1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ( Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần quân đội )

98 336 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 168,45 KB

Nội dung

Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần quân đội CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Trang 1

Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong luận văn là hoàn toàntrung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, và chưa được sử dụng để bảo vệ mộthọc vị nào.

Các số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập thực tế, chính xác,đáng tin cậy, có nguồn ngốc rõ ràng, được xử lý trung thực khách quan

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Như Quỳnh

Trang 2

sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tác giả, còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy

cô và sự động viên ủng hộ của gia đình bạn bè trong suốt quá trình học tập, nghiêncứu

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành cảm ơn giảngviên hướng dẫn TS Trương Thị Hoài Linh Trong thời gian qua, cô đã dành nhiềuthời gian và công sức, với nhiệt huyết và trách nhiệm để hướng dẫn tôi trong quátrình thực hiện luận văn này

Cuối cùng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đãkhông ngừng ủng hộ động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thờigian học tập và thực hiện luận văn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 5

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 5

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 8

1.2 Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại 9

1.2.1 Khái niệm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại 9

1.2.2 Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại 11

1.3 Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại 15

1.3.1 Quan niệm về mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại 15

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại 17

1.3.3 Các biện pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 28

2.1 Tổng quan về ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội 28

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 28

2.1.2 Mô tả hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong giai đoạn 2012 – 2014 32

Trang 4

2.2 Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân

hàng thương mại cổ phần quân đội trong giai đoạn 2012 - 2014 42

2.2.1 Phân tích chỉ tiêu phản ánh và đánh giá thực trạng mở rộng cho vay theo quy mô đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội 42

2.2.2 Phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng cho vay theo chất lượng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội 46

2.3 Đánh giá các biện pháp mở rộng cho vay đối với DNVVN được thực hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội giai đoạn 2012 - 2014 55

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 59

3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong giai đoạn 2015 – 2020 59

3.1.1 Định hướng phát triển chung 59

3.1.2 Định hướng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 61

3.2 Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 63

3.2.1 Các giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 63

3.2.2 Điều kiện thực hiện giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 75

3.2.3 Dự kiến kết quả đạt được khi áp dụng giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 77

3.3 Kiến nghị 79

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 79

3.3.2 Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng 80

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU 89

Trang 5

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

MB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân độiTMCP Thương mại cổ phần

NHTM Ngân hàng thương mại

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Trang 6

Bảng 2.1: Cơ cấu tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân độitrong giai đoạn 2012 – 2014 33Bảng 2.2: Dư nợ theo đối tượng khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phầnQuân đội trong giai đoạn 2012 – 2014 35Bảng 2.3: Dư nợ theo kỳ hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong giaiđoạn 2012 – 2014 36Bảng 2.4: Hoạt động dịch vụ thanh toán và tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổphần Quân đội trong giai đoạn 2012 – 2014 39Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quânđội trong giai đoạn 2012 – 2014 40Bảng 2.6: Mức độ gia tăng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại Ngânhàng thương mại cổ phần Quân đội trong giai đoạn 2012 – 2014 42Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiNgân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong giai đoạn 2012 – 2014 43Bảng 2.8: Mức độ gia tăng tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng

dư nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong giai đoạn 2012 – 2014 45

Trang 7

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội giai đoạn

2011 – 2015 31Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quânđội trong giai đoạn 2012 – 2014 37Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong giaiđoạn 2012 – 2014 38Biểu đồ 2.3: Hoạt động thẻ và ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phầnQuân đội trong giai đoạn 2012 – 2014 39

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do lựa chọn đề tài

Hiện nay, trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp vừa vànhỏ đang là loại hình chiếm đa số và chủ yếu của nền kinh tế Cụ thể tính tới cuốinăm 2014, Việt Nam có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm đến98% tổng số doanh nghiệp Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò rất quantrọng đối với sự phát triển chung của đất nước Thể hiện ở việc, hàng năm doanhnghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 40% vào tổng sản lượng quốc nội (GDP), 30%vào thu nộp ngân sách nhà nước, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trịhàng hóa xuất khẩu và thu hút tới 51% lượng lao động,… (Tô Hoài Nam, 2015).Trong thời gian gần đây, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tham gia tích cực vào quátrình cân đối ngoại tệ, do tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động trong quá trình xuấtnhập khẩu ngày càng tăng Không những chỉ đóng góp vào sự phát triển của nềnkinh tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tạo ra hàng triệu công ăn việc làm mỗi năm,góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường ổn định an sinh xã hội

Mặc dù có những đóng góp to lớn về kinh tế, xã hội như vậy, tuy nhiêncũng trong năm 2014, chúng ta đã phải đón nhận hàng loạt thông tin về việc thunhỏ hoạt động, thậm chí phá sản của các doanh nghiệp mà trong đó, doanh nghiệpvừa và nhỏ cũng chiếm đa số Một trong số những nguyên nhân dẫn tới tình trạngnêu trên của các doanh nghiệp vừa vả nhỏ trong thời gian qua đó chính là khókhăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng Thực tế, tại thời điểm này, chỉ có30% số doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, còn lại 70%

là sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác, trong đó có nhiều doanh nghiệp phảichịu mức lãi suất rất cao, lên tới 18%/năm (Tô Hoài Nam, 2014) Ngoài nguyênnhân chủ quan từ nội tại doanh nghiệp như đặc điểm về quy mô, chất lượng sảnphẩm, cách thức quản lý, minh bạch thông tin,… thì nguyên nhân từ phía ngânhàng cũng là một thách thức đối với việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệpvừa và nhỏ Các ngân hàng đều gặp phải vướng mắc trong quá trình cho vay đối

Trang 9

với các doanh nghiệp vừa và nhỏ dù biết đây là loại hình chiếm đa số trong cơ cấukhách hàng, mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho hệ thống ngân hàng

Cụ thể, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, đặc biệt là hội sởchính (sau đây trong luận văn sẽ viết tắt là MB) – cơ quan có nhiệm vụ tổng hợp

và ra quyết sách cuối cùng tại ngân hàng đã ý thức sâu sắc về việc phải mở rộngcho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngân hàng cũng đã triển khai nhiềugói hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng Tuynhiên trong quá trình triển khai, ngân hàng vẫn vấp phải một số khó khăn nhấtđịnh Cụ thể như vẫn có nhiều yêu cầu vay vốn mà doanh nghiệp vừa và nhỏchưa đáp ứng được, thời gian xử lý và thủ tục vay vốn của ngân hàng chưa thực

sự nhanh gọn so với các đối thủ cạnh tranh, mức giá (lãi suất, phí, ) và tài sảnđảm bảo bị hạn chế bởi các quy định về quản trị rủi ro và cân đối nguồn vốn dẫntới việc ít hấp dẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn các ngân hàng thuộc khối quốcdoanh và thương mại cổ phần nhỏ (các ngân hàng chuyên cho vay dưới chuẩn),

… Thực tế cho thấy, việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phảiđược triển khai theo hai hướng là mở rộng theo quy mô nhưng đi kèm đó là mởrộng theo chất lượng để đảm bảo việc mở rộng cho vay theo chiều rộng mà vẫnđảm bảo chất lượng của hoạt động cho vay không đi xuống, thậm chí phải tănglên đồng thời Nhận biết được những hạn chế còn trong việc mở rộng cho vayđối với doanh nghiệp vừa và nhỏ qua thời gian công tác tại Ngân hàng thương

mại cổ phần Quân đội, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình

Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: luận văn tìm hiểu và đưa ra những chỉ tiêu,thang đo phản ánh mức độ mở rộng cho vay đối với DNVVN tại ngân hàngthương mại, các nội dung liên quan tới mở rộng cho vay đối với DNVVN

- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng cho vayđối với DNVVN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội dựa vào những

Trang 10

chỉ tiêu và thang đo đã lựa chọn Thông qua đó tìm ra ưu, nhược điểm,nguyên nhân gây ra nhược điểm trong quá trình cho vay và sử dụng các biệnpháp mở rộng cho vay đối với DNVVN.

