Trong đó có một số dạng bài như tìm một trong các thánh phần bằng nhau của một số, gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, bài toán có liên
Trang 1MỤC LỤC
I Lý do chọn đề tài
1 Đặt vấn đề.
2 Mục đích đề tài.
3 Lịch sử đề tài.
4 Phạm vi đề tài.
II Nội dung công việc đã làm
1 Thực trạng đề tài.
2 Nội dung cần giải quyết.
3 Biện pháp giải quyết.
4 Kết quả chuyển biến đối tượng.
III Kết luận
1 Tóm lược giải pháp.
2 Phạm vi đối tượng áp dụng.
3 Kiến nghị với các cấp lãnh đạo về điều kiện thực hiện: ( nếu
có).
Trang 2NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKHGD TRƯỜNG
- Tác dụng của SKKN:………
- Tính thực tiển:……….
- Hiệu quả:……….
- Xếp loại:………
Tân Tây, ngày tháng năm 2016 CT.HĐKHGD ( Ghi rõ họ tên, ký đóng dấu) NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKHGD PHÒNG GIÁO DỤC - Tác dụng của SKKN:………
- Tính thực tiễn:……….
- Hiệu quả:……….
- Xếp loại:………
Thạnh Hoá, ngày tháng năm 2016 CT.HĐKHGD ( Ghi rõ họ tên, ký đóng dấu ) NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKHGD SỞ GIÁO DỤC - Tác dụng của SKKN:………
- Tính thực tiễn:……….
- Hiệu quả:……….
- Xếp loại:………
Tân An, ngày tháng năm 2016
CT.HĐKHGD
( Ghi rõ họ tên, ký đóng dấu )
Trang 3I Lý do chọn đề tài
1 Đặt vấn đề
a Cơ sở lý luận
Trong mục tiêu dạy học toán lớp 3 có khẳng định rằng: Giải bài toán có lời văn ( không quá hai bước tính) Trong đó có một số dạng bài như tìm một trong các thánh phần bằng nhau của một số, gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, bài toán có liên quan đến việc rút về đơn vị, bài toán có một nội dung hình học,…là một trong những nội dung bắt buột phải dạy - học trong chương trình toán lớp 3; nhằm giúp học sinh giải toán có đến hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp đơn giản liên quan đến việc rút về đơn vị và bài toán có nội dung hình học
b Cơ sở thực tiễn
Trong chương trình toán lớp 3 học sinh được học về giải toán bằng hai phép tính chỉ gói gọn trong hai tiết ( 50 và 51 của chương trình); Học sinh không được học những mẫu cụ thể mà tùy vào dữ kiện của bài toán học sinh phải phân tích và giải cho đúng Vì thế nên có nhiều học sinh không nắm được yêu cầu của bài toán, ngoài ra còn không phân tích được đề bài nên việc áp dụng để giải toán có nhiều sai sót
Trong suốt thời gian được phân công giảng dạy ở khối lớp 3, bản thân
có nhận định rằng: Khi học sinh học xong chương trình toán lớp 3 nói chung
và phần giải toán bằng hai phép tính nói riêng, học sinh chỉ nắm được kiến thức cơ bản khoảng trên dưới 70% mà thôi ( học sinh giải được bài toán có hai phép tính) Như vậy còn lại khoảng 30% học sinh chưa nắm vững chuẩn kiến thức về việc giải toán bằng hai phép tính
Từ những cơ sở nêu trên, nên tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài
như sau: “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 làm tốt toán giải bằng hai
phép tính”.
