, những tài liệu viết về sáng tác của Nguyễn Việt Hà chúng tôi tìm và khảo cứu dưới đây chỉ là một phần nhỏ trong những công trình nghiên cứu có liên quan ít nhiều đến đề tài của luận văn Cụ thể:
Trang 10- Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và thi pháp hậu hiện đại, Phùng Gia Thế,
- "Khải huyền muộn" - cảm hứng và những dấu hiệu của hình thức nghệ
thuật đương đại trong tiểu thuyết, Nguyễn Huy Thiệp, Tạp chí Văn học số
4/2006
- "Khải huyền muộn" - cuốn tiểu thuyết về chính nó, Nguyễn Chí Hoan,
báo Người Hà Nội số ngày 4 và 11/11/2005
- Không gian và thời gian của vô cùng Hà Nội, Nguyễn Trương Quý, lời
giới thiệu "Ba ngôi của người", Nxb Trẻ, 7/2014
- Vấn đề đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, Luận văn thạc sĩ Ngữ
Văn, Thái Thị Hồng Vinh, Đại học Kha học xã hội và nhân văn
- Cốt truyện và người kể truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, Luận
văn thạc sĩ Lí luận văn học, Đào Ánh Diệp, Đại học Sư phạm Hà nội 2
- Vấn đề tôn giáo trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, Báo cáo khoa học,
Nguyễn Thị Thuyên, Tạp chí khoa học tập XXXVII số 4B/2008 Đại học Vinh
- Sống ở phố, viết về phố - Hoài Nam - Tạp chí phebinhvanhoc -
Trang 11sự đảo lộn trong các thang bảng giá trị đời sống, sự mất niềm tin, lạc loài, bơ
vơ, vong thân, vong bản hay tâm trạng hồ nghi tồn tại, và hơn thế là tình trạng
bất an của con người Một số các nhà nghiên cứu, phê bình đã gọi đó là "cảm
quan hậu hiện đại", một kiểu cảm nhận đời sống đặc thù thể hiện trạng thái
tinh thần của thời đại hôm nay "Đó là một thế cuộc hỗn loạn, trớ trêu Các
thang bảng giá trị đời sống tan tành đổ vỡ Ngay cả niềm tin tôn giáo nhiều khi cũng trở nên mong manh, ngờ vực Con người mang tâm thế hồ nghi, đánh mất lí tưởng, loay hoay vô hướng, đang bị tha hóa với tốc độ đáng sợ, cõi nhân sinh thiếu vắng tính người và tình người…" (Phùng Gia Thế - Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và thi pháp hậu hiện đại) Từ đó nhà văn gióng lên lời
cảnh báo về "cõi người rung chuông tận thế" nếu không thay đổi thực trạng đáng sợ ấy
Trên cơ sở tham khảo và tiếp thu ý kiến phê bình đánh giá của các nhà nghiên cứu tiền bối làm cơ sở định hướng, so sánh với nhưng tác phẩm đồng đại hoặc lịch đại về đô thị ở trong và ngoài nước, tôi tiếp tục tìm tòi khám phá những góc nhìn khác về vấn đề đô thị Việt Nam trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà
4 ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề cảm thức đô thị trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Ngoài ba tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà : Cơ
hội của Chúa (1999), Khải huyền muộn (2003) và Ba ngôi của người (2014);
chúng tôi có so sánh với một số tác phẩm của các nhà văn khác cùng đề tài để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài “Cảm thức đô thị trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt
Hà”, tôi đã sử dụng một số phương pháp chính như sau:
Trang 12- Phương pháp cấu trúc hệ thống
- Phương pháp phân tích tác phẩm
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Hướng tiếp cận thi pháp học và tự sự học
6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được triển khai thành ba chương
Cụ thể :
Chương 1: Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại
Chương 2: Sự xung đột các giá trị và không gian sống trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà
Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật được thể hiện trong cảm thức đô thị hóa
Trang 13NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CẢM THỨC ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI 1.1 Khái lược về văn học đô thị trên thế giới
1.1.1 Giới thuyết khái niệm: đô thị và đô thị hóa
1.1.1.1 Đô thị
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Hà Nội, 1995)
Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị (Giáo trình quy hoạch đô thị, ĐH Kiến trúc, Hà Nội)
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, cơ sơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện (Thông tư 31/TTLD, ngày 20/11/1990 của liên Bộ Xây dựng và Ban tổ chức cán bộ chính phủ)
Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở tích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của cả một miền đô thị, của một đô thị, một huyện hoặc một đô thị trong huyện
Trang 14thành thị thấp Ngay vào thuở cực thịnh của chế độ đó, các yếu tố thị dân vẫn
là một cái gì phát triển không bình thường Những người thành thị được gọi
bằng cái tên không mấy cảm tình, dân kẻ chợ (và xách mé hơn mà cũng đúng thực chất hơn, dân tứ chiếng)
Đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, cùng với công cuộc khái thác thuộc địa của thực dân Pháp, đô thị Việt Nam xuất hiện một loạt các tầng lớp mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân… với nhứ ý thức hệ và nhu cầu thị hiếu mới Làn gió Âu hóa với một loạt các thủ đoạn mị dân của chính quyền thực dân nửa phong kiến đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo đô thị
và thu hút một lượng lớn người dân ở các vùng nông thôn gia nhập đô thị với cuộc mưu sinh vật vã tạo nên nhiều mảng màu tối sáng cho bức tranh đô thị hóa Sau năm 1945, đặc biệt là giai đoạn 1954 - 1975, quá trình đô thị hóa ở miền Nam diễn ra rõ rệt nhất Do sự ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Âu Mĩ, dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, đời sống đô thị ở miền Nam diễn
ra với nhiều sắc màu, trạng thái phong phú và phức tạp, lai căng và khủng hoảng, nhố nhăng và thực dụng
Từ thập kỉ cuối thế kỉ XX, với chủ trương mở cửa, đổi mới của Đảng và Nhà nước, làn sóng đô thị hóa thực sự lan tỏa nhanh chóng, thổi luồng sinh khí mới và tác động trực tiếp cả tích cực lẫn tiêu cực đến nông thôn và mọi mặt của đời sống đô thị, con người Việt Nam
Vì đô thị hóa ở Việt Nam là một quá trình tất yếu nên việc ngăn chặn các luồng di dân từ nông thôn ra thành thị là không thực tế và không thể Cuộc sống phồn hoa đô hội có một ma lực đặc biệt, hấp dẫn và cuốn hút con người hơn bao giờ hết Biết bao người kể cả gốc gác đô thị hay mới nhập cư, đau đáu ham muốn đổi đời khi đất nước ta bước vào thời kì mở cửa Cho nên họ nhanh chóng bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống với những bước thập thễnh, hụt hẫng, thiếu định hướng Cơ hội để họ có bước ngoặt lớn và thay đổi vận
Trang 15mệnh không ít, nhưng nguy cơ đánh mất mình thì nhiều vô kể Và các nhà văn đã làm người thư kí trung thành của thời đại để ghi lại những được, mất của quá trình chập chững làm "người phố" ấy
1.1.2 Cảm thức đô thị
1.1.2.1 Cảm thức
Cảm thức là một thuật ngữ có nguồn gốc từ rất xa xưa, xuất hiện trong cả văn hóa phương Tây và phương Đông Trong thần thoại, sử thi Ấn Độ, cảm thức là thuật ngữ để chỉ những rung cảm thẩm mĩ sâu sắc trước cái đẹp mang màu sắc tôn giáo, là sự thức ngộ những chân lí tạo ra cảm xúc mãnh liệt và
đức tin tuyệt đối Trong văn học Nhật Bản có cảm thức thẩm mĩ mono no
