Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu về câu văn Nguyễn Ngọc Tư về ngữ pháp, ngữ nghĩa. Luận văn khảo sát qua 3 tác phẩm nổi bật nhất của Nguyễn Ngọc Tư, cung cấp cái nhìn toàn diện về đặc điểm câu văn trong truyện Nguyễn Ngọc Tư, đánh giá được vai trò của Nguyễn Ngọc Tư trong việc kiến tạo câu văn
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2010
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
4 Phương pháp nghiên cứu 10
5 Cấu trúc của luận văn 11
CHƯƠNG MỘT 12
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỮU QUAN 12
I Vấn đề khái niệm câu 12
1 Khái niệm câu 12
2 Nhận diện câu 13
II Vấn đề phân loại câu tiếng Việt 14
1 Giới thiệu chung 14
2 Phân loại câu 15
CHƯƠNG HAI 26
ĐẶC ĐIỂM CÂU VĂN TRONG TRUYỆN 26
CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 26
I Đặc điểm về cấu tạo ngữ pháp 26
1 Thống kê các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp 26
1.1 Một số điều cần lưu ý 26
1.2 Bảng thống kê các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp 26
2 Các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp 29
2.1 Kiểu câu đơn hai thành phần có một vị ngữ 29
2.2 Kiểu câu đơn hai thành phần có nhiều vị ngữ 33
2.3 Kiểu câu ghép 35
2.4 Kiểu câu đặc biệt 39
2.5 Về hình thức câu văn 41
II Đặc điểm về tu từ cú pháp 44
1 Bảng thống kê các kiểu câu giàu màu sắc tu từ cú pháp và các biện pháp tu từ cú pháp 44
1.1 Một số điều lưu ý 44
Trang 31.2 Bảng thống kê các kiểu câu giàu màu sắc tu từ và các biện pháp tu từ 46
2 Các kiểu câu giàu màu sắc tu từ cú pháp 50
2.1 Kiểu câu sử dụng phụ chú (giải ngữ) 50
2.2 Kiểu câu mở rộng thành phần trạng ngữ 57
2.3 Kiểu câu bắt đầu bằng liên ngữ 60
2.4 Câu hỏi tu từ 62
2.5 Nghệ thuật điệp cú pháp 65
Tiểu kết 67
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1 Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ Nam Bộ nhưng đã rất quen thuộc với bạn
đọc Ra mắt độc giả với tập truyện đầu tay “Ngọn đèn không tắt” (2000), với một
giọng văn dân dã mộc mạc, thấm thía tình người, niềm đau và nỗi buồn, với ngôn ngữrất riêng, rất trong trẻo, độc đáo và đa âm sắc, Nguyễn Ngọc Tư sớm được độc giả đónnhận và yêu mến Tiếp sau đó, những tập truyện ngắn khác của chị lần lượt ra đời như
Giao thừa, Cánh đồng bất tận, Biển người mênh mông, Nước chảy mây trôi, Gió lẻ
Nguyễn Ngọc Tư dần dần khẳng định được tài năng cũng như định hình được phongcách của mình Chị liên tục gặt hái được nhiều thành công với nhiều giải thưởng vănhọc trong và ngoài nước
Vậy, điều gì đã làm nên những thành công của chị? Có phải bởi một giọng vănmượt mà, đằm thắm mà chan chứa tình đời, tình người, vừa nhẹ nhàng, mộc mạc vừatrầm lắng, day dứt đầy suy tư? Có phải bởi chất Nam Bộ đặc quánh trong từng trangviết? Có phải bởi một tấm lòng luôn hướng đến con người, hướng đến những nỗi niềmsâu lắng bên trong của mỗi tâm hồn mỏng mảnh?
Nguyễn Ngọc Tư là tất cả những điều ấy Nhưng, làm nên thành công, làm nênphong cách riêng khó lẫn của Nguyễn Ngọc Tư, ngoài những yếu tố đó ra, còn do bởihình thức diễn đạt, bởi những câu văn mượt mà, mộc mạc tự nhiên như lời nói, nhưsuy nghĩ chân tình của người Nam Bộ Có thể nói, Nguyễn Ngọc Tư đã có nhiều đónggóp trong việc vận dụng và kiến tạo câu văn Tìm hiểu về đặc điểm câu văn trongtruyện Nguyễn Ngọc Tư, luận văn đưa ra những nhận định bước đầu giúp người đọc
có cái nhìn rõ nét hơn khi đánh giá Nguyễn Ngọc Tư, đánh giá những đóng góp củaNguyễn Ngọc Tư trong việc sử dụng ngôn ngữ nói riêng và đánh giá tài năng, phongcách văn chương của Nguyễn Ngọc Tư nói chung
2 Nam Bộ là một vùng đất giàu tình người, phong phú về văn hóa Văn chương
Nam Bộ cũng là một nét đặc sắc đáng tự hào không chỉ của con người Nam Bộ mà còncủa cả con người Việt Nam Nó đã góp thêm tiếng nói mới, âm sắc mới trong vănchương của đất nước Từ những trang tiểu thuyết mở đường của Hồ Biểu Chánh, từ sựxuất hiện của nhiều cây cây bút tài năng như Đoàn Giỏi, Anh Đức, Nguyễn Thi, SơnNam, Trang Thế Hy đến Nguyễn Ngọc Tư, văn chương Nam Bộ đã đạt được nhiều
Trang 5thành công rực rỡ Cùng góp tiếng nói chung cho văn chương Nam Bộ, nhưng mỗi nhàvăn lại có lối đi riêng, có một phong cách riêng Chúng tôi muốn tìm hiểu về đặc điểmcâu văn trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư để thông qua đó khẳng định đặc điểm riêngtrong phong cách của chị, thấy rõ nét khác biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ, trongviệc sử dụng và kiến tạo câu văn của chị so với các nhà văn khác
3 Nói về Nguyễn Ngọc Tư, người ta có thể nói rất nhiều về giọng văn, về nhân
vật, về tình cảm con người, về chất Nam Bộ chất phác, mượt mà và sâu lắng Tóm tại
là những vấn đề liên quan tới nội dung tác phẩm Tuy nhiên, những vấn đề về đặcđiểm ngôn ngữ, đặc điểm câu văn (trên cả ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữdụng) thì chưa có ai dụng công nghiên cứu Cho đến thời điểm này, chưa có một côngtrình nào quan tâm tìm hiểu vấn đề này thật kĩ lưỡng
Từ những lí do trên, người viết đã chọn đề tài nghiên cứu “Đặc điểm câu văn trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư” làm khóa luận tốt nghiệp của mình Người viết hi
vọng công trình sẽ đóng góp thêm một tiếng nói nhỏ trong việc khẳng định tài năng,phong cách và những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư trong việc sử dụng và kiến tạocâu văn làm phong phú thêm cho văn học Nam Bộ Do hạn chế của phạm vi nghiêncứu, người viết chỉ mong khóa luận sẽ góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu ngônngữ và văn chương Nguyễn Ngọc Tư, góp thêm tiếng nói trong tình hình nghiên cứu
về Nguyễn Ngọc Tư hiện nay
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong nội dung của luận văn, chúng tôi sẽ dành ra một chương để nêu lên cơ sở
lí thuyết và một số vấn đề hữu quan về câu và phân loại câu Trong chương này, chúngtôi sẽ trình bày lựa chọn của mình trong việc nhận diện câu và phân loại câu Đây là cơ
sở để chúng tôi tiến hành khảo sát, phân loại và nghiên cứu về đặc điểm câu văn trongtruyện của Nguyễn Ngọc Tư Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát,phân loại và từ đó khát quát lên đặc điểm câu văn trong truyện của chị
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát 30 truyện (truyện ngắn vàtruyện vừa) đã được xuất bản của Nguyễn Ngọc Tư thuộc ba thời điểm trong quá trìnhsáng tác (tập truyện đầu tay, tập truyện gây được tiếng vang lớn và tập truyện mớinhất), gồm các tập truyện:
Ngọn đèn không tắt, NXB Trẻ, 2000
Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2005
Trang 6 Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, NXB Trẻ, 2008
Mỗi nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác, không ít thì nhiều, đều có sự thayđổi, sự trưởng thành trong từng trang viết của mình Tìm tòi, sáng tạo là yêu cầu vàtrách nhiệm của nhà văn Nhà văn không thể giữ mãi một nội dung, một cách viết, mộtcách thể hiện trong tất cả các tác phẩm của mình, nếu không muốn người đọc nhàmchán Đặc biệt, về hình thức tác phẩm, hình thức câu văn, nhà văn phải có cách thểhiện mới mẻ, hấp dẫn và phù hợp với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc Do đó,chúng tôi chọn khảo sát những truyện của Nguyễn Ngọc Tư trải đều trong quá trìnhsáng tác của chị Việc lựa chọn này giúp chúng ta thấy được những ổn định và nhữngthay đổi trong hình thức câu văn của Nguyễn Ngọc Tư, đảm bảo được tính khách quantrong đánh giá
Là một cây viết trẻ, nhưng tên tuổi Nguyễn Ngọc Tư sớm được nhiều người biếtđến, không chỉ độc giả thông thường mà còn cả giới nghiên cứu Những bài viết tìmhiểu về truyện ngắn, tạp văn cũng như phong cách văn chương Nguyễn Ngọc Tư xuấthiện khá nhiều, thường xuyên được đăng tải trên các phương tiện truyền thông Tuynhiên, theo tìm hiểu bước đầu, những bài viết này chủ yếu nghiên cứu, tìm hiểu vềtruyện ngắn, tạp văn của chị về mặt nội dung, giọng điệu văn chương chứ chưa đi sâutìm hiểu về ngôn ngữ, về đặc điểm câu văn trong truyện của chị Có chăng, những nhànghiên cứu chỉ đưa ra một vài nhận xét sơ bộ ban đầu về câu chữ trong văn NguyễnNgọc Tư mà thôi
