1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh

140 1,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 808,32 KB

Nội dung

Đề tài Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 4 1.Lí do chọn đề tài............................................................................................. 4 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 5 3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 9 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9 6. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 9 7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 11 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN................. 11 1.1 Vài nét đặc trưng của thơ trữ tình ............................................................. 11 1.2 Mối tương quan mật thiết giữa thơ và các thể loại văn học khác, thơ và các loại hình nghệ thuật................................................................................... 16 1.2.1 Thơ và các thể loại văn học khác....................................................... 17 1.2.1.1 Thơ và các thể loại tự sự............................................................ 17 1.2.1.2 Thơ và kịch ................................................................................ 20 1.2.2 Thơ và các loại hình nghệ thuật khác ................................................ 21 1.2.2.1 Thơ và hội họa ........................................................................... 22 1.2.2.2 Thơ và nhạc................................................................................ 23 1.3 Vài nét khái quát về tự sự.......................................................................... 26 1.3.1 Khái niệm .......................................................................................... 26 1.3.2 Các yếu tố cơ bản của tự sự............................................................... 28 1.3.2.1 Sự kiện....................................................................................... 28 1.3.2.2 Cốt truyện.................................................................................. 29 1.3.2.3 Nhân vật .................................................................................... 31 1.3.2.4 Trần thuật ................................................................................... 33 Đề tài: Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh 1 CHƢƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ TỰ SỰ TRONG THƠ TRẦN NHUẬN MINH ................................................................................. 35 2.1 Bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học từ sau thời kỳ đổi mới........................ 35 2.1.1.Khái quát về bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học ................................ 35 2.1.2 Tình hình thơ ca................................................................................. 36 2.1.3 Ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học đến con đường thơ Trần Nhuận Minh ............................................................................... 40 2.2 Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh................ 45 2.2.1 Nhan đề bài thơ giàu tính tự sự ......................................................... 45 2.2.2 Cốt truyện hóa dòng tâm trạng.......................................................... 47 2.2.3 Xây dựng nhân vật kiểu tự sự ........................................................... 56 2.2.3.1 Nhân vật được cụ thể hóa, khách quan hóa qua những chi tiết bề ngoài .....................................................................57 2.2.3.2 Nhân vật được tái hiện trong sự đa chiều muôn mặt về tâm lí, tính cách...................................................................................... 61 2.2.4 Ngôn ngữ và giọng điệu mang màu sắc tự sự ................................... 68 2.2.4.1 Ngôn ngữ........................................................................................ 68 2.2.4.1.1 Ngôn ngữ đậm chất đời thường............................................... 68 2.2.4.1.2 Ngôn ngữ thơ mang tính nghị luận ......................................... 75 2.2.4.2 Giọng điệu .................................................................................. 79 2.2.4.2.1 Giọng điệu kể .......................................................................... 79 2.2.4.2.2 Giọng điệu nói......................................................................... 81 2.2.4.2.3 Giọng điệu hóm hỉnh, bông đùa, giễu nhại ............................. 86 2.2.5 Người kể chuyện và sự đa dạng hóa các điểm nhìn.......................... 89 CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA YẾU TỐ TỰ SỰ TRONG THƠ TRẦN NHUẬN MINH ................................................................................. 95 3.1 Yếu tố tự sự mở rộng phạm vi phản ánh trong thơ Trần Nhuận Minh............... 96 3.1.1 Yếu tố tự sự và những thông tin về hiện thực.................................... 97 3.1.2 Yếu tố tự sự và những trăn trở của nhà thơ trước cuộc đời ............... 99 Đề tài: Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh 2 3.1.3 Yếu tố tự sự và những số phận......................................................... 102 3.2 Yếu tố tự sự làm cho cảm xúc từ hiện thực của nhà thơ dễ được bộc lộ hơn................................................................................................................. 105 3.2.1 Yếu tố tự sự và những cảm xúc chân thành tự nhiên của nhà thơ.......... 106 3.2.2 Yếu tố tự sự - đòn bẩy cho việc thể hiện cảm xúc........................... 110 3.3 Thể hiện sự kế thừa và đổi mới của nhà thơ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật............................................................................................................... 113 3.3.1 Sự kế thừa các yếu tố nội dung và hình thức.................................. 114 3.3.2 Sự sáng tạo đổi mới......................................................................... 118 3.4 Yếu tố tự sự và hiệu quả tiếp nhận thơ Trần Nhuận Minh ..................... 121 3.4.1 Yếu tố tự sự góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận ....................... 122 3.4.2 Yếu tố tự sự làm tăng tính đối thoại cho bạn đọc ........................... 124 KẾT LUẬN .................................................................................................. 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 131 Đề tài: Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh 3 Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, TS. Nguyễn Văn Tùng, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà thơ Trần Nhuận Minh, người đã cung cấp cho tôi hệ thống tư liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong chuyên ngành Lí luận văn học, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Phòng sau Đại học, Ban giám hiệu trường Đại học sư phạm Hà Nội, đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 10 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền Đề tài: Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài 1.1. Trong thực tế đã có khá nhiều luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu nói về sự ảnh hưởng, tác động của bối cảnh xã hội, kinh tế, văn hóa… thời kỳ Đổi mới đối với thể loại tự sự. Ở luận văn này chúng tôi muốn nghiên cứu theo một hướng khác: Thơ (trữ tình) có chịu sự tác động của thời kỳ Đổi mới hay không, và nếu có thì nó biểu hiện như thế nào? 1.2. Trong thời kỳ Đổi mới, các nhà thơ không ngừng tìm tòi sáng tạo cho mình những hướng đi riêng, những phong cách thơ độc đáo, làm diện mạo thơ thay đổi. Trần Nhuận Minh, theo chúng tôi, là một trong số các nhà thơ tạo dựng được cho mình một tiếng nói riêng. Không hướng tới cái cao siêu, không quá chú tâm vào làm câu, làm chữ, thơ Trần Nhuận Minh vừa gần gũi, bình dị, vừa gợi lên những vấn đề thế sự sâu sắc. Đọc những bài thơ Thím Hai Vui, Mợ Hữu, Cô Bổng, Bá Kim…ta thấy đậm chất tự sự, nó thể hiện ở ngay nhan đề, và mỗi bài thơ như mang dung lượng một truyện ngắn, nhân vật có số phận, có tính cách, tâm lí… Đây cũng là một trong những lí do tại sao hơn mười lần in đi in lại, người đọc vẫn tìm đến với thơ ông. Thành công trong sáng tác của ông đã được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng như: Giải thưởng của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho hai tập thơ: Âm điệu một vùng đất (1980) và Nhà thơ áp tải (1990); Giải thưởng của Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho tập thơ Trước mùa mưa bão (1980); Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về chuyên ngành văn học với hai tập thơ: Nhà thơ và hoa cỏ (1993), Bản xônát hoang dã (2003). Vì vậy, theo chúng tôi, thơ Trần Nhuận Minh xứng đáng trở thành đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh ngoài việc tìm hiểu sự tương tác giao thoa thể loại, khẳng định sức hấp dẫn và vị trí của thơ ông, chúng tôi còn đưa ra những đánh giá khách quan về hiệu ứng thẩm mĩ mà yếu tố tự sự tạo nên. 1.3. Thơ là một thể loại được đưa vào giảng dạy nhiều trong nhà trường. Đề tài: Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh Đề tài Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh Đề tài Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh Đề tài Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh Đề tài Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh Đề tài Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh Đề tài Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh Đề tài Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh Đề tài Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1.Lí do chọn đề tài 4

2 Lịch sử vấn đề 5

3 Mục đích nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của luận văn 9

7 Cấu trúc luận văn 9

PHẦN NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 11

1.1 Vài nét đặc trưng của thơ trữ tình 11

1.2 Mối tương quan mật thiết giữa thơ và các thể loại văn học khác, thơ và các loại hình nghệ thuật 16

1.2.1 Thơ và các thể loại văn học khác 17

1.2.1.1 Thơ và các thể loại tự sự 17

1.2.1.2 Thơ và kịch 20

1.2.2 Thơ và các loại hình nghệ thuật khác 21

1.2.2.1 Thơ và hội họa 22

1.2.2.2 Thơ và nhạc 23

1.3 Vài nét khái quát về tự sự 26

1.3.1 Khái niệm 26

1.3.2 Các yếu tố cơ bản của tự sự 28

1.3.2.1 Sự kiện 28

1.3.2.2 Cốt truyện 29

1.3.2.3 Nhân vật 31

1.3.2.4 Trần thuật 33

Trang 2

CHƯƠNG 2 : NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ TỰ SỰ TRONG THƠ

TRẦN NHUẬN MINH 35

2.1 Bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học từ sau thời kỳ đổi mới 35

2.1.1.Khái quát về bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học 35

2.1.2 Tình hình thơ ca 36

2.1.3 Ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học đến con đường thơ Trần Nhuận Minh 40

2.2 Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh 45

2.2.1 Nhan đề bài thơ giàu tính tự sự 45

2.2.2 Cốt truyện hóa dòng tâm trạng 47

2.2.3 Xây dựng nhân vật kiểu tự sự 56

2.2.3.1 Nhân vật được cụ thể hóa, khách quan hóa qua những chi tiết bề ngoài 57

2.2.3.2 Nhân vật được tái hiện trong sự đa chiều muôn mặt về tâm lí, tính cách 61

2.2.4 Ngôn ngữ và giọng điệu mang màu sắc tự sự 68

2.2.4.1 Ngôn ngữ 68

2.2.4.1.1 Ngôn ngữ đậm chất đời thường 68

2.2.4.1.2 Ngôn ngữ thơ mang tính nghị luận 75

2.2.4.2 Giọng điệu 79

2.2.4.2.1 Giọng điệu kể 79

2.2.4.2.2 Giọng điệu nói 81

2.2.4.2.3 Giọng điệu hóm hỉnh, bông đùa, giễu nhại 86

2.2.5 Người kể chuyện và sự đa dạng hóa các điểm nhìn 89

CHƯƠNG 3 : GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA YẾU TỐ TỰ SỰ TRONG THƠ TRẦN NHUẬN MINH 95

3.1 Yếu tố tự sự mở rộng phạm vi phản ánh trong thơ Trần Nhuận Minh 96

3.1.1 Yếu tố tự sự và những thông tin về hiện thực 97

3.1.2 Yếu tố tự sự và những trăn trở của nhà thơ trước cuộc đời 99

Trang 3

3.1.3 Yếu tố tự sự và những số phận 102

3.2 Yếu tố tự sự làm cho cảm xúc từ hiện thực của nhà thơ dễ được bộc lộ hơn 105

3.2.1 Yếu tố tự sự và những cảm xúc chân thành tự nhiên của nhà thơ 106

3.2.2 Yếu tố tự sự - đòn bẩy cho việc thể hiện cảm xúc 110

3.3 Thể hiện sự kế thừa và đổi mới của nhà thơ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật 113

3.3.1 Sự kế thừa các yếu tố nội dung và hình thức 114

3.3.2 Sự sáng tạo đổi mới 118

3.4 Yếu tố tự sự và hiệu quả tiếp nhận thơ Trần Nhuận Minh 121

3.4.1 Yếu tố tự sự góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận 122

3.4.2 Yếu tố tự sự làm tăng tính đối thoại cho bạn đọc 124

KẾT LUẬN 127

TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

Trang 4

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo,

TS Nguyễn Văn Tùng, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà thơ Trần Nhuận Minh, người đã cung cấp cho tôi hệ thống tư liệu trong quá trình thực hiện luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong chuyên ngành Lí luận văn học, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Phòng sau Đại học, Ban giám hiệu trường Đại học sư phạm Hà Nội, đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn

Hà Nội, tháng 10 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hiền

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài

1.1 Trong thực tế đã có khá nhiều luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu nói về sự ảnh hưởng, tác động của bối cảnh xã hội, kinh tế, văn hóa… thời kỳ Đổi mới đối với thể loại tự sự Ở luận văn này chúng tôi muốn nghiên cứu theo một hướng khác: Thơ (trữ tình) có chịu sự tác động của thời

kỳ Đổi mới hay không, và nếu có thì nó biểu hiện như thế nào?

