Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
437,41 KB
Nội dung
Phápluậtvềgiảiquyếttranhchấpphátsinh
trong hoạtđộngthanhtoánbằngtíndụng
chứng từởViệtNam
Đặng Thị Phương Thủy
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về phương thức thanhtoántíndụngchứng
từ và hệ thống quy phạm điều chỉnh các quan hệ phátsinhtrongthanhtoántíndụng
chứng từ. Phân tích các tranhchấp phổ biến trongthanhtoánbằngtíndụngchứngtừ
tại ViệtNam và cách giải quyết, đánh giá thực thực trạng phápluậtvềgiảiquyết
tranh chấp. Đưa ra các kiến nghị trong việc hoàn thiện phápluậtvềthanhtoánbằng
tín dụngchứngtừởViệtNam và các kiến nghị nhằm tăng cường tính hiệu quả của
các phương thức giảiquyếttranh chấp.
Keywords. PhápluậtViệt Nam; Luật kinh tế; Thanhtoántíndụngchứng từ; Giải
quyết tranhchấp
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các hoạtđộng ngoại thương đã thúc
đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng không ngừng. Các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế
cũng nhờ thế mà gia tăng với số lượng và quy mô ngày một lớn, kéo theo sự phát triển của
hoạt độngthanh toán. Trải qua những tiến bộ về kỹ thuật, từ chỗ chỉ đơn thuần là sự giao
nhận trực tiếp giữa người giao tiền và người nhận tiền, việc thanhtoán ngày nay đã được thực
hiện thông qua hệ thống thanhtoán điện tử với thời gian lưu chuyển tiền tính bằng phút. Từ
chỗ việc thanhtoán diễn ra đồng thời với chuyển giao hàng hóa và tiềm ẩn đầy bất trắc, ngày
nay sự ra đời của những phương thức thanhtoán hiện đại đã tạo ra sự ràng buộc trách nhiệm
các bên, giúp giảm thiểu tối đa rủi ro cho cả người mua cũng như người bán.
Trong những hình thức thanh toán, đặc biệt là thanhtoán quốc tế thông dụng hiện nay, thanh
toán bằngtíndụngchứngtừ được sử dụng phổ biến hơn cả. Với sự đảm bảo một cách hợp lý
quyền lợi chính đáng của hai bên: người bán chỉ nhận được tiền sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng, người mua chỉ thanhtoán khi yên tâm là hàng hóa đã được giao, phương thức thanh
toán thanhtoántíndụngchứngtừ giúp cho các doanh nghiệp bất kỳ ở các nước khác nhau dù
chưa hiểu biết về nhau nhưng vẫn có thể tham gia giao dịch. Đối với các doanh nghiệp của
một nền kinh tế mới mở cửa, vẫn đang trong quá trình tìm kiếm đối tác và gây dựng quan hệ
ngoại thương như các doanh nghiệp ViệtNam thì những đảm bảo của thanhtoánbằngtín
dụng chứngtừ càng tỏ ra ưu việt. Điều này lý giải vì sao tíndụngchứngtừ là phương thức có
sử dụng tỷ lệ cao nhất trong tổng số các giao dịch thanhtoánởViệtNam hiện nay.
Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng do sự đa dạng của các chủ thể tham gia quan hệ thanhtoán
bằng tíndụngchứngtừ cùng những khác biệt về tập quán kinh doanh, ngôn ngữ, đặc điểm văn
hóa, pháp lý… và bản thân sự phức tạp trong quy trình nghiệp vụ của phương thức này đã làm
nảy sinh trên thực tế một số lượng không nhỏ các vụ tranh chấp. Các tranhchấpphátsinhtrong
giao dịch bằngtíndụngchứngtừ thường liên quan đến các chủ thể không cùng quốc tịch và chịu
sự điều chỉnh của nhiều hệ thống phápluật khác nhau, giảiquyếttranhchấpphátsinhtrong
phương thức này cũng vì thế mà trở nên phức tạp. ỞViệtNam các tranhchấptronghoạtđộng
thanh toánbằngtíndụngchứngtừ diễn ra rất phổ biến song việc giảiquyếttranhchấp còn nhiều
bất cập và chưa đáp ứng được đòi hỏi của các quan hệ kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này nhưng lý do chủ yếu nhất là do các quy phạm phápluật điều chỉnh các quan hệ
phát sinhtronghoạtđộngchứngtừ còn chưa rõ ràng và đầy đủ.
Nghiên cứu thực trạng các quy phạm được sử dụng để giảiquyếttranhchấp và từ đó đưa
ra các kiến nghị nhằm hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn của tranhchấp cũng như giảiquyết hiệu
quả các tranhchấptừ phương thức thanhtoántíndụngchứngtừ đã phátsinh là một yêu cầu
cấp thiết mà thực tế đang đặt ra. Vì lý do đó tôi đã chọn: "Pháp luậtvềgiảiquyếttranhchấp
phát sinhtronghoạtđộngthanhtoánbằngtíndụngchứngtừởViệt Nam" làm đề tài cho
khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở ViệtNam cho đến nay thanhtoánbằng thư tíndụng là một đề tài thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều tác giả, bên cạnh các bài viết, bài phân tích trên các tạp chí, có thể kể ra
ở đây một số công trình nghiên cứu:
- "Vận dụng UCP 500 để giảiquyết các tranhchấptrongthanhtoán xuất nhập khẩu
bằng phương thức tíndụngchứng từ", Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Thu, 1998, Trường
Đại học Ngoại thương. Với đề tài này, tác giả đi sâu vào phân tích những tranhchấp có thể có
trong hoạtđộngthanhtoán quốc tế bằngtíndụngchứngtừ theo UCP và vận dụng những quy
định của UCP để giảiquyết những tranhchấp đó.