Trong phần này, chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu về sángtác của Nguyễn Ngọc Tư, được in trong các báo và đăng trên các trang web
1 Trước hết, tiêu biểu nhất và sớm nhất có thể kể đến bài viết “Nguyễn Ngọc
Tư, đặc sản miền Nam” của Trần Hữu Dũng, đăng trên trang
http://www.viet-studies.info Trong bài viết này, Trần Hữu Dũng đã tìm hiểu và khái quát về đặc điểm
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, để từ đó khẳng định về phong cách mới lạ, độc đáo làm
Trang 7nên chất “đặc sản” của chị Trần Hữu Dũng đã xem xét truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tưmột cách tường tận và thấu đáo trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Ôngđặc biệt đề cao tài năng sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư Ông nhậnthấy truyện Nguyễn Ngọc Tư sử dụng phương ngữ một cách đậm đặc Ông cũng là
người đầu tiên nhận xét về cấu trúc câu văn của Nguyễn Ngọc Tư: “Cách ngắt câu của cô là cách ngắt của âm điệu Cái tài của Nguyễn Ngọc Tư là đem những cảnh tượng rất bình thường, khoanh lại, biến nó thành châu báu” Ông nhận thấy cấu trúc câu văn của Nguyễn Ngọc Tư “mới và độc đáo Lối bắt đầu với chữ Mà, rồi một dấu phẩy Hoặc lối chen vào giữa câu một chi tiết trong ngoặc đơn: “Hai đứa tôi ngồi đâu
đó (chỗ mà ai cũng nhìn thấy) nói chuyện chơi, có lúc, chẳng cần nói gì” (Nhà cổ) Hoặc lối dứt câu bằng một thán từ có âm bổng: “Sao tự nhiên em qua đây lãng xẹt vậy không biết?” (Lý con sáo sang sông)”. Ông đánh giá đó là một cái riêng đặc sắckhông thể trộn lẫn với bất kì nhà văn nào khác, như là một “đặc sản miền Nam” Trongbài viết này, bằng tất cả sự yêu mến chân thành, Trần Hữu Dũng cũng không quêncảnh báo những nguy cơ có thể khiến tác giả trẻ này đi vào lối mòn trong sáng tác bêncạnh sự nhìn nhận và tán thưởng tài năng của chị
2 Trên báo Văn nghệ, số 39, ra ngày 24/9/2005, tác giả Hoàng Thiên Nga có bài
viết “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận” Tác giả đã điểm qua những nét
đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm truyện Cánh đồng bất tận Theo tác giả, với Cánh đồng bất tận, “vẫn bút pháp giản dị gọn ghẽ đầy ắp âm sắc Nam Bộ, cách chọn lọc ngôn ngữ cử chỉ sống động như đẽo như tạc, trên bối cảnh tiêu sơ ruộng đồng sông nước Cửu Long vẫn là những mảnh đời nghèo khó xiêu dạt bơ phờ vì
áo cơm Nhưng không cũ mòn, không nhàm chán, mạch văn liên kết chặt chẽ bởi vô
số chi tiết hình ảnh thú vị, cốt truyện hình thành theo dòng suy tưởng của nhân vật xưng tôi, nhẫn nhịn lặng lẽ mà xuyên mỗi lúc một sâu phơi mở tận đáy tâm hồn, tính cách, số phận con người.” Bên cạnh đó, Hoàng Thiên Nga cũng có một vài nhận xét
về đặc điểm câu văn “Truyện dài mà dung lượng vẫn dồn nén vì câu văn ngắn gọn, chuyển cảnh dứt khoát lạnh lùng, bỏ lại phía sau lớp lớp ngữ nghĩa ẩn chứa đầy mùi
vị cay đắng.”
3 Huỳnh Công Tín với bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn trẻ Nam Bộ” trên
trang web http://namkyluctinh.org cũng dành cho Nguyễn Ngọc Tư những lời khen
tặng xứng đáng với tài năng của chị Ông đánh giá cao khả năng xây dựng những
Trang 8không gian Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư và thừa nhận: “Đặc biệt, vùng đất và con người Nam Bộ trong sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị” Huỳnh Công Tín
cũng đánh giá cao khả năng miêu tả tâm lí người và vật hết sức sắc sảo của NguyễnNgọc Tư Công bằng với điều kiện và hoàn cảnh sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, ôngcũng yêu cầu chúng ta cần có cái nhìn thông cảm hơn khi những vấn đề chị quan tâmcòn nhỏ nhặt và chưa có tầm bao quát Ông cũng khẳng định cái đáng quý cần pháthuy ở chị chính là chất Nam Bộ trong sáng tác
4 Trên mục “Phê bình” của trang web http://evan.vnexpress.net ngày 14/6/2006
có đăng bài viết của Trần Phỏng Diều với tựa đề “Thị hiếu thẩm mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” Với cách hiểu “đi tìm thị hiếu thẩm mĩ trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư thực chất là đi tìm những hình tượng văn học trong sáng tác của tác giả Các hình tượng văn học này cứ trở đi trở lại và trở thành một ám ảnh khôn nguôi, buộc người viết phải thể hiện ra tác phẩm của mình”, Trần Phỏng Diều đã chỉ ra thị
hiếu thẩm mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thể hiện qua ba hình tượng: hìnhtượng người nghệ sĩ, hình tượng người nông dân và hình tượng dòng sông Sau khiphân tích vẻ đẹp của từng hình tượng, tác giả cũng đánh giá rất cao văn phong mộcmạc, cách viết như nói của Nguyễn Ngọc Tư Theo tác giả, nếu chị đánh mất đi vùngthẩm mĩ này thì đồng thời cũng làm mất đi rất nhiều giá trị thẩm mĩ trong tác phẩmcủa mình
5 Trên Kỉ yếu sinh viên khoa học toàn quốc, Huế 2008, tác giả Nguyễn Thị
Hoa có bài viết “Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận” Trong bài viết này, bên cạnh việc phân tích, đưa ra những nhận định về
sự phong phú và đa sắc thái của giọng văn Nguyễn Ngọc Tư trong tập truyện, tác giảcòn chỉ ra một số đặc điểm về câu văn trong truyện Nguyễn Ngọc Tư Theo tác giả,
“ giọng văn của chị vừa trữ tình nhẹ nhàng, vừa đầy tâm trạng suy tư được gợi ra bằng hàng loạt câu văn buông lơi, mềm mại “Và chiếc ghe, cánh đồng, dòng sông thênh thang mãi…” Câu văn mang chất thơ, như khúc nhạc lòng buông ra mênh mang, mênh mang! Trong truyện ngắn của chị, chúng ta bắt gặp hàng loạt câu văn
bỏ lửng, hàng loạt dấu “…” giữa những trang văn như tâm trạng ngổn ngang thổn thức của nhà văn trước cảnh đời và tình người “Với ký ức trống trơn, họ phơi phới
Trang 9ra đi, còn mình thì nhớ hoài, đau hoài…” Hàng loạt câu hỏi buông ra như tiếng kêu thống thiết trước cuộc đời đa đoan “Có ai chờ chúng tôi trên những cánh đồng khơi?”; “Đêm nay tôi sao thế này? Vì nhìn thấy niềm hy vọng ư? Và tôi ngủ trong nỗi xốn xang”; hay là sự vỡ nhẽ trước cuộc sống “Mà, đã ngấm, đã xé toang lòng với nỗi đau chia cắt rồi chưa sợ sao?” Nét nổi bật ở chất giọng này là những câu văn kết thúc tác phẩm, song lại mở ra một chân trời cảm xúc, suy tư nơi độc giả
“Nhưng nói để làm gì, ta?”; hay “ Họ suy nghĩ…”; “Biển người thì mênh mông vậy…”; “Ai mà biết Mùa này gió bấc hiu hiu lại về…”; “Rồi họ, và cả má tôi đều bảo tôi khóc đi…” Những câu văn ngắn, buông lơi như tiếng thở nhẹ khơi gợi dòng suy nghĩ bâng quơ cho người đọc.” Những nhận xét của tác giả, tuy chỉ mới
là những nhận định thiên về trực quan và cảm tính ban đầu, nhưng cũng là nhữngnhận xét đáng lưu ý khi tìm hiểu về đặc điểm câu văn trong truyện của NguyễnNgọc Tư
6 Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thu thập được khá nhiều bài viết tìm hiểu một số
khía cạnh ngoài cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư như các bài viết “Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” của Thụy Khuê; bài “Thời gian huyền thoại trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư” của Mai Hồng (cùng được đăng trên http://www.viet-studies.info); bài viết “Lời đề từ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” của tác giả Phạm Phú Phong (tạp chí Nghiên cứu
văn học, số 6/2008) Các tác giả đã góp thêm nhiều tiếng nói mới trong việc tìm hiểu,đánh giá văn chương Nguyễn Ngọc Tư
7 Gần đây nhất, có quy mô và mang tính chất sâu rộng hơn cả là công trình
“Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học
Việt Nam, trường ĐHSP Tp HCM) của tác giả Nguyễn Thành Ngọc Bảo Trong côngtrình nghiên cứu của mình, tác giả đã đi sâu tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tưtrên nhiều khía cạnh, trong đó có một phần nhỏ nghiên cứu về cách diễn đạt kiểu Nam
Bộ trong lối kể chuyện và đặc điểm câu văn trong truyện Nguyễn Ngọc Tư Theo tác
