Bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học từ sau thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu Đề tài Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh (Trang 36 - 46)

CHƯƠNG 2 NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ TỰ SỰ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ TỰ SỰ

2.1 Bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học từ sau thời kỳ đổi mới

Công cuộc Đổi mới toàn diện từ năm 1986 đã tạo nên diện mạo mới cho đất nước, đã mang lại những đổi thay sâu sắc trên mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội… Thời kỳ “ Cái tinh tế cỏ hoa tạm thời chưa nghĩ đến/ Vì ta tính đến triệu sinh mệnh con người và vạn khoảnh non sông” đã dần đi vào quá khứ. Cuộc sống cá nhân riêng tư của con người không còn bị thu hẹp trước sự tỏa chiết của tập thể như thời chiến nữa. Đất nước đang phát triển vượt lên những thách thức và từng ngày kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, theo quy luật cạnh tranh, quan hệ giữa người với người cũng có những thay đổi.

Bước ra từ chiến tranh, con người trở về với cái đời thường, hiện sinh, phồn tạp, hối hả, với nhịp sống tất bật lo toan, những nhu cầu về vật chất và tinh thần…

Một gương mặt xã hội mới “sặc sỡ và ồn ào” với tất cả mặt sáng và mặt tối đã hình thành. Sự lên ngôi của những giá trị vật chất đã tạo nên chuyển động lớn trong đời sống tinh thần của con người. Những chuẩn mực cũ dần thay đổi, đạo đức xuống cấp, đồng tiền lên ngôi, giàu nghèo phân hóa…

Lúc này, đời sống văn hóa, tư tưởng cũng có những thay đổi khá lớn:

Một mặt vẫn duy trì xây dựng nền văn hóa theo tư tưởng Mác - Lênin, mặt khác đã tạo điều kiện cho phép những tinh hoa văn hóa nhân loại (đặc biệt là văn hóa phương Tây) được du nhập, tiếp cận với đời sống xã hội. Vì thế, đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội Việt Nam thời kì Đổi mới trở nên phong phú hơn. Tuy nhiên, theo đó cũng có những diễn biến khá phức tạp, những dấu hiệu đi xuống. Không ít người quay lưng lại với giá trị truyền thống, chạy theo vật chất, một bộ phận không nhỏ du nhập sự lai căng, mất gốc, sự sùng ngoại thái quá; nhiều người nhìn cuộc sống bằng cái nhìn hoài nghi, bất an…

Giai đoạn giao thời giữa cái cũ và cái mới như thế, nếu con người không có bản lĩnh vững vàng sẽ dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy của đồng tiền.

Mặt trái ấy của cơ chế thị trường tất yếu sẽ tạo nên những cơn “chấn động” trong tâm lí sáng tác của đội ngũ các nhà văn, mang đến những “cơn gió lạ” trong đời sống văn học. Đặc biệt, những lý thuyết của văn học phương Tây cũng có điều kiện được các nhà văn tiếp xúc, học tập như: phân tâm học, tâm phân học, chủ nghĩa hiện sinh, hậu hiện đại, lý thuyết trò chơi… Văn học dần có sự thay đổi từ hình thể bên ngoài lẫn mạch ngầm tư tưởng bên trong để có thể tiếp cận với cuộc sống đang trôi chảy. Nhiệt tình đổi mới xã hội, khát vọng dân chủ và tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đã là những động lực tinh thần cho văn học thời kì đổi mới phát triển mạnh mẽ, sôi nổi. Sự đổi mới ý thức nghệ thuật nằm ở chiều sâu của đời sống văn học, nó vừa là kết quả vừa là động lực cho những tìm tòi đổi mới trong sáng tác, đồng thời lại tác động mạnh mẽ đến sự tiếp nhận của công chúng văn học, là điều kiện để phát huy cá tính và phong cách cá nhân của nhà văn. Bước đầu, văn học thời kì đổi mới đã gặt hái được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là ở các thể loại tự sự như tiểu thuyết, truyện ngắn…