- Mục tiêu đề xuất: luận văn đưa ra những giải pháp mới, cụ thể, có tính khảthi nhằm mở rộng cho vay đối với DNVVN cho Hội sở chính của Ngân hàngthương mại cổ phần Quân đội

Đối tượng, khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: vấn đề lý luận và thực tiễn về mở rộng cho vay đốivới DNVVN tại ngân hàng thương mại

- Khách thể nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng chovay trong giai đoạn 2012 – 2014 và đưa ra giải pháp mở rộng cho vay tronggiai đoạn 2015 – 2020

- Phạm vi không gian: Hội sở chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Quânđội

+ Về giải pháp đề xuất: Hiện nay có nhiều giải pháp nhằm mở rộng cho vayđối với DNVVN, tuy nhiên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các giải pháp vềchính sách tín dụng, nguồn nhân lực, trang thiết bị, phần mềm và công tácmarketing

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng cả phương pháp định tính

và định lượng trong quá trình nghiên cứu

Trang 11

- Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp:

+ Phương pháp thu thập dữ liệu: phương pháp phỏng vấn sâu thông qua việcphỏng vấn trực tiếp các khách hàng DNVVN (đại diện là ban lãnh đạo hoặc kế toántrưởng các doanh nghiệp), nhân viên tín dụng tại ngân hàng

+ Phương pháp phân tích dữ liệu: luận văn sử dụng phương pháp định tính

để tổng hợp thông tin thu được qua các câu trả lời của đối tượng được phỏng vấn, từ

đó thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cho vay đối với DNVVN củangân hàng và ưu, nhược điểm của các giải pháp mở rộng cho vay đối với DNVVNđang được áp dụng tại ngân hàng

- Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp:

+ Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được lấy từ các báo cáo thườngniên, báo cáo riêng lẻ, báo cáo khối DNVVN của ngân hàng trong các năm 2012,

2013, 2014 Bên cạnh đó là các văn bản về chính sách, quy trình của nội bộ ngânhàng, báo, tạp chí, giáo trình,…

+ Phương pháp phân tích dữ liệu: luận văn sử dụng phương pháp định lượng

để phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng cho vay đối với DNVVN theoquy mô Bằng việc so sánh giá trị tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu này sẽ chothấy xu hướng và mức độ mở rộng cho vay đối với DNVVN

Kết cấu luận văn: Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, luận văn được

chia thành 3 phần chính như sau:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về mở rộng cho vay đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tạingân hàng thương mại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại của Hội sở chính Ngân hàngthương mại cổ phần Quân đội

Trang 12

CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hiện nay trên thế giới, do đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi nước khác nhau,

vì vậy mà không có một khái niệm thống nhất về DNVVN Tuỳ theo thực trạng củacác doanh nghiệp, trình độ phát triển của mỗi nền kinh tế mà các nước có tiêu chíxác định cho riêng mình Theo Nilgun F và Nguyễn Đình Phan (năm 1996): Đốivới ngân hàng thế giới và những nền kinh tế lớn như Mỹ, liên minh Châu Âu,Australia, DNVVN được phân loại căn cứ vào số lượng lao động nhưng ở mỗinước lại quy định một con số khác nhau Cụ thể, tại Mỹ, DNVVN không có quá

1000 lao động, trong đó, nếu có từ 200 lao động trở xuống thì được coi là doanhnghiệp nhỏ Đối với liên minh Châu Âu thì số lao động không vượt quá 250 và vớiAustralia con số này là 300 sẽ được xếp vào DNVVN Tại châu Á, một số quốc gianhư Nhật Bản, Hàn Quốc hay Hồng Kông lại phân loại DNVVN bằng cách kết hợpnhiều yếu tố Đối với Hàn Quốc, bên cạnh việc dựa vào số lượng lao động, họ còn

có thêm chỉ tiêu ngành bao gồm ba nhóm: xây dựng, dịch vụ, chế tạo máy và khaikhoáng Với Nhật Bản, thì DNVVN có dưới 300 lao động hoặc vốn đầu tư khôngvượt quá 1 triệu USD, trong đó, dưới 20 lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ.Còn các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, điển hình là Indonexia phân loạiDNVVN dựa trên 3 tiêu thức là số lượng lao động, tổng giá trị tài sản và doanh thu

Như vậy, mặc dù mỗi nền kinh tế đều có cho mình khái niệm riêng vềDNVVN nhưng ta có thể thấy hai tiêu thức được sử dụng phổ biến nhất để phân biệtloại hình doanh nghiệp này là số lượng lao động trung bình và tổng vốn đầu tư của

Trang 13

doanh nghiệp Bên cạnh đó, tùy vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗinước và những quy định cụ thể phù hợp trong từng giai đoạn, ngành nghề khácnhau thì chỉ tiêu độ lớn của các tiêu thức cũng khác nhau

Tại Việt Nam, sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi các quốc gia trên thếgiới và theo sát thực tế thì theo Chính phủ (2001): "DNVVN là cơ sở sản xuất, kinhdoanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kýkhông quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người".Khái niệm này chỉ mang tính chất tương đối, bởi nó còn tùy thuộc vào lĩnh vực màdoanh nghiệp đang hoạt động Nội dung này đã được cụ thể hóa Chính phủ (2009):

“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quyđịnh pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồnvốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kếtoán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí

ưu tiên)

Trang 14

Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí số lao động và nguồn vốn

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

20 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến

200 người

từ trên 20 tỷđồng đến

100 tỷ đồng

từ trên 200người đến 300người

nghiệp và xây

dựng

10 ngườitrở xuống

20 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến

200 người

từ trên 20 tỷđồng đến

100 tỷ đồng

từ trên 200người đến 300ngườiIII Thương

mại và dịch vụ

10 ngườitrở xuống

10 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến 50người

từ trên 10 tỷđồng đến 50

tỷ đồng

từ trên 50người đến 100người

(Nguồn: Chính phủ, 2009)

Tóm lại, việc nhận diện DNVVN được coi là cần thiết và phù hợp với tìnhhình kinh tế - xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm đưa ra nhận thứcđúng đắn về vị trí, vai trò của DNVVN trong nền kinh tế Cùng với sự phát triểnkhông ngừng của kinh tế Việt Nam cũng như xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,khái niệm về DNVVN sẽ có thể tiếp tục được sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa Tuynhiên, trong phạm vi luận văn, DNVVN tạm thời được hiểu theo Chính Phủ (2009)

là các cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của Pháp luậtvới quy mô lao động dưới 300 người và tổng nguồn vốn dưới 100 tỷ đồng, đượcphân loại cụ thể theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Trang 15

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về DNVVN tuy nhiên hầu hết cácDNVVN, cụ thể là các DNVVN tại Việt Nam đều mang những đặc điểm chungsau đây:

Thứ nhất, DNVVN có quy mô nhỏ về vốn đầu tư và số lượng lao động, do

đó dễ dàng thành lập và chuyển đổi sản xuất kinh doanh Hoạt động của các doanhnghiệp này hướng vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, sản phẩm có sứcmua cao, dung lượng thị trường lớn, đáp ứng nhu cầu cần thiết của dân cư Hơn nữa

do có quy mô nhỏ nên DNVVN thường phân bổ rải rác, đặt cơ sở tại nhiều địaphương, giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc tiếp cận các yếu tố đầuvào và tìm nguồn tiêu thụ

Thứ hai, mô hình tổ chức của các DNVVN đơn giản, chi phí quản lý, đào tạothấp Việc tổ chức sản xuất cũng như quản lý các DNVVN tương đối gọn nhẹ Chủdoanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc nắm bắt thông tin, điều hành, có sự gần gũithường xuyên với nhân viên Vì vậy rất ít hoặc không xảy ra mâu thuẫn giữa laođộng và chủ doanh nghiệp Các quyết định, các chỉ tiêu đưa ra tới với người laođộng một cách nhanh chóng, hạn chế các khâu trung gian, tiết kiệm chi phí Hơn thếnữa, đặc điểm tổ chức sản xuất đơn giản dẫn tới các DNVVN có thể dễ dàng giatăng lao động nếu hoạt động của doanh nghiệp có chiều hướng mở rộng hoặc mangđặc thù thời vụ Vì vậy DNVVN góp phần giảm thiểu lao động dư thừa, tăng cường

ổn định an sinh xã hội

Thứ ba, DNVVN chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài Số lượngcác DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp, tuy nhiên lượng vốncủa loại hình này lại không chiếm phần lớn lượng vốn của nền kinh tế Trong nềnkinh tế, loại hình doanh nghiệp lớn là trụ cột và DNVVN thường là vệ tinh xungquanh, hoặc nếu là đối thủ thì cũng luôn tránh phải đối đầu trực tiếp vì khả năngcạnh tranh thấp hơn DNVVN hoạt động không chỉ tuân theo xu thế chung của nềnkinh tế mà còn chịu nhiều ảnh hưởng từ các doanh nghiệp lớn

Trang 16

Thứ tư, DNVVN rất linh hoạt, nhạy cảm và dễ thích ứng với sự thay đổi củathị trường Các DNVVN thường có mối liên hệ trực tiếp với thị trường và ngườitiêu dùng, luôn cập nhật thông tin về doanh nghiệp lớn và đối thủ nên phản ứngnhanh nhạy, kịp thời với biến động của thị trường, đáp ứng được xu thế tiêu dùng.Với quy mô về cơ sở vật chất, kỹ thuật hạn chế, DNVVN đổi mới linh hoạt hơn, dễdàng chuyển đổi sản xuất mà không gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội, đồngthời DNVVN có thể kết hợp được cả công nghệ truyền thống và hiện đại.