giả, “Câu văn của Nguyễn Ngọc Tư cũng ngắn gọn và mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày của con người Nam Bộ Nó thường có kết cấu một chủ vị đơn giản và chị hay có kiểu mở ngoặc giữa chừng trong một câu để giải thích thêm cho độc giả những điều cần thiết và thú vị” Tác giả cũng nhận thấy rằng, truyện của Nguyễn Ngọc Tư
Trang 10thường xen rất nhiều câu hỏi giữa những lời kể chuyện để tạo cớ cho một sự lí giảikhông cần thiết về mặt sự kiện nhưng chuyển tải sự hài hước độc đáo của người kểchuyện Bên cạnh đó, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng có rất nhiều câu văn bắt
đầu bằng liên kết từ (và, rồi, thế là, bỗng dưng ) bởi đa số truyện đều được trần thuật
theo thời gian tuyến tình của sự kiện hoặc chiều dài diễn biến tâm trạng của nhân vật
Từ những nhận xét đó, tác giả đi đến kết luận: “Nhìn chung, Nguyễn Ngọc Tư không
có nhiều sáng tạo đặc sắc trong việc kiến tạo câu văn (về ý kiến này chúng tôi sẽ xem xét và trình bày quan điểm của mình trong nội dung nghiên cứu sau) Có thể nói câu văn của chị gọn ghẽ và xinh xắn, nhiều câu tươi rói hơi thở của lời ăn tiếng nói hằng ngày Đôi chỗ, bằng cách ngắt bởi những dấu ngoặc đơn, chị đã mang đến được nhiều
sự thích thú, bất ngờ cho người đọc Viết như nói, tưởng dễ mà khó, cũng như việc tạo
ra những câu văn ngắn gọn, dứt khoát nhưng vẫn chuyển tải được hết những gì mình muốn nói cũng là dấu hiệu chứng tỏ bản lĩnh của cây bút trẻ này” Với những nhận
xét trên, có thể nói, cho tới nay, đây là công trình đã nghiên cứu, tìm hiểu khá cụ thể
về đặc điểm câu văn trong truyện Nguyễn Ngọc Tư
Trên đây, chúng tôi đã điểm qua một số bài viết về tác giả Nguyễn Ngọc Tư vàsáng tác của chị, bên cạnh đó cũng còn rất nhiều bài viết khác nữa Chúng tôi nhậnthấy rằng, tình hình nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư ở nước ta hiện naycòn ít ỏi và chưa có hệ thống Đa phần các bài viết đều được đăng tải trên các báo,website, blog chứ chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào được in thànhsách Hơn nữa, đa phần các bài viết đều trên tinh thần giới thiệu một tập truyện của chị
vừa xuất bản (tập Cánh đồng bất tận), hay phê bình một truyện ngắn cụ thể nào đó.
Bên cạnh đó, có rất nhiều bài phỏng vấn, bài viết kể lại kỉ niệm hay những lần gặp gỡchị ở Cà Mau Chúng tôi nhận thấy, về phương diện nghiên cứu truyện ngắn NguyễnNgọc Tư, có rất ít những bài phê bình trên bình diện khái quát mà chủ yếu các tác giả
chỉ tập trung vào truyện “Cánh đồng bất tận”, và những bài viết ấy đa phần đều là
khen chê một cách cảm tính Những bài viết của các tác giả đi trước đa phần là nhữngbài viết với tư cách tranh luận trên diễn dàn nhiều hơn là công trình nghiên cứu khoahọc thật sự
Có thể thấy, đa phần các tác giả đi trước chỉ chú trọng tìm hiểu về nội dung, nghệthuật trong truyện Nguyễn Ngọc Tư Còn về phương diện đặc điểm ngữ pháp, ngữ
Trang 11nghĩa, ngữ dụng trong lối hành văn của Nguyễn Ngọc Tư thì cho đến nay, chưa có mộtcông trình, một bài viết nào nói đến Có chăng, chỉ là trong những bài viết của mình,các tác giả chỉ nhắc đến rất ít, rất sơ lược về đặc điểm ngôn ngữ, giọng điệu, về cáchdùng từ địa phương, điểm qua đôi nét sơ lược về đặc điểm câu văn của NguyễnNgọc Tư mà thôi.
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
4.1 Phương pháp thống kê
Chúng tôi đã khảo sát, thống kê và phân loại các kiểu câu trong truyện củaNguyễn Ngọc Tư theo cấu trúc cú pháp và theo các biện pháp tu từ cú pháp Dựa trênkết quả thống kê, phân loại đó, chúng tôi tiến hành phân tích và khái quát lên nhữngđặc điểm về câu văn trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư
4.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp
Vận dụng phương pháp này, đầu tiên chúng tôi đi tiến hành phân tích từng kiểucâu, từng biện pháp tu từ cú pháp để nêu bật đặc điểm cấu trúc câu, thấy được sự vậndụng sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư trong việc viết câu, sử dụng các biện pháp tu từ cúpháp Phương pháp phân tích cũng giúp chúng tôi nhận ra giá trị của các kiểu câu,của các biện pháp tu từ của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện của mình Từ kết quả phântích, chúng tôi tiến hành tổng hợp, rút ra những kết luận chung nhất, khái quát nhất vềđặc điểm câu văn trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư
4.3 Phương pháp so sánh
Để thấy rõ phong cách riêng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như sự đónggóp của Nguyễn Ngọc Tư về mặt vận dụng và kiến tạo câu văn, vận dụng các biệnpháp tu từ nghệ thuật, trong quá trình nghiên cứu, người viết có tiến hành so sánh đốichiếu Nguyễn Ngọc Tư với một số cây bút khác như Sơn Nam, Nam Cao, NguyễnTuân, Trang Thế Hy ở từng nội dung có liên quan để thấy được nét tương đồng và dịbiệt, từ đó thấy rõ hơn đặc điểm câu văn trong truyện của chị
Trang 125 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm ba phần chính: Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, phần Nội dung được chia làm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và một số vấn đề hữu quan
Trong chương này, chúng tôi sẽ đi giải quyết hai vấn đề, đó là câu và phân loạicâu tiếng Việt Để giải quyết vấn đề, chúng tôi sẽ điểm qua một số khuynh hướng địnhnghĩa và phân loại câu tiếng Việt, từ đó đưa ra quan điểm riêng của mình Đây là cơ sở
để chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê và phân loại câu phục vụ cho việc nghiêncứu
Chương 2: Đặc điểm câu văn trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư
Trong chương này, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại các kiểu câu trongtruyện Nguyễn Ngọc Tư theo cấu trúc cú pháp và theo các biện pháp tu từ cú pháp; sau
đó, dựa trên kết quả thống kê phân loại, chúng tôi sẽ phân tích và rút ra đặc điểm kháiquát về câu văn trong truyện Nguyễn Ngọc Tư
Trang 13CHƯƠNG MỘT
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỮU QUAN
I Vấn đề khái niệm câu
1 Khái niệm câu
Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về câu Theo Hoàng Trọng
Phiến (Ngữ pháp tiếng Việt Câu – NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1980) thì “trong các văn kiện ngôn ngữ học có khoảng 300 định nghĩa câu cho mọi ngôn ngữ Về câu tiếng việt cũng có khoảng 30 định nghĩa” Do đó, việc thống nhất khi định
nghĩa về câu không phải là chuyện dễ
Trong phần này, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu về các quan niệm, các khuynhhướng định nghĩa về câu mà chỉ trình bày quan niệm của mình làm cơ sở cho việcnhân diện câu trong phần sau
Qua tìm hiểu, chúng tôi đồng ý với ý kiến của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ
-Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến (Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt – NXB Giáo
dục, 1997) khi định nghĩa câu
“Câu là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành về biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất.”
Định nghĩa này đã phản ánh được những đặc điểm cơ bản của câu, nó giải quyếtđược những vấn đề khúc mắc đặt ra khi định nghĩa về câu:
Định nghĩa khẳng định câu là đơn vị của ngôn ngữ chứ không phải của lời nói(để phân biệt với phát ngôn là sản phẩm của lời nói hằng ngày)
Về mặt hình thức: Câu là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong
và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc
Về mặt nội dung: câu mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độcủa người nói hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói
Về mặt chức năng: giúp hình thành về biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảmvới tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất
Trang 14Hơn nữa, định nghĩa của nhóm tác giả trên dễ hiểu và thông dụng hơn cả, được
sử dụng để học tập trong nhà trường So với các định nghĩa khác, chúng tôi nhận thấyđịnh nghĩa của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến làthuyết phục hơn cả
Ví dụ:
Đến giờ này mà nó chưa về à?
