Rèn luyện các kĩ năng khai thác kênh hình sách giáo khoa cho học sinh là một trong những phương pháp dạy học có vai trò quan trọng trong việc giúp các em hứng thú trong học tập môn lịch
Trang 1I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 Đặt vấn đề
Luật Giáo dục năm 2005, điều 28.2, đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Để khắc sâu kiến thức cho học sinh là một trong những yêu cầu cơ bản nhất hiện nay đối với giáo viên là phương pháp giảng dạy mới lấy học sinh làm trung tâm, người thầy phải dạy cho học sinh biết cách làm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và chủ động tiếp thu kiến thức mới Đứng trước yêu cầu của xã hội, người học phải tham gia tích cực, chủ động sáng tạo trong các tiết học Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, để đào tạo con người đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa cần chú ý hai yếu tố đó là tài
và đức Muốn có người tài và đức cần được giáo dục toàn diện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Vì vậy, trong hệ thống giáo dục phổ thông học sinh được học các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa… trong đó môn Lịch sử
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, thông qua môn lịch sử giúp các em thấy được những công lao to lớn của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biết tự hào về những truyền thống vẻ vang của dân tộc, từ đó các em biết trân trọng,
tự hào giữ gìn và phát huy những thành tựu đó
Rèn luyện các kĩ năng khai thác kênh hình sách giáo khoa cho học sinh
là một trong những phương pháp dạy học có vai trò quan trọng trong việc giúp các em hứng thú trong học tập môn lịch sử, nó đem lại kết quả cao về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy học sinh
Qua thực tiễn giảng dạy chương trình lịch sử cấp THCS nói chung và Lịch sử 9 nói riêng bản thân tôi nhận thấy: Mặc dù các em học sinh lớp 9 đã tiếp xúc nhiều với các kênh hình sách giáo khoa từ lớp 6, song các kênh hình
đó thường được coi là phương tiện trực quan để minh họa bài học còn việc khai thác kiến thức mới trên kênh hình thông qua việc so sánh, phân tích các
sự kiện lịch sử thì không phải em nào cũng làm được Xuất phát từ thực tế đó, trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử 9 tôi đặc biệt quan tâm tới việc rèn luyện kĩ năng khai thác kênh hình cho học sinh để phát triển tư duy, giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập, đồng thời kích thích sự hứng thú học tập
Trang 22 Mục đích chọn đề tài
Do đặc điểm của bộ môn Lịch sử, những kiến thức lịch sử đòi hỏi học sinh phải nhớ chính xác các mốc thời gian của sự kiện lịch sử nên trong giảng dạy giáo viên không thể “khôi phục” lại quá khứ mà phải dựa vào tư liệu chữ viết ( sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo…), tài liệu hiện vật ( mẫu vật, tranh ảnh, bản đồ ), tư liệu truyền miệng ….để làm sống động lại những sự kiện lịch sử Do vậy, vai trò của giáo viên là rất quan trọng trong việc rèn các kĩ năng cho học sinh đặc biệt là kĩ năng khai thác các kênh hình sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp học sinh học lịch sử dễ nhớ, nhớ lâu diễn biến các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến, biết nhận xét, so sánh các sự kiện lịch sử từ đó tạo hứng thú cho học sinh khi học tập môn học, thông qua bài học giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, khơi dậy trách nhiệm của mỗi học sinh đối với gia đình và đối với dân tộc Từ đó tôi chọn đề tài: “Rèn luyện cho học sinh kỹ năng khai thác kênh hình sách giáo khoa lịch sử 9”, đề tài này sẽ giúp các em rèn cho mình các kĩ năng cần thiết trong việc khai thác kênh hình sách giáo khoa, từ đó rút
ra được những kiến thức của bài học nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn học
3 Lịch sử đề tài
Đây là đề tài bản thân tôi mới nghiên cứu và áp dụng trong giảng dạy cho đối tượng học sinh lớp 9 Hy vọng sẽ đưa ra một số phương pháp giúp các
em rèn luyện thêm cho mình những kỹ năng để khai thác được các kênh hình trong chương trình lịch sử lớp 9, tạo hứng thú học tập, giúp các em nắm vững bài học và yêu thích môn học
4 Phạm vi đề tài
Nội dung chính của đề tài là giới thiệu một số biện pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 Bao gồm các thiết bị có liên quan, gần gũi với nội dung bài giảng đề cập đến, những thiết bị đó ở các bài cụ thể cần phương pháp để sử dụng như thế nào cho phù hợp để học sinh biết cách khai thác và thông qua khai thác kênh hình đó sẽ làm rõ những nội dung gì trong bài học Tác dụng của phương pháp khai thác là gì, hiệu quả mang lại ra sao …?
