Yếu tố tự sự làm cho cảm xúc từ hiện thực của nhà thơ dễ đƣợc bộc lộ hơn bộc lộ hơn

Một phần của tài liệu Đề tài Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh (Trang 106 - 114)

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA YẾU TỐ TỰ SỰ TRONG THƠ GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA YẾU TỐ TỰ SỰ TRONG THƠ

3.2 Yếu tố tự sự làm cho cảm xúc từ hiện thực của nhà thơ dễ đƣợc bộc lộ hơn bộc lộ hơn

Thuộc phương thức trữ tình nên thơ lấy điểm tựa ở sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ trước cuộc đời. Thơ thiên về tiếng nói của cảm xúc, tình cảm, vì thế người đọc đến với thơ là đi tìm sự đồng điệu về tâm hồn. Cái để nhà thơ có thể làm lây lan tình cảm đến người đọc đó chính là yếu tố về cảm xúc, những rung cảm của nhà thơ trước cuộc đời càng chân thành tha thiết thì càng lôi cuốn, thuyết phục người đọc. Thơ Trần Nhuận Minh trong thời kì Đổi mới đề cập đến rất nhiều vấn đề về hiện thực cuộc sống và yếu tố tự sự đã góp phần đắc dụng cho nhà thơ trong việc thể hiện điều này. Mặt khác, nó còn

giúp nhà thơ dễ dàng hơn trong việc diễn tả cảm xúc của mình một cách chân thành trước cuộc đời mà không cần màu mè, rào đón trước sau.

3.2.1 Yếu tố tự sự và những cảm xúc chân thành tự nhiên của nhà thơ Cảm xúc trong thơ Trần Nhuận Minh được bật ra tự nhiên và cách thể hiện nó cũng giản dị, mộc mạc như tình cảm của một con người đứng giữa cuộc đời mà lên tiếng. Nhà thơ quan niệm rằng thơ hay cốt ở sự giản dị, mà muốn viết giản dị thì phải có cái tâm thật trong trẻo, cảm xúc phải chân thành.

Cảm xúc ấy đôi khi được bộc lộ từ những điều thật nhỏ nhoi trong cuộc sống, đó là khi ông nghe thấy tiếng một đứa trẻ khóc gọi mẹ vì đói, chỉ thế thôi cũng đủ để chạnh lòng người:

“Mẹ ơi, con đói”

Đứa bé chỉ nói vậy thôi, mà ai cũng chạnh lòng Chỗ sâu sắc tận cùng, lại chính là giản dị Lòe loẹt làm chi, hỡi đuôi của chim công…

(Mẹ ơi, con đói!)

Ở bài Đá cháy, nhân vật trữ tình làm một cuộc tự thuật về chính cuộc đời mình từ quá khứ ấu thơ đến hiện tại, mỗi thời điểm gắn với những sự kiện quan trọng, những câu thơ chảy ra tự nhiên từ tâm tư nhân vật và dòng cảm xúc ấy cũng dễ dàng đi tới người đọc:

Tuổi thơ

Tôi ở nhà ngoại

Cậu tôi bế vẹo xương sườn À ơi con cò con vạc

Tôi lê la vầy đất nghịch cát Chơi một mình, ngủ một mình ...

Mười bốn tuổi

Cuốc đất trồng rừng Bến Tắm

Nhận ra mồ hôi mình rất mặn…

Tôi

Tảng đất sét bên bờ sông Kinh Thầy Mùi mồ hôi nửa dầu nửa muối

Nặng năm mươi bốn cân, cao một mét năm nhăm Thích đọc sách Tàu, ghét thịt chó

Từng đánh cá biển Như một dân chài…

Một loạt những thông tin về hiện thực liên quan đến Trần Nhuận Minh, đó là tuổi thơ vất vả, là sự bươn chải kiếm sống khi trưởng thành, nó giống như bản sơ yếu lí lịch tự thuật về mình… Những chi tiết tưởng như chẳng có gì, nhưng nó chạm được vào lòng người bởi đứng trên cái lõi của hiện thực, người đọc có thể thấy bóng dáng của chính bản thân mình qua những câu thơ giản dị mộc mạc được cất lên từ trái tim nhà thơ.

