Kiểu câu sử dụng phụ chú (giải ngữ)

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong truyện Nguyễn Ngọc Tư (Trang 49 - 56)

ĐẶC ĐIỂM CÂU VĂN TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

2. Các kiểu câu giàu màu sắc tu từ cú pháp

2.1. Kiểu câu sử dụng phụ chú (giải ngữ)

Phụ chú ngữ (giải ngữ) là biện pháp tu từ cú pháp, trong đó người ta dùng một từ, một cụm từ hay một câu, một chuỗi câu xen vào câu chính để lí giải, nhấn mạnh hay bổ sung một giọng điệu khác với giọng điệu kể hay giọng trình bày các lập luận.

Giải ngữ được dùng khá phổ biến trong văn chính luận, trong văn xuôi nghệ thuật và thỉnh thoảng trong thơ. Trong văn viết, phụ chú ngữ thường được đặt giữa hai gạch nối, giữa hai dấu phẩy hay trong ngoặc đơn.

Nguyễn Ngọc Tư là người sử dụng rất nhiều phụ chú ngữ. Phụ chú ngữ trong câu văn của chị rất phong phú, đa dạng về hình thức và nội dung ý nghĩa. Chị triệt để sử dụng phụ chú ngữ, mỗi trường hợp một cách khác nhau. Và điều đó cũng làm nên những câu văn mới mẻ về giọng điệu, về hình thức, về cách diễn đạt mang thương hiệu

“Nguyễn Ngọc Tư”.

Về cấu tạo, phụ chú ngữ trong câu văn của chị có thể là một từ, một cụm từ như:

− Chị quê Cây Khô, lỡ thời, thương thằng (xin lỗi!) thợ gặt miệt Bình An đổ xuống.

(Cái nhìn khắc khoải)

− Ông già Chín nói nghề bán vé số của ông thấy vậy mà có ý nghĩa ghê lắm, vì đem lại hi vọng cho người ta, vì đem lại sự giàu có cho người ta (nếu trúng số), và nghề này có ý nghĩa nhất là trên những dặm đường phiêu bạt, ông tìm được cô đào Hồng.

(Cuối mùa nhan sắc) Hay một câu, có thể là câu đơn, câu ghép chính phụ hay câu ghép đẳng lập hay thậm chí là nhiều câu:

− Chị về khi trăng rạng rỡ trên đầu (mãi sau này, tôi vẫn còn ghê sợ cái màu trăng ấy).

− Giật mình thức dậy mới hay mình ngủ quên trong kẹt bồ lúa, con chó Phèn ngoài hè nôn nóng cào đất rột rẹt chỗ cái lỗ chui (chắc má tưởng hai chị em tôi đi chơi nên chốt cửa trước cửa sau mất rồi).

− Bằng giọng rộn rã, giòn tan chỗ cao trào, rồi chị hết sức chậm rãi, tỉ mỉ, tả cái đoạn chị dùng dao rạch mặt cô ta và xát muối ớt vào (những người quê mình vẫn thường làm điều đó rất bình thường, sẽ buồn cười khi có ai đó nói làm vậy là vi phạm điều X chương Y luật hình sự, họ cãi cọ ngay “Ủa, nó cướp chồng tui thì tui phải đánh cho tởn chớ”, với vẻ mặt tự hào ngút ngất, tỉnh bơ, ngây thơ, tựa như một người đi qua trận địa cũ và nói với ông bạn mình, hồi năm bảy hai tui bắn thằng lính cộng hòa ở chỗ nầy, óc nó nát như chao, con mắt văng ra xa cả thước. Ông bạn chẳng ớn, nói tui cũng cắt cổ thằng Mỹ ở đây chứ đâu).

− Cha không tốn nhiều công sức cho việc chinh phục (Những người đàn ông quê mùa đã tự tay đẩy người đàn bà của mình đến với cha, bằng nhiều cách. Họ thích uống say, họ thớch dựng chõn tay để tỏ rừ uy quyền. Mệt nhọc làm lụng trờn đồng, người đàn ông đã trở nên khô cằn, có khi cả đời, họ không nói với phụ nữ một câu yêu thương tử tế. Họ không biết vuốt ve, âu yếm, khi cần, họ lật cạch người phụ nữ ra và thỏa mãn, rồi quay lưng ngủ khò).