Để đạt kết quả mong muốn, tôi đi sâu vào nghiên cứu các phương pháp
để rèn kĩ năng sử dụng lược đồ trong quá trình giảng dạy môn lịch sử 9 cho học sinh Cụ thể ở các lớp 9A6; 9A7; 9A8; 9A9; 9A10 của trường THCS Võ Duy Dương, nơi mà tôi đang giảng dạy, từ tháng 8/2015 đến tháng 5/2016
Trang 3II NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
1 Cơ sở lí luận
Thực hiện quy chế thiết bị giáo dục, ban hành theo quyết định số
41/2000/QĐ -BGD&ĐT ngày 24/3/2000 của Bộ giáo dục và đào tạo “Thiết bị giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu nội dung và phương pháp được qui định trong chương trình giáo dục” (Điều 102) Theo quy định trên, việc sử dụng thiết bị giáo dục trong dạy học là điều hết sức cần thiết, phải tổ chức khai thác đúng phương pháp, đem lại hiệu quả cao nhất Đối với bộ môn lịch sử, học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai Khác với bộ môn khác, lịch sử không thể trực tiếp quan sát và cũng không thể khôi phục lại diễn biến của nó đã diễn ra Nhưng lịch sử là tồn tại khách quan không thể phán đoán “Suy luận để biết lịch sử” Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của người giảng dạy lịch sử là cho học sinh tiếp xúc những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, đó là đồ dùng trực quan gồm những hình ảnh cụ thể sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử nhằm tạo ra
ở học sinh những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian nhất định về các sự kiện, hiện tượng cụ thể, qua đó
hình thành các biểu tượng lịch sử
2 Thực trạng đề tài
Nội dung chương trình Lịch sử 9 là năm thứ 4 các em được học bộ môn này ở trường THCS Chương trình này là sự tiếp tục cho quá trình nhận thức Lịch sử với tư cách là một môn khoa học xã hội đòi hỏi có tư duy khá sâu rộng ở trường THCS Nội dung của chương trình gồm 2 phần: Lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000) Lịch sử Việt Nam (1919-2000) từ khi Pháp khai thác thuộc địa lần thứ 2 cho đến nước ta thời kì đổi mới hiện nay 2000 Các
em đã có tiếp xúc với phương pháp khai thác kênh hình qua sách giáo khoa từ lớp 6, cho nên việc khai thác kênh hình đã trở thành kĩ năng của học sinh Nhưng các kênh hình trong sách giáo khoa 9 còn rất trừu tượng đòi hỏi học sinh phải tư duy khai thác nhiều hơn Vì muốn hình thành được kĩ năng đòi hỏi người học phải rèn luyện trong một thời gian dài và đúng trình tự Yêu cầu đổi mới phương pháp đòi hỏi người học phải nâng cao tính chủ động trong quá trình học tập điều này càng làm phức tạp khó khăn thêm cho các
em
Kênh hình được sử dụng trong dạy học lịch sử ở bậc THCS hiện nay là rất đa dạng và phong phú Tập tranh ảnh lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam
Trang 4đã được phân bổ đầy đủ cho các trường Qua hệ thống Internet, giáo viên có thể lấy đuợc nhiều kênh hình phục vụ cho việc giảng dạy Riêng SGK lịch sử
9 trong toàn bộ chương trình có 34 bài thì đã có 92 kênh hình đuợc đưa vào, bình quân mỗi bài gần 3 kênh hình Thực tiễn trên đã đóng góp rất lớn đến việc thành công trong dạy học lịch sử hiện nay Cha ông ta từng dạy: “Trăm nghe không bằng một thấy” Nếu chúng ta rèn cho học sinh có được kĩ năng khai thác tốt kênh hình thì hiệu quả học tập lịch sử của em sẽ đạt kết quả cao
