1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị văn phòng tại trường THCS cổ bi

55 917 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 356 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I. KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA TRƯỜNG 3 1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường THCS Cổ Bi 3 2. Khảo sát tình hình tổ chức, quản lí, hoạt động công tác hành chính văn phòng của trường THCS Cổ Bi………………………………………………………..5 2.1. Tổ chức và hoạt động của văn phòng trường……………………………...5 2.1.1. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của văn phòng 5 2.1.2. Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả công việc các vị trí trong văn phòng………………………………………………………………………6 3. Tìm hiểu công tác văn thư, lưu trữ của trường THCS Cổ Bi…………….....12 3.1. Hệ thống hóa các văn bản quản lí của cơ quan về công tác văn thư, lưu trữ của trường THCS Cổ Bi……………………………………………………….12 3.2. Công tác xây dựng Chương trình – Kế hoạch công tác…………………..13 3.3. Công tác soạn thảo và ban hành văn bản của trường THCS Cổ Bi………13 3.3.1. Nhận xét về thẩm quyền ban hành các hình thức văn bản quản lí của trường THCS Cổ Bi…………………………………………………………...13 3.3.2. Nhận xét về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của trường THCS Cổ Bi ……………………………………………………………………………..14 3.3.3. Mô tả các bước trong quy trình soạn thảo văn bản quản lí của trường THCS Cổ Bi…………………………………………………………………..14 3.4. Nhận xét về quy trình quản lí và giải quyết văn bản……………………..15 3.4.1. Sơ đồ hóa quy trình quản lí và giải quyết văn bản đi; văn bản đến; lập hồ sơ hiện hành của trường THCS Cổ Bi………………………………………..15 3.4.2. Nhận xét về lập hồ sơ hiện hành của trường THCS Cổ Bi…………….17 3.5. Tìm hiểu về tổ chức lưu trữ của trường THCS Cổ Bi……………………17 4. Tìm hiểu về công tác tổ chức sử dụng trang thiết bị văn phòng trong trường THCS Cổ Bi…………………………………………………………………..18 4.1. Tìm hiểu và nhận xét về trang thiết bị văn phòng, cơ sở vật chất của văn phòng trường………………………………………………………………….18 4.2. Sơ đồ hóa cách bố trí, sắp xếp các trang thiết bị trong một phòng àm việc của văn phòng…………………………………………………………………19 4.3. Tìm hiểu và thống kê cụ thể tên các phần mềm đang được sử dụng trong công tác văn phòng của trường THCS Cổ Bi…………………………………19 PHẦN II. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: Xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước………….21 PHẦN III. PHỤ LỤC…………………………………………………………46 LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………52

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1PHẦN I KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA TRƯỜNG 3

1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường THCS Cổ Bi 3

2 Khảo sát tình hình tổ chức, quản lí, hoạt động công tác hành chính văn phòng của trường THCS Cổ Bi……… 52.1 Tổ chức và hoạt động của văn phòng trường……… 52.1.1 Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của văn phòng 52.1.2 Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả công việc các vị trí trong văn phòng………6

3 Tìm hiểu công tác văn thư, lưu trữ của trường THCS Cổ Bi……… 123.1 Hệ thống hóa các văn bản quản lí của cơ quan về công tác văn thư, lưu trữ của trường THCS Cổ Bi……….123.2 Công tác xây dựng Chương trình – Kế hoạch công tác……… 133.3 Công tác soạn thảo và ban hành văn bản của trường THCS Cổ Bi………133.3.1 Nhận xét về thẩm quyền ban hành các hình thức văn bản quản lí của trường THCS Cổ Bi……… 133.3.2 Nhận xét về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của trường THCS Cổ

Bi ……… 143.3.3 Mô tả các bước trong quy trình soạn thảo văn bản quản lí của trường THCS Cổ Bi……… 143.4 Nhận xét về quy trình quản lí và giải quyết văn bản……… 153.4.1 Sơ đồ hóa quy trình quản lí và giải quyết văn bản đi; văn bản đến; lập hồ

sơ hiện hành của trường THCS Cổ Bi……… 153.4.2 Nhận xét về lập hồ sơ hiện hành của trường THCS Cổ Bi……….173.5 Tìm hiểu về tổ chức lưu trữ của trường THCS Cổ Bi………17

4 Tìm hiểu về công tác tổ chức sử dụng trang thiết bị văn phòng trong trường THCS Cổ Bi……… 18

Trang 2

4.1 Tìm hiểu và nhận xét về trang thiết bị văn phòng, cơ sở vật chất của văn phòng trường……….184.2 Sơ đồ hóa cách bố trí, sắp xếp các trang thiết bị trong một phòng àm việc của văn phòng………194.3 Tìm hiểu và thống kê cụ thể tên các phần mềm đang được sử dụng trong công tác văn phòng của trường THCS Cổ Bi………19PHẦN II CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP:

Xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước………….21PHẦN III PHỤ LỤC………46LỜI CẢM ƠN………52