Thứ năm, DNVVN có khả năng cạnh tranh thấp, gặp khó khăn trong việckhẳng định chỗ đứng trên thị trường Do đặc điểm lượng vốn hoạt động nhỏ, khảnăng tiếp cận các nguồn tài chính khác thấp nên các DNVVN thường gặp khó khăntrong việc mở rộng quy mô, triển khai dự án lớn và đầu tư mới Không đủ vốn đểnâng cấp, đổi mới các máy móc thiết bị, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, các doanhnghiệp này thường sử dụng công nghệ lỗi thời Vì thế sản phẩm sản xuất ra thường

có chất lượng không cao Bên cạnh đó, DNVVN có nhiều hạn chế trong công tácmarketing, khuếch trương, quảng bá làm giảm khả năng chiếm lĩnh thị trường vàphát triển của doanh nghiệp Nhưng cũng chính vì lý do này mà DNVVN lại tạođược sự tự do cạnh tranh Khác với các doanh nghiệp lớn cần thị trường lớn, đôi khiđòi hỏi có sự bảo hộ của Chính phủ và dẫn tới độc quyền, DNVVN hoạt động với

số lượng đông đảo, thường không có tình trạng độc quyền, sẵn sàng chấp nhận cạnhtranh tự do DNVVN tự chủ cao hơn, không dựa dẫm vào sự hỗ trợ của nhà nước và

vì mục tiêu lợi nhuận các DNVVN sẵn sàng khai thác cơ hội để phát triển mà khôngngại rủi ro

1.2 Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng Thật vậy: Tín dụng (credit) trongtiếng Anh có nghĩa là sự tin tưởng, lòng tin Trong thực tế, thuật ngữ tín dụng đượchiểu theo nhiều cách khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính, tuỳ theo từng bối

Trang 17

cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng mang một ý nghĩa riêng Tuy nhiên khi nói tớihoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại thì theo Quốc hội Nước CHXHCNViệt Nam (2010): “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng mộtkhoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàntrả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnhngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.

Thứ hai là khái niệm hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại TheoQuốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2010): “Cho vay là hình thức cấp tín dụng,theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sửdụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận vớinguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại được thực hiện dựa trên cácquyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước từng thời kỳ Theo đó có thể hiểu rõhơn về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại như sau: Khách hàng phảituân thủ đúng nguyên tắc vay vốn, cụ thể: Khách hàng phải sử dụng vốn đúng mụcđích đã thỏa thuận và hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận

trong hợp đồng tín dụng Về việc sử dụng vốn đúng mục đích: Luật pháp quy định

phạm vi hoạt động cho các ngân hàng, bên cạnh đó mỗi ngân hàng đều có mục đích

và phạm vi hoạt động cho riêng mình Do vậy, ngân hàng sẽ thực hiện cho vaytrong phạm vi hoạt động xác định, Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay theomục đích được thoả thuận với ngân hàng, không trái với quy định của pháp luật và

các quy định khác của ngân hàng cấp trên Về thời hạn cho vay: Ngân hàng và

khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự ánđầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng

khác để thoả thuận về thời hạn cho vay Về cam kết hoàn trả gốc và lãi vay đúng hạn: Các khoản cho vay của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi

và các khoản vay mượn khác Bản thân ngân hàng cũng có trách nhiệm hoàn trả cảgốc và lãi cho các khoản mượn nói trên khi tới hạn Ngân hàng thu lợi nhuận là nhờthu chênh lệch lãi suất cho vay và đi vay, đồng thời sử dụng vốn vay để thực hiện

Trang 18

hoạt động khác như đầu tư, tài trợ… Như vậy, để duy trì sự tồn tại và phát triển củamình, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng thực hiện đúng cam kết này Ngoài ra,Ngân hàng có thể cho vay bằng hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản, tiền cho vay

có thể chuyển tới tài khoản của khách hàng hoặc tài khoản đối tác của khách hàng

Thứ ba, từ những khái niệm về cho vay nói chung của ngân hàng thương mại

và khái niệm về DNVVN: Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối vớiDNVVN là mối quan hệ về tài sản giữa bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay(DNVVN), trong đó ngân hàng sẽ chuyển giao cho DNVVN một khoản tiền,DNVVN được phép sử dụng trong một thời gian nhất định theo đúng mục đích đãthoả thuận, đồng thời có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho ngânhàng khi đến hạn thanh toán

1.2.2 Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

Để thực hiện phân loại các hình thức cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàngthương mại, tác giả lựa chọn tiêu thức phân loại theo thời gian Luận văn phân chiahoạt động cho vay đối với DNVVN theo hai hình thức là cho vay ngắn hạn và chovay trung, dài hạn

Căn cứ để xác định thời hạn cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn được khánhiều tác giả đề cập tới, tuy nhiên tựu chung lại, đều xuất phát từ việc xác định thờihạn tín dụng Cụ thể theo Phan Thị Thu Hà (2013) đã phân loại thời hạn tín dụngnhư sau: Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống; Tín dụng trung hạn: Từ trên 1năm đến 5 năm (hoặc 7 năm); Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm (hoặc 7 năm) Do đó,thời hạn cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng thương mại cũng được xác địnhtương tự

1.2.2.1 Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

Trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNVVN của NHTM thì hoạtđộng cho vay ngắn hạn cũng bao gồm nhiều hình thức cho vay khác nhau dựa trên

Trang 19

mục đích của hoạt động cho vay Theo cách phân loại của Peter S.Rose (2001) chovay ngắn hạn bao gồm cho vay vốn lưu động, cho vay ngắn hạn các công trình xâydựng, cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay bán lẻ,… Cụ thể:

Thứ nhất, hình thức cho vay vốn lưu động Cho vay vốn lưu động là hoạtđộng cho vay của ngân hàng nhằm tài trợ cho DNVVN mua hàng dự trữ hoặcnguyên vật liệu, thường được sử dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực thương mại, sản xuất sản phẩm tiêu dùng hoặc ngành phụ trợ Các khoản vay cóthể là khoản vay quay vòng (vay theo hạn mức tín dụng) hoặc không quay vòng(vay theo món) Cho vay vốn lưu động quay vòng được xác định trên cơ sở dự tính

về lượng vốn lớn nhất mà DNVVN có thể sẽ cần và được tái cấp liên tục trong suốt

kỳ hạn của hợp đồng tín dụng với điều kiện DNVVN đã hoàn trả toàn bộ hoặc mộtphần khoản vay, đảm bảo tổng giá trị các khoản vay không vượt quá một hạn mứcnhất định Còn cho vay vốn lưu động không quay vòng thường tài trợ một phương

án kinh doanh cụ thể của DNVVN, việc vay vốn sẽ kết thúc ngay khi doanh nghiệphoàn trả toàn bộ gốc và lãi vay, chậm nhất không quá ngày đáo hạn khoản vay Dùtheo loại hình nào, thời gian vay vốn trong cho vay vốn lưu động đều dựa trên cơ sởchu kỳ tiền mặt của DNVVN, từ khi DNVVN cân đối vốn để đáp ứng nhu cầu muahàng (ngân hàng cho vay) tới khi doanh nghiệp thu tiền về từ hoạt động sản xuấtkinh doanh và trả nợ cho ngân hàng Kỳ hạn này có thể được tính thêm thời gian dựphòng rủi ro đối tác đầu vào giao hàng muộn hoặc đối tác đầu ra chậm trả tiền sovới thỏa thuận tại hợp đồng kinh tế, tùy thuộc vào việc đánh giá uy tín của các đốitác khi thẩm định khoản vay

Thứ hai, hình thức cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng Hình thức nàythường được các NHTM sử dụng đối với đối tượng DNVVN hoạt động trong lĩnhvực xây dựng công trình, nhà ở,… Mặc dù việc xây dựng các công trình có thờigian kéo dài, tuy nhiên việc vay vốn chỉ mang tính chất tạm thời trong khi DNVVNchờ đợi được thanh toán từ phía đối tác đầu ra Các khoản vay này thường cung cấpvốn cho DNVVN nhằm mục đích trang trải các khoản chi phí trước mắt như tiềnlương nhân công, nguyên vật liệu xây dựng, chi phí giải phóng mặt bằng hay tiền

Trang 20

thuê thiết bị xây dựng,… DNVVN sẽ được đối tác đầu ra thanh toán theo tiến độhoàn thành công trình Sau khi nhận được tiền thanh toán, doanh nghiệp sẽ trả nợcho ngân hàng Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng cũng có thể theo hìnhthức quay vòng hoặc không quay vòng dựa trên phương thức thanh toán từ đối tácđầu ra của DNVVN Thời hạn vay vốn dựa trên thời gian thi công của DNVVN vàthời hạn thanh toán của đối tác đầu ra.

Thứ ba, hình thức cho vay kinh doanh chứng khoán Những DNVVN hoạtđộng trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán thường cần sự hỗ trợ vốn ngắn hạn đểmua chứng khoán mới hoặc duy trì danh mục đầu tư chứng khoán hiện có của mìnhcho tới khi các chứng khoán đó đáo hạn hay được bán ra Các NHTM thường sẵnsàng cho vay đối với doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán trong tình hình kinh tế

ổn định, bởi những khoản vay này thường có chất lượng cao, đảm bảo bằng chínhnhững chứng khoán mà doanh nghiệp đang nắm giữ (bao gồm cả chứng khoánchính phủ) và kỳ hạn vay vốn thường rất ngắn Vì vậy, với hình thức cho vay kinhdoanh chứng khoán, NHTM có thể đưa ra mức lãi suất cho vay phù hợp, vừa đảmbảo nguồn thu lớn và thời gian thu hồi vốn nhanh, bên cạnh đó, DNVVN có thể tậndụng được cơ hội để thực hiện thu lợi từ việc thu mua chứng khoán theo kế hoạchcủa mình