2.1.2 Tình hình thơ ca

Những thay đổi về văn hóa xã hội thời kỳ đổi mới đã tác động không nhỏ đến văn học. Bước ra khỏi cuộc chiến, tính chất gai góc, phức tạp của

hiện thực khiến con người không thể nhìn cuộc sống bằng nhãn quan sử thi như trước. Văn học phải phản ánh những vấn đề hiện thực ngổn ngang: giàu nghèo, đạo đức, số phận con người… Dù thuộc thế hệ nào, bước vào thời bình và nền kinh tế thị trường thì vấn đề thế sự vẫn nổi lên hàng đầu. Theo quan niệm truyền thống hiện thực như thế được coi là mảnh đất màu mỡ cho các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết. Song, trước những vấn đề lớn của thời đại, thơ ca cũng không thể khoanh tay đứng nhìn như một người khách lạ ngoài cuộc. Vấn đề thân phận con người trở thành nỗi ám ảnh của các nhà thơ khiến họ không thể thờ ơ vô cảm. Các nhà thơ đã cố gắng đi tìm cho mình những hình thức thích hợp, để ngoài sự bộc lộ cảm xúc như vốn có, thơ còn góp phần tái hiện, phản ánh hiện thực, số phận của con người trong cái nhìn đa chiều.

Mặt khác, những thay đổi của văn hóa, xã hội đồng thời đặt công chúng thơ vào trạng thái tinh thần mới, có sự thay đổi về “thực đơn tinh thần”. Đã và đang thiếu đi những khoảng lặng cần thiết trong tâm hồn con người để thơ tìm được bến neo đậu. Công chúng ít tìm đến với thơ hơn bởi còn nhiều thứ khác hấp dẫn họ, hào nhoáng hơn, ồn ào hơn. Điều này khiến không ít những nhà thơ bày tỏ tâm lí hoài nghi về vị trí của thơ ca trong đời sống mới:

Thế kỷ này không có chỗ cho thơ những muộn phiền lo toan tất bật thơ đi chơi chỗ khác

(Lê Minh Quốc)

Trong bài thơ Thời thượng, mỗi câu thơ như tiếng thở dài của Chế Lan Viên trước thời cuộc khi chứng kiến sự đổi thay, lãng quên:

Chẳng còn ai yêu vầng trăng và hương lúa ngoài đồng Yêu bà Tiên hay đám mây trên lầu Hoàng hạc

Giờ là thế giới của xe cúp, tivi, phim màu ngũ sắc Của quyền lực, tuổi tên, đốp chát…

Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng!

Nguyễn Duy cũng buông ra những câu thơ đắng chát trước cuộc đời bởi nhiều lúc:

Lời nói thật thà có thể bị buộc tội

Lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương (…)Lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường

(Đánh thức tiềm lực) Nhà thơ trẻ Vi Thùy Linh cũng đau đớn trước sự đảo lộn của những giá trị:

Có kẻ thuộc giá vàng, giá đôla hơn ngày giỗ cha Có kẻ khóc người thân bằng băng cátsét

Giả vờ vui, giả vờ buồn

(Tảng băng trôi) Tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật” đã mang đến những thứ hoa quả lạ trên cánh đồng văn chương, hình thành bầu không khí văn học cởi mở và dân chủ. Sự dân chủ hóa về mặt chính trị đã giải phóng cá tính và cởi trói khát vọng giãi bày cho đội ngũ sáng tác, cho phép nhà thơ tự do lựa chọn đối tượng phản ánh, tự do tìm kiếm phương thức biểu đạt. Tháo bỏ mọi mặc cảm, thơ đã đi vào mọi ngõ ngách tâm hồn, tự tin và say đắm trong vẻ đẹp của sự thành thật.