1.2 Trong thời kỳ Đổi mới, các nhà thơ không ngừng tìm tòi sáng tạo cho mình những hướng đi riêng, những phong cách thơ độc đáo, làm diện mạo thơ thay đổi Trần Nhuận Minh, theo chúng tôi, là một trong số các nhà thơ tạo dựng được cho mình một tiếng nói riêng Không hướng tới cái cao siêu, không quá chú tâm vào làm câu, làm chữ, thơ Trần Nhuận Minh vừa gần

gũi, bình dị, vừa gợi lên những vấn đề thế sự sâu sắc Đọc những bài thơ Thím Hai Vui, Mợ Hữu, Cô Bổng, Bá Kim…ta thấy đậm chất tự sự, nó thể hiện ở

ngay nhan đề, và mỗi bài thơ như mang dung lượng một truyện ngắn, nhân vật có số phận, có tính cách, tâm lí… Đây cũng là một trong những lí do tại sao hơn mười lần in đi in lại, người đọc vẫn tìm đến với thơ ông Thành công trong sáng tác của ông đã được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng như: Giải

thưởng của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho hai tập thơ: Âm điệu một vùng đất (1980) và Nhà thơ áp tải (1990); Giải thưởng của Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho tập thơ Trước mùa mưa bão (1980);

Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về chuyên ngành văn học

với hai tập thơ: Nhà thơ và hoa cỏ (1993), Bản xônát hoang dã (2003) Vì

vậy, theo chúng tôi, thơ Trần Nhuận Minh xứng đáng trở thành đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh ngoài việc tìm hiểu sự tương tác giao thoa thể loại, khẳng định sức hấp dẫn và vị trí của thơ ông, chúng tôi còn đưa ra những đánh giá khách quan về hiệu ứng thẩm

mĩ mà yếu tố tự sự tạo nên

1.3 Thơ là một thể loại được đưa vào giảng dạy nhiều trong nhà trường

Trang 6

Nghiên cứu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh giúp chúng tôi có cơ hội nâng cao năng lực nghiên cứu, cảm thụ thơ ca Qua các thao tác được sử dựng trong luận văn như: cảm nhận, phân tích, so sánh… sẽ góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả trong quá trình giảng dạy

2 Lịch sử vấn đề

Là một trong số nhà thơ tạo được một tiếng nói riêng, Trần Nhuận Minh

và thơ của ông đã trở thành đề tài của không ít các bài viết trong sách báo, tạp chí Ở phần này, chúng tôi sẽ trình bày một cách ngắn gọn những bài viết, công trình tiêu biểu nhất.`

Trước hết, một số tác giả đã bàn về sự ảnh hưởng của thời đại, đặc biệt là

thời kỳ Đổi mới đến thơ Trần Nhuận Minh Khi Đọc thơ Trần Nhuận Minh, Mai Quốc Liên cho rằng tâm hồn Trần Nhuận Minh đã “nhạy cảm làm sao trước những dư chấn của thời mình đang sống Và anh đã làm một cuộc từ giã những câu thơ pha nước đường để đi đến cái chân thực đích thực ”[54,

tr 9] Theo đó, cảm hứng thế sự đời tư đã thể hiện rất đậm nét trong sáng tác của nhà thơ từ sau thời kỳ đổi mới đất nước Và vì thế, những vần thơ dung dị

ấy dễ đi vào chiều sâu tâm hồn con người, lắng đọng lại vị muối của đời nhiều

hơn Nó khiến Nguyễn Trọng Tạo cảm thấy mỗi khi “đọc thơ ông, nó cứ làm tôi day dứt nhớ Đỗ Phủ, Tú Xương… một nỗi đau đời, nỗi đau kẻ sĩ, nỗi đau thi nhân”[54, tr 192]

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã khái quát con đường thơ mà Trần Nhuận Minh đã lựa chọn, đó là con đường hiện thực gắn với những kiếp

người chìm nổi giữa cuộc đời: “Người bảo bác theo Đỗ/ Em phải học Lí thôi… Bác âm thầm chìm nổi/ Cùng kiếp người lang thang/… Bác làm bông lau ngàn/ Thả hồn vào hoang vắng/ Khi buồn thì hát ca/ Lúc vui thì im lặng /… Bác gánh bao nỗi người/ Sóng đôi mà đơn độc/ Đi mang mang trong đời

[54, tr 201-202]

Thơ Trần Nhuận Minh“nặng việc đời, nặng tình người, tâm trạng, nỗi trăn trở của tác gải trước những vui buồn của cuộc đời đã cho anh những câu

Trang 7

thơ đích thực Nhà thơ nhìn thẳng vào sự thật, nhận thức sứ mệnh Áp tải sự thật đến với người đọc Câu thơ đã vượt qua sự làm duyên, làm xiếc, mà chân thực ào ạt chạm vào trái tim người đọc, lay động tâm hồn người đọc”(Nguyễn Bùi Vợi) [33, tr 224]

Tác giả Tô Thùy Anh khi đọc Nhà thơ và hoa cỏ đã nhận xét: “Cái chất dung dị hồn nhiên trong thơ anh ngày trước vẫn còn, song bây giờ quyện thêm nhiều chất suy tư, dằn vặt trăn trở”[54, tr 191 ] Đứng trước hiện thực

thay đổi, nhà thơ không thể nhìn bằng con mắt xuôi chiều nữa, do đó thơ Trần Nhuận Minh như được nêm thêm thứ gia vị mới, nhiều khi đắng chát được chắt lọc từ chính cuộc đời

Ở một số bài viết khác, các tác giả lại bàn đến bút pháp thơ Trần Nhuận Minh trên nhiều khía cạnh như ngôn ngữ, thể thơ, giọng điệu… Nguyễn Bao

cho rằng:“Những chi tiết đời sống sinh động, những nét điển hình của từng nhân vật với sức khái quát cao, những phác họa xuất thần, lột tả bản chất con người… tất cả tạo được một hiệu quả nghệ thuật bất ngờ” [54, tr 191]

Mai Quốc Liên cũng nhận thấy sự kế thừa và sáng tạo trong thơ Trần

Nhuận Minh: “Thể thơ ngũ ngôn cổ điển, được anh kế thừa và vận dụng thành thạo, từ ngữ thơ anh giản dị nhưng chắt lọc, cân nhắc đến mức điêu luyện, giọng điệu thơ anh đa dạng: lúc thì trào tiếu, lúc thì êm nhẹ, đằm thắm, bay lượn… lúc thì cay chua, bi phẫn.”[54, tr 13] Đánh giá về mặt nghệ thuật thể hiện, tác giả Đỗ Hữu Tấn nhận thấy thơ Trần Nhuận Minh“hay ở sự giản

dị, dễ hiểu Có những câu thơ như nói, tự nhiên như không, đứng tách bạch nhau thì chẳng có gì, nhưng đứng liền nhau trong một tổng thể thì rất hay”

[54, tr 208]

Hữu Tuân thì cho rằng thơ Trần Nhuận Minh “hồn nhiên, chân chất Bởi chính nó chảy từ trái tim nhân hậu của thi sĩ…Tứ thơ thi sĩ không dừng lại ở dấu chấm cuối bài, mà nó cứ ngân vang mãi giữa lòng ta không dứt”, ở một bài khác lại viết: “Thơ Trần Nhuận Minh thấm đượm màu sắc cổ điển Tôi cho rằng hồn thơ Đường, âm hưởng thơ Kiều hòa trong máu, trong hồn nhà

Trang 8

thơ, nhuyễn đến nỗi, có nhiều câu thơ anh viết ra cứ như Nguyễn Du, Lí Bạch, nhẹ nhàng như không” [54, tr 199-209]

Thái Doãn Hiểu nhận định: “Anh làm thơ theo lối truyền thống, tổng hợp được mọi thi pháp, nhiều cái hay từ xưa đến nay.Thơ trần Nhuận Minh hàm súc, phóng khoáng, mực thước, bình dị, tự nhiên…”[54, tr 207]

Bên cạnh đó, một số bài viết cũng đã ít nhiều bàn đến yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh Đào Tiến Thi đã cảm nhận được rằng sau mỗi bài thơ

của Trần Nhuận Minh là sự “da diết một nỗi niềm nhân thế” [54, tr 197] bởi

dường như mỗi bài thơ là một câu chuyện nhỏ về cuộc đời nhưng lại làm người đọc xúc động về những vấn đề lớn của cả xã hội

Tác giả Thái Doãn Hiểu trong bài viết “Thơ phải lay động lòng người về

số phận nhân dân” đã cảm nhận ở trong thơ Trần Nhuận Minh lúc nào cũng

có “sự dằn vặt, suy tư về nỗi đau nhân thế đè nặng” [37, tr 6]

Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá: “Những bài thơ thành công của Trần Nhuận Minh là sự cộng hưởng giữa chất sống và kinh nghiệm sống, những thảng thốt lo

âu bất chợt đan xen với vẻ đẹp bình dị thường ngày” [33, tr 228]

Tác giả Phạm Khải cũng thừa nhận: “…anh đã hướng ngòi bút về những phận đời lam lũ, cơ cực đang tồn tại quanh mình như những vỉa than quý bị phủ lấp trong đất bụi bấy nay Anh muốn thơ ca phải là sự an ủi, bù đắp phần khuyết thiếu mà những con người bất hạnh ấy đang gánh chịu Trong khi độc giả ngày một quay lưng lại với lối thơ hoặc tầm phào mây gió, hoặc rối rắm,

u ơ, thì với những bài thơ ngắn gọn, có cốt truyện, nhân vật cụ thể, đề cập tới những vấn đề thiết thực của đời sống, thơ Trần Nhuận Minh thực sự là một kênh hấp dẫn, thu hút đông đảo người đọc.”[CAND Com.vn]

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã có bình luận khá tinh tế, sâu sắc:“Ông chỉ

vẽ mà không vời, phác mà không họa, kể mà không ngắm, một thực tại, một kiếp người, nén không gian vào các khe chữ, cho đến lúc phải bật máu… Chỉ bằng một số câu chữ ngắn, thơ chân dung của Trần Nhuận Minh là cả một

Trang 9

câu chuyện, một cuộc đời, được tinh lại, cô lại, theo kiểu vũ trụ cô trên đầu giọt sương”[33, tr 68-70 ]

Nguyễn Văn Quảng cho rằng: “Đặc sắc nhất trong thơ Trần Nhuận Minh là chùm thơ có tính tự sự mà người ta gọi là thơ chân dung Những chân dung này mới nhìn qua gồm toàn dân thường, từ nhà văn công nhân vùng mỏ Võ Huy Tâm, qua bá Kim, xứng đáng là bà mẹ Việt Nam anh hùng, đến ông Vọng suốt đời đánh giậm, nhưng thật ra là bao quát gần như tất cả các loại người điển hình của xã hội Việt Nam hôm nay”[54, tr 213]

Từ sự khảo sát tìm hiểu như trên đã chứng tỏ Trần Nhuận Minh có vị trí trong thơ ca hiện đại Các tác giả đã đề cập tới khá nhiều khía cạnh cụ thể trong các bài nghiên cứu, phê bình Nhìn chung vấn đề yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh đã được đề cập tới Tuy nhiên, không nhiều và chưa

có công trình chuyên biệt, các tác giả chỉ nói tới một cách khái quát hoặc ở một vài khía cạnh riêng lẻ Song, những nhận định, cảm nhận đó là những

tư liệu quý giá để chúng tôi tiếp cận vấn đề một cách hiệu quả hơn khi thực hiện đề tài này

3 Mục đích nghiên cứu

Qua đề tài này chúng tôi muốn thâm nhập để thấy rõ sự vận động trong thơ Trần Nhuận Minh từ đó thấy rõ vị trí, đóng góp của ông trong trào lưu thơ đổi mới

Từ khái niệm tự sự và các bình diện cơ bản của tự sự để khám phá quá trình tương tác, giao thoa thể loại trong những chỉnh thể trữ tình của Trần Nhuận Minh, thấy được yếu tố tự sự là một trong những đặc điểm nổi bật, là một trong những lí do khiến thơ trần Nhuận Minh dễ đi sâu vào lòng bạn đọc