- "Pháp luậtvềthanhtoánbằng thư tíndụngởViệtNam và thực tiễn áp dụng", Luận văn
thạc sĩ của Đỗ Văn Sử, 2004, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đề tài này tác giả đã tìm
hiểu các quy định hiện hành vềthanhtoánbằng thư tín dụng, so sánh đối chiếu với thông lệ quốc
tế và tìm kiếm giảipháp cho việc hoàn thiện phápluậtViệtNamvềthanhtoánbằngtíndụng
chứng từ.
- "Pháp luậtvềthanhtoánbằng thư tíndụngởViệtNamtrong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế", Luận văn thạc sĩ của Cao Xuân Quảng, 2008, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tại đây tác giả đã nghiên cứu bản chất của thư tín dụng, thực tiễn các tranhchấpphátsinh
phổ biến từ đó đề ra phương hướng về việc xây dựng một văn bản có tính pháp lý cao điều
chỉnh hoạtđộngthanhtoántíndụngchứng từ.
Các đề tài trên đã đóng góp những kết luận khoa học có giá trị trong quá trình tìm hiểu
phương thức thanhtoán thú vị này, tuy nhiên vẫn chưa đi sâu nghiên cứu những đặc trưng của
tranh chấptrongthanhtoántíndụngchứngtừ cũng như thực trạng phápluậtgiảiquyết các
tranh chấp này ởViệt Nam. Vì thế tác giả nhận thấy đề tài nghiên cứu của mình là hoàn toàn
cần thiết, phù hợp với xu thế chung và không có sự trùng lặp trong quá trình nghiên cứu so
với những đề tài khác đã được đưa ra cho tới thời điểm hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là khẳng định vai trò của phương thức thanhtoántín
dụng chứngtừtrong đời sống kinh doanh cũng như sự tồn tại phổ biến của các tranhchấpvề
phương thức này trên thực tế, đồng thời luận văn cũng chứng minh sự cần thiết của việc xây dựng
hệ thống quy phạm phápluật để giảm thiểu rủi ro xảy ra tranhchấp và giảiquyết hiệu quả các
tranh chấp đã phát sinh. Trên cơ sở đó, luận văn tìm kiếm các giảipháptrong việc xây dựng
và hoàn thiện phápluậtvềthanhtoánbằngtíndụngchứng từ.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, tác giả đã xác định cho mình những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về phương thức thanhtoántíndụngchứngtừ và hệ
thống quy phạm điều chỉnh các quan hệ phátsinhtrongthanhtoántíndụngchứng từ.
- Phân tích các tranhchấp phổ biến trongthanhtoánbằngtíndụngchứngtừ tại ViệtNam
và cách giải quyết, đánh giá thực thực trạng phápluậtvềgiảiquyếttranh chấp.
- Đưa ra các kiến nghị trong việc hoàn thiện phápluậtvềthanhtoánbằngtíndụngchứng
từ ởViệtNam và các kiến nghị nhằm tăng cường tính hiệu quả của các phương thức giải
quyết tranh chấp.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung phân tích thực tiễn giảiquyếttranhchấpphátsinhtronghoạtđộngthanh
toán bằngtíndụngchứng từ. Các tranhchấp có thể phátsinhtrong một quy trình thanhtoán
tín dụngchứngtừ rất đa dạng, trong khả năng còn hạn chế của mình, tác giả chỉ có tham vọng
tìm hiểu chủ yếu nhóm tranhchấpphátsinhtrong quan hệ giữa bên mua (người yêu cầu mở
thư tín dụng) với bên bán (người thụ hưởng), bên mua với ngân hàng phát hành tíndụng thư,
quan hệ giữa bên bán với ngân hàng thông báo. Các tranhchấpphátsinh giữa các ngân hàng
với nhau trong quá trình thanhtoán và cách giải quyết, phần nhiều có liên quan đến kỹ thuật
chuyên môn đặc thù của ngành ngân hàng, sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn
này.
5. Đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn đã làm sáng tỏ hơn nữa các vấn đề lý luận vềthanhtoán quốc tế bằngtíndụng
chứng từ, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các tranhchấptrong phương thức này.
Luận văn hệ thống lại các quy phạm phápluật hiện điều chỉnh các hoạtđộngthanhtoán
bằng tíndụngchứng từ, đánh giá thực tiễn phápluậtvềgiảiquyết các tranhchấpphátsinh
trong thanhtoántíndụngchứngtừởViệt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn bổ sung những vấn
đề trongthanhtoánbằngtíndụngchứngtừ cần được điều chỉnh bởi pháp luật, nêu các kiến
nghị liên quan đến quy trình giảiquyếttranhchấp đặc thù đối với các tranhchấpvềthanh
toán tíndụngchứng từ.
6. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứngtrong nghiên cứu luận văn này.
Đồng thời, luận văn còn thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu tài liệu,
phân tích, tổng hợp, logic và so sánh luật học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
2 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản vềphápluậtgiảiquyếttranhchấpphátsinhtronghoạt
động thanhtoán quốc tế bằngtíndụngchứng từ.
Chương 2: Thực tiễn phápluậtvềgiảiquyếttranhchấpphátsinhtronghoạtđộngthanh
toán quốc tế bằngtíndụngchứngtừởViệtNam và các kiến nghị hoàn thiện.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀPHÁPLUẬT
GIẢI QUYẾTTRANHCHẤPPHÁTSINHTRONGHOẠTĐỘNGTHANHTOÁN
BẰNG TÍNDỤNGCHỨNGTỪ
1.1 Một số vấn đề lý luận vềthanhtoántíndụngchứngtừ
1.1.1 Khái niệm thanhtoán và dịch vụ thanhtoán
Theo nghĩa chung nhất, thanhtoán là hoạtđộng trả tiền của một chủ thể đối với một chủ
thể khác trong quan hệ dân sự, thương mại.