2 Mục đích đề tài
Sở dĩ lý do mà tôi chọn đề tài này vì nhằm giúp học sinh giải tốt bài toán có lời văn ( với hai phép tính trong phần bài giải)
Khi học sinh thực hiện tốt việc giải toán bằng hai phép tính thì các em
sẽ hứng thú học tập và sẽ học giỏi toán lớp 3 và những lớp tiếp theo Khi gặp bài toán như thế, các em sẽ rất hào hứng và tự tin nhằm giúp cho giờ học thêm phần sôi nổi, hiệu quả sẽ mang lại cao hơn
3 Lịch sử đề tài
Đề tài này được nghiên cứu trong thời gian công tác chủ nhiệm, giảng dạy ở lớp 3 trường tiểu học Tân Tây từ đầu năm học mới cho đến nay
Trang 44 Phạm vi đề tài
Với đề tài đã nêu trên, bản thân nghĩ rằng đề tài sẽ áp dụng một cách đại trà đối với học sinh lớp 3 khi học giải toán bằng hai phép tính một cách thông thạo
II Nội dung và công việc đã làm
1 Thực trạng đề tài
Do sự truyền đạt của đồng nghiệp đã từng được phân công dạy ở lớp 2
và lớp 3, tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, qua các cuộc họp chuyên môn,… nên từ ngay đầu năm học mới 2015-2016 bản thân
đã tập trung nghiên cứu đề tài Đặc biệt là sau khi dạy học xong bài “ Giải
toán bằng hai phép tính”lớp chủ nhiệm của tôi đã có 2/3 số học sinh giải
tương đối tốt, số còn lại giải rất nhiều sai sót là do các nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Các em chưa nắm được yêu cầu của đề bài
- Các em chưa nắm được các phép tính ứng với từ trọng tâm có trong bài
- Chưa biết phân tích đề bài và chưa biết cách tổng hợp để giải bài toán cho đúng
2 Nội dung cần giải quyết
Từ thực tế đó để giúp các em giải tốt bài toán giải bằng hai phép tính thì đòi hỏi giáo viên phải cho các em nắm được và vững những từ trọng tâm, các
dữ kiện cần thiết như “ ít hơn” ứng với phép tính gì ?; “ gấp một số lên nhiều
lần”; “ giảm một số đi nhiều lần”; : còn lại”; “ tất cả”; “ cả hai”;… ứng với
phép tính gì ?
Bên cạnh đó, học sinh cần phải biết: sau khi đọc thầm bài toán nhiều lần, phải biết phân tích đi lên dựa theo câu hỏi của đề toán và đặt câu hỏi của
đề toán, sau đó mới tiến hành trình bày bài giải phù hợp yêu cầu của bài toán
3 Biện pháp giải quyết
Để giúp học sinh tự tin khi giải toán bằng hai phép tính, giáo viên cần khắc sâu kiến thức toán học cho học sinh trong từng giờ lên lớp, nhất là những giờ học toán có liên quan đến toán có lời văn mà các em được học từ lớp 1, lớp 2 cho đến lớp 3
Phương pháp phù hợp từng loại bài:
- Để giải quyết tốt vấn đề này, giáo viên dạy phải phối hợp thật sự linh hoạt một số phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở, phân tích, tổng hợp,…
- Với phương pháp trực quan, đàm thoại và phân tích sẽ giúp học sinh nắm chắc từ trọng tâm, các dữ kiện cần thiết,… từ đó các em mới giải tốt bài toán theo đúng yêu cầu Muốn có được như thế đòi hỏi trong từng tiết dạy,
Trang 5giáo viên cần cho học sinh luyện tập để nắm vững nội dung, nếu trong bài toán
có các từ ngữ hoặc cụm từ:
* “ Thêm” hoặc “ tăng” hoặc “ cả hai” hoặc “ tất cả” thì buột học
sinh phải thực hiện phép tính cộng.
Ví dụ 1: Một của hàng buổi sáng bán được 45 kg gạo, buổi chiều bán
được 37 kg gạo Hỏi cả hai buổi bán được bao nhiêu kg gạo ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Cả hai buổi cửa hàng bán được là:
45 + 37 = 82 ( kg)
Đáp số: 82 kg gạo.
Ví dụ 2: Đội Một sửa được 237 mét đường Đội Hai sửa được 202 mét
đường Hỏi cả hai đội sửa được bao nhiêu mét đường ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Số mét đường cả hai đội sửa được là:
237 + 202 = 439 ( m)
Đáp số: 439 m đường.
Ví dụ 3: Đội Một trồng được 3680 cây, đội Hai trồng được 4220 cây.
Hỏi cả hai đội trồng được bao nhiêu cây ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Cả hai đội trồng được số cây là:
3680 + 4220 = 7900 ( cây)
Đáp số: 7900 cây.
* “ Bớt” hoặc “ giảm”; “ ít hơn”; “ còn lại”; “ bán đi” thì phải thực
hiện phép tính trừ.
