1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bài tập học kì luật đất đai 8d

9 573 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 63 KB

Nội dung

Năm 1961, ông A mua 3ha ruộng đất. Năm 1968, ông A gộp 3 ha ruộng đất này vào hợp tác xã. Năm 1987, hợp tác xã giải thể và chính quyền địa phương chia ruộng cho các hộ gia đình nhận khoán, nhưng ông A và 04 người con không được chia đất để canh tác. Ông A và các con đã làm đơn khiếu nại nhiều lần về việc này nhưng không được trả lời. Năm 2009, ông A mất. Hiện 4 người con của ông A trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn không có đất để sản xuất. Những người con này đã làm đơn kiện đòi lại đất mà ông A đã góp vào hợp tác xã. mãi cũng không được. Cha mẹ tôi đã mất, hiện nay gia đình chúng tôi gồm 5 người làm nông ngiệp ở nông thôn mà không có ruộng để sản xuất. Vậy theo pháp luật hiện hành thì tôi có thể lấy lại 3 ha ruộng của cha mẹ hay không? Thủ tục đòi lại đất như thế nào?Hỏi:Anh, (chị) hãy cho biết:1. Việc đòi lại đất của các người con của ông A đúng hay sai? năm 2003, trừ trường hợp có căn cứ chứng minh người đang sử dụng đất đó có hành vi gian dối, lừa đảo... để được giao quyền sử dụng đất” Ngoài ra, theo điểm c, khoản 1, Điều 4 Nghị định 1812004NĐCP cũng đã nêu rõ: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong các trường hợp đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao. Điều đó có nghĩa là nếu ông A mua 3ha đất cho hợp tác xã trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì nhà nước sẽ không xem xét việc đòi lại 3ha đất của ông. Theo quy định tại Điều 109 nghị định 1812004NĐCP ngày 2912004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai thì khi hợp tác xã giải thể, đất do xã viên góp quyền sử dụng vào hợp tác xã thì quyền sử dụng đất là tài sản của hợp tác xã và được xử lý theo điều lệ của hợp tác xã hoặc nghị quyết đại hội xã viên. Nhà nước không thu hồi đất này. Như vậy, nếu hợp tác xã không thực hiện đúng theo điều lệ của hợp tác xã hoặc nghị quyết của đại hội xã viên mà giao đất cho người khác thì xã viên có thể căn cứ theo văn bản này để đòi lại quyền sử dụng đất cho mình.Năm 1961, ông A mua 3ha đất và ông góp 3 ha này vào hợp tác xã năm 1068. Đến năm 1987 hợp tác xã mới giải thể.Vậy nên, việc đòi lại đất của các người con của ông A là sai, căn cứ vào các Điều luật đã đưa ra ở trên thì Nhà nước sẽ không xem xét, giải quyết nếu như các con ông A vẫn tiếp tục khiếu kiện kéo dài.2. Vụ việc này sẽ do cơ quan nhà nước nào giải quyết? Thủ tục giải quyết như thế nào?Thẩm quyền giải quyết: Căn cứ khoản 2 Điều 37, Khoản 2 Điều 136 Luật đất đai 2003 thì vụ việc này sẽ do Uỷ Ban Nhân dân huyện giải quyết.Thủ tục giải quyết: Uỷ Ban Nhân dân huyện sẽ tiếp nhận đơn của các con ông A, xem xét nội dung đơn thư khiếu nại, chuẩn bị tài liệu đề giải quyết.Điều tra xác minh, thấy rằng thời điểm mà các quan hệ đất đai mà ông A khiếu nại phát sinh, xảy ra trước ngày 15 tháng 10 năm 1993. Căn cứ vào Điều 4, Điều 109 (Nghị định 1812004CP) để giải quyết vụ việc này. Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân huyện có trách nhiệm gửi phiếu trả lời cho các con ông A về việc không chấp nhận đơn khiếu kiện này, và vụ việc của gia đình ông A sẽ không được giải quyết.3. Tư vấn cho 4 người con của ông A các thủ tục có đất để sản xuất.Để có đất sản xuất vào mục đích đất nông nghiệp, 4 người con của ông A cần làm đơn xin giao đất, thuê đất nộp cho các cơ quan có thẩm quyền về quản lý đất đai cùng cấp. Việc giao đất, cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân được thực hiện như sau:3.1. Trình tự thực hiện:Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn xin giao đất, thuê đất tại Uỷ Ban Nhân dân xã, phường, thị trấn. Uỷ Ban Nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, ghi ý kiến xác nhận vào đơn xin giao đất, thuê đất về nhu cầu sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện và gửi đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.Bước 2: Uỷ Ban Nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và Phòng Tài nguyên và Môi trường xem xét hồ sơ và trình Uỷ Ban Nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định giao đất, thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được thuê đất.Bước 3: Hộ gia đình, cá nhân nhận kết quả tại Uỷ Ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.KẾT LUẬNQua những phân tích và đánh giá về tình huống trên chúng ta có thể thấy cùng với sự hoàn thiện của các quy phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định từ các quy định của pháp luật đất đai đến viêc thực thi những quy định đó trên thực tế.Bên cạnh đó, việc giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất của một bộ phận người nông dân đang là một vấn đề cấp thiết, cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các nhà làm luật, nhà quản lý về lĩnh vực đất đai. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Luật Đất đai số 132003QH11 ban hành ngày 26112003.2.Nghị định 1812004NĐCP Về thi hành luật đất đai.3.Quyết định số 082006QĐBTNMT ngày 21072006 của Bộ Tài nguyên Môi trường4.Thông tư số 092007TTBTNMT ngày 02082007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính.5.Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao số 022004NQHĐTP.

