Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong giai đoạn 2015 – 2020

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ( Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần quân đội ) (Trang 64 - 68)

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA HỘI SỞ

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong giai đoạn 2015 – 2020

3.1.1. Định hướng phát triển chung

Trong giai đoạn 2015 – 2020, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã có những định hướng nhằm giúp hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển ổn định và bền vững.

Với mục tiêu phấn đấu trở thành một trong 5 ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, tiến tới trở thành tập đoàn tài chính đa năng trên nền tảng ngân hàng thương mại kết hợp với các dịch vụ đầu tư, tài chính khác, MB đã có những định hướng cụ thể như sau:

Thứ nhất, MB tiếp tục định hướng giữ ổn định và phát triển nguồn vốn. Bên cạnh đó, MB đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, duy trì cơ cấu cổ đông hợp lý.

Theo Thượng tướng, Tiến sĩ Lê Hữu Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị MB cho biết, MB đặt ra mục tiêu thách thức trong giai đoạn tới khi muốn duy trì chỉ tiêu ROE tối thiểu 15% mỗi năm và mức chi trả cổ tức cao hơn lãi suất huy động tối thiểu 30%.

Nếu trong giai đoạn 2012 – 2014, MB đã thực hiện nâng vốn điều lệ bằng hình thức phát hành cổ phiếu, với mức tăng tương đối lớn. Việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng mang tới nhiều cơ hội trong mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nó cũng đặt ra bài toán về việc quản lý cơ cấu cổ đông phù hợp, tránh hiện tượng pha loãng hoặc kiểm soát chéo ngân hàng. Nguồn vốn kinh doanh cũng cần được duy trì ổn định đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. MB cũng sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn vốn mới với mức giá tốt để không bị động trước những thay đổi của thị

trường. Nguồn vốn mới có thể được huy động từ phía những nhà đầu tư nước ngoài khi chính sách về đầu tư nước ngoài vào ngành ngân hàng đang dần hoàn thiện và hứa hẹn sẽ được thực hiện trong thời gian tới.

Thứ hai, MB hướng tới việc đảm bảo sự phát triển bền vững và độc lập của toàn ngân hàng theo mô hình tập đoàn, dựa trên cơ sở công nghệ kỹ thuật và quản lý tiên tiến, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Với những công ty con và công ty liên kết cung cấp các dịch vụ tài chính song song với hoạt động ngân hàng, MB chủ động hơn trên thị trường và đồng thời mô hình tập đoàn cũng giúp MB nâng cao lợi nhuận do hoạt động trên nhiều mảng và có thể thực hiện bán chéo khách hàng. MB định hướng duy trì và phát triển những đơn vị chuyên môn trực thuộc về công nghệ và quản lý với mục tiêu Ngân hàng thuận tiện: ngân hàng chuyên nghiệp, ngân hàng cộng đồng, ngân hàng giao dịch. MB tiến tới là ngân hàng cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho khách hàng.

Thứ ba, MB định hướng tiếp tục củng cố và bồi đắp uy tín, thương hiệu MB.

Trong giai đoạn 2015 – 2020, ngân hàng sẽ không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp các sản phẩm đa dạng thông qua các kênh phân phối tiện ích nhằm tăng nhanh số lượng khách hàng. MB hướng tới hoàn thiện các bộ quy chuẩn trong hoạt động cung ứng dịch vụ, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, thường xuyên tổ chức các chương trình thi đua trong hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao nghiệp vụ, năng lực nhân sự.

Thứ tư, MB hướng tới đẩy mạnh triển khai kênh liên kết với Viettel với mục tiêu trở thành ngân hàng hàng đầu liên kết dịch vụ với viễn thông tại Việt Nam.

Viettel không chỉ là cổ đông lớn, đồng thời cũng là đối tác chiến lược trong các giai đoạn phát triển trước và sau này của MB. Cuối giai đoạn trước, bằng việc hợp tác ra mắt sản phẩm Bankplus hay “ATM di động” là một dịch vụ nhiều tiện ích, bao gồm chức năng chuyển tiền tận nhà đã tạo nên bước tiến mới khi kết hợp giữa dịch vụ ngân hàng và mạng viễn thông. Tiếp nối thành công đó, trong giai đoạn 2015 – 2020, MB tiếp tục đẩy mạnh kênh bán hàng thông qua hệ thống rộng khắp của Viettel, định hướng khai thác triệt để thế mạnh của mạng viễn thông lớn nhất cả nước.