Nguyễn Thị Minh Hồng Lớp: Quản trị văn phòng

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ở Việt Nam một đất nước rất đặc biệt Đặc biệt vì từ thủa dựng nước đếnnay đất nước ta đã trải qua vô vàn các cuộc chiến tranh tàn phá của giặc ngoạixâm, của các đế quốc lớn nhưng không một nước nào, một đế quốc nào khuấtphục được sức mạnh tinh thần Việt ấy Một đất nước anh hùng đã chiến thắngmọi kẻ thù xâm lược chỉ vì muốn giữ hòa bình, tự do cho quê hương, đất nước.Hứng chịu sự tàn phá của các cuộc chiến tranh nên đất nước trong thời bình còngặp nhiều khó khăn trong phát triển Kinh tế, Chính trị, Văn hóa - Xã hội…

Hiện nay đất nước ta đang trên con đường đổi mới, phát triển, mà nềntảng để nền kinh tế phát triển vững mạnh là hệ thống chính trị của Đảng và Nhànước phải ổn định và không ngừng phát triển Để giúp cho công tác quản lý vàđiều hành của bộ máy quản lý Nhà nước các cấp nói chung và của các cơ quan,công ty, nhà máy, xí nghiệp nói riêng ngày càng đạt hiệu quả cao thì công tácVăn phòng - Văn thư Lưu trữ giữ một vị trí quan trọng trong công tác tham mưugiúp việc cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụcủa đất nước trên mọi mặt của xã hội, đồng thời thực hiện chủ trương của Đảng

và Nhà nước về việc đẩy mạnh “Cải cách hành chính” Đặc biệt là từ khi đấtnước ta chính thức ra nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì công tácvăn phòng càng phải thể hiện rõ vị trí, chức năng, vai trò và tầm quan trọng củamình, đòi hỏi phải ngang tầm với các ngành khoa học khác Nhằm giúp học sinhnắm vững lý thuyết đã được học, đồng thời đưa lý luận vào thực tiễn, vớiphương châm “Học đi đôi với hành”; “Nhà trường gắn liền với thực tế” TrườngCao đẳng Văn thư - Lưu trữ TWI (nay là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội) đã xâydựng kế hoạch thực tập tốt nghiệp ngành Quản trị Văn phòng tại các cơ quan

Được sự đồng ý tiếp nhận của Ban giám hiệu Trường Trung học cơ sở Cổ

Bi, em đã đến thực tập tại văn phòng Trường từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 10tháng 11 năm 2015 về công tác Quản trị văn phòng và công tác Văn thư - Lưutrữ Trong quá trình thực tập tại nhà trường với tinh thần học hỏi, rèn luyện cùng

Trang 4

với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu cùng các thầy cô giáo em đã đượclàm quen và trực tiếp áp dụng những kiến thức đã được học vào công việc từ đórút ra những kinh nghiệm và phương pháp làm việc hiệu quả cho bản thân

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Nội vụ HàNội, đặc biệt là các thầy, cô trong khoa Quản trị văn phòng đã trực tiếp hướngdẫn, trang bị cho chúng em những kiến thức cơ bản và kỹ năng nghiệp vụ trongcông tác Quản trị văn phòng Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy,

cô trường THCS Cổ Bi đã tạo điều kiện giúp cho em hoàn thành tốt đợt thực tậpnày

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Hồng

Trang 5

PHẦN I KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA

Sau nhiều năm cố gắng của cả một tập thể đoàn kết trường THCS Cổ Bi

đã hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao phó, đã tham gia và thực hiện tốt cácphong trào phát động của ngành

Chất lượng đội ngũ CB, GV, NV: thường xuyên được quan tâm bồidưỡng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và chuyên môn nghiệp vụ

- 03 CB, GV, NV có trình độ lý luận từ trung cấp trở lên

- 100% CB, GV, NV đạt trình độ chuẩn trong đó tỷ lệ trên chuẩn đạt 84%

- Từ năm 1998 đến nay: nhà trường có 130 SKKN xếp loại từ cấp Huyện

và cấp Thành phố Có 60 lượt giáo viên dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi Có nhiềuĐDDH tự làm dự thi cấp Huyện và phục vụ giảng dạy Phong trào giáo viên dạygiỏi luôn xếp loại Tốt

- Hàng năm có từ 75 – 80% CB, GV, NV đạt LĐTT Có 2 giáo viên giỏicấp Thành phố, chiến sĩ thi đua Có nhiều CB, GV, NV được khen thưởng vềcác thành tích trong các hoạt động công tác khác nhau

1.1 Chức năng của Trường THCS Cổ Bi:

Trường THCS Cổ Bi chịu sự quản lý trực tiếp của Phòng Giáo dục vàĐào tạo huyện Gia Lâm về công tác tổ chức, đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính vàchịu sự quản lý của UBND huyện Gia Lâm về các mặt hoạt động giáo dục trênđịa bàn, về thực hiện chương trình, kế hoạch, tổ chức thi tốt nghiệp, và các lĩnhvực chuyên môn nghiệp vụ khác theo quy định hiện hành của pháp luật

Trang 6

1.2 Nhiệm vụ của Trường THCS Cổ Bi:

- Đào tạo nguồn, bồi dưỡng kiến thức tổng hợp cho tất cả học sinh bậc

trung học cơ sở trên địa bàn xã Cổ Bi

- Tham gia xã hội hóa giáo dục đào tạo học sinh cấp THCS cho địa bàn xã

Cổ Bi

1.3 Quyền hạn của Trường THCS Cổ Bi:

- Trường thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và

những quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm Không ngừngnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

- Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục theo chỉ tiêu của Phòng - Bộ và SởGD&ĐT đã giao

- Trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ, trường phải tham gia các hoạt độngcủa Huyện theo đúng chức năng của nhà trường

- Hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng

1.4 Cơ cấu tổ chức của trường THCS Cổ Bi:

a, Ban Giám hiệu:

b, Đoàn Thanh niên:

- Chi đoàn giáo viên gồm:

+ 01 Bí thư Đoàn trường

+ 01 Phó Bí thư Đoàn trường

+ 03 Ủy viên

- Liên đội

c, Công Đoàn:

Trang 7

- Ban Thanh tra

- Tổ Công đoàn gồm:

+ 01 Chủ tịch công đoàn

+ 01 Phó Chủ tịch công đoàn

+ 01 Ủy viên

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trường: (Xem phụ lục 1)

2 Khảo sát tình hình tổ chức, quản lí, hoạt động công tác hành chính văn phòng của Trường THCS Cổ Bi:

2.1 Tổ chức và hoạt động của văn phòng trường THCS Cổ Bi:

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn phòng Trường THCS Cổ Bi:

2.1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng:

Văn phòng của Trường THCS Cổ Bi được thành lập ngay khi thành lậptrường Có thể nói, công tác Văn phòng là một khâu không thể thiếu trong hoạtđộng quản lý của trường

a Chức năng:

Văn phòng là bộ máy giúp việc tổng hợp cho lãnh đạo nhà trường vừa cóchức năng tham mưu tổng hợp đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, quản lý điều hành củaHiệu trưởng trường, vừa có chức năng đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuậtcho nhà trường hoạt động

b Nhiệm vụ:

- Phục vụ công tác chỉ đạo, lãnh đạo và giúp việc cho Ban giám hiệu, các

bộ phận khác trong nhà trường như: Chi đoàn, công đoàn, Đoàn – Đội…

- Quản lý, mua bán và cấp phát văn phòng phẩm, cung ứng trang thiết bịdạy và học, cấp phát hồ sơ, sổ sách của trường hàng ngày như: Sổ ghi đầu bài,

Trang 8

- Đóng dấu học bạ, sổ sách chứng từ.

- Soạn thảo văn bản, trình ký, nhân bản chuyển đến các đơn vị theo sự chỉđạo của nhà trường

- Vào sổ công văn đi, đến, bảo quản tài kiệu lưu trữ của nhà trường

- Chuyển và nhận công văn đến, đi của nhà trường với các cơ quan tổchức có liên quan

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của văn phòng Trường THCS Cổ Bi:

Văn phòng Trường THCS Cổ Bi có 07 nhân viên, gồm:

- 01 nhân viên kế toán

- 01 nhân viên văn thư – lưu trữ (kiêm thủ quỹ)

- 01 nhân viên y tế (phụ trách chế độ bảo hiểm)

- 01 nhân viên phục vụ

- 03 nhân viên bảo vệ

2.1.2 Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả công việc các vị trí trong văn phòng:

* Bản mô tả công việc nhân viên Kế toán:

Trang 9

- Tham mưu cho Ban giám hiệu về công tác hành chính của nhà trường

- Hỗ trợ các bộ phận liên quan về công tác văn phòng

b, Quyền hạn:

- Quản lý toàn bộ nhân viên trong tổ văn phòng

- Sắp xếp kế hoạch, lịch làm việc, phân công công việc toàn bộ nhân viêntrong phòng

- Giám sát việc thực hiện công việc, tiến độ của nhân viên trong phòng,đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên trực thuộc

- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, thuyên chuyển, đối với nhân viêntrong phòng

c, Báo cáo:

- Lập báo cáo tài chính theo từng quý và các báo cáo giải trình chi tiết.

- Phối hợp kiểm tra, kiểm kê tài sản trong nhà trường

- Báo cáo cho Ban giám hiệu về công tác hành chính theo nhiệm vụ được

giao định kỳ tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo các trường hợp đột xuấthoặc các nhiệm vụ do Ban giám hiệu giao

d, Tiêu chuẩn:

* Trình độ học vấn (chuyên môn):

- Có năng lực nghiệp vụ kế toán, tốt nghiệp Cao đẳng kế toán trở lên

- Vi tính văn phòng tương đương B trở lên

- Văn bằng, chứng chỉ Tiếng Anh

* Kỹ năng:

- Kỹ năng lãnh đạo nhân viên

- Kỹ năng lập kế hoạch

- Kỹ năng tổ chức và giám sát công việc

- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, làm báo cáo

- Kỹ năng giao tiếp tốt

* Kinh nghiệm:

Trang 10

- Đã có kinh nghiệm trong công tác kế toán

* Phẩm chất cá nhân:

- Có khả năng thích ứng với công việc

- Trung thực, nhiệt tình trong công tác

- Sáng tạo trong công việc

* Bản mô tả công việc nhân viên Văn thư – lưu trữ:

Cán bộ quản lý trực tiếp Hiệu trưởng

- Chuyển giao văn bản, tài liệu và điện tín

- Kiểm tra thể thức văn bản và báo cáo lại lãnh đạo trực tiếp về các vănbản sai thể thức

- Quản lý và đóng dấu các văn bản đúng quy chế

- Sắp xếp công văn, tài liệu, hồ sơ hợp lý để tra tìm nhanh phục vụ nhucầu khai thác

- Nộp hồ sơ đã đến hạn nộp lưu vào lưu trữ cơ quan

- Đánh máy, sao in các văn bản tài liệu

b, Báo cáo:

Trang 11

Báo cáo cho Ban giám hiệu về công tác văn phòng theo nhiệm vụ đượcgiao định kỳ tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo các trường hợp đột xuấthoặc các nhiệm vụ do Ban giám hiệu giao.

