Để góp phần làm rõ thế nào là dạy học môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt hệ đào tạo cử nhân Giáo dục Tiểu học theo cách tiếp cận phát triển năng lực người học, chúng tôi xin giới thiệu
Trang 1DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC THEO CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
GS.TS Lê Phương Nga
Trường ĐHSP Hà Nội
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu một thử nghiệm dạy học nội dung Tìm hiểu sách
giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học thuộc học phần Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, hệ đào tạo cử nhân Giáo dục Tiểu học, theo định hướng phát triển năng lực người học Kết quả ban đầu của thử nghiệm dạy học này gợi ra cho giảng viên những định hướng giúp người học làm được trên cơ sở những điều đã biết, thích ứng với những gì sẽ diễn ra trong tương lai ở trường phổ thông
Từ khóa: Dạy học, tiếp cận năng lực, sách giáo khoa, điều chỉnh
Abstract: The article introduces a teaching content experiment: Investigation
of Vietnamese language textbook in primary according to learners' competency development orientation This content belongs to Vietnamese language teaching methods in primary school module - Bachelor of Primary Education The preliminary results of this experiment indicate numerous suggestions for lecturers to help learners practicing on the basic of knowing, adapting to what happen in primary schools in the future
Key words: teaching, competency approach, textbook, adjust
1 Đặt vấn đề
Chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 và cả chương trình đào tạo cử nhân giáo dục tiểu học (GDTH) hiện nay phải được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực (ĐHPTNL)
Năng lực (NL) được hiểu là sự tích hợp của nhiều thành tố như tri thức, kĩ
năng, sự sẵn sàng hoạt động, khả năng hợp tác, khả năng huy động những nguồn thông tin mới của người học để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống
Cách tiếp cận này đặt ra mục tiêu căn bản của chương trình không phải là người
học biết được gì mà là có thể làm được gì từ những điều đã biết
Trường sư phạm, với tư cách là một trường dạy nghề phải gắn với thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của mình là trường phổ thông nói chung, trường tiểu học nói riêng Với tư cách là “máy cái”, trường sư phạm không chỉ phải song hành với trường
Trang 2phổ thông mà phải đi trước phổ thông vì có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên (GV) không chỉ có khả năng thích ứng với những gì đang có mà còn thích ứng với những gì
sẽ diễn ra trong tương lai ở phổ thông
Việc tổ chức dạy học ở trường sư phạm phải trở thành một mẫu hình tổ chức dạy học ở phổ thông, thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục (PPGD) theo hướng hiện đại: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp (PP) tự học, hứng thú học tập, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập của người học
Giảng viên (GV) đại học không phải là người “ban phát” chân lí mà là người bạn đồng hành nghiên cứu, đồng hành sáng tạo với sinh viên (SV) theo nguyên tắc
“Thầy giáo không được yêu cầu học sinh làm những gì mà bản thân thầy chưa từng trải nghiệm, bản thân thầy không làm được” Hoạt động giảng dạy ở đại học phải gắn liền với hoạt động nghiên cứu Những sản phẩm - kết quả đầu ra thầy giáo mong đợi
có ở SV thì ngay từ đầu giờ dạy phải được thầy hình dung rõ ràng và đặc biệt là thầy
đã nắm chắc cách làm để tạo ra nó
Để góp phần làm rõ thế nào là dạy học môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt
hệ đào tạo cử nhân Giáo dục Tiểu học theo cách tiếp cận phát triển năng lực người
học, chúng tôi xin giới thiệu một thử nghiệm dạy học thông qua nội dung Tìm hiểu
sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học