Dịch vụ thanhtoán theo luậtViệtNam được hiểu là: "việc ung ứng phương tiện thanh
toán, thực hiện giao dịch thanhtoántrong nước và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các
loại dịch vụ khác do Ngân hàng Nhà nước quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán" (khoản 5 Điều 3 Nghị định số
64/2001/NĐ-CP ngày 20/8/2001).
Pháp luậtViệtNam hiện hành ghi nhận 5 loại dịch vụ thanhtoán chủ yếu được thực hiện
bởi các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, bao gồm:
- Thanhtoánbằng séc
- Thanhtoánbằng lệnh chi/ ủy nhiệm chi
- Thanhtoánbằng thu/ủy nhiệm thu
- Thanhtoánbằng thẻ ngân hàng
- Thanhtoánbằng thư tíndụng
1.1.2. Thanhtoánbằng thư tíndụng
1.1.2.1. Khái niệm thư tíndụng
Thư tíndụng hay tíndụng thư, tíndụngchứng từ, L/C là một văn bản cam kết thanhtoán
của ngân hàng đối với đích danh một chủ thể trong một thương vụ cụ thể, trong nội dung thư
tín dụng thể hiện những yêu cầu mà nếu tuân thủ những yêu cầu đó, người thụ hưởng sẽ được
ngân hàng thanh toán.
1.1.2.2. Nội dung của thư tíndụng
Nội dung của thư tíndụng thể hiện những yêu cầu của ngân hàng đối với người thụ
hưởng, cũng là những cam kết của ngân hàng về việc thanh toán. Tùy vào từng ngân hàng
cũng như tùy loại thư tíndụng mà các điều khoản trong thư tíndụng được sắp xếp khác nhau,
nhưng về cơ bản một thư tíndụng phải có các nội dung sau:
A, Các điều khoản chung
- Số hiệu
- Loại thư tíndụng
- Ngày phát hành
- Địa điểm và ngày hết hạn
- Quy tắc áp dụng (dẫn chiếu áp dụng UCP)
B, Các bên tham gia
- Người yêu cầu phát hành (tên và địa chỉ)
- Người thụ hưởng (tên và địa chỉ)
- Ngân hàng phát hành
- Ngân hàng trả tiền
- Ngân hàng thông báo
- Ngân hàng chiết khấu
- Điều kiện xác nhận
C, Nội dungvề vận tải
- Tên cảng xếp hàng
- Tên cảng giao hàng
- Thời hạn giao hàng
- Điều kiện giao hàng từng phần
- Điều kiện chuyển tải
D, Nội dungvề hàng hóa
- Mô tả hàng hóa (thường bao gồm điều kiện giao hàng)
E, Nội dungvềchứngtừ
- Các chứngtừ xuất trình (loại chứng từ, quy cách, số bản)
- Thời hạn xuất trình chứngtừ
G, Các nội dung khác
- Cam kết của ngân hàng phát hành
- Điều khoản phạt đối với trường hợp chứngtừ có sai sót
- Hướng dẫn đối với ngân hàng trả tiền, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng thông báo
- Chữ ký, dấu của ngân hàng phát hành
1.1.2. Phương thức thanhtoánbằngtíndụngchứngtừ
1.1.2.1. Khái niệm
Phương thức thanhtoántíndụngchứngtừ là một phương thức thanhtoán được sử dụng
phổ biến trong thương mại quốc tế, theo đó, các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa thỏa
thuận sử dụng thư tíndụng làm công cụ để thực hiện việc chi trả cho các nghĩa vụ tài chính
phát sinhtừ giao dịch mua bán.
Các bên tham gia trong giao dịch thanhtoánbằngtíndụngchứng từ:
- Người yêu cầu/người mở/người xin mở (Applicant)
- Người thụ hưởng/người hưởng/người hưởng lợi (Beneficiary)
- Ngân hàng phát hành (Issueing Bank)
- Ngân hàng thông báo (Advising Bank)
- Ngân hàng xác nhận (Comfirming Bank)
- Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank)
1.1.2.2. Đặc điểm
- Trong phương thức tíndụngchứng từ, ngân hàng phát hành cam kết thanhtoán đối với
người thụ hưởng thư tín dụng.
- Giao dịch tíndụngchứngtừ độc lập với hợp đồng cơ sở.
- Các giao dịch trong phương thức thanhtoántíndụngchứngtừ chỉ dựa trên cơ sở chứng
từ.
- Tíndụngchứngtừ là phương thức thanhtoán giảm thiểu tối đa rủi ro cho người mua và
người bán trong các giao dịch thương mại quốc tế.
1.2. Hệ thống quy phạm điều chỉnh hoạtđộngthanhtoánbằngtíndụngchứngtừ
1.2.1. Thông lệ quốc tế
Hiện nay, thông lệ quốc tế phổ biến nhất điều chỉnh các quan hệ thuộc phương thức thanh
toán tíndụngchứngtừ là bộ Quy tắc và thực hành thống nhất vềTíndụngchứngtừ - UCP.
UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương mại quốc tế
(ICC) soạn thảo và ban hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong
giao dịch tíndụngchứngtừ với điều kiện thư tíndụng có dẫn chiếu việc tuân thủ UCP.
Tính chất pháp lý đặc trưng nhất của UCP là tính tùy ý trong áp dụng, thể hiện ở các
điểm:
- Chỉ khi trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP thì nó mới trở nên có hiệu lực pháp lý bắt
buộc điều chỉnh các bên tham gia.
- Các bên có thể thỏa thuận không thực hiện hoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều
khoản quy định trong UCP hoặc bổ sung trong L/C những điều khoản UCP không đề cập.