aware và cảm thức thẩm mỹ Okashi Mono no aware là sự cảm động một
cách thành thực trước những gì đáng rung động, nó gần với đạo của Lão Tử,
tính thiện của Mạnh Tử, Phật tính của Thiền tông Ngoài ra, mono no aware
còn là niềm bi cảm, là cảm thức xao xuyến buồn khi nhìn thấy sự vô thường
của vạn vật Okashi là cảm thức thích thú, khoái chí khi tiếp xúc với cái đẹp Nếu mono no aware đi tìm cái đẹp trong nỗi buồn vì sự tàn phai, vô thường của vạn vật thì okashi lại đi tìm cái đẹp của sự tươi vui Cặp cảm thức thẩm
mỹ này gợi liên tưởng đến hình ảnh của một cô gái đa sầu đa cảm và một
nàng tươi vui, yêu đời tràn đầy sức sống (Source of Japaneses tradition
earliest times to 1600 - Nguồn gốc của truyền thống Nhật Bản từ khởi thủy
mơ hồ vương vấn nào đó như: Cảm thức về Xuân của thiền sư - web site
CHÙA ĐÔNG HƯNG, hay Cảm thức ngày thống nhất - Thanh Thảo, Ông Đồ -
Trang 16cảm thức về thời gian và nỗi niềm dâu bể -?, Cảm thức tính văn chương lạ
1.1.2.2 Cảm thức đô thị
Cuộc sống đô thị vốn là một đề tài nóng, thu hút được nhiều các nhà văn quan tâm Sức hút của đô thị với con người tỉ lệ thuận với sức hút của đô thị với ngòi bút nghệ sĩ Giờ đây, trong thời kì mở cửa với vô số những biến động phức tạp, đề tài đô thị như một thứ siêu nam châm lại càng hấp dẫn và mê hoặc các nghệ sĩ ở mọi lứa tuổi Chính điều đó đã đặt những tiền đề cực tốt để
có sự phát triển mạnh mẽ của văn chương về đô thị…
Cảm thức đô thị là một thuật ngữ để chỉ cảm xúc và nhận thức sâu sắc của một cá nhân hoặc một nghệ sĩ trước những biến thiên của cuộc sống đô thị mà
họ trực tiếp tiếp xúc và trải nghiệm Từ đó thể hiện những cắt nghĩa, lí giải, thái độ của mình về đời sống đô thị trong tương quan giữa quá khứ, hiện tại
và tương lai
Tuy nhiên, trong giới sáng tác, không phải ai cũng bén duyên với văn
chương về đô thị Bởi bên cạnh những điều tai nghe mắt thấy, "đứng trong
lao khổ, mở hồn ra để đón lấy những vang động của đời"(Nam Cao), người
nghệ sĩ cần có một phông nền văn hóa nhất định để tin yêu, lắng nghe, trăn
trở, thổn thức, cảm nhận và đồng điệu trong quá trình "sống ở phố và viết về
phố", hơn hết là sự dũng cảm và sáng tạo nghiêm túc thì mới thực sự làm nên
những trang viết thực sự "mới" và có chiều sâu Viết về đô thị mà giống như đứng trên tòa nhà cao tầng nhìn thấy bao quát đô thị nhưng lại thấy "ngợp",
"hụt hơi", "choáng" thì không thể đủ bút lực, tầm nhìn, thổn thức mà viết cho
ra hồn vía văn chương đô thị Tóm lại là phải có "chất", phải thực sự "ngấm", thực sự trả giá cho cuộc sống đô thị và "dám" viết thì mới khiến cho những trang viết về đô thị có hồn vía, trong thể phách có cả anh linh nữa Nhà nghiên cứu Mai Anh Tuấn khi bàn về văn học đô thị đã nhấn mạnh về điều
Trang 17này: "Sự vắng mặt hoặc bị lép vế khá lâu của tầng lớp trung lưu đô thị và tư
sản nội địa trong xã hội miền Bắc từ sau 1945 khiến cho văn học giai đoạn này ít đề cập đến đô thị Phải từ Đổi mới, trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài thì đô thị mới tái xuất với tư cách là nơi chốn của các yếu tố thị trường và nhân cách, đạo đức mới/khác có khả năng phá vỡ các giá trị mặc định và đối kháng với nông thôn Muộn hơn, trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà và gần đây là của các nhà văn trẻ, đô thị được nhìn ở khía cạnh lịch sử, thế tục của nó, nơi cần đến thái độ chấp nhận hơn là chối từ, dù
về cơ bản, nó luôn khía vào nỗi cô đơn, lạc lõng, sự phân rã của con người Cảm thức đô thị đương đại, vì thế, đòi hỏi những nỗ lực làm mới bút pháp và thể loại để vừa lòng độc giả ngày một sành sỏi." (Văn học đô thị Việt Nam nhìn từ thể loại tiểu thuyết - ?- http://nguoidothi.vn/vn/news/van-hoa-giai-
qua thực sự xứng đáng là một hiện tượng của văn học đô thị nước nhà "Cố
gắng để khỏi bị chìm đi của Nguyễn Việt Hà là một cố gắng khác thường của một cây bút có tài và thực sự bản lĩnh" - Nguyễn Huy Thiệp
1.2 Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại
Văn học Việt Nam hiện đại đã và đang tiếp thu những tinh hoa trong văn học đô thị của phương Tây, cố gắng bám sát mảng đề tài đô thị với góc nhìn,
Trang 18khám phá sáng tạo mới
Ở phương Tây, nhiều nhà văn lớn đã dành trọn cuộc đời mình chỉ để viết
về đô thị Victor Hugo viết về Paris với hàng loạt các tác phẩm kinh điển như
Những người khốn khổ, Nhà thờ đức bà Pari… Hình ảnh thủ đô Pa ri thế kỉ
XIX của nước Pháp vừa nghẹt thở trong bầu không khí chuyên chế khắc nghiệt, giáo lí nặng nề, vừa quằn quại trong những đau khổ trái ngang, vừa nhem nhuốc bởi sự băng hoại đạo đức lối sống ăn sâu vào đến tận chân tường của giáo đường, vừa rung chuyển bởi bão táp cách mạng với những cuộc chiến hào hùng và khốc liệt Nổi bật lên trên hết là lối sống cao thượng và tình thương trọn vẹn Tác giả đã đề cao và lí tưởng hóa tình yêu thương của con người, thể hiện niềm tin vào tương lai
Trong các tác phẩm trong bộ "Tấn trò đời" của Honore Đe Banzac như Vỡ
mộng, Miếng da lừa… hiện thực xã hội đô thị Pháp trụy lạc phóng đãng và xa
hoa giàu có nhưng cũng vô tình bạc bẽo nửa đầu thế kỉ XIX hiện lên cực kì
chân thực và sinh động Trong Miếng da lừa, nhân vật Raphaen đơ
Valangtanh lên Pari trọ học với thiện ý và hoài bão cao cả, sau khi nhận ra sự lãnh đạm tàn nhẫn của mọi người với những việc làm có ý nghĩa cao đẹp của anh, Raphaen khủng hoảng cô đơn Anh lao vào ăn chơi trụy lạc, rồi phá sản, rơi vào khủng hoảng tuyệt vọng Tình cờ anh được một lão già buôn đồ cổ
cho một miếng da lừa trên đó có dòng chữ "Nếu mi có ta mi sẽ có hết thảy,
nhưng đời mi sẽ thuộc về ta Trời đã định thế Hãy ước đi, lời ước của mi sẽ được toại, nhưng hãy chỉnh lời ước hẹn theo đời mi Mỗi lần ước ta sẽ co nhỏ lại như đời mi vậy Muốn ta chăng? Cầm lấy Trời chuẩn y cho" Kể từ khi có
miếng da lừa, Raphaen dù cố kiềm chế ước muốn nhưng vẫn không thoát khỏi tham vọng lạc thú và cuối cùng miếng da lừa co nhỏ lại, kết thúc cuộc đời anh Nhà văn đã nhấn mạnh một quy luật khắc nghiệt của tạo hóa mà con người đô thị đương thời đã vi phạm: đời sống của con người đã được sắp xếp
Trang 19trong phạm vi nhất định, biết sống theo quy luật thì được sống lâu Kẻ nào lòng đầy tham vọng muốn sống trụy lạc trác táng sẽ mau chóng tàn lụi
Còn Alexan Durma nổi tiếng với việc miêu tả tình yêu quý tộc lãng mạn
và những xung đột ngầm trong tranh đoạt quền lực của các phe phái chính
giới phong kiến Pháp tại Ba người lính Ngự lâm Thông qua cuộc gặp gỡ, đối
đầu của d'Artagnan và ba người lính ngự lâm Aramis, Porthos, Athos, với bên kia là Hồng y giáo chủ Richelieu, Milady, quận công Buckingham… cuộc sống đô thị ở Pari, hay ở nước Anh hiện lên với tất cả những cái cao thượng, nghĩa hiệp của giới quý tộc song song với những giả dối, lừa lọc, tham lam, thủ đoạn, âm mưn thâm độc Vượt lên tất cả chính là tình yêu cao thượng, cái thiện chiến thắng cái ác, đó vẫn là điểm khả thủ đáng trân trọng
"Lời bộc bạch của một thị dân" là tác phẩm tiểu thuyết - tự truyện nổi tiếng