Thứ tư, hình thức cho vay kinh doanh bán lẻ Hình thức cho vay kinh doanhbán lẻ đối với DNVVN của NHTM thường được áp dụng đối với các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực thương mại phân phối sản phẩm tiêu dùng, như đồ dùnggia đình, xe máy, nội thất hay các hàng hóa lâu bền khác Hình thức cho vay nàyđược NHTM thực hiện theo hai cách Cách thứ nhất là việc ngân hàng cho vay đốivới doanh nghiệp bán lẻ thông qua hỗ trợ mua hàng trả góp dựa trên khoản phải thuhình thành từ hợp đồng mua bán trả góp của doanh nghiệp với người mua Hợpđồng mua bán trả góp sẽ được ngân hàng xem xét, nếu đáp ứng đủ các yêu cầu tàitrợ, ngân hàng sẽ mua những hợp đồng này ở mức lãi suất được xác định trên cơ sởmức độ uy tín của người mua, chất lượng của tài sản đảm bảo và thời hạn khoảnvay Sau đó, DNVVN sẽ hoàn trả gốc và lãi vay cho ngân hàng khi người mua

Trang 21

thanh toán Cách thứ hai là việc ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp bán lẻbằng cách thanh toán cho nhà phân phối, hãng sản xuất để đảm bảo doanh nghiệpđược nhập hàng Sau khi chuyển hàng cho doanh nghiệp bán lẻ, nhà phân phối,hãng sản xuất sẽ gửi hóa đơn cho ngân hàng để thực hiện thanh toán Định kỳ, ngânhàng sẽ kiểm tra lượng hàng hóa trong kho để xác định lượng hàng bán ra, tồn kho.Khi hàng hóa được bán ra, doanh nghiệp bán lẻ sẽ dùng tiền thu về để thanh toándần khoản vay tại NHTM

1.2.2.2 Cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

Tương tự như cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn đối với DNVVN tạiNHTM cũng chia ra nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: Cho vay kinh doanh kỳhạn, cho vay dự án trung, dài hạn,… (theo Peter S.Rose (2001)) Cụ thể như sau:

Thứ nhất, hình thức cho vay kinh doanh kỳ hạn Hình thức này thường đượcNHTM tài trợ cho những hoạt động như mua máy móc, thiết bị mới, xây dựng nhàxưởng, công trình,… tựu chung là đầu tư tài sản cố định nhằm nâng cao năng lựcsản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việc lựa chọn hình thức trả gốc, lãi theo kỳthanh toán cũng được NHTM cân nhắc để tránh những trường hợp doanh nghiệpthiếu hụt vốn tạm thời trong thời kỳ đầu vay vốn, khi mà việc đầu tư vào tài sản cốđịnh chưa phát huy tác dụng mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh Tàisản đảm bảo của khoản vay thường chính là tài sản hình thành từ vốn vay là máymóc, thiết bị, nhà xưởng Thời gian cho vay và thời gian để tài sản cố định được đầu

tư của DNVVN phát huy tác dụng thường kéo dài nên ẩn chứa nhiều rủi ro trongquá trình cho vay Thực tế này buộc các ngân hàng phải cân nhắc kỹ lưỡng khi thựchiện cho vay đối với DNVVN dựa trên việc xem xét các nhân tố: trình độ quản lý,chất lượng hệ thống kế toán đang sử dụng, tính minh bạch về tình hình tài chính,cam kết thế chấp duy nhất tài sản hình thành từ vốn vay tại ngân hàng tài trợ, bảohiểm cho tài sản, rủi ro công nghệ đối với tài sản, thời gian từ khi đầu tư tới khi thuđược lợi nhuận từ việc đầu tư tài sản, xu hướng nhu cầu thị trường và trạng thái tàisản của doanh nghiệp Bên cạnh đó, sau khi cho vay, yêu cầu ngân hàng phải

Trang 22

thường xuyên bám sát hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo việc cho vay có hiệuquả và có thể thực hiện thu hồi vốn vay trước hạn nếu có dấu hiệu bất lợi từ doanhnghiệp

Thứ hai, hình thức cho vay dự án trung, dài hạn Hình thức cho vay này cómức độ rủi ro cao nhất Các NHTM thường sử dụng để tài trợ một dự án cụ thể sẽ

dự tính mang lại thu nhập trong tương lai, ví dụ như đầu tư xây dựng nhà máy lọcdầu, phòng khám đa khoa, dự án nhà ở chung cư,… Đặc trưng của những dự án này

là yêu cầu nguồn vốn lớn và thời gian từ khi đầu tư tới khi lợi nhuận thu hồi thườngkéo dài Đối với hình thức cho vay này, NHTM thường phải đối diện với những rủi

ro như sau: quy mô vốn lớn, các dự án tuy đã được cấp vốn tuy nhiên phải trì hoãn

do điều kiện thời tiết, tiến độ giải phóng mặt bằng; quy định tại địa phương nơi thựchiện dự án có thể thay đổi theo hướng tiêu cực làm gia tăng chi phí của dự án; tìnhhình kinh tế bất ổn buộc ngân hàng thương mại phải thay đổi lãi suất cho vay Tất

cả đều làm ảnh hưởng tới nguồn thu từ dự án, gây khó khăn trong quá trình cácDNVVN hoàn trả gốc, lãi vay cho ngân hàng Bởi vậy, để đảm bảo an toàn và phântán rủi ro, đối với các dự án lớn, thường sẽ có sự tham gia của nhiều tổ chức tíndụng cùng tài trợ và việc cho vay của NHTM cũng phải xem xét cẩn trọng bên cạnhhiệu quả của dự án là uy tín, năng lực, nguồn vốn đầu tư khác của DNVVN

1.3 Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

1.3.1 Quan niệm về mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

Như đã trình bày tại lời mở đầu, đứng trước nhu cầu tiếp cận nguồn vốn ngânhàng của các DNVVN cũng như đảm bảo sự tăng trưởng của các ngân hàng thì việc

mở rộng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này là thực sự cần thiết ở các ngânhàng thương mại

Nói về vấn đề mở rộng, trước hết luận văn xin được đưa ra quan điểm củachủ nghĩa Mác - Lênin (1900s) về tái sản xuất mở rộng Tái sản xuất mở rộng theo

Trang 23

chủ nghĩa Mác Lênin có thể thực hiện theo hai hướng: tái sản xuất mở rộng theochiều rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu Tái sản xuất mở rộng theo chiềurộng tức là việc gia tăng số lượng sản phẩm bằng cách gia tăng quy mô sản xuấtthông qua việc gia tăng các yếu tố đầu vào mà không làm tăng năng suất lao động

và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào không đổi Tái sản xuất mở rộng theo chiềusâu là việc gia tăng số lượng sản phẩm bằng cách nâng cao năng suất lao động vàhiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong khi số lượng yếu tố đầu vào không đổi,tức là chất lượng của hoạt động sản xuất được nâng cao, việc mở rộng theo chiềusâu thường do thay đổi phương thức sản xuất hay ứng dụng công nghệ mới, Dựatrên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin (1900s) về mở rộng trong tái sản xuất,

mở rộng cho vay đối với DNVVN ở NHTM cũng có thể hiểu theo hai hướng tươngtự: mở rộng theo chiều rộng về quy mô và mở rộng theo chiều sâu về chất lượng

Mở rộng cho vay về quy mô được thể hiện thông qua mức dư nợ cho vay, số lượngkhách hàng DNVVN tăng lên Còn mở rộng cho vay về chất lượng tức là nâng caochất lượng cho vay đối với DNVVN Theo nghiên cứu của (Cronin & Taylor, 1992;Spreng & Taylor, 1996) thì chất lượng dịch vụ là nguyên nhân dẫn tới sự hài lòngcủa khách hàng với lý do chất lượng dịch vụ liên quan đến việc cung cấp dịch vụcòn sự hài lòng chỉ được khách hàng đánh giá sau khi đã sử dụng dịch vụ đó Liên

hệ với nghiên cứu trên có thể thấy chất lượng cho vay đối với DNVVN tăng lênđồng nghĩa với việc sự hài lòng của DNVVN về sản phẩm cho vay tại ngân hàngthương mại cũng tăng lên hay nói cách khác sự hài lòng của DNVVN phản ánh chấtlượng cho vay của ngân hàng thương mại Như vậy, mở rộng hoạt động cho vaykhông chỉ dừng lại ở việc gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của DNVVNthông qua việc tăng mức dư nợ cho vay đối với loại hình khách hàng này, tăng sốlượng khách hàng của ngân hàng mà còn là sự gia tăng về mức độ hài lòng củaDNVVN với sản phẩm cho vay, nói cách khác là sự mở rộng cho vay về chất lượng

Tóm lại, mở rộng cho vay trong nội dung luận văn được hiểu là sự mở rộngtheo chiều rộng về quy mô và mở rộng theo chiều sâu về chất lượng cho vay đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

Trang 24

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng về quy mô

Có nhiều chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng hoạt động cho vay đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại Căn cứ vào quan niệm đưa ra

ở trên về mở rộng cho vay, các chỉ tiêu phù hợp với quan niệm này bao gồm:

Thứ nhất là chỉ tiêu mức độ gia tăng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vayvốn tại ngân hàng thương mại Đây là chỉ tiêu cho biết số lượng khách hàng doanhnghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại NHTM có biến động như thế nào qua các thời điểmđánh giá Thời điểm đánh giá có thể là cuối kỳ tháng, kỳ 6 tháng hoặc cuối năm…Mức độ gia tăng số lượng DNVVN vay vốn tại NHTM phản ánh số lượng DNVVNđược vay vốn ở thời điểm sau tăng (giảm) so với thời điểm trước đó