(Cánh đồng bất tận) Phần phụ chú trong câu văn của Nguyễn Ngọc Tư thường được đặt trong dấu ngoặc đơn, như một kiểu nói ngoài lề (có thể thấy, kiểu nói ngoài lề rất phổ biến trong

giao tiếp của người Nam Bộ). Nguyễn Ngọc Tư sử dụng dày đặc phụ chú, bất kì ở đâu chị cũng có thể chen ngang vào được. Có khi trong một câu văn, Nguyễn Ngọc Tư sử dụng rất nhiều phụ chú, chẳng hạn:

− Vì ông lấy người yêu duy nhất của Nguyễn Thọ làm vợ (đáng lẽ phải để dành), rồi sau đó không cho vợ đi dự những cuộc họp mặt, hội thảo về Nguyễn Thọ (làm vậy không phải là quay lưng với quá khứ sao?) và cũng vì cách ông dạy thằng Thảo (đáng lẽ phải nâng niu, chiều chuộng).

(Mối tình năm cũ)

− Tôi nhớ Điền, bao gồm nhớ một đồng-loại (và tôi là đồng-loại còn lại), nhớ một cách trò chuyện (đọc thấu lòng nhau), nhớ một người nghe được tiếng tim mình (điều này thì con vịt mù làm được, nhưng nó chết rồi) và nhớ một người che chở (công việc này, đáng lẽ là của cha, má tôi).

(Cánh đồng bất tận) Về nội dung ý nghĩa, phần phụ chú trong câu văn Nguyễn Ngọc Tư mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Ngoài ý nghĩa giải thích, bổ sung, có thể kể tới những ý nghĩa sau:

2.1.1. Trình bày mục đích của đối tượng được nói đến.

Ví dụ:

Nhân viên y tế nào mới về ngó câu khẩu hiệu ấy cũng cười, cũng thương.

Nhưng rồi nửa khuya ngồi ăn mì gói, nghe cú kêu lẫn tiếng radio khọt khẹt (để chút âm thanh đấy cho đỡ quạnh), vạch đi vạch lại tờ báo cũ mèm, họ sực nhớ phải về quê lấy vợ, lấy chồng, sực nhớ vợ mình mới sinh, sực nhớ tội nghiệp ba má đã già… Và họ từ giã cù lao. (Thương quá rau răm)

Để chút âm thanh đấy cho đỡ quạnh là mục đích của việc để tiếng radio khọt khẹt được nói tới trong câu.

2.1.2. Trình bày điều kiện của đối tượng được nói đến Ví dụ:

Ông già Chín nói nghề bán vé số của ông thấy vậy mà có ý nghĩa ghê lắm, vì đem lại hi vọng cho người ta, vì đem lại sự giàu có cho người ta (nếu trúng số), và nghề này có ý nghĩa nhất là trên những dặm đường phiêu bạt, ông tìm được cô đào Hồng. (Cuối mùa nhan sắc)

Ở đây, phụ chú trình bày điều kiện bắt buộc đem lại sự hi vọng và giàu có cho người ta là nếu trúng số.

2.1.3. Miêu tả nhân vật (về hình dáng, đặc điểm, tuổi tác, thói quen, tính cách, thái độ của nhân vật trong hội thoại…)

Ví dụ:

Trong một thoáng Hậu xâu chuỗi lại các sự kiện. Chồng mình. Khoản tiền thất thoát. Cô kế toàn trưởng chi nhánh miền Tây. Những lời đồn dại (mà trước giờ Hậu chẳng tin)(Một trái tim khô)

Phụ chú trong câu đã nói lên tính cách của Hậu. Người đọc đoán ra rằng Hậu là người phụ nữ chung thủy, luôn luôn tin tưởng, không hề nghi ngờ chồng một điều gì.