- Hiểu các quy chế của cơ quan về công tác văn thư

- Nắm vững các quy chế bảo mật trong cơ quan có liên quan đến côngtác văn thư

- Nắm vững thể lệ gửi, nhận công văn, điện tín theo địa chỉ

- Biết đánh máy chữ và sử dụng các phương tiện sao in tài liệu

* Phẩm chất cá nhân:

- Kỹ năng giao tiếp tốt

- Có khả năng thích ứng với công việc

- Trung thực, nhiệt tình trong công tác

- Sáng tạo trong công việc

* Bản mô tả công việc nhân viên Y tế:

Cán bộ quản lý trực tiếp Hiệu trưởng

a, Trách nhiệm:

Trang 12

- Sơ cứu và xử lý ban đầu các bệnh thông thường, quản lý tủ thuốc và ydụng cụ

- Tổ chức thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, quản lý hồ sơ sức khoẻ họcsinh, giáo viên

- Tổ chức các chương trình y tế được đưa vào trường học

- Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường:

+ Chỉ đạo thực hiện các yêu cầu vệ sinh học đường, vệ sinh môi trườngtrong nhà trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh khu vực nội trú, bán trútheo các quy định đã ban hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quycủa nhà trường

+ Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng bệnh, phòngdịch theo lịch hoạt động của trường và theo yêu cầu của y tế địa phương

- Tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về y tế trường học do ngành Y tế tổchức cùng các yêu cầu do y tế học đường cấp huyện đề ra

b, Báo cáo:

Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế cho năm học, trinh Ban giám hiệu phê

duyệt và tổ chức thực hiện Sơ kết, tổng kết công tác y tế trường học, báo cáothống kê y tế học đường theo quy định

c, Tiêu chuẩn:

* Trình độ học vấn (chuyên môn):

- Tốt nghiệp Trung cấp điều dưỡng trở lên

- Văn bằng, chứng chỉ Tiếng Anh

* Phẩm chất cá nhân:

- Kỹ năng giao tiếp tốt

- Có khả năng thích ứng với công việc

- Trung thực, nhiệt tình trong công tác

- Có trách nhiệm trong công việc

* Bản mô tả công việc nhân viên phục vụ, bảo vệ

Trang 13

Bộ phận Phòng Hành chính

Cán bộ quản lý trực tiếp Hiệu trưởng

a, Trách nhiệm:

- Đảm bảo vệ sinh khung cảnh sư phạm các phòng làm việc, lớp học, sân

trường

- Phục vụ nước uống cho nhân viên, học sinh nhà trường

- Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, giữ vững trật tự trị an, ngăn ngừa kẻgian xâm nhập, giữ gìn tài sản tập thể và cá nhân trong trường

- Phối hợp cùng các đơn vị khác trong trường nhắc nhở mọi người đếntrường thực hiện các quy định nhằm giữ vững kỷ cương nề nếp Đề xuất cácbiện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo trật tự trị an kỷ cương trường lớp

- Quản lý chìa khóa các phòng học, mở và đóng cửa ra vào đúng quyđịnh giờ theo yêu cầu phục vụ giảng dạy và học tập

- Tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ cho các kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinhgiỏi…

Trang 14

3.1 Hệ thống hóa các văn bản quản lí của Trường THCS Cổ Bi về công tác văn thư, lưu trữ:

Trường THCS Cổ Bi đã và đang áp dụng các văn bản theo quy định hiệnhành của nhà nước trong việc soạn thảo và ban hành văn bản, giải quyết vănbản đi, đến và công tác lưu trữ như:

- Thông tư 01/2011/TT – BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội

vụ hướng dẫn thể thức kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;

- Nghị định 09/2010/NĐ – CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ

về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ – CP củaChính phủ về công tác Văn thư;

- Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia năm 2011;

- Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ

về công tác Văn thư;

- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật( đã sửa đổi bổ sung năm2002)

- Nghị định số 58/2001/NĐ – CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chínhphủ về quản lý và sử dụng con dấu

- Công văn số 425/VTLTNN – NVĐP ngày 18 tháng 7 năm 2005 của CụcVăn thư và Lưu trữ nhà nước hướng dẫn quản lý văn bản đi đến;

Trong thời gian thực tập tại cơ quan qua khảo sát tìm hiểu em thấy cơquan chưa cập nhật các văn bản mới về văn thư lưu trữ hiện hành

Ngoài các văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên trường THCS Cổ Bi còn hoạt động theo Điều lệ trường Trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư số:12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

3.2 Công tác xây dựng Chương trình, kế hoạch công tác (Kế hoạch công tác năm, kế hoạch công tác tháng, lịch công tác tuần)

Trang 15

Chương trình – kế hoạch công tác thường kỳ là một chương trình đượcxây dựng theo định kỳ Việc này được lặp đi lặp lại sau một khoảng thời giannhất định như sau một nhiệm kỳ, sau một năm, sáu tháng hoặc trong thời gianngắn như chương trình công tác tuần.

Quy trình lập chương trình công tác của trường THCS Cổ Bi gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Yêu cầu các bộ phận gửi đăng ký khối lượng công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban giám hiệu

Bước 2: Xây dựng dự thảo chương trình làm việc

Bước 3: Lấy ý kiến góp ý (nếu có)

Bước 4: Thông qua chương trình

Bước 5: Ban hành, sao gửi các đơn vị để thực hiện; lưu trữ theo quy định

3.3 Công tác soạn thảo và ban hành văn bản của Trường THCS Cổ Bi

3.3.1 Nhận xét về thẩm quyền ban hành các hình thức văn bản quản

lý giải quyết văn bản và truy cứu trách nhiệm cá nhân liên quan đến văn bản Cóthể nói trường THCS Cổ Bi đã thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước

về thẩm quyền ban hành các hình thức văn bản quản lý và đảm bảo giá trị pháp

lý cũng như hiệu lực thi hành Vì thế văn bản của trường ban hành theo nộidung, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành vănbản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân

Trang 16

- Văn bản thuộc lĩnh vực của bộ phận nào thì bộ phận đó soạn thảo vàchịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nội dung văn bản

- Văn phòng trường chịu trách nhiệm kiểm duyệt về thể thức văn bản vàban hành

Việc kí các văn bản được quy định như sau:

- Hiệu trưởng trường THCS Cổ Bi ký tất cả các loại văn bản tuy nhiênPhó Hiệu trưởng sẽ ký các văn bản, giấy tờ thuộc lĩnh vực trực tiếp phụ tráchthuộc thẩm quyền và ký thay đồng chí Hiệu trưởng khi vắng mặt

- Văn phòng trường chịu trách nhiệm tổng hợp, sao gửi các văn bản, các

tổ, phòng chuyên môn ký các văn bản thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách theoquy định của Pháp luật

3.3.2 Nhận xét về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản

Về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Trường THCS Cổ Bi thựchiện theo Thông tư số: 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội Vụhướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính

3.3.3 Mô tả các bước trong quy trình soạn thảo văn bản

Khái quát quy trình soạn thảo văn bản quản lý của trường THCS Cổ Bibao gồm các bước sau:

Bước 1: Căn cứ vào mục đích, nội dung của văn bản cần soạn thảo HIệutrưởng giao cho các tổ chuyên môn hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạnthảo

Bước 2: Các tổ chuyên môn, cá nhân được giao cho soạn thảo văn bản cầnxác định được mục đích, nội dung, tên loại và đối tượng của văn bản

Bước 3: Thu thập, xử lý thông tin Xác định hình thức, nội dung và độmật, độ khẩn của văn bản cần soạn thảo

Bước 4: Xây dựng đề cương và viết bản thảo

Bước 5: Duyệt văn bản

Trang 17

- Các tổ chuyên môn, cá nhân phụ trách soạn thảo văn bản nắm rõ bốcục, thể thức và cách thức trình bày văn bản nhất là đối với những văn bảnchuyên nghành như: Văn bản hành chính.

- Quy trình soạn thảo được thực hiện theo đúng quy định của Nhànước về thể thức, thẩm quyền, trình tự soạn thảo và ban hành

* Nhược điểm

- Một số cá nhân phụ trách soạn thảo còn chưa thực hiện đúng quytrình và thời gian soạn thảo

3.4 Nhận xét về quy trình quản lý và giải quyết văn bản

3.4.1 Sơ đồ hóa quy trình quản lý và giải quyết văn bản đi; văn bản đến; lập hồ sơ hiện hành của cơ quan.

a, Sơ đồ hóa quy trình quản lý và giải quyết văn bản đi (Xem phụ lục 2)

Việc quản lý văn bản đi là rất quan trọng bởi đó là toàn bộ văn bản do cơquan làm ra để quản lý, điều hành công việc theo chức năng, nhiệm vụ và quyềnhạn của cơ quan mình gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Vănbản đi rất phong phú và đa dạng về nội dung và hình thức vì vậy mà cán bộ vănthư làm công tác quản lý văn bản đi phải thật chú trọng để tiện theo dõi và kiểmtra

Quy trình tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đi của trường THCS Cổ

Bi được thực hiện tương đối nghiêm túc theo quy định của Nghị định số:

Trang 18

110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Nghị địnhsố: 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về côngtác văn thư, công văn số 425 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước hướng dẫnquản lý văn bản đi, văn bản đến

Quy trình quản lý và giải quyết văn bản đi của cơ quan là tổng thể thốngnhất được được tiến hành theo trình tự các bước như sau:

- Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số và ngày thángcủa văn bản

- Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật

- Đăng ký văn bản đi

- Làm thủ tục, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi (Cóthể qua đường bưu điện, qua máy Fax, mạng lan, qua địa chỉ Mail của cơ quannhưng thông dụng nhất vẫn chuyển qua văn thư chuyển trực tiếp đến cơ quan, tổchức, cá nhân nhận văn bản)

- Lưu văn bản đi

b, Sơ đồ hóa quy trình quản lý và giải quyết văn bản đến (Xem phụ lục 3)