Thông thường, tình cảm, cảm xúc trong thơ vẫn hay được bộc lộ trực tiếp qua những thán từ, những tính từ diễn tả cảm xúc. Khi đó, tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình hiện lên lồ lộ trên trang giấy. Song với Trần Nhuận Minh, sự xuất hiện các yếu tố tự sự đã khiến nhà thơ phải hạn chế những từ ngữ biểu cảm trực tiếp, thay vào đó là sự xuất hiện của sự kiện, chi tiết, giọng điệu kể… nhưng khi tiếp xúc với tác phẩm, người đọc vẫn cảm nhận được vị sâu lắng của muối đời mặn mòi cất lên, đó chính là sự chân thành trong cảm xúc. Bài thơ Cụ Chiến tiễn cháu gái đi giúp việc gia đình ở nước ngoài có nhiều câu đọc lên mà ứ nghẹn nơi cổ họng: “Cháu đã qua lớp học/ Tập lau nhà thùa khuy/ Tập ăn thừa dưới bếp/ Tập khóc chẳng ai hay/ ..Tập đưa tăm phải quỳ…” Sự chân thực đến từng chi tiết được kể ra đã phác lên số phận của những người được “chọn” đi làm ô sin ở nước ngoài. Nhà thơ không trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình trước hiện thực ấy, nhưng nếu như không có tình cảm chân thành thì sẽ thật khó để viết lên những câu thơ như cứa vào gan ruột

những người đang sống yên bình hôm nay:

Ba mươi năm đánh giặc Ngẩng đầu trong đạn bom Đói nghèo run tay gậy Cụ đứng bên đường mòn…

Những rung động chân thành tha thiết của Trần Nhuận Minh còn được bắt nguồn từ những vần thơ về những người thân yêu trong gia đình, đó là những người bà, người mẹ tần tảo sớm hôm, cảm xúc được cất lên thành lời ngay từ những câu thơ giản dị mang giọng kể:

Mẹ vẫn như xưa đẹp một vẻ buồn Thăm thẳm một nỗi gì xa vắng Mỗi lần về tóc mẹ thêm bạc trắng Ngay tóc con, giờ cũng chớm hoa râm

(Mẹ) Mẹ tôi tóc đã bạc trắng

Bạc hơn bất cứ màu mây nào Mỗi lần bước lên thềm nhà

Hai tay người phải chống vào đầu gối

(Đá cháy)

Chính tình cảm yêu thương quyến luyến với gia đình, người thân đã nuôi dưỡng hồn thơ Trần Nhuận Minh, để từ đó ông đã mang đến cho cuộc đời những câu thơ đầy ý nghĩa, chân thực đến cảm động. Không cần thổ lộ trực tiếp, không cần tạo sự mùi mẫn trên ngôn từ, thái độ khách quan khi kể, tả như thói quen của người viết truyện ngắn, tiểu thuyết vẫn làm cho người đọc tin rằng, cảm xúc của nhà thơ là chân thành, tha thiết bởi đó là thứ cảm xúc được nảy sinh trên cái lõi của hiện thực cuộc sống, nó khiến người đọc se sắt cõi lòng mỗi khi nhớ về người mẹ thân yêu của mình.

Tương tự như thế, bài thơ Nghe trộm hai bà trò chuyện, tác giả cũng sử dụng yếu tố tự sự làm nền cho sự trôi chảy của cảm xúc. Bốn khổ đầu bài thơ thực hiện nhiệm vụ kể lại một câu chuyện nhà thơ tình cờ nghe được. Câu

chuyện có tình huống, có cốt truyện: Hai người phụ nữ gặp gỡ nhau, kể cho nhau nghe nỗi băn khoăn, những lo âu của mình: buồn vì không hiểu sao người tự nhiên cứ “phì ra” dù chiều nào cũng chăm chỉ tập cầu lông, dù mỗi lần đi họp trung ương, họp tỉnh đã tìm thầy tìm thuốc, chị nhìn những món ăn ngon mà “phát khiếp”, rồi kéo theo đó là lo láng mình xấu, sợ chồng sẽ “bồ bịch”. Câu chuyện quanh quẩn, tưởng như chẳng có sự xuất hiện của chất thơ ở đây. Nhưng đến hai câu cuối, chất thơ mới được dịp bộc lộ trên cái lõi của hiện thực, trên cái nền tưởng như “không thơ” ấy:

Nghe trộm hai bà trò chuyện Tự dưng lại thấy vui vui Chợt nhớ bao người cấy hái Quanh năm lưng bán cho trời

Vậy mà đói ăn, thiếu mặc Muốn gầy ư? Có khó gì!