Đây có thể là câu của một người nói với một (hay nhiều người) về một ai đó điđâu chưa về Người nói có thể lên giọng ở những chỗ cần nhấn mạnh để thể hiện cảmxúc và mục đích hỏi
2.3 Tính thông báo
Câu bao giờ cũng mang một nội dung thông báo Tất cả các đơn vị và các kếtcấu ngữ pháp chưa mang nội dung thông báo thì chưa phải là câu Những câu có cấutạo ngữ pháp đúng nhưng tối nghĩa, vô nghĩa cũng không phải là câu
Trang 15Tính thông báo của câu quyết định tư cách câu của các đơn vị và các kết cấungữ pháp Nhờ tính thông báo mà các đơn vị và các kết cấu ngữ pháp mới có tính độclập, do tính thông báo mà câu phải mang một ngữ điệu nhất định Đặc điểm này khiếncâu có thể thực hiện chức năng giao tiếp, tư duy Nó giúp ta phân biệt được những nộidung định danh như từ, cụm từ với các kiểu câu được cấu tạo bằng một từ, một cụm
từ Tính thông báo của câu liên quan mật thiết với tính tình thái, tính tình thái là dấuhiệu quan trọng để nhận diện câu
Ví dụ:
Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế.
(Hoài Thanh, Hoài Chân – Thi nhân Việt Nam)
Thông báo về một sự kiện, một đặc điểm của phong trào thơ Mới ở Việt Nam
2.4 Tính tình thái
Câu bao giờ cũng phải thể hiện một tình thái nhất định Đó là thái độ chủ quancủa người nói đối với hiện thực khách quan được phản ánh trong câu và với đối tượngtham dự giao tiếp Tính tình thái trong câu tiếng Việt được biểu hiện chủ yếu bằng cácphụ từ tình thái, các trợ từ
II Vấn đề phân loại câu tiếng Việt
1 Giới thiệu chung
Cũng như vấn đề định nghĩa câu, việc phân loại câu cũng là một vấn đề hết sứcphức tạp Có nhiều định nghĩa về câu nên cũng có nhiều cách phân loại câu tùy thuộcvào khái niệm về câu mà ngôn ngữ dựa vào
Nhìn chung, có hai cách phân loại sau:
Phân loại câu theo mục đích phát ngôn: là cách phân loại câu dựa vào mục đíchnói và hành động ngôn ngữ
Phân loại theo cấu trúc cú pháp: cách phân loại này phụ thuộc rất nhiều vàoquan niệm lí thuyết về cấu trúc câu
Trang 16Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào cách phân loại câu theo cấutrúc cú pháp để phục vụ cho việc tìm ra đặc điểm cũng như giá trị nghệ thuật của câuvăn trong truyện Nguyễn Ngọc Tư.
Vấn đề phân loại câu tiếng Việt là một trong những vấn đề khá khó khăn và phứctạp Xoay quanh vấn đề này đã có nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau, thậm chí đốinghịch lẫn nhau Có ý kiến phân loại câu theo cấu trúc đề - thuyết, ủng hộ việc phânloại câu theo cấu trúc đề - thuyết (Cao Xuân Hạo…); có ý kiến phân loại câu căn cứvào số lượng mệnh đề (Bùi Đức Tịnh…); có ý kiến phân loại câu theo cách cấu tạo(Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê…); có ý kiến phân loại câu dựa vào kết cấu C-V(Hoàng Tuệ…); có ý kiến phân loại câu dựa vào số lượng nòng cốt (Hoàng TrọngPhiến, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, Đái Xuân Ninh…); v.v…Mỗi cách phânchia đều có những cơ sở khoa học riêng, có những ưu, nhược điểm riêng nên việc lựachọn một cách phân loại quả là khó khăn
2 Phân loại câu
Qua tìm hiểu và tham khảo ý kiến của nhiều tác giả trong việc phân loại câu,chúng tôi đưa ra một hệ thống phân loại câu của mình, phục vụ cho việc thống kê,phân loại câu trong phần sau Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày quan niệm của mình vềcác kiểu câu và cách phân loại chúng
Theo chúng tôi, câu tiếng Việt có thể phân thành hai kiểu câu lớn là câu đơn và câu ghép Trong đó, mỗi kiểu câu lại có thể được phân thành những kiểu câu nhỏ hơn.
2.1 Câu đơn
Câu đơn là kiểu câu có một kết cấu ngữ pháp làm nòng cốt Kiểu kết cấu ngữpháp làm nòng cốt có thể là kết cấu ngữ pháp do hai thành phần có quan hệ C-V tạothành, có thể là kết cấu ngữ pháp do một thành phần tạo thành Dựa vào kết cấu ngữpháp này, chúng ta có thể chia câu đơn thành hai kiểu câu nhỏ hơn: câu đơn bìnhthường (có kết cấu ngữ pháp do hai thành phần có quan hệ C-V tạo thành) và câu đơnđặc biệt (có kết cấu ngữ pháp do một thành phần tạo thành)
2.1.1 Câu đơn bình thường
Là kiểu câu có một kết cấu hai thành phần có quan hệ C-V làm nòng cốt Mộtkết cấu C-V gồm hai thành phần: một thành phần nêu đối tượng (chủ ngữ) và mộtthành phần tiêu biểu cho nội dung thông báo về đối tượng đó (vị ngữ) Quan hệ ý
Trang 17nghĩa giữa hai thành phần trong kết cấu C-V thường tương ứng với quan hệ giữa haithành phần của một phán đoán trong tư duy.
Là kiểu câu do một từ, ngữ tạo thành Từ, ngữ tạo thành câu đơn kiểu này làthành phần duy nhất không thể xác định là chủ ngữ hay vị ngữ như trong các kiểu câuđơn hai thành phần Câu đơn đặc biệt là một kiến trúc kín tự thân, do đó, khác vớidạng tỉnh lược của câu, câu đặc biệt không cần và không thể khôi phục thành phần chođầy đủ hơn Tồn tại trong hoàn cảnh sử dụng, câu đơn đặc biệt tự nó đủ cho người tahiểu nó
Dựa vào bản chất từ loại của từ, ngữ làm thành phần chính có thể phân biệt một
số kiểu nhỏ về câu đơn đặc biệt như sau:
Câu đơn đặc biệt – danh từ: là câu do một danh từ hay một ngữ danh từ hay
một đại từ (biểu thị sự vật, thay thế danh từ, ngữ danh từ) tạo thành Câu đơn đặc biệt
- danh từ được dùng để xác định thời gian, nơi chốn
Ví dụ: Tháng Giêng Mạc Tư Khoa tuyết trắng.
Câu đơn đặc biệt – động từ (hay tính từ): là câu do một động từ / tính từ, một
ngữ động từ / ngữ tính từ hay một đại từ (thế, vậy) làm thành phần chính Kiểu câu nàyđược dùng để thông báo, liệt kê về sự tồn tại của một sự vật, sự việc; bộc lộ cảm xúchay dùng để hô gọi
Ví dụ: Còn gạo trong túi.
Xa xa nhấp nháy ánh đèn.
Hai vợ chồng mừng lắm Nhưng lạ thay! Đứa trẻ đến khi lên ba vẫn không biết
nói
Câu đơn đặc biệt do các loại từ khác tạo thành dùng làm lời gọi đáp hay biểu
thị một cảm xúc Kiểu câu này có thể dùng làm thành phần phụ trong một câu đơnbình thường hoặc một câu phức hay câu ghép
Trang 18bằng những tên gọi khác nhau như ngữ trực thuộc (Hoàng Trọng Phiến) hay câu dưới bậc (Diệp Quang Ban) Theo Diệp Quang Ban, câu dưới bậc là biến thể của câu có ngữ điệu kết thúc, tự lập nhưng không tự lập về cấu tạo ngữ pháp và về ngữ nghĩa.
Câu dưới bậc là một bộ phận của một câu trọn vẹn được tách ra vì những lí do nghệthuật Câu dưới bậc không tồn tại một cách tự lập, nó chỉ có giá trị nghệ thuật và có ýnghĩa hiểu được xét trong mối quan hệ với câu mà từ đó nó được tách ra Nếu coi câudưới bậc là một hình thức tỉnh lược, nghĩa là có thể phục hồi bộ phận bị rút bỏ thì bộphận được phục hồi đó sẽ trở thành một bộ phận lặp thừa không cần thiết và có thể tỏ
ra là một cấu tạo ngữ pháp vụng về Câu dưới bậc tự nó không phải là một câu, nó chỉ
là một thứ “câu” xuất hiện trong quá trình tạo ra những dấu chấm câu mang giá trịnghệ thuật
Ví dụ: Mưa! (là câu đặc biệt)
Huấn đi về trạm máy Một mình Trong đêm (câu dưới bậc)
Còn các tác giả khác thường không phân biệt câu đơn đặc biệt và câu dưới bậc.Chúng tôi cũng xem câu dưới bậc là câu đơn đặc biệt, vì về mặt hình thức nó cũng domột từ, ngữ tạo thành, được nhận diện nhờ dấu câu và mang một nội dung thông báoriêng (thường là nhấn mạnh một điều gì đó)
2.1.3 Một số trường hợp trung gian giữa câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt
Có nhiều ý kiến chưa thống nhất khi phân biệt câu đơn đặc biệt với các biến thểcủa một câu đơn bình thường Chúng tôi xin trình bày quan điểm của mình như sau:
Câu đặc biệt có ý nghĩa tồn tại hay câu đảo vị ngữ lên trước.
Ví dụ: Bắt đầu trận đấu rồi.
Trang 19Bỗng lòe chớp đỏ!
Những câu như trên, có người cho đó là câu một thành phần chính do ngữ động
từ có ý nghĩa tồn tại đảm nhận nhằm miêu tả sự tồn tại của sự vật hiện tượng trongphạm vi không gian hiện hữu (câu đơn đặc biệt) Có người lại cho đó là câu đơn đảo vị
ngữ lên trên, chủ ngữ chính là biểu thức ngôn từ chỉ ra sự vật tồn tại: chớp đỏ, trận đấu Chúng tôi xem những kiểu câu như thế này là câu đơn đặc biệt.