Văn bản đến là văn bản nhận từ cơ quan bên ngoài vào nên việc tổ chức,giải quyết văn bản đến là một việc cần thiết đảm bảo hoạt động của cơ quanmình với cơ quan khác

Quy trình tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến của trường THCS Cổ

Bi được thực hiện tương đối nghiêm túc theo quy định của Nghị định số:110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Nghị địnhsố: 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về côngtác văn thư, công văn số 425 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước hướng dẫnquản lý văn bản đi, văn bản đến

Trang 19

Việc xử lý văn bản đến được tiến hành theo các bước sau:

Khi văn bản đến văn thư cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra,phân loại, bóc bì, đóng dấu đến và đăng ký vào sổ văn bản đến Khi đã tiếnthành đầy đủ các bước trên văn thư phải chuyển văn bản đến lãnh đạo cơ quan

để lãnh đạo cơ quan có phương hướng giải quyết, xử lý công việc một cách kịpthời Cuối cùng là giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến

c, Sơ đồ hóa lập hồ sơ hiện hành của trường THCS Cổ Bi (Xem phụ lục 4)

3.4.2 Nhận xét về lập hồ sơ hiện hành của cơ quan, đơn vị

a) Lập hồ sơ hiện hành

Công tác lập hồ sơ hiện hành là việc tập hợp và sắp xếp văn bản tài liệuhình thành trong quá trình theo dõi giải quyết công việc thành hồ sơ theo nhữngnguyên tắc và phương pháp nhất định Việc lập hồ sơ này có vị trí rất quan trọngbởi đây là cơ sở để xác định nguồn nộp lưu vào lưu trữ cơ quan, là cơ sở để tiếnhành các khâu nghiệp vụ của công tác lưu trữ

b) Nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan.

Từng năm văn phòng trường THCS Cổ Bi đều tiến hành thu thập những

hồ sơ cần nộp lưu của trường Khi đã hoàn thành xong công việc của mình Tiếnhành lập hồ sơ và bảo quản tại văn phòng sau một năm thì tiến hành giao nộptheo quy định Những hồ sơ có thời hạn bảo quản lâu dài, vĩnh viễn được nộpvào lưu trữ trường kèm theo mục lục hồ sơ nộp lưu Những hồ sơ có thời hạnbảo quản tạm thời thì lưu tại phòng ban khi hết giá trị thì tiêu huỷ Tất cả các hồ

sơ được bảo quản cận thẩn tại văn phòng trường THCS Cổ Bi

3.5 Tổ chức Lưu trữ của Trường THCS Cổ Bi

Công tác nghiệp vụ lưu trữ của trường THCS Cổ Bi luôn được Ban giámhiệu nhà trường quan tâm và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra

- Công tác thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ luôn được Ban giám hiệu nhà

Trang 20

trường yêu cầu tiến hành thường xuyên, có biên bản bàn giao tài liệu giữa bêngiao và bên nhận, tài liệu thu thập phải được lập hồ sơ.

- Việc phân loại tài liệu cũng được yêu cầu tổ chức sắp xếp khoa học, tạođiều kiện khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động của nhà trường được thuậnlợi, hạn chế tình trạng trùng, thừa tài liệu

- Tài liệu được phân loại rõ ràng, theo từng đơn vị cụ thể, theo từng nămban hành

- Đối với những tài liệu hư hỏng và có nguy cơ bị hư hỏng thì áp dụngngay biện pháp tu bổ, phục hồi các tài liệu đó, trường THCS Cổ Bi đã khử axitvới tài liệu lưu trữ với tài liệu bị nhiễm axit

- Công tác lưu trữ cũng được quan tâm và hiện đại hóa vì đây là nơi lưugiữ các tài liệu quan trong liên quan tới hoạt động của nhà trường nên Ban giámhiệu luôn chỉ đạo cần sát sao và đôn đốc cán bộ lưu trữ nắm vững trách nhiệmcủa mình và tổ chức các lớp tập huấn để cán bộ, nhân viên lưu trữ có điều kiệnphát triển, làm việc với phương pháp mới phục vụ công việc ngày càng hiệu quảhơn

4 Công tác tổ chức sử dụng trang thiết bị văn phòng

4.1 Tìm hiểu và nhận xét về trang thiết bị văn phòng, cơ sở vật chất của văn phòng.

Văn phòng trường THCS Cổ Bi được bố trí ở khu tầng 1, tòa nhà 4 tầng,nằm giữa phòng Hiệu trưởng và phòng họp Hội đồng nhà trường Văn phòngrộng khoảng 20m2 Bên trong các phòng làm việc đều được bố trí đầy đủ cáctrang thiết bị như đồ dùng văn phòng phẩm, máy vi tính, máy in, máy scan, máyđiều hòa, điện thoại bàn, tủ đựng tài liệu, bàn ghế làm việc và hệ thống đèn thắpsáng

Nhìn chung, văn phòng trường THCS Cổ Bi được trang bị đầy đủ cơ sởvật chất với chất lượng cao, hiện đại, làm giảm bớt lao động làm giảm chi phí vềnhân lực, thời gian…Các trang thiết bị văn phòng được bố trí gọn gàng, ngăn

Trang 21

nắp, phù hợp với kiến trúc của phòng và vị trí làm việc các nhân viên, không có

sự thừa thãi, lãng phí đảm bảo cho hoạt động của phòng diễn ra liên tục, hiệuquả, tạo môi trường làm việc hoàn mỹ, chuyên nghiệp, hiện đại góp phần tănghiệu suất hoạt động của nhà trường