Trang 1

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

A Những cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tình huống 1

B Giải quyết tình huống 2

1 Việc đòi lại đất của các người con của ông A đúng hay sai? Vì sao? .2

2 Vụ việc này sẽ do cơ quan nhà nước nào giải quyết? Thủ tục giải quyết như thế nào? 3

3 Tư vấn cho 4 người con của ông A các thủ tục có đất để sản xuất 4

4 Việc làm của chính quyền địa phương trong vụ việc này là đúng hay là sai? Vì sao? 5

KẾT LUẬN 6

0

Trang 2

BÀI TẬP SỐ 4

Năm 1961, ông A mua 3ha ruộng đất Năm 1968, ông A gộp 3 ha ruộng đất này vào hợp tác xã Năm 1987, hợp tác xã giải thể và chính quyền địa phương chia ruộng cho các hộ gia đình nhận khoán, nhưng ông A và 04 người con không được chia đất để canh tác Ông A và các con đã làm đơn khiếu nại nhiều lần về việc này nhưng không được trả lời Năm 2009, ông A mất Hiện 4 người con của ông A trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn không có đất để sản xuất Những người con này đã làm đơn kiện đòi lại đất

mà ông A đã góp vào hợp tác xã mãi cũng không được Cha mẹ tôi đã mất, hiện nay gia đình chúng tôi gồm 5 người làm nông ngiệp ở nông thôn mà không có ruộng để sản xuất Vậy theo pháp luật hiện hành thì tôi có thể lấy lại 3 ha ruộng của cha mẹ hay không? Thủ tục đòi lại đất như thế nào?

Hỏi:

Anh, (chị) hãy cho biết:

1 Việc đòi lại đất của các người con của ông A đúng hay sai? Vì sao?

2 Vụ việc này sẽ do cơ quan nhà nước nào giải quyết? Thủ tục giải quyết như thế nào?

3 Tư vấn cho 4 người con của ông A các thủ tục để có đất sản xuất sử dụng vào mục đích nông nghiệp?

4 Việc làm của chính quyền địa phương trong vụ việc này đúng hay sai? Vì sao?

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự kết thúc của thời kì kinh tế tập trung bao cấp, việc các hợp tác xã trước kia (hình thành từ đất được gộp lại từ đất canh tác của các thành viên hợp tác xã) được giải thế với quá trình chia lại đất, chia ruộng cho các hộ gia đình nhận khoán sau đó tuy đã tạo được hiệu ứng tích cực, giải phóng sức sản xuất nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại những vướng mắc như trường hợp của ông A và 4 người con trong tình huống trên Sau đây, em xin trình bày những quan điểm về vụ việc trong bài tập tình huống

04 Do hiểu biết còn hạn chế và vấn đề phức tạp nên em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để góc nhìn của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

A Những cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tình huống.

Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003, có hiệu

lực thi hành từ ngày 01/07/2004

Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao số 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các

vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình

Nghị định 181/2004/NĐ-CP: Điều 4 Những bảo đảm cho người sử dụng đất Điều 109 Quyền sử dụng đất của hợp tác xã khi bị giải thể, phá

sản

1

Trang 4

Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài

nguyên - Môi trường về việc ban hành quy định về giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất

Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính

B Giải quyết tình huống.

1 Việc đòi lại đất của các người con của ông A đúng hay sai? Vì sao?

Việc đòi lại đất của các người con của ông A là SAI

- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao số 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn rằng, trường hợp đất đã được đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã mà sau đó tập đoàn, hợp tác xã bị giải thể thì “Chủ

cũ hoặc người thừa kế của người đó không có quyền đòi lại quyền sử dụng đất nếu đất đó đã được giao cho người khác sử dụng và họ đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 hoặc

có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, trừ trường hợp có căn cứ chứng minh người đang sử dụng đất đó có hành vi gian dối, lừa đảo để được giao quyền sử dụng đất”

- Ngoài ra, theo điểm c, khoản 1, Điều 4 Nghị định 181/2004/NĐ-CP cũng đã nêu rõ: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm

1993 trong các trường hợp đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy

Trang 5

định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao Điều đó có nghĩa là nếu ông A mua 3ha đất cho hợp tác xã trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì nhà nước sẽ không xem xét việc đòi lại 3ha đất của ông

- Theo quy định tại Điều 109 nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày

29-1-2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai thì khi hợp tác xã giải thể, đất

do xã viên góp quyền sử dụng vào hợp tác xã thì quyền sử dụng đất là tài sản của hợp tác xã và được xử lý theo điều lệ của hợp tác xã hoặc nghị quyết đại hội xã viên Nhà nước không thu hồi đất này Như vậy, nếu hợp tác xã không thực hiện đúng theo điều lệ của hợp tác xã hoặc nghị quyết của đại hội xã viên mà giao đất cho người khác thì xã viên có thể căn cứ theo văn bản này để đòi lại quyền sử dụng đất cho mình

Năm 1961, ông A mua 3ha đất và ông góp 3 ha này vào hợp tác xã năm 1068 Đến năm 1987 hợp tác xã mới giải thể

Vậy nên, việc đòi lại đất của các người con của ông A là sai, căn cứ vào các Điều luật đã đưa ra ở trên thì Nhà nước sẽ không xem xét, giải quyết nếu như các con ông A vẫn tiếp tục khiếu kiện kéo dài

2 Vụ việc này sẽ do cơ quan nhà nước nào giải quyết? Thủ tục giải quyết như thế nào?

Thẩm quyền giải quyết: Căn cứ khoản 2 Điều 37, Khoản 2 Điều 136 Luật đất đai 2003 thì vụ việc này sẽ do Uỷ Ban Nhân dân huyện giải quyết

Thủ tục giải quyết: Uỷ Ban Nhân dân huyện sẽ tiếp nhận đơn của các con ông A, xem xét nội dung đơn thư khiếu nại, chuẩn bị tài liệu đề giải quyết

Điều tra xác minh, thấy rằng thời điểm mà các quan hệ đất đai mà ông

A khiếu nại phát sinh, xảy ra trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 Căn cứ vào Điều 4, Điều 109 (Nghị định 181/2004/CP) để giải quyết vụ việc này Chủ

3

Trang 6

tịch Uỷ Ban Nhân dân huyện có trách nhiệm gửi phiếu trả lời cho các con ông A về việc không chấp nhận đơn khiếu kiện này, và vụ việc của gia đình ông A sẽ không được giải quyết