Đó là những thời cơ và thách thức lớn với thơ đương đại, buộc thơ phải làm mới mình từ hình thể bên ngoài đến mạch ngầm tư tưởng bên trong. Đã đến lúc con người không thể loay hoay mãi trong những bộ đồng phục quá cũ, không thể ngủ yên trong “giường chiếu hẹp”. Vận động trong bối cảnh ấy, thơ không thể cứ gói mình trong những hình tượng hào hùng với cảm hứng sử thi bay bổng lãng mạn mà cần phải có sự thay đổi về hình hài dưới sự chi phối của bối cảnh xã hội mới. Đã qua rồi cái thời kỳ “chùm hoa ti gôn cũng đỏ màu tập thể”. Nói như Chế Lan Viên thì vị muối của đời đã cho thơ chất phụ gia mới, mặn mòi hơn và lạ lẫm hơn. Trước tình hình đó, ý thức đưa thơ đến với sự bung phá thi pháp thể loại để về với những miền khuất lấp mà xưa nay bị coi là vùng đất cấm kị của văn chương đã hình thành rõ trong tư duy các

nhà thơ. Họ đã hướng sáng tác của mình theo tư duy thế sự đời thường. Hữu Thỉnh đã nhắc nhở mọi người rằng:

Thơ không phải là dây bìm trang trí Kéo nhòe đi những rễ cây tứa nhựa Bão động rừng sao cây chỉ rung rinh.

Hàng loạt nhà thơ cũng thay đổi quan niệm và cho rằng: phải dấn thân vào cuộc đời, phải tôn trọng sự thật. Thanh Thảo quan niệm: “Cái đẹp là sự thật/

Hơn cả tắm trong lửa trong nước là tắm trong ý nghĩ trung thực”. Nguyễn Khoa Điềm bày tỏ:“Thơ lặng lẽ, gầy gò, thơ như thanh thép nguội, thơ làm cột thu lôi dưới bão giông này”. Võ Văn Trực nhận thức lại về mình: “Tôi đã đi quá nửa cuộc đời/ Qua những thập kỉ hát ca, những thế kỉ anh hùng/ Say mê quá chợt bây giờ nhìn lại/ Chứa bao điều bão tố ở bên trong”. Và chính sự thật đã mang lại vẻ đẹp mới cho thơ ca: “Dẫu sinh nở muộn màng/ Sự thật bật ra ứa máu/ Đẹp như nụ cười mẹ sau những cơn đau”( Lê Nhược Thủy).

Một điều đặc biệt là thơ ca thời kì đổi mới gắn với sự xuất hiện của rất nhiều nhà thơ trẻ. Là thế hệ nhập cuộc gần như đồng thời với cơ chế xã hội mới nên họ rất nhạy cảm với cái mới. Không phủ nhận quá khứ oai hùng vừa đi qua, nhưng cái mà họ muốn hướng đến là những vấn đề phức tạp về cuộc sống và con người hôm nay. Có thể nói, chỗ mạnh của thơ ca thời kì đổi mới chính là những ý tưởng táo bạo chưa được nói đến, những lý tưởng rộng và xa, những biểu tượng mới lạ, hệ thống ngôn từ mang dấu ấn riêng độc đáo.

Như vậy, có thể thấy, cái mốc 1986 đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc trong văn học, làm văn học nói chung và thơ ca nói riêng đến gần hơn, thật hơn với hiện thực đời sống, với tất cả sự ngổn ngang, đa chiều muôn mặt như nó vốn có. Đánh giá một cách khách quan, tuy thơ ca thời kì đổi mới chưa thật sự tạo nên những đỉnh cao chói lọi, song với những nỗ lực tìm tòi không ngừng của những nhà thơ, thơ đã và đang có những bước tiến vững chắc, tìm được chỗ đứng trong lòng khán giả. Chu Văn Sơn cho rằng: “Khước từ những cái trật tự được sắp đặt bởi quán tính truyền thống thường được liên kết theo mạch ý,

