Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội trong giai đoạn 2012 - 2014

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ( Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần quân đội ) (Trang 46 - 60)

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

3. Phân theo đơn vị tiền tệ

2.2. Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội trong giai đoạn 2012 - 2014

2.2.1. Phân tích chỉ tiêu phản ánh và đánh giá thực trạng mở rộng cho vay theo quy mô đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội

2.2.1.1. Mức độ gia tăng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Bảng 2.6: Mức độ gia tăng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong giai đoạn 2012 – 2014

(Đơn vị: khách hàng)

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014 Số lượng DNVVN vay vốn tại MB 20.277 25.624 31.952 38.571 Mức độ gia tăng số lượng DNVVN vay

vốn tại MB - 5.347 6.328 6.619

(Nguồn: Báo cáo DNVVN của Ngân hàng TMCP Quân đội năm 2012, 2013, 2014) Số lượng DNVVN vay vốn và mức độ gia tăng số lượng DNVVN vay vốn tại MB có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Từ 20.277 khách hàng năm 2011, với mức độ gia tăng là 5.347 khách hàng, tới năm 2012, số lượng khách hàng DNVVN vay vốn tại MB đã là 25.624. Sang năm 2013, con số này đã là 31.952 khách hàng sau khi tăng thêm 6.328 khách hàng so với năm 2012. Kết thúc giai đoạn vào năm 2014, khi mức độ gia tăng là 6.619 khách hàng đã nâng tổng số khách hàng DNVVN vay vốn tại MB thành 38.571 khách hàng.

Đánh giá: Mức độ gia tăng số lượng khách hàng DNVVN vay vốn tại MB có xu hướng gia tăng qua các năm trong giai đoạn 2012 – 2014. Có được kết quả như vậy là do MB liên tục mở thêm điểm giao dịch mới như khai trương chi nhánh Nam Định năm 2013, sở giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Lào Cai trong năm 2014,… Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, MB định hướng chuyển dịch ưu tiên khối khách hàng cá nhân và DNVVN, luôn chú trọng tới những chính sách, sản phẩm dành cho DNVVN, các gói hỗ trợ lãi suất ưu đãi hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao, thu hút được nhiều doanh nghiệp hơn. Đặc biệt hơn cả từ năm 2013 tới năm 2014, MB đã thực hiện cuộc cải cách mạnh mẽ trong chính sách bán hàng khi đưa ra nội dung giờ vàng bán hàng, kênh bán hàng tiện ích và phần mềm quản lý công việc hàng ngày dành cho nhân viên tín dụng,…

2.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong giai đoạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dư nợ bình quân của DNVVN (tỷ

đồng) 26.069 23.448 28.765 34.565

Tốc độ tăng trường dư nợ bình quân của DNVVN (%)

- (10,1%) 22,7% 20,2%

(Nguồn: Báo cáo DNVVN của Ngân hàng TMCP Quân đội năm 2012, 2013, 2014) Từ bảng số liệu trên cho thấy, dư nợ bình quân của DNVVN giảm từ 26.069 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 23.448 tỷ đồng năm 2012, tương ứng giảm 2.621 tỷ đồng. Theo đó, tốc độ tăng trưởng dư nợ trong năm 2012 cũng mang giá trị âm là (10,1%). Tới năm 2013, dư nợ bình quân đã tăng trở lại mức 28.765 tỷ đồng, tăng thêm 5.317 tỷ đồng so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trong năm 2013 tương đối lớn, ở khoảng 22,7%. Vào năm 2014, dư nợ bình quân tăng 5.800 tỷ đồng, lớn hơn mức tăng trong năm 2013, đưa dư nợ bình quân tới giá trị 34.565 tỷ. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của DNVVN trong năm 2014 chỉ là 20,2%, thấp hơn so với năm 2013.

Đánh giá: Từ phân tích trên có thể thấy trong giai đoạn 2012 – 2014, trong năm 2012 tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của DNVVN mang giá trị âm, Do thực tế trong năm này tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất thị trường ở mức cao, ngân hàng đứng trước áp lực vừa phải duy trì chính sách tiền tệ và thực hiện tín dụng cẩn trọng để ngăn chặn lạm phát vừa phải hạ lãi suất, giảm điều kiện cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Trong khi đó có nhiều DNVVN mặc dù lâm vào tình trạng thiếu vốn, có nhu cầu nhưng không dám vay vì chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu vay vốn tại ngân hàng, đầu ra của doanh nghiệp gặp khó khăn khi sức mua của thị trường chưa được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng dư nợ nhanh nhất ở năm 2013. So sánh với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của MB (năm 2013: 18%; năm 2014:

14,6%) và tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của ngành (năm 2013: 12,51%; năm 2014: 13%) cho thấy, tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với DNVVN trong năm 2013 và 2014 đều cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của ngân hàng và toàn ngành.