Mức độ gia tăng (thu hẹp) số lượng DNVVN vay vốn năm t của ngân hàng =

Số lượng DNVVN vay vốn cuối năm t – Số lượng DNVVN vay vốn cuối năm t-1(đơn vị: khách hàng)

Nếu mức độ gia tăng số lượng DNVVN vay vốn năm t của tại ngân hàngtrong năm t dương (lớn hơn 0) chứng tỏ đã có nhiều hơn các DNVVN vay vốn tạingân hàng Mức độ gia tăng số lượng DNVVN vay vốn tại NHTM càng lớn thì mức

độ mở rộng cho vay đối với DNVVN của ngân hàng cũng lớn và ngược lại Khimức độ gia tăng số lượng DNVVN vay vốn năm t tại ngân hàng âm (nhỏ hơn 0) tức

là số lượng DNVVN vay vốn ở thời điểm sau thấp hơn so với thời điểm trước thểhiện đã có doanh nghiệp từ bỏ, không vay vốn tại ngân hàng nữa Khi đó, doanh sốcho vay và dư nợ thời điểm đối với DNVVN có thể giảm xuống do suy giảm về sốlượng khách hàng Điều này cho thấy cho vay đối với DNVVN bị thu hẹp

Thứ hai là chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại ngân hàng thương mại Dư nợ bình quân của doanh nghiệp vừa và nhỏ tạingân hàng thương mại là tổng số tiền mà ngân hàng thương mại đang cho doanhnghiệp vừa và nhỏ vay bình quân trong một thời kỳ nhất định Thời kỳ đánh giá

Trang 25

thường theo quý, kỳ 6 tháng hoặc theo năm,… Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quâncủa của doanh nghiệp vừa và nhỏ năm t tại NHTM được tính như sau:

Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của DNVVN năm t của ngân hàng =

Dư nợ bình quân năm t của DNVVN – Dư nợ bình quân năm t-1 của DNVVN

(đơn vị: %)

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ bình quân của DNVVN năm sau (năm t) tăng(giảm) bao nhiêu phần trăm so với dư nợ bình quân năm trước đó (năm t-1) Tốc độtăng trưởng dư nợ bình quân của DNVVN năm t tại ngân hàng dương (lớn hơn 0)thể hiện dư nợ bình quân của DNVVN năm sau (năm t) cao hơn năm trước đó Tốc

độ tăng trưởng dư nợ bình quân của DNVVN năm sau cao (thấp) hơn năm trước thểhiện rằng dư nợ bình quân của DNVVN năm sau tăng với tốc độ nhanh (chậm) hơnnăm trước Vì vậy tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của DNVVN càng lớn (nhỏ)chứng tỏ dư nợ bình quân của DNVVN tăng càng nhanh (chậm) và mức độ mở rộngcho vay đối với DNVVN của ngân hàng càng lớn (nhỏ) Tốc độ tăng trưởng dư nợbình quân của DNVVN tương tự chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngânhàng Bởi vậy nếu tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của DNVVN tại ngân hàngthương mại càng gần với tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành thì mức độ mở rộngcho vay đối với DNVVN ở mức trung bình Nếu tốc độ tăng trưởng dư nợ bìnhquân của DNVVN tại ngân hàng thương mại cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụngcủa ngành đồng nghĩa với việc mở rộng cho vay đối với DNVVN ở mức cao.Ngược lại nếu tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của DNVVN tại ngân hàngthương mại thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành đồng nghĩa với việc mởrộng cho vay đối với DNVVN ở mức thấp Trong trường hợp, tốc độ tăng trưởng dư

nợ bình quân của DNVVN tại ngân hàng thương mại âm (nhỏ hơn 0) tức là dư nợbình quân của DNVVN tại ngân hàng thương mại năm sau nhỏ hơn năm trước,ngân hàng đang cho DNVVN vay ít đi, thu hẹp cho vay đối với DNVVN

Thứ ba là chỉ tiêu mức độ gia tăng tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp vừa vànhỏ trong tổng dư nợ tại ngân hàng thương mại Tỷ trọng dư nợ của DNVVN cho

Trang 26

biết dư nợ của DNVVN chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của ngân hàngtại một thời điểm xác định Thời điểm đánh giá thường là cuối quý, cuối kỳ 6 thánghoặc cuối năm

Tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư nợ của ngân hàng thương mại cuối nămt

= Dư nợ của DNVVN Tổng dư nợ của ngân hàng thương mại x 100% (đơn vị: %)

 Mức độ gia tăng tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư nợ của NHTMnăm t = Tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư nợ của NHTM cuối năm

t - Tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư nợ của NHTM cuối năm t-1(đơn vị: %)

Chỉ tiêu này cho biết, tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư nợ củaNHTM ở thời điểm sau cao (hay thấp) hơn thời điểm trước bao nhiêu phần trăm.Khi so sánh tỷ trọng dư nợ của DNVVN giữa hai thời điểm, nếu tỷ trọng dư nợ củaDNVVN thời điểm sau cao hơn thời điểm trước hay mức độ gia tăng tỷ trọng dư nợcủa DNVVN trong tổng dư nợ của NHTM năm t có giá trị dương (lớn hơn 0) chothấy trong cơ cấu cho vay, ngân hàng đang chuyển dịch cho vay đối với DNVVNnhiều hơn trước và ngược lại Nếu tỷ trọng dư nợ của DNVVN thời điểm sau thấphơn thời điểm trước hay mức độ gia tăng tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư

nợ của NHTM năm t có giá trị âm (nhỏ hơn 0) thể hiện trong cơ cấu cho vay, ngânhàng đang điều chỉnh cho vay đối với DNVVN ít đi Mức độ gia tăng tỷ trọng dư nợcủa DNVVN trong tổng dư nợ của NHTM càng lớn chứng tỏ NHTM càng mở rộngcho vay nhiều hơn đối với DNVVN Vì vậy mức độ gia tăng tỷ trọng dư nợ củaDNVVN trong tổng dư nợ của NHTM phản ánh mức độ mở rộng cho vay của ngânhàng đối với DNVVN

1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng về chất lượng

Để đánh giá mức độ mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ,song song với khía cạnh mở rộng theo quy mô, chúng ta còn phải kể tới mở rộng vềchất lượng của hoạt động cho vay Hoạt động cho vay là một hoạt động cung ứng

Trang 27

sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Bởi vậy, đánh giá mức độ mở rộng cho vay đốivới doanh nghiệp vừa và nhỏ về chất lượng cũng có nghĩa là thực hiện đánh giámức độ mở rộng về chất lượng của một loại hình dịch vụ mà ngân hàng đang cungứng cho doanh nghiệp

Thứ nhất, từ lý thuyết về chất lượng dịch vụ của Parasuraman và các cộng sựtới chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàngthương mại Khác với chất lượng sản phẩm là hàng hóa hữu hình, chất lượng dịch vụ

là vô hình Định nghĩa về chất lượng dịch vụ rất rộng và khó khăn trong việc xâydựng công cụ đo lường, đánh giá Vì vậy, các nhà nghiên cứu khi thực hiện nghiêncứu vấn đề này đã lựa chọn các cách thức tiếp cận và phương pháp đánh giá khácnhau Trong đó, có Parasuraman là một trong những người tiên phong nghiên cứu vềchất lượng dịch vụ Ông và các cộng sự đã thành công khi đưa ra lý thuyếtParasuraman V.A Zeithaml và L.L Berry (1985, 1988, 1991) về chất lượng dịch vụvới cách tiếp cận từ khía cạnh người tiêu dùng, sau đó được hoàn thiện qua nhiều giaiđoạn với việc tập trung vào “Sự cảm nhận chất lượng” của người sử dụng dịch vụ

Cụ thể, nghiên cứu của Parasuraman và các cộng sự đã đưa ra định nghĩa vềchất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa kỳ vọng của khách hàng với cảm nhận thực

tế về dịch vụ mà đang sử dụng Định nghĩa này được nhiều nhà khoa học và kinhdoanh chấp nhận, làm cơ sở cho các nghiên cứu khác và áp dụng vào thực tế kinhdoanh

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra mô hình đo lường chất lượngdịch vụ được xây dựng dựa trên việc phân tích các khoảng cách chất lượng dịch vụ

Mô hình đưa ra 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ như sau:

Thứ nhất, khoảng cách 1 (GAP1) là sai biệt giữa kỳ vọng của khách hàng vàcảm nhận của nhà cung cấp dịch vụ về kỳ vọng đó Việc khách hàng không hiểuthấu đáo đặc trưng của dịch vụ và đặc điểm riêng biệt trong yêu cầu của khách hàng

đã tạo nên sự sai khác này

Thứ hai, khoảng cách 2 (GAP2) được tạo ra khi nhà cung ứng dịch vụ gặpkhó khăn (bao gồm cả nguyên nhân khách quan, chủ quan) trong việc chuyển những

Trang 28

kỳ vọng mà họ cảm nhận được từ khách hàng sang tiêu chí chất lượng cụ thể vàcung ứng chúng đúng như kỳ vọng Các tiêu chí này được sử dụng làm thông tin khitiếp thị sản phẩm dịch vụ tới với khách hàng

Thứ ba, khoảng cách 3 (GAP3) được tạo ra khi nhân viên cung ứng dịch vụcho khách hàng không đúng như các tiêu chí đã định Tại đây cho thấy, vai trò củanhân viên trực tiếp cung ứng dịch vụ rất quan trọng trong việc tạo thành chất lượngdịch vụ

