Thống kê các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong truyện Nguyễn Ngọc Tư (Trang 26 - 29)

ĐẶC ĐIỂM CÂU VĂN TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

I. Đặc điểm về cấu tạo ngữ pháp

1. Thống kê các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp

1.1. Một số điều cần lưu ý

Trong phần này, ngoài những cơ sở lí thuyết đã trình bày ở trên, để việc thống kê có hiệu quả, nhất quán và có độ tin cậy cao, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê cấu trúc câu tiếng Việt của tác giả Nguyễn Đức Dân được trình bày trong cuốn Ngôn ngữ học thống kê, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1984.

Đối với hệ thống câu đơn, chúng tôi phân thành câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt, trong đó câu đơn bình thường lại được chia thành câu đơn có một vị ngữ và câu đơn có nhiều vị ngữ. Câu tỉnh lược được xem là câu đơn (vì có thể phục hồi thành phần tỉnh lược dựa vào ngữ cảnh). Câu đặc biệt bao gồm cả câu dưới bậc (là một thành phần câu được tách ra với dụng ý nghệ thuật).

1.2. Bảng thống kê các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp

STT Tên truyện

Câu đơn Câu ghép

Câu đơn bình thường

Câu đặc biệt

Câu ghép đẳng lập

Câu ghép chính phụ Câu có một

vị ngữ

Câu có nhiều vị

ngữ

1 Cải ơi 30 26 4 33 10

2 Thương quá rau

răm 37 20 6 22 10

3 Hiu hiu gió bấc 64 20 4 24 11

4 Huệ lấy chồng 71 17 8 39 7

5 Cái nhìn khắc

khoải 102 48 15 27 4

6 Nhà cổ 37 15 2 18 11

7 Mối tình năm

cũ 37 18 7 28 5

8 Cuối mùa nhan 64 16 7 36 15

sắc 9 Biển người

mênh mông 61 16 7 32 11

10 Nhớ sông 60 14 2 28 5

11 Dòng nhớ 59 11 15 43 8

12 Duyên phận so

le 26 21 4 28 6

13 Một trái tim

khô... 22 17 11 45 22

14 Cánh đồng bất

tận 389 127 55 180 41

15 Ngọn đèn

không tắt 73 14 26 20 8

16 Cỏ xanh 88 12 30 26 7

17 Nỗi buồn rất lạ 53 15 19 21 6

18 Chuyện của

Điệp 77 31 20 41 19

19 Ngổn ngang 86 14 12 29 7

20 Lí con sáo sang

sông 91 17 27 25 11

21 Vết chim trời 36 28 13 53 9

22 Chuồn chuồn

đạp nước 47 20 6 28 15

23 Tình thầm 50 18 12 25 15

24 Sầu trên đỉnh

Puvan 60 21 17 53 11

25 Ấu thơ tươi đẹp 66 22 10 44 11

26 Núi lở 80 26 12 60 9

27 Thổ sầu 25 13 11 15 16

28 Của ngày đã

mất 57 23 5 33 14

29 Một chuyện

hẹn hò 43 24 17 43 18

30 Gió lẻ 244 58 54 172 53

Tổng số câu được

khảo sát: 5081 2235 742 438 1271 395

Tỷ lệ phần trăm trong tổng số câu được khảo

sát

44,0% 14,6% 8,6% 25,0% 7,8%

Câu đơn: 67,2% Câu ghép: 32,8%

Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta nhận thấy, Nguyễn Ngọc Tư sử dụng hầu hết các kiểu câu tiếng Việt, mà trong đó, chiếm số lượng lớn hơn cả là kiểu câu đơn hai thành phần (câu đơn bình thường) và câu ghép đẳng lập. Đúng như nhận xét của nhiều người, câu văn của Nguyễn Ngọc Tư thường gọn ghẽ, xinh xắn, mang hơi thở của cuộc sống. Có thể khái quát đặc điểm câu văn của Nguyễn Ngọc Tư về mặt cấu trúc ngữ pháp như sau:

− Câu đơn hai thành phần là kiểu câu được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng nhiều nhất.

Đây cũng là một đặc điểm chung của đa số các nhà văn nói chung và của các nhà văn Nam Bộ nói riêng. Hầu như trong bất cứ sáng tác của bất cứ nhà văn nào, câu đơn hai thành phần cũng là kiểu câu chiếm số lượng nhiều hơn cả. Trong phần phân tích, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu kiểu câu này và biến thể của nó: câu đơn có một chủ ngữ và nhiều vị ngữ, vốn được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng rất nhiều và nó cũng mang lại nhiều giá trị trong tác phẩm của chị.

− Nguyễn Ngọc Tư sử dụng rất nhiều câu ghép. Kiểu câu ghép này được Nguyễn Ngọc Tư vận dụng khá sáng tạo, tạo nên những câu văn dài, rất dài. Đây cũng là đặc điểm khác biệt của câu văn Nguyễn Ngọc Tư so với các nhà văn khác.

− Nguyễn Ngọc Tư cũng sử dụng khá nhiều kiểu câu đặc biệt. Kiểu câu đặc biệt trong truyện Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu được cấu tạo bằng danh từ, cụm danh từ, mang ý nghĩa chỉ sự xuất hiện, tồn tại, tiêu biến của sự vật. Nguyễn Ngọc Tư sử dụng câu đơn đặc biệt chủ yếu nhằm miêu tả, khắc họa khung cảnh, không gian, thời gian tạo bối cảnh cho câu chuyện hoặc nhấn mạnh điều muốn nói.

− Về hình thức câu văn, có thể nhận thấy, câu văn trong truyện Nguyễn Ngọc Tư thường rườm rà, dài dòng, ít tuân theo quy tắc dấu câu. Có những câu viết luông tuồng, không hề ngắt câu như thông thường. Hơn nữa, khi trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư thường không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như bình thường mà viết thẳng ra, không có gì ngăn cách, khiến cho lời đối thoại của nhân vật, lời kể chuyện và lời của nhà văn rất khó phân biệt. Đây là một kiểu viết của những cây bút hiện nay.

Dưới đây, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích để chỉ ra những đặc điểm câu văn Nguyễn Ngọc Tư về mặt cấu trúc cú pháp một cách cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong truyện Nguyễn Ngọc Tư (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w