Nguyên nhân là do trong năm 2013, MB thực hiện triệt để việc rà soát các khoản

vay cũ để áp dụng lãi suất mới, liên tiếp đưa ra gói hỗ trợ lãi suất thấp như 1.000 tỷ, 2.000 tỷ dành cho DNVVN, 2.000 tỷ dành cho doanh nghiệp xuất khẩu,… mở ra nhiều cơ hội tiếp cận vốn, giảm chi phí đầu vào cho DNVVN. Tới năm 2014, MB tiến hành đẩy mạnh xử lý, tái cơ cấu các khoản nợ cũ (các khoản nợ có vấn đề, nợ mới tăng thêm do bao gồm cả lãi quá hạn). MB vẫn tiếp tục đưa ra những gói hỗ trợ mới như 10.000 tỷ dành cho DNVVN, vay vốn lưu động trả góp dành cho DNVVN,

… Tuy nhiên, do định hướng đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, nên các gói hỗ trợ này chủ yếu hướng tới những khách hàng thường xuyên phát sinh hoặc thuộc ngành nghề khuyến khích phát triển, điều kiện áp dụng cũng khá nghiêm ngặt để kiểm soát tỷ lệ nợ xấu.

2.2.1.3. Mức độ gia tăng tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng dư nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Bảng 2.8: Mức độ gia tăng tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng dư nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong

giai đoạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

Dư nợ của DNVVN (tỷ đồng) 27.912 27.756 32.911 38.491

Tổng dư nợ của MB (tỷ đồng) 58.527 74.564 88.253 100.571 Tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong

tổng dư nợ (%)

47,7% 37,2% 37,3% 38,3%

Mức độ gia tăng tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư nợ (%)

- (10,5%) 0,1% 1%

(Nguồn: Báo cáo DNVVN của Ngân hàng TMCP Quân đội năm 2012, 2013, 2014) Từ bảng số liệu trên cho thấy mức gia tăng tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong trong tổng dư nợ tại MB năm 2012 mang giá trị âm do tỷ trọng dư nợ của DNVVN năm 2012 nhỏ hơn 10,5% so với năm 2011. Đó là do dư nợ của DNVVN tại MB giảm nhẹ từ 27.912 tỷ đồng cuối năm 2011 xuống còn 27.756 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2012, tương ứng giảm 156 tỷ đồng. Trong khi tổng dư nợ tại MB lại gia tăng khá nhanh khi tăng từ 58.527 tỷ đồng vào cuối năm 2011 lên 74.564 tỷ đồng năm 2012. Sau đó, từ mức 37,2% cuối năm 2012 tỷ trọng dư nợ của DNVVN tại MB đã tăng thêm 0,1% lên thành 37,3% vào thời điểm 31/12/2013. Tới cuối năm 2014, tỷ lệ này đã là 38,3%, tăng thêm 1% so với năm 2013. Cho thấy, mức gia tăng tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư nợ tại MB tăng dần từ năm 2013 sang năm 2014.

Đánh giá: Nhìn chung, mức độ gia tăng tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư nợ có xu hướng gia tăng qua các năm. Mức gia tăng tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong trong tổng dư nợ tại MB năm 2012 mang giá trị âm trong khi tổng dư nợ vẫn tăng cao. Nguyên nhân: tổng dư nợ tại MB tăng nhanh là do ngay từ đầu năm, MB đã liên tục hạ lãi suất cho vay, đồng thời triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ vốn phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu

tiên, như: dành 6.000 tỷ đồng ưu đãi cho nông nghiệp, nông thôn, 2.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu,… và MB đã rà soát lại các khoản nợ cũ và thực hiện giảm lãi suất bằng mức hiện hành đối với khách hàng tốt. Tuy nhiên vì tình trạng hoạt động của các DNVVN tại Việt Nam còn cầm chừng, khả năng hấp thụ nguồn vốn ngân hàng còn yếu nên dẫn tới dư nợ của DNVVN từ năm 2011 sang năm 2012 giảm nhẹ. Mức độ gia tăng tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư nợ tại MB trong năm 2014 cao hơn 2013 và đều nhận giá trị dương thể hiện rằng, với định hướng chuyển dịch dư nợ sang khối khách hàng cá nhân và DNVVN, tại MB trong giai đoạn này, dư nợ của DNVVN không những tăng lên về giá trị tuyệt đối mà còn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Mức độ gia tăng về tỷ trọng dư nợ của DNVVN ngày càng lớn cho thấy mức độ mở rộng cho vay đối với DNVVN tại MB ngày càng tăng. Điều này phù hợp với việc trong giai đoạn qua MB đưa ra sản phẩm cho vay mới để đẩy mạnh cho vay, ưu đãi cả về lãi suất và thời gian xử lý hồ sơ cho DNVVN như “Cho vay vốn kinh doanh trả góp”, “Vay ô tô siêu tốc dành cho DNVVN”, “Gói vay vốn ưu đãi 10.000 tỷ dành cho DNVVN”,

2.2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng cho vay theo chất lượng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội

Với khung lý thuyết về chất lượng dịch vụ của Parasuraman và các cộng sự đã nêu ở chương 1 cũng như nội dung về các thang đo trong mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ, luận văn lựa chọn phương pháp phỏng vấn sâu để phân tích thực trạng mở rộng cho vay đối với DNVVN về chất lượng.

2.2.2.1. Lý do lựa chọn đối tượng và câu hỏi phỏng vấn

Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn năm khách hàng DNVVN đang vay vốn và ba nhân viên tín dụng đang làm việc tại các chi nhánh trong địa bàn Hà Nội của MB. Cụ thể: Năm khách hàng DNVVN bao gồm Công ty cổ phần Siêu thị Hà Nội, Công ty TNHH Dây cáp điện Ngọc Khánh, Công ty TNHH Truyền tải và phân

phối điện Toshiba, Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Long và Công ty TNHH Dược phẩm Thiên Ân. Ba nhân viên tín dụng là Ông Vũ Duy Hưng - trưởng nhóm Khách hàng DNVVN thuộc phòng Khách hàng DNVVN trực thuộc chi nhánh Điện Biên Phủ; Bà Nguyễn Thanh Thùy – nhân viên tín dụng thuộc phòng Khách hàng DNVVN trực thuộc chi nhánh Thăng Long và Ông Lâm Vũ Đức – giám đốc phòng giao dịch Lãn Ông trực thuộc chi nhánh Hoàn Kiếm. Người nghiên cứu đưa ra lựa chọn trên đây với lý do cụ thể như sau:

Thứ nhất, các DNVVN bao gồm cả loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó đặc biệt có Công ty TNHH Truyền tải và phân phối điện Toshiba là công ty con của Tập đoàn Toshiba – Nhật Bản với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có đặc thù riêng về cách thức quản lý doanh nghiệp và nguồn vốn kinh doanh. Việc lựa chọn như vậy sẽ khai thác sâu hơn về nhu cầu vay vốn và cách đánh giá sản phẩm cho vay của từng đối tượng doanh nghiệp.

Thứ hai, các DNVVN nêu trên hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất và thương mại cụ thể như: Công ty cổ phần Siêu thị Hà Nội là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị, bán lẻ các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu; Công ty TNHH Dây cáp Điện Ngọc Khánh là doanh nghiệp chuyờn cung cấp cỏc loại dõy cỏp, dõy lừi đồng cho cỏc doanh nghiệp sản xuất dây điện; Công ty TNHH Truyền tải và phân phối điện Toshiba hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng, lắp đặt các thiết bị điện theo dự án và công trình xây dựng; Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Long là doanh nghiệp chuyên doanh xăng dầu và Công ty TNHH Dược phẩm Thiên Ân hoạt động thương mại dược phẩm y tế. Do hoạt động trong những lĩnh vực và có hình thức kinh doanh khác nhau nên các doanh nghiệp sẽ có cách sử dụng nguồn vốn khác nhau. Vốn vay ngân hàng cũng sẽ tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy mỗi doanh nghiệp lại có yêu cầu khác nhau về sản phẩm cho vay và cách thức vay vốn.

Thứ ba, các doanh nghiệp được lựa chọn có thời gian gắn bó khác nhau với MB. Có những doanh nghiệp đã vay vốn tại MB được 8 năm nhưng cũng có những doanh nghiệp mới sử dụng sản phẩm cho vay của MB. Thời gian vay vốn tại MB cũng ảnh hưởng tới cách đánh giá về chất lượng hoạt động cho vay do có sự khác biệt trong mối quan hệ và hiểu biết về ngân hàng của doanh nghiệp.

Thứ tư, người nghiên cứu lựa chọn các doanh nghiệp thuộc địa bàn Hà Nội bởi vì Hà Nội là địa bàn kinh doanh chính của MB với đa số các chi nhánh có thời gian hoạt động lâu năm, hơn nữa các DNVVN tại Hà Nội cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DNVVN của MB (khoảng 40,5% theo báo cáo Khối DNVVN của MB năm 2014). Việc lựa chọn vẫn đảm bảo tính đại diện cho đối tượng phỏng vấn, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho quá trình nghiên cứu.