Câu đặc biệt cảm thán hay câu ẩn chủ ngữ
Ví dụ: Buồn quá!
Nóng quá!
Những câu như trên miêu tả cảm giác về thời tiết hoặc là cảm giác tâm sinh lícủa người nói Có người xem đó là câu ẩn chủ ngữ, có người xem đó là câu đặc biệtcảm thán Chúng tôi xem đó là câu đặc biệt
Câu đặc biệt mệnh lệnh hay câu tỉnh lược
+ Khẩu lệnh hay câu tỉnh lược
Ví dụ: Đi đều, bước!
Bắn!
Tránh ra!
Dựa vào hoàn cảnh giao tiếp ta có thể xác định được chủ thể hành động, có thểthêm chủ ngữ, vị ngữ vào cho câu Nhưng trong thực tế sử dụng thì không có nhu cầunày, vì cả người ra lệnh và cả người nhận lệnh đều đã hiểu rõ Hơn nữa, việc biến cáckhẩu lệnh như trên thành câu hai thành phần lại khiến cho câu mất tự nhiên và mất đitính chất dứt khoát, mạnh mẽ của một khẩu lệnh Chúng tôi xem đó là câu đặc biệt.+ Câu đặc biệt nêu nghĩa vụ, trách nhiệm chung hay câu vắng chủ ngữ
Ví dụ: Trong cuộc sống không nên cầu toàn.
Phải biết nhìn xa trông rộng.
Những câu trên nêu nghĩa vụ, trách nhiệm hoặc một phương châm xử thế chomọi người nói chung Có thể thêm chủ ngữ có ý nghĩa phiếm định như: mọi người,chúng ta, nhưng hoàn toàn không cần thiết vì làm như vậy sẽ khiến cho nhiều câukhông tự nhiên, mất đi tính chân lí khái quát của nội dung mệnh đề, giảm đi tính dứtkhoát, mạnh mẽ của lời cầu khiến Cũng có ý kiến cho rằng những câu trên là câu đơnvắng chủ ngữ Theo chúng tôi, có thể coi chúng là câu đơn đặc biệt
Trang 202.1.4 Quan niệm về câu trung gian, câu phức
Như đã trình bày ở trên, câu đơn hai thành phần có một kết cấu ngữ pháp cóquan hệ C-V làm nòng cốt Các thành phần chủ ngữ, vị ngữ này có cấu tạo khá phongphú: có thể là một từ, một cụm từ, một chuỗi cụm từ, một kết cấu C-V… Đối vớinhững kiểu câu có kết cấu C-V làm chủ ngữ, vị ngữ hay các thành phần khác của câu,nhiều nhà ngữ pháp học đã xếp chúng vào kiểu câu phức, câu trung gian (vừa mangbản chất câu đơn, vừa mang bản chất câu ghép) Đó là quan niệm của Nguyễn HữuQuỳnh, Hoàng Trọng Phiến, Hoàng Văn Thung, Lê A…
Tác giả Hoàng Trọng Phiến (Ngữ pháp tiếng Việt – Câu, NXB ĐHQG HN, 2008)
cho rằng, câu trung gian là kết quả triển khai cấu trúc câu đơn nhưng không còn ở bậccâu đơn mà cũng chưa đến bậc câu ghép Quan niệm về câu trung gian xuất phát từchỗ tiếng Việt có quá trình mở rộng hoặc phức tạp hóa các mô hình câu đơn với cácbiến thể của chúng Các tác giả đều đi đến thống nhất rằng, câu trung gian (câu phức)
là kiểu câu chứa hai kết cấu C-V, trong đó có một kết cấu C-V làm thành phần câu.Chúng vừa có đặc điểm của câu đơn, vừa có đặc điểm của câu ghép
Về vấn đề phân loại câu trung gian, các tác giả cũng hướng đến một cách phân loạichung như sau:
Câu trung gian / câu phức có kết cấu C-V làm vế câu tương đương với chủ ngữ(nêu sự việc làm đối tượng thông báo)
Ví dụ: Em giải bài tập như vậy là đúng.
Câu trung gian / câu phức có kết cấu C-V làm vế câu tương đương với vị ngữ(nêu sự việc là nội dung thông báo)
Ví dụ: Em bé này tóc đen nhánh.
Câu trung gian / câu phức có kết cấu C-V làm vế câu tương đương với định ngữ(thành phần phụ sau một ngữ danh từ)
Ví dụ: Anh Nam đang đọc quyển sách tôi vừa đọc ở thư viện.
Câu phức có kết cấu C-V làm vế câu tương đương với bổ ngữ (thành phần phụsau một ngữ động từ hay một ngữ tính từ)
Trang 21 Quan niệm của người viết
Đối với những kiểu câu này, chúng tôi xếp vào câu đơn hai thành phần Vì cho
dù trong một câu có nhiều kết cấu C-V, nhưng chỉ có một kết cấu C-V lớn nhất đóngvai trò nòng cốt, kết cấu C-V còn lại chỉ đóng vai trò làm thành phần của câu chứkhông phải là cụm C-V nòng cốt Như vậy, chỉ nên xem đây là kiểu câu đơn hai thànhphần
Trang 222.2.1 Câu ghép đẳng lập
Gồm hai hay nhiều vế câu nêu các sự việc có quan hệ với nhau nhưng mỗi sựviệc được thể hiện trong một kết cấu ngữ pháp tương đối độc lập Do đó, các vế câuđều có thể tách ra và tách thành câu đơn
Ví dụ: Trời nổi gió, cơn mưa ập đến.
Trời nổi gió Cơn mưa ập đến.
Có thể chia câu ghép đẳng thành câu ghép đẳng lập không có kết từ và câu ghépđẳng lập có kết từ
Ví dụ: Trống đánh xuôi kèn thổi ngược (không có kết từ)
Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn mình trong dòng nước (có kết từ)
Những quan hệ ngữ nghĩa thường gặp giữa các vế câu trong câu ghép đẳng lập
• Quan hệ liệt kê đồng thời: có thể biểu thị bằng từ nối và, thì… thì…, còn; nhưng
thường thì không có từ nối Các vế được tách riêng bởi dấu phẩy (,)
Ví dụ: Con chó thì chạy thong thả, con khỉ thì buông thõng hai tay ngồi ngúc nga ngúc ngoắc, con mèo đen đốm trắng thì ngao ngao lững thững chạy theo.
• Quan hệ liệt kê kế tiếp có thể được biểu thị bằng từ nối: rồi, vừa, thì, là, bèn, liền…
Ví dụ: Con khỉ này rất nghịch Một bữa nọ, Bác vừa quay lưng ngó ra sân, nó bèn rón rén bốc trộm cơm của Bác.
• Quan hệ so sánh, đối chiếu (tương đồng, tương phản)
Ví dụ: Má tôi còn trẻ, má anh cũng cỡ trung niên.
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
• Quan hệ tuyển chọn , thường được biểu thị bằng từ nối hay, hoặc (tuyển chọn lỏng), hoặc… hoặc… (tuyển chọn chặt).
Ví dụ: Tôi đi hay anh đi?
Hoặc tôi phải rời bỏ Tổ quốc, hoặc tôi phải sống xa cha mẹ mình bên đất Mỹ.
2.2.2 Câu ghép chính phụ
Gồm hai vế câu nêu các sự việc có ý nghĩa gắn bó và có cấu tạo ngữ pháp chặtchẽ Trong những hoàn cảnh nói viết cụ thể, có thể tách các vế câu làm thành câu đơnvới sắc thái nhấn mạnh vào sự việc, nhưng quan hệ ý nghĩa giữa các sự việc vẫn tồn
tại
Trang 23Người ta thường sử dụng một số phương tiện sau đây để tách và/hoặc nối các
vế câu ghép chính phụ:
+ Quan hệ từ: nhưng, mà, song…
+ Cặp quan hệ từ: nếu…thì…, tuy…nhưng…, vì…nên…, càng…càng…
+ Cặp phụ từ: chưa…đã…, vừa…đã…, đã…còn…
+ Cặp đại từ phiếm định: ai…nấy…, nào…ấy…, bao nhiêu…bấy nhiêu…
+ Cặp tình thái từ: thà…chứ…, thà…còn hơn…
Những quan hệ nghĩa thường gặp giữa các vế trong câu ghép chính phụ
• Quan hệ nhân quả (vì/do/bởi/tại A nên/cho nên B; nhờ A mà B)
Ví dụ: Rừng thiêng vì rừng đã tích tụ hàng ngàn, hàng vạn năm thời gian.
• Quan hệ điều kiện/ hệ quả (nếu A thì B; giá A thì B; hễ/cứ A thì/là B; A thì mớiB; đã A thì/là phải B)
Ví dụ: Nếu không có Bá Nhỡ thì ấp Mê Thảo tan rồi (Nguyễn Tuân)
• Quan hệ đối lập – nhượng bộ (tuy A nhưng B; mặc dù/dẫu A vẫn B)
Ví dụ: Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
• Quan hệ bổ sung, tăng cấp (không những/chẳng những/không chỉ A mà còn B;
đã A lại còn B)
Ví dụ: Đã giàu thì lại giàu thêm
Đã khó lại khó cả đêm lẫn ngày (ca dao)
• Quan hệ hô - ứng liên hoàn (bao nhiêu… bấy nhiêu, ai…nấy, nào…ấy, càng…càng…)
Ví dụ: Rau nào sâu ấy.