Chợt thấy thơ mình có lỗi Lạc loài trăng gió chi chi

Hóa ra, mối quan tâm duy nhất của nhà thơ không phải là câu chuyện trên của hai người đàn bà, mà chính là sự hướng tới những thân phận, cuộc đời lấm láp quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” mà vẫn đói ăn thiếu mặc, họ đâu có thời gian để lo lắng vấn đề béo gầy, đẹp xấu. Nhà thơ nhận thấy thơ mình như có lỗi, nhiều khi lạc loài giữa cuộc đời như “ánh trăng lừa dối”, bởi cuộc đời này còn nhiều thứ đáng để quan tâm hơn. Như thế, sự xuất hiện các yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh không những không làm mất đi tính chất nguyên thủy của thơ mà còn tạo điều kiện để tiếng nói của cảm xúc được ngân lên từ dòng chảy hiện thực. Sự chân thành trong cảm xúc của nhà thơ chính là cách đưa thơ đến với người đọc gần hơn, cũng là giúp cho vị trí của thơ sâu gốc, bền rễ trong lòng người đọc.

3.2.2 Yếu tố tự sự - đòn bẩy cho việc thể hiện cảm xúc

Thực tiễn cho thấy rất nhiều nhà thơ lấy hiện thực làm đòn bẩy để từ đó cảm xúc bộc phát và thăng hoa. Sự xuất hiện yếu rố tự sự trong thơ đã giúp các nhà thơ thể hiện điều đó dễ dàng hơn. Nó tạo nên hiệu ứng tích cực cho thể loại, điều mà trước đây ta thấy Hồ Chí Minh đã thể hiện trong bài thơ Không đề:

Lâu nay không làm bài thơ nào Đến nay thử làm xem ra sao Lục khắp giấy tờ vần chẳng thấy Bỗng nghe vần thắng vút lên cao

Ba câu thơ đầu nhiều yếu tố tự sự, đến câu cuối, khi vần “thắng” bay lên giữa đống ngôn từ bề bộn, bài thơ mới thực sự mang bản chất của thơ.

Với Đá cháy, Trần Nhuận Minh cũng nhiều lần cần đến sự xuất hiện của yếu tố tự sự để có thể dễ dàng bộc lộ cảm xúc. Có những đoạn mang nặng yếu tố tự sự thông qua sự xuất hiện của các chi tiết, sự kiện, giọng điệu kể:

Mẹ tôi vào phường cấy thuê Với câu hát buồn tứ xứ Gặp cha là lại cãi nhau Tôi không hiểu vì đâu

Đứng khóc một mình không ai dỗ Bà tôi khẽ kêu “Rõ khổ”…

Sự xuất hiện các yếu tố ngoại biên như thế đã giúp chủ thể trữ tình hồi tưởng lại tuổi thơ buồn của mình với sự vất vả của mẹ, những lần cãi nhau giữa mẹ và cha, những giọt nước mắt ngơ ngác không hiểu của một đứa trẻ, những tiếng thở dài của bà… Nhưng trên cái nền hiện thực ấy, mạch cảm xúc của thơ ca đã chảy về. Đó là những câu thơ mang nặng tâm trạng, nỗi niềm, là sự dâng trào cảm xúc mỗi khi nhớ tới quê hương, là lúc nhận ra vị mặn của

mồ hôi, vị đắng nhạt của ngụm nước, miếng cơm quê người:

Nhận ra vị mồ hôi mình rất mặn Đãi sỏi mùa mưa

Uống nước sông cầu thấy đắng Miếng cơm nhạt miệng quê người…

Trước nay, những vấn đề thuộc nhu cầu bản năng của con người trần tục vốn vẫn bị xem là những điều không tạo được sự quyến rũ thường tình của nhà thơ, không thuộc cốt cách của thơ. Trần Nhuận Minh đã đưa nó vào trong thơ mà không hề gợi sự dung tục bởi sự gia giảm hợp lí của yếu tố tự sự:

Khi nằm co chân lên đầu gối chạm đỉnh trời hình chữ nhật Yêu em vẫn là lần thứ nhất

Anh hôn em mới đẹp làm sao, miệng như cái giỏ Ngọn lưỡi là con cá nhảy ở bên trong

Anh ôm em mới tốt làm sao, kín từ chót ngón chân tới tận đỉnh đầu Ngón tay mở những ngôi sao long lanh…

Vẫn còn thừa thãi ánh trăng vàng Cho em tắm

Sáng tròn đêm ba mươi…

(Với em, dù nắng đã bạc đầu) Những câu thơ đọc lên vừa gợi ấn tượng giản dị vừa tạo được những ý tứ rất đẹp, rất thơ. Hình ảnh “đầu gối chạm hình chữ nhật” (tấm ván thiên),

miệng như cái giỏ”,“lưỡi là con cá nhảy ở bên trong” là những hình ảnh không thơ, nhưng nó lại là đòn bẩy để câu thơ tiếp theo nâng chất thơ lên bề mặt. Đó là ý tứ rất thơ khi nụ hôn sẽ mang tới những ngôi sao long lanh, những ánh trăng vàng cho người yêu tắm, làm không gian đêm ba mươi sáng rực.