Có những đánh giá khách quan về những hiệu ứng nghệ thuật mà quá trình tương tác tạo ra trong thơ Trần Nhuận Minh, góp phần tạo tiếng nói khách quan về hiện tượng thâm nhập của chất tự sự vào trong thơ đương đại nói chung

Trang 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung vào tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi không có điều kiện đi khảo sát yếu

tố tự sự trong toàn bộ sáng tác của Trần Nhuận Minh, mà chỉ tập trung khảo

sát ở ba tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ, Miền dân gian mây trắng, 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng có sử dụng một số bài thơ của các nhà thơ khác để làm tư liệu so sánh đối chiếu

5 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai đề tài, người viết sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như:

Phương pháp cấu trúc hệ thống

Phương pháp loại hình

Phương pháp tiếp cận tác phẩm của thi pháp học

Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng một số thao tác khoa học như: thống

kê, so sánh đối chiếu, phân tích

6 Đóng góp của luận văn

Khám phá vấn đề Yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh với những

biểu hiện cơ bản, cụ thể của nó

Đánh giá khách quan vị trí, đóng góp của Trần Nhuận Minh trong thơ đương đại

Góp phần làm sáng rõ lí luận tương tác, giao thoa thể loại và sự vận động trong tư duy nghệ thuật của các nhà thơ nói chung

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung chính của luận văn tập trung vào ba chương như sau:

Trang 11

Chương 1: Những vấn đề lí thuyết liên quan

Chương 2: Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh Chương 3: Giá trị thẩm mĩ của yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh

Trang 12

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

1.1 Vài nét đặc trưng của thơ trữ tình

Thơ là thể loại văn học nảy sinh rất sớm trong đời sống tinh thần con

người, “lời của thơ nảy sinh vào thời xa xưa của mỗi dân tộc, lúc đó ngôn ngữ còn chưa hình thành, phải nhờ có thơ ca ngôn ngữ mới được phát triển”

[72, tr 254] Thơ có nghĩa rộng, bao hàm toàn bộ văn học, theo sách thi pháp học của Aritote, thơ bao gồm sử thi, bi kịch, hài kịch Vào thời cận đại, thơ có nghĩa hẹp, chỉ riêng loại hình sáng tác cụ thể như thơ trữ tình, thơ tự sự, trường ca… Trong phương thức trữ tình, thơ trữ tình là một thể loại tiêu biểu hơn cả Ở đây, chúng tôi sử dụng khái niệm thơ ca theo nghĩa hẹp trong phạm

vi thơ trữ tình Thơ trữ tình là phương tiện để nhà thơ hoặc nhân vật trữ tình thể hiện những cảm xúc suy tư trước các hiện tượng đời sống một cách trực tiếp

Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng biểu hiện sự phức tạp của thế giới nội tâm sâu kín, từ những cung bậc tình cảm cho tới những quan điểm, chí hướng, tư tưởng triết học… Tùy theo truyền thống văn học cụ thể, người ta có thể phân loại thơ trữ tình theo nhiều cách khác nhau Trước đây trong văn học Châu Âu, người ta thường dựa vào cảm hứng chủ đạo mà chia thơ trữ tình thành bi ca, tụng ca, thơ trào phúng Ngày nay, người ta dựa vào đối tượng đã tạo nên cảm xúc của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình mà chia thành thơ trữ tình tâm tình, thơ trữ tình phong cảnh, thơ trữ tình thế sự, thơ trữ tình công dân Các cách phân loại như trên đều hết sức tương đối, nhiều khi khó tách bạch Song, sự phân chia về thể loại như thế cũng giúp chúng ta thuận lợi hơn trong nghiên cứu tìm hiểu về tư tưởng và khuynh hướng nghệ thuật của nhà thơ

Là một thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình, vì thế cái chủ

quan là đặc trưng cơ bản nhất của thơ trữ tình Trữ tình là “vương quốc chủ quan”[67, tr1], “là sự biểu hiện và cảm thụ của chủ thể”[67, tr1] Trữ tình là

Trang 13

sự thể hiện thế giới chủ quan của con người với những cảm xúc tâm trạng và suy nghĩ trực tiếp Tuy nhiên, không nên hiểu đơn giản trữ tình chỉ là sự bộc

lộ trực tiếp tình cảm và ý nghĩ, bởi trong tự sự cũng miêu tả cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhưng cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật không phải là mục đích chính của tự sự mà nó làm cơ sở cho các sự kiện tiếp đó Trữ tình chỉ có khi có sự tự ý thức của thế giới chủ quan Sự tự ý thức của thế giới chủ

quan vừa là bản chất vừa là động cơ, nguồn gốc của trữ tình Trong Mĩ học Hêghen viết: “Đối tượng của thơ không phải là mặt trời, núi non, phong cảnh, cũng không phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người, máu thịt, thần kinh… Đối tượng của thơ là những hứng thú tinh thần”[72, tr 256] “Nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy sức mạnh của cuộc sống tinh thần và tất cả những gì lay động chúng ta, làm chúng ta xúc cảm trong các dục vọng và các tình cảm nhân tính”[72, tr 256]

Như vậy, thơ không chỉ miêu tả sự vật bên ngoài, không kể các sự việc xảy ra

mà chỉ biểu hiện các xúc động nội tâm, những tình cảm, cảm nhận của con

người trước sự việc, giúp ta hiểu con người chủ thể ở bên trong “Nhà thơ lấy tâm hồn của mình để phản ánh thực tế lịch sử, rồi nhà thơ lại nhìn vào tâm hồn mình để viết về thực tế lịch sử đã phản ánh trong ấy”[27, tr 224] Dựa

vào mối liên hệ giữa nhà thơ với tư cách là chủ thể tiếp cận đời sống và thực tại với tư cách là đối tượng tinh thần để Hêghen lí giải về bản chất thơ trữ

tình Theo ông, “thơ trữ tình biểu hiện phương diện chủ quan của một con người, đem con người bên trong phơi bày ra trước mắt chúng ta, do đó là toàn bộ cảm xúc, tình cảm, âm nhạc” [67, tr 1] CL Bell cũng cho rằng “cái độc đáo của người nghệ sĩ là ở chỗ họ có năng lực thương xuyên nắm bắt một cách chuẩn xác thực tại và năng lực biểu hiện tình cảm với thực tại đó Do vậy nghệ thuật chứa đựng tình cảm thẩm mĩ của nghệ sĩ với thực tại” [52, tr

210] Cơ sở của điều này được Fran Bretana giải thích do bắt nguồn từ bản

chất của hoạt động tâm lí của con người“hoạt động tâm lí của con người là hướng về khách thể Cái ý hướng đó vẫn nằm trong thế giới chủ quan, còn đối

Trang 14

tượng khách thể vẫn nằm bên ngoài Ý hướng đó tiếp cận đối tượng sau khi được chủ quan hóa trở thành đối tượng nội tại, đối tượng ý thức”[52, tr 371]

Bản chất chủ quan của trữ tình (sự tự ý thức) thể hiện ở nguyên tắc tiếp nhận và tái hiện đời sống thông qua toàn bộ nhân cách người trữ tình Cuộc sống đã được nhận thức, lí giải, đánh giá, cảm xúc, mơ ước bằng chính lăng kính tâm hồn người trữ tình Toàn bộ nhân cách con người trữ tình tồn tại như một lăng kính nhận thức và biểu cảm trong trữ tình không hiện lên một cách thụ động, trung tính, vô cảm, khách quan mà luôn chủ động vận động một cách tích cực, giàu tính chủ quan và cá thể Điều đó khiến tâm hồn hòa nhập vào ngoại vật hay ngoại vật chứa tâm hồn Thế giới ngoại vật càng mang dấu

ấn tâm hồn bao nhiêu, chất trữ tình càng đậm bấy nhiêu Đây chính là khả

năng nội cảm hóa thế giới của trữ tình “Thơ là sự bộc lộ tình cảm mãnh liệt”,“làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt” [72, tr 257] Nhà thơ Cuba José Marti nói: “Thiếu tình cảm thì có thể trở thành người thợ làm những câu có vần chứ không thể làm được thơ” [72, tr 257] Lê Quý Đôn, một học giả Việt

Nam thế kỉ XV cho rằng có ba vấn đề chính khi làm thơ, trong đó đặt vị trí

đầu tiên là “một tình” rồi mới đến“hai cảnh, ba sự” Ngô Thì Nhậm cũng đề cao vai trò của tình cảm trong thơ: “Mây gió, hoa cỏ xinh tươi kì diệu đến đâu hết thảy cũng từ trong lòng mà nảy ra… Hãy xúc động hồn thơ để ngọn bút có thần” [26, tr 168] Bạch Cư Dị, nhà thơ đồng thời là nhà lí luận phê bình nổi tiếng đời Đường Trung Quốc đã quan niệm về thơ: "Cảm hóa nhân tâm không

gì bằng tình cảm…Gốc rễ của thơ là tình cảm, lá của thơ là ngôn ngữ, hoa của thơ là thanh âm, quả của thơ là tư tưởng”[50, tr 91] Lưu Hiệp cũng khẳng định: “Người vốn có bảy tình, ứng với vật mà xúc cảm vật rồi ngâm ngợi cái chí, đó là lẽ tự nhiên vậy” [50, tr 55]

Như vậy, tình cảm trong trữ tình là tình cảm rất mãnh liệt với những chấn động bên trong, với mọi cung bậc cảm xúc Nhưng tình cảm trong thơ không phải bộc lộ một cách bản năng, trực tiếp, không phải là sự kêu gào

Trang 15

khóc cười ồn ào ở bên ngoài mà là sự rung động mãnh liệt ở bên trong, những chấn động trong tâm hồn mình, tình cảm được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ gắn liền với khoái cảm của sự tự ý thức về mình và về đời Theo Susan

Langer thì “tự biểu hiện không cần đến nghệ thuật Bọn côn đồ lấy việc phạm tội hình sự làm vui rồi trước giá treo cổ đang gào rống, người mẹ đang hoảng hốt trước đứa con đang ốm thập tử nhất sinh, kẻ si tình vừa cứu được người yêu thoát nạn đang chân tay run rẩy, mồ hôi nhễ nhại, cười nói luyên thuyên… tất cả những con người này đều bộc lộ tình cảm mãnh liệt nhưng đó không phải và không cần cho nghệ thuật” [52, tr 457]

Có nhiều cách biểu hiện về sự tự ý thức của chủ thể, của cái chủ quan Trước hết con người trữ tình coi chính mình là một khách thể đang tồn tại, một giá trị nhân sinh, có một vị thế nào đó trong cuộc đời, từ đó miêu tả trực tiếp tâm trạng, ý nghĩ của mình, tự xưng danh, định nghĩa về mình:

Ta là một, là riêng, là thứ nhất

Không có ai bè bạn nổi cùng ta

(Xuân Diệu) Hay: Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh

Một vì sao trơ trọi cuối trời xa

(Chế Lan Viên)

Ý thức về cá nhân, cá tính, chủ thể xuất phát từ nhu cầu tự đánh giá, tự khẳng định Con người trữ tình nhận thấy có sự tồn tại của thế giới nội tâm chính mình, họ tự cảm thấy mình, nhận thức mình, và tự miêu tả mình qua những cảm xúc, suy nghĩ và hành động Đặc biệt, con người trữ tình thường ý thức mình trong những tình huống đầy tâm trạng như chia ly, xa cách, nhớ nhung… Họ thường miêu tả mình như một khách thể, luôn hướng vào vị thế

và cảnh ngộ của mình, họ coi mình là tâm điểm của các quan hệ đan chéo Sự

tự ý thức dẫn đến nhu cầu tự biểu hiện, muốn được giãi bày, chia sẻ, đồng cảm…Vì thế, cái chủ quan chính là nguồn gốc, bản chất của thơ trữ tình Thế giới chủ quan còn thể hiện ở sự nội cảm hóa và cá tính hóa các sự