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, bên cạnh những thành công trong việc tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình, bản thân thấy việc thực hiện ở thầy và trò còn có những tồn tại cần khắc phục như sau:
- Trong giảng dạy, đa số giáo viên mới dừng lại ở việc sử dụng kênh hình để minh họa các sự kiện, nhân vật Còn việc tổ chức các hoạt động nhận thức, rèn luyện các kĩ năng khai thác cho học sinh thì giáo viên chưa quan tâm nhiều Đôi khi do thời gian học hạn chế, một số giáo viên còn bỏ qua các tranh ảnh trong SGK Vì vậy chưa phát huy được vai trò tích cực của kênh hình vào dạy học bộ môn
- Kĩ năng tự khai thác kênh hình trong học tập lịch sử ở học sinh còn rất yếu, bước vào lớp 9 mà nhiều em chưa xác định được vị trí địa lí, giới hạn của địa danh trên lược đồ, bản đồ, không biết dựa vào đâu để xác định chủ đề của kênh hình, không biết cách thuyết trình kênh hình trên bảng, kĩ năng quan sát, nhận xét đều rất yếu
- Thái độ làm việc của học sinh với kênh hình còn hết sức tiêu cực, quan sát qua loa đại khái, không rèn luyện kĩ năng, nhiều em chỉ thích xem trong kênh hình có gì đẹp, lạ hay không mà không chú ý đến chủ đề, nội dung, ý nghĩa của kênh hình
Để tìm hiểu thực tế học sinh đã biết khai thác kênh hình sách giáo khoa như thế nào, sau khi dạy bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX Khi chưa áp dụng phương pháp nghiên cứu trong giảng dạy tôi đã tiến hành khảo sát ở lớp 9A7 – đây là lớp
có sức học trội nhất trong 5 lớp 9 tôi được phân công giảng dạy Khi tôi sử dụng lược đồ Hình 4 – Lược đồ các nước SNG (đã được in trên phiếu học tập)
và yêu cầu học sinh cho biết: Có bao nhiêu nước SNG, nêu tên và xác định vị trí các nước trên lược đồ ? (Học sinh cần quan sát các kí hiệu trên lược đồ và nêu được có 11 nước: Nga, Bê-lô-rút-xi-a; U-crai-na, U-dơ-bê-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Ca-dắc-xtan, Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan; xác định đúng chính xác (khoanh vị trí) các nước trên
Trang 5lược đồ Kết quả như sau:
Sĩ số: 41 Xác định tốt Biết xác định Chưa biết xác định
Từ thực trạng đó đặt ra yêu cầu phải làm sao để các em biết sử dụng lược đồ lịch sử và khai thác được kiến thức thông qua lược đồ, tạo hứng thứ học tập, yêu thích môn học, nhằm đem lại chất lượng, hiệu quả cao
3 Những vấn đề cần giải quyết
Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu rèn kĩ năng khai thác kênh hình sách giáo khoa Lịch sử 9 nhằm củng cố một số kĩ năng cơ bản cho học sinh Do đó giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh những kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát, nhận xét
- Kĩ năng mô tả, tường thuật
- Kĩ năng phân tích, nhận định đánh giá
Để rèn luyện được các kĩ năng đó, trong việc tổ chức khai thác kênh hình, giáo viên tiến hành các bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh tiếp cận hệ thống kênh hình
Bước 2: Nêu mục đích làm việc với kênh hình