1.2.2. Phápluật quốc gia
1.2.2.1. Vai trò của phápluật quốc gia đối với hoạtđộngthanhtoánbằngtíndụngchứng
từ
Các giao dịch trongthanhtoánbằng L/C không chỉ là công cụ thanhtoán quốc tế mà còn
là giao dịch trong nước xét về mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành với người mua và giữa
ngân hàng thông báo với người bán nên chịu sự điều chỉnh của phápluật quốc gia.
Thanh toánbằng phương thức tíndụngchứngtừ gắn bó mật thiết với các nghiệp vụ kinh
tế khác như mua bán hàng hóa, vận tải, bảo hiểm… đòi hỏi phải vận dụng đến nhiều luật lệ,
tập quán đặc thù của các nghiệp vụ này ở hai hay nhiều nước khác nhau khi giảiquyết các
tranh chấp liên quan đến phương thức và do vậy làm sự nảy sinh xung đột giữa các nguồn
luật. Khi đó việc lựa chọn luật để áp dụng được thực hiện theo các nguyên tắc về xung đột
pháp luật quy định tại các hệ thống phápluật quốc gia, và những nguyên tắc này có sự khác
nhau tùy theo từng nước.
1.2.2.2 Các quy định của phápluậtViệtNamvềthanhtoántíndụngchứngtừ
Với tư cách là một dịch vụ thanhtoán thường được sử dụngtrong thương mại quốc tế,
thanh toánbằngtíndụngchứngtừ trước hết chịu sự điều chỉnh của các quy định thuộc quản
lý ngoại hối, tổ chức và hoạtđộng của ngân hàng thương mại, thanhtoán và thanhtoán quốc
tế.
Cho đến nay mới có bốn văn bản phápluật có các quy định trực tiếp vềthanhtoánbằng
thư tíndụng là Nghị định số 64/2001/NĐ-CP; Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN, Quyết định
1092/2002/QĐ-NHNN song chỉ đề cập đến những nội dung hết sức sơ khai về phương thức
thanh toán này.
Khái niệm thư tíndụng được đưa ra tại Điều 16 Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN
ngày 26/03/2011 về cơ bản có sự tương thích với khái niệm của UCP vềthanhtoántíndụng
chứng từ.
Thủ tục mở thư tíndụng và thủ tục thanhtoán thư tíndụngtrong các quy trình được quy
định chủ yếu trongQuyết định 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002, nhưng những quy
định này không phản ánh những đặc trưng của quy trình thanhtoántíndụngchứngtừ cũng
như quyền lợi và trách nhiệm của ngân hàng từ những giao dịch thanhtoán hay mối quan hệ
của ngân hàng với các bên. Thực chất những quy định tại Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN
chỉ gói gọn trong phạm vi thủ tục "lập, kiểm soát, luân chuyển, xử lý chứngtừ và hạch toán
các giao dịch thanh toán" mà thôi.
Để lấp khoảng trốngvềphápluật đối với thanhtoánbằngthanhtoántíndụngchứng từ,
Điều 19 Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 đã mở đường cho việc áp dụng UCP:
"Việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứngtừthanhtoán và quyền, nghĩa
vụ của các bên liên quan trongthanhtoánbằngtíndụng thực hiện theo các quy tắc chungvềtín
dụng chứngtừ do Phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành, do các bên tham gia thanhtoán
thoả thuận mại dụng và theo quy định hiện hành của phápluậtViệt Nam".
Việc áp dụngphápluật nước ngoài hay tập quán, thông lệ quốc tế cũng được thừa nhận
tại nhiều văn bản khác thuộc hệ thống phápluật nước ta. Tuy nhiên các quy định này đều thể
hiện một điểm quan trọng là chỉ áp dụng tập quán, thông lệ quốc tế với điều kiện việc áp
dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của phápluậtViệt Nam.
1.3. Tranhchấptrongthanhtoánbằngtíndụngchứngtừ
1.3.1. Tính tất yếu của các tranhchấptrongthanhtoánbằngtíndụngchứngtừ
Thuật ngữ "tranh chấp" nói chung được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi và
nghĩa vụ phátsinh giữa các bên liên quan.
Các doanh nghiệp không mong đợi tranhchấp vì nó gây tổn thất cho họ, song trong nền
kinh tế thị trường với sự đa dạng của các chủ thể và các loại hình kinh doanh như hiện nay thì
tranh chấp là một điều tất yếu. Đối với phương thức thanhtoántíndụngchứng từ, các bên
tham gia có những đặc điểm về tập quán kinh doanh, ngôn ngữ và cả các đặc điểm văn hóa
rất khác nhau nên việc tranhchấp xảy ra là gần như không thể tránh khỏi.
1.3.2. Nguyên nhân của các tranhchấpphátsinhtronghoạtđộngthanhtoánbằngtín
dụng chứngtừ
1.3.2.1. Tính phức tạp của quy trình thanhtoánbằng L/C
Không thể phủ nhận một điều rằng thanhtoánbằng L/C là phương thức thanhtoán có kỹ
thuật phức tạp nhất hiện nay. Một quy trình thanhtoántíndụngchứngtừ bắt đầu từ việc
người yêu cầu mở L/C làm đơn đề nghị ngân hàng phát hành L/C cho người thụ hưởng, sau
khi L/C được mở ngân hàng phát hành sẽ chuyển L/C đến ngân hàng thông báo. Tại đây, ngân
hàng thông báo sẽ xác minh tính chân thực của L/C và thông báo cho người thụ hưởng. Tiếp đó
người thụ hưởng tiến hành giao hàng hóa và chuẩn bị bộ chứng từ, xuất trình chứngtừ đến ngân
hàng trả tiền thông qua ngân hàng thông báo. Nếu được ngân hàng mở L/C ủy quyền hoặc L/C
được phép chiết khấu, ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra chứngtừ và thực hiện thanhtoán cho
người bán, sau đó chuyển bộ chứngtừ để đòi lại tiền từ ngân hàng mở L/C. Ngân hàng mở L/C
lúc này sẽ kiểm tra chứngtừ và trả tiền nếu chứngtừ phù hợp. Cuối cùng, bộ chứngtừ được
chuyển đến người yêu cầu để đi nhận hàng với điều kiện người này trả tiền hoặc chấp nhận
trả tiền. Trong mỗi bước của quy trình thanhtoánbằng L/C đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro dẫn
đến tranh chấp.