mạch tứ, mạch cốt, mạch tình… nó có cơ xáo trộn tất cả những cái đó thành dòng chảy càng lúc càng bất định. Thơ hiện đại tạo cảm giác “thơ mà không thơ”,“không thơ mà thơ”, cũng tạo cơ hội cho bản sắc cá thể tung hoành nhiều hơn”[29, tr 193]. Nhà thơ Trần Nhuận minh cũng khích lệ cái mới: “Số người làm thơ đông, số tập thơ ra đời nhiều. Bên cạnh những tập thơ trung bình hoặc non yếu vẫn có những tập thơ hay có tính mở đường… Nói thơ đang lạm phát, khủng hoảng cũng là một nỗi lo tốt lành, nhưng tôi nghĩ chả đúng lắm đâu. Thơ ta đang hay lên đấy, cũng đang mới rồi đấy”[29, tr 193].

2.1.3 Ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học đến con đường thơ Trần Nhuận Minh

Do tác động của hoàn cảnh lịch sử và sự vận động trong ý thức chủ thể nhà thơ, hành trình sáng tạo của Trần Nhuận Minh có thể chia làm hai chặng:

Trước thời kì Đổi mới (1960-1985) và thời kì Đổi mới đến nay.

Trần Nhuận Minh làm thơ từ sớm, năm 1960 ông đã có thơ đăng báo.

Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, ông cùng các nhà thơ trẻ khác như Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo… trở thành những cây bút tiêu biểu. Ông đã in hai tập thơ Sức mới (1967) và Ca bình minh (1972) về đề tài công nghiệp. Tiếp đến là tập thơ in riêng như: Đấy là tình yêu (1972), Âm điệu một vùng đất (1981), Thành phố bên này sông (1982), Những vòm cây bên đường (tuyển tập những bài thơ đăng báo). Tuy là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc suốt 25 năm đầu nhưng theo cách nói của ông thì“hình như không còn thích hợp nữa, vì thế, các tập thơ của tôi in ra sau ngày đất nước đổi mới, một phần tư thế kỉ thơ tôi (1960-1985), tôi đã dứt khoát loại bỏ”. Giai đoạn trước 1986 thơ Trần Nhuận Minh mang âm hưởng sử thi hào hùng của cả nền thơ hướng về dân tộc. Đã có lúc nhà thơ cảm thấy bế tắc và thừa nhận: “Tôi thấy cả nước đã vượt qua cầu Hiền Lương vào giải phóng Sài Gòn, còn tôi vẫn không giải phóng được mình khỏi những ràng buộc của một đề tài, một địa phương, một loại nhận thức, kể cả chính trị và thẩm mĩ”.

Cuộc gặp gỡ với nhạc sĩ Trần Hoàn (1976) đã khiến ông nhận ra thơ là phải

phục vụ con người với tất cả mọi nỗi niềm người, “nhưng sau đó đến mười năm, tôi vẫn loay hoay không biết viết thế nào. Viết như cũ thì không hào hứng, viết khác đi thì chưa biết viết khác cái gì, khác thế nào”[54, tr 298].

Thời kì Đổi mới đã mở ra nhiều hướng đi trên hành trình sáng tạo nghệ thuật cho người nghệ sĩ. Trần Nhuận Minh như bừng tỉnh, ông đã dứt khoát tuyên bố:

Ngôi nhà cũ chật mùi quần áo cũ Tôi đi đây…

Đó như những lời giã từ của nhà thơ về quá khứ để đi tìm sự đổi mới cho thơ cả về nội dung và nghệ thuật. Trong nhiều cuộc phỏng vấn, Trần Nhuận Minh đều lần nhắc đến dấu mốc 1986: “Với Đại hội đổi mới của Đảng, tôi được khai sinh lần thứ hai. Tôi làm thơ về nhân dân với khái niệm cụ thể là những người dân cùng những buồn vui trong có thật trong đời họ mà mình thấy, mình hiểu”[54, tr 298]. Chính công cuộc đổi mới đã giải thoát mọi bế tắc trước đó, mở ra hướng đi mới trong thơ ông, hình thành một “vệt riêng”

mà nhà thơ Vân Long gọi là “thơ chân dung” và nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi gọi đó là những vần thơ“lật cánh” để bay tới tầm cao mới.