Ví dụ 1: Lan gấp được 14 chiếc thuyền, Lan cho Hà 5 chiếc thuyền.
Hỏi Lan còn lại bao nhiêu chiếc thuyền ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Số chiếc thuyền Lan còn lại là:
14 - 5 = 9 ( chiếc)
Đáp số: 9 chiếc thuyền.
Trang 6Ví dụ 2: Một cửa hàng có 4550 kg đường, đã bán được 1935 kg đường.
Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kí lô gam đường ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Cửa hàng còn lại số kg đường là:
4550 - 1935 = 2615 ( kg)
Đáp số: 2615 kg đường.
Ví dụ 3 : Một cửa hàng có 4283m vải , đã bán được 1635 m vải Hỏi
cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải ?
Bài giải
Số mét vải cửa hàng còn lại là :
4283 – 1635 = 2648 ( m )
Đáp số : 2648 m vải.
Ví dụ 4: Một trường tiểu học A có 425 học sinh nam Số học sinh nữ ít
hơn số học sinh nam là 34 học sinh Hỏi trường tiểu học A có bao nhiêu học sinh nữ ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Trường tiểu học A có số học sinh nữ là:
425 - 34 = 391 ( kg)
Đáp số: 391học sinh nữ.
Ví dụ 5: Một bến xe có 45 ô tô Lúc đầu có 18 ô tô rời bến, sau đó có
thêm 17 ô tô nữa rời bến Hỏi bến xe đó còn lại bao nhiêu ô tô ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Số ô tô còn lại lúc đầu là:
45 – 18 = 27 ( ô tô)
Số ô tô còn lại lần sau là:
27 - 17 = 10 ( ô tô)
Đáp số: 10 ô tô.
* Dạng toán trên đây cũng để dành riêng cho học sinh năng khiếu
Trang 7Ví dụ 6: Trong một kho có 9500 kg lạc, lần đầu chuyển đi 2450 kg, lần
thứ hai chuyển tiếp đi 2765 kg Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki lô gam lạc ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Sau khi chuyển đi lần đầu trong kho còn lại số kg lạc là:
9500 - 2450 = 7050 ( kg)
Số lạc còn lại trong kho là:
7050 – 2785 = 4285 ( kg lạc)
Đáp số: 4285 kg lạc.
* “Gấp một số lên nhiều lần” thì phải thực hiện phép tính nhân.
Ví dụ 1: Năm nay em 6 tuổi, tuổi của chị gấp 2 lần tuổi em Hỏi năm
nay chị bao nhiêu tuổi ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Năm nay tuổi của chị là:
6 x 2 = 12 ( tuổi)
Đáp số: 12 tuổi.
Ví dụ 2: Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của
con Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Mẹ hái được số quả cam là:
7 x 5 = 35 ( quả cam)
Đáp số: 35 quả cam.
Ví dụ 3: Một buổi tập múa có 6 bạn nam, số bạn nữ gấp 3 lần số bạn
nam Hỏi buổi tập múa có bao nhiêu bạn nữ ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Buổi tập múa có số bạn nữ là:
6 x 3 = 18 ( bạn)
Đáp số: 18 bạn nữ.
Trang 8* “Gấp một số lần” và “ cả hai, tất cả” thì thực hiện phép tính nhân
và phép tính cộng.
Ví dụ 1: Một kho thóc ngày thứ nhất nhập về 1250 kg thóc, ngày thứ
hai nhập về số thóc gấp 3 lần số thóc nhập về của ngày thứ nhất Hỏi cả hai ngày kho thóc nhập về bao nhiêu kg thóc ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Số thóc nhập về trong ngày thứ hai là:
1250 x 3 = 3750 ( kg)
Cả hai ngày kho thóc nhập về số thóc là:
1250 + 3750 = 5000 ( kg)
Đáp số: 5000 kg thóc.
Ví dụ 2: Một cửa hàng buổi sáng bán được 27 kg đường, buổi chiều bán
được số đường gấp 3 lần buổi sáng Hỏi cả ngày hôm đó của hàng bán được bao nhiêu kg đường ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được số kg đường là:
27 x 3 = 81( kg)
Cả ngày hôm đó cửa hàng bán được số kg đường là:
27 + 81 = 108( kg)
Đáp số: 108 kg đường.