2.1.4. Nhận xét, bình luận về sự vật, hiện tượng trong câu Ví dụ:

− Má tôi nói (giọng như là cảnh cáo tôi vậy), thằng Tứ Phương khác thường, nó trầm tính, sâu sắc, người như vậy thương ai là thương tới chết mới thôi. (Nhà cổ) Đây là lời nhận xét của người con về giọng nói của má mình. Lời nhận xét ấy mang ý nghĩa: người con đã nhận ra sự lo lắng của người mẹ về nhân vật Phương, về tình yêu của con mình dành cho Phương. Phần phụ chú đã tăng ý nghĩa tình thái cho câu.

− Chị về khi trăng rạng rỡ trên đầu (mãi sau này, tôi vẫn còn ghê sợ cái màu trắng ấy). (Cánh đồng bất tận)

Đây là lời bình của nhân vật về hình ảnh trăng rạng rỡ trên đầu. Đó là một thứ ánh sáng báo hiệu điều xấu. Ánh trăng ấy chính là kí ức về một nỗi đau, về một nỗi buồn. Phần phụ chú thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật với sự việc được nói tới.

− Giống cả cái yêu lặng lẽ, lầm lì (như ông trời trả lại y chang). (Duyên phận so le)

Ở đây, phụ chú như ông trời trả lại y chang là lời bình phẩm của tác giả về sự giống nhau của hai nhân vật được nói đến trong văn bản.

2.1.5. Phỏng đoán về một điều gì đó, đây có thể là lời tác giả hoặc lời nhân vật:

Ví dụ:

− Ông không nói với nó vẫn thường thấy chị ôm cái áo người cũ ngồi khóc, chị thường hay kho cá bỏ me, ông vốn không ưa (nhưng chắc người ta nào đó thích). Cái

Phần phụ chú là hành động phỏng đoán của tác giả đối với sự việc chị thường hay kho cá bỏ me mà ông vốn không ưa.

− Giật mình thức dậy mới hay mình ngủ quên trong kẹt bồ lúa, con chó Phèn ngoài hè nôn nóng cào đất rột rẹt chỗ cái lỗ chui (chắc má tưởng hai chị em tôi đi chơi nên chốt cửa trước cửa sau mất rồi). (Cánh đồng bất tận)

Đây là lời phỏng đoán của nhân vật đối với hành động của mẹ mình.

2.1.6. Đính chính về một điều gì đó

Phụ chú thực hiện hành động đính chính là lời của tác giả và lời của nhân vật trong văn bản dùng để đính chính về từ ngữ hoặc nhận định đưa ra trước đó của mình.

Sự đính chính của tác giả có thể là thật và cũng có khi nhằm một dụng ý nghệ thuật nào đó.

Ví dụ:

Tôi thở dài cái thượt như cũng đang nặng lo cho nhà mình (mặc dầu hơi ngơ ngẩn, mình có vai trò gì trong ngôi nhà xiêu đổ ấy đâu?) (Nhà cổ)

Nhân vật tôi có một hoàn cảnh trớ trêu: chơi thân với anh em nhà hàng xóm, gắn bó với căn nhà cổ của họ từ thuở ấu thơ. Lớn lên, cô yêu Phương, nhưng chỉ là yêu trong lặng thầm. Cô như một thành viên của gia đình, quen từng nơi để đồ vật, biết từng cái cột xiêu vẹo, chăm sóc mọi người trong gia đình đó. Thế nhưng, cái vai trò mà cô chua xót nhận ra đây chính là cô không hề có tình yêu của Phương, không là thành viên của gia đình ấy. Sự đính chính là lời của nhân vật tự nhắc mình về sự trớ trêu của mình.

2.1.7. Bày tỏ thái độ, tình cảm Ví dụ:

− Hôm mới giải phẫu xong, cảnh đời mới buồn ác liệt, khi tỉnh dậy, Hậu chỉ biết tê tái hỏi một câu “sao anh đành đoạn giết em?” (trời ơi, chắc là hết chuyện nói rồi).

(Một trái tim khô)

Phần phụ chú thể hiện thái độ bất bình của tác giả đối với tình cảnh của nhân vật trong văn bản.