Bước 3: Đưa ra những câu hỏi gợi ý để học sinh có cơ sở khai thác kiến thức từ kênh hình
Bước 4: Tổ chức cho học sinh trả lời câu, hỏi trên cơ sở các em tự phát hiện kiến thức mới
Bước 5: Cho học sinh nhận xét, bổ sung và giáo viên đi đến kết luận
4 Biện pháp thực hiện:
4.1 Hướng dẫn học sinh thực hiện các kĩ năng để khai thác kênh hình
a Hướng dẫn khai thác lược đồ sách giáo khoa
Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ cho học sinh giúp học sinh nắm vững kiến thức, biết cách khai thác lược đồ, bản đồ lịch sử lớp 9, cần có sự chuẩn bị đầy
đủ, cụ thể của giáo viên và học sinh
* Học sinh:
- Theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên về chuẩn bị bài cũ ở cuối tiết học
- Quan sát, ghi nhớ kí hiệu, chú giải trước ở nhà, đọc kênh chữ và ghi nhớ kênh hình
Trang 6- Tập nhận xét, trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa hoặc kháng chiến trên lược đồ
* Giáo viên:
- Chuẩn bị:
+ Lược đồ, xem xét các kí hiệu, địa danh cũ (mới)
+ Đặt câu hỏi gợi mở
- Hướng dẫn học sinh
+ Ở nhà: Đọc sách giáo khoa, ghi nhớ các địa điểm xảy ra các sự kiện
+ Trên lớp:
++ Xem phần chú giải (thường nằm góc trái bên dưới của lược đồ)
++ Quan sát và ghi nhớ các kí hiệu
++ Nắm được sơ lược diễn biến trận đánh qua kênh chữ
++ Kết hợp kênh chữ và bản đồ để thuật diễn biến
* Kĩ năng chỉ bản đồ, lược đồ:
- Cách đứng: đứng thuyết trình bên trái bản đồ, lược đồ, dùng tay phải để chỉ xác định vị trí các khu vực địa lý hành chính: như Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Bắc
- Cách xác định: Đối với đối tượng phân bố theo điểm thì chỉ đúng trung tâm
kí hiệu, đối với kí hiệu dạng đường như đường sông thì chỉ từ thượng nguồn
về hạ lưu, đường tiến quân thì chỉ từ điểm xuất phát chỉ tới (chỉ từ gốc tới ngọn)…
b Hướng dẫn khai thác tranh ảnh sách giáo khoa
Do hiện thực lịch sử là hiện thực quá khứ nên học sinh không được tiếp xúc với các sự kiện, hiện tượng, nhân vật, quá trình lịch sử Mặt khác, do lịch
sử là quá khứ, gần hoặc xa, hoặc rất xa và nội dung của những thời đại xa xưa
ấy lại có nhiều điều khác, thậm chí rất khác với thời đại hiện nay nên con người hiện nay không dễ gì hình dung và cắt nghĩa được những gì đã từng xảy ra trước kia Vì những lý do nêu trên, tranh hay ảnh lịch sử luôn luôn được xem là những tư liệu lịch sử quý Khai thác tranh, ảnh lịch sử là một trong những cách tiếp cận lịch sử tốt nhất, có khả năng đưa lại hiệu quả giáo dục cao nhưng lại không phải là một công việc đơn giản, dễ thực hiện Ở đây, ngoài vấn đề nhận thức nội dung lịch sử qua tư liệu tranh hay ảnh lịch sử còn
có vấn đề rèn luyện óc quan sát và khả năng vận dụng phương pháp mô tả Nhiều thầy, cô giáo có kinh nghiệm cho rằng, việc rèn luyện cho học sinh các
Trang 7kĩ năng vừa nêu thường đạt hiệu quả cao khi các em được tiếp cận với các tư liệu tranh, ảnh dưới sự hướng dẫn có phương pháp, có kế hoạch của giáo viên
4.2 Hướng dẫn học sinh thực hiện các kĩ năng sử dụng lược đồ thông qua bài học cụ thể:
a Hướng dẫn khai thác lược đồ sách giáo khoa