Trang 16

vật hiện tượng được miêu tả Thế giới trong thơ trữ tình là một thế giới đã được nội cảm hóa, khó mà phân biệt được đâu là chủ thể, đâu là khách thể, sự kiện thực tế và sự kiện nội cảm, cảnh thực tế và cảnh nội cảm là hoàn toàn khác nhau Chẳng hạn, nhà thơ Hoàng Cầm đã xúc động, đau xót trước cảnh quê hương Kinh Bắc tan hoang dưới gót giày xâm lược của giặc, trước cảnh sống cơ cực, lầm than, đọa đày… như của chính những người thân trong gia đình, đó hoàn toàn không chỉ là sự kiện khách quan, vô cảm:

Bên kia sông Đuống

Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong Dăm miếng cau khô

Mấy lọ phẩm hồng

Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn

Khua giày đinh đạp gãy quán gầy teo…

(Bên kia sông Đuống)

Hoặc hình ảnh vầng trăng trong con mắt người lính cách mạng mang vẻ hào hùng lãng mạn:

Đầu súng trăng treo

(Chính Hữu)

Cũng có khi thế giới trữ tình đầy những hình ảnh khó giải thích:

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Hay: Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím …

Tuy nhiên, sự kiện đời sống khách quan luôn là điểm tựa cho những tình cảm, cảm xúc trữ tình, là điểm tựa để cảm xúc thăng hoa Mỗi nhà thơ từ đó

mà có những cảm nhận, miêu tả khác nhau.Viên Mai nhấn mạnh hơn về cái cá

nhân trong nội dung trữ tình: “Gốc của thơ ca là ở chỗ miêu tả những tính tình và tình cảm cá nhân…Chính vì là cái tính linh của mỗi người, thơ không

có gì gọi là Đường Tống, nếu cứ khư khư giữ lấy cái này thì lòng anh chí mang được một quốc huy đã mất, chứ không có được tính tình riêng, do đó

Trang 17

cũng mất luôn đi cái gốc của thơ ca” [50, tr 138]

Tình cảm trữ tình không chỉ mang tính cá thể mà còn mang tính phổ quát, dân tộc, thời đại Nó không chỉ là tiếng nói của nhà thơ mà phải là tiếng nói chung của mọi người, tình cảm trở nên khoáng đạt, siêu thăng, phổ quát Trữ tình do đó không chỉ là nhận xét về những hình ảnh cá biệt mà là những cảm xúc, đánh giá về cuộc đời, con người nói chung, mang những mẫu số chung: tình yêu quê hương, gia đình, bạn bè…

Từ đó có thể đi đến kết luận: Cái chủ quan là đặc trưng cơ bản của nội dung thơ trữ tình Tuy nhiên cũng không nên tuyệt đối hóa cái chủ quan của thơ trữ tình mà tách biệt nó khỏi sự tác động của cái khách quan, xem thơ ca

là cái gì đó huyền bí xa lạ Chẳng hạn Platon xem “linh cảm như bản chất của thơ ca bộc lộ ra từ quá trình sáng tác và thưởng thức”[27, tr 28], nhà thơ chỉ

truyền những linh cảm thần thánh đến con người.Vũ Hoàng Chương, Hàn

Mặc Tử, Chế Lan Viên cũng có những quan niệm tương tự khi cho rằng “thơ

là sự cầu nguyện thượng đế”,“thơ là bản kinh, người thơ tự cầu nguyện với chính mình”, “thơ là tiếng kêu rên thảm thiết của những khát khao”,“làm thơ

là làm sự phi thường, thi sĩ không phải là người, nó là người mơ, người say, người điên Nó là tiên, là ma, là quỷ, là tinh, là yêu…”[27, tr 28] Những

quan niệm này đã hoàn toàn tách bản chất chủ quan của chủ thể trữ tình ra khỏi những tác động của khách thể để đưa thơ ca đi vào địa hạt huyền bí Việc xác định cái chủ quan là đặc trưng cơ bản nhất của thơ trữ tình sẽ giúp ta đi đúng hướng trong việc khám phá giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thể loại này, đồng thời cũng là cơ sở để xem xét sự vượt biên tràn sang thể loại khác và những hiệu ứng nghệ thuật nó tạo nên

1.2 Mối tương quan mật thiết giữa thơ và các thể loại văn học khác, thơ và các loại hình nghệ thuật

Sự thâm nhập giữa các thể loại văn học, nghệ thuật là một hiện tượng bình thường trong sự phát triển của văn nghệ Mọi cách phân loại xét cho đến

cùng đều có tính tương đối bởi theo Giáo sư Trần Đình Sử thì “trên thực tế

Trang 18

thể loại văn học rất đa dạng, không một lối nào được bao quát trọn vẹn và sít sao Trước các thể loại trung gian, kết hợp loại này và loại kia, không dễ quy hẳn vào một loại nào… Mặt khác, nhiều thể loại kí quy vào loại tự sự cũng không thật thích hợp vì cốt truyện ít phát triển mà chất trữ tình lại rất cao”[70, tr 350-351] Điều quan trọng để đánh giá chính là kết quả của tác

phẩm Nếu quả thật nhà văn sử dụng hỗ trợ các thể loại khác trong miêu tả và tạo hiệu quả cho tác phẩm thì đó là hiện tượng tích cực trong sáng tạo Trong

sự phát triển chung của văn nghệ trong thời kì hiện đại, hiện tượng giao lưu thâm nhập giữa các loại hình văn học và nghệ thuật đó biểu hiện cho hết cái

đa dạng của sự sống và những ý đồ sáng tạo sâu sắc của nghệ sĩ sẽ trở thành hiện tượng bình thường Vấn đề đặt ra là cần tránh sự tùy tiện xem nhẹ đặc trưng của từng thể loại và dẫn đến xóa nhòa ranh giới thể loại

1.2.1 Thơ và các thể loại văn học khác

1.2.1.1 Thơ và các thể loại tự sự

Thơ, theo các nhà nghiên cứu từ xưa tới nay, là hình thái văn học đầu tiên của loài người Ở nhiều dân tộc, trong một thời gian tương đối dài các tác phẩm văn học đều viết bằng thơ.Vì thế, trong lịch sử văn học của nhiều dân tộc từ thế kỉ XVII về trước, nói đến thơ ca tức là nói đến văn học Trong nhiều nền văn học, thơ ca ra đời rất lâu thì văn xuôi mới xuất hiện Sự phân chia ranh giới thể loại chỉ mang tính chất tương đối bởi trong quá trình phát triển, các thể loại văn học có sự thâm nhập lẫn nhau Đối với thơ, bên cạnh chất trữ tình nguyên vẹn, thuần nhất thường thấy trước đây, thơ đã được gia tăng thêm nhiều yếu tố tự sự Sự thâm nhập này không phải đến thơ ca hiện đại mới xuất hiện, nó có từ rất sớm trong truyền thống văn học Khả năng hòa phối và chung sống hòa bình giữa chúng có cơ sở để lí giải Truyền thống của thơ ca trung đại Việt Nam chủ thể trữ tình thường tường thuật, kể lại, nói lên nỗi lòng, chí hướng và tâm tình của mình Đó là cội nguồn cho sự xuất hiện

hàng loạt bài thơ có các tiêu đề như: Ngôn hoài, Thuật hoài, Tự tình, Trần

Trang 19

tình… trong đó yếu tố đầu tiên được xem là cách thức trữ tình (thuật, tự,

ngôn, trần), yếu tố thứ hai thường là nội dung trữ tình (hoài, tình) Nhà nghiên

cứu Đặng Thai Mai gọi đó là “văn chương tự tình” xem như một cách đối lập với “văn chương trữ tình” và“văn chương tự sự” Tự thấy rằng, bản thân cách

gọi đó đã thừa nhận sự tồn tại của yếu tố tự sự trong tác phẩm Muốn giãi bày thổ lộ tình cảm không có con đường nào khác ngoài việc phải kể ra, thuật lại những sự việc liên quan đến tình cảm ấy; những “hỉ nộ ái ố” của con người là

vì đâu, do đâu; hay những hoàn cảnh, trạng huống và sự kiện nào làm nảy sinh mối tâm tình đó Sự gia giảm của yếu tố tự sự trong tác phẩm sẽ góp phần tạo nên những thể loại khác nhau như truyện thơ, ngâm khúc hay trường

ca… Các trường hợp như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên… là những minh chứng rõ nét cho sự thâm nhập này Đọc Chinh phụ ngâm, không quá khó để tìm ra yếu tố tự sự Giáo sư Lê Trí

Viễn khi bắt đầu phân tích khúc ngâm cũng đã tóm tắt tác phẩm trong khoảng

20 dòng Tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời người chinh phụ được kể theo

ba phần với diễn tiến như sau: mở đầu là người chồng ra trận, tiếp đến là cảnh đợi chờ của người vợ trẻ và kết lại khúc ngâm là ngày người chồng trở về trong niềm vui chiến thắng; nhân vật trữ tình trong khúc ngâm cũng được miêu tả cụ thể qua cả những chi tiết bên ngoài lẫn tâm lí bên trong Trong

Truyện Kiều tính chất khẩu ngữ, giọng điệu nói, tâm lí nhân vật kiểu tự sự cũng thể hiện rõ Tác giả Phan Ngọc trong “Phương pháp tự sự của Nguyễn Du” đã đưa ra cách tiếp cận mới mẻ với Truyện Kiều Ông chỉ ra rằng mặc dù

trong tác phẩm này câu tự sự rất ít (575 câu) chiếm 17,5% tác phẩm nhưng tác

phẩm vẫn lôi cuốn, câu chuyện vẫn đầy đủ, rành mạch, “chúng ta vẫn thấy nó nói với chúng ta biết bao nhiêu là chuyện Mỗi chúng ta đều rút từ những đoạn thơ tự sự này ra những quan hệ mà mình thích”[24, tr 61] Mặc dù Truyện Kiều sinh thành trong một hoàn cảnh rất xa so với hoàn cảnh mà thơ

đương đại đã và đang vận động, song những phát hiện của Phan Ngọc vẫn có

Trang 20

tính thời sự cho những ai quan tâm tới vấn đề lí thuyết tương tác thể loại Phong trào Thơ mới 1930-1945 là giai đoạn đầu tiên được nhìn nhận ở sự thâm nhập của văn xuôi vào thơ và Hoài Thanh là người đầu tiên có ý thức khai phá thơ dưới ánh sáng của lí thuyết tương tác Nhìn lại con đường đã đi qua của Thơ mới, nhà phê bình này nghĩ đến những dòng sông nước tràn vào

bờ và luôn giao hoán với nhau khi văn xuôi tràn vào địa hạt của thơ Theo đó, thành trì bền vững của thơ xưa bỗng chốc bị phá tan tành, khuôn khổ bài thơ

bắt đầu rạn nứt, thi tứ giãn ra Bài thơ Chùa Hương và Sơn Tinh Thủy tinh của Nguyễn Nhược Pháp được tác giả Nguyễn Thành Thi coi đó là “những bài thơ kể chuyện mini”, đó là kết quả của sự tổng hợp giàu tính nghệ thuật giữa truyện, kí và thơ, giữa tự sự và trữ tình “Yếu tố truyện toát ra từ câu chuyện,

từ diễn biến của sự kiện (bắt đầu, nảy sinh, phát triển một mối tình) Yếu tố kí (du kí, kí sự) toát ra từ những ghi chép tái hiện cảnh thật, việc thật, người thật trong sự vận động tự nhiên của không gian thời gian theo một lịch trình nhất định”[24, tr 172] Vì vậy, khi đọc tác phẩm người ta dễ có cảm tưởng thưởng

thức một truyện ngắn, một thiên kí sự bằng thơ Sau Thơ mới, biểu hiện của

sự mở rộng đặc trưng thể loại cũng được đề cập tới trong thơ ca cách mạng

Các hiện tượng thơ có cốt truyện của Tố Hữu (Bà Bủ, Mẹ Suốt), Giang Nam (Quê hương), Thanh Hải (Mồ anh hoa nở), Phạm Tiến Duật (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em cô thanh niên xung phong)… vẫn là những tác

phẩm trữ tình, nhưng người đọc có cảm giác như một câu chuyện về cuộc đời,

số phận, tính cách nhân vật

Còn về phía tự sự, khả năng nào trong yếu tố này có thể hòa hợp cùng trữ tình? Ta thấy rằng, trong tự sự, khi xây dựng nhân vật không thể không nói đến hành động, đó có thể là hành động bên ngoài (như việc làm, cách ứng

xử, thái độ…) nhưng cũng có thể là hành động bên trong (như ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc) Chính hành động mang tính nội tâm này làm nên màu sắc trữ tình trong tác phẩm tự sự Nói khác đi, khi xây dựng nhân vật muốn đạt đến