Cha nào con ấy (tục ngữ)
• Quan hệ nghịch điều kiện – hệ quả (chưa A đã B)
Ví dụ: Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.(tục ngữ)
• Quan hệ lựa chọn khẳng định – phủ định (thà A còn hơn B; thà A chứ không B)
Ví dụ: Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.
• Quan hệ đối lập biểu thị bằng quan hệ từ: nhưng, mà, lại, song… Đối với kiểuquan hệ này, vế sau là vế chính của câu
Ví dụ: Sự đề kháng của họ ngày càng tốt hơn theo dòng thời gian nhưng mỗi người theo một cách khác nhau.
Trang 242.2.3 Hiện tượng câu ghép hỗn hợp
Bên cạnh việc phân loại câu ghép thành câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ,một số nhà ngữ pháp học còn đưa ra một loại câu ghép khác nữa, đó là câu ghép hỗnhợp Đó là quan niệm của Nguyễn Thị Thìn, Nguyễn Hữu Quỳnh Theo các tác giả,câu ghép hỗn hợp là loại câu ghép gồm nhiều kiểu câu kết hợp lại với nhau để diễn tảhiện thực phong phú, sinh động Loại câu này ta luôn luôn gặp trong sách vở, báo chí.Nguyễn Thị Thìn chia kiểu câu hỗn hợp này ra thành hai loại: câu ghép nhiều tầng bậc
và câu ghép hỗn hợp
Câu ghép nhiều tầng bậc: là câu mà một trong hai vế hoặc cả hai vế có cấu tạo
tương đương với một câu ghép
Ví dụ: Tôi không kể với anh thì tôi cũng phải nói với người khác, bởi vì tôi không thể
tự trò chuyện với mình suốt đời được.
Câu ghép hỗn hợp: là câu ghép nhiều tầng bậc, có chứa cả quan hệ đẳng lập và
quan hệ chính phụ giữa các vế của câu
Ví dụ: Nơi nào dẹp được nạn cờ bạc thì cuộc sống trở nên yên ổn mọi người còn lo làm ăn sinh sống, nơi nào nạn cờ bạc hoành hành thì rượu chè kiện cáo, đôi khi còn đánh chém nhau cả ngày trong cùng một họ.
Quan niệm của người viết
Chúng tôi không sử dụng khái niệm câu ghép hỗn hợp khi phân loại câu ghép.Chúng tôi chỉ phân loại câu ghép thành câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ Câughép hỗn hợp mà hai tác giả này nói đến, tùy theo quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu màchúng tôi xếp vào câu ghép chính phụ hay câu ghép đẳng lập Chẳng hạn, trong ví dụ
mà Nguyễn Thị Thìn cho là câu ghép nhiều tầng bậc, chúng tôi xếp vào câu ghépchính phụ vì các vế câu này có quan hệ chặt chẽ với nhau theo quan hệ nguyên nhân –
hệ quả Còn ví dụ còn lại chúng tôi xem đó là câu ghép đẳng lập
2.2.4 Một số ý kiến chưa thống nhất về câu ghép
Câu đơn có trạng ngữ hay câu ghép
Ví dụ: Chân tay vung lên như điện giật, ông trợn mắt hỏi không ra tiếng.
Biểu thức ngôn từ được gạch chân có thể được coi là trạng ngữ chỉ cách thứchoặc tình trạng của chủ thể thực hiện hành động chính do vị ngữ câu biểu thị Như vậy
ta có câu đơn có trạng ngữ Cũng có thể xem chúng là một vế phụ của câu ghép, như
Trang 25vậy ta sẽ có câu ghép chính phụ Chúng tôi xếp những kiểu câu trên vào kiểu câu đơn
có trạng ngữ (chỉ cách thức hành động)
Câu đơn có thành phần phụ tình thái hay câu ghép
Ví dụ: Lạ thật, phố xá gì mà vắng tanh vắng ngắt Nhà nào nhà ấy mới tám giờ tối đã đóng cửa im ỉm.
Tuyệt quá, với chiêu này thì nhất định nó phải về chầu ông bà ông vải rồi.
Cụ ơi, chúng cháu có thể giúp cụ việc gì được không ạ?
Đối với những kiểu câu trên, có ý kiến cho là câu ghép, trong đó vế thứ nhất làmột ngữ thể hiện cảm xúc hay dùng để hô gọi Cũng có tác giả xem là câu đơn cóthành phần phụ tình thái Chúng tôi đồng ý với ý kiến thứ hai
Câu đơn có nhiều vị ngữ hay câu ghép
Xét các ví dụ: Ông chủ bút đứng dậy chào, bắt tay, mời khách ngồi.
Thuốc lá mang lại khoản lợi nhuận không nhỏ nhưng luôn là một mối nguy hại lớn cho sức khỏe con người.
Những câu có một chủ ngữ nhiều vị ngữ như trên có thể xem là câu ghép, cóbao nhiêu vị ngữ là có bấy nhiêu vế câu ghép Tuy nhiên, cũng có thể xem nó là câuđơn hai thành phần chính Những câu có một chủ ngữ, nhiều vị ngữ như trên đều cóthể dùng để biểu thị phán đoán phức gồm một số phán đoán đơn có cùng một chủ từlogic liên kết lại Hơn nữa, việc xác lập cho mỗi vị ngữ một chủ ngữ bằng cách nhắclại nhiều lần biểu thức ngôn từ làm chủ ngữ sẽ đưa những câu có chuỗi vị ngữ trởthành câu ghép gồm nhiều nòng cốt đơn Như vậy, tính cách là câu ghép của chúngkhông dễ dàng bị phủ định Trước đây, có ý kiến cho rằng, có bao nhiêu vị ngữ là cóbấy nhiêu vế câu ghép Tuy nhiên, khả năng khôi phục chủ ngữ cho từng vị ngữthường ít được thực hiện vì dễ tạo ra sự lặp từ, ngữ không cần thiết, làm cho câu văntrở nên nặng nề, nhàm chán (trừ những trường hợp phục vụ cho mục đích tu từ biểucảm) Để đỡ gây phức tạp cho thao tác phân tách câu ra thành hai thành phần chínhchủ ngữ, vị ngữ đối với câu chỉ có một chủ ngữ, ta có thể quy ước với nhau rằng: câu
có một chủ ngữ nhiều vị ngữ là câu đơn hai thành phần chính
Trên đây chúng tôi đã trình bày quan niệm của mình về khái niệm câu, cách nhậndiện câu và đưa ra hệ thống phân loại câu của mình Những điều đã trình bày trên là cơ
sở để chúng tôi tiến hành thống kê, khảo sát và phân tích câu trong truyện Nguyễn
Trang 26Ngọc Tư ở chương tiếp theo Để tiện theo dõi, chúng tôi xin hệ thống lại các kiểu câutrong tiếng Việt bằng sơ đồ sau:
Câu tiếng Việt
Câu có một vị
ngữ
Câu có nhiều
vị ngữ
Trang 27CHƯƠNG HAI ĐẶC ĐIỂM CÂU VĂN TRONG TRUYỆN
CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
I Đặc điểm về cấu tạo ngữ pháp
1 Thống kê các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp
1.1 Một số điều cần lưu ý
Trong phần này, ngoài những cơ sở lí thuyết đã trình bày ở trên, để việc thống
kê có hiệu quả, nhất quán và có độ tin cậy cao, chúng tôi đã sử dụng phương phápthống kê cấu trúc câu tiếng Việt của tác giả Nguyễn Đức Dân được trình bày trong
cuốn Ngôn ngữ học thống kê, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1984.