Thứ tư, khoảng cách 4 (GAP4) là khoảng cách giữa dịch vụ được cung ứngvới thông tin thực tế mà khách hàng đã nhận được Thông tin mà khách hàng nhậnđược có thể làm tăng kỳ vọng nhưng đồng thời có thể làm giảm chất lượng dịch vụnếu khách hàng không nhận được những gì theo đúng cam kết

Thứ năm, khoảng cách 5 (GAP5) là khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ màkhách hàng kỳ vọng và cảm nhận sau khi sử dụng dịch vụ Khoảng cách 5 cũng chính

là chất lượng dịch vụ theo định nghĩa của lý thuyết Khoảng cách này lại phụ thuộc vào

4 khoảng cách đã nêu trên: GAP5 = f(GAP1, GAP2, GAP3, GAP4)

Vì vậy, để rút ngắn khoảng cách 5, tức làm tăng chất lượng dịch vụ, nhàcung ứng phải rút ngắn các khoảng cách trước đó

Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ ban đầu có 10 thang đo: Tin cậy; Đápứng; Năng lực phục vụ; Tiếp cận; Lịch sự; Thông tin; Tín nhiệm; An toàn; Hiểu biếtkhách hàng (sự đồng cảm); Phương tiện hữu hình Nhìn từ những thang đo nêu trên,

có thể thấy một cách khá toàn diện các khía cạnh của dịch vụ, nhưng nhược điểm là

có nhiều thang đo nên gây phức tạp trong quá trình đo lường chất lượng dịch vụ Hơnnữa, một số thang đo trong mô hình không đạt được tính phân biệt Cho nên mô hình

đo lường chất lượng dịch vụ đã được Parasuraman và các đồng nghiệp phát triển,hiệu chỉnh và đến năm 1988, mô hình này được đặt tên là mô hình SERVQUAL.Theo đó mô hình đã kết hợp các biến tương quan lại với nhau và giảm xuống cònnăm thang đo Việc giảm số lượng các thang đo đã tăng tính phân biệt và thuận tiệnhơn cho việc đo lường chất lượng dịch vụ Năm thang đo cụ thể gồm:

Trang 29

(1) Tin cậy: Nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng hạn ngay từlần đầu tiên

(2) Đáp ứng: Thể hiện mong muốn và thái độ sẵn sàng phục vụ của nhânviên cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng

(3) Năng lực phục vụ: Nói lên trình độ chuyên môn của nhân viên trong việcthực hiện cung ứng dịch vụ Năng lực phục vụ thể hiện khi nhân viên tiếpxúc với khách hàng, nhân việc trực tiếp thực hiện dịch vụ, khả năngnghiên cứu, nắm bắt thông tin cần thiết liên quan nhằm phục vụ kháchhàng

(4) Hiểu biết khách hàng (sự đồng cảm): Thể hiện ở việc nhà cung cấp hiểu

về nhu cầu của khách hàng thông qua việc tìm hiểu những đòi hỏi màkhách hàng cần, hiểu về cá nhân khách hàng và nhận diện được kháchhàng thường xuyên

(5) Phương tiện hữu hình: Thể hiện ở ngoại hình, trang phục của nhân viêncung ứng dịch vụ và các trang thiết bị phục vụ cung ứng

Tóm lại, dựa trên lý thuyết của Parasuraman V.A Zeithaml và L.L Berry(1985, 1988, 1991) về chất lượng dịch vụ, ta có thể đưa ra định nghĩa về chất lượngcủa hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là khoảng cách giữa kỳvọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ với cảm nhận của doanh nghiệp sau khi sử dụngsản phẩm cho vay tại ngân hàng thương mại Vì vậy, mức độ mở rộng cho vay đốivới doanh nghiệp vừa và nhỏ về chất lượng được phản ánh bởi độ lớn của khoảngcách nêu trên Nếu khoảng cách giữa kỳ vọng và cảm nhận của doanh nghiệp saukhi sử dụng dịch vụ càng nhỏ thì chứng tỏ chất lượng của hoạt động cho vay đãđược nâng cao, mức độ mở rộng cho vay theo chất lượng càng lớn và ngược lại.Vậy để mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ngân hàng thươngmại phải tìm cách rút ngắn khoảng cách giữa kỳ vọng và cảm nhận thực tế củadoanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm cho vay

Trang 30

Thứ hai về phương pháp đánh giá mức độ mở rộng về chất lượng của hoạtđộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại Vềnghiên cứu nói chung, có hai loại hình nghiên cứu chính, đó là nghiên cứu địnhtính và nghiên cứu định lượng Trong đó, nghiên cứu định tính được xem là cáchthức sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tìm hiểu chất lượng hoặc bản chấtcủa một sự vật, hiện tượng, sự kiện Bởi vậy, để thực hiện đánh giá chất lượngdịch vụ, cụ thể là chất lượng của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa vànhỏ tại ngân hàng, bài viết lựa chọn hướng nghiên cứu định tính Một trong sốcác phương pháp định tính nhằm phục vụ nghiên cứu định tính phổ biến làphương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu là một loại phỏng vấn bán cấu trúc, tức là cho phép phỏng vấndựa trên danh mục các câu hỏi và chủ đề định sẵn, tuy nhiên thứ tự và cách thức đặtcâu hỏi có thể được thay đổi cho phù hợp với đối tượng, ngữ cảnh của cuộc phỏngvấn Phỏng vấn sâu được sử dụng để tìm hiểu thật sâu về chủ đề cụ thể do có độ

“mở” cao nhằm thu thập thông tin tối đa Dựa trên những thông tin đó, ngườinghiên cứu sẽ thực hiện xử lý, mã hóa để thực hiện phân tích, đưa ra được đánh giá,kết luận về vấn đề nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài luận văn là doanh nghiệp vừa và nhỏ tạingân hàng thương mại gặp những vướng mắc trong nghiên cứu như sau: Số lượngkhách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ngân hàng nhiều, tuy nhiên việc tiếp cận sốlượng lớn doanh nghiệp lại gặp khó khăn về thời gian và chi phí Bên cạnh đó,không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng cung cấp thông tin và không phải thôngtin mà doanh nghiệp cung cấp đã thể hiện tinh thần đại diện của cả doanh nghiệp vì

có thể người nghiên cứu không thể lấy thông tin từ ban lãnh đạo hay bộ phận quản

lý của doanh nghiệp,… Với những vướng mắc nêu trên, luận văn đã lựa chọnphương pháp phỏng vấn sâu để phục vụ nghiên cứu Bởi với phương pháp nghiêncứu này, người nghiên cứu có thể lựa chọn phỏng vấn những đối tượng điển hình,tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng vẫn đảm bảo khai thác đủ thông tin Việc

Trang 31

nghiên cứu sẽ thuận tiện hơn khi người nghiên cứu có thể chủ động tiếp cận với chủdoanh nghiệp và cán bộ tín dụng để có lượng thông tin tối đa và chi tiết nhất

1.3.3 Các biện pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại

1.3.3.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng của ngân hàng

Để có thể mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tiên ngânhàng thương mại cần chú trọng tới việc hoàn thiện chính sách tín dụng

Thứ nhất, về định hướng cho vay Mặc dù, mỗi ngân hàng sẽ có sự khác biệttrong chính sách tín dụng nhưng tựu chung lại, muốn mở rộng cho vay thì ngânhàng cần đưa ra những ưu đãi về phạm vi tài trợ, lãi suất, tài sản đảm bảo,… Khingân hàng thương mại mở rộng về phạm vi tài trợ đối với các DNVVN, ví dụ nhưviệc đưa thêm một số ngành tài trợ mới vào danh sách ngành tài trợ, tăng tỷ trọngquy mô vốn cấp cho DNVVN, Bên cạnh đó, ngân hàng có thể giảm biên lãi suấtyêu cầu tối thiểu đối với hoạt động cho vay DNVVN, tạo điều kiện giảm lãi suấtcho vay, nhằm thu hút các doanh nghiệp vay vốn Vấn đề về tài sản đảm bảo luônđược các ngân hàng và doanh nghiệp cân nhắc trong quá trình vay vốn Có khánhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc về tài sản đảm bảo khi tiếp cận nguồn vốn ngânhàng Bởi vậy, ngân hàng có thể đưa ra nhiều ưu đãi hơn về tài sản đảm bảo, nhưviệc cho phép vay vốn dựa trên việc kết hợp giữa tài sản cố định và hàng tồn kho,khoản phải thu hay thậm chí là tín chấp một phần hoặc toàn phần căn cứ vào uy tíncủa doanh nghiệp và đối tác trong giao dịch của doanh nghiệp,… Tuy nhiên, những

ưu đãi trên phải được xem xét dựa vào thực trạng của NHTM và việc áp dụng cácgói sản phẩm ưu đãi cũng phải linh hoạt theo thực tế khách hàng để đảm bảo vừa

mở rộng cho vay đối với DNVVN mà vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng

Thứ hai, trong chính sách tín dụng, NHTM cần đặc biệt chú trọng tới chínhsách khách hàng Việc NHTM hoàn thiện chính sách khách hàng sẽ thu hút đượcnhiều hơn các DNVVN chọn ngân hàng để vay vốn Ngân hàng có thể thực hiệnbằng cách đưa ra các chính sách chăm sóc khách hàng doanh nghiệp như ghi nhớ