Ví dụ 3: Con cân nặng 17 kg, mẹ cân nặng gấp 3 lần con Hỏi cả mẹ và
con cân nặng bao nhiêu kg ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Mẹ cân nặng là:
17 x 3 = 51( kg)
Cả hai mẹ con cân nặng được là:
17 + 51 = 68( kg)
Đáp số: 68 kg.
* Dành cho đối tượng học sinh năng khiếu:
Ví dụ: Một kho chứa 63150 lít dầu Người ta lấy dầu ra khỏi kho 3 lần,
mỗi lần lấy 10715 lít dầu Hỏi trong kho còn lại bai nhiêu lít dầu ?
Trang 9Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Số lít dầu đã lấy ra là:
10715 x 3 = 32145 ( l )
Số lít dầu còn lại trong kho là:
63150 – 32145 = 31005 ( l )
Đáp số: 31005 l dầu.
* Giảm một số đi nhiều lần thì phải thực hiện phép tính chia.
Ví dụ 1: Mẹ có 40 quả bưởi, sau khi đem bán thì số quả bưởi giảm đi 4
lần Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả bưởi ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Số quả bưởi mẹ còn lại là:
40 : 4 = 10 ( quả)
Đáp số: 10 quả bưởi.
Ví dụ 2: Một công việc làm bằng tay hết 30 giờ , nếu làm bằng máy thì
thời gian giảm 5 lần Hỏi làm công việc đó bằng máy hết bao nhiêu giờ ?
Bài giải
Số giờ làm công việc bằng máy là:
30: 5 = 6 ( giờ )
Đáp số: 6 giờ.
Ví dụ 3: Bác Hà mang 55 quả trứng đi bán, sau khi bán số trứng giảm
đi 5 lần Hỏi bác Hà còn lại bao nhiêu quả trứng ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Bác Hà còn lại số quả trứng là:
55 : 5 = 11 ( quả)
Đáp số: 11 quả trứng.
* “ Tìm một phần mấy” và “ còn lại” thì thực hiện phép tính chia và
phép tính trừ.
Ví dụ 1: Bác An nuôi 48 con thỏ ,bác đã bán đi 1/6 số thỏ đó Hỏi bác
An còn lại bao nhiêu con thỏ ?
Bài giải
Số thỏ đã bán đi là :
48 : 6 = 8 ( con )
Trang 10Số thỏ còn lại là :
48 - 8 = 42 ( con )
Đáp số: 42 con thỏ.
Ví dụ 2: Một cửa hàng có 6450 lít dầu, đã bán được 1/3 số dầu đó Hỏi
cửa hàng đó còn lại bao nhiêu lít dầu ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Số lít dầu đã bán là:
9450 : 3 = 2150 ( l )
Số lít dầu còn lại là:
6450 – 2150 = 4300 ( l )
Đáp số: 4300 l dầu.
Ví dụ 3: Một đội công nhân phải sửa quãng đường dài 1215 m, đội đã
sửa được 1/3 quãng đường Hỏi đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Quãng đường đội công nhân đó đã sửa là:
1215 : 3 = 405 ( m) Quãng đường đội công nhân đó còn phải sửa là:
1215 – 405 = 810 ( m)
Đáp số: 810 m đường.
Ví dụ 4: Một cửa hàng có 360 máy bơm, người ta bán đi 1/9 số máy
bơm đó Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu máy bơm ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Số máy bơm đã bán là:
360 : 9 = 40 ( máy bơm) Cửa hàng còn lại số máy bơm là:
360 – 40 = 320 ( máy bơm)
Đáp số: 320 máy bơm.
Ví dụ 5: Minh có một quyển truyện dày 132 trang, Minh đã đọc được ¼
quyển truyện đó Hỏi Minh còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì xong quyển truyện ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Trang 11Số trang Minh đã đọc được là:
132 : 4 = 33 (trang) Minh còn phải đọc số trang nữa thì xong quyển truyện là:
132 – 33 = 99 ( trang)
Đáp số: 99 trang.
* Dành cho đối tượng học sinh năng khiếu.