2 Nội dung
2.1 Điểm khác biệt giữa chương trình dạy học tiếp cận nội dung và chương trình dạy học tiếp cận năng lực
Theo cách tiếp cận nội dung, đầu giờ học, GV sẽ đưa ra một sườn bài giảng mà
thực chất là thứ tự các kiến thức GV sẽ cung cấp cho SV theo dự tính họ cho rằng SV cần Nguồn thông tin chủ yếu là GV Chẳng hạn, hai năm học 2013 - 2014, 2014 -
2015, khi dạy nội dung Định hướng soạn thảo sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt (TV)
sau 2015 (thuộc chuyên đề Định hướng đổi mới chương trình (CT) và SGK TV sau 2015) chúng tôi đã trình bày các vấn đề: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng
CT và đổi mới SGK theo ĐHPTNL CT giáo dục phổ thông tổng thể sau 2015
CT Ngữ Văn sau 2015 Định hướng soạn thảo SGK TV ở Tiểu học sau 2015
Theo cách tiếp cận năng lực, trước hoặc đầu giờ học, GV sẽ ra một đề bài, thực
chất là một kết quả đầu ra mong đợi được diễn đạt dưới dạng một năng lực thực tiễn
cần có ở SV Đồng thời GV gợi ý thêm về các nguồn thông tin (SV cần được học cách
thu thập, chia sẻ thông tin như một kĩ năng học tập ngay từ những ngày đầu vào trường
Trang 3đại học: chú ý trên nhiều nguồn, đa phương thức, đa phương tiện) Năm học 2015 -
2016, cũng dạy học chuyên đề Định hướng đổi mới CT và SGK TV sau 2015, ngay từ đầu, chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho SV: Bạn hãy soạn thảo tài liệu dạy học Tiếng
Việt ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực người học cho một tuần học của một lớp Các nhóm và toàn lớp với sự trợ giúp của GV sẽ xác định tuần tự các việc cần
làm: Xây dựng CT giả định cho cấp học Xây dựng CT giả định cho từng lớp Lập
ma trận các nội dung cốt lõi cho từng tuần học Lựa chọn văn bản có khả năng tích hợp dạy tiếp nhận (đọc-xem) và tạo lập (nói/viết- trình bày), thiết kế các hoạt động dạy đọc, viết, nghe, nói Vì mới thử nghiệm lần đầu, chưa hoàn tất học phần nên chưa thể
có những kết luận về tính hiệu quả của chuyên đề Chỉ biết rằng, giờ học không dừng lại trên lớp, SV rất hứng thú, ngoài giờ học, các nhóm vẫn thường xuyên chia sẻ và tham vấn GV
2.2 Mô tả việc dạy học nội dung Tìm hiểu SGK Tiếng Việt Tiểu học (thuộc học phần PPDH TV ở Tiểu học I)
Nội dung này trước đây có tên gọi là SGK Tiếng Việt Tiểu học và được trình
bày với 2 ý: nguyên tắc soạn thảo SGK và mô tả SGK Phương pháp chủ yếu được sử dụng là thuyết trình phối hợp với đàm thoại Có thể dễ dàng hình dung kết quả là GV cung cấp cho SVthông tin về SGK
Nội dung này hiện nay được dạy với hai nhiệm vụ (vấn đề) giao trước cho SV:
1) Chỉ ra những câu hỏi/ bài tập mà bạn cho là HS không hứng thú hoặc khó thực hiện và giải thích vì sao
2) Đưa ra những kiến nghị điều chỉnh cho một bài học cụ thể trong SGK (Điều
chỉnh những ngữ liệu / câu hỏi / bài tập của SGK mà bạn cho là chưa phù hợp với nguyên tắc soạn thảo đã được đề xuất) và giải thích vì sao mình điều chỉnh như vậy
Phương pháp thảo luận, hoạt động nhóm được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ này Lớp học được chia thành 10 nhóm, khảo sát 10 quyển SGK theo từng học kì của 5 lớp Mỗi cá nhân được nhóm phân công khảo sát theo đơn vị tuần học trong SGK Việc thực hiện nhiệm vụ này sẽ giúp SV có năng lực đánh giá và điều chỉnh tài liệu dạy học dựa vào nguồn thông tin là SGK, các nguyên tắc soạn thảo CT và SGK
Hoạt động nhóm chỉ có hiệu quả khi mục tiêu, quy trình thực hiện mỗi hoạt động được SV xác định rõ ràng, biết hợp tác, chia sẻ Chẳng hạn, với hoạt động này, các việc làm cần thực hiện trong nhóm là:
Trang 4- Nhóm chọn một bài học / tuần học trong SGK Tiếng Việt của một lớp, phân tích mục tiêu, trình bày kết quả mong đợi của từng câu hỏi / bài tập
- Mỗi bạn tìm trong một tuần học của SGK, chia sẻ trong nhóm những điểm mình chưa hiểu hoặc thấy bất hợp lí (chưa phù hợp với mục tiêu dạy học, thực tế dạy học, đặc điểm nhận thức và hứng thú của HS ), những điểm còn băn khoăn, thắc mắc, cảm thấy sẽ gặp khó khăn nếu tiến hành dạy học