Trang 32

ngày thành lập, sinh nhật của ban lãnh đạo, những ngày lễ, tết, dịp đặc biệt,… đểthực hiện tặng quà, thăm hỏi, tạo mối quan hệ vững chắc giữa ngân hàng và doanhnghiệp Bên cạnh đó, ngân hàng có thể dựa trên bảng xếp hạng tín dụng đối vớiDNVVN và thời gian, uy tín trong quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng,… màthực hiện đưa ra lãi suất vay vốn phù hợp, đảm bảo những doanh nghiệp tốt, quan

hệ uy tín, lâu năm được hưởng lãi suất ưu đãi Những biện pháp nói trên có thể giatăng mối liên hệ giữa DNVVN với ngân hàng, tạo cơ hội để ngân hàng tiếp xúc, tìmkiếm những doanh nghiệp hoạt động tốt, có tiềm năng phát triển và nhu cầu vayvốn, hoặc thu hút doanh nghiệp chuyển dịch nhu cầu vay vốn từ phía những ngânhàng đối thủ về ngân hàng mình Biện pháp này sẽ giúp mở rộng cho vay đối vớiDNVVN Tuy nhiên thì việc thực hiện chính sách khách hàng còn phụ thuộc vàonguồn tài chính của ngân hàng Bởi vậy, quy mô và cách thức nâng cao chính sáchkhách hàng của NHTM đối với DNVVN cần được đặt trong mối liên hệ với nguồntài chính của ngân hàng

Thứ ba, ngân hàng cần cải tiến quy trình tín dụng, thủ tục vay vốn đối vớiDNVVN nhằm mở rộng cho vay Quy trình tín dụng và thủ tục vay vốn quyết địnhthời gian xử lý hồ sơ vay vốn đối với DNVVN của NHTM Vì vậy, để thu hút đượcnhiều hơn các DNVVN vay vốn, ngân hàng cần giảm thời gian xử lý hồ sơ vay vốnbằng cách cải tiến quy trình tín dụng và thủ tục vay vốn Ngân hàng có thể cải tiếnbằng cách gộp, giảm bớt các bước trong quy trình tín dụng nhưng vẫn đảm bảo sự

an toàn trong việc cho vay Cụ thể: Ngân hàng có thể phân cấp phê duyệt tín dụngbằng việc đưa ra các cấp phê duyệt vay vốn ứng với từng mức vay vốn, tài sản đảmbảo khác nhau Hình thức phân cấp này sẽ giảm được thời gian trình hồ sơ vay vốn

do giảm bớt người kiểm soát khoản vay nhưng vẫn đảm bảo đánh giá đúng mức rủi

ro của khoản vay Bên cạnh đó, ngân hàng có thể áp dụng các mô hình thực hiệnthẩm định, giải ngân tập trung Cách thức này sẽ tăng năng suất lao động, giảm thờigian xử lý hồ sơ vay Ngoài các biện pháp cải tiến quy trình tín dụng, ngân hàng cóthể đơn giản thủ tục vay vốn bằng cách giảm thiểu số lượng hồ sơ trong giao dịch,khuyến khích thu thập thông tin từ các nguồn khác ngoài doanh nghiệp, đảm bảo

Trang 33

tính khách quan và giảm được hồ sơ yêu cầu đối với DNVVN Khi quy trình tíndụng và thủ tục vay vốn được cải tiến sẽ tạo sự thuận lợi trong giao dịch vay vốngiữa DNVVN với ngân hàng, giúp mở rộng cho vay đối với DNVVN tại NHTM

1.3.3.2 Bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực phục vụ

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong hoạt động dịch vụ, vì vậy để

mở rộng cho vay đối với DNVVN, ngân hàng cũng cần quan tâm tới việc bồi dưỡngnguồn nhân lực Các nhân viên ngân hàng chính là người tạo ra dịch vụ vay vốn vàmang chúng tới với khách hàng, đặc biệt là các nhân viên trực tiếp tiếp xúc vớiDNVVN như giao dịch viên, nhân viên tín dụng,… Trước tiên ngân hàng cầnchuyên nghiệp hóa đội ngũ sàn giao dịch bằng việc đưa ra bộ chỉ tiêu đối sàn giaodịch, bao gồm chỉ tiêu về ngoại hình, trang phục, tác phong, thái độ ứng xử của giaodịch viên,… Bộ chỉ tiêu sẽ là mục tiêu và cũng là thước đo cho các nhân viên trongquá trình phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ Bên cạnh đó, ngân hàng có thể thườngxuyên mở các lớp đào tạo, nâng cấp chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng mềm cho cácnhân viên, đặc biệt là nhân viên tín dụng, nhân viên mới đảm bảo các nhân viênngân hàng có thể đưa tới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sự phục vụ, thấu hiểu tốtnhất trong khi thực hiện giao dịch vay vốn tại ngân hàng Khi đó, chất lượng chovay đối với DNVVN sẽ được nâng cao, thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp vayvốn tại ngân hàng, giúp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.3.3.3 Nâng cấp trang thiết bị, phần mềm phục vụ hoạt động của ngân hàng

Dịch vụ ngân hàng nói chung và cho vay đối với DNVVN nói riêng tại ngânhàng chịu sự ảnh hưởng của cơ sở vật chất, bao gồm các trang thiết bị, phần mềmphục vụ hoạt động của ngân hàng Các trang thiết bị, phần mềm càng mới và hiệnđại sẽ hỗ trợ tốt hơn cho quá trình trao đổi thông tin giữa DNVVN với ngân hàng.Bên cạnh đó, cũng giúp ngân hàng cung ứng nhiều tiện ích về dịch vụ kèm theohoạt động cho vay với khách hàng, đồng thời quản lý tốt hơn nghiệp vụ cho vay Cụthể, ngân hàng có thể trang bị, nâng cấp mới thiết bị hiện đại như máy tính, máy in,máy scan, máy fax, cho nhân viên ngân hàng nhằm hỗ trợ giao dịch với DNVVN

Trang 34

được nhanh chóng, thuận tiện, giảm thời gian xử lý hồ sơ vay vốn Ngân hàng cũng

có thể đặt các máy tính cá nhân hỗ trợ khách hàng tại quầy giao dịch để khách hàngtìm kiếm thông tin và thực hiện các giao dịch đơn giản, tiết kiệm thời gian chokhách hàng, tránh tình trạng khó chịu khi phải chờ đợi nếu quầy giao dịch đôngkhách Ngân hàng thực hiện mở mới, hoàn thiện các tính năng của phần mềm tiệních qua mạng internet, điện thoại như dịch vụ chuyển tiền, theo dõi số dư tài khoản,thông báo lịch trả nợ,… Từ đó, sẽ có nhiều hơn doanh nghiệp lựa chọn vay vốn tạingân hàng do thuận lợi, nhiều tiện ích, giúp mở rộng cho vay đối với DNVVN 1.3.3.4 Tăng cường công tác marketing của ngân hàng

Nhằm tạo dựng và quảng bá hình ảnh, cạnh tranh với các đối thủ trên thịtrường, thu hút các DNVVN vay vốn tại ngân hàng nhằm mở rộng hoạt động chovay thì ngân hàng cần tăng cường công tác marketing Thực hiện điều đó, trước hếtyêu cầu ngân hàng phải thực hiện nhận diện thương hiệu, thể hiện ở logo, sloganhoạt động, đồng phục nhân viên ngân hàng đều phải gây ấn tượng riêng biệt chodoanh nghiệp Tiếp theo là việc ngân hàng sử dụng các phương tiện truyền thông đểthực hiện quảng bá hình ảnh của mình tới với các doanh nghiệp Có nhiều phươngthức truyền thông: truyền hình, báo viết, banner, áp phích, chi tiết sản phẩm tại quầygiao dịch,… Việc đầu tư cho công tác marketing càng nhiều thì các DNVVN sẽ biếttới ngân hàng nhiều hơn, tạo sự tin tưởng và xem xét lựa chọn cao hơn khi doanhnghiệp có nhu cầu vay vốn Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những hình thứccạnh tranh với các đối thủ khác, thu hút các DNVVN chuyển dần giao dịch về vớingân hàng, giúp mở rộng cho vay tại NHTM đối với DNVVN

Trang 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.1 Tổng quan về ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội có tên giao dịch quốc tế là MilitaryCommercial Joint Stock Bank, viết tắt là MB Với ý tưởng xây dựng một định chếtài chính và phát triển doanh nghiệp Quân đội, ngân hàng được thành lập vào ngày

14 tháng 9 năm 1994 theo quyết định số 00374/GP – UB của Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nội với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và 25 cán bộ nhân viên Ngân hàngđược Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy đăng ký kinh doanh số

0100283873 lần đầu ngày 30/09/1994 (thay đổi lần thứ 35 ngày 04/12/2013) Ngânhàng chính thức đi vào hoạt động với thời gian hoạt động cho phép là 50 năm từngày 04 tháng 11 năm 1994 theo giấy phép số 0054/NH – GP do thống đống đốcNgân hàng nhà nước cấp Các cổ đông chính hiện tại của MB bao gồm: ngân hàngthương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam; Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel

và Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam Quá trình phát triển của MB có những sựkiện chính nổi bật như sau:

Năm 2000, MB thành lập hai công ty thành viên là Công ty TNHH Chứngkhoán Thăng Long (nay là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quânđội - MBS), và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quânđội - MBAMC

Năm 2003, MB tiến hành cải tổ toàn diện về hệ thống hoạt động và nhân lực

Trang 36

Năm 2004, MB là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua đấu giá racông chúng với tổng mệnh giá 20 tỷ MB phát hành thẻ ghi nợ Active Plus.