Bài thơ Nhà thơ áp tải (1986) của Trần Nhuận Minh đã thể hiện quan niệm nghệ thuật, quan niệm nhân sinh tích cực. Từ đó, có thể xem ông như một trong những người đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác mới - khuynh hướng thế sự đời tư: “Hãy áp tải sự thật/ Đến những bến cuối cùng…”. Như một cơ duyên, sau bài thơ Nhà thơ áp tải, thơ Trần Nhuận Minh chuyển sang một hướng khác, gai góc hơn, mạnh mẽ quyết liệt hơn nhiều. Nhiều bài thơ tình của Trần Nhuận Minh cũng lóng lánh: “Cây cỏ vô tình nhuốm nỗi dở dang em/ Gió thổi suốt đêm trăng mười bảy tuổi/ Em ở đâu đây? Trời dịu dàng bối rối/ Thả vào hồn ta giọt sương cũ đầm đìa”; có khi cũng lả lơi: “Giao thừa đi như cô gái chưa chồng/ Đẹp nức nở muộn màng đắng chát/ Ta ở đây giữa mùa xưa xanh ngát./ Má trăng mờ run rẩy dấu môi hôn”, nhưng lại không có dấu ấn riêng biệt, dễ lẫn trong hàng triệu vần thơ du

dương đang làm nghẹt thở trái tim người yêu thơ nước ta. Trần Nhuận Minh chỉ thực sự chứng minh được giá trị thơ khi nhập cuộc vào dòng chảy thế sự.

Những bài thơ của ông như những tiếng kêu thảng thốt, chối từ mọi mĩ từ đẩy đưa, mà tác giả khao khát: “Những câu thơ mỏng tựa cánh chuồn./ Ngàn năm bay ngược bão/ Mang sấm sét của những vùng chưa qua/ Mang ánh trăng của thời chưa tới”. Với khuynh hướng này, thơ Trần Nhuận Minh có sự chuyển biến gai góc, mạnh mẽ hơn. Từ vai trò là nhà thơ của giai cấp công nhân, hăng hái góp sức mình vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc, đến giai đoạn này, thơ ông thể hiện đậm nét ý thức gắn bó với đời sống thế sự nhân sinh. Nhiều lúc đứng trước hiện thực mới, ông đã mang tâm lí thất vọng bởi lẽ:

Rõ ràng là chẳng giống ngày xưa

Giống mai chăng? Cũng không biết nữa (Thoáng) Hay đó là cảnh:

Trai làng phóng a còng như điên Đầu cạo trọc

Cháy hết mình

Trong đỏ đen cuộc chơi

(45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh) Nhà thơ băn khoăn khi giá trị truyền thống đang bị mai một, khi mà “Cái ác vỗ vai cái thiện/ Cả hai cùng cười đi về tương lai”… Tuy nhiên không phải lúc nào nhà thơ cũng nhìn thấy cuộc đời ở nhiều mảng tối, u buồn mà ông vẫn tin tưởng vào cuộc đời, đến với cuộc đời bằng “Niềm tin yêu thuở ấy/ Đâu đã thành xa xôi”.

Tiếp nối sự đổi mới ở giai đoạn trước, Hoa cỏ (1992) đã đưa Trần Nhuận Minh sang thế giới khác, thế giới của cảnh đời và tình người. Từ Hoa cỏ, ông đã in tiếp tập thứ sáu có tên Nhà thơ và hoa cỏ. Và ở đây, nhà thơ có điều kiện thể hiện trung thực và đầy đủ cuộc sống như nó vốn có. Từ khuynh

Một phần của tài liệu Đề tài Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)