Ví dụ 1: Một kho chứa 27280 kg thóc gồm thóc nếp và thóc tẻ, số thóc
nếp bằng ¼ số thóc trong kho Hỏi mỗi loại thóc có bao nhiêu kg ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Số thóc nếp trong kho là:
27280 : 4 = 6820 ( kg)
Số thóc trong kho là:
27280 – 6820 = 20460 ( kg )
Đáp số: 20460 kg thóc tẻ,
6820 kg thóc nếp
* Đặc biệt là từ “ nhiều hơn” có khi học sinh phải thực hiện phép tính
cộng, có khi học sinh phải thực hiện phép tính trừ, cái cốt lõi là giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân biệt để giúp các em không bị nhằm lẫn ( làm phép tính trừ hay phép tính cộng)
Ví dụ 2: Bể thứ nhất có 4 con cá, bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất 3
con cá Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Số cá bể thứ hai là:
4 + 3 = 7 ( con )
Số cá cả hai bể là:
7 + 4 = 11 ( con )
Đáp số: 11 con cá.
Nhưng đối với bài toán sau đây thì từ “ nhiều hơn” trong bài phải thực
hiện phép tính trừ, toán dạng này dành cho học sinh giỏi vì giả thiết đã cho
biết hai dữ kiện tức là “ nhiều hơn”nằm trong câu hỏi của bài toán.
Cụ thể bài toán như sau: An cắt được 17 bông hoa, Hồng cắt được 15 bông hoa Hỏi An cắt nhiều hơn Hồng bao nhiêu bông hoa ?
Với bài toán như trên, hai dữ kiện đã biết là số bông hoa của An cắt đã
biết, số bông hoa của Hồng cắt đã biết, vả lại từ “nhiều hơn” còn nằm trong
câu hỏi của bài toán, nên tìm số bông hoa của An nhiều hơn của Hồng phải
Trang 12thực hiện phép tính trừ Cụ thể giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày như sau:
Bài giải
Số bông Hoa An cắt nhiều hơn Hồng là:
17 – 15 = 2 ( bông hoa)
Đáp số: 2 bông hoa.
Như vậy, với bài toán này thì từ “ nhiều hơn” cũng thực hiện phép tính
trừ
Ví dụ 3: Tùng có 14 hòn bi Tùng có nhiều hơn Hải 5 hòn bi Hỏi cả hai
bạn có mấy hòn bi ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày:
Bài giải
Số hòn bi Hải có là:
14 - 5 = 9 ( hòn bi )
Số hòn bi cả hai bạn có là:
14 + 9 = 23 ( hòn bi )
Đáp số: 23 hòn bi.
* Dạng toán trên dùng để bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu.
Bên cạnh đó, trong bài toán có từ “ ít hơn” học sinh phải làm phép tính
trừ, cái cốt lõi chủ yếu là học sinh hướng dẫn học sinh phải biết phân tích các
dữ kiện đã cho để học sinh tiến hành thực hiện cho đúng yêu cầu mà đề bài đã nêu
Ví dụ 4: Mẹ hái được 14 quả cam, Lan hái được ít hơn mẹ 7 quả cam.
Hỏi cả hai người hái được bao nhiêu quả cam ?
Với bài toán này, giáo viên phải hướng dẫn đặt câu hỏi phân tích và tổng hợp theo nguyên tắc chung khi giải toán có lời văn, nhưng khi phân tích cần đặt câu hỏi xuôi và ngược để học sinh hiểu rõ vấn đề mà thực hiện phép tính trừ, cụ thể là sau khi phân tích giáo viên cần giúp học sinh biết được:
- Muốn biết số quả cam của hai người hái được, ta phải biết được số quả cam của mẹ và số quả cam của Lan Mà số quả cam của mẹ hái được đã biết rồi, số quả cam của Lan hái được chưa biết Vả lại đề bài còn cho biết số quả cam của Lan ít hơn của mẹ, nên việc đi tìm số cam của Lan ta phải thực hiện phép tính gì ? ( học sinh sẽ nêu 14 – 7 = 7 ( quả cam)
- Khi ấy học sinh sẽ trình bày bài giải như sau:
Bài giải
Số quả cam của Lan hái được là:
14 - 7 = 7 ( quả cam )
Số quả cam cả hai người hái được là:
14 + 7 = 21 ( quả cam )