Thứ năm, người nghiên cứu lựa chọn ba nhân viên tín dụng đang công tác tại các chi nhánh lớn trên địa bàn Hà Nội và ở các cấp bậc khác nhau. Các chi nhánh Điện Biên Phủ, Thăng Long và Hoàn Kiếm tiêu biểu là các chi nhánh đứng đầu hệ thống về DNVVN với số lượng lớn (mỗi chi nhánh chiếm từ 7 – 8% tổng số khách hàng DNVVN tại khu vực Hà Nội), các DNVVN thuộc chi nhánh rất đa dạng về quy mô và hoạt động kinh doanh. Đây cũng là những chi nhánh luôn xếp hạng cao về kết quả hoạt động kinh doanh tại MB (Top 5 chi nhánh dẫn đầu). Ba nhân viên tín dụng ở các cấp bậc khác nhau: nhân viên, trưởng nhóm và giám đốc phòng giao dịch tương ứng với những người làm công việc cụ thể khác nhau, bề dày kinh nghiệm khác nhau về cho vay đối với DNVVN.

Nội dung cụ thể của các câu hỏi phỏng vấn được nêu trong phụ lục 1 của luận văn: câu hỏi phỏng vấn sâu. Người nghiên cứu lựa chọn những câu hỏi này trên cơ sở liên kết với lý thuyết về chất lượng dịch vụ của Parasuraman cùng các cộng sự với năm thang đo của mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ. Thứ tự các câu hỏi có thể không theo đúng trình tự và phát sinh một số câu hỏi phụ để thuận tiện cho việc khai thác sâu thông tin của người phỏng vấn.

2.2.2.2. Kết quả nghiên cứu và đánh giá về thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chất lượng

Sau khi thực hiện phỏng vấn trong thời gian tháng 04/2015, người nghiên cứu đã tập hợp nội dung các cuộc phỏng vấn và đưa tới những nội dung về thực trạng mở rộng cho vay đối với DNVVN theo chất lượng trong giai đoạn 2012 – 2014 như sau:

Thứ nhất, theo thang đo “tin cậy”. Theo nội dung phỏng vấn, tới 80% số DNVVN được phỏng vấn đồng tình rằng họ cảm thấy tin tưởng khi vay vốn tại MB.

“Bạn biết đấy, giám đốc của tôi là người Nhật, chúng tôi cần sự chuyên nghiệp và đúng hẹn, MB đã cho chúng tôi thấy điều đó nên chúng tôi chọn họ.” (Bà Thanh – Kế toán trưởng của công ty TNHH Truyền tải và phân phối điện Toshia). Ngân hàng đã thuyết phục cả những khách hàng khó tính khi thực hiện đúng cam kết về thời gian cho vay. Việc thay đổi cam kết vay vốn là không thể tránh khỏi, ví dụ như việc điều chỉnh lịch thu nợ tránh ngày nghỉ và ngày lễ, tết,.. Tuy nhiên những thay đổi này thường được ngân hàng báo trước với doanh nghiệp để đảm bảo DNVVN chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. Bên cạnh đó, những khiếu nại trong quá trình vay vốn của DNVVN cũng được ngân hàng đón nhận, các nhân viên tín dụng rất sẵn sàng giải quyết trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên vẫn có 20% số DNVVN cho rằng, họ vẫn gặp phải tình trạng ngân hàng thực hiện muộn hơn so với cam kết cho vay, điều này là nguyên nhân dẫn tới việc doanh nghiệp thiếu tin tưởng vào ngân hàng. “Vào cuối tháng với những đơn hàng gấp, nhân viên công ty phải liên tục kiểm tra tiến độ, thúc giục nhân viên tín dụng, vậy mà vẫn xảy ra trường hợp chậm giờ giải ngân khiến công ty trễ lịch nhận hàng. Câu trả lời chúng tôi nhận được là hệ thống hạch toán của ngân hàng gặp lỗi.” (Ông Cảnh – Phó giám đốc Công ty TNHH dược phẩm Thiên Ân).

Được hỏi về điều này 100% nhân viên tín dụng cho biết đúng là hiện nay hệ thống hạch toán của ngân hàng chưa thực sự ổn định để tránh những trường hợp đáng tiếc như trên. “Ngân hàng hiện nay sử dụng chung một hệ thống để hạch toán và tra cứu thông tin. Tuy nhiên hệ thống thường bị quá tải vào giờ giải ngân cao điểm (từ 2 – 4 giờ chiều) và đặc biệt vào những thời điểm cuối tháng, cuối quý hay cuối năm khi nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng cao để thanh toán công nợ cho đối tác.”

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ( Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần quân đội ) (Trang 46 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w