- Nhóm thảo luận xem những điểm bạn mình đề xuất điều chỉnh có hợp lí không, vì sao
- Nhóm thảo luận, theo từng nguyên tắc soạn thảo SGK được đề xuất có những cách thức nào để điều chỉnh tài liệu dạy khi vi phạm nguyên tắc
Sau đây là tóm tắt kết quả tổng hợp mà SV các nhóm K60, 61 đã chia sẻ trước lớp về việc điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học: Điều chỉnh yêu cầu (lệnh) của hoạt động Thay đổi, điều chỉnh ngữ liệu Thêm mẫu thực hiện, thêm gợi ý Thêm nội dung phân tích mẫu Thay đổi đồ dùng dạy học Điều chỉnh hình thức lưu giữ kết quả hoạt động
GV cùng các nhóm nhận xét, bổ sung để rút ra những cách thức giảm độ khó hoặc tăng độ thú vị của câu hỏi/ bài tập
Phân tích một cách đơn giản nhất, một câu hỏi/ bài tập được trình bày trong SGK gồm có hai phần: phần lệnh và phần ngữ liệu Riêng Tập làm văn (TLV), ngoài lệnh và ngữ liệu còn có thể có thêm phần dẫn Phần ngữ liệu trong đề TLV còn được hiểu là phạm vi hiện thực được nói tới Ứng với hai phần cơ bản của một câu hỏi/ bài tập, ta có hai cách để giảm độ khó và tăng độ thú vị: tác động vào phần lệnh hoặc phần ngữ liệu
Hướng cơ bản để tăng độ thú vị của một câu hỏi/ bài tập là sử dụng các trò chơi, câu đố, sử dụng các ngữ liệu trực quan (tranh ảnh), những ngữ liệu có khả năng tích hợp với các hoạt động vẽ, hát
GV chốt lại cách điều chỉnh câu hỏi/ bài tập trong SGK theo từng mạch nội dung dạy học:
1) Hoạt động (HĐ) viết chính tả
Hướng cơ bản để điều chỉnh HĐ viết chính tả là lựa chọn ngữ liệu mang tính tiết kiệm (tần xuất xuất hiện các nội dung chính tả cao), sử dụng nhiều văn vần cho dễ nhớ, sử dụng nhiều đồng âm để rèn luyện chính tả so sánh
2) Hoạt động đọc
Trang 5- Giảm độ khó theo hai cách:
+ Giảm độ khó của phần lệnh bằng cách chuyển từ dạng bài tập hồi đáp cắt nghĩa nhận diện (tái hiện)
+ Thay thế ngữ liệu gốc bằng ngữ liệu mới dễ hơn
- Tăng độ thú vị:
+ Tăng độ thú vị của phần lệnh bằng cách chuyển từ dạng bài tập nhận diện (tái hiện) cắt nghĩa hồi đáp
+ Thay thế ngữ liệu gốc bằng ngữ liệu mới văn chương hơn, thú vị hơn
3) Hoạt động viết đoạn, bài
- Giảm độ khó bằng cách:
+ Bổ sung phần lệnh để có điều kiện chỉ dẫn thêm cách làm bài
+ Bổ sung vào phần dẫn để giúp HS dễ dàng tìm ý, trau chuốt phần lời của đề
để tạo mẫu viết văn
+ Thay phần ngữ liệu cho gần gũi với HS để có một đề bài yêu cầu viết về phạm vi hiện thực quen thuộc
- Tăng độ thú vị bằng cách:
+ Tác động vào phần lệnh tạo ra đề mở có nhiều lựa chọn, thay đổi vai nói, vai tiếp nhận để tạo điều kiện cho HS sáng tạo
+ Xây dựng ngữ liệu tạo điều kiện cho HS phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo 4) Hoạt động nghe - nói
HS phải được nói những điều đã trải nghiệm, hứng thú, quan tâm nên GV có thể thay đề tài luyện nói cho phù hợp
5) Hoạt động tìm hiểu, sử dụng từ và câu
- Giảm độ khó bằng cách:
+ Bỏ bớt yêu cầu của phần lệnh hoặc điều chỉnh yêu cầu của phần lệnh cho dễ hơn + Thay thế ngữ liệu gốc bằng ngữ liệu điển hình, tường minh, đơn giản hơn
- Tăng độ thú vị (nhiều khi cũng là độ khó), có hai cách làm:
+ Thêm yêu cầu của phần lệnh hoặc điều chỉnh yêu cầu của phần lệnh thú vị hơn Đó là những yêu cầu chỉ ra nghĩa, cách sử dụng, chỉ ra sự tương hợp giữa nội dung và hình thức ngữ pháp, biến đổi mục đích, hoàn cảnh giao tiếp để HS tạo ra những phiên bản mới so với bài tập gốc
Trang 6+ Thay thế ngữ liệu gốc bằng ngữ liệu thú vị hơn Đó có thể là những ngữ liệu mang tính văn chương hơn, có kiểu loại văn bản hấp dẫn hơn, có thể là những ngữ liệu phản ánh sự thú vị của ngôn ngữ nói chung và đặc điểm tiếng Việt nói riêng: tính đa trị, năng sản, đồng âm, đồng nghĩa, nhiều nghĩa