Để học sinh có được các kĩ năng sử dụng lược đồ thành thạo, trước hết người thầy phải nắm vững nội dung kiến thức cơ bản của bài học, trọng tâm của bài giảng, các lược đồ sử dụng cho bài đó người thầy phải hình dung được học trò trả lời đến đâu, câu trả lời có thể đúng hoặc sai để giáo viên chỉnh sửa và chuẩn kiến thức cho học sinh Tuy nhiên, khi giảng bài thì không phải bài nào cũng theo đúng kế hoạch của thầy mà sẽ có nhiều tình huống xảy
ra Các tình huống này có liên quan đến trình độ chung của trò, phương pháp giảng dạy của thầy, phương tiện phục vụ cho tiết dạy Vì vậy việc xử lý các tình huống như thế nào, thiết kế bài giảng ra sao là cả một vấn đề lớn mà người thầy phải quan tâm
Ví dụ 1: Bài 5 Các nước Đông Nam Á Phần I Tình hình Đông Nan Á
trước và sau năm 1945 Giáo viên sử dụng lược đồ Hình 9 Lược đồ các nước Đông Nam Á để dạy mục này
Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác bằng hệ thống câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về diện tích, dân số, các quốc gia của khu
Trang 8vực Đông Nam Á ? (Học sinh trung bình – yếu) Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2, gồm 11 nước với dân số 536 triệu người (ước tính năm 2002)
Giáo viên sử dụng kiến thức liên môn qua khai thác lược đồ Giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây ? (Học sinh khá – giỏi) Do các nước này có vị trí chiến lược quan trong, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu và
do các nước này đều thực hiện chính sách “đóng cửa”
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên gọi học sinh lên nêu tên và xác định
vị trí các nước Đông Nam Á trên lược đồ Học sinh trung bình – khá đã nêu được đầy đủ tên các nước nhưng khi xác định vị trí trên lược đồ các em xác định vị trí của Inđônêxia chưa đầy đủ do quốc gia này trải dài với nhiều hòn đảo lớn nhỏ Khi được giáo viên hướng dẫn các em hiểu và xác định chính xác
Khi các em đã nắm được vị trí địa lí các quốc gia Đông Nam Á, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu về quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc
ở các nước này dựa trên lược đồ
Như vậy, với việc tổ chức, hướng dẫn cách quan sát, xác định các sự kiện trên lược đồ, các em đã nắm được những phần cơ bản để xác định trên lược đồ, từ đó giúp các em hình thành và khắc sâu kiến thức đã học, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn
Ví dụ 2: Bài 27 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
xâm lược kết thúc (1953-1954) Phần II Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ Mục 2 Chiến dịch lịch
sử Điện Biên Phủ (1954)
Để tìm hiểu về chiến dịch này, giáo viên sử dụng lược đồ Hình 54 Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về
vị trí địa lí cũng như diễn biến chiến dịch Trước hết giáo viên gọi học sinh đọc các kí hiệu trên lược đồ Sau đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu với hệ thống câu hỏi: Tại sao Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương ?(đã được các em về nhà chuẩn bị trước) Học sinh nêu được Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn, nằm dọc theo sông Nậm Rốn, ở giữa vùng rừng núi Tây Bắc, dài chừng 18km, rộng từ 6 đến 8km, giữa