1.3.2.2. Sự đa dạng của luật điều chỉnh
Phương thức tíndụngchứngtừ có liên quan đến ba quan hệ hợp đồng, đó là quan hệ mua
bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và xuất khẩu, quan hệ dịch vụ giữa ngân hàng phát
hành L/C và người yêu cầu và quan hệ giữa các ngân hàng với nhau. Mỗi quan hệ hợp đồng
có chủ thể và khách thể khác nhau cho nên luật điều chỉnh các quan hệ đó cũng khác nhau.
1.3.2.3. Sự thiếu chặt chẽ trong xây dựng nội dung hợp đồng ngoại thương và thư tíndụng
Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trongthanhtoánbằngtíndụngchứngtừ được ghi
nhận chủ yếu tại hợp đồng và L/C, tuy nhiên do sự sơ suất hoặc do hạn chế về nghiệp vụ,
ngoại ngữ, trình độ pháp lý của những người xây dựng mà nội dung hợp đồng và L/C không
rõ ràng hay khả thi sẽ nảy sinhtranhchấptrong quá trình thực hiện.
1.4. Các phương thức giảiquyếttranhchấpphátsinhtronghoạtđộngthanhtoán
bằng tíndụngchứngtừ
Nguy cơ xảy ra tranhchấp đối với các doanh nghiệp phương thức thanhtoánbằngtíndụng
chứng từ cao hơn do sự phức tạp trong quy trình vận hành, sự đa dạng của chủ thể tham gia cũng
như luật điều chỉnh, vì lẽ đó họ rất quan tâm đến cách thức để giảiquyết khi các tranhchấp xảy
ra. Thông thường, phápluật các nước ghi nhận bốn phương thức giảiquyếttranhchấp cơ bản sau
đây:
1.4.1. Phương thức thương lượng
1.4.2. Phương thức hòa giải
1.4.3. Phương thức trọng tài
1.4.3. Phương thức khởi kiện tại Tòa án
Chương 2
THỰC TIỄN PHÁPLUẬTVỀGIẢIQUYẾTTRANHCHẤPPHÁTSINHTRONG
HOẠT ĐỘNGTHANHTOÁN QUỐC TẾ BẰNGTÍNDỤNGCHỨNGTỪỞVIỆT
NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.1. Thực tiễn giảiquyết các tranhchấpphátsinhtronghoạtđộngthanhtoán quốc
tế bằngtíndụngchứngtừởViệtNam
2.1.1. Thực tiễn các quy định của phápluậtViệtNamvề các phương thức giảiquyết
tranh chấp
Tại mục này, tác giả tìm hiểu từ các vụ việc cụ thể để thấy được thực tiễn quy định của pháp
luật ViệtNamvề các phương thức giảiquyếttranh chấp.
2.1.1.1. Phương thức khởi kiện tại Tòa án
Vụ việc:
Công ty U ở Sóc Trăng có hợp đồng mua bán tôm với Công ty Galaxy ở Ấn độ, phương thức
thanh toánbằngtíndụngchứng từ. Bộ chứngtừthanhtoán theo LC do Công ty Galaxy (người
bán) lập không có sai sót. Tuy nhiên số lượng hàng hóa trên thực tế thiếu hụt so với thỏa thuận tại
hợp đồng. Công ty U làm đơn khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Tòa án nhân dân
tỉnh S đã thụ lý và giảiquyết vụ việc dựa trên những quy định của phápluậtViệtNam hiện hành và
đưa ra phán quyết buộc ngân hàng mở L/C ngừng thanhtoán cho bên bán.
Các quy tắc chủ đạo chi phối quá trình giảiquyếttranhchấp tại Tòa án được ghi nhận tại
Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Luật tổ chức Tòa án 2002.
Tòa án thực hiện việc giảiquyết các tranhchấp liên quan đến thanhtoánbằngtíndụng
chứng từ là các tòa kinh tế thuộc tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố. Tòa án bắt đầu tham gia
vào việc giảiquyếttranhchấp khi có đơn khởi kiện của một bên.
Quyền yêu cầu Tòa án giảiquyếttranhchấp bị giới hạn bởi thời hiệu khởi kiện và thẩm
quyền theo lãnh thổ của Tòa án.
Khi xét xử, nguồn luật được Tòa án sử dụng để xem xét vụ việc là các văn bản phápluật
Việt Nam hiện hành.
Trong quá trình giảiquyếttranh chấp, Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp
tạm thời để ngăn chặn các hành vi có thể gây ra tổn thất cho bên bị vi phạm. Đối với những
tranh chấp có liên quan đến hoạtđộngthanh toán, biện pháp khẩn cấp tạm thời thường được
áp dụng là phong tỏa tài khoản hoặc đình chỉ thanh toán.
Quyết định của Tòa án vềgiảiquyếttranhchấp được đảm bảo bằng bộ máy thi hành và
giám sát thi hành án của Nhà nước. Tuy nhiên, xu hướng tìm đến Tòa án để giảiquyết bất
đồng kinh doanh đang ít dần đi bởi những sự gò bó về thủ tục tố tụng, sự lệ thuộc của các bên
vào cán bộ Tòa án và sự tốn kém về thời gian cho các bên.