3 Tư vấn cho 4 người con của ông A các thủ tục có đất để sản xuất.

Để có đất sản xuất vào mục đích đất nông nghiệp, 4 người con của ông A cần làm đơn xin giao đất, thuê đất nộp cho các cơ quan có thẩm quyền về quản lý đất đai cùng cấp Việc giao đất, cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân được thực hiện như sau:

3.1 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn xin giao đất, thuê đất tại Uỷ

Ban Nhân dân xã, phường, thị trấn Uỷ Ban Nhân dân xã, phường, thị trấn

có trách nhiệm thẩm tra, ghi ý kiến xác nhận vào đơn xin giao đất, thuê đất

về nhu cầu sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện và gửi đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường

Bước 2: Uỷ Ban Nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối

hợp với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và Phòng Tài nguyên và Môi trường xem xét hồ sơ và trình Uỷ Ban Nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định giao đất, thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được thuê đất

Bước 3: Hộ gia đình, cá nhân nhận kết quả tại Uỷ Ban Nhân dân xã,

phường, thị trấn

3.2 Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

3.3 Thành phần, số lượng hồ sơ: Đơn xin giao đất, thuê đất nông nghiệp đối

với hộ gia đình, cá nhân (theo mẫu quy định) (02 tờ); Phương án giao đất, cho thuê đất đối với những trường hợp đủ điều kiện Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Trang 7

3.4 Thời hạn giải quyết: Không quá năm mươi (50) ngày làm việc.

3.5 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên và Môi

trường huyện, thị xã, thành phố

3.6 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

3.7 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm): Đơn xin giao

đất, thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân (Mẫu số 01a/ĐĐ, Mẫu số 01b/ĐĐ) ban hành kèm theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính

3.8 Lệ phí: Không

3.9 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận, quyết định

hành chính

3.10 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

4 Việc làm của chính quyền địa phương trong vụ việc này là đúng hay là sai? Vì sao?.

Việc làm của chính quyền địa phương trong vụ việc này là SAI

Theo khoản 1 Điều 7 của nghị định 64 – CP ngày 27 tháng 9 năm

1993 qui định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng

ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp thì: “Những đối tượng sau đây, nếu họ có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn căn cứ vào quỹ đất của địa phương, xét và đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất:

1 Những người sống chính bằng nông nghiệp cư trú tại địa phương nhưng chưa có hộ khẩu thường trú mà được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận”

5

Trang 8

Ngoài ra, khoản 1 Điều 9 nghị định này thì: Những người làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản mà hiện nay không có đất để sản xuất mà chưa được giao đất lần nào thì nay thuộc đối tượng xét để giao đất

Như vậy, trong trường hợp này, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm chia đều đất cho các hộ gia đình mà trước đây đã đóng góp vào hợp tác xã để nhận khoán Ông A đã đóng góp đất vào hợp tác xã nhưng khi hợp tác xã giải thể thì ông A không được chia đất để nhận khoán trong khi đó nguồn sống chủ yếu của gia đình ông là sản xuất nông nghiệp Nhưng kể từ khi hợp tác xã giải thể năm 1987, ông A và các con đã làm đơn khiếu nại nhiều lần về việc không được giao đất mà lại không được trả lời

Việc làm của chính quyền địa phương đã trái với quy định pháp luật dẫn đến việc gia đình ông A không có đất để sản xuất Việc làm của chính quyền địa phương còn xâm hại đến quyền và lợi ích của gia đình ông A khi không chia đất cho ông A, trái với nguyên tắc pháp luật đất đai là tạo điều kiện cho người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất sản xuất

KẾT LUẬN

Qua những phân tích và đánh giá về tình huống trên chúng ta có thể thấy cùng với sự hoàn thiện của các quy phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định từ các quy định của pháp luật đất đai đến viêc thực thi những quy định đó trên thực tế

Bên cạnh đó, việc giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất của một bộ phận người nông dân đang là một vấn đề cấp thiết, cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các nhà làm luật, nhà quản lý về lĩnh vực đất đai

Trang 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003

2 Nghị định 181/2004/NĐ-CP Về thi hành luật đất đai

3 Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài nguyên - Môi trường

4 Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính

5 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao số 02/2004/NQ-HĐTP

7

Ngày đăng: 11/08/2016, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w