Ngoài ra, còn có thể giảm độ khó của các HĐ bằng cách chuyển hình thức của câu hỏi/ bài tập, ví dụ chuyển từ yêu cầu tự luận thành trắc nghiệm Trong trắc nghiệm cũng có những kĩ thuật để giảm độ khó hoặc tăng độ thú vị Ví dụ: đẩy các phần lựa chọn ra xa nhau sẽ làm giảm độ khó hoặc đưa các phần chọn lại gần nhau, trau chuốt lời ở phần chọn để có các mẫu văn chương đích thực là cách tăng độ thú vị của bài tập trắc nghiệm dạy đọc hiểu
Nhờ cách làm này mà hoạt động học tập của sinh viên diễn ra rất sôi nổi: Họ tranh luận về việc một bài tập nào đó của SGK có lợi ích hay không lợi ích (với hoạt động giao tiếp của HS), khó hay không khó, thú vị hay không thú vị Để bảo vệ ý kiến của mình, họ say sưa giải thử bài tập, nghĩ ra từng bước hướng dẫn giải bài tập cụ thể Chúng tôi đã kết thúc bài học với một lời hứa hẹn: Các bạn đã có nhiều nhận định, nhiều kiến giải thú vị Có nhiều thắc mắc và đề xuất chưa có câu trả lời Chúng
ta sẽ tiếp tục đi tìm đáp án trong phần tiếp theo, khi đi vào tìm hiểu cách dạy học các phân môn cụ thể
Việc tìm hiểu CT, SGK không còn là hoạt động cung cấp thông tin mà trở thành một hoạt động tìm kiếm, sáng tạo, không đóng kín trong giờ học trên lớp mà trở thành một hoạt động mở: SV tiếp tục chia sẻ trên hòm thư chung của lớp, gọi điện và viết thư nhờ chúng tôi giải đáp thắc mắc Những thắc mắc này lại trở thành những vấn đề buộc chúng tôi phải tiếp tục nghiên cứu Cách dạy học này không chỉ làm cho người học hứng thú, chủ động, sáng tạo mà còn kích thích hứng thú, sáng tạo của người dạy
2.3 Ví dụ về đề xuất của sinh viên trong việc điều chỉnh SGK Tiếng Việt hiện hành và những ứng dụng trong thực tế dạy học
1) Điều chỉnh câu hỏi / bài tập và phần ghi nhớ bài Từ đồng nghĩa (SGK
TV5, tập 1, tr.7-8)
Cách trình bày của SGK:
Từ đồng nghĩa
Nhận xét
So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau:
Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải
Trang 7xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều
HỒ CHÍ MINH
Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại Nắng nhạt ngả màu vàng hoe Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những
chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng
TÔ HOÀI
Tràng hạt bồ đề: chuỗi hạt mà người theo đạo Phật dùng để lần từng hạt khi
tụng kinh, niệm Phật
Thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét: Những
từ nào thay thế được cho nhau? Những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao?
Ghi nhớ
1 Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau
hoặc gần giống nhau
VD: siêng năng, chăm chỉ, cần cù,…
2 Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói VD: hổ, cọp, hùm,…
3 Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn Khi
dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho đúng
VD:
- Ăn, xơi, chén,… (biểu thị thái độ, tình cảm khác
nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến)
- Mang, khiêng, vác,… (biểu thị những cách thức
hành động khác nhau )
Sinh viên đã trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến ngữ liệu và lệnh trong SGK hiện hành chưa phù hợp với học sinh Được sự phân tích, gợi ý của giảng viên, các nhóm đã đưa ra đề xuất điều chỉnh ngữ liệu và lệnh Trên cơ sở sinh viên trao đổi, đánh giá ý tưởng điều chỉnh của các nhóm, giảng viên đã tổng hợp, bổ sung để đưa ra phương án điều chỉnh khả thi nhất
Nhận xét
So sánh nghĩa của hai cặp từ sau để hiểu thế nào là từ đồng nghĩa:
Trang 8a) học sinh - học trò
Nghĩa của hai từ học sinh, học trò có điểm nào giống nhau? (Hai từ này cùng
chỉ ai?)
b) khiêng - vác
- Quan sát tranh và lời giải nghĩa dưới tranh:
Khiêng: nâng và chuyển vật nặng
hoặc cồng kềnh bằng sức của hai hay
nhiều người hợp lại
Vác: nâng, chuyển vật nặng hoặc
cồng kềnh bằng cách đặt lên vai
- Nghĩa của hai từ: khiêng, vác có điểm nào giống nhau, có điểm nào khác nhau?
