bài tập học kì môn luật đất đai : hãy chỉ ra những tồn tại, bất cập về giải quyết tranh chấp đất đai trong thực tế thời gian qua và đề xuất những biện pháp khắc phục (8 điểm ) trường đại học luật hà nội.
Trang 1MỞ ĐẦU
Đất nước ngày càng phát triển theo nền kinh tế thị trường và đất đai ngày càng trở thành một loại hàng hóa có giá trị như hiện nay thì tranh chấp đất đai là một hiện tượng không quá xa lạ đang xảy ra trong xã hội và có xu hướng gia tăng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất khác vốn mang những giá trị kinh tế rất lớn, do vậy, việc tranh chấp liên quan đến đất đai xảy
ra rất phổ biến và phức tạp tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp còn có nhiều tồn tại, bất cập gây ra nhều bức xúc trong người dân cũng như dư luận Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chon đề tài : “hãy chỉ ra những tồn tại, bất cập về giải quyết tranh chấp đất đai trong thực tế thời gian qua và đề xuất những biện pháp khắc phục” làm bài tập học kì của mình
NỘI DUNG
I Khái niệm tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai.
1 Khái niệm tranh chấp đất đai.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì tranh chấp là giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào Trong tranh chấp đất đai thì đối tượng tài sản mà các bên tranh chấp giằng co nhau là đất đai Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013
thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Trang 2Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ là hiện tượng phổ biến mà trong
đó còn hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp Tuy nhiên, về cơ bản tranh chấp đất đai được chia thành ba dạng:Tranh chấp về quyền sử dụng đất; Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất; Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
2 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai.
Trên cơ sở khái niệm tranh chấp đất đai chúng ta có khái niệm giải quyết tranh
chấp đất đai như sau: “giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm
ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai”.
II những tồn tại, bất cập trong vê giải quyết đất đai trong thực tế thời
gian qua.
1 Những bất cập, hạn chế của pháp luật về đất đai
Có thể nói rằng, một trong những nguyên nhân cơ bản phát sinh tranh chấp hành chính về đất đai gay gắt trong giai đoạn vừa qua là do Luật Đất đai cũ có quá nhiều bất cập trong việc thu hồi, định giá, đền bù, hỗ trợ tái định cư Đây cũng là những nội dung mà trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia và đại biểu Quốc hội thiết tha đề nghị có những thay đổi then chốt, nhưng nhìn chung vẫn chưa được khắc phục Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013, không có nhiều đổi mới về cơ chế thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, mà chủ yếu là luật hóa một số quy định của Nghị định số
69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định như vậy chưa thể giải quyết được những bất cập về thực tế mất sinh kế, mất việc làm của người bị thu hồi đất và những mâu thuẫn, bức xúc gay gắt đang diễn ra ở nhiều địa phương
Trang 3Hai là, thiếu căn cứ pháp lý trong việc ban hành các quyết định hành chính
và thực hiện hành vi hành chính: Đối tượng của tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai là các quyết định hành chính và hành vi hành chính trong quản lý về đất đai, nhưng việc phân biệt giữa quyết định hành chính và hành vi hành chính trong các cơ quan có thẩm quyền đôi khi còn lúng túng Đặc biệt, do chưa có luật nên việc ban hành các quyết định hành chính trong việc thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất, còn có hiện tượng vi phạm như: Sai đối tượng, không tuân thủ trình tự, thủ tục, thiếu công khai, dân chủ, công bằng, không thẩm tra xem xét nhu cầu sử dụng của người được giao
2 Công tác thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng còn yếu kém.
- trình tự, thủ tục giải quyết: Cả thủ tục giải quyết bằng con đường hành chính và con đường tư pháp cũng vẫn còn bộc lộ những hạn chế bất cập cần phải được tiếp tục khắc phục, hoàn thiện, cụ thể như: Thủ tục giải quyết bởi cơ quan hành chính nhà nước còn mang “tính khép kín”, thực tế phát sinh những trường hợp cần phải xem xét lại, kể cả khi đã có bản án có hiệu lực của Tòa án nhưng lại không
có quy định về những trường hợp này; thủ tục tư pháp khắc phục được hạn chế trên của thủ tục hành chính nhưng lại có nhược điểm là rườm ra, kéo dài thời gian, nhiều trường hợp gây bức xúc trong dư luận Kỷ luật hành chính chưa nghiêm trong thực hiện ý kiến chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ, ý kiến kiến nghị giải quyết của các Bộ, ngành ở Trung ương, làm người dân bất bình, tiếp khiếu lên cơ quan cấp trên
- Trong tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, nhiều địa phương chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, chưa hướng dẫn cụ thể theo pháp
Trang 4luật về việc nộp đơn để tình trạng người đi khiếu kiện đi hết nơi này đến nơi khác, một nội dung đơn mà gửi đi rất nhiều cơ quan Khi phát sinh khiếu kiện, đã không tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, thậm chí né tránh, đùn đẩy
- Các vụ việc đã được giải quyết nhưng việc tổ chức thực hiện chưa tốt, thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc, làm phát sinh những quan hệ khiếu kiện mới phức tạp hơn; Trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp nhiều nơi chưa nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, nên có những trường hợp áp dụng chưa phù hợp
- Việc giải quyết tranh chấp về đất đai liên quan đến thẩm quyền của nhiều
cơ quan khác nhau Tình trạng này đã gây khó khăn cho công dân và lúng túng trong việc xác định thẩm quyền tham mưu giải quyết
- Những tồn tại có tính lịch sử không lưu giữ hồ sơ, đã gây khó khăn rất lớn cho quá trình giải quyết các vụ việc Việc đầu tư cho công tác quản lý đất đai chưa được chú trọng nên hồ sơ địa chính không đồng bộ, sổ sách, bản đồ, tư liệu thiếu Công tác lưu trữ tư liệu địa chính chưa tốt dẫn đến việc xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất gặp nhiều khó khăn
- Việc phối hợp giải quyết tranh chấp đất đai giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa được chặt chẽ và thống nhất, còn đùn đẩy trách nhiệm, có nhiều vụ việc còn có ý kiến khác nhau làm cho công dân tiếp khiếu dai dẳng
3 ý thức pháp luật của một bộ phận người dân còn yếu kém
- Một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật, lại bị kích động nên khiếu kiện gay gắt đối với những trường hợp đã được giải quyết đúng pháp luật Một số trường hợp lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để kéo dài thời gian, không chấp hành quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật Nhiều trường hợp cố tình gây rối, coi thường pháp luật và chống đối người thi hành công
Trang 5vụ nhưng chưa được xử lý nghiêm minh Trong khi đó, trên thực tế không có điểm dừng về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
III giải pháp khắc phục
Từ những tồn tại, bất cập đã nêu trên, em xin đưa ra một số giải pháp khắc phục như sau:
1 Về công tác xây dựng, tuyên truyền pháp luật :
- Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm phát hiện các quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách, pháp luật có liên quan
- tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện Luật đất đai hiện hành, khắc phục những vướng mắc giữa lý luận và thực tế về vấn đề sở hữu đất đai, giá đất, vấn đề thu hồi, đền bù thiệt hại về đất đai khi thực hiện các dự án đầu tư, sao cho có sự hài hoà về lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư
- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sao cho thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm
2 Về công tác tổ chức – cán bộ
Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố lại công tác quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương; tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời chú trọng hơn đến công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai
3 Về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm
Trang 6- Cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của nhân dân liên quan đến đất đai; đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của các cơ quan có thẩm quyền
KẾT LUẬN
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xã hội xảy ra ở bất kì hình thái kinh tế
-xã hội nào và nếu như không được giải quyết một cách kịp thời, nhanh chóng và dứt điểm thì sẽ để lại những hậu quả xấu về mặt chính trị, kinh tế - xã hội Có thể nói giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trong giai đoạn vừa qua đã có những kết quả tích cực, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế Vì vậy, phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật và đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai nhằm nâng cao hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính về đất đai trong giai đoạn hiện nay, hướng tới mục tiêu đảm bảo công lý hành chính, quyền bình đẳng của người dân với cơ quan công quyền, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 7DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Luật Đất đai, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB công an nhân dân, Hà Nội - 2016
2 Luật Đất đai 2013, NXB Lao Động
https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-dat-dai/chuyen-de-tranh-chap khieu- nai to-cao-ve-dat-dai-va-giai-quyet-tranh-chap khieu-nai to-cao-ve-dat-dai.aspx
http://luatsuhanoi.vn/nguyen-cuu-trao-doi-bai-viet/khieu-kien-ve-dat-dai-thuc-trang-nguyen-nhan-va-giai-phap.html