Có nhiều trường hợp thơ Trần Nhuận Minh chất phác như một câu chuyện kể. Điều này sẽ dẫn đến việc có người băn khoăn về năng lực thẩm mĩ của nhà thơ. Nhưng thiết nghĩ để có thể cảm hết cái hay cái đẹp không thể chỉ đánh giá bằng cái nhìn hời hợt bên ngoài. Theo chúng tôi, thơ hay là thơ dễ đi

vào lòng người đọc và để lại nhiều cảm xúc, thơ góp phần hóa giải cho nỗi đau của con người. Trần Nhuận Minh không chờ hứng khởi gió mây đến với bàn viết, mà ông tìm thấy những rung động chính từ đời sống. Nhà thơ hiểu rằng thi ca đang cần cho một điều thầm kín hơn mà cũng cao cả hơn: “Muốn khóc thì cứ khóc/ Thích cười thì được cười/ Vì điều đơn giản ấy/ Máu bây giờ vẫn rơi”. Vì thế, ông buông sự đời xối xả xuống trang giấy như một minh chứng thuyết phục cho ý niệm thơ không có một nhiệm vụ nào là góp phần hóa giải nỗi đau của thời đại mình. Với quan niệm như thế, cảm xúc chân thành của nhà thơ đều bắt nguồn từ hiện thực, và những yếu tố tự sự có mặt với tư cách như một đòn bẩy để nguồn cảm xúc chân thành ấy được lật cánh, chất thơ phát khởi từ mảnh đất hiện thực ngổn ngang. Bạn hưu như một câu chuyện kể về sự gặp gỡ giữa hai người bạn già:

Đập gậy vào cánh cổng Bạn ơi ta tới nhà

Có chó thì xích lại Có rượu thì bày ra

Ngoài hiên kê cái chõng Ngất ngưởng ngồi cũng hay Bóng già đi lõng thõng Hao tiền mua nước cay…

Trong không khí gặp gỡ ngày thường giữa hai người bạn già như thế, câu thơ thiên về kể lể, hàn huyên. Nhưng cảm xúc thơ không vì thế mà bị triệt tiêu. Kết lại bài thơ, Trần Nhuận Minh trả thơ về đúng với bản chất của nó.

Đó là khi ông thể hiện niềm tin vào cuộc sống:

Ngổn ngang lưng chén rượu Sương nắng bạc đời người Niềm tin yêu thuở ấy Đâu đã thành xa xôi…

Để cảm xúc trữ tình được ngân vang, thơ Trần Nhuận Minh còn cần đến sự hỗ trợ của các yếu tố khác như ngôn từ, giọng điệu… mà chúng tôi đã tập trung khảo sát trong chương hai của luận văn.

Có thể nói, sự xuất hiện của yếu tố tự sự trong những trường hợp như thế đã đem đến những hiệu ứng tích cực cho thơ Trần Nhuận Minh. Hiện thực ngổn ngang với tất cả những mảng tối sáng, những góc khuất của đời, những thân phận bé nhỏ… đã khiến ông xúc động và giãi bày nó trên trang giấy. Nhà thơ cần đến những yếu tố tự sự để có thể dễ dàng hơn trong việc đề cập tới những vấn đề của cuộc sống và không dừng lại ở cái kể lể thông thường, mỗi bài thơ bao giờ cũng chất chứa cảm xúc, có khi bị dồn nén lại, có khi ào ạt tuôn chảy trên bức tranh đời. Dù trở đi trở lại nhiều trong thơ Trần Nhuận Minh song những yếu tố tự sự không tiếm vị, không làm mất đặc trưng của thơ mà góp phần làm cho những cảm xúc dễ dàng được bộc lộ hơn. Đó mới là cái mà cả người làm thơ và người đọc thơ hướng tới. Theo Trần Nhuận Minh thì trong bài thơ “cảm xúc là cái quan trọng nhất”, “cảm xúc là nỗi lòng tác giả, là gan ruột tác giả”, nó là “đường ranh giới giữa thơ và một cái gì khác”[58, tr371]. “khi cảm xúc đủ mạnh thì ngôn ngữ hàng ngày, thậm chí là dưới mức thông thường đều có thể là ngôn ngữ thơ”[58, tr374].

Một phần của tài liệu Đề tài Tìm hiểu yếu tố tự sự trong thơ Trần Nhuận Minh (Trang 106 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)