của nhà văn nổi tiếng người Hungary Marai Sandor Trong những trang viết của mình, nhà văn đã cho thấy: Là một thị dân, song phản ứng của ông trước cái thực tại đô thị mà ông đang sống lại là phản ứng được “dẫn nguồn” từ hệ giá trị đời sống của giai cấp quý tộc thuộc đế chế Áo - Hung vừa vỡ ra trước
đó Một mặt vừa cố gắng duy trì và bảo vệ những chuẩn mực, những quy tắc bảo thủ của lễ giáo quý tộc Mặt khác lại không thể cưỡng lại những xu thế của xã hội tư sản thị dân tự do, dân chủ và đổi mới, thực dụng
Còn Orhan Pamuk, ở tiểu thuyết "Những màu khác" đã cho ta biết về một
thành phố đa sắc màu Istanbul - Thổ Nhĩ Kì, quê hương ông như là di sản của những cuộc hỏa hoạn, những trận động đất và những tái thiết liên miên trong lịch sử Tính mạng con người trở nên mong manh, chấp chới và rẻ mạt hơn bao giờ hết Sống ở đó, con người luôn phải chịu đựng sự rình rập của những cái chết bất ngờ, nhưng vì thế, họ cảm nhận rõ hơn diện mạo và ý nghĩa của
sự sống, cho dẫu nó bấp bênh đến thế nào Đồng thời, nằm trung tâm trên con đương giao thương phương Đông và phương Tây, cuộc sống đô thị của
Trang 20Istanbul cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều sắc thái văn hóa, lối sống khác nhau, hình thành nên một không gian đô thị đặc trưng mà các tác phẩm khác về đô thị khác không thể có
Trong văn học Việt Nam hiện đại, có nhiều nhà văn đã dành tâm huyết trong quá trình tìm tòi, sáng tạo khi thể hiện về đô thị Từ những góc nhìn khác nhau, mỗi nghệ sĩ đã đem đến những cảm nhận và kiến giải khá góc cạnh về con người và cuộc sống đô thị Tuy nhiên không phải ở nhà văn nào, tác phẩm nào, chất đô thị cũng được động chạm đến đúng chiều sâu vốn có của nó Nhiều lúc, nhiều chỗ vẫn bị non ép, bị đuối, vẫn còn nhiều hạt sạn đáng tiếc Có thể nói cảm thức đô thị trong mỗi tác phẩm bị quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau, không dễ khắc phục Càng ngày, các nhà nghiên cứu càng khẳng định rõ về điều đó
Trong một cuộc thảo luận, tác giả Đoàn Ánh Dương từng có ý kiến khá
chính xác về văn học đô thị: "Văn học về đô thị tức văn học lấy đô thị làm đề
tài, cái đô thị có trước, đô thị là một thực thể, và văn học thể hiện nó trong sáng tác Văn học của đô thị xác định tính chất đô thị của nó, làm cho nó khác với văn học về nông thôn, miền núi chẳng hạn Tính đô thị rất quan trọng, làm nên phẩm chất của văn học đô thị" Theo đó, ta có thể hiểu văn
học đô thị là văn học viết về đô thị và có tính đô thị, ở đây cụ thể là nói về
tính hiện đại, dân chủ, dân sự trong đề tài và cách thức tiếp cận với đề tài ấy
Bên cạnh đó, sự định vị nhà văn trong không gian đô thị cũng rất quan trọng,
nó quyết định đến góc nhìn và chất đô thị thực sự cuả tác phẩm Tác giả Đoàn
Ánh Dương cho rằng "Định vị nhà văn trong không gian đô thị là cần thiết
Nhà văn ở trong đô thị, và quan trọng hơn, có ý thức trở thành đô thị, mới tạo nên văn học đô thị đích thực Ở ngoài đô thị khó có được cảm quan đô thị, trong khi thuộc về đô thị nhà văn vẫn có thể sáng tạo ở chủ đề khác" (Văn học đô thị Việt Nam nhìn từ thể loại tiểu thuyết - ? -
Trang 21khai thác tính chất thế tục của đời sống đô thị hay khai thác cá nhân cá tính đều giúp văn học đô thị phát triển đa dạng, cố nhiên khi nhà văn định vị bản thân vào không gian xã hội và văn chương của thị thành
Trong giai đoạn trước 1945 của văn học Việt Nam, một số nhà văn sống ở
đô thị cũng viết khá thành công về những góc cạnh muôn màu của đời sống
đô thị như Nguyên Hồng (Những ngày thơ ấu, Bỉ vỏ…), Tam Lang (Tôi kéo
xe), Nguyễn Công Hoan (Người ngựa ngựa người, Kép Tư Bền…), Nhất Linh (Đoạn tuyệt, Bướm trắng), Khái Hưng (Nửa chừng xuân).v.v Khi đọc các tác
phẩm viết về đời sống đô thị nói trên, người đọc dễ dàng nhận thấy sự không đồng đều về tính đô thị trong các tác phẩm "Sống mòn" của Nam Cao lui về một trường học ngoại ô với mấy anh giáo khổ Tính đô thị của tiểu thuyết Nam Cao không thể hiện ở sự kiện, mà ở tâm lý nhân vật Nhà văn có tính đô thị nhất chính là Nhất Linh Tiểu thuyết Nhất Linh chú trọng đến vấn đề giải phóng cá nhân, đề cao cuộc sống cá nhân Từ "Đoạn tuyệt", tiểu thuyết luận
đề xã hội, ủng hộ cá nhân, nhất là phụ nữ, rời bỏ sự áp bức gia đình đến
"Bướm trắng" đề cao quan niệm cá nhân chủ nghĩa, Nhất Linh đã chạm đến tiểu thuyết hiện đại chủ nghĩa
Tác phẩm xứng đáng được coi là đại diện xuất sắc nhất về văn học đô thị
là "Số đỏ" của nhà văn tài năng Vũ Trọng Phụng Tất cả những gương mặt thị
dân của đô thị Việt Nam ở giai đoạn đầu của quá trình tư sản hóa cũng đã lần đầu tiên hiện lên trên sân khấu văn chương một cách cực kỳ sinh động, góc cạnh Chúng là những chân dung thị dân gạo cội được găm vào lịch sử và ghi lại lịch sử Người ta quen ca ngợi "Số đỏ" như một tác phẩm văn học hiện thực trứ danh, một hoạt kê tiểu thuyết xuất sắc đến từng trang, từng dòng Nhà văn đã xây dựng nên những chân dung điển hình trong những hoàn cảnh điển
Trang 22hình như Xuân Tóc Đỏ, cụ Cố Hồng, bà Phó Đoan, ông Văn Minh, ông Phán Mọc Sừng… với tất cả những nét nhố nhăng, đểu giả, mạt lưu, đê tiện, tham lam, háo danh, học đòi … Cả một xã hội tư sản thành thị "chó đểu", các-na-van, băng hoại về đạo đức lối sống, lạnh giá tình người Khuôn mặt của đô thị
Hà Nội thời bấy giờ quay quắt, đảo điên trong trào lưu Âu hóa, Vui vẻ trẻ
trung… được nhà văn nhập hồn trong từng trang sách Ngòi bút của Vũ Trọng
Phụng thật sự "lên đồng" khi tung hoành thỏa sức với đề tài này Đó chính là một đỉnh cao của văn chương về đô thị nói chung, về đô thị Hà Nội nói riêng một thời mà hậu thế phải ngưỡng mộ
Giai đoạn 1945 - 1975, do những chế định mang tính tất yếu của lịch sử xã hội, nền văn học miền Bắc Việt Nam mang đậm đặc tính chất của một nền văn học tập trung tối đa cho nhiệm vụ chiến đấu và sản xuất Những vấn đề của đô thị và hình ảnh nhân vật thị dân trở nên nhạt đi, thậm chí mất hẳn Đặc biệt là do sáng tác trong thời kì chịu ảnh hưởng nặng của chiến tranh vệ quốc rồi quan liêu bao cấp cho nên vẫn chỉ xoay quanh yêu - căm - chiến - lạc hay xây dựng chủ nghĩa xã hội…, nên tư tưởng và hình tượng tác phẩm xuôi chiều, đơn điệu, mang tính cổ vũ minh họa cho lí tưởng đạo đức hơn là phát
triển đúng quy luật khách quan Đặc biệt là hình tượng nhân vật đô thị và
không gian đô thị ở tầng đáy càng ít thấy xuất hiện Đô thị thường không
được quan sát, nhận thức và mô tả trong tính toàn vẹn của nó, mà nó bị chia cắt thành những không gian khá nhỏ hẹp: trường học, cơ quan, công ty, khu phố, thậm chí chỉ là một gia đình Trong những không gian ấy, các nhân vật văn học hiện lên với rất đậm tính chất chức năng: thủ trưởng, nhân viên, người công chức, ông thầy giáo, bà tổ trưởng dân phố, chị tiểu thương, v.v… nhưng lại rất thiếu riêng tính thị dân Nói cách khác, rất mờ nhạt, rât phô những tính chất đặc trưng của người thị dân, nhất là thị dân ở "tầng đáy"
Trang 23Giai đoạn từ 1986 trở đi, kinh tế mở cửa, con người đô thị thích ứng và phát huy thế mạnh của mình, nhanh chóng vươn lên trong xu thế hội nhập Cơ chế
mở tạo đà cho văn hóa nghệ thuật lột xác mạnh mẽ để đáp ứng được nhu cầu
và thị hiếu nghệ thuật của cái tôi thị dân đang khát khao cái mới Điều đó vừa
là cơ hội, vừa là động lực, yêu cầu đối với giới sáng tác Trong văn học, nhiều nhà văn đã quan tâm và viết rất sắc sảo về đô thị Ma Văn Kháng với
Mùa lá rụng trong vườn đậm đặc chất Hà Nội, viết về một gia đình trí thức
khả kính ở Hà Nội đang dần rạn nứt trước những biến chuyển của thời cuộc,
và viết với sự am hiểu thấu đáo của người trong cuộc Trong tác phẩm, nhà văn đã cảnh báo về những bi kịch về gia đình và xã hội trước nguy cơ sụp đổ của những giá trị đạo đức truyền thống trong sự tác động trái chiều của nền kinh tế hàng hóa Điều đáng nói chính là thông điệp mà nhà văn đưa ra, một thông điệp luôn đúng đắn và toàn diện trong mọi hoàn cảnh: chính lòng bao dung và tình yêu thương sẽ cứu rỗi mọi thứ lỗi lầm, mọi tính toán nhỏ nhen, mọi ích kỉ vụ lợi cá nhân, mọi dày vò ám ảnh về vật chất và tinh thần Hơn thế ông đặt ra đòi hỏi: mỗi gia đình cũng cần đổi mới để phù hợp với xã hội
để con người dễ dàng hòa nhập và thích nghi hơn với cuộc sống mới, môi trường mới
Còn Hồ Anh Thái (với tập truyện ngắn Tự sự 365 ngày, các tiểu thuyết
Mười lẻ một đêm, SBC là săn bắt chuột v.v…) viết về đô thị gây được ấn
tượng trong văn xuôi đương đại - theo cái nghĩa đô thị đúng là đô thị, với những vấn đề thực sự của đô thị, với tâm thế sống đô thị và với những chân dung người thị dân sắc nét.v.vv Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết Cõi người rung
chuông tận thế, mở đầu bằng một cái chết kỳ lạ ở một bờ biển đẹp Tiếp đó là
dồn dập những sự kiện hấp dẫn nghẹt thở như truyện trinh thám hình sự Nhưng nó xuất sắc và có sức sống trong lòng bạn đọc, trong đánh giá của giới chuyên môn ở tầm vóc xã hội của vấn đề: cái xấu, và cái ác sẽ bị trả giá thế
Trang 24nào Mạch truyện liền tù tì những cái chết, sự trả thù, nhưng xen vào đó là ngôn ngữ người Việt hôm nay Không lôi thôi lòng thòng Chi tiết cô đặc và đắt Nó ám ảnh ở dòng mở đầu như một thực tế phũ phàng và lắng đọng bởi tiếng thở dài nhẹ nhàng khi cô gái được giải khỏi lời nguyền oan nghiệt, trở lại là người bình thường được sống như người chung quanh cô khi kết sách
Vẫn là cách nghĩ của người Việt "Qua lửa qua máu qua nước… à cõi bình
yên” Điều đáng nói là tác giả chọn cách đứng trên cỗ xe của cái ác: gần gũi,
tòng phạm, hóa thân của cái ác nên đã chỉ rõ nguyên nhân sâu xa hình thành cái ác Đồng thời nhà văn rung lên hồi chuông cảnh báo khiến người ta giật mình về sự nuông chiều thái quá của phụ huynh và sự quản lí sai lệch của không ít lò đào tạo con người, sự ngưng trệ của tư duy…., phải chăng đó là mảnh đất tốt cho lối sống buông thả ích kỉ, thực dụng; thả nổi cho lối sống thác loạn vô hồn, không hoài bão lí tưởng… Đây cũng là điều mà bạn đọc đương đại đòi hỏi nhà văn phải lên tiếng
Tác giả Bảo Ninh với Khắc dấu mạn thuyền hay Hà Nội lúc không giờ,
viết về Hà Nội đẹp và đầy chất thơ, một cái đẹp vượt lên trên những mất mát
hi sinh trong chiến tranh Các nhân vật Trung, Giang, Vinh, Tấn… trải qua những năm tháng chiến tranh với bao kí ức vui buồn, khi trở về với Hà Nội vẫn mang một tâm thế lãng mạn, hào hoa và đầy cảm xúc vị tha: "Trong bóng tối, gương mặt Giang lại trẻ như hồi nào… Và tôi cũng thế Bởi vì thời gian càng nhích sâu vào trời khuya để đến với ngày mai thì chúng tôi càng về gần hơn với Hà Nội những đêm xưa, với Hà Nội trong vắt lúc không giờ Về gần hơn với bạn bè một lứa bên trời, về gần hơn với tình yêu ban đầu, về gần hơn với tuổi thơ non dại Sinh ra, lớn lên, rồi làm lụng, rồi chiến đấu và hy sinh cho thành phố này, thế hệ chúng tôi được hưởng phép mầu của nó, trở thành một thế hệ mãi mãi tuổi thanh xuân của một thành phố trẻ trung vĩnh hằng".(Hà Nội lúc không giờ).
Trang 25Cuộc sống đô thị vừa là biểu tượng của cái hiện đại, của văn minh công nghiệp, đầy cám dỗ vừa ẩn chứa những đe dọa, với sự tha hóa nhân tính và nỗi mặc cảm… Nhiều tác giả văn xuôi, đặc biệt là các cây bút trẻ hiện nay có
xu hướng tìm đến những không gian đô thị khác lạ, mới mẻ, không gian hải ngoại, đó cũng là ý thức kiến tạo không gian đô thị của người viết Nhà nghiên cứu Đỗ Hải Ninh đã từng nhận xét về sự phát triển mạnh của văn học
đô thị hiện nay như sau "Trong văn học đương đại đã có những tác giả thành
công khi viết về đô thị, thể hiện được nét đặc sắc cuộc sống và con người đô thị như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Danh Lam, Trần Nhã Thụy… Sáng tác của họ đã chạm đến nơi sâu khuất của con người
và đời sống đô thị: nỗi cô đơn, sự trống rỗng, cuộc sống đơn điệu, thiếu vắng Văn học viết về đô thị đương đại đã rất thành công khi kiến tạo nên kiểu nhân vật trí thức, nhưng tôi vẫn mong các nhà văn viết về đô thị hãy nhìn xuống
“dưới đáy” để có nhiều tác phẩm thể hiện được đời sống đô thị đa diện, đa chiều hơn nữa" (Văn học đô thị Việt Nam nhìn từ thể loại tiểu thuyết - ? -
http://nguoidothi.vn/vn/news/van-hoa-giai-tri/nghe-xem-doc/4055/van-hoc-do-thi-viet-nam-nhin-tu-the-loai-tieu-thuyet.ndt / 4-4-2015)
1.3 Cảm thức đô thị trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà
Nguyễn Việt Hà (là bút danh theo tên của vợ, tên thật là Trần Quốc Cường) sinh ngày 12 tháng 7 năm 1962 tại Hà Nội Xuất thân là một tiểu thị dân, với tuổi thơ đàn đúm lang thang hè phố, Nguyễn Việt Hà hấp thụ đầy đặn
và trọn vẹn những hỗn tạp âm thanh, những nhầu nát bụi bặm của đô thị; từ những cảnh đời vỉa hè, lòng đường lam lũ đến những bản thánh ca trong veo ngân nga trong giáo đường phố Nhà Chung; từ những trò chơi nghịch dại xốc nổi hoặc ma mãnh, cho đến những buổi sinh nhật giả che dấu nhảy đầm thật
bị công an bắt chạy tháo thân; từ những buổi xem phim leo tường trốn vé hay những tò mò yêu đương tập tọng vụng về; từ những kỉ niệm học trò quậy phá
Trang 26tung trời cho đến những sinh hoạt của giới nhà giàu mới nổi học đòi quý tộc, đặc biệt là thứ quán xá la cà, đủ kiểu ăn kiểu chơi… Con người nhà văn như một cuốn từ điển sống về không gian thời gian Hà Nội Dưới một cảm quan đời sống đặc thù, tác phẩm của anh đã thể hiện khá sinh động những trạng thái tinh thần tiêu biểu và câu chuyện tâm thức đặc thù của con người thời đại trước những biến thiên của đời sống đô thị
Là một người gốc lâu đời phố cổ Hà Nội, nhà văn Nguyễn Việt Hà (với tập
truyện ngắn Của rơi, các tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, gần đây là tạp văn Con giai phố cổ, tiểu thuyết Ba ngôi của người) viết về đô thị
với cái nhìn từ bên trong, bằng những chiêm nghiệm nội tại của một gã cao bồi già, một thứ con giai phố cổ rất ý thức về gốc gác Tràng An của mình Nhà văn chê nhiều hơn là khen, nhưng vẫn không giấu nổi cảm giác mất mát của một người yêu Hà Nội vô cùng đang phải chấp nhận nhìn nó đổi thay
không như ý "Hình ảnh đô thị và chân dung người thị dân đương đại trong
những tác phẩm của ông không phải bao giờ cũng đẹp, thường xấu là đằng khác, nhưng không thể phủ nhận rằng bao giờ những cái viết ấy cũng thể hiện một sự thân thuộc đô thị, bao giờ cũng đau đáu một tâm thế thị dân.
Nhà văn đã bộc lộ một sự phản ứng tiêu cực trước đối tượng của mình, đó
là sự phản ứng của người “thị dân cũ” - con người của nền nếp gia phong, của chế độ giáo dục nghiêm cẩn, của sự ngăn nắp trong lối sống và sự tinh tế nhạy cảm trong tâm hồn - trước những “thị dân mới”, trước đô thị hiện tại,
cụ thể là trước tất cả những gì đại diện cho cái tạp nham, bát nháo, xô bồ,
Hoài Nam- Tạp chí phebinhvanhoc -14/06/2013)
Khi đọc ba cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà được ấp ủ và viết trong hai mươi năm trời, bạn đọc dễ dàng nhận thấy một nỗi niềm tiếc nuối hoài cổ những giá trị ngàn năm văn hiến đã ăn sâu vào nếp cảm nếp nghĩ của người
Trang 27gốc phố cổ Trang An: từ việc cố giữ một góc vườn tiêu tao rêu phong ở khu đất vàng kiên quyết không cho thuê để xây dựng ki ốt kinh doanh hay niềm tiêc nuối những gánh hàng ăn rong ngon, từ một thói quen đọc tiểu thuyết Pháp bản gốc của một cao bồi già đến ăn rau muống luộc cũng sắp lên đĩa đầu
ra đầu đuôi ra đuôi hay một bữa cơm gia đình ấm cúng…Bên cạnh đó, Nguyễn Việt Hà dành rất nhiều trang để diễu cợt, châm biếm về thói hư tật xấu, học đòi, lai căng, những lối sống thực dụng, tâm thế cô đơn lạc loài, những văn hóa dung tục đang xâm nhập và làm hư hao, phá vỡ nếp xưa của người Hà Nội… mà ta sẽ tìm hiểu kĩ ở chương 2
Trang 28
CHƯƠNG 2 SỰ XUNG ĐỘT CÁC GIÁ TRỊ VÀ KHÔNG GIAN SỐNG
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ
2.1 Sự xung đột các giá trị
2.1.1 Xung đột giữa các giá trị vật chất và giá trị tình cảm, đạo đức Trước 1975, khi đất nước còn chiến tranh, cả dân tộc nhìn về một hướng Những xung đột giữa vật chất và tình cảm đạo đức không phải không có nhưng cơ bản bị tiếng nói của lí tưởng kìm hãm và phần lớn át đi được Sau
1975, nhất là từ khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, con người thực dụng
mê hám làm giàu và quay quắt kiếm tiền Nền kinh tế thì trường đã phá vỡ mọi cân bằng ảo tưởng trước đây, mặt trái của xã hội phơi bầy với vô số những điều tiêu cực, các thang bảng giá trị cơ bản cũng thay đổi theo khả năng sở hữu và sử dụng đồng tiền Con người thấm thía triết lí của
Rocopheolo: "Cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất
nhiều tiền" và trở thành nạn nhân của những tờ giấy bạc thấm đẫm thị phi
trong những phi vụ mua quan bán tước, chạy án, chạy tội, chạy điểm chạy bằng, chạy cô-ta… Bị quăng quật trong cõi tiền, con người vỡ mộng đã ngộ ra hạnh phúc không chỉ có nụ cười và hoa tươi mà cả những giọt nước mắt muộn màng nữa Đây chính là lúc xung đột giữa các giá trị vật chất và giá trị tình cảm đạo đức được đặt ra gay gắt và bức bối nhất Những vấn đề nhức nhối đó
đã tác động mạnh đến các văn nghệ sĩ Nhiều nhà văn đã mạnh dạn đưa tất cả những trăn trở ưu tư về xã hội kim tiền đang quằn quại vật vã trong cơn đau
đẻ lên trang văn của mình theo một lối thể hiện mới Tác phẩm của Nguyễn Việt Hà đã tập trung khai thác rất sâu và kĩ về điều đó
Cơ hội của Chúa (1999) được thai nghén và viết trong khoảng những năm
đầu của thời kì đổi mới (1989 - 1997) Chuyện bắt đầu với nhân vật chính tên
là Hoàng, một cựu sinh viên xuất sắc trường Đại học tổng hợp thất nghiêp, nghiện rượu, ra sân bay đón em trai là Tâm vừa đi xuất khẩu lao động ở Đức
Trang 29về Các sự kiện tình tiết trong chuyện cũng diễn ra vào khoảng thời gian này Hoàng có một cô người yêu tên là Thủy, một cô bạn thân tên Nhã, vài mối quan hệ với các trí thức như Du, Thắng, Lâm, Bình, các nghệ sĩ như Bích, Cam Ly…Chính từ các nhân vật này, các mối quan hệ, làm ăn, yêu đương, thù hận… tõe ra như nan quạt, các lớp nhập nhòa dàn trải thành một thế giới hỗn độn phức tạp, vừa thể hiện sự chuyển mình của đô thị Việt Nam thời mở cửa, vừa phản ánh đời sống giới trẻ trí thức Hà Nội thích nghi với làn sóng kinh tế thị trường…
Dễ dàng nhận thấy thủ đô Hà Nội ở cái thời gọi là kinh tế thị trường "Người
giàu Hà Nội bắt đầu bỏ tiền xây nhà Gía đất lên theo giờ Những mảnh đất hoang dọc đê Yên Phụ, từ Nghi Tàm tới Quảng Bá, trước đâu chó ỉa rông bây giờ đông nghịt người chen nhau mặc cả Những quý ông quý bà năm ngoái còn chạy xích lô, đánh xe thồ, mặc vỏ áo bông trần đi dép nhựa sứt quai giờ đây nhờ tiền bán đất sắm giày tây, rủ nhau lên Tiến Thành may comple Giới thượng lưu có tiền Hà Nội kết nạp thêm nhan nhản những trọc phú" Mọi vấn
đề của Hà Nội hiện hữu bằng bộ mặt rất thực, nhộn nhạo nhiễu nhương "Các
company nhiều như nấm sau mưa, nơi liên doanh của quan chức cơ hội với bọn buôn lậu liều lĩnh Cứ ra khỏi cửa là vấp phải giám đốc"(tr123) Trong
khi đó mô thức kinh doanh chân chính được thay thế bằng những vụ áp phe
gian dối, tất cả nhếu nháo trục lợi và bỗ bã ăn chia "Việt Nam quá ít chỗ cho
thương trường chân chính, chỉ nhan nhản đông lừa đảo và ăn cắp" (tr123)
Tranh thủ mọi sự lách luật, mọi thủ đoạn kinh doanh tung ra, gian lận thương mại là chuyện cũ như ban ngày, một thứ "luật ngầm" chi phối các phi vụ làm
ăn "chín mươi ba phần trăm công ty kinh doanh lựa chọn sự lừa đảo làm kim
chỉ nam của hoạt động nghiệp vụ"(tr 130) Ở cái thời điểm mà "cả nước đục
tường xuống đường mở đại lí" thì không có bất cứ sự cạnh tranh nào mang dấu hiệu lành mạnh thực sự, người ta chỉ quan tâm đến số lượng tiền chứ
Trang 30không hề màng đến chất lượng tiền Cho nên doanh nhân hay con buôn bất chấp mọi thủ đoạn, không từ bất kì một cung cách làm ăn nào miễn là kiếm
lợi nhanh, chộp giật hớt váng "thị trường còn trinh nguyên nhưng đã tự làm
yếu mình bằng thói buôn bán thủ dâm"(tr121) Trong khi dân thi nhau buôn
lậu thì giới quan chức cũng không bỏ qua những phi vụ làm ăn lớn "Quan
buôn lậu có thế hơn dân buôn lậu Những phi vụ dọc chiều dài đất nước có thể là của dân, nhưng muốn xuyên ngang các quốc gia thì chỉ có thể là của quan"(tr99) Để doanh nghiệp có thể tồn tại, thì phải chấp nhận luật chơi
chung, nếu không sẽ bị đào thải "muốn công ty đứng vững chỉ có hai cách
trốn thuế và buôn lậu" Đó cũng là lí do tại sao, nhũng người như Tâm bước
vào kinh doanh "rất khó giàu" Vì thế Tâm đành phải chấp nhận từ bỏ tạm thời khát vọng kinh doanh chân chính, sa sút cả đạo đức lẫn nghiệp vụ để thích nghi với lối làm ăn lươn lẹo chụp giật, từng bước vươn lên Ngay cả khi
biết rõ bản chất của Trần Bình, anh vẫn chấp nhận "Cái xã hội nhộn nhạo này
sẽ thuộc về những thằng như tao và mày Còn xa hơn thì sẽ không phải vậy Con tao với con mày sẽ cần những điều khác đấy Nhưng thôi, tao không phải
là đứa quá lo xa hoặc day dứt về chuyện đạo đức Nếu vậy, tap đập vỡ mặt mày đã cướp vợ của anh giai tao Thời đại của hiệp sĩ Tây và quân tử Tàu đã chấm hết Bây giờ nhan nhản những con điếm bỏ nghề quay sang giảng dạy tiết hạnh, những thằng lưu manh chộp giật bằng cấp xoay sang làm sếp"
Cuộc sống trở nên hỗn loạn và con người để theo được cái guồng quay mới ấy buộc phải nhỏ nhen, toan tính và ích kỉ, hoải nghi tất cả
Trong khi đó, tại các cơ quan hành chính nhà nước cũng diễn ra đầy chuyện nhố nhố nhăng nhăng Xa rồi cái thời mà cán bộ giữ gìn liêm khiết, vì nước quên thân vì dân phục vụ Tư duy một người làm quan cả họ được nhờ của ngàn năm phong kiến đã tái lập những kỉ lục mới với vô số lí do hợp thức hóa
"cơ quan nhà nước trở thành thứ vườn trẻ để gửi con ông cháu cha", nơi cán
Trang 31bộ nhà nước "trở nên sung túc vì biết ăn cắp", tệ nạn tham nhũng hối lộ đã trở thành chuyện cơm bữa ; … Tất cả trở nên hoảng loạn trước các nguy cơ tan vỡ
Cùng thời điểm đó, Hải Phòng, một thành phố trẻ loay hoay đang lớn với nhịp điệu sống cuồn cuộn hối hả và sự thay da đổi thịt từng giờ, cũng được
Nguyễn Việt Hà miêu tả một cách sống động: "dân tình ham hố kiếm tiền…
với ba vạn chín nghìn cách làm giàu, thời đại hoàng kim cho các "ếch"… nhà nhà bung ra, người người bung ra…, ở quán café chỉ bàn về "cầu" và " quả"… cuộc sống ôi sặc mùi đồng…"(tr 243); vỉa hè trở thành nơi thực hành
rõ nhất ước vọng kim tiền cho mọi lứa tuổi "…với đủ mọi thứ hàng nội ngoại
Con gái 16,18 cho đến bà già 50,70 đều bán hàng…, ngần ấy khuôn mặt hưng phấn lấp lánh ước mơ bạc triệu"(tr 241) Trong khi Hải Phòng ngột ngạt
không khí đổi tiền, dân tình hằn học kiếm tiền thì bao chuyện đau đớn, bao
thảm cảnh nhức nhối xảy ra …"một thằng nhóc 16 tuổi bắn chết trọn vẹn cả
gia đình hàng xóm chỉ đổi lấy 200 nghìn Và sáng tinh mơ một hôm giữa hè, dân chúng khiếp đảm vì tiếng hét trước khi trẫm mình xuống sông Cấm của một gã người Kiến An buôn dưa lê Hôm qua ngồi loạng choạng uống rượu ở vườn hoa Đua Người, hắn bắt gặp cô vợ chưa cưới trốn vụ gặt ra thành phố hành nghề" (tr 244) Chưa bao giờ và ở đâu Nguyễn Việt Hà lại nói nhiều đến
tiền và những nghiệt ngã cay đắng, xót xa nhục nhã của việc kiếm tiền trong tương quan nhân cách và tình cảm đến như vậy
Nhân vật Nhã sau những mất mát trong tình cảm và làm ăn đã khẳng định
chua chát: "Muốn không ai dẫm đạp lên mình thì mình phải có tiền…Tôi chưa
thấy ai có nhiều tiền mà lại nhu nhược và nhân hậu… Tôi biết tiền không đem lại hạnh phúc nhưng nó là phương tiện tốt nhất để đi đến hạnh phúc" Bản
thân Nhã là một người phụ nữ tất mạnh mẽ, rất cá tính Cả trong tình yêu, tình bạn hay trong công việc đều rất rạch ròi và rất nhiệt tâm Cô và Hoàng là một đôi bạn đặc biệt, duy nhất không bị tiền bạc chi phối, thao túng Ngày trẻ, khi Nhã có mang và người tình bỏ đi Hoàng thông cảm và sẵn sàng làm chồng
Trang 32hờ của Nhã (đăng kí kết hôn với Nhã) để đứa con sau này của Nhã có giấy khai sinh hẳn hoi Đó là điều không phải bất cứ người đàn ông nào thời đấy,
dù có học thức hay không, dám làm Và Nhã đưa Hoàng cùng với tờ giấy
đăng kí kết hôn đến để mặc cả với bố, một quan chức rất sợ tai tiếng "Thưa
ba, với uy tín của ba không thể nào có đứa con gái trắc nết Khoảng bốn tháng nữa con sinh cháu Sẽ chẳng có đám cưới nào nhưng có tờ giấy kết hôn hợp lệ Ba yên tâm lưu nó vào hồ sơ Đổi lại ba đưa con cái Cub ba đang đi
và năm cây vàng Đây là hợp đồng đầu tiên và cũng là cuối cùng của con và ba"(tr84,85) Sau cái hành vi ngổ ngáo gây sốc đó, Nhã có vốn bung ra làm
ăn Bằng sự tỉnh táo, quyết đoán trên thương trường cô nhanh chóng làm giàu
và xây dựng được những mối làm ăn lớn, có uy tín và quan hệ rộng rãi với nhiều quan chức cấp cao, với các đối tác làm ăn Nhã ham làm giàu nhưng
vẫn có cái gì đó coi trọng hơn cả tiền bạc "Nhã thà mất phần nửa số vốn còn
hơn ra tòa với tội danh buôn lậu "(tr496) Tuy nhiên, sau khi quết định sẽ
chấp nhận đến với Sáng, một viên ngọc tưởng như không tì vết, cô đã thu xếp kết thúc hết việc làm ăn ở phía Nam, tập trung về Bắc để vun vén cho hạnh phúc Tuy nhiên chính lúc ra sân bay Tân Sơn Nhất, bị bọn Xamexco vu cáo,
bị công an tạm giữ, dù liên lạc nhiều cách nhưng không có phản hồi, cô đã
nhận ra bộ mặt thật của Sáng và cay đắng thốt lên "Lần đầu tôi đã bị bán rẻ
cho cái lợi, còn lần này, tôi không muốn là nạn nhân của cái danh" (tr 497)
Thói hám danh hám lợi của những người đàn ông, mà cô có cảm tình và đã yêu, đã nhẫn tâm chà đạp lên tình yêu chân thành của cô, để lại những vết thương lòng tê tái, những kí ức nghẹn ngào và những bài học phản tỉnh nhói buốt Bà mẹ đơn thân ấy vĩnh viễn không còn tin vào tình yêu và đàn ông nữa,
trừ Hoàng một người bạn duy nhất mà cô tin cậy vô điều kiện "Hoàng ạ cậu
biết không, trên đời này mình chỉ có hai người, bé Phương Phương và cậu"(tr88)
Trong Cơ hội của Chúa, nhà văn bàn nhiều về tiền và sự dối trá trong mối
tương quan với nhân cách và tâm linh con người Có khi qua một vài chiêm
nghiệm mang tính luận đề "Khi người ta đã nói dối một lần thì cũng dám nói
Trang 33dối lần hai", nhưng chủ yếu là thông qua suy nghĩ của nhân vật "Muốn biết rõ
về ai nên nhúng người ấy nhiều lần vào tiền Cái thứ kẻ địch siêu thượng này làm trôi đi tất cả những màu mè bọc ngoài Đạo mạo trở nên hau háu lỗ mãng Dịu dàng trở nên chua ngoa cướp giật" Chuyện vì tiền mà con người
đổi trắng thay đen, liều mạng gây tội ác …thì xưa nay đã có rất nhiều người bàn Nguyễn Việt Hà diễn giải về tiền khách quan, công bằng, thận trọng và
nghiêm cẩn "…Tiền không có khuôn mặt riêng, nó mang bộ mặt của người
cầm nó; tiền ở trong tay người đại lượng thì khoáng đạt, ở đứa tiểu nhân thì
đê tiện" (tr 455)
Còn Khải huyền muộn (2003) xoay quanh việc một nhà văn trò chuyện với
một cô người mẫu, đề nghị cô ta làm nguyên mẫu cho nhân vật trong cuốn tiểu thuyết mà nhà văn đang khởi sự viết Từ đó, câu chuyện cứ nối tiếp nhau tiếp nhau một cách tự nhiên theo kiểu cốt truyện lồng trong cốt truyện Có lúc
là câu chuyện của Vũ, một quan chức cấp cực cao của ngành thể thao nước nhà, hàng ngày cuốn trong câu chuyện tình, tiền, chơi, tham nhũng, hối lộ mua quan, bán tước nơi cửa quyền Có lúc thì là câu chuyện về cuộc đời vươn lên đầy thăng trầm của cô người mẫu Cẩm My, bồ của Vũ Có lúc thì là câu chuyện của vị giáo sĩ Alecxandre de Rhoshe cùng các linh mục trong quá trình truyền giáo ở Đàng Ngoài Hay là câu chuyện bàn về nghề văn và hậu trường của hội nhà văn…Tất cả đan xen, lồng ghép lẫn lộn, qua đó tái tạo nên một hiện thực đời sống đầy phức tạp và bê tha của những người có tri thức, có nhan sắc, địa vị và tài năng trong xã hội Cuốn tiểu thuyết đã cho thấy một sự thật: tiền bạc, lạc thú ăn chơi và sự ghen tuông, háo danh làm hỏng giới người mẫu, đục thủng cửa sau nhà quan chức, làm chao đảo chiếc ghế quyền lực và phá vỡ hạnh phúc gia đình, khủng hoảng đức tin nhanh chóng Trong nội bộ
của ngành thể dục thể thao, không mấy người "biết những nguyên nhân đấu
đá đang có nhiều nhan nhản làm thối rữa một nền thể thao đang có vẻ lành
Trang 34mạnh ổn định Nhỏ thì từ hợp đồng quảng cáo bóng đá, lớn thì từ những tháu cáy xây dựng sân vận động, những trung tâm thể dục Những Vụ trưởng Vụ phó này đâu có quan tâm me xừ Tôm hay Tép, bọn họ chỉ biết sau đấy sẽ vơ vét kiếm được những Ba ba Thuồng luồng"(tr56) Bọn họ tìm mọi cách kiếm
chác, bóp nặn không từ mọi thủ đoạn để moi rút ruột dự án, khoét rỗng công trình Chiếm đoạt của công một cách hợp thức hóa Dự án "Tin học hóa trong
hệ thống quản lí hành chính thể thao" trị giá năm tỷ mốt lại tiếp sức cho sự tham nhũng thời gian của các cán bộ nhân viên trốn việc thích chơi game bên trong những căn phòng đầy bia lạnh và máy điều hòa chạy hết công suất Tiền bạc đã trở thành công cụ lót tay lấy lòng nịnh bợ, nhất là trong những
phi vụ bổ nhiệm chức vụ béo bở "trước hôm Vũ cầm giấy bổ nhiệm, Vụ
trưởng đã mong manh biết Anh ta đi cùng cô vợ nặng tạ rưỡi, rụt rè bấm chuông rồi lom khom chào vợ Vũ Một chai Giôn xanh, một hộp socola nhân ngày mùng 8 tháng 3 sắp tới Cái phong bì năm trăm đô dịu dàng nằm dưới đáy túi"(tr60) Ngày giỗ bố mẹ, vợ Vũ làm không dưới năm chục mâm Vũ
không dám can hay tranh cãi "Vũ biết, tiền học phí đi Mỹ của thằng Bảo, cháu
nội duy nhất của hai cụ, quá nửa gom góp từ tiền phúng giỗ"(tr82) Vũ nhận
tiền quà biếu bao nhiêu rồi cuối cùng cũng bị gái tống tiền bấy nhiêu Cô bé
thư kí chịu khó học ngón hay thuật lạ, sau nhiều lần cho Vũ làm "cú đúp",
thèm thuồng tham chính, ngắm cái ghế phó giám đốc của một chi nhánh phía
Nam đã bóng gió dọa Vũ công khai mọi chuyện "Cô thư kí cuối cùng đã hiểu,
rụt rè liếc Vũ rồi lo lắng cầm cái phong bì dày toàn tiền Mỹ chẵn"(tr91) Sau
này, ngay cả khi vợ con Vũ biết Vũ cặp kè với Cẩm My, vẫn cúi đầu cam chịu
Trang 35đứng cho gã nhìn, tất nhiên là không mặc gì"(tr112) Khi thấy Vũ (đã có vợ
và con lớn rồi) làm quen với Cẩm My thì lồng lộn ghen tuông, hậm hực cấm đoán rồi cuối cùng giả vờ say vào quán ăn dở thói côn đồ gây sự Dù là vì tiền, vì tình hay vì danh, vì sở thích nông nổi, mọi chuyện vẫn đều động chạm đến quan niệm đạo đức và lối sống truyền thống Chỉ là vài nét phác qua nhưng rõ ràng lột tả được hậu trường đen tối của các sàn diễn thời trang thời
mở cửa và cuộc sống đầy phức tạp của giới người mẫu cặp với đại gia
Cuộc sống của gia đình nhà văn Bạch cũng không hơn gì "Vợ Bạch chân
thành có một ước mơ Cái ước mơ trở thành người sang trọng luôn giày vò vợ Bạch Bố công nhân, mẹ công nhân, vợ Bạch quá hiểu để khinh bỉ cái gọi là dân nghèo thành thị Muốn thoát khỏi cái bùng nhùng vất vả ấy, vợ Bạch cắn răng vào học Vay tiền người để mà học, cho người vay mình để mà học…"(tr190) Khát vọng và cố vươn lên đó hoàn toàn chính đáng, đáng
trọng Tuy nhiên cuộc hôn nhân ảo tưởng đã gây ra bao hệ lụy "Vợ Bạch đồng
ý lấy Bạch bởi lúc ấy cả hai đều lầm tưởng Bạch là tài năng trẻ của nền văn học nước nhà Tương lai sẽ xí được một chỗ trong đám thượng lưu quý tộc mới - Tôi đã tự lừa tôi, còn anh cố ý giả dối thêm vào Đồ khốn nạn" (tr191)
Cuộc cãi vã đay nghiến đó đã đẩy cuộc hôn nhân vốn bi đát lại nhanh hành trình đến địa ngục thê thảm hơn
Tiểu thuyết Ba ngôi của người -2014 là cuốn sách mang hơi nóng sực của
xã hội ngày hôm nay Tác phẩm tập trung xoay quanh ba nhân vật: nhân vật người Cha, một người đang ông trung niên trí thức lỡ dở, không rõ là nghề gì
có năng lực đặc biệt nhớ được 10 kiếp luân sinh với những giấc mộng báo ngày giờ chết rất kì lạ Nhân vật người con trai, họa sĩ Kun, một họa sĩ nhiều năng lực sáng tạo vẫn đang đi tìm một cái đích, mọi suy nghĩ đều xuất phát từ trực quan thiên phú Còn cậu Quang Anh, sinh ra trong một gia đình bố làm thứ trưởng, có những điều kiện lí tưởng nhất, du học ở Mỹ, làm việc toàn hợp
Trang 36đồng có vốn tài chính lớn, con đường làm ăn dù gập ghềnh bất trắc nhưng luôn tự tin vào trí tuệ và khả năng cầm lái của mình, luôn giữ một vẻ thần bí trong mắt mọi người Xoay quanh câu chuyện về cuộc đời của những người thị dân trí thức của Hà Nội hơn nửa thế kỉ trở lại đây nhà văn đã diễn tả tâm thế hoang mang, bơ vơ lạc loài tha hương ngay chính tại nơi chôn rau cắt rốn
và quá trình tha hóa của xã hội đô thị ngày càng trầm trọng ở mọi phương diện Trong tác phẩm này, ta dễ dàng nhận thấy đồng tiền thao túng nhiều hơn, sòng phẳng nghiệt ngã hơn trong các cuộc trao đổi từ một chỗ đứng, quyền chức đến thân xác Nguyễn Việt Hà nói nhiều về sự phản bội bán đứng
vợ chồng, bạn bè, đồng chí Trong kiếp luân sinh thứ 6, nhân vật người cha đã nhớ lại lời trăng trối đầy éo le "Bố tôi trước khi mất, mồm ngọng nghịu co
giật nói méo giọng "Bố đã lấy nhầm vợ cho con cũng như hồi trước bố lấy sai
vợ Người đàn bà ấy đúng là mẹ con nhưng con không phải là con của bố"(tr304) Liệu người ra đi có thể nhắm mắt thanh thản về cõi vĩnh hằng trước
nỗi đau nghẹn họng, ngậm ngùi chịu đựng cái bí mật nhục nhã bao năm ấy
Đến lượt người cha ở kiếp luân sinh thứ sáu cũng chán đời vì vợ cho mọc
sừng "Vợ tôi bỏ tôi đi theo thằng buôn gỗ đã được bốn năm rồi Vì tiền hay vì
tình Những năm tháng ấy đâu đã có những thứ khốn nạn như ti vi hay tiểu thuyết, thế nhưng đàn bà thỉnh thoảng vẫn ngoại tình Gọt đầu bôi vôi hay thả
bè trôi sông cũng không làm họ sợ Bọn họ bất biến giống như lịch sử, quanh
đi quẩn lại cũng chỉ ngần ấy chuyện"(tr305)
Trong vụ ông Kí "con" đi ám sát bất thành đầu thế kỉ XX, cũng lại vì bị phản
thùng cay đắng cùng những người đồng chí "Ông nội cô bé cũng không cảm
thấy có lỗi gì lắm với người cùng đảng chỉ vì "con mụ đấy là một con đĩ Nó
đã bán đứng anh ấy và các bạn anh ấy Nó cũng bán đứng cả tôi nhưng mà tôi đủ tiền chuộc"(tr21) Liệu còn biết bao nhiêu tấm gương anh hùng tiết liệt
hi sinh vô nghĩa trong suốt chiều dài thế kỉ tranh đấu ấy mà không biết rõ
Trang 37được kẻ cười nụ đâm dao sau lưng mình? Và còn bao kẻ đủ tiền chuộc chạy
án, bỏ đồng đội chết thảm?
