Công tác quản lý

Một phần của tài liệu Thương Mại Hóa Chỉ Dẫn Địa Lý Vải Thiều Thanh Hà – Bài Thảo Luận Quản Trị Thương Hiệu 2 (Trang 32 - 36)

2. Vải thiều Thanh Hà hội nhập các sàn thương mại điện tử

4.2.1. Công tác quản lý

Thiếu chiến lược cụ thể

Vải thiều Thanh Hà là một chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, đang dần mở đường để trở thành một trong những nông sản chủ lực trong xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay, việc phát triển và mở rộng thị trường của vải thiều Thanh Hà mới chỉ dừng lại ở các hoạt động của cơ quan quản lý, chưa thực sự có một chiến lược cụ thể, lâu dài cũng như cách xây dựng phương thức chiến lược. Chính vì vậy hoạt động phát triển chỉ dẫn địa lý còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan dẫn đến hoạt động yếu kém, thiếu hiệu quả trong một số khâu.

Bộ nhận diện thương hiệu chưa thực sự hiệu quả

Để xây dựng một chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà bền vững, việc xây dựng một bộ nhận diện cho chỉ dẫn này là vô cùng quan trọng tuy nhiên hiện nay vẫn chưa được chú trọng. Mặc dù hiện nay đã có logo của vải thiều Thanh Hà dưới sự quản lý và sở hữu của Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà, Hải Dương nhưng chỉ được sử dụng với các sản phẩm được quy mô tại hiệp hội này. Việc xây dựng một logo chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà chính là một điểm quan trọng thể hiện lãnh đạo địa phương cũng như hiệp hội đã quan tâm tới vấn đề xây dựng bộ nhận diện thương hiệu tuy nhiên việc phát huy bộ nhận diện này chưa được hiệu quả, chưa được phổ biến rộng rãi.

Bên cạnh đó, với vải được sản xuất theo quy mô hiệp hội hay hợp tác xã, đảm bảo yêu cầu về chất lượng thì về bao bì vẫn chưa thực sự đảm bảo yêu cầu bởi hiện nay vẫn chỉ sử dụng hộp giấy và túi giấy, có thể sẽ dẫn tới rách hỏng làm ảnh hưởng tới chất lượng quả bên trong.

Đăng ký bảo hộ còn nhiều bất cập tại nước ngoài

Theo Hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp tháng 10 năm 2021 và trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp tháng 5 năm 2022 thì các quy định về chỉ dẫn địa lý hiện có của Luật Sở hữu trí tuệ chưa hoàn toàn tương thích với các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam mới là thành viên. Bên cạnh đó, các

quy định về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý nông sản của Việt Nam cũng có nhiều khác biệt so với pháp luật quốc tế. Tại mỗi quốc gia quy định luật về đăng ký bảo hộ có điểm khác biệt, chính vì vậy đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà tại một số nước quốc tế không được công nhận, điều này gây khó khăn trên thị trường quốc tế. Hiện nay, vải thiều Thanh Hà đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản giúp cho vải thiều Thanh Hà có thương hiệu trên thị trường quốc tế tuy nhiên trên các thị trường lớn hơn, tại các nước phát triển hơn, cơ hội xuất khẩu cao hơn thì vải thiều Thanh Hà chưa được bảo hộ độc quyền làm thu hẹp con đường xuất khẩu.

Chưa trọng hoạt động quản lý, sử dụng và bảo vệ chỉ dẫn địa lý:

Các quy định về chỉ dẫn địa lý trong Luật Sở hữu trí tuệ cũng như các văn bản hướng dẫn chỉ dừng lại ở quy trình đăng ký bảo hộ mà không đề cập đến hoạt động quản lý, sử dụng và bảo vệ chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ. Do vậy, hầu hết các chỉ dẫn địa lý được đăng ký nhưng lại không được cấp quyền sử dụng cho một tổ chức, cá nhân nào để khai thác thương mại dẫn đến tình trạng sử dụng tự do mà không có một cơ chế kiểm soát hiệu quả làm ảnh hưởng đến tính chất, chất lượng của sản phẩm, uy tín của chỉ dẫn địa lý. Hoạt động quản lý, sử dụng và bảo vệ chỉ dẫn địa lý chưa được quan tâm đúng mức khi chỉ dẫn địa lý là tài sản quốc gia, là yếu tố quan trọng để chúng ta xây dựng được thương hiệu cho mặt hàng nông sản, giúp phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, pháp luật chưa tạo được một cơ chế hỗ trợ về chuyên môn cũng như ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, bảo hộ chỉ dẫn cho các sản phẩm nông sản địa phương.

Tại huyện Thanh Hà, công tác tuyên truyền hỗ trợ người dân về việc bảo vệ danh tiếng thương hiệu sản phẩm còn chưa được chú trọng nhiều. Hoạt động xúc tiến hỗ trợ cũng như quản lý chỉ dẫn địa lý chưa hiệu quả. Đặc biệt là công tác xây dựng mô hình sản xuất theo hợp tác xã, mô hình tiên tiến hiện đại vẫn còn ít. Hiện hợp tác xã Thanh Hà có vùng vải rộng khoảng 17 ha, với 35 thành viên hợp tác xã tham gia. Khu vực trồng ngoài đê có không khí trong lành, chất đất và nước sạch, thuận lợi cho việc chăm sóc vải tập trung. Ở vùng vải này, tất cả các xã viên đều phải thực hiện đúng quy trình VietGAP, GlobalGAP. Toàn bộ sản lượng vải trong vùng được hợp tác xã bao tiêu. Các thành viên trong hợp tác xã đều được Công ty CP Ameii Việt Nam bao tiêu với giá cao hơn so với thị trường bên ngoài. Người trồng vải không phải lo

đầu ra, chỉ cần chăm sóc quả vải theo đúng hướng dẫn. Đây là một mô hình tốt để quản lý và phát triển vải Thanh Hà tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số khó khăn trong quá trình thực hiện.

Chính sách hỗ trợ còn bất cập

Mặc dù nhà nước cũng như chính quyền địa phương Hải Dương đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho công tác sản xuất cũng như tiêu thụ vải thiều Thanh Hà tuy nhiên vẫn còn một số bất cập. Thứ nhất, số vốn hỗ trợ cho các cơ sở doanh nghiệp thực hiện sản xuất, chế biến vẫn còn hạn chế, đầu tư vào khoa học công nghệ chưa được tối đa hiệu quả. Thứ hai, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ vải cho các hộ nông dân và liên kết chuỗi phân phối cho sản phẩm vải địa phương với các địa phương khác vẫn còn hạn chế kể cả đối với hợp tác xã và hiệp hội đôi khi vẫn còn tình trạng ứ đọng vải thiều. Thứ ba, chính sách ổn định giá chưa hiệu quả khi người dân vẫn lo sợ tình trạng được mùa mất giá.

Thiếu sự kết nối giữa doanh nghiệp và nông dân địa phương

Việc phát triển hệ thống phân phối đối với các đặc sản mang chỉ dẫn địa lý còn thiếu sự kết nối với các doanh nghiệp thương mại và các đầu mối phân phối, chủ yếu vẫn phụ thuộc thương lái hoặc các cơ sở tự phân phối sản phẩm. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến lòng tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu mang chỉ dẫn địa lý. Đồng thời việc xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm vải chưa được gắn kết khăng khít giữa doanh nghiệp và nông dân nên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong khâu sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Thương Mại Hóa Chỉ Dẫn Địa Lý Vải Thiều Thanh Hà – Bài Thảo Luận Quản Trị Thương Hiệu 2 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w