− Bữa nọ Nga mang cần xé ổi ra chợ huyện cân cho vựa thì gặp đám bạn Văn xốc xếch đứng trên bến. Nga cho quá giang về Mút Cà Tha (mà không hiểu sao trong bụng

muốn nhận chìm xuồng cho tụi này bỏ ý định ra cù lao cho rồi). (Thương quá rau răm)

Đây là phần phụ chú thể hiện thái độ của nhân vật Nga đối với mấy người quá giang trên ghe. Nga không thích những người bạn ấy, họ ồn ào, họ ăn nói vỗ vã và quan trọng nhất là Nga sợ họ gặp Văn, họ sẽ kéo Văn trở lại thành phố. Phần phụ chú thể hiện thái độ, suy nghĩ của nhân vật, nhưng chỉ là ý nghĩ bên trong.

Về tác dụng, trước hết, về hình thức, có thể thấy, phần phụ chú đã giúp Nguyễn Ngọc Tư mở rộng câu văn của mình. Câu văn trở nên dài hơn, có khi được phức tạp hóa lên nhờ phần phụ chú. Tuy nhiên, nhờ vậy mà giọng điệu trở nên phong phú, ít nhàm chán, tạo ra nhiều hứng thú cho người đọc. Về ý nghĩa, nhiều ý không thể nói trực tiếp thì phần phụ chú đã giúp nhà văn chuyển tải hết. Với sự chen ngang để giải thích, bình luận, bổ sung, bày tỏ thái độ…, phần phụ chú đã tạo nên sự thay đổi về giọng điệu, tạo nên sự hấp dẫn cho câu văn. Người đọc có thể “nhìn thấy” được một đụi mắt khỏc, một tõm hồn khỏc đang dừi theo cõu chuyện, dừi theo nhõn vật của mỡnh với biết bao tìm cảm chân thành. Người đọc nhận ra cái vẻ hóm hỉnh của tác giả, nhận ra thái độ mỉa mai, hoặc thương cảm, hoặc châm biếm nhưng đầy đau thương của Nguyễn Ngọc Tư.

Chẳng hạn, trong câu văn sau:

Vì ông lấy người yêu duy nhất của Nguyễn Thọ làm vợ (đáng lẽ phải để dành), rồi sau đó không cho vợ đi dự những cuộc họp mặt, hội thảo về Nguyễn Thọ (làm vậy không phải là quay lưng với quá khứ sao?) và cũng vì cách ông dạy thằng Thảo (đáng lẽ con của Nguyễn Thọ phải được nâng niu, chìu chuộng). (Mối tình năm cũ)

Phần phụ chỳ lỳc này thể hiện rừ nột thỏi độ của nhà văn: cú một chỳt gỡ đú mỉa mai trong lời nói đó. Đọc câu văn với những lời phụ chú như thế này, người đọc sẽ nhận ra thái độ vô lí của người xung quanh đối với những hành động của ông Mười, và sẽ thấy những gì ông làm là hợp lí. Thái độ của nhà văn có chút gì đó mỉa mai đối với thái độ của người chung quanh, vừa đồng cảm với tình cảm và hành động của ông Mười. Nhưng nhà văn đã che giấu khéo léo, tinh tế qua những lời tưởng dửng dưng như vậy. Dường như, cái mà nhà văn muốn nói, muốn nhấn mạnh không phải là nội dung của câu văn, mà là cái nằm bên trong giữa hai dấu ngoặc đơn. Càng đọc, độc giả càng nhận ra điều đó.

Trước Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Tuân cũng là một người rất hay sử dụng phụ chú trong câu văn của mình. Về ý nghĩa, phụ chú trong câu văn Nguyễn Tuân cũng rất phong phú: có khi nhằm giải thích thuần túy, giúp người đọc hiểu sâu về đối tượng; có khi dùng với mục đích nhấn mạnh; có khi phụ chú đảm nhận chức năng của một định ngữ nghệ thuật như:

“Trước mắt ông Đầu Xứ Em mê mệt và hoảng hồn, những vờn khói – thoảng mựi gõy gõy, khen khột vỡ tanh lợm – bỗng sầm hẳn lại thành một mớ túc xừa u hiển đóng khung lấy một khuôn mặt người.” (Khoa thi cuối cùng)

Nguyễn Tuân là bậc thầy về chữ nghĩa, về sự uyên bác văn chương, và cũng là người rất cầu kì trong câu chữ. Ông rất thích viết những câu phức hóa mọi thành phần.