4.2 Sơ đồ hóa cách bố trí, sắp xếp các trang thiết bị trong một phòng

làm việc của văn phòng (Xem phụ lục 5)

* Đề xuất mô hình văn phòng mới tối ưu

Việc bố trí, sắp xếp trang thiết bị trong phòng làm việc sao cho năng độngphù hợp với công việc và sự năng động của mỗi nhân viên là điều hết sức quantrọng Nếu phòng làm việc được bố trí ngăn nắp, gọn gàng, phù hợp, đáp ứngnhu cầu công việc sẽ làm cho công việc được xử lý nhanh hơn, tiết kiệm chi phí

và thời gian, mang lại cho nhân viên cảm giác thoải mái và có nhu cầu muốncống hiến công sức cho cơ quan

4.3 Thống kê cụ thể tên các phần mềm đang được sử dụng trong công tác văn phòng

Một số phân mềm trường THCS Cổ Bi đang áp dụng trong công tác vănphòng tại nhà trường như:

- Phần mềm sổ liên lạc điện tử Eschool;

- Phần mềm quản lý nhân sự PMIS;

- Phần mềm kê khai tài sản MISA;

- Phần mềm quản lý văn thư Cloudoffice

Thời gian qua trường THCS Cổ Bi đã triển khai các phần mềm ứng dụngchung của Thành phố, của huyện trong quản lý, điều hành, tác nghiệp, các phầnmềm đã bước đầu phát huy hiệu quả làm việc Bên cạnh đó, các phần mềm đượcphát triển do nhiều đơn vị khác nhau, nhiều nền tảng công nghệ khác nhau nêncác phần mềm này hoạt động rời rạc, chưa gắn kết thành một hệ thống chungthông nhất

Trang 22

Nhìn chung là việc ứng dụng phần mềm trong công tác văn phòng củatrường THCS Cổ Bi là khá tốt, đã một phần nào đưa công nghệ thông tin vàotrong công tác văn phòng để nâng cao hiệu quả công việc và dần hiện đại hóacông tác văn phòng.

PHẦN II CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Trang 23

XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ QUAN

xã hội trong giai đoạn mới Thực tế cho thấy công tác cán bộ hết sức quantrọng, nó quyết định đến sự thành bại của một chủ trương, một công việc cụthể Nhất là trong giai đoạn Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiệncông cuộc đổi mới đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế, theo đó mỗi cán bộ côngchức, viên chức hơn ai hết phải tự rèn luyện và hoàn thiện mình từ trình độ,năng lực công tác, lễ tiết tác phong, thái độ phục vụ để thực sự là công bộc củadân

Công sở là nơi cán bộ, công chức hàng ngày tiếp xúc và giải quyếtnhững công việc liên quan đến người dân Vì vậy từ nề nếp đến phong cáchlàm việc và thái độ tiếp cận của đội ngũ cán bộ, công chức để ảnh hưởng đếnhiệu quả công việc và hiệu lực quản lý nhà nước Bên cạnh những yếu tốmang tính chuyên môn thì yếu tố văn hóa công sở giữ một vai trò rất quantrọng đến hiệu quả giải quyết công việc Môi trường làm việc, thái độ phục

vụ, cách thức giao tiếp ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức sẽ tạo nên bầukhông khí bình đẳng, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan hànhchính với công dân, tạo nên nét đẹp văn hóa của một nền hành chính hiện đại

Song, bên cạnh những mặt tích cực kéo theo những luồng gió mới, sự dunhập, giao thoa giữa các nền văn hoá đã nảy sinh một số tiêu cực làm ảnh hưởngđến hiệu quả công tác cũng như mối quan hệ trong môi trường làm việc Trong

đó còn nhiều hạn chế thể hiện trên các phương diện về thực trạng đội ngũ cán bộcông chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước vẫn chưa thực sự

Trang 24

nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, thể hiện như: gây phiền hà, sáchnhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm, có lời nói, cử chỉ thô bạo với nhân dân, chưa

có được những kĩ năng giao tiếp cần thiết với đồng nghiệp, với nhân dân; sửdụng lãng phí thời gian làm việc, tài sản công; nhận thức của một số cán bộ,công chức chậm được đổi mới Từ cơ sở đó, việc xây dựng văn hoá công sở tạicác cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay đã và đang là vấn đề cấpthiết cả về lý luận và thực tiễn

Với những kiến thức đã được trang bị cho bản thân trên ghế nhà trường,thêm vào đó là khoảng thời gian nghiên cứu thực tiễn tại trường THCS Cổ Bi,tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính

nhà nước” Tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc thực hiện tốt hơn cho văn hoá

công sở tại trường THCS Cổ Bi nói riêng và các cơ quan hành chính nhà nướcnói chung, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng văn hóa công sở

Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng văn hóa công sở tại các cơ quan hành

chính nhà nước

3 Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện các quy định

về văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước Từ đó đưa ra nhữngquan điểm và giải pháp để nâng cao văn hoá công sở tại cơ quan hành chính nhànước đạt hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam hiệnnay

4 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật, văn hoá công sở tạicác cơ quan hành chính nhà nước;