II Ghi nhớ
1 Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau
hoặc gần giống nhau
VD:- học sinh, học trò khiêng, vác
2 Khi dùng từ đồng nghĩa, ta phải biết sự khác nhau nhau giữa chúng để lựa chọn dùng cho chính xác VD:
- Mang, khiêng, vác,… (biểu thị những cách thức
hành động khác nhau )
- Ăn, xơi, chén,… (biểu thị thái độ, tình cảm khác
nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến)
Sự điều chỉnh này sẽ trở thành nội dung trải nghiệm để khởi động cho bài Tổ
chức dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học,với câu hỏi: Bạn có đồng ý sự điều chỉnh
trên của nhóm bạn không? Vì sao?
Trang 9Đối chiếu SGK và sản phẩm của SV, ta thấy về mục tiêu, SGK chú ý phân biệt đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn, sản phầm của SV chú ý đến sự khác biệt của các từ đồng nghĩa để lưu ý cách sử dụng Về ngữ liệu, SGK lấy động từ (kiến thiết, xây dựng), sản phẩm của SV lấy danh từ cụ thể (học trò, học sinh) và khơi gợi trải
nghiệm bằng tranh minh họa bài Hoa học trò mà HS đã học.Về cách thể hiện, sản
phẩm của SV dùng phương tiện trực quan và trích đoạn từ điển mô tả nghĩa để HS
nhận ra sự khác biệt về nghĩa của hai từ khiêng, vác
Như vậy, sản phẩm của SV đã lựa chọn được ngữ liệu gần gũi, phù hợp với HS
và chú ý hướng dẫn HS hoàn cảnh sử dụng từ ngữ, tức là hướng đến phát triển năng lực người học
2) Điều chỉnh bài Từ nhiều nghĩa (SGK TV5, tập 1, tr.66-67)
Cách trình bày của SGK:
Từ nhiều nghĩa
I Nhận xét
1 Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗ từ ở cột A
Răng a) Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe
Mũi b) phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và
nhai thức ăn
Tai c) Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống,
dùng để thở và ngửi
2 Nghĩa của các từ in đậm trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1? Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được?
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì?
Cái ấm không nghe
Sao tai lại mọc?
QUANG HUY
3 Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài 1 và bài 2 có gì giống nhau?
Trang 10Sinh viên đã trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến ngữ liệu và lệnh trong SGK hiện hành khó, chưa thực sự phù hợp với học sinh Các em đưa ra đề xuất điều chỉnh ngữ liệu và lệnh, lớp và giảng viên phân tích, góp ý để sự điều chỉnh đạt hiệu quả
I Nhận xét
a) Quan sát tranh và đọc lời giải nghĩa dưới tranh
R Răng (người): Phần xương
cứng, nhiều chiếc màu trắng mọc trên
hàm để cắn, giữ, nhai thức ăn
Răng (lược): Bộ phận của cái lược gồm nhiều chiếc chìa ra, sắp đều nhau thành hàng
Mũi (người): Bộ phận nhô lên ở
giữa mặt người, dùng để thở và ngửi
Mũi (kéo): Bộ phận của cái kéo có đầu nhọn nhô ra phía trước
b) So sánh nghĩa của các từ răng, mũi trong các trường hợp trên để hiểu thế nào
là từ nhiều nghĩa
(Các nghĩa của từ ở cột A và cột B có gì khác nhau? Có gì giống nhau?)
Rõ ràng bằng hình vẽ và đặt từ dùng trong thế đối lập nghĩa gốc và nghĩa chuyển, sản phẩm của SV đã chỉ ra một cách trực quan mối liên hệ về nghĩa giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển mà SGK hiện hành chưa chỉ ra được Cách làm này giúp HS có thể dễ dàng tự chiếm lĩnh kiến thức một cách hiệu quả
Trong quá trình thực hành điều chỉnh SGK, SV đã đưa ra rất nhiều ý tưởng, nhiều sản phẩm điều chỉnh hay Đó là những gợi ý thú vị cho giảng viên với tư cách là người dạy, cao hơn nữa, với tư cách là người thực hiện nhiệm vụ đổi mới CT - SGK sau năm 2015
3 Kết luận