Dùng phụ chú, thêm một dịp nhà văn được tự do phát triển câu văn theo sở thích của mình. Những trường hợp như vậy, sự phức hóa được thực hiện bằng cách tung ra một loạt phụ chú trong câu khiến câu văn có vẻ rậm rạp, tỉa tót, cầu kì, nhưng cũng nhờ đó, nó toát lên cái giọng riêng, hết sức đặc biệt:

− “Có lúc nào sư thầy nghĩ đến một người thợ dệt – dệt tơ cũng thế mà dệt vải cũng thế - một người thợ mộc một người thợ nề - xây nhà gác cũng thế mà làm đình làm chùa thì cũng thế.

− “Trước khi chết hẳn – mà chữ Nhà Chùa gọi là tịch – về chỗ thanh toán một cái nợ áo và cơm – sư thầy tưởng ăn cơm không có thịt và mặc áo vải là không chịu không nợ xung quanh hay sao? – của cuộc đời, đời sống muốn sư thầy trả cho bằng những tiếng gỡ khụng phải là thanh õm mừ.”

(Chùa Đàn) Với cách dùng phụ chú, Nguyễn Tuân cũng đã tạo nên sự đa giọng điệu trong câu văn của mình. Đồng thời, điều đó cũng góp phần làm nên phong cách Nguyễn Tuân. Ông không bỏ qua cơ hội để được nói, được thể hiện mình: động tới đối tượng nào tương đắc, tác giả nói hết về nó ở mọi góc cạnh.

So sánh cách dùng phụ chú trong câu văn của Nguyễn Ngọc Tư và Nguyễn Tuân, chúng tôi nhận thấy: cả Nguyễn Ngọc Tư và Nguyễn Tuân đều là những người triệt để sử dụng phụ chú để phục vụ cho những ý đồ nghệ thuật riêng của mình. Nhưng với Nguyễn Tuân, dùng phụ chú là cách ông làm mới câu văn về hình thức, tạo nên sự phức tạp hóa cho câu văn. Đó cũng là cách để Nguyễn Tuân bộc lộ tài năng ngôn từ của mình. Phần phụ chú đã làm nên những câu văn dài, rất dài trong văn của ông. Phải

là những câu văn dài, có các thành phần lớp lang rườm rà mới dung chứa nổi những liên tưởng bất thường, miên man và những phô diễn kĩ thuật ngôn từ. Còn với Nguyễn Ngọc Tư, phụ chú là cách nhà văn thể hiện tình cảm, thái độ của mình. So với Nguyễn Tuân, câu văn của chị không lớp lang rườm rà, không bóng bẩy nhưng giàu sắc thái tình cảm, giàu chất mộc mạc chân chất của sông nước Nam Bộ. Phần phụ chú trong câu văn của chị như một phần ngoài lề nhưng vẫn gắn bó rất sâu với người, với cảnh, với nhân vật trong câu văn. Nó không phải là sự tài hoa về ngôn từ, là sự phô diễn kĩ thuật mà là sự chân thành, nồng hậu của trái tim.

So với các nhà văn Nam Bộ khác (cùng thời hay khác thời) như Anh Đức, Sơn Nam, Đoàn Giỏi... ta nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư là người sử dụng phụ chú nhiều nhất, và dùng nó thành công hơn cả. Với phụ chú ngữ, Nguyễn Ngọc Tư đã mang lại nhiều sắc thái tình cảm, nhiều giọng điệu cho câu văn của mình. Đó cũng là đặc điểm mang đậm chất Nam Bộ của chị. Và đó cũng chính là cái mới mẻ mà Nguyễn Ngọc Tư mang đến cho văn học Nam Bộ nói riêng và văn học cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong truyện Nguyễn Ngọc Tư (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w