Trang 21

khả năng phản ánh hiện thực một cách toàn vẹn và chân thật, không thể không khắc họa và miêu tả tình cảm bên trong, những nung nấu, suy tư của nhân vật Thế giới nội cảm của nhân vật từ đó được bộc lộ Sự dung hợp các yếu tố của trữ tình trong tự sự góp phần không nhỏ trong việc bộc lộ ý đồ tư tưởng nghệ thuật và hình thành phong cách cho nhà văn Đọc văn Thạch Lam, người đọc bước vào thế giới của tâm tình với những rung động tâm hồn rất mơ hồ, tinh

tế của các nhân vật với rất ít các sự kiện và hầu như không có cốt truyện, và vì thế mà ta có cảm tưởng mỗi tác phẩm của Thạch Lam giống như một bài thơ trữ tình đượm buồn Cũng có thể tìm thấy yếu tố trữ tình trong trang văn của Nguyễn Tuân, Tô Hoài…

Như vậy, sự dung hợp các yếu tố tự sự trong thơ và ngược lại là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của văn học Tuy nhiên, trong thời kì Đổi mới văn học, khi những quy định cũ thực sự đã được cởi trói, chúng có cơ hội thấm sâu vào nhau hơn, nó cũng là một trong những yếu tố góp phần làm thay đổi diện mạo thơ ca đương đại

1.2.1.2 Thơ và kịch

Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học Nó vừa để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện của văn học kịch Như trên đã nói, mọi sự phân chia thể loại văn học chỉ mang tính chất tương đối vì trong quá trình phát triển, các thể loại văn học có sự thâm nhập lẫn nhau Thơ và kịch cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chung đó Một trong những minh chứng rõ nét nhất cho sự kết hợp này là sự hình thành và phát triển của thể loại kịch thơ Thế kỉ

XX trở về trước, kịch thơ phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây Thế kỉ XX kịch thơ mới du nhập vào nước ta Sự phát triển của kịch thơ rất phù hợp với quy luật phát triển thể loại của văn học Việt Nam Kịch thơ ra đời cùng lúc với Thơ mới, như một bộ phận của Thơ mới Lúc đầu nó được xem như là thơ với hình thức kịch, nhưng dần dần nó trở thành một thể loại văn học khác của dân tộc, có ý nghĩa quan trọng trong việc

Trang 22

góp phần phát triển đa dạng thể loại văn học Việt Nam Sân khấu Việt Nam lúc bấy giờ chỉ toàn kịch hát - chủ yếu dựa vào các làn điệu dân ca dân gian cũng là nguồn gốc từ thơ ca dân gian, đến khi kịch thơ (thể hiện bằng ngôn ngữ thi ca) của các nước du nhập vào thì sự tiếp thu càng thuận lợi hơn Có thể kể đến các tác giả kịch thơ đầu tiên như Huy Thông, Thao Thao với những

vở kịch thơ mang dấu ấn như là gạch nối giữa Thơ mới và kịch Đó là các tác

phẩm Anh Nga, Tiếng địch sông Ô, Bên bờ suối dưới ánh trăng… Những tác

phẩm này dường như mang đậm chất thơ hơn là kịch, các nhà thơ muốn hiện thực hình thức kịch này để bày tỏ cảm xúc của mình một cách dễ dàng tuôn chảy hơn Những năm tiếp theo, kịch thơ có diện mạo mới, có giá trị và được

khán giả đón nhận Các tác phẩm Bóng giai nhân (Yến Lan - Nguyễn Bính), Dương Quý Phi (Thế Lữ - Vi Huyền Đắc), Huyền Trân công chúa (Huy Thông), Trương Chi, Vân Muội (Vũ Hoàng Chương)… quan tâm tới các vấn

đề trong xã hội với nhiều cảm xúc và nguồn cảm hứng khác nhau: những mối tình đẹp nhưng dang dở, những khát vọng riêng tư của con người về hạnh phúc, tình yêu được viết bằng cảm xúc nồng nàn như trong Thơ mới, về những vấn đề dân tộc với tâm trạng hoài cổ… Các tác phẩm kịch thơ thời kì này giàu chất thơ, men thơ của Thơ mới, tạo nên đặc trưng cơ bản của thể loại là chất thơ và chất kịch, và đây cũng chính là một trong những yếu tố cuốn hút người đọc, người xem Đến giai đoạn sau có thể kể đến một số tác

phẩm của Nguyễn Đình Thi như Rừng trúc, Giấc mơ, Nguyễn Trãi ở Đông Quan… Ngày nay kịch thơ không còn là một thể loại vượt trội, nhưng nó đã

để lại dấu ấn quan trọng, đánh dấu quy luật phát triển thể loại của văn học Rõ ràng, sự thâm nhập giữa thơ và kịch đã làm cho kịch không những vẫn giữ được đặc trưng cơ bản mà còn tạo nên chất thơ - thứ men say lôi cuốn hấp dẫn

đối với người đọc

1.2.2 Thơ và các loại hình nghệ thuật khác

Cũng như văn học, các loại hình nghệ thuật khác ra đời từ lao động và trong hoạt động thực tiễn của con người Hoạt động và nhu cầu thực tiễn của

Trang 23

con người là đa dạng, cho nên các loại hình nghệ thuật cũng phong phú đa dạng Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc biệt Tính hình tượng gián tiếp, tính tư duy trực tiếp là hai đặc trưng cơ bản làm nó khác biệt với các loại hình nghệ thuật khác Tuy nhiên, giữa văn học và các loại hình nghệ thuật luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau Không phải ngẫu nhiên mà trong hầu hết các thứ tiếng người ta đều nói “văn học và nghệ thuật”, trên một ý nghĩa nào đó, đã nhằm nêu rõ tính chất và vai trò của nó là sánh ngang và có mối liên hệ mật thiết với tất cả các bộ môn nghệ thuật còn lại Hêghen cũng cho rằng thơ gắn với nhạc và họa Nhà mĩ học Trung Quốc Chu Quang Tiềm phát hiện thơ ca cùng một nguồn gốc với nhạc và vũ mà dấu tích còn thấy rõ trong

ca dao dân ca Sóng Hồng cũng khẳng định: “Thơ là thơ, đồng thời cũng là

vẽ, là chạm khắc theo một cách riêng”[71, tr 197]

1.2.2.1 Thơ và hội họa

Các thể loại văn học nói chung, đặc biệt là thơ ca, có mối quan hệ mật thiết với hội họa Tính chất giàu hình ảnh, đường nét làm thơ ca và hội họa gần nhau hơn Trong truyền thống văn học phương Đông từ lâu đời vốn có truyền thống kết hợp giữa thơ và hội họa Đời Đường có rất nhiều thi sĩ kiêm họa sĩ, nhiều bài thơ và bức tranh đều vẽ về một đề tài, dưới bức tranh thường

có mấy câu thơ, ngược lại trong thơ có rất nhiều bức tranh minh họa Đến đời Tống, thậm chí người ta ra đề khảo thí cho các họa sĩ tương lai bằng các bài thơ Chính Tô Đông Pha đã phát hiện trong tác phẩm của thi sĩ kiêm họa sĩ

Vương Duy đời Đường là “thi trung hữu họa”, “họa trung hữu thi” (trong thơ

có họa, trong họa có thơ) Ông còn gọi thơ Đỗ Phủ là “vô hình họa” (tranh không hình) và tranh của họa sĩ nổi tiếng Hoàn Can là “bất ngữ thi” (thơ

không lời) Trong thơ, các nhà thơ cũng thường sử dụng những biện pháp hội họa, cách phối màu như trong hội họa vẫn là việc thường thấy Nguyễn Du đã tạo ra bức tranh thiên nhiên mùa xuân đầy sức sống, hài hòa về màu sắc:

Cỏ non xanh rợn chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Nhiều khi, các tác giả vận dụng kĩ thuật phối màu, hòa sắc trong hội họa

Trang 24

Hay tạo ra một không gian ba chiều:

Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu

(Huy Cận)

Hoặc tạo ra một bức tranh tứ bình hài hòa về đường nét, màu sắc:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

(Tố Hữu)

Đôi lúc lại là sự vận dụng luật xa gần, tầng tầng lớp lớp trong hội họa:

Bạch thủy minh điền ngoại Bích phong xuất sơn hậu (Nước trắng sáng ngoài đồng Non xanh nhô lên sau dãy núi)

(Vương Duy) 1.2.2.2 Thơ và nhạc

Thơ vốn gắn bó với âm nhạc Không phải ngẫu nhiên mà hai tiếng “thơ

ca” luôn đi liền với nhau Trong Kinh Thi có nói:“Thơ là do cái chí của mình phát ra…Tình động ở trong lòng mà hiện ra lời nói, nói không đủ phải vịnh

Trang 25

hát…” [71, tr 201] Bạch Cư Dị đã lưu ý một trong những đặc trưng của thơ

là tính nhạc điệu của nó Có lẽ vì thế mà ông cho “hoa của thơ là thanh âm”

Thẩm Ước cũng là người sớm đề cập tới tính âm nhạc, tới vần điệu trong thơ

“Năm màu ánh nhau tám âm hòa nhau, là bởi màu sắc và âm thanh được đặt đúng chỗ của nó Bản đàn muốn thánh thót thì âm cao âm thấp phải tiết chế lẫn nhau Nếu âm trên nổi thì âm sau phải sao cho thật kêu Trong một đoạn

âm vận rất khác nhau Trong hai câu nặng nhẹ cũng chẳng giống nhau Làm được như thế thì mới có thể nói là thơ” [50, tr 158] Cụ Lê Đình Diên nước ta cũng từng nói: “Thơ là sự biểu hiện của nhạc, thanh là sự hỗ trợ của thơ Tính rung động phát ra thành thanh, người ta có thanh mà sau đó mới có thơ Thanh biểu hiện ra lời, nhạc có thơ mà sau đó có thanh” [71, tr 201] Không

phải ngẫu nhiên mà các nhà thơ luôn yêu thích và rất sành nhạc Nguyễn Du say mê hát phường vải, Nguyễn Công Trứ mê hát cô đầu, Tố Hữu tha thiết các giai điệu dân ca xứ Huế…Veclen khẳng định trong thơ, âm nhạc đi trước mọi thứ Lamáctin khẳng định tâm hồn thì vô tận, ngôn ngữ chẳng qua là một

số ít ỏi các dấu hiệu chỉ thích ứng với nhu cầu hàng ngày và bất lực trong việc

truyền đạt “hàng tỉ những nốt nhạc say mê, suy tưởng, ước mơ, cầu nguyện tự nhiên mà thượng đế bắt phải vang lên trong lòng”[71, tr 202] Các nhà thơ

lãng mạn 1930-1945 nước ta cũng rất chú ý tới vai trò của âm nhạc Xuân

Diệu đã sử dụng vần bằng trong nhiều câu thơ: “Khí trời quanh tôi làm bằng

tơ Khí trời quanh tôi làm bằng thơ… Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi…” (Nhị hồ) Hay Mộng Thu đã sử dụng vần bằng suốt cả bài thơ Tì bà: “Trăng này không nàng như trăng thiu Đêm này không nàng như đêm hiu…” Dĩ nhiên, nếu lạm dụng quá sẽ dẫn đến cái

nhìn có phần cực đoan thiên về hình thức chủ nghĩa

Thơ và âm nhạc có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong quá trình hình thành ý đồ sáng tác, các tác giả thường mang một tâm trạng có màu sắc nhạc

tính Sile nói: “Cảm giác ở tôi lúc đầu còn chưa có một đối tượng dứt khoát

rõ ràng, đối tượng này chỉ về sau mới được hình thành Một sự kích động có

Trang 26

tính nhạc nào đó của tinh thần diễn ra trước nó và cũng theo nó và cũng theo

nó tư tưởng thơ ca đến sau”[71, tr 202] Tính nhạc trong thơ tập trung biểu hiện ở cách hiệp vần, ngắt nhịp, phối thanh Chẳng hạn câu thơ trong Chinh phụ ngâm khúc với cái nhịp vấn vương không dứt:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu,