2.1.1.2. Giảiquyếttranhchấp thông qua Trọng tài
Vụ việc:
Công ty R ký hợp đồng mua tàu với một người bán Hoa Kỳ, thanhtoánbằng L/C, Ngân
hàng V là ngân hàng phát hành L/C. Bộ chứngtừ do người bán cung cấp có sai sót dẫn đến
việc hàng hóa bị bắt giữ trên đường vận chuyển. Công ty R và Ngân hàng V bất đồngtrong phân
định trách nhiệm để xảy ra lỗi của chứng từ. Vụ việc được thỏa thuận đưa ra trung tâm trọng
tài C.
Trọng tài cũng là cơ quan tài phán nhưng mang tính chất của một tổ chức xã hội nghề
nghiệp. Ở nước ta hiện nay, các tổ chức trọng tài thương mại đã được thành lập và ngày càng
phát triển.
Các trung tâm trọng tài thương mại được tổ chức và hoạtđộng theo các quy định tại Luật
Trọng tài thương mại 2010 (trước đây là Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003) và Quy tắc trọng
tài của từng trung tâm. Nhìn chung, LuậtTrọng tài thương mại 2010 đã tiếp thu tối đa tinh thần
của Luật mẫu Uncitral 2006, nâng cao vị thế và quyền lực của Trọng tài khi giảiquyếttranhchấp
kinh doanh.
Các quy tắc tố tụng của trọng tài được xây dựng theo hướng tôn trọng quyền tựquyết của
các bên có tranhchấp như việc các bên có quyền tự do lựa chọn trọng tài viên, lựa chọn luật
áp dụng, thủ tục tố tụng, địa điểm tố tụng. Ưu thế của giảiquyếtbằng phương thức trọng tài
đối với các tranhchấp liên quan đến thanhtoántíndụngchứngtừ thể hiện ở việc các bên có
thể tận dụng kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng để xem xét
vụ việc - điều mà giảiquyếttranhchấpbằng Tòa án không có được. Ngoài ra, hầu hết các
tranh chấp liên quan đến thanhtoánbằngtíndụngchứngtừgiảiquyết tại Trọng tài đều được
phân tích dưới giác độ các quy định của UCP - quy tắc được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.
2.1.2. Các tranhchấp phổ biến tronghoạtđộngthanhtoánbằngtíndụngchứngtừở
Việt Nam và thực tiễn giảiquyết
2.1.2.1. Tranhchấptrong quá trình phát hành L/C
Tóm tắt vụ việc:
Công ty A ký hợp đồng nhập khẩu đạm với Công ty của Hàn quốc. Sau khi hợp đồng được ký
kết, Công ty A đưa ra dự thảo nội dung của L/C có nhiều điểm khác biệt với thỏa thuận ban đầu,
song bị Công ty phía Hàn quốc từ chối. Trong khi Công ty phía Hàn quốc yêu cầu Công ty A bồi
thường tiền chậm mở L/C thì Công ty A khiếu nại với lý do Công ty của Hàn quốc đã không đưa
vào hợp đồng những điều khoản mẫu mà Công ty A đã chuyển cho Công ty của Hàn quốc trước
khi ký hợp đồng.Tranh chấp được đưa ra Trọng tài để giải quyết.
Khi giảiquyết vụ việc, cơ quan trọng tài đã dựa trên những quy định về trách nhiệm từ
hợp đồng để xem xét quyền và nghĩa vụ của các bên.Trọng tài xác định hợp đồng đã được ký
kết một cách hợp pháp, vì vậy các bên sẽ bị ràng buộc bởi nghĩa vụ từ hợp đồng, trong đó có
nghĩa vụ mở L/C của người mua do đã được hợp đồng quy định. Hợp đồng có hiệu lực với
các bên kể từ thời điểm ký kết và hành vi vi phạm nghĩa vụ do không mở L/C đúng hạn của
Công ty A đã dẫn đến việc họ phải chịu phạt vi phạm.
Vụ việc 4
Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh là ngân hàng phát hành L/C thanh
toán cho hợp đồng mua bán giữa Công ty Lương thực TP Hồ Chí Minh và Công ty Lacota
(Nga). Do một số trục trặc trong quá trình mở L/C giữa các ngân hàng mà L/C bị mở chậm 3
ngày so với quy định của hợp đồng mua bán và bên bán đã phạt Công ty Lương thực Thành
phố Hồ Chí Minh vì sự chậm trễ này. Công ty Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh Ngân
hàng yêu cầu Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh bồi thường thiệt hại.
Ngân hàng phát hành tuy không tham gia quan hệ mua bán nhưng hành động của ngân
hàng lại liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên mua bán. Trong
tình huống này, việc ngân hàng phát hành lựa chọn một ngân hàng thông báo không phù hợp
đã l kéo dài thời gian mở L/C, là nguyên nhân gây ra vi phạm hợp đồng cho người nhập khẩu.
Lỗi thuộc về ngân hàng nhưng người gánh chịu rủi ro lại là người mở L/C. Tuy vậy, hiện nay
chưa có văn bản phápluật nào quy định trách nhiệm giữa các bên khi xảy ra tình huống tranh
chấp dạng này.
2.1.2.2. Tranhchấptrong quá trình thông báo L/C
Vụ việc 5
Công ty Vinahancoop xuất khẩu đá mỹ nghệ cho Công ty Wangich Hong Kong, phương
thức thanhtoánbằngtíndụngchứng từ. Đến sát ngày giao hàng, Công ty Wangich Hong
Kong đã tựđộng điện trực tiếp đến Ngân hàng Ngoại thương một sửa đổi L/C mà không
thông qua ngân hàng mở L/C. Ngân hàng Ngoại thương nhận được bức điện đó đã thông báo
cho Vinahandcoop bằng một mẫu thông báo sửa đổi L/C in sẵn.Vinahancoop lập chứngtừ
theo sửa đổi này và do đó, không đúng theo yêu cầu của L/C gốc. Vinahancoop kiện Ngân
hàng Ngoại thương vì đã thông báo một L/C chưa được xác thực nhưng Ngân hàng cho rằng
mình không có trách nhiệm do đã ghi chú chữ "test" trên bản thông báo L/C sửa đổi.
Xét theo quy định của UCP, Ngân hàng Ngoại thương mắc lỗi đã thông báo sửa đổi L/C
cho người thụ hưởng theo cách thức thông báo một bản tu chỉnh xác thực mặc dù nó được
chuyển đến từ người yêu cầu và lỗi đã kiểm tra chứngtừ trên bản L/C sửa đổi chưa được xác
thực. Người thụ hưởng ở đây là Công ty Vinahancoop cũng đã để mất quyền của mình khi
không từ chối những sửa đổi cũng như yêu cầu ngân hàng thông báo xác thực bản tu chỉnh.
Tuy vậy, khi đưa ra xét xử, bản thân cơ quan Tòa án cũng gặp khó khăn trong việc phân
định rõ ràng và chính xác mức độ trách nhiệm của từng bên. Vụ việc giữa Công ty
Vinahandcoop và Ngân hàng Ngoại thương trên thực tế đã trải qua 4 lần xét xử ở các cấp Tòa
án, thời gian kéo dài từnăm 1995 đến năm 2001, các lần xét xử ở mỗi Tòa lại có một mức
phán quyết khác nhau.
Vụ việc 6
Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I (Sở Giao dịch I) mở L/C
cho hợp đồng nhập khẩu 10.000 tấn phân Urea giữa Chi nhánh Công ty XNK tổng hợp II tại Hà
Nội (Chi nhánh Centrimex) và Công ty Helm (Đức). Thực hiện hợp đồng, bên mua đã tiến hành
giao hàng tại cảng Hải phòng như cam kết và xuất trình bộ chứngtừ đòi tiền theo L/C. Sở Giao
dịch I sau khi kiểm tra bộ chứngtừ đã thông báo 03 lỗi, Chi nhánh Centrimex phát hiện thêm 03
lỗi của chứng từ, Chi nhánh Centrimex từ chối nhận hàng và đề nghị Sở Giao dịch I từ chối
thanh toán do chứngtừ sai sót. Tuy nhiên, ngân hàng phục vụ người bán không đồng ý với những
lỗi mà Sở Giao dịch I đưa ra. Giữa lúc đó, Bộ Thương mại có công văn yêu cầu Sở Giao dịch I
ngừng thanhtoán với người bán. Ngân hàng phục vụ người bán sau khi Sở Giao dịch I kiên quyết
từ chối thanhtoán đã trích tài khoản của Sở Giao dịch I tương đương số tiền hàng cộng thêm lãi
chậm trả. Con tàu chở hơn 10.000 tấn Urea sau đó cũng rời cảng Hải Phòng mang theo toàn bộ
hàng hóa đem bán để bù chi phí. Sau khi bị mất tiền, mất hàng, cả SGD I và Chi nhánh
Centrimex đã khiếu kiện đến Tòa án nhân dân TP Hà Nội và Tòa án nhân dân tối cao. Cả hai cả
hai cấp tòa án đều ra quyết định đình chỉ giảiquyết vụ việc này với tư cách là vụ án kinh tế, vì thấy
có dấu hiệu của hành vi phạm tội, gây thất thoát tài sản lớn của Nhà nước.
Trong tình huống này, các lỗi của chứngtừ mà Sở Giao dịch cũng như Chi nhánh
Centrimex đưa ra đều không phù hợp với UCP, vì lẽ đó mà không được sự chấp thuận của
ngân hàng phục vụ người bán. Thay vì từ chối thanh toán, Sở Giao dịch nên giao bộ chứngtừ
cho Chi nhánh Centrimex đi nhận hàng.
Bộ Thương mại là cơ quan quản lý nhà nước, việc ra công văn yêu cầu một ngân hàng
ngừng thanhtoán là không đủ cơ sở pháp lý và không phù hợp với quy trình nghiệp vụ thanh
toán tíndụngchứng từ.
Mặc dù Ngân hàng phát hành L/C là người giữ chứngtừthanhtoán nhưng người thụ
hưởng mới là chủ sở hữu thực sự đối với lô hàng. Sở Giao dịch I có lỗi trong việc không có
biện pháp quản lý tài sản (lô hàng) đảm bảo cho khoản vay (cấp tíndụng thông qua hoạtđộng
mở L/C) nhưng lỗi của Chi nhánh Centrimex còn lớn hơn do họ đã từ chối nhận hàng và làm
mất quyền sở hữu của mình với lô hàng.
Dù đã có tổn thất xảy ra song các quan hệ trong vụ việc này vẫn thuộc phạm vi dân sự -
thương mại và hoàn toàn có thể xử lý trên cơ sở các quy tắc bồi thường thiệt hại của phápluật
thương mại. Việc Tòa án thay vì thụ lý vụ việc theo thủ tục giảiquyết các vụ việc kinh tế lại
truy tố theo thủ tục hình sự đã tạo ra một tiền lệ xấu tronggiảiquyếttranhchấp kinh doanh.
Vụ việc 8
Ngân hàng Ngoại thương Vũng Tàu phát hành L/C trả ngay, không hủy ngang, tự do
thương lượng theo lệnh Công ty XNK Vũng Tàu, người thụ hưởng là một công ty của Ấn độ,
ngân hàng thông báo là India Bank, Ấn độ
Sau khi giao hàng, người thụ hưởng xuất trình chứngtừ cho India Bank để thương lượng,
trong đó vận đơn được xuất trình là bản sao chứngtừ vận tải, India Bank khi kiểm tra chứngtừ
đã phát hiện bất hợp lệ trên và điện báo cho ngân hàng phát hành. Ngân hàng ngoại thương
Vũng Tàu sau khi hỏi ý kiến người thụ hưởng đã chấp nhận thanhtoán với bất hợp lệ của
chứng từ.
Sau khi L/C được thanhtoán và Công ty XNK đã nhận hàng theo bảo lãnh của Ngân
[...]... giảiquyếttranhchấp chính là nguyên nhân chủ yếu lý giải hiện tượng này 2.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luậtvềgiảiquyếttranhchấp phát sinhtronghoạtđộngthanhtoánbằngtíndụngchứngtừ 2.2.1 Hoàn thiện phápluậtvềthanhtoántíndụngchứngtừ 2.2.1.1 Ban hành văn bản phápluật điều chỉnh hoạtđộngthanhtoántíndụngchứngtừ Khi xây dựng văn bản quy phạm vềthanhtoántíndụng chứng. .. của tíndụngchứng từ, Công ty B đã tự gánh lấy rủi ro về phía mình Vì lẽ đó, yêu cầu của Công ty B đòi Ngân hàng phải bồi thường trong trường hợp này là không khả thi và trên thực tế đã không được Trọng tài giảiquyết 2.1.3 Nhận xét về thực tiễn giải quyếttranhchấp phát sinhtronghoạtđộngtíndụngchứngtừởViệtNam 2.1.3.1 Thiếu quy định phápluật nội dung để làm cơ sở giảiquyếttranhchấp Việt. .. rằng các công cụ pháp lý làm cơ sở cho việc ngăn chặn rủi ro và giải quyếttranhchấp vẫn còn thiếu và yếu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranhchấpvềtíndụngchứngtừTừ thực trạng quy định vềthanhtoánbằngtíndụngchứngtừởViệt Nam, có thể nhận thấy yêu cầu cấp bách đối với việc xây dựng một hệ thống quy phạm riêng biệt điều chỉnh các quan hệ phátsinhtrongtíndụngchứngtừ Các quy định này... (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội 25 Quốc hội (2010), LuậtTrọng tài thương, Hà Nội 26 Nguyễn Thị Quy (2006), Cẩm nang giải quyếttranhchấptrong thanh toán quốc tế bằng L/C, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 27 Đỗ Văn Sử (2004), Phápluậtvềthanhtoánbằng thư tíndụngởViệtNam và thực tiễn áp dụng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 28 "Thanh toán quốc tế thực hiện theo phán quyết. .. Nam hiện chưa có quy định điều chỉnh các quan hệ cơ bản phátsinhtừhoạtđộngthanhtoánbằngtíndụngchứngtừ như quan hệ giữa các ngân hàng, vai trò của chứngtừ xuất trình, quyền và trách nhiệm của các bên… Thực trạng thiếu vắng này gây khó khăn cho các cơ quan giảiquyếttranhchấp khi phân định trách nhiệm giữa các bên trong các vụ tranh chấp, một mặt làm kéo dài thời gian giải quyếttranh chấp, ... công bằng những tranhchấp nếu có phátsinh Ngoài ra, chú trọng đến việc hoàn thiện yếu tố con người cho hoạtđộnggiảiquyếttranhchấp cũng chính là biện pháp để nâng cao tính hiệu quả của những phương thức giảiquyếttranhchấp đang được sử dụng phổ biến tại ViệtNamTrong quá trình vận hành của một giao dịch thanhtoántíndụngchứng từ, để ngăn chặn rủi ro tranh chấp, cũng rất cần sự "tỉnh táo"... Xây dựng cơ chế giảiquyết đặc thù cho các tranhchấpphátsinhtrong phương thức tíndụngchứngtừ Thứ nhất, cần cụ thể hóa về cách giảiquyết khi có xung đột giữa phápluậtViệt Nam, luật của các quốc gia khác và thông lệ quốc tế Theo ý kiến của tác giả, nên có sự phân loại các nhóm vụ việc và quy định vềluật áp dụng tương ứng với từng nhóm Đối với các tranhchấp liên quan đến việc phát hành, thông... các nước thuộc khu vực Châu Á, trong đó có ViệtNam Mặc dù phương thức thanhtoántíndụngchứngtừ đã được sử dụng khá lâu ởViệt Nam, nhưng sự am hiểu cũng như khả năng vận dụng của các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng chứngtừ đòi tiền bị từ chối và các tranhchấp liên quan đến giao dịch tíndụngchứngtừ diễn ra phổ biến Một thực... việc giảiquyếttranhchấp phải bao gồm cả việc giảiquyếttranhchấp đã xảy ra và tranhchấptrong tương lai Khi đã xây dựng được các cơ chế phòng ngừa rủi ro có thể nói doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả trong ngăn chặn tranhchấp Khi tham gia hoạtđộngthanhtoánbằngtíndụngchứngtừ các bên cần nắm vững những nguyên lý cơ bản để phòng tránh rủi ro, đó là: Độ tin cậy của đối tác; phát hiện tính... phán quyết trở nên thiếu tính chính xác Ngoài ra, đối với các vụ tranhchấp mà hành vi vi phạm được thực hiện bởi đối tác nước ngoài, Tòa án ViệtNam cũng không có các cơ sở phápluật trực tiếp vềthanhtoántíndụngchứngtừ để bảo vệ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay ngân hàng nước mình Một thực tế khác đang tồn tại là việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế khi giảiquyết các tranhchấp liên quan đến thanh . về pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt
động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ.
Chương 2: Thực tiễn pháp luật về giải quyết tranh. PHÁP LUẬT
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1 Một số vấn đề lý luận về thanh toán tín dụng chứng từ