Năm 2005, MB tiến hành ký kết thỏa thuận ba bên với Ngân hàng cổ phầnngoại thương Vietcombank và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) về việcthanh toán cước viễn thông của Viettel và đạt được thỏa thuận hợp tác với Citibank

để xây dựng cơ sở cho phát triển các sản phẩm – dịch vụ tài chính có hàm lượngcông nghệ cao sau này

Năm 2006, Ngân hàng thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán

Hà Nội (HFM), nay là Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Ngân hàng TMCPQuân đội (MB Capital), phát hành thành công 220 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi kỳhạn 5 năm Ngân hàng Triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thôngtin core banking T24 của Tập đoàn Temenos (Thụy Sỹ)

Năm 2007, MB phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi kỳhạn 2 năm

Năm 2008, MB thực hiện tái cơ cấu tổ chức và Tập đoàn Viễn thông Quânđội (Viettel) chính thức trở thành cổ đông chiến lược tại Ngân hàng MB tăng vốnđiều lệ thành công lên các mức 3.400 tỷ đồng

Năm 2009, ngân hàng thực hiện tăng vốn điều lệ lên 5.300 tỷ đồng và ra mắttrung tâm dịch vụ khách hàng 24/7

Năm 2010, MB khai trương chi nhánh ngân hàng tại Lào - chi nhánh đầutiên của MB tại nước ngoài vào ngày 30/12/2010

Năm 2011, ngân hàng thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên SởGiao dịch Chứng khoán TP HCM (HSX) với mã cổ phiếu MBB từ ngày 01 tháng

11 năm 2011 Cũng trong năm này, MB tổ chức khai trương thành công chi nhánhtại PhnomPenh - Campuchia – chi nhánh tại nước ngoài thứ hai Bên cạnh đó, ngânhàng thực hiện tái cơ cấu công ty chứng khoán Thăng Long và triển khai mô hìnhchiến lược 2011 – 2015 (mô hình tổ chức kinh doanh theo chiến lược) Cũng trong

Trang 37

năm này MB chuyển chức năng hành chính quân sự về trực thuộc Bộ quốc phòng,Đảng bộ ngân hàng trực thuộc quân ủy Trung ương

Tới ngày 31/12/2014, MB có 224 điểm giao dịch, trong đó có 01 hội sởchính, 02 chi nhánh nước ngoài (01 chi nhánh tại Lào và 01 chi nhánh tạiCampuchia), 71 chi nhánh trong nước, 148 phòng giao dịch và 02 Quỹ tiết kiệm với6.057 nhân viên Hội sở chính của ngân hàng hiện nay đặt tại số 21 Cát Linh, quậnĐống Đa, thành phố Hà Nội MB thực hiện thành công giai đoạn 1 của kế hoạchtăng vốn điều lệ, tại thời điểm ngày 31/12/2014, vốn điều lệ của ngân hàng khoảng11.594 tỷ đồng

Tới nay, trải qua hơn 20 năm phát triển, ngân hàng đã có vị thế nhất địnhtrong nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực ngân hàng tài chính nói riêng.Với nền tảng phát triển vững chắc, ổn định, MB từng bước trở thành ngân hàng dẫnđầu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần không có cổ phần chi phối của Nhànước và nằm trong top 5 ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam Bên cạnh

đó, các chỉ tiêu an toàn vốn, chất lượng tín dụng và tốc độ tăng trưởng của MB đềubằng, thậm chí vượt những chỉ tiêu mà ngân hàng nhà nước đề ra Điển hình, năm

2011, MB nằm trong top 500 doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất cả nước

Tới cuối năm 2014, MB có 05 công ty con, bao gồm: Công ty Quản lý Nợ vàKhai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (“MB AMC”); Công ty Cổ phầnChứng khoán MB (“MBS”); Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư MB (“MBCap”); Công ty Cổ phần Địa ốc MB (“MB Land”); Công ty Cổ phần Việt REMAX.Ngân hàng có 03 công ty liên kết, bao gồm: Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quânđội (“MIC”); Công ty Cổ phần Đầu tư VIETASSET; Công ty Cổ phần Long ThuậnLộc Bộ máy tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (xét riêng vềhoạt động ngân hàng) cụ thể như sau:

Trang 38

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội giai đoạn 2011 – 2015

CƠ QUAN KIỂM TOÁN

NỘI BỘ

BAN KIỂM SOÁT

CÁC ỦY BAN CAO CẤP

1 ỦY BAN NHÂN SỰ

2 ỦY BAN QUẢN TRỊ RỦI RO

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

KHỐI TỔ CHỨC NHÂN SỰ VĂN PHÒNG CEO

VĂN PHÒNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC

PHÒNG ĐẦU TƯ KINH DOANH

BAN XÂY DỰNG

CƠ BẢN

VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐẦU TƯ

KHỐI KHÁCH

HÀNG LỚN

KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

KHỐI NGUỒN VỐN

VÀ KINH DOANH NGOẠI TỆ

KHỐI MẠNG LƯỚI

VÀ PHÂN PHỐI

KHỐI VẬN HÀNH KHỐI CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN

Trang 39

Bộ máy tổ chức của MB đã được phân chia thành các phòng ban riêng biệtvới nhiệm vụ, chức năng cụ thể, chuyên hóa, tạo điều kiện thuận lợi để phát triểnhoạt động của ngân hàng

2.1.2 Mô tả hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại

cổ phần Quân đội trong giai đoạn 2012 – 2014

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong giai đoạn 2012 – 2014

Ngân hàng có nhiều nguồn huy động vốn khác nhau, tuy nhiên nguồn huyđộng chính là tiền gửi khách hàng Trong thời gian gần đây, MB được biết tới vớirất nhiều sản phẩm huy động đa dạng, thu hút được nguồn tiền gửi dồi dào, tạonguồn vốn thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tiền gửi khách hàngtại MB được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Theo loại tiền, tiền gửikhách hàng bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi vốn chuyêndùng (tiền gửi của khách hàng tại MB chuyên dùng để phục vụ một mục đích nhấtđịnh) và tiền ký quỹ Theo đối tượng khách hàng, tiền gửi khách hàng gồm tiền gửi

cá nhân và tiền gửi tổ chức kinh tế Theo loại tiền, tiền gửi khách hàng gồm tiền gửiVND và tiền gửi USD

CHI NHÁNH

Trang 40

Bảng 2.1: Cơ cấu tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

trong giai đoạn 2012 – 2014

Số dư tiền gửi khách hàng

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%) 117.92

0 100% 136.654 100% 167.941 100%

1 Phân theo loại tiền gửi

(Nguồn: BCTC riêng lẻ của Ngân hàng TMCP Quân đội năm 2012, 2013, 2014)

Nhìn chung, tiền gửi của khách hàng tại MB có xu hướng tăng dần qua cácnăm Số dư tiền gửi năm 2013 tăng thêm 15,9% so năm 2012 Tới năm 2014, số dưtiền gửi của khách hàng tăng thêm 22,9% so với năm 2013

Theo tiêu thức phân loại theo loại tiền gửi, có thể thấy sự gia tăng của tiềngửi khách hàng tại MB trong giai đoạn 2012 – 2014 là do phần lớn sự gia tăng từtiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ký quỹ Cụ thể: Số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng từnăm 2012 sang năm 2013 nhưng lại giảm vào năm 2014 Tỷ trọng tiền gửi có kỳhạn giảm dần qua các năm Mặc dù MB đã có những dịch vụ thanh toán tiện ích,thuận tiện cho khách hàng tuy nhiên với biến động của lãi suất thị trường trong giaiđoạn này có ảnh hưởng tới lãi suất huy động tại MB, đã khiến cho giá trị tuyệt đối

và tỷ trọng tiền không kỳ hạn có xu hướng giảm Số dư tiền gửi có kỳ hạn tại MB

có xu hướng tăng mạnh qua các năm Tỷ trọng loại tiền gửi này trong tiền gửi củakhách hàng giảm nhẹ từ năm 2012 sang năm 2013 và tăng mạnh vào năm 2014.Cho thấy MB đã thành công trong việc thu hút nguồn tiền gửi có tính chất tương đối

Ngày đăng: 15/08/2016, 11:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình “Ngân hàng thương mại” – Chủ biên: PGS. TS. Phan Thị Thu Hà – Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân năm 2013
2. Giáo trình “Quản trị ngân hàng thương mại” – Chủ biên: PGS. TS. Phan Thị Thu Hà – Nhà xuất bản Giao thông vận tải năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông vận tải năm 2009
3. Giáo trình “Quản trị ngân hàng thương mại” – Tác giả: Peter S.Rose – Nhà xuất bản Tài chính năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhàxuất bản Tài chính năm 2003
4. Giáo trình “Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh” – Tác giả: Nguyễn Văn Thắng - Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân năm2013
5. Giáo trình “Kinh tế chính trị Mác - Lênin” – Đồng chủ biên: PGS. TS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế chính trị Mác - Lênin

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w