Đối với hệ thống câu đơn, chúng tôi phân thành câu đơn bình thường và câuđơn đặc biệt, trong đó câu đơn bình thường lại được chia thành câu đơn có một vị ngữ
và câu đơn có nhiều vị ngữ Câu tỉnh lược được xem là câu đơn (vì có thể phục hồithành phần tỉnh lược dựa vào ngữ cảnh) Câu đặc biệt bao gồm cả câu dưới bậc (là mộtthành phần câu được tách ra với dụng ý nghệ thuật)
1.2 Bảng thống kê các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp
STT Tên truyện
Câu đơn bình thường
Câu đặcbiệt
Câu ghépđẳng lập
Câu ghépchính phụ
Câu có một
vị ngữ
Câu cónhiều vịngữ
Trang 29Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta nhận thấy, Nguyễn Ngọc Tư sử dụng hầu hếtcác kiểu câu tiếng Việt, mà trong đó, chiếm số lượng lớn hơn cả là kiểu câu đơn haithành phần (câu đơn bình thường) và câu ghép đẳng lập Đúng như nhận xét của nhiềungười, câu văn của Nguyễn Ngọc Tư thường gọn ghẽ, xinh xắn, mang hơi thở củacuộc sống Có thể khái quát đặc điểm câu văn của Nguyễn Ngọc Tư về mặt cấu trúcngữ pháp như sau:
Câu đơn hai thành phần là kiểu câu được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng nhiều nhất.Đây cũng là một đặc điểm chung của đa số các nhà văn nói chung và của các nhà vănNam Bộ nói riêng Hầu như trong bất cứ sáng tác của bất cứ nhà văn nào, câu đơn haithành phần cũng là kiểu câu chiếm số lượng nhiều hơn cả Trong phần phân tích,chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu kiểu câu này và biến thể của nó: câu đơn có một chủ ngữ
và nhiều vị ngữ, vốn được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng rất nhiều và nó cũng mang lạinhiều giá trị trong tác phẩm của chị
Nguyễn Ngọc Tư sử dụng rất nhiều câu ghép Kiểu câu ghép này được NguyễnNgọc Tư vận dụng khá sáng tạo, tạo nên những câu văn dài, rất dài Đây cũng là đặcđiểm khác biệt của câu văn Nguyễn Ngọc Tư so với các nhà văn khác
Nguyễn Ngọc Tư cũng sử dụng khá nhiều kiểu câu đặc biệt Kiểu câu đặc biệttrong truyện Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu được cấu tạo bằng danh từ, cụm danh từ, mang
ý nghĩa chỉ sự xuất hiện, tồn tại, tiêu biến của sự vật Nguyễn Ngọc Tư sử dụng câuđơn đặc biệt chủ yếu nhằm miêu tả, khắc họa khung cảnh, không gian, thời gian tạobối cảnh cho câu chuyện hoặc nhấn mạnh điều muốn nói
Về hình thức câu văn, có thể nhận thấy, câu văn trong truyện Nguyễn Ngọc Tưthường rườm rà, dài dòng, ít tuân theo quy tắc dấu câu Có những câu viết luôngtuồng, không hề ngắt câu như thông thường Hơn nữa, khi trích dẫn lời nói trực tiếpcủa nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư thường không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc képnhư bình thường mà viết thẳng ra, không có gì ngăn cách, khiến cho lời đối thoại củanhân vật, lời kể chuyện và lời của nhà văn rất khó phân biệt Đây là một kiểu viết củanhững cây bút hiện nay
Dưới đây, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích để chỉ ra những đặc điểm câu văn NguyễnNgọc Tư về mặt cấu trúc cú pháp một cách cụ thể hơn
Trang 302 Các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp
2.1 Kiểu câu đơn hai thành phần có một vị ngữ
Như đã nhận xét sơ nét, kiểu câu đơn hai thành phần có một vị ngữ chiếm số
lượng lớn nhất trong các kiểu câu mà Nguyễn Ngọc Tư sử dụng Trong số 5081 câu được khảo sát có 2235 câu loại này, chiếm tỷ lệ 44,0% Câu đơn hai thành phần có
một vị ngữ thường ngắn gọn, đơn giản và dễ viết, dễ sử dụng Với Nguyễn Ngọc Tưcũng vậy, câu văn ngắn gọn, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người Nam
Bộ Có thể thấy, câu đơn hai thành phần có một vị ngữ trong truyện Nguyễn Ngọc Tưmang những giá trị sau:
2.1.1 Tạo giọng kể chuyện khúc chiết, rành mạch, từ tốn.
nhân vật hiện lên cụ thể, chân thực Việc sử dụng dày đặc câu đơn ngắn gọn trong một đoạn văn tạo nên sự khúc chiết, rành mạch cho lời văn Đồng thời, nó như một
lời kể nhát gừng, chậm rãi nhưng sâu và kĩ, buộc người đọc phải theo dõi, lắng nghe
và suy nghĩ
Hay một số ví dụ khác:
Gia đình ông Chín sống hẳn trên ghe Cảnh của ông cũng buồn lắm Nhà nghèo, ra riêng, gia đình chỉ cho hai công đất Năm Giang ba tuổi, Giang lên sởi Ông Chín bán đất cứu con Số tiền còn dư lại, ông mua chiếc ghe nhỏ đi bán hàng bông.
Cả nhà dắt díu nhau linh đinh sông nước [ ] (Nhớ sông)
Cóc ra cửa, ngó nghiêng Mưa tạt ướt mặt Đầm Sầu lặng ngắt Trong màn mưa đục ngầu ngầu, những cái chòi lá nằm rải rác, thưa thớt, đờ đẫn Bình thường, Đầm
Trang 31Sầu đã vắng người, vì đã qua mùa tôm cá, bây giờ lại thêm tin bão, đầm nước hoàn
toàn hoang vu Cóc thất bão đã đến, thật gần [ ] (Một chuyện hẹn hò)
Chúng ta thấy, Nguyễn Ngọc Tư thường sử dụng câu đơn hai thành phần có
một vị ngữ trong miêu tả khung cảnh và kể chuyện Điều này tạo nên sự rành mạch,
từ tốn và rõ ràng cho trang viết của mình Về điểm này, Nguyễn Ngọc Tư có phầngiống Sơn Nam Sơn Nam cũng sử dụng rất nhiều, thậm chí là dày đặc câu đơn haithành phần có một vị ngữ trong truyện của ông Tuy nhiên, Sơn Nam sử dụng kiểu câunày nhiều hơn Nguyễn Ngọc Tư, và chủ yếu các cấu trúc câu rất ngắn gọn Chúng tôi
khảo sát hai truyện ngắn của ông là Mùa len trâu và Đóng gông ông thầy Quýt (in
trong tập Hương rừng Cà Mau, NXB Trẻ, 1986) Kết quả là:
Tên truyện
Câu đơn bình thường
Câu đơnđặc biệt
Câughépđẳng lập
Câu ghépchính phụ
Câu đơnmột vị ngữ
Câu đơn nhiều
Câu đơn: 78,9% Câu ghép: 21,1
Có thể thấy, mật độ câu đơn hai thành phần có một vị ngữ là rất lớn trongtruyện của ông, chiếm hơn một nửa tổng số câu Như vậy, với giá trị riêng của mình,câu đơn đã phát huy khá cao vai trò của nó trong những trang viết của các nhà văn
2.1.2 Tạo độ lùi, khoảng lặng cho câu chuyện
Trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư, bên cạnh việc sử dụng câu đơn hai thànhphần có một vị ngữ trong miêu tả khung cảnh và kể chuyện, chị còn tách nó ra đứngriêng như một đoạn văn Đây là một hình thức câu văn mang nhiều dụng ý nghệ thuật
Trước hết, nó tạo sự bất ngờ đối với người đọc Đang theo dõi một mạch truyện liên
tục, với những đoạn văn dài, bất chợt gặp một câu văn tách ra đứng riêng thành mộtđoạn, về hình thức trình bày, điều đó đã tạo nên sự thu hút rồi Chính vì bị bất ngờtrước hình thức trình bày đó, người đọc sẽ có một cái nhìn kĩ hơn về nội dung câu văn
Trang 32Và thông thường, đó là câu văn chứa đựng nhiều ý nghĩa Chúng ta có thể gặp rấtnhiều câu văn như thế:
Thêm một mùa gió bấc nữa, chị Hảo vẫn chưa lấy chồng Ai lại cũng hỏi, chị chờ ai vậy cà Chị bảo chờ người ta xức dầu Nhị Thiên Đường của chị mà hết đau, chờ người ta đánh cờ mà trong tâm “Viễn ly điên đảa mộng tưởng cứu cánh niết bàn”, chờ người ta thôi buồn khi đưa chốt qua sông.
Nhưng mà chờ tới chừng nào lận?
Ai mà biết.
Mùa này hiu hiu gió bấc lại về
(Hiu hiu gió bấc)
Có ai chờ chúng tôi, trên những cánh đồng khơi?
Sự báo ứng dường như đang ở rất gần.
Điền, cũng không trở lại.
Và tôi ngủ trong nỗi xốn xang.
(Cánh đồng bất tận) Thứ hai, những kiểu câu này tạo ra một độ lùi cần thiết cho câu chuyện Nhà
văn có thể dùng nó để chuyển tiếp mạch văn, trở về những câu chuyện, những sự kiện
xưa cũ Chẳng hạn, trong truyện “Huệ lấy chồng” có đoạn:
[ ] Đi chút nữa là tới đám trâm bầu, chỗ con đập vào xóm Kinh Cụt, bẹ dừa kéo xuống nằm vảnh cổ, có bẹ đã khô quắt, có bẹ còn tươi thơm Xóm kinh ăn sâu vô đồng, từ vườn nhà Huệ nhìn xéo về phía tây, bỏ cánh đồng lúa lơ thơ gốc rạ là một vệt xanh rờn của dừa, của chuối.
Và nhà Thi ở đó.