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

Trong thơ, tính nhạc còn thể hiện ở sự lên xuống, trầm bổng, nhanh chậm gần như một đoạn trong giai điệu một bản nhạc Chẳng hạn đoạn tả

tiếng đàn trong Tì bà hành của Bạch Cư Dị khiến người nghe có cảm giác như

đang thưởng thức một bản nhạc với nhiều cung bậc khác nhau của âm thanh

và cảm xúc: Mở đầu là âm thanh khoan thai nhẹ nhàng:

Tiếng cao thấp lựa chen lần gảy Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu Trong hoa oanh ríu rít nhau Nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh

Rồi tiếp đó là sự nhỏ dần gần như không nghe được nữa:

Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ

Ôm sầu, mang giận ngẩn ngơ Tiếng tơ lạnh ngắt bây giờ càng hay

Sau đó lại là sự bùng cháy dữ dội khi trở nên cao vút:

Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước Ngựa sắt dong xô xát tiếng đao Cung đàn trọn khúc thanh tao Tiếng buông xé lụa lựa vào bốn dây

Và cuối cùng là sự yên lặng:

Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt

Trang 27

Một vầng trăng trong vắt lòng sông

Rõ ràng, sự cộng hưởng của âm nhạc đã làm cho thơ có khả năng thể hiện tối đa cảm xúc, thế giới tâm tình đầy phức tạp và u uẩn của con người Nhạc trong thơ còn là nhạc của cảm xúc, tâm hồn, ứng với sự đa dạng

của cảm xúc dâng trào Đoạn kết bài Vội vàng của Xuân Diệu vang lên như

một hành khúc:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây bay và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều…

Thơ là một thành viên độc đáo nhưng gắn bó mật thiết với các thành viên khác trong đại gia đình nghệ thuật nói chung Việc tìm hiểu mối tương quan giữa thơ với các loại hình văn học khác, thơ với các loại hình nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu đánh giá giá trị tác phẩm, hiểu sâu hơn thế giới bên trong của tác giả, góp phần xác định phong cách sáng tác Từ hai mặt dị đồng của văn học với các bộ môn nghệ thuật khác, sẽ giúp nắm bắt văn

học được thêm cụ thể hơn Pauxtopxki đã có sự giải thích cụ thể: “Những hiểu biết về tất thảy các lĩnh vực nghệ thuật lân cận: hội họa, kiến trúc, điêu khắc,

âm nhạc, nhất định sẽ làm phong phú thế giới bên trong của người viết văn…và đưa lại cho lời văn một khả năng diễn đạt đặc biệt Trong lời văn sẽ tràn đầy ánh sáng và màu sắc của hội họa,…tính chất nhẹ nhàng uyển chuyển của âm nhạc” [71, tr 204-205]

1.3 Vài nét khái quát về tự sự

1.3.1 Khái niệm

Một trong những người đầu tiên nhắc đến khái niệm tự sự trong sự phân biệt hai loại hình còn lại, phải kể đến Arixtot Theo ông, văn học có ba phương thức mô phỏng hiện thực Đó là kể về một sự kiện như về một cái gì

Trang 28

tách biệt như Homere vẫn làm, hoặc là người mô phỏng tự nói về mình không thay đổi ngôi xưng, hoặc là trình bày tất cả những được mô tả trong hành động Như vậy, ở dạng ban đầu, tự sự chỉ được coi là một phương thức mô phỏng hiện thực

Sau này, Bielinxki, khái niệm tự sự dùng để chỉ toàn bộ những tác phẩm biểu hiện đời sống thông qua miêu tả sự kiện, đặc trưng nổi bật nhất và cũng

là quan trọng nhất của loại hình tự sự là tính khách quan T.H.Miler cho

rằng:“Tự sự là cách để ta đưa cái sự việc vào một trật tự và từ trật tự ấy, chúng có được ý nghĩa”

Theo các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học, tự sự là “phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học”[34, tr 385].Cũng theo các tác

giả cuốn sách, tính khách quan là đặc trưng nổi bật của tác phẩm tự sự

Khác với tác phẩm trữ tình, hiện thực được tái hiện qua những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó - qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó Trước hết, cần hiểu tình khách quan ở đây mang một nội dung tương đối Đứng về bình diện triết học, tác phẩm văn học là sự tái hiện đời sống khách quan thông qua sự nhận thức, khái quát, đánh giá, thể hiện mang tính chủ quan của người nghệ sĩ, là sự thống nhất giữa cái chủ

quan và cái khách quan Đúng như Arixtốt nhận xét trong Nghệ thuật thi ca

của ông, thế giới của tác phẩm tự sự là thế giới bên ngoài người trần thuật Người trần thuật kể lại các sự kiện và con người như là những gì xảy ra bên ngoài mình, không phụ thuộc vào mình, không phụ thuộc vào ý muốn, tình cảm Tính khách quan ở đây thực chất chỉ là nguyên tắc tái hiện đời sống và thuyết phục người đọc của loại tác phẩm tự sự, cũng như tính chủ quan là nguyên tắc tái hiện và thuyết phục người đọc của loại tác phẩm trữ tình Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện biến cố xảy ra trong cuộc đời con

Trang 29

người Trong tác phẩm tự sự, nhà văn cũng thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình Nhưng ở đây, tư tưởng, tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức chúng dường như không

có sự phân biệt nào cả Nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực đang được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình xác định đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm ý muốn của nhà văn Như vậy, tính khách quan chính là đặc trưng cơ bản của phương thức tự sự

1.3.2 Các yếu tố cơ bản của tự sự

91] Ở đây, có thể hiểu là giữa đầu và cuối, sau khi diễn ra quá trình phải có

sự thay đổi trạng thái Sự thay đổi đó quy định ý nghĩa của sự kiện, tức cái cuối của sự thay đổi so với cái ban đầu, ít nhất là trong ý thức nhân vật Giáo

sư V.Trupa thì cho rằng cần ba tiêu chí để xác định bản chất của sự kiện Thứ nhất, sự kiện phải có tính hữu hạn - tức quá trình diễn ra nó phải có mở đầu và kết thúc Thứ hai, sự kiện chỉ diễn ra có một lần - nó có tính đơn nhất Cuối cùng, sự kiện phải có ý thức chủ quan của nó - điều này có ý nghĩa là sự kiện phụ thuộc vào ý thức của chủ thể tiếp nhận nào đó trong mối quan hệ với sự

việc xảy ra Theo các tác giả của bộ giáo trình Lí luận văn học (ĐHSP) thì sự kiện được hiểu như sau: “Sự kiện nói chung là những hành vi (việc làm) của nhân vật hay sự việc xảy ra đối với nhân vật dẫn đến hậu quả, làm biến đổi hay bộc lộ một ý nghĩa nào đó”[72, tr 89] Như vậy, sự kiện cũng là những sự

việc, nhưng là những sự việc bất ngờ, làm nhân vật biến đổi và bộc lộ một ý nghĩa nào đó Chẳng hạn sự việc bà cô Thị Nở ngăn cản Thị Nở đến với Chí

Trang 30

Phèo là sự kiện tạo nên bước ngoặt lớn trong đời Chí, khiến hắn đau đớn tuyệt vọng và đi đến hành động giết Bá Kiến rồi tự sát Nhưng cũng cần chú ý là sự kiện có khi chỉ là sự kiện với nhân vật nào đó chứ không phải tất cả Chẳng hạn việc Thị Nở đem cho Chí Phèo bát cháo hành với Thị Nở đơn thuần đó chỉ là một sự việc, nhưng với Chí Phèo nó là cả một sự kiện vô cùng quan trọng - đánh dấu sự thay đổi lớn lao trong con người Chí Phèo - thiên lương trở về sau bao tháng ngày bị vùi lấp

Sự kiện cũng có cấp độ và phạm vi của chúng Đó là những sự kiện bên ngoài (xảy ra ngoài thế giới, khách quan với nhân vật) và sự kiện bên trong (xảy ra trong tâm hồn) Sự kiện cũng có thể tồn tại theo quan hệ nguyên nhân

- kết quả Ngoài ra còn có kiểu sự kiện nhận thức - đem lại cho nhân vật sự vỡ

lẽ về một điều gì đó như trường hợp Nhĩ chợt thấy bãi bồi bên kia sông và ngẫm ra ý nghĩ đơn giản mà sâu sắc về cuộc sống

Trong tác phẩm văn học, sự kiện có một số chức năng của nó: tạo tính chỉnh thể cho thế giới nghệ thuật, khái quát và phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng của nhà văn, tạo ấn tượng nghệ thuật cho sự cảm nhận của người đọc Một điểm đáng chú ý là không chỉ trong văn xuôi mà ngay cả trong thơ cũng có các sự kiện Các sự kiện trong thơ làm nền tạo nên ý thức cho nhà thơ

như: Sở kiến hành(Nguyễn Du), Tôi yêu em (Puskin), Tì bà hành (Bạch Cư

Dị)…Tuy nhiên, sự kiện trong thơ thường nằm trong tầng chìm, không thuộc đối tượng biểu hiện của thơ, nhưng vẫn là nguồn sinh nghĩa của văn bản Vì thế, tìm hiểu sự kiện trong văn bản cũng là một cách tiếp cận ý nghĩa bài thơ

Đó là phương diện “thông tin sự kiện” của văn bản

1.3.2.2 Cốt truyện

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm cốt truyện được hiểu là“hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch”[34, tr 99] Cốt truyện không phải là

Trang 31

yếu tố tất yếu của mọi loại tác phẩm văn học Trong các loại tác phẩm trữ tình, cốt truyện (với ý nghĩa chặt chẽ nhất của khái niệm này) không tồn tại vì

ở đây tác giả biểu hiện sự diễn biến của tình cảm, tâm trạng

Cốt truyện có hai tiêu chí cơ bản Một là, các sự kiện trong chuỗi có mối quan hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý nghĩa, có mở đầu và kết thúc Các sự kiện có vô vàn mối quan hệ, không biết đâu là mở đầu, đâu là kết thúc Tính chất nêu trên là thuộc tính nghệ thuật làm cho cốt truyện văn học tách ra khỏi mối quan hệ nhân quả chằng chịt trong cuộc đời để tập trung thể hiện một ý nghĩa nào đó mà nhà văn muốn thể hiện Hai là, cốt truyện có tính liên tục về thời gian Giữa các sự kiện nhân quả nói trên có những khoảng cách thời gian Các khoảng cách ấy tạo thành không gian quan trọng của truyện để nhà văn miêu tả, phân tích, bình luận…

Cốt truyện thể hiện những chức năng rất quan trọng trong tác phẩm Trước hết, nó gắn kết các sự kiện tạo thành một chuỗi và tạo thành lịch sử của nhân vật, thực hiện việc khắc họa nhân vật Nó còn bộc lộ các mâu thuẫn, xung đột của con người (xã hội, tâm lí, đạo đức…), tái hiện bức tranh đời sống Mặt khác, cốt truyện còn tạo ra một ý nghĩa vể nhân sinh có giá trị nhận thức Cuối cùng, cốt truyện gây hấp dẫn, tạo sức mạnh lôi cuốn người đọc bởi người đọc luôn quan tâm tới số phận nhân vật Chính vì vậy, nắm bắt đúng chuỗi các sự kiện là bước khởi đầu để hiểu nhân vật, hiểu bức tranh đời sống, hiểu ý nghĩa tác phẩm và tìm thấy hứng thú khi đọc tác phẩm Tuy nhiên, có những trường hợp tác phẩm không có cốt truyện hoặc cốt truyện rất sơ sài