Trang 9là châu lị Mường Thanh, có vị trí chiến lược quan trọng (là một điểm chiến lược bảo vệ tây
bắc Lào và thủ
đô Vạn Tượng
(Luang Prabang)
Đồng thời, Điện
Biên Phủ là một
căn cứ bộ binh
-không quân lý
tưởng, là "chiếc
chìa khoá" của
Thượng Lào)
Giáo viên
đặt câu hỏi:
Được Mĩ giúp
đỡ, Pháp đã xây
dựng và bố trí
lực lượng ở Điện
Biên Phủ như thế
nào ? (Học sinh
trung bình – khá)
Pháp xây dựng
Điện Biên Phủ
thành tập đoàn
cứ điểm mạnh
nhất ở Đông
Dương Lực
lượng lúc cao
nhất lên đến
16200 tên, được bố trí làm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu: phân khu Trung tâm có sở chỉ huy và sân bay Mường Thanh, phân khu Bắc, phân khu Nam, với nhiều binh chủng: bộ binh, pháo binh, công binh, thiết giáp, không quân
Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về lực lượng địch ở Điện Biên Phủ ? (Học sinh khá – giỏi) Đây là một tập đoàn cứ điểm mạnh, lực lượng quân địch đông, vũ khí hiện đại, công sự và cách bố phòng rất kiên cố
Giáo viên bổ sung thêm: Vì vậy, địch coi Điện Biên Phủ là “Con nhím
Trang 10khổng lồ”, là “một pháo đài bất khả xâm phạm”
Giáo viên hỏi: Trước việc xây dựng Điện Biên Phủ của Pháp, về phía
ta, Đảng ta đã có chủ trương gì ? (Học sinh trung bình – yếu) Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào
Giáo viên hỏi: Chiến dịch Điện Biên Phủ được bắt đầu từ ngày nào và diễn ra trong bao nhiêu đợt (Học sinh trung bình – yếu) Chiến dịch bắt đầu từ 13/3/1954 đến hết ngày 7/5/1954, được chia làm 3 đợt
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các kí hiệu lược đồ về các đợt tấn công của quân ta để thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ Học sinh chú ý kí hiệu: đợt 1; đợt 2; đợt 3
Sau khi học sinh thuật diễn biến, giáo viên gọi học sinh khác nhận xét
về cách đứng, cách xác định lược đồ, nội dung thuật xem đầy đủ và chính xác chưa…
Cuối cùng, Giáo viên nêu câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về cuộc chiến đấu của ta ở Điện Biên Phủ ? (Học sinh giỏi) Học sinh sẽ nêu dựa trên tính chất gay go, ác liệt, tinh thần chiến đấu của quân ta…
Như vậy, với việc tổ chức, hướng dẫn cách quan sát, xác định các sự kiện trên lược đồ, các em đã nắm được những nội dung cơ bản được thể hiện trên lược đồ, biết dựa vào các kí hiệu lược đồ để thuật diễn biến các trận đánh,
từ đó giúp các em dễ hình thành và khắc sâu kiến thức đã học, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn
b Hướng dẫn khai thác tranh ảnh sách giáo khoa
Tranh ảnh là một tư liệu khá phong phú về nội dung và hình thức Đối với các loại tranh ảnh giáo viên cần cho học sinh tập mô tả, nhận xét về bức tranh đó Sau đó giáo viên bổ sung những kiến thức - dụng ý mà tác giả muốn thông qua bức tranh để chứng minh là rõ thêm một vấn đề cụ thể
b.1.Tranh nhân vật lịch sử:
Sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong học tập lịch sử, cần chú ý đến mục đích giáo dục, giáo dưỡng và phát triển tư duy Để giúp HS học cách tiếp cận lịch sử qua tranh nhân vật lịch sử chúng ta có thể hướng dẫn các em đi theo những bước và tìm hiểu theo hướng sau:
Trước tiên, GV phải xác định nội dung cần khai thác từ tranh nhân vật lịch sử: