Kiểu câu đơn hai thành phần có một vị ngữ

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong truyện Nguyễn Ngọc Tư (Trang 29 - 33)

ĐẶC ĐIỂM CÂU VĂN TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

I. Đặc điểm về cấu tạo ngữ pháp

2. Các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp

2.1. Kiểu câu đơn hai thành phần có một vị ngữ

Như đã nhận xét sơ nét, kiểu câu đơn hai thành phần có một vị ngữ chiếm số lượng lớn nhất trong các kiểu câu mà Nguyễn Ngọc Tư sử dụng. Trong số 5081 câu được khảo sát có 2235 câu loại này, chiếm tỷ lệ 44,0%. Câu đơn hai thành phần có một vị ngữ thường ngắn gọn, đơn giản và dễ viết, dễ sử dụng. Với Nguyễn Ngọc Tư cũng vậy, câu văn ngắn gọn, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người Nam Bộ. Có thể thấy, câu đơn hai thành phần có một vị ngữ trong truyện Nguyễn Ngọc Tư mang những giá trị sau:

2.1.1. Tạo giọng kể chuyện khúc chiết, rành mạch, từ tốn.

Ví dụ:

Công việc vẫn nhiều như trước. Mới đây tôi lao vào vụ việc tai nạn lao động ở một công trường xây dựng. Nhiều người bị những mảng gạch từ trên cao đổ xuống.

Có một chị tôi quen. Chị ấy đã từng đứng đường bán thân nuôi miệng. Chị bỏ nghề đi làm hồ vừa mới một tháng nay. Ngón chân sơn đỏ như máu của chị chưa kịp tróc, chưa kịp phai thì chị đã chết. [...] (Ngổn ngang)

Đoạn văn viết về một vụ tai nạn lao động ở một công trường xây dựng mà nhân vật “tôi” (là một nhà báo) chứng kiến và viết bài. Từng câu văn ngắn gọn, đơn giản được dựng để miờu tả lại sự việc, nhõn vật. Sự việc được tỏi hiện một cỏch rừ ràng, nhân vật hiện lên cụ thể, chân thực. Việc sử dụng dày đặc câu đơn ngắn gọn trong một đoạn văn tạo nên sự khúc chiết, rành mạch cho lời văn. Đồng thời, nó như một lời kể nhỏt gừng, chậm rói nhưng sõu và kĩ, buộc người đọc phải theo dừi, lắng nghe và suy nghĩ.

Hay một số ví dụ khác:

Gia đình ông Chín sống hẳn trên ghe. Cảnh của ông cũng buồn lắm. Nhà nghèo, ra riêng, gia đình chỉ cho hai công đất. Năm Giang ba tuổi, Giang lên sởi. Ông Chín bán đất cứu con. Số tiền còn dư lại, ông mua chiếc ghe nhỏ đi bán hàng bông.

Cả nhà dắt díu nhau linh đinh sông nước. [...] (Nhớ sông)

Cóc ra cửa, ngó nghiêng. Mưa tạt ướt mặt. Đầm Sầu lặng ngắt. Trong màn mưa đục ngầu ngầu, những cái chòi lá nằm rải rác, thưa thớt, đờ đẫn. Bình thường, Đầm

Sầu đã vắng người, vì đã qua mùa tôm cá, bây giờ lại thêm tin bão, đầm nước hoàn toàn hoang vu. Cóc thất bão đã đến, thật gần. [...] (Một chuyện hẹn hò)

Chúng ta thấy, Nguyễn Ngọc Tư thường sử dụng câu đơn hai thành phần có một vị ngữ trong miêu tả khung cảnh và kể chuyện. Điều này tạo nên sự rành mạch, từ tốn và rừ ràng cho trang viết của mỡnh. Về điểm này, Nguyễn Ngọc Tư cú phần giống Sơn Nam. Sơn Nam cũng sử dụng rất nhiều, thậm chí là dày đặc câu đơn hai thành phần có một vị ngữ trong truyện của ông. Tuy nhiên, Sơn Nam sử dụng kiểu câu này nhiều hơn Nguyễn Ngọc Tư, và chủ yếu các cấu trúc câu rất ngắn gọn. Chúng tôi khảo sát hai truyện ngắn của ông là Mùa len trâuĐóng gông ông thầy Quýt (in trong tập Hương rừng Cà Mau, NXB Trẻ, 1986). Kết quả là:

Tên truyện

Câu đơn Câu ghép

Câu đơn bình thường

Câu đơn đặc biệt

Câu ghép đẳng lập

Câu ghép chính phụ Câu đơn

một vị ngữ

Câu đơn nhiều vị ngữ

Mùa len trâu 112 32 35 35 6

Đóng gông ông

thầy Quýt 116 26 16 37 12

Tổng số câu được

khảo sát: 427 228 58 51 72 18

Tỷ lệ phần trăm trong số câu được

khảo sát

53,4% 13,6% 11,9% 16,9% 4,2%

Câu đơn: 78,9% Câu ghép: 21,1

Có thể thấy, mật độ câu đơn hai thành phần có một vị ngữ là rất lớn trong truyện của ông, chiếm hơn một nửa tổng số câu. Như vậy, với giá trị riêng của mình, câu đơn đã phát huy khá cao vai trò của nó trong những trang viết của các nhà văn.

2.1.2. Tạo độ lùi, khoảng lặng cho câu chuyện

Trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư, bên cạnh việc sử dụng câu đơn hai thành phần có một vị ngữ trong miêu tả khung cảnh và kể chuyện, chị còn tách nó ra đứng riêng như một đoạn văn. Đây là một hình thức câu văn mang nhiều dụng ý nghệ thuật.

Trước hết, nú tạo sự bất ngờ đối với người đọc. Đang theo dừi một mạch truyện liờn tục, với những đoạn văn dài, bất chợt gặp một câu văn tách ra đứng riêng thành một đoạn, về hình thức trình bày, điều đó đã tạo nên sự thu hút rồi. Chính vì bị bất ngờ trước hình thức trình bày đó, người đọc sẽ có một cái nhìn kĩ hơn về nội dung câu văn.

Và thông thường, đó là câu văn chứa đựng nhiều ý nghĩa. Chúng ta có thể gặp rất nhiều câu văn như thế:

Thêm một mùa gió bấc nữa, chị Hảo vẫn chưa lấy chồng. Ai lại cũng hỏi, chị chờ ai vậy cà. Chị bảo chờ người ta xức dầu Nhị Thiên Đường của chị mà hết đau, chờ người ta đánh cờ mà trong tâm “Viễn ly điên đảa mộng tưởng cứu cánh niết bàn”, chờ người ta thôi buồn khi đưa chốt qua sông.

Nhưng mà chờ tới chừng nào lận?

Ai mà biết.

Mùa này hiu hiu gió bấc lại về.

(Hiu hiu gió bấc)

Có ai chờ chúng tôi, trên những cánh đồng khơi?

Sự báo ứng dường như đang ở rất gần.

Điền, cũng không trở lại.

Và tôi ngủ trong nỗi xốn xang.

(Cánh đồng bất tận) Thứ hai, những kiểu câu này tạo ra một độ lùi cần thiết cho câu chuyện. Nhà văn có thể dùng nó để chuyển tiếp mạch văn, trở về những câu chuyện, những sự kiện xưa cũ. Chẳng hạn, trong truyện “Huệ lấy chồng” có đoạn:

[...] Đi chút nữa là tới đám trâm bầu, chỗ con đập vào xóm Kinh Cụt, bẹ dừa kéo xuống nằm vảnh cổ, có bẹ đã khô quắt, có bẹ còn tươi thơm. Xóm kinh ăn sâu vô đồng, từ vườn nhà Huệ nhìn xéo về phía tây, bỏ cánh đồng lúa lơ thơ gốc rạ là một vệt xanh rờn của dừa, của chuối.

Và nhà Thi ở đó.

Huệ với Thi quen nhau hồi nhỏ. [...]

Ở đoạn trên, nhà văn miêu tả cảnh vật xóm Kinh Cụt theo hướng nhìn của Huệ.

Cái nhìn đó hướng dần từ nhà Huệ ra tới con đường, ra xa hơn nữa, hướng về xóm Kinh Cụt. Và cuối cùng là hướng về nhà Thi. Câu văn “Và nhà Thi ở đó” được tách ra đứng riêng thành một đoạn, như là một điểm dừng trong hướng nhìn của Huệ. Rồi sau đó, tất cả những kí ức, những kỉ niệm của Huệ và Thi hiện ra, và được thể hiện trong đoạn sau. Như vậy, câu văn đã tạo được độ lùi cần thiết cho mạch truyện, nhà văn có thể tự nhiên kể lại những câu chuyện trong quá khứ của nhân vật. Và người đọc được chuẩn bị tõm thế để cựng “lựi” lại thời gian và khụng gian để theo dừi cõu chuyện.

Thứ ba, kiểu câu đơn hai thành phần có một vị ngữ đã tạo nên độ của ngân cảm xúc. Nguyễn Ngọc Tư thường sử dụng những kiểu câu đơn hai thành phần để kết thúc truyện. Điều đó tạo nên dư vị cho người đọc. Những câu văn kết thúc tác phẩm, song lại mở ra một chân trời cảm xúc, suy tư nơi độc giả. “Nhưng nói để làm gì, ta?”;

hay “Biển người thì mênh mông vậy…”, “Mùa này gió bấc hiu hiu lại về…”, “Rồi họ, và cả má tôi đều bảo tôi khóc đi…”. Những câu văn ngắn, buông lơi như tiếng thở khơi gợi dòng suy nghĩ day dứt cho người đọc.

Đây là đoạn kết truyện Núi lở:

Vĩnh bỗng hụt hơi, chúng ta tìm đâu ra những diễn viên lột tả được tâm trạng của kẻ đang rú lên mừng thoát nạn mà đã-chết-rồi hở ông? Lưng Vĩnh lạnh buốt, dường như cậu ta đang run. Chiếc giường cũ ọp ẹp lên cơn sốt. Tôi cuống cuồng trút tấm mền của mình cho Vĩnh, và trong lúc đắp choàng lên tận cổ cậu ta, tôi đau đớn nhận ra, tấm mền không cần thiết. Trời ơi, tôi cần thứ gì đó để lau nước mắt.

Thằng bé ấy đúng là vẫn chưa có kết thúc.

Trong truyện, Vĩnh kể cho nhân vật “tôi” nghe câu chuyện của một gia đình sống trên núi. Gia đình đó có một người ông đã già, hai vợ chồng và một đứa con. Đôi vợ chồng ấy sống bằng việc chứa chấp cho những đôi người “lên xuống núi bằng những ngã khác nhau, lạnh lẽo ngó nhau nếu bất chợt gặp ở chỗ chợ đông, nhưng lại hớn hở chui vào cùng một căn buồng tối”. Người cha của họ không chấp nhận việc làm dơ bẩn đó nên đã ra sống riêng trong một căn nhà gần đó. Đứa bé thì ngây thơ, hàng ngày nó phải chứng kiến biết bao điều xấu xa. Cậu bé hết sức yêu thương ông nội, nhưng không biết làm gì hơn. Một ngày núi lở, hai vợ chồng ấy đã bỏ chạy xuống núi, họ chở theo đứa con và cô gái đang hành nghề mắc nạn ở đó mà bỏ mặc người cha của mình. Đứa bé gào thét, nhưng cha mẹ nó vẫn quyết định bỏ lại ông. Cảnh kết là đứa bé chôn chân đứng nhìn đỉnh núi đã bị lở, trọc lóc, trụi lơ.... Câu chuyện kết thúc bằng một câu văn ngắn của tác giả “Thằng bé ấy đúng là vẫn chưa có kết thúc”. Câu văn gợi ra ở người đọc nhiều suy nghĩ. Đứa bé ấy sẽ sống như thế nào trước nỗi đau đó? Nó sẽ nghĩ gì về hành động của cha mẹ nó? Sau này lớn lên, cuộc đời của nó sẽ như thế nào? Và, liệu nhân vật câu bé trong câu chuyện của Vĩnh có phải là Vĩnh khụng mà sao Vĩnh hiểu rừ, hiểu sõu và day dứt nhiều như vậy? Rồi, số phận của những đứa trẻ như cậu bé sẽ ra sao?... Đó là những gì mà nhà văn muốn gửi tới độc

giả. Nhưng nhà văn đã không nói thẳng. Với một câu đơn giản, ngắn gọn, nhà văn đã chuyển tải được rất nhiều điều.

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong truyện Nguyễn Ngọc Tư (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w