(những truyện ngắn của Thạch Lam, tác phẩm Ông già và biển cả của

Hêmingwê…) nhưng vẫn hấp dẫn người đọc Điều này cho thấy không nên tuyệt đối hóa vai trò của cốt truyện

Về phương diện kết cấu và quy mô nội dung, nhìn chung có thể chia cốt truyện thành hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường là đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển và tính cách của một vài

Trang 32

nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kì lịch sử, tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật, do đó có một dung lượng lớn

Cơ sở chung của mọi cốt truyện, xét đến cùng là những xung đột xã hội được khúc xạ qua những xung đột nhân cách Nhưng sẽ sai lầm nếu đồng nhất xung đột xã hội với cốt truyện tác phẩm văn học Xung đột là cơ sở khách quan, là đối tượng nhận thức, phản ánh, trong khi đó cốt truyện lại là sản phẩm độc đáo của chủ quan nhà văn

thuật ngôn từ Nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” [34, tr 235]

Đọc bất cứ tác phẩm văn học nào ta đều bắt gặp nhân vật văn học Đó có thể là những nhân vật có tên riêng (Tấm, Cám, Thạch Sanh, chị Dậu, anh Pha ),

cũng có thể là nhân vật không có tên riêng (thằng bán tơ, một mụ nào (Truyện Kều), người vợ nhặt (Vợ nhặt)… Nhân vật cũng có thể là đồ vật, con vật (Dế mèn phiêu lưu kí, Cái Tết của mèo con…) Nhân vật có thể được miêu tả đầy đặn

cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như một khách thể thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch Đó cũng có thể là những người thiếu hẳn những nét

đó nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình Khái niệm nhân vật có khi được hiểu như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà chỉ là một hình tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm

Chẳng hạn nhân dân là nhân vật chính trong Chiến tranh và hòa bình của

Trang 33

L.Tônxtôi, nhân dân cũng chính là nhân vật chính trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng tiền là nhân vật chính trong Ơgiêni Grăngđê của Bandắc…

Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì nó là hình thức cơ bản để qua

đó văn học miêu tả thế giới con người một cách hình tượng Bản chất của văn học là một quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những mô hình của thực tại Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống

Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách con người,

do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử Trong thời cổ đại xa xưa, nhân vật văn học của thần thoại, truyền thuyết thường khái quát năng lực và sức mạnh của con người (Nữ Oa vá trời, Sơn Tinh ngăn nước lũ…) Ứng với

xã hội phân chia giai cấp, nhân vật của truyện cổ tích lại khái quát các chuẩn mực giá trị đối kháng trong quan hệ giữa người với người như thiện với ác, trung với nịnh, thông minh với ngu đần…Vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật

và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người, vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề tác phẩm Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này và nhân vật khác, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác Cho nên, nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện Vì được miêu tả qua mâu thuẫn, xung đột nên khác với hình tượng trong hội họa và điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách, được bộc

lộ dần trong không gian thời gian mang tính chất quá trình

Dựa vào những góc độ khác nhau, người ta có thể phân chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu loại khác nhau Dựa vào vị trí của nhân vật với cốt truyện trong tác phẩm, người ta chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ;

Trang 34

dựa vào đặc điểm tính cách, truyền đạt lí tưởng của nhà văn, có nhân vật chính diện, nhân vật phản diện; dựa vào thể loại văn học, chia nhân vật thành nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch; dựa vào cấu trúc hình tượng nhân vật, ta có nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách Tuy nhiên, các nhân vật trong thực tế văn học rất đa dạng, sự phân chia trên chỉ nhằm nhấn mạnh đặc trưng cơ bản nhằm phục vụ một yêu cầu nhất định Giữa chúng không có ranh giới tuyệt đối

1.3.2.4 Trần thuật

Trần thuật là bút pháp nghệ thuật cổ xưa nhất xuất hiện từ trong thần thoại

Nó là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn

của người trần thuật nhất định M Gorki vạch rõ: “Trong tiểu thuyết hay truyện, những con người được tác giả miêu tả đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở bên cạnh họ, mách cho người đọc biết rõ phải hiểu họ như thế nào, giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí

ẩn phía sau, những hành động của các nhân vật được miêu tả, tô đậm thêm cho tâm trạng họ bằng những đoạn miêu tả thiên nhiên, trình bày hoàn cảnh và nói chung là luôn luôn giật dây cho họ thực hiện những mục đích của mình, điều khiển một cách tự do và nhiều khi rất khéo léo, mặc dù người đọc không nhận thấy những hành động, những lời lẽ, những việc làm, những mối tương quan của họ” [34, tr 364] Như vậy, thành phần của lời trần thuật không chỉ là lời trần

thuật, chức năng của nó không chỉ là kể việc Nó bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả Hình thức chủ yếu của trần thuật là độc thoại, mặc dù nó có thể có tính chất đối thoại do hấp thụ hoặc hướng tới ý thức nhân vật hoặc người đọc Trần thuật cũng được sử dụng cả ở trong thơ trữ tình, tuy nhiên, trần thuật thể hiện đa dạng nhất trong tác phẩm tự sự

Trần thuật đòi hỏi phải có người kể, người thổ lộ Chủ thể của lời kể trong thơ trữ tình là nhân vật trữ tình, chủ thể trong truyện là người kể

Trang 35

chuyện Người kể chuyện (người trần thuật) là một người do nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật Khác với người kể chuyện lộ diện như trong diễn xướng dân gian, có thể sử dụng các yếu tố phi ngôn từ như điệu bộ, ánh mắt… người kể chuyện trong văn bản viết ẩn mình trong dòng chữ Từ thế kỉ XIX trở về trước thịnh hành kiểu trần thuật khách quan, do một người trần thuật biết hết sự việc tiến hành theo ngôi thứ ba Sang thế kỉ XX, ngoài truyền thống ấy, còn có thêm kiểu trần thuật theo ngôi thứ nhất do một nhân vật trong truyện đảm nhiệm Sự trần thuật có khi biến thành “dòng ý thức”, lời độc thoại nội tâm Sự đổi mới quan điểm trần thuật như vậy đánh dấu ý thức về lập trường, sắc thái, khả năng nhận thức của chủ thể trần thuật Người trần thuật nói chung thực hiện các chức năng: chức năng kể chuyện, trần thuật; chức năng truyền đạt, đóng vai trò tổ chức của yếu tố tự sự; chức năng chỉ dẫn thuộc phương pháp trần thuật; chức năng bình luận; chức năng nhân vật hóa

Bố cục của trần thuật hình thành với sự triển khai cái nhìn, đan cài, phối hợp luân phiên các điểm nhìn Điểm nhìn nghệ thuật là vị trí mà từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm Điểm nhìn nghệ thuật có thể được phân chia thành điểm nhìn không gian và thời gian Nhìn xa, gần, trên, dưới, lệch, thẳng… là điểm nhìn không gian Nhìn từ hiện tại, quá khứ hay tương lai là điểm nhìn thời gian Có điểm nhìn tâm lí khi người trần thuật nhìn theo tầm mắt của nhân vật, có điểm nhìn giới tính, lứa tuổi, quan hệ thân

sơ, bên trong hay bên ngoài

Trần thuật là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự, thể hiện mối quan

hệ khách thể - chủ thể của loại hình nghệ thuật này Nó đánh dấu sự đổi thay điểm chú ý của ý thức văn học từ hệ thống sự kiện “thắt nút”, “mở nút” sang chủ thể thẩm mĩ của tác phẩm tự sự

Như vậy, thơ và các tác phẩm thuộc thể loại tự sự, thơ với các loại hình nghệ thuật khác trong quá trình sinh sống có thể có sự tương tác để góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm, bởi giữa chúng không có ranh giới tuyệt đối Tuy nhiên, ở mỗi nhà thơ, mỗi giai đoạn văn học điều này được bộc lộ ở một mức độ đậm nhạt khác nhau Vì thế, khảo sát sự thâm nhập của yếu tố này

Trang 36

trong yếu tố kia cũng là một cách tìm hiểu về hiệu quả nghệ thuật, phong cách nhà văn, sự ảnh hưởng của thời đại… Những vấn đề chung về lý thuyết của thơ (trữ tình) và tự sự đã cung cấp cái nhìn khái quát để người viết nắm được ranh giới của thể loại, trên cơ sở đó đi tìm những dấu hiệu cơ bản của sự thâm nhập yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh, bước đầu đánh giá được hiệu ứng thẩm

mĩ mà sự thâm nhập đó tạo nên Và đây sẽ là điều mà chúng tôi sẽ tập trung làm sáng tỏ trong chương hai và ba của luận văn

CHƯƠNG 2 NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ TỰ SỰ TRONG THƠ TRẦN NHUẬN MINH

2.1 Bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học từ sau thời kỳ đổi mới

2.1.1.Khái quát về bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học

Công cuộc Đổi mới toàn diện từ năm 1986 đã tạo nên diện mạo mới cho đất nước, đã mang lại những đổi thay sâu sắc trên mọi mặt kinh tế, chính trị,

văn hóa xã hội… Thời kỳ “ Cái tinh tế cỏ hoa tạm thời chưa nghĩ đến/ Vì ta tính đến triệu sinh mệnh con người và vạn khoảnh non sông” đã dần đi vào

quá khứ Cuộc sống cá nhân riêng tư của con người không còn bị thu hẹp trước sự tỏa chiết của tập thể như thời chiến nữa Đất nước đang phát triển vượt lên những thách thức và từng ngày kinh tế tăng trưởng Tuy nhiên, theo quy luật cạnh tranh, quan hệ giữa người với người cũng có những thay đổi Bước ra từ chiến tranh, con người trở về với cái đời thường, hiện sinh, phồn tạp, hối hả, với nhịp sống tất bật lo toan, những nhu cầu về vật chất và tinh thần… Một gương mặt xã hội mới “sặc sỡ và ồn ào” với tất cả mặt sáng và mặt tối đã hình thành Sự lên ngôi của những giá trị vật chất đã tạo nên chuyển động lớn trong đời sống tinh thần của con người Những chuẩn mực cũ dần thay đổi, đạo đức xuống cấp, đồng tiền lên ngôi, giàu nghèo phân hóa…

Trang 37

Lúc này, đời sống văn hóa, tư tưởng cũng có những thay đổi khá lớn: Một mặt vẫn duy trì xây dựng nền văn hóa theo tư tưởng Mác - Lênin, mặt khác đã tạo điều kiện cho phép những tinh hoa văn hóa nhân loại (đặc biệt là văn hóa phương Tây) được du nhập, tiếp cận với đời sống xã hội Vì thế, đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội Việt Nam thời kì Đổi mới trở nên phong phú hơn Tuy nhiên, theo đó cũng có những diễn biến khá phức tạp, những dấu hiệu đi xuống Không ít người quay lưng lại với giá trị truyền thống, chạy theo vật chất, một bộ phận không nhỏ du nhập sự lai căng, mất gốc, sự sùng ngoại thái quá; nhiều người nhìn cuộc sống bằng cái nhìn hoài nghi, bất an… Giai đoạn giao thời giữa cái cũ và cái mới như thế, nếu con người không có bản lĩnh vững vàng sẽ dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy của đồng tiền