Huệ với Thi quen nhau hồi nhỏ [ ]
Ở đoạn trên, nhà văn miêu tả cảnh vật xóm Kinh Cụt theo hướng nhìn của Huệ.Cái nhìn đó hướng dần từ nhà Huệ ra tới con đường, ra xa hơn nữa, hướng về xóm
Kinh Cụt Và cuối cùng là hướng về nhà Thi Câu văn “Và nhà Thi ở đó” được tách ra
đứng riêng thành một đoạn, như là một điểm dừng trong hướng nhìn của Huệ Rồi sau
đó, tất cả những kí ức, những kỉ niệm của Huệ và Thi hiện ra, và được thể hiện trongđoạn sau Như vậy, câu văn đã tạo được độ lùi cần thiết cho mạch truyện, nhà văn cóthể tự nhiên kể lại những câu chuyện trong quá khứ của nhân vật Và người đọc đượcchuẩn bị tâm thế để cùng “lùi” lại thời gian và không gian để theo dõi câu chuyện
Trang 33Thứ ba, kiểu câu đơn hai thành phần có một vị ngữ đã tạo nên độ của ngân cảm xúc Nguyễn Ngọc Tư thường sử dụng những kiểu câu đơn hai thành phần để kết
thúc truyện Điều đó tạo nên dư vị cho người đọc Những câu văn kết thúc tác phẩm,
song lại mở ra một chân trời cảm xúc, suy tư nơi độc giả “Nhưng nói để làm gì, ta?”; hay “Biển người thì mênh mông vậy…”, “Mùa này gió bấc hiu hiu lại về…”, “Rồi họ,
và cả má tôi đều bảo tôi khóc đi…” Những câu văn ngắn, buông lơi như tiếng thở
khơi gợi dòng suy nghĩ day dứt cho người đọc
Đây là đoạn kết truyện Núi lở:
Vĩnh bỗng hụt hơi, chúng ta tìm đâu ra những diễn viên lột tả được tâm trạng của kẻ đang rú lên mừng thoát nạn mà đã-chết-rồi hở ông? Lưng Vĩnh lạnh buốt, dường như cậu ta đang run Chiếc giường cũ ọp ẹp lên cơn sốt Tôi cuống cuồng trút tấm mền của mình cho Vĩnh, và trong lúc đắp choàng lên tận cổ cậu ta, tôi đau đớn nhận ra, tấm mền không cần thiết Trời ơi, tôi cần thứ gì đó để lau nước mắt.
bằng một câu văn ngắn của tác giả “Thằng bé ấy đúng là vẫn chưa có kết thúc” Câu
văn gợi ra ở người đọc nhiều suy nghĩ Đứa bé ấy sẽ sống như thế nào trước nỗi đauđó? Nó sẽ nghĩ gì về hành động của cha mẹ nó? Sau này lớn lên, cuộc đời của nó sẽnhư thế nào? Và, liệu nhân vật câu bé trong câu chuyện của Vĩnh có phải là Vĩnhkhông mà sao Vĩnh hiểu rõ, hiểu sâu và day dứt nhiều như vậy? Rồi, số phận củanhững đứa trẻ như cậu bé sẽ ra sao? Đó là những gì mà nhà văn muốn gửi tới độc
Trang 34giả Nhưng nhà văn đã không nói thẳng Với một câu đơn giản, ngắn gọn, nhà văn đãchuyển tải được rất nhiều điều.
2.2 Kiểu câu đơn hai thành phần có nhiều vị ngữ
Như đã nói ở trên, kiểu câu đơn hai thành phần có nhiều vị ngữ có người xem làcâu ghép, có người xem đó là câu đơn Chúng tôi xem đó là câu đơn
Trong truyện Nguyễn Ngọc Tư, số lượng câu đơn hai thành phần có nhiều vị
ngữ xuất hiện khá nhiều Trong số 5081 câu được khảo sát có 742 câu đơn hai thành phần có nhiều vị ngữ, chiếm tỷ lệ 14,6% Điều đặc biệt là số vị ngữ trong các câu này
khá nhiều, thông thường một câu có từ 3 đến 5, thậm chí là 6 vị ngữ, trường hợp câu
có 2 vị ngữ chiếm số lượng ít hơn Các vị ngữ này chủ yếu là các cụm động từ, độ dàicủa chúng rất khác nhau: có khi chỉ hai từ, có khi rất dài Nhìn chung, câu đơn cónhiều vị ngữ chủ yếu được dùng để miêu tả những hành động nối tiếp nhau của nhânvật Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp chúng có những tác dụng khác nhau
2.2.1 Miêu tả lướt qua những hành động của nhân vật
Đối với những hành động liên tiếp của nhân vật, trong trường hợp muốn nhấnmạnh thì người viết sẽ tách ra thành từng câu riêng biệt, mỗi câu thể hiện một hànhđộng riêng Nếu không, việc này sẽ khiến trang viết vụng về, không hấp dẫn Đó là lí
do Nguyễn Ngọc Tư sử dụng câu có nhiều vị ngữ trong việc miêu tả những hành độngliên tiếp, gần như diễn ra cùng một lúc của nhân vật
Ví dụ:
Ông ngó lũ vịt, vấn điếu thuốc, châm lửa, phà mấy vòng khói lên trời.
(Cái nhìn khắc khoải)
Sáng nay, má tôi lại ra đứng tần ngần ở chợ Ba Bảy Chín, nghiêng nghiêng
ngó ngó một hồi, biểu con nhỏ chèo đò chèo dài dài chợ nổi (Dòng nhớ)
[ ] Họ ra đây lúc xế chiều, khi trời vẫn còn một chùm nắng héo Như thể họ tình cờ đi ngang căn chòi hoang này, tình cờ thấy người quen, và ghé lại Người đàn ông chạy xuồng máy đến trước, phất áo quét sơ bụi bặm, chửi cha mấy cái mạng nhện mắc trên tóc, sau đó nằm dài, nhịp chân, ca lửng tửng Một hồi thì người phụ nữ tới, những nhát dầm của chị rất nhè nhặt, chần chừ Và ngập ngừng, chị vẫn ngồi dưới
xuồng, ngó xuống ngón chân [ ] (Một chuyện hẹn hò)
Trang 35Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư phần lớn là những ngườinông dân thật thà, chất phác, tình nghĩa hay những người nghệ sĩ tha thiết với nghề.
Dù là ai, làm gì thì tất cả họ đều chung nhau một điểm: mỗi nhân vật đều mang trongmình một niềm “uẩn khúc” riêng Chính vì thế, truyện của chị rất ít hành động mà chủyếu là thể hiện những tâm tư, suy nghĩ của nhân vật Hành động không phải là cáiNguyễn Ngọc Tư chú trọng miêu tả, do đó, những hành động của nhân vật được nhàvăn kể rất đơn giản, lướt qua chứ không hề nhận xét hay bình luận bất cứ điều gì (Tráilại, những suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật thì chị nói rất kĩ, và có sự bình luận khásâu sắc) Nhiều hành động của nhân vật (dù không phải nối tiếp nhau liền) vẫn đượcdồn vào một câu
Ví dụ:
Ông đậu ghe, dựng lều, lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó chừng chừng sang những cánh đồng lúa mới vừa chín tới và suy nghĩ về một vạt đồng
khác lúa vừa no đòng đòng (Cái nhìn khắc khoải)
Sự việc ông lão đậu ghe, dựng lều và lùa vịt lên đồng không phải diễn ra cùngmột lúc, mỗi sự việc cần có thời gian để làm, nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã dồn tất cảvào chỉ trong một câu
2.2.2 Tạo giọng văn dồn dập
Bên cạnh những trang viết trữ tình, đằm thắm mượt mà, Nguyễn Ngọc Tư cũng
có những trang viết mà trong đó hành động được khắc họa rõ nét Những trang viếtnhư thế rất cần một giọng điệu dồn dập, mạnh mẽ Để tạo nên giọng điệu này thì sửdụng những câu đơn có dung lượng ngắn, đặt cạnh nhau là thích hợp hơn cả Tuynhiên, bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư còn sử dụng câu văn nhiều vị ngữ để miêu tảmột loạt những hành động dồn dập của nhân vật Những hành động nhanh chóng, vội
vã, chớp nhoáng của nhân vật được thể hiện vào trong một câu
Ví dụ:
Cha tôi lao vào, gầm gừ nắm cổ một tên bật ngửa ra đằng sau như một người
cố cất cái vó sông nặng nề, đẫm nước.
Khi đuôi tóc đứt lìa, được tự do, chị vùng dậy, lao nhanh xuống ghe chúng tôi như một tiếng thét, lăn qua chân tôi, đến chỗ cha, làm đổ những bao trấu cha vừa mới xếp.
(Cánh đồng bất tận)
Trang 36 Thằng bé bươn vào mưa, chạy miết về phía trườn núi phía Tây, nơi có những cây bằng lăng già đang lắc đảo điên cuồng.
Cha nó hơi chùng chân, nhìn về triền núi phía Tây, như ước chừng quãng thời gian, quãng đường đến đó và quay lại [ ] Mẹ nó xấp xãi lại, ngó người khách ngất trong mưa, mẹ nó rít trong kẽ răng [ ]
(Núi lở)
Với những kiểu câu này, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa được một cách sinhđộng, cụ thể những hành động dồn dập, nhanh chóng của nhân vật, làm cho lời văngiàu sắc thái biểu cảm hơn
2.3 Kiểu câu ghép
Kiểu câu ghép chiếm số lượng khá đáng kể trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư
Trong số 5081 câu được khảo sát có 1666 câu ghép, chiếm tỷ lệ 32,8% Đây là một
con số khá lớn so với các nhà văn khác Theo bảng thống kê câu văn trong hai truyệnngắn của Sơn Nam ở trên, chúng ta thấy số lượng câu ghép trong truyện ngắn của ông
chiếm số lượng ít hơn, khoảng 21,1% So sánh với một tác giả khác, Trang Thế Hy,
chúng tôi cũng nhận thấy như vậy Chúng tôi khảo sát hai truyện ngắn của Trang Thế
Hy là Gió nấm mối và Sách và chim (in trong tập Mưa ấm, NXB Văn nghệ TP HCM,
1981), kết quả cho thấy số lượng câu ghép trong truyện ngắn Trang Thế Hy chiếmkhoảng 19,9% Hai nhà văn này chủ yếu sử dụng câu đơn trong các trang viết củamình
Tên truyện
Câu đơn bình thường
Câu đơnđặc biệt
Câughépđẳng lập
Câu ghépchính phụ
Câu đơnmột vị ngữ
Câu đơn nhiều
Câu đơn: 80,1% Câu ghép: 19,9%
Có thể thấy, Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn sử dụng nhiều câu ghép hơn cả Câughép mang những giá trị riêng và làm nên đặc điểm riêng trong phong cách của chị