Còn sang đầu thế kỉ XXI, chuyện này dường như phổ biến và ti tiện hơn
Cách viết của Nguyễn Việt Hà đọc lên cứ gai gai mà cay mà tởm cái thế nhân
này tráo trở hơn xa cái thời cụ Vũ Trọng Phụng "Nhưng nó (Hùng dế) bắt
được quả tang con này (vợ) đang ở truồng với thằng thày dạy dưỡng sinh trên
Đà Lạt Li dị con vợ đầu, nó mất nửa tài sản vì cứ tưởng thằng con trai là của
nó Li dị đứa thứ hai thì được gấp đôi tài sản vì biết chắc chắn đứa con gái không phải của nó"(tr351)
Ngay cả khi các đại gia sập tiệm phá sản, lưới tình - tiền vẫn như thiên
võng bủa vây, trục lợi không ngừng "Chắc thằng ngân hàng đã tự biết rằng
mình ung thư (phải đi tù) Giờ đây nó bám víu được cái gì thì cố quờ quạng bám víu Còn con bé kia, sẵn sàng mặt dày bòn mót nốt số tiền mà thằng ngân hàng đang tuyệt vọng rồ dại vung vãi"(tr 365)
Ngay cả cô gái tốt nghiệp sư phạm Văn suýt nữa trở thành vợ cậu Quang
Anh cũng vậy "nàng chân thành hoang tưởng nên hoang mang giả dối giống
hệt bố nàng"(tr361) Ban đầu để cứu gia đình thoát khỏi nợ nần, nàng đến với
Quang Anh, chấp nhận từ bỏ tất cả Để rồi sau đó nàng cũng bạc tình như bao
kẻ khác khiến cho một trí thức thương gia lõi đời cỡ bự phải cay đắng nuốt
hận "Mẫu người đàn bà trẻ, mang vẻ thanh cao, mang vẻ kiêu hãnh rồi sẵn
sàng cố hi sinh rất thật để chứng tỏ mình là thanh cao kiêu hãnh Bọn họ chắc cũng chân thật khi vị tha dâng hiến Có điều sâu xa trong sự dâng hiến là đầy tính toán mê nhiệt của bệnh tự yêu mình chỉ riêng có ở bọn thị dân Đàn bà khi đóng những vai cao cả thì luôn lố bịch, luôn ác hơn đàn ông"(tr362)
Chuyện gái bao đã tệ, chuyện trai bao còn khốn nạn bội phần Xã hội đô thị
bị tiền đè nên đẻ ra lắm kiểu người, kiểu tình vừa bạc bẽo, vừa dâm tục vừa
bệnh hoạn điêu toa "Tay đầu bếp của cô chủ quán cao một mét bẩy, có thằng
Trang 38người yêu cao một mét tám Thằng người tình này gốc "Nghệ", chắc đói quá nên phải đóng giả óng ánh Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy nó thì thụt đi Quất Lâm Một đoạn dài trước đấy, nó sống nồng nàn với một nam ca sĩ hay ngồi làm giám khảo trên truyền hình, suốt ngày khoe nhẫn kim cương nên nổi tiếng lắm" (tr325) Ở cái thời đại mà "Tất cả những thằng già mà tính vẫn trẻ là nhờ thói quen phóng đãng không có gia đình" (tr325), tình yêu mang tính bản
năng nhiều hơn tính xã hội thì sự tham lam vô độ, khát thèm chiếm đoạt lấn át
lí trí và cảm xúc chân thành "Tình yêu đực cái chẳng bao giờ là đủ bởi nó bị
tình dục đắp nền Mà bản chất của tình dục là vô độ, là tham lam sở hữu chiếm đoạt" (tr331)
Chuyện ngoại quốc lấy vợ Việt cũng được đặt lên bàn cân tiền bạc Tất cả đều đầy toan tính khôn vặt Cậu Quang Anh đã từng lớn tiếng thóa mạ khi tư
vấn cho mấy người bạn Tây ham của lạ "Hay hớm gì mấy cái con đài các rởm
Hà Nội, toàn đồ mặt l…Ông muốn lấy gái Việt thì chọn bọn trẻ gốc quê, chúng nó tham tiền nên chúng nó chung thủy"(327) Đồng thời cũng chua
chát cay đắng thở dài theo kiểu đau đớn thay phận đàn ông giữa thời buổi tình
yêu thị trường "Yêu đương gái nội bây giờ mà hết tiền thì ngay cả thằng đàn
ông Việt cũng cực khổ, huống chi là Tây"(tr 327)
Còn trong giảng đường đại học, chuyển "tình - điểm" trở thành chuyện trao đổi sòng phẳng, trắng phớ đê tiện Những đổi chác đó không còn nhẹ nhàng
như thời Cơ hội của Chúa Nó trắng trợn, ép buộc, thủ đoạn đầy dâm tục
Mộc Miên khi nói về ông thầy của trường mình đầy cay đắng và khinh bỉ:
"Mấy cái thằng thầy già ở trường em toàn là bọn đểu"
Trang 39trưởng thành thì có vẻ chẳng đứa nào còn trinh Bây giờ ngực đứa thập thành với đứa còn trinh cũng đâu khác gì nhau
Những em thất tiết nhiều hơn trước Ngực em nào cũng nhuốn phong sương"(tr154)
Trường Đại học dân lập trở thành nơi hội tụ của những tiêu cực giáo dục tràn lan Đó là một thứ hội chứng bệnh hoạn tiếp tay cho vô số những chuyện
khả ố nói trên "Cái trường mà Mộc Miên đang học là cái loại vớ vẩn nhất mà
dăm ba năm nay ở mấy đô thị lớn đang nhan nhản mọc lên như nấm Đầu vào thi bằng tiền Đầu ra, chẳng hiểu có thi không, cũng bằng tiền Bằng tốt nghiệp có in màu mè sang trọng kiểu nào thì khuôn khổ vẫn cứ nhếch nhác giống hệt như tờ giấy bạc Sinh viên trốn tiết nghỉ dài dài, muốn thi qua đành
ốp nộp cho đủ các loại thầy"(tr66)
Chuyện chạy bằng thì nhan nhản trong giới quan chức và học thuật ở trong
nước và ra cả nước ngoài "Chủ quán có gần sáu năm học dở trung cấp mĩ
thuật ngoài Hà Nội, đến khi về làm ở Sở văn hóa tỉnh, mặt dày khai gian là
đã tốt nghiệp đại học Chú ruột là trưởng ban tổ chức tỉnh ủy nhập nhèm cho cái chứng chỉ lem nhem dấu má gắng gượng thì cũng có thể gọi là bằng So với ông chú thì chủ quán là cái đinh Ông ta có bằng tiến sĩ của Hoa kì học trong sáu tháng tại Malaysia, trường Nam Thái Bình Dương…trọn gói ba mươi ngàn đô Mỹ Cũng có dư luận thì thào là bằng mua đấy, nhưng hai phần ba lãnh đạo cũng bị bọn thối mồm thì thào y như vậy… Ví như sếp của chủ quán, giám đốc Sở Vẻn vẹn có bốn năm trời, vừa đi bộ đội, vừa xóa mù phổ thông lại vừa làm xong luận văn cử nhân, thế mới giỏi"(tr110)
Không ít những trí thức chỉ biết mình nhưng không biết người cũng đố kị ham hố lợi danh, khoe khoang phù phiếm, non gan nhưng thích làm quan,
hãnh tiến ra oai rơm rác "Ông giáo sư mặt đẹp suốt ngày tháng lê la hiện hình
lên ti vi thong thả làm trò uyên bác gật đầu Ông ta đang bực mình vì vừa
Trang 40trượt cái suất đại biểu quốc hội bởi cái tính huênh hoang bạ lĩnh vực nào cũng linh tinh chất vấn Ông nổi tiếng trung thực vì dám hỏi cái tay bộ trưởng mới lên những câu hỏi khó, mặc dù vừa hỏi mặt mũi vừa tái mét" (tr19)
Trong khi đó đa số người lớn chỉ biết kêu ca chê bai giới trẻ mà không biết soi lại mình Họ hồn nhiên có quên đi rằng thời trẻ của bọn họ cũng đầy
chuyện điêu trá hạ tiện vớ vẩn "Đám người lớn lên gồng đạo đức, nói là bọn
trẻ đang ném tác đạn vào quá khứ Một câu sao rỗng của những gã già khai man tuổi đang cố trốn hưu"(tr34)
Ngay cả giới quan chức cũng dùng tiền tham nhũng hối lộ để mua lấy âm
đức một cách thô thiển và ngô nghê với hi vọng lấp liếm che đậy tội lỗi "Đám
quyền cao chức trọng… khi tiến cúng cho bất cứ chùa nào cũng ngu xuẩn đưa toàn tượng là tượng Bọn họ ngây thơ nghĩ, dâng tượng to thì tới ngày phán xét thì tội họ sẽ thu nhỏ lại Hoặc họ cũng thập thành tự phụ cho rằng đám sư sãi ngày nay rặt những bọn dốt chữ"(tr84)
Cho nên cậu Quang Anh đã kết luận không sai về cái thời đại mình đang sống Một cách nhìn thẳng, có phần hơi cực đoan nhưng xác thực khiến người
ta chua chát chấp nhận "Bây giờ xung quanh cậu cháu mình rầm rập toàn bọn
điên loạn, đã thế lại còn cố lảm nhảm là mình tỉnh Nhưng cái thời buổi chó chết này, không những đã thiếu hẳn cái bọn động kinh tự sỉ vả mà chỉ còn cái bọn dở hơi dở hồn vì quá tự tin"(tr343)
Có thể so sánh với tiểu thuyết Cõi tiền về điều này Cha con Đào Kim Tân,
Đào Kim Tấn, hay người đẹp chân dài Diệu Huyền, gia đình Cam, Sơ đều là những nhân vật có quyền lực, có rất nhiều tiền Thế nhưng họ đã bị sự chi phối của đồng tiền quá lớn và trượt dốc thê thảm theo nó để rồi dẫn đến bi kịch Tổng giám đốc Đào Kim Tân vì tiền mà mê muội dùng mọi thủ đoạn và mánh khóe để triệt hạ người khác Nhân Vật Cam vì tiền mà bắt ép em gái mới mười bảy tuổi lấy một ông già hơn chín mươi tuổi cực giàu để hi vọng