Mặt trái ấy của cơ chế thị trường tất yếu sẽ tạo nên những cơn “chấn động” trong tâm lí sáng tác của đội ngũ các nhà văn, mang đến những “cơn gió lạ” trong đời sống văn học Đặc biệt, những lý thuyết của văn học phương Tây cũng có điều kiện được các nhà văn tiếp xúc, học tập như: phân tâm học, tâm phân học, chủ nghĩa hiện sinh, hậu hiện đại, lý thuyết trò chơi… Văn học dần có sự thay đổi từ hình thể bên ngoài lẫn mạch ngầm tư tưởng bên trong để

có thể tiếp cận với cuộc sống đang trôi chảy Nhiệt tình đổi mới xã hội, khát vọng dân chủ và tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đã là những động lực tinh thần cho văn học thời kì đổi mới phát triển mạnh mẽ, sôi nổi Sự đổi mới ý thức nghệ thuật nằm ở chiều sâu của đời sống văn học, nó vừa là kết quả vừa

là động lực cho những tìm tòi đổi mới trong sáng tác, đồng thời lại tác động mạnh mẽ đến sự tiếp nhận của công chúng văn học, là điều kiện để phát huy

cá tính và phong cách cá nhân của nhà văn Bước đầu, văn học thời kì đổi mới

đã gặt hái được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là ở các thể loại tự sự như tiểu thuyết, truyện ngắn…

2.1.2 Tình hình thơ ca

Những thay đổi về văn hóa xã hội thời kỳ đổi mới đã tác động không nhỏ đến văn học Bước ra khỏi cuộc chiến, tính chất gai góc, phức tạp của

Trang 38

hiện thực khiến con người không thể nhìn cuộc sống bằng nhãn quan sử thi như trước Văn học phải phản ánh những vấn đề hiện thực ngổn ngang: giàu nghèo, đạo đức, số phận con người… Dù thuộc thế hệ nào, bước vào thời bình

và nền kinh tế thị trường thì vấn đề thế sự vẫn nổi lên hàng đầu Theo quan niệm truyền thống hiện thực như thế được coi là mảnh đất màu mỡ cho các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết Song, trước những vấn đề lớn của thời đại, thơ ca cũng không thể khoanh tay đứng nhìn như một người khách lạ ngoài cuộc Vấn đề thân phận con người trở thành nỗi ám ảnh của các nhà thơ khiến họ không thể thờ ơ vô cảm Các nhà thơ đã cố gắng đi tìm cho mình những hình thức thích hợp, để ngoài sự bộc lộ cảm xúc như vốn có, thơ còn góp phần tái hiện, phản ánh hiện thực, số phận của con người trong cái nhìn

đa chiều

Mặt khác, những thay đổi của văn hóa, xã hội đồng thời đặt công chúng thơ vào trạng thái tinh thần mới, có sự thay đổi về “thực đơn tinh thần” Đã và đang thiếu đi những khoảng lặng cần thiết trong tâm hồn con người để thơ tìm được bến neo đậu Công chúng ít tìm đến với thơ hơn bởi còn nhiều thứ khác hấp dẫn họ, hào nhoáng hơn, ồn ào hơn Điều này khiến không ít những nhà thơ bày tỏ tâm lí hoài nghi về vị trí của thơ ca trong đời sống mới:

Thế kỷ này không có chỗ cho thơ những muộn phiền lo toan tất bật thơ đi chơi chỗ khác

(Lê Minh Quốc) Trong bài thơ Thời thượng, mỗi câu thơ như tiếng thở dài của Chế Lan

Viên trước thời cuộc khi chứng kiến sự đổi thay, lãng quên:

Chẳng còn ai yêu vầng trăng và hương lúa ngoài đồng

Yêu bà Tiên hay đám mây trên lầu Hoàng hạc

Giờ là thế giới của xe cúp, tivi, phim màu ngũ sắc

Của quyền lực, tuổi tên, đốp chát…

Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng!

Trang 39

Nguyễn Duy cũng buông ra những câu thơ đắng chát trước cuộc đời bởi nhiều lúc:

Lời nói thật thà có thể bị buộc tội Lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương (…)Lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường

(Đánh thức tiềm lực)

Nhà thơ trẻ Vi Thùy Linh cũng đau đớn trước sự đảo lộn của những giá trị:

Có kẻ thuộc giá vàng, giá đôla hơn ngày giỗ cha

Có kẻ khóc người thân bằng băng cátsét Giả vờ vui, giả vờ buồn

(Tảng băng trôi)

Tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật” đã mang đến những thứ hoa quả lạ trên cánh đồng văn chương, hình thành bầu không khí văn học cởi mở và dân chủ Sự dân chủ hóa về mặt chính trị đã giải phóng cá tính và cởi trói khát vọng giãi bày cho đội ngũ sáng tác, cho phép nhà thơ tự do lựa chọn đối tượng phản ánh, tự do tìm kiếm phương thức biểu đạt Tháo bỏ mọi mặc cảm, thơ đã đi vào mọi ngõ ngách tâm hồn, tự tin và say đắm trong vẻ đẹp của sự thành thật

Đó là những thời cơ và thách thức lớn với thơ đương đại, buộc thơ phải làm mới mình từ hình thể bên ngoài đến mạch ngầm tư tưởng bên trong Đã đến lúc con người không thể loay hoay mãi trong những bộ đồng phục quá cũ,

không thể ngủ yên trong “giường chiếu hẹp” Vận động trong bối cảnh ấy, thơ

không thể cứ gói mình trong những hình tượng hào hùng với cảm hứng sử thi bay bổng lãng mạn mà cần phải có sự thay đổi về hình hài dưới sự chi phối

của bối cảnh xã hội mới Đã qua rồi cái thời kỳ “chùm hoa ti gôn cũng đỏ màu tập thể” Nói như Chế Lan Viên thì vị muối của đời đã cho thơ chất phụ

gia mới, mặn mòi hơn và lạ lẫm hơn Trước tình hình đó, ý thức đưa thơ đến với sự bung phá thi pháp thể loại để về với những miền khuất lấp mà xưa nay

bị coi là vùng đất cấm kị của văn chương đã hình thành rõ trong tư duy các

Trang 40

nhà thơ Họ đã hướng sáng tác của mình theo tư duy thế sự đời thường Hữu Thỉnh đã nhắc nhở mọi người rằng:

Thơ không phải là dây bìm trang trí Kéo nhòe đi những rễ cây tứa nhựa Bão động rừng sao cây chỉ rung rinh

Hàng loạt nhà thơ cũng thay đổi quan niệm và cho rằng: phải dấn thân

vào cuộc đời, phải tôn trọng sự thật Thanh Thảo quan niệm: “Cái đẹp là sự thật/ Hơn cả tắm trong lửa trong nước là tắm trong ý nghĩ trung thực” Nguyễn Khoa Điềm bày tỏ:“Thơ lặng lẽ, gầy gò, thơ như thanh thép nguội, thơ làm cột thu lôi dưới bão giông này” Võ Văn Trực nhận thức lại về mình: “Tôi đã đi quá nửa cuộc đời/ Qua những thập kỉ hát ca, những thế kỉ anh hùng/ Say mê quá chợt bây giờ nhìn lại/ Chứa bao điều bão tố ở bên trong” Và chính sự thật đã mang lại vẻ đẹp mới cho thơ ca: “Dẫu sinh nở muộn màng/ Sự thật bật ra ứa máu/ Đẹp như nụ cười mẹ sau những cơn đau”( Lê Nhược Thủy)

Một điều đặc biệt là thơ ca thời kì đổi mới gắn với sự xuất hiện của rất nhiều nhà thơ trẻ Là thế hệ nhập cuộc gần như đồng thời với cơ chế xã hội mới nên họ rất nhạy cảm với cái mới Không phủ nhận quá khứ oai hùng vừa

đi qua, nhưng cái mà họ muốn hướng đến là những vấn đề phức tạp về cuộc sống và con người hôm nay Có thể nói, chỗ mạnh của thơ ca thời kì đổi mới chính là những ý tưởng táo bạo chưa được nói đến, những lý tưởng rộng và

xa, những biểu tượng mới lạ, hệ thống ngôn từ mang dấu ấn riêng độc đáo Như vậy, có thể thấy, cái mốc 1986 đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc trong văn học, làm văn học nói chung và thơ ca nói riêng đến gần hơn, thật hơn với hiện thực đời sống, với tất cả sự ngổn ngang, đa chiều muôn mặt như nó vốn

có Đánh giá một cách khách quan, tuy thơ ca thời kì đổi mới chưa thật sự tạo nên những đỉnh cao chói lọi, song với những nỗ lực tìm tòi không ngừng của những nhà thơ, thơ đã và đang có những bước tiến vững chắc, tìm được chỗ

đứng trong lòng khán giả Chu Văn Sơn cho rằng: “Khước từ những cái trật

tự được sắp đặt bởi quán tính truyền thống thường được liên kết theo mạch ý,

Ngày đăng: 14/08/2016, 16:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Hoài Anh (2011), “Thơ với người đọc trong quan niệm của Chế Lan Viên”, Nguồn huudat.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ với người đọc trong quan niệm của Chế Lan Viên
Tác giả: Trần Hoài Anh
Năm: 2011
2. Vũ Tuấn Anh (1998), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa thế kỷ thơ Việt Nam
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1998
3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
4. Bakhin (Phạm Vĩnh Cư dịch) (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ văn hóa thông tin, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhin (Phạm Vĩnh Cư dịch)
Năm: 1992
5. Vương Bạch (2010), “Nhận diện thơ Trần Nhuận Minh”, Báo Hải Dương điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện thơ Trần Nhuận Minh
Tác giả: Vương Bạch
Năm: 2010
6. Lê Bảo (2001), Thơ Việt Nam tác giả, tác phẩm, lời bình, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam tác giả, tác phẩm, lời bình
Tác giả: Lê Bảo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
7. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1995: Những đổi mới cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam 1975-1995: Những đổi mới cơ bản
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
8. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề thơ Việt Nam 1975- 2000, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề thơ Việt Nam 1975- 2000
Tác giả: Phạm Quốc Ca
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2003
9. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2006
10. Nguyễn Việt Chiến (2007), Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân (1975- 2000), NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân (1975-2000)
Tác giả: Nguyễn Việt Chiến
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2007
11. Nguyễn Việt Chiến (2008), “Thơ Việt Nam 30 năm cách tân (1975- 2005)”, Quân đội nhân dân (16887) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam 30 năm cách tân (1975-2005)”, "Quân đội nhân dân
Tác giả: Nguyễn Việt Chiến
Năm: 2008
12. Mai Ngọc Chừ (2005), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2005
13. Nguyễn Văn Dân (2008),“Thơ văn xuôi, tiềm năng và triển vọng”, Văn nghệ, (50) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn xuôi, tiềm năng và triển vọng”, "Văn nghệ
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Năm: 2008
14. Xuân Diệu (2008), “Vài ý kiến về thơ văn xuôi”, Thơ, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài ý kiến về thơ văn xuôi”, "Thơ
Tác giả: Xuân Diệu
Năm: 2008
15. Gia Dũng (2001), Thơ Việt Nam 1945-2000, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam 1945-2000
Tác giả: Gia Dũng
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2001
16. Phan Huy Dũng (1999), Kết cấu thơ trữ tình, Luận án Tiến sĩ, ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu thơ trữ tình
Tác giả: Phan Huy Dũng
Năm: 1999
17. Tôn Thất Dụng (2001), Sự tương tác của các thể loại trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tương tác của các thể loại trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945
Tác giả: Tôn Thất Dụng
Năm: 2001
18. Triệu Đàm (2010), “Đôi điều suy tư tản mạn về thơ Trần Nhuận Minh”, Văn nghệ cuối tuần, (466) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi điều suy tư tản mạn về thơ Trần Nhuận Minh”, "Văn nghệ cuối tuần
Tác giả: Triệu Đàm
Năm: 2010
19. Triệu Đàm (2010), “Thử bàn về sự hiền minh trong Nhà thơ và hoa cỏ của Trần Nhuận Minh”, Nguồn baoquangninh.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử bàn về sự hiền minh trong Nhà thơ và hoa cỏ của Trần Nhuận Minh
Tác giả: Triệu Đàm
Năm: 2010
20. Trần Quang Đạo (2006), “Thử tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và quan niệm về cái tôi nghệ sĩ trong thơ thế hệ sáng tác sau 1975”, Nhà văn, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và quan niệm về cái tôi nghệ sĩ trong thơ thế hệ sáng tác sau 1975”, "Nhà văn
Tác giả: Trần Quang Đạo
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w