Thứ năm, MB định hướng tiếp tục bổ sung, điều chỉnh để hoàn chỉnh chiến lược hoạt động, đặc biệt là những giải pháp cụ thể nhằm tạo động lực tốt hơn cho MB trong tương lai. Nếu giai đoạn 2011 - 2014, việc xây dựng và thực hiện những sáng kiến mới trong vận hành, kinh doanh đã mang lại cho MB những kết quả khả quan nhất định thì giai đoạn sẽ là thời gian để MB tiếp tục triển khai công tác hỗ trợ tập trung, sáng kiến 10 trong hỗ trợ bán hàng,…

3.1.2. Định hướng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Với định hướng chuyển dịch mạnh theo hướng bán lẻ, MB đặc biệt chú trọng tới khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn 2015 – 2020. Cụ thể:

MB tiến tới phát triển, cung ứng nhiều sản phẩm đa dạng nhằm hỗ trợ, thu hút DNVVN. Bên cạnh đó, khối DNVVN thuộc MB đang tiếp tục nghiên cứu phát triển dịch vụ kèm theo sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao với nhiều tính năng nhằm mang đến sự thuận tiện và tối ưu về thời gian cho khách hàng. Để tiếp tục đồng hành cùng DNVVN, các sản phẩm như cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế,.. đều sẽ được MB thiết kế, điều chỉnh dựa trên yêu cầu hợp lý về mức giá (lãi suất, phí,…), ưu đãi về kỳ hạn, tài sản đảm bảo,… DNVVN sẽ được tư vấn và cung cấp một gói sản phẩm tương ứng với đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Gói sản phẩm được chọn lọc theo loại hình hoạt động, cấu trúc lại để phù hợp với doanh nghiệp, giúp tối đa hóa hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp. Các đầu mối ở chi nhánh trực thuộc MB sẽ có nhiệm vụ thông tin các gói hỗ trợ đó một cách chính xác kịp thời nhất tới các doanh nghiệp trên địa bàn mình phụ trách, đồng thời phối hợp với các cơ quan Hội sở đảm bảo quy trình, thủ tục xét duyệt nhanh gọn, đơn giản, chất lượng dịch vụ tốt. Bên cạnh những ưu đãi về giá, MB sẽ thực hiện chính sách ưu tiên giải quyết hồ sơ đối với những khách hàng DNVVN có doanh số giao dịch lớn, thường xuyên.

Đối tượng khách hàng DNVVN mà MB hướng đến trong giai đoạn này là các DNVVN xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ phục vụ nhu cầu thiết yếu như các siêu thị hay chuỗi cửa hàng phân phối; lĩnh vực dược phẩm, y tế, phòng cháy chữa cháy, xăng dầu, an ninh quốc phòng, điện tử viễn

thông, điện lực, giáo dục; các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất và kinh doanh bao bì,... MB cũng tiếp tục triển khai gói tín dụng ưu đãi cho DNVVN theo chương trình liên kết với ngân hàng nhà nước,… Trong đó, MB ưu tiên tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp – nông thôn và các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất khác.

MB tiếp tục sử dụng phương pháp tiếp cận ngân hàng cộng đồng và thông qua chuỗi cung ứng, phân phối với hạ tầng ngân hàng giao dịch cao cấp nhằm tiếp cận, đồng hành cùng DNVVN. Với mục tiêu coi cộng đồng địa phương là khu vực trọng điểm thu hút khách hàng, mỗi chi nhánh của MB sẽ tập trung phục vụ các khu vực trọng điểm xung quanh chi nhánh, tạo nên thương hiệu “Chi nhánh am hiểu nhất về địa bàn”, là ngân hàng thuận tiện nhất trong cộng đồng địa phương. Điểm khác biệt nổi bật là mỗi chi nhánh của MB tại từng khu vực sẽ là “ngân hàng mini” tiên phong với đầy đủ chức năng hướng tới khách hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ được

“địa phương hoá”. Khối DNVVN của MB sẽ phối hợp cùng với các các khối kinh doanh khác gia tăng giá trị chăm sóc khách hàng, chủ động tài chính và hỗ trợ xây dựng quan hệ chặt chẽ với DNVVN. Cách triển khai theo hướng mới này hứa hẹn sẽ tạo được sự kết nối trong kinh doanh, khai thác tối đa các thị trường mà MB có mặt, tạo nên sức mạnh tổng lực, giúp MB có đủ sức mạnh đối mặt với thị trường cạnh tranh khốc liệt.

MB hướng tới việc lấy nhân sự làm nóng cốt trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ cho DNVVN. Ông Lê Viết Hải, Giám đốc khối DNVVN của MB chia sẻ: “Định hướng của khối DNVVN trong giai đoạn tới là đồng hành cùng doanh nghiệp trên cơ sở bền vững tài chính và cùng chia sẻ lợi ích với doanh nghiệp”. Để thực hiện được điều đó MB xác định rằng mỗi chi nhánh phải thực sự am hiểu được hoàn cảnh, đặc thù của doanh nghiệp theo từng khu vực, địa phương để từ đó đưa ra các giải pháp tài chính và ưu đãi phù hợp cho doanh nghiệp. Đặc biệt, bằng sự hiểu biết của mình về hoạt động của doanh nghiệp, nhân viên tín dụng và chi nhánh cũng sẽ tham gia tư vấn cùng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng vốn và tiết kiệm chi phí một cách tốt nhất. Như ông Hải

nói là: “Những nỗ lực này sẽ mang lại những giá trị thực sự cho doanh nghiệp, không chỉ giúp họ tiếp cận nguồn vốn một cách chuyên nghiệp mà còn nâng cao hiệu quả kinh doanh cho họ. Mặt khác, điều này cũng góp phần giúp ngân hàng xây dựng quan hệ mật thiết với khách hàng cũng như giảm được nguy cơ rủi ro nợ xấu”.

3.2. Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hội

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ( Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần quân đội ) (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w