- Phân tích, đánh giá quá trình triển khai các quy định của pháp luật,

Trang 25

thực trạng về văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước ở nước tahiện nay;

- Trên cơ sở quá trình phân tích, đánh giá thực trạng đó đề xuất nhữngphương hướng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở tại các cơ quan hànhchính nhà nước ở nước ta hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

- Vận dụng các phương pháp triết học Mác- Lê nin, phương pháp duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử;

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: là phương pháp được tôi vận dụngtrong suốt quá trình thực hiện đề tài

- Phương pháp điều tra, khảo sát, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, trưởngban ngành đoàn thể thị trấn Với phương pháp này các số liệu, nhận xét đượcđưa ra trong đề tài có tính thực tiễn hơn Cũng bằng phương pháp trên, tôi thuđược những thông tin mà không thể tìm thấy trong các nguồn tư liệu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: kế thừa thông tin, tài liệu đã có

6 Lịch sử nghiên cứu

Văn hoá công sở bao gồm cả những quy định chính thức, được ghi nhậnthành văn bản của một cơ quan, đơn vị hành chính và những quy định bấtthành văn Do vậy, đây là một vấn đề mà các nhà khoa học, các nhà văn hoá

và các nhà quản lý đặc biệt quan tâm Lĩnh vực này đã có một số công trìnhkhoa học đã được đăng tải trên các giáo trình, sánh chuyên khảo, luận văn, tạpchí cụ thể:

- Võ Nguyên Giáp, “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá ViệtNam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998

- Trần Quốc Hải, “Đổi mới tư duy trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức Nhà nước”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước tháng 9, năm 2000

- Nguyễn Trọng Điều, Đinh Văn Mậu, “Giao tiếp ứng xử hành chính”,

Trang 26

NXB Công an nhân dân, năm 2002.

7 Cấu trúc đề tài

Đề tài gồm phần mở đầu, nội dung và kết luận

Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hoá công sở trong các cơ quan hành

chính nhà nước ở nước ta hiện nay

Chương 2: Thực trạng về văn hoá công sở trong các cơ quan hànhchính

nhà nước ở nước ta hiện nay

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao văn hoá công sở trong

các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay

8 Dự kiến danh mục tài liệu tham khảo

1 Đại học Quốc gia Hà Nội, (1998), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

2 Đảng cộng sản Việt Nam, (2006), “Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

3 Đảng cộng sản Việt Nam, (2006), “Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương khoá X”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

4 Đào Thị Ái Thi, (2007), "Xây dựng mô hình lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hiện nay", Tạp chí Tổ

chức Nhà nước tháng 9, Hà Nội

5 Frederico Mayor, (1970), “Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá tại Venise”.

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠ

QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.1 Khái niệm văn hoá công sở

1.1.1 Khái niệm văn hoá

Trang 27

Văn hóa là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàngngày và là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực Tuynhiên, hiểu văn hoá một cách toàn diện và đầy đủ không đơn giản Ở các góc độ,nhận thức, hoàn cảnh, thời điểm khác nhau, văn hoá được định nghĩa khác nhau,

vì vậy, trong cuộc sống, con người thường tìm cách lý giải văn hoá cho phù hợpvới mục đích và phạm vi sử dụng

Theo tiếng Hán -Việt, văn có nghĩa là “chữ”, là “nét vẽ”, còn hoá là “sựbiến đổi” Còn theo tiếng Latin, thuật ngữ văn hoá - cultura có nghĩa là sự càycấy, vun trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc

Như vậy, khái niệm văn hóa hàm chứa sự thay đổi, biến đổi mà kết quảđem lại theo hướng tích cực Văn hoá trong Tiếng Việt được sử dụng làm danh

từ (văn hoá giao tiếp, văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, văn hoá cung đình …)hoặc làm tính từ (ứng xử có văn hoá, di tích văn hoá…) Thực tế hiện nay cóquan điểm cho rằng trên thế giới có đến hơn 400 định nghĩa về văn hóa Có thểchia các định nghĩa theo các nhóm như: liệt kê, lịch sử và xã hội hóa, giá trị vàchuẩn mực, tâm lý học và hành vi học, cấu trúc và hoạt động, phái sinh… Rấtnhiều cách tiếp cận về văn hóa nhưng về cơ bản có hai cách tiếp cận khái niệm

về văn hoá được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận như sau:

Thứ nhất, văn hoá là những hoạt động sáng tạo ra những giá trị vật chất vàtinh thần của loài người, xuất phát từ nhu cầu của con người và nhằm làm thoảmãn những nhu cầu đó Như vậy toàn bộ hoạt động của con người như ăn, mặc,

lễ hội, giao tiếp ứng xử, tập quán, ngôn ngữ… có yếu tố sáng tạo, tiến bộ vàphát triển đều được coi là văn hoá Vì vậy, theo cách hiểu này thì có thể phânchia văn hoá thành văn hoá vật chất hoặc văn hoá tinh thần, văn hoá vật thể hoặcvăn hoá phi vật thể…

Thứ hai, văn hoá là những hoạt động sáng tạo của con người trong lĩnhvực nghệ thuật như điện ảnh, văn học, âm nhạc, sân khấu, hội hoạ… Văn hóa ởđây được hiểu theo nghĩa hẹp hơn

Ngày đăng: 14/08/2016, 21:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w